Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được tác giả, nhóm tác giả nào công bố ở bất kỳ công trình nào khác.Lai Châu, ngày tháng năm 2018 Tác
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
====o0o====
LÊ ANH XUÂN
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH
LÁI XE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 603405 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn
HÀ NỘI - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được tác giả, nhóm tác giả nào công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Lai Châu, ngày tháng năm 201 8
Tác giả
Lê Anh Xuân
Trang 3Luận văn: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
về chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu ” được hoàn thành với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo viện kinh tế và quản lý Trường Đại học Bách khoa Sự quan tâm, tạo điều kiện trong quá trình tìm - hiểu, nghiên cứu của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu, Ban Giám đốc Công ty cổ phần vận tải Lào Cai chi nhánh Lai Châu… và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn Trường Đại học Bách - khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn các giảng viên đào tạo sau đại học trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã gợi ý và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng, ban của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu, Ban Giám đốc Công ty cổ phần vận tải Lào Cai chi nhánh Lai Châu… và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tìm hiểu thông tin, thu thập tài liệu, số liệu, góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản về chất l ượng đào tạo,sát hạch lái xe và quản lý nhà n ước đối với chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe 7
1.1.1 Khái niệm sản phẩm dịch vụ và chất lượng sản phẩm dịch vụ 7
1.1.2 Đặc điểm của chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe và sự cần thiết của quản lý nhà nước 9
1.1.3 Một số khái niệm chung về quản lý nhà nước đối với chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe 12
1.2 Nội dung công tác quản lý nhà nước cấp tỉnh về chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe 13
1.2.1 Phân cấp quản lý đào tạo và sát hạch lái xe 13
1.2.2 Quy hoạch, kế hoạch, cấp phép các cơ sở đào tạo 13
1.2.3 Quản lý c ác cơ sở đào tạo lái xe 14
1 2.4 Quản lý chất lượng sát hạch lái xe 20
1.2.5 Thanh tra, kiểm tra đào tạo, sát hạch lái xe 28
1.3 Các chỉ tiêu, ph ương pháp đánh giá quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe 29
1.3.1 Đánh giá thông qua kết quả, chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe 29
1.3.2 Đánh giá theo từng nội dung quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái xe 29
1.3.3.Thu thập số liệu 30
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước cấp tỉnh về chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe 30
1.4.1 Các nhân tố bên ngoài 30
1.4.2 Các nhân tố bên trong 31
1.5 Kinh nghiệp thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu 33
1.5.1 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe ở Việt Nam 33
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu 35
Trang 5TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LAI CHÂU
37
2.1 Giới thiệu khái quát về Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu 37
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển 37
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 37
2.1.3 C ơ cấu tổ chức quản lý 42
2.2 Phân tích công tác quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe tại Sở Giao thông vận tải Lai Châu 45
2.2.1 Kết quả đào tạo, sát hạch lái xe giai đoạ n 2013-2016 45
2.2.2 Phân tích các nội dung quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe tại Sở Giao thông vận tải Lai Châu 47
2.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe 60
2.3 Kết luận chung về công tác quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe tại Sở Giao thông vận tải Lai Châu 67
2.3.1 Nhữngưu điểm và kết quả đạt đư ợc: 67
2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân: 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI LAI CHÂU 71
3.1 Ph ng h ươ ướng, nhiệm vụ công tác đào tạo, sát hạch lái xe tại Tỉnh Lai Châu 71
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe cho Sở giao thông vận tải Lai Châu 73
3.2.1.Tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật về các quy định đào tạo và sát hạch lái xe tới các trung tâm, người học 3.2.2 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ năng lực đảm bảo cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 75
3.2 3 Hoàn thiện quản lý tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu dạy và học 77
3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe 77
3.2.5 Một số giải pháp khác 79
3.3 Kiến nghị 82
3.3.1 Đối với Tổng cục Đường bộ Việt Nam : 82
3.3.2 Đối với Bộ Y tế: 83
KẾT LUẬN 85
Trang 6PHỤ LỤC 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO LÁI XE 89 PHỤ LỤC 2: MẪU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DO PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SÁT HẠCH LẤY MẪU 104
Trang 7MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu
Hình 3.1 Biểu đồ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Với tốc độ phát triển kinh tế của thời kỳ đổi mới đã có những thay đổi đáng kể Nhu cầu sở hữu ô tô riêng đã tăng cao mạnh mẽ Ô tô được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: Là phương tiện đi lại, là công cụ làm kinh tế của tổ chức, cá nhân… Chính vì vậy nhu cầu học tập sát hạch lái xe của người dân tăng nhanh trong những năm qua Để đáp ứng nhu cầu học tập và cấp Giấy phép lái xe cho người dân, nhiều
Cơ sở đào tạo và Trung tâm sát hạch lái xe được ra đời, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
Các cơ sở đào tạo và Trung tâm sát hạch lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lào Cai và Lai Châu quản lý đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, hàng năm tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp Giấy phép lái xe các hạng cho hàng nghìn người Tuy nhiên cùng với sự ra đời ồ ạt của nhiều cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe đã xuất hiện tình trạng cung vượt quá cầu, giữa các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe có sự cạnh tranh gay gắt Với cơ chế thị trường nhiều cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch đã đặt lợi nhuận trước mắt lên trên hết, bỏ qua những lợi ích lâu dài, gây rất nhiều bức xúc cho người học về chất lượng đào tạo cũng như là nguyên nhân tiềm tàng gây ra các vụ tai nạn giao thông… Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu suy thoái, Việt Nam chịu ảnh hưởng đáng kể và gặp nhiều khó khăn, các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe đang từng ngày phải đối mặt với việc suy giảm số lượng người học, nguồn thu giảm mạnh, do đó nảy sinh một thực tiễn ngày càng nổi cộm là xuất hiện tiêu cực ở một số cơ sở đào tạo như giảm giờ học, giờ thực hành cũng như đánh giá thiếu chính xác trong thi sát hạch… Thực trạng đáng báo động này đã sinh ra ở nhiều đơn vị, địa phương, trong đó các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe của tỉnh Lào Cai cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi thực trạng đó Chính vì vậy, cần có những khảo sát chi tiết, đánh giá tỉ mỉ thực trạng về quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe tại các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe của tỉnh Lào Cai, nhằm khắc phục các bất cập trong chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe trong những năm qua, đồng thời tạo cơ sở phát triển bền vững cho các cơ sở đào tạo lái xe trong những năm tới.
Tuy nhiên, để có những cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá chính xác để từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe của tỉnh Lai Châu thì việc nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe là một việc làm cần thiết.
Do đó, đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài “ Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất lượng đào tại và sát hạch lái xe của Sở Giao thông vận tải Lai Châu”
Trang 102 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
Đề tài, đề án có liên quan đến quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe nổi bật phải kể đến là đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái
xe nhằm giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông” của Bộ Giao Thông Vận tải được thực hiện vào năm 2012 Đề án đã đánh giá thực trạng công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe và đưa ra một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng của các hoạt động này chung cho toàn thể các đơn vị, trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe, làm định hướng cho các đơn vị, trung tâm thực hiện.
+ Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu Hương, năm 2013 Trường đại học Quốc gia Hà Nội vê đề tài “Quản lý chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ” đã thực các nội dung cơ bản:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý chất lượng chương trình đào tạo nói chung, quản lý chất lượng theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể(TQM) nói riêng đối với quá trình đào tạo hệ cử nhân chất lượng cao tại các trường đại học
- Cụ thể hóa nội dung và quy trình theo cách tiếp cận TQM cho quản lý chất lượng chương trình đào tạo nhằm đào tạo một đội ngữ nhân lực chất lượng cao, phù với xu thế hội nhập hiện nay
- Đề xuất một số biện pháp vận dụng một số đặc trưng cơ bản của TQM vào quản lý chất lượng chương trình đào tạo hệ cử nhân CLC, đồng thời khuyến nghị với các cơ quan quản lý về đào tạo cơ chế và chính sách phù hợp để trường đại học có thể từng bước đưa triết lý TQM vào quản lí chất lượng chương trình đào tạo của trường mình
Luận án đề cập tới cấp độ quản lý chất lượng đào tạo của góc độ một tổ chức, một đơn vị sự nghiệp
+ Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Thanh Nga Đại học Đà Nẵng năm
2012 về đề tài “Biện pháp nâng cao quản lý chất lượng đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng”
Đề tài đã giải quyết những vấn đề cơ bản là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo nghề
- Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao Đẳng nghề Đà Nẵng.
- Xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề điện cho nhà trường thông qua hoàn thiện công tác quản lý chất lượng.
Phạm vi giải quyết là quản lý chất lượng trong tổ chức đào tạo nghề
Trang 11- Luận văn thạc sĩ ngành Khoa học Giáo dục của tác giả Thân Văn Hoạt (Đại học Sư phạm trực thuộc Đại học Thái Nguyên), 2013, “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề lái xe tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc”.
- Chương trình “ Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam tới năm 2020” thực hiện hợp tác giữa Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica)
và Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Việt Nam (NTSC).
- Luận văn thạc sĩ ngành Luật học của tác giả Phạm Thị Mai (Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật), 2014, “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dương”
- Luận án Tiến sĩ ngành Quản lý công của tác giả Trần Sơn Hà (Học viện Hành chính Quốc gia), 2016, “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đườ ng
bộ ở Việt Nam hiệnnay”,
3 Mục đích của luận văn
Xây dựng một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng của hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe tại các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe thuộc tỉnh Lai Châu trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe trong các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe bao gồm nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe Phạm vi nghiên cứu là các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu quản lý, với khoảng thời gian thu thập số liệu từ 2013- 2016 và giải pháp áp dụng trong thời gian tới
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tiến hành nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe trong các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe, chỉ ra khung lý luận cho việc phân tích đánh giá thực tế công tác quản lý chất lượng trong đào tạo và sát hạch lái xe trong các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe tỉnh Lai Châu
- Phân tích hoạt động quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe trong các
cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe do Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu quản lý, chỉ ra những ưu, nhược điểm, những lỗi cần điều chỉnh trong quản lý, điều hành hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe của Sở
- Xây dựng các giải pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh trong công tác quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe cho các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe thuộc quyền quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu
Trang 126 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bởi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau: Với nội dung tổng quan nghiên cứu về quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe, luận văn sử dụng phương pháp thu thập, thống kê, kinh nghiệm; Để đánh giá phân tích tình hình quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu, luận văn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, phân tích, so sánh, chỉ số… và để xây dựng giải pháp tăng cường quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái
xe, trong chương chuyên đề, luận văn sử dụng phương pháp đối thoại, kế thừa và tham vấn chuyên gia…
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
a Ý nghĩa khoa học: Đề tài luận văn hệ thống hóa, hoàn thiện, bổ sung cơ sở
lý luận về quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe tại các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe của các Sở Giao thông vận tải.
b Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài luận văn sử dụng số liệu thực tiễn của các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Lai Châu nên có thể áp dụng trực tiếp cho Sở Giao thông vận tải của tỉnh, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các địa phương và các đơn vị khác trong lĩnh vực cùng ngành.
8 Kết cấu của đề tài luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được kết cấu trong 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước cấp tỉnh về chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe tại
Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe của Sở Giao thông vận tải Lai Châu.
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP
TỈNH VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE
1.1 Một số khái niệm cơ bản về chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe và quản lý nhà nước đối với chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe
1.1.1 Khái niệm sản phẩm dịch vụ và chất lượng sản phẩm dịch vụ
1.1.1.1 Khái niệm sản phẩm, dịch vụ
Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận Theo TCVN 5814: sản phẩm là “kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình” (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng Thuật ngữ và định nghĩa - - TCVN 6814-1994) Có nhiều cách phân loại sản phẩm theo những quan điểm khác nhau Một trong cách phân loại phổ biến là người ta chia sản phẩm thành 2 nhóm lớn:
- Nhóm sản phẩm thuần vật chất: là những vật phẩm mang đặc tính lý hóa nhất định
- Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: đó là các dịch vụ Dịch vụ là “kết quả tạo ra
do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội
bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng” (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng Thuật ngữ và định nghĩa - - TCVN5814- 1994) Hoạt động dịch
vụ phát triển theo trình độ phát triển kinh tế và xã hội Ở các nước phát triển thu nhập qua dịch vụ có thể đạt tới 60 70% tổng thu nhập xã hội -
- Hiệ n nay có nhi ều quan điể m khác nhau v d ch v ề ị ụ, theo quan điể m truy ề n thố ng, nh ng gì không ph i nuôi tr ng, không ph i s n xu t là d ch v Theo cách ữ ả ồ ả ả ấ ị ụ
hi u ph bi n thì d ch v là m t ho ể ổ ế ị ụ ộ ạt độ ng mà s n ph m c a nó là vô hình Nó gi ả ẩ ủ ả i quy t các m i quan h v i khách hàng ho c v i tài s n do khách hàng s h u mà ế ố ệ ớ ặ ớ ả ở ữ không có s chuy n giao v quy n s h u Theo ISO 8402, d ch v là k t qu t o ra ự ể ề ề ở ữ ị ụ ế ả ạ
do các ho ạt độ ng ti p xúc gi ế ữa ngườ i cung ng v i khách hàng và các ho ứ ớ ạt độ ng n ộ i
b c ộ ủ a ngư ờ i cung ứng để đáp ứ ng nhu c u c ầ ủ a khách hàng
- Xã h i càng phát tri ộ ển, trình độ chuyên môn hóa và phân công lao độ ng càng cao thì lĩnh vự c d ch v càng m r ị ụ ở ộng để đáp ứ ng nhu c ầu đa dạ ng c a xã h i, d ch ủ ộ ị
v có vai trò r t quan tr ng trong n n kinh t qu c dân Philip Kotler và Amstrong ụ ấ ọ ề ế ố
đã đưa ra định nghĩa về ị d ch v ụ:“ Mộ ị t d ch v là m t ho ụ ộ ạt độ ng hay m t l i ích mà ộ ợ
m t bên có th cung c ộ ể ấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đế n
s chuy n giao s h u nào c ự ể ở ữ ả.”
Trang 14- D ch v ị ụ có liên quan đế n khách hàng nhi ều hơn trong sả n xu ất Con ngườ i lúc này được xem như mộ ộ t b ph n c a s n ph m Do v y, d ch v thư ậ ủ ả ẩ ậ ị ụ ờng đòi hỏ i nhi u s ki m soát ch ề ự ể ất lượ ng, nhi u s tín nhi ề ự ệm vào ngườ i làm công tác d ch v ị ụ và nhi u s ề ự thích nghi hơn là hàng hóa.
Thự ế c t khó có th phân bi t d ch v v i hàng hóa vì khi mua m t hàng hóa ể ệ ị ụ ớ ộ thường người mua cũng nhận đượ ợ c l i ích c a m t y u t d ch v ủ ộ ế ố ị ụ kèm theo Đồ ng thờ i m t d ch v ộ ị ụ cũng thường đượ c kèm theo m t hàng hóa h u hình làm cho d ch ộ ữ ị
v ụ tăng thêm giá trị
S n ph m mà các doanh nghi p ngày nay cung c p cho khách hàng có th ả ẩ ệ ấ ể phân chia thành 3 nhóm như sau:
D ị ch vụ thu n túy ( có tính vô hình) ầ
Hàng hóa thuầ n túy ( có tính h u hình) ữ
H n h p hàng hóa d ỗ ợ – ị ch vụ (kết hợ ả p c hai lo ạ i trên).
1.1.1.2 Khái niệm chất lượng sản phẩm dịch vụ
Chất lượ ng d ch v là m ị ụ ức độ hài lòng c a khách hàng trong quá trình c m ủ ả
nh n tiêu dùng d ch v , là d ch v t ng th c a doanh nghi p mang l i chu i l i ích ậ ị ụ ị ụ ổ ể ủ ệ ạ ỗ ợ
và th ỏa mãn đầy đủ nh t giá tr ấ ị mong đợ ủ i c a khách hàng trong ho ạt độ ng s n xu ả ất cung ứ ng và trong phân ph i dị ố ch v u ra ụ đầ
Chất lượ ng d ch v không ch ị ụ ỉ được đánh giá so sánh ở đầ u ra v i giá tr mong ớ ị
đợ ủ i c a khách hàng mà nó còn bao g m ho ồ ạt độ ng c a toàn b h th ng cung c p ủ ộ ệ ố ấ Hoạt động đó hình thành nên phương cách phân phố i T d ừ đó ẫn đế n vi c th a nh n ệ ừ ậ
có s ự ồ ạ t n t i hai lo i ch t lư ng d ạ ấ ợ ị ch v ụ: chất lượ ng k ỹ thuật và chất lượ ng ch ức năng ( Lưu Văn Nghiêm, 200 8, tr 125-126).
Chất lượ ng k thu t bao g m nh ng giá tr mà khách hàng th c s ỹ ậ ồ ữ ị ự ự nhận được
t d ừ ịch vụ mà doanh nghi p cung c p ệ ấ
Chất lượ ng ch ức năng bao g ồm phương cách phân phố ị i d ch v t ụ ới ngườ i tiêu dùng d ch v ị ụ đó.
Chất lượ ng d ch v t ị ụ ừ lâu đã là mố i quan tâm c a c ủ ả ngườ i cung c ấp và ngườ i tiêu dùng Trong khi hàng hóa hi n h ệ ữu đượ c các nhà marketing ki m soát và qu ể ả n trị theo chi ến lượ c marketing chung thì ch ất lượng đố ớ ị i v i d ch v ụ là khó xác đị nh và chưa có chiế n lư c qu n lý hi u qu V ợ ả ệ ả ấn đề nh n th c, ki m tra, ki m soát ch t ậ ứ ể ể ấ lượ ng trong d ch v là v ị ụ ấn đề ớn đặt ra đố ớ l i v i các nhà nghiên c u Ch ứ ất lượ ng th c ự
t và nh ng y u t chi ph i nó hi ế ữ ế ố ố ện nay chưa lượng hóa đượ c T m quan tr ng c ầ ọ ủa
ch ấ t lư ợ ng d ị ch v ụ đố ớ i v i doanh nghi ệ p và khách hàng có s khác nhau r ự ấ t l ớ n Ch t ấ
lư ợ ng d ch v chi ph i m nh t i vi ị ụ ố ạ ớ ệc tăng tỷ ph n th ầ ị trư ờng, tăng khả năng thu hồ i
v ốn đầu tư, tăng năng suất lao độ ng, h ạ thấ p chi phí s n xu t và cu ả ấ ối cùng là tăng lợi
Trang 15nhu ận Đó là nhữ ng l i ích có tính chi ợ ến lược lâu dài đố ớ i v i m t doanh nghi p d ộ ệ ị ch
v ụ
Theo tiêu chu n Vi t Nam TCVN 5814- ẩ ệ 1994 thì “Chất lượ ng là toàn b các ộ
đặ c tính c a m t th c th t o ra cho th c th ủ ộ ự ể ạ ự ể đó mộ t kh ả năng làm thỏ a mãn các nhu
c ầu đã nêu ra hay còn tiềm ẩn” Như vậy chất lượ ng d ch v là m ị ụ ức độ hài lòng c ủa khách hàng trong quá trình c m nh n tiêu dùng d ch v , là d ch v t ng th c ả ậ ị ụ ị ụ ổ ể ủ a doanh nghi p mang l i chu i l i ích và th ệ ạ ỗ ợ ỏa mãn đầy đủ nh t giá tr ấ ị mong đợ ủa i c khách hàng trong ho ạt độ ng s n xu t cung ng và trong phân ph i d ch v u ra ả ấ ứ ố ị ụ ở đầ Chất lượ ng là s so sánh gi ự ữa mong đợ i v giá tr m t d ch v c a khách hàng v ề ị ộ ị ụ ủ ới giá tr ị thực tế nhận được ( sự thỏ a mãn)
Đố ớ i v i khách hàng, ch ất lượ ng là s so sánh gi a s ự ữ ự mong đợ ề i v giá tr m t ị ộ
d ch v v i giá tr d ch v ị ụ ớ ị ị ụ thự ế c t mà h nh ọ ận đượ c (s ự thỏ a mãn) do doanh nghi ệp cung c p Các nhà nghiên c u và các nhà qu n lý các doanh nghi p d ch v ấ ứ ả ệ ị ụ đề u thố ng nh ất quan điể m cho r ng ch ằ ất lượ ng d ch v bao hàm m t s so sánh gi a s ị ụ ộ ự ữ ự mong đợ i và th c hi n: ự ệ
B ng 1.1: M i quan h gi a ch ả ố ệ ữ ấ t lư ợ ng dị ch v , s ụ ự mong đợ i và hài lòng c ủ a
khách hàng
D ch v ị ụ nhậ n đư ợ c S ự mong đợ i Chấ t lư ợ ng d ch v ị ụ
Giá trị ị d ch v nh ụ ận đượ c > Giá trị mong đợ i R ấ t cao
Giá trị ị d ch v nh ụ ận đượ c = Giá trị mong đợ i Cao
Giá trị ị d ch v nh ụ ận đượ c < Giá trị mong đợ i Thấp
Việ c th a mãn khách hàng tr thành m t tài s n quan tr ỏ ở ộ ả ọng đố i v i các doanh ớ nghi p và t ệ ổ chứ c trong n l c nâng cao ch ỗ ự ất lượ ng d ịch vụ , gi v ng s trung thành, ữ ữ ự nâng cao năng lự c c nh tranh c a doanh nghi p ạ ủ ệ
S hài lòng khách hàng có th ự ể được định nghĩa như mộ ự đánh giá toàn diện t s
v m t d ch v ho c ho ề ộ ị ụ ặ ạt độ ng sau bán c a doanh nghi p Xung quanh bi n s này là ủ ệ ế ố
h ệ thố ng các m i quan h Nhân - ố ệ Quả xu t phát t nh ng bi n s ấ ừ ữ ế ố khở ạo như: sự i t mong đợ ủ i c a khách hàng, ch ất lượ ng c a d ch v ủ ị ụ (trong đó bao gồ m hình nh doanh ả nghi p và s n ph m trong tâm trí và kinh nghi m c a khách hàng), ch ệ ả ẩ ệ ủ ất lượ ng c ả m
nh n và giá tr c m nh n v s n ph m ho c d ch v ậ ị ả ậ ề ả ẩ ặ ị ụ kèm theo đế n các bi n s k t qu ế ố ế ả
c ủa sự hài lòng như sự trung t hành hay s than phi n c a khách hàng ự ề ủ
1.1.2 Đặc điểm của chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe và sự cần thiết của quản lý nhà nước
1.1.2.1 Đặc điểm của chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe
Đào tạo lái xe là một dạng cụ thể của đào tạo nghề
Theo giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế quốc dân thì thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu là: “quá trình trang bị kiến thực nhất định về
Trang 16chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định
Theo quy định của Luật Dạy nghề năm 2014 thì dạy nghề hay đào tạo nghề: “ là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học”
Như vậy, với những cách hiểu về đào tạo nghề như đã phân tích ở trên có thể hiểu dạy nghề không chỉ là hoạt động trang bị những kiến thức kĩ năng cơ bản mà , còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản.Điều này thể hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa,đề cao người lao động ngay trong quan niệm về lao động chứ không chỉ coi lao động là một nguồn “Vốn nhân lực” ,coi người lao động máy sản xuất Nó cũng thể hiện sự đầy đủ hơn về vấn đề tinh thần và kỉ luật lao động –một yêu cầu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất với công nghệ và kĩ thuật tiên tiến hiện nay
Mục tiêu của đào tạo nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH -HĐH đất nước
Đặc điểm của chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe.
- Mục tiêu đào tạo lái xe: Đào tạo người lái xe nắm được các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn.
- Yêu cầu đào tạo lái xe:
+ Nắm vững các quy định của pháp luật giao thông đường bộ và hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam; trách nhiệm của người lái xe trong việc tự giác chấp hành ph áp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
+ Nắm được tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng và một số phương tiện khác; biết một số đặc điểm kết cấu của ô tô hiện đại; yêu cầu kỹ thuật của công tác kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên; biết được chế độ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa được các hỏng hóc thông thường của môtô, máy kéo hoặc ô tô trong quá trình hoạt động trên đường
+ Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người lái xe; các thủ tục, phương pháp giao nhận, chuyên chở hàng hóa, phục vụ hành khách trong quá trình vận tải.
Trang 17+ Điều khiển được phương tiện cơ giới đường bộ (ghi trong giấy phép lái xe) tham gia giao thông an toàn trên các loại địa hình, trong các điều kiện thời tiết khác nhau, xử lý các tình huống để phòng tránh tai nạn giao thông.
Sát hạch lái xe là hoạt động kiểm tra, đánh giá kiến thức, hiểu biết cần thiết cho nghề lái xe, các quy định pháp luật liên quan, đánh giá năng lực thực hành lái xe đáp ứng những yêu cầu cơ bản để có thể cấp giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật
Kết quả của đào tạo, sát hạch lái xe là cấp giấy phép mang tính pháp lý, cho phép lái xe, điều khiển phương tiện tham gia giao thông Chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hoạt động lái xe tham gia giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhiều người khác Yêu cầu tối quan trọng đối với người lái xe là phải đảm bảo chấp hành đúng quy định pháp luật, đảm bảo lái xe an toàn
1.1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe
Lái xe là hoạt động tham gia giao thông, vận chuyển người, hàng hóa,… Kết quả của hoạt động lái xe có ảnh hưởng lớn đến tính mạng, tài sản, phương tiện tham gia giao thông của nhiều người Tai nạn giao thông ở Việt Nam và cả nhiều nước trên thế giới đang ở mức rất cao Do đó, chất lượng đào tạo lái xe là vấn đề mà xã hội quan tâm, yêu cầu phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định Những điều đó dẫn đến
sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe
Đào tạo và sát hạch lái xe là một loại hình đào tạo ngắn hạn, nhưng giấy phép được sử dụng lâu dài Nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là công việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và văn hóa khi tham gia giao thông của đội ngũ lái xe, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đây cũng là công việc khó khăn, phức tạp và liên quan đến nhiều cấp và mang tính xã hội hoá cao Công việc này cần phải làm thường xuyên, liên tục, các giải pháp nêu trên phải được triển khai đồng bộ,
có sự tham gia đầy đủ, kiên quyết của các cơ quan chức năng và sự đồng tình hưởng ứng của các cơ sở đào tạo lái xe, các trung tâm sát hạch lái xe và của người học Như vậy, quản lý chất lượng đào tạo lái xe cần thực hiện quản lý theo các quy định, tiêu chuẩn về đào tạo và sát hạch lái xe mà các cơ quan quản lý Nhà nước
có thẩm quyền quy định Do đó, nội dung của quản lý chất lượng đào tạo và sát lá i
xe sẽ được xây dựng dựa theo quy định, tiêu chuẩn về quản lý đào tạo và sát hạch lái xe
Trang 181.1.3 Một số khái niệm chung về quản lý nhà nước đối với chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe
1.1.3.1 Khái niệm quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý, cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý Dưới đây là một số khái niệm về quản lý:
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh
và kiểm soát ấy”
- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định "
- Peter F Druker: "Suy cho cùng, qu n lý là th ả ự c tiễ n B n ch t c a nó không ả ấ ủ
n ằ m ở nh n th c mà là ậ ứ ở hành độ ng; ki m ch ng nó không n ể ứ ằ m ở ự s logic mà ở thành qu ả ; quy n uy duy nh ề ấ t c ủ a nó là thành tích"
1.1.3.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối với chất lượng đào tạo và sát hạch
lái xe
Quản lý Nhà nước là sự tác động điều khiển mang tính quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc dân chủ, có căn cứ khoa học, được tiến hành một cách liên tục nhằm làm cho các hoạt động của xã hội, các hành vi hoạt động của con người, của các tổ chức xã hội tuân theo đúng qui luật khách quan của sự phát triển xã hội
Quản lý Nhà nước xét về thực chất là việc xem người điều khiển con người, là quan hệ giữa con người với con người trong quản lý Chủ thể quản lý Nhà nước là con người cùng với các cơ quan do con người lập ra, trong đó Nhà nước là chủ thể chủ yếu, quyết định Với tư cách là chủ thể quản lý, cơ quan quản lý Nhà nước thể hiện bằng quyền lực và các chuẩn mực pháp lý Đối tượng quản lý có nghĩa vụ phục tùng
Thực chất của hoạt động quản lý chất lượng đào tạo sát hạch lái xe tại Sở , Giao thông vận tải là một loại hình quản lý Nhà nước, nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất đào tạo, sát hạch lái xe theo các tiêu chuẩn và quy định mà các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra
Quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe là một hoạt động quản lý Nhà nước tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan và theo phân cấp của Ngành Gia o thông Vận tải Hoạt động quản lý chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe đối với các Sở, Ban, Ngành bao gồm các hoạt động: kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe và cấp chứng chỉ, giấy chứng tốt nghiệp; Kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật,
Trang 19nghiệp vụ chuyên môn và đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô hoặc điều chỉnh hạng và tăng lưu lượng đào tạo lái xe cho các cơ sở đào tạo; Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định; Lưu trữ các tài liệu như: danh sách giáo viên dạy thực hành; Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái, biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.
Ở Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý đào tạo, tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe, công tác quản lý, cấp đổi giấy phép lái xe, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định.
1.2 Nội dung công tác quản lý nhà nước cấp tỉnh về chất lượng đào tạo
và sát hạch lái xe
1.2.1 Phân cấp quản lý đào tạo và sát hạch lái xe
Các nội dung về công tác quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe được quy định cụ thể tại Thông tư số 46/2012/TT - BGTVT và Thông tư 38/2013/TT - BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ đến các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch Cụ thể:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước.
- Sở Giao thông vận tải:
+ Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1.2.2 Quy hoạch, kế hoạch, cấp phép các cơ sở đào tạo
Chính quyền cấp tỉnh, cụ thể là Sở GTVT cần có chiến lược, quy hoạch chung, kế hoạch dài hạn về đào tạo sát hạch lái xe
Dựa trên phân tích đánh giá thực trạng các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe của địa phương, dự báo nhu cầu đào tạo lái xe,… để đưa ra các đề xuất cụ thể về xây dựng, phát triển các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bản tỉnh
Các quy hoạch định hướng, kế hoạch được đề xuất để Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận, thống nhất quản lý.
Ở Việt Nam, các cơ sở sở đào tạo, sát hạch lái xe là các đơn vị hoạt động có điều kiện, cần được cấp phép của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Một số quy định về chức năng, nhiệm vụ của Sở GTVT về cấp phép hoạt động cho các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe:
+ Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe, thi cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với cơ sở đào tạo.
Trang 20+ Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe các hạng Al, A2, A3, A4 và điều chỉnh lưu lượng đào tạo lái xe ô tô đến 20% so với lưu lượng ghi trong giấy phép đào tạo lái xe đã cấp cho cơ sở đào tao lái xe.
+ Kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô hoặc điều chỉnh hạng và tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% cho các cơ sở đào tạo.
+ Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định.
+ Lưu trữ các tài liệu về: Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe; Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái và Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.
- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe
+ Có trách nhiệm quản lý về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo lái xe trực thuộc theo quy định hiện hành.
+ Tạo điều kiện để cơ sở đào tạo lái xe đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý đào tạo cho cơ sở; thường xuyên chỉ đạo cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về đào tạo lái xe
1.2.3 Quản lý các cơ sở đào tạo lái xe
- Mục tiêu quản lý các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe: Đảm bao các cơ sở này hoạt động tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, cung ứng các dịch vụ đào tạo, sát hạch lái xe có chất lượng
- Cơ sở để quản lý các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe: Dựa trên các quy định pháp luật của nhà nước, chức năng nhiệm vụ của Sở GTVT được giao
- Nội dung quản lý các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe.
Các nội dung quản lý các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe bao gồm:
+ Quản lý nội dung và chương trình đào tạo
+ Quản lý giáo viên
+ Quản lý hoạt động học tập của người học
+ Q uản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phương tiện và thiết bị đào tạo lái xe
+ Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm sát hạch lái xe
+ Quản lý nội dung và quy trình sát hạch lái xe
+ Quản lý tổ chức sát hạch lái xe
1.2.3.1 Quản lý nội dung và chương trình đào tạo
Nội dung, chương trình đào tạo lái xe cần được quy định, quản lý thống nhất trong phạm vi toàn quốc Sở GTVT có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định này của các cơ sở đào tạo lái xe
Trang 21Dưới đây là một số quy định về nội dung, chương trình đào tại lái xe ở Việt Nam:
a Quy định về đào tạo lái xe các hạng Al, A2, A3, A4
+ Thời gian đào tạo
Hạng A1: 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 2)
HạngA2: 32 giờ (lý thuyết: 20, thực hành lái xe: 12).
Hạng A3, A4: 80 giờ (lý thuyết: 40, thực hành lái xe: 40).
+ Các môn kiểm tra
Pháp luật giao thông đường bộ: đối với các hạng A2, A3, Ạ4;
Thực hành lái xe: đối với các hạng A3, A4.
+ Chương tr ình và phân bổ thời gian đào tạo (Nêu tr ong bảng 1 phụ lục 1)
b Quy định về đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
+ Thời gian đào tạo
Hạng B 1 :
- Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420); Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752) + Các môn kiểm tra
Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường
+ Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo (Nêu trong bảng 2 phụ lục 1)
c Quy định về đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
+ Thời gian đào tạo
Hạng B 1 (số tự động) lên B : 120 giờ (lý thuyết: 00, thực hành: 120); 1
Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);
Hạng B2 lên C : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144) ;
Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144) ;
Hạng B2 lên D :336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
Hạng B2,D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành: 144);
Trang 22Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).
+ Các môn kiểm tra
Kiểm tra các môn học trong quá trình học;
Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;
Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; Thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.
+ Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo(Nêu trong bảng 3 phụ lục 1)
d Nội dung và phân bổ chi tiết các môn học
+ Đào tạo lái xe các hạng Al, A2 (Theo bảng 4 phụ lục 1)
+ Đào tạo lái xe các hạng A3, A4 (Theo bảng 5 phụ lục 1)
+ Đào tạo lái xe các hạng Bl, B2, C
Môn Pháp luật giao thông đường bộ (Theo bảng 6 phụ lục 1)
Môn cấu tạo và sửa chữa thông thường (Theo bảng 7 phụ lục 1)
Môn nghiệp vụ vận tải (Theo bảng 8 phụ lục 1)
Môn đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông(Theo bảng 9 phụ lục 1) Môn kỹ thuật lái xe (Theo bảng 10 phụ lục 1)
Môn thực hành lái xe (Theo bảng 1 phụ lục 1) 1
Ghi chú: Môn học thực hành lái xe chỉ được thực hiện sau khi học viên đã được kiểm tra đạt yêu cầu các môn: Pháp luật giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe.
Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe (Các môn học và phân bổ thời gian được nêu trong bảng 12 phụ lục 1)
1.2.3.2 Quản lý giáo viên
Mục tiêu quản lý
Đội ngũ giáo viên là một trong những điều kiện quan trọng cho chất lượng đào tạo Quản lý giáo viên của Sở GTVT đối với các cơ sở đào tạo lái xe nhằm đảm bảo rằng các cơ sở phải đội ngũ giáo viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước.
Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe
+ Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt;
+ Có đủ sức khỏe theo quy định;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trừ trường hợp đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học sư phạm; cao đẳng, đại học sư phạm kỹ thuật.
Trang 23- Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và trình độ A về tin học trở lên;
+ Giáo viên dạy môn Pháp luật giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe
ô tô; giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng
xe đào tạo trở lên
- Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (trừ giáo viên đã được cấp giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe);
+ Giáo viên dạy lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên;
+ Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
1.2.3.3 Quản lý giám sát người học, hoạt động học tập của người học
Người học phải đảm bảo yêu cầu quy định về độ tuổi, trình độ học vấn nhất định theo từng hạng giấy phép, có đủ sức khỏe, kỹ năng học và phải được quản lý số buổi học tập lý thuyết, thực hành lái xe cũng như các môn học khác
1.2.3.4 Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phương tiện và thiết bị đào tạo lái xe
Mục tiêu quản lý: Kiểm tra, giám sát các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
phương tiện và thiết bị đào tạo lái xe của các cở sở đào tạo lái xe có đáp ứng các quy định của nhà nước hay không
Các điều kiện này được kiểm tra khi cấp phép và kiểm tra định kỳ sau cấp phép
Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ hệ thống phòng học chuyên môn, phòng nghiệp vụ, đội ngũ giáo viên, xe tập lái, sân tập lái và tuyến đường tập lái bảo đảm các tiêu chuẩn dưới đây :
Hệ thống thống phòng học chuyên môn
+ Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50 m2;
+ Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có đủ các phòng học chuyên môn, bao gồm: Pháp luật giao thông đường bộ, cấu tạo và sửa chữa thông thường, Kỹ thuật lái xe, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe và Văn hóa giao thông (có thể xếp chung với phòng học Nghiệp vụ vận tải) được bố trí tập trung, phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa; cơ sở đào tạo lái xe mô tô hạng A3, A4 có thể dùng chung các phòng học chuyên môn;
Trang 24+ Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất
02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;
+ Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai bánh các hạng A1, A2 phải có 01 phòng học chung Pháp luật giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe.
+ Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ
+ Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu) tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;
+ Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc đào tạo lái các hạng xe A3, A4 phải có phòng học Pháp luật giao thông đường bộ trên máy tính, bao gồm: máy chủ, máy in và ít nhất 10 máy tính, cơ sở có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 20 máy tính, cơ sở có lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 30 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học và sát hạch lý thuyết do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao
- Phòng học cấu tạo và sửa chữa thông thường
+ Có mô hì nh cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; + Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động
cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái.
- Phòng học Kỹ thuật lái xe
+ Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu );
+ Có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái,
tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái );
+ Có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt).
- Phòng học Nghiệp vụ vận tải
+ Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách;
+ Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng.
- Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa
+ Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Nền nhà không gây bụi, không bị rạn nứt, không trơn trượt;
+ Có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa;
+ Có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện;
+ Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập.
Trang 25- Phòng điều hành giảng dạy
Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.
- Phòng chuẩn bị giảng dậy củ a giáo viên (có thể xếp chung với phòng điều hành giảng dạy)
Có đủ bàn, ghế, bảng, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết.
- Xe tập lái
+ Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;
+ Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn
từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E; đối với xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo;
+ Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có xe số tự động thuộc sở hữu hoặc hợp đồng đáp ứng yêu cầu đào tạo, theo nội dung, chương trình quy định;
+ Cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và sát hạch lái xe ô tô có thể sử dụng xe
ô tô sát hạch để dạy lái xe nhưng phải đảm bảo thời gian ôn luyện, bồi dưỡng học viên trước khi sát hạch và kế hoạch sát hạch của các Sở Giao thông vận tải; thời gian
sử dụng xe ô tô sát hạch để dạy lái xe do Sở Giao thông vận tải quản lý trung tâm sát hạch xác nhận nhưng không quá 50% thời gian sử dụng xe ô tô sát hạch;
+ Xe ô tô tải để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo; + Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực;
+ Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái
xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng;
+ Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học; + Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải có tên cơ
sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc;
+ Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định;
+ Xe mô tô ba bánh, máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg phải có 02 biển
“TẬP LÁI” theo mẫu quy định;
+ Có giấy phép xe tập lái do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện quy định
- Sân tập lái xe
Trang 26+ Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe Nếu thuê sân tập lái phải
có hợp đồng, thời hạn hợp đồng bằng hoặc dài hơn thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe;
+ Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có
ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định;
+ Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn trung tâm sát hạch lái xe đối với từng hạng xe tương ứng;
+ Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;
+ Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành
+Diện tích tối thiểu của sân tập lái
Đào tạo các hạng A1, A2: 700m2
Đào tạo các hạng A1, A2, A3,A4: 1.000m2
+ Xác định lưu lượng đào tạo lái xe ô tô: Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên và bộ máy quản lý, lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 2 Số lượng học viên học thực hành tại một thời điểm không được vượt quá khả năng đáp ứng số xe tập lái từng hạng của cơ sở đào tạo.
1 2.4 Quản lý chất lượng sát hạch lái xe
- Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái
xe trong phạm vi tỉnh, thành phối trực thuộc Trung ương.
Trang 27- Phòng quản lý phương tiện và người lái hoặc Phòng quản lý đào tạo, sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý sát hạch cấp Sở
1.2.4.1 Quản lý trung tâm sát hạch lái xe
Mục tiêu của quản lý: Nhằm đảm bảo các trung tâm sát hạch lái xe hoạt động theo đúng quy định của nhà nước
Trung tâm sái hạch lái xe được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với quy hoạch và phân loại như sau:
+ Trung tâm sát hạch loại 1: sát hạch lái xe tất cả các hạng;
+ Trung tâm sát hạch loại 2: sát hạch lái xe đến hạng C;
+ Trung tâm sát hạch loại 3: sát hạch lái xe đến hạng A4.
+ Trách nhiệm của trung tâm sát hạch lái xe
+ Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra, chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về Sở Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời
+ Đầu tư xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe đảm bảo điều kiện sau: Xe sát hạch lái xe trong hình thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ còn giá trị sử dụng; có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực và có hệ thống phanh phụ được lắp đặt theo quy định Xe sát hạch lái xe hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch; Xe dùng để sát hạch lái xe trên đường phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của sát hạch viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng; có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của
tổ chức, cá nhân có trung tâm sát hạch; có gắn 02 biển “SÁT HẠCH” theo mẫu quy định
+ Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến
ôn luyện và các Hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch thuận tiện, đúng kế hoạch.
+ Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm chuẩn trung tâm sát hạch lái xe.
+ Công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác.
+ Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc xảy ra.
Trang 28+ Thực hiện chế độ báo cáo, công khai lịch sát hạch trên Trang thông tin điện
tử của trung tâm, lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch theo quy định
+ Nối mạng thông tin quản lý với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải
1.2.4.2 Quản lý nội dung và quy trình sát hạch lái xe
Mục tiêu quản lý: Sát hạch lái xe là bước cuối cùng để xác định kết quả học tập, đánh giá các điều kiện tay nghề của người học để cấp bằng lái xe, công nhận về mặt pháp lý người học có thể hành nghề lái xe
Việc sát hạch lái xe phải được tổ chức chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, có sự tham gia của người đại diện nhà nước.
Dưới đây là một số quy định cơ bản:
+ Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động.
+ Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và A4 ở các đô thị từ loại 2 trở lên phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động; các địa bàn khác thực hiện tại các sân sát hạch có đủ các hạng mục công trình cơ bản, phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch và xe cơ giới dùng để sát hạch của từng hạng giấy phép lái xe theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
+ Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe:
Sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải (đối với giấy phép lái xe hạng A3, A4); cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô hạng B1); cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B2 trở lên);
Người sát hạch lái xe hạng A1 có giấy phép lái xe ô tô do ngành Giao thông vận tải cấp được miễn sát hạch lý thuyết
Sát hạch thực hành lái xe trong hình hạng Al, A2
Người dự sát hạch phải điều khiển xe mô tô qua 04 bài sát hạch: đi theo hình
số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề.
Sát hạch thực hành lái xe trong hình hạng A3, A4
Người dự sát hạch phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi và lùi theo hướng ngược lại.
Sát hạch thực hành lái xe trong hình hạng B1, B2, C, D và E
Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch như: xuất phát, dừng xe nhường đường cho
Trang 29người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (hạng B1, B2 và C thực hiện ghép xe dọc; hạng B1, B2 và D, E thực hiện ghép xe ngang), tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc
+ Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện như sau:
Sát hạch lý thuyết đối với hạng A1 ở các đô thị từ loại 2 trở lên thực hiện trên máy vi tính; các địa bàn khác thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính; phòng sát hạch lý thuyết có camera giám sát quá trình sát hạch;
Sát hạch lý thuyết đối với các hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng
F thực hiện trên máy vi tính; phòng sát hạch lý thuyết có camera giám sát và công khai quá trình sát hạch;
Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2 ở các đô thị loại
3 trở lên thực hiện tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động;
Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng F thực hiện tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân sát hạch có đủ điều kiện thuộc trung tâm sát hạch lái xe;
Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1, B2, C, D, E thực hiện tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch;
Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng: Áp dụng đối với các hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F.
Sát hạch thực hành lái xe trên đường đối với các hạng B1, B2, C, D và E phải
sử dụng thiết bị chấm điểm tự động và có một sát hạch viên trên xe.
* Ban quản lý sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:
+ Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng Al, A2
+ Tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1, A2 do cơ sở đào tạo gửi;
+ Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch theo quy định;
Trang 30+ Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập Tổ sát hạch,
Tổ giám sát (nếu có).
+ Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F
+ Tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học viên (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định;
+ Tiếp nhận báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch lái xe kèm danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định Báo cáo 2 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải trước kỳ sát hạch 07 ngày làm việc; + Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F theo quy định và người dự sát hạch phải có tên trong danh sách học viên (báo cáo 1), danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) và
có bản xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe);
Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ thí sinh dự sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập biên bản kiểm tra hồ sơ theo quy định
+ Dự kiến kế hoạch sát hạch và thông báo cho cơ sở đào tạo và người dự sát hạch;
+ Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe; thành lập Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch và Tổ giám sát (nếu có) kèm theo danh sách thí sinh dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng.
+ Đối với việc sát hạch để cấp lại giấy phép lái xe do bị quá hạn, bị mất, thu hồi, tước quyền sử dụng không thời hạn
+ Rà soát, kiểm tra các điều kiện theo quy định, lập danh sách thí sinh dự sát hạch lại, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định tổ chức cùng với kỳ sát hạch lái xe;
+ Trường hợp chưa có kỳ sát hạch lái xe phù hợp, có thể thành lập Hội đồng,
Tổ sát hạch lái xe theo quy định (thành phần Hội đồng, Tổ sát hạch không có thành viên của cơ sở đào tạo);
+ Đối với địa phương chưa có trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2: nếu chỉ
có thí sinh sát hạch lại lý thuyết thì có thể tổ chức sát hạch tại địa phương theo bộ đề hoặc phần mềm sát hạch do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao; nếu sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành thì phải sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe của địa phương khác theo quy định.
Trang 31+ Hội đồng sát hạch do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thành lập
+ Hội đồng làm việc phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch hội đồng;
+ Hội đồng sát hạch tự giải thể khi kết thúc kỳ sát hạch.
+ Thành phần của hội đồng sát hạch
+ Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Sở Giao thông vận tải hoặc người đại diện của ban quản lý sát hạch, có giấy phép lái xe ô tô, có kiến thức về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, được Giám đốc Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền;
+ Các ủy viên gồm: Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe, Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe, Tổ trưởng Tổ sát hạch và ủy viên thư ký; ủy viên thư ký là người của Ban Quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam
+ Nhiệm vụ của hội đồng sát hạch:
+ Chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch; + Phân công và sắp xếp kế hoạch thực hiện kỳ sát hạch;
+ Phổ biến, hướng dẫn các quy định, nội quy sát hạch, thông báo mức phí, lệ phí sát hạch, cấp giấy phép lái xe và các quy định cần thiết cho các sát hạch viên và người dự sát hạch;
1.2.4.3 Tổ chức kỳ sát hạch lái xe
Mục tiêu quản lý: Đảm bảo kỳ sát hạch lái xe được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật
Dưới đây là một số quy định cơ bản:
+ Lập biên bản xử lý các vi phạm quy định sát hạch theo quyền hạn được giao
và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
+ Yêu cầu cơ sở đào tạo và người dự sát hạch giải quyết bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra tai nạn (do lỗi của thí sinh dự sát hạch gây ra) trong quá trình sát hạch lái xe trong hình;
Trang 32+ Tổ sát hạch tự giải thể khi kết thúc kỳ sát hạch.
+ Tổ sát hạch gồm tổ trưởng và các sát hạch viên
+ Tổ trưởng là sát hạch viên và là người của Ban Quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam; đối với kỳ sát hạch lái xe ô
tô phải có thẻ sát hạch viên lái xe ô tô;
+ Sát hạch viên là người của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (trừ thanh tra viên, công chức thanh tra) và giáo viên của cơ sở đào tạo lái xe Giáo viên của cơ sở đào tạo lái xe phải có thâm niên giảng dạy và đóng bảo hiểm liên tục tối thiểu 03 năm, không được sát hạch đối với học viên do cơ sở trực tiếp đào tạo
* Tiêu chuẩn của sát hạch viên:
+ Có tư cách đạo đức tốt;
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên Đối với sát hạch viên đã có thẻ trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này, sau 05 năm phải hoàn thiện để đáp ứng;
+ Có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 03 năm;
+ Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên
+ Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo Hội đồng sát hạch;
+ Sát hạch, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo Hội đồng sát hạch hoặc Ban Quản lý sát hạch (đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2); + Sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sát hạch Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm về kết quả chung của kỳ sát hạch;
+ Khi thi hành nhiệm vụ, sát hạch viên phải mặc đồng phục theo hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
* Trình tự tổ chức sát hạch
* Họp Hội đồng sát hạch và khai mạc kỳ sát hạch
+ Trước khi tổ chức sát hạch, Chủ tịch Hội đồng sát hạch tổ chức họp Hội đồng, Tổ sát hạch, Tổ giám sát (nếu có) phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong kỳ sát hạch;
+ Tổ chức khai mạc kỳ sát hạch để công bố quyết định tổ chức kỳ sát hạch, phổ biến các nội dung có liên quan của kỳ sát hạch cho người dự sát hạ ch
Trang 33* Sát hạch theo nội dung, quy trình sát hạch.
* Kết thúc kỳ sát hạch
+ Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: Chủ tịch Hội đồng sát hạch tổ chức họp Hội đồng, Tổ sát hạch, Tổ giám sát (nếu có), Tổ trưởng Tổ sát hạch báo cáo kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả sát hạch Chủ tịch Hội đồng sát hạch ký tên và đóng dấu vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển;
+ Đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô các hạng A1, A2: Tổ trưởng Tổ sát hạch tổ chức họp các thành viên của Tổ sát hạch, Giám đốc cơ sở đào tạo lái xe, Tổ giám sát (nếu có) thông qua kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch Trưởng Ban Quản lý sát hạch ký tên và đóng dấu cơ quan xác nhậ n vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển
Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe là hồ sơ gốc, giao cho người trúng tuyển kỳ sát hạch tự bảo quản.
1.2.4.4 Công tác giám sát
+ Căn cứ tình hình thực tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tổ chức giám sát đột xuất kỳ sát hạch
+ Cán bộ giám sát kỳ sát hạch là công chức thanh tra thuộc Tổng cục Đường
bộ Việt Nam hoặc công chức thanh tra, thanh tra viên thuộc Sở Giao thông vận tải
Số lượng người giám sát đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô là 02 người, sát hạch lái xe
ô tô là 03 người, trong đó cử một thanh tra viên làm Tổ trưởng.
+ Khi làm nhiệm vụ giám sát các kỳ sát hạch, người giám sát phải mặc trang phục theo quy định
+ Nhiệm vụ của Tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch có lắp thiết bị chấm điểm tự động
+ Giám sát việc thực hiện đúng nội dung, quy trình sát hạch của Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch; bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch trong quá trình sát hạch;
+ Giám sát việc kiểm tra nhận dạng người dự sát hạch trước khi vào phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường; người không có nhiệm vụ không được vào phòng sát hạch lý thuyết;
+ Giám sát việc thực hiện đúng đoạn đường cho phép tổ chức sát hạch lái xe trên đường; theo dõi, thu nhận các thông tin liên quan đến kỳ sát hạch;
+ Cán bộ giám sát làm việc độc lập, không vào phòng sát hạch lý thuyết, không lên xe sát hạch, không làm thay nhiệm vụ của sát hạch viên
* Nhiệm vụ của Tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch chưa lắp thiết bị chấm điểm tự động
Trang 34Ngoài nhiệm vụ quy định nêu trên, phải giám sát việc chuẩn bị bộ đề sát hạch
lý thuyết đúng quy định, không bị đánh dấu
* Quyền hạn của tổ giám sát
+ Khi phát hiện sai phạm phải lập biên bản, đề nghị Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch xử lý kịp thời, đúng quy định;
+ Báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải để xem xét, xử lý
* Kết thúc kỳ sát hạch, Tổ trưởng Tổ giám sát báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
* Công nhận kết quả sát hạch
Ban Quản lý sát hạch rà soát, tổng hợp kết quả, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định
* Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch
- Sau mỗi kỳ sát hạch, ban quản lý sát hạch chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch
- Cơ sở đào tạo và Trung tâm sát hạch lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch
1.2.5 Thanh tra, kiểm tra đào tạo, sát hạch lái xe
Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo; quản lý đào tạo; sát hạch, cấp GPLX, xử lý kiên quyết những cơ sở đào tạo, quản lý đào tạo, hội đồng sát hạch vi phạm qui chế đào tạo, sát hạch, cấp GPLX Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, đột xuất, kiếm tra tất cả các khâu của quá trình đào tạo, quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép Đây việc là làm không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp GPLX, trong nhiều năm qua hoạt động này bị buông lỏng, kiểm tra, thanh nặng về hình thức vì quyền lợi của tra
cơ đào sở tạo, của ngư được đào ời tạo nên không ai dám phản ánh dẫn đến chất lượng đào tạo không đáp ứng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm, tai nạn, ùn tắc giao thông Do trình độ năng lực và thời gian tiếp cận nghiên cứu công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX còn hạn chế, tác giả xin nêu mấy vấn đề tính có trao đổi, học tập kinh nghiệm không ngoài mong muốn có được những đóng tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX trong thời gian góp tới phần cùng các ngành, các cấp làm giảm TNGT đường bộ.
Trang 351.3 Các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe
1.3.1 Đánh giá thông qua kết quả, chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe
Mục tiêu quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe là nhằm đảm bảo hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe tuân thủ đúng các quy định của nhà nước, đáp ứng tốtnhu cầu của xã hội về đào tạo lái xeđảm bảo cả về số lượng và chất lượng Như vậy, công tác quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe có thể đánh giá thông qua kết quả, chất lượng đào tạo lái xe Một số chỉ tiêu cụ thể về kết quả đào tạo, sát hạch lái xe:
- Về định hướng đào tạo:
- Nội dung và phương pháp đào tạo:
- Tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả đào tạo:
- Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ :
+ Một là, có kiến thức quản lý Nhà nước.
+ Hai là, có khả năng đặt vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Ba là, có thái độ tích cực trong thực thi công vụ.
- Số người được cấp bằng hàng năm.
- Tỷ lệ thi sát hạch đạt kết quả
Chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe cao hay thấp có thể được đánh giá thông thông qua các điều kiện đảm bảo chất lượng như cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo,… hoặc đánh giá thông qua mức độ hài lòng của người học, đánh giá thông qua người sử dụng lao động
1.3.2 Đánh giá theo từng nội dung quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch
lái xe
Các nội dung cơ bản quản lý nhà nước cấp tỉnh về đào tạo, sát hạch lái xe như
đã trình bày ở trên, bao gồm:
- Quy hoạch, kế hoạch, cấp phép các cơ sở đào tạo, sát hạch.
- Quản lý các cơ sở đào tạo lái xe
+ Quản lý nội dung và chương trình đào tạo
+ Quản lý giáo viên
+ Quản lý giám sát hoạt động học tập của người học
+ Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phương tiện và thiết bị đào tạo lái xe
- Quản lý chất lượng sát hạch lái xe
+ Quản lý trung tâm sát hạch lái xe
+ Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
+ Tổ chức sát hạch lái xe
- Thanh tra, kiểm tra đào tạo, sát hạch lái xe
Trang 36Đánh giá quản lý nhà nước cấp tỉnh về đào tạo, sát hạch lái xe có thể thông qua việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chung và theo từng nội dung cụ thể, hoặc
có thể thông qua tiêu chí như thường sử dụng như hiệu lực, hiệu quả, phù hợp, công bằng,…
1.3.3.Thu thập số liệu
Các số liệu, tư liệu cho đánh giá quản lý nhà nước cấp tỉnh về đào tạo, sát hạch lái xe có thể thu thập từ các nguồn thứ cấp của các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe, của Sở GTVT và có thể từ các nguồn sơ cấp như điều tra, khảo sát, phỏng vấn,
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước cấp tỉnh về chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe
1.4.1 Các nhân tố bên ngoài
a Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế là cơ sở chung, quy định cầu về vận chuyển người, hàng hóa, phát triển các doanh nghiệp vận tải, quy định cầu về xe mô tô, xe ô tô con như phương tiện đi lại của các gia đình và do đó là cầu về đào tạo, sát hạch lái xe,… Quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe với mục tiêu là đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội về đào tạo, sát hạch lái xe luôn phải thích ứng, phải phù hợp với những thay đổi của các điều kiện kinh tế
b Điều kiện văn hóa xã hội -
Trình độ phát triển văn hóa xã hội quy định tư duy, quan niệm về đào tạo, sát hạch lái xe,… Và điều này có ảnh hưởng lớn đến quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe Trong điều kiện người học, các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe có quan niệm chưa đúng, chưa tốt, chỉ cốt để có bằng, cấp được bằng lái xe,… thì quản
-lý nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe càng đóng vai trò quan trọng, càng phải quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc
c Điều kiện pháp lý
Các quy định mang tính pháp lý của nhà nước liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch cấp, đổi giấy phép lái xe, như các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo, hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy, tiêu chuẩn giáo viên, xe tập lái, sân tập lái, đường tập lái, đội ngũ giáo viên, sát hạch viên,…, quy định về nội dung chương trình đào tạo; nội dung quy trình sát hạch; công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe,… quy định về mức thu đối với từng nội dung sát hạch,… quy định tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe,… quy định chức năng, nhiệm vụ của cấp tỉnh về đào tạo, sát hạch lái xe,… là
cơ sở để thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái xe của tỉnh
Trang 37d Điều kiện khoa học công nghệ
Trong thời kỳ phát triển như hiện nay thì khoa học và công nghệ chiếm vị trí quan trọng trong guồng máy vận hành của nhiều lĩnh vực: kinh tế, tài chính, thống
kê, khí tượng thủy văn, dịch vụ Khoa học kỹ thuật chính là cơ sở hạ tầng để phát triển các ngành nghề liên quan nhằm ứng dụng các công nghệ mới, giảm thiểu sức người, thay vào đó là hoạt động của trang thiết bị máy móc Đây cũng là một yếu tố
có tác động nhiều đến hiệu quả công tác quản lý đào tạo và sát hạch lái xe Sự phát triển của công nghệ đặc biệt là Công nghệ thông tin và điện tử đã giúp cho công tác quản lý hồ sơ, đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe được thực hiện chính xác và khách quan hơn.
e Mức độ cạnh tranh trong ngành
Nhu cầu nghề lái xe càng tăng thì càng có nhiều trường dạy nghề tham gia đào tạo nghề lái xe vì vậy xuất hiện tình trạng cạnh tranh giữa các trung tâm, cơ sở với nhau trong việc tìm kiếm khách hàng (học viên)
Mức độ cạnh tranh có tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực đến hoạt động của các trung tâm, các cơ sở đào tạo và sát hạch lái xe và qua đó đến quản lý nhà nước về đào tạo và sát hạch lái xe Các cơ sở đào tạo và sát hạch lái xe, một mặt, phải nỗ lực
để nâng cao chất lượng, mặt khác, có thể sử dụng các cách thức cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và sát hạc h lái xe
và đến quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái xe
1.4.2 Các nhân tố bên trong
a Quan điểm, của lãnh đạo, tổ chức bộ máy quản lý
Quan điểm của lãnh đạo, công tác tổ chức bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý nói chung, quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái xe nói riêng Dù có chính sách đúng đắn, hợp lý nhưng việc tổ chức bộ máy quản lý không phù hợp với trình độ chuyên môn, bộ máy tổ chức chồng chéo th ì công tác quản lý không thể đạt hiệu quả cao được
b Trình độ cán bộ quản lý
Nhân lực là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động, trên mọi lĩnh vực Nếu đội ngũ nhân lực không đủ khả năng về trình độ, thể lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao Do đó, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp,… của cán
Trang 38bộ quản lý là nhân tố hết sức quan trọng Nếu người quản lý mà không nắm vững các quy định pháp luật, chính sách,… thì công tác quản lý không thể đạt kết quả tốt
c Cơ sở vật chất, kỹ thuậ t
Để tổ chức hoạt động quản lý, một nhân tố không thể thiếu đó là trang bị đầy
đủ những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết như phòng làm việc, phương tiện đi lại, các trang thiết bị đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ hồ sơ, tài liệu,
xử lý văn bản,…
Trang 391.5 Kinh nghiệp thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe
ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu
1.5.1 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe
ở Việt Nam
Theo đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe nhằm giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông”, đã được Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt ngày 12 tháng 3 năm 2012 tại Quyết định Số: 513/QĐ-BGTVT thì tình hình quản lý chất lượng về đào tạo, sát hạch lái xe của Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá như sau:
* Thực trạng các văn bản pháp quy hướng dẫn về quản lý chất lượng đào tạo, sái hạch lái xe.
Qua thực tế triển khai thực hiện tại các địa phương, Sở Giao thông vận tải, cơ
sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe và người đăng ký dự học, sát hạch lái xe đều đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe đã đầy đủ, chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và công khai, minh bạch, chặt chẽ đối với cơ quan quản lý Tuy nhiên, các quy định trên vẫn tiếp tục phải hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng trong tình hình mới
- Đối với Thông tư số 46/2012/TT BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường
-bộ
+ Về tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe đã quy định cụ thể hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy, tiêu chuẩn giáo viên, xe tập lái, sân tập lái, đường tập lái Tuy nhiên, các phòng học, trang thiết bị giảng dạy chưa phù hợp với các cơ sở đào tạo lái xe có lưu lượng lớn trên 1000 học viên; đội ngũ giáo viên dạy lái xe chưa được bổ túc thường xuyên để nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức mới
+ Về nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo lái xe đã bổ sung nội dung đào tạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, kỹ năng điều khiển khi tham gia giao thông để phù hợp thực tiễn và quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Tuy nhiên, cần điều chỉnh số giờ học phù hợp với số km thực hành lái xe
+ Về quản lý công tác đào tạo
Cơ quan quản lý các địa phương đã theo dõi, định kỳ, đột xuất kiểm tra từ khâu tiếp nhận báo cáo đăng ký học, kiểm tra hết môn, thi cấp chứng chỉ nghề và đăng ký sát hạch, kế hoạch và tiến độ đào tạo, danh sách giáo viên và xe tập lái tham gia giảng dạy; cơ sở đào tạo đã công khai quy chế tuyển sinh, ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học; thực hiện kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp Tuy nhiên, cần quy định cụ thể về nội dung và thống nhất
Trang 40mẫu hợp đồng, thanh lý hợp đồng đào tạo giữa người học và cơ sở đào tạo lái xe ô tô theo hướng quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của cơ sở đào tạo, của người học , tạo điều kiện để người học giám sát việc thực hiện; quy định cụ thể việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp
+ Về quản lý sát hạch
Việc sát hạch lái xe ô tô đã được tổ chức tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện, sử dụng thiết bị chấm điểm tự động để đánh giá trình độ của người lái xe khi sát hạch lý thuyết và thực hành Tuy nhiên, cần bổ sung quy định sử dụng thiết bị
để giám sát quá trình sát hạch lái xe trên đường; quy định bắt buộc việc sát hạch lái
xe các hạng Al, A2, A3 và A4 tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện; quy định niên hạn sử dụng của ô tô sát hạch;
- Đối vớiThông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và vi xử lý phạm trong công tác đào tạo, t sá hạch, cấp giấy phép xe lái cơ giới đường bộ.
Quy định trách nhiệm và xử lý khi vi phạm trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ chưa chi tiết, hình thức xử lý chưa đủ mang tính răn đe
- Đối với Tiêu chuẩn Ngành số 22 TCN-286- 01 Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
- Tiêu chuẩn trung tâm sát hạch lái xe đã quy định cụ thể các yêu cầu về sân sát hạch, xe sát hạch, thiết bị sát hạch, các hạng mục công trình cơ bản và các công trình phụ trợ khác xây dựng trong trung tâm sát hạch cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý công tác sát hạch theo hướng công nghiệp, hiện đại, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng, công khai minh bạch Tuy nhiên, cần có một số điều chỉnh như bổ sung nội dung sát hạch lái xe hạng FC, điều chỉnh kích thước hình của bài sát hạch ghép
xe vào nơi đỗ, quy định cụ thể số lượng và yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị sát hạch, quy định bổ sung thiết bị theo dõi, giám sát trong phòng sát hạch lý thuyết, trên ô tô sát hạch lái xe trong hình và trên đường để nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình sát hạch.
- Đối với Thông tư số 53/2007/TT BTC ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ Thông tư đã quy định cụ thể mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với người dự sát hạch, cơ quan quản lý sát hạch trung tâm sát hạch theo nguồn vốn đầu tư khi xây dựng trung tâm Tuy nhiên, mức chi trả tiền thuê cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kiểm tra chấm điểm, lưu giữ hồ
-sơ sát hạch, nhiên liệu phân biệt theo nguồn vốn đầu tư của trung tâm sát hạch, dẫn đến tỷ lệ (%) phí sát hạch để lại tại cơ quan quản lý sát hạch không thống nhất; cơ