1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) thảo luận đề tài phân tầng xã hội trong xã hội việt nam hiện nay

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tầng Xã Hội Trong Xã Hội Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Đặng Minh Tiến
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Được hình thành trên cơ sở năng lực, tài năng, đức độ giữa các cá nhân, sự đóng góp, cống hiến của cá nhân và tổ chức cho xã hội.Hình thành khi đã bị biến dạng, không tự nhiên, có sự can

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING 

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: P ÂN TẦNG XÃ HỘI TRONG XÃ HỘI

VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I KHÁI NIỆM PHÂN TẦNG XÃ HỘI 4

1 Khái niệm phân tầng xã hội 4

2 Đặc điểm của phân tầng xã hội 5

II CÁC KIỂU PHÂN TẦNG XÃ HỘI 5

III.NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 7

IV NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 8

1 Quan niệm của Max Weber (1925) 8

2 Quan điểm của John Macionis 9

2.1 Phân tầng xã hội là một đặc điểm của xã hội 9

2.2 Phân tầng xã hội chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác 9

2.3 Phân tầng xã hội liên quan đến niềm tin 10

V PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 10

1 Việt Nam trước năm 1945 10

2 Việt Nam từ sau những năm 1945 đến trước thời kỳ đổi mới 1986 12

3 Việt Nam sau năm 1986 đến nay 12

VI NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ GIẢM SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 13

KẾT LUẬN 16

GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN NHÓM 17

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

“Bộ mặt” xã hội Việt Nam đang chịu nhiều biến động khi đứng trước sự tiến

bộ của nhân loại và sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa… Trải qua nhiều thời kì từ thành lập đến dựng nước và giữ nước, hiện nay không ngừng nỗ lực bắt kịp xu thế của nhân loại Dù ở thời kì, xã hội Việt Nam vẫn phải đối diện với một sốvấn đề cơ bản như phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội Một vấn đề không chỉ

có ở thời phong kiến, trung cổ mà chính trong xã hội chúng ta gọi là văn minh, hiện đại vẫn tồn tại, ám ảnh tâm trí và đè nặng lên tư duy phát triển của nhân loại Nhìn chung, hai vấn đề này có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ khi bất bình đẳng là nguyên nhân còn phân tầng xã hội là kết quả Trước hết, phải thừa nhận rằng phân tầng xã hội nảy sinh là do có sự tồn tại của hiện tượng bất bình đẳng tức là sự không ngang bằng nhau giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực, thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may thêm vào đó là sự phân công lao động xã hội về mặt nghề nghiệp và những vị thế xã hội chiếm ưu thế Chính sự tồn tại khách quan, tự nhiên, phổ biến của hai hiện tượng xã hội đã luôn làm nảy sinh hiện tượng phân tầng xã hội Đến lượt nó, phân tầng xã hội lại tác động trở lại xã hội một cách tiêu cực hoặc tích cực Trong đề tài này, chúng ta sẽ phân tích những nét cơ bản về phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay, qua đó góp phần định hướng các mục tiêu và chiến lược giảm bất phân tầng xã hội Để nghiên cứu kỹ hơn về đề tài, chúng ta sẽ chia đề tài thành 6 phần:

Phần I: Khái niệm phân tầng xã hội

Phần II: Các kiểu phân tầng xã hội

Phần III: Nguyên nhân của sự phân tầng xã hội

Phần IV: Những quan niệm khác nhau về phần tầng xã hội

Phần V: Phân tầng xã hội ở Việt Nam qua các thời kỳ

Phần VI: Định hướng để giảm phân tầng xã hội ở Việt Nam

Trang 4

Có rất nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về phân tầng xã hội.Nhà xã hội học Anh, Tony Bilton, nhấn mạnh yếu tố cơ cấu trong phân tầng xã hội khi cho rằng,

Còn Anthony Giddens và Ian Robertsonsnhấn mạnh sự bất bình đẳng, sự phân chia xã hội Anthony Giddens định

nghĩa

Còn với Ian Robertsons,

.Nhà nghiên cứu xã hội học Nguyễn Đình Tấn, khi nghiên cứu lý thuyết phân tầng xã hội của M Weber đã nhận xét

Như vậy, có thể hiểu phân tầng xã hội là trạng thái phân chia và hình thành cấutrúc xã hội thành các tầng xã hội khác nhau trong điều kiện khác nhau về không gian

và thời gian nhất định Các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, chính trị, uy tín

xã hội cũng như một số khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử và thị hiếu

2 Đặc điểm

Phân tầng xã hội không phải là một cấu trúc cố định, nhất thành, bất biến mà luôn vận động, biến đổi Khoảng cách giữa các tầng có thể dãn ra hoặc thu hẹp lại

Trang 5

tùy thuộc vào những tác động kinh tế xã hội, chính sách xã hội, thể chế chính trị, đặc điểm cộng đồng, tính cơ động xã hội của các cá nhân, nhóm xã hội.

Dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà xã hội học đều thống nhất phân tầng xã hội có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Phân tầng xã hội diễn ra ở nhiều khía cạnh như chính trị, kinh tế, địa vị xã hội, học vấn

- Phân tầng xã hội có tính phổ quát trên phạm vi toàn cầu

- Phân tầng xã hội tồn tại theo lịch sử, theo các thể chế chính trị khác nhau

- Phân tầng xã hội tồn tại trong các nhóm dân cư, giai cấp, tầng lớp xã hội

II CÁC KIỂU PHÂN TẦNG XÃ HỘI

Theo lý thuyết đã học, phân tầng xã hội là một tập hợp người giống nhau về địa

vị (vị thế), kinh tế (của cải), xã hội (uy tín), chính trị (quyền lực) Từ đó họ có cơ hội thăng tiến, phong thưởng các thứ bậc nhất định trong xã hội

Theo các nhà xã hội học, có bốn kiểu chủ yếu về hệ thống phân tầng xã hội là:

nô lệ, đẳng cấp, phong kiến và giai cấp xã hội Khái quát lại, người ta thường đề cậpđến các kiểu phân tầng xã hội sau:

 Phân tầng xã hội theo tuổi: là hiện tượng phổ biến trong xã hội cộng sản nguyên thủy (thời kỳ tiền giai cấp)

 Phân tầng xã hội mô tả dưới dạng tháp: dựa theo trình độ phát triển xã hội:

- Phân tầng xã hội hình chóp nón: phản ánh sự bất bình đẳng ở mức độ cao Phần lớn các xã hội nông nghiệp lạc hậu trước đây và một số nước phát triển công nghiệp hiện nay thuộc tháp phân tầng loại này Nhóm những người giàu có chiếm tỷ trọng rất nhỏ và hầu hết thành viên trong xã hội thuộc nhóm xã hội nghèo nằm ở đáy tháp

Ví dụ: trong xã hội Mỹ, tầng lớp thượng lưu chỉ chiếm từ 1 đến 3% dân cư Trong

khi tầng lớp hạ lưu chiếm tới 20% dân số cả nước

- Phân tầng xã hội hình thoi (quả trám): nhóm xã hội giàu và nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ và nhóm trung lưu chiếm đa số nằm ở nữa Mức độ bất bình đẳng xãhội giữa các tầng giàu nhất và nghèo nhất vẫn còn quá khác biệt

Ví dụ: Nhật Bản những thập niên cuối của thế kỷ 20 thuộc tháp phân tầng loại này

Nhật Bản lúc đó đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công ngiệp Tiến hành cải cách trên nhiều lực vực như nông nghiệp,

Trang 6

kinh tế, xã hội,… Vì vậy, nhóm thuộc tầng lớp trung lưu chiếm đa số, và vẫn còn tồn tại nhóm rất giàu và rất nghèo.

- Phân tầng xã hội hình quả trứng: nhóm trung lưu vẫn chiếm đa số, bất bình đẳng xã hội vẫn tồn tại Nhưng không còn những người quá nghèo hay quá giàu, không còn tình trạng một ít người nắm tuyệt đối bộ phận tài sản của xã hội

Ví dụ: Các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điểm, Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan

thuộc nhóm xã hội trên

- Phân tầng xã hội hình giọt nước: Khoảng cách giàu nghèo vẫn cìn nhưng không đáng kể, tuyệt đại thành viên trong xã hội thuộc nhóm xã hội có mức sống trung bình, khá

Ví dụ: Các nước Đông Âu trước đây thuộc phân tầng xã hội này.

- Phân tầng xã hội hình đĩa bay: đây là tháp PTXH đặc biệt – tháp phân tầng xã hội lý tưởng mà nhiều người mong muốn Tỷ lệ nhóm tầng lớp trung lưu, khá chiếm ưu thế nhưng khoảng cách về khác biệt mức sống là rất nhỏ

Ví dụ: Hiện nay, Việt Nam đang có tháp phân tầng xã hội hình con quay Khi đã

xuất hiện một nhóm người giàu và vẫn còn bộ phận khá lớn người nghèo, khoảng 10% nghèo về lương thực, thực phẩm, xấp xỉ từ 25-30% nghèo chung Từ đó nước

ta xây dựng phấn đấu xây dựng xã hội công bằng hơn, văn minh hơn và bình đẳng hơn

- Phân tầng xã hội hợp thức, không hợp thức:

Khái niệm

Hình thành khi chưa bị biến dạng,

chưa có sự can thiệp bởi một lực

lượng nào vào quá trình hình thành

Được hình thành trên cơ sở năng lực,

tài năng, đức độ giữa các cá nhân, sự

đóng góp, cống hiến của cá nhân và

tổ chức cho xã hội

Hình thành khi đã bị biến dạng, không tự nhiên, có sự can thiệp của yếu tố bên ngoài vào quá trình hình thành

Được hình thành trên cơ sở pháp luật thiếu đúng đăn, thiếu khoa học, lạc hậu, sơ hở

Đánh giá

Cấu trúc tầng bậc xã hội hình thành

phù hợp với chuẩn mực pháp luật,

đạo đức xã hội mà nhân tố cỗi lõi là

quy luật “làm theo năng lực và hưởng

theo lao động” nó phù hợp với các

quy tắc, chuẩn mực trong đời sống xã

hội hiện nay, vừa phù hợp với quy

luật xu hướng trong tương lai

Cần phải nghiêm khắc ngăn chặn

và kiểm soát, trừng phạt vì nó là

bộ mặt bất công bằng của XH, thủ tiêu động lực thúc đẩy phát triển XH

Người có tài, có đức và sự cống hiến

của họ cho đất nước càng nhiều thì

Kẻ bất tài vô dụng vẫn có thể chiếm vị trí cao, chiếm nhiều của

Trang 7

mac lenin 97% (59)

13

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội, sự vận…Triết học

mac lenin 100% (14)

21

Nhóm 4- Tiểu luận Triết - NỘI DUNG C…Triết học

mac lenin 100% (13)

32

Trang 8

Ví dụ

họ xứng đáng đứng vào vị trí cao của

xã hội, xứng đáng được giao phó

những quyền lực lớn hơn trong xã

Ví dụ: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, quan hệ giữa chủ nô và nô lệ là một loại phân

tầng đóng Thực tế lịch sử cho thấy giai cấp đại chủ như một thành lũy vững chắc khó có thể lật đổ bởi những giai cấp có đại vị thấp hơn

- Phân tầng xã hội mở - trong xã hội có giai cấp: địa vị của con người chủ yếu phụ thuộc vào địa vị của họ trong hệ thống kinh tế, ranh giới giữa các tầng không quá cứng nhắc và cách biệt Địa vị cá nhân thường phụ thuộc trực tiếp vào nghề nghiệp và thu nhập của họ

Ví dụ: người công nhân vốn là giai cấp vô sản nhưng vẫn được giao cho lãnh đạo

các phong trào kháng chiến do họ có hiểu biết và có uy tín nên được sự tín nhiệm

III NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI

- Bất bình đẳng là nguyên nhân, phân tầng xã hội là kết quả Sự không ngang nhau về mọi mặt giữa các cá nhân trong xã hội dẫn đến cơ hội và lợi thế không đồng đều cho các cá nhân và do đó các cá nhân hoặc các nhóm xã hội có chung lợi ích được hợp nhất thành một nhóm Nhiều nhóm có lợi ích và cơ hội nhiều, có nhóm thì ít, từ đó dẫn đến phân tầng xã hội

- Phân tầng xã hội nảy sinh cùng với sự tồn tại của hiện tượng bất bình đẳng về cơ cấu trong tất cả các xã hội loài người, trừ giai đoạn đầu của công xã nguyên thủy Cụ thể, sđó là sự xuất hiện của chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự hình thành các giai cấp và đấu tranh giai cấp gây ra và thúc đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội

- Quá trình phân công lao động xã hội ưa đến sự phân tầng xã hội một cách tự nhiên Phân công lao động xã hội là việc chuyên môn hóa người sản xuất,

Đề cương về Kinh Tế Chính Trị MÁC –…Triết học

mac lenin 100% (12)

21

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch s…Triết học

mac lenin 100% (11)

29

Trang 9

mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định, hay còn được hiểu là cách điều chỉnh hạn chế một cách thích ứng những cá nhân vào những lĩnh vực nghềnghiệp đặc thù Điều này làm cơ sở chung cho mọi nền sản xuất, làm cho lao động trở thành hàng hóa Và đồng thời đặt cơ sở cho việc hình thành những nghề nghiệp, chuyền môn, ngành nghề chuyên môn nhằm năng cao sản xuất Chính vì vậy, phân công lao động xã hội không phải là bất bình đẳng xã hội mà là cơ sở tạo nên các dạng hoạt động xã hội không được coi trọng như nhau.

- Ngoài ra còn có những yếu tố chủ quan cá nhân tác động đến quá trình phân tầng xã hội có thể kể đến như: sự lạm dụng, thao túng quyền lưc; “chạy chức, chạy quyền”; “lỗ hổng” trong công tác cán bộ,… Trong bộ máy nhà nước từ xưa đến nay Việc này ngày càng trở nên phổ biến và gây bức xúc, làm suy giảm lòng tincủa nhân dân vào Đảng vào chế độ

- Có thể nói, phân tầng xã hội là một hiện tượng tự nhiên, tổng quát và khách quan Tuy nhiên, mức độ phân tầng khác nhau trong những xã hội khác nhau, vào những thời kỳ khác nhau

IV NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI.

1 Quan niệm của Max Weber (1925)

Max Weber nghiên cứu cấu trúc xã hội của chủ nghĩa tư bản sau Marx hơn nửa thế kỷ Do vậy, ông đã ghi nhận được những thay đổi quan trọng trong cơ cấu giai cấp xã hội để phát triển lý thuyết xã hội học về sự phân tầng xã hội

Theo Weber, các yếu tố về kinh tế không còn là yếu tố có vai trò duy nhất đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội nữa Mà sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội chịu sự tác động của hai yếu tố kinh tế và phi kinh tế

Weber quan niệm giai cấp là một tập hợp người có chung các cơ hội trong điều kiện kinh tế thị trường Trong đó, Weber phân tích rõ cơ hội sống và kinh tế thị trường là gì và vai trò quan trọng của hai yếu tố này trong việc hình thành, biến đổi giai cấp

Trang 10

Weber phân chia thành hai tình huống giai cấp chính Hai giai cấp này mang tính chất bất bình đẳng sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Weber phân biệt thành hai giai cấp nhưng trong mỗi giai cấp lại có nhiều giai tầng khác nhau

 Thứ nhất, giai cấp tư sản gồm (1) tư sản – chủ vốn đầu tư và (2) tư sản – chủ tài sản cho thuê kiếm lời Cả hai giai tầng này đều thuộc “giai cấp tài sản”

 Thứ hai, giai cấp thu nhập, giai cấp làm thuê gồm ba giai tầng: (1) người bán sức lao động có trình độ chuyên môn và có khả năng làm dịch vụ (người làm dịch

vụ và quản lý), (2) người bán sức lao động có chuyên môn, tay nghề (công nhân có tay nghề, công nhân kỹ thuật còn gọi là công nhân cổ trắng), (3) người bán sức lao động thô sơ (công nhân không có tay nghề, còn gọi là công nhân cổ xanh)

Weber cho rằng về mặt kinh tế, có hai hình thức phân tầng xã hội:

 Thứ nhất, sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản

Ví dụ: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

 Thứ hai, sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về thu nhập

Ví dụ: giai cấp thượng lưu – giàu có và giai cấp hạ lưu – nghèo khó.

Ngoài những người thuộc hai loại phân tầng xã hội trên, Weber còn cho rằng

có những người mà cuộc sống của họ nhất là về lối sống không phụ thuộc hoàn toànvào tình huống thị trường mà phụ thuộc vào uy tín, danh vọng và sự đánh giá của xãhội dành cho họ Ông gọi họ là những người thuộc nhóm Vị thế (status group) Ông cũng cho rằng cả hai loại người có tài sản và không có tài sản đều có thể ở cùng mộtnhóm vị thế Đây là phần tầng xã hội – vị thế

Trong những phân tích về phân tầng giai cấp của mình, Weber quan tâm đến một diện rộng hơn các hiện tượng xã hội Bằng cách phân chia thành nhiều giai cấp – giai tầng khác nhau với những nhóm người khác nhau

2 Quan điểm của John Macionis

2.1 Phân tầng xã hội là một đặc điểm của xã hội.

Trang 11

Theo John Macionis, thứ nhất, phân tầng xã hội là một đặc điểm của xã hội chứ không đơn thuần là sự khác biệt giữa các cá nhân.

