1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích tư tưởng của hồ chí minh về đạo đứcvà liên hệ tới quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viêntrường đại học thương mại hiện nay

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức và liên hệ tới quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường đại học thương mại hiện nay
Người hướng dẫn Ngô Thị Huyền Trang
Trường học Trường đại học thương mại
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 5,36 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC----  ---BÀI THẢO LUẬNHọc phần: Tư Tưởng Hồ Chí MinhĐề tài: Phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đứcvà liên hệ tới quá tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC  -

BÀI THẢO LUẬN Học phần: Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Đề tài: Phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức

và liên hệ tới quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên

Trường đại học Thương mại hiện nay

Giảng viên giảng dạy: Ngô Thị Huyền TrangNhóm thảo luận: Nhóm 6

Mã lớp học phần: 2356HCMI0111

Hà Nội, Tháng 2 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 4

1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của đạo đức 4

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 4

1.2.1 Cơ sở lý luận 4

1.2.1.1 Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam 4

1.2.1.2 Tinh hoa đạo đức phương Đông, phương Tây 5

1.2.2 Cơ sở thực tiễn 5

1.2.2.1 Cơ sở thực tiễn ở Việt Nam 5

1.2.2.2 Cơ sở thực tiễn trên thế giới 6

CHƯƠNG 2:NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 8

2.1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội của người cách mạng 8

2.1.1 Đạo đức là gốc, là sức mạnh của người cách mạng 8

2.1.2 Đạo đức là nền tảng tinh thần của xã hội 9

2.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 9

2.2.1 Trung với nước, hiếu với dân 9

2.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 10

2.2.3 Yêu thương con người, sống có tình có nghĩa 12

2.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng 13

2.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 13

2.3.1 Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức 13

2.3.2 Xây đi đôi với chống 15

2.3.3 Tu dưỡng đạo đức suốt đời 17

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ TỚI QUÁ TRÌNH TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HIỆN NAY 20

3.1 Thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Thương Mại hiện nay 20

3.2.1 Tích cực 20

3.1.2.Hạn chế: 21

3.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để đưa ra giải pháp nâng cao đạo đức sinh viên Đại học Thương Mại 23

KẾT LUẬN 25

Nguồn tài liệu tham khảo: 26

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân Việt Nam, anh hùng giảiphóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinhthần vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấmgương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo Suốtcuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rènluyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Có thể nói, đạo đức là mộttrong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng

Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí Minh là tài sảntinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, công chức, mỗi công dân nước

Việt Nam đối với Bác kính yêu Vì thế nhóm chúng em tiến hành “Phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức và liên hệ tới quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên Trường đại học Thương mại hiện nay” Trong quá trình tiến hành nghiên cứu và thảo

luận, không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô vàcác nhóm thảo luận trong lớp để bài thảo luận này được hoàn chỉnh hơn Chúng em xinchân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ

ĐẠO ĐỨC

1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của đạo đức

Khái niệm về đạo đức

Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách vàgiá trị của một con người Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạonên Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răndạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn

Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau:

Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu

biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối

tư duy thanh tao tốt đẹp

Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những

quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địaphương, cộng đồng đó Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa

Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn

loạn và thiếu chuẩn mực Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơbản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó làđạo đức xã hội Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn

Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức

 Đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng

 Đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành bại mọi công việc, phẩm chất của mỗi con người

 Đạo đức luôn được đặt bên cạnh tài năng, gắn đức với tài

 Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của mỗi con người

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.2.1 Cơ sở lý luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam,đồng thời kế thừa những tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức củanhân loại

1.2.1.1 Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam

Đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành trong suốt quá trình lịch sử đấutranh dựng nước và giữ nước của dân tộc

Thứ nhất, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí đấu tranh để dựng nước và giữ nước,

đây chính là truyền thống đạo đức quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnh xuyên suốt lịch sửdân tộc

Trang 5

Thứ hai, đó là tinh thần nhân nghĩa, đề cao đạo lý làm người, khuyên con người sống

có tình, có nghĩa, nhân đức, thủy chung vẹn tròn chữ Trung, chữ Hiếu

Thứ ba, đó là hành vi ứng xử nhân ái trong gia đình và xã hội, truyền thống đoàn kết,

tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Thứ tư, là truyền thống cần cù, dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu,

đồng thời ham học hỏi và luôn biết mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại

1.2.1.2 Tinh hoa đạo đức phương Đông, phương Tây

Trước khi đến với chủ nghĩa nhân đạo cao cả của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ ChíMinh đã tìm thấy và nhận thức được những giá trị nhân bản, hạt nhân hợp lý trong đạo đứcphương Đông, phương Tây Song sự tiếp thu, kế thừa của Hồ Chí Minh bao giờ cũng trên

cơ sở có chọn lọc và phê phán

Đạo Khổng Tử

Đạo đức Khổng Tử thấm vào tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh không phải là giáođiều “tam cương”, “ngũ thường” mà là tinh thần nhân nghĩa, đạo tu thân, sự ham học hỏi,đức tính khiêm tốn, ôn hòa, cách xử thế có tình có lý

Đạo Phật

Phật giáo là duy tâm, nhưng Người cũng chỉ ra nhiều điều hay trong đạo đức Phậtgiáo mà nó đã đi vào tư duy, hành động, cách ứng xử của người Việt Nam như tư tưởng vịtha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân

1.2.2.1 Cơ sở thực tiễn ở Việt Nam

Dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, do chính sách cai trị độc ác của chủ nghĩathực dân, đã để lại hậu quả hết sức nặng nề Quần chúng nhân dân lao động không những

bị áp bức nặng nề về thể xác, mà còn bị nô dịch về tinh thần Đặc biệt, trên lĩnh vực vănhóa, đạo đức, sự ràng buộc khắc khe của lễ giáo phong kiến và sự áp đặt lối sống tư sản, cơhội, thực dụng chạy theo đồng tiền, đề cao chủ nghĩa cá nhân của chủ nghĩa thực dân lànguy cơ đe dọa đến những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và là một trởngại to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Nhận thức rõ được điều này, HồChí Minh cho rằng, đối với cách mạng nước ta, muốn giải phóng triệt để cho người lao

Trang 6

động phải đồng thời giải phóng cho họ cả về tư tưởng, văn hóa, đạo đức lối sống, thói quenlạc hậu có gốc rễ từ hàng ngàn năm nay.

Mặt khác, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền đã thuộc vềnhân dân, Hồ Chí Minh sớm đã phát hiện ra những hiện tượng sai lệch của một bộ phậncán bộ, đảng viên như quan liêu, hách dịch, cậy chức, cậy quyền tham ô, hủ hóa…Những

tệ nạn đó, nếu không sớm được phát hiện, ngăn chặn dễ trở thành nguy cơ làm tổn hại đếnthanh danh của Đảng và toàn bộ sự nghiệp cách mạng, nhất là trong điều kiện Đảng cầmquyền

Đòi hỏi khách quan sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong quá trình tổ chức,xây dựng chế độ xã hội mới, nhằm biến nước ra từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thànhmột nước giàu mạnh, văn mình, thì việc xây dựng nền đạo đức mới, đạo đức cách mạngcho nhân dân ta nói chung và cán bộ, đảng viên nói riêng càng trở nên cấp thiết Thực tế

đó đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và trở thành cơ sở quan trọng, hình thành tưtưởng của Người về đạo đức cách mạng

1.2.2.2 Cơ sở thực tiễn trên thế giới

Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới, Người nhận thấy chủnghĩa đế quốc một mặt thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, mặtkhác chúng thực hiện chính sách đầu độc về văn hóa, tuyên truyền cho lối sống thực dụng,

đề cao chủ nghĩa cá nhân, áp đặt các giá trị đạo đức, luân lý tư sản vào các nước thuộc địa

Do đó, cuộc đấu tranh giữa các dân tộc thuộc địa không chỉ nhằm mục tiếu độc lập dântộc, mà còn để bảo vệ những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộcmình

Tuy nhiên, sự hình thành tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng bên cạnh nhữngđiều kiện khách quan cần thiết, còn do những phẩm chất thuộc nhân cách của Hồ ChíMinh Với tư chất thông minh, tư duy độc lập sáng tạo và luôn gần gũi gắn bó sâu sắc vớicon người, trước hết là người lao động, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọcnhững giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa của nhân loại, kết hợp chặt chẽ giữatruyền thống với hiện đại, là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng trực tiếp tác động đếnviệc hình thành nên tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng Chính vì vậy mà tư tưởngđạo đức của Người không chỉ có sức hấp dẫn, thuyết phục to lớn đối với các thế hệ ngườiViệt Nam, mà còn cả đối với nhân dân lao động, yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thếgiới

Trang 7

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (17)

120

Những điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ…

14

Trang 8

CHƯƠNG 2:NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

2.1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội của người cách mạng

2.1.1 Đạo đức là gốc của người cách mạng

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung tư tưởng đạo đức cách mạng tập trung, nổibật ở luận điểm: "Đạo đức là cái gốc của người cách mạng". Trong quá trình lãnh đạocách mạng Việt Nam, Người luôn quan tâm chăm lo xây dựng đạo đức cách mạng cho độingũ cán bộ, đảng viên của Đảng

Đạo đức là cái gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cáchmạng bởi nó liên quan trực tiếp tới khả năng và quyết định hiệu quả "gánh vác" công việccủa Đảng cầm quyền Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch HồChí Minh luôn suy nghĩ và trăn trở về nguy cơ có thể xảy ra đối với một đảng cầm quyền,

đó là sự sai lầm về đường lối chính trị, sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán

bộ, đảng viên Theo Hồ Chí Minh, đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo nhànước, nếu cán bộ, đảng viên không tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng thì mặt trái củaquyền lực có thể làm tha hóa bản chất con người

Trong điều kiện cầm quyền, Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lươngtâm của dân tộc và thời đại Vì vậy Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: muốn làmcách mạng, trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, có đạo đức cao đẹp đối với giaicấp công nhân, nhân dân lao động và đối với dân tộc, luôn phải kiên quyết đấu tranh vì độc

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người khẳng định: “Người cách mạng, phải có đạo đức cách mạng” Đây không chỉ là yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà còn là vấn đề có tính

nguyên tắc trong chỉ đạo nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên

Mặc dù coi đạo đức là gốc, chiếm vị trí hàng đầu trong thang giá trị nhân cách ngườicách mạng nhưng Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức và tài năng trong mối quan hệ biện chứngvới nhau, tác động và quy định lẫn nhau Bởi vì, nhờ có phẩm chất và năng lực, đức và tài

mà cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân,

vì nhân dân phục vụ, quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng

Khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa tài và đức Hồ Chí Minh viết: "Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức mà không

có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người"

Để làm rõ hơn về luận điểm này, có thể thấy Hồ Chí Minh - một tấm gương sáng vềđạo đức cách mạng, thể hiện rõ qua Đạo đức ở Bác là “cần, kiệm, chính, chí công vô tư”,Người luôn hết lòng yêu mến mọi người, luôn lo cho toàn dân từ cơm áo, hòa bình, độc lập

Trang 9

nhưng Người chỉ để lại cho mình những gì là giản dị nhất đó là sống trong ngôi nhà sản rấtđỗi gần gũi đơn sơ, đồ dùng sinh hoạt thường ngày rất giản dị như “một đôi dép lốp mònquai dép” hay là “vài mảnh quần nâu mấy áo sờn” Tuy là một vị Chủ tịch của một đấtnước, nhưng Người lúc nào cũng tỏ ra khiêm nhường, đặc biệt với những bậc cao niên,những đồng bào viết thư thăm hỏi Bác thì Bác vẫn luôn dành thời gian để đáp lại Từnhững điều răn dạy của Bác, Đảng ta hết sức coi trọng mặt đạo đức, lấy đạo đức là gốc, làthước đo giá trị tinh thần, các cán bộ cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình, luôn đặt lợi íchcủa dân lên và phải nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân.

2.1.2 Đạo đức là nền tảng tinh thần của xã hội

Đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội từ xưa đến nay, đạo đức góp phần giữvững ổn định chính trị - xã hội và qua đó thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế - xã

hội Hồ Chí Minh quan niệm, “Việc nước lấy Đoàn thể làm cốt cán Việc Đoàn thể lấy cán

bộ làm cốt cán Cán bộ lấy đạo đức làm cốt cán”.

Trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hô {i chủ nghĩa, đại đa số cán bô {đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đang hết sức mình để thực hiê {n các mục tiêucách mạng Tuy nhiên vẫn còn mô {t bô { phâ {n không nhỏ cán bô { đảng viên suy thoái vềphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã làm giảm sự thống nhất trong Đảng, sự đồngthuận trong xã hội, tác động đến sự ổn định, phát triển bền vững của xã hội và gây bức xúctrong dư luận xã hội Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tínlãnh đạo của Đảng, đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước Do đó, Đảng cần chỉnh đốn những cán bộ phạm sai quy tắc,sửachữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, và phải nhận thức được họ cóvai trò và vị trí quan trọng bởi Đảng luôn là chỗ dựa tinh thần của nhân dân, là bệ đỡ đếndân phát triển, là niềm tin để nhân dân dựa vào

Người hết sức coi trọng việc giáo dục cho thế hệ trẻ về mọi mặt, thể hiện ở tiêu chí

