1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác hệ thống tự chẩn đoán ô tô Mitsubishi. Ứng dụng chấn đoán dùng máy chấn đoán đa năng Autel Maxidas

76 13 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai Thác Hệ Thống Tự Chẩn Đoán Ô Tô Mitsubishi. Ứng Dụng Chấn Đoán Dùng Máy Chấn Đoán Đa Năng Autel Maxidas
Tác giả Nguyễn Thành Phương
Người hướng dẫn ThS. Dương Minh Thái
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô
Thể loại đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 4,76 MB

Nội dung

Hiện nay sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến yêu cầu và mục đích sử dụng ôtô cũng thay đổi, chiếc xe hiện nay không chỉ đơn thuần là một phương tiện chuyên chở mà nó phải đáp ứng các yêu cầu như tính năng an toàn, độ êm dịu thoải mái, tính tiện nghi, kinh tế và thân thiện với môi trường. Do vậy đã có rất nhiều các tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng vào công nghệ chế tạo ôtô nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn, sự tiện nghi, giảm ô nhiễm môi trường...

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HCM

- -

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC HỆ THỐNG TỰ CHẨN ĐOÁN

Ô TÔ MITSUBISHI ỨNG DỤNG CHẤN ĐOÁN

DÙNG MÁY CHẤN ĐOÁN ĐA NĂNG AUTEL MAXIDAS

Ngành: Kỹ thuật ô tô Chuyên ngành: Cơ khí ô tô

Giáo viên hướng dẫn : ThS Dương Minh Thái Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thành Phương

TP Hồ Chí Minh, năm 2021

Trang 2

Với sự hướng dẫn của thầy: ThS.Dương Minh Thái cùng các thầy giáo của Bộ

môn: Cơ khí ô tô (Khoa cơ khí) em đã thực hiện luận án này Trong quá trình làm luận

án, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không khỏi có những chỗ còn thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của thầy hướng dẫn cũng như các thầy trong bộ môn để luận

án tốt nghiệp này hoàn thiện hơn

Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn sinh viên lớp CO16CLCB đã luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

__

Tp Hồ Chí Minh, ngày…tháng….năm 2021

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

__

Tp Hồ Chí Minh, ngày…tháng….năm 2021

Giảng viên phản biện

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Để góp phần thực hiện công việc trên và cũng là đúc rút lại những kiến thức sau năm năm học tập tại mái trường 'Đại học Giao thông vận tải TP.HCM' em đã được giao luận văn tốt nghiệp với đề tài:

“ Khai thác hệ thống tự chẩn đoán ô tô Mitsubishi Ứng dụng chẩn đoán dùng máy chẩn đoán đa năng Autel Maxidas”

Nội dung chính của luận án bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về chức năng tự chẩn đoán

Chương 2: Giới thiệu về hệ thống điện trên các dòng xe Mitsubishi

Chương 3: Giới thiệu về máy chẩn đoán Autel Maxidas DS808.

Chương 4: Ứng dụng chẩn đoán dùng máy chẩn đoán đa năng Autel Maxidas DS808

Chương 5: Kết luận và hướng phát triển.

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU _ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG TỰ CHẨN ĐOÁN _ 3

1.1 Khái niệm về tự chẩn đoán: _ 3 1.2 Nguyên lý hình thành hệ thống tự chẩn đoán: 4 1.3 Hệ thống thông tin đa chiều MPX: _ 6 1.4 Cách tiến hành chẩn đoán: 10 1.5 DTC (Mã chẩn đoán hư hỏng): _ 12 1.6 Ưu điểm của hệ thống tự chẩn đoán: 15 1.7 Các công cụ chẩn đoán: _ 15 1.8 Các tín hiệu thông báo lỗi trên bảng đồng hồ taplo: 27

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN CÁC DÒNG XE MITSUBISHI 31

2.1 Giới thiệu về hãng xe Mitsubishi: _ 31 2.2 Các dòng xe Mitsubishi chính có mặt tại Việt Nam: _ 32 2.3 Khái quát về hệ thống điện trên các dòng xe Mitsubishi: 37

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY CHẨN ĐOÁN AUTEL MAXIDAS DS808 _ 49

3.1 Giới thiệu chung: 49 3.2 Hướng dẫn sử dụng: 53

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CHẨN ĐOÁN DÙNG MÁY CHẨN ĐOÁN ĐA NĂNG AUTEL MAXIDAS _ 60

4.1 Reset bảo dưỡng: 60 4.2 Thực hành chẩn đoán hư hỏng bằng máy chẩn đoán Autel maxiDas: _ 61

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 65

5.1 Kết luận: _ 65 5.2 Hướng phát triển đề tài: 66

Tài liệu tham khảo _ 67

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 8

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên kết đầu vào

và đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công nghệ cao nhất Do vậy ngành này có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế quốc dân nhưng cũng chính bởi lý do

đó việc thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô thành công là rất khó khăn Ngành công nghiệp

ô tô ở Việt Nam là một ngành công nghiệp non trẻ, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô với mong muốn đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành mũi nhọn Chính vì vậy trong thời gian gần đây số lượng và chủng loại ô tô nước ta tăng một cách đáng kể

Vì các hệ thống điều khiển xe được phát triển từ loại điều khiển cơ khí sang điều khiển điện tử, vì thế càng ngày càng trở nên khó khăn hơn cho kỹ thuật viên để đánh giá chính xác hư hỏng và biện pháp khắc phục hư hỏng Do đó, hệ thống OBD đã xuất hiện

và tồn tại Với sự tiến bộ của công nghệ, số lượng lớn các hệ thống bắt đầu được vận hành dưới rất nhiều ECU, vì thế bắt buộc phải có một hệ thống OBD mới Hệ thống tự chẩn đoán mã lỗi tiêu chuẩn (hệ thống mã lỗi tiêu chuẩn OBD II - On board diagnostic II)

Trong quá trình học tập của mình em luôn mong muốn tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa để công tác bảo dưỡng, sửa chữa được chính xác và tiết kiệm, đạt hiệu quả tốt đa Do đó em đã tìm hiểu và nghiên cứu về

hệ thống tự chẩn đoán trên xe ô tô

Trong quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của thầy Dương Minh Thái và các thầy bộ môn

Do thời gian và kiến thức vẫn còn hạn chế do đó em không thể tránh khỏi những sai xót, em rất mong nhận được sự góp ý và các ý kiến đóng từ các thầy trong bộ môn

và các thầy trong hội đồng giám khảo cùng các bạn sinh viên để em được hoàn thiện thêm kiến thức của mình để phục vụ cho quá trình học tập và làm việc sau này của bản thân em

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

Tp Hồ Chí Mình, ngày…tháng…năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thành Phương

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG TỰ CHẨN ĐOÁN

1.1 Khái niệm về tự chẩn đoán:

Tự chẩn đoán là một công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất ô tô Khi các hệ thống và cơ cấu của ô tô hoạt động có sự tham gia của các máy tính chuyên dụng (ECU) thì khả năng tự chẩn đoán được mở ra một cách thuận lợi, tác động kỹ thuật vào quá trình khai thác sử dụng ôtô, đảm bảo cho ôtô hoạt động có độ tin cậy, an toàn hiệu quả cao bằng cách phát hiện và dự báo kịp thời các hư hỏng và tình trạng kỹ thuật

hiện tại mà không cần phải tháo rời ôtô hay tổng thành máy của ô tô

Người và ô tô có thể giao tiếp với các thông tin chẩn đoán (số lượng thông tin này tùy thuộc vào khả năng của máy tính chuyên dùng) qua các hệ thống thông báo, do vậy các sự cố hay triệu chứng hư hỏng được thông báo kịp thời, không cần chờ đến định kỳ

chẩn đoán

Như vậy, mục đích chính của tự chẩn đoán là đảm bảo ngăn ngừa tích cực các sự

cố xảy ra Trên ô tô hiện nay có thể gặp các các hệ thống tự chẩn đoán: hệ thống đánh lửa, hệ thống nhiên liệu, động cơ, hộp số tự động, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ

thống điều hòa nhiệt độ,… Các hệ thống tự chẩn đoán giúp thông báo cho lái xe kịp thời

sự cố của các hệ thống trên xe

Hình 1.1: Vị trí một số cảm biến và hệ thống tự chẩn đoán trên ô tô.

Trang 13

1.2 Nguyên lý hình thành hệ thống tự chẩn đoán:

Nguyên lý hình thành hệ thống tự chẩn đoán dựa trên cơ sở các hệ thống tự động điều chỉnh Trên các hệ thống tự động điều chỉnh đã có các thành phần cơ bản: cảm biến

đo tín hiệu, bộ điều khiển trung tâm (ECU), cơ cấu chấp hành Các bộ phận này làm việc

theo nguyên tắc điều khiển mạch kín (liên tục)

Yêu cầu cơ bản của thiết bị tự chẩn đoán bao gồm: cảm biến đo các giá trị thông

số chẩn đoán tức thời, bộ xử lý và lưu trữ thông tin, bộ phát tín hiệu thông báo

Như vậy, từ hai hệ điều khiển tự động và hệ thống tự chẩn đoán ta có thể ghép chung phần cảm biến, bộ xử lý và lưu trữ thông tin ghép liền với ECU Tín hiệu thông báo được đặt riêng Từ đó ta sẽ có sơ đồng ghép chung của hai hệ thống được mô tả như

sau:

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống điều khiển tự động.

Trang 14

Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống điền khiển tự động có chẩn đoán

Do hạn chế về giá thành, không gian trên ôtô, nên hệ thống tự chẩn đoán không phải là hệ thống hoàn thiện so với hệ thống chẩn đoán chuyên dùng, song sự có mặt của

nó là yếu tố tích cực trong sử dụng

Ưu điểm cơ bản của hệ thống tự chẩn đoán là:

- Nhờ sử dụng các thông tin từ cảm biến của hệ thống tự động điều khiển trên xe, các thông tin thường xuyên cập nhật và xử lí, cho nên chúng dễ dàng phát hiện ngay các

sự cố và thông báo kịp thời ngay cả khi xe đang hoạt động

- Sự kết hợp các bộ phận như trên, tạo ra sự hoạt động của hệ thống tự chẩn đoán rộng hơn hệ thống chẩn đoán độc lập Nó có khả năng báo hư hỏng, hủy bỏ chức năng hoạt động của hệ thống trên xe, thậm trí hủy bỏ chức năng làm việc của ôtô, nhằm hạn chế tối đa hư hỏng tiếp theo, đảm bảo an toàn chuyển động Mặt khác kết cấu của thiết

bị lại nhỏ gọn, đảm bảo tính kinh tế cao trong khai thác

Trang 15

Tự chẩn đoán là biện pháp phòng ngừa tích cực mà không cần chờ đến định kì chẩn đoán Ngăn chặn kịp thời các hư hỏng, sự cố hay khả năng mất an toàn chuyển động tối đa Hạn chế cơ bản của tự chẩn đoán là giá thành thiết bị cao và tự chẩn đoán không thể sử dụng trong việc đánh giá trạng thái kĩ thuật tổng thể

