Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự là môn học trong chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội nhằm cung cấp cho người học một số vấn đề lý luận và trang bị những kỹ năng nghề trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự là một trong những nội dung thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Ngành kiểm sát nhân dân. Mục đích của công tác này là bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng căn cứ pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Môn học là tổng họp những kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự qua từng giai đoạn tố tụng cụ thể, bao gồm: kiểm sát xử lý đơn khởi kiện vụ việc dân sự, kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thấm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập theo chương trình đào tạo cử nhân luật tại nhà trường, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội biên soạn cuốn: “Giáo trình Kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự và việc khác theo quy định của pháp luật” trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Quy chế nghiệp vụ của Ngành và các văn bản liên quan. Đồng thời, Giáo trình cũng được xây dựng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và thực tiễn công tác kiếm sát việc giải quyết vụ việc dân sự của Viện kiểm sát nhân dân trong thời gian qua.
Trang 1CHỦ BIÊN PGS.TS Vũ Thị Hồng Vân TẬP THẺ TÁC GIẢ
PGS.TS Vũ Thị Hồng Vân Chương 1, 8, 9
ThS.NCS Đàm Thị Diễm Hạnh Chương 5
ThS Trần Kim Chi, ThS Nguyễn Thị Trà My Chương 3
ThS NCS Trần Đức Thành Chương 4
ThS NCS Nguyễn Thị Kiều Trang Chương 6
Ths NCS Khúc Thị Phương Nhung Chương 9
Trang 2Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự là môn học trong chươngtrình đào tạo cử nhân luật của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội nhằm cungcấp cho người học một số vấn đề lý luận và trang bị những kỹ năng nghềtrong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dânkhi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự là một trong những nộidung thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Ngành kiểm sátnhân dân Mục đích của công tác này là bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân
sự kịp thời, đúng căn cứ pháp luật Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gópphần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Mônhọc là tổng họp những kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểmsát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự qua từng giaiđoạn tố tụng cụ thể, bao gồm: kiểm sát xử lý đơn khởi kiện vụ việc dân sự,kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thấm, giám đốcthẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao
Để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập theo chương trình đàotạo cử nhân luật tại nhà trường, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội biên soạn
cuốn: “Giáo trình Kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự và việc khác theo
quy định của pháp luật” trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật
Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015, Quy chế nghiệp vụ của Ngành và các văn bản liên quan Đồng thời,Giáo trình cũng được xây dựng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu,giảng dạy và thực tiễn công tác kiếm sát việc giải quyết vụ việc dân sự củaViện kiểm sát nhân dân trong thời gian qua
Mặc dù nhóm tác giả đã rất cố gắng biên soạn nhằm bảo đảm chấtlượng tốt nhất, song sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong
Trang 3Hà Nội, tháng 8 năm 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
Trang 4BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Luật TCVKSND Luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân
Trang 5THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
I KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA CÔNG TÁC KIÊM SÁT GIẢI QUYẾT CÁC vụ VIỆC DÂN sự VÀ VIỆC KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Trong tố tụng dân sự, nếu như vị trí, vai trò của Tòa án và các bênđương sự được xác định một cách rõ ràng và hiển nhiên thì vị trí, vai trò củaVKS không phải lúc nào cũng rõ ràng và hiển nhiên như vậy Sở dĩ có tìnhtrạng này là do quan niệm về quyền lực nhà nước, nguyên tắc tổ chức vàthực hiện quyền lực nhà nước ở mỗi quốc gia khác nhau, từ đó có những quyđịnh khác nhau về mô hình tổ chức, vị trí, vai trò của VKS, đặc biệt là tronglĩnh vực dân sự Trong lĩnh vực hình sự, mặc dù quan niệm về vị trí, chứcnăng của Viện Công tố cũng không hoàn toàn đồng nhất nhưng về cơ bản,các nước đều cho rằng cơ quan công tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng, làbên nhân danh Nhà nước truy tố và buộc tội kẻ phạm tội trước toà Còntrong lĩnh vực dân sự, phần lớn các quốc gia đều quan niệm rằng vị trí, vaitrò của Viện Công tố hạn chế hơn do ảnh hưởng từ nguyên tắc tự định đoạtcủa các bên trong quan hệ dân sự Viện Công tố chỉ can thiệp vào quan hệdân sự khi một bên bị mất năng lực hành vi (người bị tâm thần), hạn chếnăng lực hành vi (người chưa thành niên), không thể có mặt (Tòa án tuyên
bố người đó chết hoặc mất tích) hoặc khi mà quyền tự định đoạt của các bênxâm hại hoặc có khả năng xâm hại đến lợi ích công hay trật tự
Trang 6pháp luật nhằm bảo vệ những lợi ích và trật tự đó mà thôi Đây là sự kết hợpvừa nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên, vừa bảo đảm sự canthiệp từ phía Nhà nước trong trường hợp cần thiết Các nước theo truyềnthống luật án lệ (Common Law) thì cho rằng trong quan hệ dân sự càng ít sựcan thiệp của công quyền càng tốt, và vì thế, Viện Công tố những nước nàyhầu như không tham gia vào tố tụng dân sự.
Đối với các nước theo truyền thống luật dân sự (Civil Law), khi thamgia vào tố tụng dân sự, thông thường, Viện Công tố có ba vị trí khác nhau: lànguyên đơn, là người giám sát và là bị đơn Tương ứng với mỗi vị trí đó,Viện Công tố có những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau Khi khởi kiện vìlợi ích công, Viện Công tố là một bên trong tố tụng dân sự, có quyền vànghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn khác, trừ quyền hoà giải và nghĩa vụ nộp
án phí và chi phí tố tụng (thực ra ngân sách nhà nước vẫn phải trả nhữngkhoản này) Khi tham gia tố tụng dân sự với vai trò giám sát (thường ữongcác vụ án mà một bên là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thểchất hoặc tâm thần hoặc các trường hợp tuyên bố chết, tuyên bố mất tích,tuyên bố mất năng lực hành vi ), Viện Công tố có trách nhiệm giám sát việc
áp dụng pháp luật và có nghĩa vụ phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ
án Sự tham gia của Viện Công tố trong hai trường hợp này xuất phát từ nhucầu bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng và bảo đảm công bằng
xã hội Viện Công tố không có một lợi ích vật chất nào liên quan tới vụ áncũng như không bị ràng buộc chỉ vì lợi ích từ phía các đương sự Thậm chí,ngay cả trong trường hợp quyền lợi của người chưa thành niên, người cónhược điểm về thể chất hoặc tâm thần bị xâm phạm thì việc Viện Công tốtham gia tố tụng cũng không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân cho họ màtrước hết là bởi vì bản chất những vụ việc này có tính chất công và mang ýnghĩa xã hội Còn khi là bị đơn (pháp luật một số nước quy định: Khi Nhànước hoặc các pháp nhân công pháp bị kiện thì Viện Công tố sẽ tham gia với
tư cách bị đơn), Viện Công tố có quyền và nghĩa vụ như bị đơn
Trang 7VKS là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp, có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt trong tố tụng dân sự Theo đó,VKS là cơ quan tiến hành tố tụng, có chức năng kiểm sát việc tuân theo phápluật trong lĩnh vực tố tụng dân sự1 Viện trưởng VKS và KSV, Kiểm tra viên
là người tiến hành tố tụng, bên cạnh đó, Điều 59 BLTTDS năm 2015 quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên để bảo đảm phù hợp vớiLuật TCVKSND năm 2014; phạm vi tham gia phiên tòa của VKS mở rộng2;việc phát biểu ý kiến của VKSND tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giảiquyết vụ việc dân sự cũng đổi mới, theo đó, KSV không chỉ phát biểu vềviệc chấp hành pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX mà còn phát biểu ýkiến về việc giải quyết vụ án3; về thẩm quyền xác minh, thu thập tài liệu,chứng cứ của VKS, khoản 3 Điều 58 BLTTDS năm 2015 quy định, KSV khiđược Viện trưởng VKS phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn: “Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quả trình giải quyểt vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này” và sửa đổi quy định về thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, theo đó: Bỏ thẩm quyền kháng nghịtheo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án TAND cấp tỉnh và Việntrưởng VKSND cấp tỉnh đoi với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa TAND cấp huyện; thay bằng quy định về quyền kháng nghị giám đốcthẩm, tái thẩm cho Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấpcao
Với các quy định trên đây, luật hiện hành vẫn tiếp tục khẳng định chức
năng và địa vị pháp lý của VKS là cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự,
1Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Điều 2, 4, 6 Luật TCVKSND năm 2014 và Điều 21, 46 BLTTDS năm 2015.
2Điều 21, 232, 296, 367 và 374 BLTTDS năm 2015.
3Điều 262 và 369 BLTTDS năm 2015.
Trang 8VÌ vậy, tất cả các quyết định mang tính chất giải quyết, xử lý vụ việc dân sựcủa cơ quan xét xử phải được gửi cho VKS để thực hiện chức năng kiểm sáttrong một thời hạn rất nghiêm ngặt Một trong những phương thức hoạt độngquan trọng để thực hiện chức năng nói trên là phải tập trung kiểm sát các bản
án và quyết định giải quyết, xử lý vụ việc dân sự của Tòa án để góp phầnbảo đảm các bản án, quyết định này có căn cứ và hợp pháp; trong trườnghợp phát hiện có vi phạm pháp luật, VKS được thực hiện các quyền yêu cầu,quyền kiến nghị và quyền kháng nghị nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việcdân sự kịp thời, đúng pháp luật
Theo các điều 2, 4, 6 Luật TCVKSND năm 2014, bên cạnh công táckiểm sát giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thươngmại; lao động (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự), vụ án hành chính ;VKS có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp thông qua công tác kiểm sátviệc giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật Mặc dù khái
niệm “vzệc khác theo quy định của pháp luật ” không được ghi nhận trong
Luật TCVKSND năm 2014 cũng như bất kỳ văn bản pháp luật nào, song căn
cứ phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đếnkhâu công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, có thể hiểu khái niệm
“việc khác theo quy định của pháp luật” hiện nay là việc giải quyết yêu cầu
mở thủ tục phá sản4 Vì vậy, kiểm sát giải quyết việc khác theo quy định củapháp luật hiện hành được hiểu là kiểm sát giải quyết yêu cầu mở thủ tục phásản
Luật Phá sản năm 2014 đã được thông qua ngày 19/6/2014 tại kỳ họpthứ 7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (LuậtPhá sản năm 2014) Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015gồm 14 chương, 133 điều Luật Phá sản năm 2014
4Trước khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, việc khác theo quy định của pháp luật bao gồm việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản và xét tính hợp pháp của cuộc đình công Nhưng
từ ngày 01/7/2016, nội dung xét tính hợp pháp của cuộc đình công được hiểu là việc lao động quy định khoản 2 Điều 33 BLTTDS năm 2015.
Trang 9đã CÓ nhiều quy định mới bổ sung về nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phát huyvai trò của VKSND trong quá trình giải quyết phá sản như: VKS có quyềnkháng nghị đối với quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản; quyền kiếnnghị theo thủ tục đặc biệt và tham gia phiên họp xem xét kiến nghị của VKSđối với quyết định giải quyết đcm đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bốdoanh nghiệp, họp tác xã phá sản, đây là những quy định hết sức quantrọng đòi hỏi KSV cần phải nắm bắt kịp thời và đầy đủ nhằm thực hiện cóhiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của VKS Như vậy, công tác kiểm sát việcgiải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản là một hoạt động nghiệp vụ cụ thể củaVKSND trong quá trình giải quyết phá sản, là biểu hiện việc giám sát củaquyền lực nhà nước trong hoạt động tố tụng phá sản nhằm bảo đảm cho hoạtđộng của Tòa án đúng pháp luật.
Từ những nội dung phân tích trên, có thể định nghĩa: Công tác kiêm sát việc giải quyết các vụ việc dãn sự và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật là một trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND, sử dụng các quyền năng được pháp luật quy định đê kiêm sát việc tuần theo pháp luật của TAND, những người tiến hành tổ tụng, người tham gia tố tụng dân sự và người tham gia thủ tục phả sản nhằm bảo đảm giải quyết các vụ việc dãn sự và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản có căn cứ, kịp thời, nghiêm minh, đủng pháp luật.
2 Phạm vi công tác kiểm sát
Phạm vi của công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giảiquyết các vụ việc dân sự và công tác kiểm sát giải quyết yêu cầu mở thủ tụcphá sản được hiểu là giới hạn hoạt động mà VKSND tiến hành để kiểm sátviệc tuân theo pháp luật đối với hành vi, quyết định tố tụng của các chủ thểtiến hành và tham gia tố tụng dân sự, tố tụng phá sản nhằm bảo đảm cho việcgiải quyết các vụ việc dân sự, giải quyết phá sản đúng pháp luật, kịp thời.Xác định phạm vi của công tác kiểm
Trang 10sát giải quyết vụ việc dân sự, việc phá sản là xác định thời điểm bắt đầu vàthời điểm kết thúc của công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật Pháp luậthiện hành mặc dù có những quy định khác biệt về thủ tục giải quyết vụ việcdân sự và việc phá sản, song về phạm vi của công tác kiểm sát giải quyết các
vụ việc dân sự và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản lại có những điểmchung:
BLTTDS năm 2015 quy định, ngay khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện vàtài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bảnnêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện gửi cho VKS cùng cấp1 VKS nghiên cứuvăn bản trả lại đon khởi kiện và tài liệu kèm theo, nếu phát hiện việc trả lại
đơn của Tòa án vi phạm (ví dụ như đơn khởi kiện đến Tòa án đúng thẩm
quyền mà Tòa án vẫn trả lại đơn ), VKS có quyền kiến nghị yêu cầu Tòa ánkhắc phục vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 21, Điều 194 BLTTDSnăm 2015
Trường hợp Tòa án thụ lý đơn, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho VKScùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án5 6 Trong quá trình Tòa án giải quyết
vụ việc dân sự, VKS kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án vàthực hiện các quyền yêu cầu, quyền kiến nghị và quyền kháng nghị theo thủtục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, quyền tham gia phiên tòa, phiênhọp nhằm bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án có căn cứ và hợppháp
Luật Phá sản năm 2014 quy định, khi Tòa án trả lại đơn yêu cầu mởthủ tục phá sản cho người nộp đơn, Thẩm phán ra quyết định frả lại đơn phảinêu rõ lý do trả lại đơn, đồng thời phải gửi quyết định đó cho VKS cùng cấptrong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định7 Khi nghiên cứuquyết định trả lại đon cùng các tài liệu kèm theo
5' Khoản 2 Điều 192, Điều 361 BLTTDS năm 2015.
6Khoản 1 Điều 196 BLTTDS năm 2015.
7Khoản 2 Điều 35 Luật Phá sản năm 2014.
Trang 111 Khoản 1 Điều 40 Luật Phá sản năm 2014.
nếu phát hiện việc trả lại đơn của Tòa án có vi phạm thì VKS có quyền kiếnnghị với Chánh án TAND đã ra quyết định trả lại đơn, yêu cầu Tòa án khắcphục vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 36 Luật Phásản năm 2014 Trường họp Tòa án thụ lý đơn, thì trong thời hạn 03 ngày làmviệc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản choVKS cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản1,trong quá trình Tòa án giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, VKS kiểmsát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và thực hiện các quyền yêu cầu,quyền kiến nghị và quyền kháng nghị bảo đảm các quyết định của Tòa án
án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự, việc phá sản của Tòa án có hiệu lựcpháp luật mà không có kháng nghị, không có yêu cầu, kiến nghị, đề nghịxem xét lại theo quy định của BLTTDS và Luật Phá sản năm 2014
Việc xác định đúng phạm vi công tác kiểm sát có ý nghĩa rất quantrọng, giúp VKS thực hiện công tác này có hiệu quả, phân biệt được giữakiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự với kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong tố tụng hình sự, trong kiểm sát thi hành
Trang 12án dân sự , góp phần thực hiện đúng, đầy đủ và có hiệu quả chức năng,nhiệm vụ của Ngành Kiểm sát nhân dân.
3 Đối tượng của công tác kiểm sát
Theo cách hiểu chung nhất, đối tượng của bất kỳ hoạt động của mộtchủ thể nào cũng đều là những cái (gì) mà hoạt động đó tác động đến nhằmđạt được mục đích, yêu cầu cụ thể đặt ra trước chủ thể đó Trong tố tụng dân
sự và tố tụng phá sản, mục đích của hoạt động kiểm sát việc tuân theo phápluật là nhằm bảo đảm các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ việcdân sự và việc phá sản chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh và thống nhất, bảođảm tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án, quyết định của Tòa án.Căn cứ quy định của BLTTDS năm 2015 và Luật Phá sản năm 2014
về chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và việc phá sản,
có thể xác định, đối tượng của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việcdân sự và việc phá sản là sự tuân thủ pháp luật của cơ quan tiến hành tốtụng, của những người tiến hành tố tụng, của những người tham gia tố tụng
Cụ thể là:
- về cơ quan tiến hành tố tụng, đối tượng kiểm sát trong tố tụng dân
sự là Tòa án; trong giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối tượng gồmTòa án và Cơ quan thi hành án;
- về người tiến hành tố tụng, trong tố tụng dân sự gồm: Chánh án Tòa
án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; ngườitiến hành tố tụng trong thủ tục phá sản là Chánh án TAND, Thấm phán, Thủtrưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên;
- về người tham gia tố tụng, trong tố tụng dân sự gồm: đương sự,người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, ngườigiám định, người phiên dịch ; trong tố tụng phá sản gồm: chủ nợ; người laođộng; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổđông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp
Trang 131 Điều 27 Luật TCVKSND năm 2014.
tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp,hợp tác xã mất khả năng thanh toán và những người khác có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản
Việc xác định đúng đối tượng, phạm vi công tác kiểm sát giúp choVKS sử dụng các quyền hạn được pháp luật quy định ở các giai đoạn tố tụngmột cách có hiệu quả nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi viphạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng,người tham gia tố tụng; góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm trật tự pháp luật xã hộichủ nghĩa
Sự VÀ VIỆC KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Phương thức là cách thức, phương pháp mà một chủ thể áp dụng vào
để làm một việc cụ thể và nhằm đạt mục đích Phương thức là danh từ đượcdùng nhiều trong đời sống xã hội, trong thương mại, dân sự, trong phápluật nhưng tựu trung lại, phương thức chính là hoạt động có ý thức của conngười để tác động vào sự vật, hiện tượng nhằm biến đổi sự vật, hiện tượngtheo hướng có ích cho con người
Điều 2 Luật TCVKSND năm 2014, Điều 21 BLTTDS năm 2015, Điều
21 Luật Phá sản năm 2014 không quy định về phương thức kiểm sát nhưngđều khẳng định VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệquyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tố chức, cá nhân, gópphần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Ngoàinhiệm vụ chung, trong công tác kiếm sát giải quyết các vụ việc dân sự vànhững việc khác theo quy định của pháp luật, VKSND còn có nhiệm vụsau1:
Trang 14- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;
- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp pháp luật quy định;
- Tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểm của VKSND vềviệc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật;
- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;
- Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu,kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người thamgia tố tụng vi phạm pháp luật;
- Kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạmpháp luật; kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiệnhoạt động tố tụng;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết
vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thươngmại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật
Mục đích của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự,việc phá sản là nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và việc phá sảnđược thực hiện đúng quy định của pháp luật; bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; mọi vi phạm phápluật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêmminh1 Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn một cách hiệu quả, phát hiện viphạm và kịp thời kiến nghị, kháng nghị; đồng thời nhằm giúp cho hoạt động
tư pháp trong lĩnh vực giải quyết vụ việc dân sự, việc phá sản được thực hiệnđúng pháp luật đòi hỏi VKS phải có kỹ năng kiểm sát, phải biết áp dụngnhững phương pháp, cách thức kiểm sát để tác động vào đối tượng kiểm sát,Điều 4 Luật TCVKSND năm 2014
Trang 15những phương pháp và cách thức đó gọi là phương thức kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự, việc phá sản.
Từ đó, có thế định nghĩa: phương thức kiểm sát giải quyết vụ việc dân
sự, việc phả sản là những phương pháp, cách thức mà VKS ảp dụng đế kiếm tra, giám sát tính họp pháp của hành vi, quyết định của cơ quan, tô chức, cả nhân trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, việc phá sản nhằm phát hiện
vi phạm pháp luật và ngăn chặn, khắc phục các vi phạm pháp luật.
Căn cứ quy định của pháp luật và phân tích trên, có thể xác địnhnhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng dân sự và tố tụng phá sảnđược thực hiện thông qua những phương thức cơ bản, đặc trưng sau: phươngthức thực hiện quyền yêu cầu; phương thức thực hiện quyền kiến nghị;phương thức thực hiện quyền kháng nghị; phương thức thực hiện quyềntham gia phiên tòa, phiên họp và phương thức thực hiện quyền xác minh, thuthập tài liệu, chứng cứ
1 Phương thức thực hiện quyền yêu cầu
Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ “yêu cầu” là “nêu ra điều gì vớingười nào đó, tỏ ý muốn người ấy làm, vì đó là việc thuộc nhiệm vụ, tráchnhiệm hoặc quyền hạn, khả năng của người ấy”8
Ở góc độ pháp lý, quyền yêu cầu là quyền năng quan trọng mà luậttrao cho VKS để thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụngdân sự và tố tụng phá sản Theo đó, trong quá trình kiểm sát giải quyết các
vụ việc dân sự và việc phá sản, VKS thực hiện quyền yêu cầu cơ quan, tổchức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật;
tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báokết quả cho VKSND; cung cấp hồ sơ, tài liệu để VKS kiểm sát tính hợppháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp; yêu cầu, kiến nghị
cơ quan, tổ chức, cá
8 Từ điển Việt - Việt (Tratu.soha.vn/dict/vn_vn/yêu cầu).
Điểm a, c khoản 3 Điều 4 Luật TCVKSND năm 2014.
Trang 16nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật tronghoạt động tư pháp1 Quyền yêu cầu của VKS được pháp luật quy định là mộtquyền mà VKS được sử dụng để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giảiquyết vụ việc dân sự và giải quyết phá sản có hiệu quả, bảo đảm thời hạn,thời hiệu tố tụng và nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát Việc thực hiện cóhiệu quả quyền yêu cầu bảo đảm cho việc áp dụng các phương thức kiểm sátkhác đạt hiệu quả cao hon, chất lượng kiểm sát tốt hon, đặc biệt là đối vớiquyền kiến nghị và kháng nghị Ở đây, quyền yêu cầu được xem như quyềnsong hành, xoay quanh và phục vụ, hỗ trợ cho các quyền kiến nghị và khángnghị nhằm mục tiêu là nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các phưong thứckiểm sát Nội dung của quyền yêu càu của VKS trong tố tụng dân sự và tốtụng phá sản gồm:
1.1 Đối tượng của quyền yêu cầu
Theo điểm a, c khoản 3 Điều 4 Luật TCVKSND năm 2014, đối tượng
của quyền yêu cầu trong kiếm sát hoạt động tư pháp gồm các hành vỉ của cơ quan, tố chức, cá nhân trong việc thực hiện hoạt động tư pháp Trong tố
tụng dân sự và tố tụng phá sản, pháp luật hiện hành xác định đối tượng củaquyền yêu cầu là các hành vi tố tụng của Tòa án, hành vi thực hiện pháp luậtcủa các chủ thể tham gia tố tụng dân sự, người tham gia thủ tục phá sản.Như vậy, đối tượng của quyền yêu cầu chỉ là các hành vi tố tụng không là
các văn bản tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng Vỉ dự đối với quyền yêu
cầu Tòa án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho VKS, đốitượng của quyền yêu cầu trong trường họp này là hành vi chuyển hồ sơ vụviệc dân sự của Tòa án
1.2 Hình thức thực hiện quyền yêu cầu
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về hình thức thực hiện
Trang 17quyền yêu cầu, song với việc xác định về đối tượng của quyền yêu cầu làhành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp, hình thứcthực hiện quyền yêu cầu của VKS cần đa dạng, linh hoạt để vừa bảo đảmtính pháp lý vừa phù hợp với mỗi hành vi cụ thế Vì vậy, hình thức yêu cầu
có thể thực hiện bằng văn bản hoặc lời nói, ví dụ: KSV được quyền xem
biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửađổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận1, quyền yêu cầu trongtrường hợp này có thể thực hiện bằng lời nói
Trường hợp yêu cầu bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định vềhình thức tại Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 của Việntrưởng VKSNDTC về việc ban hành mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạmthời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp (Quyết định số 204/QĐ-VKSTC), theo đó:
Biểu mẫu yêu cầu trong thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự
Mầu 08 Yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án (dùng chung cho cả 3 cấp: sơ
thẩm; phúc thẩm; giám đốc thẩm, tái thẩm)Mầu 36 Yêu cầu hoãn thi hành án dân sự (dùng chung cho cả 2 cấp:sơ thẩm, phúc thẩm)
1.3 Căn cứ thực hiện quyền yêu cầu
Trên cơ sở quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơquan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động tư pháp, VKS cóquyền yêu cầu các chủ thể nêu trên thực hiện đúng những hoạt động tư pháp,những hành vi mà pháp luật quy định Nghĩa là, chỉ cần xác định nhữnghành vi, hoạt động tư pháp cụ thể thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệmcủa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thì VKS cóquyền yêu cầu họ thực hiện Ngoài ra, khi các chủ thể đã thực hiện khôngđúng, không đầy
Trang 18đủ hoạt động tư pháp hoặc chưa thực hiện hoặc không thực hiện hoạt động
tư pháp theo quy định của pháp luật đều là căn cứ để VKS thực hiện quyềnyêu cầu
Như vậy, căn cứ thực hiện quyền yêu cầu không nhất thiết phát sinhkhi chủ thể có hành vi vi phạm mà chỉ cần xác định đó là những nhiệm vụ,trách nhiệm mà pháp luật buộc các chủ thể đó phải thực hiện thì VKS cóquyền yêu cầu họ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Dấu hiệu nàygiúp ta có thể phân biệt với căn cứ thực hiện quyền kiến nghị và quyềnkháng nghị (nhất thiết phải có sự vi phạm của các chủ thế tiến hành và thamgia tố tụng trong việc thực hiện hành vi tố tụng hoặc ban hành văn bản tốtụng)
1.4 Thẩm quyền và các trường họp thực hiện quyền yêu cầu
về nguyên tắc, thấm quyền thực hiện yêu cầu thuộc về Viện trưởngVKS và KSV Song, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể nhữngtrường họp Viện trưởng VKS thực hiện quyền yêu càu; luật chỉ quy địnhViện trưởng VKS có quyền yêu cầu theo quy định của BLTTDS (điểm đkhoản 1 Điều 57 BLTTDS năm 2015), các điều luật khác chỉ quy định quyềnyêu cầu thuộc về VKS; đổi với KSV, ngoài thẩm quyền thực hiện quyền yêucầu theo khoản 6 Điều 58 BLTTDS năm 2015 còn có nhiều điều luật khácquy định KSV có quyền yêu cầu
Do vậy, về nguyên tắc, Viện trưởng VKS có quyền nhân danh VKS vàKSV thực hiện mọi quyền yêu cầu mà pháp luật quy định cho VKS và KSV;KSV được thực hiện những quyền yêu cầu mà luật trực tiếp quy định choKSV và một số trường họp khác do Viện trưởng VKS ủy quyền hoặc theocác văn bản khác của Ngành Kiểm sát nhân dân quy định Cụ thể:
Một là, quyên yêu cảu trong công tác kiếm sát giải quyết vụ việc dân sự
Căn cứ BLTTDS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 02/2016/
TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 của VKSNDTC và
Trang 19TANDTC quy định việc phối hợp giữa VKSND và TAND trong việc thihành một số quy định của BLTTDS (Thông tư liên tịch số 02/2016/ TTLT-VKSNDTC-TANDTC), thẩm quyền yêu cầu của Viện trưởng VKS và KSVđược phân biệt như sau:
- Viện trưởng VKS quyết định thực hiện các quyền yêu cầu quy địnhtại BLTTDS và Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC;
- KSV trong quá trình kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự được quyếtđịnh thực hiện quyền yêu cầu sau:
+ Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giảiquyết vụ việc dân sự Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu KSVxét thấy cần xác minh, thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giảiquyết vụ việc có căn cứ và đúng pháp luật thì KSV gửi văn bản yêu cầu Tòa
án xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 BLTTDSnăm 2015;
+ Yêu cầu Tòa án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ vụ việc dân sựcho VKS Việc yêu cầu chuyển hồ sơ vụ việc dân sự trong quá trình giảiquyết vụ việc dân sự của VKS là nhằm mục đích:
(i) Tham gia phiên tòa, phiên họp theo khoản 2 Điều 220, Điều 292,khoản 3 Điều 318, khoản 2 Điều 323, khoản 2 Điều 336, Điều 357 BLTTDSnăm 2015 và Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2016/ TTLT-VKSNDTC-TANDTC;
(ii) Xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm,giám đốc thẩm, tái thẩm theo Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2016/ TTLT-VKSNDTC-TANDTC;
(iii) Xem xét việc kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hộiđồng Thẩm phán TANDTC theo thủ tục đặc biệt quy định tại Điều 6 Thông
tư liên tịch sổ 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC;
Trang 20+ Yêu cầu Tòa án sao chụp bản sao đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tàiliệu, chứng cứ liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quyđịnh của Điều 21 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT- VKSNDTC-TANDTC;
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản phiên tòa1, theo đó, sau khi kếtthúc phiên tòa, KSV có quyền kiểm tra biên bản phiên tòa và có quyền yêucầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản Yêu cầu của KSV được thựchiện ngay và KSV ký xác nhận vào những nội dung sửa đổi, bổ sung đó;+ Yêu cầu cơ quan, tố chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấptài liệu, chứng cứ cho VKS theo quy định tại khoản 4 Điều 106 BLTTDSnăm 2015;
+ Yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án2, theo đó, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốcthẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêucầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét kháng nghị theo thủ tụcgiám đốc thẩm; đồng thời, người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm,tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền tạm đình chỉthi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm,quyết định tái thẩm3;
+ Yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị xem xét bản
án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốcthẩm, tái thẩm trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu củaTòa án, VKS4
1 Khoản 4 Điều 236 BLTTDS năm 2015.
2 Khoản 1 Điều 332 BLTTDS năm 2015.
3 Khoản 2 Điều 332, khoản 3 Điều 354 BLTTDS năm 2015.
4 Khoản 2 Điều 329, Điều 357 BLTTDS năm 2015.
Trang 21+ Yêu cầu Tòa án, cơ quan khác, tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ, tàiliệu về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo9;
+ Yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy địnhcủa BLTTDS, gồm:
(i) Yêu cầu HĐXX công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án (điểm ckhoản 1 Điều 254, Điều 303 BLTTDS năm 2015);
(ii) Yêu cầu HĐXX cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghihình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa (Điều
255, Điều 303 BLTTDS năm 2015)
(iii) Yêu cầu người giám định giải thích rõ về những vấn đề còn chưa
rõ hoặc còn mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc mâu thuẫn với tình tiếtkhác của vụ án (Điều 257, Điều 303 BLTTDS năm 2015);
(iv) Yêu cầu hỏi về các vấn đề cần thiết khi các tình tiết của vụ ánchưa được xem xét đầy đủ (Điều 258, Điều 303 BLTTDS năm 2015);
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh ngườitham gia tố tụng vi phạm pháp luật (khoản 8 Điều 58 BLTTDS năm 2015)
Hai là, quyền yêu cầu trong công tác kiểm sát giải quyết việc phá sản
Luật Phá sản năm 2014 không quy định cụ thể những trường hợp Việntrưởng VKS và KSV được thực hiện quyền yêu cầu, luật chỉ quy định VKS,KSV trong quá trình kiểm sát giải quyết việc phá sản được thực hiện cácquyền yêu cầu sau:
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu,chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản có trách nhiệm cung cấp
9 Điều 515 BLTTDS năm 2015 và theo khoản 3 Điều 34 Thông tư liên tịch số 02/2016/ VKSNDTC-TANDTC.
Trang 22TTLT-cho VKSND đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phásản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu10;
- Yêu cầu Tòa án chuyển các văn bản tố tụng cho VKSND đúng thờihạn luật định, gồm: quyết định trả lại đơn yêu cầu; văn bản thông báo thụ lý,thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; Nghị quyết củaHội nghị chủ nợ, quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợthông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, quyết định đình chỉthủ tục phục hồi, quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản11;
- Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc phá sản để nghiên cứu hồ sơtrong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, phục vụ cho việc tham giaphiên họp của Tổ Thẩm phán về xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại,kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; xem xét, giảiquyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xãphá sản12;
- Yêu cầu Chấp hành viên gửi văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanhnghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản cho VKSNDtrong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân côngcủa Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự13
1.5 Hậu quả pháp lý của quyền yêu cầu
về cơ bản, pháp luật không quy định hậu quả của việc thực hiện quyềnyêu cầu, do vậy, đây là một khó khăn trong thực tiễn thi hành, vì nhiềutrường hợp, VKS có yêu cầu nhưng không được các chủ thể thực hiện đúngquy định của pháp luật cũng như đúng yêu cầu của VKS,
10 Khoản 1 Điều 7 Luật Phá sản năm 2014.
11 Điều 36, 40, 43, 84, khoản 2 Điều 92, khoản 2 Điều 95, khoản 1 Điều 109 Luật Phá sản năm 2014.
12 Điều 44, Điều 112 Luật Phá sản năm 2014.
13 Khoản 1, 3 Điều 121 Luật Phá sản năm 2014.
1 Từ điển Việt - Việt (Tratu.soha.vn/dict/vn_vn/kien nghị).
Trang 23khó khăn nhất là quyền yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để thựchiện quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Tuy nhiên, riêng quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản
lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho VKS được quyđịnh cụ thể tại khoản 3, 4 Điều 106 BLTTDS năm 2015 Theo đó, luật đãxác định hậu quả pháp lý của việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấptài liệu, chứng cứ cho VKS : Trường hợp VKS có yêu cầu cung cấp tài liệu,chứng cứ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng
cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của VKStrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này màkhông cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của VKS thì cơ quan,
tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lỷ do Cơquan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của VKS mà không có lý dochính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hànhchính hoặc truy cứu ừách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việc
xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa
vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho VKS Quy định này rất quan trọng, giúpVKS thực hiện có hiệu quả hơn quyền yêu cầu
2 Phưong thức thực hiện quyền kiến nghị
Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ kiến nghị được hiểu là “nêu ỷ kiến đề nghị về một việc chung với cơ quan có thẩm quyền Trong khoa học
luật tố tụng, kiến nghị là việc cơ quan, cá nhân, tổ chức đề nghị với các cơquan tiến hành tố tụng khắc phục những vi phạm và thực hiện đúng nhữngquy định của pháp luật tố tụng Dưới góc độ khoa học kiểm sát, kiến nghị
là quyền năng, là biện pháp pháp
Trang 24lý quan trọng của VKSND khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được thihành nghiêm chỉnh, thống nhất
Để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạtđộng tư pháp, Hiến pháp năm 2013 và Luật TCVKSND năm
2014 đã quy định quyền kiến nghị của VKSND, theo đó, quyền kiến nghịđược VKSND thực hiện khi phát hiện hành vi, quyết định của cơ quan, tốchức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọngkhông thuộc trường họp kháng nghị thì VKSND phải kiến nghị cơ quan, tổchức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người
vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thìkiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện phápphòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm Khi nhận được kiến nghị củaVKSND, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giảiquyết, trả lời kiến nghị của VKSND theo quy định của pháp luật14
Quyền kiến nghị của VKSND được cụ thể hoá tại BLTTDS năm
2015 nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho VKSND hoàn thành tốt chức năng,nhiệm vụ được giao, tạo niềm tin cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Quyềnkiến nghị của VKS trong tố tụng dân sự và tố tụng phá sản có những nộidung cơ bản sau:
2.1 về đối tượng của quyền kiến nghị
Khác với quyền yêu cầu, đối tượng của quyền kiến nghị rất rộng, gồm
các hành vỉ, quyết định của cơ quan, tổ chức, cả nhân trong hoạt động tư pháp 15 Điều này được cụ thể hóa trong tố tụng dân sự và tố tụng phá sản,
theo đó, đối tượng của quyền kiến nghị bao gồm:
14 Khoản 2 Điều 5 Luật TCVKSND năm 2014.
15 Khoản 2 Điều 5 Luật TCVKSND năm 2014.
Trang 25- Các hành vi tố tụng của Tòa án, các chủ thể tham gia tố tụng dân sự,người tham gia thủ tục phá sản;
- Các văn bản tố tụng của Tòa án, bao gồm:
+ Các bản án dân sự của Tòa án Hiện nay trong các văn bản quyphạm pháp luật không có khái niệm về bản án Tuy nhiên, có thể hiểu bản án
là văn bản pháp lý do Tòa án có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định để giải quyết một hay nhiều quan hệ pháp luật Bản ándân sự là văn bản pháp lý do Tòa án có thẩm quyền ban hành theo thủ tục tốtụng dân sự giải quyết quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thưcmg mại, lao động (gọi chung là quan hệ pháp luật dân sự) khi cóyêu cầu khởi kiện của đương sự Bản án dân sự gồm bản án sơ thẩm và bản
án phúc thẩm Bản án sơ thẩm là bản án giải quyết lần đầu, hình thức và nộidung bản án được quy định tại Điều 266, 268 và Điều 269 BLTTDS năm
2015 Bản án phúc thẩm là bản án được Tòa án ban hành khi có kháng cáocủa đương sự hoặc kháng nghị của VKS đối với bản án sơ thẩm chưa cóhiệu lực pháp luật; hình thức và nội dung bản án được quy định tại Điều 313BLTTDS năm 2015
+ Quyết định dân sự của Tòa án Quyết định dân sự là văn bản pháp lý
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong quá trình giải quyết vụviệc dân sự Quyết định dân sự thuộc đối tượng kiểm sát của VKSND là vănbản pháp lý do TAND có thẩm quyền ban hành theo thủ tục tố tụng dân sự
để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự hoặc để công bố hay công nhận mộtviệc theo quy định của pháp luật hoặc là căn cứ bắt buộc tổ chức, cá nhânthực hiện Các quyết định dân sự theo BLTTDS năm 2015 gồm: Quyết địnhchuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác (Điều 41); Quyết định nhập hoặctách vụ án (khoản 3 Điều 42); Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biệnpháp khẩn cấp tạm thời (khoản 2 Điều 139); Quyết định giữ nguyên việc trảlại đơn khởi kiện hoặc quyết định yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn
Trang 26khởi kiện (Điều 194); Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Điều214); Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Điều 217); Quyết địnhđưa vụ án ra xét xử (Điều 220); Quyết định hoãn phiên tòa sơ thấm (Điều233); Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án (Điều 288); Quyếtđịnh đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án (Điều 289); Quyết định đưa vụ án raxét xử phúc thẩm (Điều 290); Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm (Điều296); Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn (Điều 318) + Văn bản trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyếtviệc dân sự (Điều 192, Điều 194 và Điều 363 BLTTDS năm 2015);
+ Thông báo thụ lý vụ việc dân sự (Điều 196 và Điều 365 BLTTDSnăm 2015);
+ Các quyết định giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản theo Luật Phásản năm 2014, gồm: Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản(khoản 1 Điều 36 Luật Phá sản năm 2014); Quyết định giải quyết đơn đềnghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tụcphá sản (khoản 3 Điều 36 Luật Phá sản năm 2014); Quyết định đình chỉ tiếnhành thủ tục phá sản (khoản 2 Điều 86 Luật Phá sản năm 2014) ;
+ Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ (khoản 1 Điều 85 Luật Phá sản năm2014)
Như vậy, trong quá trình kiểm sát, nếu phát hiện vi phạm, VKS cóquyền thực hiện quyền kiến nghị đối với tất cả những quyết định mà Tòa ánban hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, việc phá sản
2.2 Hình thức thực hiện quyền kiến nghị
Tương tự như quyền yêu cầu, về nguyên tắc, quyền kiến nghị phảithực hiện bằng văn bản, song cũng có thể thực hiện bằng lời nói, chẳng hạn:tại phiên tòa, KSV phát hiện Thẩm phán chủ tọa phiên
Trang 27tòa vi phạm về điều khiển việc hỏi (hỏi không đúng thứ tự) thì KSV sẽ yêucầu (bằng lời nói) Thẩm phán phải khắc phục ngay vi phạm Trường hợpkiến nghị bằng văn bản thường áp dụng đối với các vi phạm trong việc banhành quyết định tố tụng của Tòa án, trong trường hợp này, VKS có thể thựchiện kiến nghị bằng những phương thức sau: kiến nghị trực tiếp đối với một
vi phạm cụ thể; tập hợp nhiều vi phạm để ban hành kiến nghị yêu cầu Tòa
án, các chủ thể tham gia tố tụng khắc phục vi phạm
Tuy nhiên, khác với văn bản kháng nghị được BLTTDS năm 2015 vàLuật Phá sản năm 2014 quy định về hình thức và nội dung rất cụ thể, vănbản kiến nghị không được luật quy định rõ nội dung (trừ trường hợp quyđịnh tại khoản 2 Điều 85 Luật Phá sản năm 2014, theo đó, văn bản kiến nghịxem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có các nội dung chủ yếu sau:ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ của VKS kiến nghị; nội dung kiến nghị),nhưng phải thực hiện theo biểu mẫu tố tụng được ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 204/QĐ-VKSTC, cụ thể là:
Biêu mâu kiên nghị trong thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự
Mầu 10 Kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật (dùng chung cho cả 3cấp: sơ thẩm; phúc thẩm; giám đốc thẩm, tái thẩm)Mầu 20 Kiến nghị về việc ban hành quyết định (văn bản) của Tòa án(dùng chung cho cả 2 cấp: sơ thẩm, phúc thẩm)
Biêu mâu kiến nghị trong thủ tục phả sản
Mầu 02 Kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Mâu 04 Kiến nghị quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại,
kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Mầu 07 Kiến nghị xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
Trang 28Mầu 09 Kiến nghị xem xét lại Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục
phá sảnMầu 21 Kiến nghị của VKSNDTC
2.3 Căn cứ thực hiện quyên kiên nghị
Khoản 2 Điều 5 Luật TCVKSND năm 2014 xác định căn cứ chung đểVKS thục hiện quyền kiến nghị là khi phát hiện hành vi, quyết định của Tòa
án, nguời tiến hành tố tụng, các chủ thể tham gia tố tụng khác có vi phạmpháp luật ít nghiêm trọng, chua xâm phạm quyền con nguời, quyền côngdân, lợi ích của Nhà nuớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhânthì VKS thục hiện quyền kiến nghị Riêng kiến nghị theo thủ tục đặc biệt, ápdụng khoản 1 Điều 358 BLTTDS năm 2015 và khoản 1 Điều 113 Luật Phásản năm 2014, VKSND có quyền kiến nghị xem xét lại quyết định của Hộiđồng Thẩm phán TANDTC khi có một trong những căn cứ sau:
- Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thấm phánTANDTC có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
- Phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nộidung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TANDTC, TAND, đương sự,người tham gia thủ tục phá sản đã không thế biết được khi ra quyết định đó
2.4 Thẩm quyền và thời hạn thực hiện quyền kiến nghị
Thẩm quyền thực hiện việc kiến nghị trong tố tụng dân sự và tố tụngphá sản được phân biệt:
Trong thủ tục tố tụng dân sự, tương tự như quyền yêu cầu, mặc dù luậtkhông quy định thời hạn kiến nghị và thẩm quyền kiến nghị cho mỗi chủ thể
mà quy định Viện trưởng VKS thực hiện quyền kiến nghị theo quy định tạiđiểm đ khoản 1 Điều 57 BLTTDS năm 2015; KSV thực hiện quyền kiếnnghị theo khoản 6 Điều 58 và các điều
Trang 29luật khác của BLTTDS năm 2015, ngoài ra, luật chỉ quy định chung là VKS
có quyền kiến nghị Điều 20 Thông tư liên tịch số 02/2016/ VKSNDTC-TANDTC đã hướng dẫn:
TTLT Viện trưởng VKS thực hiện các quyền kiến nghị quy định tạiBLTTDS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT- VKSNDTC-TANDTC Riêng Viện trưởng VKSNDTC có quyền kiến nghị theo thủ tụcđặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 358 BLTTDS năm 2015
- KSV thực hiện quyền kiến nghị trong những trường hợp sau:
+ Kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấptạm thời hoặc việc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạmthời tại phiên tòa theo Điều 140 BLTTDS năm 2015;
+ Kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theokhoản 1 Điều 194, khoản 3 Điều 364 BLTTDS năm 2015
Trong thủ tục phá sản, thẩm quyền kiến nghị được quy định cụ thể choViện trưởng VKS thực hiện:
- Viện trưởng VKSND cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh ánTAND đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thờihạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định theo khoản 1 Điều 36Luật Phá sản năm 2014
- Viện trưởng VKSND có quyền kiến nghị với Chánh án TAND cấptrên trực tiếp xem xét, giải quyết về quyết định giải quyết đơn đề nghị xemxét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảntrong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định theo khoản
3 Điều 36 Luật Phá sản năm 2014
- Viện trưởng VKSND cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh ánTAND đang giải quyết phá sản xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợtrong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Nghị quyết của Hộinghị chủ nợ theo khoản 1 Điều 85 Luật Phá sản năm 2014
Trang 30- Viện trưởng VKSND cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh ánTAND đang giải quyết thủ tục phá sản về quyết định đình chỉ tiến hành thủtục phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định theokhoản 2 Điều 86 Luật Phá sản năm 2014.
2.5 Hậu quả pháp lý của quyền kiến nghị
Luật TCVKSND năm 2014 quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhânliên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của VKSNDtheo quy định của pháp luật Việc xem xét, giải quyết phải trên cơ sở bảođảm nguyên tắc là phải khắc phục vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm minhngười vi phạm pháp luật hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạmpháp luật
Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấphành các kiến nghị của VKSND; có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cáchành vi, quyết định trái pháp luật của VKSND, VKSND phải giải quyết, trảlời theo quy định của pháp luật Khi có căn cứ cho rằng hành vi, quyết địnhcủa VKSND không có căn cứ, trái pháp luật thì cơ quan điều tra, cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án và cơ quanthi hành án có quyền kiến nghị, yêu cầu VKSND xem xét lại VKSND phảigiải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật16
Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp vào hoạtđộng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND; lợidụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ, công chức, viên chức vàngười lao động khác của VKSND
3 Phương thức thực hiện quyền kháng nghị
Theo Từ điển Luật học, kháng nghị là hành vi tố tụng của người cóthẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần nội dung
16 Khoản 1, 2 Điều 9 Luật TCVKSND năm 2014.
Trang 31bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử đượcchính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyếtđịnh của Tòa án17.
Trong khoa học luật tố tụng, kháng nghị bản án, quyết định có thểhiểu là quyết định chính thức về việc chống án lên Tòa án cấp có thẩmquyền, làm ngưng hiệu lực phán quyết của Tòa án trong bản án, quyết định
đã tuyên và đồng thời yêu cầu đưa vụ án ra xét xử lại Dưới góc độ khoa họckiểm sát, kháng nghị là quyền năng, là biện pháp pháp lý đặc biệt quan trọng
và cần thiết để VKSND thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo phápluật trong tố tụng dân sự, tổ tụng phá sản, góp phần bảo đảm cho pháp luậtđược thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất Trong các văn bản pháp luật hiệnhành không có quy định khái niệm về quyền kháng nghị của VKSND.Kháng nghị là một hoạt động quan trọng của VKSND trong việc thựchiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và trong tố tụng dân
sự, tố tụng phá sản nói riêng Cơ sở lý luận của quyền kháng nghị củaVKSND xuất phát từ chức năng của VKSND là thực hành quyền công tố,kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.Kiểm sát hoạt động tư pháp là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tất
cả các chủ thể tiến hành các hoạt động tư pháp, trong đó chủ thể quan trọngnhất là TAND Khi VKSND thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động củaTAND trong tố tụng dân sự thì đó không phải là một hoạt động kiểm tra,thanh tra hành chính của cấp trên đối với cấp dưới, do đó, VKSND không cóquyền trực tiếp sửa đổi hoặc huỷ bỏ những bản án, quyết định trái pháp luậtcủa TAND Để sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định của TAND mà VKSNDcho rằng chưa đúng pháp luật, VKSND phải thông qua một cơ chế gián tiếpbằng cách kháng nghị,
17 Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Từ điền Luật học, Nxb Tư pháp - Nxb Từ điển Bách
Khoa, Hà Nội, 2006, tr 418.
Trang 32kiến nghị hoặc yêu cầu chủ thể có thẩm quyền xem xét lại những quyết địnhđó.
Mặt khác, xét mổi quan hệ giữa VKSND và TAND trong tố tụng dân
sự, tố tụng phá sản thì TAND và VKSND là hai cơ quan có vị trí độc lập vàthực hiện hai quyền lực nhà nước khác nhau trong tố tụng dân sự, tổ tụngphá sản TAND thực hiện quyền xét xử còn VKSND thực hiện quyền kiểmsát đối với hoạt động xét xử của TAND và hoạt động của những người thamgia tố tụng dân sự, tố tụng phá sản Khi thực hiện quyền của mình, TAND vàVKSND đều nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực được Nhànước trao cho, do đó, hai cơ quan này không có quyền trực tiếp huỷ bỏ hoặcsửa đổi những vi phạm của nhau, VKSND không có quyền trực tiếp sửa đổihoặc huỷ bỏ những bản án, quyết định có vi phạm pháp luật của Tòa án Vìvậy, phải có một cơ chế để VKSND thực hiện quyền kiểm sát bằng cáchVKSND yêu cầu Tòa án cấp trên của Tòa án đã ra bản án, quyết định có viphạm xem xét lại bản án, quyết định đó Một trong những hình thức để thựchiện quyền của VKSND là ban hành quyết định kháng nghị
Tại khoản 1 Điều 21 BLTTDS năm 2015, khoản 1 Điều 21 Luật Phásản năm 2014 đều khẳng định: VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong tố tụng dân sự, trong quá trình giải quyết phá sản, thực hiện các quyềnyêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảmviệc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật Như vậy, quyềnkháng nghị là một quyền năng pháp lý quan trọng của VKSND được Quốchội trao cho ngay từ khi VKSND được thành lập VKSND thực hiện quyềnkháng nghị chính là thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luậtđổi với hoạt động tố tụng của TAND Quyết định kháng nghị của VKSND
có tính quyền lực nhà nước, trong đó chỉ rõ vi phạm trong bản án, quyết địnhcủa TAND bị kháng nghị để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét lạinhằm khắc
Trang 33phục vi phạm, bảo đảm cho vụ việc dân sự được xét xử nghiêm minh, đúngpháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Qua quá trình phát triển củaVKSND, chế định pháp luật về quyền kháng nghị của VKSND cũng ngàycàng được quy định hoàn thiện hơn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ củaVKSND trong từng thời kỳ.
Từ phân tích trên, có thể định nghĩa: Quyền kháng nghị của VKSND trong tố tụng dân sự và tố tụng phá sản là quyền năng pháp lý được pháp luật quy định cho VKSND, nhằm yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định của TAND mà VKSND cho rằng có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới đế khắc phục những sai lầm trong các bản án, quyết định bị khảng cáo, kháng nghị, bảo đảm cho vụ việc dân sự, việc phả sản được giải quyết đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.
Tuỳ thuộc vào đối tượng kháng nghị và căn cứ vào thủ tục xem xét lạibản án, quyết định của TAND, cần phân biệt: đối với vụ việc dân sự, phápluật quy định hai hình thức: kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lựcpháp luật theo thủ tục phúc thẩm và kháng nghị bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; đối với việc phásản, pháp luật chỉ quy định kháng nghị các quyết định đã có hiệu lực phápluật của Tòa án
3.1 Thực hiện quyền kháng nghị trong thủ tục giải quyết vụ việc dân sự
a) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thấm
Trong giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ việc dân sự, VKS đã tiến hànhcác hoạt động kiểm sát cần thiết theo quy định của pháp luật với mục đíchbảo đảm cho quá trình tố tụng được tiến hành đúng pháp luật, nhưng vẫn cótrường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, VKS không phát hiệnkịp thời những vi phạm, thậm chí các biện
Trang 34pháp tác động của VKS tới Tòa án nhằm yêu cầu Tòa án sửa chữa, khắcphục kịp thời các vi phạm tố tụng không được thực hiện một cách thỏa đángdẫn đến bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án thiếu căn cứ hoặc không bảođảm tính họp pháp về pháp luật nội dung và hình thức Chính bằng việckháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật -kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, VKS thực hiện được đày đủ và hiệu quảchức năng của mình là bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnhtrong suốt quá trình tố tụng, bảo đảm tính họp pháp của các bản án, quyếtđịnh của Tòa án.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là kháng nghị đối với bản án,quyết định về vụ việc dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơthẩm Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của VKS là hoạt động làm phátsinh một thủ tục tố tụng mới yêu cầu Tòa án phải xem xét lại toàn bộ hoặcmột phần bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhằm mục đích bảođảm cho việc xét xử được chính xác, công minh và đúng pháp luật, đồngthời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án; kiểm tratính họp pháp và có căn cứ của bản án, quyết định của Tòa án Mặc dù phápluật không quy định hạn chế quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong
tố tụng dân sự của VKS, nhưng để tránh việc kháng nghị trùng lặp, khôngcàn thiết, đồng thời để bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự, VKSthường chỉ trực tiếp kháng nghị đối với những trường họp có vi phạm phápluật nghiêm trọng trong quá trình xét xử, giải quyết vụ việc ở trình tự sơthẩm, hoặc VKS đã có ý kiến trước đó nhưng Tòa án không có biện phápkhắc phục thỏa đáng, hoặc trường họp những vi phạm đó không bị khángcáo, hay chỉ kháng cáo một phần Quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩmcủa VKSND đối với bản án, quyết định của Tòa án về vụ việc dân sự đượcquy định tại Điều 27 Luật TCVKSND năm 2014 và các điều 21,278,279,
280, 281, 282 và 284 BLTTDS năm 2015 với nội dung cụ thể sau:
Trang 35- về đối tượng của quyền kháng nghị phúc thẩm vụ việc dân sự
+ Đối tượng của quyền kháng nghị phúc thẩm đối với vụ án dân sự:
Để thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm vụ án dân sự, VKS cần phải xácđịnh rõ phạm vi kháng nghị phúc thẩm vụ án dân sự là những bản án, quyếtđịnh tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm
+ Đối tượng của quyền kháng nghị phúc thẩm đối với việc dân sự làcác quyết định giải quyết việc dân sự, trừ quyết định giải quyết các yêu cầusau:
(i) Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án (khoản 7Điều 27 BLTTDS năm 2015);
(ii) Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tàisản khi ly hôn (khoản 2 Điều 29 BLTTDS năm 2015);
(iii) Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đoi người trựctiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếpnuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định củapháp luật về hôn nhân và gia đình (khoản 3 Điều 29 BLTTDS năm 2015);
(iv) Yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại (khoản 3 Điều 414BLTTDS năm 2015)
- về căn cứ ban hành khảng nghị
BLTTDS không quy định căn cứ kháng nghị phúc thẩm, tại khoản 1Điều 5 Luật TCVKSND năm 2014 xác định, căn cứ để VKS quyết định việckháng nghị bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự là khi bản án, quyếtđịnh đó của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đếnquyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân Tuy nhiên, đe hiểu rô như thế nào là vi phạmnghiêm trọng pháp luật thì pháp luật tố tụng dân sự không quy định rõ ràng.Bởi vì, bất cứ vi phạm nào trong
Trang 36việc áp dụng pháp luật về nội dung hay hình thức đều có tác động, ảnhhưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ phápluật tố tụng dân sự, tuy nhiên, không phải tất cả các vi phạm đều là căn cứ đểVKS quyết định kháng nghị vì ngoài quyền kháng nghị phúc thẩm thì VKScòn có quyền kiến nghị khắc phục vi phạm.
Đe thực hiện việc kháng nghị phúc thẩm có chất lượng, đúng phápluật, việc đánh giá quyết định, bản án của Tòa án về những vi phạm về nộidung là rất quan trọng, phải căn cứ vào những quy định của pháp luật về nộidung để thể hiện quan điểm trong quyết định kháng nghị của VKS Trướchết là BLDS và các văn bản pháp luật khác như: Luật Đất đai, Luật Hônnhân và gia đình, Luật Thương mại, nghị quyết của Quốc hội, ủy banThường vụ Quốc hội, các nghị định của Chính phủ, các thông tư liên tịch,nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC và các văn bản hướng dẫncủa cơ quan có thẩm quyền khác liên quan đến dân sự, trong đó, chú trọngvận dụng những văn bản hướng dẫn của Ngành Kiếm sát hoặc liên ngànhTòa án và VKS về một số vấn đề cụ thể trong áp dụng pháp luật tố tụng,pháp luật nội dung đã được sự thống nhất của hai ngành
về cơ chế ký thực hiện thẩm quyền kháng nghị, để tạo điều kiện thuậnlợi cho hoạt động kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự, Điều 2 Thông tư liêntịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC đã quy định, Phó Viện trưởng
có thể ký quyết định kháng nghị theo sự phân
Trang 37công của Viện trưởng và Phó Viện trưởng ký quyết định kháng nghị phải ghi
rõ là “ký thay” Viện trưởng
- về thời hạn kháng nghị phúc thẩm
+ Đối với vụ án dân sự, BLTTDS năm 2015 quy định cụ thể và thốngnhất về thời hạn kháng nghị phúc thẩm việc giải quyết các vụ án dân sự,đồng thời phân biệt hai loại thời hạn kháng nghị bản án và thời hạn khángnghị quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ trên nguyên tắc thời hạn kháng nghịbản án dài hơn thời hạn kháng nghị quyết định Theo đó:
(i) Đối với các bản án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm, thời hạn khángnghị của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 01 tháng(30 ngày) kể từ ngày tuyên án Trường hợp VKS không tham gia phiên tòathì thời hạn kháng nghị tính từ ngày VKS nhận được bản án18
(ii) Đối với quyết định tạm đình chỉ và quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng nghị của VKS cùngcấp là 07 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày VKS cùngcấp nhận được quyết định19
Tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015 quy định về những trườnghợp mà VKS phải tham gia phiên tòa sơ thẩm, đối với những trường hợpnày, nếu KSV không tham gia phiên tòa thì HĐXX vẫn tiến hành xét xử vàkhông hoãn phiên tòa, trong trường hợp này, nếu KSV có mặt tại phiên tòathì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Tòa án tuyên án, không được tính từngày VKS cùng cấp nhận được bản án Đối với những trường hợp mà Luậtquy định VKS không bắt buộc phải tham gia phiên tòa sơ thẩm và VKS đãkhông tham gia phiên tòa sơ
18 Khoản 1 Điều 280 BLTTDS năm 2015.
19 Khoản 2 Điều 280 BLTTDS năm 2015.
Trang 38thẩm thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày VKS cùng cấp nhận được bản án.+ Đối với việc dân sự, theo khoản 2 Điều 372 BLTTDS năm 2015,thời hạn kháng nghị phúc thẩm các quyết định giải quyết việc dân sự là 10ngày đối với VKS cùng cấp và 15 ngày đối với VKS cấp trên trực tiếp, kể từngày Tòa án ra quyết định giải quyết việc dân sự.
Tóm lại, thời hạn kháng nghị phúc thẩm của VKS cấp trên trực tiếpdài hơn VKS cùng cấp; thời hạn kháng nghị của VKS từng cấp đối với cácbản án dài hơn so với thời hạn kháng nghị các quyết định (tạm đình chỉ, đìnhchỉ) giải quyết vụ án dân sự Quy định như vậy là phù hợp với từng loại đốitượng bị kháng nghị và phù hợp với việc nghiên cứu hồ sơ, bổ sung chứng
cứ làm cơ sở cho hoạt động kháng nghị phúc thẩm của VKS và nhằm khắcphục tình trạng kéo dài thời hạn giải quyết vụ án
bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để làm cơ sở cho việc ban hànhkháng nghị phúc thẩm, thì văn bản kháng nghị cần phải tuân thủ hình thứccủa kháng nghị mà pháp luật quy định (kháng nghị phải bằng văn bản) theoquy định tại Điều 279 BLTTDS năm 2015 và theo Mầu số 15/DS ban hànhkèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC, đó là yêu
Trang 39Cầu bắt buộc và phải đáp ứng nội dung buộc phải có trong mỗi bản khángnghị Cụ thể: về lý do (căn cứ) kháng nghị phúc thẩm quy định tại điểm d,khi ban hành kháng nghị cần phải lưu ý: như đã phân tích ở trên, doBLTTDS năm 2015 không có quy định về căn cứ kháng nghị phúc thẩm,điều đó cũng có nghĩa, VKS về nguyên tắc có thể kháng nghị phúc thẩm đổivới mọi bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm về pháp luật nội dung hoặcpháp luật hình thức Tuy nhiên, trên thực tế, VKS chỉ tiến hành kháng nghịphúc thẩm đối với những bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêmtrọng như: Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật; vi phạmnghiêm trọng thủ tục tố tụng; quyết định của bản án không phù hợp với cáctình tiết khách quan của vụ án; vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện; người khởikiện không có quyền khởi kiện; thành phần HĐXX không đúng quy định củapháp luật; vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; chưa đủđiều kiện để khởi kiện vụ án dân sự; không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan vào tham gia tố tụng; quyết định giải quyết vụ án vượt quá yêu cầucủa đương sự hoặc không giải quyết đúng, đầy đủ các yêu cầu của đương sự;buộc đương sự chịu án phí không đúng quy định pháp luật
Sau khi nêu rõ lý do việc kháng nghị, bản kháng nghị phải nêu rõ quanđiểm và hướng giải quyết vụ việc dân sự ở Tòa án cấp phúc thẩm Trong đó,
khi đề cập nội dung: “Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật”, bản kháng nghị phải
thể hiện rõ nội dung vụ việc, phân tích các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đổichiếu với bản án, quyết định sơ thẩm, xác định vi phạm của bản án, quyếtđịnh sơ thẩm đó Ngoài ra, tùy thuộc vào đổi tượng của kháng nghị mà quanđiểm về hướng giải quyết của vụ án dân sự ở Tòa án cấp phúc thẩm có khácnhau:
Đối với bản án sơ thẩm có vi phạm, kháng nghị yêu cầu HĐXX phúcthẩm giải quyết lại vụ án theo một trong những hướng sau: Sửa
Trang 40bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm vàchuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục
sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án20 Đối với quyếtđịnh sơ thẩm có vi phạm, kháng nghị yêu cầu Hội đồng phúc thẩm xem xét
và quyết định theo một trong những hướng sau: Sửa quyết định của Tòa áncấp sơ thẩm; hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ áncho Tòa án cấp sơ thấm đế tiếp tục giải quyết vụ án21
Lưu ý: việc sử dụng văn phong pháp lý, các vấn đề, sự việc phải được
trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu Khi viện dẫn các quy phạmpháp luật và văn bản pháp luật phải ghi đúng tên loại, trích yếu nội dung vănbản: số ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản và cơ quan, tổchức ban hành văn bản
- Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị: Đe bảo đảm sự tôn trọng
quan điểm của VKS và của người ký quyết định kháng nghị, trong trườnghợp họ muốn thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị, pháp luật đã quy địnhtrình tự thay đổi, bổ sung kháng nghị nhằm bảo đảm việc kháng nghị đượcchính xác, đầy đủ và cần thiết Điều 284 BLTTDS năm 2015 xác định một
số vấn đề sau đây:
+ Chủ thể bổ sung, thay đổi, rút khảng nghị:
Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 284 BLTTDS năm 2015 thì trướckhi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thấm, VKS đã kháng nghị cóquyền thay đổi, bổ sung kháng nghị Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tạiphiên tòa phúc thẩm, VKS đã kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp cóquyền rút kháng nghị Khoản 2, 3 Điều 34 Quy chế ban hành kèm theoQuyết định số 364/QĐ-VKSTC đã hướng dẫn cụ thể vấn đề này:
20 Khoản 2, 3, 4 Điều 308 BLTTDS năm 2015.
21 Khoản 5 Điều 314 BLTTDS năm 2015.