GIẢI PHÁP VỀ MẶT QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Quản lý hất thải rắn, hất thải nguy hại tại khu ông nghiệp nomura hải phòng (Trang 99 - 104)

Chương 2 GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG HẢI

3.3. GIẢI PHÁP VỀ MẶT QUẢN LÝ

3.3.1.Vai trò của ban quản lý.

Đề nghị giao cho ban quản lý khu công nghiệp khu chế xuất Hải phòng thực hiện các quyền quản lý theo Nghị định 36/CP của chính phủ “về ban hành qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao” ban hành ngày 24/4/1997, đồng thời thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp”

ngày 21/6/2005.

Ngoài việc phối hợp với Sở tài nguyên & Môi trường trong công tác quản lý môi trường cần giao thêm cho ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất Hải phòng có quyền xử phạt các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vi phạm về yêu cầu quản lý môi trường. Đồng thời yêu cầu Ban quản lý phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về các vấn đề liên quan đến môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

3.3.2. Hoàn thiện tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng môi trường.

Xây dựng qui định phân cấp qui mô công trình cần thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường như: Các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý chất thải rắn, bao gồm lưu chứa, thu gom, vận chuyển, khôi phục tài nguyên và tiêu huỷ cuối cùng. Các tiêu chuẩn chủ yếu bao gồm; tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành được áp dụng cho lưu chứa, thu gom vận chuyển chất thải rắn, cũng như quản lý, vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Các tiêu chuẩn này cũng bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất thải.

Tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành liên quan tới việc thu gom chất thải rắn, tiêu chuẩn quy định rõ các loại hình thùng chứa, các địa điểm thu gom các thùng rác, và cả số lượng cũng như loại chất thải phải thu gom. Trong tiêu

chuẩn cũng quy định tần suất thu gom, cũng như những yêu cầu đối với chính các xe cộ thu gom. Các tiêu chuẩn cũng bao gồm các yêu cầu về tiếng ồn đối với các khung gầm xe tải, các cơ cấu nén chất thải cũng như các yêu cầu đối với các xe tải phanh hơi. Một số khu còn yêu cầu các xe thu gom rác phải đậy kín trong mọi lúc, trừ lúc chất hoặc dỡ rác. Các khu khác yêu cầu các xe phải được duy trì trong tình trạng tốt và đêm nào cũng phải đổ sạch rác.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành cũng chi phối việc chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng và đóng cửa các phương tiện xử lý chất thải rắn. Các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng bao gồm các hệ thống phát hiện rò rỉ, giám sát nước ngầm, những hạn chế về địa điểm và các biện pháp khắc phục. Ở Pháp, các tiêu chuẩn kỹ thuật đề cập tới bố trí mặt bằng địa điểm, cảnh quan, kiểm soát và quản lý nước, quản lý các khí lên men, kiểm soát nước chảy tới để tránh sự xâm nhập của các chất thải công nghiệp đặc biệt, cảnh quan và kiểm soát sau đóng bãi.

3.3.3. Các loại giấy phép.

Các loại giấy phép được cấp cho các loại phương tiện sử dụng trong chất thải rắn được phê duyệt để đảm bảo công tác tiêu huỷ chất thải rắn được an toàn. Các giấy phép địa điểm chỉ có thể đợc cấp, nếu như giấy phép quy hoạch cần có đối với địa điểm này đã có hiệu lực. Chúng có thể phải tuân theo các điều kiện do các cơ quan quản lý chất thải rắn quy định và có thể bao gồm các hạng mục như: thời hạn của giấy phép; sự giám sát bởi người giữ giấy phép; loại và số lượng chất thải, các phương pháp giải quyết chất thải; sự ghi lại thông tin; các biện pháp đề phòng cần có; những giờ thích hợp cho việc giải quyết chất thải; và các công việc cần phải hoàn thành trớc khi các hoạt động được phép bắt đầu, hoặc trong khi các hoạt động đó tiếp diễn.

Giấy phép xả thải (Cô ta xả thải): đây là giải pháp được đề xuất làm tăng - quá trình tái chế giấy loại, dầu thải, săm lốp cũ ở Mỹ [15]. Hệ thống này

không những yêu cầu đạt tiêu chuẩn môi trường của các chất thải mà có còn tạo sự thích ứng linh hoạt cho các nhà sản xuất. Giấy phép được quyền mua và bán giữa nơi sản xuất có chi phí cho các hoạt động tái chế cao và nơi có chi phí cho hoạt động tái chế thấp. Những chi phí này bao gồm chi phí cho nguyên liệu đầu vào đã qua tái chế hoặc chi phí để tái chế phế liệu sau khi xả thải.

3.3.4. Các biện pháp kinh tế.

Ngoài các biện pháp trên có thể sử dụng các công cụ kinh tế dưới đây để quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Nomura Hải phòng.

a. Các lệ phí:

Dựa trên kinh nghiệm ở Mỹ, tính hiệu quả của việc định giá bên trong việc giảm thiểu khối lượng chất thải rắn cũng được nâng cao khi các cộng đồng thực hiện các chương trình tái chế đối với giấy báo, thuỷ tinh, nhựa và kim loại (Anderson et al. 1989). Các phí dựa trên khối lượng chất thải được thu gom, song đã nảy sinh các khó khăn liên quan tới chi phí giám sát cao, bất đồng về cơ sở tính phí, lập hoá đơn.

Các phí đổ bỏ: Các phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu huỷ cuối cùng) là loại phí trực tiếp đánh vào các chất thải độc hại, hoặc tại các cơ sở sản sinh ra hay tại điểm tiêu huỷ. Mục tiêu chính của những phí này là cung cấp cho công nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải nhằm giảm bớt chất thải, tái chế và đốt là các phương pháp thân thiện với môi trường hơn là phương pháp chôn rác có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm. Phí này phụ thuộc vào loại chất thải và phương pháp xử lý trước khi đổ. Các chất thải được đốt hay làm phân ủ chịu phí thấp hơn chất thải đổ vào bãi chôn rác. Phí nhằm khuyến khích việc tái chế.

Các phí sản phẩm: Các phí sản phẩm đánh vào chất thải, cần được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu hại, nguyên vật liệu, các lốp xe và các nhiên liệu ô tô, không trả lại được.

b. Các khoản trợ cấp:

Một phương cách khác của trợ cấp là cho hưởng ưu đãi về thuế đối với việc phát hành công trái của thành phố Hải phòng để xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại hoặc phát triển các nhà máy có khả năng đốt chất thải rắn đô thị để phát nhiệt hoặc điện.

Thuế doanh thu cũng được miễn giảm cho các xí nghiệp bán các sản phẩm làm bằng chất thải thay vì các nguyên liệu chất lượng cao.

Các kích thích khác bao gồm khấu trừ thuế cho các công nghiệp dùng vật liệu tái chế thay thế một phần nguyên vật liệu, ổn định thị trường vật liệu tái chế thông qua việc hỗ trợ giá để thành lập các ngân hàng vật liệu; thu nhập được đảm bảo đối với các xưởng tái chế; và trợ cấp đầu tư, khấu hao nhanh, các khoản vay mềm để khuyến khích các xí nghiệp tư nhân thực hiện các hoạt động khôi phục tài nguyên).

c. Các biện pháp cưỡng chế thi hành: Việc quy trách nhiệm pháp lý đối với những tổn hại do ô nhiễm, cần được sử dụng trong lĩnh vực quản lý chất thải độc hại. Đền bù trách nhiệm pháp lý môi trường yêu cầu tất cả "các bên hữu trách tiềm năng" (tức là những người điều hành công trường chất thải, những người tạo ra chất thải, và bất kỳ ai tham gia vào việc vận chuyển, xử lý hoặc đổ bỏ các chất thải độc hại) phải chịu trách nhiệm về những tổn hại gây ra bởi các vụ xả thải chất thải độc hại vào môi trường từ các công trường chất thải không hoạt động. Phí được thu sẽ bằng với tổn thất sẽ xảy ra; mức phí có thể được quyết định thông qua dàn xếp hay bởi phán quyết của Toà án.

Có thể buộc bên đổ bỏ chất thải tại một địa điểm đặc biệt, phải chịu trách nhiệm về mọi chi phí gắn với việc dọn sạch địa điểm đó, bất kể là chất thải

của bên bị phát hiện đó chiếm bao nhiêu trong tổng chất thải đổ bỏ tại địa điểm này, hoặc bất kể hãng này đã lưu ý tới hoạt động đổ bỏ chất thải ra sao.

3.3.5. Các hoạt động phối hợp quản lý.

Hàng năm giao cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp với Sở tài nguyên môi trường, kiểm điểm và có hình thức khen thưởng, biểu dương kịp thì những đơn vị đã thực hiện tốt những qui định hiện hành về quản lý chất thải khu công nghiệp.

3.3.6. Tuyên truyền giáo dục:

Mở các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp về vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường; đặc biệt về lợi ích, hiệu quả kinh tế khi áp dụng ISO 14001. Để:

1) Xác định chính sách môi trường công ty: với mục tiêu, chỉ tiêu môi trường, như: giảm lượng chất thải trên đơn vị sản phẩm; lắp đặt thiết bị xử lý để đạt tiêu chuẩn môi trường.

2) Xác định các khía cạnh môi trường của từng bộ phận trong công ty, như: tiêu thụ nguyên, nhiên liệu, điện, lượng thải, tần suất thải, sự cố, tần suất sự cố, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, tần suất vi phạm.

3) Các chương trình môi trường đạt mục tiêu đề ra, chỉ tiêu đề ra, kế hoạch thực hiện, người chịu trách nhiệm.

4) Thủ tục ghi chép, báo cáo về lượng chất thải, thu gom và xử lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hất thải rắn, hất thải nguy hại tại khu ông nghiệp nomura hải phòng (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)