1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài liên hệ thực tiễn về thực hiện chính sách cứu trợxã hội ở việt nam

40 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Liên Hệ Thực Tiễn Về Thực Hiện Chính Sách Cứu Trợ Xã Hội Ở Việt Nam
Tác giả Nhóm 7
Người hướng dẫn Bùi Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 5,15 MB

Nội dung

Hình thức cứu trợ xã hô ''''i bằng tin:...212.2.2 Thực trạng thực hiện chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam hiện nay:...222.2.3 Nguồn kinh phí thực hiện cứu trợ xã hội...242.3 Đánh giá thực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC  -

BÀI THẢO LUẬN

AN SINH XÃ HỘI

ĐỀ TÀI:

LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỨU TRỢ

XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Giảng viên giảng dạy : Bùi Thị Thu Hà

1

Trang 2

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

PHẦN 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cứu trợ xã hội 5

1.1 Khái niệm, vai trò 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Vai trò 6

1.2 Mục đích 6

1.3 Đối tượng thụ hưởng cứu trợ xã hội 7

1.4 Các loại cứu trợ xã hội 8

PHẦN 2: Liên hệ thực tiễn về thực hiện chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam .10

2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam 10

2.1.1 Giai đoạn 1945 đến 1975 10

2.1.2 Giai đoạn 1975 đến nay 11

2.2 Thực trạng chính sách, pháp luật về cứu trợ xã hội ở Việt Nam 11

2.2.1 Về đối tượng và chế độ hưởng cứu trợ xã hội 11

2.2.1.1 Chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên: 12

2.2.1.2 Hình thức cứu trợ xã hội đột xuất: 16

2.2.1.3 Hình thức cứu trợ bằng hiện vật: 21

2.2.1.4 Hình thức cứu trợ xã hô 'i bằng ti(n: 21

2.2.2 Thực trạng thực hiện chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam hiện nay: 22

2.2.3 Nguồn kinh phí thực hiện cứu trợ xã hội 24

2.3 Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam 27

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân 27

2.3.1 Nhược điểm và nguyên nhân 29

Tài liệu tham khảo 35

2

Trang 4

Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ILO Tổ chức Lao động Quốc tế

LĐTB&XH Lao động, Thương binh và Xã hội

4

Trang 5

MỞ ĐẦU

An sinh xã hội nói chung và cứu trợ xã hội nói riêng là một trong những thiết chế quantrọng của hầu hết các quốc gia nhằm giúp đỡ những người dân “yếu thế” trong xã hội Đểtiếp tục tồn tại và phát triển, họ cần nhận được sự giúp đỡ của xã hội Ổn định xã hội làtiền đề để phát triển của mỗi quốc gia, là yếu tố quan trọng gắn liền với sự tồn tại và pháttriển của nhà nước và xã hội

Cứu trợ xã hội ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu trong truyền thống dân tộc, với tinhthần “áo lành đùm áo rách”, “nhường cơm xẻ áo” khi cá nhân, gia đình gặp hoạn nạn khókhăn Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, kinh tế thị trường phát triển một mặt thúc đẩysức sản xuất, tăng sức cạnh tranh, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nhưng mặt khác

nó cũng tạo ra những rủi ro đối với môi trường sống và xã hội Tình trạng ô nhiễm, pháhủy môi trường gây nên bão, lũ lụt, hạn hán triền miên, sự phân hóa giàu nghèo, bất bìnhđẳng trong xã hội ngày càng thể hiện rõ nét Muốn ổn định xã hội, nhà nước phải kết hợpchặt chẽ, hợp lý giữa các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách phát triển, thực hiện tốt cácchính sách xã hội trên cơ sở phát triển cứu tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, tạo động lựcmạnh mẽ cho phát triển xã hội Chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam qua mỗi giai đoạnphát triển của đất nước, đã càng ngày càng hoàn thiện hơn Song, vẫn còn nhiều bất cậptrong quá trình thực hiện cứu trợ xã hội ở Việt Nam Chính vì vậy, nghiên cứu nội dungcứu trợ xã hội là vấn đề mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết

Nhận thấy được sự cấp thiết của tình hình lúc bấy giờ, nhóm chúng tôi quyết địnhnghiên cứu đề tài “Liên hệ thực tiễn về thực hiện chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam.”

5

Trang 6

PHẦN 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cứu trợ xã hội

1.1 Khái niệm, vai trò

1.1.1 Khái niệm

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật quốc tế vẫn chưa có một khái niệm chuẩn vềCTXH mà chỉ đề cập bằng cách tiếp cận thông qua những quyền cơ bản của con ngườinhư trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948, khuyến nghị 67 của tổ chức lao động quốc tếILO năm 1944 về đảm bảo phương tiện sinh sống, khuyến nghị 69 của tổ chức lao độngquốc tế ILO năm 1944 về chăm sóc y tế và công ước 102-1952 về quy phạm tối thiểu ansinh xã hội Theo đó CTXH được tiếp cận với các quyền tối thiểu của con người, đó làcác quyền về ăn, mặc, ở, về giáo dục, chăm sóc y tế, đảm bảo nhu cầu thiết yếu khi bị rủi

ro, tai nạn, tuổi già Cho đến nay hầu hết các nước đều thống nhất cho rằng CTXH làhình thức tương trợ cộng đồng đơn giản, phổ biến nhất và được thực hiện bởi nhà nước,cộng đồng nhằm đảm bảo cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội khi họ lâm vào tìnhtrạng khó khăn, bất hạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Ở Việt Nam, mặc dù CTXH đã được thực hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa

có một định nghĩa chính thức về CTXH trong các văn bản pháp luật Theo cách hiểuthông thường, cứu trợ là “giúp cho qua khỏi cơn nguy khốn” hoặc “giúp cho khỏi cơnnghèo ngặt” CTXH gồm hai nhóm từ ghép là “cứu tế xã hội” và “trợ giúp xã hội” Đểhiểu rõ bản chất của CTXH chúng ta bắt đầu đi từ khái niệm “cứu tế xã hội” Theo từđiển bách khoa toàn thư Việt Nam, cụm từ “cứu tế xã hội” được định nghĩa là “sự trợgiúp bằng tiền hoặc hiện vật có tính cấp thiết, “cấp cứu” ở mức độ cần thiết cho nhữngngười lâm vào hoàn cảnh bần cùng không có khả năng tự lo liệu cuộc sống hàng ngàycủa bản thân và gia đình” Cứu tế xã hội mang tính tức thời, tính cấp cứu nhằm giúp chođối tượng tạm thời thoát khỏi tình cảnh hiểm nghèo Đối tượng của cứu tế xã hội chủ yếu

là những người với những nguyên nhân rủi ro, bất hạnh khác nhau dẫn đến cuộc sống bị

đe dọa nghiêm trọng, không có sự cứu tế thì bản thân và gia đình có thể bị nguy hại đếncuộc sống, thậm chí có thể dẫn đến cái chết (chết đói, chết rét ) Hình thức thực hiện cứu

tế xã hội rất phong phú và linh hoạt Cứu tế có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật Trênthực tế, cứu tế xã hội thường được áp dụng đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai,hoặc tai họa bất thường khác, hoặc là những người cần được trợ giúp trong một khoảngthời gian ngắn, giúp họ vượt qua tình trạng khó khăn nguy kịch của cuộc sống

Khác với cứu tế xã hội, trợ giúp xã hội vừa có tính tức thời, vừa có tính lâu dài trong

đó tính lâu dài là chủ yếu Trợ giúp xã hội là “giúp đỡ thêm bằng tiền hoặc các điều kiệnsinh sống thích hợp để đối tượng được trợ giúp có thể phát huy khả năng tự lo liệu cuộcsống cho mình và gia đình sớm hòa nhập vào cộng đồng” Hay trong một số công trình

6

Trang 7

Quản trị nhân

lực căn bản None

14

BTL Quản trị nhân lực căn bản - Nhóm…

29

Trang 8

nghiên cứu, cho rằng trợ giúp xã hội là sự bảo đảm và giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợcủa nhân dân và cộng đồng quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các biệnpháp và hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh,nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế hoặc hụt hẫng trong cuộc sống khi họ không đủ khả năng tự

lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình” Trợ giúp xã hội không có tính “tứcthời” “cấp cứu” bằng cứu tế xã hội Trợ giúp xã hội thường ổn định lâu dài và có tính đếnviệc phát huy nội lực của bản thân đối tượng để vươn lên vượt hoàn cảnh, hòa nhập vớicộng đồng

Như vậy, dựa trên quan điểm của quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, CTXH cóthể hiểu: Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội và cộng đồng bằng nhữngbiện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào hoàn cảnh rủi ro,bất hạnh, nghèo đói vì những nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự loliệu cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa củacuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòanhập cộng đồng

1.1.2 Vai trò

- Dưới góc độ của người thụ hưởng, CTXH có vai trò là nguồn tài chính đảm bảo cho

họ có cuộc sống tối thiểu trong xã hội, giúp họ từng bước khắc phục được những khókhăn, hòa nhập cộng đồng Đồng thời là nguồn an ủi rất lớn về mặt tinh thần đối vớinhóm đối tượng chịu thiệt thòi trong cuộc sống

- Dưới góc độ kinh tế, CTXH không vì mục đích kinh doanh nhưng lại có vai trò làcông cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và vật chất

- Dưới góc độ chính trị xã hội và nhân văn, CTXH không chỉ là thái độ, là biện pháp

hỗ trợ tích cực mà còn giảm thiểu bất ổn xã hội

- Dưới góc độ pháp luật, CTXH có vai trò như một định chế quan trọng trong hệ thốngpháp luật an sinh xã hội

- Đối với xã hội, CTXH đóng vai trò là một biện pháp của chính sách xã hội, một trongnhững chỉ báo quan trọng về định hướng XHCN ở nước ta trong điều kiện phát triển nềnkinh tế thị trường mà đối tượng của nó là những người gặp rủi ro, bất trắc trong cuộcsống

Nguyễn Ngọc Linh

Quản trị nhânlực căn bản None

9

Trang 9

Một xã hội muốn phát triển bền vững thì không chỉ có tăng trưởng kinh tế mà còn phảiđảm bảo sự công bằng, bình đẳng và một môi trường chính trị ổn định Vì thế cứu trợ xãhội là chính sách xã hội quan trọng để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đạt được mụctiêu công bằng và ổn định Đồng thời chính sách cứu trợ xã hội được thực hiện sẽ gópphần nâng cao tính ưu việt của thể chế chính trị, tạo ra một xã hội nhân ái văn minh, từ

đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội ổn định chính trị và thúc đẩy kinh tế phát triển

1.3 Đối tượng thụ hưởng cứu trợ xã hội

CTXH gồm hai chế độ: CTXH thường xuyên và CTXH đột xuất Pháp luật hiện hànhquy định về đối tượng và điều kiện hưởng CTXH như sau:

a Đối tượng và điều kiện hưởng CTXH thường xuyên:

(1) Trẻ em mồ côi và người có hoàn cảnh tưởng tự trẻ em mồ côi, bao gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quyđịnh của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy địnhcủa pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tùtại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo

- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, họcnghề, có hoàn cảnh như các trẻ em nêu trên

(2) Người cao tuổi, bao gồm:

- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thânthích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo

(3) Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội (4) Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục

vụ

8

Trang 10

(5) Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã

được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm

(6) Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo (7) Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

(8) Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ hoặc

có từ 02 người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đãđược cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm

(9) Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp

con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi

b Đối tượng và điều kiện hưởng CTXH đột xuất:

Đối tượng được CTXH đột xuất là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quảthiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:

(1) Hộ gia đình có người chết, mất tích;

(2) Hộ gia đình có người bị thương nặng;

(3) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

(4) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;

(5) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;

(6) Người bị đói do thiếu lương thực;

(7) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết đểchăm sóc;

(8) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú

1.4 Các loại cứu trợ xã hội

Chế độ CTXH thường xuyên bao gồm:

- Trợ cấp hàng tháng tùy từng đối tượng cụ thể và điều kiện sinh hoạt (tại cộng đồnghay tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng)

- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám, chữa bệnh không phải trả tiền ở các cơ sở y

tế công lập

9

Trang 11

- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề đối với các đối tượng còn đang theo học văn hóa, họcnghề.

- Hỗ trợ kinh phí mai táng khi chết

- Riêng những đối tượng thuộc diện đặc biệt khó khăn không thể tự lo được cuộc sốngthì được xem xét, tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng Cácđối tượng sống tại cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước ngoài các chế độ trên, còn đượchưởng:

+ Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày;+ Trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng người nhiễm HIV/AIDS được

hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 250.000 đồng/người/năm;

+ Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ.Chế độ CTXH đột xuất bao gồm:

- Trợ cấp một lần bằng tiền hay bằng hiện vật tùy từng đối tượng và loại rủi ro mà đốitượng gặp phải

- Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phươngtiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói dothiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp một lần, được xem xét trợ giúp thêm các khoản saucho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo:

+ Miễn, giảm học phí cho người đang học văn hoá, học nghề

+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnhcủa Nhà nước

+ Được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất

10

Trang 12

PHẦN 2: Liên hệ thực tiễn về thực hiện chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam

2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam

Hoạt động cứu trợ xã hội có mầm mống từ rất lâu đời dưới nhiều hình thức và tên gọikhác nhau Có thể nói, với bất kỳ chế độ xã hội nào, cứu trợ xã hội là một yếu tố kháchquan Ở nước ta, do hoàn cảnh địa lý, khí hậu, lịch sử, xã hội, cứu trợ xã hội có vai tròquan trọng không thể thiếu trong chính sách xã hội quốc gia Nước ta nằm trong khu vựcđịa lý nhiệt đới gió mùa, thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp Song, điều kiện khíhậu thời tiết cũng rất khắc nghiệt Sự nghiệp đổi mới và chuyển đổi nền kinh tế sang nềnkinh tế thị trường mang lại nhiều biến đổi sâu sắc và nhanh chóng đối với mọi mặt đờisống xã hội Bên cạnh những thành tựu đáng kể như tốc độ tăng trưởng cao trong nhữngnăm gần đây, tỷ lệ nghèo đói được giảm đáng kể, tuổi thọ bình quân của người dân đượccải thiện… thì mặt trái của nền kinh tế ngày càng bộc lộ rõ hơn Nhiều loại tệ nạn xã hộikhông ngừng sinh sôi phát triển, phân hóa giàu nghèo mạnh hơn, thiết chế gia đình và sựquản lý xã hội lỏng lẻo hơn….Chính vì vậy, chính sách cứu trợ xã hội ở nước ta luônđược đặt lên hàng đầu và được xác định là một phương sách quan trọng để duy trì sự ổnđịnh và phát triển, điều này được thể hiện rõ nét qua hai giai đoạn:

2.1.1 Giai đoạn 1945 đến 1975

Trong giai đoạn từ 1945 đến 1975, Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sửchính trị và kinh tế Trong thời kỳ này, chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam được hìnhthành và phát triển dưới sự lãnh đạo của các chính phủ Việt Nam cộng hòa và Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Trong thập niên 19455, chính phủ Việt Nam cộng hòa đã áp dụng các chính sách cứutrợ xã hội để giúp đỡ các gia đình nghèo và những người bị thương tật trong cuộc chiếntranh Tuy nhiên, do những khó khăn về kinh tế và tài chính, chính sách này chỉ đượctriển khai một cách hạn chế

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào năm

1975, chính phủ đã tiếp tục triển khai các chính sách cứu trợ xã hội nhằm đảm bảo chocác công dân có mức sống tối thiểu và hỗ trợ cho các gia đình nghèo Chính sách nàyđược đưa ra trong bối cảnh kinh tế đất nước đang phục hồi sau cuộc chiến tranh và nhữngthách thức về mặt kinh tế và xã hội

Chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn này tập trung vào các hoạt độngnhư phân phối thực phẩm, thuốc men, quần áo và chăm sóc sức khỏe cho người già và trẻ

