Thứ hai, luận văn đã phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính, qua đó đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần DLH Việ
Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý luận về vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.1.1 Vốn kinh doanh,phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp a) Khái niệm vốn kinh doanh
Bất cứ một hoạt động sản xuất dù đơn giản hay phức tạp đều cần có vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quan trọng đối với mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy, từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm về vốn kinh doanh, ở mỗi một hoàn cảnh kinh tế khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn kinh doanh
Theo quan điểm của Mác, dưới góc độ các yếu tố sản xuất, Mác cho rằng: Vốn kinh doanh (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản suất Định nghĩa của Mác về vốn kinh doanh có tầm khái quát lớn vì nó bao hàm đầy đủ bản chất và vai trò của vốn kinh doanh Bản chất của vốn kinh doanh là giá trị, mặc dù nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tài sản cố định, nguyên vật liệu, tiền công Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển của nền kinh tế, Mác chỉ bó hẹp khái niệm về vốn kinh doanh trong khu vực sản suất vật chất và cho rằng chỉ có quá trình sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế Đây là một hạn chế trong quan niệm về vốn kinh doanh của Mác
Trong cuốn “Kinh tế học”, David Begg đã đưa ra hai định nghĩa về vốn kinh doanh là: Vốn kinh doanh hiện vật và vốn kinh doanh tài chính của doanh nghiệp Vốn kinh doanh hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác.Vốn kinh doanh tài chính là các giấy tờ có giá
5 và tiền mặt của doanh nghiệp.Như vậy, đã có sự đồng nhất vốn kinh doanh với tài sản của doanh nghiệp trong định nghĩa của David Begg
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn kinh doanh được hiểu và quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp.Khái niệm không những chỉ ra vốn kinh doanh không chỉ là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, trong cả quá trình SXKD liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có 3 yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Muốn vậy doanh nghiệp phải có một lượng vốn kinh doanh tiền tệ để đầu tư mua sắm những yếu tố đó gọi là vốn kinh doanh.Quá trình vận động của vốn kinh doanh bắt đầu từ việc nhà sản xuất bỏ vốn kinh doanh tiền tệ để mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất.Lúc này vốn kinh doanh tiền tệ được chuyển hoá thành vốn kinh doanh dưới hình thức vật chất.Sau quá trình sản xuất, số vốn kinh doanh này kết tinh vào sản phẩm Sau quá trình tiêu thụ sản phẩm số vốn kinh doanh này lại quay lại hình thái ban đầu là vốn kinh doanh tiền tệ Quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục nên sự tuần hoàn của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn kinh doanh
Ta có thể định nghĩa tổng quát về vốn kinh doanh như sau: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời [7]
Như vậy, vốn kinh doanh là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Có vốn kinh doanh các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai.Vậy yêu cầu đặt ra đối vớicác doanh nghiệp là họ cần phải có
6 sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh b) Phân loại vốn kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một phương thức và hình thức kinh doanh khác nhau.Nhưng mục tiêu của họ vẫn là tạo ra được lợi nhuận cho mình.Nhưng điều đó chỉ đạt được khi vốn kinh doanh của doanh nghiệp được quản lý và sử dụng một cách hợp lý.Vốn kinh doanh được phân ra và sử dụng tuỳ thuộc vào mục đích và loại hình doanh nghiệp
*) Phân loại vốn kinh doanh theo nguồn hình thành
- Vốn kinh doanh chủ sở hữu
Vốn kinh doanh chủ sở hữu là số vốn kinh doanh của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn kinh doanh liên doanh, liên kết và thông qua đó doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán Do vậy, vốn kinh doanh chủ sở hữu không phải là một khoản nợ Vốn kinh doanh chủ sở hữu bao gồm:
+ Vốn kinh doanh pháp định
Vốn kinh doanh pháp định là số vốn kinh doanh tối thiểu mà doanh nghiệp phải có khi muốn hình thành doanh nghiệp và số vốn kinh doanh này được nhà nước quy định tuỳ thuộc vào từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp Nhà Nước, số vốn kinh doanh này được ngân sách nhà nước cấp
+ Vốn kinh doanh tự bổ sung
Thực chất loại vốn kinh doanh này là số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưu trữ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp (Quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển )
+ Vốn kinh doanh chủ sở hữu khác
7 Đây là loại vốn kinh doanh mà số lượng của nó luôn có sự thay đổi bởi vì do đánh giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị thành viên nộp kinh phí quản lý và vốn kinh doanh chuyên dùng cơ bản
