c Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.d Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HSNội dungBước 1: Chuyển giao
Trang 1Ngày dạy: / /
CHƯƠNG X MỘT SỐ HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
TIẾT 48-49 BÀI 39: HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU (2 tiết)
I Mục tiêu:
1 Năng lực
- Mô tả đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy của hình chóp tam giác đều
- Tạo lập hình chóp tam giác đều
- Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều
- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung
quanh của hình chóp tam giác đều
2 Phẩm chất
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra Có ý thức tìm tòi, khám phá
và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn
- Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm
- Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
II Thiết bị dạy học và học liệu:
1 Giáo viên: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt
- Giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,
- Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết
bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS
2 Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
- Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), bút chì, tẩy
- Giấy A4, kéo
III Tiến trình dạy học:
1 Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Qua bài toán toán thực tế, HS nhận dạng vật thể trong đời sống từ đó nhận dạng được hình chóp tứ giác đều
→ Tạo động cơ và giúp HS có hứng thú với nội dung bài học
b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện yêu cầu dưới sự dẫn dắt của
GV và trình bày kết quả
c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời
cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài
toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận thực hiện
yêu cầu của hoạt động (chưa cần HS giải):
“Hãy cho biết các mặt bên của kim tự tháp ở
Trang 2(GV có thể trình chiếu video, hình ảnh về hình
chóp tứ giác đều)
+ GV dẫn dắt, gợi ý để HS đưa ra câu trả lời
+ GV có thể trình bày về hình kim tự tháp ở đầu
chương: "Kim tự tháp là công trình kiến trúc có
cấu trúc vững chãi, thẩm mĩ."
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và
chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện
yêu cầu theo dẫn dắt của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện
một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác
nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận
câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào
tìm hiểu bài học mới: “Hình ảnh trên được gọi
là hình chóp tứ giác đều? Hình chóp tứ giác đều
có đặc điểm như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu
vào bài học ngày hôm nay”
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Hình chóp tứ giác đều (tiết 48)
a) Mục tiêu:
- HS tìm hiểu và mô tả một số yếu tố của hình chóp tứ giác đều như: đỉnh, mặt bên ,cạnh bên, mặt đáy
- Tạo lập hình chóp tứ giác đều
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đặc điểm hình chóp tứ giác đều theo yêu
cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời các hoạt động trong SGK
c) Sản phẩm: HS ghi nhớ các đặc điểm hình chóp tứ giác đều, nhận diện và mô
tả được các đặc điểm của chúng để thực hành làm các bài tập ví dụ, thực hành
d) Tổ chức thực hiện:
Trang 3Hoạt động của GV và HS Nội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi
thảo luận thực hiện yêu cầu của HĐ1,
HĐ2, HĐ3 nhằm ôn lại khái niệm mặt
bên và mặt đáy, đồng thời ôn lại hình
chóp tam giác đều, làm quen với hình
chóp tứ giác đều (GV quan sát, hỗ trợ
khi HS khó khăn)
+ GV gọi một vài HS trình bày kết
quả
+ GV đặt thêm câu hỏi:
Hình bên có mặt đáy là hình gì? Các
mặt bên là tam giác gì?
→ GV chữa bài, chốt đáp án
- GV dẫn dắt, đi đến kiến thức trọng
tâm như trong SGK
- GV chiếu Slide hình 10.19 yêu cầu
HS chỉ ra đỉnh, các cạnh bên, các mặt
bên, mặt đáy, đường cao, trung đoạn
- GV lưu ý HS trong trường hợp hình
chóp tứ giác đều, chân đường cao là
giao điểm hai đường chéo của hình
vuông
Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành cắt và
gấp một miếng bìa hình chóp tứ giác
đều theo hướng dẫn SGK
1 Hình chóp tứ giác đều
HĐKP:
Hình S.ABCD (Hình 10.18) là một
hình chóp tứ giác đều.
Trong hình này
- S gọi là đỉnh.
- Các đoạn thẳng SA, SB, SC, SD
bằng nhau và được gọi là các cạnh bên.
- Gọi O là giao điểm hai đường chéo
của mặt đáy, khi đó SO là đường cao.
- Gọi H là trung điểm của CD, khi đó
SH là một trung đoạn của hình chóp S.ABCD
- Bốn mặt SAB, SBC, SCD, SDA là các tam giác cân đỉnh S bằng nhau và
được gọi là bốn mặt bên.
- Mặt ABCD là một hình vuông và
được gọi là mặt đáy (gọi tắt là đáy)
- Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA
được gọi là cạnh đáy.
* Nhận xét: SGK/117
Ví dụ 1: SGK/117,118
Thực hành:
Bước 1:
Bước 2:
Trang 4Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HĐ cặp đôi: các thành viên trao đổi,
đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án
các hoạt động
- HĐ cá nhân: HS thực hành cắt và
gấp miếng bìa thành hình chóp tứ giác
đều theo hướng dẫn
- Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu
của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận
xét
- GV: quan sát và trợ giúp HS
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trả lời trình bày miệng, cả lớp
nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt
lại kiến thức
- Một số HS trình bày sản phẩm thực
hành, cả lớp theo dõi sản phẩm và
nhận xét, GV đánh giá
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát, nhận xét quá trình hoạt
động của các HS, cho HS mô tả lại các
đặc điểm của hình chóp tứ giác đều
Hoạt động 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tứ giác đều (Tiết 49)
a) Mục tiêu:
- Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tứ giác đều
- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều
b) Nội dung:
- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về diện tích xung quanh và thể tích của hình
chóp tứ giác đều theo yêu cầu, dẫn dắt của GV, thảo luận trả lời câu hỏi và hoàn thành các bài tập ví dụ, thực hành, vận dụng trong SGK
c) Sản phẩm: HS vận dụng linh hoạt, trực quan kiến thức về diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tứ giác đều để hành hoàn thành Luyện tập 1, Luyện tập 2, Vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu
mục HĐKP SGK/118
→ GV nhận xét, đánh giá quá trình
hoạt động của HS
2 Diện tích xung quanh và thể tích hình chóp tứ giác đều
HĐKP:
Trang 5- GV giới thiệu diện tích xung quanh
và thể tích của hình chóp tứ giác đều
(SGK/118)
+ GV chú ý thêm cho HS về công thức
tính diện tích toàn phần của hình chóp
đều:
"Diện tích toàn phần của chóp đều
bằng tổng diện tích xung quanh và
diện tích đáy."
- GV cho HS tìm hiểu đề bài và cách
giải như Ví dụ 2 rồi trình bày lại.
- GV yêu cầu HS áp dụng Ví dụ 2 để
hoàn thành Luyện tập 1, Luyện tập 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HĐ cá nhân: HS tìm hiểu mục HĐKP
và Ví dụ 2 trong SGK theo hướng dẫn
của GV
- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên
trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất
đáp án luyện tập 1, luyện tập 2, vận
dụng.
- Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu
của GV, chú ý bài làm các nhóm và
nhận xét
- GV: quan sát và trợ giúp HS
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
bằng bảng phụ, các nhóm theo dõi và
nhận xét kết quả của các nhóm khác
- GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến
thức
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
Tổng quát, nhận xét quá trình hoạt
động của các HS, cho HS nhắc lại nhận
diện và mô tả các đặc điểm của hình
chóp tứ giác đều
a
- Diện tích xung quanh của hình chóp
tứ giác đều: S xq p d.
Trong đó: p là nửa chu vi đáy, d là trung đoạn của hình chóp
- Thể tích hình chóp tứ giác đều:
1 3
V S h
Trong đó: S là diện tích đáy, h là chiều cao của hình chóp
Ví dụ 2: SGK/119
Luyện tập 1:
Nửa chu vi đáy của chiếc hộp gỗ là: (4.2):2=4 (m)
Diện tích xung quanh của chiếc hộp gỗ là: Sxqp d. 3.4 12 ( m2)
Chi phí bác Khôi phải trả là: 30000.12=360000 (đồng)
Luyện tập 2:
a) Diện tích đáy lều là: 2.2=4 (m2) Thể tích không khí trong lều là:
3
.4.2 ( )
V S h m
b) Nửa chu vi đáy lều là:
p =(2.4):2=4 (m)
- Diện tích xung quanh của đáy lều là:
S S xq p d 4.2, 24 8,96 (m2)
=> Diện tịch bạt vải cần dùng là:
8,96 4 12,96
xq day
S S S (m2)
Vận dụng:
Diện tích đáy của kim tự tháp Kheops:
2
230.230 52900 ( )
Thể tích của kim tự tháp Kheops là:
3
.52900.147 2592100 ( )
Trang 63 Hoạt động 3 : Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về nhận diện hình chóp tứ giác đều
và mô tả các đặc điểm của hình chóp tứ giác đều thông qua một số bài tập
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học trong bài thảo luận nhóm hoàn
thành bài tập vào vở cá nhân
c) Sản phẩm : HS giải quyết được một số bài tập liên quan.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS hoàn thành bài
cá nhân BT 10.5; BT 10.6(SGK
/120)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS
quan sát và chú ý lắng nghe, thảo
luận nhóm , hoàn thành các bài tập
GV yêu cầu
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi
BT GV mời đại diện các nhóm trình
bày Các HS khác chú ý chữa bài,
theo dõi nhận xét bài các nhóm trên
bảng
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên
dương các hoạt động tốt, nhanh và
chính xác
- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay
mắc phải khi thực hiện giải bài tập
Bài 10.5
Hình chóp tứ giác đều S.EFGH có:
- Đỉnh: S
- Cạnh bên: SE, SF,
SG, SH
- Mặt bên: SEF, SFG, SGH SEH
- Mặt đáy: EFGH
- Đường cao: SI
- Một trung đoạn: SK
Bài 10.6
Hình gấp lại thành một hình chóp tứ giác đều
là hình b
4 Hoạt động 4 : Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng thực tế để nắm vững kiến thức
- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học về hình chóp tứ giác đều, trao
đổi và thảo luận hoàn thành các bài toán theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập được giao.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm bài tập 10.9 (SGK /121) theo nhóm đôi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hoàn thành bài tập được giao và
trao đổi cặp đôi đối chiếu đáp án
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một vài HS lên bảng trình bày Kết quả:
Trang 7Thể tích của một chiếc bánh ít là :
.3 3 9 ( )
V S h cm
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng làm bài tập, chuẩn kiến thức và lưu
ý thái độ tích cực khi tham gia hoạt động và lưu ý lại một lần nữa các lỗi sai hay mắc phải cho lớp
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
- Ghi nhớ các đặc điểm của hình chóp tứ giác đều
- Hoàn thành bài tập 10.7, 10.8, 10.10 trong SGK
- Chuẩn bị bài sau “ Luyện tập chung”.