11

Trang 13

em Ngoài ra, chính phủ cũng tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, giáodục và đào tạo nghề cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn này còn đối mặt vớinhiều thách thức Trong bối cảnh kinh tế đất nước đang phục hồi sau cuộc chiến tranh vàcác vấn đề về tài chính, chính sách này không thể triển khai một cách toàn diện và hiệuquả như mong đợi

2.1.2 Giai đoạn 1975 đến nay

Đây là một quá trình dài khi đất nước bước vào giai đoạn thống nhất sau năm 1975 vàchính sách cứu trợ xã hội đã có quá trình hình thành và phát triển theo các thời kỳ:Thời kỳ cơ bản (1975-1985): Trong thời kỳ này, chính phủ đã tập trung vào xây dựng

cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế Tuynhiên, chính phủ cũng đã tạo ra các chính sách bảo vệ và hỗ trợ cho những người nghèo

và khó khăn như miễn phí y tế, giáo dục, nhà ở, thực phẩm và điện

Thời kỳ đổi mới (1986-2000): Trong thời kỳ này, chính sách cứu trợ xã hội đã được cảicách để thích ứng với thực trạng mới của nền kinh tế Việt Nam, từ chính sách xã hội chủnghĩa sang chính sách thị trường hóa.Năm 1991, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghịđịnh 67/CP về chính sách cứu trợ xã hội, quy định các chính sách cứu trợ cho các đốitượng như người già, trẻ em, người tàn tật và các đối tượng khác Năm 1995, Chính phủViệt Nam đã thành lập Quỹ Bảo trợ Xã hội để cung cấp hỗ trợ tài chính cho những ngườinghèo và khó khăn Chính phủ đã tập trung vào nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân thông qua chính sách về giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội và giảm nghèo

Thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế (2000-2010): Trong thời kỳ này, chính phủtiếp tục cải cách chính sách cứu trợ xã hội để đáp ứng với yêu cầu của quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế Chính phủ đã tập trung vào việc tăng cường hệ thống giáo dục và y tế,nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo và khókhăn

Thời kỳ đổi mới phát triển bền vững (2010-nay): Trong thời kỳ này, chính phủ tiếp tụcthúc đẩy chính sách cứu trợ xã hội với mục tiêu tăng cường bảo vệ người dân trướcnhững rủi ro xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bớt độ chênh lệch giàunghèo Vào năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 136/2014/NĐ-CP

về chính sách cứu trợ xã hội, quy định các chính sách cứu trợ cho các đối tượng khó khănnhư người già, người tàn tật, trẻ em và các đối tượng khác Các chính sách được đẩymạnh và hoàn thiện hơn rất nhiều so với các thời kỳ trước đó

12

Trang 14

2.2 Thực trạng chính sách, pháp luật về cứu trợ xã hội ở Việt Nam

2.2.1 Về đối tượng và chế độ hưởng cứu trợ xã hội

Đối tượng được cứu trợ xã hội là những cá nhân, hộ gia đình, những thành viên trong

xã hội thực sự đang gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh Theo quy định của pháp luật ViệtNam, đối tượng được hưởng cứu trợ bao gồm: Trẻ em mồ côi, người già cô đơn khôngnơi nương tựa, người tàn tật nặng, người tâm thần mãn tính Những người này do khôngthể lo được cuộc sống của chính bản thân mình và cũng không có người thân nuôi dưỡngnên thường là những đối tượng được hưởng chế độ cứu trượng thường xuyên, có thể tạinơi cư trú hoặc tại các cơ sở bảo trợ xã hội Ngoài ra, một số cá nhân hoặc hộ gia đìnhgặp khó khăn do hậu quả của thiên tai hoặc những khó khăn khác cũng được cứu trợ.Những đối tượng này thường chỉ được cứu trợ đột xuất bởi hoàn cảnh khó khăn đối với

họ chỉ có tính thời điểm, sau đó tự bản thân họ có thể tự khắc phục được hoàn cảnh đó.Nếu không khắc phục được, đủ điều kiện để cứu trợ thường xuyên thì họ cũng đượchưởng chế độ này

Hình thức cứu trợ xã hội theo tiếp cận ASXH hiện nay gồm: Hình thức cứu trợ xã hộithường xuyên, hình thức cứu trợ xã hội đột xuất, hình thức cứu trợ xã hội bằng hiện vật,hình thức cứu trợ xã hội bằng tiền

2.2.1.1 Chính sách cứu trợ xã hội thường xuyên:

Theo pháp luật hiện hành (Điều 5 và Điều 6, Nghị định 20/2021/NĐ-CP), đối tượngđược nhận trợ cấp hàng tháng và chế độ hưởng cứu trợ xã hội tại cộng đồng như sau:

Đối tượng Chế độ hưởng cứu trợ hàng

tháng

1 Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi

dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b Mồ côi cả cha và mẹ;

c Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị

tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

d Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang

hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ

900.000 đồng/ tháng đối vớitrường hợp dưới 4 tuổi.540.000 đồng/ tháng đối vớitrường hợp từ đủ 4 tuổi trởlên

13

Trang 15

giúp xã hội, nhà xã hội;

e Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang

trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam

hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm

hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục

bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

f Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy

định của pháp luật

g Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc,

nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội

h Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp

hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành

quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường

giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai

nghiện bắt buộc

i Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy

định của pháp luật và người còn lại đang hưởng

chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã

hội, nhà xã hội

j Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy

định của pháp luật và người còn lại đang trong thời

gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang

chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại

trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở

cai nghiện bắt buộc

k Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc,

nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn

lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại

trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi

phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo

dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

2 Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này

đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16

tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học

540.000 đồng/tháng

14

Trang 16

chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ

nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã

hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không

quá 22 tuổi

3 Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo 900.000 đồng đối với đối

tượng dưới 4 tuổi

720.000 đồng đối với đốitượng từ đủ 4 tuổi đến dưới

16 tuổi

4 Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa

có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ

nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của

pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang

nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang

học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp,

cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại

khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn

thân nghèo đang nuôi con)

360.000 đồng đối với mỗi mộtcon đang nuôi

5 Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp

quy định sau đây:

a Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không

có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc

có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng

nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng

tháng;

b Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi

thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc

diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại

địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu

số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc

diện quy định tại điểm a khoản này mà không có

lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ

Điểm a:

- 540.000 đồng/tháng đối vớiđối tượng nêu trên từ đủ 60tuổi đến 80 tuổi

- 720.000 đồng/tháng đối vớiđối tượng nêu trên từ đủ 80tuổi trở lên

Điểm b: 360.000 đồng/tháng

15

Trang 17

cấp xã hội hàng tháng;

d Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không

có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng,

không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện

tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người

nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng

Điểm c:360.000 đồng/tháng

Điểm d: 1.080.000đồng/tháng

6 Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt

nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật

720.000 đồng đối với ngườikhuyết tật đặc biệt nặng.900.000 đồng đối với trẻ emkhuyết tật đặc biệt nặng hoặcngười cao tuổi là ngườikhuyết tật đặc biệt nặng.540.000 đồng đối với ngườikhuyết tật nặng

720.000 đối với trẻ em khuyếttật nặng hoặc người cao tuổi

là người khuyết tật nặng

7 Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận

nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các

khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các

xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền

núi đặc biệt khó khăn

Mức trợ cấp hàng tháng là540.000 đồng/tháng

8 Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo

không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như

tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo

hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng

Mức trợ cấp hàng tháng là540.000 đồng/tháng

Ngoài khoản tiền trợ cấp hàng tháng, căn cứ Điều 9, 10, 11 Nghị định 20, các đốitượng trên còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí Trường hợp thuộc diện được cấpnhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất

16

Trang 18

Đồng thời, được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề, hỗ trợ chi phímai táng tối thiểu bằng 7,2 triệu đồng.

2.2.1.2 Hình thức cứu trợ xã hội đột xuất:

Khác với trợ giúp xã hội thường xuyên, đối tượng của trợ giúp xã hội đột xuất là tất cảmọi thành viên xã hội, bao gồm cả những người có khả năng lao động hoặc không có khảnăng lao động, có thu nhập hoặc không có thu nhập nhưng vì những lý do thiên tai hoặcbất khả kháng mà gặp phải hoạn nạn, khó khăn tạm thời

Thực tế cho thấy, đối tượng trợ giúp xã hội đột xuất có thể bao gồm cả đối tượng trợgiúp xã hội thường xuyên ở một thời điểm, hoàn cảnh nhất định bởi lẽ rủi ro khách quankhông loại trừ đối tượng nào Việc quy định phạm vi đối tượng hưởng trợ cấp đột xuấtcũng vì vậy mà rất linh hoạt, phụ thuộc vào mức độ thiệt hại, khả năng tài chính… trongtừng tình huống cụ thể

Theo pháp luật hiện hành (Nghị định 20/2021/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 01/7/2021,tại Chương III Nghị định, những đối tượng, chế độ cứu trợ đột xuất và thủ tục hỗ trợ baogồm:

Đối tượng và chế độ cứu trợ xã hội Thủ tục cứu trợ xã hội

Hỗ trợ 15kg gạo/người/tháng trong

thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối

với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết

âm lịch Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi

đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên

tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do

bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa

phương và nguồn dự trữ quốc gia (Điều

12)

Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu: Đối

tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai,

hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả

kháng khác mà mất nhà ở và không có khả

năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì

được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động

hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước

uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi,

Khoản 3, Điều 12, Nghị định20/2021/NĐ-CP

a Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp,

cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọichung là Trưởng thôn) lập danh sách hộgia đình và số người trong hộ gia đìnhthiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếucần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b banhành kèm theo Nghị định này;

b Trưởng thôn chủ trì hợp với đại

diện của các tổ chức có liên quan trongthôn để xem xét các trường hợp hộ giađình, số người trong hộ gia đình thiếuđói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danhsách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban

17

Trang 19

chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng

thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt,

tại chỗ (Điều 12)

nhân dân cấp xã;

c Trong thời hạn 02 ngày, kể từ

ngày nhận được đề nghị của Trưởngthôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xãxem xét, quyết định cứu trợ ngay nhữngtrường hợp cấp thiết Trường hợp thiếunguồn lực thì có văn bản đề nghị trợgiúp gửi Phòng Lao động - Thương binh

và Xã hội;

d Phòng Lao động - Thương binh và

Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;

e Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

huyện xem xét, quyết định hỗ trợ.Trường hợp thiếu nguồn lực thì có vănbản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;

f Sở Lao động - Thương binh và

Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính

và các sở, ngành liên quan tổng hợp,trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhxem xét, quyết định Trường hợp thiếunguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

g Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngànhquản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợpnhu cầu hỗ trợ của các địa phương báocáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi

Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định xuất cấphàng dự trữ quốc gia;

h Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch

Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực

18

Trang 20

hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượngbảo đảm đúng quy định;

i Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban

nhân dân các cấp có trách nhiệm tổnghợp, báo cáo kết quả hỗ trợ

Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương

nặng: Người bị thương nặng do thiên tai,

hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao

động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất

khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét

hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 3,6 triệu

đồng (Điều 13)

Trường hợp người bị thương nặngngoài nơi cư trú quy định tại khoản 1Điều này mà không có người thân thíchchăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếpcấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấpcứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗtrợ theo mức quy định tại khoản 1 Điều

13 (tức hỗ trợ tối thiểu bằng 3,6 triệuđồng)

Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngàynhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện xem xét, quyếtđịnh.(Điều 13)

Hỗ trợ chi phí mai táng: Hộ gia đình có

người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn,

dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao

động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả

kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai

táng với mức tối thiểu bằng 18 triệu đồng

(Điều 14)

Điều 14:

a. Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cánhân trực tiếp mai táng có Tờ khai đềnghị hỗ trợ chi phí mai táng theo Mẫu số

04 ban hành kèm theo Nghị định này vàgiấy báo tử của đối tượng quy định tạikhoản 1 Điều này hoặc xác nhận củacông an cấp xã đối với trường hợp quyđịnh tại khoản 2 Điều này gửi Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã;

b. Trong thời hạn 03 ngày làm việcsau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy

19

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w