- Nợ phải trả Để đạt được số vốn kinh doanh cần thiết cho một dự án, công trình hay một nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp mà đòi hỏi trong một thời gian ngắn nhất mà doanh nghiệp không đủ số vốn kinh doanh còn lại trong doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu hay huy động các nguồn vốn kinh doanh khác dưới hình thức vay nợ hay các hình thức khác
*) Phân loại vốn kinh doanh theo hình thức chu chuyển
Vốn cố định (VCĐ) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp Đó là một bộ phận của vốn kinh doanh đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng Tuy nhiên VCĐ và TSCĐ có sự khác biệt: Khi bắt đầu hoạt động, VCĐ của doanh nghiệp có giá trị bằng giá trị nguyên thuỷ của TSCĐ, về sau, giá trị của VCĐ thường thấp hơn giá trị nguyên thuỷ do khoản khấu hao đã trích Đặc điểm luân chuyển của VCĐ trong quá trình sản xuất: Giá trị của vốn kinh doanh luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất và được thu hồi dưới hình thức khấu hao Như vậy, trong quá trình tham gia vào sản xuất, một bộ phận giá trị của VCĐ được rút ra khỏi quá trình sản xuất và được tích luỹ lại dưới hình thức quỹ khấu hao cơ bản, trong khi đó một bộ phận giá trị vẫn được “cố định” trong hình thái của TSCĐ Và cứ sau mỗi chu kỳ sản xuất, bộ phận giá trị “hao mòn” rút ra khỏi quá trình sản xuất tăng dần,
8 do đó quỹ khấu hao cơ bản tăng dần lên còn bộ phận “cố định” trong TSCĐ thì giảm dần đi Khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng thì VCĐ mới hoàn thành một vòng tuần hoàn còn gọi là “một vòng luân chuyển”
Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần DLH Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty DLH Việt Nam
Công ty cổ phần DLH Việt Nam (DLH VIET NAM JOINT STOCK COMPANY) có trụ sở tại P901, tầng 9, tòa nhà Việt Úc, số 2/16D Trung Hành 5, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng
Mã số thuế: 0200872537 Điện thoại: (0225) 3722768
Công ty bắt đầu hoạt động ngày 02/12/2009, cho đến nay đã trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp vôi hàng đầu tại Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2016, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các khoáng chất như vôi, đá vôi, bột vôi, dolomite cháy, vôi hydrat, đá dolomite thô Các sản phẩm của DLH đã được bán và xuất khẩu thành công đến nhiều nước khác nhau như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Nam Phi Vì việc kiểm soát chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, công ty đã thiết lập 4 phòng lab để nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm Với mục đích hoạt động kinh doanh mang đến cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất, công ty luôn cố gắng hết sức để mở rộng sản phẩm của mình ra toàn thế giới
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là kinh doanh vôi và các sản phẩm khác từ vôi (vôi sữa, bột nhẹ), thạch cao, dolomite Hiện nay công ty đã
29 mở thêm chi nhánh là Công Ty cổ Phần Vôi Công nghiệp DLH (nhà máy vôi công nghiệp) địa chỉ tại lô 20 cụm công nghiệp Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Đá vôi thô được đưa vào nhà máy sản xuất vôi công nghiệp với công suất 200.000 tấn/năm theo công nghệ lò quay đứng
2.1.2 Thực trạng các yếu tố sản xuất
Công ty có lực lượng lao động lớn, đã có nhiều năm kinh nghiệm Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình lao động của Công ty có biến động ít Năm 2017 so với năm 2016 chỉ tăng 7 người, Năm 2018 so với năm 2017 tăng 5 người, chiếm 3,22% tổng số lao động Điều này chứng tỏ Công ty đã đi vào hoạt động ổn định nên không có nhiều biến động về nhân sự Sự biến động chậm này thể hiện sự phát triển ổn định của Công ty về mặt quản trị nhân sự, tạo sự chủ động trong việc bố trí cũng như thay thế lao động trong các hoạt động của Công ty, không có sự đột biến bất ngờ nào xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản trị trong việc hoạch định nguồn nhân lực
Phân theo giới tính: Năm 2006 số lao động nam trong công ty là 99 lao động trong tổng số 143 lao động chiếm 69,2 %, năm 2017 số lao động nam trong công ty là 109 lao động trong tổng số 150 lao động chiếm 72,7 %, năm
2018 số lao động nam trong công ty là 112 lao động trong tổng số 155 lao động chiếm 72,3 % lệ lao động nam chiếm tỷ lệ gấp đôi lao động nữ Tỉ lệ lao động nam trong công ty luôn cao hơn gấp đôi lao động nữ do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lao động nữ chỉ tham gia làm việc gián tiếp, làm việc tại các phòng ban Lao động trực tiếp , cũng như các nhân viên kinh doanh, nhân viên khai thác đòi hỏi nhiều sức khỏe, làm việc ngoài trời công tác nhiều ngày do đó lao động nam trong công ty luôn chiếm cao hơn nữ
Phân theo trình độ: Công ty luôn chú trọng và có sự sắp xếp hợp lý đối với những lao động có trình độ khác nhau
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng lao động giai đoạn 2016 - 2018
Năm 2016 Năm2017 Năm2018 So sánh (%)
2 Theo trình độ đào tạo
- Đại học và Cao đẳng 27 18,9 31 20,7 35 22,6 115 113 114
(Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp công ty cổ phần DLH Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018)
Số nhân viên có trình độ trên đại học không cao nhưng có sự tăng cao qua các năm, năm 2016 chỉ chiếm 7% tổng số lao động; 8,7% năm 2017 và 9,7% năm 2018 Tốc độ tăng 22% qua các năm
Số nhân viên có trình độ đại học khá cao, chiếm 18,9% tổng số lao động năm 2016; 20,7% năm 2017 và 22,6% năm 2018 Tốc độ tăng 14% qua các năm Điều đó chứng tỏ công ty đã quan tâm đến chất lượng lao động
Về độ tuổi: Nhân viên và công nhân của công ty chủ yếu ở độ tuổi 30 -
50 là lực lượng lao động gắn bó với công ty từ lúc thành lập đến nay có trình độ và kinh nghiệm lâu năm công tác Độ tuổi dưới 30 của công ty cũng chiếm tỉ lệ cao và tăng dần qua các năm, năm 2016 là 43 lao động trong tổng số 143 lao động chiếm 30,1%; năm 2017 là 52 lao động trong tổng số 150 lao động chiếm 34,7%; năm 2018 là 62 lao động trong tổng số 155 lao động chiếm 40% Điều đó chứng tỏ công ty đã ưu tiên đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt tình, có thể lực tốt, tiếp thu nhanh sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển không ngừng của công ty
2.1.2.2 Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật
Xem xét các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, có thể thấy quy mô tài sản của công ty biến động theo xu hướng tăng lên qua 3 năm Ta thấy cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên cùng sự tăng lên của lợi nhuận, nhưng tốc độ tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận, cho thấy công ty đã sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đạt hiệu quả Để đánh giá toàn diện hơn, ta đi phân tích tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổng công ty
Như vậy, qua phân tích tình hình trang bị TSCĐ HH, có thể thấy TSCĐ Tổng công ty luôn được đầu tư đổi mới qua các năm, tập trung đầu tư tài sản vào những hạng mục cần thiết để nâng cao năng lực thiết bị sản xuất của Tổng công ty, tiết kiệm chi phí Nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TSCĐ, chủ yếu nằm ở hạng mục văn phòng, nhà máy, cửa hàng Năm 2018 tỷ trọng này là 75,1%, tiếp đến là máy móc thiết bị tỷ trọng 20,8% Cuối cùng làthiết bị dụng cụ quản lý chiếm tỷ trọng 1,5% Tuy nhiên, việc phân tích cơ cấu TSCĐHH và sự biến động của nó ở trên mới chỉ đề cập đến mặt lượng của TSCĐHH hay hình thái vật chất của TSCĐHH Trên thực tế, TSCĐ cũ hay mới có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vây, ta cần phải nghiên cứu cả năng lực hoạt động của TSCĐ thông qua chỉ tiêu giá trị còn lại của TSCĐ
Bảng 2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2017/2016 2018/2017 Bình quân
1 - Nhà cửa vật kiến trúc 1.663 76,3 3.585 69,2 3.078 75,1 216 86 136
3 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn 74 3,4 181 3,5 98 2,4 245 54 115
4 - Thiết bị dụng cụ quản lý 33 1,5 124 2,4 61 1,5 380 49 137
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần DLH Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018)
2.1.2.3 Yếu tố vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ hai nguồn là vốn kinh doanh chủ sở hữu và nợ phải trả Một cơ cấu vốn kinh doanh hợp lý và hiệu quả phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa nợ phải trả và nguồn vốn kinh doanh chủ sở hữu của công ty, vừa đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh
Quy mô vốn kinh doanh của công ty tăng dần lên từng năm bảng 2.3 Đơn vị: triệu đồng
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu vốn kinh doanh theo nguồn hình thành giai đoạn2016-2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP DLH Việt Namgiai đoạn 2016 - 2018)
Bảng 2.3 Cơ cấu vốn kinh doanh theo nguồn hình thành giai đoạn2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
2 Phải trả cho người bán 33.807 72 9.901 46 8.121 36 29 82 49
3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.561 3 0 983 4 - 79
4 Phải trả người lao động 0 340 1 280 1 82
1 Vay và nợ dài hạn 1.884 39 1.576 36 84
2 Phải trả, phải nộp dài hạn khác 1.461 100 2.960 61 2.823 64 203 95 139
B - VỐN KINH DOANH CHỦ SỞ HỮU 55.524 53 122.497 82 119.752 82 221 98 147
I Vốn kinh doanh chủ sở hữu 55.524 100 122.497 100 119.752 100,0 221 98 147
1 Vốn kinh doanh đầu tư của chủ sở hữu 38.000 68 100.000 82 100.000 83 263 100 162
2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 17.524 32 22.497 18 19.752 17 128 88 106
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH 103.870 100 149.030 100 146.759 100 143 98 119
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần DLH Việt Namgiai đoạn 2016 - 2018)
Bảng 2.3 cho thấy cuối năm 2016 tổng nợ phải trả của công ty là 48.346 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 46,5,% Năm 2017 là 26.533 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 17,8% và cuối năm 2018 là 27.008 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 18,4% tổng nguồn vốn kinh doanh Về tỷ trọng so với nguồn vốn chủ sở hữu thì khoản nợ phải trả năm 2016-2017 thì giảm mạnh do công ty chi trả các khoản còn nợ người bán tăng dần qua các năm 2016 - 2017 Năm 2018 so với năm 2017 thì khoản nợ phải trả tăng lên do công ty tăng các khoản vay ngắn hạn và nợ thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nợ dài hạn.Năm
2016, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 97% Năm 2017, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 81,7%, năm 2018, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 83,7% Các khoản nợ ngắn hạn của công ty có sự thay đổi tăng, giảm khác nhau Cụ thể:
Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần DLH Việt Nam giai đoạn 2016-2018
2.2.1 Thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần DLH Việt Nam qua hơn 10 năm thành lập và phát triển, đã vượt qua những khó khăn và đạt được kết quả nhất định
Bảng 2.5cho thấy Doanh thu thuần năm 2018 so với năm 2017 giảm mạnh chỉ đạt 44%, điều này cho thấy những khó khăn của công ty trong việc tìm kiếm thị trường và tăng doanh thu Song, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại tăng dần lên qua các năm, năm 2016 và 2017 tuy lợi nhuận thuần có giảm một chút so với các năm khác, nhưng vẫn là một kết quả khả quan Năm 2018 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần gấp 1,5 lần năm 2017, chủ yếu do công ty đã tiết kiệm, cắt giảm mạnh các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 393.348 370.271 164.441 -6 -56 65
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 20.035 19.632 9.472 -2 -52 69
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 373.313 350.638 154.969 -6 -56 64
4 Giá vốn kinh doanh hàng bán 225.877 218.993 91.902 -3 -58 64
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 147.436 131.645 63.067 -11 -52 65
6 Doanh thu hoạt động tài chính 1.305 735 81 -44 -89 25
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.161 7.596 4.150 23 -45 82
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.784 6.746 10.100 -1 50 122
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6.650 5.047 9.069 -24 80 117
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 400 74 1.814 -82 2.351 213
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6.250 4.973 7.255 -20 46 108
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP DLH Việt Nam giai đoạn2016 - 2018)
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của công ty, do những năm qua công ty rất chú trọng vào khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Công ty đã bỏ ra khoản chi phí không nhỏ để quảng bá sản phẩm, tuy nhiên kết quả bán hàng không đạt được nhiều như mong đợi, nên công ty đã dần thắt chặt cắt giảm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận
Cụ thể mỗi năm công ty đều chi hơn 100 tỷ đồng cho hoạt động bán hàng từ năm 2016-2018 Đến năm 2018, chi phí này đã giảm xuống còn 48.110 triệu đồng (giảm 59% so với năm 2017)
Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2016 và 2017,2018 đều lãi mặc dù ở mức rất thấp Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận trước thuế là 6.650 triệu đồng; năm 2017 lợi nhuận trước thuế là 5.047 triệu đồng, giảm một lượng là 1.603 triệu đồng, tức là giảm 24% so với năm 2016 do trong năm 2017 giảm về doanh thu thuần về bán hàng hóa dịch vụ Sang năm 2018, lợi nhuận trước thuế lại có xu hướng bị tăng lên 4.022 triệu đồng so với năm 2017, tức là tăng đi hẳn 80% so với năm 2017 Đây là do sự cố gắng của Công ty trong việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh công tác bán hàng, ghi nhận doanh thu, quản lý, sử dụng tốt yếu tố chi phí, tránh được sự lãng phí trong việc sử dụng chi phí Điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ của doanh nghiệp mình
Doanh thu tài chính trong các năm qua có xu hướng giảm dần Doanh thu tài chính năm 2016 là 1.305 triệu đồng; năm 2017 là 735 triệu đồng, tương ứng giảm 570 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 44% so với năm 2016 Chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh vào năm 2018, doanh thu tài chính giảm mạnh chỉ còn 81 triệu đồng, chỉ bằng gần 11% so với năm 2017 giảm 655 triệu đồng tương đương 89%so với năm 2017 Doanh thu tài chính phát sinh qua các năm chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng của các tài khoản thanh toán của
Công ty, lãi chênh lệch tỷ giá và cổ tức được chia từ việc đầu tư vào các công ty bên ngoài, thị trường tài chính nhiều biến động, tỷ giá ngoại tệ nhiều biến động trong khi công ty vẫn phải chi trả một số chi phí lãi vay lớn cho các khoản vay để đầu tư
Giá vốn hàng bán qua các năm có xu hướng giảm qua các năm tương ứng với sự giảm của doanh thu Cụ thể, năm 2016, giá vốn hàng bán đạt 225.877 triệu đồng Năm 2017 là 218.994 triệu đồng, giảm 6.884 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 3%% Đến năm 2018 giá vốn hàng bán đạt mức 91.902 triệu đồng, giảm 127.092 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 58% Nguyên nhân chính của sự biến động giá vốn hàng bán qua các năm
2016 - 2018 là do số lượng tiêu thụ được giảm, trong khi đó xu hướng biến động của giá vốn cũng tương tự xu hướng biến động của doanh thu Điều này chứng tỏ mức giá vốn trung bình cho 1 sản phẩm là tương đối ổn định
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của công ty, do những năm qua công ty rất chú trọng vào khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Công ty đã bỏ ra khoản chi phí không nhỏ để quảng bá sản phẩm, tuy nhiên kết quả bán hàng không đạt được nhiều như mong đợi, nên công ty đã dần thắt chặt cắt giảm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận
Cụ thể mỗi năm công ty đều chi hơn 100 tỷ đồng cho hoạt động bán hàng từ năm 2016-2018 Đến năm 2018, chi phí này đã giảm xuống còn 48.110 triệu đồng (giảm 59% so với năm 2017)
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có xu hướng biến động không đều qua các năm Nếu năm 2016, chi phí quản lý doanh nghiệp đạt mức 6.161 triệu đồng, thì sang năm 2017 lại tăng 7.596 triệu đồng Sang năm 2018 thì chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm đi, cụ thể là đạt mức 4.150 triệu đồng, giảm 3.446 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng giảm45% Đây là một diễn biến tốt, thể hiện sự cố gắng cuả công ty trong việc quản lý, sử
46 dụng tốt yếu tố chi phí, tránh được sự lãng phí trong việc sử dụng chi phí Có thể thấy, Công ty chưa thực sự thành công trong công tác quản lý chi phí hạ tối thiểu mức tiền không hợp lý phải bỏ ra Từ đó dẫn đến lợi nhuận trong năm 2018 tăng 80% so với năm 2017
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần DLH Việt Nam giai đoạn 2016-2018
2.2.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
- Phân tích cơ cấu Vốn lưu động
Biểu đồ 2.2.Cơ cấu Vốn lưu động giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính CT CP DLH Việt Nam giai đoạn2016 - 2018)
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ đánh giá, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Trước hết, để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần DLH Việt Nam trong thời gian qua, ta
Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho Vốn lưu động khác
47 cần phải phân tích cơ cấu vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty
Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại công ty từ năm 2016 đến năm 2018 (xem bảng 2.5) tăng đều qua các năm Tiền và các khoản tương đương tiền luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, năm 2016 tỷ trọng là 23,3%, nhưng đến năm 2017 đã chiếm đến 48%
Các khoản phải thu ngắn hạn cũng thường chiếm tỷ trọng khá lớn, tuy nhiên qua các năm khoản này có giảm tỷ trọng nhưng vẫn còn là một khoản khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty (năm 2016 chiếm 47,2%, năm
Đánh giá chung thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần DLH Việt Nam giai đoạn 2016-2018
2.3.1 Những kết quả đạt được
Qua phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần DLH Việt Nam,cho thấy tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định, khả năng tài chính của công ty đã tạo điều kiện cho công ty tận dụng được những cơ hội kinh doanh, thu được lợi nhuận lớn và bền vững Trong
66 việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty, tổng giá trị nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2018 đã tăng đáng kể so với năm 2016
- Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2018, thì nợ phải trả chiếm 18,4% trong tổng nguồn vốn kinh doanh, vốn kinh doanh chủ sở hữu chiếm 81,6% Công ty đã chủ động được về nguồn vốn kinh doanh Mức độ đảm bảo tính độc lập và an toàn về tài chính tốt
- Về cơ cấu tài sản: năm 2018 tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chênh lệch không nhiều Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 54,4%, tài sản dài hạn chiếm 45,6% Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn (năm 2016 là 8,0%, năm 2017 là 0,5% và năm 2018: 2,8%), tức là đã hạn chế được việc vốn kinh doanh bị ứ đọng trong kho Bên cạnh đó, TSCĐ của công ty cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản dài hạn (năm 2018 chỉ chiếm 4,7%) nhưng hiệu suất sử dụng TSCĐ nhìn chung là khá cao, công ty cũng đã đầu tư tăng thêm một số TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần tăng năng lực sản xuất của công ty.Tuy nhiên, giá trị TSCĐ tăng không nhiều và chiếm tỷ lớn là các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Trong thời gian qua, công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận có sự tăng trưởng, nhưng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh đạt chưa cao Việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong năm 2016, từ năm
2017 trở đi hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm Nhận thấy điều này nên công ty cũng đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm bảo toàn và phát triển sử dụng tài sản cũng như vốn kinh doanh có hiệu quả Với sự nỗ lực của công ty, giá trị tài sản của công ty tăng qua các năm, máy móc trang thiết bịcũng được hiện đại hoá nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tài sản cố định và tài sản lưu động tăng, tỷ lệ vốn kinh doanh dài hạn cũng được cải thiện, về cơ bản đã bảo toàn được vốn kinh doanh Trên cơ sở quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, nên trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó
67 khăn, nhưng công ty vẫn duy trì được sản xuất kinh doanh có lãi, từ đó đảm bảo được việc làm thường xuyên với thu nhập ổn định cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành công về việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian qua, công ty cũng còn những hạn chế nhất định
- Huy động và sử dụng vốn lưu động
+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh làm ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của công ty, làm cho một số lượng vốn kinh doanh lớn của công ty bị chiếm dụng, tuy các năm gần đây các khoản phải thu đã giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty (năm 2018 là 33% tức 26.353 triệu đồng)
+ Khả năng sinh lời của vốn lưu động thấp và có xu hướng giảm dần
- Huy động và sử dụng vốn cố định
+ Việc đầu tư vào TSCĐ chưa thực sự được chú trọng, hầu hết các TSCĐ đều bị khấu hao tương đối nhiều, ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng TSCĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng VCĐ nói chung
+ Khả năng sinh lời của VCĐ thấp và có xu hướng giảm dần
- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng rất thấp và ngày càng giảm mạnh Năm 2016, hiệu suất sử dụng VKD là 4,05, đến năm 2018 còn 1,05
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSHcó xu hướng giảm (năm 2016 là 0,12, năm 2017 và 2018 chỉ còn 0,06)
- Việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh chưa thực sự hiệu quả do quy mô vốn kinh doanh tăng chưa tương xứng với mức tăng của lợi nhuận
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế
Một là, công ty chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng một cơ chế quản lý vốn kinh doanh linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của công ty
Cơ chế quản lý vốn kinh doanh là một hệ thống các phương pháp, các hình
68 thức và công cụ được sử dụng để kiểm soát quá trình tạo lập, sử dụng và vận động của vốn kinh doanh trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ Cơ chế quản lý vốn kinh doanh có vai trò quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài sản, doanh thu và chi phí Cơ chế quản lý vốn kinh doanh quyết định về cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh để mang lại hiệu quả cao nhất Mặt khác, giá trị tăng thêm của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả mà còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Hai là, công tác quản lý vốn kinh doanh bằng tiền, quản lý nợ phải thu không tốt khiến nợ phải thu tăng mạnh, khả năng thanh toán tức thời giảm, làm ứ đọng vốn kinh doanh lớn Công ty cũng đã có những giải pháp để tăng cường thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng, tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả đáng kể
Ba là, thiếu nguồn nhân lực chuyên sâu về tài chính Nguyên nhân này bắt nguồn từ nguyên nhân thứ nhất đã nêu trên là việc thiếu quan tâm kịp thời về xây dựng một cơ chế quản lý vốn kinh doanh, đã làm cho cơ cấu tổ chức của công ty thiếu đi một bộ phận chuyên sâu phân tích về tình hình tài chính của công ty Bộ phận này sẽ thường xuyên phân tích và báo cáo lãnh đạo bức tranh trung thực về tài chính của công ty tại các thời điểm nhất định Trong cơ chế thị trường hiện nay, doanh nghiệp phải chủ động kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh nhằm thoả mãn các điều kiện của chủ sở hữu, đồng thời đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Định hướng phát triển và định hướngnâng cao hiệu quả sử dụng vôn kinh
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần DLH Việt Nam
Trong thời gian qua, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần DLH Việt Nam là tập trung đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm khoáng chất như vôi, đá vôi, đá dolomite thô Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới khách hàng trong và ngoài nước Các sản phẩm của công ty đã được bán và xuất khẩu thành công đến nhiều nước trong khu vực Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2020 -2025:
- Ngoài những sản phẩm chủ đạo làm nên thương hiệu của công ty, công ty còn định hướng phát triển thêm một số dòng sản phẩm khoáng chất thô đã qua chế biến thành những sản phẩm có chất lượng cao hơn
- Đầu tư thêm máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời gian tới
- Phát triển thêm các chi nhánh, tăng cường mở rộng thị trường trong nước và nhiều nước trên thế giới
- Lợi nhuận sau thuế mỗi năm đạt trên 8 tỷ đồng
3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vôn kinh doanh của Công ty cổ phần DLH Việt Nam
- Cải thiện chỉ số ROA
Cải thiện chỉ số ROA theo hệ số trung bình chung của ngành là 14,70% Công ty cần đề ra giải pháp nâng cao hệ số lợi nhuận sau thuế trên
71 vốn kinh doanh thông qua việc tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay để giảm chi phí lãi vay, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
- Nâng cao chỉ số ROE
Công ty cần đề ra biện pháp nâng cao hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thông qua việc nâng cao trình độ quản trị tài chính, quản trị doanh thu và chi phí, quản trị tài sản, quản trị nguồn vốn của Công ty Đặc biệt, tăng cường giám sát hiệu quả hoạt động Công ty, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn, việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
- Duy trì và giữ ổn định hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Để phát triển bền vững, Công ty cần đề ra giải pháp nâng cao hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn bằng việc nâng cao quản lý tài sản lưu động, thúc đẩy khâu thanh quyết toán và quản lý dòng tiền, giảm khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
- Tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh
Công ty cần đề ra giải pháp tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng việc nâng cao quản lý dòng tiền, sử dụng vốn đúng mục đích, giảm vay ngắn hạn, giảm phải trả người bán, phải trả khác
- Nâng cao hệ số Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu
Trong những năm tới, Công ty vừa tập trung phát triển thị phần, tăng trưởng doanh thu, quản lý tốt giá thành sản xuất, nhất là các khoản mục chi phí trực tiếp, chi phí lãi vay để kiểm soát nâng cao lợi nhuận, đảm bảo hệ số tổng thu nhập trước thuế/doanh thu tăng lên
- Duy trì ổn định Vòng quay hàng tồn kho, phát triển bền vững Để phát triển bền vững, Công ty cần có giải pháp dài hạn, thông qua kiểm soát hiệu quả hoạt động của DN kết hợp với hạch toán doanh thu đúng kỳ, giảm giá vốn, vừa rà soát giảm hàng tồn kho và chi phí SXKD dở dang
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần DLH Việt Nam
3.2.1 Xác định nhu cầu vốn kinh doanh làm căn cứ để huy động vốn kịp thời đầy đủ
Việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn là một trong những giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Để xây dựng được nhu cầu vốn Công ty cần phải căn cứ vào phương hướng hoạt động, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất của Công ty Từ đó, xác định nhu cầu vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Việc xây dựng nhu cầu vốn giúp Công ty chủ động đề ra các biện pháp huy động đủ vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất Nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty được thực hiện thuận lợi, không bị gián đoạn do không huy động đủ vốn Do đó, để đảm bảo cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, Công ty cần thiết phải tiến hành thực hiện lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn
3.2.1.2 Nội dung của giải pháp
Xác định nhu cầu vốn kinh doanh cho năm 2020 theo trình tự như sau:
- Bước 1: Xác định chỉ tiêu doanh thu
Căn cứ vào số liệu thống kê doanh số của các năm trước và xem xét tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Công ty để ước lượng chỉ tiêu doanh số cho năm 2020:
DTT0 = 154.969 triệu đồng ➔ DTT1 = 130% x 154.969= 201.460tr.đ
- Bước 2: Ước lượng tổng chi phí phát sinh
Dựa vào kế hoạch doanh số, ta có thể tính toán, ước lượng khoản mục chi phí phát sinh Phương pháp thường áp dụng là ước lượng theo tỷ trọng chi phí/doanh thu
3.2.1.3 Dự kiến kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp
Tổng chi phí sản xuất năm báo cáo = 145.982 triệu đồng
➔ Tổng chi phí sản xuất dự kiến năm kế hoạch:
- Bước 3: Xác định tổng nhu cầu vốn năm kế hoạch Để ước lượng tổng nhu cầu vốn, chúng tôisử dụng công thức:
Tổng chi phí sản xuất - Khấu hao - Chi phí lãi vay
Vòng quay VLĐ dự kiến Khấu hao = 431 triệu đồng (Lấy bằng khấu hao của năm báo cáo vì chưa dự tính được tình hình biến động của TSCĐ của năm kế hoạch)
Chi phí lãi vay = 788 triệu đồng (Lấy bằng chi phí lãi vay của năm báo cáo vì chưa xác định được số vốn vay thêm)
Vòng quay VLĐ dự kiến = 360 / Số ngày luân chuyển VLĐ dự kiến
Như vậy, nhu cầu vốn kinh doanh năm 2020 được xác định như sau: VKDnc
3.2.2 Lập kế hoạch về nguồn vốn lưu động
Công ty thường xuyên phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước
Mặt khác, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty được xác định hàng tuần, tháng, quý, năm và được tổng hợp từ các báo cáo nhu cầu vốn lưu động của các bộ phận cụ thể như: kế hoạch sử dụng vật tư, trả nợ tiền cho khách hàng của các chi nhánh, kế hoạch trả nợ lãi vay và gốc của phòng kế toán, kế hoạch thanh toán cho các nhà thầu thực hiện dự án và các khoản thanh toán khác Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết công ty có thể sử dụng phương pháp gián tiếp: Đặc điểm của phương pháp gián tiếp là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty
3.2.2.2 Nội dung của giải pháp