“Đức, Trí, Thể, Mỹ” Trong đó, đức là gốc, tài là thứ bổ sung không thể thiếu bởi không cótài thì không thể xây dựng đước non sông đất nước Nhận thức được tầm quan trọng về lờidạy của Bác, hiện nay Đảng và Bộ giáo dục ta rất chú trọng đến việc giảng dạy học sinh,sinh viên về mặt đạo đức lẫn trí tuệ, phát huy năng lực con người từ đó góp phần giúp ổnđịnh nền xã hội, hướng đến xã hội văn minh và trong sạch

2.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

2.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chiphối các phẩm chất khác

Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức cũ đã có từ lâu trong tư tưởng đạo đứctruyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất: “Trung với vua,hiếu với cha mẹ” xong có nội dung hạn hẹp Phẩm chất này được Hồ Chí Minh sử dụngvới những nội dung mới, rộng lớn “Trung với nước, hiếu với dân”, đồng thời người đã loại

bỏ đi những yếu tố hạn chế của đạo đức cũ tạo lên một cuộc cách mạng sâu sắc trong lĩnh

Trang 10

vực đạo đức Đầu năm 1946, Người chỉ rõ: “Đạp đức, ngày trước thì chỉ trung với vua,hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới Phải trung với nước.Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”.

Hồ Chí Minh cho rằng, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân Trung với nước, làphải yêu nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cáchmạng, phải làm cho “dân giàu, nước mạnh” Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, thândân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc, “hết lòng hết sức phục

vụ nhân dân Phải yêu kính nhân dân Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai

Nội dung chủ yếu của trung với nước bao gồm:

- Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết

- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng

- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Nội dung của hiếu với dân bao gồm:

- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân

- Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng

- Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

- Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân

2.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, đó

là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người Vì vậy, Hồ ChíMinh đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, phản ánh ngay từ cuốn sáchĐường cách mệnh cho đến bản Di chúc Người đã khẳng định: “Đạo đức cách mạng khôngphải từ trên trời sa xuống mà do sự rèn luyện bền bỉ mà nên”

Theo Người, cần, kiệm, liêm, chính là tứ đức không thể thiếu được đối với mỗi conngười giống như trời có bốn mùa, đất có bốn phương

- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năngsuất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng Phải thấy rõ, “Laođộng là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”

- Kiệm là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” Theo Hồ Chí

Minh Cần phải đi liền với Kiệm, cần mà không kiệm cũng giống như gió vào nhà trống,thùng không đáy, và một dân tộc biết cần, biết kiệm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh

về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệmthì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình “Tiết kiệm không phải là bủn

Trang 11

xỉn Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm Tiết kiệm phảikiên quyết không xa xỉ” Người yêu cầu phải “Cần kiệm xây dựng nước nhà”

- Liêm là luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân; không xâm phạm một đồng xu

của nhà nước, của nhân dân, “là trong sạch, không tham lam Chữ liêm phải đi đôi vớichữ kiệm Cũng như chữ kiệm phải đi với chữ cần Có kiệm mới liêm được” Không thamlam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng Không tâng bốc mình Chỉ có một thứ ham làham học, ham làm, ham tiến bộ Hành vi trái với chữ liêm là… cậy quyền thế mà đụckhoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng Dìm người giỏi, để giữ địa vị vàdanh tiếng của mình là trộm vị Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm

- Chính “là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn Điều gì không đứng đắn, thẳngthắn, tức là tà” Chính được thể hiện rõ trong ba mối quan hệ : Đối với mình, với người,với việc

Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm

mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở

Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ

chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc

Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không

ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước

Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên Nếu đảng viênmắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng Cần, kiệm,liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minhcủa dân tộc “Nó” là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể,phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”

- Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi; là hết sức công bằng,không chút thiên tư, thiên vị, công tâm, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của dântộc lên trên hết, trước hết; chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”

Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh quan niệm: “Một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu

về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” Để trở thành người cóphẩm chất đạo đức tốt, phải hội đủ các yếu tố cần, kiệm, liêm, chính Hồ Chí Minh coi cần,kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bản của con người, giống như bốn mùa của trời, bốnphương của đất; “Thiếu một đức, thì không thành người”

Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời nói đến việc làm, phong cách làm việc, từ cách

ăn mặc cho đến những sinh hoạt hàng ngày, ngay cả khi Người đã là Chủ tịch nước Tácphong giản dị ấy mang lại một sự gần gũi, một ấn tượng khó quên với những ai đã đượcgặp Bác dù chỉ một lần Bác ăn mặc rất giản dị và tiết kiệm Quần áo Bác mặc chỉ có vài

bộ, may cùng kiểu Có cái áo của Bác rách, vá đi vá lại, thay cổ mà Bác vẫn không chođổi Có lần Bác nói với một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng một cách chân tình: “Này

Trang 12

chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy Đừng

bỏ cái phúc ấy đi”

2.2.3 Yêu thương con người, sống có tình có nghĩa

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa vớichủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ,qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chấtđạo đức cao đẹp nhất

Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái, rộng lớn dành cho những người cùngkhổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột Hồ Chí Minh chỉ ham muốn cho đất nướcđược hoàn toàn độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũngđược học hành Chỉ có tình yêu thương con người bao la đến như vậy mới có cách mạng,mới nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Nghiêm khắc với mình, rộng rãi và giàu lòng vị tha, độ lượng với người khác Phải

có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thứcnhững gì tốt đẹp trong mỗi con người Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thươngyêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành

Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng conngười, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo Theo Hồ Chí Minh hiểu chủ nghĩa Mác

- Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không

có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” Trong Di chúc, Ngườiviết: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”

Thật hiếm có vị lãnh tụ nào lại có tình thương mênh mông nhân ái dành cho bao sốphận, mọi kiếp người như vậy Là Chủ tịch nước, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, Báckhông coi nhẹ việc nhỏ Bác quan tâm đến chỗ ở ,việc làm, đến từng bát cơm manh áo Làngười lãnh đạo cao nhất của một nước, bận trăm công nghìn việc, nhưng dù bất cứ hoàncảnh nào, ở đâu thì trái tim nồng hậu của Bác vẫn luôn hướng về quần chúng nhân dân.Giữa thời tiết ngày hè nắng nóng, các chiến sĩ phòng không trực chiến trên nóc Hội trường

Ba Đình không đủ nước uống, Người đã dành hết số tiền tiết kiệm của mình tặng bộ độimua nước giải khát Bác chỉ mặc cái áo mỏng, sẵn sàng nhường áo ấm cho cán bộ củamình bởi "chú mang cho ấm cũng như tôi" Đó là tình cảm ấm áp thiêng liêng của một vịlãnh tụ, vị chỉ huy luôn gần gũi, gắn bó với chiến sĩ với nhân dân; tình yêu thương chânthành tha thiết của một người ông người cha đối với cháu con

2.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng

Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộngsản chủ nghĩa Điều này được bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mốiquan hệ rộng lớn vượt ra khỏi giới hạn quốc gia – dân tộc

Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc Đó

là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với cácdân tộc bị áp bức, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ

Trang 13

trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc;chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền.

Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của thời đại hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội Người nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tăng cường đoànkết và hợp tác quốc tế, đồng thời ra sức ủng hộ và giúp đỡ đối với các cuộc đấu tranh vìhòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tinhthần đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một kiểuquan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bìnhcho nhân loại; đó là di sản thời đại vô giá của Người về hòa bình, hữu nghị, hợp tác pháttriển giữa các dân tộc

Khi bàn về mối quan hệ Việt – Trung, Bác nói: “Mối tình hữu nghị Việt –Trung/ Vừa

là đồng chí vừa là anh em”, nói về mối quan hệ Việt – Lào Bác đã khẳng định: “Việt, Làohai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”, nói về tình anh em vô sản thếgiới Người từng nhắc nhở “Quan san muôn dặm một nhà/ Bốn phương vô sản đều là anhem”

2.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

2.3.1 Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức

Nói đi đôi với làm là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong việc xây dựng đạođức, thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức vàviệc làm Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làmphải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua chính mình Nói đi đôi với làm còn là biểuhiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên công chức, nêugương trước nhân dân

“Nói đi đôi với làm” là nét đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo, nóinhiều làm ít, thậm chí nói mà không làm Ngay sau cách mạng Tháng Tám năm 1945,Người đã chỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ “vác mặt làm quancách mạng” Sau này, Người còn lần bàn đến việc quét sạch căn bệnh quan liêu, coithường quần chúng của một số cán bộ, đảng viên, đi ngược lại với phương châm, chínhsách của Đảng và Chính phủ, làm tổn hại đến uy tín của Đảng và Chính phủ trước nhândân

Nêu gương đạo đức là một nét đẹp truyền thống của văn hóa phương Đông Để đạođức cách mạng thấm sâu, bám chắc vào đời sống xã hội và trở thành nền tảng tinh thần củanhân dân, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên cần phải lấy mình làm gương trước mọingười cả về ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa

Theo Hồ Chí Minh, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nềnđạo đức, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương” Người nói: “Lấygương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w