Ví dụ: Một sinh viên có thành tích tốt hơn, có công việc tốt hơn sau khi ra trường

không chỉ do năng lực của người đó mà còn một phần không nhỏ do yếu tố xã hội như điều kiện kinh tế gia đình, người truyền đạt kiến thức,…

2.2 Phân tầng xã hội chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo nghiên cứu, vị trí xã hội của bố mẹ được trao chuyển cho con cái – con cái thừa kế những giá trị mà bố mẹ để lại như địa vị, tài sản,… Từ đó vị trí xã hội của mỗi người hình thành lên bối cảnh xã hội Tuy nhiên trên thực tế, vị trí xã hội của từng người có thể đi lên hay đi xuống tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác

Ví dụ: Bố mẹ là chủ một doanh nghiệp nhưng con của họ cũng có thể chỉ là một

nhân viên vì không đủ trình độ nhận thức để tiếp quản tiếp công việc của bố mẹ

2.3 Phân tầng xã hội liên quan đến niềm tin.

Mỗi xã hội khác nhau lại đem đến cho mỗi người nhiều thứ khác nhau, ví dụ như người này giàu, thành công hơn người kia Không những vậy còn cho thấy được điều này là hợp lý

Phân tầng xã hội không chỉ có sự đa dạng về bất bình đẳng mà còn có sự giải thích tại sao người ta lại bất bình đẳng từ xã hội này sang xã hội khác

V PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ.

1 Việt Nam từ trước năm 1945

Vào thời kì này Việt Nam là một đất nước có thế chế chính trị là phong kiến, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và có một nền văn hóa đa dạng Và bên cạnh đó, sự phân tầng xã hội trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ rất rõ ràng và đáng kể.Cấu trúc của phân tầng xã hội thời kì này là cấu trúc đẳng cấp Tiêu chí phân chia các tầng lớp xã hội được dựa trên quyền lực và tài sản

 Tầng lớp thống trị: Vua-quan lại và địa chủ là tầng lớp giàu có nhất trong xã hội Là tầng lớp lắm giữ quyền lực tuyệt đối và sở hữu một khối tài sản lớn

Trang 12

 Tầng lớp bị trị gồm:

- Tầng lớp tri thức: Nho sĩ-sĩ phu là tầng lớp hoạt động trong lĩnh vực tri thức được giai cấp cai trị trọng dụng Đây là tầng lớp được nhân dân coi trọng và đề cao

- Tầng lớp trung nông: Là tầng lớp nông dân tự canh có ruộng đất riêng mình, tự do canh tác mà không phụ thuộc vào đất đai của địa chủ có đủ khả năng chi trả cho cuộc sống bình thường

- Tầng lớp nông dân nghèo: Là tầng lớp dưới cùng của xã hội bị các giai cấp bị trị bóc lột nặng lề nhất về sức lao động lẫn tinh thần và là tầng lớp nghèo nhất trong xã hội Họ không có ruộng đất để cày cấy

mà phụ thuộc vào tầng lớp địa chủ, sống trong điều kiện vô cùng khókhăn

- Ngoài ra còn tầng lớp thương nhân và thợ thủ công đây có thể coi là tầng lớp trung lưu

Vào thời kì này, Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược và đã chuyển thế chế chínhtrị từ phong kiến sang nửa thuộc địa nửa phong kiến Qua đó sự phân tầng xã hội cũng đã thay đổi thể hiện qua sự chuyển đổi từ cấu trúc đẳng cấp( với hai đẳng cấp thống trị và bị trị) sang cấu trúc giai cấp (với giai cấp tư sản và địa chủ thống trị, còn lại là giai cấp công nhân và nông dân bị trị)

Các tầng lớp bao gồm:

- Tầng lớp tư sản và địa chủ(vua bù nhìn): là tầng lớp thống trị, bóc lột sở hũu nhiều tư liệu sản xuất, của cái và có quan hệ mật thiết với chính quyền thực dân Pháp

- Tầng lớp tiểu tư sản(tri thức, công chức, tiểu thương, tiểu chủ) và phú nông:

là tầng lớp có của cải nhưng không bằng giàu có bằng tầng lớp tư sản và địa chủ và không có quyền lực chính trị

- Tầng lớp bần nông, cố nông và công nhân: là tầng lớp bị áp bức và bóc lột nặng lề Nông dân thì bị cướp ruộng đất thay bằng những đồn điền cao su Công nhân thì bị bóc lột nặng lề về sức lao động trong các nhà máy và đây là tầng lớp nghèo khổ nhất

Tiêu chuẩn trên được phân chia cũng dựa trên quyền lực và tài sản Bên cạnh tiêu chuẩn này, mô hình xã hội trong lịch sử luôn tồn tại tiêu chuẩn khác phân chia các

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w