1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hất thải rắn, hất thải nguy hại tại khu ông nghiệp nomura hải phòng

108 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Chất Thải Rắn, Chất Thải Nguy Hại Tại Khu Công Nghiệp Nomura Hải Phòng
Tác giả Bùi Đức Quang
Người hướng dẫn TS. Tưởng Thị Hội
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Công Nghệ Môi Trường
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Chất thải rắn CTRĐịnh nghĩa CTR: là chất thải ở dạng rắn hoặc dạng bùn là các chất được thải ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất , dịch vụ hoặc trong các hoạt động khác Thành p

Trang 1

-

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN, CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NOMURA HẢI PHÒNG

NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ:

BÙI ĐỨC QUANG

Người hướng dẫn khoa học: TS TƯỞNG THỊ HỘI

HÀ NỘI 2005

Trang 2

Chương 1: Tổng quan về Quản lý chất thải rắn & Chất thải

Chương 2: Giới thiệu vài nét về đặc điểm môi trường Hải

phòng & Thực trạng việc quản lý chất thảI rắn & Chất thải

nguy hại tại khu công nghiệp Nomura.

23

2.3 Kết quả khảo sát thực tế ctr&Ctnh tại khu công nghiệp

2.4 Tình hình quản lý CTR&CTNH tại khu Công nghiệp nomura 82 2.5 Đánh giá những tồn tại trong việc quản lý CTR&CTNH 84

Chương 3 Đề xuất các giải pháp để quản lý CTR & CTNH tại

Trang 3

Lời cảm ơn

Luận văn này được hoàn thành tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trưrờng - Tr ường đại học Bách khoa Hà Nội, với sự hướng dẫn của Tiến sỹ Tưởng Thị Hội.

Lời đầu tiên tôi chân thành cảm ơn Tiến sỹ Tưởng Thị Hội đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và đã cho tôi những ý kiến nhận xét, góp ý quí báu

Tôi xin chân thành cám ơn Trung tâm Đào tạo sau Đại học Trường đại học Bách khoa Hà Nội và Trung tâm Đào tạo sau Đại học Trường đại học Hàng hải Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm, tài liệu và những điều kiện khác cho tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập

Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Lãnh đạo Thành đoàn, Sở giao thông công chính Hải phòng, các đồng nghiệp nơi tôi công tác và bè bạn nơi tôi học tập đã hỗ trợ, động viên tôi hoàn thành Luận văn này.

Trang 4

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế suất Hải phòng

Tôi xin tỏ lòng biết ơn Mẹ và gia đình, bày tỏ

sự quí trọng đối với những người đã dành cho tôi tất cả, luôn động viên, giũp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong học tập và công tác Hải Phòng, tháng 10 năm 2005

Học viên

Bùi Đức Quang

Trang 5

MỞ ĐẦU

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, quy hoạch từ nay đến 2010, cả nước sẽ - thành lập và xây dựng mới 101 khu công nghiệp (KCN), đồng thời mở rộng thêm 27 KCN khác Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN từ 26,4% hiện nay lên 35% và tỷ lệ xuất khẩu tăng từ 18,7% lên 32% vào 2010

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, đến nay, cả nước đã có 122 KCN

ở 42 tỉnh, thành phố với tổng diện tích trên 25.000 ha, chưa kể đến Khu kinh

tế tổng hợp Dung Quất và Khu kinh tế mở Chu Lai

Trong số đó có 69 KCN với tổng diện tích 15.000 ha đã chính thức đi vào hoạt động và đã lấp 60% diện tích, các KCN cũ lại đang trong quá trình xây dựng cơ bản Các KCN đã thu hút trên 1.500 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đăng ký trên 12 tỷ USD và hơn 1.600 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký trên 80 nghìn tỷ đồng [VNECONOMY cập nhật

ngày 16/6/2005]

Riêng năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN đạt trên 11 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, trong đó giá trị xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD, chiếm 18,7% xuất khẩu Đồng thời nộp ngân sách trên 500 triệu USD và tạo việc làm cho hơn 700 nghìn lao động.Trước tốc độ phát triển nhanh của các khu công nghiệp trong cả nước cũng như sự đóng góp của nó đối với nền kinh tế quốc dân cho thấy vai trò vô cùng to lớn của các khu công nghiệp Tuy nhiên, vấn đề thách thức đặt ra đối với môi trường cũng không nhỏ; Để cho đất nước phát triển bền vững đòi hỏi

sự phát triển hài hoà giữa Kinh tế Môi trường Xã hội trong điều kiện nước - -

ta là một nước đang phát triển thì việc quản lý môi trường tại các khu công nghiệp trở thành vấn đề bức xúc và cần có sự quan tâm của Nhà nước và toàn

xã hội Việc quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

Trang 6

mới được quan tâm nhiều ở môi trường đô thị, ít được quan tâm trong các khu công nghiệp.

Chính vì những lý do trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Nomura Hải Phòng với - mục đích khảo sát và đóng góp thêm những thông tin về hoạt động thực tiễn tại khu công nghiệp Nomura Hải Phòng- để các nhà quản lý có những quyết sách trong việc quản lý môi trường các khu công nghiệp

Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Quản lý chất thải rắn & Chất thải nguy hại

khu công nghiệp

Chương 2: Giới thiệu vài nét về đặc điểm môi trường Hải Phòng &

Thực trạng việc quản lý chất thải rắn & Chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Nomura

Chương 3: Đề xuất các giải pháp để quản lý CTR&CTNH tại khu công

nghiệp Nomura

Trang 7

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN & CHẤT THẢI NGUY HẠI KHU CÔNG NGHIỆP

1.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Trong 6 tháng đầu năm 2005, cả nươc đã có thêm 10 Khu công nghiêp mới đi vào hoạt động và 3 khu công nghiệp mở rộng công suất giai đoạn 2;

122 dự án mới được cấp giấy phép và 148 dự án xin tăng vốn đã mang lại cho các khu công nghiệp 850 triệu USD đầu tư mới

Đến nay, cả nước có 122 khu công nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động, với tổng diện tích 25.000 ha, trong đó có 69 khu đang hoạt động và 53 khu đang xây dựng cơ bản

1.2 VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CTR&CTNH TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm về chất thải rắn và chất thải nguy hại

Định nghĩa:

xuất hoặc trong các hoạt động khác Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc ở dạng khác

công nghiệp gây ra Các chất thải này có thể ở dạng khí, lỏng, rắn Lượng và loại chất thải phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, mức tiên tiến của công nghệ và thiết bị, qui mô sản xuất

+ Các loại hình công nghiệp:

- Sản xuất và chế biến than,

- Công nghiệp lọc, hoá dầu

- Sản xuất xi măng, gạch, ngói, gốm sứ

Trang 8

- Sản xuất kim loại và gia công cơ khí: sắt thép, đồng, nhôm và các sản phẩm từ các kim loại

- Sản xuất điện, điện tử, đồ điện gia dụng

- Chế biến lương thực thực phẩm

- Công nghiệp dệt nhuộm, may, giấy, da giầy

- Chế biến lương thực, thực phẩm

a Chất thải rắn ( CTR)

Định nghĩa CTR: là chất thải ở dạng rắn hoặc dạng bùn là các chất được

thải ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất , dịch vụ hoặc trong các hoạt động khác

Thành phần chất thải công nghiệp

Tuỳ thuộc vào loại hình công nghiệp, công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu

sử dụng mà chất thải công nghiệp được tạo ra có thành phần và lượng khác nhau

Các nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, công nghiệp phát triển lượng chất thải công nghiệp sẽ lớn và chất thải công nghiệp cũng đa dạng hơn, tuy nhiên lượng chất thải trên một đơn vị sản phẩm thường nhỏ hơn so với các nước có nền công nghiệp kém phát triển

Bảng dưới đây cho biết thành phần của một số chất thải công nghiệp:

Bảng 1.1 Thành phần của một số chất thải công nghiệp

[Tài liệu tham khảo 1]

