1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình dương

106 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Kiểm Soát Nội Bộ Công Ty Cổ Phần - Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉnh Bình Dương
Người hướng dẫn PGS. TS. Bành Quốc Tuấn
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 4,07 MB

Nội dung

Trang 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 LDN Luật doanh nghiệp 2 CTCP Công ty cổ phần 3 KSNB Kiểm sốt nội bơ 4 UBKT Uỷ ban kiểm toán 5 BKS Ban kiểm soát 6 HĐQT Hội

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TỪ VĂN NHÂN

TÊN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

MÃ SỐ: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG - NĂM 2023

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TỪ VĂN NHÂN

TÊN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

MÃ SỐ: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS BÀNH QUỐC TUẤN

BÌNH DƯƠNG - NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần, thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” này là công

trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Bình Dương, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận văn

Trang 4

Trong quá trình làm bài luận văn thạc sĩ, tác giả cảm thấy rằng mình đã học tập và trải nghiệm được nhiều điều vô cùng hữu ích Từ đó để tác giả học hỏi

và rút kinh nghiệm cho những bài luận sau và xa hơn là trong quá trình làm việc sau này của mình

Bài luận văn của tác giả sẽ không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và nhận xét chân thành từ quý Thầy,

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Diễn giải

1 LDN Luật doanh nghiệp

2 CTCP Công ty cổ phần

3 KSNB Kiểm soát nội bô

4 UBKT Uỷ ban kiểm toán

5 BKS Ban kiểm soát

11 QTDN Quản trị doanh nghiệp

12 KTNB Kiểm toán nội bộ

13 CTĐC Công ty đại chúng

14 QTRR Quản trị rủi ro

15 QTCT Quản trị công ty

16 COSO The Committee of Sponsoring Organizations

of the Treadway Commission – Ủy ban Chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ, được thành lập năm

1985

17 G20/OECD Nhóm 20 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh

tế - Group of Twenty Organization for Economic Cooperation and Development

Trang 6

3 Điểm quản trị công ty cổ phần tại Việt

Nam giai đoạn từ năm 2018-2021

Biều đồ 3

4 Tổng hợp kết quả đánh giá khuôn khổ

quản trị công ty của Việt Nam

Biểu đồ 4

5 Các yếu tố của hệ thống kiểm soá nội bộ

doanh nghiệp

Biểu đồ 5

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1 Mục tiêu tổng quát 5

3.2 Mục tiêu cụ thể 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 7

6.1 Phương pháp luận: 7

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7

7 Ý nghĩa của đề tài luận văn 8

7.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn 8

7.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 8

8 Kết cấu của luận văn 8

Chương I TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN 10

1.1 Khái quát về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần 10

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần 10

1.1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần 10

1.1.1.2 Đặc điểm về công ty cổ phần 12

1.1.2 Khái niệm về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần 14

1.1.3 Vai trò của kiểm soát nội bộ công ty cổ phần 19

1.2 Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần 23

1.2.1 Khái niệm pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần 23

Trang 8

1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần

26

1.2.2.1 Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về mô hình ban kiểm soát trong CTCP 26

1.2.2.2 Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về mô hình uỷ ban kiểm toán trong CTCP 27

1.3 Kinh nghiệm pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần tại một số quốc gia trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam 29

1.3.1 Kinh nghiệm pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần tại một số quốc gia trên thế giới 29

1.3.1.1 Theo pháp luật của Mỹ 29

1.3.1.2 Theo pháp luật của Nhật Bản 30

1.3.1.3 Theo pháp luật của Trung Quốc 31

1.3.2 Gợi mở cho Việt Nam 33

Kết luận chương 1 34

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 36

2.1 Thực trạng pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần 36

2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về mô hình ban kiểm soát công ty cổ phần 36

2.1.1.1 Quy định về tiêu chuẩn và điều kiện trở thành thành viên Ban kiểm soát 36

2.1.1.2 Quy định về việc bầu thành viên Ban kiểm soát 37

2.1.1.3 Quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Ban kiểm soát 38

2.1.1.4 Quy định về các quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát 41

2.1.2 Thực trạng quy định pháp luật về mô hình uỷ ban kiểm toán công ty cổ phần 47

2.1.2.1 Quy định về địa vị pháp lý của Ủy ban kiểm toán 47

2.1.2.2 Quy định về thẩm quyền của Ủy ban kiểm toán 48

2.1.2.3 Quy định về tổ chức của Ủy ban kiểm toán 49

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần tại tỉnh Bình Dương 58

2.2.1 Khái quát về thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần tại tỉnh Bình Dương 58

2.2.2 Những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần 64

Trang 9

2.2.2.1 Hoạt động của cơ quan KSNB chưa thể hiện rõ nét tính độc lập so

với các thiết chế khác trong CTCP 64

2.2.2.2 Quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan KSNB bị chi phối bởi mô hình quản trị công ty cổ phần theo kiểu “gia đình” 66

Kết luận chương 2 67

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN 69

3.1 Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần 69

3.1.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về mô hình ban kiểm soát công ty cổ phần 69

3.1.1.1 Hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên BKS 69

3.1.1.2 Hoàn thiện quy định về thẩm quyền của ban kiểm soát 71

3.1.1.3 Bổ sung quy định về thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập trực thuộc Ban kiểm soát 73

3.1.1.4 Hoàn thiện quy định về công khai thông tin của ban kiểm soát 73

3.1.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về mô hình uỷ ban kiểm toán trong công ty cổ phần 74

3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần 77

3.2.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị công ty cổ phần 77

3.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần 81

Kết luận chương 3 83

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công ty cổ phần đang là mô hình kinh doanh rất quan trọng và đóng góp rất lớn cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam Trong các Công ty cổ phần, đặc biệt là các Công ty đại chúng và Công ty niêm yết, vị trí, vai trò của cơ quan kiểm soát nội bộ là hết sức quan trọng Ngoài chức năng chính là giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, nhằm ngăn chặn và phát hiện những trường hợp sai phạm, thiếu sót, bất minh, bất hợp lý, xung đột lợi ích… trong việc quản lý, điều hành Công ty; Cùng với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, cơ quan KSNB còn là chủ thể chịu trách nhiệm không những đối với các cổ đông mà còn đối với Bên thứ ba khi phát sinh các hậu quả pháp lý từ những giao dịch tư lợi, giao dịch nội gián và các giao dịch bất hợp pháp của công ty Bởi vậy, trên thực tế, cơ quan KSNB trong CTCP có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý, điều hành Công ty đạt được hiệu quả cao nhất Trong một Công ty cổ phần hoạt động minh bạch, hoặc có mong muốn hoạt động minh bạch, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Giám đốc công ty luôn nhìn nhận cơ quan KSNB trong CTCP dưới góc độ vừa là người trọng tài - quan sát, giúp Hội đồng quản trị ngừng ngay các sai phạm, để không đi quá xa; vừa là người hỗ trợ tích cực cho các hoạt động cải tiến, đặc biệt trong các lĩnh vực rất khó khăn như quản lý tài chính, quản lý đầu tư, quản lý quan hệ cổ đông1

Ngày 17/06/2020, Quốc hội đã thông qua LDN 2020 để thay thế LDN

2014 kể từ ngày 01/01/2021 LDN 2020 tiếp tục có những bước cải cách đáng kể, tạo thuận lợi cho việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp, cắt giảm chi phí và thời gian khởi sự kinh doanh, nâng cao khung khổ pháp lý về quản trị công ty cổ phần nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia Có

ý kiến cho rằng, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có cơ chế để “hạn chế người quản lý hoặc cổ đông lớn lạm dụng địa vị, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và

1 Đoàn Mạnh Quỳnh (2010),Pháp luật về ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr.39

Trang 11

cổ đông nhỏ”, đồng thời đã “bổ sung các quy định về quản trị công ty cổ phần theo thông lệ quốc tế tốt về quản trị doanh nghiệp2 Bên cạnh một số sửa đổi về

mô hình ban kiểm soát trong CTCP; lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp thì nhà làm luật đã sử dụng tên gọi “Uỷ ban kiểm toán” đã thay thế tên gọi “Ban kiểm toán nội bộ” Các lý do chủ yếu được đưa ra là: (i) tên gọi “Ban kiểm toán nội bộ” trực thuộc Hội đồng quản trị có thể gây nhầm lẫn với một cơ quan trùng tên nhưng lại trực thuộc Giám đốc hoặc Ban Giám đốc, mặc dù hai cơ quan cùng tên này hoàn toàn khác về địa vị pháp lý cũng như chức năng, nhiệm vụ, dẫn đến gây khó khăn trong thực tiễn tổ chức và quản lý công ty cổ phần; (ii) tên gọi “Uỷ ban kiểm toán” đã được nhiều công ty sử dụng để thay thế cho tên gọi “Ban kiểm toán nội bộ” trên thực tế; (iii) Sự thay thế bằng tên gọi mới là Uỷ ban kiểm toán

sẽ phù hợp hơn với tên gọi phổ biến hiện nay và thông lệ quốc tế tốt, hạn chế những nhầm lẫn, thúc đẩy một mô hình quản trị mới, hiện đại3

Mặc dù đã có nhiều đổi mới song khung pháp luật về quản trị công ty cổ phần nói chung và KSNB trong CTCP nói riêng do LDN 2020 tạo ra vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện Một số bất cập từ LDN 2014 vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung triệt để, bên cạnh đó một số quy định của LDN năm 2020 cũng chưa tạo sự tương thích với thông lệ quốc tế về quản trị công ty cổ phần Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản trị công ty

cổ phần nói chung và kiểm soát nội bộ trong CTCP nói riêng trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết

Từ các lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về kiểm soát nội

bộ công ty cổ phần - thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” cho luận văn thạc

sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế

2 Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Hưng Long (2021), “Những điểm mới trong tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020”, Tạp chí Luật sư điện tử; truy vấn tại: https://lsvn.vn/nhung- diem-moi-trong-to-chuc-va-quan-ly-cong-ty-co-phan-theo-luat-doanh-nghiep-nam-20201639156510.html

3 Nguyễn Thanh Hà (2021), “Bình luận những điểm mới trong Luật Doanh nghiệp năm 2020”, Tạp chí Luật sư điện tử; xem tại: https://lsvn.vn/binh-luan-nhung-diem-moi-trong-luat-doanh-nghiep-nam-

20201610897319.html

Trang 12

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Khi nghiên cứu về quản trị công ty cổ phần đã có một số công trình và tài

liệu nghiên cứu đánh giá những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát nội bộ CTCP, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau:

Thứ nhất, các luận văn, luận án,

- Mai Thu Hà (2019), Địa vị pháp lý của Ban Kiểm soát công ty cổ phần

theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 - Thực tiễn thi hành tại tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội Luận

văn đã trình bày khái quát về Ban Kiểm soát trong công ty cổ phần và pháp luật

về tổ chức, hoạt động của Ban Kiểm soát trong công ty cổ phần Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các qui định về tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát trong công ty cổ phần tại tỉnh Hòa Bình; từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

- Ngô Mỹ Linh (2019), Pháp luật về vai trò và thẩm quyền của Ban Kiểm

soát công ty cổ phần – Thực tiễn tại Công ty Cổ phần SM Group, Luận văn thạc

sĩ Luật học bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn đã trình bày những vấn đề lí luận về Ban Kiểm soát công ty cổ phần Phân tích thực trạng pháp luật

và thực tiễn áp dụng các qui định về vai trò và thẩm quyền của Ban Kiểm soát tại Công ty Cổ phần SM Group Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Kiểm soát trong công ty cổ phần

- Dương Trung Khôi (2022), Uỷ ban kiểm toán trong công ty cổ phần

theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí

Minh Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về mô hình UBKT trực thuộc HĐQT theo pháp luật Việt Nam, từ đó xác định một cách chính xác vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của UBKT đối với doanh nghiệp Trên cơ sở so sánh, đánh giá sự tương đồng và khác biệt về UBKT theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia phát triển về QTDN, qua đó làm rõ

sự tương đồng và khác biệt của các hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tính mới, tính cập nhật xu hướng quản trị tốt vào quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam;

Trang 13

từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả hoạt động của UBKT trong CTCP

- Trần Đài Trang (2019), Kiểm soát nội bộ công ty cổ phần theo quy định

tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 từ thực tiễn tại thành phố Hải Phòng, Luận văn

thạc sĩ Luật học bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn đã phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty

cổ phần tại Hải Phòng; từ đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động này

- Nguyễn Hữu Hưng (2023), Giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần

bằng Tòa án ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học

xã hội Luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong Công ty cổ phần bằng Tòa án; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong Công ty cổ phần bằng Tòa án ở Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong Công ty cổ phần bằng Tòa án

Thứ hai, các bài nghiên cứu liên quan đến luận văn;

- Trần Ngọc Dũng (2018), Các quy định pháp luật về ban kiểm soát trong

doanh nghiệp - Thực trạng và các giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Luật học Bài

viết đã phân tích những nhược điểm, bất cập trong các qui định pháp luật hiện hành về địa vị pháp lí của ban kiểm soát trong các loại hình doanh nghiệp; đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các qui định về ban kiểm soát trong doanh nghiệp ở Việt Nam, góp phần thiết thực vào sự ổn định và phát triển bền vững của các doanh nghiệp

- Nguyễn Hữu Trinh, Nguyễn Anh Tuấn (2023), Quản trị công ty cổ phần

theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 ở Việt Nam: Thực tiễn thực hiện và các giải pháp đề xuất, Tạp chí Công thương điện tử; truy cập tại:

nghiep-nam-2020-o-viet-nam-thuc-tien-thuc-hien-va-cac-giai-phap-de-xuat-102315.htm Trong bài viết này, tác giả đã trình bày một số vấn đề về CTCP,

Trang 14

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quan-tri-cong-ty-co-phan-theo-luat-doanh-QTCT, cũng như thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về QTCT theo LDN năm 2020, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện

- Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Hưng Long (2021), Những điểm mới trong tổ

chức và quản lý công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Tạp chí

Luật sư điện tử; xem tại: ly-cong-ty-co-phan-theo-luat-doanh-nghiep-nam-20201639156510.html Bài viết

https://lsvn.vn/nhung-diem-moi-trong-to-chuc-va-quan-đã đi sâu phân tích những điểm mới trong tổ chức và quản lý công ty cổ phần, đồng thời có một số đánh giá, bình luận về tính hiệu quả và sự phù hợp của những thay đổi này đối với thực tiễn hoạt động của các công ty cổ phần ở Việt Nam

- Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2019), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại

Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Công thương điện tử; xem tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-

dich-vu-cong-ich-quan-binh-thanh-tp-ho-chi-minh-62275.htm

viet/hoan-thien-he-thong-kiem-soat-noi-bo-tai-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien-Trong phạm vi bài viết, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội

bộ của Công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở luận giải để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về KSNB trong CTCP và trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, đúc kết kinh nghiệm tại một số nước, luận văn đã chỉ ra những bất cập, những yếu kém trong việc thực hiện pháp luật trong thời gian qua và luận giải cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật về KSNB trong CTCP ở Việt Nam theo hướng đảm bảo sự cân bằng và quản trị tốt CTCP

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích các vấn đề lý luận về kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần

Trang 15

- Phân tích để làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần

- Phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần trên địa bàn Tỉnh Bình Dương Từ đó, luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập

- Đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty

cổ phần

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận pháp luật về kiểm soát nội bộ trong CTCP

- Nghiên cứu pháp luật về kiểm soát nội bộ trong CTCP

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát nội bộ trong CTCP tại Tỉnh Bình Dương

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2022

- Phạm vi nội dung: Pháp luật về kiểm soát nội bộ trong CTCP, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về Ban kiểm soát và Ủy ban kiểm toán, không nghiên

cứu sâu các thiết chế Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc

5 Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, về khía cạnh lý luận:

- Kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần là gì?

- Mô hình kiểm soát nội bộ gồm những mô hình nào?

Thứ hai, về khía cạnh quy định pháp luật:

- Quy định của pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần bao gồm những nội dung nào?

Thứ ba, về giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 16

- Các giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam?

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận:

Phương pháp luận cơ bản của phép duy vật biện chứng của Karl Marx - Friedrich Engels: Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn, Nguyên tắc phát triển và phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và Nguyên tắc lịch sử - cụ thể và phương pháp thống nhất lịch sử - logic được sử dụng trong chương 1 để làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ và pháp luật kiểm soát nội

bộ doanh nghiệp và trong công ty cổ phần; phương pháp tiếp cận liên ngành và quan điểm đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trong giai đoạn đổi mới;

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để giải quyết nhiệm vụ và nghiên cứu đặt ra trong từng chương của luận văn, những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sẽ được tác giả áp dụng như sau:

- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp luật học so sánh (so sánh đương đại), phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về kiểm soát nội bộ trong CTCP và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để làm cơ sở lý luận cho luận văn nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp sẽ được sử dụng để nghiên cứu các báo cáo, các bản án để nhằm đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn

áp dụng pháp luật kiểm soát nội bộ trong CTCP tại Tỉnh Bình Dương Phương pháp tiếp cận liên ngành (lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế) cũng được

sử dụng để đánh giá những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát nội bộ trong CTCP tại Tỉnh Bình Dương

- Phương pháp phân tích và dự báo khoa học được sử dụng chủ yếu trong việc xác định quan điểm, mục tiêu, đề xuất giải pháp hoàn thiện và khuyến nghị

mô hình pháp luật về kiểm soát nội bộ trong CTCP Bên cạnh đó phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích xã hội – pháp luật được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu này cùng những kết quả nghiên cứu thu được cũng được tác giả kế thừa, phát triển trong quá trình giải quyết nhiệm vụ nghiên

Trang 17

cứu của luận văn, đặc biệt trong việc khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật đối với kiểm soát nội bộ trong CTCP tại Việt Nam

7 Ý nghĩa của đề tài luận văn

7.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và cập nhật về kiểm soát nội bộ trong CTCP Với phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học, luận văn góp phần hình thành luận cứ, tư duy đầy đủ về kiểm soát nội

bộ trong CTCP đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay

Thứ nhất, luận văn nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết về kiểm soát nội

bộ trong CTCP

Thứ hai, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát nội bộ trong CTCP ở Việt Nam hiện nay, trong đó chú trọng phân tích những hạn chế, thiếu sót trong quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật

Thứ ba, luận văn đề ra những định hướng và giải pháp cụ thể để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nội bộ trong CTCP hiện nay

7.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với hệ thống tòa án Việt Nam trong việc kiểm soát nội bộ trong CTCP Bên cạnh đó, Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp Ngoài ra, Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam về những vấn đề liên quan đến pháp luật về kiểm soát nội bộ trong CTCP ở Việt Nam

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục viết tắt; phần chính của luận văn có 03 chương và những nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Tổng quan pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Tỉnh Bình Dương

Trang 18

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng kiểm soát nội bộ công ty cổ phần

Trang 19

Chương I TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1 Khái quát về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần

1.1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một trong những định chế quan trọng nhất trong thời đại kinh doanh toàn cầu Công ty cổ phần là một loại hình công ty hội tụ nhiều

ưu điểm trong nền kinh tế thị trường Bởi lẽ, công ty cổ phần là nơi tập trung tư bản và có khả năng sử dụng, điều tiết, luân chuyển nguồn vốn rất linh hoạt Hơn nữa, “tính hoàn thiện về vốn, trình độ tổ chức và hoạt động mang tính xã hội hóa cao, khả năng phát triển và mở rộng các quan hệ liên kết tư bản…” là các ưu điểm rất lớn của công ty cổ phần Vì vậy, pháp luật công ty ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới đều điều chỉnh loại hình công ty này4 Nói cách khác, công ty cổ phần được xác định là sự lựa chọn tối ưu cho các mô hình kinh doanh với quy mô lớn hay thậm chí rất lớn và luôn có nhu cầu huy động vốn rộng rãi

Sự hình thành và phát triển của CTCP luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động Sự hình thành CTCP gắn liền với quá trình công nghiệp hóa ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ XVIII, XIX cùng với nhu cầu tích tụ vốn để đầu tư của các nhà tư bản Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi hoạt động sản xuất, kinh doanh phải

có quy mô lớn, có tính cạnh tranh CTCP là hình thức kinh doanh thỏa mãn được những yêu cầu này Loại hình CTCP ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và tập trung vốn của rất nhiều nhà đầu tư trong xã hội

Trong khoa học pháp lý, có tác giả cho rằng: “Công ty cổ phần là loại hình công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần là các cổ đông; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; các cổ đông chịu trách

4 Nguyễn Vinh Hưng (2021), Công ty cổ phần trong môi trường thương mại Việt Nam hiện nay , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 01(425), tr 36 - 42

Trang 20

nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi

số vốn đã góp vào doanh nghiệp; CTCP có quyền phát hành trái phiếu, cổ phần các loại để huy động vốn nhằm mục đích phát triển kinh doanh5”

Ở Việt Nam kể từ sau giai đoạn đổi mới (1986) đến nay, loại hình công ty này được quy định về thủ tục thành lập, hoạt động bằng hệ thống pháp luật kinh

tế cụ thể lần đầu tiên trong Luật Công ty năm 1990 và, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 1999, LDN năm 2005, LDN năm 2014 và LDN năm

2020 thì các vấn đề có liên quan đến CTCP đã được hoàn thiện từng bước Hiện nay, Điều 111 LDN năm 2020 của Việt Nam quy định về CTCP như sau: Công

ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật DN 2020;

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty

Từ các phân tích trên theo tác giả có thể hiểu: “Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư”

5 Đào Thị Thu Hằng (2016), Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.38

Trang 21

1.1.1.2 Đặc điểm về công ty cổ phần

Tuy có nhiều cách diễn giải khác nhau về CTCP, tuy nhiên dựa trên các quy định của LDN năm 2020 thì có thể khái quát các đặc trưng cơ bản của CTCP như sau:

Thứ nhất, công ty cổ phần là một pháp nhân: CTCP là một con người do pháp luật kiến tạo ra (pháp nhân), nó có thể đảm nhận một số quyền và nghĩa vụ như con người tự nhiên Là pháp nhân, công ty có đặc điểm sau: (1) công ty cổ phần có quyền sở hữu riêng đối với tài sản; (2) công ty cổ phần có tên riêng; (3) công ty cổ phần tự nhân danh mình tham gia các giao dịch (4) công ty cổ phần nhân danh chính mình tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc chủ thể khác

Thứ hai, có sự tách bạch về tài sản và trách nhiệm trả nợ giữa công ty và

cổ đông Vì công ty cổ phần là pháp nhân nên nó được độc lập tham gia các giao dịch Ngoài ra, công ty cổ phần có tài sản riêng độc lập với tài sản của cổ đông

Vì vậy, công ty cổ phần phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch mà nó xác lập Cổ đông không phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty Cổ đông chỉ có nghĩa vụ góp vốn hay mua cổ phần Khi thanh lý công ty, tài sản của công ty sẽ được sử dụng để thanh toán nợ Nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ thì chủ nợ không có quyền đòi cổ đông phải trả số nợ còn lại6

Thứ ba, cổ phần được tự do chuyển nhượng: Góp vốn vào một CTCP, người ta dễ dàng chuyển nhượng lại phần vốn góp đó cho người khác để hưởng chênh lệch hoặc thu lại một phần vốn (nếu kịp tìm được người mua) Về cơ bản,

cổ phần được tự do chuyển nhượng trừ những ngoại lệ nhất định được quy định

cụ thể trong pháp luật hoặc trong điều lệ của công ty

Thứ tư, quản lý tập trung: Một trong những đặc trưng của công ty cổ phần

là “quản lý tập trung” Armen A Alchian & Harold Demsetz phân tích: Nếu tất

cả các cổ đông tham gia vào từng quyết định của công ty, không chỉ chi phí quản

6 Nguyễn Vinh Hưng (2019), Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 24, tr 23-28

Trang 22

lý phát sinh, mà nhiều thành phần sẽ chây lười trong việc thực hiện nhiệm vụ về vấn đề được quyết định, vì những mất mát gắn với quyết định dở sẽ được gánh chịu bởi số đông các cổ đông Cách kiểm soát hiệu quả công ty là chuyển giao quyền ra quyết định cho nhóm nhỏ hơn, những người có chức năng đàm phán với

và quản lý (đàm phán lại) với các thành viên khác của nhóm Cổ đông vẫn giữ lại quyền điều chỉnh tư cách thành viên của bộ máy quản lý và các quyết định lớn ảnh hưởng đến cấu trúc của công ty hoặc khiến nó chấm dứt hoạt động

Như vậy, CTCP được quản lý và vận hành bởi những người mà họ không nhất thiết phải là cổ đông Trên thực tế, đối với những CTCP mà số lượng cổ đông không lớn, các cổ đông thường tham gia trực tiếp quản lý công ty Nhưng

họ tham gia trực tiếp quản lý công ty với tư cách là thành viên HĐQT hoặc GĐ hoặc người có vị trí quản lý trong công ty chứ không phải với tư cách cổ đông Trong khi đó, đối với các CTCP, đặc biệt là các công ty niêm yết, phần lớn các

cổ đông không nắm giữ các chức danh quản lý trong công ty

Thứ năm, công ty cổ phần tồn tại độc lập với cổ đông Đặc điểm này được hiểu theo khía cạnh “tuổi thọ” của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi của

cổ đông Sự chấm dứt tồn tại của cổ đông không ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty cổ phần Cổ đông chuyển nhượng cổ phần cũng không làm cho công ty

cổ phần chấm dứt tồn tại Số lượng người hùn vốn được mở rộng, khả năng bán lại cổ phần dễ dàng, người hùn vốn có thể thay đổi nhanh chóng song công ty vẫn tồn tại, đó là khác biệt đầu tiên của CTCP (với tính cách hội nặc danh, hội vốn, công ty đối vốn) so với công ty TNHH hoặc hợp danh (với tính cách là hội kín)

Một vấn đề nữa không thể bỏ qua khi xem xét bản chất của công ty cổ phần, đó là “phức hợp của nhiều hợp đồng” Ở phần trên, chúng ta đã thấy có sự xuất hiện của ba chủ thể đó là công ty, cổ đông và người có vị trí quản lý trong công ty Ngoài ra, cấu trúc vốn của công ty cổ phần có thể bao gồm vốn điều lệ (vốn do các cổ đông góp) và vốn vay Vì vậy, bên cạnh cổ đông, chủ nợ cũng góp phần tạo nên mắt xích các mối quan hệ đa dạng của công ty Ngày nay, các mối quan hệ của công ty ngày càng đa dạng phức tạp, các chủ thể góp phần vào

Trang 23

những mắt xích các mối quan hệ đó còn bao gồm cộng đồng xã hội, khách hàng, người tiêu dùng, người lao động Vì vậy, xét dưới góc độ lợi ích, CTCP còn được xem là phức hợp các mối quan hệ lợi ích7

1.1.2 Khái niệm về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần

Một trong những đặc trưng của công ty cổ phần là số lượng cổ đông về mặt lý thuyết thường rất đông đảo và đa dạng về thành phần xã hội Nếu như công ty trách nhiệm hữu hạn với số lượng thành viên tối đa là năm mươi thì cổ đông của công ty cổ phần là không hạn chế số lượng tối đa Bên cạnh đó là sự biến động về số lượng cổ đông cũng diễn ra thường xuyên và dễ dàng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác

Chính vì vậy, mối quan hệ giữa các cổ đông thường không bền chặt Họ thậm chí không biết mặt nhau trừ những cổ đông có số lượng cổ phần lớn trong công ty Mặt khác, do số lượng cổ phần của các cổ đông sở hữu trong công ty là không giống nhau – có người nhiều, người ít vì vậy, tiếng nói và sự ảnh hưởng đến hoạt động trong công ty của những cổ đông này cũng có sự khác biệt Một sự thật hiển nhiên mà chúng ta phải thừa nhận đó là “không phải tất cả các cổ đông đều có quyền lợi thống nhất với nhau, đều có khả năng chi phối, tham gia hoạt động quản lý, kiểm soát công ty giống nhau” Đây là một nhận định hoàn toàn chính xác và nó thể hiện đúng bản chất của công ty cổ phần đó chính là sự đa dạng của cổ đông vì có nhiều hình thức khác nhau để một tổ chức hay cá nhân trở thành cổ đông của công ty cổ phần, chẳng hạn như họ có thể tham gia thành lập công ty cổ phần với tư cách là thành viên sáng lập; tham gia mua cổ phần được chào bán khi công ty phát hành công khai; nhận chuyển nhượng hoặc được thừa kế cổ phần của cổ đông trong công ty cũng như xuất thân từ các giai tầng khác nhau trong xã hội đó có thể là tầng lớp nông dân, công nhân, trí thức…tuy mục đích của họ là lợi nhuận được chia của công ty dựa vào tỷ lệ vốn góp nhưng động cơ trở thành cổ đông của họ cũng rất khác biệt đó có thể là một sự đầu tư bài bản và dài hơi hay chỉ là một sự đầu tư mang tính chất cảm tính, thời vụ hay

7 Đồng Ngọc Ba (2000), Công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.48

Trang 24

ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông nên họ tham gia vào công ty cổ phần mà không

có sự nghiên cứu kỹ về hiệu quả hoạt động của công ty trước mắt cũng như lâu dài Xét về số lượng thì số cổ đông này chiếm tỷ lệ lớn nhưng nó tỷ lệ nghịch với

số lượng cổ phần mà họ sở hữu, vì thế vai trò của họ trong công ty cổ phần là không đáng kể Những cổ đông này, được gọi là cổ đông thiểu số/cổ đông nhỏ hay “cổ đông ít vốn” đều có chung một số phận đó là luôn luôn chịu sự chèn ép,

bị lép vế, hay phải “gánh chịu những thủ đoạn chơi xấu của các cổ đông lớn có thể sử dụng để làm thiệt hại lợi ích cho những cổ đông này” chẳng hạn như đối với những cổ đông lớn, họ có thể thông qua Đại hội đồng cổ đông để “thiết lập

bộ máy quản lý điều hành theo ý chí của mình hoặc bắt tay nhau để quyết định đường lối phát triển của công ty phù hợp với lợi ích của họ mà bỏ qua lợi ích của các cổ đông nhỏ” Đây là điểm khác biệt rất lớn nếu so sánh với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh, chúng ta thấy, ở hai loại hình kinh doanh này, yếu tố quen biết, mối quan hệ thâm giao chính là nền tảng đầu tiên để gắn kết các thành viên với nhau Thông qua mối quan hệ này, họ sẽ cùng nhau hợp tác để hình thành công ty8

Do sự đa dạng về số lượng cổ đông nên cơ cấu tổ chức quản trị của công

ty cổ phần cũng có phần phức tạp Việc thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc của công ty cổ phần có thể không là cổ đông công ty vì khi công ty có quy mô nhỏ, số lượng cổ đông ít thì các cổ đông có thể kiêm nhiệm luôn các chức năng quản lý trong công ty Vì vậy, xét về hiện tượng thì có vẻ như không có sự tách bạch về vốn giữa công ty và cổ đông vì họ cũng chính là người đang quản lý và kinh doanh trên chính đồng vốn của họ đã đầu tư “Đồng tiền đi liền khúc ruột” cho nên các quyết định và kế hoạch kinh doanh của công ty sẽ được xem xét quyết định một cách thận trọng và sáng suốt vì chính họ đang quyết định sự mất/còn của đồng vốn mà họ đã bỏ ra Tuy nhiên, khi công ty phát triển ngày càng lớn, quy mô ngày càng được mở rộng thì số lượng cổ đông ngày càng nhiều, vấn đề quản lý và điều hành ngày càng phức tạp, công ty không thể

8 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Mô hình quản trị công ty cổ phần theo quy định pháp luật một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, tr.40

Trang 25

quản lý theo kiểu gia đình mà cần phải có cơ chế điều hành khoa học hơn.Việc thuê người quản lý, điều hành công ty là một xu thế tất yếu và là một quy luật khách quan của sự phát triển trong nền kinh tế mở Chính vì vậy, Giám đốc/Tổng giám đốc có thể không là cổ đông của công ty Lúc này thì những cổ đông của công ty đều đứng trước khả năng phải chịu những rủi ro xảy ra đối với phần vốn góp của mình trong công ty cổ phần

Vì vậy, một trong những ẩn số cần giải quyết trong bài toán cho sự phát triển bền vững của công ty cổ phần đó là phải có sự kiểm soát nhằm hạn chế những xung đột về lợi ích giữa người quản lý công ty – với tư cách là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn và các cổ đông – với tư cách là chủ sở hữu thật sự của công ty Trên thực tế, người điều hành công ty có thể là cổ đông hoặc không phải

là cổ đông, vì không phải chủ sở hữu nào cũng có khả năng điều hành hoạt động kinh doanh, có thể họ có tiền, nhưng không có khả năng điều hành và quản lý hoặc không có hoặc hạn chế về lĩnh vực mà họ đầu tư Chính vì vậy, việc thuê người điều hành là xu thế tất yếu, bằng cách này, các công ty mới có thể thu hút nhiều nhà quản trị giỏi có khả năng điều hành hoạt động công ty ngày càng hiệu quả hơn Nhưng ở bất cứ vai trò nào là người làm thuê hay cổ đông tham gia để điều hành thì họ cũng có nhiều cơ hội để tư lợi cho bản thân hoặc những người thân của họ Mặc dù khi thực hiện công việc được giao, họ phải đảm bảo đem lại tốt nhất lợi ích hợp pháp, tối đa cho công ty và cổ đông; thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách “trung thực, cẩn trọng” Tuy nhiên những khái niệm

“trung thực, cẩn trọng” ít nhiều thể hiện sự định tính, nó không có bất cứ một chuẩn mực nào để đánh giá cho hành vi của người điều hành là cẩn trọng hay trung thực hay chưa Người điều hành công ty có nhiều lý do để biện minh cho những quyết định của mình và họ có thể cho rằng khi thực hiện những quyết định

đó, họ đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm vì vậy không thể quy trách nhiệm cho họ được, mặt khác những rủi ro của quyết định mà họ đưa ra có thể không thấy trước mà có thể chỉ để lại hậu quả về sau9

9 Phan Đăng Hải (2018), Một số vấn đề pháp lý về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong quản trị công ty niêm yết , Tạp chí Kiểm sát, Số 8/2018, tr 36 - 41

Trang 26

Nhìn trên bình diện rộng hơn thì việc giám sát các hoạt động của người quản lý không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của cổ đông mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty cũng như của nền kinh tế Bởi lẽ trong hoạt động công ty, bên cạnh lợi ích của cổ đông thì còn có những lợi ích của những đối tác khác như: người lao động, các chủ nợ, của chính quyền – thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế của công ty và quan trọng hơn cả là sự ổn định phát triển kinh tế quốc gia Một cơ chế giám sát hoạt động những cổ đông lớn và những người quản lý công ty nhằm ngăn chặn và phát hiện kịp thời những hành

vi lạm quyền hoặc những hành vi tư lợi để bảo vệ lợi ích của công ty và các cổ đông khác là điều cần thiết vì mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông chính là

cổ tức mà họ nhận được hằng năm thông qua hoạt động của công ty Vì vậy, bảo

vệ họ là một yêu cầu tất yếu khi xây dựng quy chế quản trị công ty cũng như những quy phạm pháp luật về công ty cũng phải có những quy định cần thiết để bảo vệ những nhà đầu tư nhỏ Chính vì vậy, chế định kiểm soát nội bộ trong CTCP được đặt ra không phải do ý chí chủ quan của các nhà lập pháp mà xuất phát từ thực tiễn hoạt động của công ty cổ phần, một cơ chế nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho cổ đông nói chung và cổ đông thiểu số nói riêng là một điều tất yếu Tuy nhiên, chế định này được thiết kế trong luật phải mang tính mềm dẻo

và uyển chuyển bởi nếu các quy định này quá cứng ngắt và mang tính áp đặt thì

nó sẽ làm mất đi tính chất riêng biệt của công ty cổ phần từ đó dẫn đến sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào quyền của chủ sở hữu, nó sẽ làm cho: “Công dân chẳng thể nào thực hiện được quyền tự do kinh doanh của mình khi hình thức kinh doanh của họ tạo lập không được quyền tự do kinh doanh10”

Tại Việt Nam, theo Kiểm toán Nhà nước thì KSNB là một chức năng của quản lý, trong phạm vi đơn vị cơ sở, KSNB là việc tự kiểm tra và giám sát mọi hoạt động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý nhằm đảm bảo các hoạt động đúng luật pháp và đạt được các kế hoạch, mục tiêu đề ra với hiệu quả kinh

10 Mai Thu Hà (2019), Địa vị pháp lý của Ban Kiểm soát công ty cổ phần theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 - Thực tiễn thi hành tại tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật

Hà Nội,

Trang 27

tế cao nhất và đảm bảo sự tin cậy của BCTC Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số

400 đưa ra khái niệm “Kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát

do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản

lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị Hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, và các thủ tục kiểm soát” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định nghĩa “ Kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật

Như vậy, quá trình nhận thức và nghiên cứu về KSNB đã dẫn đến sự hình thành các định nghĩa khác nhau từ đơn giản đến phức tạp về vấn đề này Theo tác giả, hiện nay định nghĩa về KSNB của Hiệp hội các tổ chức bảo trợ là được chấp nhận rộng rãi nhất Theo định nghĩa của COSO về KSNB thì: “Kiểm soát nội bộ

là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục đích về hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ”

Về kỹ thuật lập pháp thì LDN năm 2014, 2020 đều không đưa ra khái niệm về “kiểm soát nội bộ” mà chỉ xây dựng các thiết chế kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần thông qua mô hình ban kiểm soát và uỷ ban kiểm toán

Tóm lại, từ các quan điểm khác nhau về KSNB, theo quan điểm của tác giả thì “kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần là những quy trình, biện pháp, cách thức do ban lãnh đạo và các cá nhân khác trong đơn vị thiết lập để để kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong công ty cũng như ngăn ngừa và xử lý các rủi ro

có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty, nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là đảm bảo cho công ty hoạt động theo đúng phương hướng, chiến lược

Trang 28

kinh doanh đã đề ra và phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao nhất với mức độ rủi

ro thấp nhất”

1.1.3 Vai trò của kiểm soát nội bộ công ty cổ phần

Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý công ty đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở

để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông và công ty

Với vị trí của mình, người quản lý công ty được cho là luôn có xu hướng

tư lợi và không đủ siêng năng, mẫn cán, và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình hay người thứ ba của mình chứ không phải cho công ty Các đặc tính tự nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến giả thiết rằng, các cổ đông cần thường xuyên giám sát hoạt động của người quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích của mình Học thuyết về đại diện nhấn mạnh rằng, các cổ đông cần phải sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, bằng cách (i) thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và (ii) thiết lập cơ chế kiểm soát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty Người quản lý công ty luôn có xu hướng tìm kiếm lợi ích cá nhân cho họ hơn là luôn hành động vì lợi ích chung của công ty và các cổ đông Bởi vậy, cùng với một chế độ tiền lương và thù lao thích hợp, cơ chế thông tin và giám sát hiệu quả hoạt động của người quản lý công ty là một yếu tố rất quan trọng để hạn chế bớt khả năng tư lợi của người quản lý công ty và để họ biết giữ thái độ trung thành và hành động vì lợi ích của công ty Cũng vì thế, luật công ty của các quốc gia đều đề cao cơ chế giám sát trong các công ty có nhiều cổ đông, đặc biệt là các công ty niêm yết

Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản trị của nhiều công ty còn lỏng lẻo, khi các công ty nhỏ được quản trị theo kiểu gia đình, còn những công ty lớn lại phân quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra đầy đủ Cả hai mô hình này đều dựa trên sự tin tưởng cá nhân và thiếu những quy chế thông tin, kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phòng ngừa gian lận Thiết lập một hệ thống cơ quan KSNB trong CTCP chính là xác lập một cơ chế giám sát

Trang 29

mà ở đó công ty không quản lý bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràng nhằm11:

(i) Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm )

(ii) Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp…

(iii) Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính; (iv) Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như các quy định của luật pháp;

(v) Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra; (vi) Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với

Theo báo cáo năm 2022 do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc &

Tổ chức Kiểm toán Nội bộ và IMA (Viện Kế toán Quản trị Hoa Kỳ) tiến hành khảo sát về mục đích của kiểm soát nội bộ trong tổ chức doanh nghiệp Trong đó,

11 Hà Thị Thanh Bình (2015), Sự tách bạch về quyền sở hữu và quản lý, điều hành trong quản trị công ty, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 10 (330), tr 45 - 52

12 Ngô Mỹ Linh (2019), Pháp luật về vai trò và thẩm quyền của Ban Kiểm soát công ty cổ phần – Thực tiễn tại Công ty Cổ phần SM Group, Luận văn thạc sĩ Luật học , Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.39

Trang 30

88% cho rằng mục đích của kiểm soát nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro, 84% cho rằng nhằm phòng ngừa gian lận và 77% lựa chọn nhằm bảo vệ tài sản13

- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản

lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm

- Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty

- Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý công ty đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản

lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông và công ty Với vị trí của mình, người quản lý công ty được cho là luôn có xu hướng tư lợi và không đủ siêng năng, mẫn cán, và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình hay người thứ ba của mình chứ không phải cho công ty Các đặc tính tự nhiên của quan hệ đại diện dẫn đến giả thiết rằng, các cổ đông cần thường xuyên giám sát hoạt động của người quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích của mình

13 Báo Tuổi trẻ thủ đô (2022), “Những thách thức đặt ra đối với kiểm soát nội bộ trong tổ chức doanh nghiệp”; truy cập tại: https://tuoitrethudo.com.vn/nhung-thach-thuc-dat-ra-doi-voi-kiem-soat-noi-bo- trong-to-chuc-doanh-nghiep-201025.html

Trang 31

Hoạt động giám sát của cơ quan KSNB trong CTCP là một chức năng được thực hiện một cách liên tục bởi các thành viên cơ quan KSNB trong CTCP nhằm cung cấp cho Đại hội đồng cổ đông những thông tin trong hoạt động quản

lý và điều hành công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Kết quả của hoạt động giám sát giúp Đại hội đồng cổ đông có điều kiện đánh giá hiệu quả công tác điều hành quản lý công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đảm bảo việc điều hành là đúng và tuân thủ những quy định của pháp luật và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông nhằm duy trì ổn định cho sự phát triển bền vững của công ty

Mục đích hoạt động giám sát của cơ quan KSNB trong CTCP là nhằm đảm bảo các chủ thể quản lý và điều hành trong công ty tuân thủ các chuẩn mực

về tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính Hoạt động này của cơ quan KSNB trong CTCP sẽ dẫn đến hệ quả

là các chủ thể quản lý và điều hành công ty phải cận trọng hơn trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình Điều này cũng có nghĩa là mọi quyết định của họ điều đem lại những lợi ích cho công ty, phải vì sự bền vững và sự phát triển của công

ty Trong trường hợp không vì lợi ích của công ty thì với chức năng giám sát của mình, cơ quan KSNB trong CTCP có quyền yêu cầu họ dừng các hành vi xâm phạm đến lợi ích của công ty hoặc yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông để xem xét vấn đề này Bên cạnh chức năng giám sát, hoạt động thẩm định các báo cáo cũng là chức năng không kém phần quan trọng trong thực thi nhiệm vụ của cơ quan KSNB trong CTCP, đây là bước kiểm tra cuối cùng trước khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua, vì vậy đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nó đòi hỏi cơ quan KSNB trong CTCP phải thực sự khách quan, có trình độ và có bản lĩnh để nhận xét khách quan và chính xác các báo cáo, giúp cổ đông định hướng được mục tiêu trong hoạt động đầu tư của mình cũng như có cái nhìn chính xác về hiệu quả trong hoạt động quản lý và điều hành công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trên cơ sở đó, cổ đông sẽ quyết định có tiếp tục tín

Trang 32

nhiệm hay yêu cầu có sự thay đổi bộ máy lãnh đạo cũng như quyết định cho việc tiếp tục đầu tư hay hay thoái vốn ra khỏi công ty

1.2 Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần

1.2.1 Khái niệm pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần

Luật về công ty (Corporate Law) đều được xây dựng dựa trên nguyên lý tách biệt giữa sở hữu và quản lý công ty để hoạt động kinh doanh được thực hiện hiệu quả Đặc trưng này được thể hiện điển hình trong mô hình công ty cổ phần (CTCP) Theo đó, CTCP đã trở thành một thực thể pháp lý độc lập và tách rời khỏi các sáng lập viên của nó, CTCP có thể tồn tại lâu dài mặc cho các cổ đông của nó có thể biến đổi hàng giờ theo phản ứng của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán14

Về phương diện lý luận, rất nhiều các công trình nghiên cứu đã thống nhất chỉ ra đặc điểm cơ bản nhất của Luật công ty (LDN) là loại pháp luật mang tính

tổ chức Thực tại pháp lý của các nước trên thế giới cũng cho thấy, Luật công ty bao gồm chủ yếu các quy định về tổ chức các loại hình công ty Do vậy Luật công ty còn được hiểu như là Luật về tổ chức công ty hay quản trị công ty Ở góc

độ quản trị công ty theo nghĩa hẹp, Giáo sư Chiristoph Van Der Elst, Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ, cho rằng: “Luật công ty chủ yếu quy định những vấn đề nội bộ công ty (internal affairs)” Nghiên cứu vấn đề này, Reinier Kraakman, Giáo sư hàng đầu về Luật công ty, Đại học Luật Harvard, kết luận rằng “mô hình chuẩn” của Luật công ty là hướng đến lợi ích của các cổ đông trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các chủ thể có liên quan khác, mà cụ thể là tập trung điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể quản lý trong công ty với nhau và với chủ sở hữu công ty Sự can thiệp của các chủ nợ và nhà cung cấp vào quá trình quản lý công

ty chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật phá sản và luật có liên quan khác, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật công ty15 Như vậy, với vai trò là một chế định quản

14 Phạm Duy Nghĩa (2013), “Giáo trình luật kinh tế”, Nxb Công an Nhân dân

15 Lê Minh Toàn (2010), Quản trị công ty đại chúng niêm yết – Dành cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, NXB Chính trị quốc gia, tr.173

Trang 33

trị công ty thì pháp luật về quản trị công ty cổ phần thực hiện hai chức năng cơ bản:

Một là, ghi nhận các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể góp vốn (cổ đông) và các chủ thể quản lý trong tổ chức và vận hành CTCP;

Hai là, quy định các điều kiện phải tuân thủ trong tổ chức vận hành công

ty nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông, các chủ nợ, chủ thể có liên quan và của toàn xã hội trước những rủi ro luôn tiềm ẩn mà chủ thể quản lý có thể tạo ra

Khi nghiên cứu về cơ cấu tổ chức hay cấu trúc quản trị của các CTCP trên thế giới, người ta nhận thấy có hai mô hình cơ bản, đó là cấu trúc hội đồng hai lớp (dual board hay two-tier board model) và hội đồng đơn lớp (unitary board hay one-tier board model) Ở mỗi quốc gia, việc tổ chức CTCP theo mô hình nào

là tùy thuộc vào điều kiện thực tế, yếu tố lịch sử, truyền thống pháp lý của quốc gia đó16

Thứ nhất, Mô hình hội đồng hai tầng (dual board hay two-tier board model 17 ]

Khác với CTCP ở Anh, Mỹ, mức độ tập trung sở hữu trong các CTCP tại Châu Âu lục địa rất cao (Áo, Đức, Hà Lan v.v…), một số CTCP có cổ đông nắm giữ với tỉ lệ hơn 50% tổng số cổ phần của công ty18 Trong CTCP các cổ đông chiếm giữ tỉ lệ cổ phần đa số thông thường là các tổ chức tín dụng (Ngân hàng thương mại, công ty tài chính v.v…); và nhu cầu về nguồn vốn của các CTCP được huy động chủ yếu từ vốn vay từ các tổ chức tín dụng Do đó, mô hình quản trị ở Châu Âu lục địa bên cạnh việc tập trung giải quyết mối quan hệ giữa cổ đông (chủ sở hữu công ty) và người quản lý công ty (Ban điều hành) thì chú trọng đến đảm bảo cân bằng và điều tiết lợi ích giữa công ty và bên thứ ba (Chủ

nợ, người lao động)

16 Đỗ Thị Vân Nhung (2012), Pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.48

17 Trần Lương Đức (2019), “Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến

sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội

18 Roman Horvath & Dragan Petrovskid (2013), “International stock market integration: Central and South Eastern Europe compared”, Economic Systems, Volume 37, Issue

Trang 34

Thứ hai, Mô hình hội đồng đơn cấp (unitary board hay one-tier board model) 19

Mô hình quản trị công ty của Anh – Mỹ về cơ bản dựa trên mối quan hệ

ủy thác giữa các cổ đông và nhà quản lý công ty Mối quan hệ này được coi như

là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ - principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người thụ ủy - agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty20 Xuất phát từ các yếu tố lịch sử do đó vấn đề sở hữu trong CTCP ở Anh, Mỹ bị phân tán và rất hiếm trường hợp cổ đông chiếm giữ tỉ lệ cổ phần đa số có khả năng điều khiển và chi phối hoạt động của công ty Đồng thời, thị trường chứng khoán đối với các CTCP ở Anh, Mỹ là kênh huy động vốn “hiệu quả” hơn so với phương thức truyền thống từ các tổ chức tín dụng21 Vì vậy, mô hình quản trị công ty của Anh – Mỹ tập trung giải quyết mối quan hệ giữa cổ đông (chủ sở hữu công ty) và người quản lý công ty (Ban điều hành) nhằm mục đích “cốt lõi” tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông

19 Trần Lương Đức (2019), “Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến

sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội

20 Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 4(41), tr.21

21 FTSE Russell (2018), “Surveying the UK equity market and economic landscape”, [https://hub.ipe.com/download?ac=84743]

Trang 35

Giám đốc/Tổng giám đốc

Hội đồng Quản trị

Đại hội đồng cổ đông

Trong khoa học luật thì pháp luật về quản trị công ty cổ phần là tổng hợp các quy định pháp luật được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản trị công ty cổ phần Các quy định này bao gồm các nhóm quy định pháp luật về: cơ cấu tổ chức trong CTCP; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong CTCP; mối quan hệ giữa các

cơ quan với nhau trong cơ cấu tổ chức của CTCP; các quy định liên quan đến hoạt động kiểm soát các giao dịch dễ phát sinh tư lợi và các quy định pháp luật khác phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của CTCP22”

1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần

1.2.2.1 Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về mô hình ban kiểm soát trong CTCP

Theo pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam, BKS là một cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của HĐQT và Ban Giám đốc (BGĐ), tập trung vào việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty cũng như giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật BKS là một trong những thiết chế có vai trò vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng quản trị công ty thông qua cơ chế kiểm soát đối trọng nhau trong việc đưa ra quyết sách cho tổ chức và hoạt động của công ty BKS chỉ được tạo lập và phục vụ cho ĐHĐCĐ, BKS hoạt

22 Đỗ Hà Thuận An (2010), Pháp luật về quản trị công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam , Luận văn thạc

sĩ , Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh,

Trang 36

động độc lập với HĐQT và BGĐ Thông qua việc thực hiện chức năng giám sát tối cao của mình, BKS sẽ đảm bảo các quyết định của HĐQT và BGĐ là phù hợp với pháp luật, với các nghị quyết của ĐHĐCĐ và bảo vệ lợi ích của các cổ đông Khi bàn về vai trò và mối quan hệ giữa BKS với các thiết chế khác trong CTCP,

có tác giả đã ví von: Nếu tạm coi CTCP là một “nhà nước” thu nhỏ, thì ĐHĐCĐ (ĐHĐCĐ) đóng vai trò là cơ quan lập pháp - nơi quyết định phương hướng phát triển và những vấn đề trọng đại khác của công ty; HĐQT và BGĐ được coi là cơ quan hành pháp - nơi điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày; còn BKS đóng vai trò của cơ quan tư pháp - có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của HĐQT và BGĐ23 Như vậy, BKS trong CTCP ở Việt Nam được thiết kế là một

cơ quan (có thể hiểu đơn giản là “cơ quan tư pháp” riêng trong cơ cấu quản trị nội bộ của CTCP), có nhiệm vụ chuyên trách giám sát và đánh giá HĐQT và những người quản lý điều hành nhân danh cổ đông, vì lợi ích của cổ đông và của công ty Xuất phát từ lý do này, quy định pháp luật về BKS đề cập tới các nội dung, như: (i) Thẩm quyền và trách nhiệm của BKS; (ii) Cơ cấu của BKS; (iii) Điều kiện, tiêu chuẩn của KSV; (iv) Hoạt động của BKS24

1.2.2.2 Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về mô hình uỷ ban kiểm toán trong CTCP

Mô hình Ủy ban kiểm toán (UBKT) trong tổ chức quản lý và hoạt động của công ty cổ phần (CTCP) đã xuất hiện từ lâu và trở nên phổ biến tại các quốc gia phát triển Mục đích ban đầu của UBKT giúp doanh nghiệp minh bạch, kiểm soát nội bộ (KSNB) và tuân thủ pháp luật, UBKT đã có những đóng góp quan trọng cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, đồng thời, giúp công tác quản lý nhà nước được thuận lợi và hiệu quả hơn

Những năm gần đây, cùng với làn sóng hội nhập và phát triển sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp, nhất là công ty niêm yết, thông qua tư vấn của các công ty kiểm toán, các hãng luật… đã áp dụng mô hình

23 Phan Đăng Hải (2020) Quản trị công ty niêm yết theo pháp luật Việt Nam Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội

24 Nguyễn Thị Lan Hương (2011) Về hoạt dộng giám sát của Ban kiểm soát trong CTCP Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, 27 (2011)

Trang 37

UBKT trong cơ cấu tổ chức quản lý Tuy vậy, đến khi Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội (LDN 2020) có hiệu lực (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021), mô hình này mới được định hình và quy định cụ thể tại Điều 137 và Điều 161, theo đó các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc áp dụng mô hình này Đây là bước phát triển mới trong áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp (QTDN) tốt tại Việt Nam

Là cơ quan trực thuộc Hội đồng quản trị (HĐQT), bên cạnh các ủy ban chuyên trách khác, UBKT được xem là linh hồn của cơ chế quản trị trong CTCP UBKT đóng vai trò quan trọng trong QTDN là do UBKT tham gia vào hầu hết các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp như: kiểm toán, KSNB, quản trị rủi ro, tài chính kế toán, quá trình lập báo cáo tài chính (BCTC) và tuân thủ của doanh nghiệp (pháp luật, quy định nội bộ, các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức), là những vấn đề xương sống và quan trọng bậc nhất trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, không chỉ đơn thuần là các vai trò truyền thống nêu trên, UBKT còn tham gia vào các hoạt liên quan đến quản trị, an ninh mạng, các hoạt động về mua bán và sáp nhập (Mergers and Acquisitions - M&A)… Hiện nay rất nhiều quốc gia như Singapore, Anh, Hoa Kỳ… đã quy định bắt buộc doanh nghiệp phải duy trì UBKT trong tổ chức, hoạt động như là điều kiện tiên quyết để niêm yết tại các thị trường chứng khoán

Với vai trò bao quát gần như toàn bộ các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp, một cách tổng quan, UBKT là phương tiện hữu hiệu để quản trị công

ty, làm giảm nguy cơ gian lận về tài chính và duy trì sự tuân thủ pháp luật tại doanh nghiệp Nhờ đó, UBKT giúp nâng cao nội lực và sự bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp Xuất phát từ lý do này, quy định pháp luật về UBKT

đề cập tới các nội dung, như: (i) Địa vị pháp lý của Ủy ban kiểm toán; (ii) Thẩm quyền của Ủy ban kiểm toán; (iii) Tổ chức của Ủy ban kiểm toán

Trang 38

1.3 Kinh nghiệm pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần tại một số quốc gia trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm pháp luật về kiểm soát nội bộ công ty cổ phần tại một số quốc gia trên thế giới

1.3.1.1 Theo pháp luật của Mỹ

Ở Mỹ, hệ thống KSNB trong các tập đoàn có công ty mẹ và con qui định Hội đồng quản trị (HĐQT) do công ty mẹ thành lập có quyền nhân danh công ty

để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định, thực hiện mục tiêu, nhiệm

vụ và quyền lợi của công ty Trong đó rất chú trọng tới quản lý đối với giai đoạn bắt đầu ra quyết định, kiểm soát quyết định hay phê duyệt và theo dõi việc ra quyết định HĐQT có cơ cấu gồm thành viên trong nội bộ và các thành viên độc lập Thành viên độc lập ở ngoài công ty hầu hết là những người đã, đang đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT hoặc giám đốc công ty khác, hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực pháp luật, quản trị kinh doanh và quản lý tài chính, khoa học công nghệ hoặc lĩnh vực có liên quan Việc đưa các thành viên độc lập vào cơ cấu HĐQT nhằm đảm bảo tập đoàn có sự trợ giúp một cách khách quan từ chuyên gia trên nhiều lĩnh vực và để đảm bảo có sự kiểm soát từ bên ngoài, giảm thiểu rủi ro lạm dụng quyền của các thành viên trong nội bộ HĐQT thường thành lập một số ban do các thành viên HĐQT phụ trách bao gồm:

- Uỷ Ban tài chính: Có nhiệm vụ hoạch định các mục tiêu, chỉ tiêu về tài chính dài hạn, trung hạn và các nguyên tắc, cơ chế quản lý tài chính chung cho toàn tập đoàn, thực hiện thẩm định các hợp đồng hoặc dự án đầu tư có quy mô lớn

- Uỷ Ban tổ chức: Đảm nhận các nhiệm vụ về nhân sự, tiền lương, tiền thưởng, chế độ và các chính sách liên quan đến tiền lương, thưởng, các chính sách liên quan đến tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật

- Uỷ Ban kiểm toán: Có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính, thẩm tra các báo cáo tài chính nội bộ, giám sát việc thực hiện kiểm toán

và trình tự kế toán, thực hiện các quyết định của HĐQT, thực hiện điều lệ và quy chế trong tập đoàn

Trang 39

Đạo luật Sarbannes Oxley ra đời năm 2002 và được chỉnh sửa năm 2004

có quy định các công ty phải lập báo cáo KSNB trong đó có những nội dung liên quan đến tình hình thực tế kiểm tra KSNB tại đơn vị Nghĩa là hàng năm, ban giám đốc phải gửi báo cáo về hệ thống KSNB, trong đó: Cho biết trách nhiệm của Ban giám đốc về việc thiết lập, duy trì cơ cấu và thủ tục KSNB đầy đủ cho việc lập báo cáo tài chính Đồng thời đánh giá về tính hữu hiệu của cơ cấu KSNB vào cuối năm tài chính Trong HĐQT quy định phải có Uỷ ban Kiểm toán Uỷ ban Kiểm toán có quyền lựa chọn, chỉ định kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính của các tập đoàn, phụ trách về kế toán, kiểm toán và KSNB tại tập đoàn Các thành viên trong Uỷ ban Kiểm toán phải am hiểu về kế toán và quản lý tài chính, không tham gia việc điều hành để đảm bảo tính độc lập với các bộ phận khác trong tập đoàn Thay mặt tập đoàn làm việc với kiểm toán độc lập về các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán và báo cáo với HĐQT Uỷ ban Kiểm toán còn có thẩm quyền ban hành, sửa đổi quy chế của KTNB, có trách nhiệm rà soát, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của cơ cấu và thủ tục KSNB, thực hiện nhận diện và đánh giá rủi ro tài chính có thể xảy ra để có cách thức giám sát

và kiểm soát những rủi ro đó Sự kiểm soát của các tập đoàn tại Mỹ tập trung vào

ba lĩnh vực: Kiểm soát chi phí, kiểm soát vốn và kiểm soát vay nợ Tập đoàn là

sự kết hợp giữa các doanh nghiệp với nhau, tập đoàn đã áp dụng cơ cấu thẩm quyền trong mỗi doanh nghiệp mà luật doanh nghiệp tại Mỹ đã quy định để kiểm soát lẫn nhau

1.3.1.2 Theo pháp luật của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, “Luật Doanh nghiệp” và “Luật Công cụ và giao dịch tài chính” quy định hệ thống KSNB Các cấp trong công ty, trong khi quy định trong

“Luật Công cụ và giao dịch tài chính” đang nghiêng nhiều hơn về phía chính xác của báo cáo tài chính Mặc dù các hệ thống KSNB bởi hai luật này quy định có nhiều sự khác biệt, bản chất của chúng là như nhau: hoàn thiện một cách toàn diện nội bộ hệ thống kiểm soát Để bảo vệ các hoạt động bình thường của hệ thống KSNB các quy định của pháp luật yêu cầu người lãnh đạo hành động tích cực hướng tới việc thiết lập một hệ thống KSNB “Luật Doanh nghiệp” và “Luật

Trang 40

Công cụ và giao dịch tài chính” cả hai đều có quy định về hệ thống KSNB, nhưng có sự khác biệt giữa hai luật: (1) các luật cũ chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, sau này luật áp dụng cho các công ty niêm yết; (2) quy định KSNB trước đây bao gồm hầu hết các lĩnh vực, sau này chủ yếu là các lĩnh vực liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính; (3) KSNB trước đây việc thành lập và chịu trách nhiệm chính là Ban giám đốc, sau này quy định trách nhiệm đối với quản lý công ty; (4) các luật quy định rằng hệ thống KSNB cần được theo dõi bởi kế toán các công ty hoặc các ủy ban kiểm toán, sau đó, hệ thống KSNB cần được theo dõi bởi kế toán các công ty; (5) Các luật cũ quy định các nội dung của KSNB phải được ghi trong báo cáo kinh doanh và được đánh giá trong báo cáo kiểm toán được thực hiện bởi hội đồng quản trị của kiểm toán viên hoặc ủy ban kiểm toán, sau này quy định nội dung của KSNB phải được ghi trong báo cáo KSNB và được đánh giá trong báo cáo kiểm toán nội bộ ; (6) các nội dung của hệ thống KSNB trong các quy định cũ được quyết định bởi ban giám đốc và việc thiết lập hệ thống KSNB là tùy ý, không cần phải đánh giá Sau này, luật yêu cầu các nhà quản lý phải đánh giá hệ thống KSNB; (7) cũng có những khác biệt về trách nhiệm hình sự như các quy định cũ sẽ phạt tiền hồ sơ sai, trong khi các quy định sau coi đó là một tội ác làm sai lệch hồ sơ Các cá nhân có thể bị tù 5 năm, hoặc bị phạt tiền tối đa là 5 triệu yên Pháp nhân sẽ bị phạt tiền ít hơn 500 triệu yên, và có thể xử phạt hình sự Như đã đề cập ở trên, mặc dù các hệ thống KSNB theo quy định của hai luật có rất nhiều sự khác biệt, bản chất là như nhau Các

“Luật công cụ và giao dịch tài chính” tập trung vào việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính và để đảm bảo điều này, luật không chỉ quan tâm đến những vấn đề tài chính mà còn tập trung vào toàn bộ quá trình điều hành công ty, yêu cầu hoàn thiện hệ thống KSNB đầy đủ Bằng cách này, bản chất của KSNB theo quy định tại “Luật Công cụ và giao dịch tài chính” và “Luật Doanh nghiệp” là như nhau

1.3.1.3 Theo pháp luật của Trung Quốc

Trong năm 2006, Bộ Tài chính, giám sát tài sản và Ủy ban Quản trị Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc, Ủy ban điều tiết Bảo hiểm Trung Quốc,

Ngày đăng: 16/02/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w