1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện mộc châu tỉnh sơn la

116 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Du Lịch Trên Địa Bàn Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Tác giả Trần Hữu Dương
Người hướng dẫn PGS. TS Trần Chí Thiện
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,44 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của để tài nghiên cứu (11)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn (12)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn (15)
  • 6. Kết cấu luận văn (16)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN (17)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn cấp huyện (17)
      • 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến hoạt động du lịch và quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện (17)
      • 1.1.2. Vai trò của của quản lý các hoạt động du lịch (22)
      • 1.1.3. Điều kiện phát triển hoạt động du lịch (23)
      • 1.1.3. Nội dung quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện (25)
      • 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện (34)
    • 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện (39)
      • 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý các hoạt động du lịch tại một số huyện (39)
      • 1.1.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý hoạt động du lịch rút ra cho huyện Mộc Châu (42)
  • Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (43)
    • 2.1. Câu hỏi nghiên cứu (43)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (43)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (43)
      • 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu (46)
      • 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin (47)
    • 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (48)
      • 2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động du lịch (48)
      • 2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh các nội dung của quản lý hoạt động du lịch (48)
      • 2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu (49)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU (51)
    • 3.1. Khái quát về huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (51)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (51)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (53)
      • 3.1.3. Tài nguyên và tiềm năng hoạt động du lịch (55)
    • 3.2. Tình hình hoạt động du lịch trong thời gian qua tại huyện Mộc Châu (57)
    • 3.3. Thực trạng quản lý các hoạt động du lịch ở huyện Mộc Châu (59)
      • 3.3.1. Xây dựng bộ máy quản lý các hoạt động du lịch (59)
      • 3.3.2. Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động du lịch (60)
      • 3.3.3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động du lịch (62)
      • 3.3.4. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các hoạt động du lịch (64)
      • 3.3.5. Thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động du lịch (76)
      • 3.3.6. Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân điển hình (77)
    • 3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện (79)
      • 3.4.1. Các yếu tố khách quan (79)
      • 3.4.2. Các yếu tố chủ quan (79)
    • 3.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động du lịch huyệnMộc Châu (81)
      • 3.5.1. Những kết quả đã đạt được (81)
      • 3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân (83)
    • 4.1. Định hướng tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu (87)
    • 4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2022-2026 (89)
      • 4.2.1. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý hoạt động du lịch (89)
      • 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động du lịch (90)
      • 4.2.3. Hoàn thiện quy hoạch, chương trình/kế hoạch hoạt động du lịch (90)
      • 4.2.4. Hoàn thiện công tác triển khai tổ chức thực hiện chương trình/kế hoạch hoạt động du lịch (91)
      • 4.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động du lịch (92)
      • 4.2.6. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân điển hình (92)
    • 4.3. Một số kiến nghị (92)
      • 4.3.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Sơn La (92)
      • 4.3.2. Kiến nghị với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (95)
      • 4.3.3. Kiến nghị với Chính phủ (97)
  • KẾT LUẬN (99)
  • PHỤ LỤC (104)

Nội dung

Thực tế đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là hiệu quả Quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễ

Tính cấp thiết của để tài nghiên cứu

Trong quá trình tồn tại và phát triển con người rất cần được thỏa mãn những nhu cầu của mình, trong đó có những nhu cầu thiết yếu nhất như ăn, mặc, ở, đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí… Tựu trung, có thể chia làm ba nhu cầu, đó là nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc và không ngừng của xã hội, của nền kinh tế tri thức, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa con người thoát khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn mà hướng đến thỏa mãn nhu cầu cao hơn, là nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển Dưới sức ép ngày càng cao của xã hội, của cuộc sống hiện đại, của công việc luôn làm cho con người rơi vào tình trạng stress; vì vậy mọi người rất cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhằm khôi phục lại sức khỏe, tinh thần Do đó, hoạt động du lịch ngày càng trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống hiện đại nhằm tái tạo sức lao động cho con người Du lịch còn được đánh giá là một trong các loại hình dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần đắc lực quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước

Mộc Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động du lịch, có bản sắc văn hóa độc đáo, đặc biệt là văn hóa của dân tộc Thái, Mông, Dao, Mường nhiều nơi vẫn giữ được những nét hoang sơ; có một số sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch nông nghiệp với chè, sữa, rau hoa chất lượng cao; có 12 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 02 di tích cấp quốc gia, đặc biệt có các di tích phục vụ tốt cho phát triển du lịch như: Văn bia Tây Tiến, Chùa Chiền Viện có nhiều thắng cảnh đẹp như: Thác Dải Yếm, thảo nguyên xanh với đồng cỏ, vườn mận, đồi chè; hệ thống hang động Mộc Châu còn nổi tiếng bởi văn hóa đa dạng, đặc sắc với các lễ hội truyền thống như: lễ hội Cầu mưa, lễ hội Hết Chá, hội thi Hoa hậu bò sữa được tổ chức hàng năm… Đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Pa Háng nối với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Pha Băng của nước CHDCND Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar Bên cạnh đó, Mộc Châu còn nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với khoảng cách không quá xa, tương đối thuận lợi cho vận chuyển khách du lịch

Với thế mạnh đó, những năm qua hoạt động du lịch Mộc Châu đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần làm cho tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện ngày càng tăng, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân địa phương, đóng góp nguồn ngân sách cho huyện

Tuy vậy, hiện trạng hoạt động du lịch của Mộc Châu còn hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện Thực tế đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là hiệu quả Quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, thể hiện rõ nét nhất là công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa đồng bộ, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch chưa được quan tâm đúng mức, nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch còn thiếu, chất lượng thấp; chưa tạo được thương hiệu du lịch Mộc Châu trên thị trường trong và ngoài nước, chưa khai thác được tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có giá trị cao; hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ chưa phát triển; công tác tuyên truyền quảng bá mở rộng thị trường chưa được quan tâm đúng mức; việc quản lý giá cả, chất lượng dịch vụ chưa chặt chẽ; tình trạng ô nhiễm môi trường còn diễn ra ở nhiều điểm tham quan

Từ những vấn đề nêu trên, đề tài: "Quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” được lựa chọn nhằm nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch, thúc đẩy du lịch huyện Mộc Châu phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

2.1 Các công trình nghiên cứu đã thực hiện

Quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn cấp huyện là một đề tài đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý Qua tìm hiểu các công trình khoa học liên quan đến để tài, có thể nói đến một số công trình khoa học và để tài tiêu biểu dưới đây

Luận văn thạc sĩ ngành du lịch học của Nguyễn Thị Thu Hương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, năm 2013) về “Nghiên cứu hoạt động du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội” đã trình bày kết quả nghiên cứu về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng – kỹ thuật phục vụ du lịch, quản lý du lịch, sản phẩm du lịch và nhân lực du lịch, sau khi đánh giá chung hiện trạng về những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, tác giả đã để xuất một số giải pháp phát triển du lịch huyện Sóc Sơn Luận văn thạc sĩ ngành du lịch học của Ngô Thị Huệ (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, năm 2015) về “ Nghiên cứu hoạt động quản lý điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình” đã trình bày kết quả nghiên cứu về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng – kỹ thuật phục vụ du lịch, quản lý du lịch, sản phẩm du lịch và nhân lực du lịch, sau khi đánh giá chung hiện trạng về những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, tác giả đã để xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

Tại Sơn La, cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến để tài, có thể nêu ra sau đây: Luận văn thạc sĩ Du Lịch của Nguyễn Thu Quỳnh (2014), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sơn La; Để tài NCKH cấp tỉnh Sơn La của Nguyễn Đình Phong (2007), Nghiên cứu xây dựng mô hình bản du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Chiềng Yên (huyện Mộc Châu, nay là huyện Vân Hồ) và xã Mường Do (Phù Yên); Để tài NCKH cấp tỉnh của Nguyễn Anh Cường (2009), nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hoá các dân tộc phục vụ phát triển du lịch huyện Mộc Châu; Luận án Tiến sỹ Địa lý của Đỗ Thuý Mùi (2010), Tổ chức lãnh thổ du lịch Sơn La; Để tài NCKH cấp tỉnh của Viện Dân tộc học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2012), Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái và nhân văn huyện Huyện Mộc Châu; Để tài NCKH cấp tỉnh của Nguyễn Huy Hoàng (2014), Nghiên cứu nội dung và giải pháp xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn văn hoá, giảm nghèo và bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La; Luận án Tiến sĩ kinh tế của Hoàng Xuân Trọng (2017), Giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Sơn La

2.2 Các vấn để còn tồn tại và định hướng nghiên cứu của đề tài

Những kết quả nghiên cứu về hoạt động du lịch là tiền để quan trọng để Luận văn kế thừa và phát triển Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã công bố còn tồn tại 02 vấn đề sau đây

Thứ nhất, đa phần các công trình nghiên cứu nêu trên đánh giá, nhận xét và đưa ra giải pháp phát triển du lịch dưới góc độ của văn hoá, địa lý, chưa có nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ quản lý Nhà nước về kinh tế trong lĩnh vực du lịch

Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã nêu thực hiện ở phạm vi cấp tỉnh, ít để cập đến nội dung quản lý hoạt động du lịch ở địa bàn cấp huyện

Thứ ba, các công trình này đã tương đối cũ, gần đây nhất là Luận án của Hoàng Xuân Trọng về marketing địa phương, bảo vệ năm 2017, sử dụng số liệu từ năm 2015, còn các công trình khác đều sử dụng các dữ liệu cách đây khoảng trên dưới chục năm nên không còn tính cập nhật do bối cảnh phát triển du lịch của huyện Mộc Châu đã thay đổi rất nhiều

Vì vậy, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu vấn để quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu dưới góc độ quản lý Nhà nước về kinh tế trong lĩnh vực du lịch ở cấp huyện.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng việc quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở huyện Mộc Châu trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch ở huyện Mộc Châu nhằm khai thác thế mạnh, khắc phục những khó khăn, hạn chế và đưa ngành du lịch của huyện Mộc Châu phát triển tương xứng với tiềm năng của huyện

- Hệ thống hóa một số lý luận về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn cấp huyện

- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu, từ đó nhận biết được những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch trong thời gian qua

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu

- Phạm vi nội dung: Có nhiều hoạt động du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, hoạt động, dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ sản xuất và cung ứng hàng lưu niệm, dịch vụ văn hóa, văn nghệ, dịch vụ hướng dẫn viên du lịch Do điều kiện thu thập thông tin, đề tài chỉ tập trung vào quản lý hai hoạt động chính, dưới góc độ cung của địa phương, là hoạt động lưu trú và ăn uống tại các cơ sở lưu trú và các nhà hàng ăn uống - Phạm vi không gian: địa bàn huyện Mộc Châu

+ Dữ liệu thứ cấp phản ánh giai đoạn 2017-2021

+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập năm 2021, phản ánh thực trạng quản lý nhà nước năm 2021 về các hoạt động lưu trú và ăn uống tại các cơ sở lưu trú và các nhà hàng ăn uống

+ Các giải pháp để xuất có giá trị cho giai đoạn 2022-2026

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

5.1.Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

- Luận văn làm rõ về nội dung về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện gồm: ban hành các cơ chế, chính sách (văn bản quản lý); xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các hoạt động du lịch; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các hoạt động du lịch (đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng lưới các điểm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch, kết nối các bên liên quan ); thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động du lịch; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình

Bên cạnh đó, luận văn cũng cung cấp góc nhìn cho công tác quản lý hoạt động du lịch theo quan điểm phát triển bền vững: công tác quản lý phải nhằm làm cho các hoạt động dịch vụ du lịch phát triển trên cơ sở vừa khai thác các tài nguyên, lợi thế của địa phương, vừa bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, vừa phát huy sự tham gia của người dân và kiến thức, văn hóa bản địa

5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

- Luận văn xác định vai trò của UBND huyện Mộc Châu trong việc quản lý và khai thác du lịch theo hướng phát triển bền vững đồng thời để xuất mô hình tổ chức quản lý cho huyện Mộc Châu Mô hình tổ chức quản lý đảm bảo 2 mục tiêu đó là vừa thực hiện tốt nhiệm vụ công ích là bảo tồn đa dạng sinh học nhưng cũng phát huy hiệu quả việc kinh doanh du lịch nhằm tạo nguồn thu để góp phần kinh phí cho nhiệm vụ bảo tồn, giảm sức ép đối với ngân sách nhà nước

- Xác định rõ vấn đề đã và đang gặp phải trong quá trình quản lý hoạt động du lịch của huyện Mộc Châu Đồng thời, nhìn nhận và rút ra bài học kinh nghiệm từ các tỉnh thành khác trong quá trình quản lý hoạt động nhằm khắc phục những vấn đề này

- Đề xuất mô hình quản lý hoạt động du lịch bền vững cho huyện Mộc Châu nhằm tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch ở huyện Mộc Châu Các bên tham gia trong mô hình hoạt động du lịch bền vững tại huyện Mộc Châu bao gồm: UBND huyện, Ban quản lý khu du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch

- Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch tại huyện Mộc Châu Các giải pháp này sẽ là những gợi ý cho UBND huyện Mộc Châu trong quá trình hoàn thiện công tác quản lý của mình nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý các hoạt động du lịch

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn kết cấu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu

Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn cấp huyện

1.1.1.Một số khái niệm liên quan đến hoạt động du lịch và quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch

Tổ chức DL thế giới cho rằng, DL bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích thăm quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư Theo Luật DL Việt Nam, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Du lịch là tổng hợp các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ra ngoài nơi lưu trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, vui chơi – giải trí, nâng cao nhận thức về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và làm việc không thường

- Khái niệm hoạt động du lịch

Theo Khoản 3, Điều 3 của Luật Du lịch năm 2018 “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch”

Như vậy, đứng về phía khách du lịch (phía cầu), hoạt động du lịch sẽ bao gồm các hoạt động tham quan, giải trí,tìm hiểu, nghĩ dưỡng của du khách trong một khoảng thời gian nhất đinh

Về phía các cơ sở dịch vụ du lịch, hoạt động du lịch là các hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại, tham quan, tìm hiểu, nghĩ dưỡng của các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch khác

Khái niệm phát triển du lịch

Phát triển du lịch là hoạt động khai thác có quản lý tài nguyên du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

5.1.Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

- Luận văn làm rõ về nội dung về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện gồm: ban hành các cơ chế, chính sách (văn bản quản lý); xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các hoạt động du lịch; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các hoạt động du lịch (đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng lưới các điểm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch, kết nối các bên liên quan ); thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động du lịch; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình

Bên cạnh đó, luận văn cũng cung cấp góc nhìn cho công tác quản lý hoạt động du lịch theo quan điểm phát triển bền vững: công tác quản lý phải nhằm làm cho các hoạt động dịch vụ du lịch phát triển trên cơ sở vừa khai thác các tài nguyên, lợi thế của địa phương, vừa bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, vừa phát huy sự tham gia của người dân và kiến thức, văn hóa bản địa

5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

- Luận văn xác định vai trò của UBND huyện Mộc Châu trong việc quản lý và khai thác du lịch theo hướng phát triển bền vững đồng thời để xuất mô hình tổ chức quản lý cho huyện Mộc Châu Mô hình tổ chức quản lý đảm bảo 2 mục tiêu đó là vừa thực hiện tốt nhiệm vụ công ích là bảo tồn đa dạng sinh học nhưng cũng phát huy hiệu quả việc kinh doanh du lịch nhằm tạo nguồn thu để góp phần kinh phí cho nhiệm vụ bảo tồn, giảm sức ép đối với ngân sách nhà nước

- Xác định rõ vấn đề đã và đang gặp phải trong quá trình quản lý hoạt động du lịch của huyện Mộc Châu Đồng thời, nhìn nhận và rút ra bài học kinh nghiệm từ các tỉnh thành khác trong quá trình quản lý hoạt động nhằm khắc phục những vấn đề này

- Đề xuất mô hình quản lý hoạt động du lịch bền vững cho huyện Mộc Châu nhằm tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch ở huyện Mộc Châu Các bên tham gia trong mô hình hoạt động du lịch bền vững tại huyện Mộc Châu bao gồm: UBND huyện, Ban quản lý khu du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch

- Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch tại huyện Mộc Châu Các giải pháp này sẽ là những gợi ý cho UBND huyện Mộc Châu trong quá trình hoàn thiện công tác quản lý của mình nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý các hoạt động du lịch.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn kết cấu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu

Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn cấp huyện

1.1.1.Một số khái niệm liên quan đến hoạt động du lịch và quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch

Tổ chức DL thế giới cho rằng, DL bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích thăm quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư Theo Luật DL Việt Nam, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Du lịch là tổng hợp các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ra ngoài nơi lưu trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, vui chơi – giải trí, nâng cao nhận thức về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và làm việc không thường

- Khái niệm hoạt động du lịch

Theo Khoản 3, Điều 3 của Luật Du lịch năm 2018 “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch”

Như vậy, đứng về phía khách du lịch (phía cầu), hoạt động du lịch sẽ bao gồm các hoạt động tham quan, giải trí,tìm hiểu, nghĩ dưỡng của du khách trong một khoảng thời gian nhất đinh

Về phía các cơ sở dịch vụ du lịch, hoạt động du lịch là các hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại, tham quan, tìm hiểu, nghĩ dưỡng của các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch khác

Khái niệm phát triển du lịch

Phát triển du lịch là hoạt động khai thác có quản lý tài nguyên du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương

Phát triển DL còn được hiểu là sự gia tăng quy mô hoạt động DL và nâng cao chất lượng, hiệu quả du lịch theo thời gian Nghĩa là, địa phương khai thác tiềm năng tài nguyên DL và các điều kiện cần thiết nhằm tạo ra SP DL đáp ứng nhu cầu thị trường Các giai đoạn phát triển DL tại điểm đến có những tác động tích cực và tiêu cực gây hại đến môi trường, tài nguyên và mọi mặt đời sống xã hội nơi đây Phát triển du lịch, về nội dung, thực chất là phát triển các hoạt động du lịch, kể cả về phía cầu (thỏa mãn các nhu cầu của du khách) và phía cung (cung ứng các dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch)

1.1.1.2 Điểm đến du lịch/điểm du lịch

Các hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu tại các điểm đến du lịch Việc hiểu rõ về điểm đến du lịch sẽ giúp cho các nhà quản lý và những người làm du lịch quản lý và vận hành điểm đến theo từng giai đoạn và chu kỳ phát triển tương ứng của vòng đời điểm đến Tổng hợp các điểm đến của một huyện tại một thời điểm/thời kỳ nào đó sẽ cho thấy độ chín muồi (steady state) của các hoạt động du lịch và ngành du lịch của địa phương ấy trong thời gian nghiên cứu Ở Việt Nam, Luật DL mới (năm ) đã đưa ra khái niệm về điểm DL Đó là nơi có tài nguyên DL hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách DL Điểm DL là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân vùng DL, có quy mô nhỏ, diện tích, không gian riêng biệt Khái niệm điểm DL chưa chỉ rõ được quy mô, mức độ, điều kiện tiếp cận và cả vấn để quản lý Nhà nước cho phát triển DL

Theo Tổ chức DL thế giới thì Điểm đến DL là một nơi cụ thể, theo đó khách

DL lưu lại ít nhất một đêm và có các SPDL như các DV, tính hấp dẫn và các tài nguyên DL với biên giới hành chính xác định, có sự quản lý, hình ảnh và cảm nhận của năng lực cạnh tranh thị trường Đây là khái niệm có tính khái quát cao, để cập đến các góc độ liên quan điểm đến và theo đó, điểm đến có thể là toàn bộ các quốc gia, các lục địa, một quốc gia, hay một tỉnh, thành phố, Để tài sử dụng khái niệm này để tiếp cận nghiên cứu

Quá trình hình thành và phát triển của điểm đến DL trải qua chu kỳ tương tự chu kỳ sống của SP gồm 5 giai đoạn riêng biệt: khám phá, tham gia, phát triển, củng cố, bão hòa (suy thoái hoặc tái sinh) (Hình 1.1):

Sơ đồ 1.1: Vòng đời của một điểm đến DL

(Nguồn: Tổ chức DL Thế giới)

Giai đoạn khám phá: Số lượng nhỏ du khách bị thu hút bởi hấp dẫn tự nhiên, VH; số khách đến chủ yếu từ những khu vực lân cận và số cơ sở DL có giới hạn Giai đoạn tham gia: Bắt đầu có sự tham gia của cư dân địa phương trong việc cung cấp một số phương tiện cho du khách, bước đầu thu hút thị trường khách trong khu vực và các vùng khác của quốc gia

Giai đoạn phát triển: Số lượng khách DL đến nhiều; xuất hiện các tổ chức chuỗi KS; nhà điều hành tour có một vai trò quan trọng, du khách có thể đến từ các vùng của quốc gia hoặc quốc tế

Giai đoạn củng cố: DL trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế địa phương và có thể trở thành lĩnh vực kinh tế trọng điểm Tỷ lệ tăng trưởng khách đến có thể đã chững lại và một số cơ sở có thể cần được nâng cấp

Giai đoạn bão hòa: Số lượng khách đến đã đạt đỉnh điểm, điểm đến không còn được coi là mới và có thể cho doanh thu KD bất động sản cao Tùy thuộc vào cách ứng phó của nhà quản lý điểm đến mà sau giai đoạn bão hòa có thể là các kịch bản khác nhau, bao gồm suy thoái hoặc tái sinh Chính vì thế, ở giai đoạn bão hòa, các nhà quản lý cần phải can thiệp và hành động để tránh suy thoái

1.1.1.3 Khái niệm quản lý các hoạt động du lịch

Khái niệm về quản lý: theo Từ điển tiếng Việt, Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hay cơ quan chính phủ Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực

Trong đời sống xã hội, quản lí xuất hiện khi có hoạt động chung của con người Quản lí điều khiển và chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân để tạo thành hoạt động tập thể thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã được định trước Để thực hiện hoạt động quản lí cần phải có tổ chức và quyền uy Tổ chức phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung; quyền uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lí đối với các đối tượng quản lí, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức Quyền lực là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lí điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lí thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình

Khái niệm quản lý (Nnhà ) về các hoạt động du lịch

Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý các hoạt động du lịch tại một số huyện

1.2.2.1 Phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm mới tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn mang đậm bản sắc văn hóa bản địa, con người thân thiện là điều kiện tốt cho phát triển du lịch; UBND huyện Đơn Dương đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; đặc biệt chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm tại ra những trải nghiệm mới lạ cho du khách khi đến Đà Lạt - Lâm Đồng

Du lịch cộng đồng gắn với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Churu cho du khách trải nghiệm cuộc sống ở những thôn bản còn lưu giữ nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống Du khách được tận mắt chiêm ngưỡng và cùng tham gia vào quá trình tạo tác những sản phẩm thủ công truyền thống như gốm, nhẫn bạc, đan lát ở xã Lạc Xuân, Tu Tra, Próh; được hòa mình vào bầu không khí và thưởng thức những âm thanh, giai điệu của văn hóa cồng chiêng Churu; cùng người dân bản địa chế biến và thưởng thức ẩm thực độc đáo

Du lịch tham quan, ngắm cảnh đưa du khách đến với thác nước Cha Tây nằm giữa cảnh rừng nguyên sơ hay chiêm ngưỡng sự hùng vỹ của thác Thiên Thai nước tung trắng xóa; đi dạo dưới rừng thông xanh và tổ chức cắm trại ở đồi thông Châu Sơn; tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của những công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa của đồng bào Churu như nhà thờ Ka Đơn, nhà cổ Churu Đơn Dương cũng chú trọng công tác xúc tiến quảng bá du lịch và kết nối với các doanh nghiệp du lịch, xét theo chu kỳ sống của điểm đến du lịch (Tourist Area Life Cycle) thì Đơn Dương đang nằm trong giai đoạn mới phát triển với lượng khách bắt đầu gia tăng và cư dân địa phương chỉ mới cung ứng sơ khai các dịch vụ du lịch, cho nên công tác tuyên truyền quảng bá du lịch địa phương là hết sức cần thiết nhưng cần phải có phương thức phù hợp đối với giai đoạn này Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cần nhắm tới thị trường đích, giới thiệu các sản phẩm du lịch, tiềm năng, giá trị tự nhiên, văn hóa và con người vùng đất Đơn Dương Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần liên kết với các công ty lữ hành trong tỉnh và các công ty gửi khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng để đưa khách đến với Đơn Dương vì đây có thể được xem là kênh marketing hữu hiệu đối với Đơn Dương vào thời điểm này

1.2.1.2 Phát triển các di sản văn hóa thành sản phẩm du lịch của người Dao ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai Ở vùng núi cao, người Dao Sa Pa tỉnh Lào Cai Việt Nam biết phát huy lợi thế di sản văn hoá phong phú, giàu bản sắc trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn Tìm hiểu quá trình “xây dựng di sản văn hoá trở thành sản phẩm du lịch” của người Dao

Sa Pa nhằm mục đích tìm hiểu kinh nghiệm phát huy lợi thế bản sắc văn hoá dân tộc nhằm phát triển sản phẩm du lịch Đồng thời cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa vấn để khai thác tài nguyên du lịch với bảo vệ văn hoá truyền thống, xây dựng phương thức phát triển du lịch bền vững

Vùng người Dao cư trú nằm trên độ cao từ 1000 – 1.600m ven rừng quốc gia Hoàng Liên Địa bàn cư trú của người Dao là vùng đa dạng sinh học có hàng trăm loài động vật, loài thực vật Trong đó có nhiều loài đặc hữu Các làng người Dao ở Sa Pa đểu có phong cảnh đẹp Làng ở ven suối, thác nước Quanh làng có hệ thống rừng già, hang động và ruộng bậc thang kỳ vĩ Tất cả phong cảnh, môi trường đã tạo nên tài nguyên du lịch tự nhiên của miền núi hấp dẫn Càng hấp dẫn du khách hơn khi mà tài nguyên du lịch tự nhiên lại hoà quyện với tài nguyên du lịch văn hoá Đó là hệ thống tín ngưỡng giàu bản sắc với các phong tục, nghi lễ độc đáo như lễ

“pút tổng”, lễ cấp sắc, lễ Bàn Vương, lễ cưới, lễ làm nhà mới Đó là hệ thống nghệ thuật diễn xướng với di sản dân ca, dân vũ phong phú

Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai và chính quyền Sa Pa đã phối hợp với các nhà tư vấn nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng Trong mô hình du lịch cộng đồng luôn để cao vai trò của người Dao bản địa Người Dao phải thực sự là chủ nhân có quyền tham gia các hoạt động du lịch và phải được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch Các doanh nghiệp nhà nước chia xẻ quyền lợi cho cộng đồng người Dao thông qua hệ thống các dịch vụ thuộc cộng đồng như nhà nghỉ của người dân (homestay), bán sản phẩm đồ thủ công, cung cấp dịch vụ ăn uống, đi lại Du lịch cộng đồng là sự kết hợp của 4 nhóm nhân tố: du khách, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, cư dân bản địa (người Dao), chính quyền cơ sở

Bốn yếu tố này quan hệ khăng khít với nhau Du khách muốn thỏa mãn các nhu cầu du lịch thì phải có các doanh nghiệp cung cấp, có người dân bản địa (người Dao) tham gia, và được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý, định hướng Người dân muốn thu được nhiều lợi nhuận qua hệ thống dịch vụ đểu thành lập ban đại diện của những gia đình tham gia dịch vụ du lịch Ban đại diện là đầu mối nhằm quản lý các dịch vụ lưu trú, ăn nghỉ, sinh hoạt Đặc biệt, ban đại diện có quyền thống nhất về giá cả nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp bắt chẹt từng hộ gia đình, ép các hộ gia đình giảm giá để thu lợi ích riêng của doanh nghiệp Trước đây doanh nghiệp chỉ đưa du khách đến các làng người Dao tham quan mà không phải trả tiền cho người dân, thậm chí không mua hàng của người dân Người Dao bản địa là chủ nhân của các tài nguyên du lịch thì lại không được hưởng lợi Các doanh nghiệp từ Hà Nội, thị trấn Sa Pa, ở xa các bản làng người Dao lại đứng ra thu lợi lớn trên địa bàn người Dao Sự bất bình đẳng này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân bản địa với các doanh nghiệp và khách du lịch Người dân không cho chụp ảnh hoặc du khách muốn chụp ảnh thì phải trả tiền trực tiếp cho người dân, người dân chẽo kéo ép du khách phải mua hàng gây phiền hà cho du khách

Các làng người Dao ở thị xã Sa Pa đang xây dựng trở thành những điểm sáng về du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng đã hình thành và phát triển, mỗi năm đểu đón nhiều du khách, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân Có được những thành quả như vậy là nhờ người Dao ở Sa Pa đã xây dựng thành công mô hình du lịch cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ của “4 nhà” Nhà nước định hướng và xây dựng chính sách quản lý phát triển du lịch cho toàn vùng

Các gia đình người dân tham gia làm du lịch đểu có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn di sản văn hoá dân tộc Các nhà doanh nghiệp tăng cường quảng bá đưa du khách đến tham quan Các nhà tư vấn (nhất là tổ chức phi chính phủ SNV) đã góp phần tư vấn cho người dân các biện pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Đồng thời các điểm du lịch cộng đồng người Dao ở Sa

Pa không chỉ coi trọng chất liệu truyền thống để xây dựng các sản phẩm du lịch, mà quan trong hơn là thực hành các di sản văn hoá ngay tại cộng đồng theo hướng phát triển du lịch bền vững Bản sắc văn hoá dân tộc trở thành nguồn lực cho du lịch cộng đồng người Dao phát triển Ngược lại, du lịch càng phát triển thì càng khuyến khích người dân bảo tồn được di sản văn hoá truyền thống của dân tộc mình

1.1.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý hoạt động du lịch rút ra cho huyện Mộc Châu Đối với kinh nghiệm của huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Một là, UBND cấp huyện đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch và tổ chức quản lý hoạt động du lịch Chính quyền định hướng tạo cơ chế, chính sách và là cầu nối giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp và người dân trực tiếp thực hiện hoạt động du lịch

Hai là, UBND huyện cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cơ bản phục vụ du lịch, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân cùng làm du lịch, cùng giữ gìn và phát huy thế mạnh bản sắc văn hoá và tài nguyên bản địa trong phát triển sản phẩm du lịch Đối với kinh nghiệm của Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Ba là, UBND huyện, thông qua phòng Văn hóa và Thông tin cần chú trọng tăng cường liên kết giữa các ngành, các cấp, các vùng tạo chuỗi liên kết giá trị trong phát triển du lịch nhằm thu hút khách và mang lại giá trị cao nhất cho khách tham gia đi du lịch

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung trả lời một số câu hỏi chính như sau:

1) Quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn cấp huyện có những nội dung gì và do những yếu tố nào chi phối?

2) Thực trạng quản lý hoạt động dulịch ở huyện Mộc Châu trong những năm gần đây diễn ra như thế nào?

3) Các nhân tố nào đang ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu?

4) Giải pháp nào có thể thực hiện để tăng cường quản lý hoạt động du lịch ở huyện Mộc Châu trong thời gian tới?

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ UBND huyện Mộc Châu, Ban quản lý khu du lịch Mộc Châu là nơi quản lý trực tiếp DL huyện Mộc Châu, các số liệu thu thập từ phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mộc Châu và các tài liệu đã được công bố khác Nội dung thu thập chủ yếu là tình hình quản lý DL huyện Mộc Châu hiện nay, cơ cấu khách du lịch, xu hướng đi du lịch và kinh nghiệm quản lý và khai thác du lịch tại các địa phương khác trong và ngoài nước

2.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp của đề tài được thu thập trực tiếp từ 02 nhóm đối tượng có liên quan đến quản lý hoạt động DL Mộc Châu Một là, toàn bộ những người thuộc chủ thể quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn gồm: UBND huyện Mộc Châu gồm 2 phó chủ tịch UNBD huyện Mộc Châu và 15 cán bộ công chức huyện, Ban quản lý du lịch huyện Mộc Châu gồm 1 giám đốc ban và 1 phó giám đốc ban ; Phòng Văn hóa và Thông tin huyện gồm 1 trưởng phòng văn hóa và thông tin huyện và 5 cán bộ phòng văn hóa thông tin huyện, UBND các xã/thị trấn tác giả chọn 2 thị trấn là thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu tập trung nhiều điểm du lịch trên huyện Mộc Châu, mỗi thị trấn tác giả phỏng vấn 1 chủ tịch xã, 1 phó chủ tịch xã và 10 công chức mỗi xã, các Ban quản lý du lịch cộng đồng bản, tiểu khu trên địa bàn huyện Mộc Châu là 10 người Tất cả là: 100người

Bảng 2.1: Số người được phỏng vấn là cán bộ quản lý về du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu

Tổ chức Số lƣợng tổ chức

Số người được phỏng vấn theo từng đối tƣợng

Tổng số người đƣợc phỏng Đối tượng Số người vấn

Phó chủ tịch Công chức huyện

Chủ tịch Phó chủ tịch Công chức xã

Trưởng ban Phó Trưởng ban

Hiệp hội Du lịch Sơn La 1

Chủ tịch Phó Chủ tịch Cán bộ

Hai là, đại diện những người thực hiện các hoạt động du lịch, thuộc đối tượng quản lý gồm các chủ doanh nghiệp của 6 điểm du lịch là: 1 Ngũ Động Bản ễn ã 2 Đồi Chố Trỏi Tim Mộc Chõu ã 3 Thung Lũng Mận Nà Ka ã 4 Rừng Thụng Bản Áng ã 5 Thỏc Dải Yếm ã 6 Mộc Chõu Happy Land là 6 chủ doanh nghiệp, , chủ cơ sở lưu trú, ăn uống phục vụ du lịch trên địa bàn là 12 cơ sở lưu trú là 24 người, các chủ doanh nghiệp du lịch lữ hành có gửi khách đến Mộc Châu là 5 công ty du lịch lữ hành tại Hà Nội là 10 người Tổng là 40 người

Bảng 2.2: Số người được phỏng vấn theo từng đối tượng thuộc chủ thể thực hiện các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu

Tổ chức Số lƣợng tổ chức

Số người được phỏng vấn theo từng đối tƣợng

Tổng số người đƣợc phỏng Đối tượng Số người vấn Điểm du lịch ở

Mộc Châu 6 Chủ doanh nghiệp 6

Cơ sở lưu trú, ăn uống 12

Chủ doanh nghiệp Nhân viên chủ chốt

Chủ doanh nghiệp du lịch lữ khách gửi khách đến Mộc

Giám đốc Trưởng phòng lữ hành

Dữ liệu sơ cấp được thu thập dưới dạng các mẫu biểu phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được phỏng vấn để điều tra đặc điểm cá nhân của họ, các đánh giá của họ về các nội dung quản lý du lịch và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu Những bảng phỏng vấn này được thiết kế gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở và được phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra

Với nhiều câu hỏi định tính, người trả lời sẽ có thể lựa chọn câu trả lời của mình tương ứng với các giá trị của Thang đo Likert 5 mức độ (1= rất không đồng ý; 2= không đồng ý; 3= phân vân (trung lập); 4= đồng ý; 5= rất đồng ý)

Bảng 2.3 Ý nghĩa của các giá trị trả lời theo thang đo Likert-5

Giá trị trả lời Ý nghĩa

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

- Đối với các dữ liệu là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá Những dữ liệu là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình

- Thể hiện thông tin bằng bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê

+ Bảng thống kê: là hình thức phản ánh các tài liệu thống kê, dữ liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu Phương pháp này giúp cho người xem hiểu được mối liên hệ giữa các số liệu trong bảng, thực hiện việc so sánh, đối chiếu để rút ra bản chất của hiện tượng nghiên cứu

+ Đồ thị thống kê: là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính quy ước các số liệu, thông tin thống kê Khác với bảng chỉ dùng con số, đồ thị thống kê kết hợp con số, hình vẽ, đường nét và màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh khái quát các đặc điểm về cơ cấu, xu hướng biến động, mối liên hệ, quan hệ so sánh,… của hiện tượng, vấn đề nghiên cứu, giúp người đọc nhận thức được hiện tượng một cách nhanh chóng, dễ hiểu từ đó nhận ra được những nội dung chủ yếu của vấn đề nghiên cứu

- Công cụ để tổng hợp và tính toán số liệu, vẽ biểu đồ là phần mềm Microsoft Excel 2010

- Riêng với các câu hỏi định tính, các giá trị trả lời theo thang đo Likert 5 mức độ sẽ được tổng hợp lại thành giá trị bình quân cho tất cả mọi người được phỏng vấn Giá trị bình quân ấy có ý nghĩa trong từng khoảng giá trị như sau:

Bảng 2.4 Ý nghĩa của các giá trị trả lời bình quân theo thang đo Likert-5

Giá trị trả lời bình quân Ý nghĩa

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp phân tích,tổng hợp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu các nội dung của luận văn, từ phân tịch lý luận, kinh nghiệm thực tiễn đến đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý các hoạt động du lịch… Thông qua phương pháp phân tích các khía cạnh cụ thể, luận văn sẽ tổng hợp được những tri thức khái quát về vấn đề nghiên cứu, theo phương châm từ cái riêng đến cái chung, từ cái cá biệt đến cái tổng quát, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán và mô tả các đặc trưng về quy mô, cơ cấu, quan hệ so sánh, mức độ điển hình của hiện tượng nghiên cứu

Phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu, qua thời gian và qua không gian, giữa lý luận với thực tiễn Từ đó, phát hiện ra các vấn đề về bản chất và xu hướng có tính quy luật sự phát triển trong quản lý phát triển các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động du lịch

- Quy mô và mức gia tăng doanh thu từ hoạt động du lịch: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự gia tăng quy mô hay số lượng phát triển các hoạt động du lịch Khi phát triển du lịch có sự gia tăng thì doanh thu du lịch sẽ tăng

- Quy mô và mức gia tăng lượng khách: Phát triển du lịch được phản ánh qua lượng khách du lịch Vì khách du lịch là người trực tiếp tham gia vào các loại hình và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ du lịch, nếu sản phẩm phong phú đa dạng và có chất lượng thì du khách sẽ đông và ngược lại Chỉ tiêu này bao gồm: Gia tăng lượng khách quốc tế, Gia tăng lượng khách nội địa

- Mức tăng chi tiêu/khách và số ngày lưu trú:Sản phẩm du lịch phong phú đa dạng có sức hấp dẫn và có chất lượng thì du khách sẽ tăng chi tiêu và số ngày lưu trú sẽ dài để họ có thể hưởng thụ những dịch vụ du lịch này Chỉ tiêu này bao gồm: mức tăng chi tiêu/ khách quốc tế, mức tăng chi tiêu/ khách nội địa,mức tăng số ngày lưu trú của khách quốc tế,mức tăng số ngày lưu trú của khách nội địa

2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh các nội dung của quản lý hoạt động du lịch

2.3.2.1 Các chỉ tiêu phản ảnh tình hình ban hành văn bản quản lý hoạt động du lịch

+ Số lượng và cơ cấu các văn bản quản lý được ban hành: Nghị quyết, quyết định, thông báo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, phòng Văn hóa và Thông Tin huyện

+ Số lượng người, tỷ lệ % người trả lời theo thang đo Likert-5 ở các mức độ 1/2/3/4/5 và mức độ trả lời bình quân cho mỗi câu hỏi định tính

2.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ảnh các nội dung quản lý hoạt động du lịch

+ Số lượng và % số người được phỏng vấn trả lời, mức độ đánh giá bình quân của đối tượng phỏng vấn cho mỗi nội dung quản lý (mỗi câu hỏi) về mức độ phù hợp,mức độ triển khai của mỗi nội dung quản lý và mức độ hiệu quả của việc thực hiện nội dung quản lý ấy

2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu i) Cơ chế, chính sách hoạt động du lịch của tỉnh và trung ương Cơ chế, chính sách được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:

+ Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền trung ương và tỉnh ban hành về phát triển các hoạt động du lịch

+ Mức độ hỗ trợ của trung ương/tỉnh cho phát triển các hoạt động du lịch: số tiền tài trợ cho 01 homestay, số kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông, điện phục vụ du lịch ii) Đánh giá của cán bộ các cơ quan quản lý du lịch và của các cơ sở cung ứng các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn về chính sách đầu tư, chính sách đào tạo nguồn nhân lực theo các mức độ cao thấp khác nhau thông qua thang đo Likert: tỷ lệ đánh giá cho mỗi mức độ và điểm đánh giá bình quân Điều kiện cơ sở hạ tầng du lịch sẵn có Điều kiện cơ sở hạ tầng tốt tỉ lệ thuận điểm đánh giá bình quân của các bên liên quan (cán bộ quản lý du lịch, lãnh đạo các cơ sở cung ứng các hoạt động dịch vụ du lịch) theo thang đo Likert iii) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Ở Mộc Châu, loại hình du lịch tham quan khám phá là một trong những loại hình du lịch phổ biến Chính vì vậy, điều kiện tự nhiên là chỉ tiêu cần thiết để phản ánh Điều kiện tự nhiên được đánh giá thông qua số lượng các danh lam thắng cảnh được công nhận ở cấp quốc gia, cấp tỉnh iv) Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện, trình độ của doanh nghiệp, người lao động tham gia cung ứng dịch vụ du lịch

Chất lượng đào tạo được thể hiện qua điểm đánh giá bình quân của các bên liên quan (cán bộ quản lý du lịch, lãnh đạo các cơ sở cung ứng các hoạt động dịch vụ du lịch) theo thang đo Likert về công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của địa phương v) Sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý về du lịch Sự phối hợp chặt chẽ là chỉ tiêu cần thiết cho công cuộc quản lý Phục vụ cho công tác học tập và làm theo những tấm gương các tỉnh có ngành du lịch phát triển trong nước Từ đó rút ra bài học và vận dụng tại huyện Mộc Châu

Sự phối hợp này, được thể hiện thông qua điểm đánh giá bình quân của các bên liên quan (cán bộ quản lý du lịch, lãnh đạo các cơ sở cung ứng các hoạt động dịch vụ du lịch) theo thang đo Likert về các chỉ tiêu liên quan đến nỗ lực của chính quyền địa phương trong liên kết với các địa phương khác.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU

Khái quát về huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Vị trí địa lý: Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc với độ cao trung bình hơn 1.050 m so với mặt nước biển, về hướng Đông Nam của tỉnh Sơn

La Ranh giới như sau: Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu; Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào với đường biên giới chung dài 40,6 km Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Mộc Châu

(Nguồn:UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) Địa hình: Vùng Mộc Châu mang đặc trưng của miền núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 - 1.050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80 km, bề ngang nơi rộng nhất đạt tới

25 km, có độ cao trung bình so với mặt biển là 1.050 m, các khu vực xung quanh vùng Mộc Châu như Hòa Bình, Sơn La đều có độ cao trung bình thấp hơn so với vùng Mộc Châu

Khí hậu: Vùng Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều Vùng Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ, nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm Độ ẩm không khí trung bình 85% Nhiệt độ trung bình hàng năm của vùng Mộc Châu thấp hơn so với các khu vực lân cận như Thành phố Sơn La (21,100C), Hòa Bình (23,000C), Điện Biên (23,000C) Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, chỉ có ở các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã… mới có những điều kiện khí hậu tương tự

Thuỷ văn: Sông Đà là sông lớn nhất và nằm giáp với vùng Mộc Châu ở phía Đông Bắc và có vai trò quan trọng đối với vùng Mộc Châu Sông Đà vừa là nguồn nước mặt, vừa là tuyến giao thông thủy của vùng Mộc Châu, đồng thời sông Đà cũng có vai trò quan trọng đối với việc điều hòa tạo ra khí hậu quanh năm mát mẻ cho vùng Mộc Châu

Do địa hình núi đá vôi nên nước mặt ở vùng Mộc Châu rất hạn chế, có một số suối chính như: suối Quanh, suối Sập, suối Tưn có độ dốc lớn, trắc diện hẹp Tuy nhiên có điều kiện thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ

Nhìn chung, tài nguyên nước phân bố không đồng đều, do điều kiện miền núi địa hình chia cắt mạnh nên việc khai thác nguồn nước phục vụ cho đời sống và phát triển sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao Nước ngầm ở vùng Mộc Châu tương đối ít gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và du lịch Tuy nhiên, với hồ thủy điện Hòa Bình, tình trạng này đã được cải thiện nhiều Đất đai thổ nhưỡng: Diện tích đất tự nhiên của vùng Mộc Châu là 206.150 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 41.133,93 ha, chiếm 19,95% tổng diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp 95.966,20 ha, chiếm 46,55%; đất ở 1.199,69 ha, chiếm

0,58%; đất chuyên dùng 3.441,59 ha, chiếm 1,67%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.970,07 ha, chiếm 1,44%; còn lại là các loại đất khác

Thảm thực vật: Tài nguyên rừng của vùng Mộc Châu khá phong phú với khoảng 456 loài thực vật và 49 loài động vật hoang dã trong đó có nhiều loài quý hiếm Đất đai ở đây phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá giá trị kinh tế cao

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong toàn tỉnh Sơn La, vùng Mộc Châu có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất Vùng Mộc Châu có sự phát triển khá mạnh về sản xuất chế biến sữa, chè, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp khác và hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch tăng trưởng nhanh Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành Nông, lâm nghiệp

Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Giao thông đường bộ: hệ thống giao thông đường bộ ở vùng Mộc Châu khá phát triển, mạng lưới đường ô tô đã đến được 100% số xã Tuy nhiên, chất lượng giao thông chưa tốt, ngoại trừ Quốc lộ 6 và Quốc lộ 43, còn lại các tuyến giao thông khác chất lượng thấp do ít được đầu tư Đặc biệt hệ thống giao thông nông thôn tại các xã đã bị xuống cấp, gây khó khăn không nhỏ đối với các hoạt động kinh tế trong đó có du lịch

Giao thông đường thủy: Hiện nay, hệ thống giao thông đường thủy của vùng Mộc Châu ít phát triển, hạ tầng bến bãi chưa được đầu tư nâng cấp, quy mô nhỏ Trên địa bàn vùng Mộc Châu chỉ có một số cảng nhỏ như cảng Vạn Yên và một số bến đò ngang như Đồng Giàng, Quy Hướng, Hang Miếng… Các bến tầu phục vụ du lịch chưa được đầu tư xây dựng Với chiều dài trên lãnh thổ vùng Mộc Châu khoảng 79 km, Sông Đà có khả năng khai thác phát triển các tuyến du lịch trên sông Tuy nhiên do đặc điểm thủy văn, sông Đà chỉ khai thác thuận lợi trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau cũng là những trở ngại trong quá trình phát triển giao thông đường thủy đặc biệt là du lịch

Bưu chính viễn thông: Hệ thống thông tin liên lạc của vùng Mộc Châu phát triển khá tốt, hiện nay đã có hệ thống điện thoại và viễn thông đến tất cả các xã và 100% xã được trang bị đầy đủ máy tính Hiện nay 97% dân số được xem truyền hình và hơn 92% diện tích được phủ sóng truyền thanh của đài Trung ương và địa phương

Hiện trạng hoạt động Thương mại - Dịch vụ: Hoạt động thương mại có nhiều tiến bộ, hàng hoá phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, các mặt hàng chính sách thiết yếu được đảm bảo, giá cả ổn định, thị trường không ngừng được mở rộng nhất là thị trường nông thôn; đã đầu tư xây dựng hệ thống chợ trung tâm 2 thị trấn và mạng lưới buôn bán trao đổi hàng hoá tại các trung tâm xã, các cụm dân cư nông thôn Số hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ ăn uống tăng nhanh, các mặt hàng phục vụ đa dạng hơn, các quầy hàng tư nhân ở các khu trung tâm các tụ điểm dân cư được hình thành và mở rộng, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trao đổi hàng hoá của nhân dân Hàng hóa là thế mạnh của vùng Mộc Châu chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp như ngô, chè, sữa Trong đó, ngô là một trong những sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào thiểu số Tuy nhiên, các sản phẩm này đều chưa được chế biến thành các sản phẩm mang giá trị hàng hóa cao hơn

Tình hình văn hóa - xã hội: Cùng với kết quả đạt được về kinh tế, các lĩnh vực về văn hoá - xã hội đã đạt được kết quả khá toàn diện như: Đời sống vật chất, tinh thần nhân dân từng bước được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo có kết quả, từng bước giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc

Tình hình hoạt động du lịch trong thời gian qua tại huyện Mộc Châu

- Sự phát triển của quy mô hoạt động du lịch ở huyện Mộc Châu

Bảng 3.1: Số lƣợt du khách đến Mộc Châu giai đoạn 2017 – 2021

(Đơn vị: Nghìn lượt khách)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số du khách (lƣợt người)

Số du khách (lƣợt người)

Số du khách (lƣợt người)

Số du khách (lƣợt người)

Số du khách (lƣợt người)

(Nguồn: UBND huyện Mộc Châu, 2018, 2019, 2020, 2021, 2021 )

Qua phân tích số liệu bảng 3.1 cho thấy tổng lượng khách du lịch đã tăng dần qua các năm 2017-2021, tuy nhiên đến năm 2019 do ảnh hưởng từ dịch covid ngành du lịch phải tạm dừng hoạt động trong thời gian dài nên lượng khách giảm 559 nghìn lượt khách đến Mộc Châu so với năm 2018 Từ những năm 2017 cơ sở hạ tầng được xây dựng mạnh đã đáp ứng được nơi nghỉ dưỡng cho du khách nên việc khách lưu trú ở lại đã tăng dần qua các năm 2017-2021 là 49.7% - 67.2% Tuy nhiên du lịch Mộc Châu vẫn đang chủ yếu phục vụ khách nội đia chiếm hơn 90%, cần thúc đẩy, thu hút khách quốc tế đến du lich, nghỉ dưỡng nhằm tăng phát triển kinh tế Kinh tế ngày càng phát triển hạ tầng giao thông đi lại thuận tiện đến Mộc Châu dễ dàng nên đã có một lượng lớn lượt khách đến chơi trong ngày, nhưng qua các năm lượng khách đến chơi trong ngày rồi về đã giảm dần qua các năm 2017-

Bảng 3.2: Doanh thu từ các hoạt động du lịch ở huyện Mộc Châu giai đoạn 2017 – 2021

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

(Nguồn: UBND huyện Mộc Châu)

Theo bảng 3.2 Số lượng du khách đến Mộc Châu tăng dần qua các năm 2017-2021 đồng nghĩa tỷ lệ thuận với tăng doanh thu ngành du lịch qua các năm Xây dựng nâng cao cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ được nhu cầu ăn uống, nghỉ dưỡng của du khách đã góp phần không nhỏ tới tổng doanh thu ngành du lịch Mộc Châu Từ năm 2017 – 2021 doanh thu từ khách du lịch lưu trú ở lại nghỉ dướng chiếm 1/3 tổng doanh thu của ngành du lịch tuy nhiên cũng giảm dần qua các năm từ 35.7% xuống 31% Lượng khách lưu trú ở lại ngày càng đông đã phát triển ẩm thực của vùng núi Mộc Châu, doanh thu từ ăn uống đã tăng dần qua các năm từ 22.5%-29.2% trên tổng doanh thu ngành du lịch Ngoài các nguồn doanh thu chính từ lưu trú và ăn uống còn đến từ nguồn hoạt động kinh doanh khác chiếm 39.8%-45.2% tổng doanh thu ngành du lịch Nhìn chung dựa vào tổng doanh thu du lịch qua các năm có nhận xét về ngành du lịch Mộc Châu đang phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy huyện Mộc Châu trở thành huyện phát triển kinh tế hàng đầu của tỉnh Sơn La.

Thực trạng quản lý các hoạt động du lịch ở huyện Mộc Châu

3.3.1 Xây dựng bộ máy quản lý các hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch ở Mộc Châu là đối tượng của hệ thống quản lý về du lịch của tỉnh Sơn La, huyện Mộc Châu bao gồm các chủ thể:

UBND tỉnh Sơn La: Là cơ quan quản lý chung, cao nhất đối với toàn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La trong đó có Mộc Châu

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La: Là cơ quan chuyên môn về du lịch của UBND tỉnh Sơn La

Ban quản lý Khu du lịch Mộc Châu: Là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Sơn La thực hiện nhiệm vụ quản lý, kêu gọi đầu tư, là chủ đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch

UBND huyện Mộc Châu: Là cơ quan quản lý cao nhất về du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu

Các phòng ban như Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Kinh tế và Hạ tầng và các phòng ban khác liên quan: Đóng vai trò là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện Mộc Châu, trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý du lịch Mộc Châu

(Nguồn: UBND huyện Mộc Châu)

Như vậy, về mặt hình thức, hệ thống quản lý nhà nước về du lịch nêu trên được tổ chức khá hoàn thiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam Đồng thời Ban Quản lý Khu du lịch Mộc Châu được tổ chức theo cơ chế chịu sự điều hành trực tiếp UBND tỉnh trong hoạt động đầu tư Tuy nhiên, trong những năm qua hoạt động của hệ thống còn một số điểm bất cập Đội ngũ cán bộ của Phòng Văn hóa và Thông tin gồm 6 người - bộ phận chuyên môn về du lịch của UBND huyện Mộc Châu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch

Mối quan hệ giữa Ban quản lý Khu du lịch Mộc Châu với các phòng ban chuyên môn của UBND huyện Mộc Châu và UBND huyện Vân Hồ cần phải chặt chẽ hơn để đạt hiệu quả quản lý cao Hiện tại, hoạt động của Ban gần như độc lập với các cơ quan trong hai huyện

3.3.2 Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động du lịch

UBND huyện chủ trì xây dựng Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành làm cơ sở để tổ chức thực hiện

(hiện nay UBND huyện Mộc Châu đang xây dựng Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trình UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh ban hành) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

BQL KHU DL MỘC CHÂU

UBND HUYỆN MỘC CHÂU, VÂN HỒ

CÁC PHÒNG BAN LIÊN QUAN

VÀ HẠ TẦNG TRUNG TÂM TT

Tham mưu cho UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào Khu du lịch quốc gia để UBND tỉnh trình Chính phủ ban hành

Bổ sung và hoàn thiện dần từng bước các cơ chế chính sách, bao gồm: ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho việc bảo vệ môi trường du lịch hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường theo quy định; ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm để giữ môi trường trong sạch; đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả và thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Huyện Mộc Châu tiếp tục triển khai 22/2017/NQ-HĐND ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2021; Kế hoạch số 86 KH-UBND ngày 30/3/2021 tổ chức thực hiện Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/01/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của UBND huyện về phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch cộng đồng bản Dọi, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND huyện về phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5000 Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Rừng thông bản Áng

Huyện Mộc Châu đã tích cực phối hợp với các ngành, với quyết tâm cao, ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2050/2014/QĐ- TTg ngày 12/11/2014 phê duyệt tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030 Tháng 4/2015 huyện Mộc Châu đã tổ chức làm việc, ký kết hợp đồng với đơn vị có kinh nghiệm và uy tín của nước ngoài (Công ty Công ty Paris U - Cộng hòa Pháp) triển khai lập đồ án điều chỉnh quy hoạch đô thị Mộc Châu, xây dựng quy chế quản lý đô thị du lịch Mộc Châu đảm bảo trong tương lai Mộc Châu thực sự trở thành đô thị du lịch văn minh, là trung tâm du lịch của khu du lịch quốc gia Mộc Châu Công tác quy hoạch đang được triển khai đúng theo lộ trình, từ quy hoạch tổng thể, đến việc triển khai xây quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và các quy hoạch chi tiết Như vậy du lịch Mộc Châu sẽ phát triển đúng định hướng quy hoạch, nhanh chóng trở thành khu du lịch quốc gia trong thời gian tới

3.3.3 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động du lịch

Vấn đề quy hoạch phát triển du lịch của vùng Mộc Châu đã được quan tâm tiến hành từ rất lâu Hiện tại về du lịch trên địa bàn vùng Mộc Châu có các quy hoạch là:

Quy hoạch Khu trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu Đây là quy hoạch được lập từ năm 1995 với tên gọi Quy hoạch Khu trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu Đến năm 2002 tiến hành lập Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La (được phê duyệt tại quyết định số 3532/QĐ-UBND ngày 13/10/2003 của UBND tỉnh Sơn La) và đến năm 2008 Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La được điều chỉnh lại (đã được phê duyệt tại Quyết định số 2716/QĐ-UB ngày 8/10/2009) Khu Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu đổi tên thành Khu trung tâm du lịch Mộc Châu tại Quyết định số 2373/QĐ- UBND ngày 17/10/2011 của UBND tỉnh Sơn La

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện

3.4.1 Các yếu tố khách quan

Lịch sử: Xuất phát điểm là một huyện nghèo ở miền núi phía Bắc với đông dân tộc anh em sinh sống, trình độ học vấn thấp còn thấp Địa hình: Huyện Mộc Châu có đặc điểm đặc trưng địa hình vùng miền núi Tây Bắc Chính là bị chia cắt phức tạp Huyện Mộc Châu nằm trên hệ thống núi đá vôi, có cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng độ cao trung bình khoảng 1.050 m so với mặt nước biển mang lại nét khác biệt so với các vùng miền khác

Thời tiết khí hậu: Thời tiết khí hậu trung bình từ 19-21 độ C là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ du lịch, tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch trên địa bàn Điều kiện về tài nguyên du lịch: Mộc Châu có nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi cho phát triển du lịch như rừng, núi, sông, các danh lam thắng cảnh phong phú sẽ làm tăng cường độ phát triển ngành du lịch

Người dân: huyện Mộc Châu có khoảng 12 dân tộc anh em cùng chung sống

Sự đa dạng về văn hóa, tập tục tạo nên khác biệt độc đáo với ruộng bậc thang, những món ăn đặc sản Đây là nhân tố quan trọng góp phần phát triển du lịch tại huyên Mộc Châu

3.4.2 Các yếu tố chủ quan

- Hệ thống các văn bản về quản lý du lịch của Trung ương và của tỉnh, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, các luật có liên quan đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ

Hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp; đảm bảo tính hợp phám, hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của văn bản, nhất là các nghị quyết của HĐND tỉnh Sơn La về phát triển bản du lịch cộng đồng; nghị quyết về đầu tư kết cấu hạ tầng,…

Nguồn nhân lực sẵn có

Chất lượng nguồn nhân lực sẵn có trong hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng, quyết định đến sự phát triển của ngành, đặc biệt nhân lực làm du lịch của Mộc Châu còn thiếu và yếu, nhất là về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ …

Bảng 3.9 Cơ cấu lao động phục vụ các hoạt động du lịch ở huyện Mộc Châu Năm

Nhân viên phục vụ nhà hàng khách sạn (người) Lái xe (người)

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

(Nguồn: Phòng Văn hóa, Thể thao, Du lịch huyện Mộc Châu)

Biểu đồ 3.1 So sánh tỷ lệ nam và nữ viên phục vụ nhà hàng, khách sạn từ năm 2017-2021

Qua bảng số liệu về giới tính tham gia lao động ngành du lịch Mộc Châu cho thấy lao động trong nhà hàng, khách sạn phần lớn là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới Lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông phục vụ trong nhà hàng, khách sạn Và trong những ngành này vị trí làm việc chủ yếu cần nữ giới nên

Nam Nữ trong những năm qua tỷ lệ nữ giới chiếm khoảng từ 61.3%-84.7% Từ những năm

2017 – 2020 nữ giới tham gia làm việc trong nhà hàng, khách sạn tăng mạnh từ 750 người đến 1400 người Lực lượng hướng dẫn viên du lịch Mộc Châu vẫn còn mỏng và phần lớn nữ giới là người làm trong ngành này.

Đánh giá chung về quản lý hoạt động du lịch huyệnMộc Châu

3.5.1 Những kết quả đã đạt được

Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác quản l ý của chính quyền huyện Mộc Châu về du lịch đã có bước chuyển biến rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch của huyện phát triển, thể hiện trên các mặt như:

Thứ nhất, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của huyện được thực hiện (huyện đã ký hợp đồng với Công ty Paris U- Cộng hòa Pháp triển khai lập đồ án điều chỉnh quy hoạch đô thị Mộc Châu, xây dựng quy chế quản lý đô thị)quy hoạch các khu vực du lịch trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tài nguyên du lịch, quản lý đất đai, xây dựng sản phẩm du lịch góp phần đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội Các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch an tâm, có kế hoạch đầu tư những công trình trọng tâm khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, lãng phí

Thứ hai, cơ bản tạo được môi trường thuận lợi cho ngành du lịch phát triển; đề xuất với cấp trên ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi thuê đất đai, cải cách thủ tục hành chính nên thu hút được lượng đầu tư đáng kể vào lĩnh vực du lịch của huyện Cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư xây dựng, đặc biệt là các tuyến đường giao thông quan trọng phục vụ cho du lịch

Thứ ba, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từng bước được kiện toàn và sắp xếp lại từ cơ chế quản lý đơn ngành chuyển sang đa ngành hoàn thiện theo hướng chuyên môn hóa cao, góp phần nâng dần chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Năm 2015, Phòng Văn hóa có 06 biên chế (tăng 01 biên chế so với năm 2010), Trung tâm Văn hóa -Thể thao có 13 biên chế (tăng 03 biên chế so với năm 2010), Ban Quản lý Du lịch Mộc Châu có 06 biên chế (tăng 01 biên chế so với năm 2010)

Thứ tư, công tác hợp tác, liên kết liên ngành, liên vùng, giữa huyện với các địa phương trong và ngoài tỉnh trong QLNN về du lịch ngày càng tích cực và hiệu quả hơn Đã hình thành một số tuyến du lịch liên Quốc gia (Mộc Châu - Lào, Mộc Châu - Lào - Thái Lan); tuyến du lịch liên vùng (Mộc Châu -Sơn La - Điện Biên - Lai Châu và Hòa Bình - Hà Nội) tuyến nội vùng (Thị trấn Mộc Châu - Chiềng Khoa - Mường Men, Tuyến Phiêng Luông - Chiềng Khoa - Tô Múa - Mường Tè – TuyênQuang,…) và tuyến du lịch đường sông Đã tổ chức được nhiều sự kiện, hội nghị quan trọng nâng tầm vóc của du lịch Mộc Châu trong cả nước và quốc tế Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch có sự thay đổi về chất và lượng Hình ảnh du lịch Mộc Châu được xác lập trên bản đồ du lịch, thu hút du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Mộc Châu

Thứ năm,các sản phẩm du lịch đã và đang từng bước được hình thành và ngày càng phát triển, có sức thu hút, hấp dẫn du khách (du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch vui chơi giải trí…);các sản phẩm nông nghiệp chè, sữa, rau hoa chất lượng cao tiếp tục được đầu tư và dần tạo được thương hiệu trên thị trường; các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh (Đồn Mộc Lỵ, Chùa Vặt Hồng, Hang Rơi, Ngũ động Bản Ôn ) từng bước được đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị; dịch vụ du lịch được phát triển theo hướng có chất lượng;

Thứ sáu, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm thực hiện Đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch từng bước được nâng lên

Thứ bảy,hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch từng bước được đầu tư xây dựng, gắn với việc triển khai các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

Thứ tám, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, gắn với công tác bảo vệ môi trường cơ bản được quan tâm triển khai thực hiện tốt, nhiều hoạt động về môi trường được quan tâm, chú trọng Nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành từng bước chuyển biến theo hướng tích cực Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về du lịch trên địa bàn huyện

Thứ chín,công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được duy trì đều đặn, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, tạo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh du lịch

3.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch

Bên cạnh những mặt tích cực, những kết quả đạt được nêu trên, công tác quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Mộc Châu trong thời gian qua cũng còn những hạn chế, cụ thể:

Một là, chất lượng quy hoạch còn hạn chế, chưa xây dựng được các quy hoạch chi tiết về du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Việc quy hoạch các điểm, khu, tuyến du lịch chưa được triển khai đồng bộ, chưa tạo nên hiệu quả tổng thể Việc quản lý quy hoạch chưa được chặt chẽ, có nguy cơ làm phá vỡ không gian du lịch và hủy hoại tài nguyên du lịch

Hai là,chính quyền cấp huyện chưa thật sự tạo ra được môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng, ổn định và thuận lợi, kịp thời, thể hiện ở việc cụ thể hoá các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền quản lý còn chậm, chồng chéo giữa các ban ngành, nội dung chưa sát hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch ở huyện

Ba là,tổ chức bộ máy chưa tương xứng với nhiệm vụ là ngành kinh tế hướng tới mũi nhọn trong tương lai gần Ban quản lý Khu du lịch Mộc Châu chỉ có 6 người song phạm vi hoạt động khá rộng do đó chưa đảm bảo chất lượng công việc, chưa đạt hiệu quả cao Đội ngũ cán bộ của các Phòng Văn hóa và Thông tin - bộ phận chuyên môn về du lịch của UBND huyện Mộc Châu năng lực chuyên môn chưa chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch của huyện Mối quan hệ giữa các chủ thể trong bộ máy quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao

Định hướng tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu

Định hướng tổng quát : Phát triển du lịch Mộc Châu trở thành động lực phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, bản sắc văn hóa các dân tộc Định hướng cụ thể:

Khách du lịch: Năm 2025 đón 1,25 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 10 nghìn lượt khách; năm 2030 đón 2,97 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 50 nghìn lượt khách

Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2025 có 1.840 buồng; năm 2030 có 5.390 buồng Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2025 đạt 1.419 tỷ đồng, tương đương 67,6 triệu USD; năm 2030 đạt 5.557 tỷ đồng, tương đương 264,6 triệu USD

Tỷ trọng của du lịch trong GDP địa phương: Năm 2025, du lịch đóng góp 7,5%; năm 2030, du lịch đóng góp 10,4%

Chỉ tiêu việc làm: Năm 2025 tạo việc làm cho 9,9 nghìn lao động (trong đó 3,1 nghìn lao động trực tiếp); năm 2030 tạo việc làm cho 29,4 nghìn lao động (trong đó 9,2 nghìn lao động trực tiếp)

* Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:

1 Chỉ đạo phối hợp tổ chức tổ chức Giải Marathon đường mòn Việt Nam năm

2020 tại huyện Mộc Châu góp phần giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong nước và Quốc tế về khu du lịch Quốc gia Mộc Châu

2 Tập trung chỉ đạo hỗ trợ xây dựng bản du lịch cộng đồng bản Dọi, xã Tân Lập, khảo sát một số bản có tiềm năng lợi thế phát triển du lịch cộng đồng để hỗ trợ xây dựng bản du lịch cộng đồng

3 Tổ chức Hội nghị công bố công khai các Quy hoạch Quy hoạch thung lũng mận Nà Ka, Quy hoạch khu đồng cỏ Thảo Nguyên thị trấn Nông trường Mộc

Châu, Quy hoạch cánh đồng ruộng bản Áng, xã Đông Sang; thực hiện việc cắm mốc quy hoạch, dựng bản đồ quy hoạch và Quy chế quản lý quy hoạch tại khu vực được quy hoạch

4 Làm việc với BQL khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, UBND thị trấn Nông trường Mộc Châu để bàn giải pháp tháo gỡ những bất cập trong quy hoạch bản du lịch cộng đồng bản Chiềng Đi, thị trấn Nông trường Mộc Châu

5 Hoàn thành việc cắm mốc, công bố công khai quy hoạch và xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, khu du lịch cộng đồng bản Áng, xã Đông Sang

6 Chỉ đạo thực hiện biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh du lịch trên địa bàn huyện, chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, tội phạm, tệ nạn xã hội lợi dụng du lịch chống phá, vi phạm pháp luật Tăng cường công tác quản lý xuất, nhập cảnh, người nước ngoài, tạm trú, tạm vắng, đầu tư ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phòng chống cháy, nổ, đảm bảo trật tự công cộng, trật tự, an toàn giao thông

7 Chỉ đạo thực hiện tốt các quy chế quản lý về du lịch đặc biệt là Quy chế quản lý hoạt động tham quan du lịch tại khu vực núi Pha Luông

8 Hoàn thành Dự án tôn tạo hạ tầng du lịch đồn Mộc Lỵ

9 Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào “Xây dựng nét đẹp văn hóa con người Mộc Châu”

10 Tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH Ligarden Việt Nam, Công ty Cổ phần Vinatea sắp xếp lại công tác quản lý tại khu vực đồi chè trái tim, Làng chè Mộc Châu

11 Phối hợp với tổ chức GREAT trong khuôn khổ thỏa thuận tài trợ giữa Chính phủ Việt Nam và Australia do UBND tỉnh Sơn La và Đại sứ Australia tại Việt Nam ký ngày 27/11/2018 Xây dựng ý tưởng, đề xuất dự án “Thí điểm mô hình

Du lịch nông nghiệp dựa vào Cộng đồng nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ dân tộc thiểu số

12 Chỉ đạo tổ chức các hoạt động sự kiện, lễ hội truyền thống như: Lễ hội Hết Chá, Lễ hội Cầu Mưa, Ngày hội văn hóa các dân tộc Mộc Châu, Ngày hội hái quả, Hội thi hoa hậu bò sữa, Ngày hội Trà cao nguyên Mộc Châu, Lễ hội bay khinh khí cầu Quốc tế lần thứ 2 tại huyện Mộc Châu ; xây dựng Kế hoạch tổ chức Ngày hội hoa Lan năm 2020

13 Phối hợp với các sở ngành của tỉnh triển khai thực hiện quy hoạch chùa Trúc Lâm Mộc Châu và chùa Vặt Hồng theo quy hoạch điểm du lịch tâm linh tại huyện Mộc Châu

14 Tập trung xây dựng cuốn tài liệu “Địa danh Mộc Châu”

Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2022-2026

4.2.1 Hoàn thiện bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý hoạt động du lịch

Thực tế cho thấy các tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng quản lý về du lịch chưa thực sự hiểu rõ về lợi ích của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế bền vững, do đó cần:

- Tăng cường cung cấp thông tin, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; về mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện phát triển du lịch bền vững và lợi ích, vai trò của phát triển du lịch trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch

- Tổ chức cho các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch đi thăm quan, học tập kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững ở các khu du lịch có điều kiện tương đồng với Mộc Châu như: Sa Pa; Tam Đảo, Đà Lạt; Chiang Mai (Thái Lan); Luuoongphabang (Lào) để nâng cao nhận thực, học hỏi kinh nghiệm về quản lý du lịch và hiểu rõ về lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động kinh doanh du lịch; tham dự các hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững, với sự tham gia của các chuyên gia về du lịch để các cán bộ, công chức làm công tác quản lý du lịch có điều kiện tiếp cận nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm

4.2.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động du lịch

- Tiếp tục rà soát đề nghị HĐND, UBND tỉnh Sơn La ban hành các cơ chế chính sách về phát triển du lịch, như chính sách về phí, chính sách hỗ trợ bản du lịch cộng đồng gắn với tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có những nét đặc trưng riêng cho khu du lịch Quốc gia Mộc Châu

- Đẩy nhanh tiến độ xem xét, phê duyệt các kiến nghị có khả thi nhằm rút ngắn thời gian, nhanh chóng khắc phục những vấn đề tồn đọng

- Tăng cường khen thưởng cho cá nhân tổ chức có thành tích trong đóng góp phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm khích lệ người dân

- Hỗ trợ vốn cho người dân phát triển các sản phẩm truyền thống

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế và tín dụng đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy du lịch phát triển

4.2.3 Hoàn thiện quy hoạch, chương trình/kế hoạch hoạt động du lịch

Trên cơ sở Luật Quy hoạch 2018, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch (năm 2019) đã được ban hành Trong đó, Khoản 5, Điều 28 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, đã nêu rõ: “khu chức năng bao gồm khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu đào tạo; khu thể dục, thể thao” Sự thay đổi này đã phá vỡ tính “khép kín” của quy hoạch du lịch, từng gây ra tình trạng thông tin thiếu thông suốt giữa cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị làm công tác quy hoạch với người dân và doanh nghiệp Đồng thời, việc gắn kết quy hoạch du lịch trong quy hoạch chung của ngành, địa phương sẽ góp phần nâng cao tính định hướng và hiệu quả thực hiện quy hoạch trong thực tế Để thực hiện tốt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2021, tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2050/QĐ-TTg ngày 12/11/2014; gắn với các quy hoạch phân khu xây dựng theo Quyết định 128/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030 và các quy hoạch của huyện Mộc Châu (khu, điểm du lịch), từ đó tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các quy hoạch khu thác rải yếm, rừng thông bản áng, quy hoạch ngũ động bản ôn, quy hoạch khu du lịch cầu kính bạch long, từ đó xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch có lộ trình, nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả hoạt động du lịch cho địa phương và nhân dân (xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 86/KH/UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Sơn La về triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/01/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030)

4.2.4 Hoàn thiện công tác triển khai tổ chức thực hiện chương trình/kế hoạch hoạt động du lịch Để thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch du lịch, yêu cầu công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện của chính quyền và các cơ quan chức năng, trong đó cơ quan văn hóa làm nòng cốt phải rất cụ thể, chi tết, rõi nội dung, rõ nguồn lực, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh và Ban QUản lý khu du lịch Mộc Châu khảo sát và triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp theo chỉ đạo của UBND tỉnh

Hướng dẫn UBND các xã thành lập Ban quản lý tại các điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh đã được công nhận và chưa được công nhận nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Khai thác sâu và rộng trong việc xây dựng các mô hình tham quan du lịch nông nghiệp Khai thác, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đặc trưng tiêu biểu của nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu

4.2.5 Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động du lịch Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển nhanh, lành mạnh, đúng định hướng, tập trung phát triển kinh tế du lịch, xây dựng Mộc Châu trở thành khu du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc, là điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, chú trọng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa Thì công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động du lịch phải được tăng cường, đẩy mạnh; nhất là thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về môi trường kinh doanh du lịch; các hoạt động văn hóa, thể thao;hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ các quy định trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm, công khai giá dịch vụ Qua đó, xây dựng môi trường kinh doanh du lịch văn minh, thân thiện, góp phần thu hút du khách đến với Hạ Long Song song với việc kiểm tra, giám sát, các cơ quan chức năng phải chủ động, kịp thời kiểm tra, xử lý các thông tin phản ánh của du khách trên môi trường mạng xã hội và báo chí nêu

4.2.6 Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân điển hình

Xác định công tác sơ kết, tổng kết định kỳ hoặc đột xuất sơ kết hoạt động du lịch là việc làm thường xuyên của chính quyền, các cơ quan, đơn vị liên quan qua đó, nhằm đánh giá những việc đã làm được, những khó khăn, vướng mắc, rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động du lịch trong thời gian tới; đồng thời kịp thời, giải dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong phát triển du lịch của các tập thể cá nhân.

Một số kiến nghị

4.3.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Sơn La

Trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù cho Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu

Hàng năm bố trí kinh phí lập dự án và tổ chức công bố danh mục các dự án thu hút đầu tư (ưu tiên danh mục các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT, PPP) để mời gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án; đồng thời tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, bảo vệ môi trường sinh thái

Xem xét cơ cấu hợp lý biên chế phụ trách du lịch cho cơ quan chuyên môn cấp huyện (Phòng Văn hoá và Thông tin) để thực hiện tốt chức năng tham mưu, quản lý phát triển du lịch ở địa phương, không giảm biên chế của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện như đã trình tại kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XIII

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch, đặc biệt các chính sách ưu đãi đầu tư cho khu du lịch quốc gia Nghiên cứu và đề xuất các chính sách riêng cho Khu DLQG Mộc Châu được hưởng ưu đãi giống như các khu kinh tế, khu chế xuất:

Có các chính sách miễn giảm thuế hoặc không thu thuế trong những năm đầu (đặc biệt là thuế sử dụng đất ở những khu vực có điều kiện phát triển khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém ) đối với các dự án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái

Có các chính sách giảm thuế nhập khẩu trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp đối với một số loại tư liệu sản xuất trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng với điều kiện trong nước chưa sản xuất được (các thiết bị vui chơi giải trí, máy bảo quản và chế biến thực phẩm, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng ) vì đây được coi là những tư liệu sản xuất trong ngành du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao phục vụ như cầu đa dạng của khách du lịch

Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, kể cả dự án đầu tư mở rộng, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Các dự án đầu tư trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đặc biệt kiến nghị mở rộng phạm vi ưu đãi theo hướng: Giảm mức thuế suất ưu đãi hoặc tăng thời hạn áp dụng được quy định theo khoản 1, điều 15, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, ngày 26/12/ 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư vào Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt trong các lĩnh vực: đầu tư, giải phóng mặt bằng, xuất nhập cảnh… tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch trong và ngoài nước

Rà soát, đồng bộ hóa hệ thống quy định, thủ tục hành chính của tỉnh về đầu tư, kinh doanh du lịch

Xây dựng và ban hành quy trình một cửa thống nhất trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp

Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu và các thành viên gia đình của họ được cấp thị thực xuất, nhập cảnh có giá trị nhiều lần và có thời hạn phù hợp với thời hạn làm việc tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; được cư trú, tạm trú có thời hạn trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu và ở Việt Nam

Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch

Nâng cao ý thức của người dân về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch văn hoá thông qua các chương trình giáo dục môi trường, tìm hiểu về cội nguồn và các tuyên truyền mang tính xã hội sâu rộng

Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào công tác bảo tồn di sản, các điểm di tích lịch sử văn hoá

Thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan duy trì công tác giữ gìn vệ sinh an ninh trật tự tại các điểm du lịch

Tổ chức đào tạo có hệ thống đối với lực lượng lao động trong lĩnh vực bao gồm đội ngũ người làm chủ quản lý văn hóa, quản lý du lịch cũng như đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh tại các công trình văn hóa

Phát triển các làng nghề thủ công - mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch Khuyến khích các cơ sở sản xuất ở làng nghề cần phải liên kết với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh tại các địa phương

Ngày đăng: 20/02/2024, 21:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w