Theo như hiện nay, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô đã càng ngày càng phát triển và đi đôi với việc phát triển xe thì tầm quan trọng của hệ thống chiếu sáng cũng ngày càng được nâng cao do đó em chọn đề tài về hệ thống chiếu sáng.. Bài luận văn về đề tài khai thác và sửa chữa hệ thống chiếu sáng trên xe mazda cx3 được em nghiên cứu về lịch sử phát triển, nguyên lý hoạt động và các hư hỏng thường gặp bên cạnh đó là những phương pháp sửa chữa bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: CƠ KHÍ Ô TÔ
Họ và tên: Nguyễn Nhựt Minh
MSSV: 1951080323 Lớp: CO19D
GVHD: Ths Cao Đào Nam
TP.HCM, năm 2023
Trang 3Đề tài về khai thác và nghiên cứu hệ thống chiếu sáng trên xe mazda cx-3 là nội dung mà em đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn trong suốt hơn hai tháng qua Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp từ những kiến thức mà em đã được học trong bốn năm qua và sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị và các bạn để bài luận văn của em được thuận lợi nhất qua đó em xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành nhất tới:
Viện cơ khí, Trường Đại Học GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đã tạo cơ hội cho em được học những kiến thức và rèn luyện tốt giúp em có thể
áp dụng và hoàn thành bài luận văn của mình
Thầy Cao Đào Nam, người thầy đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy trong tổ phản biện, cũng là những người thầy đáng kính đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức, kỹ năng thực hành quý báu trong chuyên ngành kỹ thuật ô tô
Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong các khoa, phòng tại trường Đại Học GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.Hồ Chí Minh - những người đi trước trên hành trình đi tìm tri thức, những người đã hướng dẫn, hỗ trợ chúng em suốt bốn năm học đại học
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên em, động viên
em hoàn thành khóa học và bài luận văn này
Tp Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 2023
Sinh viên thực hiện Minh
Nguyễn Nhựt Minh
Trang 4Theo như hiện nay, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô đã càng ngày càng phát triển
và đi đôi với việc phát triển xe thì tầm quan trọng của hệ thống chiếu sáng cũng ngày
càng được nâng cao do đó em chọn đề tài về hệ thống chiếu sáng
Bài luận văn về đề tài khai thác và sửa chữa hệ thống chiếu sáng trên xe mazda cx-3 được em nghiên cứu về lịch sử phát triển, nguyên lý hoạt động và các hư hỏng thường gặp bên cạnh đó là những phương pháp sửa chữa bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng Bố cục của bài luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về hệ thống chiếu sáng trên ô tô………
………
Chương 2: Tìm hiểu về hệ thống chiếu sáng trên xe mazda cx-3………
………
Chương 3: Các hư hỏng, quy trình kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trên ô tô………
………
Chương 4: Xây dựng mô hình hệ thống chiếu sáng trên ô tô………
………
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ 1
1.1 Lịch sử phát triển 3
1.2 Vai trò, yêu cầu và phân loại kiểu chiếu sáng của hệ thống chiếu sáng trên ô tô ………12
1.3 Chức năng của từng loại đèn trong hệ thống chiếu sáng trên ô tô 15
1.4 Một số sơ đồ mạch điều khiển hệ thống chiếu sáng 19
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE MAZDA CX-3 23
2.1 Tìm hiểu chung về xe mazda CX-3 …23
2.2 Hệ thống đèn pha cốt trên xe 27
2.3 Hệ thống đèn phía sau ( đèn phanh, đèn soi biển số và đèn báo dừng ) 29 2.4 Hệ thống đèn sương mù 33
2.5 Hệ thống đèn báo rẽ và đèn báo nguy hiểm 36
2.5.1 Hệ thống đèn báo rẽ 36
2.5.2 Đèn cảnh báo nguy hiểm 38
2.6 Hệ thống đèn chiếu sáng thông minh AFS ( Adaptive Front Lighting System) ………40
2.6.1 Hệ thống đèn chiếu sáng thông minh AFS, vai trò và chức năng của hệ thống trên xe ô tô 40
2.6.2 Phân loại của hệ thống chiếu sáng thông minh 42
Trang 6CHƯƠNG 3: CÁC HƯ HỎNG, QUY TRÌNH KIỂM TRA, SỬA CHỮA VÀ BẢO
DƯỠNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ 45
3.1 Các hư hỏng và nguyên nhân dẫn đến hư hỏng cho hệ thống chiếu sáng ………45
3.1.1 Đèn không sáng: 45
3.1.2 Các hư hỏng khác trong hệ thống chiếu sáng 49
3.2 Quy trình kiểm tra và sửa chữa hệ thống chiếu sáng trên ô tô 53
3.3 Quy trình bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trên ô tô 55
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 59
4.1 Giới thiệu về mô hình hệ thống chiếu sáng trên ô tô 59
4.2 Cấu tạo của mô hình hệ thống chiếu sáng và phương pháp thiết kế 59
4.3 Kiểm tra và xác định các chân cắm trong hệ thống chiếu sáng 70
4.4 Thực hành kiểm tra hoạt động của mô hình 72
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 8LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Nhựt Minh
74 1
4
Mô hình 15
Trang 10LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Nhựt Minh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ 1.1 Lịch sử phát triển
Theo các số liệu hiện nay, bên cạnh việc hệ thống chiếu sáng trên ô tô đã phát triển rất nhiều, và hầu hết các tuyến đường đều đã được trang bị đèn đường chiếu sáng, tăng độ an toàn cho xe lưu thông vào ban đêm nhưng tỉ lệ tai nạn xe hơi vào ban đêm lại lên tới 40% trong khi mật độ xe lưu thông vào ban đêm chỉ bằng 1/5 mật độ xe lưu thông vào ban ngày, chính vì những đòi hỏi phải tăng tính an toàn cho người điều khiển xe vào ban đêm mà công nghệ chiếu sáng trên xe đã rất được quan tâm, chú trọng vào nghiên cứu và phát triển
Ngày xưa khi chưa có ô tô hiện đại như bây giờ thì xe ngựa được cho là phương tiện di chuyển phổ biến và thông dụng nhất Lúc này việc đi lại hoàn toàn dựa vào khả năng xác định của bản thân Cản trở về ánh sáng và màu sắc khiến người điều khiển phương tiện không thể xác định rõ được hình dạng xe phía trước Xe ngựa thì tốc độ tương đối chậm nên lúc đó người ta đã nghĩ ra việc sử dụng những chiếc nến thắp sáng
ở bên trong chiếc xe để báo hiệu cho người đối diện
Hình 1.1 : Đèn dầu được sử dụng thay cho nến
Trang 11Việc di chuyển trên xe không có tính ổn định, nên khi thắp sáng bằng nến thì cũng không thể đảm bảo ánh sáng và độ sáng của nến cũng không cao, không phù hợp
sử dụng cho những cuộc hành trình dài Cùng với sự phát triển của xã hội thì các loại phương tiện cũng nâng cấp lên và tăng tốc độ nên nhu cầu ánh sáng càng ngày càng đòi hỏi cao và họ đã thay thế nến bằng đèn dầu
Chiếc đèn sợi đốt đầu tiên được nhà vật lý Thomas Edison phát minh vào năm
1879 chính là bước ngoặt lớn cho ngành công nghệ chiếu sáng Tuy nhiên, phải đến tận năm 1898, đèn sợi đốt mới bắt đầu được ứng dụng trên ô tô và chúng không được sử dụng rộng rãi như kỳ vọng
Hình 1.2: Đèn sợi đốt
Loại đèn pha ô tô đầu tiên được biết đến vào năm 1880 là đèn acetylen, đèn được thiết kế và sản xuất là loại đèn pha cơ khí sử dụng khí acetylen Trong thời gian đó thì khí này có khả năng chịu được ở nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất
Sau một thời gian thì công ty Prest-O-Light và Corning Conophore đưa các loại đèn này vào để sản xuất thương mại Công ty Prest-O-Light đã đưa ra một hệ thống cung cấp và lưu trữ khí acetylen vì khí này rất dễ bay hơi Ngoài ra còn được thiết kế thêm công tắc trong xe giúp cho người sử dụng có thể thuận tiện mở bật một cách dễ dàng Trước năm 1917 đèn pha của hãng Corning được thiết kế có thể chiếu sáng từ xa, lên tới 152m so với xe
Trang 12LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SVTH: Nguyễn Nhựt Minh
Hình 1.3 : Đèn acetylen
Vào năm 1898 một loại đèn pha sử dụng được giới thiếu bởi một công ty chuyên
về điện ô tô là Columbia Electric Các loại bóng đèn được sử dụng những sợi đốt và do Thomas Edison phát minh vào năm 1879
Đèn pha chiếu thấp hay còn gọi là đèn gầm xe ô tô được công ty Guide Lamp giới thiệu vào năm 1915 nhưng phải đến 1917 thì hệ thống của Cadillac mới được sử dụng rộng rãi giúp cho người lái xe có thể chuyển từ đèn pha sang đèn chiếu gần một cách đơn giản
Năm 1924, bóng đèn BiLux được giới thiệu ra thị trường và cũng là một trong những loại bóng đèn hiện đại đầu tiên cho phép người sử dụng có thể điều chỉnh được luồng ánh sáng Năm 1925 thì mẫu thiết kế cùng loại có tên gọi là Duplo cũng được đưa ra
Đến năm 1927 thì thiết bị điều chỉnh đèn pha bằng chân vô cùng tiện lợi và thông minh được giới thiệu đến người tiêu dùng Dòng xe cuối cùng có sử dụng thiết bị chỉnh pha cốt bằng chân là chiếc Ford F – Series 1991 Đèn sương mù ô tô được công ty Cadillac sử dụng vào những năm 1938 và cũng chính công ty này đã phát minh ra hệ thống có thể tự động chuyển đổi đèn pha sang đèn cốt
Trang 13Loại đèn pha Halogen đầu tiên được thiết kế và sử dụng rộng rãi vào những năm
1962 Công nghệ Halogen đã được rất nhiều chuyên hàng đầu trên thế giới đánh giá là một trong những bước nhảy vọt vì nó làm cho bóng đèn sợi đốt có thể hoạt động một cách bền bỉ và hiệu quả
Hình 1.4 : Đèn halogen
Đèn pha Xenon và bi Xenon:
- Đèn pha xenon có tên gọi chính thức là đèn pha phóng điện cường độ cao (HID), được xem là giải pháp khả thi hơn so với đèn Halogen nhờ nhiệt độ màu và lượng ánh sáng tạo ra Đèn pha xenon đầu tiên xuất hiện trên mẫu BMW 7 Series vào năm 1991 và dần trở thành sự lựa chọn số một của nhiều hãng ô tô
- Nguyên tắc hoạt động của đèn HID về cơ bản giống bóng đèn neon Bạn sẽ
có một bóng đèn kín chứa đầy khí và điện cực ở mỗi đầu, và một dòng điện chạy ngang qua Đèn pha HID trên xe ô tô có cấu tạo gồm vỏ trong suốt bằng thạch anh, điện cực vonfram và hỗn hợp khí được thúc đẩy nhờ dòng điện cao thế chạy giữa hai điện cực
Trang 14Hình 1.5: Đèn pha xenon
Đèn led: Đèn LED mới xuất hiện trên thị trường gần đây và đây là một loại đèn pha công nghệ mới Không giống với đèn xenon hay halogen, về cơ chế phát sáng, đèn LED phát sáng thông qua các diode nhỏ khi có dòng điện kích thích Loại đèn này chỉ cần một nguồn năng lượng rất nhỏ nhưng có thể phát một lượng nhiệt đáng kể trên diode Chính cơ chế này mà có thể gây rủi ro tiềm ẩn cho các chi tiết lắp ghép cạnh đèn cũng như cáp kết nối Để khắc phục tình trạng này, người ta đã phát minh ra hệ thống làm mát giống như bộ tản nhiệt hoặc quạt để tránh hiện tượng tan chảy
Đèn pha LED gồm những bóng đèn có kích thước nhỏ được chế tạo bởi bất kỳ hình dạng nào Đây được đánh giá là một trong các loại đèn pha ô tô tốt nhất vì đèn LED là kiểu ánh sáng định hướng chứ không phải khuếch tán Một lợi thế nữa là đèn LED đạt độ sáng tối đa cực nhanh Chỉ trong một vài phần triệu của giây Đó là lý do vì sao LED rất thường được sử dụng cho đèn báo rẽ và đèn hậu Chúng có thể giúp tăng thời gian phản ứng của những lái xe lên đến 30% Tuổi thọ của đèn LED có thể lên đến 15.000 giờ Và đương nhiên giá cả của chúng cũng không hề rẻ
Trang 15Hình 1.6 : Đèn led trên ô tô
Đèn laser:
- Là công nghệ đèn pha chiếu sáng mới nhất trên xe hơi Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có rất ít siêu xe trên thị trường sử dụng hệ đèn pha chiếu sáng này Có thể
kể đến một vài cái tên như BMW i8 hay Audi R8
- Tuy gọi là đèn pha Laser nhưng thực chất ánh sáng phát ra không phải là tia laser Thay vào đó, tia laser được chiếu vào một thấu kính có chứa khí photpho bên trong và khí này sẽ bị kích thích và phát sáng
- Đèn pha laser có khả năng tạo ra nguồn sáng gấp 1000 lần đèn LED Trong khi chỉ tiêu tốn khoảng 2/3 công suất Và nhờ có khí photpho mà nhiệt độ màu của ánh sáng hầu như gần với nhiệt độ màu của ánh sáng tự nhiên
Trang 16- Giá thành rất cao chính là nhược điểm duy nhất của loại đèn pha này Bộ đèn laser trên dòng xe BMW i8 có giá khoảng 10000 USD (hơn 200 triệu đồng) Hệ thống giải nhiệt phức tạp hơn do độ tỏa nhiệt cao
Hình 1.7 : Đèn laser được trang bị trên ô tô
- Và loại đèn laser này chủ yếu được lắp đặt trên các dòng xe sang như BMW, Audi 8, vì chỉ phù hợp với vị trí đèn pha nên nếu muốn sử dụng đèn cốt thì người sử dụng cần phải lắp đặt thêm bóng đèn xenon hoặc led
Trang 17- Ưu nhược điểm các loại đèn trên xe
Ưu Điểm Nhược Điểm
Đèn halogen
- Chịu được nhiệt độ cao
- Chất lượng tốt
- Tuổi thọ khoảng 1000 giờ
- Nhiệt độ màu thường là 3300K không gây chói mắt
- Có khả năng chống tia cực tím
- Có tuổi thọ cao hơn đèn halogen ( 2000 giờ )
- Có độ trễ và rủi ro an toàn trong thời gian bị trì hoãn
- Gây chói mắt, lóa mắt cho các phương tiện đi ngược chiều
-
Đèn LED
- Tiêu tốn ít năng lượng ( khoảng 10 lần so với đèn halogen )
- Kích thước nhỏ
- Ánh sáng mạnh
- Điều chỉnh được độ sáng của đèn
- Đèn không phát nhiệt khi
sử dụng nhưng vẫn tạo ra nhiệt khi dòng điện chạy qua
- Gây hư hỏng cho các cụm
và dây cáp
- Cần có bộ làm mát
Trang 18- Có khả năng xuyên sương tốt nên thường được sử dụng làm đèn sương mù
- Tuổi thọ cao ( 15000 giờ )
- Đắt tiền hơn và khó lắp ráp hơn đèn halogen
Đèn laser
- Tiêu tốn công suất thấp hơn đèn led nhưng ánh sáng mạnh hơn gấp 1000 lần
- Kích thước nhỏ tạo ra sự linh động trong sự thiết kế đầu xe
- Cần có bộ làm mát do nhiệt lượng tạo ra cao
- Chi phí đắt đỏ
- Không thể cùng lúc thực hiện chức năng chiếu xa và chiếu gần
Trang 191.2 Vai trò, yêu cầu và phân loại kiểu chiếu sáng của hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Hình 1.8: Vai trò của hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng trên có tầm quan trọng và không thể thiếu được trên một chiếc xe ô tô, ngoài tác dụng thẩm mỹ và tạo nên cá tính của từng loại xe mà hệ thống này còn đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông ( báo hiệu sự có mặt của phương tiện trên đường, đảm bảo điều kiện làm việc, nhất là vào ban đêm)
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô được chia làm các nhóm theo các mục đích khác nhau như nhóm tín hiệu (đèn xi nhan, đèn phanh, đèn cảnh báo, ), nhóm chiếu sáng (gồm chiếu sáng ngoài xe và chiếu sáng trong xe) và nhóm thông báo (đèn báo hư hỏng, đèn báo lùi xe, )
Về yêu cầu của hệ thống chiếu sáng trên ô tô:
Trang 20- Có cường độ ánh sáng đủ lớn
- Không làm lóa mắt các xe ở hướng ngược chiều
Hình 1.9: Đèn gây lóa mắt xe đi ngược chiều gây nguy hiểm
- Thể hiện được các kích thước của phương tiện như chiều dài, chiều rộng và chiều cao
Hình 1.10: Đèn kích thước vào ban đêm giúp xác định vị trí xe
Trang 21Về phân loại kiểu hệ thống chiếu sáng thì ta có:
- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu
Hình 1.11: Hệ thống đèn kiểu Châu Âu
- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ
Hình 1.12: Hệ thống đèn kiểu Châu Á
Thông số cơ bản của hệ thống chiếu sáng:
- Khoảng chiếu sáng:
Khoảng chiếu sáng xa từ 180 – 250m
Khoảng chiếu sáng gần từ 50 – 75m
- Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn:
Ở chế độ chiếu xa là 45 – 70W
Ở chế độ chiếu gần là 35 – 40W
Trang 221.3 Chức năng của từng loại đèn trong hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Hình 1.13 : Vị trí tổng quan các đèn trong hệ thống chiếu sáng trên ô tô
- Đèn kích thước trước và sau xe ( side & rear lamps ): Đèn này dùng để báo
vị trí và kích thước của xe
- Đèn trước (Head lamps - Main driving lamps): Dùng để chiếu sáng không
gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm – nhìn hạn chế
Đèn sương mù (Fog lamps): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha
chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước
- Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard): Đèn này dùng để báo hiệu cho
các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn hạn chế Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt Một đèn báo được gắn vào taplo để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt động
Trang 23Hình 1.4 : Vị trí đèn sương mù
- Đèn lái phụ trợ (Auxiliary driving lamps): Đèn này được nối với nhánh đèn
pha chính, dùng để tăng cường độ chiếu sáng khi bật đèn pha Nhưng khi có xe đối diện đến gần, đèn này phải được tắt thông qua một công tắc riêng để tránh gây lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều
- Đèn chớp pha (Headlamp flash switch): Công tắc đèn chớp pha được sử dụng
vào ban ngày để ra hiệu cho các xe khác mà không phải sử dụng đến công tắc đèn chính
- Đèn báo lùi (Reversing lamps): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi
nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường
- Đèn phanh (Brake lights): Đèn này dùng để báo cho tài xế xe sau biết để giữ
khoảng cách an toàn khi đạp phanh
Trang 24Hình 1.15 : Đèn phanh sáng khi người lái sử dụng phanh
- Đèn báo trên bảng tablo: Dùng để hiển thị các thông số, tình trạng hoạt động
của các hệ thống, bộ phận trên xe và báo lỗi (hay báo nguy) khi các hệ thống trên xe hoạt động không bình thường
Hình 1.16a)
Trang 25Hình 1.16b) Hình 1.16 a,b) : Các ký hiệu đèn báo trên bảng taplo giúp biết các hư hỏng trên xe
- Đèn cửa, đèn khoang sau, đèn trần, đèn gương: Các đèn này có tác dụng
giúp chiếu sáng bên trong xe giúp người sử dụng thấy rõ và làm việc
- Ngoài ra, trên một số xe người ta lắp mạch báo cho tài xế biết khi có một bóng
đèn phía đuôi bị đứt hay sụt áp ( Đèn báo đứt bóng (Lamp failure indicator) trên
mạch điện làm đèn mờ Đèn báo này được đặt trên tableau và sáng lên khi có sự cố về mạch hay đèn
Hình 1.17 : Đèn báo đứt bóng trên xe
Trang 261.4 Một số sơ đồ mạch điều khiển hệ thống chiếu sáng
1.4.1 Mạch điều khiển kiểu dương chờ:
- Sơ đồ mạch điều khiển đèn loại dương chờ:
Hình 1.18 : Sơ đồ mạch điện kiểu dương chờ
Trang 27A Dimmer Switch: Công tắc điều chỉnh chế độ sáng
B Light control switch: Công tắc điều khiển đèn
- Nguyên lý hoạt động:
+ Khi bật công tắc ở vị trí tail: dòng điện sẽ đi từ (+) accu → W1 → A2 → A11 → mass Cho dòng từ (+) accu → cọc 2 → 3 → cầu chì → đèn → mass, làm đèn đờ mi sáng
+ Khi bật công tắc ở vị trí head thì mạch điện đờ mi vẫn sáng, đồng thời có dòng từ (+) accu → W2 → A13 → A11 → mass Rơ le đóng hai tiếp điểm 4’ và 3’
→ qua cầu chì → đèn pha hoặc cốt ( nếu công tắc ở vị trí HU thì đèn pha sáng lên, còn nếu công tắc ở vị trí HL thì đèn cốt sáng lên ) → mass
+ Khi bật chế độ FLASH: dòng điện từ (+) accu → W2 → A14 → ED → mass Do đó đèn flash sẽ không phụ thuộc vào vị trí bật công tắc của LCS (light control switch)
Trang 281.4.2 Mạch điều khiển kiểu âm chờ:
- Sơ đồ mạch điều khiển kiểu âm chờ:
Hình 1.19 : Sơ đồ mạch điều khiển kiểu âm chờ
Trang 29+ Nếu công tắc đảo pha nằm ở vị trí HU thì dòng qua cuộn W3 → A12 → mass Làm đóng hai tiếp điểm 3 và 4, dòng điện đi qua tiếp điểm 4 và 3 → cầu chì → đèn pha
→ mass, đèn pha sáng lên đồng thời đèn báo pha cũng sáng lên do được mắc song song với đèn pha
+ Đèn flash thì sẽ không phụ thuộc vào vị trí của công tắc LCS nên khi bật công tắc flash thì sẽ có dòng điện từ (+) accu → W2 → A14 → A9 → mass
Trang 30CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE MAZDA
CX-3
2.1 Tìm hiểu chung về xe mazda CX-3
Hình 2.1 : Xe mazda CX-3
Mazda CX-3 là mẫu xe Subcompact Crossover/SUV hạng nhỏ của nhà sản xuất ô
tô Mazda, Nhật Bản CX3 sử dụng nền tảng khung gầm chung với Mazda2 và ra mắt lần đầu tháng 11/2014 tại triển lãm Los Angeles Auto Show 2014
Xe có thông số (DxRxC) là 4275 x 1765 x 1550 (mm), chiều dài cơ sở 2.700 mm, CX-3 thế hệ 1 trang bị một số mẫu động cơ, chẳng hạn động cơ xăng 1.5 lít và 2.0 bốn xi- lanh, động cơ diesel 1.5L SkyActiv-D CX-3 lần đầu bán ra tại thị trường Mỹ vào cuối năm 2015 nhằm thay thế Mazda2 subcompact được bán trước đó tại thị trường ở Bắc Mỹ
Phía trước, Mazda CX-3 mới có lưới tản nhiệt kích thước lớn, bọc viền chrome Đèn hậu mới lấy cảm hứng thiết kế từ CX-5 Mâm xe hợp kim 18 inch kiểu dáng mới
Trang 31Hình 2.2: Phía trước của xe mazda CX-3
Tiếp đến, cụm đèn pha phần đồ họa bên trong sắc sảo hơn trước
Đèn báo rẽ của Mazda CX-3 được tách rời cụm đèn chính, chuyển xuống nằm chung với đèn sương mù bên dưới Cản trước ốp nhựa đen nhấn nhá khá thể thao
Hình 2.3: Cụm đèn pha và đèn sương mù của xe mazda CX-3
Trang 32Gương chiếu hậu Mazda CX-3 cũng được tách rời trụ A như Mazda CX-30 Cả
ba phiên bản đều có gương tích hợp đầy đủ các tính năng gập điện, chỉnh điện và đèn báo rẽ
Hình 2.4 : Đèn xi nhan và gương chiếu hậu
Về phần đuôi xe, so với phần đầu và thân, đuôi xe Mazda CX-3 được đánh giá cao hơn Những đường nét nhấn nhá gãy gọn ở đuôi sau cộng thêm ống xả kiểu đối xứng mang đến cảm giác khá thể thao Cụm đèn hậu sử dụng thiết kế LED mắt chim ưng thường thấy trên nhiều mẫu xe Mazda Cản sau ốp nhựa to bản góp phần tăng thêm sự cứng cáp và vững chãi
Hình 2.5 : Cụm đèn đuôi xe cx3
Trang 33Cụm đèn hậu Mazda CX-3 sử dụng thiết kế LED mắt chim ưng
Hình 2.6 : Đèn phía sau của xe mazda CX-3
Nhìn chung xe MAZDA CX-3 – Lựa chọn mới trong phân khúc SUV đô thị Mẫu xe là sự kết hợp cân bằng giữa phong cách thiết kế năng động và trải nghiệm lái thú vị, linh hoạt của một chiếc xe Sự kết hợp thú vị này sẽ mang đến nét riêng đặc trưng thể hiện cá tính và phong cách tự tin của người sở hữu
Trang 342.2 Hệ thống đèn pha cốt trên xe
Đèn pha cốt là gì:
- Sở dĩ có tên gọi đèn pha đèn cốt là do đây là tên mượn của tiếng Pháp:
“phare" và “code" Cụ thể hơn, từ phare trong "les phares “automobiles “ hay “ plein phare ” - là loại đèn chiếu sáng xa của ô tô Mặt khác “phare" cũng có nghĩa là ngọn hải đăng - loại đèn có khả năng chiếu ánh sáng rất xa, thường được dùng ngoài khu vực biển
- Tương tự như thế, từ “cốt" được bắt nguồn từ cụm từ "feux de croisement" - đèn chiếu gần của ô tô
Sơ đồ mạch điện đèn pha cốt:
Hình 2.7: Sơ đồ mạch điện đèn pha cốt trên xe cx3
Trang 35A Battery: Accu
B Fuse main: Cầu chì tổng
C Relay and fuse block: Cụm cầu chì và rơ le
D Headlight LO relay: Rơ le điều khiển đèn cốt
E Headlight HI relay: Rơ le điều khiển đèn pha
F DRL relay: Rơ le điều khiển đèn chiếu sáng ban ngày
Cấu tạo của mạch đèn pha cốt:
- Accu: Cung cấp nguồn điện 1 chiều điện áp 12V cho các bóng đèn
- Các cầu chì
- Khối điều khiển
- Cầu chì pha cốt trái và phải
- Tương tự khi bật công tắt đèn ở vị trí đèn pha thì dòng điện từ accu →cầu chì tổng → cầu chì 20A qua chân của cuộn dây A và E nối điểm C và D của headlight
HI cho dòng điện đến cụm đèn pha trước trái phải của xe → mass Làm sáng đèn pha
Trang 362.3 Hệ thống đèn phía sau ( đèn phanh, đèn soi biển số và đèn báo dừng )
Đèn soi biển số ô tô được sử dụng để giúp những người xung quanh quan sát thấy biển số xe khác khi lưu thông trên đường Bộ phận này được cấu tạo bởi một đến hai bóng đèn tùy theo thiết kế và cần đảm bảo luôn hoạt động tốt, đặc biệt là vào ban đêm Đèn báo dừng xe được sử dụng để thông báo cho các phương tiện phía sau biết và giữ khoảng cách an toàn tránh gây ra những va chạm, tai nạn không mong muốn
Hình 2.8: Sơ đồ mạch điện đèn báo dừng xe
A TNS relay: Rơ le điều khiển đèn phía sau
B Parking light: Đèn dừng xe, đỗ xe
C Front side marker light: Đèn báo ở phía trước
D CCĐ: Hộp điều khiển đèn
Trang 37Nguyên lý hoạt động: Khi bật công tắc của đèn tail/license lawp trong bộ cung cấp điện lúc này accu cung cấp nguồn → cầu chì tổng→ rơ le và cầu chì của bộ TNS relay ( TNS: Đèn đỗ xe, dừng xe ) → chân D và C → đèn báo dừng xe → mass
Hình 2.9:Sơ đồ mạch điện đèn soi biển số\
A Licence plate light: Đèn soi biển số
B Tailight: Đèn tail
C Liftgate light: Đèn cửa ô tô
Trang 38Cấu tạo của mạch điện gồm:
- Ắc quy
- Rơ le và khối cầu chì
- Dây dẫn điện
Sơ đồ mạch đèn phanh được sơ lược như sau:
Hình 2.10: Sơ đồ mạch đèn phanh
Trang 39Cấu tạo:
- Accu
- Cầu chì
- Công tắc máy (IGSW)
- Công tắc phanh ( bàn đạp phanh )
- Đèn báo phanh
- Đèn phanh
Khi người điều khiển đạp bàn đạp phanh, khi đó accu cung cấp nguồn qua công tắc IGSW → cầu chì → bàn đạp phanh → đèn phanh và đèn báo phanh → mass → Làm sáng đèn phanh
Hình 2.11: Khi xe đạp bàn đạp phanh sẽ báo hiệu cho xe phía sau
Trang 402.4 Hệ thống đèn sương mù
Đèn sương mù xe ô tô còn có tên gọi khác là đèn gầm Đây là một phần trong hệ thống chiếu sáng của ô tô và được trang bị trên nhiều dòng xe ô tô phổ biến ngày nay Mặt khác, đèn sương mù có cấu tạo và vị trí lắp đặt khác biệt hoàn toàn so với đèn pha hay đèn hậu
Vai trò và chức năng của đèn sương mù:
- Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết có sương mù hoặc mưa phùn, đèn sương
mù giúp tài xế quan sát mặt đường ngay tại vị trí ghế lái hoặc dọc theo vạch kẻ đường hai bên một cách dễ dàng
- Ngoài ra, tài xế còn có thể sớm nhận ra ánh đèn sương mù phía sau của xe đi trước để giữ khoảng cách phù hợp với các phương tiện cùng tham gia giao thông Hệ thống đèn sương mù hoạt động độc lập với đèn pha trong những tình huống đèn pha không thể mang đến tầm quan sát tốt
Hình 2.12: Công tắc đèn sương mù
Vị trí của công tắc đèn sương mù thường nằm trên bộ điều khiển đèn hay còn gọi
là công tắc sừng trâu