LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
Khái niệm về mục tiêu, mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu là những ý tưởng nằm trong suy nghĩ hoặc được đề ra thành một kế hoạch cụ thể nào đó của một cá nhân hay tập thể Trong đó có thời hạn hoàn thành, các việc cần làm trong một thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn Và đặc biệt là xác định những nỗ lực cần có để đạt được mục tiêu đó
Mục tiêu nghề nghiệp là những kế hoạch, mục tiêu và khát vọng nghề nghiệp mà một người mong muốn đạt được trong sự nghiệp của mình Mục tiêu nghề nghiệp có thể là một vị trí cụ thể mà bạn muốn đạt được, một cấp bậc cao hơn trong công việc, sự thăng tiến trong công việc.
Phân loại mục tiêu
2.1 Phân loại mục tiêu dựa trên thời gian
+ Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu có thể hoàn thành được trong thời gian ngắn Ví dụ như bạn đặt mục tiêu cho mình là sẽ cố gắng làm việc để nhận thưởng cuối năm, hoàn thành khóa học tiếng Anh giao tiếp trong 6 tháng, bán được một căn bất động sản trong thời gian 2 tháng Đặc điểm của mục tiêu ngắn hạn là không có thời gian cụ thể, bạn có thể đạt được hoặc không đạt được trong một thời gian nào đó Và người ta có thể đo lường mục tiêu ngắn hạn bằng thời gian 1 ngày hoặc 1 tháng trong tổng thể của một kế hoạch dài hạn
+ Mục tiêu dài hạn: Là những dự định mà chủ thể thực hiện hoặc cam kết thực hiện, hoàn thành trong khoảng thời gian dài, có thể kéo dài lên đến 5 - 10 năm. Trong mục tiêu dài hạn này sẽ bao gồm các mục tiêu ngắn hạn cần đạt được Đặc biệt đó là loại mục tiêu này sẽ khá rõ ràng, thể hiện thành quả lao động của bản thân Ví dụ như bạn đặt mục tiêu sau 5 năm sẽ trở thành trưởng phòng marketing. Để đạt được điều đó, bạn sẽ cần phải trải qua thời gian 2 tháng thử việc và thêm vài năm làm nhân viên rồi có thể từ từ tích lũy kinh nghiệm để đảm nhận vai trò trưởng phòng
2.2 Phân loại mục tiêu theo chủ đề
+ Mục tiêu cá nhân: Là những mục tiêu của riêng một cá nhân cụ thể Thông thường mục tiêu này sẽ do bản thân một người tự đặt ra cho mình
+ Mục tiêu tập thể: Là mục tiêu chung được đặt cho những cá nhân ở trong một tập thể đó
2.3 Phân loại theo cấp bậc
+ Mục tiêu đơn giản: Là những mục tiêu có thể dễ dàng đạt được bằng khả năng của chủ thể
+ Mục tiêu phức tạp: Là những mục tiêu khó khăn, có nội dung phức tạp mà chủ thể khó hoàn thành được hay để có thể hoàn thành cũng không phải là điều dễ dàng.
Tại sao cần phải có mục tiêu ?
Việc đặt ra mục tiêu rất quan trọng vì nó giúp chúng ta có hướng đi rõ ràng, tập trung nỗ lực vào những việc cần thiết nhất Mục tiêu giúp ta nhìn thấy được hình ảnh tương lai mà mình muốn đạt được và giúp ta xác định được những bước cụ thể để đến được đó Cụ thể:
⁃ Mục tiêu giúp tạo ra ước mơ: Rất nhiều người thường ú ớ với những ước mơ của mình vì họ chẳng có một ước mơ nào cụ thể Hoặc là mọi thứ quá xa rời thực tế hoặc là không có cách nào để đạt được ước mơ Tất cả là do chúng ta đã không lập ra kế hoạch và mục tiêu để hành động mà mọi thứ cứ đi trong một vòng luẩn quẩn, đụng đâu đánh đó
⁃ Mục tiêu là thước đo của năng lực: Mức độ hoàn thành mục tiêu, mức độ hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn của mục tiêu khẳng định được năng lực của chủ thể Hoàn thành trước hạn, chất lượng, kết quả tốt…thể hiện năng lực, trách nhiệm của chủ thể trong cuộc sống, công việc, học tập Đương nhiên, điều kiện để đánh giá đúng năng lực của chủ thể là việc đặt mục tiêu là phù hợp, đúng đắn
⁃ Mục tiêu giúp định hướng thực hiện: Không có mục tiêu thì chắc chắn bạn sẽ không thể tạo ra một kế hoạch thực hiện hoàn chỉnh Mọi thứ cứ tùy hứng và
3 không có thời gian hoàn thành cho những mục tiêu dài hạn Kể cả những mục tiêu ngắn hạn thì chúng ta cũng không có cách nào sắp xếp ổn thỏa để thực hiện Điều này làm mọi người thường bị mất phương hướng trong công việc của mình
⁃ Mục tiêu giúp khẳng định những nỗ lực: Hệ quả của mục tiêu chính là hành động mà khi đã thực hiện thì chắc rằng các bạn sẽ đạt được một điều gì đó Điều này là sự khẳng định cho mọi nỗ lực mà chúng ta đã cố gắng để thực hiện Khi nhìn thấy được kết quả cho những mục tiêu ngắn hạn lại tạo thêm một niềm tin vững chắc để mọi người hướng đến mục tiêu dài hạn xa hơn
⁃ Mục tiêu giúp linh hoạt trong việc lựa chọn: Khi bạn quyết tâm trở thành một chuyên viên thiết kế nhưng điểm xuất phát lại bắt đầu từ một vị trí biên tập nội dung Chắc chắn bạn sẽ không ngồi đấy mà mải mê với việc tạo ra con chữ mà thay vào đó là linh hoạt tìm kiếm cơ hội để nhảy việc và cố gắng đi đúng định hướng ban đầu
=> Có thể thấy, mục tiêu càng bám sát khả năng, ước muốn thì chủ thể càng có nhiều cơ hội để đạt được mục đích, thực hiện được mong ước, lý tưởng của mình.
Ý nghĩa của việc xác lập mục tiêu
Mục tiêu có rất nhiều ý nghĩa trong học tập, công việc cũng như cuộc sống Hiểu được điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi việc Dựa trên khái niệm và phân loại, có thể thấy xác định mục tiêu sẽ mang đến một số ý nghĩa như:
- Giúp tạo nền móng cho quá trình thực hiện các mong muốn hoặc nhu cầu của một cá nhân, tập thể.
- Khi đặt mục tiêu, bạn sẽ tập trung mọi nguồn thực để hoàn thành mà không bị phân tán
- Đặt mục tiêu cũng giúp bạn rất nhiều trong việc quản lý thời gian, phân bổ nguồn lực hợp lý, tiết kiệm công sức cũng như đưa ra đánh giá một cách đúng đắn và chính xác hiệu quả làm việc.
- Đặt mục tiêu chính là cách tạo ra động lực cho bản thân để hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian đã được ấn định cụ thể
Tiêu chí xác định mục tiêu
Có thể thấy, việc xác định, đặt ra mục tiêu cho bản thân là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người Vậy làm sao để làm được điều đó? Cụ thể:
⁃ Xác định mục tiêu theo đúng khả năng của mình: Khi đặt ra mục tiêu không phù hợp với khả năng của mình, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu đó và có thể dẫn đến thất vọng hay mất động lực Việc đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng sẽ giúp bạn tập trung vào những gì mình có thể làm tốt nhất và giúp bạn đạt được mục tiêu một cách hiệu quả hơn
⁃ Đánh giá mục tiêu toàn diện nhất: Khi xác định mục tiêu, đánh giá mục tiêu toàn diện là rất quan trọng Nó không chỉ bao gồm xác định ưu điểm và nhược điểm mà còn đưa ra các yếu tố tác động để đảm bảo rằng mục tiêu của bạn phù hợp với khả năng và sự nghiệp của mình
⁃ Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể: Mục tiêu phải được xác định rõ ràng và cụ thể để đảm bảo rằng bạn có thể tập trung vào việc đạt được mục tiêu đó Mục tiêu chung chung sẽ làm cho bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, hoặc không thể đo lường được tiến độ của mình
⁃ Phải phân loại mục tiêu: Bạn cần phân loại mục tiêu cụ thể và đảm bảo rằng chúng phù hợp với kế hoạch tổng thể của mình Điều này giúp bạn xác định được thời gian thực hiện cũng như thời điểm hoàn thành và phân bổ nguồn lực phù hợp
⁃ Đặt ra thời gian hoàn thành mục tiêu: Bạn hãy xác định thời hạn hoàn thành cụ thể để có thể đo lường tiến độ và đảm bảo đạt được mục tiêu một cách hiệu quả Nếu không có thời hạn, bạn có thể rơi vào tình trạng lười biếng, trì hoãn và mất động lực.
Cách thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu là quá trình xác định các mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được và lập kế hoạch thực hiện Dưới đây là các bước để thiết lập mục tiêu:
Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng, chính xác: Bạn cần xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng Một mục tiêu không rõ ràng sẽ rất khó để đạt được Hãy đặt câu hỏi
5 cho chính bạn, ví dụ như “Tôi muốn đạt được gì?” hoặc “Tôi muốn điều gì xảy ra?”
Bước 2: Đo lường mục tiêu: Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần đo lường nó Bạn phải biết rõ được cách đo lường để đạt được mục tiêu của mình Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, bạn cần đo lường số lượng calo bạn tiêu thụ và số lượng calo bạn đốt cháy trong ngày
Bước 3: Thiết lập mục tiêu thực tế: Mục tiêu phải thực tế và khả thi thì mới đạt được Bạn cần phải xem xét những rào cản, thách thức có thể xuất hiện và đảm bảo rằng mục tiêu của bạn không quá khó hoặc quá dễ để đạt được
Bước 4: Thiết lập thời gian: Mục tiêu cần phải có thời gian cụ thể để thực hiện và hoàn thành Bạn cần phải đặt một mốc thời gian để theo dõi tiến độ của mình và đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng
Bước 5: Lập kế hoạch và hành động Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần lập kế hoạch và hành động để đạt được chúng Hãy liệt kê các bước cụ thể mà bạn sẽ thực hiện, đồng thời lên kế hoạch cho từng bước
Bước 6: Theo dõi và đánh giá tiến độ Bạn cần theo dõi và thường xuyên đánh giá tiến độ của mình để điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết Điều này giúp bạn đảm bảo rằng bạn đang tiến đến mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả.
Ngoài ra chúng ta có thể xác định mục tiêu dựa vào nguyên tắc SMART : Mục tiêu SMART là nguyên tắc để xây dựng mục tiêu, dựa trên 5 thành phần: Specific (Tính cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả năng thực hiện), Realistic (Tính thực tế), Time-bound (Khung thời gian).
Mục tiêu SMART chứa năm khía cạnh giúp chúng ta tập trung và đánh giá lại mục tiêu khi cần.
Mục tiêu càng cụ thể càng cho chúng ta biết được chính xác những gì cần theo đuổi để đạt được mục tiêu đó Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi mục tiêu càng rõ ràng, tính khả thi của mục tiêu đó càng cao.
Ví dụ: Một người đặt mục tiêu đọc 100 cuốn sách mỗi năm, tuy nhiên mục tiêu như vậy còn chung chung Một mục tiêu cụ thể hơn là một tuần, một tháng đọc bao nhiêu cuốn mới đạt được 100 cuốn sách trong vòng 1 năm? Một ngày đọc bao nhiêu giờ? Đọc loại sách gì? Đọc sách ở đâu? Đọc như thế nào? Khi càng hình dung rõ các ý định thì càng dễ định hình được những việc cần làm để đạt được mục tiêu đó.
Measurable có nghĩa là có thể đo lường được, nguyên tắc này liên quan tới những con số. Một mục tiêu có thể cân đo đong đếm chắc chắn là một mục tiêu đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để lên kế hoạch hoàn thành Những con số mà chúng ta đặt ra cho mục tiêu giống như một bàn đạp tinh thần vững chắc, chúng thúc đẩy và truyền động lực để thực hiện.
BÌNH LUẬN VỀ NHẬN ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ
từ chung chung, không rõ ràng.
A = Achievable - Khả năng thực hiện
Achievable là tính khả thi, tức là mục tiêu đó phải có khả năng thực hiện, không xa rời, phi thực tế Hãy hiểu về khả năng của bản thân trước khi đưa ra một mục tiêu nào đó, nếu không sẽ rất dễ khiến chúng ta bỏ cuộc
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ nên đặt những mục tiêu đơn giản và tránh những thử thách Điều này có thể dẫn đến cảm giác không có gì thách thức để muốn chinh phục Thay vào đó, hãy cố gắng tìm được sự cân bằng giữa việc đặt những mục tiêu khả thi mà vẫn đòi hỏi những thử thách và khuyến khích chúng ta khám phá tiềm năng tối đa của mình.
Ví dụ: Một người đặt mục tiêu đọc hết 2 cuốn sách Marketing mỗi ngày, đây là một mục tiêu hoàn toàn không khả thi Nếu đặt ra mục tiêu xa vời như vậy, người đó chỉ suốt ngày cầm sách đọc cho xong 2 cuốn, nhồi nhét kiến thức không hiệu quả và đồng thời sẽ khó có thời gian để làm việc gì khác Việc này chắc chắn không thể kéo dài và khiến người đó dễ dàng bỏ cuộc.
Mục tiêu sẽ khó có thể thực hiện được nếu thiếu đi tính thực tế Một người không đủ sức khỏe, thời gian, không gian sinh hoạt, phương tiện hỗ trợ, thì không thể làm việc gì đó được Do đó, cần đảm bảo có đủ điều kiện thực tế để thực hiện mục tiêu
Cũng là ví dụ một người đặt mục tiêu đọc 2 cuốn sách Marketing mỗi ngày Tuy nhiên nếu người đó đi làm văn phòng 1 ngày 8 tiếng, thêm thời gian dùng để sinh hoạt, ăn uống thì chắc chắn việc đọc được 2 cuốn sách mỗi ngày là hoàn toàn không thể thực hiện được.
T = Time bound - Khung thời gian Đặt mục tiêu trong một khung thời gian cụ thể giúp chúng ta có động lực hơn để đạt được mục tiêu Trong quá trình thực hiện, ta có thể biết được mình đang ở đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh tiến độ nếu đang đi chậm hơn so với kế hoạch đề ra.
CHƯƠNG II: BÌNH LUẬN VỀ NHẬN ĐỊNH VÀ LIÊN HỆ
1 Bình luận về nhận định “Cuộc sống chỉ có giá trị khi có thứ gì đó đáng giá làm mục tiêu”
Con người được sinh ra với rất nhiều tham vọng Ai cũng muốn thành công, nhưng
8 không phải ai cũng có thể thành công Vậy điều khác biệt là ở đâu? Chuyện thành công hay thất bại do rất nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó chủ yếu là tính “mục đích” Vì vậy nhà văn học người Pháp Đi-đơ-rô đã nhận xét: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường” Ai cũng có cho mình một cuộc sống, điều khác biệt ở đây chỉ là họ chọn trở thành người vạch ra được mục tiêu đáng giá mà mình muốn chinh phục hay trở thành một người không có mục đích, hoài bão gì, tựa như một còn thuyền trôi lênh đênh vô định ngoài biển khơi Con người chỉ thực sự thấy cuộc sống của mình giá trị khi có thứ đáng giá làm mục tiêu, thúc đẩy mình tiến lên Chính vì vậy, nhận định “Cuộc sống chỉ có giá trị khi có thứ gì đó đáng giá làm mục tiêu” là hoàn toàn đúng.
Thật vậy! Trong xã hội, có những người đạt được thành công, danh tiếng và tài năng, nhưng cũng có những người vẫn mãi gặp khó khăn, sống chật vật và không đạt được gì đáng kể Một người biết cách đặt mục tiêu cho bản thân là họ đã nắm bắt được cuộc đời của mình Mục tiêu là những mong muốn, dự định và khát khao của con người trên hành trình trải nghiệm Mục tiêu giống như một chiếc la bàn, giúp ta biết được hướng đi của mình và tránh xa những cám dỗ để đi đúng đường Doanh nhân nổi tiếng Bill Gates đã đặt ra những mục tiêu nhất định và với việc xác định mục tiêu đúng đắn, ông đã giúp cả nhân loại sử dụng phần mềm tiện ích và hữu hiệu cho máy tính Việc xác định mục tiêu cũng giúp cho những người trẻ hiện nay tìm được định hướng, tạo động lực, nuôi dưỡng đam mê và khao khát chinh phục những kế hoạch Xác định mục tiêu cũng thúc đẩy con người phấn đấu, nỗ lực vươn lên những khó khăn, hướng tới một lối sống tích cực và có giá trị Đối với con người, mục tiêu đáng giá là nguồn cảm hứng và động lực để tiếp tục phấn đấu và phát triển
Khi có mục tiêu trong cuộc sống chúng ta có mục đích rõ ràng và hướng dẫn để đi tới Mục tiêu đáng giá giúp cho ta đạt được nhiều thứ hơn, giúp ta phát triển, trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình Những người có mục tiêu họ biết mình muốn gì, mình phải làm gì, mình mất bao lâu hay phải trả giá như thế nào cho mục tiêu ấy Mục tiêu càng đáng giá thì họ lại càng cố gắng, liều mình để có thể đạt được Khi đặt mục tiêu và làm việc hướng tới nó, ta cần chuyên tâm, kiên trì, phát triển các kỹ năng và sự thành thạo, điều này giúp nâng cao khả năng, tự tin và tự trị của bản thân Tiếp đó là mang lại sự thoả mãn, hạnh phúc Khi đạt được những mục tiêu đáng giá chúng ta cảm thấy tự hào và hài lòng với những công sức mà mình đã bỏ ra Cảm giác thành công, tự hào này tạo ra sự hạnh phúc và động lực tiếp tục tiến xa hơn Hay nó còn tạo dựng mối quan hệ, kết nối với xã hội Khi có chung mục tiêu ta có thể hợp tác cùng làm việc với những người khác để đạt được những thành tựu lớn, giúp tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ, gắn kết
9 Đa phần giới trẻ hiện nay để biết tìm cho mình những mục tiêu để phấn đấu Có thể không quá lớn lao, nhưng đối với những bạn trẻ đó lại là động lực để đẩy bản thân đi về phía trước mỗi ngày Đáng mừng là vậy, nhưng vẫn có những người sống buông thả, mặc kệ cuộc đời Họ không bao giờ đặt mục tiêu, cũng không bao giờ tự hỏi cuộc sống của mình như vậy có đáng giá không Họ “đến đâu hay đến đấy”, không có kế hoạch cho tương lai Chính vì vậy họ như những người “bịt mắt đi trong sương”, không bao giờ thấy phía, cũng không chịu nghĩ cách để bản thân thấy đường Kết quả là họ thất bại, cảm thấy bản thân bất lực, cuộc sống cũng chẳng có giá trị gì
Một cuộc sống có giá trị là khi mình sống hết mình với bản thân, cảm thấy hạnh phúc, thấy những việc mình làm đã giúp được gì đó cho những người xung quanh và xã hội Mà việc đặt ra và đạt được mục tiêu chính là cách khiến ta thấy cuộc sống có giá trị. Trên hành trình đạt mục tiêu, chúng ta có cơ hội khám phá, trải nghiệm, học hỏi được nhiều điều mới, cùng với những kỉ niệm là những kho báu vô giá mà ta có thể giữ mãi trong lòng Tóm lại cuộc sống chỉ có giá trị khi có mục tiêu đáng giá vì nó mang lại ý nghĩa, hạnh phúc, phát triển và kết nối xã hội Mục tiêu đáng giá giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn, mang đến những ý nghĩa to lớn và niềm hạnh phúc lớn lao cho bản thân, cũng như thúc đẩy ta tiến về phía trước, sống một cuộc sống có ý nghĩa và đáng sống hơn.
2 Liên hệ vấn đề tới giới trẻ
2.1 Tổng quan về vấn đề xác định mục tiêu nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
Việt Nam ở những thế kỉ trước chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa phương Bắc Có những nét văn hóa rất hay, nhưng cũng có những thứ rất bảo thủ, lạc hậu Những thế hệ trước chúng ta, đa phần đều gắn bó với con trâu, ruộng lúa, không có cơ hội để tìm kiếm những việc làm khác, cũng bởi một phần nước ta chính là nông nghiệp, các ngành nghề khác thời bấy giờ chưa thực sự nhiều Hơn nữa, những định kiến về giới, định kiến nghề nghiệp thời xưa thật sự nhiều, ví dụ như “con gái không cần học nhiều sau này kiểu gì cũng lấy chồng”; con cái phải nối nghiệp cha mẹ; “sĩ nông công thương” người thương nhân là người bị xếp thấp nhất, người Việt ta xưa cho rằng nghề kinh doanh chỉ là buôn nước bọt, mua chỗ này rẻ rồi bán chỗ kia đắt, ăn chênh lệnh, không làm ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần cho xã hội; tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), người phụ nữ chỉ ở nhà chăm sóc chồng con;… rất nhiều ý nghĩ cổ hủ, lạc hậu từ xa xưa đã hạn chế sự tự do lựa chọn nghề nghiệp cha ông ta Cũng chính vì những định kiến này mà thế hệ trước không thể có một cái nhìn toàn diện về nghề nghiệp cũng như quyền được lựa chọn nghề nghiệp bản thân mong muốn.
May mắn thay, xã hội ngày càng tiên tiến và phát triển đưa đất nước đi lên hội nhập với thế giới, nhiều phong tục cổ hủ, lạc hậu như ngày xưa dần dần được xóa bỏ Chúng ta, lớp người trẻ, hay còn được gọi là Gen Z là những bạn trẻ có độ tuổi từ 13 đến 22 – thế hệ tương lai cho nền kinh tế của toàn cầu Các bạn trẻ gen Z vừa thể hiện được tính kế thừa của Millennials (thế hệ Y) vừa có nhận thức về mục tiêu sống rõ ràng Qua lăng kính của các bạn, thành công không hẳn là những công việc có lương ổn định, hấp dẫn mà cơ hội được học hỏi, thể hiện bản thân mới là yếu tố tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp Đây chính là điểm khác biệt của thế hệ gen Z so với với các thế hệ trước.
Giới trẻ thuộc độ tuổi này luôn mang trong mình sự nhiệt huyết, tự tin, năng động, đa nhiệm và thích khám phá những điều mới mẻ Chính vì thế, lựa chọn một công việc bản thân yêu thích, mang lại niềm vui và cơ hội phát triển chính là mục tiêu của các bạn khi định hướng nghề nghiệp Họ sẽ không mong muốn được ai đó sắp xếp sẵn cuộc sống mà muốn nỗ lực nắm lấy tương lai, hoàn thiện bản thân với những kỹ năng cần thiết Với tư duy tích cực này khiến các doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào nguồn nhân lực gen Z quan trọng này.
Song song với việc có nhiều đam mê và hoài bão, giới trẻ ngày nay cũng mắc phải một vấn đề lớn – không tìm được công việc đáp ứng nhu cầu của bản thân mình Tuy rằng đã có nhiều công cụ, phương pháp hỗ trợ để bản thân có thể xác định được mục tiêu nghề nghiệp cho mình như các bài test trắc nghiệm về tính cách, về nghề nghiệp phù hợp… Nhưng phần lớn vẫn còn khá mông lung trong việc này