DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A. MỞ ĐẦU 4 B. NỘI DUNG 5 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO BLTTDS NĂM 2015 5 1. Khái niệm vụ án dân sự 5 2. Khái niệm thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án 5 II. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO BLTTDS NĂM 2015 5 1. Các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án 5 2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp 6 3. Thẩm quyền theo lãnh thổ 8 4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu 10 III. VƯỚNG MẮC VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TOÀN ÁN THEO BLTTDS 2015 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 12 C. KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 1BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỀ TÀI: Phân tích thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo
quy định của BLTTDS năm 2015
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, Tháng 02/2024
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A MỞ ĐẦU 4
B NỘI DUNG 5
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO BLTTDS NĂM 2015 5
1 Khái niệm vụ án dân sự 5
2 Khái niệm thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án 5
II THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO BLTTDS NĂM 2015 5
1 Các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án 5
2 Thẩm quyền của Tòa án các cấp 6
3 Thẩm quyền theo lãnh thổ 8
4 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu 10
III VƯỚNG MẮC VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TOÀN ÁN THEO BLTTDS 2015 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 12 C KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TAND: Tòa án nhân dân
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự
VADS: Vụ án dân sự
CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CQCTQ: Cơ quan có thẩm quyền
Trang 5A MỞ ĐẦU
Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân Tại Việt Nam, đặc thù về tổ chức hệ thống Tòa án nên thẩm quyền dân sự của Tòa án được tiếp cận dưới 3 góc độ: thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc, thẩm quyền dân sự của Tòa
án các cấp, thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
Để có cơ sở pháp lý cho TAND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ xét xử về dân sự Pháp luật TTDS hiện hành quy định TAND có quyền thụ lý và giải quyết những loại việc nhất định để giải quyết theo thủ tục TTDS Đồng thời, khi giải quyết theo thẩm quyền Tòa án có quyền ra các quyết định giải quyết vụ án đó Các thẩm quyền trên hợp thành thẩm quyền dân sự của Tòa án khi thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự Việc xác định một cách khoa học và hợp lý thẩm quyền dân sự của Tòa án tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước giữa các Tòa án với nhau và xác định các điều kiện cần thiết bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình
Xuất phát từ những lý do trên cũng như để làm rõ hơn về những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề phát sinh trong các trường hợp giải quyết VADS theo thẩm quyền của Tòa án,
tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo quy định của BLTTDS năm 2015” Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần
hoàn thiện chính sách pháp luật của Nhà nước về các trường hợp giải quyết VADS theo thẩm quyền của Tòa án
Trang 66
https://tailieuluatkinhte.com/
B NỘI DUNG
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO BLTTDS NĂM 2015
1 Khái niệm vụ án dân sự
VADS là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Ví dụ: Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh
chấp về nuôi con
2 Khái niệm thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án
Pháp luật của nhiều nước thường đề cập đến khái niệm thẩm quyền dân sự của Tòa
án, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng đều có những điểm chung là thẩm quyền của Tòa án là quyền xét xử và quyền quyết định của Tòa án Viêc nghiên cứu và đưa ra một khái niệm khoa học, đúng đắn về thẩm quyền giải quyết VADS của Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền hạn cụ thể của Tòa án khi thụ lý, giải quyết các VADS
Như vậy, thẩm quyền giải quyết VADS của Tòa án là toàn bộ những quyền của một Tòa án hay các Tòa án trong hệ thống TAND do pháp luật quy định, theo đó, Tòa án được tiến hành xem xét, giải quyết những VADS cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng
II THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO BLTTDS NĂM 2015
1 Các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án
Những VADS mà TAND có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự:
Tranh chấp về dân sự quy định tại Điều 26 BLTTDS 2015
Tranh chấp về hôn nhân & gia đình theo Điều 28 BLTTDS 2015
Tranh chấp về kinh doanh thương mại theo Điều 30 BLTTDS 2015
Trang 77
https://tailieuluatkinhte.com/
Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 BLTTDS 2015
2 Thẩm quyền của Tòa án các cấp
Thẩm quyền của TAND cấp huyện
Căn cứ Điều 35 BLTTDS 2015 quy định TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp sau đây:
Những tranh chấp không có yếu tố nước ngoài ( hoặc đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước CHXNCNVN ở nước ngoài, cho Tòa án, CQCTQ của nước ngoài):
• Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này
• Tranh chấp kinh doanh, thương mại theo khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015;
• Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của BLTTDS 2015;
• Trường hợp ngoại lệ về tranh chấp yếu tố nước ngoài nhưng thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam khi yêu cầu giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha
mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam
cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam
Căn cứ Điều 36 BLTTDS 2015 Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách TAND cấp huyện:
• Tòa dân sự TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ
án về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này
Trang 88
https://tailieuluatkinhte.com/
• Tòa gia đình và người chưa thành niên TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện quy định tại Điều 35.[1, tr.99]
Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh
• Giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác
tư pháp cho cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài, cho Tòa án, CQCTQ của nước ngoài)
• TAND cấp tỉnh tự mình lấy các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện.[1, tr.102]
Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách TAND cấp tỉnh:
• Tòa dân sự TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này
• Tòa gia đình và người chưa thành niên TAND cấp tỉnh có thẩm quyền: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản
án hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này
• Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh có thẩm quyền: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án kinh doanh,
Trang 99
https://tailieuluatkinhte.com/
thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này
• Tòa lao động TAND cấp tỉnh có thẩm quyền: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án lao động chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này
Thẩm quyền của TAND cấp cao
• TAND cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm vụ án mà bản án sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa
có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
• TAND cấp cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng
Thẩm quyền của TAND tối cao
Điều 20, 22, 23 của Luật tổ chức TAND 2014 và Điều 337, 358 BLTTDS 2015, TAND tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
3 Thẩm quyền theo lãnh thổ
Cơ sở pháp lý cho việc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ là Điều 39 BLTTDS hiện hành Pháp luật quy định việc phân chia thẩm quyền theo lãnh thổ đối với việc giải quyết các VADS theo trình tự sơ thẩm giữa Tòa án cùng cấp với nhau là nhằm chỉ rõ Tòa án nào
có thẩm quyền giải quyết VADS đó, tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện thẩm quyền giữa Tòa án cùng cấp, và bảo đảm sự hợp lý và thuận lợi cho việc giải quyết VADS được nhanh chóng, đúng đắn, tiết kiệm thời gian, công sức, tạo thuận lợi cho các bên đương sự
Trang 1010
https://tailieuluatkinhte.com/
đặc biệt là đương sự bị khởi kiện tham gia tố tụng, từ đó bảo đảm được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, đồng thời góp phần hạn chế việc khởi kiện thiếu căn cứ, gây khó khăn, phiền nhiễu cho bên bị khởi kiện.[1, tr.102]
Căn cứ Điều 39 BLTTDS 2015 thì Thẩm quyền giải quyết VADS của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
Thứ nhất, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp là Tòa án nơi bị đơn
cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm Bị đơn trong VADS là người bị buộc phải tham gia tố tụng Việc quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bị đơn tham gia tố tụng Mặt khác, Tòa án này có khả năng cũng như có cơ hội xác minh, thu thập chứng cứ và nắm được các vấn đề tranh chấp, trên cơ sở đó có đường lối giải quyết phù hợp, việc thi hành án cũng trở nên thuận lợi hơn
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và điều kiện thuận lợi cho đương sự tham gia tố tụng, ngoài quy định về thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn cư trú, pháp luật còn quy định về thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn làm việc Tuy nhiên quy định này còn khá chung theo hướng Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc mà không rõ ràng về việc nên ưu tiên Tòa án nơi bị đơn cư trú hay nơi bị đơn làm việc
Thứ hai, pháp luật tố tụng Việt Nam cũng có quy định cho phép các đương sự
có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết vụ án theo điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 Hiện nay, quy định này áp dụng rộng rãi đối với các thỏa thuận lựa chọn Tòa án của các bên trong hợp đồng Việc thỏa thuận Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng có thể được lập thành văn bản riêng, thậm chí trong nhiều trường hợp không cần văn bản
mà bằng hành vi, các bên đã ngầm thỏa thuận việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải
Trang 1111
https://tailieuluatkinhte.com/
quyết tranh chấp Ví dụ: loại việc đó thuộc thẩm quyển của Tòa án cấp huyện thì không đước thỏa thuận để Tòa án cấp tỉnh giải quyết và ngược lại
Thứ ba, đối với các vụ án có đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án
nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTD
2015 Bất động sản là loại tài sản không di dời được, đó là đất đai và các tài sản khác gắn liền với đất đai như nhà ở, công trình xây dựng Xuất phát từ thực tiễn phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước, với mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động
tố tụng cũng như tạo sự thống nhất trong việc quản lý đất đai, việc quy định Tòa án nơi có bất động sản sẽ có điều kiện thuận lợi nhất trong việc xác minh, kiểm tra, xem xét tại chỗ tình trạng của bất động sản, cũng như thu thập tài liệu có liên quan đến bất động sản Đối với cấc tranh chấp về bất động sản, các bên đương sự không có quyền thỏa thuận về việc yêu cầu Tòa án nơi không có bất động sản giảỉ quyết
Ví dụ: Trong vụ án ly hôn Anh P và chị Y đều cư trú ở huyện R Anh P có đơn khởi kiện xin ly hôn chị Y và có yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ tài sản là nhà đất của vợ chồng
ở huyện C Trong trường hợp này Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng anh là TAND huyện R
4 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
Bên cạnh các quy định về xác định thẩm quyền như trên thì để đảm bảo thuận tiện cho nguyên đơn trong việc tham gia tố tụng, Điều 40 BLTTDS 2015 đã quy định một số trường hợp nhất định pháp luật cho phép nguyên đơn được lựa chọn một trong số các Tòa án có thẩm quyền giải quyết để yêu cầu giải quyết vụ án Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho chủ thể khởi kiện thực hiện việc lựa chọn Tòa án
có thẩm quyền giải quyết cho mình, cho họ sự chủ động trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong một số trường hợp nhất định như: Nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn; tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;…
Trang 1212
https://tailieuluatkinhte.com/
Việc gửi đơn khởi kiện đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết là một yếu tố rất quan trọng để xem xét việc thụ lý vụ án Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan,
tổ chức khác thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, nếu gửi đơn khởi kiện đến sai Tòa án có thẩm quyền xét xử theo cấp hay theo lãnh thổ thì sẽ phải chuyển đơn khởi kiện sang đúng Tòa án có thẩm quyền Do đó, để tránh mất thời gian, công sức người khởi kiện phải hết sức chú ý đến vấn đề này để đảm bảo đơn khởi kiện của mình có thể được thụ lý nhanh chóng Căn cứ Điều 40 BLTTDS 2015 Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định cụ thể như sau:
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây: không biết nơi
cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn; tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ
chức; bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng; tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; tranh chấp về bồi
thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động; tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian; tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết; các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa
án nơi có một trong các bất động sản giải quyết
Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:
Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều
27 thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có