1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh lai châu

106 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Tỉnh Lai Châu
Tác giả Vũ Mạnh Tưởng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Thọ
Trường học Trường Đại Học Hòa Bình
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 757,38 KB

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH VŨ MẠNH TƯỞNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU Chuyên ngành :

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

VŨ MẠNH TƯỞNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế

Mã số ngành : 83 40 410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học :TS Nguyễn Hữu Thọ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các kết quả trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan các thông tin và số liệu trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận./

Hà Nội, tháng 10 năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Mạnh Tưởng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan và cá nhân trong cũng như ngoài cơ

sở đào tạo, nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:

- Ban Giám hiệu Trường Đại học Hòa Bình - Hà Nội

- Lãnh đạo và thầy, cô Viện Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Hòa Bình - Hà Nội

- Lãnh đạo và thầy, cô Khoa Quản lý Kinh tế và Xã hội, Trường Đại học Hòa Bình - Hà Nội

- Lãnh đạo cơ quan, người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua

Đặc biệt, tôi luôn nghi ơn và bày tỏ lòng kính trọng tới người hướng dẫn khoa học, đó là TS Nguyễn Hữu Thọ, Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu Kinh tế ngành và lĩnh vực, Viên Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, thầy đã luôn động viên, tận tình và giúp đỡ tôi trong suất quá trình thực hiện luận văn này./

Hà Nội, tháng10 năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Mạnh Tưởng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 11

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT 11

TRIỂN MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 11

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 11

1.1.1 Một số khái niệm 11

1.1.2 Vai trò của phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 20

1.1.3 Đặc điểm của mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 22

1.1.4 Nội dung nghiên cứu về phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 24

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 25

1.2.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 25

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở một số tỉnh trong nước 28

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Lai Châu 32

Trang 5

TÓM TẮT CHƯƠNG I 34

Chương 2 36

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN 36

TỈNH LAI CHÂU 36

2.1 Khuôn khổ pháp lý và chính sách hỗ trợ cho phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu 36

2.1.1 Khuôn khổ pháp lý về phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 36

2.1.2 Chính sách hỗ trợ cho phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 37

2.2 Thực trạng các loại mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu 40

2.2.1 Số lượng các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Lai Châu 40

2.2.2 Đặc điểm của mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Lai Châu 42

2.3 Hiệu quả của các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lai Châu 47

2.3.1 Về mặt kinh tế 47

2.3.2 Về mặt xã hội 49

2.3.3 Về mặt môi trường 50

2.3.4 Về công tác quản lý nhà nước 51

2.4 Những khó khăn đang gặp phải trong các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lai Châu 52

2.4.1 Về vốn 52

Trang 6

2.4.2 Về khoa học công nghệ 53

2.4.3 Về đất đai và hạ tầng sản xuất 55

2.4.4 Về thực thi hợp đồng liên kết 55

2.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lai Châu 56

2.5.1 Khuôn khổ pháp lý 56

2.5.2 Sự hỗ trợ của nhà nước 59

2.5.3 Đặc điểm tự nhiên, quy hoạch và hạ tầng sản xuất 60

2.5.4 Đặc điểm của các chủ thể trong liên kết 63

TÓM TẮT CHƯƠNG II 64

Chương 3 66

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU 66

3.1 Điểm mạnh, điểm yêu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong những năm tới 66

3.1.1 Điểm mạnh 66

3.1.2 Điểm yếu 68

3.1.3 Cơ hội 70

3.1.4 Thách thức 71

3.1.5 Một số định hướng trọng tâm cho phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Lai Châu giai đoạn tới 71

3.2 Giải pháp phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu 72

3.2.1 Giải pháp về tuyên truyền 72

3.2.2 Giải pháp về đất đai 73

Trang 7

3.2.3 Giải pháp về hạ tầng phục vụ sản xuất 74

3.2.4 Giải pháp hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật 76

3.2.5 Giải pháp hỗ trợ vốn 77

3.2.6 Giải pháp hỗ trợ khoa học công nghệ 78

3.2.7 Hỗ trợ thực thi hợp đồng liên kết 79

TÓM TẮT CHƯƠNG III 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 90

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Số hộ dân liên kết trong mỗi doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu 43Bảng 2.2 Các nội dung liên kết giữa doanh nghiệp với hộ gia đình 45trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm

2018 45Bảng 2.3 Diện tích đất doanh nghiệp đang liên kết với hộ xuất nông nghiệp công nghệ cao 47Bảng 2.4 Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về lợi ích khi liên kết với hộ (%) 48Bảng 2.5 Tỷ lệ hộ gia đình nhận định về lợi ích khi liên kết với hộ (%) 48

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) hay còn gọi là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đây là hình thức sản xuất tiên tiến, có hàm lượng cao khoa học nhiều trong sản phẩm nông nghiệp Nói khác đi, NNCNC là hình thức tạo ra sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào khoa học thay vì phụ thuộc nhiều vào lao động và tài nguyên Sản phẩm của có chất lượng tốt, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường

Mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là hình thức phối hợp giữa hai chủ thể trở lên trong việc tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Mô hình liên kết có thể là doanh nghiệp liên kết với hộ gia đình, có thể là doanh nghiệp liên kết với HTX hoặc hộ gia đình liên kết với

hộ gia đình

Phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao không chỉ để áp dụng công nghệ cao vào sản xuất mà giúp giải quyết được một số hạn chế đang có trong sản xuất nông nghiệp truyền thống như tình trạng manh mún trong sản xuất, khó khăn trong tiêu thụ, cắt giảm chi phí trong sản xuất Nó mang lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả các chủ thể tham gia vào liên kết Theo đó, phát triển mô hình liên kết sản xuất NNCNC là một chiến lược và định hướng tất yếu của không chỉ Việt Nam mà là nền nông nghiệp toàn thế giới

Lai Châu là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu nên việc quy hoạch, phát triển mô hình liên kết sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn Do xa cách về địa lý với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực, hệ thống giao thông chưa

Trang 10

phát triển đồng bộ Vì vậy việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là liên kết sản xuất NNCNC còn hạn chế Thực tế, tỷ

lệ sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất chưa nhiều, từ đó làm cho giá thành sản xuất và tỷ lệ thất thoát trước, trong và sau thu hoạch còn cao Nhiều vùng sản xuất tập trung liên kết sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị khép kín còn ít, từ đó làm cho thu nhập người nông dân còn thấp Sản phẩm trong nông nghiệp chưa đảm bảo an toàn Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân vô cơ, chất kích thích sinh trưởng, ý thức chấp hành xử lý chất thải còn thấp tác động đến sức cạnh tranh sản phẩm, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch hại

Hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có 05 doanh nghiệp liên kết với các hộ nông dân để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; các hình thức liên kết giữa

hộ với hộ; giữa hợp tác xã với doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chưa có Thực tế, việc phát triển 05 mô hình doanh nghiệp liên kết với hộ nông dân trong sản xuất NNCNC thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, chưa nhân rộng ra được nhiều trên địa bàn tỉnh Nhưng xét về lợi thế tự nhiên, đặc điểm của sản xuất NNCNC, Lai Châu có lợi thế để phát triển

Xuất phát từ những lí do nêu trên, em chọn đề tài “Giải pháp phát

triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu” để nghiên cứu là cần thiết Do đó, khi triển khai thực hiện

nghiên cứu đề tài cần phải trả lời được một số câu hỏi sau:

- Một là, mức độ phát triển của mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hiện nay ở tỉnh Lai Châu đang ở mức độ nào?

- Hai là, lý do tại sao mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ

Trang 11

- Ba là, giải pháp nào để thúc đẩy phát triển mạnh hơn mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn tới?

2 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố có liên quan đến lĩnh vực phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mỗi công trình đều có sự khác biệt nhất định

Võ Phước Tấn (2003) đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

về phương thức tiêu thụ nông sản vùng Đông nam bộ, thực trạng và giải pháp đổi mới, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong đó

đã nêu lên cơ sở khoa học về nguồn gốc, bản chất, tác dụng của các phương thức tiêu thụ nông sản truyền thống và hiện đại, phân tích được hiện trạng việc tiêu thụ nông sản vùng Đông Nam Bộ thông qua các kênh tiêu thụ

Ngô Thị Thuỷ (2004) đã nghiên cứu về Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường Hoà Bình trong đó đã đi sâu phân tích những vấn đề liên kết thông qua hợp đồng giữa người sản xuất nguyên liệu và công ty mía đường Hoà Bình Tác giả đã chứng minh được sự liên kết giữa những người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường Hoà Bình là phù hợp và đúng đắn trong lĩnh vực sản xuất mía đường Khẳng định sự đóng góp tích cực của nó đối với sự phát triển ngành mía đường của Hoà Bình nói chung, công ty mía đường và những hộ nông dân sản xuất mía nguyên liệu nói riêng Tuy nhiên tác giả chưa chỉ ra được cụ thể về kết quả liên kết đạt được của những hộ liên kết với công ty mía đường Hoà Bình

Trần Văn Hiếu (2005) đã thực hiện đề tài nghiên cứu về Liên kết kinh

tế giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước, qua đó chỉ ra rằng

Trang 12

liên kết giữa các hộ nông dân và các DN nhà nước chính là tạo lập sức mạnh

để tác động, hỗ trợ, giúp đỡ cho kinh tế hộ nông dân phát triển được năng lực bên trong và tạo lập được môi trường kinh tế xã hội bên ngoài thuận lợi, thúc đẩy và định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng thị trường Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả chưa đưa ra được lợi ích thực sự của các bên khi tham gia liên kết

Bảo Trung (2009) đã thực hiện luận án tiến sĩ về Cơ sở khoa học của việc hình thành và phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam, trong

đó khẳng định thể chế giao dịch nông sản là cơ sở khung pháp lý hay tập quán qui định về cấu trúc tổ chức và cơ chế vận hành của các hoạt động giao dịch nông sản giữa 2 hay nhiều chủ thể tham gia phù hợp với điều kiện vật chất nhất định Kết luận này xuất phát từ việc nghiên cứu thể chế dưới góc

độ quản lý DN, khác với cách hiểu về thể chế được nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước, ngoài ra luận án phân loại thể chế giao dịch nông sản: Thể chế giao dịch ngay, thể chế giao dịch sản xuất theo hợp đồng và thể chế giao dịch sau

Hồ Quế Hậu (2012) trong đề tài luận án tiến sỹ của mình về Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam đã phân tích làm rõ thực trạng liên kết kinh tế giữa DN chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam thời gian qua, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để tiếp tục phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam

Từ các công trình nghiên cứu trên cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu; các công trình nghiên cứu phần lớn chưa đề cập đến mô hình liên kết, mà chỉ tập trung nhiều trên góc độ là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Trang 13

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Lai Châu, từng bước góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh Lai Châu phát triển mạnh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển

mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu

- Đề xuất giải pháp phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và các yếu tố liên quan đến mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các mô hình liên kết sản xuất

nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt; không nghiên cứu mô hình liên kết sản xuất công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Trang 14

- Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu trong giai đoạn 2014 - 2018 để

phản ảnh thực trạng; các giải pháp thúc đẩy phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 - 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp tiếp cận

5.1.1 Phương pháp tiếp cận theo nhóm đối tượng

Phương pháp tiếp cận theo nhóm đối tượng là việc đánh giá thực trạng

và đề xuất giải pháp dựa trên những đặc điểm của từng nhóm đối tượng cụ thể Có những vấn đề nghiên cứu liên quan đến một hoặc nhiều nhóm đối tượng Trong nghiên cứu về liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhóm đối tượng quan trọng nhất là nhóm liên kết giữa doanh nghiệp với hộ gia đình Phần lớn các liên kết trong sản xuất nông nghiệp công nghệ đều bắt nguồn từ doanh nghiệp (doanh nghiệp làm trọng tâm), bởi vì trong các chủ thể sản xuất hiện nay, doanh nghiệp là chủ thể có trình độ quản lý, có khoa học

kỹ thuật và có vốn nhiều nhất Các doanh nghiệp thường liên kết với các chủ thể khác để phát huy lợi thế của nhau, đặc biệt là những lợi thế mà doanh nghiệp không có như lao động, đất đai trong các hộ gia đình và các HTX

Vì thế với cách tiếp cận theo nhóm đối tượng, việc nghiên cứu về giải pháp phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lai Châu sẽ tập trung vào nhóm đối tượng là doanh nghiệp có liên kết với các hộ gia đình hoặc với HTX để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Trong đó, khu doanh nghiệp là trụ cột để lan tỏa, kết nối ra các chủ thể

là hộ gia đình hoặc HTX

5.1.2 Phương pháp tiếp cận theo hai khu vực

Một hoạt động kinh tế mạnh hay chưa mạnh phụ thuộc rất lớn từ hai phía đó là khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân Khu vực Nhà nước là người

Trang 15

ban hành cơ chế chính sách, đồng thời cung cấp những hỗ trợ cơ bản cho khu vực tư nhân phát triển Khu vực tư nhân là chủ thể thụ hưởng những hỗ trợ từ khu vực Nhà nước để phát triển mạnh hơn Khu vực Nhà nước hỗ trợ thừa hoặc thiếu so với nhu cầu của khu vực tư nhân thì đều không thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển Nó chỉ phát triển mạnh khi có sự kết hợp hài hòa, đồng bộ và phù hợp giữa hai khu vực Trong phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Lai Châu cũng vậy Cơ chế chính sách và những hỗ trợ cần thiết của Trung ương, của tỉnh Lai Châu càng thuận lợi, càng phù hợp thì các liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh càng phát triển mạnh

Vì thế, cách tiếp cận theo hai khu vực sẽ giúp đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lai Châu được xuất phát từ hai phía, xác định được những khoảng trống cần có sự giúp đỡ của khu vực Nhà nước để khu vực

tư nhân (doanh nghiệp, hộ gia đình và HTX) phát triển mạnh hơn các liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

5.2 Phương pháp thu thập số liệu

5.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ nhiều nguồn công bố khác nhau, trong đó có một số nguồn chính, như:

- Các công trình nghiên cứu, đề tài, đề án nghiên cứu của các tổ chức,

cá nhân về phát triển mô hình sản xuất NNCNC đã được công bố trên các tạp chí và trang website… vv

- Niên giám Thống kê tỉnh Lai Châu các năm 2014; 2015; 2016; 2017;

- Tài liệu, báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Lai Châu có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, đến phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao;

Trang 16

- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Đầu tư và PT chè Tam Đường tỉnh Lai Châu và Công ty

Cổ phần ĐTXD và TM Hà Sơn….vv

5.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra 5 doanh nghiệp liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu Các liên kết đã điều tra đó là:

Công ty Cổ phần ĐTXD và TM Hà Sơn (sản xuất rau sạch bằng phương pháp thủy canh theo tiêu chuẩn Việt GAP, quy mô 2.000m2 tại thành phố Lai Châu, được công nhận tại MSCN VietGAP-TT-14-05-12-0001);

Công ty Cổ phần Đầu tư và PT chè Tam Đường: Ứng dụng công nghệ chế biến của Nhật Bản, sản xuất chè Matcha; ứng dụng công nghệ chế biến của Đài Loan sản xuất sản phẩm chè Ô long;

Công ty TNHH MTV nông nghiệp công nghệ cao Huy Cường liên kết sản xuất sản xuất Nấm đông trùng hạ thảo

Công ty Cổ phần thương mại tỉnh Lai Châu liên kết với người dân trong sản xuất, tiêu thụ và xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến, đóng gói chuối tại huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu

Công ty TNHH MTV Thế Công "Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm quả Bưởi da xanh giai đoạn 2018-2020

Trong 5 liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao này, đề tài đã tổ chức thu thập thông tin ở 2 nhóm chủ thể khác nhau nêu tại Bảng 1, gồm:

- Thứ nhất, chủ thể sản xuất chính: chính là các doanh nghiệp tổ chức

sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (là 5 doanh nghiệp như đã nêu)

Trang 17

- Thứ hai, chủ thể liên kết sản xuất: là các hộ gia đình có liên kết với 5

doanh nghiệp để cùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp Tổng số các hộ đã điều tra là 50 hộ (10 hộ một liên kết)

Bảng 1 Số lượng các hộ đã điều tra trong các liên kết sản xuất nông

nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lai Châu

TT Tên viết tắt của các liên kết Hộ liên kết

(hộ)

2 Công ty Cổ phần Đầu tư và PT chè Tam Đường 5

3 Công ty TNHH MTV nông nghiệp CNC Huy Cường 5

4 Công ty Cổ phần thương mại tỉnh Lai Châu 5

5.2.3.2 Phương pháp SWOT

Phân tích SWOT được sử dụng để đánh giá tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài có liên quan đến phát triển mô hình liên kết sản xuất

Trang 18

NNCNC để có thêm cơ sở định hướng hoàn thiện chính sách Yếu tố bên trong là các điểm mạnh và các điểm yếu của mô hình liên kết sản xuất NNCNC Yếu tố bên ngoài là các cơ hội và các thách thức sẽ ảnh hưởng đến phát triển mô hình liên kết sản xuất NNCNC

Sắp xếp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức vào một ma trận, sau đó so sánh chéo từng nhóm yếu tố với nhau để xác định vấn đề Những vấn đề được xác định sẽ làm cơ sở đưa ra định hướng hoàn thiện chính sách (sử dụng trong phần giải pháp)

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG

NGHỆ CAO 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Công nghệ cao

Theo Luật Công nghệ Cao (Quốc hội, 2008), “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”

Thuật ngữ khái niệm công nghệ cao theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”

Theo Hoàng Anh (2011), nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được hiểu là tất cả các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, ít phụ thuộc vào môi trường, tập trung vốn cao và có khả năng làm gia tăng năng suất và chất lượng nông sản Các kỹ thuật hiện đại này gồm: giống cây trồng biến đổi gen,

Trang 20

nhân giống, sản xuất giống lai, phương pháp tưới và bón phân nhỏ giọt, quản

lý dịch hại tổng hợp, canh tác hữu cơ, trồng cây không cần đất, trồng cây trong nhà kính, kỹ thuật chuẩn đoán nhanh bệnh virus, phương pháp phun tiên tiến, công nghệ cao sau thu hoạch và bảo quản

Theo các chuyên gia của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), J.F Parr và Neill Schaller, từ đầu những năm 1990 đã tìm cách làm rõ hơn khái niệm “nông nghiệp thay thế” bằng những đặc điểm cụ thể như “đầu tư đầu vào ít”, “hữu cơ”, “thân thiện về mặt sinh học”, và “tự nhiên”

Theo hội đồng Nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (National Research Council)

từ năm 1989 gọi “nông nghiệp thay thế” là “một cách tiếp cận nông nghiệp có tính chất hệ thống đưa vào các kiến thức về những chu kỳ tự nhiên của nông sản

và sự tương tác của các yếu tố sinh học khác”, tức nhấn mạnh việc coi canh tác nông nghiệp, và cả chăn nuôi, cần được cân nhắc như một phần của tổng thể là

Theo đó, từ những khái niệm trên, NNCNC là một nền nông nghiệp có

sử dụng các công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới kết hợp với công nghệ sau thu hoạch và công nghệ quản lý nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, đảm bảo phát triển bền vững

Trang 21

Trên cơ sở đó, muốn phát triển mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp CNC là liên kết trong sản xuất và kinh doanh luôn là hướng được khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới Ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn đang là nền nông nghiệp nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống Vì vậy, sự hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp CNC càng cần thiết hơn bao giờ hết Theo lý thuyết chung, liên kết nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển Liên kết thường được phân chia thành liên kết dọc và liên kết ngang Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân theo đường đi của sản phẩm (từ người sản xuất đến người tiêu dùng), trong khi liên kết ngang là liên kết các tác nhân, các đối tượng cùng tham gia vào các hoạt động tương tự nhau

1.1.1.2 Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mục tiêu là phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân và xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Sau hơn 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả to lớn Việt Nam đã xuất khẩu với doanh thu 30 tỷ USD, cung cấp sinh kế cho hơn 10 triệu nông hộ, hơn 68% số dân, đóng góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và đến 35% giá trị xuất khẩu, đời sống của nông dân được nâng cao và

bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi ngày càng hiện đại Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo huy động gói tín dụng thương mại 100 nghìn tỷ đồng, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm

so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn

Trang 22

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập, là giải pháp mạnh, hiệu quả trong cơ cấu lại nông nghiệp Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạo, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ vào nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thông qua thúc đẩy phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo Chỉ có như vậy mới hình thành nông nghiệp tập trung, hàng nông sản mới ra thế giới được

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng ưu tiên tập trung ba trục sản phẩm, gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm chủ lực có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, rà soát điều chỉnh quy hoạch; xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng giống mới, quy trình sản xuất tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao); Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh/thành phố (các địa phương căn

cứ lợi thế và điều kiện cụ thể, lựa chọn nhóm sản phẩm chủ lực của địa phương để quy hoạch và phát triển theo hướng như sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương) và nhóm sản phẩm vùng/miền, là những đặc sản nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình "Mỗi làng, xã một sản phẩm"

Để tạo được chuyển biến rõ nét trong thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng

Trang 23

khoa học công nghệ và đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, để tạo “đột phá” trong cơ cấu lại nông nghiệp

1.1.1.3 Mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Trong các mô hình liên kết, liên kết giữa nông dân và nông dân, nông dân và doanh nghiệp chưa thể hình thành nên một mô hình phát triển ổn định

và bền vững Ở đây còn có rất nhiều mắt xích trong chuỗi sản xuất nông sản liên kết lại với nhau để hình thành nên mối liên kết "4 nhà": Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp

Về khái niệm, liên kết ngang là hình thức tổ chức mà trong đó mỗi bên tham gia là một chủ thể, đơn vị riêng biệt nhưng có mối quan hệ ngang (dạng lát cắt ngang) với nhau trong cùng luồng hoạt động sản xuất kinh doanh (Porter, 1985) Kết quả của liên kết ngang hình thành nên những tổ chức liên kết như HTX, liên minh, hiệp hội và chính vì vậy có nhiều khả năng dẫn đến độc quyền trong một thị trường cụ thể nếu không được kiểm soát Tuy nhiên, trước khi tiến tới độc quyền, với loại liên kết này, ngành nông nghiệp

có thể hạn chế được việc bị ép cấp, ép giá nông sản khi tiêu thụ nhờ khả năng làm chủ thị trường dựa trên năng lực liên kết (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006) Khác với liên kết dọc phát triển theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, phân khúc sản xuất theo chuỗi thì liên kết ngang là phát triển theo hướng tập trung hóa cả trong sản xuất và tiêu thụ Liên kết ngang là loại hình liên kết phù hợp với mục tiêu hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh cho những lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp với chủ thể chính là các hộ gia đình nông dân sản xuất

ở quy mô nhỏ lẻ (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006) Liên kết ngang cũng có thể

sử dụng để giải quyết mâu thuẫn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường lớn, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, thị phần lớn (Porter, 1985)

Trang 24

Về khái niệm, liên kết dọc là quan hệ tất yếu hình thành trong quá trình phát triển các chuỗi giá trị nông sản (Kaplinsky and Morris, 2002) Liên kết dọc kết hợp các khâu như sản xuất, phân phối, mua bán hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong một chuỗi duy nhất Như vậy, một công ty/doanh nghiệp liên kết phía trước với các nhà cung cấp đầu vào và cũng có thể liên kết về phía sau với những người tiêu thụ (bán buôn, bán lẻ…) trong cùng chuỗi ngành hàng để bán sản phẩm (Porter, 1985) Liên kết dọc trong nông nghiệp hình thành từ hai áp lực chính: một là đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm và hai là sự ổn định nguyên liệu và giá nguyên liệu cho chế biến (Trần Tiến Khai, 2012) Đồng thời, liên kết dọc phát sinh do yêu cầu thích ứng với thị truờng hiện đại dẫn dến việc hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm (Trần Tiến Khai, 2012) Bên cạnh đó, khái niệm chuyên môn hóa sản xuất ngày càng trở nên phổ biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ở từng chi tiết riêng lẻ Quá trình chuyên môn hóa có thể được tổ chức ở trong cùng một doanh nghiệp, tập đoàn nhưng cũng có thể được tổ chức theo dạng liên kết dọc giữa các nhà sản xuất, trong đó nhà sản xuất ở khâu tiếp sau sẽ là người

sử dụng/tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất ở khâu phía trước Như vậy, liên kết dọc cho phép các sản phẩm và dịch vụ được xâu chuỗi lại với nhau từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng (Porter, 1985) Việc tổ chức sản xuất kinh doanh như vậy đã dần hình thành nên khái niệm “liên kết dọc” như ngày nay - được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh theo dòng vận động của sản phẩm Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm tất cả các giai đoạn từ cung ứng đầu vào, sản xuất, chế biến nguyên liệu đến đóng gói, phân phối thành phẩm Trong mối liên kết này, các chủ thể ở giữa chuỗi ngành hàng đều có vai trò là khách hàng của chủ thể ở khâu trước

đó đồng thời là người cung cấp sản phẩm cho các khâu tiếp theo Kết quả của

Trang 25

có thể làm giảm đáng kể các chi phí trung gian (Lê VănLương, 2008) Tác giả

đã khẳng định vấn đề phân bổ giá trị và chia sẻ rủi ro giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi liên kết là một trong những nội dung chính của hầu hết các liên kết đã và đang được xây dựng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung (Lê Văn Lương, 2008) Giải quyết được hài hòa yêu cầu này sẽ đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của các liên kết Liên kết dọc chú trọng đến cả quá trình sản xuất và phân phối và do đó các tác động trong mối quan

hệ này cũng nhắm đến phạm vi của cả chuỗi hơn là chỉ nhằm điều tiết một đầu vào cụ thể nào đó của quá trình sản xuất (Kaplinsky and Morris, 2002) Nói cách khác, mỗi tác nhân tham gia trong liên kết dọc sẽ phải tự chịu trách nhiệm với phân khúc của mình trong mối liên hệ với các phân khúc phía sau - đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ để cả chuỗi sản xuất tiêu thụ luôn được thông suốt Như vậy, liên kết dọc có thể được coi là một hình thức tổ chức sản xuất được tạo ra để xác định mối quan hệ của các giai đoạn sản xuất

kế tiếp nhau (Blois, 1972)

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, mô hình liên kết "4 nhà" để đáp ứng các điều kiện cần và

đủ xây dựng nền nông nghiệp hiện đại Các điều kiện "cần" gồm: Cần có sự nhận thức, chỉ đạo thống nhất của các cấp lãnh đạo từ chính phủ, các bộ ngành đến các địa phương Cần có liên kết "4 nhà" mà nhà doanh nghiệp là hạt nhân và chính là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi liên kết Cần tuyên truyền, vận động, giải thích, nâng cao nhận thức của nông dân về lợi ích khi tham gia liên kết sản xuất Cần có các doanh nghiệp đủ tầm, đủ năng lực và tâm huyết để tham gia vào mô hình liên kết và rất cần sự đóng góp công sức, trí tuệ, kinh nghiệm của các nhà khoa học… Các điều kiện đủ, gồm: Phải có

đủ diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí cánh đồng lớn Phải có đủ 4 nhà cùng thực hiện liên kết nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các hợp đồng sản

Trang 26

xuất Trong đó, chủ yếu là nhà doanh nghiệp và nhà nông cùng thực hiện trong 1 dự án – có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành sản phẩm hạ… của nhà khoa học Bên cạnh đó, phải có đủ máy móc, kho bãi phục vụ chăm sóc, thu hoạch phù hợp với quy mô diện tích, sản lượng của từng cánh đồng liên kết

Theo tiến sĩ Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn, cho rằng: Liên kết ngang giữa nông dân với nhau để cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thị trường mới là một khía cạnh, là yếu tố "đẩy" trong mô hình liên kết Mô hình này cần yếu tố

"kéo", chính là thị trường tiêu thụ đầu ra mà hoạt động cốt lõi là xây dựng được liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp Xây dựng mối liên kết này

về bản chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại

bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ Nếu không có liên kết này, việc tổ chức sản xuất thông qua liên kết ngang không đạt được lợi ích như mong muốn Hiện tại, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp ĐBSCL và cả nước thu gom nông sản thô, hoặc sơ chế đóng gói Có nghĩa là ngay bản thân các doanh nghiệp cũng không tiếp cận tới được người tiêu dùng thông qua thương hiệu của mình Vì vậy, kinh doanh của doanh nghiệp chỉ mang tính thời vụ, không ổn định Những doanh nghiệp này cũng không thể liên kết với nông dân được Họ không có các yếu

tố ổn định để liên kết với nông dân về chất lượng, cung ứng và chia sẻ rủi ro

Do vậy, xây dựng cánh đồng lớn, nông dân chỉ nên liên kết với những doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu, bán sản phẩm trực tiếp, có thương hiệu đến người tiêu dùng thông qua các hệ thống phân phối trong và ngoài nước; hoặc liên kết với những doanh nghiệp chứng minh được họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hàng hóa nào đó

Trang 27

trong các khía cạnh về chất lượng, thương hiệu

Theo Hiệu trưởng Trường Quản lý cán bộ NN và PTNT Đinh Công Tiến, để khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cần xác định rõ hình thức nào và chủ thể nào được hỗ trợ Trong thời gian tới, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cần thống nhất, phù hợp với quy định của Luật Đầu tư và các văn bản có liên quan; kế thừa các ưu điểm và khắc phục những hạn chế của Quyết định số 62 Giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay đối với sản xuất nông nghiệp là tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và quản lý chất lượng, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất Vì thế, các quy định cần tạo điều kiện để phát triển sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân

Từ các khái niệm trên cho thấy, mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là cách thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thông qua sự phối hợp bởi nhiều chủ thể khác nhau Nói khác đi, đây là sự liên kết của nhiều chủ thể khác nhau để cùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Trong các chủ thể này, chủ thể chính thường là doanh nghiệp bởi vì họ có vốn lớn,

có khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý cao Còn các tác nhân khác như hộ gia đình và HTX là các tác nhân liên kết

Nội dung các liên kết trong sản xuất nông nghiệp công nghệ khá đa dạng Trong đó có 7 hình thức liên kết điển hình như: liên kết từ cung ứng vật

tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào,

tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm

Trang 28

nông nghiệp; liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

1.1.2 Vai trò của phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

1.1.2.1 Tăng quy mô sản xuất nông nghiệp

Nếu trước đây, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI về đổi mới quản lý nông nghiệp ban hành ngày 5/4/1988 đã tạo bước đột phá cho kinh tế

hộ, tạo điều kiện cho các hộ nông dân làm chủ trên mảnh ruộng của mình thì trong thời điểm hiện nay, khi đất nước bước vào hội nhập, tính tự chủ đó đã dẫn đến sự manh mún, nhỏ lẻ và tự phát trong sản xuất Tại đồng bằng sông Cửu Long, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ nông dân trung bình chỉ khoảng 2-3 ha Trong khi khoa học công nghệ đang phát triển, nhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng quan trọng như các ngành khác để tăng năng suất và chất lượng nông sản, xây dựng nền sản xuất hàng hóa lớn phục vụ trong nước và xuất khẩu nhưng để ứng dụng khoa học công nghệ trong điều kiện như hiện nay là rất khó Vì vậy, liên kết sản xuất chính là đáp án cho bài toán này

1.1.2.2 Tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp

Khi tham gia các mô hình liên kết sản xuất, các hộ nông dân được cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào và được bao tiêu đầu ra sản phẩm, đảm bảo

về năng suất, chất lượng và lợi nhuận Do quy mô diện tích lớn, thuận tiện trong áp dụng cơ giới hóa, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian nên ở đồng bằng sông Cửu Long, mỗi ha lúa tham gia cánh đồng lớn có thể giảm chi phí từ 10% đến 15%, tăng giá trị sản lượng từ 20% đến 25% và thu lời thêm từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha Còn đối với các loại nông sản khác ngoài lúa, khi hộ

Trang 29

nông dân tham gia liên kết sản xuất, đặc biệt là liên kết dọc theo chuỗi sản phẩm, nông dân giảm nỗi lo về giá cả bấp bênh và được doanh nghiệp hỗ trợ tối đa khi ký kết hợp đồng

1.1.2.3 Giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường

Các mô hình liên kết sản xuất với quy trình sản xuất đồng loạt trên tất

cả các khâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn giống, phân, thuốc một cách đồng bộ, phù hợp đã hạn chế tối đa sử dụng những hóa chất độc hại gây

ô nhiễm môi trường Đặc biệt, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, các mô hình liên kết sản xuất phải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe nên họ không ngừng tìm kiếm các chủng loại giống chất lượng cao, giá thành phù hợp để đưa vào sản xuất từ lúa, tôm, cá,… Các vùng nguyên liệu cần bảo đảm các khâu từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản cũng như sử dụng giống phù hợp điều kiện sinh thái của từng vùng và thị trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững

1.1.2.4 Tạo việc làm nông thôn

Tình trạng thiếu hụt lao động nông thôn tại đồng bằng sông Cửu Long những năm gần đây rất phổ biến do lao động nông thôn di chuyển đến các khu công nghiệp ngày càng tăng Những lao động này chủ yếu không có tay nghề hoặc lao động phổ thông, mức lương thấp, đời sống khó khăn nên đã tạo thêm

áp lực cho khu vực thành thị nơi có nhiều khu công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương Trong khi ở nông thôn, vào mỗi mùa vụ hay đến kỳ thu hoạch, giá cả của lao động nông thôn có thể lên đến 300 - 400 ngàn/ngày/người nhưng vẫn không có nguồn lao động đáp ứng Hệ lụy kéo theo khi chi phí tăng cao là các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, không liên kết khó duy trì được lâu dài, họ thường sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp hoặc đất bị bỏ hoang (đặc biệt đối với đất vườn) Do đó, nếu tham gia mô hình liên kết sản xuất như mô hình cánh đồng lớn hay tổ hợp tác có thể cơ giới hóa, giảm chi phí lao động Ngoài ra, lao động nông thôn cũng có thể tham gia các

Trang 30

mô hình tổ hợp tác chuyên làm thuê nông nghiệp để có việc làm lâu dài Từ

đó, người nông dân không cần bỏ quê lên phố sống cuộc đời bấp bênh và cũng khắc phục tình trạng lãng phí đất nông nghiệp

1.1.2.5 Mang lại lợi ích cho người tiêu dùng

Một đặc điểm nổi bật khi các nước nông nghiệp bắt đầu bước vào con đường công nghiệp hóa, người sản xuất luôn tìm kiếm những giải pháp nâng cao năng suất và lợi nhuận Tuy nhiên, để chạy theo thị trường và để hạ giá thành sản phẩm, một bộ phận những nhà sản xuất nông nghiệp đã sử dụng các loại phân bón, hóa chất cho cây trồng, vật nuôi vượt qua chỉ số cho phép đã tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ngộ độc, ung thư Do đó, Chính phủ phải ban hành nhiều quy định kiểm soát thực phẩm và triển khai kế hoạch tháng “An toàn thực phẩm” nhưng vẫn không thể chấm dứt tình trạng trên Một trong những nguyên nhân gây khó kiểm soát thực phẩm là do tính

tự phát trong sản xuất, chính phủ không thể đến từng hộ để kiểm soát vệ sinh

an toàn thực phẩm mỗi ngày Trong khi người tiêu dùng không đủ khả năng phân biệt giữa sản phẩm an toàn và sản phẩm thiếu an toàn Nếu sản xuất đồng loạt, việc quản lí, kiểm soát thị trường nông sản, loại bỏ những sản phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng của các cấp liên quan sẽ

dễ dàng hơn, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, cũng như góp phần đáp ứng chiến lược xây dựng nguồn nhân lực mạnh về trí lực và thể lực phục vụ

sự phát triển bền vững của đất nước

1.1.3 Đặc điểm của mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

1.1.3.1 Hàm lượng khoa học nhiều

Sản xuất nông nghiệp truyền thống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như đất, nước, khí hậu Tuy nhiên, liên lết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao lại

có sự thay đổi lớn, đó là sử dụng nhiều khoa học, công nghệ và kỹ thuật hơn

Trang 31

Khoa học và công nghệ được áp dụng trong suốt quá trình từ gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch; thiết bị và máy móc từng bước thay thế các yếu tố tự nhiên

và sức lao động Đây là đặc trưng rất dễ nhận ra trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

1.1.3.2 Đầu tư vốn lớn

Mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi nhiều vốn, nhiều khoa học công nghệ mới Vì thế, sự hỗ trợ về kinh phí, về thủ tục nhập khẩu khoa học và công nghệ có tính quyết định rất lớn đến sự thành công của các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Tuy nhiên, tỉnh nào càng hoàn thiện được hạ tầng sản xuất như thủy lợi, đường giao thông và hệ thống điện thì tỉnh đó càng khuyến khích được các doanh nghiệp, các hộ gia đình đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận xét:“Chưa bao giờ xã hội có sự quan tâm đến nông nghiệp như hiện nay, khi hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Sự chuyển hướng này mang theo khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp công nghệ cao Điều này kỳ vọng cho sự bứt phá mạnh mẽ của nền nông nghiệp nước ta”

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu làm nông nghiệp bài bản, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, có thị trường đầu ra

ổn định, thì sẽ rất dễ giàu.Thực tế, nông dân nhiều nước như Nhật Bản, Hà Lan, Israel đều có thu nhập rất cao vàkhông thấp hơn nhiều so với bình quân thu nhập chung Đơn cử, Hà Lan thu nhập bìnhquân đầu người là 58.000 USD/năm, thì thu nhập của người nông dân là 55.000 USD TạiViệt Nam, nhiều chuyên gia nhận định, thu nhập của nông dân có thể đạt tới 5.000USD/năm nếu thực hiện đầy đủ các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp

Trang 32

Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết, Công ty sẽ bắt tay vào xây dựng mô hình trồng lúa công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến tại một tỉnh phía Bắc

Lý do đầu tư nông nghiệp, theo ông Dương, đó là “nếu không công nghiệp nông nghiệp, không có tiền để bù lỗ cho nông nghiệp như các nước khác, sẽ khó có thể thành công, nên tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm dấn thân” Tuy nhiên, đầu tư vào nông nghiệp không chỉ là sự dấn thân, mà cơ hội làm giàu cũng rất lớn

1.2.3.3 Sản xuất thường khép kín

Sản xuất thường khép kín được hiểu theo cả hai nghĩa, đó là chu trình sản xuất được khép kín và chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ cũng được khép kín Điển hình cho các mô hình liên kết dọc trong mấy năm gần đây là

mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín Trong mô hình này, doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cả vai trò đảm bảo thị trường tiêu thụ Nông dân nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất của họ Mô hình sẽ thành công hơn khi doanh nghiệp có vốn lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định

1.1.4 Nội dung nghiên cứu về phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

- Nghiên cứu khuôn khổ pháp lý và chính sách hỗ trợ: Nội dung

nghiên cứu này nhằm xác định được khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành

mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (những điều luật pháp cho phép làm); đồng thời xác định được các chính sách hỗ trợ của Trung ương

và của tỉnh Lai Châu hiện nay cho phát triển các mô hình liên kết sản xuất

Trang 33

- Nghiên cứu các loại mô hình liên kết: Nghiên cứu nội dung này

nhằm khái quát được số lượng, các loại các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu và nội dung liên kết của một số mô hình tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Đây là phần đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu

- Nghiên cứu hiệu quả, lợi ích của các mô hình liên kết: Nghiên cứu

nội dung này nhằm làm rõ tính hiệu quả giữa mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với phát triển nông nghiệp truyền thống ở tỉnh Lai Châu; lợi ích mang lại cho các bên khi tham gia mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Lai Châu

- Nghiên cứu các các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình liên kết: Nghiên cứu nội dung này nhằm xác định được các yếu tố đang cản trở,

làm ảnh hưởng đến phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Các yếu tố ảnh hưởng là: quan điểm, chủ trương phát triển; nguồn lực hỗ trợ phát triển; đặc điểm của sản xuất nông nghiệp; đặc điểm của các chủ thể sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Lai Châu

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

1.2.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

1.2.1.1 Tại nước Mỹ

Tại Mỹ, từ đầu thế kỉ XX, chính phủ Mỹ đã áp dụng những tiến bộ kĩ thuật vào nông nghiệp để nâng cao năng suất và bắt đầu thời kì vàng son của nền Nông nghiệp Mỹ Đầu những năm 80, Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công nghệ dành cho nông nghiệp Các biện pháp được nước này sử dụng

Trang 34

là: sử dụng thiết bị tưới tiêu công nghệ cao, tập trung nghiên cứu phát triển giống mới, trồng cây công nghệ sinh học với diện tích lớn nhất trên thế giới, nghiên cứu các giống cây biến đổi gen Một xu hướng ngày càng phát triển ở

Mỹ là đang có bước chuyển giữa các trang trại thâm canh tăng vụ, các nhà sản xuất nông nghiệp truyền thống lớn sang sản xuất dựa trên khoa học và R&D, như sản xuất khoai tây lai có khả năng kháng virus cao, hay chuối cây thân nhỏ, năng suất cao

Khu CNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939, đến đầu năm 1980 đã

có đến hơn 100 khu khoa học CNC ở các bang của Mỹ Ở Anh, năm 1961 đã xây dựng khu CNC (vườn khoa học Jian Qiao) và đến năm 1988 đã có 38 vườn khoa học với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp Phần Lan và các nước Bắc Âu xây dựng khu NNƯDCNC vào năm 1981 và đến năm 1996 đã

có 9 khu NNƯDCNC Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng thành tựu KHCN mới, kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ

Chính vì vậy, đứng đầu bảng xếp hạng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên thế giới, tất nhiên, Mỹ cũng có một nền NNCNC hàng đầu Hầu hết các công việc trong nông nghiệp đã được công nghệ hỗ trợ và lao động trong ngành nông nghiệp Mỹ hiện chiếm chưa đến 0.7% dân số nhưng sản xuất ra sản lượng lương thực thực phẩm đứng đầu toàn cầu Kinh tế trang trại

ở Mỹ hết sức phát triển, với tổng cộng hơn 2.1 triệu trang trại trên khắp cả nước, trung bình mỗi trang trại rộng 174ha, và không một trang trại nào không áp dụng các ứng dụng công nghệ mới Phổ biến nhất là hệ thống máy bay không người lái, các loại máy tự động có hoặc không có người lái, công nghệ nhân giống, tưới tự động, cảm ứng cảnh báo sức khỏe cây trồng, vật

Trang 35

nuôi…Nhiều trang trại ở Mỹ hiện còn được khai thác làm du lịch, nhà hàng hay resort để du khách đến nghỉ ngơi và thu hoạch sản phẩm Điển hình như những trang trại táo ở California, một điểm đến yêu thích của nhiều người dân California cũng như du khách hiện nay

1.2.1.2 Tại nước Nhật Bản

Năm 1961, Nhật Bản đã suy nghĩ chuẩn bị xây dựng thành phố khoa học tại Zhubo cách Tokyo 60km Năm 1964 bắt đầu xây dựng, năm 1974 khánh thành Đại học Zhubo, đến cuối thập kỷ 80 dân số thành phố đã lên đến 150.000 người, trong đó nhân viên nghiên cứu là 6.500 người, học sinh 9.000 người Trong thành phố khoa học có trường đại học, viện nghiên cứu, công viên và khu chung cư Có trên 50 đơn vị dạy học, nghiên cứu, trong đó các viện khoảng 15 - 16 đơn vị như: Viện công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, môi trường, dâu tằm, quy hoạch đất, công trình nông nghiệp, công trình sinh vật, giống, kho gen…

Chủ yếu tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử dụng phân hóa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu cho lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét, đưa sản xuất nông nghiệp sang thâm canh, tăng năng suất Nhật Bản cũng rất nhanh nhạy với vấn đề này khi cho thành lập Viện quốc gia về Khoa học Nông nghiệp ở cấp Nhà nước, tăng cường nghiên cứu liên kết giữa các viện khoa học với các trường Đại học, hội khuyến nông, để thắt chặt và nâng cao công tác quản lý

1.2.1.3 Tại nước Israel

Đầu năm 80 của thế kỷ 20, Israel đã xây dựng được 10 khu NNƯDCNC với doanh thu từ trồng trọt đạt mức kỷ lục 200.000 USD/ha Công nghệ nhà kính cho năng suất cà chua 300 tấn/ha, gấp 4 lần trồng ngoài

Trang 36

đồng Israel chỉ có 360.000 ha đất sản xuất nông nghiệp khô cằn, thiếu nước

tưới lại phân bố trên nhiều kiểu khí hậu khác biệt nhưng đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho cả nước và xuất khẩu Trong 5 thập niên gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp của Israel luôn vượt con số 3,5 tỉ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20% Hiện nay, một nông dân Israel sản xuất nông nghiệp đủ nuôi 100 người

Đạt được thành công trên là do Chính phủ Israel đã xây dựng kế hoạch mang tầm quốc gia để phát triển NNƯDCNC theo kiểu chìa khóa trao tay gồm các khâu: lập kế hoạch, xây dựng dự án và tham gia quản lý các dự án NNƯDCNC Israel hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về phân bổ ngân sách cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNC trong nông nghiệp Bộ Nông nghiệp Israel hỗ trợ và kiểm soát toàn bộ các hoạt động nông nghiệp, gồm cả việc duy trì các tiêu chuẩn cao đối với các sản phẩm cây trồng và vật nuôi, đề

ra các kế hoạch thúc đẩy, phát triển nông nghiệp thông qua các hoạt động nghiên cứu và thị trường (marketing) Từ nhiều năm nay, nông nghiệp Israel được Chính phủ kiểm soát chặt chẽ thông qua trợ cấp sản xuất và định mức nước tiêu thụ cho mỗi vụ Hiện nay, nước này đã kiểm soát định mức sản xuất

và chất lượng của một số sản phẩm nông nghiệp như: rau quả, sữa, trứng, gà con và khoai tây

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở một số tỉnh trong nước

1.2.2.1 Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Khu NNCNC chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn Hiện nay cả nước đã có 7 khu nông nghiệp ứng dụng CNC đi vào hoạt động là: TP Hồ Chí Minh (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao, du lịch, sản xuất giống rau, hoa, cá kiểng); Hà Nội (nghiên cứu, sản xuất giống rau, hoa, đào tạo

Trang 37

cứu, sản xuất, đào tạo rau, hoa, giống cây con); Sơn La; Khánh Hòa; Phú Yên; Bình Dương TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên xây dựng khu NNCNC theo mô hình đa chức năng, gắn nghiên cứu, trình diễn, chuyển giao công nghệ với việc tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái đồng thời thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Quy mô diện tích là 88 ha được thành phố đầu tư cơ sở

hạ tầng đồng bộ

- Khu được đánh giá là đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn từ khâu nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Trong khu bao gồm khu thí nghiệm và trưng bày sản phẩm, khu nhà kính, khu học tập và chuyển giao công nghệ, khu bảo quản và chế biến, khu sản xuất kêu gọi đầu tư Nhà nước đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng tại tất cả các khu Các doanh nghiệp thu hút vào khu chủ yếu đầu tư vào sản xuất giống cây trồng như các loại rau, hoa…Đồng thời có thể cung cấp vật tư nông nghiệp để cung cấp cho nông dân sản xuất Các loại nông sản sẽ được doanh nghiệp mua lại với giá theo đúng hợp đồng đã ký kết với nông dân

- Chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước: nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong

11 năm đầu kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động;…

- Chính sách thu hút và giữ chân nguồn nhân lực: Hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có ý tưởng, kết quả nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nông nghiệp bằng cách tổ chức khóa đào tạo cho cá nhân, hỗ trợ đất đai, phòng thí nghiệm,… cho các tổ chức

- Trên cả ba lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, khu tập trung nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mà Việt Nam còn nhập khẩu (như nấm,…), nghiên cứu ứng dụng những hệ thống tiên tiến trong nhân giống cấy

mô thực vật, phát hiện bệnh virut trên hoa, nghiên cứu về dịch bệnh trên tôm

Trang 38

sú, cá tra là những sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu các loại vacxin ngừa bệnh trên cá tra,…

- Quá trình ươm tạo được kết hợp tổ chức hội thảo, tập huấn cho nông dân, xây dựng các mô hình điểm, kỹ thuật, thông tin, tiếp cận thị trường, in ấn

tờ rơi và tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm Ngoài ra, còn được bố trí cơ

sở vật chất, hệ thống điện, nước, bảo vệ, văn phòng làm việc ổn định, nhà xưởng sản xuất thực nghiệm để hoàn thiện công nghệ trong Khu NNCNC rất thuận tiện

1.2.2.2 Tại tỉnh Đồng Tháp

Khoa học và Công nghệ cao góp phần thúc đẩy chuỗi sản xuất nông nghiệp Những năm qua, Đồng Tháp đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong nông nghiệp, tiêu biểu như: Tổng giá trị sản xuất lúa ước đạt hơn 45.380 tỷ đồng, tổng giá trị sản xuất cá tra ước đạt 23.575 tỷ đồng Xoài Cao Lãnh và Xoài Cát Chu Cao Lãnh đã được xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường như: Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ; tổng giá trị sản xuất xoài ước đạt 4.675 tỷ đồng

Tỉnh đã cho đầu tư ứng dụng KH&CN trong sản xuất các giống hoa mới, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chăm sóc, bảo quản Có thể

kể đến một số nghiên cứu nổi bật phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp như

đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất ớt để nâng cao năng suất ớt nâng cao năng suất, chất lượng và đạt chứng nhận VietGAP tại huyện Thanh Bình, Đồng Tháp” Đề tài đã xây dựng thành công mô hình ớt trên 20,56 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng được 01 quy trình sản xuất ớt an toàn cho sản xuất và tiêu thụ Đề tài “Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất chanh đạt chứng nhận VietGAP tại huyện Cao Lãnh và huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp” đã xây dựng thành công mô hình chanh đạt chứng

Trang 39

mô hình trồng chanh hiệu quả cao đang được nhân rộng thêm khoảng 30ha Sản phẩm chanh đạt chứng nhậnVietGAP đang được công ty Vineco thu mua với giá cao hơn giá thị trường 2.000 đồng/kg Kết quả của đề tài đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, trách nhiệm đối với người tiêu dùng trong sản xuất chanh, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Để đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, tỉnh Đồng Tháp đã ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất tập trung và hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN Hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp được tập trung đầu tư, bảo đảm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật canh tác của người dân (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, 2017)

1.2.2.3 Tại tỉnh Thanh Hóa

Phát triển các vùng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm giữa Công ty

CP Mía đường Lam Sơn với các HTX, các hộ nông dân ở 15 xã vùng bán sơn địa với diện tích 2.000 ha mía nguyên liệu Liên kết với Công ty TNHH Anh Thôi, Công ty Tình Cầm, Công ty CP Rau quả Việt Thanh sản xuất ớt, thu nhập ước đạt 290 triệu đồng/ha/vụ Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tập trung, diện tích trên 33,5 ha tại các xã Thọ Hải, Xuân Lai, Thọ Xương, Tây

Hồ, Xuân Tân Vùng sản xuất rau, hoa, quả công nghệ cao trong nhà lưới để cung cấp cho các siêu thị, chợ đầu mối và các cửa hàng thực phẩm an toàn trong và ngoài huyện Bước vào thực hiện chương trình XDNTM cùng với

lộ trình chung của huyện, xã Nga Trung (Nga Sơn) quan tâm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân Cùng với việc được hỗ trợ về kỹ thuật trồng dưa hấu và cơ chế hỗ trợ kích cầu đầu tư màng phủ, giống cho nông dân, xã Nga Trung đã lồng ghép hỗ trợ bà con nông dân 6 triệu đồng/ha trồng dưa hấu, góp phần kích cầu người dân phát triển, mở rộng diện tích trồng dưa

Trang 40

hấu Từ khi đưa vào sản xuất dưa hấu tập trung theo vùng và áp dụng các tiến

bộ khoa học - kỹ thuật mới, cây dưa hấu đã cho năng suất cao hơn so với những năm trước đây Đến nay, toàn xã đã phát triển được 54,1 ha dưa hấu, sản xuất 3 vụ trong năm, năng suất bình quân đạt từ 300 - 320 tạ/ha, giá trị đạt

285 triệu đồng - 295 triệu đồng/ha Cây dưa hấu đã khẳng định là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các cây trồng được canh tác trong

mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Nga Sơn Hiện cây dưa hấu đang được nhân rộng và trồng ở các xã Nga Yên, Nga Lĩnh

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Lai Châu

Thứ nhất, phát triển mô hình liên kết sản xuất NNCNC phải đồng bộ cả

doanh nghiệp, HTX, các hộ gia đình tham gia liên kết, coi đây là mục tiêu lâu dài trong điều kiện nước ta hội nhập với kinh tế thế giới Việc phát triển các

mô hình liên kết sản xuất NN CNC phải dựa trên cơ sở phát huy mạnh mẽ nội lực, kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc công nghệ mới, tiên tiến trong và ngoài nước Phải tập trung vào các sản phẩm chủ lực mang tính đặc thù của địa phương, có tính cạnh tranh cao, có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại như: mía, lúa giống, rau an toàn, bưởi tập trung quy mô công nghiệp

Thứ hai, để các liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phát triển

bền vững, ngoài việc thắt chặt liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ gia đình,

mà còn phải chú trọng đến sự liên kết với các trung tâm khoa học nổi tiếng nhưu liên kết chặt chẽ với Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT giống cây trồng Nông nghiệp của bộ, ngành Trung ương để lựa chọn và đưa vào sản xuất các giống cây trồng, con vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng kháng bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương

Thứ ba, củng cố, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác tại các vùng sản

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w