1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện mộc châu tỉnh sơn la

150 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Tác giả Đào Viết Nhân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan Anh
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 2,44 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
  • 4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài (13)
  • 5. Kết cấu của luận văn (14)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (4)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện (15)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (15)
      • 1.1.2. Nội dung công tác quản lý thực hiện xây dựng nông thôn mới (24)
      • 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng nông thôn mới . 21 1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện (31)
      • 1.2.1. Kinh nghiệm trong quản lý về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương trong nước (37)
      • 1.2.2. Bài học thực tiễn rút ra cho công tác quản lý xây dựng nông thôn mới ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (45)
  • Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 2.1. Câu hỏi nghiên cứu (47)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (47)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin (47)
      • 2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin (50)
    • 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (51)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO,CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA (47)
    • 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mộc Châu (52)
      • 3.1.1. Giới thiệu chung về huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (52)
      • 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên (53)
      • 3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội (56)
    • 3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (0)
      • 3.2.1. Việc quy hoạch, thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới (0)
      • 3.2.2. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện (0)
      • 3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới (62)
      • 3.2.4. Công tác tuyên truyền, xây dựng nông thôn mới (63)
      • 3.2.5. Công tác huy động , quản lý và sử dụng nguồn vốn (65)
      • 3.2.6. Việc giám sát, thanh tra, kiểm tra (65)
    • 3.3. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (66)
      • 3.3.1 Kết quả thực hiện theo nhiệm vụ (66)
      • 3.3.2. Tiến độ thực hiện bộ tiêu chí và nội dung xây dựng nông thôn mới (78)
      • 3.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (84)
    • 3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (0)
      • 3.4.1. Yếu tố khách quan (86)
      • 3.4.2. Yếu tố chủ quan (87)
      • 3.5.1. Kết quả đạt được (0)
      • 3.5.2. Những tồn tại, hạn chế (0)
      • 3.5.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế (0)
  • CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA (52)
    • 4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Mộc Châu (91)
      • 4.1.1 Quan điểm xây dựng nông thôn mới (0)
      • 4.1.2 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2021-2025 (93)
    • 4.2. Thời cơ và thách thức (94)
      • 4.2.1. Thời cơ (94)
      • 4.2.2. Thách thức (96)
    • 4.3. Cơ sở, quan điểm đề xuất các giải pháp (97)
    • 4.4. Giải pháp tăng cường thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (99)
      • 4.4.1. Giải pháp chung cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới 89 4.4.2. Giải pháp thực hiện các nội dung (99)
      • 4.4.3. Giải pháp thực hiện các tiêu chí (107)
      • 4.4.4 Giải pháp cho các xã theo nhóm xã, từng vùng (118)
    • 4.5. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước (119)
      • 4.5.1. Kiến nghị với cơ quan cấp trung ương (119)
      • 4.5.2. Kiến nghị với cơ quan cấp tỉnh (119)
  • Biểu 04 thực trạng tiến độ về xây dựng đường giao thông nông thôn trong chương trình ntm huyện mộc châu (0)

Nội dung

Nghị quyết 26-NQ/TƯ của Trung ương xác định: Nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất

Tính cấp thiết của đề tài

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII đã khẳng định “Trong giai đoạn hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp nông thôn là vấn đề chính có tầm chiến lược quan trọng, là vấn đề then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc phòng, là yếu tố hàng đầu đảm bảo sự phát triển bền vững của Đất nước trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Như chúng ta đã thấy sự phát triển kinh tế một nước không những chỉ phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của các vùng đô thị mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các vùng nông thôn

Nông thôn nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước Trong thời kỳ nào Đảng ta cũng chăm lo đến phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn

Sau năm 1986 đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một một yêu cầu cũng như thách thức trong thời điểm hiện nay Nhận thức được vấn đề đó, ngày 05/08/2008 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân nông thôn Mục tiêu của Nghị quyết, đến năm 2020 Tại Đại hội XII tiếp tục khẳng định: phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng ban hành thông tư số 54/2009/BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 về việc hướng dẫn thực hiện

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [1] Xây dựng nông thôn mới được tất cả các tỉnh trên phạm vi toàn quốc quan tâm, là chủ đề của nhiều hội thảo, hội nghị, đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng và

Sơn La là một trong những tỉnh đã triển khai đồng bộ xây dựng nông thôn mới trên toàn địa bàn So với mặt bằng chung của cả nước và khu vực tỉnh Sơn

La, huyện Mộc Châu là một trong những huyện thực hiện nhiệm vụ này Ở giai đoạn đầu xây dựng nông thôn mới, huyện đã đạt được những kết quả nhất định, cải thiện rõ ràng đời sống vật chất và tinh thần của bà con nông dân, tuy nhiên bên cạnh đó không thể phủ nhận được vẫn tồn tại rất nhiều yếu kém trong công cuộc hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, luận án nghiên cứu về XD NTM Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận về XD NTM trong phạm vi cả nước nói chung và huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nói riêng Tuy nhiên việc nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực XD NTM tại huyện Mộc Châu cho đến nay vẫn chưa có công trình nào tiến hành Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn vấn đề ‘‘Quản lý xây dựng nông thôn mới tại huyện

Mộc Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.

Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý xây dựng nông thôn mới tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý xây dựng nông thôn mới ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn tới

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

- Phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2019-2021

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 13 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về công tác quản lý việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại cấp huyện; thực trạng quản lý xây dựng nông thôn mới tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý xây dựng nông thôn mới tại cấp huyện

- Phạm vi về thời gian: Số liệu sơ cấp được thu thập và phân tích trong thời gian 2019-2021, số liệu thứ cấp được thu thập đến năm 2022

- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

4 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Luận văn góp phần tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận và phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

- Luận văn phản ánh thực trạng công tác quản lý xây dựng nông thôn mới, từ đó đưa ra những giải pháp đề xuất tăng cường công tác quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích và phù hợp với các cơ quan tham gia công tác quản lý xây dựng nông thôn mới huyện Mộc Châu nói riêng, trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Chương 4: Giải pháp tăng cường xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 1.1 Cơ sở lý luận về thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới

1.1.1.1 Khái niệm nông thôn, nông thôn mới

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam nông thôn là: "phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp"

Có thể hiểu nông thôn là nơi sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân, tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong một thể chế chính trị nhất định, chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác, phân biệt với đô thị Đối với Việt Nam, điểm đặc thù của nông thôn nước ta hiện nay là phân công lao động xã hội chưa cao, trình độ chuyên môn thấp, nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao; đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái; có quan hệ họ tộc, gia đình khá chặt chẽ với những quy định cụ thể của từng họ tộc, gia đình, còn những người ngoài họ tộc cùng chung sống luôn có tinh thần điều kiện giúp đỡ nhau tạo nên tình làng, nghĩa xóm lâu bền Trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người ở nông thôn Việt Nam, các hành vi của mỗi cá nhân thường được đặt trong các thiết chế xã hội (gia đình, dòng họ, làng, xóm ) làm cho vai trò của cộng đồng trở nên mạnh mẽ và cá nhân trở nên nhỏ bé Sức mạnh của cộng đồng làng xã thể hiện cả trong quan hệ giữa các thành viên và những thành viên ngoài cộng đồng

Nông thôn là nơi lưu giữ và bảo tồn những di sản văn hóa quốc gia như phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp, ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh

Về nông thôn mới có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng đa số đều khá thống nhất khi khẳng định nông thôn mới phải có kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, dân trí cao, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ, tái tạo

Nghị quyết 26-NQ/TƯ của Trung ương xác định: Nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa

1.1.1.2 Đặc điểm nông thôn mới

Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng tính tiên tiến ở 5 nội dung: thứ nhất, làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; thứ hai, sản xuất phát triển bền vững theo hướng hàng hóa; thứ ba, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, phát triển; thứ năm, được quản lý tốt, dân chủ ngày càng được nâng cao

Mô hình nông thôn mới phải đáp ứng yêu cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến, vận dụng trên cả nước

Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định, thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi, hoạch định chính sách Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới

Ngoài ra, nông thôn mới phải đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có khả năng khai thác hợp lý, nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế; có văn hoá phát triển, dân trí được nâng cao, sức lao động được giải phóng Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng, xã, các giá trị truyền thống được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế

Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Luận văn góp phần tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận và phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

- Luận văn phản ánh thực trạng công tác quản lý xây dựng nông thôn mới, từ đó đưa ra những giải pháp đề xuất tăng cường công tác quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích và phù hợp với các cơ quan tham gia công tác quản lý xây dựng nông thôn mới huyện Mộc Châu nói riêng, trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Cơ sở lý luận về thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới

1.1.1.1 Khái niệm nông thôn, nông thôn mới

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam nông thôn là: "phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp"

Có thể hiểu nông thôn là nơi sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân, tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong một thể chế chính trị nhất định, chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác, phân biệt với đô thị Đối với Việt Nam, điểm đặc thù của nông thôn nước ta hiện nay là phân công lao động xã hội chưa cao, trình độ chuyên môn thấp, nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao; đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái; có quan hệ họ tộc, gia đình khá chặt chẽ với những quy định cụ thể của từng họ tộc, gia đình, còn những người ngoài họ tộc cùng chung sống luôn có tinh thần điều kiện giúp đỡ nhau tạo nên tình làng, nghĩa xóm lâu bền Trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người ở nông thôn Việt Nam, các hành vi của mỗi cá nhân thường được đặt trong các thiết chế xã hội (gia đình, dòng họ, làng, xóm ) làm cho vai trò của cộng đồng trở nên mạnh mẽ và cá nhân trở nên nhỏ bé Sức mạnh của cộng đồng làng xã thể hiện cả trong quan hệ giữa các thành viên và những thành viên ngoài cộng đồng

Nông thôn là nơi lưu giữ và bảo tồn những di sản văn hóa quốc gia như phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp, ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2019-2020 được thực hiện như thế nào?

(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La?

(3) Những giải pháp chủ yếu nào nhằm tăng cường công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La?

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

+ Báo cáo các giai đoạn thực hiện và báo cáo tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu

+ Các báo cáo liên quan đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của các Phòng, Ban trên địa bàn huyện như: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Y tế

+ Các Báo cáo của huyện về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới

* Thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)

+ Tổ chức họp dân, đưa ra những câu hỏi xung quanh vấn đề nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập được những thông tin cần thiết

+ Phỏng vấn những người cung cấp thông tin cần thiết (KIP): Tiến hành phỏng vấn thành viên trong Ban chỉ đạo, tổ chỉ đạo cấp huyện, xã, tổ giúp việc

Ban chỉ đạo, Người dân để thu được những thông tin chuyên sâu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình bằng bộ câu hỏi đã định sẵn: Phiếu điều tra có đầy đủ thông tin, có cả các câu hỏi đóng và mở, từ đó thống nhất các số liệu đã được thu thập

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra, thảo luận nhóm và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau Đề tài tập trung vào 2 nhóm đối tượng để khảo sát đó là: Nhóm cán bộ địa phương có tham gia vào chỉ đạo chương trình NTM và nhóm các hộ nông dân

(1) Phiếu điều tra cán bộ thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM

- Số lượng phiếu: Tổng số cán bộ tham gia vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 30 cán bộ, với nhóm đối tượng này tác giả lựa chọn khảo sát tổng thể 30 cán bộ tương ứng với 30 phiếu

- Nội dung điều tra: Lấy ý kiến đánh giá của cán bộ thuộc các ban chỉ đạo/ban quản lý và tiểu ban quản lý về kết quả huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới thời gian qua trên địa bàn huyện Mộc Châu Đánh giá của cán bộ về từng kết quả của sự huy động và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sau kh iđã được huy động Đánh giá về phương pháp huy động

(2) Phiếu điều tra nông dân

- Số phiếu điều tra: Tổng số dân trên địa bàn huyện Mộc Châu tỉnh Sơn

La thuộc khu vực xây dựng nông thôn mới là 74.284 người dân thuộc 13 xã Vì nhóm đối tượng điều tra nông dân lớn nên tác giả sử dụng công thức Slovin để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể: n = N/(1 + N*e 2 )

Trong đó: n: Số mẫu cần điều tra

N: Tổng thể mẫu e: Sai số cho phép

Thời điểm tiến hành điều tra trên địa bàn huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La có74.284 người dân thuộc 13 xã xây dựng nông thôn mới (N = 74.284) Chọn e= 5% Thay vào công thức trên ta có: n = 74.284/(1 + 74.284*0,05 2 ) = 398

Như vậy số mẫu người nông dân cần điều tra là 398 người Số mẫu trên được lựa chọn ngẫu nhiên và phân bổ tương đối đồng đều cho 13 xã (một số xã có mật độ dân số thưa thì cỡ mẫu sẽ thấp hơn), cụ thể:

Số hộ nông dân đạt nông thôn mới được điều tra (Hộ)

Mật độ dân số thưa

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của người dân về những đóng góp của họ trong thời gian qua cho chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Những đóng góp đó bao gồm tài sản đất đai, tiền, ngày công lao động và những đóng góp phi vật chất khác

- Phiếu khảo sát: Mẫu phiếu khảo sát gồm 2 nội dung chính: Phần thông tin chung của người được khảo sát và phần đánh giá của người được khảo sát về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Đề tài sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, theo thang đo Likert 5 cấp độ từ kém đến rất tốt, cụ thể như sau:

Mức độ Khoảng điểm Ý nghĩa

2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

- Phương pháp sử lý số liệu chủ yếu là phương pháp thống kê

- Công cụ sử lý và tính toán: Sử dụng phần mềm Exell để sử lý các số liệu đã thu thập được

- Phương pháp dự báo: Là phương pháp dựa vào điều kiện thực tế và khả năng phát triển của các cơ sở cũng như diễn biến về kinh tế - xã hội Căn cứ vào thực trạng địa bàn nghiên cứu, tiến hành đánh giá và đề ra các phương hướng phát triển trong thời gian tới

- Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức theo từng lĩnh vực cụ thể

- Phương pháp đánh giá, phân tích thông qua lấy ý kiến của các bên liên quan và người dân.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO,CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mộc Châu

3.1.1 Giới thiệu chung về huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Thực hiện Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/6/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Châu để thành lập huyện Vân

Hồ thuộc tỉnh Sơn La Huyện Mộc Châu có diện tích tự nhiên là 1.072,7 km 2 , có gần 40 km đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Mộc Châu nằm ở vùng Tây Bắc về hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La; nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc - Quốc lộ 6, trung tâm huyện cách thành phố Sơn La khoảng 140 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 180 km về phía Tây Bắc

Toạ độ địa lý: 20 o 63' vĩ độ bắc;

Phía Đông giáp huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La

Phía Tây giáp huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La

Phía nam giáp huyện Vân Hồ và huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào),

Phía bắc giáp 2 huyện Phù Yên, Bắc Yên (Sông đà là ranh giới)

Huyện Mộc Châu có 193 bản, tiểu khu thuộc 15 xã, thị trấn (13 xã, 02 thị trấn), trong đó 3 xã vùng III (Chiềng Khừa, Tân Hợp, Tà Lại), 02 xã vùng II

(Lóng Sập, Quy Hướng) và 10 xã, thị trấn vùng I (thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, xã Chiềng Sơn, Mường Sang, Phiêng Luông, Hua Păng, Nà Mường, Tân Lập, Chiềng Hắc, Đông Sang) Dân số toàn huyện có

29.858 hộ, 120.125 (nữ 59.909 người) người với 10 dân tộc cùng chung sống Trong đó dân tộc Kinh chiếm 43,2%; dân tộc Thái chiếm 29,1%; dân tộc Mông chiếm 0,95%; dân tộc Mường chiếm 11,7%; dân tộc Dao chiếm 5,8%; dân tộc Sinh Mun chiếm 0,5%; dân tộc Khơ Mú chiếm 0,29%; dân tộc Tày chiếm 0,19%; dân tộc La Ha chiếm 0,2%; các dân tộc khác chiếm 0,04%

Mộc Châu là vùng đất có địa hình cácxtơ (núi đá vôi), có nhiều núi, đồi cao nhấp nhô, nằm gối kề nhau chạy theo hướng tây bắc – đông nam, xen lẫn với những vùng cao nguyên rộng lớn là những vùng thảo nguyên, lòng chảo, những khe vực, suối, sông làm cho địa hình Mộc Châu trở nên đa dạng Mộc Châu được xếp vào miền đất có vị trí mang tính chất tiếp xúc giữa nhiều hệ thống địa lý

Núi đá vôi ở Mộc Châu có độ cao trung bình từ 1.100 m – 1.300 m so với mặt nước biển, trong đó có đỉnh Pha Luông nằm ở phía nam huyện là ngọn núi cao nhất, với độ cao 1.880 m Các cao nguyên và bồn địa (đồng bằng giữa núi) làm nên yếu tố địa hình mang tính đặc thù của miền đất Mộc Châu Riêng cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m

Hiện nay, huyện Mộc Châu có diện tích Đất nông nghiệp 84.020,99 ha chiếm 77,68 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 33.596,96 ha chiếm 31,1%; đất lâm nghiệp 50.303,05 ha chiếm 46,5%; đất nuôi trồng thủy sản 99,86 ha chiếm 0,09%; đất nông nghiệp khác 21,12 ha chiếm 0,02% Đất phi nông nghiệp 4.758,15 ha chiếm 4,4%, trong đó đất ở 813,06 ha chiếm 0,75%; đất chuyên dùng 2.114,20 ha chiếm 1,95%; đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,00 ha chiếm 0,002%; đất nghĩa trang, nghĩa địa 319,25 ha chiếm

0,295%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.509,55 ha chiếm 1,396%; đất phi nông nghiệp khác 0,09 ha Đất chưa sử dụng 19.386,86 ha chiếm 17,92% diện tích tự nhiên của huyện

Khí hậu Mộc Châu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Tuy nhiên do nằm ở vùng cao nguyên có độ cao lớn, lại có địa hình cánh cung mở đón hướng gió, nên vùng núi Mộc Châu là nơi tiếp nhận sớm và chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc, gió thổi từ Lào sang, nên ở đây có yếu tố khí hậu á nhiệt đới mà rõ rệt nhất là các xã dọc quốc lộ 6 và lân cận Khí hậu ở đây rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 18 đến 23 o C, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm 8 o C; độ ẩm trung bình 85% và là nơi có lượng bốc hơi thấp nhất tỉnh, trung bình 572 mm/năm Mộc Châu là huyện có lượng mưa khá dồi dào, số ngày mưa trung bình 186 ngày/năm, lượng mưa trung bình năm từ 1.400 – 1.500 mm và là huyện có số ngày mưa phùn cao nhất tỉnh, trung bình 50 ngày một năm Đây còn là vùng chịu ảnh hưởng của một số cơn bão và gió mùa đông bắc nên mùa khô khá lạnh và thường xuyên bị sương muối, số ngày có sương muối trung bình là 5 ngày/năm Đặc biệt, Mộc Châu là huyện có số ngày sương mù cao nhất tỉnh, trung bình trên 80 ngày/năm, chính vì vậy Mộc Châu được mệnh danh là “xứ sở của sương mù” hay “Mường Mọk”

Mộc Châu có một số loại khoáng sản chính: Than bùn ở xã Tân Lập có thể khai thác để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp Mỏ đồng Sao Tua ở xã Tân Hợp đang được khai thác phục vụ sản xuất công nghiệp Mỏ đồng với trữ lượng nhỏ nằm rải rác tại các xã: Hua Păng, Nà Mường, Quy Hướng Ngoài ra, Mộc Châu còn có nguồn đá vôi và đất sét với trữ lượng tương đối lớn cho phép phát triển sản xuất gạch, ngói, vật liệu xây dựng thông thường

Mộc Châu có diện tích rừng đặc dụng 2.338,112 ha; rừng phòng hộ 27.690,867 ha; rừng sản xuất 23.052,472 ha Độ che phủ của rừng 47% tổng diện tích tự nhiên Có khoảng 456 loài thực vật thuộc 4 ngành với các loại gỗ quý phân bố trên toàn địa bàn như pơ mu, bách xanh, thông, trò chỉ, nghiến

Có 48 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài động vật như gấu, hổ, hoẵng, lợn rừng…

Mộc Châu là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử, có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: Chùa Vặt Hồng; Văn bia trung đoàn Tây Tiến; Di tích lịch sử Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Mộc Châu; di tích lịch sử văn hóa nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ công nhân Nông Trường Mộc Châu; di tích lịch sử Văn bia Trung đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam

- Lào; Di tích lịch sử bia căm thù Khu 64; Di tích lịch sử bia căm thù Km 70;

Di tích lịch sử đồn Mộc Lỵ

Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao, mỗi dân tộc có bản sắc đặc trưng và ngành nghề truyền thống riêng biệt Dân tộc Thái, Mường có lễ hội và trò chơi dân gian như: Hội tung còn, đẩy gậy, cầu mùa, Xên Mường, Xên Bản, Lễ Hội Hoa Ban, Hoa Đào, gắn với mùa vụ trong năm

Dân tộc Mông có các hoạt động văn hóa như: Múa khèn vào những ngày tết cổ truyền tại sân nhà văn hóa các bản Ngoài ra còn có các lễ hội thể hiện sức mạnh và lòng dũng cảm như đua ngựa, bắn cung, bắn nỏ, tu lu Người Mông ở Mộc Châu có lễ hội Mùa Xuân, Ngày hội Hoa Đào với nhiều trò chơi dân gian được duy trì, tại các lễ hội điệu múa khèn là đặc trưng nhất của người Mông với nhiều động tác biểu cảm

Dân tộc Dao ở Mộc Châu có những vũ điệu gắn với các lễ như: Lễ đặt tên cho con, cấp sắc, kết duyên, lễ chúc phúc Người Mường tiêu biểu với các làn điệu hát dân ca như: Hái Bông, Giao duyên, Đang, Xường

Các dân tộc anh em có truyền thống đoàn kết gắn bó trong đấu tranh, sản xuất và giao lưu văn hóa, hình thành và phát triển nền văn hóa cộng đồng đa dạng, phong phú, có tính chất nhân văn cao

Huyện Mộc Châu có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, có nhiều phong cảnh đẹp, môi trường trong lành, điều kiện khí hậu rất thuận lợi để phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch Hệ sinh thái đa dạng, trong đó đặc biệt là vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), khí hậu ôn hòa, với các điểm danh thắng Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa

3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.3.1 Đặc điểm về dân số, lao động

Đánh giá kết quả triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

3.3.1 Kết quả thực hiện theo nhiệm vụ

(1) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội a) Kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng Đến hết năm 2021 đã đầu tư 577 công trình với tổng số vốn là 648.192,33 triệu đồng, kết quả cụ thể như sau:

- Đường giao thông: Tổng kế hoạch vốn giao 99.744,44 triệu đồng, phân bổ cho 40 công trình

- Thủy lợi: Tổng kế hoạch vốn giao 22.960,97 triệu đồng, phân bổ cho 15 công trình

- Điện: Tổng kế hoạch vốn giao 12.304,02 triệu đồng, phân bổ cho 13 công trình

- Trường lớp học: Tổng kế hoạch vốn giao 224.327,70 triệu đồng, phân bổ cho 247 công trình

- Cơ sở vật chất văn hóa: Tổng kế hoạch vốn giao 92.865,71 triệu đồng, phân bổ cho 141 công trình

- Y tế: Tổng kế hoạch vốn giao 27.186,67 triệu đồng, phân bổ cho 19 công trình

- Công trình cung cấp nước sạch: Tổng kế hoạch vốn giao 74.127,11 triệu đồng, phân bổ cho 51 công trình

- Công trình khác: Tổng kế hoạch vốn giao 94.675,71 triệu đồng, phân bổ cho 51 công trình b) Kết quả thực hiện phong trào làm đường giao thông bằng bê tông xi măng

- Kết quả triển khai đến hết năm 2021 đã xây dựng nâng cấp, bê tông hóa với tổng chiều dài 283km/1.426 tuyến đường, với tổng mức đầu tư thực hiện: 305.614 triệu đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 78.922 triệu đồng; huy động doanh nghiệp và nhân dân đóng góp: 226.692 triệu đồng, cụ thể như sau:

+ Đường giao thông đến bản, tiểu khu: Tổng chiều dài 47km/141 tuyến đường, với tổng mức đầu tư thực hiện: 89.221 triệu đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 22.305 triệu đồng; huy động doanh nghiệp và nhân dân đóng góp: 66.916 triệu đồng

+ Đường giao thông nội bản, tiểu khu: Tổng chiều dài 135km/1.079 tuyến đường, với tổng mức đầu tư thực hiện: 166.030 triệu đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 41.507 triệu đồng; huy động doanh nghiệp và nhân dân đóng góp: 124.522 triệu đồng

+ Đường trục chính nội đồng: Tổng chiều dài 101km/206 tuyến đường, với tổng mức đầu tư thực hiện: 50.364 triệu đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 15.109 triệu đồng; huy động doanh nghiệp và nhân dân đóng góp: 35.225 triệu đồng

(Biểu 04: Thực trạng tiến độ về xây dựng đường giao thông nông thôn trong phương trình ntm huyện Mộc Châu)

(2) Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân

Ban Thường vụ huyện ủy đã lãnh đạo UBND huyện chỉ đạo triển khai Đề án tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường; tăng cường công tác khuyến nông, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm,… từng bước mang lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, cụ thể:

- Kết quả thực hiện các Chương trình, chính sách trọng tâm của tỉnh: + Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Chu trình OCOP được triển khai đến 15 xã, thị trấn, toàn bộ doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình, cá nhân đóng trên địa bàn huyện; Tổ chức 01 Hội nghị triển khai Chương trình cho cán bộ cấp huyện, xã, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện với tổng số 150 người tham gia; phối hợp tổ chức 01 lớp tập huấn xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh theo chu trình OCOP cho cán bộ phụ trách cấp xã và các chủ thể kinh doanh với tổng số 44 người tham gia; bố trí 01 cán bộ chuyên trách và thành lập 01 tổ giúp việc Chương trình tại Quyết định số 1746/QĐ- UBND ngày 12/8/2019 của UBND huyện; UBND huyện tổ chức đánh giá xếp hạng 12 sản phẩm Các sản phẩm đều đạt từ 56 – 85 điểm Đề nghị tham gia, đánh giá cấp tỉnh 12 sản phẩm, trong đó có 04 sản phẩm đạt 4 sao và 08 sản phẩm đạt 3 sao trên tổng số 28 sản phẩm toàn tỉnh

+ Thực hiện chủ trương phát triển trồng cây ăn quả trên đất dốc của Ban thường vụ Tỉnh ủy, đến hết năm 2020 đã chuyển đổi trồng cây ăn quả trên đất dốc được 6.232 ha, một số cây chủ yếu như: Cây Mận hậu 1.396 ha, cây Xoài 910 ha, cây Chuối 551 ha, cây Chanh leo 853 ha, cây Nhãn 798 ha, cây

+ Công tác triển khai phát triển xuất khẩu nông sản đã tích cực triển khai thực hiện Đến nay, toàn huyện đã xuất khẩu được trên 3.567 tấn sản phẩm nông sản với giá trị xuất khẩu đạt trên 8,9 triệu USD Trong đó: Chanh leo 546 tấn, Chè các loại 2.164 tấn, rau an toàn 40 tấn, 792,5 tấn Xoài, Mận…

- Hướng đến mục tiêu bền vững trong sản xuất nông nghiệp, huyện Mộc Châu đã đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị Đến nay, toàn huyện đang hỗ trợ duy trì 35 chuỗi tiêu thụ sản phẩm an toàn, cụ thể:

+ 13 chuỗi tiêu thụ rau, củ, quả an toàn với tổng diện tích 56 ha Tổng sản lượng liên kết theo chuỗi đạt 3.636 tấn/năm

+ 14 chuỗi tiêu thụ quả an toàn (mận, chanh leo, nhãn, xoài, bưởi, dâu tây, bơ…) với tổng diện tích 179 ha Tổng sản lượng quả tươi liên kết theo chuỗi đạt 1.528 tấn/năm

+ 05 chuỗi tiêu thụ chè an toàn với tổng diện tích 540,5 ha, tổng sản lượng liên kết khoảng 3.870 tấn/năm

+ 03 chuỗi tiêu thụ chăn nuôi là: Chuỗi chăn nuôi bò sữa của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, Chuỗi chăn nuôi lợn thịt của Công ty TNHH Kiên Sơn và chuỗi nuôi ong mật của HTX dịch vụ cựu chiến binh Mộc Châu, với tổng sản lượng liên kết khoảng 70.064 tấn/năm

- Về phát triển hợp tác xã: Tổng số hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay có 67 hợp tác xã nông nghiệp; có 51 tổ hợp tác nông nghiệp, các tổ hợp tác hoạt động về lĩnh vực cây ăn quả, rau an toàn

- Kết quả ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ có hiệu quả được duy trì và nhân rộng, các hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng và đổi mới công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao sản xuất nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sinh học nâng cao giá trị sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường kết quả cụ thể như sau:

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Mộc Châu

4.1.1 Quản điểm xây dựng nông thôn mới

4.1.1.1 Xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước Để tổ chức triển khai thực hiện chương trình trong giai đoạn đến 2020, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mộc Châu đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn thực hiện chương trình của trung ương, của tỉnh Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện trên cơ sở bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020, phân công cụ thể cho từng ngành phụ trách từng tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới đang là một vấn đề nóng của cả nước mà từ trước tới nay và cũng đã được đầu tư rất nhiều kinh phí cho phát triển vấn đề này nhưng chưa mang lại hiệu quả cao mà chỉ phát triển ở một số ngành truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm thủy sản…, chưa phát huy hiệu quả và triệt để trong nông thôn Cơ sở hạ tầng còn thấp kém, trình độ lao động còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế …, không phải trong một, hai địa phương cụ thể mà hầu như trên toàn lãnh thổ Việt Nam Chính vì vậy hiện nay chính phủ đang thúc đẩy đầu tư cho phát triển nông thôn mới trên toàn quốc nhằm cho khu vực nông thôn phát triển theo kịp với phát triển thành thị, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thầncho người dân tại khu vực này

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện; vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư được phát huy mạnh mẽ; các tác nhân được tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư để tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phải được chính cộng đồng dân cư thảo luận, quyết định và tổ chức thực hiện, nhằm khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, đột phá phục vụ xây dựng nông thôn mới

4.1.1.2 Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo phát triển nông thôn bền vững

Huyện Mộc Châu là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, có hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng gồm vùng đồng bằng phù sa và vùng đồi núi nên cần có quy hoạch xây dựng nông thôn, chế độ canh tác và phát triển một cách hợp lý

Với quan điểm nông thôn mới là căn bản, tái cơ cấu nông nghiệp là then chốt, người dân là chủ thể Xây dựng nông thôn mới trên cơ sở duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí ở cấp bản, xã, tiến tới xây dựng nông thôn mới cấp huyện, đồng thời xác định “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững, gắn nông nghiệp với phát triển du lịch, dịch vụ nông thôn" là nội dung và động lực để huyện tập trung phấn đấu đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra

4.1.1.3 Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm kế thừa những thành tựu đã đạt được

Tuy xuất phát điểm còn thấp, nhưng huyện Mộc Châu cũng có một số ưu điểm đã đạt được, hầu hết các xã có các tiêu chí về điện nông thôn, các công trình thủy lợi, hệ thống đường giao thông nông thôn phát triển tương đối nhanh, vấn đề môi trường an ninh nông thôn, Đảng và Chính quyền vững mạnh,… là những tiêu chí khó nhưng được quan tâm chỉ đạo Vì vậy thực hiện xây dựng nông thôn mới nhằm đảm bảo đạt và vượt các tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn tỉnh Sơn La, cần có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn

4.1.1.4 Xây dựng nông thôn mới phải vừa hiện đại nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc

Huyện Mộc Châu có 10 dân tộc cùng sinh sống và phát triển là khu vực có sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số được thể hiện qua các khía cạnh ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, phong tục, tập quán… Vì vậy khi triển khai xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện luôn đặc biệt quan tâm đến tính hiện đại, đáp ứng yêu cầu của văn minh nông thôn, nhưng vẫn giữ gìn được những truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc

4.1.1.5 Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy mọi nguồn lực để xây dựng với tốc độ nhanh

Trong giai đoạn 2021-2025, phát huy những kết quả đạt được của giai đoạn 10 năm để đề ra được Chương trình, mục tiêu cụ thể sát với tình hình thực tế, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới ở các thôn, bản khó khăn; phát động các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới; xác định tiêu chí, nhiệm vụ cụ thể cần tập trung nâng cao chất lượng, khắc phục những yếu kém, khơi dậy được những tiềm năng, lợi thế phát triển, nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở; huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình, đặc biệt là sự hỗ trợ của Trung ương để tạo động lực phát triển; quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra đến 2025

Phải có quyết tâm chính trị cao, kiên trì, quyết liệt, đồng bộ; có lộ trình thực hiện phù hợp, không thành tích, nóng vội, không huy động quá sức dân; nội dung triển khai phải đồng bộ trên các lĩnh vực kết hợp với nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành theo từng năm, từng giai đoạn, đảm bảo hài hòa giữa chỉ đạo điểm với triển khai trên diện rộng, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

4.1.2 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2021-2025 Để đạt được chỉ tiêu đến hết năm 2022 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện trong Nghị quyết của Ban thường vụ Huyện ủy, huyện Mộc Châu đã đề nghị Ban thường vụ điều chỉnh Nghị quyết và cụ thể vào Kế hoạch thực hiện giai đoạn đến năm 2020 trong đó xác định các mục tiêu xây dựng nông thôn mới như sau:

Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị và phát triển bền vững nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với phát triển nông thôn theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh

- Triển khai đồng bộ trên địa bàn13 xã và tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu huyện Mộc Châu cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025

- Phấn đấu 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: xã Hua Păng, xã Nà Mường, xã Tà Lại, xã Tân Hợp

- Phấn đấu 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, gồm: Xã Chiềng Sơn, xã Đông Sang, xã Phiêng Luông, xã Chiềng Hắc

- Phấn đấu 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, gồm: Xã Mường Sang, xã Chiềng Sơn

- Phấn đấu 03 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Xã Quy Hướng, xã Lóng Sập, xã Chiềng Khừa (đạt từ 15 tiêu chí trở lên).

Thời cơ và thách thức

Bắt tay vào xây dựng (NTM) với nhiều khó khăn, thách thức song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc, Mộc Châu đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trên cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân Để chương trình xây dựng NTM đạt kết quả cao, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, huyện Mộc Châu đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, lâu dài của Đảng bộ và chính quyền huyện Vì là công việc mới, đầy bỡ ngỡ và khó khăn lại liên quan đến sự phát triển chung của địa phương, nên huyện Mộc Châu đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

Một trong những giải pháp được huyện Mộc Châu đặt lên hàng đầu, đó là công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM Đặc biệt vai trò chủ thể của người dân đã được phát huy tối đa Tất cả các nội dung liên quan đến NTM như làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao, phát triển cây chè đều được đưa vào họp dân để người dân tham gia đóng góp ý kiến, với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân được hưởng lợi Qua đó đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân các dân tộc địa phương Sự đồng thuận của nhân dân huyện Mộc Châu trong xây dựng NTM được thể hiện rõ nét qua các phong trào chung sức xây dựng NTM Các hộ dân đã tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông, nhà văn hóa, sân thể thao Nhân dân các dân tộc trong huyện cũng tích cực tham gia góp công, góp của xây dựng đường làng ngõ xóm

Với đặc thù của tỉnh miền núi, đời sống người dân còn khó khăn, thiếu thốn, để người dân có điều kiện đóng góp xây dựng NTM, huyện Mộc Châu chú trọng tới việc đầu tư, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất Trên cơ sở xác định tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân Nhờ những chính sách hỗ trợ sản xuất hợp lý, kịp thời đã khuyến khích nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, hiệu quả các loại cây trồng Người dân dân hăng hái sản xuất hàng hóa, từ bỏ thói quen tự cung, tự cấp, nhờ vậy, đời sống, thu nhập của đồng bào các dân tộc trong huyện Mộc Châu không ngừng nâng lên, bà con tích cực đóng góp công sức, tiền của, hiến đất xây dựng NTM

Bên cạnh những thời cơ thuận lợi thì huyện Mộc Châu vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ phát triển kinh tế còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mang tính bền vững; một số chỉ tiêu chưa đạt theo nghị quyết đã đề ra; chất lượng phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị và du lịch Công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng có nơi chưa chặt chẽ; quản lý đầu tư xây dựng có mặt hạn chế, một số điểm tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành chính chưa giải quyết triệt để Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân khu vực vùng sâu, vùng xa còn có mặt hạn chế Tình trạng tảo hôn chưa có chiều hướng giảm trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Chất lượng giáo dục còn có mặt bất cập, kết quả phổ cập tiểu học, xoá mù chữ chưa bền vững, tình trạng học sinh bỏ học vẫn xảy ra Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đã được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đạt nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn tiềm ẩn một số nhân tố gây mất ổn định, như: tình trạng vận chuyển ma túy qua biên giới vào địa bàn còn diễn biến phức tạp, vẫn còn tội phạm truy nã lẩn trốn trong địa bàn Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; thu nhập bình quân đầu người còn thấp… Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của bộ máy Nhà nước trên một số lĩnh vực chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; cải cách thủ tục hành chính ở một số khâu, một số cơ sở còn chậm đổi mới; một số cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, vi phạm vào kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao chưa thật sự nhịp nhàng; một số người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trách nhiệm chưa cao; chất lượng, hiệu quả và tính chủ động trong công tác tham mưu còn nhiều hạn chế.

Cơ sở, quan điểm đề xuất các giải pháp

Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng NTM đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội Quá trình triển khai xây dựng NTM, Ban chỉ đạo Trung ương đã kế thừa kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng NTM, công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng xã NTM Trong điều kiện nguồn lực có hạn, Ban Chỉ đạo đã thống nhất các xã lựa chọn những tiêu chí mà đa số người dân cần thì tập trung làm trước, khuyến khích triển khai những công việc từng thôn, xóm, từng hộ dân có thể tự làm được đã tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất gắn với quy hoạch đồng ruộng, cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất Đã huy động tổng lực các nguồn vốn cho xây dựng NTM, ngoài nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, rất chú trọng huy động các nguồn vốn khác như từ ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội, đặc biết là huy động nội lực trong nhân dân, như góp công lao động, hiến đất, vật liệu, tiền, đóng góp tinh thần và động viên người thân thành đạt tham gia Bên cạnh đó, đã quan tâm tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao kỹ thuật tay nghề, giải quyết việc làm cho nông dân theo cả hai hướng phi nông nghiệp và nông nghiệp, quan tâm tới chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng tình làng nghĩa xóm, giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh nông thôn Đồng thời, chú trọng phát động và tổ chức rộng khắp phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

Mô hình xây dựng thí điểm mô hình NTM trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH nhằm định hướng rõ trong chỉ đạo thực hiện Việc xây dựng mô hình nông thôn mới là một quá trình chuyển đổi căn bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ hướng cung sang hướng vào nhu cầu thì trường Đồng thời đảm bảo sự tham gia tối đa của người dân vào quá trình phát triển theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý thành quả và dân hưởng lợi” Đây là cơ sở để phát huy nỗ lực, hướng vào xây dựng tính bền vững cho việc phát triển nông thôn

Mô hình NTM là tập hợp các hoạt động qua lại để cụ thể hóa các chương trình phát triển nông thôn, mô hình nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm về tài chính, nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ trong một thời gian xác định và thỏa mãn các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường cho sự phát triển bền vững ở nông thôn Đây là quan điểm có tính khái quát và có tính mạch lạc về mô hình phát triển nông thôn trong thời kì đổi mới Như vậy, xây dựng mô hình nông thôn mới là phát triển nông thôn có đặc điểm chung nhất là gắn với nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Giải pháp tăng cường thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu phải đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản pháp lý khác, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, các chế độ chính sách liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới vào điều kiện thực tiễn của huyện

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Giải pháp tăng cường thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu đảm bảo mục tiêu phát triển và thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết, Chương trình, kế hoạch đã đề ra, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện và điều kiện thực tiễn trên địa bàn huyện Mộc Châu, gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Giải pháp đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ, từ chủ trương của Đảng,

Nhà nước, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương và sự lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa của địa phương Các giải pháp còn mang tính toàn diện trong triển khai thực hiện chương trình, để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh từ công tác chỉ đạo điều hành đến triển khai thực hiện thực tế, có sự bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện để mang lại hiệu quả cao nhất trong đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu Đồng thời đảm bảo được tính hiệu quả bền vững của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu

Ngoài ra, các giải pháp đưa ra phải đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các lợi thế của huyện, phù hợp với năng lực, trình độ phát triển sản xuất, trình độ quản lý, trình độ dân trí trên địa bàn huyện Đồng thời các giải pháp đưa ra cũng mang tính kế thừa, tiếp thu, chọn lọc, kế thừa những giải pháp phù hợp, có hiệu quả hiện có trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Giải pháp tăng cường thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

4.4.1 Giải pháp chung cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới 4.4.1.1 Hoàn thiện chính sách, công tác điều hành quản lý

Trước hết rà soát, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc thay thế các chính sách và xây dựng NTM không còn phù hợp; tăng cường phân cấp cho cấp xã và tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích để người dân và cộng đồng trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình, dự án trong xây dựng NTM; hướng dẫn và đôn đốc các địa phương triển khai hiệu quả các đề án xây dựng NTM đặc thù đã được Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phê duyệt Đồng thời đề xuất cấp có thẩm quyền chia Bộ tiêu chí quốc gia về NTM thành nhóm tiêu chí bắt buộc và nhóm tiêu chí khuyến khích Về tiêu chuẩn

(quy mố) kỹ thuật, quy hoạch xây dựng hạ tầng nông thôn cũng cần phân quy định cho giai đoạn trước mặt và lâu dài Tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương, cơ sở trong triển khai thực hiện xây dựng NTM, đáp ứng đúng thực chất nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp đặc thù từng xã; tránh việc làm hình thức, máy móc theo tiêu chí, gây lãng phí nguồn lực

Trong lãnh đạo, điều hành Đảng bộ và các tổ chức cơ sở Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn Đảng trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, coi đó là nhân tổ quyết định, đảm bảo thực hiện thành công định hướng và mục tiêu của quy hoạch NTM Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội phải chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia xây dựng NTM; tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo toàn diện, đẩy mạnh việc kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Các thành viên Ban chỉ đạo huyện tích cực về các xã Các thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã thường xuyên về tận thôn, xóm để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung tiêu chí của Chương trình

Các xã tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền địa phương Phát huy vai trò, trách nhiệm của trưởng thôn, của người dân, sự tham gia cộng đồng trong việc kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đơn vị và cá nhân trong việc quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện Phân công cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã và các ban, ngành, đoàn thể địa phương phụ trách từng tiêu chí phù hợp với lĩnh vực quản lý Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm để tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí đã đăng ký

Các cấp, các ngành phải xác định Chương trình xây dựng NTM là chương trình khung, lấy các tiêu chí xây dựng NTM làm chuẩn để tất cả các chương trình, dự án đầu tư vào khu vực nông thôn được đồng bộ và thống nhất Đây là cơ sở quan trọng để lồng ghép các nguồn lực đầu tư vào khu vực nông thôn Thường xuyên củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp từ huyện đến cơ sở để đảm bảo bộ máy đồng bộ, thống nhất, hoạt động hiệu quả Tăng cường phối hợp giữa các Phòng, ban chức năng, Ban chỉ đạo, Ban quản lý các xã với Ban chỉ đạo huyện trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch Chương trình

4.4.1.2 Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn

Các cấp chính quyền cơ sở cần phát huy và giữ vai trò nóng cốt trong các hoạt động tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân và các vấn đề liên quan cụ thể; Cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể như: hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,… dựa trên chức năng nhiệm vụ của mình, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chính hội viên của mình, hướng dẫn và thực hiện tốt các chương trình kết nối về hướng dẫn cách làm ăn hiệu quả, phát triển kinh tế hộ gia đình, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo trong hội viên,… sự tác động của các đoàn thể có liên quan có ý nghĩa nhiều mặt và là kênh thông tin có ảnh hưởng trực tiếp nhanh nhất

Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng về hoạt động trợ giúp pháp lý Người dân ở nông thôn thì mức độ hiểu biết, nhận thức các vấn đề có liên quan đến pháp luật có những hạn chế nhất định Việc thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý nên cần được tổ chức thực hiện thường xuyên tại cộng đồng dân cư, với những hình thức tuyên truyền có dẫn chứng minh họa cụ thể, qua đó giúp họ biết liên hệ so sánh, đối chiếu với các vấn đề của bản thân để giúp họ giải quyết những vấn đề của chính họ và có liên quan

Qua đây cũng giúp cho người dân rõ hơn pháp luật của nhà nước, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình, nâng cao tính thần trách nhiệm và sự đoàn kết trong nội bộ nông dân

Tăng cường hơn nữa các hoạt động truyền thông để tác động đến nhận thức của người dân như: hình thành các chuyên mục trên mục báo chí, website, truyền hình về các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chính sách xây dựng NTM, truyền tải thông tin về các mô hình hoạt động có hiệu quả và pháp luật của nhà nước đến đông đảo người dân Vận động toàn xã hội cùng chung tay xây dựng NTM Thiết lập kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người dân rõ các vấn đề có liên quan đến pháp luật, chính sách về tổ chức thực hiện chính sách xây dựng NTM

4.4.1.3 Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch

Chính sách quy hoạch xây dựng NTM cấp xã sau khi được phê duyệt phải công khai rộng rãi trong cộng đồng dân cư; đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch

Tổ chức rà soát lại quy hoạch của các xã, trên cơ sở bám sát quy hoạch chung bảo đảm 19 tiêu chí của Trung ương quy định, phù hợp với tình hình và khả năng của địa phương, có tính khả thi

Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, tăng cường kiểm tra giám sát nhất là giám sát của cộng đồng, tổ tư vấn giám sát trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch

4.4.1.4 Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao; phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có giá trị kinh tế gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp; huy động nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, hoàn thành giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp; tăng cường công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch vào sản xuất nông, lâm nghiệp

Củng cố vững chắc liên kết trong sản xuất - “Liên kết 4 nhà” gồm: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp, khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân, huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển nông, lâm sản và thủy sản; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết với nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản theo chuỗi giá trị bền vững; hỗ trợ, ưu đãi khuyến khích phát triển hình thức sản xuất trang trại, gia trại, tích tụ đất phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản tập trung Tăng cường liên kết, tham gia của các tổ chức xã hội; mở rộng liên kết vùng trong khu vực quy hoạch các vùng sản xuất tại huyện

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, giảm tổn thất sau thu hoạch sản phẩm nông, lâm, thủy sản, khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư, phát triển các trang trại quy mô lớn (như các thủ tục về đất đai, cấp phép đầu tư, bảo vệ môi trường ) iếp tục củng cố các Hợp tác xã nông nghiệp theo hướng mở rộng các ngành nghề dịch vụ, liên kết với nông dân để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển các tổ hợp tác và các hợp tác xã gắn với chuỗi sản phẩm hàng hóa cụ thể; xây dựng hợp tác xã dịch vụ kiểu mới (do nông dân góp vốn và nông dân lập ra) hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để nhân rộng

4.4.1.5 Tổ chức tiếp nhận và huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước

4.5.1 Kiến nghị với cơ quan cấp trung ương

- Đề nghị ban hành các Chính sách đặc thù hỗ trợ các xã, bản đặc biệt khó khăn trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn như chính sách tín dụng, chính sách phát triển lâm nghiệp, kinh tế rừng, phát triển du lịch, vệ sinh môi trường nông thôn …

- Đề nghị ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đối với khu vực miền núi để thực hiện đúng chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và để thực hiện hỗ trợ một số nội dung trọng tâm để thúc đẩy phát triển, nâng cao thu nhập, đặc biệt là Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

4.5.2 Kiến nghị với cơ quan cấp tỉnh

- Đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn ngân sách theo đề xuất nhu cầu nguồn lực của huyện Mộc Châu trong năm 2020, giai đoạn 2021 –

2025 và các năm tiếp theo Ban hành cơ chế đặc thù nâng mức hỗ trợ đối với các bản vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế

- Đề nghị ban hành bổ sung nội dung, chính sách hỗ trợ công tác vệ sinh môi trường nông thôn

- Đề nghị ban hành quy chế phối hợp phát huy vai trò của sở, ngành, các tổ chức đoàn thể của tỉnh được giao phụ trách huyện trong công tác xây dựng nông thôn mới./

KẾT LUẬN Đề tài xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn

La được nghiên cứu nhằm đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030 Với mục tiêu đó, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

- Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn, gồm các nội dung: Khái quát về nông thôn; Khái quát về xây dựng nông thôn mới; sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; tiêu chí xây dựng nông thôn mới; nội dung xây dựng nông thôn mới; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới) Đối với cơ sở thực tiễn, đề tài tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Hưng Hà- Thái Bình, Văn Yên-Yên Bái, Yên Định-Thanh Hóa Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

- Thứ hai, phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Qua phân tích thực trạng cho thấy, kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới có nhiều bước phát triển tích cực; mức sống và thu nhập của nhân dân ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt

- Thứ ba, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; Nâng cao hiệu quả công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; Tập trung thực hiện các tiêu chí có số xã đạt được còn thấp; Một số giải pháp khác

Các giải pháp của đề tài nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tại huyện Mộc Châu trong thời gian tới

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ nhận thức và kinh nghiệm còn hạn chế Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót về hình thức và nội dung Tác giả rất mong nhận được những kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả hoàn thiện hơn nữa./

[[1] Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, 21/08/2009

[[2] Quyết định số 491/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, 16/04/2009

[[3] Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương về hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, 05/8/2008

[[4] Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, 04/06/2010

[[5] Quyết định 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, 16/8/2016

[[6] Quyết định 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, 20/02/2013

[[7] Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ban hành

Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, 17/10/2016

[8] Thông tư 35/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, 26/12/2016

[[9] Quyết định số 1760/QĐ-TTg của Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc qia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, 10/11/2017

[[10] Công văn số 282/SXD-QHKT của Sở Xây dựng tỉnh về hướng dẫn rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La, 15/3/2017

[[11] Công văn số 6977/BNN-VPĐP của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn tạm thời xét công nhận xã đạt tiêu chí Thu nhập và hộ nghèo năm 2016-2017, 18/8/2016

[[12] Quyết định 59/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, 19/11/2015

[[13] Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL của Bộ VHTT&DL quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu

"gia đình văn hóa", "thôn văn hóa", "làng văn hóa", "ấp văn hóa",

"bản văn hóa", "tổ dân phố văn hóa" và tương đương, 10/10/2011

[14] Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, bản văn hóa, tổ dân phố văn hóa và tương đương trên địa bàn tỉnh Sơn La, 12/01/2012

[[15] Quyết định số 1428/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-

[[16] Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, 21/3/2013

[[17] Quyết định số 2290/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La ban hành

Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Sơn La, giai đoạn 2018-2020, 19/9/2018

Biểu số 01 BIỂU TỔNG HỢP VĂN BẢN CỦA HUYỆN BAN HÀNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI

STT Cơ quan ban hành Tổng số

Văn bản chỉ đạo Báo cáo Hướng dẫn thực hiện

Kế hoạch triển khai Tờ trình

Tổ quốc Viện Nam huyện, các ngành thành viên

Biểu số 02 BIỂU TỔNG HỢP CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình…)

Sân khấu hóa bằng các Chương trình văn nghệ/văn hóa/thể thao

Tổ chức hội thi, hội diễn

Tiếp nhận cấp phát và in ấn, khẩu hiệu, pa nô áp phíc, tài liệu

Tổ chức tuyên truyền bằng Hội nghị, họp xã, bản, tiểu khu

Công tác vận động nhân dân đóng góp (đất đai, tài sản, tiền….)

BIỂU SỐ 03 KẾT QUẢ HUY ĐỘNG, PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TT Dự án thành phần/ nội dung hoạt động

Kết quả huy động nguồn vốn trong giai đoạn 5 năm

TP CP ĐTPT SN ĐT PT SN

Trong nước Ngoài nước Trong nước

1 Quy hoạch xây dựng NTM

2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân

4 Giảm nghèo và an sinh xã hội

5 Phát triển giáo dục nông thôn

6 Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn

7 Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn

8 Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục xử lý 900

Ngày đăng: 20/02/2024, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w