1.3 Hệ thống thông tin đa chiều MPX:

Một đặc tính của ôtô hiện đại là sự phát triển việc điều khiển điện tử một cách nhanh chóng

- Nhiều hệ thống khác nhau

- Điều khiển chính xác

Vấn đề đặt ra là sự gia tăng mạnh của số lượng dây điện Để đối phó với điều này, mỗi nhà sản xuất ôtô đã chủ động phát triển MPX (Multiplex Communication System) Một ECU điều khiển từng hệ thống mà đã được kết nối với nhau tạo nên hệ thống MPX

Hình 1.4 Sơ đồ ECU điều khiển các hệ thống

1.3.1 Ưu điểm:

Việc áp dụng MPX mang lại những ưu điểm sau

Trang 16

- Làm giảm số lượng dây điện

- Việc chia sẻ thông tin cho phép giảm số lượng công tắc, cảm biến và bộ chấp hành

- Do ECU nằm gần công tác và cảm biến sẽ đọc thông tin của tín hiểu và truyền tín hiệu đến các ECU khác, chiều dài của dây điện có thể rút ngắn lại

Một bộ điều khiển độc lập (ECU) được nối với đường truyền gọi là một “điểm nút” trong MPX

b Điểm nút

Khái niệm này có nghĩa ban đầu là "giao điểm" và để cho biết một cấu trúc lôgic của mạng Một mạng máy tính bao gồm nhiều cổng và thiết bị

Trang 17

“Điểm nút” sẽ số hoá các bộ phận này và quyết định cấu trúc hay chức năng Trong mạng thông tin đa chiều, “Nút" có nghĩa là ECU

Hình 1.6 Sơ đồ khối mô tả MPX

1.3.3 Đặc điểm chính của MPX:

a Chế độ “Nghỉ” và “Sẵn sàng” :

Khi sử dụng xe, MPX ở trong trạng thái “Sẵn sàng", tuy nhiên khi hệ thống nhận thấy rằng lái xe đã rời khỏi xe, nó sẽ dừng việc liên lạc giữa mọi điểm nút (ECU) để tránh dòng điện rò Trạng thái này được gọi là " trạng thái nghỉ"

Lúc này, tất cả ECU ở trong chế độ tiết kiệm năng lượng ngoại trừ chức năng “Phát hiện trạng thái sẵn sàng"

b Trạng thái “nghỉ” và “sẵn sàng” thay đổi như sau:

(1) Khi hệ thống phát hiện thấy trạng thái mà lái xe đã rời khỏi xe, tất cả các nút

sẽ dừng việc liên lạc Trạng thái này được gọi là trạng thái “Nghỉ”

(2) ECU trong hệ thống chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng, ngoại trừ chức năng phát hiện chế độ sẵn sàng

Trang 18

(3) Khi đang ở chế độ nghỉ, nếu có bất kỳ công tác có liên quan nào được kích hoạt (Ví dụ, khi lái xe mở cửa hay mở khóa cửa bằng chìa) ECU phát hiện thấy có hoạt động

sẽ thoát khỏi chế độ tiết kiệm năng lượng và bắt đầu truyền tín hiệu trở lại

(4) Tại thời điểm đầu tiên của quá trình truyền dữ liệu sau khi đã sẵn sàng, nó sẽ gửi một thông báo "Sẵn sàng" đến các ECU khác để khôi phục hoạt động

Khi khóa điện được đặt ở vị trí ACC hay LOCK và tất cả các cửa đóng, và một thời gian sau khi công tác cuối cùng hoạt động, các ECU sẽ đồng thời chuyển sang chế

độ “Nghỉ” Khi một ECU khôi phục từ chế độ “Nghỉ”, nó sẽ đánh thức các ECU khác

Để tìm hư hỏng trong hệ thống điều khiển bởi MPX phải hiểu rõ những quan điểm như sau:

- Thông tin đầu vào của từng ECU là gì (công tắc và cảm biến)? Những thông tin

đó được truyền đến ECU nào?

- Dựa vào những thông tin nhận được, dưới những điều kiện nào thì cơ cấu chấp hành hoạt động?

Một ví dụ cụ thể là khi có vấn đề xảy ra với cửa sổ điện bên phía hành khách thì

ta cần phải xác định được thông tin đầu vào sẽ đến từ những công tắc hay cảm biến nào?

Trang 19

Hình 1.7: Các tín hiệu đầu vào của công tắc cửa sổ điện

Ở hình minh họa ta có thế thấy cửa sổ điện bên phía hành khách được điều khiển bởi 3 ECU nhận tín hiệu từ 3 công tắc khác nhau (Bộ nhận tín hiệu điều khiển từ xa, Công tắc chính bên phía tài xế, công tắc cửa bên phía hành khách) vì thế khi có vấn đề xảy ra với cửa sổ điện bên phía hành khách thì việc ưu tiên nên làm là tiến hành kiểm tra các bộ phận trên đầu tiên

1.4 Cách tiến hành chẩn đoán:

Kiểm tra xem có DTC phát ra hay không:

- Nếu khi kiểm tra bằng máy chẩn đoán có phát ra DTC thì chúng ta sẽ tiến hành xem mã DTC đó là mã gì, hư hỏng về cơ cấu nào

- Nếu khi kiểm tra mà không có DTC phát ra thì đường truyền tín hiệu vẫn bình thường

Kiểm tra kết nối mạch kín:

Trang 20

Do đường truyền liên lạc ở dạng nối theo kiểu khép kín, thậm chí nếu một điểm trên đường truyền bị đứt, việc liên lạc có thể định hướng lạc mà không có trục trặc gì Lúc này mã chẩn đoán sẽ cho biết trạng thái “Bình thường”

Hình 1.8: DTC không phát ra

Khi không có mã DTC nào xuất hiện thì ta tiến hành kiểm tra từng hệ thống

- Kiểm tra công tắc hay cảm biến: hư hỏng có thể là ở công tắc hay cảm biến Nếu không phát hiện hư hỏng thì nguyên nhân có thể là do hư hỏng trong mạch ECU

- Kiểm tra bộ chấp hành: thực hiện thử kích hoạt “Active test” bằng máy chẩn

đoán Nếu bộ chấp hành không hoạt động thì hư hỏng là do bộ chấp hành Nếu bộ chấp

hành vẫn hoạt động bình thường thì hư hỏng có thể là trong mạch ECU

- Kiểm tra dây điện: tiến hành các dây nối từ ECU đến công tắc, cảm biến và bộ chấp hành Hư hỏng có thể là ở đầu giắc cắm, trong thiết bị điện hoặc hư hỏng do dây điện

Nếu có 2 điểm bị đứt thì lỗi liên lạc sẽ xảy ra và mã chẩn đoán sẽ hiển thị

Trang 21

Hình 1.9: DTC phát ra.

Khi có DTC phát ra thì hư hỏng có thể chia thành 2 loại chính: đứt mạch và ngắn mạch

- Đứt mạch: chỉ một phần của đường truyền là không thể sử dụng để liên lạc, một

số phần còn lại có thể liên lạc được Nguyên nhân có thể là do tuột giắc, ECU hỏng (đứt mạch cấp nguồn trong ECU hay mát, hư hỏng bên trong ECU)

- Ngắn mạch: tất cả các chức năng liên lạc điều dừng lại Nguyên nhân có thể là

do ngắn mạch trong dây điện hay đường truyền bên trong ECU

1.5 DTC (Mã chẩn đoán hư hỏng):

1.5.1 Phát mã DTC:

DTC phát ra mã có 5 hay 2 chữ số Trong sách Hướng dẫn sửa chữa, các hạng mục phát hiện, điều kiện phát hiện và khu vực hư hỏng được liệt kê cho từng mã, hãy tham khảo sách Hướng dẫn sửa chữa khi chẩn đoán

a Đối với mã DTC 5 chữ số:

Trang 22

Đối với mã DTC 5 chữ số, hãy nối máy chẩn đoán vào DLC3 để liên lạc trực tiếp với ECU động cơ và hiển thị DTC trên màn hình máy chẩn đoán để kiểm tra

b DTC 2 chữ số:

Kiểm tra DTC 2 chữ số bằng cách theo dõi kiểu nháy của đèn MIL Nối tắt các cực TE1 (Tc) và E1 (CG) của DLC1 (Giắc nối chẩn đoán số 1), DLC2 hay DLC3 để làm cho đèn MIL phát ra mã chẩn đoán Kiểm tra DTC qua kiểu nháy của đèn

Hình 1.10 Kiểm tra DTC

1.5.2 Trường hợp nhiều hơn hai mã lỗi:

Đèn sẽ bắt đầu nháy từ mã nhỏ nhất và tiếp theo đến mã lớn hơn

Để nối tắt giữa các cực, hãy dùng dây chẩn đoán (SST: 18020 hoặc 18040)

Trang 23

Như vậy, để xóa mã DTC, cần phải sử dụng máy chẩn đoán để liên lạc với ECU động cơ và xóa mã DTC hay tháo cẩu chì EFI hay cáp ắc quy để cắt nguồn cung cấp liên tục đó Tuy nhiên, cần phải cẩn thận, do việc cắt nguồn cung cấp liên tục của ECU động cơ cũng xóa những giá trị hiệu chỉnh dài hạn trong bộ nhớ của ECU động cơ

Hình 1.11: Xóa mã DTC.

THAM KHẢO:

Máy chẩn đoán liên lạc với ECU động cơ, cho phép nó thực hiện những công việc sau ngoài việc phát và xóa mã DTC:

- Kiểm tra dữ liệu lưu tức thời

- Kiểm tra những dữ liệu theo dõi bởi ECU động cơ

- Tiến hành thử kích hoạt mà vận hành cưỡng bức các bộ chấp hành

1.5.4 Chức năng chọn chế độ chẩn đoán:

Hệ thống chẩn đoán có 2 chế độ: chế độ bình thường và chế độ kiểm tra

- Chế độ bình thường: Sử dụng chế độ này để chẩn đoán bình thường

- Chế độ kiểm tra:

Trang 24

+ Chế độ này cung cấp độ nhạy phát hiện khi chẩn đoán cao hơn so với chế độ thường và làm cho việc chẩn đoán dễ dàng hơn

+ Ở chế độ này, DTC dễ phát hiện hơn khi thực hiện phép thử tái tạo lại hư hỏng trên xe

+ Tất cả DTC và dữ liệu lưu tức thời sẽ bị xóa trong chế độ này

1.6 Ưu điểm của hệ thống tự chẩn đoán:

Nhờ việc sử dụng các tín hiệu từ các cảm biến của hệ thống tự điều khiển trên xe nên các thông tin thường xuyên được cập nhật và xử lý, bởi vậy chúng có thể dễ dàng phát hiện ngay các sự cố và thông báo kịp thời ngay cả khi xe đang hoạt động

Việc sử dụng các bộ phận kết hợp như trên tạo khả năng hoạt động của hệ thống chẩn đoán rộng hơn các thiết bị chẩn đoán độc lập Nó có khả năng báo hư hỏng, hủy

bỏ các chức năng của hệ thống trên xe, thậm chí có thể hủy bỏ khả năng làm việc của ô

tô nhằm hạn chế tối đa hư hỏng tiếp sau, đảm bảo an toàn chuyển động Thiết bị cũng không cồng kềnh đảm bảo tính kinh tế

Hệ thống tự chẩn đoán phát triển kéo theo sự phát triển của các mát chẩn đoán chuyên dùng và nó đã được quy chuẩn quốc tế và các mã lỗi theo chuẩn (OBD II) để tiện cho việc chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa

Tự chẩn đoán là một biện pháp phòng ngừa tích cực mà không cần chờ tới chẩn đoán định kỳ Ngăn ngừa kịp thời các hư hỏng, sự cố hoặc khả năng mất an toàn chuyển

độ đến tối đa

1.7 Các công cụ chẩn đoán:

1.7.1 Xác định thông số chẩn đoán qua dụng cụ đo đơn giản:

* Đối với động cơ:

Trang 25

- Nghe tiếng gõ bằng ống nghe và đầu dò âm thanh: dụng cụ đơn giản, mức độ

chính xác phụ thuộc vào người kiểm tra

Hình 1.12 Một số dụng cụ nghe âm thanh.

- Sử dụng đồng hồ đo áp suất:

+ Đồng hồ đo áp suất khí nén: đo mức độ giảm thiểu của áp suất cuối kì nén, cho phép kết luận tình trạng mòn của nhóm chi tiết trong động cơ: pittong, xy lanh, xéc

măng; chất lượng bao kín của khu vực buồng đốt

+ Đồng hồ đo áp suất chân không trên đường ống nạp: dùng để đo độ chân không

trên đường ống nạp

+ Đo áp suất dầu bôi trơn: Việc xác định áp suất dầu bôi trơn trên đường dầu chính của thân máy cho phép xác định được tình trạng kỹ thuật của bạc tay truyền, bạc cổ trục khuỷu với trục khuỷu Khi áp suất dầu giảm, có khả năng khe hở của bạc, cổ trục bị mòn quá lớn, bơm dầu món hay tác một phần đường dầu Áp suất dầu bôi trơn trên đường dầu chính thay đổi phụ thuộc vào số vòng quay động cơ, chất lượng hệ thống bôi trơn

bơm dầu, lưới lọc trong đáy dầu, bầu lọc thô, tinh

+ Đồng hồ đo áp suất nhiên liệu diesel: Đồng hồ đo áp suất nhiên liệu diesel dùng

để đo áp suất nhiên liệu thấp áp (từ bơm thấp áp lên bơm cao áp) Loại đồng hồ đo áp

Trang 26

suất thấp có giá trị đo lớn nhất đến 400 kPa và được lắp sau bơm thấp áp Loại đồng hồ

đo áp suất cao của hệ thống nhiên liệu thuộc loại chuyên dùng

- Đo số vòng quay động cơ:

Đa số các trường hợp việc xác định số vòng quay động cơ cần thiết bổ sung thông tin chẩn đoán cho trạng thái đo các giá trị mômen, công suất (mômen ở số vòng quay

xác định, công suất ở số vòng quay xác định)

Các đồng hồ đo có thể ở dạng thông dụng với chỉ số và độ chính xác phù hợp:

- Với động cơ diesel chỉ số tới (5000 - 6000)v/ph;

- Với động cơ xăng chỉ số tới (10000 - 12000) v/ph

* Đối với hệ thống truyền lực:

- Sử dụng các loại thước đo:

+ Đo khoảng cách:

• Đo hành trình tự do, hành trình làm việc

• Đo quãng đường tăng tốc, quãng đường phanh

+ Đo góc:

Dùng để kiểm tra độ rơ của các cơ cấu quay: độ rơ của trục các đăng, độ rơ của bánh xe Các góc này gọi tên là góc quay tự do Góc quay tự do biểu thị tổng hợp độ mòn của cơ cấu trong quá trình làm việc như: bánh răng, trục, ổ đồng thời nêu lên chất

lượng của cụm như: các đăng, hộp số, cầu, hệ thống lái

Các thông số này đem so với các thông số chuẩn (trạng thái ban đầu, hay trạng thái

cho phép) và suy diễn để tìm ra hư hỏng hay đánh giá chất lượng của cơ cấu hoặc cụm + Đo bằng lực kế:

Nhiều trường hợp khi xác định hành trinh tự do, cần thiết phải dùng lực kế để xác định, chẳng hạn trên ôtô có tải trong lớn các giá trị góc quay tự do do trên bánh xe phải dùng lực kế để xác định chính xác, trên hệ thống có cường hoá, cảm giác nặng nhẹ khi

Trang 27

bộ cường hoá làm việc không những chỉ thông qua thông số hành trình mà còn cần đo

lực tác dụng ở trên cơ cấu điều khiển

* Đối với hệ thống điện:

Các thiết bị thường dùng là:

- Đồng hồ đo điện (vạn năng kế) dùng để đo cường độ dòng điện, điện áp trên

mạch (một chiều, xoay chiều), điện trở thuần

- Đồng hồ đo cách điện (megommet)

- Đồng hồ đo điện áp bình điện (ampe kế kim)

Các loại dụng cụ này thuộc dụng cụ dùng phổ biến tại các trạm, gara và có thể sử dụng đo để biết khả năng thông mạch, điện áp và cường độ trên các bo mạch chính trong

hệ thống, cuộn dây, linh kiện điện

Hình 1.12: Đồng hồ đo điện áp bình điện. Hình 1.13: Đồng hồ đo điện trở vòi phun

1.7.2 Các máy chẩn đoán hiện đại:

a Máy chẩn đoán G-Scan 2:

Trang 28

Hình 1.14: Máy chấn đoán G-Scan 2

G-scan 2 là sản phẩm do hàng GIT của Hàn Quốc sản xuất với ưu điểm nổi bật như là dòng máy chẩn đoán ô tô đa năng duy nhất sử dụng tiếng Việt, với khả năng chẩn đoán chuyên sâu các dòng xe Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và các dòng xe tải 24V Được nhiều xưởng dịch vụ lựa chọn sử dụng và khá phổ biến

Đặc điểm nổi bật của G-scan 2:

• Được thiết kế với bộ vi xử lý 3 CPU giúp máy hoạt động và truy xuất dữ liệu nhanh hơn

• Chạy trên hệ điều hành Windows CE 6.0 và với thiết kế màn hình cảm ứng LCD rộng 7 inch, độ phân giải 1024x600 px nên G-scan 2 sử dụng cảm thấy “mượt”, và thông tin, hình ảnh hiển thị rất sắc nét

• Máy được trang bị 4 phía cứng, 6 phím chức năng và một cây bút nhựa, người dùng có thể sử dụng linh hoạt và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc

Trang 29

• Công nghệ PIN Li-on Polymer 2100 mAh 1 Cell trên G-scan 2 có thể hoạt động liên tục trong 3 – 4 giờ, tiện lợi trong việc sử dụng hoạt mang đi xa

• Công nghệ kết nối không dây WiFi thuận tiện trong việc cập nhật phần mềm một cách trực tiếp một cách nhanh chóng

• Thẻ nhớ ngoài SD 16 Gb giúp lưu trữ toàn bộ dữ liệu về phần mềm, dữ liệu chẩn đoán cũng như lưu trữ hình ảnh sửa chữa tiện lợi nhất

Chức năng chẩn đoán của G-Scan 2:

• Chẩn đoán đa năng các dòng xe Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, xe tải 24V và các dòng xe Trung Quốc

• Tự động chẩn đoán và tìm kiếm mã lỗi tất cả các hệ thống trên xe chỉ bằng 1 lần chọn, giúp tiết kiệm thời gian thao tác mà vẫn đạt hiệu quả cao

• Hiển thị thông tin mã lỗi đầy đủ chi tiết của tất cả các hệ thống trên xe bao gồm: Động cơ, Hộp số, Phanh, Túi khí, Điều hòa, Hệ thống lái, Chống trộm, Smart Key, Điện thân xe…

• Chức năng chẩn đoán chuyên sâu từ đọc lỗi, xóa lỗi – DTC Analysis, xem dữ liệu động – Data Analysis, kích hoạt cơ cấu chấp hành – Actuation Test, thực hiện chức năng đặc biệt – Special Function, xem thông tin ECU – ECU Information, ghi lại dữ liệu hoạt động trong thời gian thực – Flight Record Review

• Hệ thống cập nhật thông minh giúp quản lí linh hoạt các phiên bản phần mềm của từng dòng xe, và tùy chọn trong việc tải phần mềm

• G-scan 2 hỗ trợ chức năng kiểm tra đường truyền mạng CAN và hiển thị trạng thái của tín hiệu ngay trên màn hình, giúp xác định khiếm khuyết phần cứng của hệ thống mạng CAN

b Máy chẩn đoán G-Scan 3:

G-Scan 3 là sản phẩm nâng cấp của dòng G-Scan 2 trước đó với thiết kể hiện đại

và gọn gàng hơn và có nhiều nâng cấp nổi bật về chức năng chẩn đoán

Trang 30

Hình 1.15: Máy chẩn đoán G-Scan 3

Đặc điểm nổi bật của G-Scan 3:

• Được trang bị chip Samsung Core Exynos 7420 Octa-core mạnh mẽ, bộ xử lý

lý tưởng để quản lý các hoạt động nhà xưởng để lưu trữ tất cả hồ sơ của xe, thông tin khách hàng và các hình ảnh, dữ liệu cần thiết khác

• Giao diện người dùng thông qua công nghệ màn hình cảm ứng điện dung giúp việc sử dụng dễ dàng nhất và trực quan nhất các thao tác chẩn đoán và nhiều chức năng khác Màn hình TFT độ phân giải cao cung cấp khả năng đọc nhanh và thao tác trên màn hình cảm ứng thuận tiện

• Đo tín hiệu điện áp hoặc cường độ dòng điện các cảm biến và cơ cấu chấp hành của xe và hiển thị các tín hiệu này trên 4 kênh đo độ phân giải cao

• Được thiết kế để hỗ trợ chẩn đoán các hệ thống trên xe thương mại 24V, kết nối Dựa trên hệ điều hành Android 6.0 cung cấp trải nghiệm và giao diện người dùng được cải thiện, khởi động nhanh, đa nhiệm, kết nối mạng tốt và nâng cao hệ thống bảo mật trực tiếp với xe buýt và xe tải (Không hỗ trợ thị trường Mỹ và Canada)

Trang 31

• Bộ nhớ trong 64GB chứa các ứng dụng phần mềm và dữ liệu cho tất cả các hãng

xe, hỗ trợ thẻ nhớ ngoài lên đến 128GB cho phép không gian lưu trữ rộng rãi để lưu hình ảnh và dữ liệu được ghi

• Được thiết kế để dễ dàng tạo một báo cáo chẩn đoán Báo cáo trước chẩn đoán

sẽ nêu bật bất kỳ lỗi nào mà phương tiện gặp phải, trong khi báo cáo sau chẩn đoán sẽ xác nhận rằng chúng đã được xử lý đúng cách

• Kết nối mạng Wi-Fi cho phép cập nhật thông minh, phản hồi nhanh, hỗ trợ TeamViewer, in không dây, trình duyệt và nhiều hơn nữa

• Được trang bị pin dung lượng 6300 mAh Bên cạnh khả năng dùng G-scan mà không cần sử dụng nguồn điện bên ngoài trong nhiều giờ, nó cũng cho phép các chức năng chẩn đoán nâng cao cần phải động cơ hoạt động

Tính năng của máy chẩn đoán G-Scan 3:

• Chức năng báo cáo khi đọc lỗi

• Cấu trúc Menu chọn xe đơn giản

• Mô tả đầy đủ và chi tiết

• Tạo ghi chú và chụp nhanh màn hình

• Hệ thống tự động tìm kiếm

• Bản ghi dữ liệu và hiển thị đồ thị

• Chức năng tự kiểm tra Self-Test

• Nhật ký dữ liệu và hỗ trợ phản hồi nhanh

➢ Chức năng của máy chẩn đoán G-Scan 3:

• Đọc và xóa tất cả các mã lỗi trên xe

• Xe dữ liệu của các chi tiết chấp hành theo dạng thông số, đồ thị và so sánh một

cách trực quan

• Reset các loại đèn bảo dưỡng,…

• Cài đặt bơm, cài đặt kim phun, cài góc lái điện tử…

• Kích hoạt các cơ cấu chấp hành, giúp các kỹ thuật viên loại bỏ các trường hợp có

nguy cơ bị lỗi một cách chính xác

• Cài đặt chìa khóa, cài đặt hộp đen ECU, cài đặt túi khí/ hộp body…

Và nhiều chức năng chuyên sâu khác, có trên chiếc máy đọc lỗi thông minh nhất thế giới này Đặc biệt, Gscan 3 cũng tích hợp cả tính năng điều khiển máy từ xa

Trang 32

(Teamviewer), giúp các kỹ thuật viên của đại lý hỗ trợ kỹ thuật viên phân tích mã lỗi

một cách dễ dàng, xóa bỏ khoảng cách địa lý

c Máy chẩn đoán Autel Maxidas DS808:

Autel MaxiDAS DS808 dòng máy chẩn đoán đa năng tầm trung với hỗ trợ với hơn

80 dòng xe trên thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ Máy đọc lỗi ô tô Maxidas Ds808

là một thiết bị chẩn đoán phù hợp dành cho các Garage vừa và nhỏ, đang tìm kiếm các

công cụ chẩn đoán mới với chi phí đầu tư không quá cao nhưng vẫn đáp ứng được các nhu cầu công việc

Máy chẩn đoán Autel MaxiDAS DS808 nổi bật với phạm vi bao phủ rộng rãi về chẩn đoán cấp độ OE Được cài đặt với bộ xử lý 4 nhân, DS 808 mang đến sự thuận tiện

và hiệu quả tối đa cho công công việc chẩn đoán và phân tích của bạn Giao diện người dùng trực quan giúp sử dụng thiết bị dễ dàng thông qua màn hình cảm ứng LCD 7inch Cùng với đó là giá thành dễ tiếp cận so với các dòng sản phẩm của G-Scan nên mức độ phổ biến cũng cao hơn

Trang 33

Hình 1.16: Máy chẩn đoán ô tô đa năng Autel MaxiDAS DS808.

➢ Autel MaxiDAS DS808 trang bị cấu hình mạnh mẽ:

Máy chẩn đoán Autel MaxiDAS DS808 nổi bật với phạm vi bao phủ rộng rãi về

chẩn đoán cấp độ OE Được cài đặt với bộ xử lý 4 nhân, DS808 mang đến sự thuận tiện

và hiệu quả tối đa cho công công việc chẩn đoán và phân tích của bạn Giao diện người dùng trực quan giúp sử dụng thiết bị dễ dàng thông qua màn hình cảm ứng LCD 7 inch

hiển thị chất lượng 1024 x 600,

Cùng với đó là giá thành dễ tiếp cận so với các dòng sản phẩm của G-Scan nên mức độ phổ biến cũng cao hơn

Trang 34

Hình 1.17: Autel MaxiDAS trang bị cấu hình mạnh mẽ

➢ Thông Số Kỹ Thuật Autel DS808:

Bộ nhớ máy Thẻ nhớ Micro SD ( hỗ trợ tới 32Gb)

Cảm biến Cảm biến ánh sáng tự độ điều chỉnh độ sáng

Nguồn 3.7 V/3200 mAh lithium-polymer battery

Sạc qua nguồn một chiều DC 5 Volt

Thời lượng sử

dụng Sử dụng liên tục khoảng 4.5h

Trang 35

Honda Diag-H Protocol, TP2.0, TP1.6

➢ Đặc điểm nổi bật của Autel Maxidas DS808:

Hình 1.18: Tính năng chẩn đoán của Autel DS808

Máy đọc lỗi ô tô Autel Maxidas DS808 là sản phẩm chẩn đoán phân khúc tầm trung phù hợp với các Garage chuyên làm các dòng xe du lịch, với các tính năng:

Trang 36

• Hỗ trợ chẩn đoán hơn 80 dòng xe trên thị trường Châu Mỹ, châu Á và châu Âu.

• Khả năng Exceptional OE-Level đặc biệt cho tất cả các hệ thống điện tử

• Đầy đủ các khả năng cho mã, dữ liệu trực tiếp, kiểm tra hoạt động, thông tin ECU, thích ứng, đối sánh, v.v

• Công nghệ AutoVIN thông minh để nhận dạng xe dễ dàng

• Tự động cập nhật hệ thống và phần mềm với thông báo tin nhắn đẩy thời gian thực qua Wi-Fi

• Hỗ trợ kỹ thuật điều khiển từ xa tức thì mọi lúc, mọi nơi

• Cộng đồng trực tuyến MaxiFix dựa trên đám mây cung cấp một cơ sở dữ liệu khổng lồ về các mẹo chẩn đoán và sửa chữa

• Interactive Data Logging ghi lại quá trình chẩn đoán cho phép liên hệ trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ của Autel trong việc khắc phục lỗi chẩn đoán, cũng như các vấn đề liên quan đến thiết bị

• One-stop multitasking là tính năng thiết kế dành cho việc quản lý garage, hỗ trợ việc bảo lưu các file dữ liệu, thông tin khách hàng

• Hệ thống quản lý dữ liệu phục vụ cho việc quản lý các ứng dụng và xem lại data

Máy chẩn đoán Autel DS808 hỗ trợ các hệ thống:

Hiện nay, trên ô tô đã và đang được tích hợp ngày càng nhiều các hệ thống điện – điện tử trên xe để tối ưu công suất động cơ, giúp cho quá trình vận hành hiệu quả hơn Bên cạnh đó các công nghệ cũng được áp dụng với mục đích bảo vệ an toàn và tiện nghi hơn dành cho người sử dụng Với việc được áp dụng các công nghệ trên xe đã làm cho

việc chẩn đoán và sửa chữa ngày càng khó khăn và phức tạp hơn

1.8 Các tín hiệu thông báo lỗi trên bảng đồng hồ taplo:

Tất cả các dòng xe ô tô hiện nay đều có đèn báo lỗi trên bảng táp lô Mỗi đèn báo,

ký hiệu đều mang một ý nghĩa và chức năng riêng Nó thường được chia thành nhóm nguy hiểm, cảnh báo hư hỏng và bình thường với các màu sắc khác nhau

Trang 37

Các ký hiệu, đèn báo trên bảng táp lô của ô tô có ý nghĩa cảnh báo tình trạng hoạt động của xe nhằm cung cấp thông tin cho người lái Trong một buổi khảo sát với hơn 2.000 tài xế ở Anh của Tập đoàn Britannia Rescue cho thấy 98% không hiểu hết ý nghĩa đèn báo lỗi ô tô Trong đó có đến 52% tài xế chỉ hiểu ý nghĩa một nửa đèn báo lỗi ô tô

Chính vì vậy, tập đoàn Britannia Rescue đã tổng hợp 64 ký hiệu đèn khác nhau của bảng táp lô thường xuyên có mặt trên các thương hiệu xe ô tô phổ biến Việc làm này nhằm mục đích giúp các bác tài hiểu rõ ý nghĩa đèn báo ô tô để kịp thời sửa chữa hoặc cẩn thận khi chạy trên đường

Hiện nay có tổng cộng 64 ký hiệu đèn báo lỗi phổ biến trên bảng táp lô của tất cả hãng xe ô tô Nhưng chỉ có 12/64 ký hiệu xuất hiện thường xuyên và các dòng xe ở Việt Nam cũng nằm trong số đó Trung bình những mẫu xe có mặt tại Việt Nam sẽ sở hữu

từ 9 - 12 ký hiệu đèn báo lỗi ô tô phổ biến

Hình 1.19: Các đèn báo lỗi trên ô tô hiện nay

Đèn báo trên taplo được chia thành 3 nhóm màu chính nhằm giúp người điều khiển

dễ dàng nhận biết mức độ nghiêm trọng của sự cố xảy ra và thuận tiện hơn trong việc đưa ra phương án xử lý tức thời:

Trang 38

- Nhóm màu đỏ mang ý nghĩa nguy hiểm

- Nhóm màu vàng mang ý nghĩa cảnh báo hư hỏng cần sửa chữa

- Nhóm màu xanh và trắng chỉ trạng thái hoạt động của xe

Hiện nay trên các dòng xe sang, cao cấp và cận cao cấp đã được trang bị một phần hoặc toàn bộ màn hình hiển thị là dạng kỹ thuật số Điều này có nghĩa là một số đèn thống báo sẽ không còn được tích hợp dưới màn hình mà thay vào đó là hiện thị dưới dạng hình ảnh trực quan hơn trên màn hình cỡ lớn kèm với lời nhắc bằng chữ về vấn đề đang xảy ra giúp người điều khiển dễ dàng nhận biết và đưa ra phương án xử lý

Hình 1.20: Những báo lỗi thường gặp trên Mitsubishi Outlander

Ngày đăng: 18/02/2024, 00:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN