Chính vì vậy, từ góc nhìn địa - văn hóa, tôi chọn đề tài Văn học dân gian các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh dƣới góc nhìn sinh thái – nhân văn làm đề tài luận văn Thạc sĩ, với mong muốn c
Trang 1-
LÊ HUYỀN TRANG
VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC TIỂU VÙNG VĂN HÓA QUẢNG NINH DƯỚI GÓC NHÌN
SINH THÁI – NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓAVÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên, năm 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
-
LÊ HUYỀN TRANG
VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC TIỂU VÙNG VĂN HÓA QUẢNG NINH DƯỚI GÓC NHÌN
SINH THÁI – NHÂN VĂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓAVÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ HUẾ
Thái Nguyên, năm 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: Văn học dân gian các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh dưới góc nhìn sinh thái – nhân văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi Các tài liệu sử dụng tham khảo đều đƣợc trích nguồn đầy đủ và chính xác
Hạ Long, tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn
Lê Huyền Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Huế, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học, các thành viên của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh và những bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Hạ Long, ngày 28 tháng 12 năm 2021
Người viết luận văn
Lê Huyền Trang
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 10
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 11
5 Phạm vi nghiên cứu 12
6 Cấu trúc của luận văn 12
7 Đóng góp của luận văn 13
PHẦN NỘI DUNG 14
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI – NHÂN VĂN CÁC TIỂU VÙNG VĂN HÓA QUẢNG NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14
1.1 Vài nét về điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội tỉnh Quảng Ninh 14
1.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh 14
1.1.2 Vài nét về kinh tế, lịch sử, văn hóa Quảng Ninh 16
1.2 Tổng quan về điều kiện sinh thái – nhân văn của các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh 19
1.2.1 Điều kiện sinh thái của vùng văn hóa Quảng Ninh 20
1.2.2 Điều kiện nhân văn của vùng văn hóa Quảng Ninh 22
1.3 Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 25
1.3.1 Khái niệm về sinh thái 25
1.3.2 Khái niệm về tiểu vùng văn hóa 27
Chương 2 văn học dân gian phản ánh điều kiện sinh thái - nhân văn tiểu vùng văn hóa BIỂN VÀ VEN BIÊN Quảng Ninh 30
2.1.Văn học dân gian phản ánh điều kiện sinh thái vùng biển và ven biển Quảng Ninh 30
2.2 Văn học dân gian phản ánh điều kiện nhân văn vùng biển và ven biển Quảng Ninh 43
Trang 62.3.Vai trò, ý nghĩa của văn học dân gian đối với đời sống ngư dân vùng biển và ven biển Quảng Ninh 47 2.4 Nghệ thuật văn học dân gian vùng biển và ven biển Quảng Ninh 54 2.4.1 Nghệ thuật và nét đặc trưng của truyện kể vùng biển và ven biển Quảng Ninh 54 2.4.2 Nghệ thuật và nét đặc trưng của ca dao dân ca vùng biển và ven biển Quảng Ninh 56 CHƯƠNG 3 VĂN HỌC DÂN GIAN PHẢN ÁNH ĐIỀU KỆN SINH THÁI - NHÂN VĂN VÙNG MỎ VÀ VÙNG TRUNG DU - MIỀN NÚI QUẢNG NINH 59 3.1 Văn học dân gian phản ánh điều kiện sinh thái – nhân văn vùng mỏ Quảng Ninh 59 3.1.1 Văn học dân gian phản ánh điều kiện sinh thái vùng mỏ Quảng Ninh 59 3.1.2.Văn học dân gian phản ánh điều kiện xã hội – nhân văn của vùng mỏ Quảng Ninh 62 3.1.3 Vai trò, ý nghĩa của văn học dân gian đối với đời sống người dân vùng mỏ Quảng Ninh 66 3.1.4 Nghệ thuật và nét đặc trưng của văn học dân gian vùng mỏ Quảng Ninh 70 3.2 Văn học dân gian phản ánh điều kiện sinh thái – nhân văn của vùng trung
du - miền núi Quảng Ninh 75 3.2.1 Văn học dân gian phản ánh điều kiện sinh thái của vùng trung du - miền núi Quảng Ninh 75 3.2.2 Văn học dân gian phản ánh điều kiện xã hội – nhân văn vùng trung du - miền núi Quảng Ninh 80 3.2.3 Vai trò, ý nghĩa của văn học dân gian đối với đời sống người dân vùng trung du – miền núi Quảng Ninh 83 3.2.4 Nghệ thuật và nét đặc trưng của văn học dân gian vùng trung du - miền núi Quảng Ninh 84 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học dân gian chính là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng do con người sáng tạo ra trong khi tham gia các sinh hoạt tập thể nhằm biểu đạt, ghi lại những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống xã hội và thiên nhiên, vũ trụ Văn học dân gian cũng phản ánh được nhiều nét sinh hoạt, tình cảm, nguyện vọng và mơ ước, cách nhìn nhận về cuộc đời và con người của đông đảo quần chúng nhân dân lao động và là tấm gương phản ảnh rõ nét môi trường sống của con người cùng thiên nhiên trong lịch sử Mối liên hệ giữa thiên nhiên và con người được biểu hiện ngay trong đời sống thường ngày Văn học với chức năng giống như một tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống khách quan vào trong tác phẩm với những cảm xúc của con người một cách chân thực nhất đã lưu giữ được những điều đó
Thực chất môi trường sinh thái là mối quan hệ giữa con người, xã hội với
tự nhiên Ở mỗi vùng miền đều có đặc điểm về địa hình, khí hậu khác nhau và con người mỗi vùng đều xây dựng cho họ những nền văn hóa riêng Mối quan
hệ giữa môi trường sinh thái và con người đã mang một dấu ấn riêng trong nền văn học dân gian Qua văn học dân gian, chúng ta có thể thấy “Văn hóa sinh thái – nhân văn” thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người, giữa con người với xã hội dựa trên sự tôn trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng động
1.2 Phê bình sinh thái là nghiên cứu về văn học và môi trường Từ đó, chúng ta đưa ra nhưng phân tích các văn bản minh họa cho các mối quan tâm về môi trường và khảo sát các cách thức khác nhau qua đó văn học giải quyết các chủ đề tự nhiên Trong đó, văn học dân gian có thể xem là nguồn tài liệu đa dạng, phong phú nhất giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều kiện sinh thái cũng như mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên
Trang 81.3 Nghiên cứu về văn hóa Quảng Ninh gần đây đã thu hút được rất nhiều
sự quan tâm của các ngành nghiên cứu như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội…đặc biệt là về các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh như vùng biển đảo, vùng núi, vùng đô thị và mỏ, vùng đồng bằng
Đã có rất nhiều các di chỉ khảo cổ học, các thư tịch cổ được sưu tầm đã minh chứng cho thấy Quảng Ninh là một vùng đất cổ Quảng Ninh có hơn 20 dân tộc anh em sinh sống, mỗi một dân tộc lại mang một nét văn hóa riêng, những đặc trưng vùng miền riêng tất cả đều tạo nên một Quảng Ninh rất riêng biệt và độc đáo Quảng Ninh như một “Việt Nam thu nhỏ” vì ở đây tập hợp đầy
đủ các đặc điểm sinh thái của nước ta, có đồi núi, đồng bằng và đặc biệt là biển Nhắc đến Quảng Ninh, chúng ta nhớ ngay đến các hòn đảo hoang sơ, những bãi biển đẹp mặc dù địa hình Quảng Ninh chủ yếu là đồi núi (đồi núi chiếm 4/5 diện tích) Bởi vì nơi đây có một vùng biển đảo rộng lớn với 250 km
bờ biển và hơn 2000 đảo lớn nhỏ trên vùng Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long Đặc biệt có Vịnh Hạ Long đã hai lần được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, năm 2007 được vào danh sách bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới Quảng Ninh không chỉ có phong cảnh đẹp, bãi biển nên thơ, thắmg cảnh hùng vĩ, mà Quảng Ninh còn có những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, các kiến trúc độc đáo, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, vốn văn hóa dân gian và hệ thống
lễ hội truyền thống phong phú, đặc sắc riêng biệt của từng vùng
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh), là một trong bốn trung tâm du lịch của Việt Nam Điều đó khẳng định vị thế của Quảng Ninh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Bắc nói riêng và của cả nước nói chung là rất lớn
1.4 Quảng Ninh là vùng đất có không gian văn hoá khá đa dạng, như không
gian văn hoá vùng đô thị, văn hoá vùng mỏ, văn hoá đồng bằng, văn hoá biển đảo, văn hóa vùng núi và là một miền đất thuận lợi cho văn học, đặc biệt là nền
Trang 9văn học dân gian phát triển Ở vùng đô thị và mỏ, vùng biển đảo và đồng bằng của Quảng Ninh có nền văn học dân gian của người Kinh phong phú với rất nhiều thể loại và những tác phẩm đặc sắc như truyện kể dân gian, ca dao dân ca trữ tình
của dân chài trên biển và ca dao của thợ mỏ trước Cách mạng tháng Tám
1.5 Ở Quảng Ninh sau người Kinh thì người Dao và Tày có dân số đông thứ hai, thứ ba của tỉnh Họ cư trú ở các huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Hải Hà, Hoành Bồ và Đông Triều… tạo nên một vùng không gian văn hóa trung
du và miền núi Trong vùng văn hoá đó, mảng văn học dân gian của các dân tộc thiểu số Quảng Ninh thực sự hấp dẫn và nhiều màu sắc, song đến nay vẫn còn nhiều giá trị chưa được khai thác hoặc mới chỉ khai thác bước đầu Đáng chú ý
là văn học dân gian của người Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Tày và người Hoa.Văn học dân gian của họ là một kho tàng phong phú với truyện kể (gồm thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại) và đa dạng với những điệu
hát Quan làng, hát Phong slư, hát Then…tất cả những bài hát đó đều gắn bó
chặt chẽ, liên quan đến các điệu múa trong các nghi lễ cổ và trở thành ngôn ngữ của các nghi lễ tín ngưỡng Sống xen kẽ với các dân tộc anh em khác trên địa bàn, người Hoa Quảng Ninh có sinh hoạt văn hoá truyền thống với nhiều thể loại: Hát, múa, hài kịch…với nhiều chủ đề khác nhau Cùng với đó là nhiều nhạc cụ dân gian như: Kèn, sáo, nhị, hồ, thanh la, não bạt, đàn tỳ bà
Chính vì vậy, từ góc nhìn địa - văn hóa, tôi chọn đề tài Văn học dân gian các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh dưới góc nhìn sinh thái – nhân văn làm
đề tài luận văn Thạc sĩ, với mong muốn công trình nghiên cứu này sẽ góp một phần vào việc khám phá, tìm hiểu diện mạo của văn học dân gian Quảng Ninh nói riêng trên nền tảng của văn hóa dân gian Quảng Ninh nói chung
Bản thân là người đang sinh sống và làm việc tại Quảng Ninh, nên tôi hy vọng kết quả nghiên cứu khoa học đầu tiên này sẽ giúp tôi hiểu sâu thêm về văn hóa, lịch sử và con người nơi đây, từ đó thêm yêu quý và gắn bó với vùng đất này hơn
Trang 102 Lịch sử vấn đề
Quảng Ninh là tỉnh phong phú, đa dạng về nhiều mặt: vừa có địa hình độc đáo vừa có nhiều tài nguyên thiên nhiên Quảng Ninh còn là vùng đạo Phật ngời sáng với một Thiền phái mang đậm bản sắc dân tộc Đây còn là cửa ngõ ngoại
thương đầu tiên và là nơi hình thành các khu công nghiệp sớm nhất cả nước
Quảng Ninh được ví như là “Việt Nam thu nhỏ” vì ở đây có cả vùng núi, vùng biển, và đồng bằng, đặc biệt là vùng mỏ, với hàng chục dân tộc anh em cùng chung sống Chính vì thế, Quảng Ninh là một vùng đất thuận lợi của văn học, đặc biệt là nền văn học dân gian của các dân tộc với rất nhiều thể loại
Văn học dân gian Quảng Ninh bên cạnh sự phát triển theo chiều dài thời gian, còn được hình thành đậm nét theo chiều rộng không gian của vùng đất với những thể loại mang nội dung phong phú và phương thức phô diễn rất đặc sắc
2.1 Tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Quảng Ninh
Từ những năm 70 của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, Quảng Ninh đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành như khảo cổ, lịch sử, địa lý, văn hóa qua nhiều công trình của các nhà tri thức địa phương cũng như các nhà khoa học trong nước Trước hết, có thể kể tới các công trình về lịch sử, địa lý, văn hóa
Quảng Ninh như:
Năm 1973, Đỗ Văn Ninh đã công bố cuốn Tìm lại dấu vết Vân Đồn lịch sử
(Ty văn hóa thông tin Quảng Ninh xuất bản) Đến năm 2004, ông lại công bố
tiếp công trình Thương cảng Vân Đồn (Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội)
Năm 1993, Đỗ Phương Quỳnh có cuốn Quảng Ninh - Hạ Long miền đất hứa (Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội) Năm 2000, Thi Sảnh có cuốn Quảng Ninh miền đất những trầm tích, năm 2003 ông công bố cuốn Non nước Hạ Long (Hội
Văn học - Lịch sử Quảng Ninh)
Năm 2003 Quảng Ninh dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, cùng với sự tham gia của nhiều tác giả, nhiều trí thức địa phương
Trang 11và nhiều nhà khoa học trong cả nước, đã xuất bản một công trình khoa học, đó
là Địa chí Quảng Ninh Đây là một công trình khoa học đồ sộ giới thiệu bao
quát về nhiều phương diện như văn hóa, kinh tế, xã hội của Quảng Ninh Về văn hóa xã hội, công trình đề cập tới các vấn đề như gia đình, dòng họ, làng xã, di tích, danh thắng, văn học, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực, trang phục
Năm 2005, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ninh cho ra mắt cuốn Quảng Ninh đất và người (Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội)
Các công trình giới thiệu về lễ hội dân gian Quảng Ninh cũng rất phong phú như:
Năm 2006, Nguyễn Đức Tí có cuốn Lễ hội Quảng Ninh do Sở văn hóa
Quảng Ninh xuất bản
Năm 2008, Nguyễn Thị Phương Thảo có Luận văn thạc sĩ Văn hóa học về
Di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội trên đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đã nghiên cứu khá tỉ mỉ về hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa
trên đảo Quan Lạn và lễ hội đua thuyền (lễ hội Vân Đồn) Tác giả đã nêu ra được một số đặc trưng cơ bản của người dân vùng biển nơi đây, đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
Năm 2009 trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 300, tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo có bài viết về Lễ hội Quan Lạn, nét văn hóa độc đáo của ngư dân biển đảo Vân Đồn Bài viết phân tích những giá trị cơ bản của lễ hội Quan Lạn,
từ đó khẳng định vị thế của vùng đất này không chỉ trong lịch sử mà trong hiện tại vẫn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc xứ sở
Có rất nhiều công trình giới thiệu về văn hóa dân gian, về phong tục thờ cúng, tín ngưỡng của người dân Quảng Ninh từ vùng biển đảo đến vùng núi như:
Năm 2009, các tác giả Đàm Thị Uyên, Nguyễn Thanh Thủy đã công bố
cuốn viết về Tục thờ cúng trong đời sống tâm linh của ngư dân đảo Quan Lạn,
Trang 12huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Tác giả nghiên cứu sâu về phong tục cũng như việc thờ cúng khá phong phú của ngư dân đảo Quan Lạn vào các ngày lễ trong năm
Năm 2010, Thạc sỹ Cao Đức Bình và Thạc sỹ Hoàng Quốc Thái đồng
nghiên cứu và biên soạn cuốn Di sản văn hóa làng chài Vịnh Hạ Long Tác giả
thể hiện quan điểm nhận thức về sự phong phú, giàu giá trị nhân văn, đậm tính trữ tình của các bài ca dao - dân ca vùng biển Cuốn sách hướng đến việc bảo tồn và phát huy một số sinh hoạt văn hóa dân gian của ngư dân làng chài Cửa Vạn (Vịnh Hạ Long)
Năm 2011, Trần Quang Vinh công bố cuốn Văn hóa dân gian vùng biển Quảng Ninh Trong cuốn sách tác giả đã giới thiệu cho độc giả 41 bài thơ ca, hò
vùng biển Quảng Ninh mà ông sưu tầm được
Năm 2015, Nguyễn Quang Vinh công bố tiếp công trình Văn hóa dân gian làng Vạn Ninh Tác giả đã tiến hành nghiên cứu, giới thiệu về một làng ven biển
với các yếu tố văn hóa dân gian truyền thống còn được lưu giữ trong đời sống
hiện tại của người dân nơi đây
Năm 2015 Trần Quốc Hùng có cuốn Phong tục và nghi lễ vòng đời người Sán Dìu ở Quảng Ninh Sách giới thiệu về quan niệm liên quan đến vòng đời
những nghi lễ đẻ con và nuôi con, nghi lễ trong giai đoạn trưởng thành, nghi lễ tang ma và những hướng biến đỏi phong tục của người dân Sán Dìu
Năm 2015, Ngô Trung Hòa công bố cuốn Góp phần bảo tồn lễ hội dân gian vùng biển đảo Quảng Ninh (Nhà xuất bản Hồng Đức)
Năm 2015, Nguyễn Thị Phương Thảo có Luận án Tiến sĩ Văn hóa học về
đề tài Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh qua các lễ hội truyền thống (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H, 2016), đã nghiên cứu khá tỉ mỉ về các lễ hội truyền
thống về vùng biển đảo của Quảng Ninh, về cơ cấu tổ chức, sự thể hiện các yếu
tố biển trong lễ hội Luận án đã chỉ ra đặc điểm của văn hóa vùng biển Quảng
Trang 13Ninh mang đậm yếu tố nội đồng và nhạt yếu tố biển, mang đậm tính lịch sử, sự tương đồng và khác biệt với các vùng biển khác, đồng thời có sự dung hợp văn hóa vùng miền
Năm 2019, Nguyễn Quang Vinh công bố cuốn Văn hóa dân gian xã đảo Ngọc Vừng Nội dung sách viết về giá trị văn học của xã đảo Ngọc Vừng xưa và nay
2.2 Tình hình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Quảng Ninh
Trước năm 1955, Sở Văn hóa - Thông tin khu Hồng Quảng đã cho xuất bản
một tập tài liệu tuyên truyền có tựa đề là Đời sống thợ mỏ thời Tây qua một số bài ca dao Cuốn khảo cứu này khoảng 20 trang, mang tính chất tài liệu tuyên
truyền là chủ yếu Tuy nhiên, từ đó đến trước những năm 1968 việc thu thập, tìm kiếm và biên soạn một cách thống nhất các bài ca dao của vùng mỏ và vùng biển
còn bị bỏ ngỏ và thực hiện chưa đồng bộ
Năm 1969 các tác giả Lý Biên Cương, Trần Nhuận Minh và Sỹ Hồng đã
công bố tập Ca dao vùng mỏ (chống Mỹ cứu nước) gồm 160 bài đã được sưu
tầm, do Ty Văn hóa Quảng Ninh xuất bản
Đến năm 1980, Ty Văn hóa - Thông tin Quảng Ninh xuất bản cuốn Ca dao vùng mỏ (trước Cách mạng) do nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài chủ biên, tập hợp
các bài ca dao vùng mỏ được sáng tác, lưu truyền trước Cách mạng tháng 8 năm
1945 Cuốn sách này là tập tư liệu sinh động về ca dao vùng mỏ trước Cách mạng, được kết cấu thành ba phần Phần thứ nhất, tác giả giới thiệu về sự hình thành, giá trị và đóng góp của ca dao vùng mỏ, phần thứ hai là một số các bài ca dao chọn lọc và phần thứ ba là các sáng tác vận động Cách mạng cùng vè dân
gian ở nơi đây Cuốn sách bước đầu đã thể hiện được giá trị nội dung (Lời tố cáo đanh thép, tình yêu thương và tiếng cười cay đắng, tiếng thét rực lửa cách mạng của công nhân mỏ) và chỉ ra giá trị nghệ thuật của ca dao vùng mỏ (Nghệ thuật hiện thực, chủ nghĩa hiện thực trong hình thức thơ ca dân gian) Những luận
điểm mà nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài nêu ra đã đề cập tương đối đầy đủ giá trị của ca dao vùng mỏ trước Cách mạng Tác giả cũng nhấn mạnh về nội dung ca
Trang 14dao vùng mỏ phản ánh tình yêu thiên nhiên Tuy nhiên, thiên nhiên ở đây chủ yếu đóng vai trò là phương tiện nghệ thuật để con người bày tỏ tình cảm với quê hương, đất nước và thể hiện tình yêu lứa đôi chứ không phải đối tượng hướng tới
Năm 2002, Nguyễn Quang Vinh đã xuất bản cuốn Văn hóa dân gian làng Vân Cuốn sách viết về đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với nội
dung giới thiệu về lịch sử, vị thế và cư dân vùng văn hóa làng Vân - một làng quê lâu đời trên đảo, cách đất liền khá xa Cuốn sách đề cập đến cuộc sống lao động, các ngành nghề, một số phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, đình, chùa, nghè, miếu và lễ hội và đặc biệt là mảng thơ ca, hò vè được sưu tầm ở làng Vân
Năm 2003, trong cuốn Địa chí Quảng Ninh (tập 3), ở chương III chương viết giới thiệu về Văn học (Quảng Ninh), đã giới thiệu một cách khái quát, giúp
người đọc nắm bắt được về các thể loại của văn học dân gian Quảng Ninh với bốn tiểu vùng: 1 Vùng núi; 2 Vùng trung du và đồng bằng ven biển; 3 Vùng biển và ven biển; 4 Vùng đô thị (trong đó có vùng mỏ)
Năm 2007, tác giả Vũ Thị Gái cho xuất bản sưu tập Ca dao – dân ca vùng biển Quảng Ninh, với khoảng 200 tác phẩm tác giả đã cho thấy ca dao vùng biển
là bộ phận ca dao mang đậm chất biển Quảng Ninh và thể hiện được tâm hồn người dân vùng biển với tình yêu sâu sắc và niềm tự hào về quê hương; Đồng thời bước đầu tác giả đã phác thảo được đặc điểm thi pháp ca dao của người dân vùng biển ở Quảng Ninh (Trích lời giới thiệu “Đọc ca dao, dân ca vùng biển Quảng Ninh đôi điều cảm nhận” của PGS.TS Nguyễn Thị Huế)
Năm 2010, Tống Khắc Hài xuất bản cuốn Ca dao vùng mỏ (Quảng Ninh xb) Cuốn sách gồm hai phần: 1 Ca dao vùng mỏ trước Cách mạng tháng 8/ 1945; 2 Ca dao vùng mỏ sau ngày giải phóng 25/ 4/ 1955 Cuốn sách đã sưu
tầm được hơn vạn câu ca dao và làm sống lại không khí sinh hoạt văn hóa xã hội sâu rộng tại vùng mỏ Quảng Ninh với các nội dung được sắp xếp như sau: Lịch
sử hình thành và Truyền thống đấu tranh của giai cấp công nhân mỏ Tác giả làm nổi bật nội dung phong phú, sinh động cuộc sống tinh thần, lao động và
Trang 15chiến đấu của người dân vùng mỏ Quảng Ninh được phản ánh trong ca dao, cũng như một số hình thức nghệ thuật đặc trưng của bộ phận ca dao này - đây là một sản phẩm văn hóa phi vật thể vô giá không phải ở vùng đất nào, ngành nghề nào cũng có được
Năm 2016, Tống Khắc Hài với cuốn Ca dao, dân ca của dân chài trên Vịnh Ha Long (Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội) Tác giả giới thiệu cho người đọc
một loại hình biểu diễn dân gian đặc sắc của cộng đồng thủy cư duy nhất sống ven biển của Quảng Ninh
Năm 2017, Nguyễn Bích Ngọc có luận văn Thạc sĩ về đề tài Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh Tác giả đi sâu vào nghiên cứu hệ
thống nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh, giúp người đọc hiểu rõ hơn về đời sống, tâm tư, tình cảm và khát vọng, ước muốn của người dân lao động xưa, đặc biệt là những người dân sống ở vùng mỏ và ven biển Quảng Ninh
Năm 2017, Đoàn Thị Hà Chung có luận văn Thạc sĩ về đề tài Truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh Tác giả đã giới thiệu được một lượng truyện kể
phong phú với nội dung phản ánh về vùng biển Quảng Ninh, trong đó có truyện
kể được tác giả sưu tầm, tập hợp tại các vùng đảo Hà Nam – Hưng Yên, tại các huyện đảo Vân Đồn, làng chài Cửa Vạn …còn được lưu truyền sống động qua lời kể của người dân nơi đây
Năm 2018, Bùi Thị Ngọc Anh có luận văn Thạc sĩ về đề tài Ca dao, dân ca
ở làng chài Vịnh Hạ Long từ góc nhìn văn hóa Tác giả nghiên cứu về cuộc sống
của ngư dân ven vịnh và giới thiệu khái quát về Vịnh Hạ Long, và tìm hiểu các bài ca dao, dân ca của dân chài ven vịnh xưa và nay
Như vậy, từ những công trình sưu tầm, nghiên cứu trên về văn hóa dân gian
và văn nghệ dân gian Quảng Ninh, chúng ta đã phần nào thấy được diện mạo phong phú và nét độc đáo của kho tàng văn hóa nơi đây Quảng Ninh chính là một khu vực có sự giao thoa văn hóa sâu sắc giữa văn hóa miền núi và trung du,
Trang 16văn hóa biển, văn hóa đồng bằng, văn hóa đô thị và văn hóa mỏ…Điều này đã tạo cho Quảng Ninh có được hàng loạt tác phẩm văn học dân gian vừa có tính chung khu vực vừa mang đậm tính riêng của các tiểu vùng
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào xem xét và nghiên cứu về văn học dân gian các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh dưới góc nhìn sinh thái – nhân văn Kế thừa các thành quả nghiên cứu công trình văn học của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
về văn học dân gian các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh dưới góc nhìn sinh thái – nhân văn Đóng góp của chúng tôi nhằm góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm sự hiểu biết về kho tàng văn học dân gian Quảng Ninh, cũng như làm sáng
tỏ hơn về sự phản ánh về văn hóa, xã hội, thiên nhiên và con người trong văn học dân gian Quảng Ninh dưới góc nhìn sinh thái – nhân văn
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu sự phản ánh của văn học dân gian Quảng Ninh về cuộc sống, lịch sử, văn hóa – xã hội, những phong tục tập quán của
người dân sinh sống tại các vùng núi, vùng biển và vùng mỏ của Quảng Ninh
- Luận văn đi sâu tìm hiểu và khẳng định tính đặc trưng và những giá trị văn hóa của văn học dân gian của Quảng Ninh
- Luận văn chủ yếu làm rõ được nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh dưới góc nhìn sinh thái – nhân văn
Trang 174 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Giới thiệu khái quát về vùng đất Quảng Ninh, trên cơ sở đó khẳng định Quảng Ninh là một vùng đất có bề dày văn hóa – lịch sử phong phú
Nhận diện một cách hệ thống về văn học dân gian các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh qua góc nhìn sinh thái – nhân văn
Phân tích khảo sát đặc điểm nội dung tư tưởng, nghệ thuật phản ánh điều kiện sinh thái – nhân văn các tiểu vùng văn hóa của văn học dân gian Quảng Ninh của vùng núi, đồng bằng và ven biển
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
để triển khai các vấn đề như sau:
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để nghiên cứu nét tương
đồng và khác biệt trong truyền thống văn học dân gian người Việt và các tiểu vùng văn học dân gian ở Quảng Ninh
+ Phương pháp phân tích ngữ văn: Phương pháp này sử dụng để phân tích, tìm
hiểu nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện của văn học dân gian Quảng Ninh
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp nghiên cứu của các
ngành khác nhau có liên quan như văn hóa học, dân tộc học, nhân học, xã hội học, để có những lí giải, khám phá mới cho việc tìm hiểu đối tượng nghiên cứu Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số thao tác như: thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp,
+ Thao tác thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử dụng trong quá
trình khảo sát, thống kê, phân loại tư liệu các tác phẩm văn học dân gian các tiểu vùng ở Quảng Ninh để có những số liệu, tỉ lệ làm cơ sở phân tích diện mạo văn học dân gian các tiểu vùng
Trang 18+ Thao tác phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để phân
tích, dựng lại diện mạo các văn học dân gian các tiểu vùng ở Quảng Ninh
+ Thao tác sưu tầm, điền dã: Tiến hành sưu tầm, khảo sát các tư liệu về
văn hóa, văn học dân gian của Quảng Ninh đã công bố, tiến hành điền dã, quan sát, phỏng vấn tại các địa phương của Quảng Ninh
5 Phạm vi nghiên cứu
5.1 Phạm vi địa lý: Các tiểu vùng sinh thái của Quảng Ninh, bao gồm
vùng núi, vùng biển, vùng mỏ
5.2 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
- Văn học dân gian dưới góc nhìn sinh thái – nhân văn của các tiểu vùng
văn hóa Quảng Ninh
- Văn học dân gian của các tiểu vùng văn hóa (vùng núi, vùng biển, vùng mỏ) của Quảng Ninh đã được sưu tầm, biên soạn trong những tổng tập, tuyển tập, hợp tuyển truyện kể, truyện cổ (kể cả một số tư liệu chưa xuất bản)
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của đề tài được chia làm ba chương:
Chương 1: Khái quát về điều kiện sinh thái – nhân văn các tiểu vùng văn
hóa Quảng Ninh và những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Văn học dân gian phản ánh điều kiện sinh thái – nhân văn
vùng biển và ven biển Quảng Ninh
Chương 3: Văn học dân gian phản ánh điều kiện sinh thái – nhân văn vùng
mỏ và vùng trung du – miền núi Quảng Ninh
Trang 197 Đóng góp của luận văn
Trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ, với sự kế thừa một cách trân trọng thành tựu của người đi trước, chúng tôi dự kiến luận văn có những đóng góp sau đây:
- Khái quát một cách có hệ thống, chỉ ra những nét đặc trưng về nội dung phản ánh và nghệ thuật trong văn học dân gian các tiểu vùng Quảng Ninh từ góc độ văn hóa và góc nhìn sinh thái
- Khảo sát và tìm hiểu để thấy được sự lưu truyền, sức sống của văn học dân gian các tiểu vùng Quảng Ninh từ góc độ sinh thái – nhân văn qua một số tác phẩm
cụ thể
Trang 20PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI – NHÂN VĂN CÁC TIỂU
VÙNG VĂN HÓA QUẢNG NINH
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Vài nét về điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội tỉnh Quảng Ninh
1.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh
Trong cuốn Đại Nam nhất thống chí có ghi chép về đất Quảng Ninh xưa như sau: “Đất, nhận thế núi làm thành, dựa chỗ cao mà giữ hiểm, có núi để tựa,
có biển vòng quanh, địa thế xa lánh mà hiểm yếu, trong thì giữ vững cương vực, ngoài thì khống chế đất Thanh Núi cao có Lôi Âm, sông lớn có Bạch Đằng, 22 cửa biển, hơn 10 đồn ải, hải đảo quanh co, sông bến khuất khúc, cũng là nơi then chốt ở ven biển” Như vậy, có thể khẳng định, Quảng Ninh từ xưa đã là nơi
đất trọng yếu, có địa hình đặc biệt đồng thời có vai trò to lớn trong việc gìn giữ biên cương
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có dáng của một hình chữ nhật lệch nằm chếch chéo theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, có địa hình trung du, miền núi, ven biển Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuộc tam giác phát triển kinh tế (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), nằm trên “hai hành lang 1, một vành đai kinh tế 2” Việt Nam - Trung Quốc Quảng Ninh chạy dài từ 20040’ đến 21040’ vĩ độ Bắc; kinh độ Đông từ
106025’ đến 108025’ Tỉnh có diện tích tự nhiên khoảng 6.102,3 km2, có đường biên giới trên biển gần 191 km và trên bộ 118,8 km, đồi núi chiếm 80% diện tích của tỉnh, đồng bằng nhỏ hẹp và chạy dọc ven biển
Theo Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh, vùng núi Quảng Ninh chia làm hai
miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc,
Trang 21hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá
và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù
sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên
đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.(Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh )
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên
muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú (Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh)
Nằm trong vùng văn hoá Bắc Bộ, cư dân Quảng Ninh có những đặc điểm điển hình của cư dân Bắc Bộ là cần cù, chịu khó, tính cộng đồng làng xã, họ tộc
Trang 22rất cao Ngoài ra, do những đặc điểm riêng về điều kiện địa lí, lịch sử, nghề nghiệp tính cách cư dân trong vùng cũng có những điểm khác biệt Đó là sự mạnh mẽ, thẳng thắn, thô mộc và đơn giản trong cuộc sống Họ biết tận dụng những điều kiện thiên nhiên để mưu cầu cuộc sống Do đời sống gắn liền với biển nên người dân nơi đây coi biển là nguồn sống, là ân nhân Bởi vậy, trong tiềm thức của người dân, đặc biệt là người dân vùng biển, hình ảnh những vị thần liên quan đến biển luôn luôn tồn tại Tín ngưỡng thờ thần biển cũng vì đó mà hình thành và lưu truyền từ bao đời nay
Với vị trí địa lí thuận tiện như vậy, Quảng Ninh từ xưa đến nay luôn là một khi vực phát triển kinh tế sôi động và là một trong những cái nôi văn hóa của
dân tộc ta
1.1.2 Vài nét về kinh tế, lịch sử, văn hóa Quảng Ninh
Quảng Ninh hội tụ tất cả những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế -
xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tỉnh
có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
Quảng Ninh là tỉnh có nền văn hóa phát triển mạnh và khá sớm Ở thời kỳ tiền sử Quảng Ninh được mọi người biết đến sớm nhất tại điểm thuộc văn hóa Soi Nhụ Thời kỳ của các văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hòa Bình từ khoảng trên dưới 18.000 năm về trước lúc mực nước Biển Đông hạ thấp tới độ sâu 110 - 120 mét dưới mực nước biển ngày nay, mà băng hà còn phát triển Khi đó vịnh Bắc Bộ (gồm cả vịnh Hạ Long) là một đồng bằng tam giác châu rộng lớn Vùng đất dài vài nghìn km thời ấy là một đồng bằng cổ Một đồng dân cư tiền sử lớn từng sinh sống tại đây Ngày ấy họ sống chủ yếu trong các hang động đá vôi, trên một địa bàn độc lập so với các cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn cùng thời Vào thời điểm đó họ
đã sáng tạo ra nền văn hóa Soi Nhụ Đây cũng là cơ sở để hình thành các loại hình văn hóa tiến bộ mới ở Cái Bèo Kế tiếp sau nền văn hóa Hạ Long nổi tiếng
Trong qua trình nghiên cứu các nhà khoa học đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng với tư liệu đã thu thập được sau cuộc khai quật di chỉ Đầu Rằm thì có thể
Trang 23khẳng định Quảng Ninh từ thời tiền sử đến sơ sử đều là quá trình phát triển liên tục, không ngừng
Ở thời kỳ phong kiến, Quảng Ninh đổi qua nhiều cái tên như: Lục Châu, phủ Hải Đông, Lộ Hải Đông, Lộ An Bang, lộ An Quảng, tỉnh Quảng Yên Thời nhà Lý, Quảng Ninh được gọi với cái tên Hải Đông Sau khi dẹp yên cuộc nổi dậy của người Đại Nguyên Lịch vào năm 1023, đôi thành châu Vinh An và xác định biên giới đông bắc của Đại Việt Một thời gian sau cả vùng Ninh Hải - Lục Châu đã được đổi thành phủ Hải Đông Vào cuối thế kỷ 14 nhà Trần nâng Hải Đông lên thành lộ và đặt là An Bang (khoảng năm 1242) Một châu của Hải Lộ Dương thuộc Đông Triều bây giờ
Đại Việt càng phát triển cũng đồng nghĩa với việc cư dân An Bang ngày càng tăng, họ mở rộng xóm làng ruộng đất, hình thành các đơn vị hành chính như: Đông Triều, các châu Tiên Yên, Vĩnh An, Vân Đồn, Vạn Ninh, huyện Hoa Phong, Hoành Bồ, Yên Hưng Vào cuối đời nhà Lý, tổ tiên nhà Trần đến vùng
An Sinh (Đông Triều) để sinh sống và làm nghề đánh bắt cá Khu vực An Phụ,
An Dưỡng, An Sinh và An Bang sau này được đặt thành thái ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, anh của Trần Thái Tông Tuy phát tích ở đất Nam Định nhưng nhà Trần lúc nào cũng nhớ về quê hương Đông Triều nên các vua Trần khi mất đều được chuyển về đây
Đến đời Lê Anh Tông (1556 - 1573) nhà vua đổi An Bang thành An Quảng Vào thời nhà Tây Sơn, các trấn từ Sơn Nam Hạ và Bắc cũng được gọi là Bắc Thành An Quang có Phủ Kinh Môn với 7 huyện và sáp nhập thêm cả Đông Triều nên đã trở thành một trấn lớn
Thời Nguyễn Ánh, chinh chiến hơn 20 năm với nhà Tây Sơn, vào năm Tân Dậu (1801) ngày 3 tháng 5 nhà vua đã thu phục được Kinh đô Phú Xuân và năm
1802 chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhà vua vẫn giữ nguyên ngoại trấn An Quảng, với một phủ Hải Đông, ba huyện Hoành Bồ, Yên Quảng, Hoa Phong và
ba châu Vạn Ninh, Tiên Yên và Vân Đồn
Trang 24Trấn An Quảng sau này được đổi tên thành trấn Quảng Yên (vào năm Minh Mạng thứ 3) Trấn Quảng Yên tiếp tục được đổi thành tỉnh vào năm 1831 do Tổng đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) kiêm quản Năm 1836, phủ Hải Đông được đổi tên gọi là phủ Hải Ninh, châu Vân Đồn được gộp vào huyện Hoa Phong và được gọi là tổng Vân Hải Sau đó, nhà Nguyễn tách huyện Hoành Bồ, huyện Hoa Phong và huyện Yên Hưng ra khỏi phủ Hải Đông lập thành phủ Sơn Định, cho tri huyện Hoành Bồ kiêm quản
Quảng Ninh có rất nhiều địa danh nổi tiếng gắn với lịch sử như:
- Sông Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên): gắn liền với 3 lần thủy chiến trên sông Bạch Đằng của người Việt để chống lại quân xâm lược
- Một trong số các thương cảng lớn và quan trọng đối với các triều đại phong kiến xưa có thể kể tới thương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn)
- Khu quần thể lăng các vua Trần, thị xã Đông Triều: Vốn là nơi ở của tổ tiên nhà Trần trước khi di cư xuống vùng Thái Bình, Thiên Trường
- Chùa Yên Tử (Uông Bí): Nơi đây phát tích Thiền phái Trúc Lâm, sáng lập bởi Trần Nhân Tông
Quảng Ninh có một kho tàng văn hóa khổng lồ đã và đang được bảo tồn và phát triển Toàn tỉnh có 541 di sản văn hoá vật thể gồm những đình, chùa, đền, miếu, danh lam thắng cảnh Văn hóa phi vật thể có hơn 2000 hồ sơ đó là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, phong tục, tập quán, trò chơi dân gian…Trò chơi dân gian, thể thao truyền thống khác với những môn thể thao khác bởi nó ra đời và tồn tại, phát triển từ chính nhu cầu giải trí, một số liên quan đến tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc, được cộng đồng dễ dàng đón nhận Các di sản văn hoá của Quảng Ninh được trải dài theo không gian và thời gian Quảng Ninh
có 43 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại mang một bản sắc văn hóa riêng Quảng Ninh không chỉ có những thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử nổi tiếng, mà còn là một vùng đất giàu có về di sản văn hóa phi vật thể Quảng
Trang 25Ninh hội tụ các dạng địa hình tiêu biểu của cả nước là biển đảo, đồng bằng, trung du và miền núi Mỗi vùng lại có những truyền thống văn hóa mang đặc trưng riêng Trong đó bao gồm những di sản văn hóa, văn học dân gian (Ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đối, truyện cổ tích, sử thi, truyện trạng ); nghệ thuật trình diễn dân gian (Âm nhạc, múa hát, sân khấu ); tập quán xã hội (bao gồm luật tục hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác); tri thức dân gian (bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục); nghề thủ công truyền thống…Về văn học dân gian, Quảng Ninh có “Văn hóa công nhân mỏ” mang những nét đặc sắc riêng biệt gắn liền với đời sống lao động, quá trình đấu tranh hơn một trăm năm của những người thợ mỏ Quảng Ninh có văn hóa ngư nghiệp, văn hóa nông nghiệp của những người nông dân vốn gốc là những cư dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ra sinh sống và tụ cư nơi mảnh đất này Quảng Ninh có văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, vốn tập trung sống lâu đời thành các làng bản ở trung du và miền núi, có những tập tục và truyền thống riêng Những vốn văn hoá này đã và đang khẳng định những giá trị khác biệt của Quảng Ninh
Các lễ hội ở Quảng Ninh mang một giá trị phi vật thể ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống văn hóa người dân sinh sống tại vùng đất này Một số lễ hội tiêu biểu như: Hội làng của đồng bào Dao ở xã Bằng Cả (Hoành Bồ); lễ hội Soóng Cọ; lễ hội đình Lục Nà của đồng bào Tày xã Lục Hồn (Bình Liêu), lễ hội đình Trà Cổ (Móng Cái), lễ hội Vân Đồn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn), lễ hội Tiên Công, lễ hội Bạch Đằng (TX Quảng Yên), hội chùa Quỳnh Lâm, hội đền An Sinh (huyện Đông Triều)
1.2 Tổng quan về điều kiện sinh thái – nhân văn của các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh
Phê bình sinh thái là một thể diễn ngôn mỗi người nói một kiểu Phần lớn mọi người thừa nhận định nghĩa của Cheryll Glotfelty – người khởi xướng phê
Trang 26bình sinh thaisowr Mỹ: “Phê bình sinh thái là phê bình bàn luận về quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên” [36; 13], hay “Phê bình sinh thái là nghiên cứu văn học gắn liền với chủ đề môi trường” [36; 6] Các nhà phê bình sinh thái chú
ý đến sự phá hoại sinh thái do hiện đại hóa tạo thành và sự xấu đi của sinh thái toàn cầu do hiệu ứng nhà kính tạo nên, múc độ nghiêm trọng của tình trạng này
đã uy hiếp môi trường sinh thồn và phát triển tương lai của nhân loại Thế là nhấn mạnh một phương diện từ góc độ văn hóa sinh thái, văn học sinh thái để nghiên cứu văn học, mặt khác từ góc độ kinh nghiệm thẩm mĩ văn học giải thích sâu sắc thêm khắc chế sự xấu đi của sinh thái đạt đến sự cân bằng sinh thái đảm bảo sự phát triển của nhân loại, đã trở thành sứ mệnh lịch sử mà các nhà tư tưởng văn học và sáng tác văn học phải đảm nhiệm trong thời đại toàn cầu hóa
1.2.1 Điều kiện sinh thái của vùng văn hóa Quảng Ninh
Quảng Ninh có hệ thống cư dân biển đảo khá phức tạp, họ di cư từ các nơi đến đây và qua nhiều thời kỳ lịch sử với nhiều nguyên nhân khác nhau, hoàn cảnh khác nhau Các vùng ven biển Quảng Ninh có địa hình không bằng phẳng, nhiều bãi sú, vẹt dài rộng hàng kilômét Vì vậy, khi định cư ở các vùng ven biển
cư dân phần lớn đều phải thau chua, rửa mặn như đảo Hà Nam, đảo Quan Lạn, đảo Minh Châu, đảo Cô Tô do đó người dân sống trên các đảo phải chăm chỉ, cần cù, dãi dầm mưa nắng
Dân di cư tới Quảng Ninh lập nghiệp chủ yếu là người Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, họ đi tìm mảnh đất mới để khai thác, lập nghiệp và sinh sống với hy vọng có một cuộc sống đầy đủ hơn Người di cư đến đây đa số làm nông nghiệp, số còn lại tụ cư ở các vùng ven sông, ven biển và những hòn đảo trong vùng làm nghề chài lưới đánh bắt thủy sản Trên đảo Quan Lạn, ngoài người Kinh còn có một số tộc người như người Hoa, Sán Dìu Theo gia phả của những dòng họ lớn, người dân Quan Lạn gốc, đa số từ Thanh Hóa và Đồ Sơn ra đây lập nghiệp Ngoài ra, còn có người từ những nơi khác đến như: Hải Hưng, Hà Bắc cũ (nay là các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh)
Trang 27Hiện nay chỉ còn 16 dòng họ sinh sống trên đảo đó là họ: Phạm, Vũ, Nguyễn, Hoàng, Lê, Lưu, Đỗ, Bùi, Cao, Lý, Đàm, Lương, Châu, Trạc, Hứa, Trình và đây cũng là những dòng họ đến định cư sớm nhất Không giống như đảo Quan Lạn, trên đảo Hà Nam thành phần dân cư chủ yếu từ Nam Định, Hải Dương, thành Thăng Long, Đồ Sơn vào thời nhà Lê, nhà vua khuyến khích dân
cư đi tìm đất hoang, đất bãi triều để khai hoang mở rộng đất đai canh tác nên những cư dân từ thành Thăng Long đã tìm đến với mảnh đất này để lập nghiệp Sau vào thời vua Hồng Đức chiến tranh hoành hành, nhân dân khổ cực, đói kém nên ly tán hết đến vùng đất này để khai hoang, lập ấp, lập làng Dân di cư đến đảo Quan Lạn và đảo Hà Nam có nhiều người làm nghề ngư nghiệp (ở vùng biển Đồ Sơn và biển Thanh Hóa) Ngày trước người Hoa ở trên đảo Cô Tô sinh sống chủ yếu nhờ nghề đánh bắt cá
Những cư dân vốn làm nghề nông nghiệp ở các tỉnh Hải Dương, Nam Định khi đã đặt vào thế “đứng trước biển”, họ cũng dễ dàng thích nghi với môi trường biển, Họ không chỉ đơn thuần đánh bắt cá, chế biến hải sản, làm muối, buôn bán mà còn trồng trọt, chăn nuôi, bởi họ không quên nguồn gốc của người làm ruộng lúa nước Bởi lẽ, xét về truyền thống, thì cả cộng đồng người Việt “không có nguồn gốc biển mà cơ bản họ là cư dân sống ở vùng trước núi (gồm cả trung du) tràn xuống khai thác đồng bằng chiêm trũng, rồi lấn biển và khai thác biển” Vào những thế kỷ trước, người dân trên đảo trồng dâu, trồng cam, trồng chè và nuôi tằm mang lại năng suất cao Đến nay những dấu ấn ấy vẫn còn được lưu giữ bằng những chạm khắc trên kiến trúc của đình Quan Lạn
là hình con ngài (con tằm) và lá dâu Trong dân gian còn truyền nhau câu ca:
Ra đi nhớ đất Cái Làng
Nhớ canh cá nướng - nhớ chè Vị Vân
Bên cạnh đó, khu mỏ than Quảng Ninh vào năm 1888 khi công ty mỏ than Bắc Kỳ thuộc Pháp chính thức hoạt động và trải qua 70 năm đến năm 1955 vùng
mỏ được giải phóng, đã trở thành một vùng văn hóa đặc trưng riêng của Quảng
Trang 28Ninh Về không gian, “vùng mỏ gồm tất cả các lán thợ, các làng mỏ và các thị trấn, thị tứ mỏ như mạo Khê, Tràng Bạch, Uông Bí, Vàng Danh, Hòn Gai, Hà Lầm, hà Tu, Cẩm Phả, Cửa Ông, Mông Dương, Vạn Hoa” [62 ;150] Vùng mỏ này đã thu hút những người nông dân nghèo khổ tới tìm việc làm và biến họ trở thành những người phu mỏ Thực dân Pháp đã thiết lập ở vùng mỏ một chế độ cai trị để trói buộc người phu mỏ Nên nơi đây cũng là nơi chứng kiến sự ra đời
của đội ngũ công nhân mỏ, bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam
1.2.2 Điều kiện nhân văn của vùng văn hóa Quảng Ninh
Với tính chất địa lý đặc biệt và sự phong phú về thành phần cư dân dẫn đến
sự phong phú về nghề nghiệp Vì vậy, Quảng Ninh từ lâu đã diễn ra quá trình hội tụ và hỗn dung văn hóa giữa cư dân nông nghiệp, cư dân ngư nghiệp và cư dân lâm nghiệp Là đầu mối giao thông đường biển, từ khá sớm Quảng Ninh đã
là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa sầm uất của cả nước từ Vân Đồn, Cửa Ông tới Hải Phòng mà dấu ấn là thương cảng Vân Đồn
Quá trình đô thị hóa hình thành dần, nhất là thời cận đại với các trung tâm công nghiệp, khai mỏ đã tạo cho Quảng Ninh sắc thái văn hóa đa dạng, có độ
mở lớn để tiếp nhận những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài Văn hóa đồng bằng bản chất là văn hóa của những cư dân nông nghiệp Khi nông nghiệp
là nguồn sống chính thì mọi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đều bị chi phối sâu sắc từ ăn, mặc, ở, đi lại, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán và lễ hội
Truyền thống văn hóa của làng quê luôn ẩn sâu trong tâm thức của những
cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Vì vậy đi đâu, đến với mảnh đất mới khai phá họ cũng mang theo những giá trị văn hóa tốt đẹp và tái sinh nó trên mảnh đất mới Đôi khi miền đất mới không phải là đồng bằng, kể cả phương thức sinh sống cũng không phải là trồng trọt, cày cấy thì những lớp văn hóa cổ xưa của cha ông vẫn được duy trì, hòa nhập cùng những lớp văn hóa mới để truyền lại cho muôn đời sau Đối với cư dân vùng biển đảo Quảng Ninh cũng vậy, mặc dù
Trang 29họ sống trong môi trường biển cả nhưng văn hóa đồng bằng vẫn hiện hữu cùng văn hóa biển trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần Tục rước nước, cầu mưa của cư dân nông nghiệp vẫn được tái hiện với lớp văn hóa mới trong các lễ hội ven biển như: lễ hội đình Giang Võng, lễ hội đình Trà Cổ, lễ hội đình Cẩm Hải, lễ hội đền Bà Men, đền Bụt Đày, lễ cầu Đảo vũ (Yên Hưng)… Câu thành ngữ quen thuộc của người nông dân “Nhất nước, nhì phân, tam cần,
tứ giống” đã minh chứng tầm quan trọng của yếu tố nước trong sản xuất nông nghiệp Lễ rước nước hình thành như một hành động thiêng liêng biểu trưng cho lòng mong ước mưa thuận, gió hòa, được thực hiện hết sức thiêng liêng
Những người đầu tiên khai phá ra vùng biển Trà Cổ là dân từ Đồ Sơn (Hải Phòng) sang Nhiều lễ hội của dân biển diễn ra vẫn có những nghi lễ tế voi sống, lợn sống Họ sống trên biển nhưng lễ hội vẫn là lễ hội nông nghiệp Trong các vị thần được thờ ven biển Quảng Ninh cũng có không ít vị thần là thần nông nghiệp Điển hình là vị Thần Nông (Lễ hội xuống đồng, đền Cốc, Hà Nam) Lễ xuống đồng là nghi thức trong lễ cầu mùa nghề nông, mở đầu cho một chu kỳ cày cấy mới Đây là nghi thức bộc lộ mối quan hệ khăng khít giữa con người với môi trường tự nhiên, vừa có tính tượng trưng nhưng cũng rất thực tế Trong lễ hội xuống đồng, nhiều nơi còn tổ chức Lễ tịch điền (Lễ cày cấy)
Đối với cư dân ngư nghiệp các vị Thần Biển có vai trò to lớn trong đời sống của họ, nhưng vốn gốc gác là cư dân nông nghiệp, lại quai đê lấn biển để làm nông nghiệp, nên Thần Nông vẫn có vị trí quan trọng đối với họ Ở các làng ven biển Quảng Ninh lao động chính là phụ nữ, họ đánh bắt cá, mò cua, bắt ốc ngược lại hoàn toàn đối với các vùng ven biển Miền Trung và Miền Nam Có lẽ
do vậy mà trong các đền miếu, các lễ hội của ngư dân miền biển Quảng Ninh, việc thờ chủ yếu vẫn là các Nữ thần Một số vị thần khi ở trong đồng bằng là những vị thần nông nghiệp, nhưng khi ra biển cả đã được ngư dân gán cho những quyền năng của vị Thần Biển như Mẫu Liễu Hạnh, bà Chúa Thoải…
Trang 30Lễ hội của Quảng Ninh cũng hết sức phong phú Thí dụ, lễ hội Trà Cổ thể hiện đậm chất nông nghiệp, chất đồng bằng và đậm chất biển, đặc biệt trong lễ hội còn có tục nuôi và thi ông Voi trong Ở người Kinh vùng đảo Hà Nam có lễ hội Miếu Tiên công, có hội bơi trải đình Phong Cốc Những cư dân nông nghiệp dù có đi đâu, về đâu họ vẫn luôn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Sự dung hợp giữa văn hóa biển với văn hóa đồng bằng còn thể hiện qua hình tượng Long mã trong đám rước của lễ hội Tiên Công trên đảo Hà Nam Ở vùng Cẩm Phả có lễ hội Cửa Ông và nhiều lễ hội kỷ niệm các danh tướng nhà Trần khác Nhìn chung nghệ thuật truyền thống của Quảng Ninh là nghệ thuật truyền thống đa sắc tộc…
Người dân trung du và miền núi Quảng Ninh chủ yếu thuộc các dân tộc ít người và từ lâu đời họ đã sống thành những cộng đồng làng bản, những cụm dân
cư riêng với những phong tục tập quán riêng Thiên nhiên là môi trường sinh thái gắn bó mật thiết với người dân các dân tộc Qua thực tế chung sống với thiên nhiên, đồng bào đã đúc rút đượcnhững bài học về mối quan hệ giữa người với thiên nhiên và quan hệ giữa người với người qua những bài học về lòng nhân ái, về quan hệ nhân quả Các phong tục tín ngưỡng dân gian như vạn vật hữu linh, như thờ Thần Rừng, Thần Nước, Thần Núi hay các nghi thức cúng
lễ cầu mùa … đã thể hiện trình độ, cách nhận thức của người dân nơi đây Từ
sự trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, người dân các dân tộc trung du và miền núi Quảng Ninh đã thể hiện cách nhận thức của mình qua cách ứng xử với thiên nhiên, cũng như qua cách ứng xử với cộng đồng dân tộc vốn sống xen
kẽ nhau, cùng nhau giữ gìn, bảo vệ và phát triển vùng đất Đông Bắc nước ta qua bao đời nay
Các điều kiện sinh thái – nhân văn nói trên của Quảng Ninh đã được văn học dân gian Quảng Ninh phản ánh qua nhiều thể loại, nhiều tác phẩm, được người dân lưu giữ và truyền lại đến ngày nay
Trang 311.3 Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
1.3.1 Khái niệm về sinh thái
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (Quần xã) và thành phần không sống (sinh cảnh) Tất cả đều chung sống và có mối qua
lại với nhau trong môi trường quần xã
Nhân văn là chỉ những quan điểm, tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của một con người liên quan đến giá trị cuộc sống của họ Nhân văn được thể hiện qua phẩm giá, tình cảm, trí tuệ, vẻ đẹp, sức mạnh của một người
Môi trường sống hay môi trường sinh thái là nơi sinh sống của các thành phần sống (quần thể, quần xã sinh vật, hệ sinh thái, con người và toàn thể xã hội loài
người) Theo tiếng La tinh là “Oikos” họ định nghĩa sinh thái giống như là nhà
Theo đó, sinh thái học là học thuyết khoa học về nơi cư trú, chỗ ở, về những điều kiện sống hay môi trường sống của các sinh thể Mỗi sinh vật sống đều có một nơi cư trú thích hợp Điều này không phải ngẫu nhiên vì phụ thuộc vào sự phản ứng thích nghi của cơ thể sinh vật với những điều kiện sống xung quanh như nước, không khí, ánh sáng, khí hậu, thổ nhưỡng Giữa cơ thể sống
và những điều kiện của môi trường sống luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau Ngày nay, tuy đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về sinh thái học, song nguồn gốc thuật ngữ của nó vẫn còn nguyên giá trị Theo cách hiểu chung nhất và phổ biến nhất thì sinh thái học là khoa học về các mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa các cơ thể sống với môi trường xung quanh Nói một cách khái quát và chính xác hơn đó là mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa các hệ thống vật chất sống ở cấp độ cơ thể và trên cơ thể (loài, quần thể, quần xã, hệ sinh thái) với những điều kiện của môi trường sống xung quanh Con người và xã hội loài người là những hệ thống vật chất sống, tồn tại trong tự nhiên (sinh quyển) với tư cách là những cơ thể hoàn chỉnh Từ
đó có thể đưa ra định nghĩa nữa về sinh thái học: Đó là khoa học nghiên cứu mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa con người (xã hội loài người) với
Trang 32sinh quyển Điều này có nghĩa là, sinh thái học tiến từ nghiên cứu mối quan hệ
“cơ thể - môi trường” sang nghiên cứu mối quan hệ “con người - tự nhiên”, “xã hội - sinh quyển”; mở rộng lĩnh vực nghiên cứu ra ngoài phạm vi môn sinh vật học thuần túy; tiếp cận với những vấn đề triết học [58;21]
Sinh thái là tập hợp toàn bộ những vấn đề có liên quan đến sự tác động qua lại giữa sinh thể với những điều kiện sống của môi trường xung quanh Sinh thái nhân văn (hay sinh thái xã hội) bao gồm trong nó tất cả các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa xã hội (với tư cách một hệ thống vật chất sống) và con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội - văn hóa) với môi trường xung quanh, trước hết là với sinh quyển [58;21]
Môi trường sinh thái là tổ hợp của tất cả các cơ thể sống trong sự tương tác qua lại với những điều kiện tự nhiên vốn có như ánh sáng, nước, không khí, đất
đá, khí hậu Tổ hợp đó nếu có cả con người và xã hội loài người thì được gọi là môi trường sinh thái nhân văn hay môi trường sinh thái xã hội Môi trường sinh thái là đối tượng nghiên cứu của sinh thái học, còn môi trường sinh thái nhân văn là đối tượng nghiên cứu của một bộ môn khoa học mới, được hình thành trên điểm giáp ranh của nhiều khoa học, đó là sinh thái học nhân văn hay sinh thái học xã hội [58;22]
Sinh thái nhân văn nằm trên điểm giáp ranh giữa các khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội Bản chất của nó nằm ngay trong lĩnh vực tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, giữa con người và sinh quyển Sinh thái học nhân văn háyinh thái học xã hội là khoa học nghiên cứu mối quan hệ qua lại
và sự tác động lẫn nhau giữa “con người - tự nhiên”, “xã hội - sinh quyển”, cụ thể là nghiên cứu những quy luật hoạt động của sinh quyển và sự vận dụng một cách có ý thức của con người những quy luật sinh thái học đó vào hoạt động thực tiễn, nhằm đảm bảo những điều kiện tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội Nói cách khác, sinh thái học nhân văn là khoa học nghiên cứu những phương pháp, cách tổ chức hoạt động của con người trong lĩnh vực quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người và tự nhiên,
Trang 33dựa trên cơ sở những yêu cầu khách quan của các quy luật sinh thái học, nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển hài hòa và bền vững giữa xã hội và tự nhiên [58;22]
Văn hóa sinh thái nhân văn bao gồm hai thành tố: văn hóa và sinh thái nhân văn Có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng cái cốt lõi chung của văn hóa là tri thức, chuẩn mực và giá trị Văn hóa sinh thái nhân văn là tổng hợp những tri thức, những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tương tác với thiên nhiên, được lưu giữ và truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác, được đúc kết thành những hệ thống chuẩn mực xã hội bền vững (thuận theo, nương nhờ hay tận dụng thiên nhiên và ứng phó với thiên tai), nhằm tạo ra cho mình một môi trường sống phù hợp hơn, tốt hơn và đẹp hơn (chân, thiện, mỹ) Đối tượng nghiên cứu của văn hóa sinh thái nhân văn cũng chính là đối tượng nghiên cứu của sinh thái nhân văn là môi trường sinh thái nhân văn, tức là môi trường của mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa con người và xã hội với tự nhiên, trong đó, con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội - văn hóa [58;22]
1.3.2 Khái niệm về tiểu vùng văn hóa
Tiểu vùng văn hóa được tạo ra bởi một quần thể dân cư sinh sống trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều dân tộc, họ sáng tạo ra một hệ thống các dạng văn hóa riêng biệt mang đậm bản sắc riêng của vùng và của dân tộc mình Mỗi tiểu vùng văn hóa lại có xã hội riêng, lối sống riêng, phong tục riêng, đặc biệt là không gian văn hóa nhất định của riêng họ Văn hóa của vùng được thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua cách ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và giữa con người với con người
Để tạo nên bản sắc riêng của từng vùng văn hóa cần có các yếu tố sau: + Quan trọng nhất là yếu tố về môi trường sinh thái - tự nhiên mà từ đó sinh ra các quy định về cách thức cư trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người
Trang 34+ Yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra cung cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa,… giữa nội
bộ cộng đồng hay với cư dân của các vùng đất của địa phương khác
Có thể thấy, từ xưa Quảng Ninh đã là nơi đất trọng yếu, có địa hình đặc biệt đồng thời có vai trò to lớn trong việc gìn giữ biên cương của tổ quốc
Vùng đất Quảng Ninh được “mẹ thiên nhiên” rất ưu ái ngoài những dãy núi trập trùng non xanh, những cánh đồng màu mỡ bát ngát mà còn là vùng đất có đường bờ biển rộng dài với trên 250km và hơn 2.000 đảo lớn nhỏ trên vùng vịnh
Hạ Long và Bái Tử Long
Qua các nghiên cứu, giới khảo cổ cho biết, vùng biển Quảng Ninh là một trong những cái nôi đầu tiên của người Việt cổ Nhờ các di khảo lịch sử được phát hiện, người ta đã thấy sự tồn tại, phát triển liên tục kế tiếp nhau của 3 nền văn hóa thời tiền sử đó là: văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và đỉnh cao là văn hóa Hạ Long
Trên cơ sở các nghiên cứu về khảo cổ, địa chất, về sinh thái, lịch sử và văn hóa vùng đất, chúng tôi chia Quảng Ninh thành các tiểu vùng văn hóa như sau:
- Tiểu vùng văn hóa biển và ven biển Quảng Ninh
- Tiểu vùng văn hóa mỏ Quảng Ninh
- Tiểu vùng văn hóa trung du và miền núi Quảng Ninh
Văn học dân gian Quảng Ninh tuy không đồ sộ như văn học dân gian nhiều vùng khác, nhưng được tạo nên từ văn học dân gian các tiểu vùng (vùng biển, vùng mỏ, vùng núi), do đó vừa phong phú vừa đa dạng, lại vừa mang trong mình những đặc trưng riêng
Luận văn sẽ lần lượt thông qua các chương viết để giới thiệu, khảo sát và nhìn nhận dấu ấn cùng sự phản ánh điều kiện sinh thái - nhân văn trong văn học dân gian cảu các tiểu vùng văn hóa Quảng Ninh
Trang 35Tiểu kết chương 1
Qua việc tìm hiểu về điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội cho thấy Quảng Ninh
là một vùng đất có vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa quan trọng đối với Việt Nam Vùng đất Quảng Ninh với thiên nhiên mộng mơ hấp dẫn, núi sông kỳ thú, hùng
vĩ, với những hang động lung linh, kỳ ảo, khí hậu trong lành, đặc sản quý hiếm
đã tác động trực tiếp đến sự hình thành về tâm hồn và nhân cách của người Việt
cổ trên vùng đất phên dậu này
Điều kiện sinh thái của vùng đất Quảng Ninh khá phức tạp Qua nhiều thời
kì lịch sử, có rất nhiều người di cư đến Quảng Ninh từ các vùng khác nhau, họ đem đến nhiều điều kiện sinh sống mới, cũng như đã tạo nên một môi trường sống hòa nhập, giao lưu, tiếp biến Sự phong phú về thành phần dân cư dẫn đến
sự phong phú về nghề nghiệp, vì thế điều kiện nhân văn nơi đây đã vô cùng đa dạng Quá trình đô thị hóa hình thành dần, nhất là thời cận đại với các trung tâm công nghiệp, khai mỏ đã tạo cho Quảng Ninh sắc thái văn hóa đa dạng, có độ
mở lớn để tiếp nhận những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài Thế nhưng văn hóa làng quê, cũng như nét đẹp riêng của mỗi vùng văn hóa quê hương vẫn ẩn sâu trong tâm thức của mỗi người dân Quảng Ninh và luôn được
họ gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ con cháu Chính vì thế mà họ cũng đã làm nên một kho tàng văn học dân gian Quảng Ninh vừa vô cùng phong phú vừa mang những nét đặc trưng riêng đậm dấu ấn của các vùng khác nhau và cũng mang đậm dấu ấn của một Quảng Ninh có biển, có núi, có mỏ…
Trang 36Chương 2 văn học dân gian phản ánh điều kiện sinh thái - nhân văn tiểu vùng văn hóa
BIỂN VÀ VEN BIÊN Quảng Ninh 2.1.Văn học dân gian phản ánh điều kiện sinh thái vùng biển và ven biển
Quảng Ninh
Các yếu tố văn học được hình dựa trên sự tác động gián tiếp của môi trường tự nhiên Mối quan hệ của các chủ nhân văn hóa với môi trường và môi trường với các chủ nhân văn hóa tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên sẽ là
cơ sở để tạo nên đặc trưng văn hóa của một vùng đất
Văn học dân gian của ngư dân Quảng Ninh rất phong phú Đây là một vùng dân cư khá độc đáo, họ sống trên những chiếc thuyền nan từ đời này sang đời khác Chính những cái khác lạ ấy đã tạo nên một nền văn hóa riêng của ngư dân sống trên biển, trong đó có văn học dân gian Ngư dân sinh ở miền biển của các vùng Trung Bộ và Nam Bộ nước ta thường sống tụ cư có làng xóm, có phường
xã trên bờ và đàn ông là người đi biển, họ sáng đi chiều về hoặc có thể ra khơi một vài ngày theo mùa vụ Còn dân làng chài Quảng Ninh thì không có hàng xóm cố định, họ sống nay đây mai đó tùy thuộc vào từng nghề và từng mùa vụ
cá Khi đến mùa gió, các con thuyền di tản hoặc chụm lại thành từng vùng riêng
và nấp dưới các bóng núi Dân chài sau khi đánh bắt cá họ cũng phải cập bến, lên chợ bán tôm cá và mua gạo, nước ngọt, nhu yếu phẩm cần thiết Dân làng chài luôn có một mặc cảm về chính cuộc sống của mình, họ xấu hổ và cảm thấy hèn kém vì người trên bờ gọi họ là “dân chã”, coi họ như những người từ trên núi xuống Cuộc sống đơn độc trên những con thuyền, giữa biển trời mênh mông kỳ ảo, họ thấy cô đơn và nhu cầu giao lưu tình cảm rất mãnh liệt Chính
sự khao khát và nỗi cô đơn là tiền đề để những ngư dân Quảng Ninh sáng tác ra các bài ca giao duyên để giải tỏa nỗi buồn, để kết bạn, để nên vợ nên chồng Chính những lời bài hát đó là kho tàng ca dao vô cùng đặc sắc bời lời hát được sáng tác rất trau chuốt và nó mang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau Ngư dân
Trang 37trên biển Quảng Ninh còn có cả tục ngữ, phương ngôn vùng biển và cũng không
ít câu đố, bài vè và truyện cổ…
Trong cuốn Đại Nam nhất thống chí có ghi chép về đất Quảng Ninh xưa
như sau: Đất, nhân thế núi làm thành, dựa chỗ cao mà giữ hiểm, có núi để tựa,
có biển vòng quanh, địa thế xa lánh mà hiểm yếu, trong thì giữ vững cương vực, ngoài thì khống chế đất Thanh Núi cao có Lôi Âm, sông lớn có Bạch Đằng; 22 cửa biển, hơn 10 đồn ải, hải đảo quanh co, sông bến khuất khúc, cũng là nơi then
chốt ở ven biển [13]
Ngư dân Hạ Long xưa cư trú chủ yếu trong các hang, hốc trên các đảo đá vôi Nguồn kiếm sống chính là khai thác tài nguyên biển Những nghiên cứu về thời tiền sử, các di vật, di chỉ thời sơ sử và các giai đoạn lịch sử sau này được phát hiện tại Quảng Ninh cũng đã minh chứng cho sự tồn người Việt cổ ở vùng biển đảo này với môi trường sống, điều kiện kinh tế và những giá trị văn hóa gắn liền với biển đảo
Trước năm 1960, một cộng đồng dân cư định cư hoàn toàn trên vịnh Hạ Long, cuộc sống của họ gắn liền với biển từ bao đời, từ khi sinh ra cho đến khi mất Những ngư dân sống trên biển chính là hậu duệ của lớp người Hạ Long xưa Sau năm 1960, các chính quyền địa phương đã động viên cư dân làng chài lên bờ sinh sống Tuy nhiên, chỉ có một số ít đồng ý, còn lại số đông vẫn tiếp tục sống bám biển, vì họ đã quá quen thuộc với cuộc sống ngày ngày miệt mài ra khơi chài lưới này
Cư dân sống ven biển Quảng Ninh từ xa xưa đã sáng tạo, lưu truyền và gìn giữ được số lượng lớn các tác phẩm văn học dân gian vùng biển, kéo dài từ vùng đảo Hà Nam - Quảng Yên cho tới khu Cái Xà Cong - Hà Phong, làng chài Cửa Vạn, đến vùng đảo Quan Lạn - Vân Đồn, Trà Cổ - Móng Cái Những câu chuyện, nhưng câu ca dao hay những bài hát được dân gian lưu truyền đến tận ngày nay là cả lớp văn hóa trầm tích lâu đời, là cả chiều dài lịch sử ghi dấu đời sống tâm hồn phong phú, phóng khoáng của những người dân vùng biển
Trang 38Quảng Ninh có nền văn học dân gian vùng biển khá phong phú và đa dạng
về nhiều thể loại như vè, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, phương ngôn, ca dao, dân
ca, thần thoại, truyền thuyết, Những sáng tác này được ngư dân biển đúc kết
từ đời sống và họ muốn nói lên tình cảm, tâm tư và những ước mơ của mình Truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh khá đa dạng và phong phú ở nhiều thể loại khác nhau, đặc biệt là truyền thuyết, truyện cổ tích Tuy phong phú về thể loại truyện kể nhưng đến nay Quảng Ninh vẫn chưa có một công trình nghiên cứ cụ thể nào Truyện kể thường xuất hiện ở trong các cuốn sách nghiên cứu tổng thể về văn hóa địa phương, hoặc qua những lời kể của cư dân sống tại vùng biển
Nhắc đến truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh, chúng ta không thể không nói đến các thể loại truyện kể như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại, Vì trong các thể loại này ta thấy được cách lí giải đặc sắc của ông cha ta về những địa danh vùng biển, thể hiện cái nhìn độc đáo
và phong phú của ông cha ta xưa Những câu chuyện nhìn chung đều mang đậm yếu tố kì ảo, hoặc cũng mang đậm yếu tố hiện thực đời thường, hoặc cả những chi tiết mang màu sắc lịch sử Từng vùng đất hay từng ngọn núi, dòng sông, cánh đồng, vũng, vịnh qua trí nhớ của người Quảng Ninh xưa đều có sự tích kể
về sự hình thành, sự xuất hiện, phản ánh một cách sinh động, phong phú điều kiện sinh thái nơi đây
Ở tất cả các vùng miền trên đất nước ta, khi nhắc tới nguồn gốc lich sử hình thành, nhân dân ta thường nhớ ngay đến những vị thần hay một vị hoàng làng của vùng đất đó Những vị thần ấy có thể là những người có công giúp dân khai khẩn đất hoang, mở đất lập làng, và cũng có thể là người cai quản, bảo vệ vùng đất ấy Qua nguồn gốc hình thành, xuất sứ của từng vùng mà những câu chuyện, những truyền thuyết về các vị thần được ra đời, được lưu truyền trong dân gian Trong nội dung của các thể loại truyện kể vùng biển của văn học dân gian Quảng Ninh đã phản ánh khá rõ những hiểu biết của người dân địa phương về
Trang 39các hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người nơi đây, hay nói chính xác là sự phản ánh môi trường sinh thái – nhân văn biển nơi đây Trước hết là những truyện kể, truyền thuyết kể về thể hiện lòng biết ơn đối với những con người, những vị thần có công khai phá, diệt thú dữ, lập đất, mở mang, giữ gìn bờ cõi giang sơn Trải qua năm tháng, nhờ công lao của các vị thần này mà cảnh sắc núi, sông, biển, đảo Quảng Ninh đã ngày càng đẹp đẽ, thơ mộng, ấp ủ trong
đó bao nhiêu lớp văn hóa, bao nhiêu lớp lịch sử
Có thể kể đến một số tác phẩm truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh được nhiều người biết đến, đã phản ánh nội dung trên Đó là các truyền thuyết
như: Ông khổng lồ gánh đá định lấp biển ở vùng Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long), Truyền thuyết về Hạ Long và Bái Tử Long của cư dân làng chài
Hạ Long, Sự tích đảo Trà Cổ ở Móng Cái vừa mang tính hiện thực vừa mang
tính chất kỳ ảo Ở những câu chuyện này người Quảng Ninh xưa đã thể hiện được cách lí giải độc đáo của mình về những hiện tượng tự nhiên, về môi trường môi sinh, cũng như về những nhân vật lịch sử đã có công lao động, chiến đấu, chế ngự thiên nhiên để xây dựng cuộc sống nơi đây
Ngoài những truyện kể về các vị nhiên thần như trên là nhiều truyền thuyết
kể về các vị nhân thần, những vị Tiên Công có mặt rất sớm ở đây Tại bán đảo Trà Cổ và thị xã Quảng Yên, người dân đều ghi nhớ truyền thuyết và lễ hội cùng tục thờ những vị Tiên Công và họ cho rằng đấy chính là những người đã khẩn hoang, khai phá nên mảnh đất họ đang sinh sống ngày nay Hàng năm vào ngày 30-5 và 1-6 âm lịch người dân Trà Cổ tổ chức hội đình làng để tưởng nhớ đến công lao quai đê lấn biển khai sinh ra đảo của các vị Tiên Công
Truyền thuyết về Sự tích đảo Trà Cổ được lữu giữ đến ngày nay và được
người dân kể lại rằng: “Thời vua Lê Thái Tông, niên hiệu Thiệu Bình năm 1434
có nhiều nhóm cư dân đến đảo Hà Nam quai đê, lấn biển, khai đất, lập làng, trong đó có 17 vị ở phường Kim Hoa, Phủ Hoài Đức, kinh thành Thăng Long
Họ là những người lao động, kẻ sĩ sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp và
Trang 40kiếm cá ven hồ, ven sông Kim Ngưu Sau đó, nhà vua muốn mở rộng kinh thành, lấy đất của họ nên họ phải đi nơi khác Nhà vua cho phép họ đi tìm đất, lập làng ở bất cứ nơi đâu và miễn thuế trong thời gian đầu Mười bảy gia đình xuôi dòng sông Hồng ra cửa sông Bạch Đằng cắm thuyền tìm đất Vào một đêm,
họ lên trú ở một gò nổi của bãi triều, nghe tiếng ếch nhái kêu, biết nơi này có nước ngọt, họ quyết định lên bãi triều để khai phá đất mới Sau đó còn có thêm hai gia đình khác quê ở Trà Lí, tỉnh Thái Bình cũng đến Hai gò nổi được khai phá đầu tiên được gọi tên là Cẩm La và Trung Bản Các gia đình ăn ở hòa thuận, coi nhau như anh em Về sau con cháu gọi họ là “Thập cửu tiên công định
cơ lập ấp” và lập miếu thờ” [49;103]
Hồ nước ngọt họ tìm thấy và khai phá sau được đặt tên là Hồ Mạch Người xưa truyền tai nhau kể lại rằng Hồ Mạch là một lão tiên có mái tóc trắng dài Khi màn đêm buông xuống là lúc Hồ Mạch xuất hiện, trên tay lão cầm một bó đuốc đang cháy rừng rực và lão đi tuần một vòng quanh hồ để kiểm tra và bảo về bờ cõi Tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới vang lên thì cũng là lúc Hồ Mạch lại trở về
hồ Nhưng kì lạ thay cứ khi nào Hồ Mạch xuất hiện thì mùa mang năm ấy lại bội thu, ngư dân đi biển lại gặp được những vụ nước tốt Và đến tận bây giờ hình ảnh lão ông Hồ Mạch vẫn còn tồn tại trong long ngư dân, linh ồng lão vẫn còn tại vùng nước ngập mặn Tương truyền rằng lão ông Hồ Mạch đã dẫn đường chỉ lối cho con cháu vượt qua bao khó khăn, gian khổ để xây dựng được mảnh đất quê hương
Truyện xưa ở vùng đảo Hải Nam kể lại rằng: “Khi đắp đê đảo Hà Nam đến giai đoạn hạp long Cửa Cái ở phía bắc thì gặp phải đoạn nước sâu chảy như thác đổ Đê cứ đắp nên lại vỡ Người ta phải đánh đắm nhiều thuyền đá, bè gỗ xuống lòng Cửa Cái vẫn không sao lấp được Các bô lão bèn bàn nhau lên kinh thành mời ca nương về múa hát góp vui, động viên dân công, mong quên đi gian khổ để hợp long cửa cái Song ngày nọ tháng kia vẫn bó tay Cả làng đang băn khoăn vì cạn lương, hết kế, thì có lão thầy bói ở đâu đến nói: “Phải lập đàn ca