1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ việt nam sang anh trong bối cảnh thực thi ukvfta

81 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thúc Đẩy Xuất Khẩu Đồ Gỗ Việt Nam Sang Anh Trong Bối Cảnh Thực Thi UKVFTA
Tác giả Nguyễn Thuỳ Linh, Vũ Huyền Trang, Hoàng Thị Linh, Ngô Thị Kim Thương, Nguyễn Thị Thuỷ Tiên
Người hướng dẫn Vũ Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 8,12 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2 Tổng quan các công trình có liên quan (14)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (18)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 1.7 Kết cấu bài nghiên cứu (20)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (21)
    • 2.1 Tổng quan về xuất khẩu (21)
      • 2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu (21)
      • 2.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá (22)
      • 2.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa (22)
    • 2.2 Lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu (26)
      • 2.2.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu (26)
      • 2.2.2 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu (26)
      • 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu (30)
    • 2.3 Lý thuyết về Hiệp định thương mại tự do (35)
      • 2.3.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do (35)
      • 2.3.2 Nội dung của Hiệp định thương mại tự do (35)
      • 2.3.3 Vai trò của Hiệp định thương mại tự do trong thương mại quốc tế (36)
  • CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG (38)
    • 3.1 Tổng quan thị trường Anh (38)
      • 3.1.1 Tổng quan nền kinh tế Anh (38)
      • 3.1.2 Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của nước Anh (39)
      • 3.1.3 Một số quy định của nước Anh về nhập khẩu đồ gỗ (43)
    • 3.2 Tổng quan về hiệp định UKVFTA và các quy định có liên quan đến đồ gỗ (46)
      • 3.2.1 Tổng quan về Hiệp định thương mại UKVFTA (46)
      • 3.2.2 Các cam kết có liên quan đến đồ gỗ (47)
    • 3.3 Thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh trong bối cảnh thực (49)
      • 3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Anh (2017 - 2022) (49)
      • 3.3.2 Cơ cấu xuất khẩu (54)
      • 3.3.3 Những nhà xuất khẩu gỗ lớn từ Việt Nam sang Anh (57)
    • 3.4 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Anh trong bối cảnh thực thi hiệp định UKVFTA (60)
      • 3.4.1 Những thành công (61)
      • 3.4.2 Những hạn chế (63)
      • 3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế (64)
    • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ CỦA VIỆT NAM SANG ANH TRONG BỐI CẢNH THỰC THI (68)
      • 4.1 Triển vọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ VN sang Anh (68)
      • 4.2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA (71)
        • 4.2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam cả về số lượng và chất lượng (71)
        • 4.2.2 Tích cực mở rộng kênh tìm kiếm khách hàng (72)
        • 4.2.3 Kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, hướng tới ổn định nguồn nguyên vật liệu (73)
        • 4.2.4 Mở rộng quy mô sản xuất (74)
      • 4.3 Các kiến nghị về phía nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA (75)
        • 4.3.1 Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ đảm bảo phát triển bền vững (75)
        • 4.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (76)
        • 4.3.3 Hỗ trợ cung cấp vốn và các ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ (76)
        • 4.3.4. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp phụ trợ (77)
  • KẾT LUẬN (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (79)

Nội dung

Dưới góc độ thực tiễn, nghiên cứu về các yếu tố tác động đến xuất khẩu đồ gỗ sang Anh vô cùng cần thiết để có thể chỉ ra và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến xuất khẩu đồ gỗ Vi

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong các năm trở lại đây, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh và liên tục Theo Bộ Công thương, từ đầu năm 2022 đến nay, dù tiếp tục đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức nhưng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam vẫn đạt con số khá ấn tượng 9.1 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 56% kế hoạch giao (phần lớn là sản phẩm đồ gỗ) Xuất siêu ước đạt 7.508 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021 Việc tăng kim ngạch xuất khẩu, xuất siêu nhóm mặt hàng đồ gỗ, lâm sản đã đóng góp tích cực và quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam từ đầu năm 2022 đến nay cũng như nhiều năm qua Có được sự thành công lớn trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ như nêu trên, đã có nhiều nhận định và giải thích các nguyên nhân từ nhiều nhà khoa học cũng như các nhà lãnh đạo của Việt Nam Sự thành công đó có thể xuất phát từ việc Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia cạnh tranh và phát triển Cũng có thể ngành gỗ thành công là do các doanh nghiệp đã rất năng động, sáng tạo, đầu tư thiết bị công nghệ chế biến gắn với thị trường hay việc mở rộng được thị trường xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là do nước ta có sự mở cửa ngày càng sâu rộng hơn Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu và số liệu thống kê cũng cho thấy ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế như phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài, khâu thiết kế còn yếu, vận hành chuỗi giá trị ngành gỗ còn nhiều điểm nghẽn Mặc dù tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam dường như rất tiềm năng và hứa hẹn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế khi xuất khẩu sang một số nước khác, đặc biệt là sang Anh trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực tạm thời kể từ ngày 1/1/2021 Tuy nhiên nhờ các hiệp định UKVFTA đã giúp tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Anh đồng thời tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong ngành chế biến gỗ Trong bối cảnh Covid-19 và khủng hoảng vỏ container kéo dài, cộng với cước phí vận chuyển đường biển tăng hơn 10 lần, mặc dù vậy, trong năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh tăng trưởng ấn tượng Dưới góc độ thực tiễn, nghiên cứu về các yếu tố tác động đến xuất khẩu đồ gỗ sang Anh vô cùng cần thiết để có thể chỉ ra và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang nước này, đồng thời tìm ra giải pháp để giúp xuất khẩu đồ gỗ sang Anh ngày càng tăng trưởng và phát triển hơn, chính vì thế nhóm chúng em với vốn kiến thức của mình, đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA” cho bài nghiên cứu khoa học của mình Đề tài này nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam sang Anh từ đó đưa ra những giải pháp tận dụng hiệp định UKVFTA nhằm thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa các mặt hàng làm từ gỗ sang thị trường tiềm năng này-thị trường Anh Các phân tích được thực hiện từ các các phương pháp tiếp cận như ngành công nghiệp đồ gỗ, quản lý rừng và sản xuất, các vấn đề pháp lý bên trong và bên ngoài, Các công cụ phân tích khác nhau được sử dụng một cách hiệu quả và linh hoạt từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các hàm ý để xây dựng các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành chế biến gỗ Việt Nam trong thời gian tới.

Tổng quan các công trình có liên quan

! Tình hình nghiên cứu trong nước

Hà Văn Hội với bài nghiên cứu "Cơ hội và thách thức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sau khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Vương Quốc Anh được ký kết" được đăng trên tạp chí VNU Journal of Economics and Business Vol 1, No 1 (2021) Bài viết phân tích những cơ hội và thách thức mới sau khi UKVFTA có hiệu lực, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh trong thời gian tới Trong đó có đề cập đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, giày dép và gỗ Tuy nhiên, phần phân tích trong bài viết dùng cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh nói chung, chưa phân tích sâu vào từng mặt hàng cụ thể, đặc biệt là mặt hàng có tiềm năng như các sản phẩm đồ gỗ Do vậy, cần có một bài nghiên cứu riêng về các sản phẩm gỗ để có cái nhìn chi tiết, cụ thể hơn

Phạm Thu Thủy, Tăng Thị Kim Hồng, Trần Yến Ly với bài nghiên cứu "Tác động của UKVFTA với sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam" được tổng hợp bởi PGS-TS Nguyễn An Thịnh và TS Phạm Thu Thủy trong cuốn sách " Chuỗi giá trị và thương mại ngành hàng nông sản Việt Nam: Trong tiền cảnh hội nhập quốc tế và khủng hoảng sinh thái" xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 Trong bài nghiên cứu, tác giả Phạm Thu Thủy và các cộng sự đã phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh trong giai đoạn 2000 -2021, trong đó ngành chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ đóng góp 174.392.286 USD, chiếm 3% tổng giá trị thương mại giữa Việt Nam và Anh trong giai đoạn 2009-2021 Kết hợp với các nội dung liên quan đến mặt hàng gỗ được quy định trong Hiệp định UKVFTA, tác giả đã nhận định những cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt Nam khi xuất sang thị trường Anh Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa đưa ra được những giải pháp, triển vọng của ngành gỗ Việt Nam xuất sang EU trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh năm 2022 đang ghi nhận những diễn biến phức tạp trên thị trường Châu Âu nói chung, thị trường Anh nói riêng Vì vậy cần có bài tổng hợp và phân tích sâu hơn các vấn đề kể trên

Xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA: Nhận diện và xếp hạng các thuận lợi và rào cản”” được lấy bởi luận án đã nộp cho Trường Kinh doanh Copenhagen tháng 9, 2008 Nghiên cứu tập trung vào truy vấn chính về tác động của việc nâng cấp chức năng và khả năng quan hệ đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài đang phát triển Phân tích chuỗi giá trị để xem xét mối liên hệ giữa chức năng nâng cấp và hoạt động xuất khẩu của công ty nội thất Việt Nam Nghiên cứu vừa chứng minh việc nâng cấp chức năng liên kết chặt chẽ với xuất khẩu của doanh nghiệp thành công vừa chỉ ra từng trách nhiệm tiếp thị cụ thể đã đóng góp như thế nào để thành công trong xuất khẩu của một công ty

Nguyễn Diễm Hằng với bài nghiên cứu “Các kịch bản phát triển và tương lai của xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường EU” trích trong luận văn năm 2016, trường Đại học Khoa học Ứng dụng Saimaa Khoa Quản trị Kinh doanh,

Lappeenranta Luận án phân tích tình hình xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường EU, xét trường hợp của Việt Nam Dữ liệu thực nghiệm được thu thập bằng nghiên cứu định tính, chủ yếu thông qua cuộc phỏng vấn cá nhân với Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest) Luận án cũng sử dụng dữ liệu định lượng do Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn Internet đáng tin cậy Kết quả của nghiên cứu cho thấy ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam có tiềm năng lớn trong xuất khẩu sang thị trường EU Tuy nhiên, do một số yếu tố nhất định, Việt Nam đã không thể tận dụng tất cả các cơ hội có thể Vì vậy, điều rất quan trọng là phải có chiến lược cả ngắn hạn và dài hạn để hỗ trợ Việt Nam hoạt động tốt hơn trong tương lai

Vũ Thị Hạnh, Nguyễn Quốc Vương với bài nghiên cứu “Xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA: Nhận diện và xếp hạng các thuận lợi và rào cản” được xuất bản bởi tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế năm 2021 Bài luận nghiên cứu về việc hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành gỗ Việt Nam Bên cạnh những thuận lợi mà EVFTA đem lại như ưu đãi thuế quan, mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam cũng phải đối mặt với những thử thách cạnh tranh về nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn hàng hóa khắt khe của thị trường Liên minh Châu Âu Nghiên cứu cho thấy hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường EU còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới dừng lại ở những phân tích định tính về thực trạng xuất khẩu gỗ nói chung, mà chưa khai thác những đặc thù của thị trường EU hay những thuận lợi và rào cản chính mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam thường gặp phải Nghiên cứu chỉ ra rằng Việt Nam phát huy tốt lợi thế cạnh tranh về yếu tố sản xuất mặc dù chỉ ở mức rất cơ bản Nguyễn Văn Nên với bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đ n xuất khẩu đồ ế gỗ việt nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại”, bài nghiên cứu được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế Luật - –ĐHQG-HCM năm 2020 Nghiên cứu chỉ ra và lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, vừa có ý nghĩa về mặt khoa học, đồng thời với kết quả đó sẽ làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về các yếu tố tác động đến thương mại và mô hình lực hấp dẫn TMQT, kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, điểm mới của luận án là xây dựng và bổ sung thêm những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ phù hợp với điều kiện thực tế của

VN Đồng thời kết hợp phân tích thực trạng xuất khẩu các sản phẩm gỗ Việt Nam, thực trạng vận hành các yếu tố tác động đến xuất khẩu đồ gỗ để làm cơ sở xây dựng hệ thống giải pháp để đẩy mạnh XK đồ gỗ VN trong thời gian tới

! Tình hình nghiên cứu nước ngoài:

Christian Sloth với công trình nghiên cứu “Importing wood products to the EU” đăng trên Verification Services Manager of Nepcon (2015) Công trình nghiên cứu đã đưa ra các vấn đề khái quát về hoạt động nhập khẩu các sản phẩm gỗ vào

EU ở khía cạnh sản lượng của từng mặt hàng cụ thể và các rào cản pháp lý khi xuất khẩu các sản phẩm này vào EU Tuy nhiên, Anh đã rời EU từ năm 2020 nên không thể tránh khỏi những quy định khác biệt giữa Anh và Eu trong vấn đề này Việc nghiên cứu mới là cần thiết

SIDIN, Samsinar Md, và cộng sự với bài nghiên cứu "Tác động của các yếu tố môi trường với tư cách là người điều tiết đến hoạt động tiếp thị xuất khẩu trong ngành đồ gỗ nội thất" đăng trên tạp chí Jurnal Kemanusiaan, tập 6, số 1 Bài nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa sản phẩm, chiến lược phân phối và chiến lược thiết kế đối với hoạt động xuất khẩu Trong đó đề cao vai trò điều tiết của các yếu tố môi trường và xuất khẩu bền vững Tuy nhiên, khi áp dụng vào một thị trường nhất định như Việt Nam, cần xem xét thêm các yếu tố khác phù hợp với tình hình của quốc gia đó, nên việc tiến hành nghiên cứu riêng cho khu vực này là cần thiết

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiếp cận được những lợi thế và ưu điểm của Việt Nam có được khi tham kí kết hiệp định UKVFTA, đưa ra những cơ hội mới cho việc xuất khẩu hàng hóa thâm nhập sâu hơn vào thị trường Anh Các bài viết đã phân tích thực trạng, các yếu tố tác động đến sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ Việt Nam sang nước Anh Tuy nhiên các nghiên cứu chưa khai thác rõ được các mặt hàng cụ thể, các sản phẩm từ gỗ khi xuất khẩu sang thị trường Anh Trong tình hình thị trường nước này đang suy giảm về mặt hàng gỗ khiến cho việc xuất khẩu gặp khó khăn hơn, vậy nên Việt Nam sẽ ưu tiên xuất khác như Trung Quốc, Hàn hơn là sang thị trường Anh, tuy nhiên các bài nghiên cứu vẫn chưa khai thác kỹ ưu, nhược điểm của thị trường để đưa ra giải pháp cụ thể cho vấn đề khó khăn này Chính vì thế nhóm đã nghiên cứu đề tài này để phân tích thu thập các số liệu, các ưu nhược điểm và các cơ hội tiềm năng để đưa ra những ý kiến, giải pháp tối ưu để cải thiện những hạn chế nhằm thúc đẩy các mặt hàng đồ gỗ, tìm ra được thế mạnh của các sản phẩm để phù hợp với thị trường này và xuất khẩu sang Anh Nhóm cũng đảm bảo bài nghiên cứu không trùng lặp của các bài nghiên cứu khác và các số liệu được lấy từ các nguồn số liệu chính thống.

Mục tiêu nghiên cứu

● Tổng quan nghiên cứu về thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do

● Đánh giá thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại trong xuất khẩu gỗ trong bối cảnh kí hiệp định với Anh UKVTFTA

● Từ đó, đưa ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, kiến nghị cho doanh nghiệp và Nhà nước để nâng cao lợi thế so sánh trong xuất khẩu gỗ, các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong bối cảnh thực thi UKVFTA.

Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu thực trạng và kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Anh trong giai đoạn trước và sau khi Hiệp định giữa Việt Nam và UK được kí năm 2017-2022 Hiệp định thương mại UKVFTA có hiệu lực thực thi từ 1/1/2021 Đây là giai đoạn hoạt động xuất khẩu đồ gỗ tại Việt Nam có nhiều sự đổi mới mạnh mẽ và có nhiều tác động tới nền kinh tế

Về không gian: Bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu trên thị trường Việt Nam và thị trường Anh

Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA Từ đó định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Anh ngày càng phát triển hơn.

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu

Phương pháp này trước hết là thu thập nhiều dữ liệu liên quan đến xuất khẩu đồ gỗ, các số liệu thống kê từ các nguồn thông tin chính thống, những thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu này hay các kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đó Trước hết ở bài nghiên cứu nhóm xác định rõ những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này Xác định dữ liệu cần thu thập xuất phát từ hiểu kỹ vấn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu để đưa dẫn chứng rõ ràng về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ sang Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA, việc thu thập dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho người nghiên cứu cũng như thực hiện phương pháp hiệu quả giúp cho bài viết nghiên cứu có tính khoa học cao, thêm vào đó, dữ liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu khoa học giúp cho bài viết mang tính hệ thống cao khi các dữ liệu sơ cấp cũng như thứ cấp thực hiện bài bản Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu càng cụ thể thì xác định dữ liệu cần thu thập càng dễ dàng

1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp này của đề tài là phương pháp tổng hợp, phân tích - thống kê, từ các số liệu cụ thể để xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, hợp lý để nêu được thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Anh Trong bài nghiên cứu này, nhóm sử dụng các phân tích mô tả số liệu thông thường Hệ thống bảng, biểu, đồ thị, hình vẽ là công cụ để phân tích và minh họa thêm vấn đề nghiên cứu mà bài nghiên cứu sẽ trình bày Nhằm mang lại giá trị thực tiễn cho đề tài, nhóm nghiên cứu thống kê theo tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA Dựa trên các luận án, luận văn, các bài báo, bài nghiên cứu và nguồn thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng do các tổ chức giáo dục, các giảng viên đầu ngành công bố, nhóm đã tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.

Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài phần lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các biểu đồ hình, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; đề tài nghiên cứu được kết cấu được chia thành 4 chương như sau:

Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương II: Cơ sở lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Chương III: Thực trạng về xuất khẩu đồ gỗ việt nam sang anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA

Chương IV: Giải pháp và kiến nghị để thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ việt nam sang UK

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

Tổng quan về xuất khẩu

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Theo nhà kinh tế học Adam Smith, phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất, sẽ tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng không chỉ đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài để trao đổi với hàng hoá mà trong nước sản xuất không hiệu quả Còn theo học thuyết “lợi thế so sánh” của David Ricardo thì khi một quốc gia sản xuất mặt hàng có lợi thế so sánh và trao đổi nó với quốc gia khác thì vẫn đem lại lợi nhuận cho cả hai quốc gia Như vậy, xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động tất yếu xảy ra khi phân công lao động xã hội đạt được một trình độ nhất định Ta có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu như: Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước (từ nước này sang nước khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hoá khác có giá trị tương đương

Theo điều 28, Luật thương mại Việt Nam năm 2005:

Xuất khẩu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Dưới góc độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hóa và dịch vụ, một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài có thể ít rủi ro hơn và chi phí thấp hơn Dưới góc độ phi kinh doanh như quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ qua biên giới quốc gia Xuất khẩu là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất Với các nước có trình độ kinh tế thấp như các nước đang phát triển thì xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

Có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu, nhưng nhìn theo góc độ kinh doanh thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận

Xuất khẩu gỗ là việc đưa gỗ và các sản phẩm được làm từ gỗ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, xâm nhập thị trường nước ngoài nhằm mang lại sự tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá

Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng quan hệ kinh tế đối ngoại, là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế được thể hiện trên những mặt sau:

● Xuất khẩu góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính Quốc gia: đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán và cán cân thương mại, giảm tình trạng nhập siêu

● Xuất khẩu khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

● Xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất Quốc gia tăng lên thông qua mở rộng thị trường quốc tế, góp phần tăng tích lũy vốn, tăng thu nhập cho nền kinh tế

● Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

● Xuất khẩu có tác động đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập ổn định

● Xuất khẩu tăng cường sự hợp tác giữa các nước, góp phần phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa

Có những hình thức xuất khẩu chủ yếu sau đây:

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài

Xuất khẩu trực tiếp có 2 hình thức chủ yếu là: Đại diện bán hàng: Đại lý bán hàng là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán được Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động như là nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở nước đó Đại lý phân phối: Đại lý phân phối là người mua hàng hóa của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định Công ty khống chế phạm vi phân phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán Ưu điểm:

● Chủ động trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng và trong việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của mình

● Trực tiếp đàm phán giá cả và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp

● Giảm được chi phí trung gian, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nhược điểm:

● Khó tránh khỏi rủi ro và các sai sót, ảnh hưởng tới toàn bộ lô hàng

● Khối lượng hàng hoá khi tham gia giao dịch đảm bảo đủ lớn để bù đắp được chi phí trong việc giao dịch

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian

Ba loại trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là: Đại lý, công ty quản lý xuất khẩu và công ty kinh doanh xuất khẩu Các trung gian mua bán này không chiếm hữu hàng hóa của công ty nhưng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài Đại lý: là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài Đại lý chỉ thực hiện một công việc nào đó cho công ty ủy thác và nhận thù lao Đại lý không chiếm hữu và sở hữu hàng hóa Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài

Công ty quản lý xuất khẩu: là công ty nhận ủy thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hóa Công ty quản lý xuất khẩu hàng hóa hoạt động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu nên là nhà xuất khẩu gián tiếp Công ty quản lý xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu và thu phí dịch vụ xuất khẩu Bản chất của công tác quản lý xuất khẩu là làm các dịch vụ quản lý và thu được một khoản thù lao nhất định từ các hoạt động đó

Lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu

2.2.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu

Thúc đẩy xuất khẩu là quá trình nghiên cứu, vận dụng các quy luật, các biện pháp trong sản xuất kinh doanh kết hợp với quy định và chính sách nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

2.2.2 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu

2.2.2.1 Tăng kim ngạch xuất khẩu theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của một đơn vị xuất khẩu hay của một ngành, một quốc gia, một khu vực… được tính trong một khoảng thời gian có thể là tháng, quý, năm hay nhiều năm Kim ngạch xuất khẩu được tính theo công thức: ồ = ´

Trong đó: KNXK : Kim ngạch xuất khẩu

TLHHXKi : Tổng lượng hàng hóa thứ i

GXKi : Giá xuất khẩu hàng hóa thứ i n : Tổng loại hàng hóa xuất khẩu

- Tăng kim ngạch xuất khẩu: Để biểu thị mức độ tăng trưởng xuất khẩu.

Thực tế thường sử dụng: mức tăng tuyệt đối và tăng tương đối (tỷ suất tăng trưởng)

+ Tỷ xuất tăng trưởng Trong đó:

KNXKt : Kim ngạch xuất khẩu tại kỳ t

KNXKo : Kim ngạch xuất khẩu tại kỳ gốc

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu của một doanh nghiệp, hay một ngành, một quốc gia phụ thuộc vào tổng lượng hàng hóa xuất khẩu và phụ thuộc vào giá xuất khẩu của hàng hóa đó Để tăng kim ngạch xuất khẩu có thể làm tăng tổng lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc tăng giá xuất khẩu hàng hóa đó Để tăng lượng hàng hóa xuất khẩu cho một ngành hàng, có thể tăng lượng hàng hóa xuất khẩu trong một nhóm hàng hoặc mở rộng xuất khẩu các nhóm hàng khác trong ngành hàng đó Ngoài việc tăng tổng lượng hàng hóa xuất khẩu thì để tăng kim ngạch xuất khẩu có thể tìm cách tăng giá hàng xuất khẩu Giá hàng xuất khẩu có thể tăng do hai nguyên nhân cơ bản sau:

- Giá hàng xuất khẩu tăng do sự biến động của thị trường thế giới Có nghĩa là các yếu tố thuộc về doanh nghiệp như chất lượng, mẫu mã, bao bì hàng hóa không thay đổi, các hoạt động về xuất khẩu không có sự thay đổi, nhưng do biến động của thị trường làm giá hàng hóa xuất khẩu tăng lên Như vậy, mặc dù không có sự tác động của bên xuất khẩu nhưng giá hàng hóa vẫn tăng, kim ngạch xuất khẩu Trong trường hợp này kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng không phản ánh được nỗ lực của bên xuất khẩu

- Giá xuất khẩu tăng do sự thay đổi của hàng hóa xuất khẩu Trong trường hợp này các yếu tố của thị trường không có sự thay đổi Nhưng do tác động của bên

KNXKoKNXKt xuất khẩu làm chất lượng, mẫu mã, uy tín của hàng hóa xuất khẩu tăng Hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, do công nghệ xuất khẩu, hệ thống phân phối được được cải tiến, tiết kiệm được chi phí làm giá hàng xuất khẩu được tăng cao dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng Điều này thể hiện được sự nỗ lực của bên xuất khẩu để tăng kim ngạch, tăng hiệu quả làm xuất khẩu phát triển ổn định và bền vững

Việc tăng lượng hàng hóa xuất khẩu trong thực tế gặp nhiều khó khăn bởi bị giới hạn bởi nguồn lực hạn chế và nhiều khi hiệu quả xuất khẩu không cao Các nước đang và chậm phát triển khi mới tham gia vào thị trường xuất khẩu thế giới thường chú ý nhiều đến việc tăng lượng hàng hóa xuất khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu, mà ít chú ý đến làm tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu để phát triển xuất khẩu Nhưng nhiều nước phát triển chú ý đến việc xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao để tăng kim ngạch và tăng hiệu quả xuất khẩu mặc dù tổng lượng hàng hóa xuất khẩu không tăng Ở Việt nam, tuỳ vào từng ngành hàng mà kết hợp khéo léo giữa tăng lượng hàng hóa xuất khẩu và tăng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao để tăng hiệu quả và phát triển xuất khẩu

2.2.2.2 Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu là tập hợp những khách hàng tiềm năng của người xuất khẩu Có thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, của ngành hàng, của quốc gia, của khu vực…

Trong thực tế thị trường xuất khẩu thường được chia theo khu vực địa lý (quốc gia, khu vực, châu lục ) như thị trường Hoa kỳ, thị trường EU, thị trường Châu Phi… Mở rộng thị trường là chiếm lĩnh nhiều thị trường theo khu vực địa lý Còn phát triển thị trường là trong mỗi khu vực địa lý chiếm lĩnh nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Để xem xét mức độ mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu trong thực tế sử dụng đại lượng thị phần và mức tăng trưởng thị phần

Kim ngạch xuất khẩu ngành hàng của nước A vào nước B

Tổng kim ngạch nhập khẩu ngành hàng của nước B

Mức tăng trưởng thị phần được tính theo mức tăng tuyệt đối và mức tăng tương đối

Mức tăng tuyệt đối = Thị phần thời điểm t2 – Thị phần thời điểm t1

Nếu tiếp cận và chiếm lĩnh một thị trường thì phương pháp tiếp cận đơn giản, dễ thực hiện Nhưng thị trường xuất khẩu hẹp, khi thị trường có sự cố dễ gặp rủi ro, mở rộng và phát triển thị trường vừa hạn chế rủi ro vừa tăng kim ngạch phát triển xuất khẩu bền vững

2.2.2.3 Phát triển mặt hàng xuất khẩu Để đẩy mạnh xuất khẩu phải phát triển mặt hàng xuất khẩu Mặt hàng xuất khẩu của một doanh nghiệp là tổng danh mục các hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp đó Mặt hàng xuất khẩu được đánh giá bởi ba kích thước: độ rộng, độ dài, và độ sâu của mặt hàng xuất khẩu

- Độ rộng của mặt hàng: là số lượng các nhóm hàng có trong danh mục mặt hàng Đây là đặc trưng quan trọng phản ánh quy mô của danh mục mặt hàng

- Độ dài của mặt hàng: là số lượng các tên hàng có trong mỗi nhóm hàng Đặc trưng phản ánh mức độ phức tạp của mỗi nhóm hàng

- Độ sâu của mặt hàng: biểu thị số lượng các biến thể có trong mỗi tên hàng Đặc trưng phản ánh quy mô, mức độ phức tạp của mỗi tên hàng và của cả danh mục mặt hàng Để phát triển mặt hàng xuất khẩu doanh nghiệp có thể lựa chọn phát triển một hoặc cả ba kích thước của mặt hàng xuất khẩu Tuỳ thuộc vào từng thị trường xuất khẩu và nguồn lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp quyết định phát triển mặt hàng xuất khẩu theo hướng nào là phù hợp nhất để tăng khả năng cạnh tranh cho mặt hàng xuất khẩu trên thị trường

Phát triển mặt hàng theo hướng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao Những sản phẩm mẫu mốt có chất lượng cao sẽ mang lại hiệu quả và phát triển xuất khẩu bền vững Da giầy là mặt hàng tiêu dùng có tính mẫu mốt cao các

Thị phần thời điểm t2 – Thị phần thời điểm t1Mức tăng tương đối = × 100% Thị phần thời điểm t1 doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lược phát triển sản phẩm mới, thường xuyên đổi mới mặt hàng cho thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh

2.2.2.4 Thúc đẩy phát phát triển lĩnh vực dịch vụ logistics phục vụ cho xuất khẩu:

Lý thuyết về Hiệp định thương mại tự do

2.3.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do

Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, đối với phần lớn thương mại giữa các thành viên với nhau Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại

2.3.2 Nội dung của Hiệp định thương mại tự do

Với tính chất chung là hướng tới loại bỏ rào cản đối với phẩn lớn thương mại giữa các nền kinh tế thành viên, một FTA thường bao gồm các nội dung chính sau: (i) Nhóm các cam kết liên quan tới tự do hàng hóa (thương mại hàng hóa) Nhóm này bao gồm các cam kết liên quan tới việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại hàng hóa giữa các thành viên, cụ thể:

- Ưu đãi thuế quan (thuế xuất nhập khẩu): Thường là một danh mục liệt kê các dòng thuế được loại bỏ và lộ trình loại bỏ thuế (loại bỏ ngay hay sau một số năm)

- Quy tắc xuất xứ: Bao gồm các cam kết về điều kiện xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan và thủ tục chứng nhận xuất xứ

-Loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan: Bao gồm các cam kết ràng buộc, hạn chế các biện pháp hạn chế/ cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ,

(ii) Nhóm các cam kết liên quan tới tự do dịch vụ (thương mại dịch vụ) Không phải FTA nào cũng có các cam kết về thương mại dịch vụ Thường thì các FTA được đàm phán ký kết ở giai đoạn sau này mới có các cam kết về vấn đề này, thường sẽ bao gồm:

-Mở cửa thị trường dịch vụ: Thường là một doanh mục các dịch vụ cam kết mở và các điều kiện mở cửa cụ thể

-Các nguyên tắc liên quan tới việc đối xử với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi họ cung cấp dịch vụ vào Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (iii) Nhóm các cam kết liên quan tới các vấn đề khác

Các FTA giai đoạn sau này thường có thêm các cam kết về một hoặc một số các lĩnh vực khác không phải thương mại hàng hóa, dịch vụ nhưng có vai trò quan trọng trong thương mại, đầu tư giữa các thành viên như:

-Đầu tư (có thể là cam kết về đầu tư độc lập hoặc cam kết về đầu tư gắn với mở cửa thị trường dịch vụ)

-Minh bạch, chống tham nhũng

2.3.3 Vai trò của Hiệp định thương mại tự do trong thương mại quốc tế Việc tham gia trở thành thành viên của hiệp định thương mại, sẽ tăng quan hệ thương mại giữa các nước thành viên tham gia FTA Lợi ích mà FTA mang lại sẽ hướng các quốc gia trở thành một nền kinh tế cạnh tranh và sáng tạo hơn Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển: Về kinh tế, tự do hóa thương mại đặt tình thế các quốc gia cần có chiến lược phát triển kinh tế hợp lý, hướng nguồn lực đến các ngành có lợi thế so sánh và cạnh tranh hấp dẫn trên thị trường hàng hóa thế giới Về xã hội, thương mại tự do toàn cầu mang đến cơ hội lớn nhất để cải thiện phúc lợi của những công dân nghèo nhất của thế giới Hơn nữa, toàn cầu hóa kinh tế được chứng minh là sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em và kéo dài tuổi thọ, nhờ tăng thu nhập và thông tin tốt hơn Về môi trường, theo một nghiên cứu học thuật thì “thương mại tự do tốt cho môi trường”

Mở rộng thị trường và cạnh tranh: Các hiệp định thương mại tự do khi ký kết buộc các thành viên phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước thành viên nhằm mở rộng sản xuất và gia tăng lợi nhuận Đồng thời, sự cạnh tranh khốc liệt trên sân nhà cũng tạo ra động lực và sức ép để những doanh nghiệp này đổi mới hoạt động sản xuất trước sự tấn công từ doanh nghiệp nước ngoài Việc tham gia FTA tạo ra thị trường lớn hơn đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội đầu tư từ các nước trong FTA nói riêng và ngoài FTA nói chung

Thúc đẩy an ninh kinh tế: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt đầu tại Thái Lan, nơi không phải là trung tâm tài chính quốc tế, lan rộng toàn cầu đã dấy lên một hồi cảnh tỉnh về sự hợp tác lỏng lẻo và yếu kém về thể chế giữa các nước vô hình chung đẩy khủng hoảng dâng cao Thời đại toàn cầu hóa thúc đẩy hơn nữa hợp tác dựa trên những bước đi thích hợp và FTA là lựa chọn hàng đầu cho những hợp tác song phương và đa phương, làm nền tảng để tăng cường những hợp tác sâu rộng hơn nữa

Tăng cường vị thế quốc gia: Hơn 2/3 các quốc gia trên thế giới là những nước có diện tích nhỏ và dân số ít Phần lớn những quốc gia này chẳng những không có ảnh hưởng đến tình hình thế giới mà còn đối diện nguy cơ gạt ra bên lề của dòng chảy phát triển Chính vì lẽ đó, xu thế về chủ nghĩa khu vực nổi lên như cách thức nâng cao vị thế và làm nổi bật sự hiện diện của những nước này trên bản đồ thế giới Nếu cùng nhau thành lập một tổ chức khu vực, các nước này dễ dàng tìm thấy sự chú ý của các nhà đầu tư, đó thực sự là bước đi đầu quan trong cho tiến trình nâng tầm quốc gia.

THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG

Tổng quan thị trường Anh

3.1.1 Tổng quan nền kinh tế Anh

Anh là quốc gia công nghiệp đầu tiên trên thế giới với sự ra đời và bùng nổ của động cơ hơi nước Trong lịch sử huy hoàng của mình, quốc gia này từng được mệnh danh là “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”, do vậy tạo được sự ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới đến tận ngày nay Xét về mặt kinh tế, Vương quốc Anh là một trong những nền kinh tế có tính toàn cầu cao nhất thế giới Đồng thời, đây cũng là thành viên quan trọng của các tổ chức kinh tế như OECD, WTO Thành phố London là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới cùng với New York và Tokyo Vị trí của Anh là “cường quốc thương mại” và nằm giữa hệ thống các liên minh như Liên hiệp Châu Âu, NATO, LHQ, Khối Thịnh vượng chung và G8, đồng thời tiếp tục hợp tác chặt chẽ với hai bờ Đại tây dương nhằm xây dựng một châu Âu ổn định hơn, an toàn hơn Đến cuối năm 2020, Anh chính thức hoàn tất quá trình Brexit và rời khỏi Liên minh Châu Âu EU Sự kiện này đã gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Anh Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những cường quốc trên thế giới và là thị trường đầy tiềm năng với dân số năm 2022 đạt hơn 68 triệu người

Nền kinh tế của Anh trên thế giới

Nền kinh tế Anh luôn duy trì vị trí ổn định trong top 10 những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới Ngành dịch vụ chiếm ưu thế khi đóng góp 80% GDP cả nước, trong đó ngành dịch vụ tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng khi London chính là trung tâm tài chính lớn thứ hai trên thế giới Theo văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), GDP của Anh trong các năm 2017 và 2018 tăng trưởng lần lượt là 1.8% và 1.4% Do sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng đang yếu đi ở Trung Quốc, Mỹ và Khu vực sử dụng đồng euro đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Anh Đến năm 2019, bất ổn từ Brexit làm đầu tư suy giảm, song lại khuyến khích doanh nghiệp tăng cường dự trữ hàng hóa Chi tiêu hộ gia đình tại Anh tăng khá mạnh, bất chấp thị trường nhà ở vẫn ảm đạm, nền kinh tế Anh đạt mức tăng trưởng 1.3%, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3.8%, mức thấp nhất kể từ năm 1970 Năm 2020 được đánh dấu là cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử Vương quốc Anh và con số này tệ hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối châu Âu Tính riêng nửa đầu năm 2020, GDP Anh đã giảm tới 22.6% Mức giảm GDP của cả năm 2020 là 9.9%, mức giảm lớn nhất kể từ cuộc "đại băng giá" năm

1709 và cao hơn mức giảm 9.7% của năm 1921, khi nền kinh tế thế giới bị vùi dập bởi suy thoái sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất Tuy nhiên, dấu hiệu khởi sắc đã trở lại với Anh sau khi có mức tăng GDP 7.5% vào năm 2021 khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát Tính đến hết tháng 11/2022, Anh vẫn là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới Tuy nhiên, sự bứt tốc ấn tượng của Ấn Độ trong tháng 12/2022 đã khiến cho Anh rơi xuống vị trí thứ sáu với tổng GDP đạt 3200 tỷ USD Về tổng quan, thị trường Anh vẫn là một trong những thị trường có sức mạnh thương mại cao và khả năng trụ vững trong khó khăn, cả trong hiện tại và tương lai

Nền kinh tế Anh với Việt Nam Đối với Việt Nam, Vương quốc Anh hiện đang là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 13 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và đứng thứ 5 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Âu, Châu Mỹ Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Anh đạt 6.6 tỷ USD, tăng 17.2% so với năm 2020 Trong đó xuất khẩu đạt gần 5.8 tỷ USD, tăng 16.4%, nhập khẩu đạt 849 triệu USD, tăng 23.6% Xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng mạnh được cho chủ yếu nhờ UKVFTA (miễn giảm thuế nhập khẩu nhiều chủng loại hàng hóa vào Anh có xuất xứ Việt Nam) và sự hồi phục của chuỗi cung ứng sau đại dịch Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh đạt hơn 3.9 tỷ USD, hầu hết các ngành hàng đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021, trong đó cà phê có mức tăng trưởng lớn nhất, xếp sau lần lượt là dây điện và cáp điện, đá quý và kim loại Kỳ vọng trong tương lai, thương mại giữa hai bên sẽ không ngừng mở rộng, tăng trưởng cả về chất và lượng, trong bối cảnh hai bên là đối tác toàn diện của nhau

3.1.2 Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của nước Anh

Khi xem xét về tiềm năng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường Anh, các chuyên gia, trong đó có cả các chuyên gia của tạp chí The Furniture

News, tạp chí hàng đầu về đồ nội thất ở Anh đánh giá đây là thị trường đồ gỗ lớn thứ 2 ở châu Âu sau Đức, với tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm duy trì ở mức 15 tỷ bảng (19.5 tỷ USD) Việc Anh rời EU (Brexit) và dịch COVID 19 gây gián đoạn - chuỗi cung ứng toàn cầu khiến các doanh nghiệp Anh sẵn sàng tìm các nhà cung cấp mới Theo thông tin từ K&P Global, sau khi dịch Covid 19 dần được kiểm soát, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gỗ nội thất đã đề nghị hợp tác tìm nguồn cung mới Tình hình dịch bệnh phức tạp đã khiến nhu cầu đồ nội thất tại Anh tăng mạnh do người dân dành thời gian ở nhà nhiều hơn, từ đó có nhu cầu sửa chữa, nâng cấp nhà cửa và đồ nội thất cao hơn Đối với ngành hàng gỗ nói chung, Anh là thị trường có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn thành phẩm và nguyên, phụ liệu đồ gỗ mỗi năm Đây là cơ hội các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam cần tận dụng tốt để thúc đẩy xuất khẩu sang Anh và châu Âu

Về tình hình nhập khẩu gỗ của Anh trong giai đoạn năm 2019 - 2021 với

Bảng 1: Bảng thể hiện kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng gỗ chính của

Vương Quốc Anh giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị: Nghìn USD

Loại mặt hàng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Kim ngạch Kim ngạch % tăng giảm so với năm

Kim ngạch % tăng giảm so với năm 2020

9403 Đồ nội thất bằng gỗ

4401 Viên nén gỗ 1.964.301 1.863.306 Giảm 5.14% 2.198.294 Tăng 17.98%

Nguồn: Thống kê của nhóm tác giả từ Trademap

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy xu hướng chung của một số mặt hàng gỗ chính được nhập khẩu vào thị trường Anh đều chịu sự suy giảm trong năm 2020 và tăng trưởng trở lại vào năm 2021 Có thể giải thích hiện tượng này khi năm 2020 là năm Vương Quốc Anh chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, các khía cạnh của nền kinh tế đều chịu tổn thất, người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng các sản phẩm ít thiết yếu Đến năm 2021, Vắc xin dần được bao phủ, chính phủ Anh ban hành các - chính sách sống chung với dịch bệnh, các hoạt động kinh tế quay trở lại quỹ đạo bình thường Đồ gỗ nội thất vẫn là mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong các nhóm mặt hàng được nhập khẩu vào nước này Mức tăng 26.06% trong năm 2021 so với năm 2020 cho thấy nhu cầu rất lớn với nhóm mặt hàng này tại đây Trong bốn mặt hàng kể trên chỉ có ván ép giữ được trạng thái tăng liên tục và mức tăng cao nhất là 55.84% Viên nén gỗ cũng cho thấy con số tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021 là 17.98% Trong tương lai các mặt hàng này sẽ là các mặt hàng tiềm năng được chào đón tại thị trường Anh

Về tình hình nhập khẩu gỗ của Anh trong tháng 7 năm 2022 Đồ nội thất bằng gỗ

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 141 triệu bảng Anh trong tháng 7/2022, giảm 1.19% so với tháng 7/2021 Các thị trường ghi nhận mức giảm mạnh nhất gồm có nhập khẩu từ Ba Lan (giảm 4.92 triệu bảng Anh hay 39.6%), Việt Nam (giảm 2.81 triệu bảng Anh hay 14.8%) và Pháp (giảm 1.86 triệu bảng Anh hay 71.4%)

Nhập khẩu ván ép vào Vương quốc Anh đạt 58.3 triệu bảng Anh trong tháng 7/2022, tăng 5.67 triệu bảng Anh (10,8%) so với tháng 7/2021 Nhập khẩu ván ép tăng so với tháng 7/2021 chủ yếu do nhập khẩu từ Brazil tăng 4.11 triệu bảng Anh hay 44%, từ Trung Quốc tăng 3.11 triệu bảng Anh hay 19.6% và từ Phần Lan tăng

Nhu cầu về viên nén gỗ ngày càng tăng ở Anh và khắp châu Âu do xu hướng chuyển sang các nhiên liệu ít phát thải carbon hơn than đá và dầu mỏ Viên nén gỗ thường được nhập khẩu từ các thị trường để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu cho

Vương quốc Anh Hiện có nhu cầu rất cao đối với viên nén gỗ sản xuất trong nước do nhiều mặt hàng nhập khẩu này trước đây có xuất xứ từ Nga nhưng nguồn cung từ thị trường này đã không còn khi Vương quốc Anh cấm nhập khẩu gỗ từ Nga Nhập khẩu chiếm khoảng 50% tổng lượng cung ứng viên nén gỗ ở thị trường Anh và Ailen Trước đây ước tính khoảng 80% hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Nga Sự thiếu hụt hiện tại của viên nén gỗ này đang diễn ra trên khắp châu Âu và đã đóng vai trò chính trong việc tăng giá Đây là cơ hội để các nước khác đưa sản phẩm viên nén gỗ của mình vào thị trường Anh thế chỗ của Nga

Vào tháng 7 năm 2022, nhập khẩu gỗ xẻ đạt 201 triệu bảng Anh, giảm 83.3 triệu bảng Anh (-29.3%) so với tháng 7 năm 2021 Gỗ xẻ được được nhập khẩu vào Vương quốc Anh chủ yếu từ Thụy Điển (65.2 triệu bảng Anh), Latvia ( 29.5 triệu bảng Anh), Phần Lan (18.6 triệu bảng Anh), Đức (13.2 triệu bảng Anh) và Ireland (11.6 triệu bảng Anh)

Tóm lại, từ tình hình nhập khẩu một số mặt hàng gỗ vào thị trường Vương Quốc Anh, các doanh nghiệp xuất khẩu nên chú trọng đến các mặt hàng như viên nén gỗ và ván gỗ bởi dư địa và nhu cầu của thị trường này trong tương lai là rất lớn

Chỉ số giá gỗ tại thị trường Anh ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong ba năm liên tiếp với giai đoạn 2016 2017 (+ 16%), 2017 2018 (+ 22.7%) và đến 2018- - -

2019 (+ 25.6%) Đối mặt với tình hình chung của thế giới, chỉ số này đã giảm lần lượt 12.9% và 2.7% vào năm 2020, 2021 Khi thương mại thế giới dần thích ứng và sống chung với dịch bệnh, dấu hiệu khởi sắc đã xuất hiện khi chỉ số giá gỗ của Anh trong 8 tháng đầu năm 2022 đã tăng trưởng mạnh mẽ với con số tăng là 34.5% Việc giá gỗ tăng trưởng mạnh mẽ cho thấy nhu cầu cao về mặt hàng này, đặc biệt từ các công trình xây dựng, điều này lý giải vì sao trong tháng 7 năm 2022 gỗ xẻ có kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu gỗ của Anh Ngoài ra, nguyên nhân khác có thể kể đến do việc hạn chế về nguồn cung và không có khả năng tự điều chỉnh cung để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường này Từ đó tạo điều kiện cho mặt hàng gỗ nhập khẩu thâm nhập vào thị trường tiềm năng này Đối với Việt Nam

Anh là thị trường quan trọng, đứng thứ tư trong top 5 thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Anh năm 2021 đạt gần 267 triệu USD (chiếm tỷ trọng 4.6%), tăng 16.4% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu nội thất văn phòng tăng tới 34%, đồ nội thất khác tăng 17% và đồ nội thất bếp tăng 10% Trong 3 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang Anh đạt hơn 72 triệu USD (chiếm tỷ trọng 5.1%), tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 Ở chiều ngược lại, năm

Tổng quan về hiệp định UKVFTA và các quy định có liên quan đến đồ gỗ

3.2.1 Tổng quan về Hiệp định thương mại UKVFTA

Việt Nam và Anh trở thành đối tác chiến lược từ năm 2010 với những bước phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ ngoại thương Trong 10 năm kể từ năm 2010-2019, thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã có bước phát triển mạnh mẽ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 quốc gia đã tăng lên g p 3 lần, t 2.19 tỷ USD nấ ừ ăm 2010 lên 6.61 tỷ USD năm 2019; trong đó, xu t khẩu đạt 5.75 tỷ USD và nhập khẩu đạt 857 triệu ấ USD, cán cân thương mại giữa 2 nước duy trì theo hướng Việt Nam xuất siêu với kim ngạch xuất khẩu gấp trên 6 lần nhập khẩu Đến năm 2020, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Anh được nâng lên mức độ cao hơn khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu bắt đầu có hiệu lực Tuy nhiên, nước Anh chính thức hoàn tất quá trình Brexit vào ngày 31/12/2020 và không còn là thành viên của EU vào ngày 1/1/ 2021 Do vậy, các ưu đãi mang lại từ Hiệp định EVFTA sẽ không còn được áp dụng tại hai nước Để không làm gián đoạn quan hệ thương mại hai bên và việc thực hiện các ưu đãi thương mại được thông suốt hậu Brexit, Việt Nam và Anh đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh, viết tắt là UKVFTA vào ngày 29/12/2020 Hiệp định gồm 9 điều khoản; 01 Phụ lục sửa đổi một số điều về lời văn EVFTA; 01 Nghị định thư và 01 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và Anh Cũng giống như EVFTA, UKVFTA là một FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn cao và mức độ tự do hóa mạnh UKVFTA có phạm vi cam kết rộng, bao trùm các khía cạnh thương mại đầu tư truyền thống (như mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…) và mới (như mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước, chính sách cạnh tranh…) Trong đó, Hiệp định được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh Hiệp định đảm bảo việc xóa bỏ 65% dòng thuế kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU có hiệu lực Mức xóa bỏ này sẽ tăng lên 99% sau lộ trình từ 6 đến 9 năm Như vậy nghĩa là xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm như quần áo, vải vóc và giày dép, đồng nghĩa với việc khách hàng và doanh nghiệp có thể hưởng lợi khi các sản phẩm này được bán với giá thấp hơn Thuế quan sẽ giảm theo lộ trình quy định mức giảm hàng năm như nhau kể từ khi hiệp định có hiệu lực Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Vương quốc Anh:

● Xóa bỏ 85.6% dòng thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2021

● Xóa bỏ 99.2% dòng thuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2027

● 0.8% dòng thuế còn lại sẽ được tự do hóa một phần qua hạn ngạch thuế quan (với thuế quan ưu đãi bằng 0% đối với các sản phẩm trong hạn ngạch)

UKVFTA có hiệu lực đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Anh, tạo ra lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam hiện chưa có FTA với Anh (trong ASEAN ngoại trừ Việt Nam và Singapore, các quốc gia khác chưa có FTA với Anh) Do đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ nội dung cam kết của Việt Nam và Anh trong UKVFTA, cũng như các quy định và yêu cầu về xuất nhập khẩu của thị trường Anh, để có thể tận dụng tối đa các lợi ích của Hiệp định tăng cường trao đổi thương mại với một trong những nền kinh tế lớn nhất ở khu vực châu Âu này

3.2.2 Các cam kết có liên quan đến đồ gỗ

Cam kết về thuế quan:

83% thuế quan được xóa bỏ vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 Tất cả các sản phẩm khác liên quan đến sản phẩm gỗ, bao gồm ván dăm, ván sợi và ván ép: thuế quan sẽ được xóa bỏ sau 2 4 năm.-

Biện pháp phi thuế quan:

Việt Nam sẽ không áp dụng bất kỳ lệnh cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu nào đối với hàng hóa của Vương quốc Anh, ngoại trừ những điều khoản được bảo lưu trong Hiệp định FTA Việt Nam - Anh, bao gồm: gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên

Việt Nam đã cam kết áp dụng các tiêu chuẩn đối xử cao hơn, có lợi hơn đối với các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư đến từ Vương quốc Anh theo UKVFTA so với các quy định hiện đang được áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư nước ngoài khác theo WTO Đối với các nhà đầu tư Vương quốc Anh trong lĩnh vực lâm nghiệp là không cam kết, đối với chế tạo các sản phẩm từ gỗ đi kèm với điều kiện sản lượng gỗ không ảnh hưởng đến rừng tự nhiên

Về phát triển bền vững:

UKVFTA đã đưa ra hiệp định về bảo vệ môi trường bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, bền vững quản lý rừng và buôn bán lâm sản, quản lý bền vững sinh vật biển tài nguyên và nuôi trồng thủy sản

Về các biện pháp phòng vệ thương mại:

Nhằm cung cấp và tạo ra một mạng lưới an toàn cho ngành công nghiệp trong nước chống lại thiệt hại và tiêu cực đến từ buôn bán không công bằng trong thực tiễn, ví dụ tiêu biểu như hàng nhập khẩu được bán phá giá hay trợ cấp, hoặc chống lại thiệt hại ảnh hưởng từ sự gia tăng bất ngờ trong hàng nhập khẩu Những biện pháp này đều được hầu hết các thành viên WTO áp dụng trong hệ thống phòng vệ thương mại UKVFTA đảm bảo rằng Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ tuân theo các thủ tục thích hợp để xây dựng một thương mại lành mạnh bằng cách tiến hành các cuộc điều tra công bằng về các biện pháp phòng vệ thương mại minh bạch và cho phép các bên quan tâm có cơ hội cung cấp quan điểm trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp

Về sở hữu trí tuệ:

Các cam kết trong UKVFTA bao gồm các tiêu chuẩn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và tăng cường các biện pháp cưỡng chế Các chủ sở hữu doanh nghiệp sở hữu trí tuệ tại Vương quốc Anh được hưởng các tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn các tiêu chuẩn đã cam kết trong WTO Vậy nên, các sản phẩm lâm nghiệp cần lưu ý về ý tưởng và mẫu mã để tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh trong bối cảnh thực

3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Anh (2017 -

❖ Kim ngạch xuất khẩu sang Anh giai đoạn 2017- 2021.

Dưới sự thành công của việc ký kết hiệp định thương mại song phương UKVFTA giữa Anh và Việt Nam, nhiều loại mặt hàng từ Việt Nam đã có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường Anh do các rào cản thương mại dần được xóa bỏ

Và cũng chính nhờ hiệp định này mà ngay cả khi Anh rời khỏi khối Brexit cũng không gây ra hệ lụy nghiêm trọng đến tình hình xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia Theo đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ tại Việt Nam cũng đã biết tận dụng tối đa những cơ hội mà hiệp định này mang lại, mang sản phẩm của mình tới người tiêu dùng ở thị trường Anh Có thể thấy kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong giai đoạn 2017-2021 cũng có nhiều ấn tượng Dưới đây là biểu đồ kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh

Biểu đồ 1: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Tính toán từ thống kê số liệu Tổng cục hải quan của nhóm tác giả

Trong giai đoạn 2017- 2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Anh có nhiều biến động Trong năm 2017 có thể nhận thấy rằng kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng âm đạt mức 5.42% Trong cùng năm - này, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về nguyên liệu khi các quốc gia sản xuất đồ gỗ lớn như Trung Quốc đã có chính sách về đóng cửa rừng tự nhiên, các quốc gia láng giềng của Việt nam như Lào và Campuchia -cung cấp lượng gỗ lớn tiêu dùng trong nước đã và đang có chính sách cấm xuất khẩu Trong khi đó Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu gỗ bên ngoài Với các chính sách đó phần nào sẽ đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao trong khi đó gỗ nguyên liệu chiếm tới 45 50% trong cơ cấu giá thành sản phẩm, điều n- ày sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước dẫn tới việc hạn chế các sản phẩm xuất khẩu Sang năm 2018, mặc dù về tốc độ tăng trưởng đã có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn so với năm 2017 nhưng xét về kim ngạch xuất khẩu thì vẫn thấp hơn, tuy nhiên về giá trị không chênh lệch quá nhiều Năm 2019, Việt Nam đã có sự bứt tốc hơn trong việc xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Kim ngạch xuất khẩu cao mức kỷ lục trong giai đoạn này Trước đó Việt Nam kỳ vọng rất nhiều vào hiệp định EVFTA, và mong chờ khi hiệp định có hiệu lực vào năm

2020 sẽ thúc đẩy hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu sang nội khối EU nói chung và Anh nói riêng Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 lại sụt giảm một cách đáng e ngại, tốc độ tăng trưởng mới đi vào khởi sắc thì lại tụt dốc không phanh đạt mức -26.37% Trong cùng năm 2020 thì Việt Nam còn chịu tác động từ đại dịch COVIT 19, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng và xuất khẩu Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ riêng gì ngành gỗ Cùng với đó việc Anh chính thức rút khỏi khối Brexit cũng phần nào gây ra khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Chỉ xét riêng trong khối EU thì Anh là một thị trường lớn và đầy tiềm năng để doanh nghiệp Việt khai thác Và khi Anh rút khỏi khối này thì các quy định và thủ tục nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ ngày càng gay gắt và sát sao hơn Mặc dù hiện tại thì Chính phủ Anh vẫn áp dụng cơ bản Quy định về gỗ của EU (EUTR), nhưng đang từng bước siết chặt hơn các quy định về môi trường Đến hết ngày 25/3/2022, các nhà nhập khẩu phải kê khai nguyên liệu sử dụng chèn lót đồ gỗ Theo quy định này, nhà nhập khẩu phải sử dụng nguyên liệu giấy để chèn lót đồ gỗ, thay vì nhựa như trước đây Ngoài ra, Chính phủ Anh đẩy nhanh việc triển khai chương trình xét nghiệm (test) AND sản phẩm gỗ nhằm chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Anh sẽ đảm nhiệm việc này Với hàng loạt các khó khăn gây cản trở việc xuất khẩu thì đâu là cơ hội cho Việt Nam Trong bối cảnh Covid-19 và khủng hoảng vỏ container kéo dài, cộng với cước phí vận chuyển đường biển tăng hơn 10 lần và hàng loạt những khó khăn nêu trên thì trong năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh vẫn tăng trưởng ấn tượng Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong năm 2021 đạt 254.44 triệu USD tăng 14.5% so với năm 2020

Theo thống kê từ TradeMap ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2: Bảng số liệu một số các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ mà Việt Nam xuất khẩu sang Anh giai đoạn 2019 2021 - Đơn vị Nghìn USD

Tên hàng Giá trị XK

4418 Đồ mộc và đồ mộc dùng trong xây dựng, bằng gỗ, kể cả tấm gỗ di động, tấm ván sàn lắp ghép,

4421 Các sản phẩm khác bằng gỗ, n.e.s 1.232 3.920 5.393

4419 Bộ đồ ăn và đồ dùng nhà bếp, bằng gỗ

(không bao gồm đồ nội thất, đồ trang trí, sản phẩm hợp tác,

4420 Gỗ khảm, khảm gỗ; tráp và hộp đựng đồ trang sức hoặc dao kéo, và các vật phẩm tương tự,

4415 Hòm, hộp, thùng thưa, thùng hình trống và các loại bao bì tương tự, bằng gỗ; tang cuốn cáp bằng gỗ; pallet,

4416 Thùng, thùng, vại, chậu và các bộ phận của các sản phẩm đóng thùng khác, bằng gỗ, kể cả khuông nhạc

4414 Khung gỗ cho tranh, ảnh, gương hoặc các đồ vật tương tự

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Anh vẫn đạt mức tăng trưởng tốt qua các năm ở một số ngành hàng giai đoạn 2019 2021 Mặc dù chịu biến động trong năm 2020 như đã - phân tích trước đó thì nhu cầu về nhóm các ngành hàng này vẫn tương đối ổn định, đồng thời trong những năm này, nhu cầu nhập khẩu gỗ của Anh cũng rất lớn Các sản phẩm gỗ từ Việt Nam ngày càng được ưa chuộng hơn tại Anh, mặc dù Việt Nam vẫn chưa thuộc top 5 các quốc gia xuất khẩu gỗ sang Anh, nhưng với những gì đã và đang làm được, và tác động tích cực từ hiệp định UKVFTA thì Anh có thể là mảnh đất cực kì màu mỡ để Việt Nam khai thác tiềm năng xuất khẩu

❖ Kim ngạch xuất khẩu sang Anh tính riêng các tháng đến hết T10/2022

Biểu đồ 2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang Anh tính đến hết tháng 10/2022 (triệu USD) Nguồn: Tính toán từ thống kê số liệu Tổng cục hải quan của nhóm tác giả

Kể từ khi UKVFTA có hiệu lực vào năm 2021 đã tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam Tiếp nối thành công trong năm

2021, tháng 1/2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh tiếp tục tăng mạnh, đạt 30.7 triệu USD, tăng 11.6% so với tháng 12/2021, tăng

47.7% so với tháng 1/2021 Tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, tăng 0.5 điểm phần trăm so với tháng 01/2021 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Anh dần phục hồi sau tác động của đại dịch Covid 19 Trong những - tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương nhưng doanh số bán hàng sang thị trường này cũng đang giảm do người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu Tốc độ tăng trưởng giữa các tháng trong năm còn nhiều biến động Trong năm này lạm phát ở Anh đạt mức cao nhất trong 40 năm là 9.4% vào tháng 6 do giá thực phẩm và năng lượng tiếp tục tăng cao, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt lịch sử của đất nước Điều này đặt ra một bài toán xuất khẩu lớn đối với doanh nghiệp Việt về các vấn đề giá cả, vốn và nguyên vật liệu đầu vào

Nhìn chung giai đoạn 2017- 10/2022, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Anh vẫn còn nhiều biến động và gặp rất nhiều thách thức Tình hình kinh tế chính trị trên thế giới cũng có nhiều bất cập ảnh hưởng không hề nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia Và kể từ khi hiệp định UKVFTA có hiệu lực, thì Việt Nam hoàn toàn có quyền hy vọng vào một tương lai khởi sắc cho việc xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Anh không riêng gì ngành gỗ 3.3.2 Cơ cấu xuất khẩu

Trước khi Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu, Anh cũng là thị trường lớn, quan trọng đối với sản phẩm gỗ Việt Nam Sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất sang thị trường Anh chiếm 30- 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên của EU Các sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay đang chiếm 7.2% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ của Anh Đây không phải là con số nhiều nhưng cũng là con số lạc quan đối với doanh nghiệp gỗ xuất khẩu Và hiện nay, các sản phẩm chế biến từ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Anh ngày càng được ưa chuộng và đánh giá cao Việc tận dụng tối đa lợi ích từ hiệp định UKVFTA đem lại không chỉ giúp Việt Nam tăng khả năng xuất khẩu ở một số mặt hàng gỗ xuất khẩu chính, mà còn mở ra nhiều cơ hội cho một số mặt hàng liên quan Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3: Bảng số liệu thống kê nhóm các mặt hàng gỗ đã qua chế biến xuất khẩu sang Anh giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: Nghìn USD

Mã HS Tên hàng Giá trị XK

9403 Nội thất và các bộ phận của chúng

(không bao gồm chỗ ngồi và thiết bị y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y…)

9401 Ghế, có hoặc không chuyển đổi thành giường, và các bộ phận của chúng, chưa được phân loại (không bao gồm y tế,

9405 Đèn và phụ kiện chiếu sáng, bao gồm đèn rọi và đèn định vị, và các bộ phận của chúng; chiếu sáng

9402 Nội thất y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y, ví dụ: bàn mổ, bàn khám,…

9404 Giá đỡ nệm (không bao gồm nội thất lò xo cho ghế); các mặt hàng của bộ đồ giường và đồ nội thất tương tự,

9406 Nhà tiền chế, đã hoặc chưa hoàn thiện hoặc đã được lắp ráp

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, trong giai đoạn 2019-2021, mặt hàng xuất khẩu chính và chiếm ưu thế hơn hẳn thuộc nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ Năm

2021 có giá trị xuất khẩu tăng hầu hết ở các mã hàng Trong đó mã hàng 9403 có mức tăng trưởng cao nhất đạt 17.36% so với năm 2020 cho thấy khả năng phục hồi sau đại dịch và một loạt các biến cố là rất khả quan Theo trên đà của sự phục hồi đó, đồng thời cũng dựa trên sự thành công của UKVFTA, trong những tháng đầu năm 2022, Việt Nam cũng ghi nhận những con số xuất khẩu ấn tượng ở một số các mặt hàng gỗ xuất khẩu Từ đó định hình và xác định được mặt hàng chủ lực có tiềm năng xuất khẩu lớn sang Anh Dưới đây là biểu đồ cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang Anh tính đến hết T7/2022

Biểu đồ 3: Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu các mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ đã qua chế biến xuất khẩu sang Anh tính đến hết T7/2022

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ Tổng cục Hải quan Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy, trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đã qua chế biến xuất khẩu tới thị trường Anh, đồ nội thất bằng gỗ vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chính với kim ngạch chiếm 91.5% tổng kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới Anh, kế đó là nhóm hàng gỗ ván và ván sàn chiếm 2.7% Để lý giải cho điều trên, trong những năm gần đây tiêu thụ đồ nội thất gia đình ở Anh đang dần trở nên phổ biến Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) năm 2020, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh đạt 5.6 tỷ USD, tăng 6.3% so với năm 2019 Trong 10 tháng năm 2021, trị giá nhập khẩu mặt hàng này của Anh đạt 4.03 tỷ USD, tăng 39.3% so với cùng kỳ năm 2020 Theo đó Việt Nam là thị trường cung cấp đồ gỗ nội thất đứng thứ 3 cho Anh sau Trung Quốc và EU Như vậy, ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh vẫn tăng mạnh Trong 7 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu mặt hàng nội thất bằng gỗ của Việt Nam tới thị trường Anh đạt 137.6 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2021 Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu tới thị trường Anh đều giảm, chỉ có trị giá xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất nhà bếp đạt 12.3 triệu USD, tăng 20.2% so với cùng kỳ năm 2021 Một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ cũng xuất khẩu tới thị trường Anh như gỗ, ván và ván sàn đạt 4.1 triệu USD, tăng 5.9% so với cùng kỳ năm 2021; cửa gỗ đạt 3.5 triệu USD, giảm 7.1%; đồ gỗ mỹ nghệ đạt 429 nghìn USD, tăng 20% Dưới đây là biểu đồ tỷ trọng cơ cấu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu sang Anh tính đến hết tháng 7 năm 2022

Biểu đồ 4: Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu sang Anh tính đến hết T7/2022 Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ Tổng cục Hải quan

Có thể thấy đứng đầu trong nhóm đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu sang Anh là Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn chiếm 44.75%, kế đó là đồ nội thất phòng ngủ chiếm 21.5% … Với con số xuất khẩu và tỷ trọng cơ cấu mặt hàng ấn tượng kể trên thì có thể nói rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tận dụng rất tốt những lợi thế mà hiệp định UKVFTA mang lại, mở ra nhiều dư địa và triển vọng xuất khẩu trong tương lai cho Việt Nam

3.3.3 Những nhà xuất khẩu gỗ lớn từ Việt Nam sang Anh

Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Anh trong bối cảnh thực thi hiệp định UKVFTA

Tính riêng trong giai đoạn từ năm 2017-2022, toàn ngành gỗ của Việt Nam đã phải đối mặt với không ít những thách thức Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang thị trường Anh, từ biến động Brexit cho đến những khủng hoảng liên quan đến Covid 19 Tuy nhiên, từ thực trạng xuất khẩu gỗ sang Anh trong bối cảnh đầy biến động, kết hợp với các yếu tố khác, nhóm đã đánh giá được những thành công và hạn chế, giải thích nguyên nhân của hạn chế để có thể từ đó tìm những giải pháp tối ưu nhất giúp thúc đẩy xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng

Thứ nhất, Việt Nam đã bước đầu tận dụng được những ưu đãi của Hiệp định UKVFTA Đây là cú huých cho đà tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam Hiệp định UKVFTA mở ra nhiều cơ hội cho ngành gỗ phát triển, theo đó kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thế giới nói chung và sang Anh nói riêng đều có bước tiến mới Theo thỏa thuận giữa hai quốc gia thì nhóm sản phẩm nội thất tinh chế khi xuất khẩu sang Anh vẫn còn chịu mức thuế từ 1.2 2% và sẽ giảm dần trong những năm - tới Ngoại trừ năm 2020 chịu tác động chung với ngành gỗ của toàn thế giới thì mức tăng của kim ngạch gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Anh vẫn duy trì tương đối ổn định trong hầu hết các nhóm mặt hàng, bao gồm cả đồ gỗ nội thất, ván ép, viên nén gỗ và gỗ xẻ Trung Quốc, Đức, Ba Lan là những đối thủ cạnh tranh lớn của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam Tuy nhiên, tận dụng tốt các FTA, Việt Nam đã vượt mặt Đức và Ba lan để trở thành nhà xuất khẩu gỗ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc Việc UKVFTA thành công sẽ đưa hầu hết thuế quan đối với các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu giữa hai nước về 0% giúp Việt Nam tạo ưu thế lớn trên thị trường Thứ hai, số lượng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đang có xu hướng tăng Nếu trong năm 2011, cả nước chỉ có hơn 3000 doanh nghiệp chế biến gỗ và hơn 450 doanh nghiệp chuyên sản xuất để xuất khẩu, sử dụng trên 170.000 lao động thì tính đến thời điểm tháng 4 năm 2022, cả nước đã có hơn 5.580 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, thu hút khoảng 500.000 lao động; trong đó có 2.600 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, tập trung tại khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Nam Trung Bộ, Đông Bắc Bộ Bên cạnh việc sử dụng nguồn cung trong nước, nguồn cung từ nước ngoài cũng được các doanh nghiệp gỗ Việt Nam chú trọng Gần 1200 doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu nguyên liệu gỗ Từ đó, mạng lưới sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu gỗ của Việt Nam được hình thành tạo lòng tin cho các nhà nhập khẩu nước ngoài, đặc biệt là với các đơn hàng lớn

Thứ ba, trình độ sản xuất và năng lực sản xuất của Việt Nam có sự tiến bộ vượt bậc, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, Eu và Anh Đồ gỗ của Việt Nam có thế mạnh về mẫu mã, kiểu dáng tương đối đa dạng và cạnh tranh, được người tiêu dùng yêu thích và tin tưởng Trong những năm gần đây, xuất gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào Anh tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng Các sản phẩm gỗ thô dần được thay thế bởi các sản phẩm tinh xảo có giá trị cao Biểu hiện là việc các sản phẩm nội thất trong nhà, phòng ngủ có kim ngạch tăng trưởng liên tục Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn cho bộ phận thiết kế mẫu mã - đây thường là phần thu về lợi nhuận nhiều nhất trong quá trình sản xuất Các loại máy móc hiện đại như máy phun sơn được nhập khẩu từ Đức, Ý đảm bảo đúng yêu cầu khắt khe của Anh Cùng với đó là các loại công nghệ mới như công nghệ in 4D, điêu khắc, chống mối mọt dần phổ biến và áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp xuất khẩu

Thứ tư, ngành gỗ của Việt Nam đã chú trọng đến các vấn đề về phát triển bền vững, và có sự tham gia tích cực từ các chính sách của chính phủ Luật lâm nghiệp Việt Nam có hiệu lực từ năm 2019 đã cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với ngành gỗ Hiện nay, Việt Nam cũng tham gia VPA/FLEGT hướng đến một thị trường gỗ minh bạch, hợp pháp và quản lý rừng bền vững thông qua hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp, bao gồm việc xác minh một cách hệ thống để đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ được khai thác và mua bán hợp pháp, phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác Đáp ứng được các tiêu chuẩn của VPA/FLEGT thì hầu như gỗ chế biến của Việt Nam cũng đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính khác, trong đó có thị trường Anh Ngoài ra, chính phủ đã có những chính sách cụ thể khi đã ra Quyết định số 327/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 2030” Theo đó hướng tới những nội dung nhằm nâng cao chất lượng - ngành gỗ Việt Nam Quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả khoảng 3,5 triệu ha rừng trồng sản xuất, chủ động đáp ứng tối thiểu 80% tổng nhu cầu gỗ nguyên liệu trong nước của ngành công nghiệp chế biến gỗ Mục tiêu sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 35 triệu m3 vào năm 2025 và đạt khoảng 50 triệu m3 vào năm

2030 Tập trung phát triển các ngành cạnh tranh và khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, thương nhân đầu tư phát triển các Trung tâm thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ sử dụng thông minh, phù hợp với nhu cầu, văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước

Thứ năm, công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam đang ngày càng đa dạng và linh hoạt trong cách thức sử dụng Việt Nam ứng dụng các thiết bị công nghệ công nghệ 4.0 thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến Các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến không chỉ giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí xúc tiến thương mại mà còn duy trì và phát triển tốt quan hệ với đối tác nước ngoài ở khắp 5 châu lục Cụ thể ngày 19/4/2022, Hội thảo giao thương trực tuyến với chủ đề “Tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Anh” được tổ chức nhằm thảo luận các cơ hội, thách thức và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Anh, đồng thời tạo cơ hội để doanh nghiệp hai nước kết nối, trao đổi trực tuyến về khả năng hợp tác, kinh doanh Bên cạnh đó, về phía các hiệp hội gỗ Việt Nam cũng tích cực tạo ra những chương trình hội chợ, triển lãm Hội chợ Xuất khẩu đồ gỗ & nội thất TP.Hồ Chí Minh 2023 (Hawa Expo 2023) dự kiến sẽ được tổ chức từ 22/02 đến 25/02/2023 với quy mô dự kiến là 1600 gian hàng Đây sẽ là nơi thể hiện sự đa dạng của ngành gỗ & nội thất Việt Nam, quy tụ số lượng lớn các nhà sản xuất Việt Nam tham gia trưng bày, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu nội thất của thị trường thế giới

Bên cạnh những điểm mạnh thì vẫn còn tồn tại không ít những điểm yếu trong xuất khẩu gỗ sang Anh Nhóm xin đề cập đến một số hạn chế dưới đây:

Thứ nhất, hạn chế trong việc kiểm soát chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra Từngcó những bằng chứng thu được từ việc Việt Nam đã khai thác và vận chuyển trái phép gỗ từ Lào vào Việt Nam vào năm 2007 và số gỗ này đã được đưa vào thị trường châu Âu Gỗ không có nguồn gốc rõ ràng đang tạo ra cản trở đối với gỗ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Anh Nguồn cung không ổn định cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các đơn hàng có số lượng lớn

Thứ hai, hạn chế trong việc cạnh tranh về giá cả và số lượng đơn đặt hàng từ Anh trong giai đoạn này còn bất ổn định Đại dịch Covid 19 và một loạt các biến cố khác làm giá cước vận chuyển tăng khiến giá gỗ nhập khẩu trở nên đắt đỏ buộc các doanh nghiệp Việt phải nâng giá thành sản phẩm, giảm độ canh trên thị trường Bên cạnh đó theo một khảo sát từ các hiệp hội gỗ Việt Nam về mức độ sụt giảm của các đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường chính ghi nhận Tại Mỹ, số lượng đơn hàng giảm trung bình 45.4%, một số không còn đơn hàng Tại EU, các doanh nghiệp phản ánh mức giảm trung bình khoảng 44.6%, có công ty chứng kiến đơn hàng giảm từ 80 100% Thị trường Anh cũng chứng kiến mức giảm mạnh, trung bình - 47.3% và một số giảm 100%

Thứ ba, các sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn tồn tại các hạn chế như thiếu tính đồng nhất của các lô hàng, công tác chế biến sản phẩm gỗ còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, nên rất khó khăn để vượt qua rào cản và hàng rào kỹ thuật của Anh

Thứ tư, các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam hầu hết sản xuất theo quy mô nhỏ, nguồn lực yếu, không có khả năng cạnh tranh Theo Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), xét theo số lao động thì 46% số doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô siêu nhỏ; 49% quy mô nhỏ; 1.7% quy mô vừa và chỉ có 2.5% quy mô lớn Xét về vốn đầu tư thì hơn 93% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ; 5.5% quy mô vừa và chỉ có 1.2% quy mô lớn Điều này có thể gây ra sức ép đối với doanh nghiệp khi mà nhu cầu nhập khẩu tăng nhưng không đủ khả năng cung ứng và cạnh tranh với các nước khác

3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu đến từ các thị trường như Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia và nhiều nhất từ Nga Lượng gỗ khai thác được trong nước thực tế không đủ để cung ứng cho quá trình sản xuất Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 5 - 6 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ để chế biến các sản phẩm nội thất Trong khi đó một số quốc gia đã có những chính sách, hạn chế xuất khẩu gỗ để bảo vệ rừng như Trung Quốc, Lào… hay ngay việc Nga hạn chế xuất khẩu gỗ Điều này buộc các doanh nghiệp phải tìm các nguồn cung thay thế và rất khó để đảm bảo về chất lượng đầu vào

Thứ hai, cơ sở vật chất và máy móc thiết bị của các doanh nghiệp chế biến vẫn còn hạn chế Một số nhóm doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng công nghệ hiện đại với máy móc chủ yếu được nhập khẩu, tuy nhiên các thiết bị đang sử dụng đều có năm sản xuất trung bình là 2010, khá cũ so với các thiết bị hiện nay Chính điều này gây ra việc sản xuất kém hiệu quả, chưa đồng bộ giữa các sản phẩm Bên cạnh đó Việt Nam hiện tại gần như là chưa có nhiều các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan cho ngành gỗ Đây có thể coi là yếu tố thiết yếu nâng cao chất lượng ngành gỗ đồng thời tạo ra động lực phát triển cho ngành, từ đó tạo đà cho việc liên doanh liên kết, giảm các chi phí giao dịch… Tuy nhiên thì Việt Nam vẫn chưa làm được điều đó

Thứ ba, một số các doanh nghiệp gỗ tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu biết hết về thị trường cũng như chính sách của nước nhập khẩu Nhiều doanh nghiệp không có kết nối trực tiếp thị trường mà chỉ làm việc thông qua trung gian Chính điều này dẫn đến việc thiếu thông tin, trở nên bị động và có thể dẫn đến rủi ro sau này Và sau sự kiện Anh rời khỏi khối Brexit thì phía thị trường Anh cũng đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với đồ gỗ nhập khẩu vào Anh Vấn đề này sẽ càng lớn hơn nếu như bản thân doanh nghiệp xuất khẩu không chủ động nắm bắt tình hình và điều chỉnh các phương thức sản xuất sao cho phù hợp

Thứ tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận vốn để mở rộng đầu tư Điều tra Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy, có tới 35% doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là tiếp cận nguồn vốn Nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng "sức khỏe" tài chính yếu kém hoặc là chưa đáp ứng được điều kiện cho vay hoặc là chưa chứng minh được tính khả thi của dự án, hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời Do đó, các ngân hàng rất thận trọng khi cho vay vốn để tránh nợ xấu

3.4.3.2 Nhóm nguyên nhân khách quan

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ CỦA VIỆT NAM SANG ANH TRONG BỐI CẢNH THỰC THI

TỪ GỖ CỦA VIỆT NAM SANG ANH TRONG BỐI CẢNH

4.1 Triển vọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ VN sang Anh Triển vọng kinh tế Anh

Năm 2022 là một năm đầy biến động đối với Vương quốc Anh khi mất đi vị nữ hoàng tại vị lâu nhất là Nữ hoàng Elizabeth II, trải qua hai đời thủ tướng và đối mặt với tình trạng kinh tế trì trệ, bất ổn tài chính, lạm phát tràn lan và khủng hoảng chi phí sinh hoạt Để khởi động năm 2023, thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak đã đề ra 5 ưu tiên, dẫn đầu là cam kết giảm một nửa lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cắt giảm nợ quốc gia và vấn đề người nhập cư đến Vương quốc Anh trên những chiếc thuyền nhỏ Những cam kết này nếu đạt được - - sẽ là một tin tuyệt vời cho nền kinh tế Vương quốc Anh, đặc biệt là với những dự báo gần đây về suy thoái kinh tế của Vương quốc Anh vào cuối năm nay

Tháng 12 năm 2022 lạm phát đang ở mức 10.7%, nhưng theo dự báo thì con số này sẽ được giảm xuống hơn 5% vào cuối năm 2023 Bên cạnh đó, giá năng lượng toàn cầu đã giảm đáng kể từ mức cao nhất vào tháng 8 năm 2022 Đây là điều rất quan trọng vì giá năng lượng tăng phần lớn đã thúc đẩy lạm phát tăng đột biến gần đây Sau dự báo khá ảm đạm vào tháng 11 năm 2022, Ngân hàng Trung ương Anh tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa (bằng cách tăng lãi suất lên 3.5%) vào tháng 12 Trên bình diện toàn cầu, việc nới lỏng các hạn chế COVID ở Trung Quốc từ cuối năm 2022 cũng có thể mang lại kết quả tích cực cho nền kinh tế Vương quốc Anh Nếu điều này giúp giảm bớt sự gián đoạn chuỗi cung ứng xảy ra kể từ khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu, thì nó có thể giảm áp lực lạm phát ở Anh.

Triển vọng khi xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Anh

Theo Báo cáo Thị trường sản phẩm đồ gỗ toàn cầu 2023, thị trường sản phẩm toàn cầu 2022 tăng từ 696.78 tỷ USD lên 748.01 tỷ USD vào năm 2023, tăng 7.35% so với năm 2022 Cuộc chiến Nga-Ukraine đã làm gián đoạn cơ hội khôi phục nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch toàn cầu COVID 19, khiến giá cả hàng hóa - tăng vọt, gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, lạm phát và khủng hoảng kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có Anh và Việt Nam Với dự báo thị trường đồ gỗ tăng lên vào năm 2023 là một tín hiệu tích cực về triển vọng xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Anh

Việt Nam và Vương Quốc Anh đã có mối quan hệ ngoại giao kéo dài 49 năm bắt đầu từ năm 1973 đến nay Trong quá trình quan hệ ngoại giao, năm 2010 đã nâng lên mối quan hệ chiến lược, năm 2020 hai bên đã đưa ra Tuyên bố mới về Đối tác chiến lược với 7 lĩnh vực hợp tác ưu tiên như: thương mại, đầu tư, giáo dục, Hai nước thường xuyên duy trì hoạt động đối ngoại trực tiếp và trực tuyến ở cấp cao Việt Nam và Anh khẳng định cùng hướng đến việc nâng cao mối quan hệ giữa hai nước lên mức cao hơn trong 10 năm tới Quan hệ ngoại giao ngày càng tốt đẹp hơn giữa hai nước góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Anh trong đó có gỗ Bên cạnh đó, Hiệp định UKVFTA bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2021 đã mở ra nhiều triển vọng cho ngành gỗ của Việt Nam khi ta tận dụng được hiệu quả các ưu đãi, lợi thế về dòng thuế quan như: 85.6% số dòng thuế được xóa bỏ đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Anh Dự đoán đến năm 2027, con số này sẽ nâng lên mức 99.2%, tương đương 99.7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh từ Hiệp định UKVFTA Khi tận dụng được tối ưu các ưu đãi từ Hiệp định này mang lại sẽ giúp ta mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, tính minh bạch và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Từ đó, không chỉ gia tăng xuất khẩu đồ gỗ mà còn mở ra được nhiều cơ hội khác như: thâm nhập được thêm các thị trường khác khi ta đã đạt được tiêu chuẩn Anh quốc, tạo sức hấp dẫn thu hút các FDI đầu tư vào ngành gỗ của Việt Nam, Trong tương lai Việt Nam với Anh sẽ có thêm những hiệp định thương mại khác nâng cao được mối quan hệ giữa hai nước vừa thúc đẩy được quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước

Với tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, tăng 0,5 điểm so với tháng 1/2021 Kim ngạch xuất khẩu sang Anh 2022 có xu hướng giảm nhẹ do tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine, đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế bị khủng hoảng Dự báo trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng lên khi nền kinh tế đang có sự hồi phục cùng với đó Hiệp định UKVFTA góp phần thúc đẩy được quá trình xuất khẩu diễn ra nhanh chóng, thuận tiện

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, Anh hiện là thị trường tiêu thụ đứng thứ

2 sau Đức về các sản phẩm chế biến từ gỗ Đây là cơ hội cũng như triển vọng của việc xuất khẩu gỗ sang Anh khi Việt Nam ta tận dụng và phát huy được năng lực của mình Hiện nay, các công ty gỗ của Anh đang có xu hướng tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp khác ngoài Trung Quốc Các công ty bên Anh muốn tìm kiếm thêm nhiều phương án hơn nếu trong trường hợp không mua được từ Trung Quốc, có thể mua "dự phòng" sang các nước khác trong đó có Việt Nam

Thị trường đồ nội thất gia đình tại Anh được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 3.2% trong giai đoạn năm 2021 - 2026 Con số trên cho thấy nhu cầu tiêu dùng của Anh đang ngày càng lớn, nó sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu nhập khẩu, làm gia tăng giá trị cung cầu trên thị trường đồ nội thất Bên cạnh đó, Vương Quốc Anh có nhu cầu cao đối với mặt hàng viên nén gỗ do cuộc chiến giữa Nga- Ukraine khiến giá dầu thay đổi, Anh có xu hướng tìm một nguồn nguyên liệu thay thế và ít thải ra carbon Trong khi đó, Nga là thị trường cung cấp mặt hàng này đang bị Anh cấm nhập khẩu, đây sẽ là triển vọng về cơ hội mở rộng thêm ngành hàng này tại thị trường Anh để thế chỗ của Nga

Cùng với sự lên ngôi của xu hướng các dịch vụ như vận chuyển, logistics và quản trị chuỗi cung ứng kết hợp với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử đã tạo ra rất nhiều tiềm năng cho thị trường của Việt Nam trong lĩnh vực này Các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được tiềm năng này từng bước phát triển đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi tân tiến, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào quá trình vận chuyển logistics từ đó gia tăng thị phần và chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu qua đây thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng, an toàn Không những thế khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ nâng cao được các tiêu chuẩn kho bãi trong nước đạt tiêu chuẩn quốc tế và các phương pháp bảo quản hàng hóa đảm bảo hàng hóa được bảo quản trong quá trình lưu kho và vận chuyển Việt Nam ta có những dự án làm đường tại các vùng lâm nghiệp góp phần phát triển sản xuất, phát huy tiềm năng, thế mạnh ngành gỗ của Việt Nam ta, giúp quá trình vận chuyển gỗ diễn ra một cách nhanh chóng, thúc đẩy quá trình sản xuất, xuất khẩu tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí vận chuyển

4.2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA 4.2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam cả về số lượng và chất lượng

Bên cạnh việc tập trung vào giá trị kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm và chú trọng vào năng suất của sản phẩm, nó là yếu tố quan trọng giúp đồ gỗ của ta cạnh tranh được với các đối thủ Năng suất phụ thuộc vào chất lượng và đặc tính của sản phẩm từ đó mà quyết định giá thị trường của sản phẩm để cạnh tranh được với đối thủ Từ đó tận dụng được nguồn tài nguyên gỗ sẵn có để tăng sự cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trước hết, để nâng cao được năng suất, các doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đó tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tay nghề cao, tạo ra sự khác biệt của sản phẩm từ đó nâng cao được giá trị sản phẩm Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải sát sao trong quá trình tuyển chọn nhân lực không chỉ có bằng cấp, chứng chỉ tay nghề mà cần phải có ý thức học hỏi Không những thế các doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đào tạo nghề cho người lao động nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp như: có 1 dây chuyền học việc để đào tạo cho người lao động mới trong vòng 1-2 tháng trước khi làm việc độc lập Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên kết nối với các cơ sở đào tạo để thiết kế những chương trình vừa kết hợp với thực hành và lý thuyết để nâng cao khả năng tiếp thu xu hướng, nhu cầu mới thông qua đó sáng tạo ra những sản phẩm mới Đổi mới công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao năng suất Các doanh nghiệp cần phải thay thế các công nghệ sản xuất cũ như: thủ công hay máy móc cũ, gây lãng phí trong quá trình sản xuất, thay đổi cách vận hành quản lý công nghệ từ đó có thể tối ưu hóa chi phí sản xuất Các doanh nghiệp phải nâng cao tiềm lực tài chính thông qua vay vốn ngân hàng, thu hút các nhà đầu tư, để nghiên cứu, đầu tư cho các máy móc công nghệ mới phục vụ cho sản xuất Không chỉ năng cao khả năng tài chính các doanh nghiệp cũng phải tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thuận lợi trong quá trình nắm bắt, tiếp thu những tiêu chuẩn, kỹ thuật và công nghệ mới Đồng thời, các doanh nghiệp cần chọn lọc nhân lực có tri thức, tiếp thu tốt để đưa ra các quốc gia phát triển như Canada, Thụy Sỹ, Mỹ, học tập mang công nghệ với về áp dụng trong doanh nghiệp Đổi mới về thiết kế, mẫu mã sản phẩm nó là yếu tố cốt lõi để thu hút được khách hàng nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như năng suất Các doanh nghiệp cần chú tâm vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, thị trường Anh để đưa ra những thiết kế, kiểu dáng đáp ứng được nhu cầu thị trường Doanh nghiệp cần phải có một bộ phận nghiên cứu thị trường để cập nhập thông tin về nhu cầu thị hiếu của Anh Sau đó doanh nghiệp có thể thuê các chuyên gia thiết kế mẫu sản phẩm hoặc tập trung đào tạo bộ phận thiết kế sản phẩm trong nước hoặc nước ngoài tùy theo năng lực của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể tham gia vào các cuộc thi kết kế mẫu sản phẩm gỗ của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam được tổ hàng năm Qua đó, phát huy được khả năng sáng tạo, học hỏi các mẫu thiết kế của bộ phận thiết kế sản phẩm Để doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thị trường Anh một cách tốt nhất chính là kiểm soát chất lượng mặt hàng và đáp ứng được các tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn Anh quốc Hiện nay các sản phẩm nhập khẩu có thể được lưu hành được trên thị trường Anh thì phải được dán nhãn UKCA (tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp của Vương quốc Anh) hoặc CE (tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp của Liên minh châu Âu-EU) Tuy nhiên, kể từ năm 2023, UKCA sẽ là tiêu chuẩn duy nhất được áp dụng tại Anh, vì vậy các doanh nghiệp phải có kế hoạch chuẩn bị để đáp ứng tiêu chuẩn này Để từ đây các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao được uy tín của mình không chỉ ở thị trường Anh mà có ở các thị trường khó khác từ đó tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam với các đối thủ khác

Từ việc nâng cao năng suất sản phẩm kết hợp với đổi mới khoa học công nghệ giúp các sản phẩm được tạo ra có tính đồng nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Anh Qua đó, các doanh nghiệp vừa tối ưu hóa được chi phí sản phẩm giúp giá thành sản phẩm của Việt Nam ta cạnh tranh được với các nước khác

4.2.2 Tích cực mở rộng kênh tìm kiếm khách hàng

Không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh mà các doanh nghiệp cũng phải cần mở rộng kênh tìm kiếm các khách hàng của mình Đầu tiên doanh nghiệp cần phải quan tâm đến khách hàng của mình thông qua việc tìm hiểu và am hiểu văn hóa, tập quán Các doanh nghiệp phải tìm hiểu kĩ về văn hóa của người Anh qua thông tin trên các trang mạng như Google, văn hóa của người Anh theo Hofstede, để biết cách giao tiếp, cư xử, tránh có những hành động cấm khi làm việc với người Anh để tạo mối quan hệ tốt đẹp, nâng cao được uy tín từ đó có những khách hàng tiềm năng Các doanh nghiệp không những chỉ tiếp cận khách hàng qua các kênh thương mại điện tử mà còn phải mở rộng thêm các hoạt động tìm kiếm khách hàng mới như kênh trực tiếp của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần tạo một trang cá nhân riêng của doanh nghiệp không chỉ có thông tin đầy đủ về doanh nghiệp, cách thức liên hệ mà phải bắt mắt từ đó đăng tải trên các sàn thương mại điện tử như: Amazon, Alibaba, eBay, để khách hàng thông qua đó mà tìm đến doanh nghiệp Bên cạnh việc để khách hàng tự tìm đến mình thì các doanh nghiệp cũng nên tiếp cận khách hàng qua Đại sứ quán của Việt Nam tại Anh, Tổng cục Hải quan để được cung cấp cách liên hệ với khách hàng Qua đây doanh nghiệp có thể trực tiếp liên hệ với khách hàng để giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm của mình Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước có thể tìm kiếm và liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam tại Anh để từ đó đưa các sản phẩm đồ gỗ của mình sang hay có được thông tin, cách liên lạc với khách hàng như Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Vương quốc Anh (VBUK)

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược triển khai thu hút khách hàng bằng việc tích cực tham gia các hội chợ triển lãm đồ gỗ, nội thất được tổ chức tại Việt Nam như: Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam (VIFA EXPO) là hội chợ thường niên lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam, Vietnamwood & furnitec - Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị chuyên ngành chế biến gỗ, Vifa Home- Hội chợ Đồ gỗ và Trang trí nội thất Việt Nam, Tại Anh như: January Furniture Show (JFS) triển January Furniture Show (JFS), Thông qua các hội chợ triển lãm này chính là cầu nối giao thương giúp các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội trực tiếp kết nối, giới thiệu sản phẩm và xu hướng mới nhất đến khách hàng là các nhà nhập khẩu, nhà mua hàng, các đơn vị thương mại đang tìm nguồn cung ứng trong nước và quốc tế

4.2.3 Kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, hướng tới ổn định nguồn nguyên vật liệu Để kiểm soát tốt được chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào các doanh nghiệp phải chú trọng vào quá trình quản lý nguồn nguyên liệu có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng Đầu tiên, các doanh nghiệp phải xác định được những chủng loại cây trồng phù hợp cho hoạt động xuất khẩu gỗ Qua đó, quy hoạch những vùng nguyên liệu theo lợi thế của từng vùng cho từng loại cơ cấu sản phẩm Không chỉ vậy các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào Để đạt được điều này thì các doanh nghiệp nên liên kết với các doanh nghiệp khác cùng ngành như: Công ty xuất khẩu gỗ Phương Nam, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Á Châu, để có nguồn cung uy tín công thêm việc kết hợp với các hộ trồng rừng ở Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa, Đồng Nai, đã đạt được chứng chỉ FSC Không những thế các doanh nghiệp cần phải xây dựng các phương án liên kết hợp tác, đầu tư cho các hộ trồng rừng để thực hiện quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ rừng để từ đó hạn chế phụ thuộc và nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Nga, tránh việc nhập khẩu những nguồn nguyên liệu kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu gỗ sang Anh và giảm uy tín của nước ta tại thị trường Anh quốc

Ngoài ra, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu là một điều rất cần thiết Các doanh nghiệp nên ứng dụng khoa học công nghệ ngay từ lúc lựa chọn giống, phát triển sản xuất giống cây để có thể kiểm soát cũng như đảm bảo được chất lượng giống Trong quá trình trồng rừng, thâm canh cũng cần các máy móc công nghệ hiện đại để quản lý theo dõi, chăm sóc để đảm bảo cho cây trồng phát triển tăng trưởng tốt đạt được chứng chỉ quốc tế Quan trọng hơn hết là ứng dụng dụng vào công tác phòng cháy rừng, có các hệ thống theo dõi cảnh báo, dự báo cấp dự báo cháy rừng bằng cách cài đặt các phần mềm FMRS, Vtoll, GeoPfes, có màn ảnh vệ tinh để dễ quan sát

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w