VLĐnc : Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
DTT1, DTT0 : Tổng doanh thu thuần năm kế hoạch và năm báo cáo VLĐ0: Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo t : tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo t K1- K0
K0, K1 : số ngày luân chuyển VLĐ
3.2.2.3 Dự kiến kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp
Dự kiến chỉ tiêu doanh thu thuần năm kế hoạch 2019 tăng 20% so với năm báo cáo 2018:
DTT0 = 154.970 triệu đồng => DTT1 4.970 x 120% = 185.964 tr.đ
- Mục tiêu của công ty là tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nên giả định số ngày luân chuyển vốn lưu động của Công ty năm kế hoạch là 130 ngày/vòng (giảm 57 ngày so với năm báo cáo)
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch sẽ là:
= 67.634 triệu đồng Tức là nhu cầu VLĐ của năm kế hoạch giảm so với năm báo cáo Sở dĩ như vậy là do tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng làm nhu cầu vốn lưu động giảm
Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, xây dựng kế hoạch huy động vốn kinh doanh: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn kinh doanh còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn kinh doanh từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn kinh doanh phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn kinh doanh, gây lãng phí hoặc thiếu vốn kinh doanh làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra
Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán
76 về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường
3.2.3 Quản lý tốt các khoản phải thu khách hàng
Thực tế cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu của công ty chưa được chặt chẽ Các khoản phải thu chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của công ty, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng Do đó muốn giảm được các khoản phải thu thì phải giảm khoản phải thu khách hàng Để hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn kinh doanh và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tốt hơn nữa cần có các giải pháp giảm các khoản phải thu khách hàng
3.2.3.2 Nội dung của giải pháp
Một là, phân tích năng lực tài chính của khách hàng
Năng lực tài chính của khách hàng là khả năng khách hàng hoàn trả các khoản nợ cho công ty Đối tượng khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty nước ngoài, số tiền mỗi lần phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa lớn Do đó, việc phân tích năng lực tài chính của khách hàng là bước quan trọng để xem xét đưa ra chính sách bán hàng phù hợp (cho phép khách hàng trả trong thời gian bao nhiêu ngày hay phải trả trước một phần tiền hàng…) Hiện tại công ty chưa chú trọng quan tâm đến vấn đề này Một số lưu ý khi phân tích tín dụng cho khách hàng:
+ Tiểu sử mua hàng của khách hàng và thái độ trả nợ của khách hàng trong những lần mua hàng trước
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có tốt không? Có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn hay không?
Hai là, thực hiện chiết khấu với từng đối tượng khách hàng
- Xác định các nhóm khách hàng theo thời hạn trả nợ (xem bảng 3.1)
Bảng 3.1: Danh sách khách hàng theo thời hạn nợ
- Xác định mức chiết khấu:
Ta có công thức sau:
FVn = PV * ( 1 + nR) => PV = FVn / (1 + nR)
FV : giá trị tương lai sau n kì của một dòng tiền đơn PV: giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn ở kì thứ n
- Xác định mức chiết khấu mà công ty chấp nhận được
Công ty chỉ áp dụng hình thức chiết khấu cho các khoản tiền thanh toán trong vòng 60 ngày, lớn hơn 60 ngày thì công ty sẽ không cho hưởng chiết khấu Vì công ty phải thanh toán lãi suất cho ngân hàng 1 tháng một lần, nếu các khoản nợ vượt quá một tháng thì công ty phải trả lãi cho các khoản này
Tỉ lệ chiết khấu cao nhất mà công ty chấp nhận được
A: khoản tiền hàng công ty cần thanh toán khi chưa có chiết khấu i% : tỉ lệ chiết khấu mà công ty dành cho khách hàng
T: khoảng thời gian thanh toán từ khi khách hàng nhận được hàng
A * (1 - i%): khoản tiền thanh toán của khách hàng khi trừ chiết khấu
R : lãi suất ngân hàng (1%/ tháng)
Loại Thời gian trả chậm: T (ngày) Tỷ trọng (%)
Bảng 3.2 Dự kiến lãi suất chiết khấu
Loại Thời gian trả chậm: T
Lãi suất chiết khấu dự kiến
4 > 60 không được hưởng chiết khấu
3.2.3.3 Dự kiến kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp
Sau khi có sự thỏa thuận về bán hàng trả chậm với khách hàng công ty hi vọng với tỉ lệ chiết khấu ứng với thời hạn đề xuất trong bảng 3.3 sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh hơn
Giả sử khi áp dụng mức chiết khấu trên công ty kì vọng năm 2020 giảm được 35% khoản phải thu khách hàng Tương đương với số tiền là:
Khi áp dụng mức chiết khấu này với tỉ trọng nhóm khách hàng chưa thanh toán tại mỗi khoảng thời gian sẽ thay đổi Kết quả dự tính:
Bảng 3.3: Khoản phải thu khách hàng sau khi áp dụng chiết khấu Đơn vị tính: triệu đồng
Số tiền phải thu theo nhóm KH
3.2.4 Quản lý có hiệu quả hàng tồn kho