1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lĩnh vực bảo vệ môi trường qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh bình dương

99 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường Qua Thực Tiễn Áp Dụng Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
Tác giả Nguyễn Thị Minh Nga
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, TS. Trương Thế Minh
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG .

Trang 1

1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THỊ MINH NGA

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA THỰC TIỄN ÁP

DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

MÃ SỐ: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – NĂM 2023

Trang 2

2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THỊ MINH NGA

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA THỰC TIỄN ÁP

DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

MÃ SỐ: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ THU THỦY

TS TRƯƠNG THẾ MINH

BÌNH DƯƠNG – NĂM 2023

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Pháp luật về trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” này là công trình nghiên cứu độc lập của

Trang 4

Thầy, Cô trong Viện đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp tôi trau dồi kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian học tập tại trường

Tôi trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Thị Thu Thuỷ là người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn hiện luận văn

Trong quá trình làm bài luận văn thạc sĩ, tôi cảm thấy rằng mình đã học tập và trải nghiệm được nhiều điều vô cùng hữu ích Bài luận văn của tôi sẽ không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và nhận xét chân thành từ quý Thầy, Cô

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn việc nghiên cứu đề tài 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn 8

6.1 Về mặt khoa học 8

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 8

7 Bố cục của luận văn 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 10

1.1 Khái quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 10

1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 10

1.1.2 Nguyên tắc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 17

1.1.3 Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 22

Trang 7

v

1.2 Khái quát pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh

vực bảo vệ môi trường 26

1.2.1 Khái niệm pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 26

1.2.2 Nội dung pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 28

Kết luận Chương 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 32

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 32

2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp 32

2.1.2 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải ra môi trường của doanh nghiệp 36

2.1.3 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” của doanh nghiệp 42 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 46

2.2.1 Những kết quả đạt được 46

2.2.2 Hạn chế, bất cập phát sinh 57

Kết luận Chương 2 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 62

3.1.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm thực hiện lâp báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp 62

Trang 8

vi

Thứ nhất, Hoàn thiện quy định về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi

trường 62

Thứ hai, Hoàn thiện quy định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 63

Thứ ba, Hoàn thiện quy định về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 64

3.1.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải ra môi trường của doanh nghiệp 65

3.1.3 Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” của doanh nghiệp 68 3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương 71

3.2.1 Giải pháp về nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ xử lý theo hướng giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn tại khu công nghiệp 71

3.2.2 Ban hành cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường 72

3.2.3 Tăng cường phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của hoạt động BVMT 73

3.2.4 Xây dựng bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội 75

Kết luận Chương 3 77

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i

Trang 9

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn việc nghiên cứu đề tài

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility- CSR)

là sự cam kết của doanh nghiệp cho sự phát triển bền vững của xã hội bên cạnh

sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường được áp dụng như là một chiến lược nhằm tìm kiếm hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp song song với bảo đảm phúc lợi xã hội cũng như bảo vệ môi trường Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm các phương diện: (1) Bảo vệ môi trường; (2) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (3) Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; (4) Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; (5) Bảo đảm an toàn và quyền của người lao động và (6) Bảo đảm quyền của cổ đông trong doanh nghiệp

Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là lĩnh vực đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà quản

lý Bởi lẽ, trong thực tế, xuất hiện khá nhiều những hiện tượng liên quan đến hình ảnh tiêu cực của các doanh nghiệp trong hoạt động, từ các thông tin về việc sử dụng thực phẩm bẩn, với hàng tấn cá chết được vận chuyển vào miền nam làm nước mắm, các xe khách chở đầy thịt bẩn tuồn vào các nhà hàng, các cửa hàng chế biến thức ăn sẵn,… đến sự việc các công ty không xử lý chất thải nhà máy gây ô nhiễm, Liệu điều này có tiếp tục diễn ra nếu như các doanh nghiệp, công ty

ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình đối với xã hội, đối với cộng đồng và từng khách hàng sử dụng sản phẩm?

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của DN vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cách khác nhau Hơn nữa, trong nhiều năm trở lại đây, đạo đức kinh doanh của DN trở thành vấn đề rất được dư luận quan tâm và gây bức xúc trước hàng loạt các vi phạm, xâm hại của

DN đến môi trường và con người ở mức độ nghiêm trọng

Tỉnh Bình Dương hiện có 32 Khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích 10.963ha, trong đó có 29 KCN đang hoạt động với tỷ

lệ cho thuê đạt 88,13% Trong đó, trên 40.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản

Trang 10

2

xuất kinh doanh trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề như dệt nhuộm, xi mạ, cơ khí, may mặc, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm

Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế từ hoạt động của các KCN, CCN đem lại cho địa phương thì cũng kéo theo nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao Theo báo cáo của cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Bình Dương từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện, kiểm tra và thụ lý gần 1.500 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm, trong đó: Phát hiện mới hơn 1.200 vụ Đã xác minh làm rõ và đề xuất xử lý hơn 1.100 vụ với tổng số tiền phạt trên 45 tỷ đồng Khởi tố hình sự 4 vụ trong đó: Số

vụ gây ô nhiễm môi trường là 241 vụ Xử phạt vi phạm hành chính với số tiền khoảng 38 tỷ đồng

Từ những số liệu trên cho thấy ý thức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường còn hạn chế do doanh nghiệp vẫn xem trách nhiệm xã hội thực chất chỉ đơn thuần là trách nhiệm đạo đức, khía cạnh pháp lý chưa được chú ý đúng mức Mặt khác, hệ thống pháp luật quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường chưa đảm bảo sự thống nhất, đầy đủ, cụ thể, rõ ràng Chính vì thế, việc làm rõ các khía cạnh lý luận, đánh giá thực trạng

và đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:

“Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc

sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường, cũng như phân tích quy định của pháp luật hiện nay về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường, thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương đối với môi trường Qua đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã

Trang 11

3

hội của doanh nghiệp đối với môi trường, nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường trên địa bàn tình Bình Dương

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Từ đó, chỉ ra những hạn chế, bất cập chủ yếu

- Đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm của xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường

3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong khoa học pháp lý thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là chế định nhận được sự quan tâm của các luật gia, nhà khoa học trong thời gian vừa qua dưới nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau (Luận văn/luận án; bài báo khoa học) Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu:

(1) Bài viết “Các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam và những vấn đề đặt ra”

của tác giả Phùng Thị Yến đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý năm 2019 Bài viết đã phân tích khái niệm, nội dung và vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam; từ đó đề xuất một số lưu ý về việc thực thi các qui định về trách nhiệm xã hội trong các hiệp định này

(2) Bài viết “Cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Huyền Sang đăng trên Tạp chí Dân chủ

và Pháp luật, Số 1/2016 Bài viết đã làm rõ khái niệm, ý nghĩa và nội dung của

cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội và cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Trang 12

4

(3) Bài viết khoa học “Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga” của GS Morozov Pavel

Evgenhevich, Shevchenko Olga Aleksandrovna đăng trên Tạp chí Khoa học pháp

lý, Số 1/2017 Tác giả bài viết đã phân tích khái niệm, các quy phạm pháp luật điều chỉnh trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động ở Nga; các hình thức trách nhiệm pháp lý của người sử dụng lao động Đề cập đến các hạn chế trong pháp luật Nga liên quan đến vấn đề này và kinh nghiệm cho Việt Nam

(4) Bài viết khoa học “Tăng cường thanh tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp “của tác giả Phạm Thị Huyền Sang

đăng trên Tạp chí Thanh tra, Số 8/2015 Tác giả bài viết đã đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện nay, đưa ra các giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra và giám sát xã hội đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam

(5) Bài viết “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Khái niệm, các mô hình và kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp” của tác giả Trần Hoàng Hải đăng

tải trên Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 7(101)/2016 Tác giả bài viết nhận định: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) được thực hiện rộng rãi ở các nước, nhất là các nước có nền kinh tế phát triển từ những thập niên cuối của thế kỷ XX Nội hàm của phạm trù CSR bao gồm không chỉ trách nhiệm pháp lý mà cả trách nhiệm về đạo đức của doanh nghiệp trong việc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường Các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ được cộng đồng ủng hộ, uy tín được nâng cao và cuối cùng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường, đạt được cao hơn

(6) Luận án tiến sĩ “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay” của NCS Nguyễn Diệu Linh thực

hiện tại Học viện Khoa học xã hội năm 2021 Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng TNXH của DN trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, trong đó điểm nhấn là thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về TNXH của

DN trong bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay; từ đó xây dựng định

Trang 13

5

hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, trong đó đặc biệt chú ý các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNXH của DN trong việc bảo đảm quyền con người

(7) Luận văn thạc sĩ “Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Kim

Anh Đào thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội năm 2016 Luận văn đã đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm xã hội của DN và tình hình thực hiện thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đưa ra những hạn chế, bất cập của pháp luật và nêu lên các ý kiến nhắm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm xã hội của DN

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã phân tích quy định của pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và gợi mở một số giải pháp, kiến nghị Tuy nhiên chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào cụ thể, chi tiết về thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương Do

đó, việc tác giả thực hiện đề tài này thể hiện tính mới và không trùng lặp

Trên cơ sở đó, tác giả sẽ kế thừa các nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Kế thừa một số vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; và pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thứ hai, Kế thừa một số quan điểm khoa học về đề xuất giải pháp kiến

nghị hoàn thiện các quy định pháp luật trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Những vấn đề Luận văn tiếp tục giải quyết

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Phân tích để làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể: (i) trách

Trang 14

6

nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp; (ii)

trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải ra môi trường của doanh nghiệp; (iii) quy

phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

- Phân tích các bản án, vụ việc điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại tỉnh Bình Dương làm cơ sở để nhận diện hạn chế của pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện

Những công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tư liệu tham khảo cần thiết, là cơ sở kế thừa cho những nghiên cứu tiếp theo Tuy nhiên, đến nay chưa

có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cụ thể tại tỉnh Bình Dương Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu là có tính mới và không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thứ nhất, các tài liệu liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

đối với môi trường

Thứ hai, các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thứ ba, thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Thứ tư, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp đối với môi trường, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cuả doanh nghiệp đối với môi trường tại tỉnh Bình Dương

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn năm 2016

đến năm 2022

- Phạm vi nội dung: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một chế định với phạm vi tương đối rộng với các nội dung

Trang 15

7

khác nhau Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học tác giả tập trung phân tích quy định pháp luật với 3 nội dung: (i) trách nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp; (ii) trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải ra

môi trường của doanh nghiệp; (iii) quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm

thực hiện các nghĩa vụ tài chính dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phương pháp phân tích được sử dụng để luận giải một số vấn đề

lý luận pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; phân tích các nội dung cơ bản của pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thứ hai, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm tổng hợp những

thông tin, tài liệu, văn bản pháp luật đã thu thập được và sắp xếp theo bố cục hợp

lý để liên kết những nội dung đã phân tích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu được sử dụng xuyên suốt luận văn

Thứ ba, phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng đánh giá một

số trường hợp điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thứ tư, phương pháp phân loại và hệ thống hóa được sử dụng để phân loại

và sắp xếp những quy định của pháp luật khác nhau thành từng nhóm quy phạm

có cùng bản chất, nhóm quy phạm có liên quan tạo thành một hệ thống có tính logic Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý luận và pháp luật về trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Phương pháp này được sử dụng trong toàn luận văn

Thứ năm, phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng khi xây dựng

bảng hỏi, tiến hành khảo sát, xử lý các thông tin, đánh giá, tổng hợp và sử dụng các thông tin thu thập được có liên quan đến những nội dung pháp luật về trách

Trang 16

8

nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Để đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả đề tài đã tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu tại một số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An

6 Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn

6.1 Về mặt khoa học

Luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Trên cơ sở đánh giá, phân tích, bình luận các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Luận văn đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các chủ thể liên quan chế độ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt tại tỉnh Bình Dương

Đồng thời, có thể được sử dụng là tài liệu học tập cho người học trong chương trình đào tạo cử nhân luật chuyên ngành luật kinh tế tại các cơ sở đào tạo

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục

viết tắt; phần chính của luận văn có 03 chương và những nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Tổng quan pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trang 17

9

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trang 18

10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.1 Khái quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trong tiếng Anh, cụm từ trách nhiệm xã hội được biểu đạt là là Social Responsibility Giới nghiên cứu ở Anh – Mỹ thiên về khuynh hướng hiểu TNXH

là một sự cam kết (mang tính tự nguyện), trong khi giới nghiên cứu ở khu vực Châu Âu lục địa lại thiên về cách giải thích TNXH như một nghĩa vụ (mang tính bắt buộc) Một bên thì tin tưởng vào những hành động mang tính tự nguyện, còn phía bên kia thì lại đòi hỏi phải có các quy định chung

Tuy nhiên, cho đến nay, cách hiểu phổ biến về trách nhiệm xã hội được thừa nhận chung là trách nhiệm về mặt xã hội không chỉ là thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý có hiệu lực, mà còn phải đi xa hơn và đầu tư nhiều hơn cho nguồn vốn con người, cho môi trường và cho các mối liên hệ với các thành phần

có liên quan1 Trên cơ sở đó, Tổ chức tiêu chuẩn hoa quốc tế (International Organization for Standardization - viết tắt là ISO) đã đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội trong tiêu chuẩn ISO 26000, trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của

tổ chức/doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường thông qua sự minh bạch và hành vi đạo đức nhằm:

(i) Đóng góp cho sự phát triển bền vững, bao gồm cả sự lành mạnh và thịnh vượng của xã hội

(ii) Tính đến những mong muốn của các bên liên quan

(iii) Phù hợp với luật pháp và nhất quán với chuẩn mực ứng xử quốc tế (iv) Tích hợp trong toàn bộ tổ chức và thực thi trong các mối quan hệ của

tổ chức

1 Lê Thị Nga (2023), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững nhìn từ góc độ pháp lý” Nxb CAND

Trang 19

11

Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC) Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm được nhiều chuyên gia luận giải trên những phương diện khác nhau như:

-Theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới, TNXH của DN (Corporate Social Responsibility hay TNXH của DN), được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đôgng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội2”

- Theo phương diện quản trị doanh nghiệp: “TNXH của DN là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ

em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai Quan

điểm này là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một doanh nghiệp Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực TNXH của DN còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển

Do đó, TNXH của DN bao gồm 4 khía cạnh liên quan đến toàn bộ quá trình vận hành của một doanh nghiệp:

2 Nguyễn Hoàng Phú (2020), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Trang 20

12

Thứ nhất, về kinh tế: Đòi hỏi doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa và dịch

vụ mà xã hội cần, đáp ứng yêu cầu về giá cả hàng hoá; nhu cầu sử dụng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm, phân phối các nguồn sản xuất, hàng hoá và dịch vụ trong hệ thống xã hội…Khi doanh nghiệp đáp ứng được những điều trên, là doanh nghiệp đã thực

sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

- Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công

ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc

- Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý

Thứ hai, về pháp lý: Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định

pháp luật về trách nhiệm; nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các bên hữu quan đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong qúa trình thực hiện hoạt động kinh doanh, bảo vệ khách hàng, môi trường kinh doanh Tuỳ từng quan hệ pháp luật

mà doanh nghiệp tham gia, sẽ chịu sự điều chỉnh của những quy định pháp luật tương ứng Trong quan hệ kinh doanh – thương mại, nghĩa vụ của doanh nghiệp thường tập trung ở: hoạt động cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo

vệ môi trường; đảm bảo sự an toàn và bình đẳng, tham gia phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái

Từ đó, doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình; phải gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi của mình mang lại

Trang 21

13

Thứ ba, phương diện đạo đức: Là những hành vi và hoạt động mà xã hội

mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật

Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công

ty và với các bên hữu quan

Thứ tư, hoạt động từ thiện của doanh nghiệp: Là những hành vi của doanh

nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, đóng góp cho các dự án của xã hội ngay cả khi họ không thuộc trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp như quyên góp ủng hộ cho người nghèo, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng… Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và trách nhiệm đạo đức so với các trách nhiệm khác là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện Nếu họ không thực hiện TNXH của DN mức độ này, họ vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực

mà xã hội trông đợi

Từ cách phân tích có thể hiểu “TNXH của DN là sự cam kết và hành động thực tế của doanh nghiệp đóng cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo các có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”

Về mặt lý thuyết thì doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận3 Mục tiêu kinh tế là đặc thù cơ bản phân biệt doanh nghiệp với tổ chức chính trị &

3 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2016), “Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh”, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam

Trang 22

Trước những đòi hỏi của sự phát triển bền vững, thực hiện trách nhiệm xã hội là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong những trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT thể hiện chủ yếu thông qua các cam kết không vi phạm quyền con người và gây ô nhiễm môi trường4

Trách nhiệm xã hội yêu cầu các doanh nghiệp bên cạnh mục đích lợi nhuận phải thực hiện các cam kết xã hội về môi trường, quyền con người Điều này xuất phát từ yêu cầu để phát triển bền vững đất nước, cần phải kết hợp cân đối, hài hòa giữa ba nội dung: (i) Phát triển kinh tế, (ii) Đảm bảo tiến bộ xã hội; (iii) BVMT

Trong đó, BVMT là một nội dung quan trọng không thể tách rời trong quá trình phát triển kinh tế, hay nói cách khác, không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá mà xem nhẹ công tác BVMT

Hiện nay, tại các quốc gia phát triển thì BVMT và lợi nhuận của doanh nghiệp là hai vấn đề có tính “hỗ trợ” cho nhau mà ít thể hiện tính đối kháng

Ví dụ, tại các quốc gia ở Châu Âu thì các sản phẩm đạt chứng nhận môi trường ISO:14000, mặc dù có thể có giá thành cao hơn các sản phẩm cùng loại, nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa thích sử dụng do họ có ý thức cao đối với việc bảo vệ môi trường5

4 Nguyễn Thị Hồng Trinh (2020), “Tư pháp quốc tế và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Thực tiễn ở

Mỹ, châu Âu và khả năng khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân sự cố môi trường Formosa ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 02 (132), tr 109

5 Trần Thị Hồng Ngọc và nhóm tác giả (2020), “Lợi ích doanh nghiệp và trách nhiệm với môi trường”, Tạp chí Công thương điện tử, [https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/loi-ich-doanh-nghiep-va-trach-nhiem- voi-moi-truong-72511.htm],

Trang 23

15

Dưới góc độ luật thực định thì ô nhiễm môi trường là “sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên6

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật7 Các dạng ô nhiễm môi trường có thể kể đến là: (i) Ô nhiễm không khí như ô nhiễm khí thải, ô nhiễm bụi, ô nhiễm chì, ô nhiễm mùi, ô nhiễm khói, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm sóng,…8; (ii) Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đát, rồi thấm xuống nước ngầm; (iii) Ô nhiễm đất xảy ra khi đất

bị nhiễm độc các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người (như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học, hoặc thuốc trừ sâu quá liều lượng hoặc không bảo đảm chất lượng hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm)

Trong bối cảnh, ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu thì hoạt đồng BVMT là cần thiết và cấp bách, nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường lành mạnh và góp phần phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội

Luật BVMT năm 2020 quy định “Hoạt động BVMT là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu 9

6 Khoản 12, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

7 Đào Nguyễn Hương Duyên (2023), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ , Học viện Khoa học

Trang 24

16

Tuy nhiên, trên thực tế thì các biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và

sự cố môi trường là việc làm khó khăn, tốn kém, vì vậy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là biện pháp hiệu quả và phù hợp nhất Nếu công tác phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường được thực hiện khoa học, nghiêm túc, và hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn cho công tác khắc phục, phục hồi môi trường sau này

Do đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT gắn với nghĩa vụ phòng ngừa và hạn chế các thiệt hại, tác động xấu đến môi trường

từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:

2013 Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội (ISO 26000:2013), ngoài việc phải tuân thủ luật và quy định của Nhà nước thì doanh nghiệp cần thừa nhận trách nhiệm đối với các tác động môi trường do các hoạt động của doanh nghiệp gây ra cho các khu vực thành thị hoặc nông thôn và môi trường rộng hơn Thừa nhận những giới hạn về sinh thái, tổ chức cần có hành động nhằm cải thiện hoạt động của mình cũng như của các doanh nghiệp khác trong phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp Đây là điều kiện tiên quyết đối với sự sống còn và thịnh vượng của loài người10

Dưới góc độ luật thực định thì Luật BVMT năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành không chỉ rõ các nội dung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT Tuy nhiên, ISO 26000:2013 đề cập 4 vấn đề cốt

lõi về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT bao gồm: (i) phòng ngừa ô nhiễm; (ii) sử dụng nguồn lực bền vững; (iii) giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu; (iv) BVMT, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên

ISO 26000:2013 mô tả hiện trạng cơ bản (dù không chi tiết hóa) và đưa ra các khuyến nghị cho doanh nghiệp trong thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực BVMT dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường Do đó, có ý kiến cho

10 ISO 26000:2013 được ban kèm Quyết định số 2699/QĐ-BKHCN ngày 30/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Trang 25

17

rằng ISO 26000:2013 là một dạng “Luật mềm (Soft law)” giúp doanh nghiệp có

thể vừa tuân thủ một cách tương đối các quy định của pháp luật môi trường, vừa thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội11

Từ các phân tích trên có thể hiểu: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT là nghĩa vụ pháp lý mà doanh nghiệp thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình hoạt động”

1.1.2 Nguyên tắc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thứ nhất, Trách nhiệm phòng ngừa ô nhiễm môi trường

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất vì việc BVMT của Việt Nam được quy định trong văn kiện chính trị, pháp lý quan trọng của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ khác nhau: Quyết định số 1216/QĐ-TTg của TTCP phê duyệt Chiến lược

BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ghi nhận: “Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu

Chính vì vậy, trách nhiệm phòng ngừa ÔNMT của doanh nghiệp được quy định trong Luật BVMT, Bộ luật, luật chuyên ngành, các văn bản pháp luật khác

có liên quan vvv

Trong Luật BVMT thì phòng ngừa ÔNMT là một trong các nguyên tắc

được quy định tại Điều 4 của Luật BVMT năm 2020: “Hoạt động BVTM phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa

ô nhiễm”

11 Nguyễn Tuấn Vũ (2018), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vấn đề bảo đảm an ninh môi trường

ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 06 (118), tr 42 - 49

Trang 26

18

Phòng ngừa ÔNMT là nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu trong BVMT;

“Phòng ngừa ÔNMT” chính là việc doanh nghiệp chủ động ngăn chặn rủi ro đối với môi trường khi chưa xảy ra trên thực tế Điều này xuất phát từ 2 lý do cơ bản sau đây: (i) chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí khắc phục sự cố ÔNMT; (ii) Những tổn hại gây ra cho môi trường là không thể khắc phục triệt để được mà chỉ có thể phòng ngừa ÔNMT

Thứ hai, Trách nhiệm sử dụng nguồn lực bền vững

Nhà nước Việt Nam đã có quan điểm thống nhất về phát triển bền vững là

“Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học, tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống, nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước” được đặt ra trong Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; và được luật hóa trong các đạo Luật BVMT năm 2005, 2014, và 2020

Về cơ bản các tiêu chí của sự phát triển bền vững được quy định trong nhiều đạo luật khác nhau như Luật BVMT năm 2020; Luật Khoáng sản năm 2010; Luật Tài nguyên nước năm 2012; Luật Dầu khí năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 2008); Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Thủy sản năm 2017… quy định doanh nghiệp khai thác và sử dụng các tài nguyên bao gồm cả tài nguyên có thể tái tạo (tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản…) và tài nguyên không thể tái tạo (nhiên liệu hóa thạch, kim loại và khoáng sản); đồng thời hoạt động của doanh nghiệp là tác nhân chủ yếu gây ra các gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng và cạn kiệt nguồn tài nguyên

Do đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT cần dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, giảm thiểu chất thải từ hoạt động khái thác, sử dụng các nguồn tài nguyên ra ngoài môi trường Điều đó đồng nghĩa với việc bên cạnh việc khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hạn chế các nguồn tài nguyên không thể tái tạo có trữ lượng hữu hạn (dầu mỏ, khí đốt, than

Trang 27

19

đá…vv), đồng thời khuyến khích sử dụng các tài nguyên có thể tái tạo và có trữ lượng khai thác vô hạn (sức gió, năng lượng mặt trời, nước biển….vvv) Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thiết lập lộ trình thay thế sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên bằng các nguồn nguyên liệu nhân tạo trong hoạt động sản xuất

để giảm tải sức ép đối với môi trường

Do đo, nghĩa vụ cơ bản mà doanh nghiệp phải thực hiện để đảm bảo trách nhiệm sử dụng tài nguyên bền vững bao gồm:

Một là, doanh nghiệp có trách nhiệm khai thác và sử dụng hợp pháp

nguồn tài nguyên

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản

lý Do đó, các tổ chức, cá nhân trong xã hội chỉ được Nhà nước trao quyền sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên theo quy định của pháp luật

Hai là, doanh nghiệp có trách nhiệm khai thác, sử dụng hợp lý và tiết

kiệm nguồn tài nguyên

Trên thực tế, thì mỗi loại tài nguyên có đặc tính hóa lý và công năng khác biệt Do đó, pháp luật thực định đã quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ khai thác,

sử dụng nguồn tài nguyên phù hợp với đặc tính của từng loại, hợp lý và tiết kiệm, dựa trên cơ sở đảm bảo khả năng tái tạo và duy trì tính bền vững của loại tài nguyên đó Ví dụ, đối với tài nguyên nước thì Luật Tài nguyên Nước năm 2012

đã có những quy định cụ thể về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; các quy định

về quy hoạch, xây dựng và khai thác sử dụng nước của hồ chứa, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất, khai thác,

sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu các nguồn nước

Đối với doanh nghiệp thì trách nhiệm này được thể hiện ở việc doanh nghiệp tuân thủ theo các nội dung được pháp luật quy định ghi nhận trong giấy phép khái thác như địa điểm, sản lượng, thời gian, công cụ phương tiện, xử lý

Trang 28

20

nguồn thải….vvv; đồng thời doanh nghiệp hoàn tất các nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định như nộp thuế, phí, ký quỹ - đặt cọc

Thứ ba, trách nhiệm giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu

Thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu là một vấn đề cần thiết rất được quan tâm trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có ảnh hưởng rõ nét và

để lại hậu quả nghiêm trọng tới Việt Nam, nhiệm vụ này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của đất nước

Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động trong ứng phó tích cực với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu Với xu hướng chung toàn cầu, Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang xây dựng và triển khai nhiều chiến lược, hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc tạo dựng thể chế và chính sách

về giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu được thể hiện trong các đạo luật

có liên quan như Luật BVMT 2020; Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Khí tượng thủy văn 2015…vvv Theo đó, Nhà nước khuyến khích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu Bởi điều này không chỉ tốt cho môi trường mà cũng tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp12 Để thực hiện trách nhiệm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:

* Doanh nghiệp cần giảm thiểu đến mức tối đa việc phát thải khí nhà kính

ra ngoài không khí và cam kết không sử dụng các chất có khả năng gây ra sự suy giảm tầng ozon Đồng thời, doanh nghiệp cần đầu tư xây dụng và lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, và thực hiện các biện pháp xử lý khí thải theo đúng quy trình trước khi phát thải ra môi trưởng không khí; đảm bảo việc không

12 Nguyễn Đức Minh (2017), “Xây dựng chính sách, pháp luật và triển khai các hành động ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 19 (347), tr 37 - 44

Trang 29

Thứ tư, trách nhiệm BVMT, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên

BVMT được xem là nét văn hóa, đạo đức của con người trong xã hội văn minh Con người phải có hành xử văn hóa đối với môi trường thiên nhiên, không thực hiện các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường mà phải sống hài hòa và thân thiện với môi trường Việc tham gia trực tiếp và tích cực của doanh nghiệp trong nhiệm BVMT, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên không chỉ có lợi cho sự bền vững lâu dài mà còn là nhu cầu cấp thiết trong việc kinh doanh; mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp, điển hình như: (i) Nâng cao hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp; (ii) Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp; (iii) Hạn chế, kiểm soát rủi ro về pháp lý, thanh kiểm tra và chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp…14

Theo khuyến nghị của ISO 26000:2013 thì doanh nghiệm cần trở nên có trách nhiệm xã hội hơn bằng cách hành động để BVMT và khôi phục môi trường sống tự nhiên cũng như nhiều chức năng và dịch vụ khác mà hệ sinh thái cung cấp Các khía cạnh chính của vấn đề này bao gồm:

* Xác định giá trị và bảo tồn đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; BVMT sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của

13 Bùi Đức Hiển (2017), “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay”, Nxb.Chính trị Quốc gia

14 Nguyễn Sơn Hà (2021), “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các khu kinh tế ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Đại học Huế

Trang 30

22

loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền15

* Xác định giá trị, bảo vệ và khôi phục các dịch vụ của hệ sinh thái Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau16 Hệ sinh thái đóng góp cho sự lành mạnh xã hội bằng cách cung cấp các dịch vụ như thức ăn, nước, nhiên liệu, kiểm soát lũ lụt, đất trồng, thụ phấn, sợi tự nhiên, sự tái tạo và hấp thụ

ô nhiễm và rác thải Khi hệ sinh thái bị xuống cấp hay bị hủy hoại, nó mất đi khả năng cung cấp các dịch vụ này;

*Sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững

*Phát triển thành thị và nông thôn với môi trường tốt Các quyết định và hoạt động của tổ chức có thể có tác động đáng kể đến môi trường thành thị hoặc nông thôn cũng như hệ sinh thái liên quan Các tác động này có thể đi kèm với,

ví dụ, quy hoạch đô thị, xây dựng, hệ thống giao thông, quản lý rác thải, nước thải và các kỹ thuật nông nghiệp

1.1.3 Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT nhằm đưa pháp luật bảo vệ môi trường vào đời sống, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn vi phạm pháp luật về môi trường

BVMT để nhằm thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững của đất nước thì thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó góp phần ngăn ngừa và ngăn chặn các hành vi

vi phạm pháp luật về BVMT

Pháp luật là cơ sở trong việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của mọi công dân và tổ chức, là công cụ giữ gìn trật tự kỷ cương của xã hội Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải được

15 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học năm 2008

16 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học năm 2008

Trang 31

23

phản ánh thông qua hệ thống pháp luật Quản lý nhà nước bằng pháp luật nhưng vấn đề cơ bản không chỉ là Nhà nước xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật BVMT hoàn chỉnh và đầy đủ, mà điều quan trọng hơn cả là pháp luật của Nhà nước phải được mọi thành viên trong xã hội tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh và triệt để

Do đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT muốn phát huy hết tác dụng, vai trò của pháp luật thì đòi hỏi pháp luật BVMT phải trở thành những hành vi, những xử sự thực tế của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền Qua quá trình thực hiện pháp luật của các chủ thể này thì các quy phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT sẽ phát huy tác dụng không chỉ đối với chính chủ thể thực hiện pháp luật mà còn có tác dụng điều chỉnh đối với các chủ thể khác17

Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT có vai trò đặc biệt quan trọng, pháp luật quy định những hành vi cho doanh nghiệp thực hiện những xử sự thực tế, hợp pháp để quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường

Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững

Thực chất của phát triển bền vững là quá trình phát triển kinh tế - xã hội một cách lành mạnh, dựa trên việc sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên kết hợp với BVMT Với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng nên mỗi quốc gia tìm mọi cách để kinh tế tăng trưởng thật nhanh Một trong những cách thức làm cho kinh tế tăng trưởng nhanh nhất và tiêu tốn ít vốn nhất là tập trung khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường Và hậu quả tất yếu từ việc chạy theo mục tiêu kinh tế tăng trưởng nhanh đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống, đe dọa sự sống và sự tồn vong của xã hội loài người

17 Trần Hữu Sáng (2022), “Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Trang 32

24

Thực chất của phát triển bền vững là quá trình phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên kết hợp với việc BVMT hiệu quả, bền vững Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT

Trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, theo Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; trong đó xác định nội dung BVMT vừa là mục tiêu, vừa phải đảm bảo một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững và được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, dự án về phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ BVMT, bởi đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, sẽ không tránh khỏi các loại chất thải công nghiệp Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp như thế nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao và thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo phòng ngừa ô nhiễm môi trường bằng cách giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực từ các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tới môi trường

Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT góp phần thúc đẩy khuyến khích sử dụng kỹ thuật, công nghệ sạch trong sản xuất, kinh doanh

Để giảm thiểu các loại chất thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng Thông qua việc ứng dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ ít chất thải, con người có thể loại bỏ được chất gây ô nhiễm, nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trường

Do đó, thực hiện pháp luật BVMT có vai trò quan trọng góp phần thực hiện quy

Trang 33

25

định về sử dụng kỹ thuật, công nghệ sạch đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh Vai trò đó thể hiện trên các nội dung sau đây:

Một là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT vừa

bắt buộc, vừa khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến để giảm thiểu các loại chất thải Chẳng hạn pháp luật quy định bắt buộc sử dụng công nghệ sạch mới cho đầu tư vào KCN, hoặc có quy định ưu đãi nhất định khi sử dụng công nghệ sạch

Hai là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, sản xuất sạch để giảm thiểu các loại chất thải và thân thiện hơn với môi trường thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, về vốn, đất đai

Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT góp phần bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành

Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và mọi hoạt động sản xuất của con người Trong quá trình sản xuất công nghiệp, việc chế biến, chế tạo tài nguyên thiên nhiên không thể tránh được việc thải các chất thải độc hại vào môi trường như chất khí CO, CO2, H2S Nước thải sản xuất công nghiệp có chứa hợp chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng đã đổ ra sông, suối, biển làm ô nhiễm nguồn nước, không khí

Do đó, BVMT là yếu tố đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội,

ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở nước

ta18

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT bằng quy định pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp

18 Đỗ Minh Đức (2018), Pháp luật bảo vệ môi trường khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Mở Hà Nội

Trang 34

26

luật, từ đó ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo con người được sống trong môi trường trong lành, đảm bảo phát triển bền vững Khi các quy phạm pháp luật BVMT đi vào thực tế cuộc sống thì các chủ thể thực hiện pháp luật sẽ biết được quyền và trách nhiệm, nghĩa

vụ của mình, từ đó doanh nghiệp tự điều chỉnh hành vi, môi trường sẽ được bảo

vệ trong lành hơn, cuộc sống của con người được đảm bảo cả về mặt pháp lý, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống

1.2 Khái quát pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1.2.1 Khái niệm pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn

xã hội, là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, cũng như

để nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

Trong quá trình thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT, vai trò của pháp luật không thể phủ nhận Điều này được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực

BVMT là công cụ hữu hiệu để thực hiện, khắc phục ÔNMT, sự cố môi trường, góp phần BVMT trong lành, góp phần bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người

Trong xã hội hiện đại trước sức ép của sự phát triển kinh tế, khi nguy cơ ÔNMT do ảnh hưởng của các loại chất thải ngày càng gia tăng, đặc biệt là chất thải từ các KCN thì việc đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người lại càng trở nên quan trọng nhưng cũng khó khăn hơn bao giờ hết

Thứ hai, pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT góp

phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các công trình BVMT Để giảm thiểu ÔNMT từ chất thải công nghiệp, kỹ thuật công nghệ là yếu tố quan trọng Thông qua việc ứng dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, quy trình

Trang 35

27

công nghệ sạch tạo ra ít chất thải, từ đó con người có thể loại bỏ được chất gây ô nhiễm, nguyên nhân cơ bản nhất gây ÔNMT

Thứ ba, pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT

gắn kết các lợi ích của các doanh nghiệp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội

Trong thực tế, khi tiến hành các hoạt động sản xuất cũng như vận hành công trình BVMT các doanh nghiệp thường chỉ hướng tới đảm bảo lợi ích của mình mà bỏ qua các lợi ích chung của toàn xã hội19 Mặt khác, trong lĩnh vực BVMT, các doanh nghiệp đôi khi phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó, thường không thấy được lợi ích của mình trong đấy, chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế của mình bị ảnh hưởng và chỉ nghĩ rằng mình phải bỏ tiền để phục vụ cho lợi ích xã hội Chính vì thế mà các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật môi trường thường không tự giác thực hiện hành vi của mình đối với môi trường theo định hướng mà các quy phạm pháp luật đã quy định

Tuy nhiên, không chỉ ràng buộc nghĩa vụ bảo vệ các lợi ích xã hội, lợi ích môi trường của nhà sản xuất, pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT còn tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đó Những khuyến khích kinh tế như miễn giảm thuế hay những ưu đãi khi thuê đất, những hỗ trợ tài chính cần thiết khi tái chế, tái sử dụng chất thải, thực hiện tốt việc giảm thiểu chất thải, đảm bảo chất lượng môi trường sẽ làm cho các doanh nghiệp thấy rõ được lợi ích thu được từ hoạt động này, thúc đẩy

họ tích cực hơn trong việc đảm bảo các lợi ích xã hội, lợi ích môi trường20

Từ các phân tích trên có thể hiểu: “Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường phát sinh từ quá trình hoạt động”

19 Nguyễn Văn Chiền (2017), Pháp luật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Đại Học Mở Hà Nội

20 Bùi Ngọc Lê Dơn (2016), Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 36

Hoạt động này là biện pháp quan trọng nhằm góp phần BVMT và đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động trong việc phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường và giảm thiểu chi phí bồi thường thiệt hại

Doanh nghiệp phải thực hiện trong hoạt động ĐTM đó là việc mô tả, đánh giá hiện trạng của môi trường nơi dự kiến đặt dự án Sau đó, lựa chọn những hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến môi trường để xem xét, phân tích về tác động trực tiếp, gián tiếp, tác động lâu dài,… và sự tương tác qua lại của các tác động

đó Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra cho môi trường, dự báo được mức độ và quy mô ảnh hưởng của hoạt động đó Thông qua báo cáo ĐTM thì doanh nghiệp phải xây dựng các thiết bị xử lý chất thải hay đầu tư sử dụng các công nghệ tiên tiến gần gũi với môi trường, tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của doanh nghiệp để lựa chọn các giải pháp thích hợp Vì vậy, trên thực tế thì nội dung của báo cáo ĐTM, ở phần cuối luôn phải có kiến nghị và

đề xuất để giảm thiểu tác động môi trường

Thứ hai, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm thu gom, xử

lý chất thải ra môi trường của doanh nghiệp

21 Trần Thị Sáu (2018), “Tham vấn cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác động môi trường và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 6 (358), tr 41-48

Trang 37

29

Chất thải là thuật ngữ thường được dùng để chỉ những chất hay vật liệu được loại bỏ ra từ các hoạt động của con người Chất thải có thể tồn tại ở các dạng khác nhau (rắn, lỏng, khí) và có thể được phân thành nhiều loại

Dưới góc độ pháp lý, Luật BVMT năm 2020 định nghĩa: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác22”

Như vậy, theo định nghĩa này thì để xác định một chất nào đó là chất thải thì có thể căn cứ vào 3 tiêu chí cơ bản sau đây: (i) Chất thải tồn tại dưới dạng vật chất ở thể rắn, lỏng, khí; (ii) Vật chất đó bị chủ sở hữu thải bỏ hoặc bị buộc phải thải bỏ; (iii) Nguồn gốc phát sinh ra chất thải từ hoạt động của con người (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt…)

Để thu gom, xử lý hiệu quả chất thải, trên thế giới có ba phương thức quản lý với ba cách tiếp cận khác nhau, đó là phương thức quản lý cuối đường ống sản xuất (end-pipe-approach); phương thức quản lý dọc theo đường ống sản xuất (production-pipe-line approach); và phương thức quản lý nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng (consumer-driven- approach)23 Việc doanh nghiệp thực hiện hiệu quả thu gom, xử lý chất thải sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của con người từ quá trình làm phát sinh, thu gom, vận chuyển hay tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải

Thứ ba, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Đây là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, còn gọi là PPP (The Polluter Pays Principle)

Nội dung cơ bản của PPP đó là các chủ thể gây ra ÔNMT phải chịu chi phí cho việc khắc phục, cải thiện môi trường bị ô nhiễm Những người khai thác,

sử dụng tài nguyên thiên nhiên, những người có hành vi xả thải vào môi trường cũng như những người có hành vi khác gây tác động xấu tới môi trường đều phải

22 Khoản 18, Điều 3, Luật BVMT năm 2020

23 Nguyễn Văn Phương (2008), “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 38

30

trả tiền24 Theo đó, doanh nghiệp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và các chịu các trách nhiệm khác theo quy định pháp luật; đồng thời doanh nghiệp được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa

vụ đóng góp tài chính cho hoạt động BVMT

24 Võ Trung Tín (2018), “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh,

Trang 39

TNXH của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT có những điểm đặc thù và vai trò riêng biệt Về mặt cấu trúc, TNXH của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT bao gồm nhiều bộ phận cấu thành nhưng trách nhiệm pháp lý ngày càng trở nên quan trọng và chiếm vị trí chủ đạo Chính vì vậy, pháp luật quy định TNXH của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT trở thành nhu cầu cấp thiết ở mọi quốc gia trong thế giới đương đại Mô hình điều chỉnh pháp luật đối với TNXH của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT ở các quốc gia khác nhau có sự khác biệt do tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố Sự điều chỉnh pháp luật phải thể hiện dưới hình thức lồng ghép trong các văn bản pháp luật hoặc ban hành văn bản riêng biệt nhưng đều phải mang tính pháp điển cao và đáp ứng yêu cầu về tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy định pháp luật liên quan

Tính hiệu quả của việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là các yếu tố liên quan đến nhận thức của các chủ thể, đến mức độ hoàn thiện của pháp luật quốc tế

và pháp luật quốc gia, đến trình độ phát triển kinh tế và các điều kiện xã hội khác Quá trình tạo lập các yếu tố này là quá trình lâu dài mà mỗi bước tiến đều đem lại những tác động thúc đẩy hiệu quả thực thi TNXH của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT ở mỗi quốc gia

Trang 40

32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp

2.1.1.1 Quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhiều doanh nghiệp hoạt động có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ

Kiểm soát ô nhiễm môi trường được hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ được nó Các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ phải được áp dụng với cấu trúc có sẵn, đó chính là thể chế, luật pháp, chính sách văn bản, tiêu chuẩn, quy định, các giải pháp công nghệ, các công cụ kinh tế, đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường

Trong một số trường hợp, nhiều chủ thể thực hiện những hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tuy đã bị xử lý vi phạm nhưng những hậu quả môi trường do chúng để lại vẫn kéo dài hàng chục năm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng Vì vậy, ngoài việc dựa vào các tiêu chí môi trường cụ thể, cần căn cứ vào tính chất, mục đích, nội dung, quy mô của dự án, địa điểm thực hiện dự án… để tiến hành thực hiện ĐTM mới thật sự có hiệu quả trong thực tế Các tiêu chí về môi trường được quy định khá chung chung trong Luật

Ngày đăng: 16/02/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w