1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất á giải pháp quản lý hất thải rắn ủa ngành da giầy tại hải phòng

96 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Của Ngành Da Giầy Tại Hải Phòng
Tác giả Nguyễn Thanh Bắc
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 806,13 KB

Nội dung

Từ việc chuyên sản xuất, gia công các loại giầy vải, găng tay bảo hộ lao động sang Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, các doanh nghiệp trong nước đã dần dần tìm đến các thị trường kh

Trang 1

bộ giáo dục và đào tạo trường đại học bách khoa hà nội -

luận văn thạc sĩ khoa học

ngành : kỹ thuật môi trường

đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn của

ngành da giầy tại Hải Phòng

nguyễn thanh bắc

hà nội 2006

Trang 2

Mục lục

Lời mở đầu 1

chương i 3

tổng quan về ngành da giầy trong cả nước và tại hải phòng 3

I.1 tổng quan của ngành da giầy Việt Nam 3

I.1.1 Lịch sử và quá trình phát triển của ngành da giầy Việt Nam 3

I.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành da giầy Việt Nam 9

I.1.3 Phương hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam 11

I.2 Quy trình và công nghệ sản xuất các sản phẩm của ngành da giầy 13

I.3 công nghệ sản xuất giầy dép và các vấn đề môi trường 23

I.3.1 Ô nhiễm do dung môi hữu cơ 23

I.3.2 Ô nhiễm do bụi 24

I.3.3 Ô nhiễm do nhiệt 24

I.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn 24

I.3.5 Ô nhiễm do chất thải rắn 24

chương II 26

hiện trạng và các vấn đề liên quan tới ngành da giầy tại Hải Phòng 26

II.1 Hiện trạng của ngành da giầy tại Hải Phòng 26

II.1.1 Lịch sử phát triển của ngành da giầy Hải Phòng 26

II.1.2 Hiện trạng sản xuất của ngành da giầy Hải Phòng 27

II.1.3 Khó khăn và thuận lợi của da giầy Hải Phòng 32

II.1.4 Các vấn đề môi trường đối với doanh nghiệp da giầy tại Hải Phòng 34

II.1.5 Số liệu đo đạc thực tế tại một số cơ sở da giầy tại Hải Phòng 40

Trang 3

II.2 Vấn đề về quản lý chất thải rắn tại Hải Phòng 52

II.2.1 Hoạt động thu gom và xử lý CTR tại Hải Phòng 52

II.2.2 Những phương pháp xử lý CTR đã và đang áp dụng tại Hải Phòng 59

II.2.3 Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý CTR da giầy tại Hải Phòng 64

Chương III 68

Giải pháp đối với CTR của ngành da giầy tại Hải Phòng 68

3.2 các công nghệ xử lý CTR của ngành da giầy hiện nay 69

3.3 hướng giải quyết đối với CTR da giầy tại Hải Phòng. 72

3.3.1 Nguồn phát sinh chủ yếu trong quy trình gia công và thành phần CTR của da giầy Hải Phòng 72

3.3.2 Lựa chọn công nghệ xử lý CTR da giầy phù hợp với điều kiện của thành phố Hải Phòng 77

kết luận và kiến nghị 89

kết luận 89

Kiến nghị 89

Trang 4

Lời mở đầu

Trong quá trình phát triển của nền công nghiệp trong cả nước, với chính sách mở cửa đã thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà một cách nhanh chóng Sự chuyển dịch từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy nền công nghiệp phát triển Trong quá trình đó, ngành công nghiệp da giầy cũng

đã từng bước có sự thay đổi Từ việc chuyên sản xuất, gia công các loại giầy vải, găng tay bảo hộ lao động sang Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, các doanh nghiệp trong nước đã dần dần tìm đến các thị trường khác như Châu

Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha… Việc có thể tiếp cận những thị trường này là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển của ngành da giầy Việt Nam, đóng góp một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước(hơn 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong nước(khoảng 500.000 người) Tuy nhiên do nước ta là nước phát triển ngành công nghiệp da giầy sau một số nước Châu á và Đông Nam á, do đó các trang thiết bị cũng như máy móc hầu hết đều đã cũ và lạc hậu so với các nước phát triển khác Ngoài ra trong quá trình sản xuất cũng phát sinh rất nhiều các vấn đề về môi trường gây

ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động cũng như thải ra một lượng chất thải rắn khó xử lý, gây ảnh hưởng tới môi trường Lượng CTR (chất thải rắn) này là cần phải có biện pháp nhằm xử lý triệt để nhằm tránh các nguy cơ tiềm

ẩn về môi trường sau này nhất là khi ngành công nghiệp da giầy vẫn tiếp tục phát triển như hiện nay

Việc đánh giá, tính toán lượng CTR của các doanh nghiệp da giầy là cần thiết Từ đó ta có thể dự báo lượng CTR dựa trên sự phát triển của ngành,

Trang 5

đưa ra các biện pháp tồi ưu nhất trong quản lý cũng như hoạch định chính sách phát triển nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững

Nội dung của luận văn:

Tên luận văn:

Những nội dung mà luận văn đã thực hiện:

Chương 1: Tổng quan về sự phát triển của ngành da giầy Việt Nam Chương 2: Đánh giá hiện trạng của ngành công nghiệp da giầy tại Hải Phòng

- Đánh giá tình hình phát triển của ngành da giầy tại Hải Phòng

- Nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của ngành thông qua việc đo đạc, khảo sát tại một số cơ sở sản xuất da tại Hải Phòng

- Tính toán lượng CTR của ngành dựa trên quy trình sản xuất của một

số doanh nghiệp da giầy tại Hải Phòg

- Hiện trạng xử lý cũng như các khó khăn trong việc quản lý, xử lý đối với CTR của ngành da giầy tại Hải Phòng

Chương 3: Giải pháp đối với CTR của ngành da giầy tại Hải Phòng

- Tính toán, dự báo lượng CTR của ngành da giầy tại Hải Phòng

- Một số phương pháp xử lý đối với CTR da giầy đã được áp dụng trên cả nước

- Phân tích, lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp phù hợp với điều kiện của thành phố Hải Phòng hiện nay cũng như trong tương lai

Kết luận và kiến nghị:

- Những kết quả mà luận văn đã đạt được

- Một số kiến nghị nhằm giúp quản lý tốt hơn đối với ngành da giầy tại Hải Phòng

Trang 6

chương i tổng quan về ngành da giầy trong cả nước và

tại hải phòng I.1 tổng quan của ngành da giầy Việt Nam

I.1.1 Lịch sử và quá trình phát triển của ngành da giầy Việt Nam

Ngành da giầy là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam Vào những năm 70, ngành công nghiệp da giầy các nước phát triển ở châu Âu như Pháp, ý, Đức, Anh… chuyển dần công nghệ sản xuất giầy sang các nước trong khu vực châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, sau đó là các nước đang phát triển như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Malaisia, Việt Nam Động lực chính của việc chuyển dịch này chủ yếu là do nguồn nhân công của các nước đang phát triển là rất dồi dào, vấn đề môi trường, xã hội chưa được quan tâm do đó chi phí cho các hoạt động này là nhỏ

Từ những năm 1980, ngành da giầy của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm da giầy sang các nước Đông Âu và Liên Xô cũ theo hiệp định kinh

tế ký kết và một phần phục vụ trong nước, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là mũ giầy, giầy vải, găng tay bảo hộ lao động Xem bảng 1.1

Bảng 1.1 Giá trị xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam (1986-1992) [13]

TT Chỉ tiêu Đơn vị 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992

1 Kim ngạch

xuất khẩu

Triệu USD

17,0 32,2 61,9 92,0 125,0 30,0 48,5

Từ năm 1992 trở đi, ngành da giầy nước ta đã từng bước phát triển và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong xuất khẩu, đóng góp một phần rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước Do tích cực đổi mới trong công nghệ, năng lực sản xuất tăng đã tăng gấp 7 lần chỉ sau khoảng 5 năm, đạt mức

Trang 7

tăng trưởng bình quân hàng năm trong những năm cuối thập kỷ 90 là khoảng 40%/năm, thu hút được 33 doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư với số vốn lên tới 300 triệu USD Riêng năm 1995, chỉ kể riêng các doanh nghiệp trong nước, toàn ngành đã xuất khẩu đựơc 86 triệu đôi giầy dép và 4.200 tấn

đồ da, kim ngạch xuất khẩu đạt 290 triệu USD, nộp ngân sách 18 tỷ đồng Năm 1997 đạt giá trị xuất khẩu toàn ngành là 964 triệu USD, đứng thứ 3 sau dầu khí và dệt may, mức tăng trưởng 1993-1997 về xuất khẩu là khoảng 5 lần, tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 300.000 lao động trên cả nước

Bảng 1.2 Giá trị xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam(1993-1999) [13]

TT Chỉ tiêu Đơn vị 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

1 Kim ngạch

xuất khẩu

Triệu USD

118,0 244,1 338 548 964,5 1820 1334

Từ năm 2000 trở lại đây ngành da giầy đã có sự phát triển ổn định Sản lượng tăng đều theo các năm, tuy nhiên có sự thay đổi về số lượng các sản phẩm tuỳ theo nhu cầu của thị trường các nước nhập khẩu Sự ổn định này

được thể hiện thông qua số liệu về kim nghạch xuất khẩu của ngành da giầy trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước luôn ổn định trong khoảng 10% tới 11% từ năm 2000 tới nay

Bảng 1.3 Giá trị xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam [22]

Trang 8

Biểu đồ 1.4 Giá trị xuất khẩu của ngành da giầy so với kim ngạch

da giầy Việt Nam đã liên tục thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường xuất khẩu Những sản phẩm hiện nay không chỉ đạt tiêu chuẩn về kiểu dáng, chất lượng mà còn phải từng bước thay đổi hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Trong những sản phẩm đó thì thế mạnh của ngành

da giầy nước ta đó là giầy thể thao các loại Giầy thể thao chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu xuất khẩu của toàn ngành, đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Theo tính toán, đóng góp của giầy thể thao là vào khoảng gần 70 % kim ngạch xuất khẩu trong năm 2004.(Xem phụ lục 1)

Ngoài doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp trực thuộc Trung

ương, doanh nghiệp trực thuộc địa phương còn có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty liên doanh và đặc biệt là sự gia tăng các doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài Chính sự gia tăng này đã giúp cho ngành công ngiệp da giầy có sự cạnh tranh trong ngành cũng như đáp ứng

được những yêu cầu đa dạng về chủng loại sản phẩm xuất khẩu

Trang 9

B¶ng 1.5 Sè c¸c doanh nghiÖp chia theo thµnh phÇn kinh tÕ [22]

Doanh nghiÖp ®­îc chia theo thµnh

phÇn kinh tÕ

C¸c c«ng ty giÇy dÐp, tói

vµ tói x¸ch, phô kiÖn

Nhµ m¸y thuéc da Tæng

Trang 10

Biểu đồ 1.7 Doanh thu xuất khẩu năm 2004 của ngành Da giầy theo

các thành phần kinh tế

D/n nhà nước : 35; 366; 14%

D/n ngoài Q/d : 169; 721; 27% C/ty 100% vốn

Hiện nay ở nước ta thì đứng đầu về phát triển ngành da giầy vẫn là các thành phố có ngành công nghiệp phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội Tuy nhiên, trong các năm gần đây thì tỉnh Bình Dương và tỉnh

Đồng Nai đã dần chiếm vị trí thứ hai và thứ ba về sản xuất da giầy.trong cả nước

Bảng 1.8 Giá trị xuất khẩu của các tỉnh năm 2004 [22]

Trang 11

Đồng Nai Bình

Dương

HảiPhòng

Hà nội

Trước đây, thị trường chính của Việt Nam là các châu Âu Tuy nhiên do sự cạnh tranh về thị trường ngày càng gay gắt nên các doanh nghiệp cũng từng bước thay đổi công nghệ, kỹ thuật…nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, qua

Trang 12

Sau khi BTA được ký vào năm 2001, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã tăng mạnh Theo bảng 1.10 ta thấy năm 2004 Mỹ đã

thành thị trường thứ hai của Việt Nam sau EU, giá trị xuất khẩu tăng tới 50%

so với năm 2003 Các sản phẩm mà ta xuất sang thị trường Mỹ chủ yếu là giầy thể thao, giầy da, dép đi trong nhà, xăng đan đi biển Theo số liệu thống kê của ngành da giầy hiện nay đứng đầu danh sách 20 nước nhập khẩu sản phẩm

da giầy của Việt Nam vẫn là Anh, tiếp sau đó là Mỹ, Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Nhật, Mêhicô… (Xem phụ lục 2)

Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu về sản xuất da giầy hàng năm, ngành da giầy Việt Nam thu hút khoảng 500.000 lao động, chiếm 6,5% lực lượng lao động hoạt động của ngành công nghiệp cả nước, đóng góp hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu

I.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của ngành da giầy Việt Nam

Thuận lợi

- Trước tiên đó là về vấn đề truyền thống: người Việt Nam có tính cần

cù, sáng tạo, khéo tay… do đó dễ dàng hơn trong việc làm những sản phẩm thủ công có chất lượng cao, nhất là đối với việc gia công giầy dép Từ đó có thể có những sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của thị trường

- Lực lượng lao động trẻ tại nước ta rất dồi dào, đáp ứng được nhu cầu

về sản xuất da giầy

- Chi phí lao động rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cả nước ngoài muốn tận dụng tối đa nguồn nhân công này

- Có vị trí địa lý thuận lợi cho việc thông thương hàng hoá sang các nước khác, từ đó giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí vận chuyển

- Có một nền kinh tế- chính trị ổn định cho việc phát triển lâu dài và ổn

định

Trang 13

- Môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế

- Được tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư nhờ chính sách mở cửa của nhà nước ta, được hưởng những sự ưu đãi để có thể thuận lợi hơn cho việc phát triển so với các nước khác

Khó khăn

- Do nguồn nhân lực Việt Nam trẻ, lại lao động thủ công, trình độ học vấn thấp do đó khó khăn trong việc áp dụng các kỹ thuật mới cũng như đảm bảo được chất lượng của sản phẩm Tay nghề của công nhân do đó không cao, khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước

- Thiếu những chuyên gia, kỹ thuật, các nhà quản lý có khả năng cũng như công nhân có tay nghề cao có thể gia công những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường

- Việc sản xuất chủ yếu là gia công(70%) ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc cũng như khả năng tăng năng suất của các doanh nghiệp

- Ngành da giầy Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề khó khăn và còn khá mới mẻ như: Maketing, mở rộng thị trường, thiết kế sản phẩm, phát triển hàng mẫu

- Đối diện với sự cạnh tranh về giá cả, điều này khiến cho chi phí lao

động phải giảm xuống mới có lãi Trong khí đó thì giá cả của nguyên vật liệu ngày càng tăng mà ngành da giầy nước ta phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu

- Phải đối mặt với hàng rào thuế quan của các nước nhập khẩu, khách hàng quốc tế áp đặt, cũng như phải thoả mãn các yêu cầu về trách nhiệm đối với người lao động cũng như điều kiện làm việc của họ, với môi trường, với xã hội…

Trang 14

Bên cạnh khó khăn, thuận lợi của ngành ta cũng thấy được những cơ hội cần nắm bắt của ngành da giầy Việt Nam trong thời điểm hiện tại đó là:

- Tiếp tục nhận được đơn đặt hàng từ EU, một thị trường giàu tiềm năng

và là thị trường chính của ngành da giầy Việt Nam trong các năm tới

- Việc ký kết BAT giữa Việt Nam và Mỹ năm 2001 đã mở ra một thị trường đầy tiềm năng, nó thúc đẩy sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, điều này cũng có nghĩa ngành công nghiệp da giầy cũng phát triển mạnh hơn nữa trong nước Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp mở rộng sản xuất để có thể làm ăn với thị trường này, ban đầu chủ yếu là các doanh nghiệp

có vốn nước ngoài, các công ty liên doanh

- Các doanh nghiệp hiện nay đã có ý thức hơn trong các vấn đề về xã hội, bảo vệ môi trường, quản lý sản xuất, duy trì các mối quan hệ lâu dài với khách hàng… Đây là những việc làm cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành da giầy

- Ngành da giầy Việt Nam được hưởng những lợi thế hơn các nước khác như được sự tạo điều kiện phát triển trong chính sách của chính phủ, nguồn nhân công trong nước dồi dào… Đó chính là cơ hội mà ngành da giầy cần nắm bắt để có thể phát huy thế mạnh của mình

- Việc xuất khẩu sản phẩm da giầy sang các nước khác vẫn đang rất thuận lợi, hơn nữa môi trường đầu tư cũng được ưu tiên rất nhiều

Với những cơ hội đó, ngành da giầy Việt Nam cần nhân cơ hội này để phát triển hơn nữa cũng như khẳng định thế mạnh của mình về sản xuất da giầy, thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp nước ta

I.1.3 Phương hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam

Với thế mạnh là ngành công nghiệp đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, ngành công nghiệp da giầy của Việt Nam cần có sự đầu tư cũng như phát triển đúng hướng Sự phát triển của ngành da giầy không chỉ

Trang 15

mạnh cũng như tiềm năng của nền công nghiệp nước ta đối với các đối tác đầu tư trong nước và ngoài nước Với mục đích đó, ngành da giầy Việt Nam đã có

kế hoạch phát triển tới năm 2010 với những chiến lược phát triển theo từng giai đoạn.(Bảng 1.11)

Bảng 1.11 Mục tiêu phát triển của ngành da giầy tới năm 2010[22]

Trang 16

- Từng bước thực hiện cũng như áp dụng các tiêu chuẩn như: ISO 9000,

14000, SA 8000

- Tập trung vào các sản phẩm da giầy chất lượng cao

- Viện da giầy cần quan tâm giúp đỡ thể thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ mới, phát triển mẫu mã và đào tạo nhân lực giúp các doanh nghiệp trong ngành

I.2 Quy trình và công nghệ sản xuất các sản phẩm của ngành

da giầy

A Các loại nguyên phụ liệu để sản xuất da giầy:

Để sản xuất ra các sản phẩm da giầy cần có rất nhiều các loại nguyên phụ liệu khác nhau, chúng có thể được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu Tuy nhiên, do công nghiệp da giầy của nước ta còn kém phát triển nên hầu hết nguyên phụ liệu đều nhập khẩu, ngành công nghiệp da giầy chủ yếu là gia công các sản phẩm

Những nguyên liệu chính sử dụng trong ngành da giầy đó là:

- Da thật: là loại nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất các sản phẩm da

giầy trước đây Hiện nay, loại nguyên liệu này chủ yếu để sản xuất các loại sản phẩm cao cấp cũng như các sản phẩm đòi hỏi độ bền cao, nguyên nhân là

do giá thành của nguyên liệu cao Nguồn nguyên liệu da thật chủ yếu là nhập

từ nước ngoài, các sản phẩm của ngành thuộc da của Việt Nam vẫn phục vụ cho xuất khẩu là chính

- Giả da: là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm da giầy

hiện nay Loại nguyên liệu mới nay được tổng hợp từ các nguồn nguyên liệu như dầu mỏ, cao su…thành phần chủ yếu là PVC, tuy nhiên chúng vẫn không thay thế hoàn toàn được da thật

- Cao su: đây là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong ngành da giầy, chủ yếu

là sử dụng làm đế giầy và mũ giầy Có rất nhiều loại cao su được sử dụng như

Trang 17

cho cao su nhằm phục vụ yêu cầu của sản phẩm da giầy người ta có thể pha trộn các chất phụ gia vào cao su để tăng độ chịu mài mòn, tính đàn hồi, độ cứng, độ dẻo, khả năng chịu tác động của môi trường khi sử dụng…

Một số chất phụ gia sử dụng trong công nghệ làm đế:

* Các hợp chất xúc tiến: là các hợp chất hữu cơ, lưu huỳnh như:

+ Tetra metylentiuram disinfit

* Các chất lưu hoá: bột lưu huỳnh ở dạng bôt màu vàng, tỷ trọng 2,07

* Các hợp chất hoá dẻo: thường ở dạng sáp, nhựa thông

* Các chất tạo màu: tuỳ thuộc vào màu sắc yêu cầu, chúng là các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ ở dạng bột oxyt titan TiO2

Trang 18

Là thành phần chủ yếu có trong giả da hiện nay, dùng để sản xuất mũ giầy,

các chi tiết trên giầy Tuy nhiên nhựa PVC cũng là thành phần có trong đế giầy, dép…nhưng với thành phần nhỏ, chủ yếu để gia tăng tính chất cho nguyên liệu làm đế, trang trí…

Nhựa TPR: Là loại nhựa được sử dụng chủ yếu làm đế giầy, dép Đây là

nguyên liệu chủ yếu đang được sử dụng hiện nay do có khả năng chịu mài mòn cao, chịu nhiệt tốt, chịu tác động tốt với các yếu tố môi trường…

Nhựa PPR (polypropylene rundom): Nhiệt độ mềm là 1250C, nhiệt phân huỷ

Được sử dụng làm các phần dưới gót và đế, tuy nhiên loại nguyên liệu này rất

ít sử dụng tại nước ta, chủ yếu là sử dụng như một loại nguyên liệu thay thế trong tương lai

Nhựa PU (polyuretan): là loại nhựa có độ bền cao, độ mài mòn tốt Được sử

dụng trong sản xuất mũ giầy làm chi tiết độn trong giầy thể thao giầy nữ, giầy vải… Ngoài ra cũng được sử dụng làm đế, làm phom giầy…

Nhựa PS (polystyrene) : công thức ( - CH2(C6H5) – CH2 - )n

Trang 19

Nhiệt độ mềm là 1980C

Nhiệt độ phân huỷ 2500C

Độ bền cơ học là : 700kg/m2

Tỷ trọng riêng : 0,95 ữ 1 g/cm3

Được sử dụng làm đế giầy, để phun gót giầy…

Nhựa EVA(Ethylene Vinyl Acetate) : là loại nhựa được sử dụng chủ yếu với

mục đích làm đế giầy dép do có khả năng chịu mài mòn, thay đổi của môi trường cũng như các yếu tố vật lý, khối lượng riêng nhỏ do đó sử dụng chủ yếu trong sản phẩm giầy thể thao

- Keo: các loại keo chủ yếu sử dụng đó là keo dung môi hữu cơ, keo latex… Keo latex: là keo sử dụng cao su tự nhiên, loại keo này phát sinh chủ yếu ra

hơi amonic Keo này thường được các doanh nghiệp nhập với lượng lớn, được chưa trong thùng phi khoảng 200 lít

Keo dung môi hữu cơ: là loại keo tổng hợp từ cao su, nhựa… hoà tan trong

dung môi hữu cơ như xăng, axeton…do đó khi sử dụng phát sinh ra hơi xăng, hơi dung môi hữu cơ Loại keo này sử dụng chủ yếu trong công đoạn quét keo lần 1 và lần 2 khi tiến hành ráp đế và mũ giầy trong công đoạn hoàn chỉnh

- Vải: có hai loại vải sử dụng chủ yếu trong ngành da giầy đó là:

- Vải không dệt Đây là loại vải dùng để làm lớp lót trong giầy và được sử dụng rất nhiều Vải được bồi dán với các loại nguyên liệu như da, giả da, mút xốp… bằng keo dán

- Vải dùng làm mũ giầy trong sản xuất giầy vải, ngoài ra còn có các loại vải dùng để trang trí mũ giầy vải, dép đi trong nhà, vải dùng lót trong hộp đựng giầy Tuy nhiên số lượng sử dụng là không lớn, chủ yếu vẫn là vải dùng làm

mũ giầy sau khi đã bồi tráng keo và vải không dệt dùng làm lớp lót trong các sản phẩm da giầy thông thường

Ngoài các nguyên liệu trên còn có xốp, mút lót trong giầy, các loại dung môi hữu cơ như xăng, axeton, chất bôi đen, các loại chi tiết trang trí phụ

Trang 20

kiện cho sản phẩm giầy dép từ nhựa, kim loại, phi kim, các loại túi nilon đựng giầy, bìa hộp đựng giầy… Chúng phát sinh ra một lượng không nhỏ CTR trong tổng lượng chất thải của ngành da giầy

B Quy trình công nghệ sản xuất giầy dép

Có nhiều loại sản phẩm giầy dép khác nhau nhưng nhìn chung thì dây truyền công nghệ không có sự khác biệt lắm, tuỳ từng loại sản phẩm mà có sự thay đổi về mặt quy trình công nghệ sản xuất Thông thường, sản xuất giầy dép được phân thành ba quy trình sản xuất riêng biệt, không liên quan tới nhau đó là sản xuất mũ giầy,sản xuất đế giầy và hoàn chỉnh Hiện nay, ngành

da giầy Việt Nam đã có một số thay đổi đó là đã có những xí nghiệp chuyên sản xuất đế giầy nhằm cung cấp đế cho thị trường trong nước, điều này sẽ tạo

điều kiện thuân lợi cho công tácquản lý cũng như áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, thu gom chất thải Tuy vậy vẫn còn rất nhiều các xí nghiệp, công ty da giầy hiện nay đều có cả phân xưởng sản xuất đế giầy độc lập, chỉ một số ít cơ sở tiến hành nhập đế của các cơ sở khác

Sau đây là quy trình gia công mũ giầy đối với các sản phẩm da giầy thông thường hiện nay: ( Xem hình 1.12)

Các công đoạn chính trong quy trình công nghệ sản xuất mũ giầy thông thường đó là:

-Kho chứa nguyên liệu: nguyên liệu được vận chuyển về kho của cơ sở sản xuất da giầy, tập trung trong kho

-Bồi vải bằng keo: ở công đoạn này sử dụng máy bồi để bồi hai lớp vải và xốp dính với nhau bằng keo Keo sẽ đước quét vào giữa hai lớp và máy bồi sẽ ép chúng kết dính với nhau

-Chặt, cắt nguyên liệu: nguyên liệu sẽ được chặt cắt theo kích thước đã định sẵn của loại sản phẩm Sau đó chúng sẽ được kiểm tra về kích thước màu sắc

và chuyển sang tổ in, lạng, đục Tại đây chúng được in lụa, ép nóng theo từng

Trang 21

CTR

Hình 1.12 Quy trình sản xuất mũ giầy thông thường[20] -May: các chi tiết sẽ được tiến hành may, ráp nối tại phân xưởng may Tại đây cũng tiến hành may các chi tiết khác vào mũ giầy theo hướng dẫn đối với từng loại sản phẩm Sau đó mũ giầy sẽ được vệ sinh, cắt chỉ thừa, tỉa xén, kiểm tra chất lượng…, sau tất cả các bước trên mũ giầy đã được hoàn chỉnh để chuyển sang phân xưởng gò ráp

Tiếp theo ta có quy trình sản xuất đế giầy: (Xem hình 1.13)

Đế giầy và mũ giầy sau khi đã được sản xuất ra sẽ được tiến hành láp ráp với nhau tại bộ phận gò, dán, ép Có nhiều cách được sử dụng để ráp đế giầy và mũ giầy với nhau đó là:

Bồi vải bằng keo (làm bằng máy)

Chặt, cắt nguyên liệu

May, đính phụ liệu, đục

lỗ

Hoàn chỉnh mũ giầy Kho chứa nguyên liệu: da, giả

da, vải, mút, keo…

Trang 22

Bôi

Bôi

ån

ån CTR

Trang 23

Đây là những phương pháp trước đây thường được sử dụng, tuy nhiên hiện nay trong công nghệ sản xuất da giầy, nhất là da giầy xuất khẩu người ta thường hay sử dụng hai phường pháp chính cho các sản phẩm da giầy đó là:

- Phương pháp dán ép

- Phương pháp lưu hoá

Trong hai phương pháp này thì chúng có những ưu nhược điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu tính chất của sản phẩm mà người ta sẽ tiến hành sử dụng phương pháp nào Hiện nay, dán ép được sử dụng nhiều hơn và chủ yếu là trong công nghệ sản xuất các sản phẩm: giầy da, giầy nữ, giầy thể thao Còn phương pháp lưu hoá được sử dụng để sản xuất giầy vải, giầy đi trong nhà

Quy trình sản xuất giầy nói chung: (Xem hình 1.14)

Xem trên quy trình ta thấy trong công nghệ dán ép thì chủ yếu nằm ở công đoạn gò ép Đây là công đoạn chính và quan trọng của cả dây truyền Những thao tác cần làm tại phân xưởng gò ép như sau:

- Chà đế để có độ bám của keo, dán các phần đế EVA nếu có

- Xỏ dây, định hình mũi

- Bôi keo vào các đường chân gò và các mặt lót đế

- Qua lò sấy hong khô keo

- Gò mũi giầy bằng máy gò mũi

- Gò hông giầy bằng máy gò hông

- Gò hậu giầy bằng máy gò hậu

- Định vị các đường bôi keo dán đế

- Chà các thành phần tiếp xúc với phần đế dán

- Làm sạch đế và mũ

- Thoa chất xử lý thích hợp cho từng loại vật tư

- Làm khô trong thùng sấy nhiệt

- Bôi keo lần 1, cho đế và mũ vào thùng sấy theo quy định

- Bôi keo lần 2, cho đế và mũ trong các thùng sấy nhiệt

Trang 24

ồn Bụi

DMHC Keo

Nhiệt

ồn

Bụi

ồn Nhiệt DMHC Keo Nhiệt

DMHC

ồn

ồn

CTR DMHC

Hình 1.14 Quy trình sản xuất giầy nói chung[20]

Đế giầy

Xỏ dây,định

hình mũ

Mũ giầy

Chà, mài đế, dán đế đệm EVA

Bôi keo vào

đường chân gò, mặt lót đế Sấy

Trang 25

Đối với giầy vải thì quy trình sản xuất cũng tương tự như trên, tuy nhiên

sự khác biệt đó là giầy vải có thêm công đoạn dán bím và lưu hoá, công đoạn này chủ yếu nhằm mục đích tăng lực liên kết giữa mũ và đế giầy Sau khi lưu hoá lực liên kết giữa chúng sẽ giúp cho giầy bền, chắc hơn

Hình 1.15 Quy trình sản xuất giầy vải[20]

Trên đây là quy trình công nghệ chung trong sản xuất các sản phẩm da giầy hiện nay trên cả nước Theo đánh giá chung thì công nghệ sản xuất giầy của nước ta vẫn còn lạc hậu so với thế giới rất nhiều Chỉ có rất ít các doanh

Xỏ dây,định

hình mũ

Chà, mài đế, dán đế đệm EVA

Gò, ép

Lưu hoá

Sản phẩm

Trang 26

nghiệp phát triển về sau này mới có khả năng kinh tế cũng như nguồn tài chính để có thể thay đổi công nghệ cũng như áp dụng những công nghệ, thiết

bị mới Do đó hầu hết các doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng công nghệ thiết

bị máy móc đã cũ hoặc nhập thiết bị cũ từ các nước như Đài Loan, Hàn Quốc…, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sản phẩm Đây chính là

điều mà các doanh nghiệp sản xuất da giầy đang rất quan tâm do tính cạnh tranh của thị trường

I.3 công nghệ sản xuất giầy dép và các vấn đề môi trường

Trong ngành công nghiệp sản xuất giầy dép thì luôn tồn tại rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường lao động trực tiếp của công nhân Việc phòng tránh, giảm thiểu ô nhiễm là cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của công nhân lao động tại nhà máy Ta có thể phân ra các loại ô nhiễm để có thể tìm ra nguyên nhân cũng như các biện pháp khắc phục hợp lý đối với từng công đoạn nhằm giảm tối đa tác hại

I.3.1 Ô nhiễm do dung môi hữu cơ

Đây là nguồn ô nhiễm phổ biến trong dây truyền sản xuất giầy dép, hầu hết trong các công đoạn đều có sử dụng các loại keo dán, dung môi hữu cơ để làm sạch nguyên liệu, sản phẩm Do công nghệ chủ yếu là gia công thủ công nên việc tiếp xúc với các loại dung môi hữu cơ là thường xuyên và không thể tránh khỏi

Các chất ô nhiễm dung môi hữu cơ chính trong ngành sản xuất da giầy là: hơi xăng, toluen, metylclorua, amoniac… Khu vực phát sinh ô nhiễm loại này là: kho nguyên liệu, khu vực pha chế keo phân xưởng sản xuất đế, phân xưởng sản xuất mũ, phân xưởng gò, ép hoàn chỉnh, phun nhựa, đánh bòng giầy,công đoạn kiểm tra sản phẩm…

Trang 27

I.3.2 Ô nhiễm do bụi

Ô nhiễm do bụi trong sản xuất da giầy có thể là ô nhiễm bụi hữu cơ và vô cơ Ô nhiễm bụi hữu cơ chủ yếu do quá trình làm đế, còn bụi vô cơ có thể

do quá trình may,pha chế nguyên liệu, chà đế, mài đế, hoàn thiện sản phẩm Trong các công đoạn này thì công đoạn chà, mài đế là công đoạn sản sinh ra nhiều bụi nhất và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động nhất so với các khâu khác

I.3.3 Ô nhiễm do nhiệt

Các tác nhân gây ô nhiễm nhiệt chủ yếu là do các lò hơi, lò nhiệt để lưu hoá sản phẩm, sấy…tuy nhiên sự ảnh hưởng này là không đáng kể Ngoài ra

có thể có sự gia tăng nhiệt độ vào mùa hè do nhà xưởng chủ yếu là nhà mái tôn, không có hệ thống chống nóng, điều này cũng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động

I.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn

Nói chung trong xí nghiệp sản xuất da giầy thì tiếng ồn luôn ở mức trung bình dưới tiêu chuẩn cho phép, việc gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh là không đáng kể Nhưng trong xí nghiệp sản xuất thì có một số công

đoạn có độ ồn lớn hơn mức cho phép, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của công nhân đó là: phân xưởng cắt, chặt nguyên liệu, phân xưởng mài đế, phân xưởng gò, ép hoàn chỉnh đế giầy và giầy, máy nén khí Việc các phân xưởng này được bố trí ngay gần các phân xưởng khác sẽ gây ảnh hưởng, do đó nếu doanh nghiệp có diện tích sản xuất rộng và bố trí hợp lý thì sự ảnh hưởng sẽ không tác động tới nhiều người lao động làm việc trong xí nghiệp

I.3.5 Ô nhiễm do chất thải rắn

Đây là nguồn ô nhiễm cần được quan tâm, hầu hết các công đoạn của sản xuất da giầy đều sản sinh ra chất thải rắn Tuy nhiên, lượng chất thải rắn chủ yếu của ngành da giầy là ở công đoạn chặt cắt nguyên liệu, làm sạch,

Trang 28

chỉnh sửa ở phân xưởng may mũ giầy, làm đế… Thành phần chủ yếu là: da thật, giả da, mút xốp, cao xu, vải vụn, chỉ…Lượng chất thải rắn này không những chiếm thể tích mà còn rất khó phân huỷ, việc lựa chọn phương pháp xử

lý hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính kinh tế là vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải có

sự đầu tư về công nghệ của các ngành khác chứ không chỉ riêng ngành da giầy Ngoài ra, việc tập trung một lượng lớn công nhân lao động cũng sản sinh một lượng rác sinh hoạt không nhỏ tại khu vực lân cận các khu vực lân cận xí nghiệp Điều này cũng cần có sự nghiên cứu nhằm thu gom chất thải rắn được hiệu quả hơn không chỉ trong khu vực sản xuất mà còn đối với xã hội

Ngoài các tác nhân ô nhiễm trên còn có các tác nhân ô nhiễm khác như khói lò, bộ phận làm lạnh, làm mát, dầu bôi trơn dây truyến, thiết bị… Những nguồn ô nhiễm này cũng cần các doanh nghiệp có các giải pháp sao cho giảm thấp nhất khả năng gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động

Trang 29

chương II hiện trạng và các vấn đề liên quan tới ngành

da giầy tại Hải Phòng II.1 Hiện trạng của ngành da giầy tại Hải Phòng

II.1.1 Lịch sử phát triển của ngành da giầy Hải Phòng

Hải Phòng là một thành phố lớn có nền công nghiệp tương đối phát triển so với các tỉnh trong cả nước Ngành công nghiệp da giầy của Hải Phòng cũng đã có truyền thống từ những năm 60, tuy nhiên vào thời kỳ đó sản phẩm chủ yếu đó là giầy vải(giầy bata) và cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước Cùng với quá trình công nghiệp hoá của cả nước, ngành da giầy Hải Phòng cũng từng bước thay đổi công nghệ, thích ứng với sự thay đổi của thị trường Vào những năm trước năm 1990, sản phẩm của ngành da giầy chủ yếu

là giầy vải và găng tay cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước Đông Âu theo nghị định ký kết Lúc này Hải Phòng có khoảng 7 xí nghiệp và một số cơ sở sản xuất nhỏ, thu hút khoảng 5.000 lao động thủ công Khi thị trường này có biến động, cùng với ngành da giầy của cả nước, ngành

da giầy Hải Phòng cũng gặp rất nhiều khó khăn Năm 1992, nhờ chính sách

mở cửa của nhà nước, ngành công nghiệp da giầy của cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng đã tìm được con đường phát triển phù hợp với hoàn cảnh hiện tại đó là: liên doanh sản xuất, hợp tác gia công, đầu tư trang thiết bị và công nghệ mới với các công ty da giầy của Đài Loan, Hàn Quốc… Đây là

Trang 30

hướng đi đúng, bằng chứng là năm 1998 là 22 cơ sở sản xuất với khoảng 20.000 lao động, xuất khẩu khoảng 21,8 triệu đôi. (Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1 Sản lượng giầy dép của Hải Phòng từ 1997 tới 2000 [13]

1997 1998 2000 Tăng bq Giá trị sản xuất giầy dép(tỷ đồng) 1.314,3 1.351,2 1.195,0 19%

% công nghiệp Hải Phòng 24,9 22,3 20,0

Tổng số giầy dép(triệu đôi) 22,1 21,8 28 24,9%

Từ năm 2001 tới nay, sự phát triển của ngành da giầy Hải Phòng đã có chiều hướng ổn định, sự tăng trưởng có chiều hướng giảm (Xem bảng 2.2)

Thông qua bảng 2.2 ta thấy sản lượng xuất khẩu giầy dép của Hải Phòng không tăng đều theo các năm mà có xu hướng giảm đi Trong khi sản phẩm giầy thể thao của cả nước tăng mạnh và chiếm phần lớn lượng sản phẩm xuất khẩu thì ngành da giầy Hải Phòng lại không được như vậy Nguyên nhân

do ngành da giầy Hải Phòng đã không có sự thay đổi công nghệ cho phù hợp với tình hình phát triển của thị trường hiện nay, do đó không thích ứng được các yêu cầu của thị trường nhập khẩu Đây là một vấn đề đáng quan tâm nếu muốn ngành da giầy là một ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy nền công nghiệp của Hải Phòng phát triển trong tương lai

II.1.2 Hiện trạng sản xuất của ngành da giầy Hải Phòng

Theo bảng 2.2 ta thấy số doanh nghiệp sản xuất da giầy tại Hải Phòng không có sự tăng đột biến, điều đó đồng nghĩa với việc ngành da giầy Hải Phòng phát triển tương đối ổn định Từ năm 1998 với 22 doanh nghiệp, đến năm 2001 thì số doanh nghiệp mới là 23 và hiện nay là khoảng 30 doanh nghiệp hoạt động, tất nhiên là không kể đến các cơ sở sản xuất nhỏ với sản

Trang 31

lượng không đáng kể Sở dĩ có sự ổn định này là do hầu hết các doanh nghiệp

da giầy hiện nay tại Hải Phòng đều có nguồn gốc từ các xí nghiệp hoạt động trong ngành da giầy trước đây mở rộng sản xuất Chỉ có một số ít doanh nghiệp tư nhân là tự đầu tư để sản xuất, một sô doanh nghiệp khác thì liên doanh với nước ngoài để có vốn đầu tư trang thiết bị phù hợp với yêu cầu về

Trang 32

Bảng 2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành da giầy Hải Phòng năm 2001 – 2005 [13]

2003

27 DN

% tăng

2004

28 DN

% tăng

2005

28 DN

% tăng

4 Sp giầy dép Ngàn đôi 33.104 37.926 115 40.510 107 40.932 101 35.919 88 Giầy thể thao Ngàn đôi 23.047 26.873 116 26.307 98 24.938 95 18.081 73 Giầy nữ, giầy da Ngàn đôi 6.957 7.856 113 11.272 143 13.203 117 14.880 113 Giầy vải Ngàn đôi 1.667 1.035 62 667 64 636 95 790 124 Xăng đan, dép Ngàn đôi 1.433 2.209 154 2.128 96 1.706 80 1.792 105 Giầy đi rừng Ngàn đôi 0 25 136 544 449 330 376 84

5 Số lao dộng người/năm 41.293 45.256 110 49.700 110 52.000 105 46.651 90

Trang 33

chất lượng sản phẩm, tuy vậy đó là khoảng những năm 2000 Vì vậy hầu hết công nghệ, thiết bị đều đã lạc hậu, không đảm bảo năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm, khó đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh cao của thị trường hiện này Điều nay giải thích tại sao kim ngạch xuất khẩu của da giầy Hải Phòng lại không tăng trong những năm gần đây

Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giầy vẫn tăng bình quân theo các năm, tính đến năm 2006 Hải Phòng đã có 32 doanh nghiệp hoạt động trong ngành da giầy, đó là chưa kể đến những cở sở sản xuất nhỏ Việc gia tăng số các doanh nghiệp hoạt động trong ngành da giầy cũng kéo theo việc giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động thủ công, hiện nay là khoảng gần 50.000 lao động Tuy mức lương không cao nhưng cũng giải quyết được phần nào gánh nặng tạo công ăn việc làm cho lượng lao động dư thừa của Hải Phòng cũng như các huyện lân cận thành phố Hải Phòng Các sản phẩm chủ yếu của ngành da giầy Hải Phòng hiện nay vẫn là giầy thể thao giầy nữ, dép đi trong nhà, giầy vải

Những xí nghiệp gia công da giầy hiện nay được xây dựng chủ yếu bằng hình thức góp vốn đầu tư với đối tác nước ngoài, trong đó phần lớn là

Đài Loan, Hàn Quốc Thực chất về phía các doanh nghiệp tại Hải Phòng chỉ góp vốn đất, đối tác nước ngoài sẽ tiến hành xây nhà xưởng, đầu tư trang thiết

bị và quản lý Điều này dẫn đến tình trạng các thiết bị dây chuyền sản xuất

đều đã cũ, gia công các sản phẩm với chất lượng, kiểu dáng thông thường trước đây, năng suất vì thế không cao, lợi nhuận thu về không cao Các chủ doanh nghiệp Việt Nam không phải cố gắng tìm ra các phương pháp cải tiến

kỹ thuật, mẫu mã để tìm thị trường, đối tác vì họ phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác nước ngoài khi phân phối sản phẩm ra thị trường thế giới Họ chỉ quản lý phần lợi nhuận của mình tính theo các sản phẩm được sản xuất hàng năm Về phía nhà đầu tư cũng vậy, mục đích chủ yếu là lợi dụng nguồn nhân công với chi phí thấp cũng như tránh được chi phí môi trường của quá trình sản xuất

Trang 34

Bảng 2.3 liệt kê danh sách các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giầy

tại Hải Phòng hiện nay

Bảng 2.3 Các doanh nghiệp trong ngành da giầy Hải Phòng[14] Stt Tên doanh nghiệp Số cn

Người

Loại sản phẩm Năng suất

(nghìn đôi)

Ghi chú

1 Cty TNHH Đỉnh Vàng 5000 Giầy (tt-giầy da) 5000

2 Cty TNHH Tam Đa 1200 Giầy (tt) 1000

3 Cty TNHH Châu Giang 3000 Giầy (tt) 2800

4 Cty TNHH Thiên Vinh 1800 Giầy (tt) 1500

5 Cty TNHH Vĩnh Phát 1400 Giầy (tt) 1500

6 Cty TNHH Nam Hoa 1200 Giầy (tt) 1200

7 Cty TNHH Anh Minh 1500 Giầy (tt) 1200

8 Cty TNHH Ngôi Sao 1400 Giầy (tt) 1200

9 Cty TNHH Sao Sáng 1200 Đế giầy 2000

10 Cty TNHH Sao Vàng 6000 Giầy (tt) 5800

18 Cty TNHH Mai Hương 1600 May mũ giầy 2200

19 Cty cổ phần Long Sơn 1500 Giầy nữ 1500

20 Cty cổ phần Giầy Phúc An 800 Giầy vải 1200

21 Cty cổ phần Giầy Thống 800 Giầy(tt-vải) 1000

Trang 35

Nhất

22 Cty cổ phần Hàng Kênh 1300 Giầy (tt) 1200

23 Xí nghiệp giầy Đạt Thăng 1500 Giầy (tt) 1200

24 Cty Da giầy Hải Phòng 6000 6000

27 Cty TNHH Quang Trung 800 May mũ giầy 1200

28 Cty TNHH Hoàn Thành 20 Giầy nội địa

29 Cty TNHH Hoàng Tú 800 Giầy nội địa 1200

32 Cty TNHH An Huy 100 May mũ giầy 200

Hầu hết các doanh nghiệp tại Hải Phòng đều sử dụng loại nhà xưởng là nhà lợp mái tôn, cơ sở vật chất ít được đầu tư mới, chủ yếu là nâng cấp và sửa chữa sao cho đáp ứng được nhu cầu về sử dụng sản xuất, diện tích sản xuất nhỏ, thiếu môi trường cảnh quan để tạo sự thông thoáng, điều hoà môi trường

Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động, khó đảm bảo an toàn cho người lao động khi xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất

Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành da giầy hiện nay đang có xu hướng chuyển khu vực sản xuất ra các khu vực ngoại thành vì giá thuê đất tại khu vực này rẻ hơn, nhân công sử dụng chủ yếu cũng trong khu vực lân cận

đó, điều này thu hút nhiều lao động địa phương với giá rẻ hơn so với khu công nghiệp Hơn nữa vấn đề môi trường đối với những khu vực này chưa thực sự

được quan tâm, các vấn đề môi trường phát sinh sẽ không ngay lập tức ảnh

Trang 36

hưởng tới doanh nghiệp Điều này tiềm ẩn những nguy cơ sau này đối với vấn

đề môi trường, xã hội của các địa phương có các doanh nghiệp sản xuất da giầy, nhưng lại giải quyết được vấn đề đó là chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

về các địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương

Sự thay chuyển dịch này được thể hiện thông qua số các doanh nghiệp tăng lên tại các huyện ngoại thành Hải Phòng trong những năm gần đây:

Quận Ngô Quyền: 7 doanh nghiệp

Quận Hồng Bàng: 8 doanh nghiệp

Quận Hải An: 3 doanh nghiệp

Quận Kiến An: 1 doanh nghiệp

Quận An Dương: 6 doanh nghiệp

Huyện Thuỷ Nguyên: 2 doanh nghiệp

Huyện Kiến Thụy: 5 doanh nghiệp

Huyện An Lão: 3 doanh nghiệp

Việc gia tăng các doanh nghiệp tại các huyện ngoại thành như An Lão, Kiến Thụy, Thuỷ Nguyên là điều vô cùng cần thiết, nó góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động tại các địa phương đó cũng như tạo đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực Tuy nhiên do tiềm ẩn những nguy cơ về môi trường xã hội sau này nên cần có sự định hướng của các cấp chính quyền từ trung

ương tới địa phương, có vậy mới đảm bảo được sự phát triển ổn định, lâu dài

II.1.3 Khó khăn và thuận lợi của da giầy Hải Phòng

Khó khăn: hiện nay ngành da giầy Hải Phòng có rất nhiều khó khăn cần giải

quyết, đây cũng là những khó khăn chung của ngành da giầy cả nước Cùng những khó khăn đó còn có những khó khăn khác mà doanh nghiệp cần khắc phục đó là:

- Bị kiện phá giá vào thị trường EU, gây ảnh hưởng tới sản lượng xuất

Trang 37

- Lực lượng lao động có tay nghề thấp, khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường đối với các loại sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao

- Gặp phải sự cản trở về hàng rào thuế quan của các nước cũng như những yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện sống và làm việc của người lao động như tiêu chuẩn ISO 9000, 14000, SA 8000…

- Dây truyền công nghệ lạc hậu, kiểu dáng sản phẩm không đáp ứng

được nhu cầu của thị trường các nước nhập khẩu Không có sự đầu tư đồng bộ về trang thiết bị máy móc, chủ yếu là vừa sản xuất vừa tiến hành thay đổi công nghệ từng công đoạn trong quy trình sản xuất

- Thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, do đó kiểu dáng mẫu mã chủ yếu phụ thuộc vào phía đối tác nước ngoài, khó có khả năng tự tìm

đối tác cũng như cạnh tranh với các nước khác trên thị trường thế giới

- Do ngành công nghiệp da giầy chủ yếu là lao động thủ công do đó không tạo đà thúc đẩy nền công nghiệp phát triển cũng như chỉ tạo giải quyết vấn đề công ăn việc làm, lợi nhuận thu được do đó không cao

Đây là những khó khăn mà ngành da giầy Hải Phòng đang phải đối mặt, chúng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phát triển của ngành tại Hải Phòng hiện nay

Thuận lợi: bên cạnh những khó khăn, Hải Phòng cũng có những thuận lợi

nhất định cho việc phát triển công nghiệp da giầy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đó là:

- Có lợi thế về vị trí địa lý, có cảng lớn do đó dễ dàng trong việc vận chuyển hàng hoá, nguyên liệu bằng con đường xuất nhập khẩu Không chỉ có cảng biển, thông thương bằng đường bộ cũng rất thuận

Trang 38

tiện với các nước như Trung Quốc, Lào…điều này sẽ giảm giá thành vận chuyển hàng hoá, từ đó thu được lợi nhuận cao hơn

- Có nhiều huyện, thị xã lân cận khu vực Hải Phòng, do đó nguồn nhân công là rất dồi dào, nhất là nhân công cho ngành da giầy không

đòi hỏi trình độ kỹ thuật nhiều, chủ yếu là lao động thủ công,

- Việc phát triển các khu công nghiệp tại Hải Phòng đã được thành phố tạo điêu kiện rất nhiều Do đó, các doanh nghiệp khi tham gia

đầu tư vào các khu công nghiệp hầu hết đã được hưởng những chế

độ ưu đãi, thuận lợi cho phát triển sau này

Với những thuận lợi này Hải Phòng có thể sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp da giầy của cả nước trong thời gian tới

II.1.4 Các vấn đề môi trường đối với doanh nghiệp da giầy tại Hải Phòng

Với số lượng các doanh nghiệp da giầy gia tăng không đáng kể trong các năm gần đây, da giầy Hải Phòng có sự phát triển tương đối ổn định so với ngành da giầy của cả nước Lượng nguyên phụ liệu để tiến hành sản xuất đối với các doanh nghiệp cũng luôn đảm bảo tuỳ vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp Sau đây là lượng nguyên phụ liệu hàng năm của một số doanh nghiệp gia công da giầy tại Hải Phòng (Xem Bảng 2.4)

Bảng 2.4 Các nguyên phụ liệu sử dụng trong quá trình sản xuất[14]

Số tt Tên doanh nghiệp Loại nguyên liệu, hoá chất

sử dụng

đơn

vị

Lượng sử dụng/năm

1 Nhà máy giầy An

Tràng

Vải, da, mút, xốp

Đế các loại Keo các loại Các nguyên phụ liệu khác(túi, chỉ, hộp, ô dê, dây giầy…)

Tấn

Đôi Tấn

Tấn

800 1.689.263 99,530

300

Trang 39

Đế các loại Các nguyên phụ liệu khác(túi, chỉ, hộp, ô dê, dây giầy…)

Dầu FO

Tấn

Tấn

Tấn Tấn

su non, dung môi…)

Tấn Tấn

Lưu huỳnh TiO2

Dầu công nghiệp Xăng công nghiệp Than đá

ZnO

Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn

Trang 40

trang, quần áo bảo hộ… Ta có thể thấy được điều này thông qua sơ đồ quy trình sản xuất với các yếu tố gây ảnh hưởng tới môi trường(tính cho 1000 đôi)

Phụ liệu Hơi,DMHC,amoniac(giầy vải)

(0,05 tấn) Bụi, CTR (0.007tấn)

CTR(0,005tấn)

Hình 2.5 Quy trình sản xuất mũ giầy và các vấn đề môi trường (giầy thể thao)[7]

Bảng 2.6 Cân bằng vật liệu sản xuất mũ giầy(1000đôi)

bìa lót

0,25 Mũ giầy 0,26 Giả da, mút xốp, vải,

bìa lót

0,05

Keo bồi vải 0,02 Thùng chứa keo, keo 0,01

Bồi vải bằng keo (làm bằng máy)

Chặt, cắt nguyên liệu

May, đính phụ liệu, đục lỗ

Hoàn chỉnh mũ giầy Kho chứa nguyên liệu: da, giả

da, vải, mút, keo…(0,25 tấn)

Ngày đăng: 26/01/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN