1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng ao năng lự ạnh tranh ủa tổng ông ty bưu hính viễn thông việt nam

130 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,16 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG (8)
    • 1.1. Lý luận chung về cạnh tranh (8)
      • 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh (8)
      • 1.1.2. Phân loại cạnh tranh (12)
      • 1.1.3. Các công cụ sử dụng chủ yếu trong cạnh tranh (15)
    • 1.2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (23)
      • 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh (23)
      • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh (0)
    • 1.3. Các mô hình để phân tích năng lực cạnh tranh (0)
      • 1.3.1. Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT (27)
      • 1.3.2. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael. Porter (28)
      • 1.3.3. Phân tích năng lực doanh nghiệp (33)
  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (37)
    • 2.1. Phân tích thị trường Bưu chính viễn thông Việt Nam (37)
      • 2.1.1. Nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông trên thị trường Việt Nam (39)
      • 2.1.2. Cung ứng dịch vụ bưu chính viễn thông trên thị trường Việt Nam (62)
    • 2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT (74)
      • 2.2.1. Giới thiệu tổng quan về VNPT (74)
      • 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá lực cạnh tranh của VNPT (82)
      • 2.2.3. Kết luận về những mặt mạnh và yếu trong thực hiện cạnh tranh của (96)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM- (104)
    • 3.1. Các giải pháp mà VNPT cần phải chủ động thực hiện (105)
      • 3.1.1. Nâng cao hơn nữa chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ (105)
      • 3.1.2. Tăng cường đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực (109)
      • 3.1.3. Giảm chi phí, hạ giá thành và đổi mới cơ chế hạch toán quản lý tài chính (113)
      • 3.1.4. Các giải pháp về mở rộng và phát triển thị trường (114)
      • 3.1.5. Các giải pháp khác (120)
    • 3.2. Kiến nghị với Nhà nước và Bộ bưu chính Viễn thông (124)
  • KẾT LUẬN (126)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (128)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG

Lý luận chung về cạnh tranh

Lý luận cạnh tranh kinh tế đã được các nhà kinh tế học trước C.Mác và chính các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin đề cập đến. Ở nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự thay đổi tư duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh và độc quyền Cạnh tranh là một trong những đặc trưng của cơ chế thị trường, nó vừa là môi trường, vừa là động lực của nền kinh tế thị trường “ Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một thị trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh Cạnh tranh vì lợi ích phát triển của đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau” [1]

Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá Do đó hoạt động cạnh tranh gắn liền với sự tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu …

Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc từ Latinh với ý nghĩa chủ yếu là sự ganh đua, thi đua của các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi thế, và mục tiêu xác định

Theo Từ điển Tiếng Việt thì cạnh tranh có nghĩa là “ Cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau” [2]

Theo Từ điển Cornu của Pháp thì cạnh tranh được hiểu là “hành vi của doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm làm thoả mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một lượng khách hàng thường xuyên”

[3] Như vậy cạnh tranh được hiểu là quá trình mà các chủ thể tìm mọi biện pháp để vượt lên so với các đối thủ về một lĩnh vực nhất định

Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa (TBCN) và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Các Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh TBCN là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường Quy luật này dựa trên sự chênh lệch của giá cả, chi phí sản xuất và khả năng có thể bán được hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận

Với các quan niệm như trên, phạm trù cạnh tranh được hiểu: “ Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi ”

Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu còn sử dụng các khái niệm: sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, và năng lực cạnh tranh Rõ ràng các khái niệm trên đều có quan hệ với cạnh tranh, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với cạnh tranh Xét trong phạm vi có hạn của luận văn thì coi khái niệm: sức cạnh tranh; khả năng cạnh tranh; năng lực cạnh tranh có thể được sử dụng như là một khái niệm đồng nghĩa

Khi sản xuất hàng hoá phát triển thì cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và khốc liệt Trong quá trình ấy, một mặt sản xuất hàng hoá với quy luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt khỏi thị trường những doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh thích hợp, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả Nhưng mặt khác, những ai biết nắm lấy vũ khí cạnh tranh, dám chấp nhận tiến tới vũ đài của cạnh tranh thì sẽ giành chiến thắng

Như vậy cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường

Sau Đại hội VII của Đảng, thuật ngữ cạnh tranh theo pháp luật hay cạnh tranh lành mạnh đã được sử dụng

Mục đích trực tiếp của các hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành những lợi thế để hạ thấp giá cả của các yếu tố "đầu vào" của các chu trình sản xuất, kinh doanh và nâng cao mức giá "đầu ra" sao cho với chi phí thấp nhất mà vẫn có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất Bởi vậy, thực chất của cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ (mua và bán), đó cũng chính là con đường, phương thức để giành lấy lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế khi tham gia thị trường

Cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến hình thành "gía cả trung bình" và "lợi nhuận bình quân" về từng loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Vì thế, các chủ thể kinh tế là những người sản xuất kinh doanh khi tham gia vào thị trường với tư cách là người mua thì phải tìm đủ mọi biện pháp để có thể mua được hàng hoá dịch vụ cần mua với giá thấp hơn mặt bằng giá nói chung (giá cả bình quân hay còn gọi là giá cân bằng) trên thị trường về chủng loại, chất lượng hàng hoá để có thể hạ tới mức thấp nhất giá thành sản xuất sản phẩm dịch vụ hàng hoá của mình Ngược lại, khi xuất hiện với tư cách là người bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ thì họ phải tìm đủ mọi biện pháp để bán với giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường Nếu những yêu cầu đó không thành hiện thực thì họ sẽ bị loại ra khỏi thị trường, bị loại ra khỏi qui luật cạnh tranh và nguy cơ dẫn đến phá sản là khó tránh khỏi Đối với người tiêu dùng cũng vậy, nếu họ không đủ sức mua để trả giá cân bằng trên thị trường thì họ cũng sẽ bị loại ra khỏi thị trường

Cạnh tranh là một xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi Một mặt nó đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm có chất lượng kém và kinh doanh kém hiệu quả Mặt khác, nó buộc các doanh nghiệp

- 9 - phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm để tồn tại và phát triển

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có một vai trò tích cực nhất định: Thứ nhất, cạnh tranh sẽ tạo ra một môi trường, một "sân chơi" thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp phát triển để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh tìm kiếm chỗ đứng của chính mình

Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với khả năng duy trì và phát triển của doanh nghiệp Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

* Các yếu tố ngoài doanh nghiệp : bao gồm các yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp

+ Sự tham gia của các doanh nghiệp trên cùng lĩnh vực kinh doanh, sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới ra nhập thị trường

+ Khả năng xuất hiện sản phẩm hay dịch vụ thay thế, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ thay thế

+ Vị thế đàm phán của doanh nghiệp trên thị trường cung ứng sản phẩm hay dịch vụ (độc quyền, độc quyền nhóm, có vị thế mạnh về tài chính…)

+ Vị thế đàm phán của người mua

+ Mức độ cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ trên thị trường của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước

+ Tình hình chính trị, hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà Nước, tập quán tôn giáo, trong đó vai trò của Nhà Nước là đặc biệt quan trọng với việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý phù hợp, một môi trường kinh doanh để các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau

Việc tạo lập môi trường cạnh tranh cho các chủ thể tham gia thị trường bao gồm các nhân tố và quan hệ cơ bản sau:

Một là, tạo lập khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh để cho các doanh nghiệp được cạnh tranh bình đẳng là tiền đề đầu tiên của việc tạo lập môi trường cạnh tranh, trong đó đạo luật về cạnh tranh, đạo luật chống độc quyền có vị trí đặc biệt Cơ chế thị trường cạnh tranh chỉ được phát huy một cách hữu hiệu trên cơ

- 22 - sở một hệ thống đồng bộ các "luật chơi" đầy đủ, nhờ đó duy trì được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều phải bị trừng phạt

Hai là, hệ thống tổ chức bộ máy Nhà Nước và các chính sách chế độ Nhà Nước về cạnh tranh và hỗ trợ cạnh tranh, thúc đẩy cạnh tranh bao gồm các tổ chức như Cục bảo vệ cạnh tranh, Uỷ ban chống độc quyền, Toà án kinh tế, các chính sách tài chính, tiền tệ, khuyến khích bảo trợ, xã hội, có ý nghĩa và tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của các doanh nghiệp

Ba là, cơ chế quản lý kinh tế của Nhà Nước là một nhân tố quan trọng tạo nên môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp Cơ chế quản lý kinh tế của Nhà Nước được xây dựng dựa trên cơ sở các chiến lược, định hướng phát triển kinh tế của Nhà Nước trong mỗi giai đoạn

* Các yếu tố do doanh nghiệp chi phối: là các yếu tố do doanh nghiệp có thể chủ động được như yếu tố con người, yếu tố công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh, các chính sách về tài chính, marketing, nghiên cứu và phát triển, + Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, dựa trên phân tích thị trường, lợi thế so sánh của doanh nghiệp, định hướng vào một mảng thị trường nhất định, tập trung vào những sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh Doanh nghiệp cần đăng ký thương hiệu, có logo và quảng cáo thương hiệu của mình, đồng thời tôn trọng luật pháp về bản quyền sở hữu trí tuệ

+ Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới công nghệ, chi phí cho nghiên cứu và triển khai, số lượng các bản quyền sáng chế phát minh, đầu tư về kiểu dáng mẫu mã sản phẩm… là những yếu tố quyết định hàng đầu về chất lượng và tính năng của sản phẩm

+ Sản phẩm bên cạnh chất lượng, tính năng, tính độc đáo, kiểu dáng, sự khác biệt, sự nổi bật so với các sản phẩm khác, bao bì cũng là nhân tố quan trọng của sản phẩm

+ Năng suất lao động, bao gồm các yếu tố liên quan đến người lao động, các nhân tố tổng thể về năng xuất lao động

+ Chi phí sản xuất và chi phí quản lý cũng là nhân tố đáng quan tâm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến giá thành, giá bán và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

+ Các hình thức đầu tư khác có lợi cho cạnh tranh của sản phẩm như: đầu tư nghiên cứu, triển khai, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh : Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, dựa trên một số yếu tố chủ yếu sau:

- Quy mô của doanh nghiệp so với các đối thủ khác nói lên sức mạnh mà doanh nghiệp có thể giành được trong cạnh tranh Trong cùng một môi trường, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tiềm lực cạnh tranh càng lớn và khả năng giành thắng lợi trong cạnh tranh càng lớn Quy mô của doanh nghiệp có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như quy mô về vốn, lao động, giá trị tài sản, doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, năng lực mạng lưới,

- Giá bán sản phẩm là một chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp biết tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, giảm thiểu chi phí, do vậy giá bán sản phẩm hạ mà vẫn có lãi Ngược lại, cũng trong điều kiện như vậy nếu doanh nghiệp tổ chức hoạt động không tốt, chi phí lớn, giá bán sản phẩm cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở cả 2 khía cạnh: chất lượng về mặt vật lý/kỹ thuật của sản phẩm (thể hiện ở giá trị sử dụng của sản phẩm) và chất lượng trong khâu phục vụ (thể hiện ở các dịch vụ đi kèm bán hàng và sau bán hàng) Để có thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, chất lượng sản phẩm là vấn đề luôn được coi trọng Các doanh nghiệp không những phải sản xuất ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp

- 24 - ứng yêu cầu của người tiêu dùng mà còn phải có những dịch vụ và tiện ích kèm theo nhằm tạo ra sự nổi bật, ưu thế riêng và phong cách riêng so với các đối thủ khác nhằm thu hút khách hàng

- Đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và luôn đổi mới sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Do vậy, một doanh nghiệp biết ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới, thường xuyên cho ra thị trường những sản phẩm mới, tiện ích mới có lợi hơn cho khách hàng sẽ là những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt và ngược lại

*/ Chỉ tiêu định lượng: Chỉ tiêu thị phần: (T) -

Doanh thu ( lượng bán) của doanh nghiệp

Các mô hình để phân tích năng lực cạnh tranh

- Chỉ tiêu tỷ trọng thị phần hàng năm (Thn):

Thn = Thị phần năm sau thị phần năm trước -

Nếu Thn>0 tức là thị phần của doanh nghiệp tăng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng lên

Nếu Thn

Ngày đăng: 18/02/2024, 12:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN