1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích vàđánh giá tính hấp dẫn của thị trường việt nam đối với công ty costco

64 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và Đánh Giá Tính Hấp Dẫn Của Thị Trường Việt Nam Đối Với Công Ty Costco
Người hướng dẫn Nguyễn Phương Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 10,04 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Đánh giá tính hâốp dâẫn c a m t th tr ủ ộ ị ườ ng (0)
    • 1.1.1. Đánh giá th tr ị ườ ......................................................................................5 ng 1.1.2. Đánh giá c nh tranhạ (0)
    • 1.1.3. Đánh giá nguồồn l c ự (10)
    • 1.1.4. Đánh giá khuyếến khích đầồu tư (0)
    • 1.1.5. Đánh giá r i ro ủ (0)
  • 2.1. Gi i thi u doanh nghi p Costco ớ ệ ệ (12)
    • 2.1.1. Gi i thi u khái quát Costco ớ ệ (12)
    • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát tri n. ể (12)
    • 2.1.3. Quy mồ và ph m vi ho t đ ng ạ ạ ộ (0)
  • 2.2. Đánh giá tính hâốp dâẫn c a th tr ủ ị ườ ng Vi t Nam đốối v i cống ty Costco ệ ớ (14)
    • 2.2.1. Đánh giá th tr ị ườ ....................................................................................12 ng 2.2.2. Đánh giá c nh tranhạ (14)
    • 2.2.3. Đánh giá nguồồn l c ự (0)
    • 2.2.4. Đánh giá khuyếến khích đầồu tư (45)
    • 2.2.5. Đánh giá r i ro ủ (47)
  • 3.1. C h i ơ ộ (55)
  • 3.2. Thách th c ứ (56)
  • 3.3. Gi i pháp ả (58)

Nội dung

Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận cácđiều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tănglợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấ

Đánh giá tính hâốp dâẫn c a m t th tr ủ ộ ị ườ ng

Đánh giá nguồồn l c ự

Nguồn lực tự nhiên Nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có

Cơ sở hạ tầng và công nghiệp phụ trợ

Cơ sở hạ tầng sẵn có

CN phụ trợ sẵn có

Nguồn nhân lực Chi phí nhân công

Chất lượng nguồn nhân lực

1.1.4 Đánh giá khuyến khích đầu tư

Hỗ trợ tài chính: miễn giảm thuế, hỗ trợ khoản vay, hỗ trợ bảo hiểm rủi ro. Ưu tiên: tín dụng, bất động sản, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu thị trường

Hỗ trợ xuất nhập khẩu, kích thích cầu trong nước, tạo dựng vị thế cạnh tranh, … 1.1.5 Đánh giá rủi ro

Hình 1.2 Các nhần tồế đánh giá r i ro quồếc gia ủ

Đánh giá r i ro ủ

Gi i thi u doanh nghi p Costco ớ ệ ệ

Gi i thi u khái quát Costco ớ ệ

Costco, hay còn đ ược biếất đếấn v i tến g i ớ ọCostco Wholesale Corporation, có trụ s chính t i Issaquah, Washington, Hoa Kỳ, là m t t p đoàn đa quốấc gia Myẫ ở ạ ộ ậ chuyến vếề các m ng bán l và ả ẻ điếều hành m t chuốẫi các cấu l c b bán buốn ch dành choộ ạ ộ ỉ các thành viến (Warehouse Club) được thành l p b i James Sinegal và Jeffrey H.ậ ở Brotman vào ngày 15 tháng 9 năm 1983.

Costco được biết đến với việc chuyên cung cấp hàng hóa có thương hiệu quốc gia và khu vực có chất lượng hàng đầu với mức giá thấp hơn đáng kể so với mức giá thường ở các nguồn bán buôn hoặc bán lẻ thông thường Các nhà kho của Costco được thiết kế để giúp các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm chi phí mua hàng để bán lại và sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng ngày.

Tính đến năm 2020, Costco là nhà bán lẻ lớn thứ năm trên thế giới và là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới về thịt bò hảo hạng, thực phẩm hữu cơ, gà quay và rượu vang Năm

2021, Costco được xếp hạng thứ 10 trong bảng xếp hạng Fortune 500 về các tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ tính theo tổng doanh thu.

Quá trình hình thành và phát tri n ể

●12/07/1976: Tiền thân của Costco là Price Club, mở cửa hàng đầu tiên tại San Diego, California Price Club yêu cầu người mua hàng phải trở thành thành viên và trả phí thành viên hàng năm.

●Năm 1980: Price Club phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, sau đó mở rộng ở nhiều thị trường bao gồm: Canada, California, Colorado và British Columbia,

●Năm 1983: James (Jim) Sinegal và Jeffrey H Brotman mở Costco Warehouse đầu tiên ở Seattle kinh doanh phân phối bán buôn Cửa hàng thứ hai được mở ở Portland vào tháng 10 và cửa hàng thứ ba ở Spokane vào tháng 12

●Năm 1985: Công ty ra mắt công chúng

●Năm 1987: Công ty chuyển trụ sở chính đến Kirkland

●Năm 1993: Costco và Price Club đã đồng ý hợp nhất các hoạt động lấy tên là PriceCostco và thành viên của Price Club có thể sử dụng thẻ thành viên của họ để mua sắm tại Costco và ngược lại

●Năm 1994: CEO của PriceClub rời công ty để thành lập PriceSmart, một chuỗi Warehouse Club ở Trung Mỹ và Caribe không liên quan đến chuỗi Costco hiện tại.

●Năm 1996: Công ty chuyển trụ sở chính từ Kirkland đến địa điểm hiện tại ở Issaquah.

●Năm 1997: Công ty đổi tên thành Costco Wholesale Corporation, và tất cả các địa điểm còn lại của Price Club được đổi tên thành Costco.

●Năm 2005: Công ty đã thay thế Warehouse đầu tiên ở Seattle bằng một Warehouse mới trên một lô đất liền kề

●Ngày 26/04/2012: CNBC đã công chiếu bộ phim tài liệu của mình, The Costco Craze: Inside the Warehouse Giant.

●Năm 2014: Công ty là nhà bán lẻ lớn thứ ba ở Hoa Kỳ Đồng thời, Costco công bố kế hoạch mở một cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc thông qua Alibaba Group.

●Năm 2016: Công ty đã công bố mở 29 địa điểm mới vào Span Construction, dẫn dắt bởi King Husein

●Ngày 27/08/2019: Công ty đã khai trương địa điểm đầu tiên ở Trung Quốc, tại Thượng Hải.

●Cho đến hiện nay, Costco đã đạt 123,0 triệu thành viên (12/2/2023)

2.1.3 Quy mô và ph m vi ho t đ ngạ ạ ộ

Costco chia hoạt động kinh doanh của mình thành ba mảng: Hoạt động tại Hoa

Kỳ, Hoạt động tại Canada và Hoạt động quốc tế khác 3 mảng kinh doanh này được báo cáo theo doanh thu và thu nhập hoạt động Trong số ba mảng, Hoạt động tại Hoa

Kỳ là lớn nhất, tiếp theo là hoạt động tại Canada và cuối cùng là hoạt động quốc tế Tính đến tháng 3/2023, Costco có 849 Warehouse trên toàn thế giới:

● 584 Warehouse ở Hoa Kỳ (bao gồm cả Đặc khu Columbia và Puerto Rico)

Quy mồ và ph m vi ho t đ ng ạ ạ ộ

Đánh giá tính hâốp dâẫn c a th tr ủ ị ườ ng Vi t Nam đốối v i cống ty Costco ệ ớ

Đánh giá th tr ị ườ 12 ng 2.2.2 Đánh giá c nh tranhạ

2.2.1.1 Quy mồ th trị ườ ng

Nhóm yếu tố xã hội học

Tại Miền Bắc, với lối sống hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cùng gia đình và các định hướng dài hạn, khách hàng ưa chuộng các sản phẩm cao cấp, có mức độ trung thành với sản phẩm khá cao, và chủ yếu mua hàng dựa trên yếu tố truyền miệng. Chính vì nhu cầu mua hàng này mà các nhà bán lẻ gặp khó khăn hơn trong việc thâm nhập vào thị trường, nhưng lại dễ dàng hơn để đẩy bán các hàng tồn kho

Tại miền Trung, với lối sống an toàn và tiết kiệm được đặt lên hàng đầu, khách hàng chú ý nhiều tới các sản phẩm giá rẻ, mua hàng dựa trên tư vấn của chủ cửa hàng. Điều này dẫn tới việc các nhà bán lẻ có ít khả năng dự trữ hơn.

Tại miền Nam, với lối sống trọn từng phút giây, người mua bị hấp dẫn bởi sự đa dạng, nhiều trải nghiệm và các hoạt động Above The Line của các nhãn hàng Chính

12 bởi nhu cầu này mà các nhà bán lẻ cần chú trọng hơn trên các kênh bán hàng hiện đại cũng như các hoạt động marketing trên nền tảng số Bên cạnh đó, người miền Nam có xu hướng mua sắm nhanh và tùy hứng – họ sẽ mua cái gì họ cần vào lúc đó Họ vẫn thích các sản phẩm cao cấp nhưng 48% cho rằng những thứ đó chỉ dành cho những người thích gây sự chú ý, do vậy họ thích chi tiền mua những sản phẩm thiết yếu hơn.

Do đó, đây sẽ là thị trường rất tiềm năng cho các nhà bán lẻ kinh doanh sản phẩm thiết yếu.

Thói quen và xu hướng tiêu dùng

Theo báo cáo Khảo sát “Người tiêu dùng Việt Nam: Phục hồi, tái cân bằng và đổi mới” được Deloitte Đông Nam Á công bố vào tháng 10/2022 cho thấy Sự lạc quan của người tiêu dùng đang nhanh chóng phục hồi nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 Mặc dù người tiêu dùng còn dè chừng trong việc tăng tổng mức chi tiêu, họ đang dần phân bổ một phần đáng kể chi tiêu của mình từ các nhu cầu thiết yếu sang các khoản chi tiêu tùy thích

Theo kết quả khảo sát, 34% người tiêu dùng có ý định tăng mức chi tiêu của họ cho các nhu cầu thiết yếu, trong đó 75% người trả lời khảo sát đã bày tỏ sự sẵn sàng chi trả đối với danh mục sản phẩm thiết yếu, điều này cho thấy sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng từ số lượng sang chất lượng

Bi uể đồồ 2.1 M c đ vếồ ý đ nh tăng ứ ộ ị m cứ chi tiếu và kh năng chi tr đ s d ngả ả ể ử ụ chầết lượng s n ph m tồết c a ngả ẩ ủ ườ i tiếu dùng Vi t Nam tháng 10/2022 ệ

Việc cân nhắc về giá cả vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng xếp sau các thuộc tính khác của sản phẩm Điều này cho thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam đang cân bằng lại ưu tiên của họ và đánh đổi các thuộc tính về giá cả để có những cân nhắc phù hợp hơn, chẳng hạn như chất lượng, hương vị và sự đa dạng của sản phẩm.

Hình 2.1 Các thu c tính hàng đầồu độ ược xem xét trong quyếết đ nh mua hàng trến cácị danh m c s n ph m ăn đụ ả ẩ ược

Nguồn: Deloitte Người Việt ngày càng tiêu dùng thông minh hơn Khi đời sống văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, người Việt đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn nhưng điều đó không đồng nghĩa họ sẽ chi tiêu không tính toán Khi internet phát triển, người tiêu dùng Việt có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau về cùng một sản phẩm Và trong thời đại mua sắm trực tuyến bùng nổ như hiện nay, người tiêu dùng Việt thường so sánh trước khi ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ vì có rất nhiều lựa chọn.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng gia tăng nhu cầu tìm hiểu về nguồn gốc sản phẩm Trong các yếu tố then chốt có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng gồm: nguồn gốc, chất lượng, tính năng, mùi vị, mua sắm để tặng/ thưởng, bao bì, khuyến mãi, sưu tập, giá cả thì đại đa số người Việt (80 - 90%) khẳng định nguồn gốc là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ so với các yếu tố khác Mọi người tìm hiểu kỹ về các thông tin dinh dưỡng trên bao bì, nhãn mác mà mình chuẩn bị mua Người Việt vẫn có văn hóa tiêu dùng theo kiểu “ăn chắc, mặc bền”, nhất là khu vực miền Trung.

Trong những năm tới tại các thành phố lớn, hành vi tiêu dùng thay đổi như từ mua sắm hàng ngày ở các chợ truyền thống, kể cả "chợ cóc" chuyển sang mua sắm khối lượng lớn cho cả tuần tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và qua mạng Internet;

14 đồng thời gia tăng giá trị mua sắm, sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả chăm sóc sắc đ‹p cho cả phụ nữ và nam giới; dịch vụ du lịch, bảo hiểm, giáo dục Tầng lớp "người tiêu dùng trẻ" cũng như người tiêu dùng có thu nhập cao tăng lên, thúc đẩy hoạt động bán lẻ cao cấp Điều đó cho thấy sự phát triển khá lạc quan của các DN bán lẻ Việt Nam.

- Nhóm yếu tố nhân khẩu học:

+ Dân số, tốc độ tăng trưởng dân số:

Dân số trung bình năm 2022 của cả nước ước tính 99,46 triệu người, tăng 955,5 nghìn người, tương đương tăng 0,97% so với năm 2021 Trong tổng số, dân số thành thị 37,09 triệu người, chiếm 37,3%; dân số nông thôn 62,37 triệu người, chiếm 62,7%; nam 49,61 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 49,85 triệu người, chiếm 50,1%

Cơ cấu dân số giới tính ở nước ta khá cân bằng với nhau Tỷ số giới tính của dân số năm 2022 là 99,5 nam/100 nữ Tuy nhiên, tỷ lệ giới tính nam ở nước ta hiện nay đang có dấu hiệu tăng vọt so với giới tính nữ Tổng tỷ suất sinh năm 2022 đạt 2,01 con/phụ nữ Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là 112 bé trai/100 bé gái; tỷ suất sinh thô là 14,9‰; tỷ suất chết thô là 7‰ Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (số trẻ em dưới 1 tuổi tử vong/1.000 trẻ sinh ra sống) là 12,1‰ Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1.000 trẻ sinh ra sống) là 18,9‰ Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2022 là 73,6 tuổi, trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,4 tuổi.

Hiện nay, nước ta có cơ cấu dân số trẻ với tỷ lệ độ tuổi dưới lao động và lao động chiếm phần lớn trong tổng dân số Đây là dấu hiệu tốt cho các nhà bán lẻ vì tổng thị trường sẽ được mở rộng ra và tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh hơn.

Tuy nhiên, tốc độ già hóa ở nước ta lại phát triển rất nhanh so với mặt bằng chung trên thế giới Theo dự đoán, đến năm 2036, nước ta sẽ có cơ cấu dân số già. Theo số liệu thống kê dân số, năm 2009 tỷ lệ tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam là 35,5% Đến năm 2019, tỷ lệ này đã tăng vọt lên mức 48,8%.

Đánh giá khuyếến khích đầồu tư

Thuế suất ưu đãi: Mức thuế suất ưu đãi 10% được áp dụng trong thời hạn 15 năm và mức thuế suất ưu đãi 17% được áp dụng trong thời hạn 10 năm tính liên tục từ năm phát sinh doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế Thời gian áp dụng ưu đãi có thể được gia hạn trong một số trường hợp cụ thể

Miễn thuế: Các công ty có thể đủ điều kiện để được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 4 năm Thời gian miễn thuế được tính liên tục trong một giai đoạn nhất định từ năm đầu tiên công ty có thu nhập chịu thuếtừ hoạt động ưu đãi, sau đó là giai đoạn giảm thuế với thuế suất giảm 50% so với mức thuế suất đang áp dụng.Với trường hợp công ty không có thu nhập chịu thuế trong vòng 3 năm đầu tiên có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế, thì thời gian miễn thuế được tính từ năm thứ tư kể từ khi công ty đi vào hoạt động.

Miễn thuế nhập khẩu: Theo Điều 5 - Thông tư 83/2016/ TT-BTC, doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho một số dự án nhất định theo quy định của pháp luật.

- Hàng hóa nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và nghiên cứu kỹ thuật.

- Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu với nước ngoài - Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa,dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay vànhững mặt hàng khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).

Có thể thấy chính phủ Việt Nam đã ban hành những luật ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp quốc tế nhằm khuyến khích những doanh nghiệp này mở cửa hàng tại Việt Nam

Ngành bán lẻ là một trong những ngành được chính phủ ưu tiên phục hồi nhiều nhất kể từ sau những ảnh hưởng của COVID-19 Bởi chính phủ ta cũng xác định đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng là 3 mũi nhọn chính của phát triển kinh tế.

Nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ và người lao độn được ban hành điển hình như Chính sách hỗ trợ sơ bộ đạt 55,5 nghìn tỷ đồng (vay ưu đãi, giảm thuế GTGT, thuế môi trường, gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất…)

Trong ngành bán lẻ, trợ cấp chủ yếu ưu tiên cho doanh nghiệp nội địa

Về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài sẽ bao gồm các khoản lợi nhuận hàng năm và khoản đầu tư đã sinh lời Tất cả số tiền này phải được đảm bảo đã thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam Hơn nữa, việc chuyển lợi nhuận phải thực hiện qua tài khoản ngoại tệ đã mở tại một tổ chức tín dụng, ngân hàng được cấp phép Điều khoản này được quy định trong “Điều 11 Pháp lệnh ngoại hối 2005”.

2.2.4.3 Vếồ đầồu t c s h tầồng c a chính phư ơ ở ạ ủ ủ

Chính phủ vẫn luôn có những chính sách đầu tư phát triển, những mục tiêu đề ra song vẫn chưa khắc phục triệt được tình trạng không đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nhiều vùng đời sống người dân còn khó khăn Không thể phủ định rằng cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém, chưa phát triển so với những quốc gia khác trên thế giới, điều

44 này là một trong những nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa và thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến với Việt Nam.

2.2.4.4 Các chính sách khác Để đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông cho hay, từ nay đến năm 2030 ngành công thương đặt ra mục tiêu tái cơ cấu thị trường trong nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững Theo đó, các mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm, du lịch, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử sẽ được khuyến khích, ưu tiên phát triển Bên cạnh đó, hệ thống phân phối chuyển dịch sang các loại hình phân phối hiện đại, ưu tiên vùng nông thôn, miền núi.

Cùng với đó, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN&PTNT kết nối giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng nhằm bảo đảm ổn định cung cầu, giá cả hàng hóa và nguồn gốc sản phẩm Đồng thời quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trong nước bằng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhìn chung, mặc dù chính phủ Việt Nam cũng có rất nhiều chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng rõ ràng họ vẫn quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển thị trường bán lẻ của doanh nghiệp nội địa vì theo lý thuyết của kinh tế thương mại: “Nếu không nắm được phân phối sẽ không nắm được sản xuất.”

Kết luận: Có thuận lợi nhưng cũng kèm theo nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn gia nhập thị trường.

Đánh giá r i ro ủ

Luật pháp Việt Nam bảo vệ hầu hết các quyền cơ bản của doanh nghiệp Căn cứ Điều 12 Luật Đầu tư 2020 quy định về bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển đổi, chuyển thu nhập và vốn đầu tư với điều kiện nhà đầu tư có các tài liệu hỗ trợ theo yêu cầu của pháp luật chứng minh rằng họ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Theo luật, Chính phủ Việt Nam chỉ có thể tịch thu tài sản của nhà đầu tư trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia và chính phủ phải bồi thường cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư bị chiếm đoạt tài sản. Ổn định chính trị Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia có duy nhất một Đảng do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, đưa ra định hướng chiến lược và quyết định tất cả các vấn đề chính sách lớn Theo Property Rights Alliance năm 2022, Việt Nam có chỉ số ổn định chính trị là 5.024, xếp thứ 66/129 quốc gia trên bảng xếp hạng toàn cầu và 11/19 quốc gia trong khu vực Châu Á và Châu Đại Dương

Bi uể đồồ 2.7 Bi u đồồ để ánh giá mồi trường chính tr vàị pháp lu t c a Vi t Namậ ủ ệ giai đo n 2009 – 2022 ạ

B ng 2ả 8 Đánh giá mồi trường chính tr vàị pháp lu t c a Vi t Namậ ủ ệ năm 2022

Như vậy, nền chính trị tại Việt Nam nhìn chung là ổn định so với thế giới Đảm bảo cổ đông có thể chuyển đổi tài sản, mức độ an toàn cho các nhân viên luân chuyển sang làm việc tại Việt Nam là cao và cuối cùng là về việc vận hành của các doanh nghiệp tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng.

Rủi ro chính trị tại Việt Nam ở mức thấp.

Mức tăng trưởng kinh tế:

Việt Nam là quốc gia có thành tích tốt trong số các nền kinh tế mới nổi, với mức tăng trưởng trung bình + 6,8% trong 30 năm qua và + 6,1% trong 10 năm qua Mặc dù bị ảnh hưởng sau đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine nền kinh tế ViệtNam vẫn tăng trưởng GDP trên 8% vào năm 2022 - trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng kinh tế hàng đầu ASEAN Trong mức tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11%;khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65% Theo Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, tiếp nối đà hồi phục tăng trưởng 8,02% của năm 2022, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2023 "Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2023 vẫn đối mặt với một số rủi ro vĩ mô như lạm phát, nợ công, khôi phục lòng tin, song triển vọng phục hồi tích cực vào nửa cuối năm Việt Nam sẽ tiếp tục là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn".

Bi u đồồ 2ể 9 Tăng trưởng GDP c a Vi t Nam giai đo n 2011-2022ủ ệ ạ

Nguồn: Tổng cục Thống Kê.

Lạm phát toàn cầu ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất để phù hợp với bối cảnh quốc tế và ổn định kinh tế vĩ mô Bình quân năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng Như vậy, trong năm 2022 mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên áp lực lạm phát năm 2023 là rất lớn Nguyên nhân là diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại nhưng rủi ro tăng trở lại khá cao do xung đột giữa Nga - Ucraina vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm

2023 do tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cùng với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao Bên cạnh đó, năm 2023 một số sắc thuế hết hiệu lực; thực hiện tăng lương cơ sở từ tháng 7/2023; khởi công một loạt dự án lớn… sẽ làm giá cả một số mặt hàng tăng lên, đặc biệt là xăng dầu

Năm 2022, nền kinh tế đối mặt với cú sốc tỷ giá Đồng USD đang tăng giá rất mạnh trên thị trường tài chính toàn cầu do nhận được sự hỗ trợ từ động thái tăng lãi suất nhanh và mạnh của Fed Nhờ có những động thái can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, cùng với chuyển biến mới trên thị trường thế giới, đến đầu tháng 11/2022, tỷ giá trong nước bắt đầu có xu hướng “dịu” lại, đến cuối năm 2022 tỷ giá USD/VND chỉ cao hơn khoảng 3,5% so với đầu năm, thấp hơn so với các đồng tiền khác trên thế giới (như Nhân dân tệ giảm 9,86%, Won Hàn Quốc giảm 8,64%, Yên Nhật giảm 14,97%) Hoạt động trên thị trường ngoại tệ về cơ bản đã diễn ra thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được các tổ chức tín dụng đáp ứng, trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát

Thời gian qua, giá xăng dầu liên tiếp tăng đã tác động đến những yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, bao gồm chi phí vận chuyển, nguyên liệu, chi phí vận hành máy móc thiết bị Điều này khiến chi phí sản xuất kinh doanh nhìn chung bị đội lên khoảng 20-25% Các nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng thông báo tăng giá từ 15- 20%, tùy chủng loại sản phẩm trong thời gian tới

Như vậy, mặc dù có nhiều biến động nhưng nhìn chung nền kinh tế Việt Nam năm 2022 có sự tăng trưởng ổn định Tuy nhiên, nếu lạm phát tăng quá cao khiến giá trị của đồng tiền giảm, dẫn đến gia tăng chi phí hoạt động của Costco ở Việt Nam và giảm sức mua của người tiêu dùng do thu nhập bị giảm giá trị Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái có nhiều biến động sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Rủi ro về kinh tế ở Việt Nam ở mức trung bình.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố CPI năm 2022, Việt Nam tăng 3 điểm CPI so với năm 2021, từ 39 lên 42 Trong đánh giá CPI 5 năm gần đây, cùng vớiAngola, Maldives, Moldova và Hàn Quốc, Việt Nam là 1 trong 5 nước trên thế giới có những cải thiện tích cực mạnh mẽ nhất, với mức tăng 9 điểm kể từ năm 2018 Tham nhũng phổ biến ở Việt Nam thường liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng, thủ tục hải quan và quyền đất đai Các hành vi như chi tiền tạo điều kiện, hối lộ, tặng và nhận quà đắt tiền để phát triển các mối quan hệ kinh doanh vẫn còn phổ biến Cũng có rất ít sự độc lập về tư pháp ở Việt Nam và tham nhũng vẫn là một vấn đề trong hệ thống tòa án.

Sự giám sát về tài sản và báo chí điều tra bị hạn chế bởi các biện pháp kiểm soát truyền thông.

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo:

Trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, nếu doanh nghiệp thiết lập được các mối quan hệ và liên kết với các cơ quan nhà nước và các cơ quan pháp luật thì quá trình hoạt động của doanh nghiệp đương nhiên sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Độc quyền nhóm:

Các doanh nghiệp cùng nhau liên kết để kiểm soát thị trường Loại hình liên kết cổ điển và phổ biến nhất là các bên cùng nhau ấn định giá và các yếu tố hình thành giá với mục đích ngăn cản sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Thị trường bán lẻ ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây đang hoạt động khá sôi nổi với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước Khi Costco bước đầu mở rộng kinh doanh đến Việt Nam, công ty phải đối mặt với các đối thủ “đáng gờm” như Aeon, Lotte, Big C, E mart, Winmart…

Các vấn đề về tham nhũng và thiết lập những mối quan hệ trong kinh doanh tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh Mặc dù đã có nhiều chính sách nhằm ngăn chặn các vấn nạn trên nhưng điều đó là không thể kiểm soát hết Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, gây ra sức ép lớn về giá cho các doanh nghiệp mới như Costco khi gia nhập vào thị trường.

Rủi ro về cạnh tranh tại Việt Nam ở mức cao.

C h i ơ ộ

Thứ nhất, Việt Nam được coi là một đất nước có dân số lớn trên thế giới, được coi là một thị trường tiêu thụ rộng lớn Thêm vào đó, cả thu nhập bình quân và chi tiêu bình quân của người dân có xu hướng tăng trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, báo hiệu nhu cầu mua sắm sẽ tăng theo.

Thứ hai, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ đã mở cửa hoàn toàn, những thay đổi tích cực của thị trường đã tác động lớn đến tiêu dùng của người dân cũng như phương thức phân phối sản phẩm của các nhà sản xuất, cung cấp.

Thứ ba, Việt Nam đang chứng kiến quá trình đô thị hóa đang diễn ra và xu hướng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trẻ thành thị để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ trong các kênh bán lẻ hiện đại như cửa hàng bách hóa và sự mở rộng nhanh chóng của thương mại điện tử Thêm vào đó là các yếu tố thuận lợi về chính trị, xã hội, văn hóa sẽ càng tạo điều kiện hơn cho ngành bán lẻ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, hứa hẹn là một thị trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ mới khi tiềm năng của thị trường này tại khu vực nông thôn chưa được khai thác triệt để Với số dân đông tại khu vực này, cho thấy sức mua lớn và là nơi có thể phát triển đối với các nhà sản xuất, kinh doanh nói chung và nhà bán lẻ nói riêng.

Thứ năm, nguồn nhân lực trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, tiếp thu nhanh những công nghệ mới, di chuyển dễ dàng cùng với yêu cầu về chi phí tương đối thấp là những đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực Việt Nam mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể tận dụng.

Thứ sáu, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước gặp phải nhiều vướng mắc từ chính sách và thực thi chính sách của Nhà nước trong khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thường được ưu ái hơn khi cần mặt bằng kinh doanh.

Hình 3.1 D đoán tri n v ng ngành bán l Vi t Nam trong dài h nự ể ọ ẻ ệ ạ

Nguồn: Mirae Asset Vietnam Research.

Thách th c ứ

Một là, thị trường bán lẻ Việt Nam có tính cạnh tranh mạnh do có sự hiện diện của các công ty lớn trong nước, và các công ty trong nước được ưu tiên hơn các công ty đa quốc gia nhờ sức mạnh thị trường mạnh mẽ của họ Các công ty hàng đầu sử dụng việc phát triển sản phẩm mới, sáp nhập, mở rộng, mua lại và hợp tác làm chiến thuật chiến lược để tăng sự hiện diện thương hiệu của họ đối với khách hàng Có thể kể đến các công ty lớn là Sài Gòn Co.Op, Central Group, AEON, VinGroup và Lotte Mart.

Hai là, thách thức khá lớn của các nhà tuyển dụng trong ngành bán lẻ là tỷ lệ người lao động nghỉ việc cao Các ứng viên trong ngành này hay dao động khi đối thủ cùng ngành tiếp cận và mời họ làm việc Bên cạnh đó, vấn đề lớn đang được đặt ra là

54 trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp của nguồn nhân công trong ngành bán lẻ còn đang rất kém cần được đào tạo kỹ càng hơn.

Ba là, doanh nghiệp nước ngoài thường gặp khó khăn trong khâu vận chuyển tới thị trường bán lẻ Do kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, đường sá đi lại không thuận tiện và vị trí địa lý khác nhau ở mỗi địa phương, nên việc vận chuyển hàng hóa thường khó khăn Thêm vào đó, việc chuyển các chuyến bán hàng như vậy sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, ảnh hưởng tới việc có lãi hay hòa vốn của doanh nghiệp.

Bốn là, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng kênh phân phối Kênh phân phối chủ yếu hiện nay tại thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn là chợ truyền thống. Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở của các chợ này thường yếu kém, không theo kịp nhu cầu mở rộng và phát triển thị trường Để xây dựng được hệ thống phân phối khắp cả nước, đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại phải đầu tư chi phí lớn.

Năm là, theo nhận định, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều áp lực trong năm 2023 Trong đó, tăng lãi suất và áp lực lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng ngành trong ngắn hạn Bên cạnh đó, giá xăng trong nước cũng có chiều hướng tăng trở lại từ tháng 10, khả năng thay đổi chính sách điều tiết giá của các mặt hàng thiết yếu trong 2023 và sức mạnh đồng nội tệ suy yếu gia tăng áp lực lạm phát trong nước, có thể dẫn đến suy giảm nhu cầu mua sắm trong quý 4/2022 và năm 2023 so với kỳ vọng.

Sáu là, tỷ lệ thất nghiệp có khả năng tăng trở lại do nhu cầu cắt giảm nhân sự nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động và tỷ lệ doanh nghiệp nội địa dừng kinh doanh gia tăng Ngành du lịch chưa hồi phục như kỳ vọng do các yếu tố như căng thẳng giữa Nga và Ukraine, các rào cản du lịch quốc tế liên quan đến nỗ lực kiểm soát Covid-19.

Bảy là, các nhà bán lẻ hiện đại sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các chuhi bán lẻ tương tự và cả các kênh bán lẻ khác (bán lẻ truyền thống và thương mại điện tj), dẫn đến việc biên lợi nhuận của các nhà bán lẻ bị thu hẹp Hơn nữa, một số quy định chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài và Chính phủ Việt Nam vẫn chú trọng ưu tiên các doanh nghiệp nội địa hơn Ví dụ quy định về hạn mức chi cho quảng cáo của các nhà sản xuất trong nước tối đa là 10% tổng chi phí,còn các công ty nước ngoài thì có thể lên đến 40%.

Gi i pháp ả

Sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay rất gay gắt nhưng chủ yếu diễn ra ở các thành phố lớn Đặc điểm của Việt Nam là phần lớn dân số sống ở nông thôn Đây là thị trường rất tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Costco có thể xem xét khai thác tiềm năng từ thị trường này để phát triển.

Hiện nay ở Việt Nam thương mại hiện đại đang tăng tốc Các hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, đại siêu thị, trung tâm mua sắm sẽ ngày càng phổ biến trong những năm tới, đặc biệt tại các thành phố lớn và thu hút nhiều người tiêu dùng hơn Để thành công, Costco cần phát triển hơn nữa khái niệm siêu thị, đại siêu thị Bên cạnh đó, công ty cũng nên quan tâm đến xu hướng bán lẻ tại Việt Nam trong tương lai như mua sắm trực tuyến hay thương mại điện tử Mua sắm trực tuyến hiện đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng nó đã cho thấy tốc độ tăng trưởng ổn định và được kỳ vọng sẽ mang lại tiềm năng lớn cho ngành bán lẻ.

Công ty cũng nên cập nhật tình hình phát triển của ngành ngân hàng và tình hình sử dụng thẻ tín dụng trong nước cũng như nghiên cứu thói quen mua sắm trực tuyến của khách hàng Việt Nam để sẵn sàng đón đầu các cơ hội khi có xu hướng mới. Đồng thời để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực ngành bán lẻ, các doanh nghiệp cần phải tập trung cải thiện chính sách nhân sự và chế độ đãi ngộ Đặc biệt, cần xây dựng nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo, phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các chương trình quản trị viên tập sự, tìm kiếm sinh viên tài năng… Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và đa dạng hóa nguồn nhân lực cũng là vấn đề cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp bán lẻ. Để khắc phục khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, Costco cần tìm nhà phân phối Tại thị trường Việt Nam đặc biệt là thị trường nông thôn, phần lớn người tiêu dùng vẫn đến các chợ truyền thống - kênh phân phối chủ yếu và quan trọng vì sự thuận tiện và quen thuộc với dân cư Do đó, doanh nghiệp có thể liên kết và tận dụng mạng lưới phân phối có sẵn để cung cấp sản phẩm.

Vai trò quản lý của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ là rất quan trọng Bởi điều này sẽ giúp thúc đẩy

56 việc sản xuất một cách bền vững, mở cửa thị trường giúp các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm và tin tưởng, thúc đẩy đầu tư.

Vi t Nam hi n là quốấc gia có dấn sốấ tr có nhu cấều tiếu th r ng l n, trong bốấiệ ệ ẻ ụ ộ ớ c nh xu hả ướng thu nh p bình quấn và chi tiếu bình quấn ngậ ười dấn tăng nhanh kéo theo nhu cấều mua săấm tăng theo Đấy là yếấu tốấ thu n l i giúp cho doanh nghi pậ ợ ệ Cosco khi xấm nh p th trậ ị ường Vi t Nam có tiếềm năng phát tri n sấu r ng trongệ ể ộ t ương lai Đ c bi t sau khi h i nh p quốấc tếấ, gia nh p các T ch c thặ ệ ộ ậ ậ ổ ứ ương m i, kinhạ tếấ, Vi t Nam đã tích c c m r ng th trệ ự ở ộ ị ường bán l , t o điếều ki n cho các sànẻ ạ ệ thương m i đi n t phát tri n nhanh chóng đáp ng nhu cấều tiếu th l n c a ngạ ệ ử ể ứ ụ ớ ủ ười dấn đốềng th i s a đ i, b sung các điếều lu t, chính sách phù h p cho các doanhờ ử ổ ổ ậ ợ nghi p trong và ngoài nệ ước khi xấm nh p th trậ ị ường được thu n l i, xấy d ng c sậ ợ ự ơ ở v t chấất đ nấng cao hi u qu các phậ ể ệ ả ương th c v n t i, phấn phốấi s n ph m c aứ ậ ả ả ẩ ủ các nhà s n xuấất, cung cấấp Bến c nh đó m t điếều v a là c h i v a là thách th cả ạ ộ ừ ơ ộ ừ ứ cho doanh nghi p Cosco là h thốấng phấn phốấi Vi t Nam ch a th c s tốấi u, đệ ệ ở ệ ư ự ự ư ể m t s n ph m t nhà s n xuấất đếấn tay ngộ ả ẩ ừ ả ười tiếu dùng seẫ tr i qua rấất nhiếều trungả gian phấn phốấi khiếấn giá thành s n ph m cao do đó doanh nghi p cấền xấy d ng cácả ẩ ệ ự chiếấn l ược sao cho hi u qu nhấất Ngoài ra nguốền nhấn l c tr chi phí tệ ả ự ẻ ương đốấi thấấp, linh ho t,ạ tiếấp thu nhanh nh ng cống ngh ng d ng m i v i nhu cấều chi tiếuữ ệ ứ ụ ớ ớ rấất l n và ngày càng tăng là đi m n i b t mà doanh nghi p nớ ể ổ ậ ệ ước ngoài Cosco có thể t n d ng Có th kh ng đ nh mối trậ ụ ể ẳ ị ường Vi t Nam th c s rấất hấấp dấẫn, thu hút sệ ự ự ự quan tấm nhiếều doanh nghi p nệ ước ngoài nh các yếấu tốấ k trến nến nh ng doanhờ ể ữ nghi p nệ ước ngoài nh Cosco khi xấm nh p, kếất nốấi cấền có s tìm hi u th trư ậ ự ể ị ường, các chiếấn l ược hi u qu lấu dài t đó khai thác tốấi đa tiếềm năng cũng nh tốền t i vàệ ả ừ ư ạ phát tri n m nh meẫ t i th trể ạ ạ ị ường này.

1 Costco là gì? Nh ng điếồu thú v vếồ t p đoàn bán l hàng đầồu thếế gi iữ ị ậ ẻ ớ (2022), từ

2 Brade Mar (/2022) Costco Wholesale Corporation, từ

3 B ph n Phấn tích Doanh nghi p, Phòng T vấấn Vietstock (202ộ ậ ệ ư 3) Góc nhìn đầồu t 2023: Ngành bán l ICT seẽ con tăng trư ẻ ưởng m nhạ , t ừ

.

4 Lế Nam (2022) Ngành bán l sáng c a tăng trẻ ử ưởng cuồếi năm, từ

5 Đố Th Thu Quỳnh ị (2022) Th c tr ng l m phát năm 2022 và gi i pháp đ tự ạ ạ ả ạ m c tiếu Quồếc h i đếồ ra năm 2023ụ ộ , t

6 Huyếền Vi (2022) VNDirect: T giá hồếi đoái seẽ h nhi t đáng k vào năm 2023,ỷ ạ ệ ể từ

7 Thy Th o (2022) ả Ngành Cồng Th ng 2022: Cán đích ầến tươ ượng v i nhiếồu kếếtớ qu toàn di n, ả ệ t

8 Vi t Dũng (2022) ệ Lãi suầết tăng, doanh nghi p s n xuầết đ ng ngồồi khồng yến,ệ ả ứ t

9 Diếẫm Ng c (2022) ọ Áp l c l m phát đè n ng doanh nghi p, gi i pháp nào?ự ạ ặ ệ ả , từ

.

10 Hi u Minh (2023) ể Năng suầết lao đ ng Vi t Nam: Dộ ệ ưới góc nhìn tồếc đ tăng vàộ m c tuy t đồếi, ứ ệ t .

11 T ng c c Thốấng Kế (2022) ổ ụ Báo cáo tình hình kinh tếế – xã h i quý IV và nămộ

12 T ng c c Thốấng Kế (2022) ổ ụ T ng m c bán l hàng hóa và doanh thu d ch vổ ứ ẻ ị ụ tiếu dùng 2 tháng đầồu năm 2022 dầồn kh i săếc.ở

13 Thành Luấn (2023) Ngành bán l năm 2022 tăng trẻ ưởng 10,15%, từ

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN