1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích tư tưởng của hồ chí minh về đạo đức liên hệ tới quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường đại học thương mại hiện nay

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tư Tưởng Của Hồ Chí Minh Về Đạo Đức Liên Hệ Tới Quá Trình Tu Dưỡng Đạo Đức Của Sinh Viên Trường Đại Học Thương Mại Hiện Nay
Người hướng dẫn Ngô Thị Huyền Trang
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4 MB

Nội dung

Khái niệm và tầm quan trọng của đạo đứca Khái niệm đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đạo đức của HCM có gìkhác so với đạo đức của chế độ trước-chế độ phong kiến:Khái niệm đạo đứ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠITHẢO LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài chính: Phân tích Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức? Liên hệ tới

quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương mại hiện nay?

Đề tài phụ: Phân tích các thời kỳ hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Huyền Trang

Trang 2

Mục lục

Danh sách thành viên nhóm 1

Bảng phân công công việc 2

Đề tài 1 (đề tài chính): Phân tích Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức? Liên hệ tới quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương mại hiện nay? 3

A Lời mở đầu 3

B Nội dung 3

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận 3

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 3

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 11

CHƯƠNG 2: Liên hệ thực tiễn quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương Mại 19

2.1 Thực tiễn quá trình tu dưỡng đạo của đức sinh viên Đại học Thương Mại hiện nay 19

2.1.1 Những đạo đức tốt đẹp của sinh viên 19

2.1.2 Tồn tại những lối sống, đạo đức chưa tốt 20

2.2 Giải pháp nâng cao đạo đức cho sinh viên Đại học Thương Mại theo tư tưởng Hồ Chí Minh 21

C Kết luận 22

Đề tài 2 (đề tài phụ): Phân tích các thời kỳ hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 24

A Lời mở đầu 24

B Nội dung 24

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận: Các thời kỳ hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 24

1 Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm đường cứu nước mới 24

2 Thời kỳ 1911 - 1920: hình thành tư tưởng cứu nước, Giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản 24

3 Thời kỳ 1920 - 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam 24

4 Thời kỳ 1930 - 1941: vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo 25

5 Thời kỳ 1941 - 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta 26

Trang 3

CHƯƠNG 2: Liên hệ thực tiễn sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng

sản giai đoạn hiện nay 27

1 Thực trạng vận dụng 27

2 Ý nghĩa vận dụng 27

C Kết luận 27

Trang 4

Bảng phân công công việc

Trang 5

mà chúng ta có thể áp dụng những giá trị đạo đức này vào cuộc sống hàng ngày củachúng ta.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết để tìmhiểu và học tập Thông qua đề tài “ Phân tích Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức?Liên hệ tới quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương mại hiệnnay?” chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những giá trị của tư tưởng này đối với công cuộcđấu tranh bảo vệ đất nước cũng như đối với xã hội hiện tại

Tổng hợp word+mở+kết Hoàng Thu Trang

Thuyết trình (2) Mai Thị Thuý, Đỗ Phương Thảo

Powerpoint (1) Dương Quỳnh Thu

Trang 6

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của đạo đức

a) Khái niệm đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức (đạo đức của HCM có gìkhác so với đạo đức của chế độ trước-chế độ phong kiến):

Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc,chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trongquan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởisức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng,coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: “Người cán bộ cách mạng phải cóđạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang

vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” Người viết: “Cũng như sông thì cónguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì câyhéo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khônglãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định

sự thắng lợi của mọi công việc: “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấmnhuần đạo đức cách mạng, hay là không” Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minhkhông có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài mà không

có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.Cho nên,đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng

Từ Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt Nam đã mang bản chất mới và đã được Ngườigọi là đạo đức mới, đạo đức cách mạng Đạo đức mới đã lật ngược lại các kiểu đạo đức

cũ của các giai cấp thống trị, áp bức bóc lột nhân dân lao động Đạo đức mới xóa bỏnhững chuẩn mực đạo đức phong kiến vẫn luôn luôn trói buộc nhân dân lao động vàonhững lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp tôn ti trật tự hết sức hà khắc của giaicấp phong kiến Đạo đức mới hoàn toàn trái ngược với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỷcực đoan của giai cấp tư sản Nó cũng xa lạ với đạo đức của giai cấp tiểu tư sản, kìm hãmcon người trong những lợi ích riêng tủn mủn, cục bộ, hẹp hòi, cũng như trong vòng gia

Trang 7

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (17)

120

Những điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ…

Trang 8

trưởng nhỏ bé Nó càng xa lạ với đạo đức tôn giáo luôn khuyên con người khắc kỷ, camchịu, chấp nhận số phận trong chốn trần tục, để hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn saukhi chết ở nơi thiên đàng hay chốn niết bàn.

Quan niệm của chế độ phong kiến về đạo đức

Tư tưởng về đạo đức cũ ở Việt Nam theo lời chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đạo đức cũnhư người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời” (Bài nói chuyện tại trường Chính trịtrung cấp quân đội).Đạo đức cũ mà Hồ Chí Minh nhắc đến ở đây là đạo đức thực dân,phong kiến là thứ đạo đức ích kỷ, nó kìm hãm trói buộc con người, tàn phá con người Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn Khác với nô lệ, ngườinông dân có công cụ sản xuất riêng và có nền kinh tế riêng dựa vào lao động cá nhân vàđem lại cho họ những điều kiện sinh sống cần thiết Bọn địa chủ vẫn có quyền điều nôngdân ra khỏi lãnh địa của mình, nhưng không có quyền giết họ

=> Đó là một bước tiến của đạo đức xã hội, thật ra địa vị người nông dân cũng chẳng hơnbao nhiêu so với nô lệ Sự phụ thuộc về kinh tế và sự cưỡng ép trực tiếp đã buộc họ phảicày cấy ruộng đất của địa chủ và làm trăm nghìn công việc có lợi cho giai cấp phongkiến

Ở đây, tồn tại nhiều kiểu đạo đạo đức, có cả đạo đức của chính giai cấp phong kiếnlại có đạo đức của giai cấp nông dân và nhân dân lao động

Đạo đức thống trị trong xã hội phong kiến trước hết và đạo đức học của giai cấpphong kiến Tuy nhiên, tư tưởng đạo đức học ở phương Tây thường xuất phát từ nhữngtín điều của tôn giáo

Ở phương Đông đạo đức học không hoàn toàn lệ thuộc vào tôn giáo mà thườngxuất phát từ quan hệ giữa người và người được nhìn qua lăng kính của học thuyết nhogiáo Yêu cầu chung của đạo đức thống trị là bầy tôi phải trung với vua, chư hầu phảitrung với thiên tử, nông dân phải trung với địa chủ

Phong kiến ngày xưa nêu cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm mà lạibắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng =>> Đây là minh chứng rõràng cho thấy đạo đức cũng như hệ thống quản trị thối nát của xã hội này và nó gây rahậu quả nghiêm trọng Tạo nên sự phẫn nộ của nhiều tầng lớp và điển hình là công nhân

và nông dân

=> Qua đây, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng đạo đức cũ là thứ đạo đức cần bác

bỏ và đổi mới ngay lập tức vì nó quá tàn nhẫn, quá ích kỉ tạo nên những hình ảnh xót xa

Trang 9

trong quá khứ Đúng vậy, đạo đức cũ cũng như người đầu ngược xuống đất còn chânchổng lên trời, người như vậy là trái với lẽ thường, là không thể tồn tại cũng như đạo đức

cũ trái với đạo lý, trái với lẽ trời và không thể tồn tại lâu dài Tóm lại, cần bác bỏ và đổimới đạo đức cũ để xã hội có nhận thức cũng như lối đi đúng đắn, phát triển như Hồ ChíMinh mong muốn và thực hiện ở đạo đức mới

Quan điểm của Khổng Tử về đạo đức:

Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử là tổng hợp các nội dung: tư tưởng về vai trò củađạo đức; tư tưởng về các quan hệ đạo đức và các chuẩn mực đạo đức cơ bản Khổng

Tử cho rằng, trong xã hội có năm mối quan hệ đạo đức cơ bản gọi là “ngũ luân”, gồmquan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè Mỗi quan hệ có những tiêuchuẩn riêng cho từng đối tượng, như cha hiền, con thảo; anh tốt, em ngoan; chồngbiết tình, vợ nghe lẽ phải; bề trên từ hiếu, bề dưới kính thuận; vua nhân từ, tôi trungthành Vào thời mình, Khổng Tử đã đề cập đến những mối quan hệ và các tiêu chuẩnnày, song ông nhấn mạnh nhiều hơn đến quan hệ vua tôi và cha con Khổng Tử cũngcho rằng để thực hiện tốt các mối quan hệ đạo đức trên, con người cần phải lấy cácchuẩn mực đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, dũng, hiếu, kính để để điều chỉnhhành vi của mình Các chuẩn mực đạo đức này tồn tại trong mối tương quan sâu sắclẫn nhau, trong đó, nhân được xem là trung tâm

Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo Tam cương là ba mốiquan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (chồng vợ) Trong xã hộiphong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc

“chết người”

1 Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo cấp dướichết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấpdưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn côngminh, tôi trung thành một dạ

2 Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, conkhông chết thì con không có hiếu)")

3 Phu thê: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói, vợ phải nghe theo)

Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có Ngũ thường là năm điều phải hằng cótrong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín

1 Nhân: (tính người) Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật

Trang 10

2 Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải

3 Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người

4 Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai

5 Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy

Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo

Tam tòng: tam là ba; tòng là theo Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo,gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"

1 Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha

2 Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng

3 Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con

Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có,là: công - dung - ngôn - hạnh

1 Công: làm giỏi, khéo léo trong việc làm

2 Dung: (phải trau chuốt sắc đẹp) hòa nhã trong sắc diện

3 Ngôn: dịu dàng, mềm mại trong lời nói

4 Hạnh: nhu mì trong tính nết

Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứđức thì xã hội được an bình Như vậy, tam cương là: quân thần cương, phụ tử cương,phu thê cương; nói gọn là quân – thần, phụ – tử , phu – thê (hoặc phu - phụ) TheoTam tự kinh thì mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cáitình thuận Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vuachúa lập ra trên những nguyên tắc “chết người”: quân xử thần tử, thần bất tử bấttrung (vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung); phụ sử tử vong, tử bất vongbất hiếu (cha khiến con chết, con không chết không hiếu) Còn mối quan hệ vợ chồngthì phu xướng phụ tùy (chồng nói ra, vợ phải theo), con gái phải học tam tòng (tại giatòng phụ ở nhà theo cha, xuất giá tòng phu lấy chồng theo chồng, phu tử tòng tửchồng chết theo con (trai), và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh)

b) Tầm quan trọng của đạo đức

Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khókhăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài,không phải là một đại lộ thẳng tắp Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người,mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau.Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái

Trang 11

nền tảng ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình vàmỗi người trong xã hội ta Sự nghiệp cách mạng của chúng ta là giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp, giải phóng con người, làm cho người Việt Nam từ nghèo đói trở nên đủ

ăn, từ đủ ăn trở nên khá, từ khá trở nên giàu và giàu thì lại càng giàu thêm Sự nghiệp đórất cao cả và nhân văn, đòi hỏi phải có những phẩm chất tương ứng

Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hội, con người.Người có đạo đức là người cao thượng; một dân tộc, mặc dầu kinh tế còn lạc hậu, nhưng

có được đạo đức cần, kiệm, liêm, chính thì vẫn xứng đáng là một dân tộc văn minh

Đạo đức giúp cho con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh làm người trongmọi hoàn cảnh, không dễ bị thay đổi trước những xoay vần, biến thiên của thời cuộc:Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuấtphục

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải "là đạo đức là văn minh", thì mớihoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình Người cũng thường nhắc lại ý củaLênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình vàcủa thời đại Nếu xét đến cùng thì văn minh tức là trí tuệ, trong đó chủ yếu là sự hiểu biếtđúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, những tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn ViệtNam và thế giới, những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết đểđưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi Còn đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏicon người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó Đạo đức là gốc, là nguồn, lànền tảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng,cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình Cáitâm, cái đức ấy lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, vớinước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người chung quanh mình Phải có tâm, có đứcmới giữ được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa được chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống.Con đường Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo và phát triểnchủ nghĩa Mác - Lênin là một minh chứng rất rõ về điều đó

Những vấn đề đạo đức đã được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện:

Đối với mọi đối tượng - từ công nhân, nông dân đến trí thức, văn nghệ sĩ; từ các cụ phụ lão đến phụ nữ, thanh thiếu niên nhi đồng; từ đồng bào các dân tộc đến đồng bào

Trang 12

các tôn giáo, các nhà tu hành Cùng với việc đề cập đạo đức công dân, Ngườđặc biệtquan tâm đến đạo đức của cán bộ, đảng viên Có thể nói đây là nội dung chiếm phần chủ yếu nhất trong tư tưởng đạo đức của Người.

Trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người - từ đời tư đến đời công, như sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu lãnh đạo, quản lý…

Trên mọi phạm vi từ hẹp đến rộng - từ gia đình đến xã hội (làng xóm, phố phường,một tập thể, một đơn vị, một tổ chức ), từ giai cấp đến dân tộc, từ các vùng - miền,địa phương đến cả nước, từ quốc gia đến quốc tế

Trong cả ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi người – đối với mình, đối với người, đốivới việc Đối với người thì có quan hệ giữa cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nướcvới dân, quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, v.v…

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức củacán bộ, đảng viên, khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền Hai mươi bốn năm trêncương vị Chủ tịch nước, Người đã kiên trì giáo dục cán bộ, đảng viên về đạo đứcmới, đạo đức cách mạng Nếu quyền lực là sức mạnh để giữ vững những thành quảcách mạng, để tổ chức và xây dựng chế độ xã hội mới, để phát triển kinh tế và vănhóa, để biến đất nước từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành giàu mạnh, văn minh, thì quyềnlực lại có mặt trái của nó là có thể làm tha hóa con người nắm quyền lực, có thể đưađến những tổn thất lớn cho cách mạng Người đã nhìn thấy điều này từ rất sớm,không phải chỉ ở trong nước, mà còn ở nhiều nước, kể cả những nước xã hội chủnghĩa khác Những vấn đề về đạo đức mà Người đặt ra với cán bộ, đảng viên chính lànhằm ngăn chặn, khắc phục những hiện tượng tha hóa có thể hoặc đã xảy ra, nhất là

để chống lại những khuynh hướng sai lệch về quyền lực như quan liêu, cậy thế cậyquyền, lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực, say mê quyền lực, tham quyền cố vị,v.v , những tệ nạn có thể trở thành nguy cơ làm sụp đổ sự nghiệp của một người,thậm chí của cả một Đảng Cộng sản

1.1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

a) Cơ sở lý luận:

Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúcđẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, và tìm thấy chủ nghĩa Mác - Lênin

Trang 13

Hồ Chí Minh hết sức chú trọng kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đó là yêu nước gắn liền với yêu dân, tinh thần đoàn kết, nhân

ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, thương người của dân tộc Việt Nam

Truyền thống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa , ngôn ngữ phong tục, tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc

Tinh hoa văn hóa nhân loại:

Tinh hoa văn hóa phương Đông:

+ Về Nho giáo, Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển về việc xây dựng một xã hội lýtưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để cóthể đi đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh, các dân tộc có quan

hệ hữu nghị và hợp tác

+ Về Phật giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêuthương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bìnhđẳng của con người và chân lý, khuyên con người sống hòa đồng, gắn bó với đất nước.+ Về Lão giáo (Đạo giáo), Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển tư tưởng của Lão

Tử, khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, hơnnữa phải biết bảo vệ môi trường sống

+ Hồ Chí minh còn kế thừa và phát triển nhiều ý tưởng của các trường phái khácnhau trong các nhà nhà tư tưởng phương Đông cổ đại như Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản

Tử, v…v… và những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốcnhư chủ nghĩa Găngđi, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn

Tinh hoa văn hóa phương Tây

+ Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong

“Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Mỹ và “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” năm

1791 của Pháp

+ Ngay từ khi còn học ở trường tiểu học Pháp, Người đã quan tâm tìm hiểu nhữngkhẩu hiệu nổi tiếng: Tự do - Bình đẳng - Bác ái trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ

Trang 14

Chủ nghĩa Mác - Lênin

+ Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưngchủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin.+ Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan, phương phápluận trong nhận thức và hoạt động cách mạng

+ Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản vớitầm vóc trí tuệ lớn như V.I.Lênin

-> Người nhận định: Họ đều muốn “mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợicho xã hội” Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng

họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cốgắng làm học trò nhỏ của các vị ấy

b) Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thất bại.Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn yếu Nguyên nhân trực tiếp

là các tổ chức và người lãnh đạo của các phong trào chưa có đường lối vàphương pháp cách mạng đúng đắn

“Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan gócđương đầu với bọn đế quốc thực dân” Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho chủnghĩa Mác - Lênin xâm nhập, truyền bá vào đất nước ta

Hồ Chí Minh là người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phongtrào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản ViệtNam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam, đánh dấubước hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam.Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:

Chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sanggiai đoạn đế quốc chủ nghĩa, trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa vàgiai cấp công nhân thế giới Tình hình đó làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn cótrong lòng chủ nghĩa tư bản, giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủnghĩa đế quốc

Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người, mở

ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới Ngày 2/3/1919,

Trang 15

Quốc tế Cộng sản ra đời ở Matxcova trở thành Bộ tham mưu, lãnh đạo phongtrào cách mạng thế giới.

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1.2.1 Đạo đức là gốc, Là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạngChủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thếgiới, là một tấm gương mẫu mực về đạo đức, giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng

để toàn Đảng, toàn dân noi theo Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, lãnh tụ

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,đảng viên và nhân dân Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tácphẩm bàn về vấn đề đạo đức Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan trọngcủa Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người.Người khẳng định đạo đức là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của ngườicách mạng; nó cũng giống như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người viết:

“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải cógốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì

dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Việc chăm lo cho cái gốc, cáinguồn ấy là trách nhiệm, là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi giađình, mỗi một cá nhân trong xã hội Đặc biệt, người làm cách mạng phải có đạo đức cáchmạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệpđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Bởi “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xãhội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, mộtcuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và điđược xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thànhđược nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.”

Người quan niệm đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọicông việc, phẩm chất mỗi con người Trong Người cán bộ cách mạng (1955), Hồ ChíMinh yêu cầu “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng… Mọi việc thànhhay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không” TheoNgười, chiến sĩ cách mạng là những người “cả đời hết lòng phục vụ nhân dân, sinh hoạtngày thường thì làm gương mẫu: gian khổ, chất phác, kính trọng của công…” Và cán bộ,

Trang 16

đảng viên muốn dân tin, dân phục thì cần phải nhớ “Quần chúng chỉ quý mến nhữngngười có tư cách, đạo đức” Vậy nên không phải chỉ cần viết hai chữ “cộng sản” lên tránthì dân sẽ tôn trọng, quý mến mà mỗi cán bộ, đảng viên cần phải trở thành một người làmcách mạng chân chính, một lòng vì Đảng, vì dân, vì Tổ quốc thân yêu, luôn hướng đến chí công vô tư, những tính tốt đẹp: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm

+ Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào, kiên quyếtchống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân, sẵn lòng chịu cựckhổ, không ham giàu sang, không sợ oai quyền

+ Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gìphải giấu Đảng Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan Làm cầnthận, chu toàn với việc được giao, không sợ bị phê bình

+ Trí là không để việc tư làm mù quáng, dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng.Biết xem người, biết xét việc, biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vìĐảng mà cân nhắc người tốt, đề phòng người gian

+ Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm Thấy khuyết điểm có gansửa chữa Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng Có gan chống lại những sự vinh hoa, phúquý, không chính đáng Nếu cần, thì có gan hi sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc,không bao giờ rụt rè, nhút nhát

+ Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng màluôn quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa Chỉ có một thứ ham là ham học, hamlàm, ham tiến bộ

Đây chính là đạo đức cách mạng, là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vìdanh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.Đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp con người vững vàng trong mọi thử thách.Bởi theo Hồ Chí Minh “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bạicũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước.” Đạo đức cách mạng giúp mỗi người khi gặp thuậnlợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trướcthiên hạ, vui sau thiên hạ”, không lo kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, khôngquan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa… Đạo đức không chỉ là chỗ dựa mà còn làthước đo lòng cao thượng của con người Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tácdụng nâng cao giá trị bản thân mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp con người vượt quamọi thử thách

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w