Không gian cảnh quan.. Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ…Tuyên Quang thuộcchâu Tuyên Quang, thừa Tuyên Quang, phủ Tuyên Hóa, trấn Minh Quang.. T ằng phẳng tiế
PHẦN III: MỤC LỤC Phần I: Mở đầu 1: Lý chọn đề tài 2: Mục đích nghiên cứu 3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4: Phương pháp nghiên cứu 5: Bố cục khóa luận Phần II: Nội dung Chương 1: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích thành nhà Mạc 1.1 Tổng quan về Thành phố Tuyên Quang 1.1.1 Lịch sử hình thành 1.1.2 Đời sống dân cư 1.1.3 Truyền thống văn hóa và đấu tranh- chống giặc ngoại xâm 1.2 Vị trí, lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích 1.2.1 Vài nét về thành cổ Việt 1.2.2 Vị trí 1.2.3 Lịch sử hình thành cùng quá trình tồn tại của di tích qua các thời kỳ Chương 2: Gía trị về lịch sử – kiến trúc và kỹ thuật xây dựng thành nhà thành nhà Mạc 2.1 Gía trị lịch sử- kiến trúc 2.1.1 Gía trị lịch sử 2.1.2 Gía trị kiến trúc 2.1.2.1 Không gian cảnh quan 2.1.2.2 Bố cục mặt bằng và tổng thể kiến trúc 2.2 Gía trị về kỹ thuật xây dựng thành nhà Mạc 2.2.1 Vật liệu xây dựng thành 2.2.2 Kỹ thuật xây dựng thành Chương 3: Thực trạng – Bảo tồn – Tôn tạo – Phát huy giá trị của di tích thành nhà Mạc 3.1 Thực trạng 3.2 Bảo tồn và các hoạt động bảo vệ 3.2.1 Tổ chức nội dung, bảo vệ di tích 3.2.2 Tổ chức bằng các giải pháp kỹ thuật 3.3 Phát huy giá trị của di tích Phần III: Kết luận Phần IV: Tài liệu tham khảo Phần V: Tài liệu ảnh Phần VI: Phụ lục PHẦN I- LỜI NÓI ĐẦU I- Tính cấp thiết của đề tài Đối với mỗi một quốc gia, dân tộc thế giới, di sản văn hóa của các thế hệ trước để lại có một giá trị vô cùng to lớn đối với dân tộc và quốc gia đó Di sản văn hóa là vật thể là các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ hay phi vật thể như: các làn điệu dân ca, tục ngữ ca dao…Trong đó các di tích kiến trúc nghệ thuật cổ là một chiếc cầu nối để chúng ta có thể tìm hiểu cuộc sống quá khứ, đồng thời cũng là để chiêm ngưỡng những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật tuyệt đẹp đã được sáng tạo dưới bàn tay của người Khi đất nước có sự hòa nhập vào quốc tế theo xu hướng chung của thế giới hiện nay, thì những di tích này lại càng trở nên quan trọng đối với nhiệm vụ giữ gìn bản sắc riêng của mỗi dân tộc Dù công trình kiến trúc ấy phục vụ cho ai, vì mục đích gì nữa, nó là công trình mà người xưa để lại, ở đó có đầy đủ các giá trị về: lịch sử, văn hóa, khoa học… thì chúng cần phải được bảo tồn và tôn tạo để di tích ấy sống mãi với thời gian Theo dọc chiều dài đất nước, mảnh đất hình chữ s thật nhẹ nhàng và bay bổng…nhưng cũng thật nên thơ Đi đến bất kỳ nơi đâu chúng ta cũng đều có thể gặp bóng dáng của những công trình kiến trúc nghệ thuật mà cha ông ta sáng tạo và để lại cho đến tận ngày hôm Những gì còn lại ấy, dù có niên đại khác nhau, dù mang ảnh hưởng của văn hóa nào, dù gắn với lịch sử hay tôn giáo cũng đều là sản phẩm của trí tuệ và của tâm hồn Việt, của lịch sử, văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, trải qua bao thăng trẩm và biến cố của lịch sử, dưới tác động của tự nhiên, người, những công trình ấy còn lại không nhiều và hầu không còn nguyên vẹn buổi đầu khởi dựng Là một người mảnh đất Tuyên Quang thơ mộng giàu truyền thống cách mạng Nơi có biết di tích lịch sử từ xưa để lại, nơi đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt và những chiến thắng hào hùng của dân tộc và cũng là nơi in dấu vết của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cuộc đời hoạt động Cách mạng của người Còn lại với thời gian, Tuyên Quang còn vết tích của Thành nhà Mạc xưa kia, với niên đại 400 năm Tuy giờ chỉ còn là “Di tích lịch sử, phế tích thành Tuyên Quang” Nhưng chính nơi đã diễn một sự kiện lịch sử của các triều đại phong kiến Việt Nam Nhà Mạc buộc phải rút khỏi kinh thành Thăng Long đã để lại dấu ấn mảnh đất Tuyên Quang này Tuy “Di tích lịch sử, phế tích thành Tuyên Quang” giờ chỉ còn ít dấu vết với một đoạn Thành ngắn, và hai cổng phía Tây và Nam mà Nhưng bên đó hàm chứa biết bao điều kỳ bí về một giai đoạn của thời kỳ phong kiến và những sự kiện lịch sử liên tiếp diễn ở những thời kỳ khác nhau, thành nhà Mạc một ô cửa bí mật trùm sau những bức “rêu phong cổ kính” của thời gian Chính vì lẽ đó quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu di tích thành nhà Mạc - Tuyên Quang” làm bài tiểu luận năm thứ này, để nghiên cứu, tìm hiểu về những ẩn số bên đó II- Mục đích nghiên cứu: - Mục đích đầu tiên quá trình nghiên cứu di tích thành nhà Mạc của là: Để nâng cao kiến thức thực tế và sự hiểu biết của mình - Tìm hiểu để hiểu biết về những giá trị về lịch sử- văn hóa- khoa họckỹ thuật xây dựng thành lũy của di tích - Trên sở khảo sát thực tế, đưa một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị di tích với khả của bản thân III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng là: Thành nhà Mạc bao gồm các dấu tích còn lại như: cổng thành phía Tây và phía Nam, cùng một đoạn tường dài 1,4m Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa phận phường Minh Xuân, Phan Thiết, Tân Quang - Thành phố Tuyên Quang, nơi di tích tồn tại và liên quan IV- Phương pháp nghiên cứu: Để tìm hiểu được di tích này Tôi đã dựa vào một số phương pháp sau: - Phương pháp chủ nghĩa vật lịch sử và vật biện chứng - Phương pháp điền dã - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tư liệu - Phương pháp liên ngành khảo cổ học, sử học, văn hóa học, bảo tàng học, kiến trúc, mỹ thuật học V- Bố cục bài tiểu luận: Ngoài phần mở đầu và các tài liệu tham khảo, bài viết được chia làm phần sau: Chương 1: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích thành nhà Mạc Chương 2: Gía trị về lịch sử – kiến trúc – kỹ thuật xây dựng thành nhà thành nhà Mạc Chương 3: Thực trạng – Bảo tồn – Tôn tạo – Phát huy giá trị của di tích thành nhà Mạc Phần II- NỘI DUNG CHƯƠNG I- Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích Thành nhà Mạc 1.1- Tổng quan về Thành phố Tuyên Quang: 1.1.1- Lịch sử hình thành: Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Cách Hà Nội Với 165 km đường bộ (theo Quốc lộ 2), vị trí địa lý từ 21 độ 29 phút đến 22 độ 42 phút vĩ Bắc và 104 độ 50 phút đến 105 độ 36 phút độ kinh Đông Tổng diện tích tự nhiên là: 5.868 km Dân số 720 ngàn người với 22 dân tộc cùng chung sống Tuyên Quang giáp với các tỉnh như: - Phía Bắc giáp Hà Giang - Phía Nam giáp giáp Phú Thọ - Phía Đông giáp Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên - Phía Tây giáp Yên Bái Tuyên Quang xưa (bao gồm cả Hà Giang) thuộc bộ Vũ Định của nhà nước Văn Lang Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ…Tuyên Quang thuộc châu Tuyên Quang, thừa Tuyên Quang, phủ Tuyên Hóa, trấn Minh Quang Ngày 31- - 1884 Pháp đặt chân chiếm đóng Tuyên Quang Đầu thế kỷ XX, chúng chia Tuyên Quang thành hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang Tuyên Quang bao gồm châu: Sơn Dương, Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang với 194 xã Sau Cách mạng tháng 8- 1945 và sau hòa bình lặp lại ở miền Bắc năm 1954, Tuyên Quang có một số thay đổi về bộ máy hành chính: Tháng 7- 1956 huyện Yên Bình tách khỏi Tuyên