I Khai khoáng và tuyển quặng

m3/tấn than nguyên khai, khai thác hầm lò 2

m3/tấn than nguyên khai

- Hệ số thải ở nhà máy sàng tuyển than 30%

Trang 9

đá thải Tốc độ khai thác hiện

nay tạo ra 30 triệu m3 đất đá

thải/ năm và cần diện tích bãi

Al2O3 22-25%

Fe2O3 2,5-7%

CaO 2-2,6 % MgO 1-3%

10 Lượng chất thải ba via từ một số mạt hàng cao su:

35 g/ đôi đế giày

11 g/ chiếc lốp ô tô0,07 g/ c lốp xe đạp0,026 g/c săm xe đạp

IV Chế biến thuỷ sản

- Ruột, vỏ, vẩy vây đầu, xương thải chiếm tỉ

lệ so với nguyên liệu + tôm: đầu vỏ 40-55 % ; ruột, thịt vụn trong nước thải 10%

+ mực : đầu , da, ruột 60%; ruột, thịt vụn trong nước thải 12%

+ cá : đầu, xương, vây, vẩy, ruột 65%; ruột, thịt vụn, máu trong nước thải 15%

Trang 10

m3/ tấn sf

Một số ngành công n ghiệp khác

Thuỷ tinh Thuỷ tinh vụn: 8,46kg/tấn SP

Chế biến gỗ Vụn mạt cưa:11,12 kg/ tấn SP

Sản xuất đồ nhựa Nhựa vụn: 46,45kg/tấn SP

Ngành cơ khí

Chế biến đồng Đồng vụn: 20,97kg/tấn SP

Chế biến Nhôm Nhôm vụn:101,57kg/tấn SP

Chế biến Gang Gang vụn: 47,6 kg/tấn SP

Chế biến Sắt Sắt vụn: 74,46kg/tấn SP

Chế biến tôn Tôn vụn: 135,9 kg/tấn SP

b Chất thải nguy hại ( CTNH)

nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm

và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người

khí, lỏng, rắn có tính chất độc hại với con người: gây ngộ độc, chết người, các bệnh viêm nhiễm, các bệnh ung thư, gây quái thai và gây tác hại tới môi trường: gây cháy nổ, ô nhiễm phóng xạ chất thải bệnh viện, chất phóng xạ, trên 1200 hoá chất được coi là độc hại

CTNH độc cấp tính:

Là chất thải ở liều lượng thấp, nồng độ thấp đã gây chết người

CTNH độc gây ung thư, quái thai, bệnh thần kinh:

Là các chất gây ung thư, quái thai, bệnh thần kinh, biến đổi gen

Các chất thải nguy hại: bụi, cặn, bùn dung dịch thí nghiệm, dung dịch

dùng thừa, xỉ, bao bì chứa hoá chất, dầu thải, các vật liệu dính dầu

Trang 11

Trạng thái vật lý của chất độc: khí, lỏng, rắn

Chất thải nguy hại công nghiệp

Bảng 1.2 Chất thải nguy hại từ các ngành công nghiệp phát sinh tại

một số tỉnh, thành ở nước ta năm 2000; tấn/năm

[Tài liệu tham khảo 1]

Ngành CN

Tỉnh,

Thành phố

CN điện, điện tử

CN cơ khí CN hoá

chất

CN

chế biến

TP

Các ngành

CN khác

Tổng cộng

Cần phải nghiên cứu đánh giá chính xác hiện trạng chất thải ở khu công nghiệp cũng như dự báo chúng trong tương lai 10 15 năm tới, đặc biệt là làm -

rõ các vấn đề sau:

- Các nguồn CTR, CTNH trước mắt và lâu dài;

- Lượng thải là bao nhiêu trước mắt và lâu dài;

- Thành phần và tính chất của CTR, CTNH trước mắt và lâu dài;

Trang 12

Từ kết quả nghiên cứu trên tiến hành xây dựng chiến lược và lập kế hoạch quản lý môi trường ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp.

Nội dung chiến lược và kế hoạch quản lý CTR, CTNH cần tập trung vào các vấn đề:

+ Dành đủ đất trong qui hoạch phát triển khu công nghiệp phục vụ cho thu gom, vận chuyển (trung chuyển) và xử lý, thải bỏ chất thải rắn ;

+ Xây dựng lực lượng thu gom, phân loại, vận chuyển và dịch vụ quản lý chất thải đủ mạnh, lập phương án thu gom, tái chế, vận chuyển hợp lý;

+ Đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR, CTNH;

+ Lựa chọn công nghệ xử lý đổ thải CTR, CTNH phù hợp;

+ Lập kế hoạch phân loại chất thải và có kế hoạch phát triển, tái sử dụng

Tổ chức thu gom và phân loại CTR, CTNH tại nguồn:

Chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp cần được phân loại ngay từ nơi sản sinh ra; các chất thải độc hại, chất thải thông thường, chất thải có thể tái sử dụng được phân tách riêng Chất thải độc hại được tách, thu gom, vận chuyển riêng và đưa đến nơi xử lý chất thải độc hại Các chất thải khác cũng được phân loại và xử lý

Lựa chọn công nghệ xử lý đổ thải chất thải rắn hợp lý:

Công nghệ xử lý chất thải thường dùng là: chôn lấp, làm phân Compost

và thiêu đốt

- Chôn lấp chất thải rắn: Chôn lấp CTR là công nghệ đơn giản nhất, đỡ tốn kém nhất nhưng đòi hỏi có diện tích rất lớn Việc lựa chọn bãi chôn rác là

Trang 13

hết sức quan trọng Theo tiêu chuẩn Việt Nam thì địa điểm bãi chôn rác cần thỏa mãn các yêu cầu sau: Khoảng cách từ bãi chôn rác đến nơi phát sinh rác: 3-5 Km, khoảng cách ly từ bãi chôn rác đến khu dân cư, công trình văn hóa, tôn giáo, giải trí, đến nguồn nước sông suối, giếng khoan là từ trên 400m; khoảng cách từ đường giao thông công cộng đến bãi chôn rác là 100 – 300m; khoảng cách từ đáy bãi chôn rác đến tầng nước ngầm có trữ lượng lớn là trên 3m (Các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc thì có những qui định khác) Bãi chôn rác phải có các lớp ngăn nước ở đáy và thành xung quanh, có

hệ thống thu và xử lý nước rác

- Chế biến chất thải rắn hữu cơ thành phân compost: Thành phần chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy như rau, quả phế phẩm, thực phẩm thừa, cỏ , lá cây vv có thể chế biến thành phân Compost

- Tiêu hủy CTR, CTNH: Xây dựng các lò đốt rác với nhiệt độ cao có thể đốt được chất thải rắn thông thường, cũng như chất thải rắn nguy hại, trong nhiều trường hợp người ta kết hợp lò đốt rác với sản xuất năng lượng như phát điện, cấp nước nóng

- Ngoài ra ở một số nước còn dùng phương pháp bê tông hóa CTR, CTNH sau đó đem chôn

Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn

Phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn là phương cách tốt nhất để giảm nhỏ nhu cầu đất để chôn rác và tiết kiệm vật liệu, tài nguyên thiên nhiên

Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn, chất thải nguy

hại như: Phí người tiêu dùng, Phí đổ bỏ chất thải rắn, Các phí sản phẩm và hệ thống ký quỹ hoàn trả, các khoản trợ cấp từ Nhà nước

1.2.3 Thực trạng QLMT (Quản lý CTR&CTNH) ở các khu công nghiệp Việt Nam

Trang 14

a Các vấn đề môi trường của khu công nghiệp.

Mỗi khu công nghiệp (KCN) bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau Như bất kỳ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào khác, các KCN cũng dẫn đến các vấn đề môi trường, sức khỏe và

an toàn của cộng đồng với mức độ khác nhau về hủy hoại môi trường sống, hủy diệt các loài sinh vật, lan truyền ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn, chất thải độc hại, tiếng ồn, phóng xạ, các hóa chất độc hại, ô nhiễm đất, các sự cố công nghiệp, thẩm lậu các chất hóa học và nhiên liệu, biến đổi khí hậu Nhận thức tác động môi trường của KCN gắn liền với các giai đoạn qui hoạch, xây dựng, phát triển và hoạt động của chúng Đánh giá sai các tác động môi trường khi chọn địa điểm xây dựng KCN và bố trí doanh nghiệp công nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường ngay trong hàng rào KCN và cả một vùng rộng lớn ngoài KCN, đặc biệt đối với việc di dân ra khỏi địa bàn KCN và sự tập trung công nhân làm việc trong khu công nghiệp có nhu cầu lớn về nhà ở và các dịch vụ khác.Việc di dời và tập trung này nếu không lưu ý đúng mức, chuẩn bị chu đáo có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cộng đồng, môi trường căng thẳng và các vấn đề xã hội khác

Ở những KCN đã vào giai đoạn hoạt dộng tập trung hàng chục doanh nghiệp trở lên, nếu tình trạng quản lý yếu kém thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí và nươc, gây ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm tiếng ồn và là nguy cơ gây ra các sự cố công nghiệp Mức tập trung ngành nghề công nghiệp càng lớn thì càng tăng sự tích lũy các tác động đén không khí, nước và đất, gây ra

sự lan truyền ô nhiễm Nếu một số ngành nghề công nghiệp gần nhau có chất thải hóa học, các hóa chất này có thể phản ứng hoặc lãn với nhau, gây ra tác động tích lũy hoặc tổng hợp đối với môi trường khu vực và đời sống cộng đồng xung quanh Tuy nhiên với điều kiện bố trí tập trung nhiều doanh nghiệp công nghiệp trong một khu công nghiệp như vậy sẽ rất thuận lợi để hoạch

Trang 15

định và thực thi một dự án xử lý tác động môi trường chung, tiết kiệm đầu tư hơn nhiều so với đầu tư xử lý môi trường riêng lẻ, phân tán và sẽ thuận lợi hơn trong công tác quản lý môi trường tổng thể Vì vậy, một vấn đề đặt ra hết sức quan trọng và bức thiết là phải có chủ trương chính sách phù hợp và những biện pháp quản lý cụ thể để bảo vệ môi trường tại KCN, KCX.

b Quản lý môi trường khu công nghiệp

Hệ thống quản lý môi trường các khu công nghiệp ở nước ta

Khu công nghiệp được hợp thành bởi nhiều nhà máy, xí nghiệp, mỗi một doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ môi trường, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, mỗi doanh nghiệp phải tự xử lý sơ bộ chất thải trước khi thải vào

hệ thống chung của KCN, KCX

Các KCN, KCX thuộc hệ thống quản lý theo ngành dọc là Ban quản lý KCN, KCX Việt Nam (trực thuộc Chính phủ) và Ban quản lý KCN, KCX ở địa phương (trực rhuộc UBND tỉnh/thành phố có KCN, KCX) Ngoài ra, về mặt môi trường các khu công nghiệp, khu chế xuất chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước ở cấp TƯ là Bộ Tài nguyên môi trường và ở địa phương là UNND tỉnh/thành phố, mà trực tiếp là Sở Tài nguyên Môi trường Ngoài mục đích là nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tiến trình đầu tư , hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất đã tham gia và có những đóng góp nhất định trong công tác quản lý môi trường tại các cơ sở của mình

Sau một thời gian ra đời và hoạt động của hệ thống quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cho thấy các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất

ở cấp địa phương đã phối hợp tương đối chặt chẽ với cơ quan quản lý môi trường ở cấp địa phương từ khâu thẩm định hồ sơ xin đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, các hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường trong khu công nghiệp, khu chế xuất đến việc kiểm tra, thanh tra, giám sát môi trường khu

Trang 16

công nghiệp, khu chế xuất và từng nhà máy trong quá trình hoạt động; nhưng

sự phối hợp này ở cấp TƯ còn chưa được chặt chẽ

Hình 1.1: Mô hình quản lý môi trường

Những nội dung cơ bản và qui định chung về quản lý môi trường Khu công nghiệp, khu chế xuất trong chu trình dự án:

Giai đoan chuẩn bị đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất: Rút kinh nghiệm từ thực tế và theo cách tiếp cận của nhiều nước trên thế giới, trong giai đoạn xin cấp phép đầu tư, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất cần lưu ý một số nội dung cơ bản sau: + Lựa chọn địa điểm khu công nghiệp, khu chế xuất;

+ Xác định qui mô và tính chất các khu công nghiệp, khu chế xuất;

Môi tr ườ ng

U Ban ND ỷ

t nh, th nh ỉ à phố

Ban QL

KCN, KCX

địa phương

Trang 17

+ Lựa chọn các ngành công nghiệp được phép đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất;

+ Qui hoạch tổng thể từng khu vực chức năng trong khu công nghiệp, khu chế xuất;

Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường) tiến hành nghiên cứu hồ sơ và cho ý kiến nhận xét về mặt môi trường của dự

án với kết luận đồng ý hoặc không đồng ý để dự án được phép đầu tư Trong trường hợp dự án được đồng ý chủ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên & Môi trường xem xét phê chuẩn trước khi tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng

Giai đoạn qui hoạch chi tiết và xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất: Đây là giai đoạn đòi hỏi nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất phải tính toán, qui hoạch, thiết kế chi tiết và huy động vốn để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó có các công trình thực hiện mục đích bảo vệ môi trường Những nội dung và công việc chính liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ môi trường nhà đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn này cần làm là:

+ Tạo dựng khu nhà tạm cho cán bộ công nhân xây dựng, kèm theo các điều kiện và dịch vụ cần thiết;

+ Thu dọn và tạo mặt bằng khu công nghiệp, khu chế xuất;

+ Qui hoạch và xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống cung cấp nước sạch, cung cấp điện, hệ thống thông tin, hệ thống dịch vụ, y tế

và các điều kiện ứng cứu các sự cố khẩn cấp trong khu công nghiệp, khu chế xuất;

+ Qui hoạch hệ thống thoát nước mưa;

+ Qui hoạch mặt bằng, xác định qui mô và xây dựng hệ thống thu gom,

xử lý nước thải tập trung;

Trang 18

+ Qui hoạch và xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại;

+ Qui hoạch hệ thống cây xanh (đảm bảo ít nhất 15% tổng diện tích đất khu công nghiệp, khu chế xuất);

+ Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường chung cho khu công nghiệp, khu chế xuất

Trên thực tế do thiếu vốn nên giai đoạn này thường kéo dài nhiều năm dẫn đến tình trạng khu công nghiệp, khu chế xuất không đáp ứng kịp nhu cầu

về cung cấp điện, nước, giao thông, thu gom xử lý nước thải, chất thải rắn và nhiều điều kiện khác

Quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất:

+ Tất cả các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất đều phải lập hồ sơ và phải được hội đồng thẩm định thông qua Trong dự án có phần giải trình riêng về khía cạnh môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường của

dự án

+ Sau khi được cấp phép đầu tư, chủ đầu tư phải tiến hành lập bản đăng

ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo mẫu qui định tại thông tư 490/1998/TT –BKHCNMT trình Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Tài nguyên và môi trường) hoặc sở TN&MT xem xét

+ Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất tiến hành kiểm tra, thẩm định các hệ thống và thiết bị xử

lý môi trường của các nhà máy đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất trước khi vận hành

Giai đọan vận hành khu công nghiệp, khu chế xuất: Chất thải của từng nhà máy, cơ sở riêng biệt nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất phải được

xử lý triệt để và đạt các TCVN do cơ quan quản lý nhà nước về BVMT qui

Trang 19

định trước khi thải ra môi trường Nước thải của mỗi nhà máy, cơ sở trước khi thải vào hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, khu chế xuất phải được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn do Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất qui định Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại của mỗi nhà máy nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất được thu gom, xử lý thông qua hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn của khu công nghiệp, khu chế xuất trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng kinh tế giữi công ty đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất với từng nhà máy bên trong khu này Vai trò của công ty kinh doanh hạ tầng cơ sở khu công nghiệp, khu chế xuất rất quan trọng trong công tác quản lý môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất.

1.2.3 Một số mô hình tiêu biểu về QLMT trong khu công nghiệp.

Từ chiến lược phát triển môi trường bền vững và bảo vệ môi trường ở nhiều quốc gia trong các thập niên gần đây đã xuất hiện các ý tưởng xây dựng các khu công nghiệp sinh thái và trên thế giới đã có nhiều khu công nghiệp sinh thái được hình thành Khu công nghiệp sinh thái là một mục tiêu của quá trình phát triển các khu công nghiệp hiện đại ở nhiều nước trên thế giới: Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp phát sinh chất thải ít nhất: khu công nghiệp Burnside tại bang Nova Scotia thuộc bờ biển phía đông Canada là một ví dụ về khu công nghiệp sinh thái Đây là một khu công nghiệp lớn bao gồm 1200 doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, được hỗ trợ bởi Trung tâm sản xuất sạch và một trung tâm đào tạo kỹ thuật Với sự hỗ trợ của nguồn tài liệu và thực hành môi trường của trường đại học Dalhousia, mục tiêu chính của họ là phát triển các ngành trao đổi, sử dụng chất thải và tái sinh nguyên liệu, xử lý đất ướt, sử dụng năng lượng nhiệt của Mặt trời, giới thiệu các hoạt động công nghệ và chuyển giao công nghệ sạch . [Tài liệu tham khảo 5]

Trang 20

Khu công nghiệp sinh thái có thể gồm các nhà sản xuất với số lượng chất thải lớn, nhưng các chất thải này đều được tái sinh và tái sử dụng thông qua thị trường Ví dụ Trung tâm năng lượng Bruce: 6 công ty được bố i vào cùng một tổ để tận dụng năng lượng hơi nước và nhiệt lượng thải ra từ một nhà máy nhiên liệu nguyên tử để dùng trong quá trình khử nước, ngưng tụ, cất nước, thủy phân, sưởi ấm

Gần đây, tổ chức môi trường Canada đã tiến hành một loạt những nghiên cứu để đánh giá những cơ hội phát triển của các khu công nghiệp sinh thái tại những khu công nghiệp liên hợp của Canada và đưi ra quyết định về mức độ phối hợp giữi các ngành về các lĩnh vực: chia sẻ sử dụng tài nguyên, tái sử dụng những nguyên liệu thừa và xây dựng hệ thống bổ trợ, dịch vụ về môi trường

Phế phẩm hay chất thải của một ngành này có thể là nguyên liệu đầu vào của ngành khác Ví dụ như đồng dùng trong sản xuất bảng vi mạch có nguồn gốc từ quặng của ngành khai khoáng và có thể là phế thải của công nghiệp luyện kim ,vân vân

Phát triển mối quan hệ giữi các ngành sản xuất để giải quyết các vấn đề

có thể gây rắc rối trong khu công nghiệp Lợi ích sử dụng nguyên vật liệu cũng như cơ sở hạ tầng, dịch vụ sẽ được chia sẻ giữi các ngành Mối quan hệ được thể hiện ở sự phối hợp chống hỏa hoạn, sự cố môi trường,xử lý nước thải, dùng chung hệ thống giao thông v.v…

Khu công nghiệp sinh thái là một khu công nghiệp xanh: Để khu công nghiệp trở thành khu công nghiệp sinh thái thì trước hết phải dành tỷ lệ đất thích đáng để trồng cây xanh, sân cỏ, vườn hoa, mặt nước và tạo ra môi trường vi khí hậu tốt và cảnh quan đẹp ở từng nhà máy và toàn khu công nghiệp, khu chế xuất

Trang 21

Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp sạch: Môi trường vật lý (nước, không khí, đất, khí hậu, tiếng ồn, chất thải rắn) ở bên trong khu công nghiệp cũng như vùng xung quanh khu công nghiệp không những không bị ô nhiễm mà còn đạt chất lượng cao Điều kiện môi trường lao động, sinh họat

và nghỉ ngơi của người lao động đều được thỏa mãn tiện nghi

Một số khu công nghiệp sinh thái trên thế giới

1 Khu công nghiệp KALUNDBORRG, Đan Mạch [Tài liệu tham khảo 5] KCN Kalundborg được coi là một ví dụ điển hình về việc áp dụng cộng sinh công nghiệp đầu tiên trên thế giới Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các KCNST trên thế giới.Trên cơ sở hai nhà máy nhiệt điện than đá Asnes( công suất 1.500 MW)

và nhà máy lọc dầu Statoil ( công suất 1,8 triệu tấn/năm) năm 1972 , nhà máy sản xuất tấm plastic Gyproc (công suất hiện tại14 triệum2/năm) bắt đầu phát triển hệ thống trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty( cộng sinh công nghiệp ) bằng việc sử dụng gasbutan từ Statoil

- 1997 ) Trong vòng 15 năm từ (1982 lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn than, 600.000m3 nước và giảm 130.000 tấn cácbon dioxit thải ra Theo thống kê năm 2001, các công ty này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên tổng đầu tư 75 triệu USD

Đến nay, khu công nghiệp bao gồm nhiều doanh nghiệp thành viên sử dụng các nguyên liệu và sản phẩm của nhau như: nhiên liệu, bùn, bụi, bụi clinker, nước nóng, dung dịch sulfur, nước sau sử lý sinh học và thạch cao

2 Khu công nghiệp sinh thái RIVERSIDE , Vermont, ỹ M [Tài liệu tham khảo 5]

Khu công nghiệp RIVERSIDE, diện tích 40 ha (không kể khu vực các nông trại), là một khu công nghiệp sinh thái nông nghiệp hỗn hợp đi chức

Trang 22

năng, bao gồm cả các khu vực cây xanh, vui chơi giải i công cộng của địa phương và vùng đầm lầy, KCNST này áp dụng các nguyên tắc của STCN để thiết lập một mô hình phát triển bền vững khép kín, tập trung vào nông nghiệp, nhà kính và năng lượng sạch Thành phần cơ bản trong KCNST này

là nhà máy nhiệt điện từ gỗ McNeil, trạm xử lý nước thải Living Machine, nhà máy compost hoá và các dạng nông trại, ao thuỷ sản, nhà kính Các thành phần này hoạt động theo một chu trình khép kín đầu vào, đầu ra két hợp từ trạm thu gom gỗ thải, nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất kem tới các nông trại trong vùng

-

Để đạt được một sự phát triển vừa mạnh về kinh tế xã hội, vừa bảo vệ tốt nhất môi trường khu vực, các nhà phát triển KCNST này đã đề ra sáu nguyên tắc cơ bản sau:

1) Khuyến khích phát triển nền kinh tế tự cung tự cấp địa phương và tận dụng tối đi các nguồn lực địa phương

2) Cân bằng các lợi ích kinh tế và ảnh hưởng của sự phát triển

3) Thúc đẩy và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính

4) Bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên môi trường địa phương, đặc biệt là ngành nông nghiệp truyền thống

5) Luôn đảm bảo một sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương 6) Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để thúc đẩy các hoạt động hàng hoá và dịch vụ cần thiết

KCNST này là một ví dụ điển hình về việc phát triển kinh tế dựa trên

cơ sở nền công nghiệp sinh thái nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường và cộng đồng

3 Khu công nghiệp sinh thái QUZCHOU Trung Quốc [Tài liệu tham khảo 5]

Trang 23

Khu công nghiệp QuzChou, diện tích 600 ha, là một khu CNST hoá chât Tập đoàn chủ chốt trong KCN này là Juhua Group, tập đoàn tập trung vào

ba ngành công nghiệp hoá chất chính: Florua, clo và soda, sản xuất trên

180 loại sản phẩm hoá chất khác nhau Các doanh nghiệp thành viên được chia làm 3 Loại:

- Các doanh nghiêp cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất hoá chất

- Các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các hoá chất trên

- Các doanh nghiệp sử dụng các chất thải từ quá trình sản xuất trên

Juhua Group thải ra khoảng 0,8 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm (chủ yếu

là tro, bụi bay và hoá chất thải), 80% lượng chất thải này được sử dụng tại tại các nhà máy sản xuất xi măng và gạch ở Quzchou (Quảng Châu), Juhua Group cũng thải ra khoảng 23.000 tấn chất thải lỏng mỗi năm, trên 70% lượng chất thải này được các DNTV nhỏ tái chế sử dụng

Trang 24

Chương 2

GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG HẢI

PHÒNG & THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN &

2.1 ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG:

2.1.1 Hiện trạng môi trường tại thành phố Hải Phòng.

a Môi trường tự nhiên:

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, thành phố Hải phòng với diện tích 1.503 km2 gồm 5 quận, 8 huyện ngoại thành trong đó có 2 huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ), dân số 1,75 triệu người trong đó dân cư thành thị khoảng 65.000 người

Hải phòng là bức tranh khá tòan diện về tài nguyên và môi trường với đầy đủ các đặc trưng về môi trường vật lý, môi trường sinh thái và môi trường

xã hội bao gồm vùng đồng bằng, vùng đồi núi và cửa sông ven biển, có đô thị phát triển hàng trăm năm với nhiều loại hình công nghiệp khác nhau

Bờ biển Hải phòng dài 128 Km, vùng biển rộng tới đảo Bạch Long vĩ (cách bờ 130 Km) đáy biển bằng phẳng với luồng lạch thuận lợi cho tàu thuyền vào cảng

Hải phòng cũng có nhiều loại thảm thực vật, núi đá vôi, rừng ngập mặn ven biển, rừng thưa trên các đồi núi thấp (như ở huyện Thuỷ Nguyên; quận Kiến An ), thành phần cây rừng ít, cây không cao, thảm thực vật nguyên sinh có khoảng 5.300 ha thuộc phạm vi rừng quốc gia Cát Bà, Hải phòng còn

có diện tích rừng ngập mặn vào loại lớn nhất ở Việt Nam với diện tích gần 1.000 ha

b Môi trường đô thị:

Trang 25

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước, dân tộc và toàn nhân loại Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là hiện trạng nóng bỏng và cấp bách trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong điều kiện KHKT còn lạc hậu, hạn chế về tài chính, bất cập về nhận thức, hệ thống pháp luật còn chồng chéo và thiếu đồng bộ

Tại Hải phòng, trung tâm ô nhiễm và nẩy sinh những vấn đề bức súc về môi trường tập trung chủ yếu ở 5 quận nội thành và khu công nghiệp tập trung như: Quán Toan, Máy Chai, Minh Đức, khu Công nghiệp da giầy và một số khu Công nghiệp khác

Ô nhiễm chất thải rắn:

Chất thải rắn gồm rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, dầu mỡ, dầu cặn không tan với số lượng thải ra trên 600 m3/ngày Một phần rác công nghiệp được thu gom và đưa vào lò đốt rác, nhưng lò đốt rác này có công suất nhỏ nên hiện nay các loại rác này chủ yếu được thu gom và đổ vào bãi rác Tràng Cát nhưng chưa được phân loại và xử lý triệt để nên đây cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường xung quanh

c Ô nhiễm Công nghiêp:

Hiện nay số khu Công nghiệp cũ và mới: khu Cảng Công nghiệp ven sông Cấm cửa Nam Triệu, khu Công nghiệp Vật Cách - - Quán Toan, khu Công nghiệp Sở Dầu Thượng Lý, Khu Công nghiệp Đình Vũ, khu Công - nghiệp Bến Kiền, khu Công nghiệp đường 353 với tổng diện tích khoảng 2.400 ha

Cùng với các cơ sở công nghiệp lớn tập trung hiện nay còn có hàng nghìn cơ sở công nghiệp nhỏ nằm trong khu vực nội thành, xen kẽ trong các khu dân cư với mật độ dân số cao đang là những nguồn gây ô nhiễm công nghiệp chính đối với môi trường Hải phòng

Trang 26

2.1.2 Chất lượng môi trường ở một số ngành công nghiệp chính:

a Công nghiệp vật liệu xây dựng:

Chủ yếu là sản xuất xi măng và sản xuất gạch; Công ty Xi măng Hải phòng tổng lượng chất thải và bụi cao hơn gần 100 tấn so với nhà máy cùng công xuất; Nhà máy Xi măng ChinFong cũng có tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường; Công nghiệp sản xuất gạch cũng gây ô nhiễm do khí thải của lò TuyNel

b Công nghiệp cán thép:

Tập trung tại khu vực Quán Toan với công suất 1 triệu tấn/năm Nhìn chung dây chuyền công nghệ thuộc vào loại trung bình khá hoạt động sản xuất được cơ giới hoá cao nguyên liệu là bán thành phẩm được nhập đặc biệt

là dầu FO phun ở các lò nung thép tương đối hiện đại cho phép khống chế được lượng chất thải gây ô nhiễm khí Tuy nhiên hàm lượng sắt trong nước thải vượt nhiều lần tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN)

c Công nghiệp thực phẩm:

Sản xuất Bia, chế biến Hải sản và thực phẩm xuất khẩu là cong nghiệp phổ biến tại Hải phòng, hiện nay có hàng chục cơ sở sản xuất Bia lớn nhỏ trên địa bàn thành phố

Công nghiệp thực phẩm có tiểm ẩn khả năng gây ô nhiễm cao, gần như các cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải mà thải trực tiếp vào hẹ thống nước thải chung của thành phố hoặc của hồ điều hoà, kênh mương đây chính là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt của thành phố

d Công nghiệp giầy, dép:

Hải phòng là một trong 4 trung tâm sản xuất giầy dép lớn của cả nước (Hải phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, Thành phố HCM) yếu rố gây ô nhiễm môi trường của ngành giầy dép là thải ra môi trường một lượng lớn chất thải rắn

Trang 27

khó phân huỷ (vải, da, cao su ) và việc sử dụng keo dán giầy, dung môi hữu cơ

e Các cơ sở công nghiệp khác:

Theo thống kê, hiện nay khu vực nội thành có hàng trăm doanh nghiệp nhỏ sử dụng than làm nguyên liệu đốt lò thủ công, các cơ sở này năm xen kẽ giữa các khu dân cư

Nhìn chung ngành công nghiệp Hải Phòng có trình độ công nghệ thấp, phần lớn các dây chuyền công nghệ cũ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không có hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là khí thải, bụi, nước thải Đây là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường thành phố

Hải Phòng

Tác động đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư.

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang gia tăng với tốc độ rất cao do

ô nhiễm công nghiệp ngày một tăng cao tới một số các Công ty, xí nghiệp gây

ô nhiễm nặng như các xí nghiệp sản xuất nông sản, dệt, rượu, bia, hoá chất và bột giấy Nhiều vùng bị mặt bị ảnh hưởng ô nhiễm nặng do hàm lượng ô xy hoà tan thấp, lượng Amoni và các chất độc khác tăng cao và nhiều vi trùng gây bệnh cơ hội phát triển Các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước

và môi trường không khí là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây tình trạng ốm yếu và có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em tại nhiều nơi

Dân cư đô thị chịu tác động trực tiếp của các nguồn ô nhiễm bụi, không khí, SO2 và CO Ô nhiễm không khí tác động xấu đến sức khoẻ của dân cư như các bệnh về đường hô hấp ( như phường Hùng Vương – quận Hồng Bàng, phường Đằng Hải – quận Hải An có tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp cao gấp nhiều lần các địa phương khác)

2.2 GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP NOMURA.

Trang 28

Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng được khởi công xây dựng từ - năm 1995 và hòan thành đưi vào sử dụng năm 1997 KCN Nomura HP được - xây dựng theo quy hoạch chi tiết đã được Bộ trưởng Bộ xây dựng phê duyệt tại quyết định số 514 BXD/KTQH ngày 30/9/1996 và văn bản phê duyệt TKKT số 1358BXD/VPTĐ ngày 12/10/1996 của Bộ Xây dựng.

Công trình đã được xây dựng theo đúng quy hoạch và thiết kế kỹ thụât được duyệt, đúng tiến độ đã đề ra, được Bộ Xây dựng chấp nhận nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng và đưi vào sử dụng (Biên bản 6/8/1998) KCN №mura - HP được đánh giá là một KCN có chất lượng hạ tầng kỹ thuật vào loại tốt nhất (vào thời điểm bấy giờ)

2.2.1 Vị trí địa lý

Khu công nghiệp tập trung Nomura được đặt tại vùng công nghiệp Đô - thị phía Tây Bắc thành phố Hải Phòng Cách Hải Phòng 13km, cách cảng Vật Cách trên sông Cấm 2,5km về phía Tây

- Phía Đông khu công nghiệp giáp xã An Hồng

- Phía Tây và phía Bắc giáp xã An Hưng

- Phía Nam giáp Quốc lộ 5 và địa bàn xã Tân Tiến

Khu công nghiệp nằm về phía Bắc Quốc lộ 5, song song với Quốc lộ 5 là đường sắt Hải Phòng Hà Nội Mổt bằng khu công nghiệp có diện tích giai - đoạn đầu là 153 Ha, là khu đất nông nghiệp thuộc địa phận các xã: An Hưng,

An Hồng, Tân Tiến huyện An Hải thành phố Hải Phòng

Trang 29

đất theo yêu cầu cụ thể của các nhà đầu tư sẽ xây dựng trong khu công nghiệp.

- Quy hoạch mặt bằng tổng thể đảm bảo việc xây dựng các công trình nhà xưởng của giai đoạn I, giai đoạn II không làm ảnh hưởng tới các xí nghiệp đang sản xuất hoặc đã được xây dựng ở giai đoạn I

- Tổng mặt bằng quy hoạch khu công nghiệp phù hợp với mặt bằng quy hoạch toàn khu công ngiệp và đô thị Quán Toan Đặc biệt các điểm kết nối với mạng giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, san nền, tiêu thủy của toàn khu Đô thị - Công n ghiệp

Các loại hình công nghiệp xây dựng trong khu công nghiệp

Cơ cấu ngành công nghiệp của khu công nghiệp được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:

- Xây dựng tại đây các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường, nếu có loại hình này thì việc xử lý của nội bộ xí nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam về chống ô nhiễm môi trường cho các xí nghiệp công nghiệp

- Các ngành công nghiệp sử dụng được lợi thế vị i địa lý của thành phố Cảng Hải Phòng

- Các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu mà thị trường Việt Nam đang có nhu cầu

- Các ngành công nghiệp sử dụng được nhiều nguồn tài nguyên, vật liệu

có sẵn ở Việt Nam

- Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động người Việt Nam

- Các ngành công nghiệp sử dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết

bị hiện đại

Phân bổ đất đai trong khu công nghiệp:

Tổng diện tích khu công nghiệp là 153 Ha được phân bổ như sau:

Trang 30

- Diện tích dùng để xây dựng các cơ sở công nghiệp là 123Ha chiếm 80% tổng số diện tích của khu, được chia thành 125 lô

- Diện tích các công trình phụ trợ là 30Ha, chiếm 20%

Trong đó:

+ Diện tích giao thông 21Ha

+ Diện tích cây xanh, thoát nước 3Ha

+ Diện tích xây dựng các công trình công cộng 6Ha

Bố cục quy hoạch mặt bằng khu công nghiệp (xem sơ đồ mặt bằng trang

36)

Mổt bằng khu công nghiệp có hình thước thợ, được bố cục phân chia lô bằng 4 trục giao thông theo hướng vuông góc với Quốc lộ 5 và 7 đường cắt ngang Mạng lưới giao thông này là trục giao thông tới mọi xí nghiệp trong khu công nghiệp, cũng là nơi đặt các hệ thống kỹ thuật ngầm của khu công nghiệp (cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc )

Nhà điều hành khu công nghiệp được bố trí tại góc phía Đông Nam giáp Quốc lộ 5 nằm kề với cổng vào Khu vực bể tháp cấp nước đặt tại giữa khu - công nghiệp về phía Tây Khu xử lý nước thải và nhà máy điện đặt tại giữa khu công nghiệp về phía Đông

Khu công nghiệp được phân thành 125 lô đất để xây dựng các cơ sở sản xuất

San nền

Cao độ hiện trạng nền đất khi được giao cho KCN Nomura HP thay đổi -

từ cốt + 1,861111 đến + 3,012111 so với mặt nước biển (cốt Hòn Dáu) Để đảm bảo không bị ngập lụt với tần suất 50 năm, toàn bộ diện tích KCN đã được san lấp bằng cát đen tới cao độ 411149 so với mặt nước biển (cốt Hòn Dáu)

Trang 31

Độ dốc san nền là 0,2% đảm bảo việc thoát nước mặt 100% theo nguyên tắc mưa giờ nào tiêu hết giờ đó.

Hệ thống đường giao thông trong KCN

Hệ thống đường giao thông trong nội bộ khu công nghiệp

Đảm bảo khoảng 1000 phương tiện vận tải cỡ lớn (trọng tải của xe tới 40 tấn) chạy trên một làn của đường chính (có 4 làn xe) mỗi ngày và 250 phương tiện vận tải cỡ lớn chạy trên một làn đường thứ cấp (đường 2 làn xe) mỗi ngày

Hệ thống đường giao thông trong khu công nghiệp bao gồm hai loại đường: Đường chính với mật độ xe lớn được thiết kế với chiều rộng đường là 30m Đường thứ cấp với chiều rộng đường 21m có mật độ xe chạy thấp hơn, mặt đường bằng bê tông nhựa

Nút giao thông khu công nghiệp NOMURA Hải Phòng và quốc lộ 5:-

Do đặc điểm khu công nghiệp tập trung NOMURA HP có số lượng lớn - phương tiện giao thông chạy trên quốc lộ 5 vào thành phố, đi Hà Nội cũng như các địa phương khác trong cả nước, đoạn Quốc lộ 5 đi qua khu công nghiệp đã được thiết kế xây dựng như sau:

Trục chính của khu công nghiệp NOMURA được nối vào một nhánh của quốc lộ 5 mới tại km 85 + 400, trục phụ của khu công nghiệp được nối vào quốc lộ 5 cũ là đường nội bộ của khu vực

Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa của tất cả các điểm nằm trong KCN có chiều rộng từ 1m đến 2,2m; độ sâu rãnh từ 0,8 đến 1,8m với độ dốc từ 0,6% đến 1% Có hệ thống hố ga với khoảng cách giữi các hố ga là 50m và được dẫn vào một kênh thoát nước mưi chính xây bằng đá hộc nằm dọc theo đường địa

Trang 32

giới của khu công nghiệp Hải Phòng chảy trực tiếp vào hệ thống mương thủy lợi đổ ra sông Cấm tại cống Song Mai.

Hệ thống thoát nước thải

Hình 2.1: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

và nước thải công nghiệp tại khu công nghiệp Nomura.

Nước thải sinh hoạt ống thoát Bơm ra sông

Nước thải công nghiệp nước thải KCN

KCN với quy hoạch mặt bằng xây dựng khoảng 125 130 doanh nghiệp, -

có lượng nước thải tính toán là 9.900m3/ngày, hệ thống thu gom và xử lý nước thải của KCN phải đảm bảo hoạt động liên tục, duy trì thường xuyên và đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải sau khi đã được xử

lý để hòa vào nguồn nước thiên nhiên

Vì có sự khác biệt về chủng loại sản phẩm cũng như quy trình công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nên nước thải của mỗi nhà máy phải được

xử lý sơ bộ trước khi đổ vào hệ thống ống thoát nước thải chung của toàn khu.Nước thải của mỗi nhà máy công nghiệp gồm có nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp Riêng nước mưa được thoát vào mương thoát nước mưa chung đặt hai bên đường trong KCN để không bị trộn lẫn các loại nước thải và dầu khác

Nước thải sinh hoạt của nhà máy sau khi đã được xử lý qua bể phốt và nước thải công nghiệp sau khi được xử lý sơ bộ phù hợp với quy định của nhà máy xử lý nước thải cùng được đưa vào một hố thăm lấy mẫu theo các tuyến ống khác nhau trước khi chúng được thải vào ống thu nước thải chung của toàn KCN Mỗi nhà đầu tư phải xây dựng một hố thăm lấy mẫu theo thiết kế thống nhất của KCN Hố thăm được đặt tại một vị trí trong mỗi lô đất để việc

NM x ử

lý nước thải

Sông

C m ấ

Trang 33

kiểm tra có thể tiến hành dễ dàng Nếu doanh nghiệp nào không có nước thải công nghiệp thì không cần phải xây hố thăm.

Tuyến nước thải của toàn KCN dẫn đến nhà máy xử lý nước thải có công suất 10.800m3/ngày đêm đặt tại phía đông của KCN Tại đây, nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý để đạt các tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải trước khi hòa vào nguồn nước thiên nhiên tại sông Cấm Nước thải sau khi được xử lý tại nhà máy xử lý nước thải sẽ được bơm ra sông Cấm bằng ba bơm hút nhãn hiệu Ebara có công suất 3,84m3/phút/bơm Nước thải được thoát qua hệ thống ông gang có đường kính 350mm với chiếu dài khoảng 2780m và được hòa vào sông Cấm qua cửa xả được xây dựng phía bên phải

đê sông Cấm

Hệ thống cung cấp nước

* Nhu cầu cung cấp nước:

Căn cứ theo bảng tổng hợp của tổ hợp công nghiệp, nhu cầu nước cho khu công nghiệp đã được dự toán là 11.000m3/ngày

* Hệ thống chứa nước:

Để đảm bảo nước dự phòng dùng cho việc cung cấp trong trường hợp khẩn cấp và cấp nước làm mát cho nhà máy điện trong khu công nghiệp

№mura - Hải Phòng đã xây dựng hai (02) bể chứa nước với dung tích mỗi bể

là 1.500m3 Nước từ bể chứa này sẽ được đưa lên tháp nước bằng 02 chiếc bơm đẩy, mỗi bơm có công suát đẩy 15m/phút và sức đẩy cao 30m

Tháp nước với dung tích thiết kế 200m3 được xây dựng bên cạnh bể chứa, tháp nước, đảm bảo áp lực cần thiết cho hệ thống cung cấp nước trong khu công nghiệp Nomura Hải Phòng

* Đường ống cung cấp nước:

Hệ thống cung cấp nước trong khu công nghiệp Nomura Hải Phòng bao - gồm:

Trang 34

- Đường ống chính với đường kính 600mm bằng gang đúc, dùng để dẫn nước từ nhà máy nước Vật Cách về bể chứa có chiều dài 910m

- Các đường ống nhỏ hơn với đường kính từ 400mm đến 75mm bằng gang đúc sẽ được dùng để phân phối nước từ tháp nước có chiều dài khoảng 9542m

- Đường ống cung cấp nước đến từng nhà máy với đường kính mm có van đóng mở và đồng hồ đo nước D50 D40 Áp lực nước tối thiểu tại điểm - cấp nước cho từng nhà máy là 1,00 kg/cm2

- Áp lực làm việc của toàn bộ hệ thống ống là 4 kg/cm2

- Khả năng cung cấp nước thực tế của hệ thống cấp nước là 13.500 m3/ngày đêm

Dự tính nhu cầu cung cấp điện là 50MW Mức độ tiêu thụ điện được xác lập cho mỗi loại hình công nghiệp theo các số liệu phân tích của các KCN hiện tại ở Đông Nam Á

Ngoài ra trong khu công nghiệp còn có các tiện ích khá như: Hệ thống thông tin liên lạc, Hệ thống phòng chống cháy, Hệ thống đèn chiếu sáng đường, Hệ thống bảo vệ đảm bảo phục vụ cho khu công nghiệp hoạt động an toàn, hiệu quả

- Số doanh nghiệp đã đầu tư và tiến hành sản xuất, tên các doanh nghiệp 39 doanh nghiệp trong và ngoài nước đến nay còn 32 doanh nghiệp

Sơ đồ mặt bằng bố trí các cơ sở công nghiệp của khu công nghiệp

Nomura Hải phòng

Trang 35

Bảng 2.1: Danh sách các doanh nghiệp trong khu Công nghiệp Numora hải phòng

KINH DOANH

-HP Tham gia vận động đầu tư, thiết kế san lấp, cho thuê các lô đất, kinh doanh điện, dịch

vụ kho bãi, dịch vụ vệ sinh 2) Cty Rorze Robotech sản xuất, lắp ráp Robot, thiết kế sản phẩm

thiết bị điều khiển 3) Cty TNHH Meicorp VN Sản xuất ghim kẹp

4) Cty TNHH Vina-bingo SX và gia công các tấm kim loại chính

xác,linh kiện chính xác,gia công xử lý bề mặt và lắp ráp máy móc

phụ kiện cho cột chống sét

su, khuôn đúc và phụ tùng thiết bị văn phòng

8) Cty TNHH Hi - lex Việt Nam Sản xuất dây cáp điều khiển và các sản

phẩm phụ tùng, phụ kiện khác có liên quan tới ô tô xe máy

ngành cơ khí và điện tử

phục văn phòng và các mặt hàng may mặc khác

may mặc và gia công 12) Cty TNHH may BT ( May on time) SX và gia công các mặt hàng đan, dệt áo len

dài tay và may mặc 13) Cty TNHH may 1-5 ( Việt Nam) SX và gia công hàng đan, dệt, quần áo len

và may mặc

nhà máy điện, máy móc, thiết bị điện

dây dẫn và các cụm thiết bị điện

trong Ôtô, đồ điện và điện tử

Phòng Thiết kế, SX và phát triển các SP phần cứng, phần mềm, thiết kế, kiến trúc, dân

Trang 36

dụng, cơ khí, điện, điện tử

sản phẩm điện tử 19) CTy TNHH Ortec Chemical Sản xuất hóa chất xử lý nước dùng trong

công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp;

SX, lắp đặt, chạy thử, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị

20) Cty TNHH FujiMold Viêt Nam SX và gia công các sản phẩm nhựa ép phun,

SP chủ yếu là linh kiện, máy in, máy ảnh

Nam SX màng lọc poly etylen, chế tạo các thiết bị SX màng polyetylen 22) Cty TNHH PV HP SX và gia công các thiết bị sử dụng gas –

van gas 23) Cty TNHH Nichias Hải Phòng SX tấm gioăng đệm, bộ lọc khí, băng PTFE,

các phụ kiện PTFE

sinh và vật liệu hóa chất 25) Cty TNHH Fujikura composite HP SX và gia công bè phao, xuồng, áo phao

cứu sinh, các bộ phận, linh kiện, phụ tùng liên quan và hàng hóa bằng vải tráng cao su 26) Cty TNHH NIPPON KODO VN SX hương thơm và hương nén

Nam SX và gia công các loại đĩa ghi hình và tiếng 28) Cty TNHH Phát triển dệt may Bảo

Phát Việt Nam

Phát triển, chuyển giao công nghệ ngành may, gia công, SX SP dệt, may

liệu, linh kiện từ trong nước và nhập khẩu

các loại hộp carton cao cấp, các SP bằng giấy

hộp Carton, bọt xốp đúc, bọt chân không và tấm bìa carton

2.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ CTR&CTNH TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NOMURA.

2.3.1 Phân loại các doanh nghiệp theo nhóm dựa trên loại

CTR&CTNH

Trang 37

Qua quá trình khảo sát thực tế tại khu công nghiệp Nomura đồng thời căn cứ vào thành phần chất thải ta có thể chia 32 doanh nghiệp trên thành 5 nhóm cơ bản sau:

1 Chế tạo máy, gia công sắt thép ( Cơ khí):

TNHH Maicorp Việt Nam, 3.Công ty TNHH Vina - Bingo, 4.Công ty TNHH OHK Hải phòng, 5.Công ty TNHH chế tạo máy EBA, 6.Công ty TNHH Masuoka Việt Nam, 7.Công ty TNHH Hi Lex Việt Nam, 8.Công ty TNHH -Maiko Hải phòng

Nguyên liệu đầu vào:

+ Sắt thép dưới dạng bán thành phẩm, phôi

+ Các bán thành phẩm, chi tiết kim loại, chất dẻo, cao su, gỗ,

+ Các loại vật liệu phụ khác như: sơn, dầu mỡ, thiết bị điện, giấy vải + Vật liệu bao bì cho thành phẩm

Chất thải:

+ Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại : phoi kim loại, ba via sắt

thép, gỗ, nhựa, các bao bì chứa nguyên liệu thải ra

+ Chất thải nguy hại: Dầu thải, giẻ lau dính dầu, bao bì hoá chất, đèn tuýp, Pin, Acqui

+ Chất thải lỏng: nước làm mát, nước bôi trơn khi gia công cơ khí, nước thải công nghệ mạ chi tiết, dầu bôi trơn thay theo định kỳ

+ Chất thải khí: Phát sinh trong công nghệ hàn, cắt kim loại bằng hồ quang và khí axetylen; khói của các nhà máy, động cơ, khu vực sơn trang trí sản phẩm, hơi thải công nghệ mạ

+ Ô nhiễm nhiệt: Nguồn nhiệt trong công nghệ chế tạo máy và sản xuất phương tiện giao thông không lớn Riêng khâu nhiệt luyện bề mặt kim loại thì

Trang 38

hiện nay đều có xu hướng dùng thiết bị cao tần, lựơng nhiệt dư thoát ra ngoài rất ít.

2 Dệt và may mặc:

Loại hình này chiếm tỷ trọng khá lớn trong khu: ( Sau khi có sự cố về cấp phép hạn ngạch dệt may thì các doanh nghiệp hoạt động rất cầm chừng và giảm đi đáng kể)

TNHH As’ty Việt Nam, 3.Công ty TNHH BT (May on Time), 4.Công ty TNHH may 1 - 5 Việt Nam

Nguyên liệu đầu vào:

+ Các loại vật liệu dạng tấm: gỗ, giấy, bông, vải sợi, mút xốp, vải giả

da

Các dạng chất thải:

+ Chất thải rắn: Bavia các loại (có nguồn gốc từ gỗ, nhựa, vải, lông thú, cao su giả da ) rác sinh hoạt, xỉ than (của các lò hơi, lò đốt, lò hấp, tẩy) + Chất thải lỏng: Chất thải lỏng chủ yếu ở khâu tẩy, nhuộm hấp các loại vải, sợi bông, len của các nhà máy dệt chứa nhiều thành phần Clo, giaven, axít các loại, có khả năng gây ô nhiễm

+ Chất thải khí nguy hại: có nguồn thải từ các lò hơi, lò đốt than hấp tẩy, thành phần khí độc bao gồm: Lưu huỳnh, CO, CO2, SOx, NOx và một số loại khí cháy khác, các loại chất bay hơi (xăng, benzen, axêton ) các loại bụi hữu cơ

+ Tiếng ồn và nhiệt của loại hình này là không đáng kể

3 Công nghiệp thiết bị điện Điện tử -

au:

Nam, 2.Công ty TNHH Yazaki Hải phòng Việt Nam, 3.Công ty TNHH

Trang 39

Hiroshige Việt Nam, 4.Công ty TNHH kỹ thuật Fusione Hải phòng, 5.Công

ty TNHH Johoku Hải phòng

Nguyên liệu đầu vào:

+ Các bán thành phẩm cao phân tử như: nhựa, cao su tổng hợp, chất dẻo khác, dưới dạng linh kiện phục vụ lắp rắp, dây dẫn điện

+ Sắt thép (dưới dạng nguyên liệu hoặc bán thành phẩm) với số lượng hạn chế

+ Các chất phụ gia, vật liệu phụ, hoá chất và dung môi để hoà tan keo, hoà mực in, tẩy rửa

Các dạng chất thải:

+ Chất thải rắn không nguy hại: Bavia kim loại, bụi kim loại, phế thải

nhựa, vỏ bao bì đựng linh kiện, rác thải sinh hoạt

+ Chất thải rắn nguy hại: Giẻ lau dầu, mỡ, Bùn chứa kim loại nặng từ bể lắng

4 Công nghiệp hoá chất, cao phân tử:

Chủ yếu là các nhà máy chế biến sản phẩm cao su và nhựa phục vụ tại chỗ, thị trường xung quanh và xuất khẩu

2.Công ty TNHH Fujimold; 3.Công ty TNHH Shinyong Chemical Việt Nam; 4.Công ty TNHH SIK Việt Nam

Nguyên liệu đầu vào:

+ Cao su bán thành phẩm

+ Nhựa ( dạng nguyên liệu bột, hạt, )

+ Các hoá chất: CaCO3, xăng công nghiệp, lưu huỳnh, bột nhẹ, bột mầu

và một số dung môi khác

+ Nhiên liệu: than đá, dầu

+ Một số loại vật liệu khác như: vải mành, sợi tổng hợp,

Chất thải:

Trang 40

+ Chất thải rắn không nguy hại: bavia cao su, nhựa, cao su cháy, nhựa cháy, vải vụn, sản phẩm hỏng, xỉ than, bột chất xúc tác, rác thải sinh hoạt.+ Chất thải rắn nguy hại: Bao bì đựng hoá chất, bóng đen tuýp hỏng +Chất thải lỏng nhuy hại: dung môi hữu cơ thải, dung dịch axits thừa + chất thải khí: có chứa nhiều thành phần hoá chất độc hại như: chì, lưu huỳnh, CO2,CO, NO2, bụi và mùi khó chịu của cao su, nhựa dung môi sử dụng trong quá trình sản xuất

+Tiếng ồn và nhiệt: Loại hình này tiếng ồn không lớn, nhưng nguồn nhiệt cũng cần quan tâm Nguồn nhiệt từ các thiết bị lò hấp lưu hoá, máy gia nhiệt nhựa là yếu tố chính

5 Công nghiệp Giấy và một số ngành khác:

TNHH Ojitex Hải phòng, 3.Công ty TNHH giấy Konya Việt Nam, 4.Công ty TNHH PV Hải phòng, 5.Công ty TNHH Nichias Hải phòng, 6 Công ty TNHH NIPPON KODO, 7.Công ty TNHH Huge GainHolding Việt Nam, 8.Công ty TNHH Eco Industries Việt Nam, 9.Công ty TNHH Fujikura composites Hải phòng

* Nguyên liệu đầu vào

- Gỗ các loại, phócmica, nhựa tổng hợp, giấy

- Hoá chất phục vụ sản xuất gỗ ép chống mối mọt, gỗ dán, phoócmica,

- Than đá, dầu, ( cho khâu nấu, tẩm, hấp gỗ, hoàn chỉnh, bằng nồi hơi hoặc các phương pháp khác )

Chất thải:

+ Chất thải rắn không nguy hại: chủ yếu là các chất thải rắn hình thành trong các công nghệ gia công cắt gọt như: đầu mẩu gỗ thừa, phoi bào, mùn cưa và vỏ bao nguyên liệu, giấy vụn

+ Chất thải rắn nguy hại: Bao bì đựng hoá chất, bóng đèn tuýp

Ngày đăng: 19/02/2024, 23:05

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w