Phần lớn các nhà xã hội học đều sử dụng khái niệm này để chỉ sự khác nhau về kinh tế xã hội giữa các nhóm người tao ra sự cách biệt về của cải vật chất và quyền lực.. Sự nhất trí về các
KHÁI NIỆM VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG XÃ HỘI HỌC
Xã hội học là gì ?
Ngày nay ở đầu thế kỷ 21 chúng ta đang sống trong một thế giới nhiều nỗi lo nhưng cũng mang nhiều hứa hẹn cho tương lai Đó là thế giới tràn ngập sự thay đổi, đánh dấu bằng các xung đột sâu sắc, sự căng thẳng và phân chia xã hội cũng như sự tấn công dữ dội mang tính huỷ diệt của công nghệ lên môi trường sinh thái Tuy nhiên chúng ta có khả năng điều khiển vận mệnh của mình và phát triển cuộc sống theo hướng tích cực, những điều mà các thế hệ trước không tưởng tượng nổi
Thế giới đã diễn ra thế nào? Tại sao điều kiện sống của chúng ta lại khác xa với ông cha ta ngày trước? Tương lai sẽ phát triển theo hướng nào? Những câu hỏi này là mối quan tâm đầu tiên của xã hội học, một lĩnh vực nghiên cứu đống vai trò nền tảng trong nền văn hoá trí thức hiện đại
Xã hội học nghiên cứu về cuộc sống xã hội của con người, nhóm người và xã hội Đây là sự nghiệp rực rỡ và hấp dẫn, bời vì đối tượng của nó hà hành vi của chính chúng ta với tư cách là sinh vật trong xã hội Xã hội học có phạm vi nghiên cứu khá rộng, từ việc phân tích các cuộc gặp gỡ giữa các cá nhân ngoài đường phố đến việc nghiên cứu các quá trình xã hội trên toàn cầu Một thí dụ ngắn gọn sẽ cung cấp sự tinh tế đầu tiên về bản chất và mục tiêu của xã hội học.
Phạm vi của xã hội học
Giddens lấy tình yêu làm ví dụ để nhấn mạnh phạm vi của xã hội học Ông viết:
“Bạn đã bao giờ yêu chưa? Chắc hẳn bạn đã từng Ngay từ tuổi thanh niên đa số đều biết một người đang yêu sẽ thế nào Tình yêu và sự lãng mạn mang lại cho nhiều người trong số chúng ta cảm giác mãnh liệt chưa từng có Vì sao người ta lại yêu? Thoạt nhìn câu trả lời là hiển nhiên Tình yêu biểu lộ sự gắn kết về cơ thể và riêng tư giữa hai con người có cảm tình với nhau Ngày nay chúng ta có thể nghi ngờ về ý tưởng một tình yêu vĩnh cửu Tuy nhiên chúng ta vẫn thường cho rằng yêu là một thứ tình cảm bắt nguồn từ cảm xúc của con người Với hai người yêu nhau lẽ tự nhiên là họ muốn ở bên nhau và có quan hề tình dục, có thể ở dạng kết hôn”
Tình huống có vẻ không cần phải giải thích gì thêm, trên thực tế lại không bình thường Không phải tất cả mọi người trên khắp thế giới đều đã được trải qua cảm xúc yêu Nơi nó hiện diện hiếm khi lại có quan hệ với hôn nhân Mãi đến gần đây ý tưởng về một tình yêu lãng mạn mới phổ biến Trong nhiều nền văn hoá khác nó chưa bao giờ tồn tại
Chỉ trong thời hiện đại tình yêu và tình dục mới được xem là có quan hệ mật thiết John Boswell, một nhà lịch sử về Châu Âu thời trung cổ đã có nhận xét về sự bất thường của những ý tưởng về một tình yêu lãng mạn
Thời Trung cổ ở châu Âu trên thực tế không ai kết hôn vì tình yêu Có một câu nói thời đó: ” yêu vợ bằng cảm xúc là ngoại tình” Thời đó và hàng thế kỷ từ đó về sau người đàn ông và người đàn bà kết hôn chủ yếu để giữ tài sản của gia đình hay dạy con trông coi trang trại của gia đình Một khi đã kết hôn hai người có thể trở thành những người bạn đồng hành gần gũi Sau khi lấy nhau điều này thường xảy ra Đôi khi người ta cũng có mà ngày nay chúng ta gắn với tình yêu Tình yêu lãng mạn may mắn lắm mới được coi là yếu ớt và tệ hại nhất là bị coi là bệnh hoạn
Ngày nay chúng ta có thái độ gần như hoàn toàn ngược lại Boswell đề cập hoàn toàn đúng về một nỗi ám ảnh thực sự về một “nền văn hoá công nghiệp hiện đại” với tình yêu lãng mạn
Những người chìm trong “ bể tình yêu “ thường cho rằng rất ít nền văn hoá trước thời hiện đại hay không không nghiệp hoá nhất trí với ý kiến này- một ý kiến không còn gây tranh cãi ở Phương Tây rằng “ mục đích của một người đàn ông là yêu một người đàn bà và mục đích của một người đàn bà là yêu một người đàn ông “ Phần lớn loài người ở khắp mọi nơi mọi lúc đều thấy điều này là một cách đo tồi tệ về giá trị của con người !
Do vậy tình yêu lãng mạn không thể chỉ hiểu như một phần tự nhiên của cuộc sống con người; mà nó được hình thành do những ảnh hưởng xã hội và lịch sử rộng lớn Chính những ảnh hưởng này là điều mà các nhà xã hội học nghiên cứu ( Giddens )
Theo lời của Giddens thí dụ giúp chúng ta hiểu được phạm vi của xã hội học:
“Phần lớn chúng ta nhìn thế giới về những đặc điểm quen thuộc với đời sống Xã hội học minh hoạ cho sự cần thiết phải có cách nhìn rộng lớn hơn lý giải vì sao chúng ta lại thế này, vì sao chúng ta lại hành động như vậy Xã hội học cho chúng ta thấy điều mà chúng ta coi là tự nhiên, không tránh khỏi, tốt hay đúng cũng có thể không hẳn là như vậy và những điều cuộc sống mang lại cho chúng ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các lực lượng xã hội và lịch sử Điều cơ bản đối với quan điểm xã hội học là hiểu được cách phản ánh tinh tế nhưng cũng rất phức tạp sự trải nghiệm xã hội của chúng ta.
Ngữ cảnh giao tiếp xã hội hay quá trình
Hai người đi ngang qua nhau trên đương phố Khi còn cách xa một khoảng họ liếc nhìn nhau, người này nhìn thoáng qua diện mạo của người kia Khi tới gần và đi ngang qua, hai ngươi nhìn sang hướng khác, tránh ánh mắt của người kia Điều này diễn ra hàng triệu lần trong một ngày ở khắp mọi nơi trên thế giới cả thành thị lẫn nông thôn
Khi những người đi qua liếc nhìn nhau để rồi lại nhìn sang hướng khác, họ đang biểu thị cái mà Erving Coffrnan (1967, 1971) gọi là sự không tập trung và chúng ta cần có trong nhiều tình huống Sự thiếu chú ý dân sự không giống như là bỏ qua một người khác Mỗi cá nhân đều biểu lộ sự nhận biết của mình khi ai đó có mặt, nhưng lại tránh có những cử chỉ có thể bị coi là quá xâm phạm Sự thiếu cú ý này là một cái gì đó ít nhiều vô thức nhưng nó lại có một tầm quan trọng nền tảng trong cuộc sống hàng ngày
Cách tốt nhất để lý giải tại sao lại như vậy là nghĩ ra những thí dụ mà khi một người nhìn chằm chằm vào người khác, để khuôn mặt của họ biểu đạt tình cảm riêng một cách công khai, điều này chỉ xảy đến với người yêu, thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thiết Người là hay làm quen tình cờ, cho dù là quen ngoài đường , ở nơi làm việc hay buổi tiệc, trên thực tế không bao giờ nhìn ngắm người khác theo cách này Nếu làm như vậy có thể bị nghi là có dấu hiệu thù địch có chủ định Chỉ khi nào hai nhóm đối địch mạnh mẽ với nhau, thì người lạ mới có thể cho phép mình làm những việc như vậy Do vậy, ở nước Mỹ trước đây người da trắng được biết đến là có cài nhìn căm ghét với người da đen đi ngang qua
Ngay cả những người bạn khi nói chuyện thân mật cũng nên cẩn thận khi nhìn người đối thoại Mỗi cá nhân đều biểu lộ sự chăm chú tham gia vào cuộc nói chuyện bằng cách thường xuyên nhìn người đối diện, nhưng đừng nhìn xoáy vào họ Nhìn quá chăm chú có thể bị xem như dấu hiệu của sự ngờ vực hay ít ra là không hiểu người khác nói gì tuy nhiên nếu không nhìn vào mắt người khác tí nào thì cũng có thể bị coi là lảng tránh, gian giảo nếu không thì cũng là kỳ cục
Nghiên cứu cuộc sống hàng ngày
Vì sao chúng ta lại quan tâm đến những khía cạnh tưởng như vặt vãnh như vậy của các hành vi xã hội? Vượt qua một ngời trên phố và nói vài lời với một người bạn dường như là việc nhỏ, chẳng có gì làm thú vị, những điều mà mỗi ngày chúng ta làm vô số lần mà chẳng cần suy nghĩ Trên thực tế việc nghiên cứu các dạng giao lưu xã hội tưởng chừng không có ý nghĩa gì lại đặc biệt quan trọng trong xã hội học, còn xa mới không thú vị là một trong những cuốn hút trong mọi lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học Có hai nguyên nhân
Thứ nhất, những điều diễn ra hàng ngày cùng với sự giao tiếp gần như không đổi với người khác sẽ cho chúng ta cấu trúc và dạng thức về điều chúng ta sẽ làm Chúng ta có thể học được nhiều điều về bản thân mình với tư cách là một cá thể trong xã hội và nghiên cứu cuộc sống xã hội sẽ cho chúng ta kiến thức về nó Cuộc sống của chúng ta được tổ chức quanh việc lặp đi lặp lại các kiểu ứng xử tương tự từ ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác và năm này sang năm khác hãy nghĩ lại những điều bạn làm hôm qua và hôm kia Nếu cả hai ngày này đều là ngày làm việc, thì có rất nhiều khả năng hầu như ngày nào bạn cũng dậy vào giờ đó (một công việc thường nhật quan trọng) Có thể bạn đến trường khá sớm vào buổi sáng Cũng có thể bạn hẹn ai đó cúng đi ăn trưa Buổi chiều lại trở vào lớp hay học thêm Sau đó bạn lại đi những bước chân về nhà; buổi tối cũng có thể bạn đi chơi cũng những người bạn
Lẽ dĩ nhiên, công việc thường nhật chúng ta tiến hành ngày ngày không giống nhau và các hoạt động vào ngày nghỉ cuối tuần thường khác xa vời ngày thường và nếu chúng ta thay đổi căn bản cuộc sống chúng ta giống như thôi học để đi làm, sự thay đổi trong cuộc sống thường nhật thường là cần thiết Tuy nhiên sau đó chúng ta lại thiết lập loạt thói quen mới và khá thường xuyên
Thứ hai, việc nghiên cứu giao tiếp xã hội hàng ngày chiếu tia sáng vào hệ thống xã hội rộng lớn hơn Mọi hệ thống xã hội quy mô lớn trên thực tế đều phụ thuộc vào các dạng thức giao thiếp xã hội hàng ngày của chúng ta Minh hoạ điều này rất dễ Cùng nhìn lại trường hợp hai người không quen biết đi ngang qua nhau ngoài đường Sự kiện như vậy có rất ít mối quan hệ trực tiếp với các dạng thức tổ chức xã hội quy mô lớn và thường xuyên Nhưng nếu chúng ta tính đến nhiều sự giao tiếp như vậy, thì nó không còn như thế nữa Trong xã hội hiện đại, nhiều người sống ở thành thị thường xuyên giao tiếp với những người mà bản thân họ không biết Sự không chú ý dân sự là một trong số các cơ chế cho cuộc sống thị thành cùng với những đám đông hối hả và thoáng qua, những cuộc tiếp xúc lạnh lùng đặc trưng của nó
Trong chương này, trước hết chúng ta sẽ nghiên cứu cách sử sự không dùng ngôn ngữ (biểu lộ trên nét mặt hoặc cử chỉ tay chân) mà chúng ta sử dụng khi giao tiếp Sau đó chúng ta sẽ chuyển sang phân tích lời nói hàng ngày - cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt cho người khác những ý nghĩ muốn biểu đạt Cuối cùng chúng ta sẽ tập trung vào cách thức mà cuộc sống của chúng ta cấu trúc những hoạt động thường nhật, đặc biệt chú ý đến cách chúng ta phối hợp hành động theo thời gian và không gian
Giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp xã hội đồi hỏi nhiều dạng giao tiếp không dùng ngôn ngữ khác nhau - sự trao đổi thông tin và ý nghĩa thông qua biểu lộ sắc mặt, cử chỉ hay chuyển động của cơ thể Đôi khi giao tiếp phi ngôn ngữ còn được gọi là “ngôn ngữ của cơ thể” Tuy nhiên điều này dễ gây lầm lẫn bởi vì chúng ta sử dụng một cách đặc trưng các cử chỉ này để loại bỏ hay mở rộng những điều được nói thành lời
Khuôn mặt, cử chỉ và cảm xúc
Một khía cạnh quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ là biểu thị cảm xúc qua sắc mặt Paul Ekman và các đồng nghiệp đặc phát triển một hệ thống có tên là Hệ mã hành động trên nét mặt ( FACS ) để miêu tả chuyển động của các cơ mặt là nguyên nhân gây ra sự biểu lộ đặc biệt (Ekman & Friesen 1978) Bằng cách này họ cố đưa sự chính xác vào lĩnh vực mà có tiếng là biểu đạt không nhất quán hoặc đầy mâu thuẫn- bởi vì ít có sự thống nhất về cách nhận dạng và phân loại cảm xúc Charles Darwin, người sáng lập ra học thuyết tiến hoá, tuyên bố rằng loài người có kiểu biểu lộ cảm xúc cơ bản giống nhau Cho dù một số người không nhất trí với lời tuyên bố này, những nghiên cứu của Ekman đến từ mọi nền văn hoá khác biệt nhau dường như lại khẳng định lời tuyên bố của Darwin là đúng Ekman và Friesen đã tiến hành nghiên cứu một cộng đồng sống biệt lập ở New Guinea Trước đây các thành viên của cộng đồng này hầu như không tiếp xúc với người ngoài Khi cho họ xem các bức tranh vẽ cách biểu lộ 6 cảm trúc trên khuôn mặt (hạnh phúc, buồn, tức giận, căm ghét, sợ hãi, kinh ngạc), những người dân này đều nhận ra các cảm xúc này
Theo Ekman, kết quả nghiên cứu của ông và các nghiên cứu tương tự ủng hộ cho luận điểm biểu lộ cảm xúc qua nét mặt và ý nghiã của nó là bẩm sinh đối với loài người Ông cũng thừa nhận là bằng chứng của ông chưa thể chứng minh cho điều này, cũng có thể là điều này liên quan đến kinh nghiệm văn hoá chung; tuy nhiên các dạng nghiên cứu khác đã ủng hộ cho kết luận của ông
Không có một cử chỉ hay tư thế nào dặc trưng cho tất cả, thậm chí đa số các nền văn hoá Ở một số xã hội, người ta gật đầu khi nói không, điều này hoàn toàn trái ngược với người Anh Mỹ Các cử chỉ mà người châu Âu và châu Mỹ rất hay dùng như chỉ tay dường như không có trong số các dân tộc khác (Bull 1983) Tương tự, ngón tay trỏ đặt vào giữa má và xoay ở một số vùng của ý là cử chỉ khen ngợi, nhưng ở nơi khác thì không biết có ý nghĩa gì
Giống như sắc mặt, cử chỉ hà tư thế được sử dụng để lọc lời phát biểu cũng như chuyển tải nội dung khi không nói gì Cả ba điều này có thể sử dụng để trêu đùa, biểu lộ sự mỉa mai hay nghi ngờ Cách biểu lộ phi ngôn ngữ mà chúng ta truyền đạt một cách tình cờ thường chỉ ra rằng điều chúng ta nói không hoàn toàn giống như điều chúng ta muốn nói Đỏ mặt có lẽ là thí dụ hiển nhiên nhất, còn có rất nhiều dấu hiệu tinh tế mà người khác có thể nhìn thấy Biểu lộ thực thường mất đi sau khoảng 4-5 giây Một nụ cười kéo dài lâu hơn có thể bị coi là giả dối Cách biểu lộ ngạc nhiên quá lâu có thể là sự khôi hài có chủ định chưa biết trên thực tế người ta không hề bị bất ngờ, ngay cả khi người đó có lý lẽ để bị bất ngờ
‘Khuôn mặt ‘ và văn hóa
Từ “mặt” cũng có thể là sự quý trọng một người Trong cuộc sống xã hội hàng ngày chúng ta thường chú ý rất nhiều để “cứu bộ mặt” Nhiều điều trong cái chúng ta gọi là phép lịch sự trong các buổi tụ tập đông người bao gồm việc bỏ qua các khía cạnh của phép cư xử có thể làm mất mặt Chúng ta không nói đến các giai thoại trong quá khứ hay đặc trưng của cá nhân Chúng có thể làm họ bối rối nếu nhắc tới Chúng ta nhịn không đùa về cái đầu hói nếu chúng ta nhận ra ai đó đội tóc giả trừ khi chúng ta là bạn thân Tế nhị là một thiết bị bảo vệ mà mỗi người sử dụng khi nghĩ đến việc một ngày nào đó điểm yếu cuả họ sẽ bị phơi bày trước mọi người Cuộc sống của chúng ta không chỉ diễn ra Khi không nhận ra nó phần lớn thời gian chúng ta kiểm soát liên tục và kỹ lưỡng sắc mặt, cử chỉ và tư thế khi giao lưu với người khác
Phát triển triển vọng xã hội
Học cách nghĩ trên phương diện xã hội học- hay nói cách khác nhìn với quan điểm thoáng hơn - nghĩa là nuôi dưỡng những tưởng tượng Là những nhà xã hội học, chúng ta cần tưởng tượng , chẳng hạn cảm xúc của tình dục và hôn nhân của con ngời là thế nào, với ai thì xa lạ hay với ý tưởng về một tình yêu lãng mạn hay thấy nó vô lý Nghiên cứu xã hội học không thể đơn thuần là một quá trình thu nhận kiến thức diễn ra ngày ngày Nhà xã hội học là người biết thoát ra khỏi tính gần gũi của hoàn cảnh cá nhân và đặt sự việc vaò một khung cảnh rộng hơn Công việc xã hội học phụ thuộc vào trí tưởng tựơng xã hội học- thứ mà tác giả người Mỹ C Wright Mills đã gọi trong một câu nổi tiếng Tưởng tượng xã hội học đòi hỏi chúng ta trước hết “nghĩ tách ra khỏi những thường nhật đã quen của cuộc sống để nhìn chúng theo một cách mới” hãy xét một hành động đơn giản là việc uống một tách cà phê Chúng ta có thể tìm thấy gì để nói về một hành vi dường như chả có gì thú vị vậy trên quan điểm xã hội học? Rất nhiều Trước hết chúng ta có thể chỉ ra rằng cà phê không chỉ là một đồ uống Nó mang một giá trị tượng trưng, là một phần của các hoạt động xã hội hàng ngày Thường các thủ tục gắn với việc uống cà phê quan trọng hơn rất nhiều so với việc uống nó Hai người hẹn gặp nhau đi uống cà phê có thể quan tâm nhiều hơn đến việc gặp nhau để tán gẫu hơn là thứ nước mà họ uống Trong tất cả, mọi xã hội ăn và uống tạo ra cơ hội để giao lưu và hành lễ và chính những điều này là một chủ đề phong phú cho việc nghiên cứu xã hội
Thứ hai, cà phê là một loại thuốc, có chứa chất cafein, kích thích lên não Ở Phương Tây những người nghiện cà phê không bị coi là nghiện Giống như rượu, cà phê là một thứ chấp nhận việc hút cần sa, thậm chí cocain nhưng uống cà phê hay rượu lại lamg người khác khó chịu Những nhà xã hội học quan tâm đến lý do của sự tương phản này
Thứ ba, một cá nhân uống một cốc cà phê bị bắt gặp trong một khung cảnh các mối quan hệ xã hội và kinh tế phức tạp xuyên lục địa Việc sản xuất, chuyên chở và buôn bán cà phê đòi hỏi sự giao dịch không ngừng giữa những con người ở cách người uống hàng nghìn dặm Nghiên cứu giao dịch mang tính toàn cầu như vậy là một nhiệm vụ quan trọng của xã hội học, bởi vì nhiều khía cạnh của cuộc sống chịu ảnh hưởng của các tác động và giao lưu xã hội trên thế giới
Cuối cùng, hành động nhấm nháp từng hớp cà phê là một quá trình tổng thể của sự phát triển kinh tế và xã hôị trong quá khứ Cùng với các thuật ngữ quan trọng khác về món ăn Phương Tây - như chè, chuối, khoai tây và và phê sữa mãi đến cuối thế kỷ 19 mới được sử dụng rộng rãi Mặc dù đồ uống này có nguồn gốc từ Trung đông, được sử dụng nhiều từ khi phương Tây mở rộng chính sách thực dân khoảng 150 năm trước Hầu như tất cả cà phê mà người Phương Tây uống đều được trồng ở những khu vực ( Nam Mỹ và Châu Phi ) bị người chấu Âu chiếm làm thuộc địa; nó không phải là một phần tự nhiên của món ăn phương tây.
Liệu xã hội học có phải là một khoa học?
Durkheim, Marx và các nhà sáng lập ra môn xã hội học đều cho rằng đó là một khoa học Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu cuộc sống xã hội của loại người theo một cách khoa học hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta phải hiểu được thế giới là gì? Thế nào là một khoa học?
Khoa học là sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm một cách hệ thống, phân tích số liệu, suy nghĩ về lý thuyết và đánh giá một cách logic các lý lẽ để phát triển một nhóm kiến thức về một chủ đề riêng biệt Theo định nghĩa này, xã hội học là một nỗ lực khoa học Nó bao gồm các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm một cách có hệ thống, phân tích số liệu và đánh giá các học thuyết dưới ánh sáng của bằng chứng và lý lẽ logic Tuy nhiên, nghiên cứu con người khác với việc quan sát các sự kiện trong thế giới vật lý và không thể xem xã hội học như một khoa học tự nhiên một cách trực tiếp Không giống như các vật trong tự nhiên, loài người là những sinh vật có nhận thức về xúc cảm và mục đích của việc đang làm Chúng ta không thể miêu tả chính xác cuộc sống xã hội nếu lúc đầu chúng ta không nắm dược khái niệm của con người về cách cư xử của họ Thí dụ, miêu tả một cái chết là tự tử tức là biết được dự định của người đã chết tại thời điểm đó Việc tự tử chỉ diễn ra khi một cá nhân có sự tự tuỷ hoại trong tâm trí Một người tình cờ đứng trước mũi ô tô và bị chết không thể nói là tự tử được
Việc chúng ta không thể nghiên cứu con người giống hệt như đối với vật trong tự nhiên theo cách mào đó lại là một ưu điểm của xã hội học Những nhà nghiên cứu xã hội học được lợi từ việc có khả năng đặt câu hỏi trực tiếp cho những người họ nghiên cứu Trong các lĩnh vực khác, xã hội học gặp khó khăn mà các nhà khoa học tự nhiên không gặp phải Họ có thể phác hoạ chân dung mình một cách có ý thức hay vô ý thức theo cách khác những thái độ thông thường Họ thậm chí có thể “ giúp “ người nghiên cứu bằng cách trả lời những câu hỏi mà nghiên cứu đặt ra.
Lợi ích của xã hội học
Xã hội học liên quan rất nhiều với cuộc sống, như Mills đã nhấn mạnh khi phát triển các ý tưởng về tưởng tượng xã hội học
Nhận thức về sự khác biệt văn hoá
Trước hết, xữ hội học cho phép chúng ta nhìn xã hội từ nhiều góc độ Thường thì nếu chúng ta hiểu đúng người khác sống ra sao, thì chúng ta cũng hiểu được họ có những vấn đề gì Các chính sách trên thực tế mà không dựa vào sự nhận biết không chính thức của những người mà chính sách này gây ảnh hưởng ít có cơ may thành công Do vậy, một nhà công tác xã hội da trắng hoạt động trong một cồng đồng người da đen sẽ không dành được sự tin cậy của các thành viện của cộng đồng nếu không có sự nhạy cảm về sự khác biệt phân cách người da đen và da trắng Đánh giá ảnh hưởng của chính sách
Thứ hai, các nghiên cứu về xã hội học giúp cho việc đánh giá kết quả của chính sách Một chương trình cải cách thực tế có thể không đạt được những gì mà người hoạch định tìm kiếm và có thể tạo ra những hậu quả không lường Thí dụ trong những năm diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai, những khu nhà ở cao tầng được xây dựng tại trung tâm thành phố ở nhiều nước Người ta định cung cấp nơi ở có chất lượng cao cho những người có thu nhập thấp sống trong các khu nhà ổ chuột Đồng thời cung cấp các tiện nghi mua sắm và các dịch vụ công dân khác ngay trong tầm tay Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy nhiều người cảm thấy cô độc và bất hạnh khi chuyển đến sống trong ác chung cư cao tầng Các khu chung cư và trung tâm mua sắm tại các khu dành cho người nghèo thường bị hư hại và là mảnh đất cho buôn lậu và các hành vi tội ác khác
Thứ ba, theo các cách quan trọng hơn, xã hội học có thể cung cấp cho chúng ta sự khai sáng - tăng tự hiểu biết Chúng ta càng biết nhiều về lý do hành động của mình và hoạt động tổng thể của xã hội, chúng ta lại càng có khả năng ảnh hưởng đến tương lai của chính mình Chúng ta không nên nhìn xã hội học như một trợ giúp cho các nhà hoạch định chính sách, nhóm người có thế lực đưa ra những quyết định Những người nắm quyền không phải lúc nào cũng được đảm nhiệm xem xét lợi ích của những người kém quyền lực qua những chính sách mà họ theo đuổi Nhóm tự khai sáng cũng có thể hưởng lợi từ những nghiên cứu về xã hội học và phản ứng hiệu quả với những chính sách của chính phủ hay có những sáng kiến của chính bản thân Những nhóm đồng đẳng như người nghiện rượu không tên và các phing trào xã hội như phong trào về môi trường là các thí dụ về các nhóm xã hội, đã tìm cách trực tiếp mang lại những cải cách thực tế với những thành công đáng kể
Vai trò của nhà xã hội học trong xã hội
Cuối cùng, với tư cách là các nhà hoạt động chuyên nghiệp nhiều nhà xã hội học liên quan trực tiếp với các vấn đề thực tế Những người được đào tạo chuyên ngành xã hội học thường được thấy như các nhà tư vấn công nghiệp, nhà quy hoạch đô thị, các nhà công tác chính trị và các nhà quản lý nhân lực cũng như hoạt động trong nhiều công việc thực hành khác
Nên chăng các nhà xã hội học tích cực ủng hộ hay vận động cho các chương trình cải cách hay thay đổi xã hội? Một số người tranh cãi rằng xã hội học có thể giữ tính độc lập về trí tuệ của nó một khi các nhà xã hội học trung lập trong các vấn đề đạo đức và chính trị đang gây nhiều tranh cãi Tuy nhiên thường có một mối liên hệ giữa việc nghiên cứu xã hội học và việc thúc đẩy lương tâm xã hội Không có một người nào thông thạo về xã hội học lại có thể không có nhận thức về những bất công đang tồn tại ngày nay, sự thiếu công bằng xã hội trong nhiều tình huống xã hội và sự nghèo khổ và hàng triệu con người đang gánh chịu Cũng sự kỳ lạ nếu các nhà xã hội học không bày tỏ sự ủng hộ với những vấn đề thực tế và cũng thật phi lý nếu cứ ngăn cản họ sử dụng kinh nghiệm để làm việc này.
Xã hội học tầm vi mô và vĩ mô, đối tượng nghiên cứu của chúng
Việc nghiên cứu hành vi hàng ngày trong các tình huống giao tiếp mặt đối mặt thường được gọi là xã hội học tầm vi mô Nghiên cứu tầm vĩ mô là phân tích các hệ thống xa hội quy mô lớn, như các hệ thống chính trị hay các trật tự kinh tế Xã hội học tầm vĩ mô cũng bao gồm cả việc phân tích các quá trình thay đổi dài hạn, như sự phát triển của chủ nghĩa công nghiệp Thoạt nhìn, dường như sự phân tích tầm vi mô và vĩ mô tách khỏi nhau Trên thực tế, chúng có quan hệ mật thiết, chúng ta sẽ thấy rõ điều này
Phân tích vi mô rất cần khiết nếu chúng ta định hiểu nền tảng tổ chức của cuộc sống hàng ngày Cách mọi người sống chịu tác động rất lớn của khung tổ chức rộng lớn hơn Điều này rất rõ khi so sánh chu trình hoạt động hàng ngày của một nền văn hoá, như người Kung chẳng hạn với cuộc sống trong một môi trường đô thị công nghiệp Như đã nói, trong các xã hội hiện đại chúng ta tiếp xúc liên tục với những người không quen biết Điều này có thể là gián tiếp hay lạnh lùng Tuy vậy, cho dù chúng ta có thể có những mối quan hệ gián tiếp hay thông qua máy tính nhiều thế nào chăng nữa, ngay cả trong xã hội phức tạp nhất sự hiện diện của những người khác vẫn rất quan trọng Khi chúng ta chọn cách gửi cho một người quen một lá thư điện tử trên mạng, chúng ta cũng có thể chọn cách bay hàng ngàn dặm để nghỉ cuối tuần cùng với mọt người bạn
Nghiên cứu tầm vĩ mô cần để min nh hoạ các kiểu tổ chức rộng lớn Giao tiếp mặt đối mặt rõ ràng là cơ sở chính của tất cả các dạng thức của tổ chứ xã hội, cho dù chúng có quy mô lớn đến đâu chăng nữa Giả sử chúng ta nghiên cứu một công ty kinh doanh Chúng ta có thể hiểu nhiều về các hoạt động của nó đơn giản bằng các hành vi trực diện Chúng ta có thể phân tích sự giao tiếp giữa các giám đốc trong phòng tổng giám đốc, phân tích những người làm ở các bộ phận khác nhau hay các công nhân ở tầng trên cùng Chúng ta sẽ không xây dựng hình ảnh về toàn thể công ty bằng cách này, bởi vì một số công việc kinh doanh được giao dịch thông qua các ấn phẩm, thư từ, điện thoại và máy tính Tuy vậy, chúng ta chắc chắn sẽ đóng góp đáng kể vào việc hiểu xem tổ chức này làm việc thế nào.
Những vấn đề chính khi phát triển xã hội học
Tưởng tượng về xã hội học cho phép nhìn thấy nhiều sự kiện mà dường như chỉ liên quan đến cá nhân trên thực tế phản ánh những vấn đề lớn hơn Ly hôn chẳng hạn, có thể là một quá trình rất khó khăn cho người đã trải qua nó điều mà Mills đặt tên là nỗi khổ riêng
Tuy nhiên, ông ta chỉ ra rằng ly hôn cũng là một vấn đề xã hội trong một xã hội như nước Anh ngày nay, nơi mà một phần ba các cuộc hôn nhân bị đổ vỡ trong vòng 10 năm Một thí dụ khác là nạn thất nghiệp, có thể là thảm kịch cá nhân của người bị ném ra ngoài một công việc và không thể tìm được một công việc khác Tuy nhiên nó vượt ra ngoài vẫn đề nỗi thất vọng cá nhân khi hàng triệu người trong xã hội cũng ở trong tình cảnh như vậy: đó chính là một vấn đề công cộng biểu thị xu hướng xã hội lớn
Hãy thử áp dụng cánh nhìn như vậy vào cuộc sống của bản thân chúng ta Không nhất thiết cứ chỉ nghĩ tới các việc buồn Hãy xét, chẳng hạn tại sao lại lật từng trang của cuốn sách này - vì sao bạn lại quyết định học môn xã hôị học Có thẻ bạn là một học sinh miễn cưỡng học môn này, theo học chỉ để đủ điều kiện tốt nghiệp Hoặc có thể bạn say mê tìm hiểu nhiều hơn về môn học này Động cơ của bạn thế nào chăng nữa, bạn cũng thường có nhiều điểm tương đồng với nhiều người cũng đang học môn này như bạn, không cần biết điểm chung đó là gì Quyết định của cá nhân bạn phản ánh địa vị của bạn trong xã hội lớn hơn
Nhưng giả sử rằng cầu trả lời của bạn là không với một hay nhiều hơn câu hỏi này Có thể bạn xuất thân từ một dân tộc thiểu số hay một dân tộc nghèo Bạn có thể là một người trung niên hoặc hơn Cũng như vậy, có thể có những kết luận kế tiếp Có thể bạn đã phải đấu tranh để đạt được vị trí như bây giờ; bạn có thể đã vượt qua những thái độ thù địch của bạn bè hoặc người khác khi nói với họ rằng bạn dự định theo học đại học; hoặc bạn có thể đang vừa học đại họclại vừa lập gia đình- những khía cạnh quan trọng của giao tiếp xã hội Một thí dụ là cái nhìn vào người khác Trong đa phần giao tiếp , tiếp xúc bằng mắt chỉ là thoáng qua Nhìn chằm chằm vào người khác có thểt bị xem là dấu hiệu của thù địch và trong một số hoàn cảnh là dấu hiệu của tình yêu Nghiên cứu giao tiếp xã hội là lĩnh vực nền tảng trong xã hội học, minh hoạ nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
Khuôn mặt con người có thể biểu thị nhiều cảm xúc khác nhau Người ta thường cho rằng lĩnh vực cơ bản của sắc mặt là bẩm sinh Các nhiên cứu nhiều nền văn hoá minh hoạ sự khá tương đồng giữa những người thuộc các nền văn hoá khác nhau trong việc biểu lộ qua nét mặt và ý nghĩa của biểu cảm ghi trên khuôn mặt “ Khuôn mặt “ có thể hiểu trên một ý nghĩa rộng hơn liên quan tới sự kính trọng của người khác với người đó Nói chung, khi giao tiếp với người khác, chúng ta thường “ giữ thể diện “ - bảo vệ sự tự kính trọng
Việc nghiên cứu các cuộc nói chuyện bình thường được gọi phương pháp dân tộc học - một thuật ngữ do Harold Garfinkel đặt tên Phương pháp dân tộc học nghiên cứu cách lý giải những điều người khác muốn nói bằng điều họ nói và việc họ làm
Chúng ta có thể học được nhiều về bản chất của cuộc nói chuyện bằng “tiếng kêu đáp lại” (tiếng thốt lên) và nghiên cứu sự lỡ mồm (xảy ra khi người ta phát âm sai hay dùng từ và cấu trúc không đúng) Lỡ lời thường rất buồn cười và trên thực tế chúng gắn chặt về tâm lý với sự đùa
Giao tiếp không có trọng tâm là nhận thức qua lại mà các cá nhân có về nhau khi tụ tập đông người, khi không trực tiếp đối thoại với nhau Giao tiếp có định hướng xảy ra khi hai hay nhiều người tham gia trực tiếp vào những gì người khác nói và làm Giao tiếp có định hướng có thể chia thành các cuộc gặp riêng hay các tình tiết
Giao tiếp xã hội có thể nghiên cứu theo cách minh hoạ bằng cách đưa ra các mẫu kịch- nghiên cứu giao tiếp xã hội như thể những người tham gia là các diễn viên trên sàn diễn có đạo cụ và tiếng vỗ tay Cũng giống như trong rạp hát, trong nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống xã hội thường phân biệt rõ khu vực phía trước (sân khấu) và khu vực phía sau (hậu trường), chỗ các diễn viên trang điểm và thay quần áo phục vụ cho buổi biểu diễn và thư giãn sau đó.Vai trò xã hội là điều mà xã hội mong đợi từ một cá nhân trong một tình trạng và địa vị xã hội nhất định
Mọi giao tiếp xã hội đều được định vị về không gian và thời gian Có thể phân tích cách cuộc sống hàng ngày “ khoanh vùng “ không gian và thời gian bằng cách quan sát các hoạt động đã diễn ra thế nào trong khoảng thời gian nhất định và sự chuyển động trong không gian cũng trong thời gian đó
Việc nghiên cứu giao tiếp trực diện thường có tên là xã hội học ở tầm vi mô- tương phản với xã hội học ở tầm vĩ mô, nghiên cứu các nhóm , các tổ chức và hệ thốmg xã hội lớn hơn Phân tích tầm vi mô và vĩ mô trên thức tế có quan hệ mật thiết và bổ sung lẫn nhau Mặc dù tất cả chúng ta đều chịu tác động của hoàn cảnh xã hội, không ai lại đơn thuần bị các hoàn cảnh này xác định hành vi Chúng ta làm chủ và tạo cá cá nhân mình Nghiên cứu quan hệ giữa những điều xã hội tác động và những gì chúng ta tự tác động lên bản thân chính là công việc của xã hội học Hoạt động của chúng ta định hình xã hội xung quanh và cũng được cấu trúc bởi chính xã hội đó
Cấu trúc xã hội là một khái niệm quan trọng trong xã hội học Nó chỉ ra rằng hoàn cảnh xã hội của cuộc sống không chỉ bao gồm tập hợp ngẫu nhiên của các sự kiện và hành động; chúng được cấu trúc theo các cách riêng Có sự đều đặn trong cách chúng ta cư xử và quan hệ chúng ta có với nhau Tuy nhiên cấu trúc xã hội khong giống như cấu trúc vật lý, như toà nhà chẳng hạn, Toà nhà tồn tại độc lập khỏi hành động của con người Nó được xây dựng lại vào từng thời điểm bởi những người tạo ra nó - con người như bạn và tôi.
Định nghĩa tổ chức xã hội, cộng đồng và xã hội
Tổ chức cơ bản của hoạt động xã hội được đa số các thành viên của xã hội tuân theo Tổ chức bao gồm các quy tắc và giá trị mà một số lượng lớn cá nhân tuân theo và tất cả các hành vi đã được tổ chức được phê chuẩn Tổ chức hình thành nên “nền tảng“ của xã hội, bởi vì chúng đại điện cho các kiểu hành vi khác cố định đã trường tồn theo thời gian
Xã hội trong đó con người quan hệ trực tiếp và riêng tư với nhau, nơi mà các mối quan hệ nhằng nhịt liên kết con người bằng các liên kết về tình cảm và nghĩa vụ Trong các môn khoa học xã hội, nhất là xã hội học, ý tưởng về cộng đồng cung cấp một hình mẫu tương phản với sự xuất hiện cuả các xã hội hiện đại hơn nhưng ít riêng tư hơn ở đó việc biến chuyển về văn hoá, kímh tế và công nghệ đã nhổ bật truyền thống, nơi mà sự phức tạp đã tạo nên một cuộc sống xã hội ít riêng tư hơn, hợp lý hoá hơn và có mục đích hơn
Cộng đồng của con ngời thường có một vị trí lãnh thổ khá cố định có chung nền văn hoá về văn hoá và tổ chức Ở một mức độ nào đó các thành viên này khác các cộng đồng và nhóm khác Xã hội thường được nhận dạng là tồn tại ở mức quốc gia nhưng cũng có những cộng đồng khu vực và văn hoá trong quốc gia nhưng có sự khác biệt về văn hoá và khả năng tự cung tự cấp
Khởi đầu là một môn học, xã hội học gặp nhiều khó khăn bởi sự không nhất quan và tính lưỡng nghĩa của một số thuật ngữ cơ bản Thêm vào đó nhiều từ mà nhà xã hội học hầu như ngày nào cũng sử dụng che đi nghĩa mà rất khó cho nó sự định nghĩa chính xác về khoa học Tương tự cộng đồng chắc chắn rơi vào loại này Là một yếu tố trong vốn từ vựng về xã hội học, thuật ngữ này được sử dụng theo nhiều cách đến nỗi nó được miêu tả là một từ tập, miêu tả đủ thứ Tuy nhiên, trong cuốn sách này chúng ta sử dụng từ cộng đồng để chỉ những đơn vị tổ chức xã hội và lãnh thổ mà tuỳ theo quy mô của nó có thể gọi là thôn xóm, làng mạc, tỉnh, thành phố hay các khu vực Trước khi chúng ta nghiên cứu khái niệm cộng đồng, có lễ chúng ta cần xem xét một số cách mà người ta sử dụng khái niệm ảo tưởng này
Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp việc sử dụng thuật ngữ cộng đồng biểu thị việc thiếu tính khắt khe về khaí niệm Nếu một nhà xã hội học nói về một nhóm xã hội thì sau đó ông ta nên chỉ nó theo đúng bản chất và đưa nó vào một trong những kiểu nhóm xã hội Tương tự như vậy, nếu đối tượng nghiên cứu là nền văn hoá nhỏ ( thí dụ “ cộng đồng học thuật” ), thì nên sử dụng thuật ngữ phân tích văn hoá nhỏ Tất nhiên điều này cũng không phủ định rằng có một vài đơn vị tổ chức xã hội mà không xếp vào đâu được trong các thuật ngữ về xã hội học Có thể trích dẫn các thí dụ sau: nhà tù, tu viện, bệnh viện tâm thần, trại mồ côi và doanh trại lính Chúng ta cần nghiên cứu thêm tập trung vào các thực thể mà có thể xác định các đặc tính chính Erving Goflman, chẳng hạn, đã đề nghị là nhà tù, bệnh viện và các tổ chức tương tự cùng chung các đặc trưng mà có thể gộp lại thành một Ông đề nghị rằng có thể chỉ định khái niệm tổ chức tổng thể
Cộng đồng luân lý và xã hội quần chúng
Bất kỳ khi nào chúng ta gặp thuật ngữ cộng đồng chúng ta nên tự hỏi người viết có lỗi không khi dùng một thuật ngữ mơ hồ một cách bất cẩn và thiếu chính xác, đồng thời chúng ta phải nhận thức việc người viết có thể sử dụng từ cộng đồng theo ý ngũa triết học Thêm vào đó, đôi khi người ta sử dụng từ cộng đồng để chỉ một hiện tượng đạo đức hay tinh thần Điều này có vẻ đúng đối với trường hợp của Minar và Greer Khi bàn luận khái niệm cộng đồng, họ kể cho chúng tôi là “ nó biểu thị sự khát khao mãnh liệt về sự tương đồng về ý muốn và sự đồng cảm với những người xung quanh, sự mở rộng các mối liên kết với tất cả những người có cùng chung số phận như chúng ta Ở cột nằm phía bên trái của bảng dưới đây sẽ liệt kê một số đặc trưng cơ bản của “cộng đồng đạo lý “, phía bên phải chio người đọc chìa khoá cho một vài đặc trưng của xã hội quần chúng Danh sách các đặc trưng chưa hoàn toàn kết thúc Nhiều đặc trưng khác của “cộng đồng đạo lý“ và “xã hội quần chúng“ được phác hoạ
Thay vào đó, cộng đồng, một khái niệm đạo đức dường như liên quan tới cảm xuc nhận dạng và thống nhất với một nhóm và cảm giác liên quan và tổng thể lên từng cá nhân Nói một cách ngắn gọn khái niệm cộng đồng được sử dụng để chỉ điều kiện mà con ngưòi rơi vào, mắc vào một hệ thống chằng chịt các mối quan hệ đầy ý nghĩa với những người khác Đối ngược “cảm giác cộng đồng“ này là các điều kiện được giả định là chiếm ưu thế trong xã hội hiện đại
Trong số các nhà xã hội học có một ngưòi đạt quán quân trong khái niệm này trong những năm gần đây đó là Robert A Nisbet Theo ông một trong những chủ đề nền tảng của thế kỷ 20 là vịêc “tìm kiếm cộng đồng” Việc tìm kiếm xuất phát từ thực tế xã hội hiện đại không cho cá nhân cảm giác an toàn hay thoả mãn Khi bình luận về nhà nước chính trị hiện đại chẳng hạn, Nisbet chỉ ra rằng nhà nước đó thậm chí không phục vụ nhu cầu an toàn Không một tổ chức quy mô lớn nào có thể đáp ứng nhu cầu tâm lý của cá nhân Do bản chất của nó quá lớn, quá phức tạp, quá quan liêu và cộng tất cả lại quá hờ hững với những ý nghĩa cần thiết của cuộc sống con ngươì Nhà nước có thể giành được lòng nhiệt tình của cả công chúng, có thể tiến hành các cuộc vận động, có thể huy động nhân danh các “sự nghiệp “ vĩ đại như chiến tranh, nhưng nó chưa đủ để trở thành một phương tiện bình thường và thường xuyên đáp ứng các nhu cầu nhận thức, tình bạn, an toàn và thành viên của con người
Tóm lại, cho dù xã hội hiện đại có thể mang tới cho con người sự kỳ diệu của nện dân chủ đại chúng ( hay chgủ nghĩa tổng thể đại chúng ), nền giáo dục toàn dân, sản xuất hàng loạt và các phương tiện thông tin đại chúng, nó không cho con người sự an toàn và tái sản, cái mà có vẻ đi cùng với sự giàu có Do vậy, giải pháp thay thế duy nhất cho cảm giác bị xa lánh đang tiếp tục lan tràn ở thế kỷ 20 là “ những cộng đồng quy mô nhỏ nhưng cấu trúc vững chắc” Theo Nisbert, chỉ có họ và một mình họ là điểm khởi đầu cho việc xây dựng lại xã hội bởi họ đáp ứng được ngay tại gốc rễ những ước vọng cơ bản cảu con người: cùng chung sống, cùng làm việc, cùng trải nghiệm
Baker Brownell đã chọn cách nhìn như vậy trong các tranh luận của ông về cộng đồng loài ngưòi Mặc dù khái niệm cộng đồng che khuất một số ý nghĩa của Brownell, trước hết nó vẫn là “sự trọn vẹn về hành động, cảm giác thuộc về nơi nào đó, liên kết trực hiện với ngời quen biết” Vậy là, Brownell giới hạn khái niệm cộng đồng trong một nhóm có khả năng hay thực tế trực diện Các thành viên của nhóm có thể dễ dàng hoá thân thành người khác Trong sự đến và đi của cuộc sống hàng ngày họ có thể “gặp nhau một cách thân mật và không bất ngờ” Mặt khác, tổ chức quan liêu lớn, nhà nước hiện đại và khu vực thủ phủ lộn xộn tạo thành một cái gì đó hơn là cộng đồng Theo Brownell, mối quan hệ giữa con người trong các thực thể kiểu này có bản chất phụ, không phải là của một cộng đồng
Rõ ràng là Nisbet và Brownell đại diện cho một truyền thống trí thức lớn nhìn nhận cộng đồng trên quan điểm nhân văn Chắc chắn không thể phủ nhận được khái niệm cộng đồng của họ chỉ các điều kiện có tầm quan trọng bậc nhất trong xã hội hiện đại Cùng với quá trình đô thị hoá, tốc độ tăng dân số nhanh và sự phức tạp đang gia tăng của xã hội hiện đại cảm giác bị xa lánh và lo lắng Hown thees, khái niệm cộng đồng dường như là khái niệm duy nhất nắm bát đầy đủ cảm giác duy nhất mà Nisbet và Brownell rất thích Nền văn hoá chung bao gồm quá nhiều thứ, trong khi nhóm ban đầu lại quá cụ thể Trong một khoảng thời gian sắp tới những người nghiên cứu cộng đồng theo lãnh thổ có lẽ phải dùng chung thuật ngữ này với các học giả, những người ghi chép sự tìm kiếm không ngừng về ý nghĩa và an toàn trong một thế giới ngày càng phức tạp.
Cộng đồng và lý thuyết học thuyết hệ thống xã hội liên quan tới cộng đồng
Ngày nay hầu hết các nhà xã hội học đều sử dụng từ cộng đồng để chỉ các đơn vị tổ chức về xã hội và lãnh thổ như thôn xóm, làng bản, tỉnh, thành phố và các khu vực Nói ngắn gọn, khái niệm cộng đồng chỉ nơi người ta duy trì ngôi nhà của họ, kiếm sống, nuôi con và nói chung tiến hành hầu hết các hoạt động sống Do đó, Hillery đã phát hiện ra rằng, ít nhất có 3 yếu tố tham gia vào định nghĩa xã hội của cộng đồng Đó là : (i) khu vực địa lý, (ii) giao tiếp xã hội và (iii) sự ràng buộc chung Do nền tảng của nó khi nghiên cứu chúng ta chấp nhận sự khẳng định của Hillery “cộng đồng bao gồm những người giao tiếp xã hội trong một khu vực địa lý và có một hay nhiều hơn các mối ràng buộc chung” Cần ghi nhận rằng định nghĩa này bao gồm một biến số lãnh thổ (khu vực địa lý), một biến số xã hội học (giao tiếp xã hội) và một biến số văn hoá tâm lý (các mối ràng buộc chung) Cần phân tích kỹ lưỡng cả ba yếu tố này
Cộng đồng, một đơn vị lãnh thổ Định nghĩa của Hillery nhắc chúng ta là cộng đồng tồn tại trong một môi trường không gian Nhiều cách biến đổi môi trường vật lý với tư cách là sản phẩm phụ của hoạt động kinh tế đều có ý nghĩa như nhau Thật không may, điều này thường liên quan đến sự tàn phá đất trồng rừng, sự phá huỷ các dãy núi và sự ô nhiễm không khí và nguồn nước Do con người có vẻ sẵn sàng và có khả năng phá huỷ môi trưòng vật lý của chính họ, trong những năm vừa qua chúng ta đã thấy sự gia tăng mối quan tâm về việc cải thiện môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Cách tiếp cận học thuật với các biến số lãnh thổ
Cần nói rõ là không thể bỏ qua các biến số lãnh thổ trong việc nghiên cứu cộng đồng Thực ra người ta đã sử dụng một số phương pháp để nghiên cứu cộng đồng như một thực thể lãnh thổ Trong số những điều khác sự chú ý được tập trung vào kiểu định cư Chúng ta nhận thấy rằng người đàn ông phải sống gần với người cùng hội cùng thuyền với anh ta, nhưng có thể đáp ứng nhu cầu này bằng 2 cách trở lên Tương tự , nhiều nghiên cứu tập trung vào việc vạch ra ranh giới của cộng đồng Việc thành lập một cộng đồng đầy ý nghĩa và nghiên cứu sự ràng buộc tồn tại giữa cộng đồng và đất đai của nó có vẻ quan trọng đối với một số nhà xã hội học Cuối cùng cách tiếp cận sinh thái học với việc nghiên cứu cộng đồng thành thị hầu như không cần phải nhắc tới Một lượng lớn học thuyết và nghiên cứu xuất hiện cố gắng lý giả “ nguyên nhân “ và “ cách “ phát triển của thành phố và mối quan hệ về thời gian giữa con người và môi trường của họ, tổ chức của họ và người đồng hành của họ
Cộng đồng, một đơn vị tổ chức xã hội
Có một sự thống nhất rất phổ biến : cộng đồng là một đơn vị cơ bản cảu tổ chức xã hội tuy nhiên, ngay cả việc nghiên cứu lướt qua tài liệu đề nghị rằng có rất ít sự thống nhất về cách miêu tả tốt nhất một cộng đỗng như một thực thể xã hội học Nói rộng ra, có hai cách tiếp cận với vấn đề này Thứ nhất, người ta nhìn cộng đồng như một nhóm xữ hội hay gần đây hơn như một hệ thống xã hội Thứ hai, cộng đồng được phân tích như một nghiên cứu cộng đồng Thảo luận tiếp sau đây sẽ cho chúng ta thấy hai cách tiếp cận này có nhiều điểm chung
Cộng đồng, một nhóm xã hội
Thật đáng khen cho E.T Hitler đã giả định rằng rằng cộng đồng là một trong số nhiều nhóm xã hội theo Hitler các nhóm xã hội đều có một vài đặc tính cơ bản, bao gồm một nhóm thành viên, một hay nhiều hơn sự kiểm tra tính thành viên, một tập hợp các vai trò đã chỉ định và một bộ các quy tắc Có lẽ tất cả các đặc tính này đều là phần thống nhất của cấu trúc cộng đồng và do vậy việc nhìn nhận cộng đồng như một nhóm xã hội là có lý
Rõ ràng là cộng đồng có những đặc tính này Mọi cộng đồng đều có một nhóm thành viên (hay dân cư) và đòi hỏi những điều nhất định từ những người muốn là thành viên đầy đủ của cộng đồng này Tương tự như vậy mỗi cộng đồng chỉ định các vai diễn khác nhau cho các thành viên và có một bộ các quy tắc mà các thành viên của cộng đồng phải tuân theo, tuy nhiên, nếu nhìn nhận cộng đồng là một nhóm xã hội, thì phải phân biệt cộng đồng với các nhóm xã hội khác Khi nghiên cứu tác phẩm của Hitler, Albert J Reiss đã xử lý vấn đề này một cách đơn giản bằng cách chỉ ra rằng “ hệ thống cộng đồng khác các hệ thống khác ở chỗ vị trí là một dữ liệu trong sự thống nhất của hệ thống”, nói một cách ngắn gọn, sự khác biệt giữa cộng đồng và các nhóm xã hội khác là cộng đồng có lãnh thổ
Một câu hỏi khó hơn là liệu việc nhìn nhận cộng đồng như một nhóm xã hội có lợi về mặt khoa học hay không Điều quan trọng nhất cần nghiên cứu về cộng đồng bằng cách coi nó như một dạng nhóm xã hội đặc biệt hay nên chăng vì mục đích nghiên cứu xử lý nó như dạng tổ chức xã hội ? Câu trả lời phụ thuộc vào sự hiểu biết của từng nhà xã hội học Một mặt phải đạt được nhiều điều bằng cách chỉ ra sự giống nhau giữa những điều thoạt nhìn có vẻ là các đơn vị tổ chức xã hội khác nhau Giữa cộng đồng và các nhóm xã hội khác có điểm gì đó chung và nên nhận dạng các phần tử chung này Mặt khác nếu chúng ta coi cộng đồng là một nhóm xã hội chúng ta có thể mở rộng thuật ngữ nhóm xã hội đến điểm tại đó nó mất nhiều sức mạnh khái niệm Nếu cả cuộc tụ tập không chính thức của hai hay ba người lẫn khu thủ phủ lớn đều được gọi là nhóm xã hội , thì bản thân thuật ngữ này đã mất nhiều tiện ích cho mục đích giao tiếp khoa học
Ngày nay cách dùng nhóm xã hội để tiếp cận phân tích cộng đồng có ít người ủng hộ Thay vào đó việc phân tích cộng đồng như một hệ thống xã hội ngày càng trở thành mốt Roland L Warren chẳng hạn định ngghĩa cộng đồng là “sự kết hợp của các đơn vị và nhóm xã hội tiến hành những chức năng xã hội chính mang định hướng vị trí “ mặc dù phương pháp phân tích cộng đồng do Warren đề xuất phức tạp và đa dạng, lý lẽ của ông có vẻ như là cộng đồng là hệ thống tổng thể bao gồm các hệ thống con nhỏ hơn Các hệ thống con này lại tiến hành các chức năng thụ mang định hướng vị trí gồm xã hội hoá, kiểm soát xã hội, tham gia xã hội, giúp đỡ lẫn nhau và sản xuất, lưu thông và tiêu dùng Trên thực tế, phương pháp hệ thống xã hội có thể là chính xác hơn cả, được nhìn nhận như một phiên bản đã được trau chuốt của phương pháp cộng đồng là một nhóm xã hội Các hệ thống xã hội tương tự như nhóm xã hội có nhiều thành viên, một cấu trúc được tiêu chuẩn hóa và một hay nhiều hơn kiểm tra về tư cách thành viên Trong học thuyết về hệ thống xã hội tư cách thành viên có dạng ranh giới địa lý, tâm lý và xã hội Tất cả những điều này bổ sung cho một điều: việc áp dụng lý thuyết hệ thống xã hội cho cộng đồng có vẻ như không phải sự đổi mới toàn bộ như người ta nghĩ lúc đầu Hơn thế, lý thuyết hệ thống xã hội sát nhập phương pháp nhóm xã hội vào khung tham chiếu đầy đủ hơn
Phương pháp hệ thống xã hội làm rõ tầm quan trọng của cộng đồng là một đơn vị tổ chức xã hội Khi chúng ta xem xét trật tự bắt đầu từ nhóm hai người và kết thúc bằng xã hội của quốc gia, cộng đồng nổi lên là một hệ thống con đầu tiên có khả năng đáp ứng được loạt nhu cầu sinh lý, tâm lý và xã hội Nhóm nhỏ không thể làm được điều này Gia đình hạt nhân, nhà thờ, chính phủ hay tổ chức tình nguyện cũng vậy Điều này có thể cũng là điều Robert H McIver có trong đầu khi ông nói
Cộng đồng là một mạng lưới giao tiếp
Một vài người thích nhìn cộng đồng như một mạng lưới giao tiếp, đây là một phương pháp thay thế cho phương pháp hệ thống xã hội Trước khi xem xét phương pháp giao tiếp, cần lưu ý hai điều Thứ nhất, cả hai phương pháp, hệ thống xã hội và giao tiếp, đều không tách rời nhau, khác xa nhau mà chúng có nhiều điểm chung Thực ra điểm nối chính giữa hai phương pháp là ở giả định là sự giao lưu xảy ra không những giữa những cá nhân và còn giữa các nhóm và tổ chức Hai là, cần phân biệt phương pháp coi cộng đồng là hệ thống giao tiếp và lý thuyết hạng động cộng đồng mà ai cũng biết Lẽ dĩ nhiên giao tiếp là công cụ khái niệm tiêu chuẩn trong xã hội học và việc các nhà xã hội học sử dụng công cụ này trong nỗ lực phân tích cộng đồng là hoàn toàn có thể hiểu được Mặt khác lý thuyết hành động cộng đồng tìm cách phân biệt các hoạt động về bản chất mang tính cộng đồng và các hoạt động không mang tính cộng đồng Các nhà theo lý thuyết hành dộng cộng đồng thường có mục đích rõ ràng là chiếu ánh sáng vào động thái thay đổi và phát triển cộng đồng theo kế hoạch Theo cách đó, một người viết hàng đầu về hành động của cộng đồng đưa ra kết luận cho một trong các tranh cãi của ông, tuyên bố rằng mối quan tâm của ông “ với sự phát triểm của lý thuyết ủng hộ nghiên cứu mà sẽ đống góp một cách hiệu quả vào tổ chức cộng đồng và phong trào phát triển đang lớn mạnh “
Với những bình luận này trong đầu chúng ta có thể xét cộng đồng là một mạng lưới giao tiếp Một trong những vấn đề chính vốn có trong phương pháp giao tiếp khi phân tích cộng đồng là các điều kiện trong cộng đồng hiện đại không phù hợp hoàn toàn với những định nghĩa về giao tiếp mà được đa phần các nhà xã hội học chấp thuận Nói ngắn gọn, giao tiếp thường được định nghĩa là cuộc gặp gỡ trực diện giữa hai hay nhiều người, trong đó một người tính đến người kia Hiển nhiên sự tham gia của mỗi thành viên trong cộng đồng vào mạng lưới giao tiếp kiểu này chẳng bao giờ xảy ra, ngoại trừ trong các thôn xóm rất nhỏ Trong phần lớn các cộng đồng, số lượng diễn viên (tức là lượng lớn dân cư) và thiếu những lợi ích chung sẽ ngăn không cho các cuộc tiếp xúc như vậy xảy ra
Những người coi cộng đồng là một mạng giao tiếp cổ thử vượt qua vấn đề khái niệm này bằng một trong hai cách Như đã lưu ý trước đó, một giải pháp là giữ nguyên lập trường là không chỉ các cá nhân mà cả những nhóm và tổ chức tạo nên cộng đồng cũng giao tiếp Những người đứng trên quan điểm này thường coi cộng đồng là một chuỗi các mối quan hệ vào, ra trong đó mỗi hệ thống con nhận đầu vào cần thiết từ các hệ thống con khác và bản thân lại đóng góp vào các hệ thống con khác nữa và vào hệ thống cộng đồng chung Các đầu vào và đầu ra này có thể có dạng các đóng góp về tài chính, áp lực xã hội, sức lao động, v.v… Tương tự, những người coi cộng đồng là một mạng các hệ thống con giao tiếp thường gọi là các trục tung và trục hoành cuả cộng đồng “Trục hoành” là mối quan hệ của cá nhân với cá nhân hay của nhóm với nhóm trong cùng một khu vực, trong khi “trục tung” là mối quan hệ của cá nhân với một nhóm địa phương hay của một nhóm với một tổ chức khu vực, “bang hay quốc gia” Đây đơn giản là một cách tốc ký chỉ ra rừng giao tiếp có thể xảy ra giữa hai đơn vị xã hội có vị trí ngang bằng trong hệ thống xã hội hoặc giữa hai đơn vị xã hội, một trong số chúng bao gồm cả cái kia
Có ít nhất một ưu điểm khi coi cộng đồng là một mạng các hệ thống con giao tiếp: nó sẽ là công cụ để miêu tả một cách hệ thống mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị khác nhau tạo nên cộng đồng Đồng thời những người đề xuất ra phương pháp này cần chỉ ra rõ hơn nữa bản chất giao tiếp giữa các nhóm và phân tích kỹ cơ chế xảy ra giao tiếp Có lẽ câu hỏi mấu chốt cần nêu ra liên quan đến cơ chế các nhóm thực sự giao tiếp với nhau Nói ngắn gọn, các thành viên của các nhóm giao tiếp hợp lại và hình thành nên nhóm lớn hơn hay là các thành viên của các nhóm có liên quan được các nhóm trưởng đại diện trong quá trình giao tiếp
Phương pháp chính thứ hai của những người coi cộng đồng là mạng giao tiếp chỉ ra rằng giao tiếp ở mức cộng đồng thường bộc lộ những chủ đề và kiểu đặc trưng Khi những chủ đề và kiểu này được chung hoá đến mức mà chúng là đặc trưng giao tiếp giữa cá nhân và nhóm, người ta sẽ gọi chúng là các quá trình xã hội cơ bản Đó là hợp tác, cạnh tranh và xung đột Quá trình con để để thúc đẩy cộng tác và giảm nhẹ xung đột là nhà ở, hợp nhất và đồng hoá
Việc nghiên cứu các làng xóm, thành phố và các khu thủ phủ về mặt hợp tác, cạnh tranh và xung đột có thể tạo ra những cách nhìn ý nghĩa vào kích thước xã hội học của cuộc sống cộng đồng Trong số những điều khác phải khám phá điều rất cơ bản để tổ chức cộng đồng dựa vào: cộng tác dường như là chủ đề nền tảng nằm dưới tất cả các quá trình xã hội khác ở mức cộng đồng Hơn thế, phương pháp “ quá trình xã hội “ cung cấp một công cụ có ích để phân tích đồng thái của bất kỳ một cộng đồng đã cho nào Các mối quan hệ trong một số cộng đồng có thể mang bản chất cộng tác, trong khi trong các cộng đồng khác cạnh tranh hay thậm chí xung đột có thể ngự trị tối cao Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cả ba quá trình này có thể gắn với nhau đến mức việc khắc hoạ xã hội là diễn đàn của hợp tác, cạnh tranh hay xung đột không có ý nghĩa Cả ba quá trình đều có mặt ở các mức độ khác nhau
Kích thước tâm lý văn hoá
Các kiểu xã hội khác nhau
1.11.1 Xã h ộ i tr ướ c hi ệ n đạ i
Các nhà thám hiểm, các nhà buôn và các sứ thần được cử đi vào thời kỳ khám phá vĩ đại của châu Âu gặp gỡ với nhiều người khác nhau Như nhà nhân chủng học Marvin Haris đã viết:
Tại một số vùng- châu Úc, châu đại dương, cực nam của châu Nam Mỹ và châu Phi- người ta tìm thấy những nhóm người vẫn sống như tổ tiên thời kỳ đồ đá ở châu Âu đã bị lãng quyên từ lâu: các toán 20 đến 30 người rải rác khắp các lãnh thổ rộng lớn, liên tục di chuyển sống hoàn toàn bằng săn bắn và hái lượm Những người đi săn và hái lượm này có vẻ là thành viên của các bọ tộc hiếm và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng Tại các vùng khác- các khu rừng ở đông bắc Mỹ, các rừng rậm ở Nam Mỹ và đông á người ta tìm thất dân cư đông đúc hơn, cư trú vĩnh viẽn tại các làng, dựa vào chăn nuôi trồng trọt và bao gồm một hoặc hai cầu trúc cộng đồng lớn, tuy nhiên ở đay vũ khí và dụng cụ cũng là vết tích của thời tiền sử Ở những nơi khác các nhà thám hiểm bắt gặp các quốc gia và hoàng đế hoàn toàn phát triển do các bạo chúa và tầng lớp cai trị đứng đầu và được lính canh bảo vệ Chính những hoàng đế vĩ đại này cùng với các thành phố, cung điện, đền thờ và tài sản đã làm Marco Polos và Columbus cám dỗ qua các đại dương và sa mạc ngay từ đàu Ở đó có Trung Quốc- hoàng đế vĩ đại nhất trên thế giới, một vương quốc rộng lớn, tổ chức tinh vi Những người đứng đầu vương quốc này coi khinh những “những kẻ dã man mặt đỏ”, những người quỳ gối của vương quốc yếu ớt quá giới hạn cho phép của thế giới văn minh Và ở đó có ấn độ- mảnh đất nơi người ta sùng kính các chú bò và những gánh nặng của cuộc sống được phân chia không đồng đều tuỳ vào tâm hồn của kiếp trước Sau đó là các bang và bộ lạc châu Mỹ bản xứ, mỗi bang lại có thế giới riêng cùng với nghệ thuật và tôn giáo khác biệt; Người Incas với thành trì bằng đá vĩ đại, các cây cầu treo, những vựa lúa và một nện kinh tế được bang quản lý; và người azteccs với những vị thần khát máu từ tim người và sự tìm kiểm những vật tế sống
Sự đa dạng dường như vô định này của các xã hội trước hiện đại có thể nhóm lại thành ba nhóm chinhs, được Haries mkiêu tả như sau: người đi săn và hái lượm (người đi săn và thu nhặt của Harriess); các xã hội nông nghiệp và đồng cỏ rộng hơn (trồng trọt hay chăn nuôi gia súc đã thuần dưỡng); và nền văn minh phi công nghiệp hay các bang truyền thống Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các đặc trưng chính của các nhóm này
Người săn bắt và hái lượm
Khi mới tồn tại một bộ phận rất nhỏ trên hành tinh này, loài người đã sống thành các nhóm hay bộ lạc nhỏ, thường không quá 30 hay 40 người Kiểu xã hội sớm nhất của loài người bao gồm những người chuyên săn bắn và hái lượm Thay cho việc trồng hoa màu hay chăn nuôi súc vật những nhóm này kiếm sống bằng cách săn thú, đánh cá và thu lợm những cây mọc dại ăn được Văn hoá săn bắn và hái lượm vẫn tiếp tục tồn tại đến ngày nay tại một số nơi trên thế giới, như trong rừng rậm của Brazil hay New Guinea, tuy nhiên đa phần đã bị nền văn hoá phương Tây đang lan rộng trên toàn cầu huỷ hoại hay hấp thụ và những người còn lại cũng không còn nguyên vẹn ( Wolf, 1983) Hiện tại, không quá 250 000 người trên thế giới đang duy trì cuộc sống bằng việc săn bắn và hái lượm- số này chỉ chiếm có 0,001 % dân số trên toàn thế giới
Nghiên cứu do các nhà nhân chủng học tiến hành trong 50 năm qua đã cung cấp nhiều thông tin về các xã hội săn bắn và hái lượm Chú ý đến sự đa dạng của văn háo loài người, chúng ta phải cẩn trọng khi khái quá háo về một kiểu xã hội, nhưng một vài đặc trưng chung của các cộng đồng săn bắn hái lượm để tách các cộng đồng này khỏi các cộng đồng khác (Bicchieri, 1972; Diamond, 1974; Schrire, 1984 )
So với các xã hội lớn hơn- nhất là các hệ thống công nghiệp hiện đại- trong các nhóm săn bắn và hái lượm ít có sự bất công Những người đi săn và hái lượm di chuyển rất nhiều; do không có súc vật làm sức kéo hay các phương tiện cơ khí để chuyên chở, họ chỉ có thể mang rất ít hàng hoá hay vậ dụng theo người Những đồ dùng họ cần chỉ bao gồm vũ khí để săn bắn, dụng cụ để đào và xây dựng, bẫy và dụng cụ nấu ăn Do vậy các thành viên trong xã hội đều không khác nhau lắm về số lượng hay chủng loại sở hữu vật chất Sự khác nhau về địa vị hay cấp bậc chỉ hạn chế về tuổi và giới tính Hầu như đâu đâu đàn ông cũng là người đi săn, trong khi phụ nữ lượm ngũ cốc mọc dại, nấu ăn và nuôi dạy con cái Già làng- những người đàn ông già và có kinh nghiệm nhất trong cộng đồng – thường có tiếng nói quan trọng trong các quyết định chính, ảnh hưởng đến cả nhóm Nhưng do giữa các thành viên trong cộng đồng ít có sự khác biệt về tài sản, họ cũng ít có sự khác biệt về quyền lực hơn là trong các xã hội lớn hơn Các xã hội săn bắn và hái lượm thường là cùng tham gia - tất cả những người đàn ông đủ tuổi thừơng tập trung lại khi phải ra những quyết định quan trọng hay khi phải đối mặt với khủng hoảng
Những người săn bắn và hái lượm không di chuyển lung tung Đa số có lãnh thổ cố định, họ di cư quanh lãnh thổ này đều đặn từ năm này sang năm khác Nhiều cộng đồng săn bắn và hái lượm không có số thành viên ổn định; mọi người thưòng di chuyển từ lều trại này sang lều trại khác, trên cùng một lãnh thổ nhóm bị tách ra hay hợp lại
Trong số 100 xã hội săn bắn và hái lượm đã được miêu tả, chúng ta sẽ chỉ xem xét một cộng đồng để minh hoạ cho lối sống của họ: xã hội của người lùn Pygme Mbuti sống ở
Zaire, Trung Phi (Turnbull, 1983; Mair, 1974) Người Mbuti định cư ở khu vực rừng rậm rạp, người ngoài khó thâm nhập Họ hiểu biết rừng rất cặn kẽ và sâu sắc và di chuyển quanh đó khi họ thích Có nhiều nước uống, cây mọc hoang ăn được và thú vật để săn bắt Nhà của ngời Mbuti không phải là nơi trú ngụ vĩnh viễn mà được lợp lá trên khung nhà bằng cành cây Có thể chỉ cần vìa giờ là dựng xong ngôi nhà Khi di chuyển người Mbuti lại bỏ lại ngôi nhà đó- cứ như vậy, người Mbuti không bao giờ ở lại đâu quá một tháng
Người Mbuti sống thành các toán nhỏ gồm bốn đến năm gia đình Các toán có số thành viên gần khá vĩnh viễn, chẳng gì có thể làm cho một cá nhân hay một gia đình rời nhóm này để sang nhóm khác Không có ai “ chỉ đạo “ toán- không có thủ lính Những người đàn ông lớn tuổi có những “ ý kiến “- cãi vã có mà trách nhiệm nhưng êm ái - những người pigme tin là sẽ làm rừng không hài lòng Nếu cuộc xung đột trở nên quá khốc liệt, các thành viên của toán sẽ tách ra và gia nhập toán khác
Người Mbuti lần đầu tiên được nghiên cứu vào những năm 60, khi mà lối sống truyền thống vẫn còn nguyên vẹn Kể từ đó lối sống này ngày càng chịu nhiều sức ép Thế giới bên ngoài ngày càng lấn sâu vào rừng, và người Mbuti ngày càng bị cuốn vào thế giới đồng tiền của các làng bản quanh chu vi của rừng Tôi đã từng trình bày một bản báo cáo về lối sống của họ đang chịu sức căng hiện tại, nhưng bây giờ là trên bờ của sự diệt vong Những kiểu xã hội truyền thống nhỏ khác cũng trong tình trạng như vậy Chúng sẽ được trình bày ở cuối chương này
“Xã hội phồn thịnh” sơ khai
Không như người Mbuti, đa số các xã hội săn bắn và hái lượm còn tồn tại đến ngày nay đều bị giới hạn ở các khu vực không ở được Những nhóm như vậy có thể sống ở mức chết đối bởi môi trường quá khắc nghiệt không đủ cho cuộc sống tối thiểu Những người săn bắn và hái lượm đã từ lâu bị đuổi khỏi những mảnh đất màu mỡ, họ sống trong hoàn cảnh khi sự sống còn là cuộc đấu tranh nhiều năm Điều này đã đưa nhiều học giả đến giả định là tất cả những người này đang sống trong điều kiện bần cùng về vật chất Trong quá khứ có thể việc này không xảy ra Một nhà nhân chủng học có tiếng, Marshall Sahlins đã gọi những người săn bắn hái lượm là “ xã hội phồn thịnh sơ khai” - bởi vì họ có nhiều hơn cái họp cần cho hu cầu thiết yếu của họ( Sahlins, 1972) Những người săn bắn và hái lượm xưa kia sống trong các khu vực không ở được không cần phải làm việc cả ngày, “bận sản xuất” Nhiều người có số giờ làm việc trung bình trong ngày ít hơn só với nhân viên văn phòng hay của một nhà máy hiện đại
Người săn bắn và hái lượm không quan tâm lắm đến việc phát triển ngaòi nhu cầu cơ bản của họ Mối bận tâm chính của họ thường là các giá trị tôn giáo và các hoạt động nghi lễ Nhiều người săn bắn và hái lượm thường xuyên tham gia vào các nghi lễ phức tạp và dành nhiều thời gian vào việc chuẩn bị trang phục, mặt nạ, vẽ tranh và các vật tế dùng trong các buổi hành lễ
Một số tác giả, nhất là những người chịu ảnh hưởng của sinh học xã hội thấy sự nổi bật của việc sắn bắt trong các xã hội này liên quan đến sự thúc đẩy con người vào chiến tranh, nhưng trên thực tế các xã hội săn bắn và hái lượm dường như không giống chiến tranh Những công cụ dùng để săn bắn rất hãn hữu dùng làm vũ khí chống lại loài người Đôi khi giữa các nhóm cũng xảy ra xung đột, nhưng những cuộc xung đột này thường rất hạn chế: rất ít hoặc không có thương tích Người săn bắn và hái lượm hoàn toàn không biết đén chiến tranh với ý nghĩa hiện đại Họ không có chuyên gia chiến tranh săn bắn bản thân là một hành động phối hợp có ý nghĩa quan trọng Các cá nhân có thể đi săn một mình, nhưng luôn luôn chia vật săn được, chẳng hạn miếng thịt lợn rừng hay con hoẵng với những người trong nhóm
Những người săn bắn và hái lượm không chỉ là những người “sơ khai” mà lối sống không còn là mối quan tâm của chúng ta nữa Nghiên cứu nền văn hoá của họ cho phép chúng ta thấy rõ rằng một vài thể chế của chúng ta còn lâu mới tới được các đặc trưng tự nhiên của cuộc sống con người tất nhiên chúng ta không nên lý tưởng hoá môi trường sống của những người săn bắn vả hái lượm, nhưng không có chiến tranh, không có sự bất bình đẳng về tài sản hay quyền lực và sự coi trọng hợp tác hơn cạnh tranh là những lời nhắc nhở rằng thế giới do nền văn minh công nghiệp hiện đại tạo ra không nhất thiết là đồng nhất với “sự tiến bộ “
Xã hội chăn nuôi và trồng trọt
PHÁT TRIỂN KT, HIỆN ĐẠI HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ VÀ PHÂN TẦNG XH
Các vấn đề của phát triển xã hội học
Tại sao một số nhóm trong xã hội lại giàu có hoặc có quyền lực hơn những nhóm khác?
Xã hội hiện đại bất công như thế nào? Một người từ địa vị thấp có bao nhiêu cơ hội để đạt được đỉnh của nấc thang kinh tế? Tại sao đói nghèo vẫn dai dẳng trong các nước giàu có? đây là một vài vấn đề cần đặt ra và tìm cách trả lời trong chương này Nghiên cứu sự bất bình đẳng xã hội là một trong những lính vực xã hội học quan trọng nhất, bởi vì nguồn vật chất người ta có quyền sử dụng xác định cuộc sống của họ
Bất công có trong mọi hình thức của xã hội loài người Ngay ở các nền văn hoá đơn giản nhất, nơi hầu như không có sự khác biệt về của cải hay tài sản, chỉ có sự bất bình đẳng giữa các cá nhân, giữa đàn ông và phụ nữ, người trẻ và người già Một người có thể có địa vị cao hơn những người khác do tài săn bắn chẳng hạn hoặc người ta tin họ có khả năng đặc biệt với tinh thần của tổ tiên Để miêu tả sự bất bình đẳng, các nhà xã hội học nói đến phân tầng xã hội Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng được cầu trúc giữa các nhòm người khác nhau Sẽ có ích nếu nghĩ sự phân tầng như các phân tầng địa chất của đất trên bề mặt của trái đât Người ta có thể xem xã hội bao gồm “các vỉa” có trật tự được ưu tiên ở phần trên và càng gần đáy thì càng ít đặc lợi
Trong chương 10 của cuốn sách của mình Giddens đã xác định các vẫn đề là cơ sở để chúng ta thảo luận:
Các hình thức chiến lược để phát triển kinh tế xã hội, các cơ chế có liên quan và ảnh hưởng lên các nhóm xã hội, lên tác động qua lại giữ chúng với nhau và với nhà nước và thị trường
Quyền sử dụng nguồn và cơ hội, sự bất bình đẳng và sự cơ động xã hội
Sự thay đổi về cấu trúc nghề nghiệp và thu nhập do sự phát triển kinh tế xã hội
Sự thay đổi trong phân chia lao động trong gia đình, cộng đồng và xã hội (giữa giống và nhóm)
Thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn
Sự chênh lệch giữa các vùng và sự di dân.
Các loại hình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Trong suốt thế kỷ trước, các khái niệm về xã hội học về thế giới và lịch sử được đặc trưng chủ yếu bởi các định nghĩa về tiến bộ, tiến hoá và phát triển Lúc đầu người ta nhấn mạnh đến tiến bộ và tiến hoá, tuy nhiên “phát triển” đã trở thành thuật ngữ được sử dụng rộng rãi nhất Bất kể các định nghĩa đặc biệt hơn, có xu hướng rất phổ biến gắn kết những điều tích cực, những điều mong muốn, với từ “phát triển” Điều này áp dụng bất kể sự phát triển ám chỉ xã hội, các nhóm dân cư đặc biệt
Trong suốt nửa sau của những năm 40 và đầu những năm 50, xuất hiện các khái niệm phát triển khác nhau, gắn với các thoả thuận thành lập một trật tự kinh tế quốc tế mới lẫn
Thoả thuận về một trật tự kinh tế mới xảy ra giữa 44 nước gặp nhau tại Khu rừng Brêtton năm 1944 Sự thoả thuận dẫn tới việc hình thành Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Quốc tế để tái thiết và phát triển, ngày nay có tên là Ngân hàng thế giới (chúng bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1947 và 1946)
IMF được thiết lập nhằm khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và dỡ bỏ các hạn chế trao đổi ngoại tệ, làm ổn định tỷ giá hối đoái và tạo điều kiện một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên Mục đích của Ngân hàng thế giới là khuyến khích đầu tư vốn vào việc tái thiết và phát triển các nước thành viên Đặc trưng của khái niệm phát triển chính thức và các chiến lược thực thi trong thập kỷ đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai tập trung vào các nước công nghiệp hoá và sự tăng trưởng kinh tế của chúng, từ giữa những năm 50 khái niệm phát triển như một cái gì đó tích cực được gắn đặc biệt với các nước và các nhóm dân cư trong thế giới thứ ba Song song với sự xoá bỏ thuộc địa tại Châu Á và Châu Phi, các điều kiện xã hội tại các châu lục này ngày càng trở thành đối tượng chú ý của thế giới Tại các nước công nghiệp lớn cũng như các tổ chức đa phương, cùng với Ngân hàng Thế giới làm tiên phong, người ta nhận thấy các điều kiện này là kết quả thiếu phát triển hay kém phát triển Các nước thuộc thế giới thứ ba - bao gồm châu Mỹ La Tinh - được gọi là lạc hậu so với các nước ở Tây Âu và Bắc Mỹ Cùng lúc đó người ta cho rằng cả các nước “lạc hậu” và các xã hội phương Tây phát triển cao sẽ hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế và hiện đại hoá ở thế giới thứ ba Sự tăng trưởng và hiện đại hoá trong ngữ cảnh này chỉ sự thay đổi dần đần tới sự gống nhau ngày càng lớn với các nước công nghiệp hoá cao ở phương Tây
Khái niệm phát triển này, khi các quá trình thay đổi dẫn đến sự các điều kiện ở Mỹ và các quốc gia công nghiệp khổng lồ ở Tây Âu vào những năm 50 không được chấp nhận như nhau Trái lại, chưa bao giờ có được sự đồng lòng lúc đó cũng như bây giờ về hướng phát triển Trong một bản điều tra từ giữa những năm 1990, người ta đã ghi lại được 72 nghĩa khác nhau của khái niệm (Riggs, 1984) Chúng ta không nên cố nhân thêm sự vô số này Tuy nhiên bởi vì khái niệm đầy đủ hay không đầy đủ về phát triển là một bộ phận rất cần thiết về lý thuyết và chiến lược được bàn luận tiếp theo trong cuốn sách này, chúng ta thử tổng kết những khái niệm và ý tưởng phát triển cơ bản nhất, quan trọng nhất
Trình tự trình bày ở các đoạn sau không phản ánh bất kỳ một trình tự theo thời gian nào, nhưng cần được nhìn nhận là một chuỗi các khái niệm phát triển cạnh tranh Một số khái niệm vẫn được sử dụng rộng rãi, những khái niệm khác đã bị các nhà nghiên cứu và thực hành loại bỏ hoặc người ta đã điều chỉnh chúng để đưa các khía cạnh mới vào Trong sáu mươi năm gần đây, xu hướng chung về khía cạnh này đã laọi bỏ các khái niệm một chiều tập trung vào sự tăng trưởng kinh tế và thay thế chúng bằng các khái niệm đa chiều đã đưa vào các khái niệm phi kinh tế
Các miêu tả đầy đủ hơn về các khái niệm phát triển chọn lọc sẽ xuất hiện với sự bàn luận đầy đủ hơn các học thuyết khác nhau Phần này có thể xem như một kiểu tổng quan các phương pháp khác nhau, với nghĩa là các khái niệm phát triển xác định các đặc trưng đặc biệt của các phương pháp khác nhau
Sự tăng trưởng kinh tế
Sự khác biệt giữa sự tăng trưởng và phát triển mà Schumpeter nhắc đến ở trên không được chấp nhận chung trong sự phát triển kinh tế Người ta quan niệm sự tăng trưởng kinh tế là mục đích tối cao, chính sự tăng trưởng kinh là điều các nước nghèo cần Do vậy sự tăng trưởng kinh tế, các yếu tố xác định và cản trở là điểm hội tụ tự nhiên cho việc hình thành học thuyết
Không có sự thống nhất về nghĩa chính xác của khái niệm “tăng trưởng kinh tế” Đó là một chút thần thoại khi các nhà phê bình các nhà kinh tế phát triển sớm cứ khăng khăng là họ nhìn nhận sự tăng trưởng đồng nhất với sự tăng thu nhập trên đầu người Không có ai trong các nhà học thuyết tiên phong quan niệm vấn đề bằng các khái niệm đơn giản như vậy Tuy nhiên, cần phải hài lòng với các chỉ thị tăng trưởng khá đơn giản, bởi vì số liệu và thống kê liên quan đến kinh tế của Thế giới thứ ba không cung cấp cơ sở cho các phép đo phức tạp hơn
Cốt lõi của các quan niệm về tăng trởng trong số các nhà kinh tế phát triển trong những năm 50 là tăng sản xuất và tiêu dùng, đồng thời tăng việc làm và cải thiện mức sống Người ta tưởng tượng rằng tiến bộ trong các khía cạnh này sẽ phản ánh trong các con số của quốc gia để tổng hợp thu nhập Đồng thời họ muốn tính đến sự tăng trưởng dân số, bởi vì sự tăng sản xuất và tiêu dùng do sự tăng trưởng này hoặc tỷ lệ với nó không thể quan niệm là tăng trưởng thực sự Thu nhập quốc gia do vậy được tính là thu nhập trên đầu người
Ngân hàng thế giới lúc đầu đặt cho mình vai trò là một thể chế quốc tế hàng đầu trong việc thu thập, phân tích và công bố các con số, liêm quan dến các điều kiện kinh tế và tăng trưởng trong các nước phát triển, vận hành với số đo tập hợp này trong suốt khoảng thời gian trước những năm 1970 Tuy nhiên cả Ngân hàng thế giới và các nhà kinh tế phát triển nói cung đều nhận thức đầy đủ rằng việc đo mức tăng trưởng theo thu nhập đầu người là sai (vấn đề độ tin cậy) và không đưa ra một ấn tượng đúng về điều kiện và sự thay đổi (các vấn đề giá trị)
Trở lại vấn đề độ tin cậy - các thống kê thường có giá trị thấp Các nước nghèo đơn giản không có khả năng tập hợp các thông tin cần thiết Thêm vào đó, báo cáo tổng thể của quốc gia dựa vào cách đo sản xuất và tiêu dùng theo thừa nhận sự trao đổi trên thị trường về tất cả các sản phẩm Tuy nhiên do một tỷ lệ lớn sản xuất của các nước phát triển được sử dụng trong sinh hoạt hoặc đem trao đổi theo cách khác - thông qua mạng lưới xã hội, mối quan hệ người tuần tra - khách hàng hoặc các dạng thay đổi khác không có định giá các nguồn thiếu chính xác trầm trọng trong các báo cáo quốc gia hiển nhiên được gắn vào Các điều kiện này đã thay đổi tại một số nước phát triển, nhưng nhìn chung tình hình cũng gần giống như thế, nhất là tại các nước châu Mỹ
Về tính giá trị của các con số báo cáo, vấn đề nghiêm trọng nhất là nó không phản ảnh sự phân bố thu nhập trong đó có sự phản ảnh mức tăng thu nhập đáng kể đối với những người có thu hhập cao và sự giảm hay trì trệ đối với nhóm thu nhập thấp
Nói một cách chính sác vấn đề phân bố trở thành mối quan tâm trọng tâm của các nhà kinh tế phát triển từ khoảng những năm 60 Mối quan tâm mới này cũng được thúc đẩy bởi việc vào thời điểm này các con số bắt đầu xuất hiện , cho thấy sự tăng thu nhập thường phân bố không đồng đều về mặt xã hội, địa lý hay giữa các khu vực kinh tế khác nhau Kết quả là sự điều chỉnh lại các khái niệm ban đầu để có thể tính đến ảnh hưởng lên sự phân phối đồng thời khái niệm dòng được mở rộng bao trùm lên cả sự tăng trưởng lẫn sự thay đổi kinh tế trong các khía cạnh khác
Không có sự thống nhất chung nào về cách định nghĩa sự tăng trưởng kinh tế và mục tiêu phát triển; cũng không có cách để đo sự thay đổi về kinh tế xã hội trong các xã hội đang phát triển Tuy nhiên, hiện nay đã đạt được sự thông qua về quan điểm định nghĩa phát triển kinh tế Đây là một quá trình trong đó mức thu nhập trên đầu người của một nước tăng trong một quãng thời gian dài, trong khi sự đối nghèo giảm đi và sự bất bình đẳng trong xã hội nhìn chung giảm hay ít nhất không tăng
Quyền sử dụng nguồn và các cơ hội, bất bình đẳng và sự cơ động xã hội
Đ ói nghèo và b ấ t bình đẳ ng
Ngay dưới đây của phần lớn hệ thống có giai cấp phần lớn người dân sống trong điều kiện đói nghèo Nhiều người không có khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, sống trong các điều kiện thiếu vệ sinh, có tuổi thọ thấp hơn rất nhiều so với đại bộ phận dân chúng Tuy nhiên phần lớn người giàu thường có ít khái niệm chính xác về mức độ nghèo khổ Đây không phải là hiện tượng gì mới Năm 1889, Charles Booth đã xuất bản một cuốn sách cho thấ một phần ba dân London sống trong đói nghèo (Booth, 1989) Điều này có thể diễn ra thế nào tại một đất nước mà vào thời điểm đó có lẽ là giàu có nhất trên thế giới, ở trung tâm của hoàng gia nên chăng đói nghèo lại phổ biến như vậy? Đ ói nghèo là gì?
Nên định nghĩa đói nghèo thế nào? Người ta thường phân biệt giữa đủ sống hay nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối Charles Booth là một trong những người đầu tiên cố gắng thiết lập một tiêu chuẩn nghèo chỉ đủ để tồn tại, chỉ việc thiếu những yêu cầu cần thiết để duy trì sự tồn tại về thể lực - đủ thức ăn và nơi ở để cơ thể có thể vận hành một cách hiệu quả về mặt sinh học Booth giả định rằng các yêu cầu này sẽ ít nhiều giống nhau đối với những người cùng lứa tuổi sống ở bất kỳ đất nước nào Đây là khái niệm vẫn được sử dụng rộng rãi nhất khi phân tích đói nghèo trên toàn thế giới Định nghĩa về đủ để tồn tại của đói nghèo có rất nhiều thiếu sót, nhất là khi được hình thành như một mức thu nhập đặc thù Nếu nó không được đặt ở mức cao, ngay cả cho phép điều chỉnh, một chỉ tiêu của đối nghèo thường có nghĩa là một số cá nhân được đánh giá như các đường đói nghèo kể trên khi trên thực tế thu nhập của họ thậm chí không đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu để tồn tại Một số bộ phận của đất nước có giá cả sinh hoạt đắt hơn rất nhiều so với các vùng khác Hơn thế, việc tính toán đói nghèo để tồn tại không tính đến ảnh hưởng của mức sống đang được nâng cao Sẽ thực tế hơn nếu điều chỉnh các ý tưởng về mức nghèo đối với các chuẩn mực đang thay đổi khi có tăng trưởng kinh tế Tuy vậy, vấn đề hình thành đói nghèo tương đối cũng phức tạp Nhìn chung chỉ tiêu thu nhập lại được sử dụng, nhưng chỉ tiêu này che giấu sự khác nhau về nhu cầu thực sự của người dân Đ ói nghèo ngày nay Ở Mỹ và nhiều quốc gia khác người ta chính thức đặt ra “đường nghèo khổ” Các nghiên cứu sử dụng để xác định bất kỳ ai có thu nhập bằng hoặc dưới mức phúc lợi bổ sung được coi là sống “trong nghèo khổ” “Phúc lợi bổ sung” là phúc lợi bằng tiền mặt trả cho người dân có mức thu nhập thấp hơn mức cần thiết để tồn tại
Ai là những người nghèo? Những người thuộc các loại sau thường sống trong nghèo khổ: người không có việc làm, người làm nửa ngày hay có công việc không ổn định, người có hoặc bố hoặc mẹ Gia đình chỉ có hoặc bố hoặc mẹ, phần đông là chỉ có mẹ chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong số ngững người nghèo Tỷ lệ thất nghiệp cao vào những năm 90 và đầu những năm 90 dường như không giảm trong tương lai gần và việc không có công ăn việc làm kéo dài đối với những người trụ cột và con cháu của họ đã đẩy ngày càng nhiều gia đình vào cảnh đói nghèo
Tỷ lệ trẻ em (những em dưới 15 tuổi) sống trong các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn 50
% thu nhập trung bình của toàn quốc gia - một cách xác định đói nghèo - đã tăng trong những năm qua Ảnh hưởng quan trọng nhất lên sự lan rộng trẻ em nghèo đói là tỷ lệ thất nghiệp cao, việc tăng tỷ lệ việc làm bị trả công thấp và sự tăng các hộ gia đình chỉ có bố hoặc mẹ
Vì sao người nghèo lại cứ nghèo?
Một vài ảnh hưởng chung lên mức nghèo khổ đã được thiết lập rõ Các chương trình phúc lợi được phát triển tốt và quản lý một cách hệ thống, kết hợp với các chính sách của chính phủ đẫ giúp đỡ tích cực cho việc giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm mức nghèo khổ Có một số xã hội - như Thuỵ Điển chẳng hạn - trong đó sự nghèo đói chỉ đủ để tồn tại gần như bị xoá bỏ hoàn toàn Có lẽ phải trả một giá xã hội cho điều này không chỉ về mặt mức thuế cao, mà còn trong việc phát triển các cơ quan của chính phủ có nhiều quyền lực tương ứng Tuy nhiên sự phân chia của cải và thu nhập trong một quốc gia càng dành nhiều cho cơ chế thị trường - như trường hợp của Vương Quốc Anh vào những năm 80 - càng tìm thấy nhiều sự bất bình đẳng về vật chất Học thyết nằm dưới các chính sách của Chính phủ do bà Thatcher cầm quyền là cắt mức thuế đối với các cá nhân và các tập đoàn sẽ tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao, kết quả của nó là “lọt dần” đến những người nghèo Minh chứng không ủng hộ luận điểm này Chính sách kinh tế như vậy có thể và có thể không tạo ra sự tăng tốc phát triển kinh tế, mà kết quả thường mở rộng sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo, thực tế làm tăng số người sống trong nghèo khổ chỉ đủ để tồn tại Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại nhiều nước người ta thường coi người nghèo phải chịu trách nhiệm về cái nghèo của bản thận họ và nghi ngờ những người sống “không phải làm gì cả” bằng “việc phát chẩn của chính phủ” Những quan điểm này lệch khỏi hiện thực của đói nghèo Nhiều người trên giấy tờ thuộc diện sống trong nghèo khổ cũng đi làm, nhưng ssố tiền kiếm được quá ít không đủ để đưa họ thoát khỏi ngưỡng nghèo Đói nghèo và sự phụ thuộc phúc lợi
Nghèo không nhất thiết là bị ngập trong đói nghèo Một bộ phận đáng kể những người một thời sống trong đói nghèo hoặc đã được hưởng những điều kiện sống tốt hơn trước hoặc có thể vượt qua được đói nghèo vào thời điểm nào đó trong tương lai Tuy nhiên đối với nhiều người khác, đây là một án chung thân nhất là đối với những người không có công ăn việc làm dài hạn
Giai cấp, bất bình đẳng và khả năng cạnh tranh về kinh tế
Sự bất bình đẳng giữa những người nghèo và những người giàu hơn đã tăng dần trong nhiều xã hội trong hai mươi năm qua Liệu sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các giai cấp là cái giá phải trả để đảm bảo sự phát triển kinh tế hay không Sự theo đuổi thịnh vượng lý lẽ là tạo nên sự phát triển kinh tế bởi vì đó là động lực thúc đẩy, khuyến khích đổi mới Những rất nhiều các minh chứng đã tích tụ phản lại các giả định này Trong cuốn sách Tư bản và Tư bản (1993), Michel Albert đã so sánh một cách có hệ thống hai kiểu nhà máy và tổ chức xã hội Kiểu thứ nhất được ông đặt cho cái tên là “kiểu Mỹ” (những cũng được áp dụng với Vương Quốc Anh ) được dựa trên các thị trường không được điều tiết và mức độ thấp các hệ thống phúc lợi của Nhà nước và được đánh dấu bằng mức bất bình đẳng cao về kinh tế giữa người giàu và người nghèo Kiếu thứ hai được ôn g đặt cho cái tên là “Kiểu Rhein” bởi nó được dựa vào kiểu hệ thống kinh tế tại các nước nằm gần sông Rhein ở Châu Âu - đó là Đức, Thuỵ Sĩ và Hà Lan- cho dù kiểu này có nhiều tính chất chung với Nhật Bản và các nền kinh tế thành công khác ở Châu Á, tại mô hình Rhein, các lợi ích tập thể thường được đặt lên lợi ích cá nhân Đây không phải là các xã hội cá nhân Những cộng đồng trong đó cá nhân hình thành nên một bộ phận bất kể đó là hãng kinh doanh, thị trấn hay liên đoàn lao động, được coi là sống còn trong việc cung cấp sự ổn định đặc biệt quan trọng, là các nước theo mô hình Rhein đều là các xã hội bình đẳng; sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo thấp hơn so với Anh hay Mỹ
Mô hình Rhein thành công hơn mô hình Mỹ trong cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu Albert tranh cãi rằng chủ yếu là do đặc tính bình đẳng của nó Việc nghiên cứu các nước Châu Á thành công như Nhật Bản, Singapore, Nam Triều Tiên và Đài Loan trong ba thập kỷ qua đã ủng hộ cho quan điểm của Albert Các nước tại đó sự bất bình đẳng khá thấp nhìn chung thịnh vượng hơn những nước có sự phân cách lớn hơn giữa người giàu và người nghèo Đưa những người nghèo hơn vào xã hội rộng lớn hơn tốt hơn thay cho việc đưa họ ra khỏi xã hội có lẽ sẽ cho họ phương tiện cũng như ý muốn cải thiện khả năng thu nhập của họ Mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế tuy nhiên vẫn gây nhiều tranh cãi
Sự di chuyển xã hội
Khi nghiên cứu phân tầng chúng ta phải xem xét không những sự khác biệt giữa địa vị kinh tế hay nghề nghiệp mà còn phải xem xét điều xảy ra với các cá nhân chiếm các vị trí này Khái niệm Di Chuyển Xã Hội chỉ sự dịch chuyển của các cá nhân và các nhóm giữa các địa vị kinh tế xã hội khác nhau Những người giành được tài sản, thu nhập và địa vị được gọi là chuyển động lên trên trong khi những người di chuyển theo hướng ngược lại được coi là chuyển xuống phía dưới Trong các xã hội hiện đại có nhiều sự dịch chuyển song phương chỉ sự chuyển dịch giữa những vùng lân cận, giữa các tỉnh hay khu vực Chuyển động theo chiều dọc và ngang thường kết hợp với nhau Thí dụ, một cá nhân làm trong một công ty ở một thành phố có thể được đề bạt lên một vị trí cao hơn ở chi nhánh của công ty đó nằm ở một tỉnh khác, thậm chí ở một nước khác
Có hai cách để nghiên cứu sự dịch cuyển về xã hội Trước hết, chúng ta có thể nhìn vào nghề nghiệp của từng cá nhân- khoảng cách họ đi lên hoặc đi xuống nấc thang xã hội trong suốt quá trình đời sống của họ Điều này thường được gọi là sự dịch chuyển thế hệ Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể phân tích con em có thể tiến bao xa trong cùng nghề của cha mẹ hay ông bà của họ Sự dịch chuyển xuyên thế hệ được gọi là sự dịch chuyển giữa các thế hệ
Nghiên cứu sự dịch chuyển mang tính cạnh tranh
Lượng dịch chuyển theo chiều đứng trong một xã hội là chỉ số chính của mức “mở”, chỉ ra các cá nhân có tài sinh ra ở giai tầng thấp hơn có thể leo lên nấc thang kinh tế xã hội nào Các nước công nghiệp “mở” xa về mặt dịch chuyển xã hội? Có nhiều sự công bằng về cơ hội tại nhiều nước không?
Trong tác phẩm The Contrast Flux (1993), Robert Erikson và John Goldthorpe đã báo cáo về nghiên cứu mới nhất của họ về sự dịch chuyển xã hội
Họ đã nghiên cứu sự dịch chuyển ở Đông và Tây Âu, Mỹ, Úc và Nhật Các số liệu từ việc nghiên cứu sự dịch chuyển ở 12 quốc gia xuyên suốt bảy mươi năm đầu của thế kỷ này đã được đem ra phân tích Người ta phát hiện ra rằng không có xu hướng tăng tỷ lệ dịch chuyển dài hạn Tổng dịch chuyển chuyển động theo cái mà có vẻ như một cái mốt không có định hướng (trang 367) Mỹ không có tỷ lệ cao đáng kể nào so với các nước đã nghiên cứu
Mặc dù dịch chuyển xuống dưới ít phổ biến hơn so với lên trên, đây vẫn còn là hiện tượng phổ biến Dịch chuyển bên trong các thế hệ xuống dưới cũng phổ biến Dịch chuyển kiểu này thường gắn với các vấn đề tâm lý và lo lắng, tại nơi các cá nhân không đủ khả năng duy trì lối sống mà họ đã quen thuộc Dư thừa lao động là một nguyên nhân chính nữa của việc dịch chuyển xuống dưới Những người trung niên bị mất việc làm chẳng hạn, hoặc thấy khó để tìm được việc làm mới hoặc chỉ có thể kiếm việc làm với mức thu nhập thấp hơn trước
Trong quá trình phát triển việc xây dựng lại tập đoàn và “giảm biên chế” là những nguyên nhân chính lý giải cho mọi sự thay đổi này Đối mặt với cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng trên toàn cầu, nhiều nhà máy đã cắt giảm số nhân công Công việc bàn giấy lẫn lao động chân tay cả ngày đều bị mất - thay vào đó là làm nửa ngày, trả lương thấp
Dịch chuyển xã hội và thành công
Trong xã hội hiện đại nhiều người tin rằng ai cũng có thể leo đến đỉnh nếu họ làm việc cật lực và đủ kiên nhẫn, tuy nhiên các số liệu cho thấy rằng rất ít người thành công Vì sao lại khó như vậy? Ở một khía cạnh câu trả lời khá đơn giản Ngay cả trong xã hội “có dòng chảy hoàn hảo”, ở đó ai cũng có cơ hội lên đến những địa vị cao nhất như nhau, chỉ có một thiểu số sẽ làm như vậy Trật tự kinh tế xã hội trên đỉnh có hình dạng như một kim tự tháp, với một số ít vị trí quyền lực, địa vị hay của cải
Sự thay đổi nghề và cấu trúc thu nhập do phát triển kinh tế xã hôi
Hệ thống nghề nghiệp trong tất cả các nước công nghiệp đã thay đổi đáng kể kể từ đầu thế kỷ 20 Năm 1900 hơn ba phần tư người dân có việc làm, làm các công việc lao động chân tay Khoảng 28 % trong số này là các công nhân lành nghề, 35% bán lành nghề và 10% chưa thạo nghề Các công việc bàn giấy và chuyên nghiệp khá ít Đến giữa thế kỷ công nhân làm lao động chân tay chiếm ít hơn hai phần ba số lao động có trả lương và số việc làm không chân tay đã mở rộng tương ứng Sự phát triển tại các xã hội kém phát triển hơn cũng tạo ra những thay đổi trong hệ thống nghề nghiệp
Tại Vương Quốc Anh, người ta đã tiến hành cuộc điều tra dân số vào năm 1971 và 1981 Trong khoảng thời gian đó tỷ lệ người làm lao động tay chân giảm từ 62% đến 56,5% đối với nam giới và 43% đến 36,5% đối với nữ Sự giảm các nghề lao động chân tay tương ứng với sự giảm tỷ lệ người làm trong ngành công nghiệp chế tạo
Sự khác biệt về của cải và thu nhập
Marx tin rằng sự chín muồi của chủ nghĩa Tư bản Công nghiệp sẽ tạo nên khoảng khách ngày càng tăng giữa của cải của thiểu số và sự nghèo đói của đại bộ phận dân chúng Theo ông, lương của giai cấp công nhân có thể không bao giờ vượt xa mức đủ để tồn tại, trong khi của cải sẽ chất chồng trong tay của những người nắm giữa vốn ở tầng thấp nhất của xã hội, nhất là trong số những người thường xuyên hoặc vĩnh viễn thất nghiệp, sẽ có
“sự tích tụ bần cùng, nỗi đau đớn cực độ về lao động, nô lệ, sự sự ngu dốt, hành động tàn bạo, suy đồi đạo đức…” (Marx 1970, tr 645) Marx đã đúng, như chúng ta sẽ thấy, về sự dai dẳng của đói nghèo ngay trong lòng các nước công nghiệp và đón nhận sự bất bình đẳng về tài sản và thu nhập quy mô lớn sẽ tiếp diễn Tuy nhiên, ông đã sai khi giả định rằng thu nhập của phần đông dân chúng sẽ tiếp tục cực kỳ thấp cũng như khẳng định rằng thiểu số sẽ trở nên ngày càng giàu đối với đa số Phần lớn người dân tại các nước phương Tây về vật chất sống đầy đủ hơn rất nhiều hơn các nhóm so sánh ở thời của Marx Để nghiên cứu tốt hơn bao nhiêu và tại sao chúng ta phải nhìn vào sự thay đổi trong việc phân bố của cải và thu nhập trong thế kỷ trước
Của cải: bao gồm toàn bộ tài sản mà các nhân sở hữu (chứng khoán và cổ phiếu, tiền tiết kiệm và tài sản như nhà cửa hay đất đai; những vật mà có thể bán được) Thu nhập là lương được trả từ việc làm, cộng với khoản tiền “không tự kiếm” có nguồn gốc từ đầu tư (thường là lãi suất hay cổ tức) Trong khi phần lớn người dân nhận được tiền do làm việc, những người giàu nhận được rất nhiều thu nhập từ đầu tư
Khó mà có được thông tin tin cậy về việc phân bố của cải Một vài quốc gia có những thống kê chính xác hơn những nước khác, nhưng bao giờ cũng có một số lượng lớn phỏng đoán Những người giàu thường không công khai đầy đủ dãy tài sản của mình; người ta thường nhận thấy rằng chúng ta biết về người nghèo nhiều hơn là biết về người giàu Một điều chắc chắn là sự giàu có tập trung trong tay của rất ít người
Một trong những thay đổi quan trọng nhất trong các nước phát triển trong thế kỷ qua là việc tăng thu nhập thực sự của đa số quần chúng lao động (thu nhập thực là thu nhập thực tế loại trừ tác động của lạm phát, sao cho cung cấp một chuẩn mực so sánh cố định từ năm nay qua năm khác) Người lao động chân tay ở các xã hội phương Tây ngày nay có thu nhập lớn hơn người cùng nghề ở đầu thế kỷ khoảng từ ba đến bốn lần Thu nhập của người làm công việc bàn giấy, người làm lãnh đạo và chuyên nghiệp hơi cao hơn một chút Về thu nhập trên đầu người dân và loạt hàng hoá và dịch vụ có thể mua được, đa phần dân chúng ở phương Tây hơn bất kỳ người dân nào trong lịch sử loài người Một trong những nguyên nhân quan trọng về sự tăng số tiền kiếm được là việc tăng năng suất
- sản lượng trên một người công nhân được đảm bảo nhờ sự phát triển công nghệ trong công nghiệp Giá trị của hàng hoá và dịch vụ sản xuất được trên một người công nhân đã ít nhiều tăng liên tục, ở nhiều nền công nghiệp ít ra là từ 1900 Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở các nước thuộc thế giới thứ ba, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế thí dụ Đài Loan, Nam Triều Tiên
Sự phân chia giai cấp trong xã hội
Tầng lớp trên trong xã hội Anh bao gồm một số lượng nhỏ các cá nhân và gia đình sở hữu lượng tài sản đáng kể
Tài sản, như cả Marx và Weber nhấn mạnh trao quyền lực và các thành viên của tầng lớp trên được đại diện không tỷ lệ ở tầng mức quyền lực cao hơn Ảnh hưởng của họ một phần bắt nguồn từ sự kiểm soát trực tiếp của tư bản công nghiệp và tài chính và một phần từ quyền của họ đến các vị trí dẫn đầu trong giới chính trị, giáo dục và văn hoá
Cụm tầng lớp giữa bao gồm những người làm nhiều ngành nghề khác nhau Cùng với sự phát triển kinh tế tầng lớp này thường mở rộng bởi vì tỷ lệ các công việc bàn giấy tăng một cách đáng kể so với công việc lao động chân tay
Có ba khu vực khá khác nhau trong tầng lớp giữa, tầng lớp giữa cũ bao gồm chủ của những công ty nhỏ, chủ của các cửa hàng địa phương và những nông dân nhỏ
Tỷ lệ của những người làm tư đang tăng lên tại các nước đang phát triển Ngay cả khi đó người ta đã có thể tham gia vào một vài nghề kinh doanh Các nghề kinh doanh nhỏ kém ổn định hơn nhiều so với các nghề lớn hơn và đa phần sụp đổ vài năm sau khi tạo lập Các hãng và cử hàng nhỏ thường không đủ khả năng cạnh tranh một cách có hiệu quả với các công ty, siêu thị và chuỗi nhà hàng lớn hơn Nếu như tầng lớp trung cũ không giảm như một số người (có cả Marx) từng nghĩ thì đó sẽ là vấn đề, bởi vì có một bể những người muốn thử bàn tay mình vào việc bắt đầu một việc kinh doanh của chính mình Đa số những người bị phá sản lại bị những người khác thay thế Những người đàn ông và phụ nữ kinh doanh nhỏ thường có quan điểm xã hội và chính trị khác biệt
Tầng lớp trung ở trên chủ yếu bao gồm những người có vị trí lãnh đạo hoặc chuyên nghiệp Loại này bao gồm phần đông các cá nhân và gia đình và tổng quát hoá về thái độ và quan điểm của họ việc làm nhiều rủi ro Đa phần đều trải qua dạng đào tạo đại học nào nó và tỷ lệ người có quan điểm trung lập về các vấn đề xã hội và chính trị nhất là trong số các nhóm chuyên nghiệp khá cao
Tầng lớp trung lưu phía dưới là một nhóm không đồng nhất, bao gồm những người làm nhân viên văn phòng, đại diện bán hàng, giáo viên, y tá và các nghề khác Cho dù điều kiện làm việc của một số người có thể hoà làm một phần đông các thành viên thuộc nhóm trung lưu phía dưới có thái độ xã hội và chính trị khác với những người lao động chân tay, đặc điểm khác biệt của cả tầng lớp trung lưu là những người này thấy mình trong hoàn cảnh “mâu thuẫn” của “sự khép đôi” với nghĩa là họ bị mắc kẹt giữa áp lực và ảnh hưởng xung đột Nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu dưới chẳng hạn nhận dạng bởi các giá trị như các giá trị ở các vị trí được trả lương cao hơn, nhưng có thể thấy mình sống với mức thu nhập thấp hơn các công nhân lao động chân tay được trả lương cao hơn
Giai cấp lao động bao gồm những người làm các công việc lao động chân tay Cũng như giai cấp trung lưu, có sự phân chia bên trong giai cấp lao động Một nguồn quan trọng của sự phân chia đó là trình độ tay nghề Giai cấp lao động phía trên bao gồm những công nhân có tay nghề cao, thường được nhìn nhận như “quý tộc của lao động”, thành viên của nhóm “quý tộc” này có thu nhập, điều kiện làm việc và việc đảm bảo họ làm tốt hơn rất nhiều so với những người lao động chân tay khác Mặc dù một số kỹ năng bị sự phát triển công nghệ làm xói mòn và các vị trí của những người công nhân này bị suy yếu đi - như những người sắp bản in chẳng hạn - nhưng nhìn tổng thể hoàn cảnh kinh tế của các công nhân tay nghề cao đã trở nên thuận lợi trong những năm vừa qua Trong nhiều ngành thương mại, số tiền họ kiếm được khá cao và việc làm của họ cũng ổn định; họ ít bị tác động bởi nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng hơn những người có tay nghề kém hơn
Thay đổi về phân công lao động trong gia đình, cộng đồng và xã hội
Các nghiên cứu phân tầng trong nhiều năm “ mù về giới tính”- chúng được viết như thể phụ nữ không tồn tại hoặc dường như để phân tích sự phân chia quyền lực, của cải và đặc những thí dụ phân tầng sâu sắc nhất Không có xã hội nào, trong đó người đàn ông ở một số khía cạnh của cuộc sống xã hội lại không có nhiều của cải, địa vị và ảnh hưởng hơn phụ nữ
Sự phân chia giai cấp và giới
Một trong những vấn đề chính nghiên cứu về giới tính và phân tầng trong xã hội hiện đại đặt ra nghe có vẻ đơn giản, nhưng hoá ra rất khó giải quyết Đó là vấn đề chúng ta có thể hiểu sâu đến mức nào sự bất bình đẳng về giới trong thời hiện đại chủ yếu về mặt phân chia giai cấp Bất bình đẳng giới về lịch sử có nguồn gốc sâu xa hơn là các hệ thống giai cấp; đàn ông có chỗ đứng cao hơn phụ nữ ngay ở các xã hội săn bắn và hái lượm, xã hội không có giai cấp Tuy nhiên sự phân chia giai cấp được thấy rõ trong xã hội hiện đại đến mức không còn nghi ngờ gì nữa họ “xếp chồng” đáng kể với bất bình đẳng giới Vị trí vật chất của đa phần phụ nữ thường phản ảnh địa vị của bố hay chồng họ; do vậy, có thể tranh luận rằng chúng ta cần giải thích sự bất bình đẳng giới chủ yếu trên khía cạnh gia cấp
Trong tác phẩm cổ điển về phân tầng, Frank Parkin diễn đạt quan điểm của ông rất rõ: Địa vị phụ nữ nhất định mang theo nó nhiều bất lợi so với nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cơ hội việc làm, sở hữu tài sản, thu nhập , v.v… tuy nhiên, sự bất bình đẳng, gắn với sự khác biệt về giới tính không được coi là các phân tử cấu thành phân tầng Đó là vì đối với đại bộ phận phụ nữ sự phân bổ phần thưởng về xã hội và kinh tế được xác định trước nhất bởi địa vị gia đình họ, nhất là của người đứng đầu là nam giới Mặc dù ngày nay phụ nữ chia sẻ sự đóng góp địa vị nhất định, đơn giản bằng đức hạnh của giới, sự đòi quyền về nguồm lợi được xác định trước hết không phải bằng nghề nghiệp của các phụ nữ này, mà phổ biến hơn, bằng nghề của cha hay chồng họ Và nếu vợ hay con gái của những người lao động không lành nghề có điều gì chung với vợ và con gái của những người chủ đất giàu có, không còn nghi ngờ gì nữa sự khác biệt về vị thế tổng thể của họ còn nổi bật và lớn hơn nhiều Chỉ khi nào người ta cảm thấy sự bất lực đi kèm với địa vị phụ nữ là rất lớn không thể vượt qua sự khác biệt về loại giai cấp thì việc coi giới tính là một phần quan trọng của phân tầng mới trở thành hiện thực
Có thể tranh luận rằng, phụ nữ ngay cả ngày nay cũng bị trói buộc vào lãnh vực “riêng tư” - thế giới của gia đình, trẻ em và các việc nội trợ tại gia Người đàn ông, trái lại, sống cuộc sống “tập thể” nhiều hơn và họ xác định cách phân chia tài sản và quyền lực Thế giới của đàn ông là thế giới của việc làm được trả lương, công nghiệp và chính trị
Thứ ba, có nhiều hộ gia đình “xuyên giai cấp” Trong các gia đình này, người chồng có việc làm ở có mức giai cấp cao hơn của người vợ và kém phổ biến hơn) các con đường khác xung quanh Kể từ khi các nghiên cứu về các gia đình như vậy được tiến hành, chúng ta không thể tự tin rằng, việc nhận nghề nghiệp của đàn ông làm ảnh hưởng quyết định là thích hợp Có thể có một số mục đích, mà sẽ hiện thực hơn nếu cư xử với đàn ông và phụ nữ , ngay cả trong cùng một gia đình khác nhau về vị trí giai cấp Thứ tư, số lượng các gia đình, trong đó phụ nữ là người kiếm cơm duy nhất đang ngày một tăng Nếu phụ nữ không có thu nhập từ trợ cấp ly hôn, đặt người vợ lên một mức kinh tế như người chồng cũ, thì theo định nghĩa người phụ nữ này sẽ ảnh hưởng quyết định lên địa vị giai cấp của chính mình
Nghiên cứu ủng hộ cho kết luận là vị trí kinh tế của một người phụ nữ đơn thuần không thể “đọc được” từ địa vị kinh tế của người chồng Một nghiên cứu ở Thuỵ Điển cho thấy các gia đình xuyên giai cấp là phổ biến ( Leiufsrud & Woodwarrd 1987) Trong đa số các trường hợp, người chồng có nghề nghiệp cao hơn, mặc dù trong thiểu số lại xảy ra điều ngược lại Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cá nhân trong các gia đình như vậy thường
“nhập” các khía cạnh của các vị trí giai cấp khác vào gia đình mình Các quyết định chẳng hạn về việc ai sẽ ở nhà để chăm sóc đứa con ốm liên quan đến tác động qua lại về giai cấp và giới tính trong gia đình Ở đâu mà người vợ có công việc cao hơn của người chồng, thì ở đó người chồng thường có trách nhiệm này.
Không có việc làm và thiếu việc làm ở nông thôn
Tỷ lệ không có việc làm dao động khá lớn trong suốt thế kỷ Tại các nước phương Tây, nạn thất nghiệp đã đạt đỉnh điểm vào đầu những năm 30 với khoảng 20% lực lượng lao động không có việc làm ở Anh Ý tưởng cuả nhà kinh tế John maynard Keynes đã ảnh hưởng chính sách tập thể ở châu Âu và Mỹ trong giai đoạn sau chiến tranh Keynes cho rằng, nạn thất nghiệp xuất phát từ việc thiếu sức mua hàng hoá; chính phủ có thể can thiệp để tăng nhu cầu trong một nền kinh tế, dẫn đến tạo ra các việc làm mới Nhiều người tin rằng, sự quản lý của nhà nước về cuộc sống kinh tế, đã thuộc về quá khứ Cam kết việc làm đầy đủ đã thành bộ phận của chính sách nhà nước tại hầu khắp các xã hội phương Tây Cho đến những năm 70 các chính sách này dường như thành công và tiếp tục có tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, diễn giải các thống kê thất nghiệp chính thức không phải là không khó khăn Không dễ gì định nghĩa được thất nghiệp Nó nghĩa là “không có việc làm” Nhưng “việc làm” ở đây chỉ “việc làm được trả lương” và “việc làm ở nghề nghiệp được công nhận” Những người đăng ký là thất nghiệp có thể hành nhiều nghề khác nhau như quét vôi, sơn tường hay chăm sóc vườn cây Nhiều người làm các công việc nửa ngày được trả lương hoặc thi thoảng làm việc có trả lương; người về hưu không được tính là “thất nghiệp”
T ạ i sao t ỷ l ệ th ấ t nghi ệ p l ạ i gia t ă ng
Tỷ lệ thất nghiệp dao động tại các nước phương Tây trong những năm gần đây và giữa các xã hội khác nhau cũng có sự khác nhau đáng kể Bên ngoài quỹ đạo phương Tây, nạn thất nghiệp ở Nhật thấp nhất Sự kết hợp giữa các nhà máy có lẽ giải tích cho mức độ thất nghiệp khá cao tại nhiều nước phương Tây trong khoảng hai thập kỷ qua
• Một yếu tố quan trọng là sự gia tăng cạnh tranh trong các ngành công nghiệp mà tại đó đã hình thành nên sự phồn vinh của phương Tây Năm 1947, 60% sản xuất thép trên thế giới được tiến hành tại Mỹ Ngày nay, con số này chỉ còn 15% trong khi việc sản xuất thép đã tăng ba lần ở Nhật và các nước thế giới thứ ba (chủ yếu là Singapo, Đài Loan và Hồng Kông, hiện giờ bán với giá rẻ hơn của Nhật )
• Trong một số dịp, bắt đầu bằng “khủng hoảng dầu lửa” năm 1973 (thời kỳ mà các nước sản xuất dầu liên kết lại và thống nhất tập thể tăng giá dầu), nền kinh tế thế giới đã trải qua hoặc trì trệ nghiêm trọng hoặc giảm sản xuất
• Việc gia tăng sử dụng vi điện tử trong công nghiệp đã làm giảm nhu cầu về sức lao động
• Nhiều phụ nữ đang tìm kiếm các việc làm có trả lương, với kết quả là nhiều người rượt đuổi một số lượng việc làm hạn chế
Còn chưa rõ tỷ lệ thất nghiệp cao hiện nay có còn tiếp diễn hay không - hay có lẽ trở nên rõ rệt trong tương tai gần Một số quốc gia có vẻ giải quyết nạn thất nghiệp quy mô lớn tốt hơn các nước khác Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm thành công ở Mỹ hơn là ở anh hay một số cường quốc khác ở Châu Âu Điều này có lẽ là do sức mạnh kinh tế của đất nước đã tạo cho nó quyền lực trên thị trường thế giới hơn là các nền kinh tế nhỏ, dễ đổ vỡ khác Cũng có thể là các khu vực dịch vụ lớn ở Mỹ cung cấp một nguồn việc làm nhiều hơn; là tại các nước có dân chúng từ trước đến giờ chỉ làm trong ngành sản xuất
Khái niệm và định nghĩa việc làm và thiếu việc làm
Theo Tổ chức lao động quốc tê ILO (1992), việc làm là một trong ba nhóm chính của khung việc làm; hai nhóm còn lại là thất nghiệp và không hoạt động Khung lực lượng lao động ghỉ việc làm đo bằng một thời gian so sánh ngắn (khoảng một tuần hay một ngày) trên cơ sở khái niệm về hoạt động kinh tế
Việc làm, với tư cách là thuật ngữ chỉ số người làm việc, có một định nghĩa rộng trong khung sức lao động Nó bao gồm những người đang làm việc, thậm chí chỉ làm một giờ trong thời gian tham chiếu và những người tạm thời nghỉ việc ( ILO 1993) Chỉ tiêu một giờ trong định nghĩa về việc làm bao quát tất cả mọi việc làm có tại nước đã cho, bao gồm việc làm ngắn hạn, lao động theo hợp đồng, việc làm dự phòng và các kiểu việc làm không thường xuyên khác Bên cạnh đó, định nghĩa quốc tế về việc làm bao gồm những người nhất định trong số những người có việc làm tại thời gian tham chiếu không làm việc Đó là những người tạm thời nghỉ việc, có phép hoặc kghông phép do nhiều lý do khác nhau, như ốm, nghỉ phép, học tập hay đào tạo, v.v… Khái niệm tạm nghỉ việc chỉ các tình huống trong đó thời gian làm việc bị ngắt quãng bởi thời gian nghỉ Điều này nghĩa là những người nhìn chung bị coi là tạm thời nghỉ lại làm , nếu họ đã làm công việc hiện tại và sẽ trở về công việc của mình sau thời gian nghỉ (ILO, 1993)
Theo định nghĩa quốc tế về việc làm năm 1982 ( trong ILO, 1993 ) những người có việc làm bao gồm cả những người vượt qua độ tuổi nhất định dùng để đo lượng dân tích cực về kinh tế Định nghĩa quốc tế về việc làm cung cấp chỉ tiêu tách biệt đối với những người làm được trả lương và những người tự trả lương:
- Việc làm được trả lương bao gồm những người trong thời gian tham chiếu làm công việc nào đó để nhận lương bằng tiền mặt hay bằng hiện vật cũng như những người gắn bó chính thức với công việc của mình nhưng tạm thời không làm việc
- Việc làm tự trả lương là những người trong thời gian tham chiếu làm công việc gì đó vì lợi luận hay thu nhập cho gia đình, bằng tiền mặt hay hiện vật, và những người với doanh nghiệp, có thể là doanh nghiệp kinh doanh, một việc làm ở nông trang hay một dịch vụ nhưng tạm thời không làm việc trong thời gian tham chiếu do lý do riêng nào đó ( ILO, 1993)
Sự phân biệt giữa việc làm được trả lương và tự trả lương với mục đích nhấn mạnh rằng việc làm không chỉ bao gồm những công việc để lính lương mà còn cả những công việc vì lợi nhuận hay lợi lộc của gia đình, bao gồm sản xuất để tự tiêu thụ và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự thiếu việc làm đặc biệt tại các vùng nông thôn của Việt nam Cũng giống như tại các nước phát triển khác, tự trả công đã ngày càng trở nên phổ biến tại Việt nam trong những năm qua nhất là tại các vùng nông thôn Các số liệu trong bản điều tra về mức sống 1992-1993 cho thấy, tận 88,62% người dân tự trả công vào năm 1993
Khái niệm việc làm ở Việt nam cũng tương tự như khái niệm về việc làm do ILO đưa ra Theo điều tra về lao động -việc làm (1997), việc làm là mọi hoạt động tạo thu nhập, không bị luật pháp và quy định hiện thời cấm Các hoạt động trên bao gồm việc làm hưởng lương, hoặc dưới dạng tiền mặt hay hiện vật và việc làm tự trả để đem lại lợi ích cho bản thân hay các hoạt động tạo thu nhập cho gia đình nhưng không được trả lương
Thiếu việc làm: Khái niệm và thước đo
Thiếu việc làm đặc biệt phổ biến tại các nước đang phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp Người ta nhận thấy rằng tại nhiều quốc gia đang phát triển nạn thất nghiệp đo được khá thấp (ILO, 1992) Có thể giải thích điều này bằng nhiều lý do Một là hiện tượng làm tư phổ biến ở các nước này và nguy cơ khái niệm tìm kiếm việc làm có thể được những người trả lời bản điều tra hiểu là tìm việc làm được trả lương Thêm vào đó, nguyên nhân nữa giải thích cho nạn thất nghiệp đo được tại các nước đang phát triển thấp, theo ILO, là do số công nhân được bảo hiểm thất nghiệp hạn chế cũng như các kế hoạch giảm nhẹ khác Trong các điều kiện này, chỉ có một số ít người có thể cho phép thất nghiệp trong một thời gian Tuy nhiên, số dân cư phải than gia trong tất cả các thời kỳ không đủ trong hoạt động kinh tế nào đó, bất kể họ có thể tìm việc làm phụ vào cùng thời gian đó, họ cũng không được coi là thất nghiệp ( ILO, 1992) Do vậy, thiếu việc làm đa phần được khuyến cáo để miêu tả tình hình có việc làm tại các nước đang phát triển, nhất là tại các vùng nông thôn, nơi nông nghiệp là giường cột của cả nước
Như ILO đã cho thấy, người ta phân biệt hai kiểu thiếu việc làm: thiếu việc làm có thể nhìn thấy phản ánh sự thiếu số công việc; và thiếu việc làm không nhìn thấy, phản ảnh sự mất cân bằng về nền tảng giữa lao động và các yếu tố sản xuất khác, đặc trưng bởi thu nhập thấp, không sử dụng hết kỹ năng, năng suất thấp và các yếu tố khác ( ILO, 1992) Bài báo này sẽ tập trung chủ yếu vào thiếu việc làm trông thấy được Mặc dù, có một số nhà kinh tế Việt nam đồng tình với các quan điểm của thiếu việc làm không nhìn thấy do ILO đưa ra và cũng có những thước đo về năng suất lao động trong nông nghiệp nông thôn, cho đến bây giờ Việt Nam vẫn chưa công nhận một cách chính thức nạn thiếu việc làm không trông thấy đi liền với năng suất và thu nhập thấp Điều này chủ yếu là do những khó khăn trong việc thiếu việc làm nhìn thấy Vấn đề này vẫn còn đang được bàn luận
Thiếu việc làm nhìn thấy được
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CHUYỂN ĐỔI
Đặc điểm chung của xã hội Việt nam
Tự do hoá kinh tế Việt Nam từ đầu những năm 80 đã tạo được lời khen ngợi Mặc dù vẫn còn là hổ con, “con hổ” mới này đã nhanh chóng tượng trưng cho lòng say mê “Đạo Khổng”, quyền lực và lòng dũng cảm đối với nhiều người báo hiệu sự chuyển đổi táo bạo của Việt Nam Nhưng nhịp độ kinh tế để “đuổi kịp thời gian đã mất” do chiến tranh, sự tẩy chay của quốc tế và các chính sách trong nước bị thất bại thường được đối trọng với
“cuộc chạy đua với thời gian khác” Điều kiện môi trường và các điều kiện xã hội ở vùng nông thôn không có vẻ được đặt ra từ trước với tương lai kinh tế sáng sủa của Việt Nam Ở Việt Nam, tự do hoá bao gồm tháo dỡ kế hoạch nhà nước tập trung và chuyển đến thị trường do nhà nước điều tiết; loại bỏ bao cấp và thay thế hạch toán xã hội chủ nghĩa bằng hạch toán lãi và lỗ; bỏ tập thể hoá sản xuất và phân phối; chọn chính sách tỷ giá hối đoái thị trường; cải tổ ngân hàng, đầu tư và luật tài sản theo hướng giao dịch điều khiển bởi thị trường và chọn chính sách tiền tệ và tài chính khắc khổ Các chính sách đặc thù này chứa ba quan điểm được những người đề xướng tự do hoá kinh tế bền bỉ tán thành Trước hết, kết quả kinh tế bị khu vực tập thể quá mở rộng làm thiệt hại và Nhà nước cần tránh sự can thiệp vào môi trường sản xuất Thứ hai, tâm điểm của các vấn đề tăng trưởng kinh tế là chính sách trong nước Dám chắc rằng chính phủ đã nghiên cứu các tài sản vật lý của sản xuất đang tích tụ lại và bỏ qua sự cải thiện trong “nguồn vốn con người” Và thứ ba, dễ nhận thấy nhất trong các quốc gia với cam kết mạnh mẽ về lịch sử với chủ nghĩa bình đẳng - kiểm soát của Nhà nước và các biện pháp về chính sách đi theo con đường hiệu quả kinh tế, “tự do hoá kinh tế” là phương pháp tốc ký để làm giảm vai trò của Nhà nước đối với thị trường và sản xuất kinh tế có đặc quyền và xem xét hiệu quả đối với những việc khác như tạo và duy trì hàng hoá công cộng và xã hội Chiến lược này thường ám chỉ việc bỏ tập trung chính trị, hành chính ở mức độ nào đó và giảm vai trò đối với khu vực dịch vụ công cộng
Kinh nghiệm “chuyển đổi nông thôn” hiện nay của Việt Nam đã được phổ biến rộng rãi đối với các nước láng giềng Việc biến chuyển không chỉ đơn thuần về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp hay sự thay đổi trong việc phân bố nguồn tài nguyên và dân cư, mà còn bao gồm các vấn đề về phân bố của cải, công bằng xã hội, khả năng tài chính của các thể chế ở nông thôn cũng như y tế, giáo dục, mở rộng nông nghiệp và tín dụng nông thôn Tự do hoá kinh tế động chạm đến từng khía cạnh của đời sống nông thôn Những người khởi xướng cho rằng mọi thay đổi này là tích cực Sự phát triển nông thôn cũng được hiểu với ngôn ngữ “đuổi kịp”, “hiệu quả”, “hội nhập” và một loạt các khái niệm khác phổ biến trong bài thuyết trình về tự do hoá kinh tế Các nhà phân tích khác đã chỉ ra các kết quả tích cực và tiêu cực của việc biến chuyển nông thôn trong ngữ cảnh tự do hoá kinh tế
Sắp xếp nông nghiệp là trọng tâm đối với ba vấn đề xã hội mà Barington Moore đã tranh luận rằng tất cả các xã hội đều hướng tới Chúng ta đã nhận xét rằng sự sắp xếp hiện tại thường được đem ra tranh luận hoặc xem xét lại thậm chí kháng cự hay phá hoại ở thái cực là các cuộc nổi loạn, cuộc cách mạng, chiến tranh và các cuộc biến động xã hội bạo lực khác, thường được đấu tranh chính về việc làm thế nào trả lời tốt nhất các câu hỏi nền tảng này Tuy nhiên, một xã hội không thể cho phép mình liên tục bị rối loạn về việc trả lời các câu hỏi như vậy; một số giải pháp, hy vọng những giải pháp thoả mãn một loạt lợi ích và khu vực trong xã hội, cần phải được thể chế hoá để mọi người dân có thể hoà thuận với các mặt khác của cuộc sống
Hai đặc điểm gây ngạc nhiên của nông thôn Việt Nam là sự sắp xếp nông nghiệp đã thay đổi khá lớn trong ba mươi năm trở lại đấy và các thay đổi này tiến hành theo nhiều hướng Con đường của chúng là giống như một quỹ đạo hình elip nhưng thay đổi, chuyển khá xa từ nơi chúng ở trước đây sau đó lại rẽ ngược lại nhưng không về nơi chúng đã đến mà kéo bởi các ảnh hưởng của quá khứ
Tương tự là tình huống ở nông thôn Trung Quốc, nơi giống như Việt Nam đầu thế kỷ đã trải qua một cuộc cách mạng trong đó sự sắp xếp nông nghiệp bị tranh cãi kịch liệt Nhà nước xã hội hoá tất cả đất đai và cấm sở hữu tư nhân về đất Nhà nước cũng cố gắng phân phối quyền sử dụng đất sản xuất khá công bằng Mỗi nhà nước đều tiến hành cải cách đất đai triệt để, lúc đầu là phân phối lại đất ít nhiều công bằng trong số các gia đình làm nông nghiệp không đền bù cho người chủ trước và sau đó hợp nhất đất dùng cho sinh hoạt (cùng với những phương tiện sản xuất như súc vật kéo và thiết bị) để canh tác tập thể Nói chung, các gia đình ở mỗi nước đều được phép giữ mặc dù không phải là sở hữu một mảnh đất nhỏ để sử dụng riêng Tập thể, do các quan chức ở địa phương tổ chức và điều hành, là mối liên kết chính giữa làng (hay một cụm làng) và nhà nước Trong sự giống nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam, cũng có những sự khác nhau quan trọng và trong từng nước các kiểu cũng không giống nhau Thí dụ, quá trình phân bố lại và tập thể hoá đất và các nguồn khác được tiến hành ở Trung quốc nhanh và rộng hơn ở Việt Nam Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể và hạn chế các mô hình sắp xếp nông nghiệp của Việt nam và Trung quốc về các yếu tố cơ bản, tại nhiều vùng người ta ủng hộ việc nhà nước và hợp tác việc sản xuất trực tiếp, phân bố sản phẩm và sử dụng đất đai và các phương tiện sản xuẩt quan trọng khác Các gia đình nông dân, mặc dù họ có tham gia một số ý kiến vào việc ra quyết định trong các hợp tác xã, họ thường ít kiểm soát công việc của mình và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống, chừa rất ít chỗ cho thị trường tự chủ để sản xuất nông nghiệp, lao động, vốn và các nguồn gốc khác
Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 cả Việt Nam và Trung Quốc đã xuất hiện một sự sắp xếp mới các yếu tố chính này Hiện nay ở mỗi nước việc sản xuất Nhà nước và tập thể đã lùi xa vào phía sau trong khi các hộ gia đình và thị trường đã chuyển ra phía trước Các hộ, chứ không phải là chủ nhiệm các hợp tác xã hiện là các đơn vị chính trong việc quyết định trồng cây gì, nuôi còn gì và bằng cách như thế nào; và thị trường, chứ không phải nhà nước hay các cơ quan ở địa phương là các phương tiện chính phân bố sản phẩm làm ra và các nguồn lợi khác Các mảnh đất của gia đình trước đây là các mảnh bé xíu đã được mở rộng trong những năm gần đây dưới sự bảo hộ của Nhà nước nhằm bao lại tất cả đất đai trong các khu vực Mặc dù sở hữu tư nhân vẫn là bất hợp pháp, đất không còn (trừ ở một số nơi) bị canh tác tập thể nữa Thay vào đó, ở Việt Nam mỗi hộ gia đình được thuê đất trong hai mươi năm hay lâu hơn, tuỳ theo loại cây trồng Ở Trung
Quốc thời gian thuê đất ngắn hơn (Selden 1993:227) Ở Việt Nam, đất thuê có thể đem mua và bán (trong thời gian thuê) với giá thoả thuận giữa người mua và người bán, mặc dầu luật pháp có cố gắng giới hạn việc đầu cơ đất Sức mạnh của thị trường đang làm việc và cạnh tranh cùng các giá trị mạnh mẽ vẫn ủng hộ sự phân bố đất công bằng và hợp lý Tỷ lệ các hộ cho thuê đất và là người lao động được trả lương tuy xuất hiện chưa nhiều nhưng đang ngày càng tăng Họ cắt đất do các hộ gia đình nắm giữ kiểm soát nhiều hơn so với việc đất được canh tác bởi một hộ
Sự khác biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự sắp xếp nông nghiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc khi sự sắp xếp nông nghiệp đã thay đổi từ cuối những năm 70 là hàng loạt nhà máy cấp thúc đẩy đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn ở Trung Quốc (Selden 993:232, 234) Nhiều nhà máy này không phải do tư nhân sở hữu mà do hợp tác xã làm chủ và điều hành trong thời gian hợp tác xã tập trung vào nông nghiệp Họ đã làm phù hợp lại để sản xuất hàng loạt sản phẩm Các nhà máy khác do tỉnh làm sở hữu và điều hành Những doanh nghiệp kiểu này còn khá ít ở Việt nam và còn chưa biết trước nó có phát triển hay không
Phát triển sản xuất và kinh tế
Trồng trọt và các hoạt động nông nghiệp khác là các con đường kiếm sống chính đối với một số nông dân ở Việt Nam và tất cả các nước Châu Á mà chúng ta đã nhắc đến Trong những đặc trưng giống nhau này cũng có sự khác nhau; trong một nhóm nền kinh tế nông thôn còn mang phần nông nghiệp trong khi ở nhóm còn lại kinh tế nông thôn đã được đa dạng hoá từ những năm 60 Ở Việt nam, Lào và Myanmar nông nghiệp tính theo phần trăm tổng sản lượng đã vượt quá 38% trong tất cả ba nước trên vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 trong khi ở các nước khác tỷ lệ này dao động từ 12% đến 27% Các sản phẩm nông nghiệp tính theo phần trăm xuất khẩu cũng khá cao tại ba nước này và không thay đổi đáng kể từ giữa những năm 70 tại các nước khác, sự thay đổi khá rõ rệt: tại Trung Quốc, Thái lan và Philippin, xuất khẩu đã tăng đến mức nhận thấy nhưng tỷ lệ của nông nghiệp lại giảm gần như 3 lần Điều này đặc biệt nổi bật ở Thái Lan, nơi các sản phẩm nông nghiệp vào giữa những năm 70 chiếm ba phần tư tổng xuất khẩu, nhưng vào năm 92 chỉ còn dưới một phần ba, ở Malaisia và Indonesia, tầm quan trọng của nông nghiệp trong việc thu ngoại tệ cũng bị giảm đáng kể
Hơn ba phần tư dân số của Việt Nam sống ở nông thôn và hầu hết số người này sống chủ yếu bằng nông nghiệp và ngư nghiệp Điều này không nói là ngưòi dân chỉ trồng trọt, chăn nuôi và đánh cá Buôn bán, làm thủ công, làm nghề mộc, dệt vải và các hoạt động phi nông nghiệp khác cũng là các con đường mà ngườii dân ở nông thôn các nước này cung cấp cho nhu cầu và bổ sung cho thu nhập Tuy nhiên, con số tốt nhất cho thấy rằng hơn 80% lao động Việt Nam là làm nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và có thể là ngư nghiệp); con số này là 76% ở Lào và 64 % ở Myanmar Lao động nông nghiệp cho đến ngày nay là nguồn thu nhập quan trọng nhất đối với các gia đình ở nông thôn tại các nước này hàng thập kỷ này Thêm vào đó, cây trồng chiếm ưu thế là lúa, chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ Ở Việt Nam, lúa chiếm 55% sản xuất nông nghiệp và 64% đất trồng vào cuối những năm 80 được sử dụng để trồng lúa (McCarty et al 1993: 72-73); ở Lào khoảng hơn 80 % đất trồng được sử dụng để trồng lúa (UNDP 1991)
Tự do hoá, bình đẳng kinh tế và môi trường
Trên thế giới có những quan điểm gây xung đột về cách mà sự thay đổi trong nông nghiệp và tự do hoá một nền kinh tế đang phát triển tác động đến những người nghèo hay mức độ mà tự do hoá kinh tế có ảnh hưởng thân thiện hay có hại đối với môi trường Giả định thường là tự do hoá sẽ thúc đẩy sản xuất nông thôn, cải thiện thu nhập và tiêu thụ thực phẩm của những người nghèo Quan điểm thứ hai là bi quan, thường viện dẫn ra các thí dụ nơi người nghèo không thể tham gia vào công nghệ của cuộc cách mạng xanh hoặc chúng bị sự mắc nợ ngày càng chồng chất và sự tập trung đất đai kế tiếp thay thế Quan điểm thứ ba, lạc quan hơn, đó là tự do hoá kinh tế có thể và nên “thiết kế” theo cách mà người nghèo có thể tham gia vào tăng trưởng kinh tế - thông qua công nghệ hướng tới cây trồng của những người nghèo hoặc các dự án phát triển nông thôn đặc thù, các kế hoạch tài chính và sự can thiệp của chính phủ, như ưu đãi với tín dụng nông nghiệp và các dịch vụ khuyến nông (Binswangerr and von Braun 1991)
Mặc dù cuộc tranh cãi quốc tế về kết quả của tự do hoá kinh tế, các cuộc thảo luận quốc tế về Việt Nam lúc đầu nói rất ít về công bằng xã hội hay xem xét tính công bằng Ở đâu những vấn đề này bắt đầu được thảo luận, chúng thường bị làm mờ nhạt đi bằng cách tập trung vào hiệu quả của kinh tế vĩ mô và tăng trưởng của quốc gia Các học giả và những người đứng đầu nhà nước Việt Nam và các chuyên gia tư vấn nước ngoài thường gọi đó là học thuyết phát triển “nhỏ giọt” Người ta thường tranh cãi rằng sự trì trệ kinh tế tác động nghiêm trọng nhất đến những người nghèo và do vậy, mọi điều kết thúc khủng hoảng kinh tế đều phục vụ cho họ Thêm vào đó, người ta tin rằng giải thoát xã hội nông thôn khỏi cái cùm của chế độ quan liêu hành chính tốn kém, thiếu trách nhiệm sẽ tạo nên cơ hội cho xã hội năng động của người dân xuất hiện, cả về chính trị và kinh tế, mang lại lợi ích như nhau cho những người buôn bán nhỏ, khu vực không trang trọng và nông dân
Tự do hoá nông nghiệp do vậy sẽ mang lại lợi ích không thể phủ nhận cho những người nghèo ở nông thôn
Nhưng một trong những bài học chính của ba mươi năm kinh nghiệm trong các nước đang phát triển là tăng trưởng kinh tế, là điều kiện cần chưa phải là điều kiện đủ để thanh toán đói nghèo Đồng thời không có sự thống nhất nào về ảnh hưởng lâu dài của chính sách tự do hoá nền kinh tế lên những người nghèo ở nông thôn và sự rút khỏi của nhà nước khỏi việc bán buôn Người ta nói rằng có mối liên hệ giữa nền công nghiệp lao động tích cực hướng vào xuất khẩu (một khía cạnh phổ biến của chính sách tự do hoá), sự tăng trưởng kinh tế và xoá đói nghèo, kể cả đói nghèo ở nông thôn (Quibria 1993:92-
93) Tiếp đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh có thể là điều kiền tiên quyết để duy trì mức chi phí cao cho các chương trình mạng lưới an toàn dành cho người nghèo và đầu tư về xã hội trong y tế, giáo dục, và dinh dưỡng Tất cả đều có thể đống góp quan trọng vào việc giảm đói nghèo Tuy nhiên có thể không có giả định những ai trước đây được hưởng lợi từ nền kinh tế tự do sẽ là những người đầu tiên mất hoặc những ai từng ở bên lề sẽ không tiếp tục chịu chế độ như vậy Tác động có hại của tự do hoá ở Việt nam đã được cảnh báo trong các văn bản chính sách Thí dụ, Ngân hàng Thế giới vào năm 1990 đã ghi nhận rằng “trong khi trung hạn và ngắn hạn, các biện pháp này cần đưa đến tăng trưởng kinh tế và thu nhập cho gia đình, con đường điều chỉnh có vẻ tạo ra áp lực ngày càng gia tăng đối với một số nhóm chịu tác động tiêu cực của các cải cách này…Sự căng thẳng tài chính có thể làm yếu các chỉ tiêu về giáo dục và y tế và tăng nguy cơ các dịch vụ cơ bản không tới được với mọi người và có chất lượng thấp” (1990 : 87-88)
Hiện nay, ít nhất là từ những năm 1990, mức sống trung bình đã được cải thiện ở Việt Nam
Cá nhân, gia đình/ bộ tộc , làng và nhà nước trong xã hội chuyển đổi
Cuộc tranh luận về đặc tính đoàn thể của làng mạc ở châu á được bắt đàu 40 năm trước bằng bài báo mang tính phân loại của Eria Wolf về tính liên hiệp và sự mở của làng ở Java và ở Mesoamerica (Wolf 1957) Khái niệm về làng hay cộng đồng địa phương ở Châu Á, không phải được chọn từ cách suy nghĩ này Theo khái niệm này các nhà nhân chủng học đưa ra một lọat các đặc trưng của làng Các quan niệm kiểu “làng Ấn Độ” hay
“làng Trung Quốc” chỉ ra các cộng đồng nông dân hướng theo truyền thống, các thành viên trong đó muốn được để yên về chính trị trong khi ảnh hưởng từ bên ngoài chỉ được chấp nhận khi Kilztv Oidztble công bố những giả thiết về văn hoá làng chung phát hiện thấy ở những cộng đồng nhỏ sống xã đất liền, nền văn hoá đó vẫn chưa hoàn toàn bị xoá sạch Làng tiếp tục được coi là một tổ chức để phát triển cộng đồng và trao đổi xã hội Trong xã hội học và nhân chủng học của Đông Nam Châu Á, cuộc tranh luận về “ làng Châu Á” là một bộ phận ngang bằng với một số chủ để cũ như nông dân với tư cách là một giai cấp xã hội, quan hệ qua lại giữa Nhà nước và giới chức sắc ở địa phương, “sự kết nối” các kiểu sản xuất và “phát hiện” hộ gia đình như một đơn vị kinh tế chính ( Hartetal.1989; Schutte Nordholt 1991; tổng quan xem King trong Halib & Huxley 1996) Bằng cách đặt câu hỏi làng Châu Á như một hướng của nghiên cứu khoa học xã hội, cuộc tranh luận này chủ yếu về việc tan rã của khái niệm làng bởi nó nổi lên từ các chính sách của thực dân để sáng tạo truyền thống (Breman 1980; 1988; 1997; tổng quan xem Ruiter
Thật đáng ngạc nhiên trong lĩnh vực nghiên cứu về Mỹ sự chú ý về làng Việt Nam vẫn chưa hết mốt, trong khi nhiều lính vực khoa học xã hội khác việc biên giới làng “lu mờ” để ủng hộ những cáo khác và các đơn vị xã hội lớn hơn là một bước lôgic Toàn cầu hoá thúc giục chúng ta nhìn làng trong tiêu điểm nhưng nó không “hoà tan”làng như một hiện thực xã hội Vậy thì tại sao có sự thúc giục để mở cuộc tranh luận theo quan điểm của mối quan tâm nghiên cứu chính này? Trước nhất, đa phần người dân Việt Nam vẫn còn sống ở làng Và dù có muốn hay không, đối với nhiều nông dân Việt Nam làng vẫn là nơi người ta làm việc trong suốt cuộc đời họ Thứ hai, vẫn còn có những câu hỏi về mối quan hệ giữa kiến thức hình thành cho đến tận nay về nông thôn Việt Nam và các dự án khác, nhất là sự áp đặt của nhà nước lên xã hội đã biết đến những Nhà nước và thể chế làng phức tạp hơn
Cuốn sách Làng ở Việt nam (1964) Gerald C Hickey là cuốn sách đầu tiên và thí dụ tốt nhất cho công tác thực địa về nhân chủng học hiện đại ở Việt Nam, nhưng nó chỉ tập trung vào đồng bằng sông Cửu Long, mà rất khác với miền Bắc về nhiều lĩnh vực Phân tích của ông về cấu trúc xã hội phản ánh bản tường trình về nhân chủng học ở thời đó do Robert Redfield khởi xướng về làng như một cộng đồng nhỏ trong mô hình chuyển đổi từ dân gian tới thành thị Làng của Hickey trở thành nguyên mẫu của làng như một nơi mà các cảm giác cộng đồng có thể phát triển Jeremy Kemp, tuy nhiên, khi phân tích các dạng làng đặc thù ở bán đảo Đông Dương đã coi Việt Nam là vị trí, nơi có thể thấy sự khác nhau chính về tổ chức giữa các làng bị chia mảnh của đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam và sự sắp xếp xã hội ở châu thổ sông Hồng” (988, tr.3) Kemp cảnh báo giống lại một dấu bằng đơn giản giữa “ làng” và “cộng đồng” về mặt này bằng giả thiết rằng làng không có biên giới cố định sẽ thiếu cảm giác cộng đồng”
Nghiên cứu làng Việt nam
Nông thôn Việt Nam được chia thành khoảng 8,000 đến 9,000 làng hành chính khác nhau, nhiều hơn ít nhất ba lần số làng tự nhiên (Niên giám thống kê 1994) việc định nghĩa làng được chọn ở đây coi dân cư trong cộng đồng là nông thôn, nhưng cũng bao gồm dân thành thị sống ở vùng đất thành thị mặc dù chịu sự kiểm soát hành chính của thnàh phố Ở Việt Nam, từ xã được dịch theo nhiều cách “ làng”, “làng hành chính” hay
“thôn”, ngày nay xã chỉ đơn vị hành chính nhỏ nhất, một đơn vị dưới huyện Nhiều xã lại được chia thành các làng được đặt tên (thôn hoặc làng) hoặc xóm hay ấp, nơi những nhóm dân cư sinh sống Làng thời trước Pháp thuộc thường được nhóm lại thành các thôn lớn hơn, cũng gọi là xã, nhưng người dân thường gọi nó là thôn, làng ta hay làng mạc Từ làng tương đương với “ village” trong tiếng Anh, chỉ một cụm nhà với những sự cố kết nhất định, không loại trừ xung đột (Boorigard 1991, tr.291) Nói một cách khác làng là mẫu số xã hội văn hoá của một đơn vị hành chính, thường được gọi là thôn và ngày trước được gọi là xã
Nhất là ở miền Bắc Việt Nam, khái niệm là làng có quyền tự trị nhất định, sự can thiệp của Nhà nước được củng cố bằng Endogamy và bằng khái niệm về làng (nội tịch) đối với những người sinh ra tại làng Người ngoài, tức là những người sinh ra ở nơi khác, đợc gọi là ngoại tịch Họ không thể sở hữu hay kiểm soát đất trong làng trừ phi ho có được đất này do kết hôn, bằng cách trả phụ phí cho Uỷ ban nhân dân hay bằng cách sử dụng những người trung gian thuê đất từ chủ đất ở ngoài ( Popkin 1979, tr 43-46; Lương 1992, tr.56) Hình ảnh lãng mạn về làng và ngưòi dân nông thôn quay trở về đầu thế kỷ hai mươi, khi nử sự huyền bí của tự trị của làng được tạo nên bởi các nhà theo chủ nghĩa dân tộc và thực dân pháp Sự thật là quyền tự trị này thường được những người dân làng coi trọng để đảm bảo an ninh ( Woodsode 1971, tr 117)
Về truyền thống, làng ở miền Bắc Việt Nam chống lại sự can thiệp của Nhà nước về mặt quảm lý các tài nguyên của họ như đất đai và lao động Mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và làng cũng có lợi ích như nhau, một hiện tượng có hàng thế kỷ nay được biểu thị trong một thành ngữ nổi tiếng “phép vua thua lệ làng” Điều này dẫn đến sự đánh giá không chỉ trích của các học giả nước ngoài và Việt Nam về tự trị của làng ( Mus 1949;
1952, tr.24; Le Thanh Hoi 1955; 1992; McAlister 1970) Sự khác biệt giữa các làng nối các mối quan hệ phức tạp với Nhà nước
Các nghiên cứu đã được tiến hành từ năm 1954 ở miền Nam, nhưng tình hình chính trị và quân sự đã làm các nghiên cứu về làng tiếp sau khó khăn và thậm chí không thể Việc tăng tốc tốc độ phát triển xã hội chủ nghĩa ở miến Bắc không ủng hộ việc nghiên cứu học thuật độc lập về nông thôn
Tuy nhiên, nông thôn Việt Nam không chỉ là khối kết của các làng với các vấn đề có thể nghiên cứu về mặt giữa nông thôn Kể từ khi đưa kinh tế thị trường làng Việt Nam đã ngày càng hội nhập vào ngữ cảnh rộng lớn hơn, theo cách đất và các nguồn lợi nông nghiệp là vật ít khuyến khích hơn để đảm bảo vị trí xã hội và kinh tế bền vững hơn trước Khoảng cách ngày càng tăng giữa các hộ giàu và các hộ nghèo được dựa vào thành quả của vận hành thương mại ở nông thôn (sự phát triển của thủ công) Từ tiền do những người đi làm ăn nơi khác gửi về và sự đầu tư của người ngoài, nhất là ở các làng ngoài các trung tâm đô thị chính (Grossheim 1997) Các chủ đề này chưa được nghiên cứu chi tiết, mặc dù nghiên cứu dựa vào điều tra và các cuộc thăm viếng ngắn vẫn còn Cái thiếu ở thời điểm hiện tại là các nghiên cứu mới trong đó các gia đình đa nghề và đa giai cấp được lấy làm chủ đề, được mở rộng bằng các nghiên cứu sử dụng kỹ thuật như phương pháp trường hợp mở rộng hoặc các điều tra hộ (bán) chuẩn mực trong khoảng thời gian dài trong chu trình nông nghiệp
Vấn đề cuối cùng là mối quan tâm về giá trị thực tế của khái niệm làng đối với nghiên cứu trong tương lai ở Việt Nam.Không ai vẫn còn trung thành với ý tưởng là làng Việt Nam ngày nay, thậm chí ngay cả khi xã hội làng bao trùm nhiều vùng lãnh thổ, lại thay mặt cho tất cả người dân sống ở đó Mục tiêu của chúng tôi về xã hội làng cần phải làm rõ về việc nhìn nhận các hộ gia đình đặc biệt, các cá nhân có vai trò khác nhau (kinh tế - xã hội; giới tính) và một loạt các mối quan hệ, bởi sự mở rộng các lực lượng thị trường sẽ thay đổi xã hội nhanh hơn chúng ta tưởng.
Làng như một đơn vị pháp lý, hành chính và xã hội
Đa số các công trình về nông thôn Việt Nam, nhất là những công trình về miền Bắc thường nhắc đến làng như mọt nơi người dân ẩn giấu sau luỹ tre xanh và nơi mà truyền miêu tả là những người chất phác, ngay thẳng và bảo thủ Văn hoá làng và quan điểm làng được coi là hướng nội và hướng về truyền thống (Nguyen Khac Vien 1970; Critchfield 1968; Fitzgerrald 1972; Jamieson 1993; Nguyen Van Ky 1995) Những ấn tượng như vậy là sai lệch, càng sai lệch hơn khi chúng dường như không để ý đến sự thay đổi xã hội Làng Việt đã trải qua những thay đổi lớn, đôi khi với một tốc độ chỉ có thể tưởng tượng bằng cách quay trở lại các sự kiện lịch sử mà Việt Nam là một bộ phận Làng ở Bắc Việt Nam có phong cảnh khác địa hình của các thế lực xâm lăng Trung Quốc với các tướng lĩnh và quân đội đã ở hơn một nghìn năm Những người định cư ở miền Trung và miền Nam của bán đảo đã thành lập các làng theo mô hình từ miền Bắc có trong trí nhớ của họ, nhưng được điều chỉnh cho hợp với khung cảnh và các hoàn cảnh chính trị và xã hội khác với miền Bắc
Viết về làng Việt Nam là điều không thể, đơn giản vì một làng như vậy không tồn tại Sự đa dạng về phong cảnh, đặc điểm vật lý, hoàn cảnh kinh tế xã hội và nền tảng lịch sử không đảm bảo cho việc miêu tả đầy đủ về làng Việt Nam Ngày nay, để xem xét các nét đặc biệt này người ta phải đặt câu hỏi, liệu làng có phải là một đơn vị đủ thậm chí tốt hơn làng nghiên cứu về khu vực hay nghiên cứu về các chuyên đề hay không? (Bremenet al
1997) Các chủ đề khác sẽ được phân tích trong cuốn sách này là tác động của các chính sách của nhà nước, mối quan hệ giữa các dạng nhà nước và làng khác nhau trong 100-
150 năm gần đây và quá trình phân hoá xã hội nông thôn trong một cộng đồng và thay đổi lối sống Trước khi trở lại các chủ đề này, sẽ là hữu ích nếu chúng ta tổng kết ngắn gọn việc phân tích khái niệm làng trong tài liệu của khoa học xã hội trong vài thập kỷ gần đây đối với Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nông dân, làng và nhà nước trong xã hội nông thôn hợp tác
Giữa việc kết thúc chính thức chương trình cải cách ruộng đất ở nông thôn và sự bắt đầu hợp tác xã của những người sản xuất nông nghiệp, mất vài năm để làng trở thành một phần thống nhất trong tổ chức nông nghiệp tập thể hoá Lý lẽ về hệ tư tưởng, thực hành và riêng biệt là cơ sở để những người lãnh đạo Nhà nước ra quyết định vào cuối những năm 50 cơ cấu lại khu vực nông nghiệp và tập thể hoá các phương tiện sản xuất
Việc thiết lập hợp tác xã diễn ra theo từng giai đoạn, kiểu chúng là từ các nhóm trao đổi lao động bao gồm các hộ gia đình thông qua hợp tác ở mức thấp (EAPC hay hợp tác xã của những người sản xuất nông nghiệp cơ bản) đến các tổ chức tiến tiến hơn Một phân tích giả định rằng đa phần các hợp tác xã sau khi phát triển thành các thể chế cấp cao vào giữa những năm 60 không phát triển tiếp tiếp với ý nghĩa là kiểm soát các hoạt động nông nghiệp tập thể ở cấp độ làng tự nhiên hay các địa điểm tương tự (gọi là các tổ đội) để lại cho những người đứng đầu hợp tác nhiệm vụ hành động như người trung gian giữa các đội và huyện (Fforde 1982, tr.292-297; 1989) Khó định nghĩa được hợp tác xã cấp cao bằng vài câu Khoảng năm 1965, người ta dự đoán rằng đa phần những hộ nông dân thuộc kiểu hợp tác này, tức là hầu hết các yếu tố sản xuất đều được quản lý tập thể Cấu trúc hình thức của hợp tác xã được thiết kế để đạt được mục tiêu kinh tế và ngoài kinh tế Cấu trúc quản lý là ý định “ vượt qua” sự thiếu hụt về cấu trúc của hợp tác xã cấp thấp hơn , “nơi Fforde (1989) đã bình luận là một số thu hhập tập thể đã được phân chia theo và vốn đều chịu sự quản lý của tập thể và mục tiêu chính cúa nó là phân công nghĩa vụ và trách nhiệm cho các thành viên của hợp tác” ( Fford 1982, tr.68) Công nghiệp hoá các hoạt động nông nghiệp là các nhiệm vụ của lao động nông nghiệp ở dạng lý tưởng được chia thành các dãy tách riêng , dẫn đến thiếu tổng kết của người nông dân, những người được đối xử như công nhân nhà máy (xem Nguyen Duc Nhuan 1992) Một chức năng quan trọng của hợp tác xã là huy động phần đông dân chúng cho chiến tranh
Việc “đổi mới”nền kinh tế địa phương được bắt đầu vào đầu những năm 80 với sự đưa ra
“các hợp đồng hộ gia đình” Một thập kỷ sau đó, hợp tác xã đã mất đi nhiều chức năng không còn nữa Sau khi sắp xếp tập thể được giảm đến các nhiệm vụ đơn giản như bảo dưỡng của hệ thống tưới tiêu, phân phối đất của hợp tác cho các hộ và thu thuế thông qua sự trợ giúp của đội trưởng Với sự loại bỏ quyền sở hữu tập thể về đất đa số làng hiện giờ đối mặt với tình huống mới khi đất và chợ lao động tác động đến sự sắp xếp kinh tế và xã hội trong thời gian ngắn
Giai đoạn tập thể hoá bắt đầu vào năm 1958 và chính thức kết thúc vào năm 1988; đối với nhiều người dân làng quá trình này kết thúc vào đầu của những năm 1980 khi cải cách kinh tế dần dần được đưa vào Khó có thể lấy đựơc các thông số kinh tế trong những năm 60 và 70 và những số liệu có đa phần không chính xác Các số liệu thống kê về sản xuất nông nghiệp và điều kiện sống đối với giai đoạn này chỉ đề ra sự tăng không đáng kể, chủ yếu là do tăng trưởng dân số, trong khi các điều kiện thời chiến phải được tính đến ( Vo 1990, Chapter I; số liệu trong Bản Thống kê 1991) Giống như nhiều làng khác, làng To đã trải qua sự tái tổ chức về văn hoá và tư tưởng kỹ lưỡng, đi kèm cải cách cách mạng của các lễ truyền thống diễn ra đối với giai đoạn cải cách ruộng đất Cải cách kinh tế là chủ đề của chương sau, trong khi các cải cách cách mạng về các lễ nghi sẽ nghiên cứu ở chương sau.
Sự thay đổi về các hình thức sở hữu và sử dụng đất
Kể từ khi bắt đầu xoá bỏ tập thể hoá vào đầu những năm 80 và sự tăng tốc vào những năm gần đây do các cải cách mới về đất, những người nông dân Việt Nam đã trải qua những thanh đổi xã hội lớn Trong thời kỳ này kinh tế hộ đã trở thành hình thức sản xuất quan trọng nhất Chương này sẽ miêu tả một vài những thay đổi này, xác định những vấn đề mà các hộ nông dân gặp phải và bàn luận nó trong ngữ cảnh sự khác nhau về kinh tế giữa các hộ gia đình
Năm 1981, hộ bắt đầu được tái lập thành đơn vị sản xuất nông nghiệp chính thay cho hợp tác xã nông nghiệp Các hộ được chia các mảnh đất đặc thù để quản lý dưới hệ thống khoán Hợp tác xã vẫn giữ độc quyền về cung cấp đầu vào và tiếp thị đầu ra Tuy nhiên, năm 1988, cùng với sự thực hiện Nghị quyết 10, quyền tài sản của gia đình được củng cố Dưới cải cách này, mặc dù nhà nước vẫn giữ quyền sử hữu về đất, các hộ gia đình được trao quyền sử dụng đất để đổi lấy việc đóng thuế Đến năm 1992, sáu trong bảy triệu hecta đất nông nghiệp được canh tác dưới quyền sử dụng trực tiếp của các gia đình, mặc dù sự sắp xếp mỗi nơi một khác Tháng bảy 1993, việc sửa đổi luật đất đai đã cho phép mở rộng nhiệm kỳ sử dụng đến ít nhất là 20 năm và quan trọng hơn là luật đã sửa đổi về chuyển quyền sử dụng đất Điều này đi ngược với nền tảng đến mức các vấn đề phát triển kinh tế hộ được đem ra thảo luận Để quản lý sự thay đổi nông thôn và thông báo sự phát triển chính sách, từ năm 1988 Bộ môn hệ thống Nông nghiệp thuộc Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành một số điều tra Thêm vào đó, Tổng cục Thống kê cũng tiến hành điều tra quy mô lớn vào tháng 1 năm 1990, tập trung số liệu của năm 1989 Bản điều tra này bao gồm 6,457 hộ ở 17 làng thuộc năm tỉnh Một bản điều tra tương tự cũng được tiến hành vào năm
1993, giới thiệu số liệu của năm 1992 năm 1992, Chương trình nghiên cứu quốc gia về phát triển nông thôn cũng tiến hành một điều tra về hộ gia đình lấy mẫu của hơn 2,000 hộ thuộc 14 tỉnh đại diện cho 7 khu vực của Việt Nam
Sự khác nhau theo vùng về mức thu nhập trung bình trên đầu người ở các hộ nông dân
Việt Nam được chia thành bảy khu vực kinh tế Trong số này, chỉ có hai (vùng châu thổ sông Hồng và vùng châu thổ sông Cửu Long) là đồng bằng; các khu vực còn lại là đồng bằng và vùng núi, nhất là hai khu vực (vùng núi phía Bắc và cao nguyên Trung bộ), chủ yếu là các khu vực dốc Khu vực thứ nhất, bao gồm các vùng núi và Trung du bắc bộ thường được chia thành các khu vực nhỏ Để so sánh thu nhập được chuyển thành giá trị năm 1992, cho thấy thu nhập ròng trên đầu người tăng ở tất cả mọi khu vực sau cải cách ruộng đất năm 1988 mặc dù tỷ lệ ở một số khu vực này có thể nhanh hơn các khu vực khác
Các tỉnh có mật độ dân cư thấp, sản xuất hàng hoá và cơ hội có việc làm ở khu vực phi nông nghiệp và dịch vụ có thu nhập trung bình trên đầu người cao hơn năm 1989 thu nhập thưc tế trên đầu người đồng bằng sông Cửu Long là cao nhất; thấp nhất là khu vực ven biển miền Trung, chỉ bằng 68% của đồng bàng sông Cửu Long Năm 1992, thu nhập cũng tăng lên, và đồng bằng sông Cửu Long vẫn là khu vực có thu nhập cao nhất; thấp nhất bây giờ lại là khu vực miền núi phía Bắc chỉ bằng 67% của đồng bằng sông Cửu Long Việc sự khác nhau giữ vùng có thu nhập thấp nhất và cao nhất hầu như thay đổi không đáng kể chỉ ra rằng khoảng cách về thu nhập giữ các vùng không thay đổi đáng kể trong mấy năm trở lại đây So với đồng bằng sông Cửu Long, thu nhập ở đồng bằng sông Hồng và khu vực bắc Trung bộ được cải thiện nhanh hơn là các vùng núi và cao nguyên
Hệ số thay đổi giữa các khu vực vào năm 1989 là 16,6% và năm 1992 là 16,8% Tóm lại có vẻ như là sự khác biệt giữa các khu vực không thay đổi kể từ khi đưa cải cách đất đai vào năm 1988
Sự khác nhau về kinh tế giữa các hộ dân trong cùng khu vực
Thu nhập thực tế trên đầu người được sử dụng cùng với việc tính toán các số liệu điêù tra từ năm 1989 đến năm 1992 để tính hệ số Gini trong các nhóm thu nhập của các khu vực khác nhau Tỷ lệ số người nằm dưới đường nghèo khổ cũng được tính Các thông số này chỉ ra rằng năm 1989, sự bất bình đẳng giữa thu nhập thực tế của cá nhân ở khu vực đồng bằng sông Hồng là ít nhất, mặc dù thu nhập trung bình thấp hơn số liệu trung bình của tất cả các mẫu Sự bất công lớn nhất ở cả hai cao nguyên Trung bộ, có mức thu nhập cao hơn trung bình và khu vực vùng núi phía Bắc, có mức thấp hơn trung bình, đồng bằng sông Cửu Long có thu nhập trung bình cao nhất và tỷ lệ người nghèo thấp nhất Tuy nhiên, sự bất công chỉ hơi cao hơn mức trung bình một chút- có lẽ bởi vì kinh tế thị trường ở vùng này phát triển nhất trong nước Số liệu điều tra năm 1989 cho thấy các hộ giàu là các hộ có các yếu tố sản xuất (thí dụ đất, lao động và vốn) Họ thường tham gia vào nông nghiệp thâm canh cùng với các hoạt động khác như làm vườn, trồng cây lâu năm (như chè, cao su và cà phê), nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, chế biến, dịch vụ (đầu vào nông nghiệp, vận chuyển, tiếp thị) và làm các nghề thủ công
Các số liệu năm 1992 cho thấy mặc dù thu nhập trung bình cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, sự bất bình đẳng ở đó cũng thuộc loại lớn nhất Số hộ nghèo tuy nhiên lại khá ít Vùng núi phía Bắc có thu nhập trung bình thấp nhất, sự bất bình đẳng cũng khá thấp và số hộ nghèo khá cao Vùng ven biển Trung Nam bộ có thu nhập khá cao, cùng với sự bất bình đẳng ngày càng tăng và tỷ lệ số hộ nghèo ở mức trung bình
So sánh với hệ số Gini, từ năm 1989 đến năm 1992, có vẻ như là mức độ khác nhau về kinh tế của cả nước đã tăng từ 0,263 (1989) đến 0,298 (1992) Nhưng tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25,3 đến 12,1 Đặc biệt hơn, từ khi áp dụng cải cách đất đai năm 1988, sự bất bình đẳng tăng ở tất cả các khu vực ngoại trừ các khu vực núi và cao nguyên Thêm vào đó, sự khác biệt về kinh tế giữa các hộ ở miền Bắc và miền Trung tăng nhanh hơn ở miền Nam
Phương pháp phân tích sự khác nhau về kinh tế của các hộ nông dân
Nhiều nghiên cứu chi tiết được tiến hành dưới sự bảo trợ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam ( VASI ) từ năm 1989 đến năm 1992 ở các khu vực phía Bắc và năm
1992 ở đồng bằng sông Cửu Long để xác minh phương pháp thích hợp để phân tích sự khác nhau về kinh tế của các hộ nông dân Số liệu được thu thập tại 21 xã trong 10 tỉnh đại điện cho 7 khu vực Phương pháp thu thập số liệu tại bảy khu vực nhất quán và người ta cho rằng các số liệu này có thể tin cậy được Đối với các khu vực phía Bắc, thông số do các nhà nghiên cứu đã nằm vùng nhiều năm tại ba trạm phát triển nông thôn thu thập Ở phía Nam thông số do nhiều viện tham gia vào Chương trình quốc gia về Phát triển nông thôn thu lập
Sau khi so sánh các phương pháp khác nhau, chúng ta thấy rằng phương pháp sử dụng mục tiêu sản xuất có giá trị sản xuất lớn nhất Phương pháp này có thể chỉ ra cấp độ của hộ gia đình trong quá trình tiến triển của họ từ sản xuất đủ để tồn tại lên nền nông nghiệp thương mại Chắc chắn có mối quan hệ nhất quán giữa các phương pháp khác nhau: những người nông dân tự cung tự cấp đều nghèo, có ít yếu tố sản xuất và không thể đa dạng hoá các hoạt động kinh tế của họ, trong khi những người nông dân thương mại thường ngược lại
Kết quả nghiên cứu cho thấy những làng giàu nhất nằm ở đồng bằng sông Cửu Long có mức độ khác nhau khá cao, tiếp sau là Đông Nam nơi sự bất bình đẳng cao nhất Hệ số GINI trong các nghiên cứu này thấp hơn các nghiên cứu trước bởi số liệu chỉ bao gồm các hộ làm nông nghiệp Các hộ nghèo nhất nằm ở các khu vực miền núi và các khu vực ven biển, và kiểu phân bố trùng với các điều tra trước đó Thu nhập trung bình và sự công bằng cao nhất quan sát thấy ở đồng bằng sông Hồng mặc dù tỷ lệ số hộ trong mỗi kiểu mục tiêu sản xuất mỗi làng trong một huyện mỗi nơi một khác, có thể rút ra kết luận chung từ các số liệu này thứ nhất, tỷ lệ các nông dân thương mại ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng và ngược lại hơn 60% hộ gia đình ở đồng bằng sông
Hồng sản xuất chỉ đủ cho tiêu dùng cá nhân Tuy nhiên, những người sản xuất ở đồng bằng sông Hồng không thiếu lương thực Sự thiếu lương thực được tập trung ở các vùng núi và ven biển; tức là không có gì đáng ngạc nhiên chúng nằm ở những vùng nghèo nhất Đặc trưng hơn, ở đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ số hộ tự cung tự cấp vẫn còn rất cao Trái lại, ở đồng bằng sông Cửu long, hơn một nửa số hộ trong mọt nửa số làng điều tra sản xuất đáng kể cho thị trường Đồng thời, một tỷ lệ các hộ sản xuất chỉ đủ cho nhu cầu của mình Nói một cách khác, sự khác nhau xuất hiện ở đồng bằng Sông Cửu Long giữa các hộ sản xuất chỉ đủ nhu cầu và những hộ sản xuất để bán tỷ lệ số hộ có hai mục tiêu đưa ra giai đoạn chuyển tiếp từ tự cung tự cấp lên thương mại hoá vẫn còn thấp
Tổng kết lại chúng ta thấy rằng đa phần những nông dân Việt Nam có nhiều người ở đồng bằng Nam bộ là người rất nghèo và vẫn còn sản xuất chỉ đủ để tồn tại Các gia đình làm nông nghiệp thương mại tại vùng đồng bằng này nỏi hơn ở miền Bắc và cũng giàu hơn Tính đến sự khác nhau tổng thể, sự khác nhau giữa các hộ vẫn còn rất thấp Nhiệm vụ chủ yếu của sự phát triển nông thôn ở Việt nam tại thời điểm hiện tại Do vậy, là giúp nông dân chuyển đổi từ đủ ăn sang nông nghiệp thương mại
Tác động lên các kiểu nghề nghiêp và phân chia lao động ở nông thôn Việt Nam
Các thể chế kinh tế và xã hội và các mối quan hệ đã thay đổi sâu sắc từ năm 1981 khi đổi mới đã bắt đầu hiệu quả tại các vùng nông thôn Các mối quan hệ xã hội và kinh tế nổi lên kết hợp các yếu tố của truyền thống cũ, các kỹ thuật hiện đại và các khát vọng Nông dân Việt Nam, nhất là phụ nữ, là những người chính tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa này Chương này sẽ điểm lại một số thay đổi về thể chế và mối quan hệ xã hội do chính sách đổi mới
Trước năm 1958 hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản trong tất cả các lĩnh vực của kinh tế nông thôn từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ Tuy nhiên, từ năm 1958 đến năm 1980 mới thay thế, đó là hợp tác xã nông nghiệp Tổ chức sản xuất theo cách này đã mang đến một số ảnh hưởng bất lợi ở nông thôn Đất bị bỏ hoang không những ở các hợp tác xã thuộc Bắc Bộ mà còn ở các nhóm sản xuất hình thành ở Nam Bộ sau năm 1976 Lao động nông thôn thiếu việc làm Tập thể hoá đã thúc đẩy sự tập trung sản xuất lương thực ở hợp tác xã, giảm các phương kế sinh nhai khác và sự độc canh cây lúa ở nông thôn Vốn và tài sản của hợp tác xã không được sử dụng hiệu quả Đầu tư trung bình cho lao động và đất tăng đột ngột từ năm 1960 đến năm 1980 cũng như các giá trị tài sản nhưng hiệu quả sử dụng của vốn này giảm chỉ còn 33% vào năm 1960 Sản lượng lương thực và sản lượng tính theo đầu người giảm Năm 1959 năng suất lúa là 2.15 tấn trên một héc ta, năm 1980 chỉ còn 2.08 tấn trên một hécta Sản lượng lương thực trên đầu người là 322 kg, năm 1980 giảm còn 268.2 kg Sản lượng lương thực giảm nhanh trong khi quy mô của hợp tác xã giảm
Khoán 100 và khoán 10 từ năm 1981 đến năm 1987 nông thôn Việt nam đã áp dụng hệ thống khoán, cùng với Nghị quyết 100 của BCH TW Đảng (do vậy có tên là khoán 100)
Từ năm 1998 tiếp tục có sự thay đổi theo Nghị quyết 10 cuả Bộ Chính trị (gọi tắt là khoán 10) Hai hệ thống khoán này đều giống nhau ở chỗ nhà nước quay trở lại sự tự chủ của các hộ gia đình nông dân không có trong quá trình tập thể hoá Theo khoán 100 nhà nước không xác định các hộ gia đình có quyền sử dụng các lô đất nào đó Chỉ đến khoán
10 mới có quyền này Khoán 100 vẫn có hệ thống ngày công điểm kiểu hợp tác và các tổ đổi công vẫn chịu trách nhiệm làm đất, tưới và phun thuốc trừ sâu Sản phẩm làm ra vẫn tiếp tục phân phối cho các hộ tuỳ vào số ngày công Khoán 10 đã loại bỏ hệ thống ngày công điểm này Các hộ gia đình bây giờ chỉ phải đóng cho hợp tác một số lượng khoán Cuộc đổi mới kinh tế của nông thôn tiến nhan hơn các lĩnh vực khác của nền kinh tế Năm 1981 khi bao cấp tăng ở các lĩnh vực khác, hệ thống cô ta theo khoán đã thay thế tập thể hoá trong lĩnh vực nông nghiệp Sự trở về hộ dựa trên sản xuất là sự đảo ngược quan trọng nhất và là nguồn gốc các thay đổi đảo ngược trong chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế và giáo dục ở nông thôn Việt nam
Thay đổi tại các hợp tác xã
Trong quá trình đổi mới, hợp tác xã thay đổi theo các kiểu khác nhau ở các vị trí khác nhau Hợp tác xã nông nghiệp chỉ tồn tại chủ yếu tại 3 vùng: đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng thuộc khu 4 cũ và các vùng bình nguyên của Trung Bộ Ở đồng bằng Nam bộ, các vùng núi phía Đông nam và phía Bắc và cao nguyên Trung bộ các hợp tác xã đã tan rã Ở những nơi hợp tác còn tồn tại chúng được điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống sản xuất dựa vào hộ gia đình Ở đồng bằng bắc bộ chẳng hạn, một số hợp tác xã đã cải tổ thành công, cung cấp các dịch vụ khuyến nông, nhất là loại giống, phân bón và chăm sóc cây kết quả là những hợp xã này đã giúp các hộ quản lý tốt hơn nguồn của họ, nhất là những hộ thiếu lao động và những hộ chỉ có phụ nữ Tại nhiều hợp tác xã sống được tại các vùng ven biển Bắc và Trung bộ, nhiều gia đình chưa trở thành các đơn vị sản xuất tách biệt Họ vẫn thụ động và phụ thuộc vào hợp tác đa số các khâu sản xuất Sự tham gia của người dân vào việc quản lý hợp tác xã vẫn còn hạn chế Dịch vụ do hợp tác xã cung cấp vẫn có chất lượng thấp và đắt hơn so với các dịch vụ của tư nhân Trên thực tế hợp tác xã thường cản trở sự độc lập và sự tích cực của nông dân
Có ý nghĩa là các tổ chức hợp tác tình nguyện mới xuất hiện khắp nơi trong cả nước ngay cả tại ba vùng vẫn còn hợp tác xã của nhà nước Các tổ chức này dựa trên nguyên tắc là hai bên cùng có lợi Các tổ chức kinh tế khác cũng tồn tại ở nông thôn như các Hội làm vườn ( có tên là VACVINA) và các trung tâm cung cấp nguyên vật liệu nông nghiệp của tư nhân Tháng 12 năm 1993 có 35,000 tổ chức hợp tác tình nguyện ở Việt nam Ở đồng bằng Nam bộ, nông dân hợp tác với nhau dưới nhiều hình thức nhóm đường và nhóm nước, tín dụng, nhóm dịch vụ và các nhóm khuyến nông Tại tỉnh Cần thơ, nông dân đã thành lập các hệ thống tín dụng tự quản lý Ở Đông nam các hàng đồng tự nguyện tạo nên hệ thống đường điện và các cơ sở hạ tầng khác vượt qua khả năng của một hộ Các hành động hợp tác cũng bao gồm sản xuất, làm vườn và chăn nuôi gia súc Ở đồng bằng Bắc bộ và ven biển Bắc trung bộ hợp tác tình nguyện bao gồm hàng loạt các nhiệm vụ nông nghiệp và khai thác các nguồn lợi thuỷ sản Các tổ chức hợp tác này xuất hiện bên cạnh các hợp tác đã có đem lại nhiều lợi ích cho nông dân Ở các khu vực núi phía Bắc trưởng tộc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các hội để tạo nguồn sống từ rừng và bảo hộ cho sản xuất, nhất là trong thời gian thiếu và ốm Tại các vùng ven biển, nhiều hợp tác xã đánh cá đã bán thuyền, các dụng cụ khác và tiền thu được được phát cho các xã viên Bây giờ các hộ đánh cá hình thành các nhóm riêng hay góp vốn để đóng các tàu đấnh cá có động cơ Họ cũng giúp nhau về công nghệ, cung cấp và tiếp thụ những sản phẩm đánh bắt được Trong các nông trường nông lâm thuộc sở hữu nhà nước các gia đình được giao đất và khoán trồng chè, cà phê và cao su Bây giờ các hộ cùng nhau làm việc để cải tiến sản xuất và làm mới công nghệ
Các tổ chức sản xuất nông nghiệp đa dạng chỉ ra sự chuyển đổi nhanh chóng các hợp tác xã kiểu cũ Ở những nơi nông dân dám rút khỏi các hợp tác xã kiểu cũ nhà nước cam chịu mất quyền kiểm soát về quản lý sản xuất của nông dân Nhưng ở đâu người dân dễ bảo và các hợp tác xã kiểu cũ còn tồn tại, nhà nước không cho phép nông dân rời bỏ dạng hợp tác này Hồi chuông báo tử của các hợp tác xã kiểu cũ đã rung lên, nhiều hiệp hội nông thôn khác nhau kiểu mới đã xuất hiện và phát triển Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức hợp tác kiểu mới và cũ là quyền sở hữu cá nhân tôn trọng mới và kết quả là được các hộ dễ chấp nhận hơn
Khoán 10 công nhận hộ là một đơn vị kinh tế độc lập Kết quả là sự phân hoá về kinh tế xảy ra trong số các hộ Một số hộ làm ăn phát đạt do sự thay đổi này, các hộ khác lại chịu ảnh hưởng bất lợi Ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh gia đình Nguyễn Văn Ót mỗi năm thu nhập 100 triệu đồng Tuy nhiên năm 1975 anh Ót chỉ là một thợ sửa xe đạp khó khăn lắm mới kiếm đủ tiền nuôi cả gia đình Với số tiền vay được vào năm 1978, gia đình thu lãi từ việc chăn nuôi lợn và bò sữa, hiện giờ có 50 con lợn và 20 con bò và mỗi năm bán 300 con lợn giống và mỗi ngày bán 100 lít sữa Ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, gia đình ông Hùng cách sử dụng 3,680 m 2 đất Thay cho việc trồng hai vụ lúa mỗi năm, gia đình trồng một vụ lúa và nuôi cá trong thời gian còn lại Kể từ đó, thu nhập mỗi năm được tăng gấp đôi
Nhiều hộ gia đình thu lợi từ việc làm VAC - chữ cái đầu của vườn (làm vườn), ao (thả cá), chuồng (chăn nuôi) Ở tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) chẳng hạn, 10% các hộ gia đình điều tra thu được từ mỗi mét vuông đất vườn tương đương với tám đến mười mét vuông đất trồng luá; 30% thu nhập từ mỗi mét vuông vườn tương đương với ba đến năm mét vuông cánh đồng lúa và 60% thu nhập còn lại từ một mét vuông vườn tương đương hai mét vuông lúa Thí dụ, gia đình ông Nguyễn Trọng Khánh ở huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà trồng quýt và hồng trên 720m 2 , thu nhập tương đương với gia đình thu được từ 7,200m 2 đất trồng lúa
Tại các vùng ven biển nhiều hộ nuôi tôm và cua Gia đình ông Mai Xuân Hân là một minh hoạ, ông đã thực hiện thành công một hợp đồng sử dụng 50 hec ta đất vào năm
1989 cạnh biển ở tỉnh Thái Bình Năm đầu tiên gia đình đầu tư 100 triệu đồng để cải tạo đất Đến năm 1990 gia đình ông Hân thu được 50 triệu sau khi trừ các khoản chi phí; sau hai năm nuôi tôm, gia đình đã thu gấp đồi khoản đầu tư ban đầu Ở các vùng núi, nhiều hộ đã phát triển nông lâm kết hợp để có thu nhập Thí dụ, một gia đình ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã trồng 4 héc ta bạch đàn và một hec ta cây ăn quả và chè Sau tám năm, gia đình thu mỗi năm 80 triệu đồng từ 4 hec ta bạch đàn và
10 triệu từ cây ăn quả và chè Ở cao nguyên Trung bộ, đất có sẵn và khí hậu thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và nuôi gia súc Một số gia đình đã tận dụng đầy đủ tiềm năng này để ngày càng phát đạt hơn Thí dụ, một gia đình ở huyện Krong Pac, tỉnh Đắc Lắc, nhận 3.5 hec ta đất khoán Gia đình trồng cà phê và nuôi mười con bò Gia đình ông Amalot còn có cả máy kéo và máy bơm dùng để phục vụ các hộ khác để có thêm thu nhập Thu nhập thực của gia đình này là 75 triệu đồng mỗi năm, làm gia đình này khá giàu một thời
Trong khi có những dấu hiệu mở rộng sự thịnh vượng tại nông thôn, cũng có dấu hiệu của đói nghèo Hiện nay, số hộ nghèo chiếm 30% dân số nông thôn, tỷ lệ này lên tới 50- 60% ở vùng sâu vùng xa (Bộ Lao động thương binh và xã hội) Hơn 30% số hộ nghèo là do phụ nữ làm chủ Nhiều hộ là của các đồng bào dân tộc thiểu số Nếu thu nhập của hộ gia đình dân tộc Kinh là 100, thì của một hộ người Tày là 83; người Dao là 43.7; người Mường là 58; người Thái là 55.8; người Hmông là 40; người Eđê là 72.2 và người Xê đăng là 29 ( Uỷ ban kế hoạch nhà nước 1993) Một điều tra về kinh tế xã hội tiến hành ở các vùng nông thôn tại tỉnh Quảng Trị cho thấy 61.2% hộ thiếu ăn quanh năm (đó là
“nghèo tuyệt vọng”) Trong số những hộ túng thiếu, 21.5% có con cái bỏ học và 45.7% thiếu nguồn thu nhập dự trữ để mua thuốc men (Báo cáo từ KX- 08 1993)
Nguyên nhân của đói nghèo bao gồm thiếu đất, vốn và kinh nghiệm sản xuất hay kinh doanh hay có quá nhiều con Kết quả của điều tra ở tỉnh Quảng Trị cho thấy 25.7% các hộ túng thiếu là nghèo bởi họ đông con nhưng lại có quá ít thành viên của gia đình đủ tuổi để đi làm; 15.7% không có đủ đất; 28.5% thiếu vốn; 14.3% thiếu kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh Khoảng 7% hộ nghèo vì đau yếu (báo cáo từ KX - 08 1993)
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VĂN HOÁ VÀ KINH TẾ XÃ HỘỊ CỦA CÁC VÙNG
Thiếu đa dạng hoá kinh tế
Công cuộc đổi mới đã thảo luận ở các chương trước liên quan đến một số ý định thay đổi chính sách Mỗi thay đổi đều có tác động tức thời và đóng góp vào tiến bộ chung vào nền kinh tế thị trường Có nhu cầu xem xét các giai đoạn của cải cách và hiểu tác động kinh tế xã hội tổng thể Do vậy, chương này có ý định phác hoạ bức tranh toàn diện cũng đang thay đổi như tất cả những người tham gia công cuộc đổi mới - nhà làm chính sách, các chủ nhiệm hợp tác xã và nông dân- thoả thuận lại các chi tiết về mối quan hệ của họ ở mức vĩ mô Phần thứ nhất sẽ xem xét các xu hướng kinh tế chính đã được thúc đẩy như thế nào bởi các thay đôỉ từ cuối những năm 70 và phần thứ hai sẽ xem xét các thay đổi về xã hội
Tập hợp các thay đổi nhỏ ở khắp mọi nơi mọi lúc của cải cách nông nghiệp sẽ được xem xét về các mặt sau:
• Tăng cường cơ sở kỹ thuật nông nghiệp
Khả năng bán được của sản phẩm (tức là sự thay đổi sản xuất từ tự cung tự cấp sang thoả mãn các nhu cầu của thị trường)
Các con số cho thấy sự phát triển của sản lượng nông nghiệp từ năm 1975 đến năm
1993 Nếu các con số này được phân tích theo ba giai đoạn thảo luận ở các chương trước, tức là những năm trước thời kỳ 1975-1980 trước khi khoán sản phẩm chấp thuận bởi chỉ thị 100; giai đoạn khi khoán 100 đã ổn định từ 1981 đến 1987 và thời kỳ khoán 10 từ
1988 đến khi các số liệu dừng lại vào năm 1983, có thể thấy những điều sau:
Trong thời kỳ đầu khi thực hiện kế hoạch hoá tập trung sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ chậm Trong thời kỳ này nhà nước gần như đầu tư toàn bộ vào nông nghiệp, đa phần là cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài Chỉ có một phần nhỏ các nguyên liệu nông nghiệp (phân đạm và thuốc trừ sâu) là do chính quyền địa phương tự mua thông qua việc trao đổi các hàng thủ công để lấy nguyên liệu nước ngoài Trong tình huống như vậy, khi nguồn nguyên liệu do nhà nước cung cấp đủ, sản lượng nông nghiệp sẽ có tăng trưởng hợp lý
Kết quả là khi cải cách được thúc đẩy bởi khoán 100, sản lượng nông nghiệp tăng ở tốc độ cao hơn Nguyên nhân là do nông dân được thúc đẩy bởi quyền lợị cá nhân, cho đến nay bị cấm, đã đẩy sản lượng cao hơn định mức mà hợp tác xã khoán cho họ Lần đầu tiên, người ta cho phép họ thu lợi từ số sản phẩm thừa mà họ làm việc cật lực để sản xuất Sản lượng thóc đã tăng khoảng 25% Nhưng vào những năm sau của thời kỳ này tốc độ phát triển đã tan biến do hai nguyên nhân sau:
1 Nông dân đã đạt được sự đầu tư đến giới hạn
2 Định mức trở nên không đáng tin cậy vì hợp tác xã tìm đủ mọi cách để nâng chúng lên
Với khoán 10 sản xuất nông nghiệp lại một lần nữa được tạo sự thúc đẩy Chính sách mới đã khôi phục lại niềm tin của nông dân là họ có thể giữ lại sản phẩm dôi ra Sản lượng sau tăng khoảng 25-30% và như một sự khởi đầu khác từ hoạt động với khoán 100, người nông dân cũng bắt đầu nghĩ về giá trị các cây trồng và tính toán cách sản xuất hiệu quả nhất Cần phải nhớ lại là với khoán 100 việc trồng chủng loại cây gì là do hợp tác xã chứ không phải nông dân quyết định, ngay cả khi nông dân biết loại cây có thể phát triển tốt hơn trên mảnh đất của họ Trong thời gian đó, nông dân có thể làm việc cật lực những gì mà hợp tác xã yêu cầu và sẽ được hưởng lợi nhờ việc sản xuất trên mục tiêu đã đặt ra Với hệ thống khoán 100 từng hộ tự quyết định trồng cây gì sẽ mang lại nhiều lợi luận nhất Thêm vào đó sau khi hoàn thành mức khoán, họ được phép bán số sản phẩm dôi ra cho người trả giá cao nhất Điều này không chỉ khởi xướng cho nông dân tự lập kế hoạch sản xuất mà còn thấy các nguyên vật liệu nông nghiệp sẵn có trên thị trường
Một kết quả quan trọng của những thay đổi này là Việt Nam thực sự sản xuất đủ để xuất khẩu lương thực Đối với những người Việt Nam quen nhìn thấy cảnh đất nước mình nhập khẩu trung bình mỗi năm nửa triệu tấn lương thực, có năm lên đến hai triệu tấn thì khả năng xuất khẩu đến hai triệu tấn gạo là điều ngạc nhiên không ngờ nhưng rất thú vị Ý nghĩa của sự ngạc nhiên này sẽ được hiểu tốt nhất khi người ta xét tình hình đến những cuối năm 1980, Việt Nam vẫn còn thiếu lương thực và những người dân đa phần vẫn còn thiếu ăn Tháng 4 năm 1989 một nhóm chuyên gia của FAO, UNDP và Ngân hàng Thế giới tiến hành một cuộc điều tra về tình hình lương thực ở Việt Nam đã kết luận rằng dự đoán từ hoàn cảnh hiện tại, chỉ có nhập khẩu mới có thể đảm bảo đủ lương thực trong tương lai Các chuyên gia này khuyến cáo để đạt được lương thực dư thừa, lượng phân bón và các nguyên liệu quan trọng khác phải gấp ba Nhưng chính vào năm 1989 sau khi thả nổi giá và bán lương thực lương thực đã thừa tạo điều kiện để Việt Nam xuất khẩu Điều này cũng đạt được thông qua một thay đổi nữa trong tâm lý của người dân Khi giá lương thực được thả nổi, vẫn còn sự sợ khan hiếm lương thực sắp xảy ra nhưng điều này đã không đến Các hộ nông dân đã không tích trữ lương thực như trước nữa và bắt đầu đem bán trên thị trường để mua những nhu yếu phẩm khác Họ sẽ chỉ giữ một phần thóc đủ để họ sống đến vụ sau và bán số còn lại Điều này đã tạo điều kiện cho việc cung cấp cơ bản và đòi hỏi cơ chế cần thiết để phát triển một thị trường tự do và bền vững
Một ý nghĩa nữa là việc tăng khẩu phần lương thực trên đầu người trên đường đói nghèo mằc dù vẫn chưa được cao lắm Về số lượng tuyệt đối khẩu phần lương thực đạt mức hơn
300 kg đến gần 350 kg mỗi năm Đây được coi là “ngưỡng” an ninh lương thực của Quốc Gia
Thay đổi về cấu trúc nông nghiệp và kinh tế nông thôn Đổi mới các chính sách nông nghiệp đã tạo ra sự thay đổi về cấu trúc nông nghiệp Nền nông nghiệp Việt Nam có hai nhánh chính: trồng trọt và chăn nuôi Cả hai đều phát triển qua các gia đoạn khác nhau của cải cách Bảng 4.2 cho thấy xu hướng có thể thấy rõ nhưng không lớn, trong đó tỷ trọng của chăn nuôi trong sản lượng nông nghiệp tăng thông qua trồng trọt Trong lĩnh vực trồng trọt , cũng có sự thay đổi đáng kể về chọn loại cây trồng và sản lượng lúa Rõ ràng là một số cây đã tăng diện tích trồng nhanh hơn các cây khác Trong trồng lúa, sản lượng tăng 58% từ giai đoạn 1975-1980 đến giai đoạn 1988-1993
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung đã bước đầu thiết lập bằng sắc lệnh các khu vực nông nghiệp đặc biệt cho từng loại cây, cũng như đưa các giống cây mới và kỹ thuật sản xuất mới vào Các biện pháp này mang lại nhiều thay đổi trong cấu trúc chọn cây trồng trong khắp đất nước Một thí dụ quan trọng là việc đưa các giống lúa mới ngắn hạn hay thích hợp cho việc trồng trên diện rộng Đây là cuộc cách mạng trong trồng trọt nhưng các biện pháp này được áp đặt từ trên xuống
Khi khoán 10 vào cuối những năm 1980 cho phép các hộ được tự do trồng những gì mà họ cho là tốt nhất, đa phần các hộ nông dân tiếp tục được chỉ đạo bằng chính sách trước hết là cung cấp đủ lương thực Vì vậy trên mảnh đất rất hạn chế , họ chủ yếu trồng lúa và khoai lang ngay cả khi giá các loại lương thực này rất thấp và đôi khi không thể bù cho chi phí sản xuất Chính những người nông dân giàu có nhiều vốn và đất có đủ khả năng thu được lượng lương thực dư thừa để bán và những nông dân này cũng là những người chọn cây mà họ cho là đem lại nhiều lãi nhất
Có vẻ như là sự thịnh vượng và sự tự tin rất quan trọng đối với việc đa dạng hoá loại cây trồng Điều này cũng thấy rõ trong chăn nuôi Trong những năm dài thiếu lương thực, nhà nước không đủ sức chuyển chăn nuôi thành lĩnh vực chủ yếu phù hợp với trồng trọt ngay cả khi nhà nước sử dụng mọi biện pháp khuyến khích và và phải viện đến các biện pháp cưỡng bức về hành chính Nông dân không thể tuân thủ trật tự của nhà nước bởi lẽ sự tồn tại của họ phụ thuộc vào trồng cây lương thực Nhiều năm việc chăn nuôi lợn không thể vượt quá 10 triệu con mỗi năm Bò và trâu được nuôi chủ yếu để làm sức kéo Nuôi gia cầm cũng không nhiều hơn là một nghề phụ không thường xuyên của mỗi hộ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong gia đình Nhà nước đã phân phối một lượng vốn khá lớn để thành lập các trại nuôi gia súc, gia cầm với mục đích cung cấp cho thịt và các sản phẩm cần thịt khác cho cư dân ở nông thôn Tuy nhiên, do sự quản lý sai phổ biến trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung và chính sách về giá cứng nhắc, các trại do nhà nước quản lý hoạt động lúng túng
Cùng với tự do hoá nền kinh tế nhu cầu các sản phảm thịt tăng tại các thành phố và điều này đã thúc đẩy ngành chăn nuôi Chăn nuôi cũng được hưởng lợi từ các tiến bộ trong trồng trọt bởi thức ăn chăn nuôi trở nên phong phú với giá khiêm tốn Chăn nuôi phát triển nhất ở các vùng giao thông cho phép vận chuyển thức ăn gia súc từ nơi này sang nơi khác Bên cạnh chăn nuôi, các hộ cũng được khuyến khích tiến hành thâm canh các mảnh vườn để trồng hoa quả Các sản phẩm thuỷ sản cũng vào danh mục đầu ra của nông dân và sự đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp ở bất kỳ nơi nào ở Việt Nam cũng đều được gọi tắt là VAC (V- làm vườn; A- ao nuôi cá; C- chuồng nuôi gia súc)
Nhưng đó chưa phải là tất cả Các hoạt động phi nông nghiệp luôn có chỗ đứng trong nền kinh tế ở nông thôn đã trải qua sự thay đổi nền tảng dưới chính sách cải cách Giống như các hoạt động trồng trọt, chúng trước đây cũng được tổ chức và quản lý bởi các hợp tác xã Tuỳ theo các kỹ năng truyền thống sẵn có và thị trường ở một nơi nào đó, ngành tiểu thủ công cũng được nhiều hợp tác xã xúc tiến Có những hợp tác xã nông nghiệp có các hoạt động phi nông nghiệp phát triển đến mức một số đã trở thành các cơ sở cho vay tín dụng và thương mại công nông nghiệp Sau khi chấm dứt kế hoạch hoá tập trung , tiểu thủ công, thương mại và dịch vụ ở các vùng nông thôn được chuyển vào tay của các hộ và điều này dẫn đến hai xu hướng:
Thứ nhất, những hoạt động phi nông nghiệp đã cắm sâu vào thị trường trong nước và quốc tế Nhiều nghề thủ công truyền thống như thêu đan, dệt lụa và làm đồ mỹ nghệ không những được phục hồi mà còn nhận thức được việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với thị trường trong và ngoài nước Bài học nhu cầu thị trường là có thực và có nhiều làng đã làm sống lại các kỹ năng phi nông nghiệp nhưng không thể cạnh tranh thí dụ với các sản phẩm kỹ thuật Hàng loạt sản phẩm và dịch vụ cũng phát triển cùng với tác động qua lại của thị trường Thí dụ, có những làng chuyên về buôn bán và vận chuyển đường dài Từ đó xuất hiện sự đô thị hoá các vùng nông thôn nằm kề các tỉnh và thành phố dọc theo các đường giao thông, đa số đã trải qua quá trình phát triển nhanh chóng hơn
Thứ hai, sự tăng trưởng trong nền công nghiệp quy mô nhỏ và phi nông nghiệp đã đóng góp vào ấn tượng là nhiều hình thức kinh doanh cá thể đã xuất hiện trong nền kinh tế nông thôn Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận là đói với phần lớn cá hộ nông dân, các hoạt động này mới chỉ là nghề phụ để bổ sung thu nhập và họ còn thiếu các kiến thức kỹ thuật và vốn để phát triển chúng thành một cái gì đó trên quy mô rộng hơn Đôi khi một số các hộ có đủ vốn có thể thành lập các xưởng liên doanh nhỏ và thuê mướn nhân công, nhưng phạm vi của việc kinh doanh không vượt xa ra ngoài phạm vi kinh doanh gia đình mong đợi Hiếm có thể thấy một nhà máy tư bản ở nông thôn, theo một điều tra các xí nghiệp quy mô nhỏ do Bộ lao động Thương binh và Xã hội tiến hành năm 1992
Tăng cường cơ sở kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp
Cơ sở nguồn hạn hẹp ở nông thôn
Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu của phát triển và nền kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế Với diện tích đất nông nghiệp là 7,29 triệu hecta (1992) (Số liệu Thống kê Nông - Lâm - Ngư nghiệp 1985-1993), nó có một diện tích khá nhỏ về đất trồng trên đầu ngươi là 1,086 hecta Sự phân bố đất nông nghiệp giữa các vùng khác nhau của đất nước không đều Ở đồng Bằng Bắc Bộ nơi áp lực về dân số lớn nhất, chỉ có 590 km 2 đất nông nghiệp cho một người dân hay 1.740 km 2 cho một người tham gia tích cực làm nông nghiệp Ở Đồng Bằng Nam Bộ, tình hình sáng sủa hơn với con số thống kê tương ứng là 1.749 km 2 và 5.261 km 2 Tại một số vùng của Việt Nam, tỷ lệ đất: lao động có thể cao hơn
Người ta dự đoán là có thể khai hoang thêm 2,8 triệu hecta đất nữa, trong số đó hơn 1 triệu hecta được coi là có tiềm năng tưới tiêu Về mặt tiêu cực đất nông nghiệp hiện có đang bị nạn phá rừng, xói mòn và vắt kiệt đất đe doạ Khoảng 3 triệu hecta tại các đồng bằng trên là đất nhiễm mặn hay bị axít hoá
Việt Nam có hai vựa lúa chính, Đồng Bằng Bắc bộ và đồng Bằng Nam bộ Địa hình của đất nước thích hợp cho việc trồng các cây nhiệt đới cũng như cận nhiệt đới Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, việc trồng lúa nước vẫn chiếm ưu thế trong nông nghiệp Thí dụ, đất trồng lúa chiếm hai phần ba tổng diện tích đất canh tác Thêm vào đó, sản xuất lương thực, trong đó gần 90% là lúa, chiếm gần 50% tổng sản lượng nông nghiệp Các cây lương thực khác chủ yếu là ngô, khoai, sắn và khoai tây Cây công nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ Trong những năm gần đây, do chú trọng xuất khẩu, diện tích trồng cây lương thực và các cây để xuất khẩu như chè, cà phê và cao su đã tăng đáng kể Trồng trọt đóng vai trò quyết định trong sản xuất nông nghiệp Tổng sản phẩm trồng trọt chiếm ba phần tư tổng sản lượng nông nghiệp Tuy nhiên, tỷ lệ này đang giảm dần
Khoảng dưới 70% dân cư và hơn 70% lực lượng lao động làm nông nghiệp Khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và một tỷ lệ tương tự tổng sản phẩm xã hội (GSP) hàng năm do số lao động này làm ra Từ năm 1990 tỷ lệ dân số làm nông nghiệp và lao động nông nghiệp có tăng lên một chút Xu hướng này đi ngược với lẽ thông thường, báo hiệu giảm dân cư làm nông nghiệp là sản phẩm của tiến bộ về kinh tế Thêm vào đó, thực tế Việt Nam là đất nước quá đông dân cư mật độ dân số thuộc vào hàng cao nhất trên thế giới cũng tranh luận chống lại việc nhiều người làm việc trên một lượng đất nhất định Thế là ngay cả khi đất sử dụng hết công suất cũng không thể đủ cho toàn bộ số lao động hiện có đủ việc làm Đối với khoảng 60% đất nông nghiệp trồng lúa , nông dân chỉ làm việc hai hay ba tháng trong một năm kể cả khi họ trồng hai đến ba vụ với công nghệ sơ khai Việc này cùng với các hoạt động nông nghiệp khác như chăn nuôi và trồng các cây trồng khác, cũng không thể vượt quá 6 tháng trong một năm
Tuy nhiên có lý do để lực lượng lao động ở nông thôn phát triển mặc cho năng suất thấp Thứ nhất các lĩnh vực kinh tế khác ở Việt Nam chỉ có thể thu hút tốc độ tăng trưởng lao động hàng năm Thêm vào đó, có xu hướng là những công nhân không làm nông nghiệp và các viên chức nhà nước mất việc làm do giảm biên chế cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc quay về nông thôn và kiếm sống bằng nghề nông
Vai trò của nông nghiệp đã được khẳng định một cách bền bỉ trong các văn bản cấp cao chính thức Tại Đại hội IV của đảng vào năm 1976, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ viên Bộ Chính trị hồi đó là Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ:
Nhiệm vụ quan trọng nhất là tập trung toàn bộ sức lực và nguồn lực để phát triển toàn diện, mạnh mẽ và ổn định nông nghiệp với mục tiêu thoả mãn nhu cầu lương thực của đất nước… Tổng động viên các đơn vị kinh tế hiện có và thành lập các đơn vị mới, nhất là các đơn vị kỹ thuật cơ khí để phục vụ trước nhất cho nông nghiệp…
Vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục được khẳng định tại các Đại hội VI và VII của Đảng, với Nghị quyết Đại hội VII nhận định : “ Nhu cầu cấp bách về lương thực, nguyên vật liệu để sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu làm nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu và ưu tiên hàng đầu trong nền kinh tế ''
Từ các nhận định trên, rõ ràng là những nhà lãnh đạo đất nước đã nhận thấy tầm quan trọng hàng đầu của nông nghiệp không chỉ vì bản thân lĩnh vực này mà còn vì sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế Tuy nhiên điều này có vẻ mới chỉ được nhận thức trong lý thuyết với ý định tập trung nguồn lực để tạo được bước nhảy vọt trong nông nghiệp, mới chỉ tồn tại trong văn bản Trên thực tế, sự ưu tiên được dành cho công nghiệp Nông nghiệp dường như mới chỉ cung cấp nguồn lực hơn là nhận được sự đầu tư do hiệu quả đầu tư thấp Không những tỷ lệ đầu tư của nhà nước vào nông nghiệp còn nhỏ , mặc dù nông nghiệp đóng góp hơn một phần ba GDP và gần một phần ba tổng giá trị xuất khẩu, mà sự đầu tư còn giảm dần từ 20% năm 1976 xuống còn 19% năm 1985 và 14% năm 1991
Cần phải nói thêm rằng, các cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ giữa các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách nằm dưới sự thiếu nhất quán giữa sự ưu tiên và thực tiễn Những người “giữ vai trò chủ đạo trong nông nghiệp” (những người trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến nông nghiệp và nông dân) bề ngoài tỏ ra đánh giá vai trò của nông nghiệp như tỷ trọng các văn kiện chính thức Do vậy, họ giữ quan điểm cho rằng nông nghiệp chưa được đối xử ở mức như đối với các lĩnh vực khác về mặt buôn bán và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư của nhà nước, ít ra khi so sánh với công nghiệp
Những quan điểm này thường được biểu thị trên báo chí và các phương tiện khác Có những nhóm người khác “không đứng về phía nông nghiệp” Theo họ, nếu quá chú trọng vào vai trò của nông nghiệp bằng cách gọi đó là “mặt trận hàng đầu” và sản xuất lương thực giữ một vị trí quan trọng và chiến lược, thì sẽ không nêu được nhu cầu hiện thực về hai mặt:
Việt Nam là một nước nhỏ có mật độ dân số cao và khan hiếm đất để trồng lúa nước Hơn nữa, cần có một đầu tư lớn về vốn để mở rộng diện tích đất trồng, điều này đã hạn chế khả năng phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp không thể có năng suất lao động cao và ở Việt Nam vẫn còn bị trói buộc bởi các yếu tố không dự đoán trước được như thời tiết Đầu tư vốn vào nông nghiệp không mạng lại hiệu quả kinh tế cao Do vậy, tập trung đầu tư vốn vào nông nghiệp sẽ cản trở kê hoạch đạt được bước nhảy vọt về phát triển kinh tế
Tuy nhiên, các tác giả bảo vệ quan điểm thứ hai chưa công khai lý lẽ của mình về chuyển dịch sự ưu tiên khỏi nông nghiệp, có lẽ bởi họ sợ nông nghiệp như ưu tiên hàng đầu là một chính sách sẽ được chấp thuận trong các văn bản chính thức của nhà nước Tuy nhiên, sự phân bổ ngân sách dường như chuyển sang hướng công nhận sự giảm tầm quan trọng của nông nghiêp, khó có thể quyết định là bảo vệ hay chống lại quan điểm nào nhưng một thực tế ở Việt Nam là cuộc sống ổn định mà người dân thành thị lẫn nông thôn hiện nay đang được hưởng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Một mức sống ổn định cho nông thôn củng cố sự ổn định về chính trị xã hội của nông thôn và không thể có sự phát triển kinh tế nếu không có sự ổn định tầm vĩ mô này Thực tế này sẽ còn được minh hoạ trong các chương tiếp sau Bất kỳ bước nhảy vọt nào đối với kinh tế cũng đều đòi hỏi trước hết một sự thay đổi tương ứng trong lĩnh vực nông nghiệp theo chiều tốt hơn Đấ t và hình th ứ c s ử d ụ ng đấ t trong nông nghi ệ p và theo vùng ở Vi ệ t Nam Đất là một trong ba yếu tố sản xuất quan trọng (đất, lao động và vốn) Đây cũng là nguồn lực sống còn và phương tiện sản xuất cơ bản trong một xã hội nông nghiệp ở Việt Nam, nông nghiệp đóng vai trò nổi bật trong nền kinh tế nông thôn Như đã chỉ ra ở trên, hơn 72% dân số ở các vùng nông thôn sống bằng nghề nông, vì vây, trong điều kiện hiện tại đẩt trở nên có giá và là tài sản kinh tế quan trọng nhất đối với nông dân, nhất là trường hợp đất là nguồn công ăn việc làm và nguồn sống quan trọng nhất ở các vùng nông thôn Mức sống của nông dân, hoạt động của họ, địa vị xã hội, quyền lực và đặc quyền, mơ ước và khát vọng đều gắn chặt với quyền sở hữu và sự tiếp cận với đất Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự tiếp cận với đất đang giảm với tốc độ báo động trong tỷ lệ lớn dân cư nông thôn (Cidap, báo cáo của tư vấn chuyên gia, 1987) Trong khi đó, Theo ILO, đất là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về thời gian lao động Ở nông thôn Việt Nam, khi nhu cầu về lao động nông nghiệp chưa tăng và rất hạn chế thì khả năng thu hút lao động chỉ thấy ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ, khi đó đất ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng để tạo công ăn việc àm cũng như đảm bảo kế sinh nhai cho người lao động ở nông nghiệp nông thôn Ở Việt nam, đất là tài sản của nhân dân và chịu sự quản lý độc quyền của nhà nước Điều này có nghĩa là nhà nước Việt Nam về nguyên tắc sở hữu toàn bộ đất đai và cho các hộ nông dân thuê đất để sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, nhà nước quyết định cấp quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân bằng cách phân chia đất cho từng hộ ( Lê,D., 1993:42) Như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự đoán (1995), tiềm năng đất nông nghiệp của Việt Nam là 11,157 triệu hecta, trong đó khoảng 8 triệu cây một năm và 2,3 triệu hecta cây lâu năm cho dến năm 1995, 65% quỹ đất nông nghiệp kể trên được sử dụng ở các vùng nông thôn
Theo các số liệu Thống kê chung (1995), đất trên đầu người được báo cáo là 4.534 m 2 trên toàn lãnh thổ, trong đó đất sử dụng cho nông ngiệp chỉ chiếm 1.01 m 2 chiếm 22,6% Con số này cho thấy diện tích đất nông nghiệp trên đầu ngưòi rất thấp, trong khi đất bỏ phí hay chưa sử dụng là 1.928 m 2 trên đầu người Điều này bộc lộ tiềm năng đất đất ở Việt Nam rất lớn với tỷ lệ đất bỏ phí chiếm 42,2% tổng đất tự nhiên
Sự khác biệt giữa các vùng ven biển
Những thay đổi đi kèm theo các cải cách kinh tế không những chỉ gói gọn trong các hoạt động kinh tế Chúng đã có những ảnh hưởng sâu sắc tại nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống nông thôn Các thể chế truyền thống, vai trò và giá trị của cộng đồng đã biến đổi
Thay đổi về thể chế cộng đồng
Song song với biên phát triển kinh tế của hợp tác xã là mất đi việc ra quyết định tại nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Trong những ngày hoàng kim của hợp tác xã, những người lãnh đạo hợp tác, bên cạnh quản lý các hoạt động kinh tế, cũng dành quỹ cho giáo dục, phúc lợi xã hội và các trang thiết bị y tế cho cộng đồng cũng như cung cấp tài chính cho các hoạt động văn hoá và thể thao trong làng Hợp tác xã cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức quần chúng ở địa phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ và đội thiếu niên Các chức năng xã hội này hiện nay đã chuyển cho chính quyền xã Mặt khác, sự thay đổi địa vị của hợp tác xã cũng đòi hỏi sự điều chỉnh của dân làng Thí dụ, các hội của làng như Hội Phụ Lão hoặc Hội cựu chiến binh bây giờ phải nghĩ đến việc gây quỹ hơn là chờ đợi hợp tác xã giúp đỡ
Một thể chế thách thức địa vị của hợp tác xã trong cuộc sống hàng ngày là gia đình và khỏi cần nói, vai trò của gia đình đã được mở rộng Trước đây con đường hợp tác do hợp tác xã xếp đặt đã hạn chế vai trò của gia đình, nơi các thành viên giống như các thành viên của hợp tác xã phải làm các công việc đã được phân công Điều vẫn còn tích cực trong các mối quan hệ gia đình là tình cảm của các thành viên trong gia đình với nhau Nhưng cùng với vai trò là một đơn vị kinh tế của hộ, các quan hệ gia đình có không gian rộng lớn hơn, thí dụ hăng say làm kinh doanh gia đình hay giúp đỡ dịch vụ vay vốn Trong hoàn cảnh đời sống nông thôn Việt Nam, nhất là ở miền bắc và miền Trung, các quan hệ gia đình vượt ra khỏi gia đình hạt nhân để ôm lấy gia đình mở rộng cũng như thành viên trong một của một dòng họ trong làng Sự gắn kết và quan hệ họ hàng như vậy đã trở thành nguồn cho các hộ nông dân đối phó với các nguy cơ về thiên tai và sự lên xuống của giá cả thị trường
Trong một điều tra tiến hành tại các tỉnh Nam Hà, họ sẽ quay sang nhờ ai giúp đỡ trong các tình huống khó khăn Kết quả cho thấy 76,9% những người được hỏi trả lời là từ những người họ hàng, 12,8% là nhận sự gúp đỡ từ ban chủ nhiệm hợp tác và 7,7% là từ các tổ chức quần chúng Mối quan hệ gia đình và họ hàng cũng ngày càng quan trọng bởi nhiều người nhận thấy để người khác làm giúp điều gì họ phải viện đến hối lộ hay các mối quan hệ Quan hệ họ hàng cũng là một quan hệ để giúp đỡ lẫn nhau, đã từng được tổ chức trong những ngày của hợp tác Điều này thực sự quay trở về những tập tục xã hội cũ của Việt Nam Một dấu hiệu rõ ràng của sự sống lại này là nhiều thực thể họ hàng xây dựng nhà thờ họ, để tìm kiếm biên niên sử gia đình và bắt đầu quỹ tin cậy để giúp những thành viên trong dòng họ
Một thể chế cũ cũng quay trở lại với sự ra đời của cải cách kinh tế là sự chiếm ưu thế trong xã hội của nam giới Nông thôn Việt Nam đã đắm mình trong truyền thống đạo Khổng là phụ nữ bị hạ xuống đóng vai trò thứ yếu Phụ nữ xưa kia thường phải nghe lời cha, chồng và con trai trưởng Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy sự bình đẳng giới ở Việt Nam Đây là một xu hướng tích cực ở nông thôn trong thời kỳ phong trào hợp tác Người ta tạo các điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và của xã hội nói chung Nhưng cùng với sự đổi mới kinh tế, cải cách xã hội không theo kịp và điều này dẫn đến phụ nữ nói chung và những người nghèo hay sống ở vùng sâu vùng xa nói riêng vấp phải những khó khăn rất lớn Những tư tưởng phong kiến coi thường phụ nữ lại được tiến triển Vai trò của phụ nữ và sự tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng giảm và nam giới chiếm ưu thế ở tất cả các lĩnh vực hoạt động
Hộ và sự thay đổi cấu trúc xã hội
Cho dù các cải cách tiến hành trong nông nghiệp trong 15 năm qua thế nào, nông dân Việt Nam vẫn sống với một hiện thực địa lý khắc nghiệt: Mảnh đất dể họ kiếm sống rất nhỏ Theo các số liệu có được trong cuộc điều tra năm 1991 của bảy tỉnh do Tổng cục Thống kê tiến hành, diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ là 4.805,7 mét vuông (820 mét vuông cho mỗi thành viên trong gia đình và 1.840 mét vuông cho mỗi lao động chính) Một điều tra khác do tác giả giúp tiến hành ở tỉnh Thanh Hoá năm 1991 cho con số tương tự, cho thấy 71,1% số hộ có trong tay ít hơn 0,4 hecta đất để trồng trọt Ngay tại Đồng bằng sông Cửu Long nơi người ta nói rằng nông dân canh tác trên các mảnh đất lớn nhất trong cả nước, mỗi hộ có trung bình 1,25 hecta đất ruộng và 0,122 hecta đất vườn (theo các số liệu có từ Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991) Tại các tỉnh miền Bắc diện tích đất của mỗi hộ là 0,487 hecta, với những hộ ở vùng Châu thổ sông Hồng có mật độ dân số cao con số này có thể còn thấp hơn Tại một làng nơi tác giả có cơ hội tiến hành điều tra (Làng Đa Tốn thuộc ngoại thành Hà Nội), tận 75% số hộ vẫn có ít hơn 0,22 hecta đất ruộng và số còn lại có không nhiều hơn 0,43 hecta
Kích thước diện tích đất được sửo hữu ở một chừng mực nào đó xác định phương pháp canh tác Với việc canh tác trên những mảnh đất nhỏ, theo truyền thống đa phần nông dân Việt Nam sản xuất một lượng lương thực chỉ vừa đủ nuôi cả gia đình và sản xuất lương thực vĩnh viễn mang đặc điểm : Phong trào hợp tác và tập thể hoá chỉ sự bẻ gãy của việc sản xuất nhỏ thông qua việc hợp các nguồn lực của hàng trăm hộ để tạo ra điều kiện sản xuất quy mô lớn Tuy nhiên, như đã nêu lên ở các phần trước, hiện thực không được như mong đợị Việc chuyển dịch từ phương thức sản xuất tập thể cũng nghĩa là tái lập nền kinh tế nhỏ của nông dân Và tất cả các khiếm khuyết của hệ thống kinh tế cũ sẽ đến Một trong những dấu hiệu bề ngoài mà nông dân đối mặt là sự thay đổi đột ngột của thị trường, có thể tàn phá một số người cũng như làm giàu cho những người khác Chính trong xu hướng trở về mà sự khác biệt kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn lại được tăng cường
Trong thời kỳ kế hoach hoá tập trung xã hội chủ nghĩa, việc phân phối và cung cấp các nhu yếu phẩm và phúc lợi xã hội đều do nhà nước tiến hành với quan điểm thúc đẩy công bằng và bởi vậy hạn chế đến mức tối đa xung đột giữa người giàu và người nghèo và các mối quan hệ xã hội không bị căng thẳng ngay cả khi đất nước trải qua sự thiếu thốn của chiến tranh Cấu trúc xã hội của cộng đồng nông thôn trong thời kỳ đó cũng đơn giản hơn rất nhiều bởi ai cũng là thành viên của hợp tác xã bất kể họ có trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình hay chuyên môn thế nào Bây giờ ở lĩnh vực nông thôn không còn như vậy nữa, sự độc lập của hợp tác xã đã giải thoát người dân khỏi sự giống nhau về mức sống, áp đặt cho tất cả các xã viên Cùng với nó là sự khác nhau về thu nhập trong các cộng đồng ở nông thôn Cái điều có ý nghĩa nhất về xã hội về sự phát triển này đó là nó sinh ra bài thuyết trình về sự đói nghèo: Đói nghèo là gì và người ta định nghĩa nó thế nào Điều này không phải là trong thời kế hoạch hoá tập trung không có thiếu thốn Như đã chỉ ra ở các phần trước, thiếu thốn về kinh tế là chuyện thường ngày, nhưng sự thiếu thốn này được chia sẻ để tránh tình trạng người này có mà ngưòi kia lại không có
Khi xem xét vấn đề đói nghèo mới nổi lên ở nông thôn Việt Nam, sẽ có ích nếu ghi nhớ hai khái niệm: Đói nghèo tuyệt đối và đói nghèo tương đối Đói nghèo tuyệt đối là mức khi ngay cả những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống- ăn, mặc và ở cũng không đáp ứng được Đói nghèo tương đối là mức sống dưới chuẩn trung bình của cộng đồng địa phương Điều này sẽ tạo ra các phương pháp tính khác nhau cho các vùng khác nhau, sau đó lại cung cấp những tổng hợp khác nhau để đo đói nghèo tương đối với điều kiện địa phương Thí dụ, khi Ngân hàng thế giới giữ quan điểm thu nhập hàng năm trên đầu người là 370 USD (tương đương với hơn 30 USD mỗi tháng) là dấu hiệu của ngưỡng đói nghèo, mỗi nước lại có dấu hiệu của riêng mình: Đối với Malaisya là 28 USD, Sri Lanka
17 USD, Bangladesh 11 USD, Nepal là 9 USD và Pakisstan 6 USD Ở Việt Nam theo một đánh giá vào tháng 5/1993 do Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và Bộ Nông nghiệp Thực phẩm phối hợp tổ chức, thu nhập trên đàu người tính theo thóc là 15 kg thóc mỗi tháng, đổi ra tiền mặt theo giá thị trường thời đó là 30.000 đồng (tương đơng 3 USD một người một tháng) Con số này có thể là mức đo đói nghèo tuyệt đối Thu nhập 15 kg thóc tương đương với một nửa thu nhập trung bình của dân cư ở nông thôn trong cả nước và với cấu trúc tiêu thụ hiện tại là 70% được dành cho lương thực Do vậy, những gia đình có thu nhập 15 kg thóc một tháng chỉ có 10,5 kg thóc dùng để ăn Số này cung cấp cho họ một lượng calo tối thiểu để tồn tại
Sử dụng chuẩn 15 kg thóc một tháng làm thu nhập của những người nghèo tuyệt đối, người ta thấy là các vùng nông thôn Việt Nam có 2.847.000 hộ nghèo như vậy bao quanh 13,8 triệu người, chiếm gần 30% tổng số hộ ở nông thôn Ở các vùng khác nhau, tỷ lệ này cũng khác nhau:
• Đồng bằng và Trung du Bắc bộ: 35%
Thay cho việc dựa vào chuẩn cố định cho cả nứơc về nghèo tuyệt đối, tỷ lệ số hộ nghèo tương đối phụ thuộc vào thu nhập trung bình ở địa phương, cũng thay đổi theo từng vùng
Tỷ lệ số hộ nghèo tương đối ở các vùng nông thôn tại các vùng khác nhau của cả nước sẽ là:
• Nông thôn Đồng bằng và Trung du Bắc bộ: 58%
• Nông thôn Ven biển Trung bộ : 55%
• Nông thôn Đồng bằng Nam bộ:60 %
• Nông thôn Vùng núi phía Bắc:56%
• Nông thôn Cao nguyên Trung bộ: 55%
Theo các số liệu điều tra do Bộ lao động Thương binh và Xã hội công bố, so sánh tình hình năm 1992/1993 với tình hình năm 1990, tỷ lệ số hộ nghèo tuyệt đối đã giảm đi 6%, điều này phản ánh sự cải thiện về giảm sự khác biệt xã hội Tuy nhiên, số hộ nghèo tương đối vẫn tăng khoảng 5-10% về số lượng ở cả thành thị lẫn nông thôn Điều này lại làm gia tăng sự khác biệt về xã hội
Nhìn chung, các số liệu thống kê dường như chỉ ra sự khác biệt ngày càng tăng trong thu nhập Theo các điều tra sử dụng các mẫu đại điện cho dân cư, từ năm 1989 đến nay, số hộ giàu đã tăng lên 2,4 lần, trong khi số hộ nghèo tuyệt đối tăng 1,7 lần Trong thời kỳ 1976-
1980, sự khác biệt về thu nhập giữa người giàu và nghèo tuyệt đối mới từ 3 đến 4 lần; Vào thời kỳ 1981-1989 dã tăng lên 6-8 lần và cho dến nay được ta dự đoán còn cao hơn nữa Trong khi các số liệu này có thể khác nhau về các con số chi tiết tất cả đều chỉ ra sự khác biệt trong thu nhập vẫn tăng lên
Hạ tầng cơ sở và cung cấp dịch vụ xã hội tại các vùng Ven biển
Chiều dài bờ biển đặc trưng 3822 km (ngoại trừ các đảo ) được suy ra từ ven biển đất liền từ Móng cái ở phía Bắc cho đến Hà Tiên ở phía Nam (Ghi chú: Trong các tài liệu tham khảo khác nhau, độ dài này thay đổi từ 2500 đến 4500 tuỳ theo cách tính) Phương pháp sử dụng trong báo cáo này bao gồm cả các Vịnh nhưng bỏ qua sông hay lạch và chỗ lõm vào ở các bờ biển ít hơn 1 km trên 5 km bờ biển Địa hình Ven biển
Khoảng 25% bờ biển Việt Nam được chia thành bờ cứng và đá Những vùng này tập trung ở Đông Bắc (Quảng Bình) và Đông Nam (Bình Định đến Bình Thuận) Khoảng 21% bờ đối mặt với các đụn cát tự nhiên, chủ yếu ở phía bắc Trung bộ (Quảng bình đến Thừa thiên Huế) Khoảng trên 50 % bờ bao gồm bờ thấp với bãi cát hay lầy lội đại diện cho các bờ của châu thổ Sông Hồng và châu thổ Sông Mê kông Độ cao của vùng ven biển Độ cao của đất ở các tỉnh ven biển được tổng kết ở một vài con số cho thấy diện tích đất thấp dưới +10m HD cung cấp sự chia cắt dưới mước +10m, +5m,+2,5m và 0m HD ở từng vùng ven biển Đáng chú ý là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều thấp hơn +10 m HD, với gần 80% đất ở châu thổ sông Cửu Long thấp hơn +2,5 m, đối với châu thổ sông Hồng, chỉ khoảng 30% nằm dưới mức đó
Khoảng 30% bờ biển Việt Nam được các cấu trúc nhân tạo bảo vệ Đó là các đập thấp, 75
% số đó không được bảo vệ Đê biển nằm dọc theo bờ biển trong khi đê cửa sông bảo về các hồ và các bờ cửa sông đến tận 12 km từ cửa sông Đê biển và cửa sông trải dài khoảng 2700 km đường bờ biển và cửa sông, nói chung được thiết kế để chống laị nước dâng khi bão, thuỷ triều cao và một vài hoạt động của sóng Ở miền bắc, nơi đê biển và cửa sông đã được xây từ hàng trăm năm nay, nói chung chúng thường mạnh hơn và được xây dựng tốt hơn những đê của miền Trung và miền Nam đựơc xây sau năm 1975 Đảo
Trong phạm vi 100 km ngoài bờ biển Việt Nam có hơn 1000 hòn đảo với độ dài ven biển hơn 2000 km (hơn 50% chiều dài ven biển của đát liền ) Phần lớn các đảo nằm ngoài các tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng
Nhìn chung lún địa chất ở Việt Nam hạn chế dưới 3 mm/ năm ở các vùng châu thổ và dưới 1 m/ năm dọc theo ven biển miền Trung
Khai thác nước ngầm và lún do con người gây nên
Hiện nay, việc khai thác nước ngầm đáp ứng được nhu cầu về nước của các hộ, nông nghiệp và công nghiệp ở khu vực ven biển Việt Nam
Mối lo ngại là lún tiềm tàng đói với các thành phố như Hà Nội và Hồ Chí Minh và các thành phố khác do việc khai thác nước ngầm còn khá mới đối với Việt Nam và việc đo đạc và kiểm soát tin cậy vẫn còn hiếm Tuy nhiên, dân số và nhu cầu về nước của công nghiệp càng tăng, nếu tỷ lệ khai thác vẫn không được kiểm soát, thì mỗi năm các vùng này có thể bị lún tới vài cm Mức độ lún như thế đã xảy ra gần Hà Nội như đã chỉ ra trên hình vẽ Lún do con người gây ra chưa đưa vào phân tích do thiếu những thông số đầy đủ tại các vị trí khác Thông số từ Hà Nội cho thấy lún do con người nhất là ở các vùng châu thổ có thể là một thực tế quan trọng trong tương lai và nếu không được kiểm soát nó có thể dẫn đến những vấn đề an toàn ngghiêm trọng tại một số thành phố ven biển Lún cần sự quan tâm và quan trắc đặc biệt
Các đặc điểm của sông
Phần sau sẽ tổng kết một số đặc điểm mấu chốt của các sông ở Việt Nam
Có 9 hệ thống sông chính đổ ra biển từ ven biển Việt Nam Tại mỗi trong số hai vùng châu thổ chính có hai con sông lớn với độ dốc thoai thoải, lưu vực rộng Năm con sông nữa đều ngắn hơn, dốc hơn, tưới cho các dãy núi phía sau bờ biển Bắc và Nam Trung bộ Cho đến giờ, sông dài nhất ở Việt Nam là sông Mê kông có lưu lượng lớn hơn đối thủ gần đó nhất, sông Ba , cũng ở đồng bằng sông Mê kông 6 lần Cả hai đồng bằng đều đổ phù sa thông qua các sông chính Các sông này mỗi năm cũng phân bố một khối lượng khổng lồ phù sa cho vùng châu thổ
Mực nước sông Điểm này được báo cáo một cách chi tiết trong báo cáo số 2 Mực nước tại các sông khác nhau theo khoảng cách từ bờ biển được tổng kết ở Bảng II.2-1 dựa vào ghi mực nước được báo cáo và phân tích trong Tham khảo 6 Đáng ghi chú là độ dốc bằng của bề mặt nước ở các sông Đồng Nai, Ba và Mêkông so với các sông ở ven biển Trung bộ và Bắc bộ Tại nhiều sông ở ven biển miền Trung, mực nước chỉ ở trong sông, một vài km thượng lưu, biểu lộ sự tăng đột ngột khi có lụt mằc dù nằm gần biển Thí dụ, ở sông Cả, cách cửa 2 km, mực nước 100 năm được dự đoán là cao hơn mặt nước biển 1,5 m, chủ yếu là do sự hạn chế lụt gần cửa khi nó lan ra biển (Điều này dẫn đến sự hiểu sai về mực nước cực đai là mực nước biển cực đại hay mức dâng và do vậy dự đoán quá mực nước biển cực đại và mức dâng khi có bão ) Đầm Phá và cửa sông
12 phá của Việt Nam đều tập trung ở các vùng ven biển miền Trung Lớn nhất là Phá Tam Giang dài 68 km thuộc hệ thống Cầu hai ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Lụt và các vùng có khả năng bị ngập lụt
Lụt lội là một trong những ảnh hưởng bất lợi nhất đến sự phát triển của Việt Nam hiện nay Đáng tiếc là, lụt lại nghiêm trọng nhất tại các vùng tích cực nhất về kinh tế như châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long Vùng có nhiều khả năng bị ngập lụt nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mỗi năm lụt gây thiệt hại cho tất cả các tỉnh nhất là các tỉnh nằm trong đất liền như Đồng Tháp, An Giang và Long An Các điểm nóng khác về lụt bao gồm các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ như Hà Tây và Hải Hưng cũng như các tỉnh ven biển miền Trung như Thanh Hoá, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Quảng Bình
Bản chất có khả năng bị lụt của Đồng bằng sông Cửu Long là rõ ràng khi xem xét thấy gần như toàn bộ châu thổ nằm dưới mức +2,5 m (như đất liền ở biên giới CamPhuChia), tức là 1m dưới mức 5 năm ở biên giới với Camphuchia ở +3,5 mHD Các đê thấp yếu ở vùng châu thổ thường không chống đỡ được nước lũ Một chiến lược được chọn ở các tỉnh này là đường bảo vệ ban đầu chống lại các cơn lũ mùa sớm để bảo vệ vụ thu hè nhưng không chống được các cơn lũ chính hàng năm vào Tháng 10-11 Những đê bảo vệ này được người dân địa phương tu bổ và xây dựng lại hàng năm chủ yếu bằng các nguồn vốn của mình và dài gần 2.750 km
Cơn lũ cực điểm ở sông Hồng vào năm 1971 (chu kỳ quay lại 100 năm) và ở sông cửu long năm 1978 (khoảng 1 lần trong 75 năm) Các cơn lũ cực điểm lại gặp nhau ở sông Cửu Long vào năm 1994 và 1995 và tại tỉnh Thừa Thiên Huế- Quảng Ngãi-Bình Định vào năm 1995 Vào các tháng 10 dến 11 1995 (trong thời gian nghiên cứu dự án này) khoảng 100 người đã bị lũ nhấn chìm ở các tỉnh miền Trung này do kết quả của lũ nghiêm trọng do 3 cơn bão liên tiếp gây ra (xem bài báo ở Hộp 11-2)
Vấn dề xâm nhập mặn
Nhìn chung, mức độ xâm nhập mặn (1 g/l) ở hệ thống sông thay đổi từ 15 km (sông Mã và sông Cả), 35 đến 50 km (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Thu Bồn ) và đến tận 100 km ở phía Nam (sông Bassac, Sông Cửu Long, Sông Đồng Nai-Sài Gòn) Mức độ xâm nhiễm mặn cao nhất ở các vùng châu thổ cho nồng độ 1-4 g/l là các nồng độ đặc trưng cho nông nghiệp (thiệt hại cho mùa mạng xảy ra trên mức 1g/l và dưới 4g/l cây lúa không chịu được) Trong báo cáo Kế hoạch phát triển sông Hồng, người ta ghi nhận là cần phải có những nghiên cứu tiếp để hiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn lên sự phát triển của hệ thống Thuỷ Lợi và tưới tiêu và năng suất tương đối của vùng được tưới
Trong báo cáo kế hoạch phát triển sông Cửu Long, người ta báo cáo là một diện tích lớn châu thổ sông này chịu sự xâm nhập của nước biển qua những con lạch và kênh, do độ bằng và mức thấp của nó Sự xâm nhập nước mặn đạt cao điểm vào Tháng 4-5, ảnh hưỏng khoảng 1,6-2 triệu hecta hay khoảng 50% châu thổ và thấp nhất vào tháng 10 Trong mùa mưa nước ngọt từ các sông Cửu Long và Basac, cũng như lượng mưa tại địa phương, đẩy nước mặn quay ngược ra biển, cho phép trồng trọt được khoảng 6 tháng Ở ven biển miền Trung, sự xâm nhập mặn gây ra nhiều vấn đề tại Huế, nơi phá bị mặn cao theo mùa ( mùa khô ) và hậu quả là độ muối cao xâm nhập vào các kênh và sông Thuỷ Lợi làm giảm năng suất cây trồng
Kết quả phân tích chất lượng được trình bày ở bảng 11.2-1 bằng cách sử dụng thang độ nghiêm trọng từ 0 (không có vấn đề gì) đến 5 (nghiêm trọng) Phân tích cho thấy vấn đề ngập mặn ở Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và Lưu vực sông Đồng Nai là nghiêm trọng nhất trong khi vấn đề ở tỉnh Quảng Ninh và các vùng ven biển Nam Trung
Bộ ít nghiêm trọng nhất
Các đặc điểm về hải dương và khí tượng
Các phần sau sẽ tổng kết các đặc điểm về hải dương và khí tượng
Mực thuỷ triều (thuỷ triều thiên văn bỏ qua các ảnh hưởng về khí tượng) nhìn chung cao nhất ở miền Bắc với mức cao nhất khoảng 1,8 m HD Càng tiến vào miền Trung mức này càng giảm Mức cao nhất ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạt 0,4 m HAT) Đến gần Vũng tàu mức thuỷ triều lại tăng với mức cao nhất là 1,6 m (xấp xỉ và giảm về phía Tây dọc theo bờ của đồng bằng sông Cửu Long tới +0,8 m HD
Phát triển nguồn nhân lực
1.1 Tình hình đất/ nước: Đất nông nghiệp/ tưới tiêu, phân mảnh đất, các kiểu sử dụng đất
1.2 Đất phi nông nghiệp và các nguồn khác: đất nhiễm mặn, rừng ngập mặn, nước trong đất liền
1.3 Lao động: quy mô sức lao động địa phương, cấu trúc giới và độ tuổi, trình độ học vấn/ hoặc đào tạo, kỹ năng đặc biệt sẵn có, việc làm/ không có việc làm và thiếu việc làm
1.4 Vốn: tiết kiệm, dụng cụ đánh bắt, các thiết bị khác
1.5 Sự tồn tại các thể chế phát triển: các cơ quan nhà nước, parastatal, các tổ chức phi Chính phủ của Quốc gia và Thế giới
1.6 Nguồn thuận lợi và không thuận lợi đối với phát triển kinh tế xã hội
1.7 Vai trò của các cơ quan tại địa phương trong quản lý nguồn
1.8 Mối quan hệ giữa nguồn và các kiểu nghề nghiệp.
Di dân và tác động của nó
2.1 Thay đổi về dân số địa phương trong 10-15 năm trở lại đây: Tốc độ tăng dân số, di dân đến và đi Cấu trúc giới và độ tuổi
2.2 Kiểu người di cư: Giới, nhóm tuổi, lành nghề/ không lành nghề
2.3 Kiểu di cư: Theo mùa, ngắn hạn, dài hạn
2.4 Nơi đến: Thành phố, đất liền hay duyên hải
2.5 Các kiểu nghề nghiệp của người di cư
2.6 Các kiểu nghề nghiệp của những người ở lại Tác động của di cư đến sự phân công lao động tại địa phương
2.7 Chuyển và tác động của nó lên các hộ (có hoặc không có thành viên di cư)
2.8 Tác động của di cư lên triển vọng phát triển của vùng.