Quang và nhập vào tỉnh Yên Bái Năm 1976 Tuyên Quang nhập vào Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên Đến năm 1991 Hà Tuyên lại được chia thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang Cho đến hiện nay, Tuyên Quang có huyện, thành phố với 145 xã, phường, thị trấn Ngày 25-6-2009 Thị xã Tuyên Quang được công nhận là đô thị loại ba Ngày 2-7-2010 Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 27/ NQ-CP thành lập Thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tuyên Quang Về mặt tự nhiên: Tuyên Quang năm vòng cung Ngân sơn, có nhiều sông suối, có hệ thống sông lớn là sông Lô và sông Gâm Bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc sau xuyên dọc địa phận Hà Giang Sông Lô chảy qua Tuyên Quang, xuôi về Phú Thọ hợp với sông Hồng tại Việt Trì, là đường thủy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang (ở phía Bắc) với thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du, đồng bằng và Bắc bộ Sông Gâm cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Cao Bằng, Hà Giang rồi đổ vào Na Hang, Chiêm Hóa hợp với sông Lô cách thị xã 10km là đường thủy nối các huyện Na Hang, Chiêm Hóa với các tỉnh lỵ… Ngoài còn có hệ thống sông ngòi dày đặc, chính là nguồn thủy sinh không thể thiếu đời sống nhân dân và hệ thống giao thông đường thủy quan trọng từ xưa cho đến Ngoài ra, Tuyên Quang còn có hệ thống “núi rừng trùng điệp, đồi xanh ngắt” cũng là đia thế vô cùng quan trọng vị thế chiến lược về quân sự 1.1.2- Đời sống dân cư Dân số Tuyên Quang 727.505 người, với 22 dân tộc anh em cùng chung sống Tộc người đông nhất là tộc người Kinh và tộc người Tày Với địa hình Tuyên Quang, các tộc người chung sống tỉnh khá gần gũi về mặt địa lý, sống khá hòa thuận, ít xảy mâu thuẫn giữa các tộc người với Sự nghiệp văn hóa - xã hội của tỉnh có những bước phát triển ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của địa phương Là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời, Tuyên Quang từ xa xưa đã có sự tồn tại của người Tại Bình Ca, An Tường, An Khang ( Yên Sơn) các nhà Khảo cổ học đã tìm thấy những di vật của người nguyên thủy: Rìu đá mũi giáo, hóa thạch xương trâu…thuộc thời kỳ đá mới Tại huyện Yên Bình cũng tìm thấy những công cụ sản xuất bằng đá đủ các thời kỳ, có cả khuôn đúc tiền, trống đồng và nhiều công cụ bằng đá khác Qua các hiện vật tìm thấy, có thể két luận rằng: Cách hàng vạn năm, các bộ lạc người cổ đại đã từng cư trú dọc triền sông Lô, sông Gâm… Trải qua hàng ngàn năm chinh phục thiên nhiên, đức tính cần cù, lòng dũng cảm, sự sáng tạo lao động của nhân dân lao động đã được hun đúc Bằng sức lực và trí tuệ của mình, qua nhiều tháng năm gian khổ, đồng bào các dân tộc nơi đã khắc lên núi rừng hoang vu lớp lớp vòng ruộng bậc thang xanh rờn ngô lúa, biến những đầm lầy gò bãi rậm rạp…Thành những tràn ruộng, ao, hồ…Phát triển trồng trọt và chăn nuôi Ngoài chăn nuôi, trồng trọt, các tộc người Tuyên Quang còn làm nhiều nghề thủ công khai thác, chế biến nông - lâm sản và dược liệu.; thêu dệt các mặt hàng từ sợi bông, sợi lanh và nhuộm vải; Chế công cụ vũ khí, đồ dùng, vũ khí từ sắt, đồng, tre, nứa… cùng với các đồ trang sức bằng Bạc, vàng Quá trình tác động đã sinh nhiều làng nghề cổ truyền có giá trị Trong Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi đã nhận xét: “Phúc Yên có vải hoa xanh và mật hoa vàng…ong vàng rất sạch, nhả mật rất ngọt… sáp hoa là thứ sáp nấu với hoa núi, rất thơm ” Người Pháp cũng khẳng định: “Kỹ thuật của họ rất khéo, biết làm rèn, đồ đồng, đồ bạc, làm dao, súng, kíp, hỏa mai…làm lưỡi cày, đồ nữ trang, cho họ tiện lấy”, “Họ cũng thông thạo các dụng cụ gia đình, làm đồ nữ trang bằng bạc…” (ký chú của Công sứ Lupi) Từ lao động, chiến đấu, với tình yêu quê hương tha thiết, với đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn nhạy cảm, các tộc người Tuyên Quang đã sáng tạo, giữ gìn và làm giàu lên kho tàng văn hóa của mình qua nhiều thế hệ Những chuyện cổ tích, những câu ca dao, tục ngữ đã giải thích nguồn gốc dân tộc, phản ánh cuộc sống thường ngày đầy khát vọng; nhứng làn điệu then, gọi , sli, lượn, sình ca… và các lễ hội…những đường nét đẹp, tinh xảo, duyên dáng của hoa văn trang trí trang phục tộc người; đồ dùng sinh hoạt đã thể hiện sinh động, đặc sắc đời sống tinh thần của mỗi tộc người, mỗi vùng miền Bên cạnh đó đồng bào dưới xuôi lên, mang theo nền văn hóa Châu thổ đã bồi đắp hòa với văn hóa các tộc người địa phương tạo thành đời sống văn hóa, phong phú và đa dạng Như vậy chính đời sống dân cư đã tạo nên những nét vô cùng đặc sắc văn hóa - xã hội cũng đời sống kinh tế của Tuyên Quang 1.1.3- Truyền thống văn hóa và đấu tranh chống giặc ngoại xâm Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, là trấn biên che chở cho “kinh trấn” từ xa xưa nhân dân Tuyên Quang đã thể hiện rõ tinh thần đấu tranh chống chế độ phong kiến phản động, thối nát, đồng thời cùng các triều đại phong kiến tiến bộ đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lược phương bắc, bảo vệ tổ quốc Tấm bia đá “Bảo Ninh sùng phúc” ở xã Yên Nguyên (huyện Chiêm Hóa) ghi tạc công lao của họ Hà cùng nhá Lý chống quân xâm lược Tống Ngoài phần đạo lý của nhà Phật, nội dung chính của bia còn nói về gia thế, công lao của dòng họ Hà có 15 đời làm Châu mục, coi giữ Châu vị long (Chiêm Hóa ngày nay) Năm 1285 nhân dân Tuyên Quang cùng Châu văn vương Trần Nhật Duật chiến đấu chống quân Nguyên- Mông từ Vân Nam xuống xâm lược nước ta, Trong cuộc kháng chiến lần thứ Đời Lê- Mạc: Hai anh em Vũ Công Uyên và Vũ Công Mật đã tập hợp nông dân đứng lên chống phong kiến ở xã Khổng Tuyền (Sơn Dương), Khuân Bầu xã Đại Đông (Yên Bình), thế lực khá mạnh, có lúc kiểm soát được cả Tuyên Quang Năm 1789 thủ lĩnh họ Ma (dân tộc Tày) tập hợp quân dân các dân tộc Châu Vị Long ( Chiêm Hóa) hòa vào phong trào Tây Sơn, tham gia chặn đánh một cánh quân của giặc Tôn Sỹ Nghị cầm đầu Cuối XIX mặc dù nhà Nguyễn bạc nhược, đầu hàng quân Pháp, cùng với nhân dân cả nước, các dân tộc Tuyên Quang vẫn tiếp tục nổi dậy đấu tranh, chống lại sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai Ngày 31-5-1884 thực dân Pháp chính thức chiêm đóng Tuyên Quang Quân dân tỉnh lúc đó đã triệt để làm vườn không nhà trống, đốt phá nhà cửa để chống giặc Năm 1885- 1898 nhân dân các tộc người Tày, Dao (Yên Bình) đã tích cực tham gia phong trào khởi nghĩa vũ trang dưới ngọn cờ Cần Vương Tuần phủ Hưng Hóa Nguyễn Quang Bích và Bố chánh Nguyễn Văn Giáp chỉ huy Cuối XIX nhân dân vùng phía Nam của tỉnh tự nguyện cầm vũ khí đứng hàng ngũ nghĩa quân Hoàng Hoa Thám Tháng 3- 1913 toàn bộ 235 công nhân làm đất ở Nà Đồn, Đài Thị (Chiêm Hóa) đứng lên đấu tranh đòi tên chủ Đét so ven phải trả lương tháng, không được bớt xén Những năm 20 của thế kỷ XX nhân dân các xã Lâm Xuyên, Hào Phú, Hồng Lạc, Tân Trào… ( Sơn Dương) liên tiếp nổi dậy chống chế độ bóc lột dã man của thực dân và tay sai Có lẽ chính điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh đất nước đã hun đúc lên mỗi người Tuyên Quang những giá trị về truyền thống văn hóa yêu nước- chống giặc ngoại xâm một cách kiên cường và bất khuất thể hiện qua các giai đoạn của lịch sử 10