1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Cao Thị Mai Nga
Người hướng dẫn TS. Bùi Ngọc Cường
Trường học Trường Đại Học Hòa Bình
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 686,45 KB

Nội dung

Tác giả luận văn Trang 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SHCN: Sở hữu công nghiệp SHTT: Sở hữu trí tuệ LSHTT: Luật sở hữu trí tuệ QSHCN: Quyền sở hữu công nghiệp NHHH: Nhãn hiệu hàng hóa Trang

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

CAO THỊ MAI NGA

BẢO HỘ QUYỀN SỬ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Hà Nội - 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

CAO THỊ MAI NGA

BẢO HỘ QUYỀN SỬ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 820801058

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Bùi Ngọc Cường

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin cảm ơn cố vấn luận văn của tôi - TS Bùi Ngọc Cường - Giảng viên hướng dẫn trực tiếp của tôi Cảm ơn vì thầy luôn nhiệt tình mỗi khi tôi gặp phải rắc rối hoặc có câu hỏi về vấn đề nghiên cứu của mình Thầy vẫn luôn cho phép tôi tự do bày tỏ quan điểm dồng thời đưa ra những nhận xét, góp ý, dẫn dắt tôi đi đúng hướng trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ

Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình -Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập để tôi có được nền tảng kiến thức

hỗ trợ rất lớn cho tôi trong quá trình làm luận văn thạc sĩ

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã luôn

hỗ trợ tôi và khuyến khích liên tục trong suốt những năm học tập và qua quá trình nghiên cứu và viết luận văn này Thành tựu này sẽ không thể có được nếu không có họ

Xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn

TS Bùi Ngọc Cường Cao Thị Mai Nga

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất

cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Hòa Bình Hà

Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Hòa Bình

xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Cao Thị Mai Nga

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SHCN: Sở hữu công nghiệp

SHTT: Sở hữu trí tuệ

LSHTT: Luật sở hữu trí tuệ

QSHCN: Quyền sở hữu công nghiệp

NHHH: Nhãn hiệu hàng hóa

BLHS: Bộ luật hình sự

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

1.1.1.2 Vai trò của nhãn hiệu trong việc phân biệt hàng hóa dịch vụ 18 1.1.2 Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

và ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

23

1.1.2.1 Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 23

Trang 7

1.1.2.2 ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn

1.2.3 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật quyền

bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam

29

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO

HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

33

2.1 Các quy định hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

đối với nhãn hiệu

33

2.1.2 Điều kiện về khả năng phân biệt của dấu hiệu 35

2.1.2.3 Khả năng phân biệt các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ 43 2.1.2.3.1 Khả năng phân biệt của dấu hiệu với nhãn hiệu khác 43 2.1.2.3.2 Khả năng phân biệt với các đối tượng khác của quyền sở hữu trí

tuệ

51

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp đối với nhãn hiệu

55

2.2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều

kiện bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong giai đoạn

58

Trang 8

thẩm định hình thức 2.2.2 Thực tiến áp dụng các quy định của pháp luật VIệt Nam về điều

kiện bảo hộ qyền SHCN đối với nhãn hiệu trong giai đoạn thẩm định

61

Chương 3: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

71

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của các chủ sở hữu nhãn hiệu

71

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu tính đồng bộ, tính

thống nhất của hệ thống pháp luật có liên quan đến bảo hộ QSH

CN đối với nhãn hiệu

76

3.1.3 Hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong

lĩnh vực sở hữu trí tuệ

77

3.3.1 Tăng cường hoạt động quản lý của nhà nước đối với nhãn hiệu 93 3.3.2 Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về sở hữu

trí tuệ cho các doanh nghiệp

94

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) xuất hiện cùng với sự phát triển của giao lưu thương mại nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng SHCN Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vẫn khôn ngừng vận động và phát triển theo hướng mở rộng các quyền năng cho chủ sở hữu, mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ Vấn đề bảo hộ SHCN không chỉ là vấn đề riêng lẻ của từng quốc gia mà nó chính là vấn đề mang tính toàn cầu trong bối cảnh tự do hóa, toàn cầu hóa thương mại hiện nay

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) nói chung và nhãn hiệu nói riêng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Quyền SHCN được bảo hộ là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích của nhà sản xuất, kinh doanh, góp phần ngăn chặn và phòng ngừa hành vi xâm phạm quyền, hành vi cạnh tranh không lành mạnh

từ phía các chủ thể khác Tuy nhiên, khác với tài sản thông thường, để được bảo hộ quyền SHCN, chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục đăng ký tại

cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thực tế cho thấy rằng, tuy các dấu hiệu được lựa chọn để sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ rất phong phú, đa dạng song chúng chỉ có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu khi và chỉ khi thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định

Hiện nay, các chủ thể kinh doanh tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nhưng chưa được trang bị kiến thức

về điều kiện bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu Có rất nhiều doanh nghiệp thiết kế nhãn hiệu không có khả năng tự phân biệt, trùng hoặc tương

tự với nhãn hiệu nổi tiếng của chủ thể khác Thậm chí có những doanh

Trang 10

nghiệp phải gánh chịu những thiệt hại lớn về kinh tế khi đã tiến hành sản xuất, chào bán sản phẩm mang nhãn hiệu trên thị trường rồi mới nhận được thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu

cụ thể các điều kiện bảo hộ là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với mỗi

cá nhân, tổ chức trong quá trình xây dựng nhãn hiệu

Ngoài ra, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã

và đang đặt ra những thách thức trong việc hoàn thiện điều kiện bảo hộ nhãn hiệu bởi một hệ thống quy định đầy đủ và toàn diện chính là phương thức hữu hiệu bảo vệ thành quả trí tuệ của doanh nghiệp, xây dựng niềm tin cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài, thu hút đầu tư và là công cụ đắc lực để phát triển kinh tế

Trong bối cảnh hiện nay, khi nhu cầu hội nhập là vấn đề mag tính tất yếu khách quan, kinh tế tri thức chiến tỷ trọng cao trong nền kinh tế toàn cầu thì vấn đề bảo hộ sở hữu công nghiệp càng được đặt ra là vấn đề bức thiết của bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là Việt Nam Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam từ 2001 đến 2010 đã chỉ rõ một trong những mục tiêu cơ bản trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam là “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta nhằm đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như: AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt

Mỹ, tiến tới gia nhập WTO…” Chúng ta đã là thành viên của ASEAN, APEC và ngày 14/11/2006 đánh dấu một điểm mốc quan trọng, chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Điều này càng đặt vấn đề hoàn thiện pháp luật về sở hữu công nghiệp trước những thách thức mới bởi chúng ta phải thực hiện những quy định đã cam kết đặc biệt là Hiệp định TRISP Trước những yêu cầu khách quan đó, ngày 19/11/2005 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) được Quốc Hội khóa

Trang 11

IX nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và đã có hiệu lực

từ ngày 1/7/2006 Đây là lần đầu tiên những quy định về SHTT được thống nhất và quy định chặt chẽ trong một bộ luật

Đó cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của Pháp luật Việt Nam” để

làm luận văn Thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu:

Ở Việt Nam, trước khi Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời, do các yếu

tố về lịch sử, xã hội và kinh tế, vai trò của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) chưa thực sự được chú trọng, sự quan tâm của xã hội đối với lĩnh vực này rất hạn chế Khoảng vài năm gần đây, bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều hơn các công trình nghiên cứu, các sách, báo, tạp chí đề cập đến các khía cạnh của bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với

nhãn hiệu nói riêng Điển hình như: ”Pháp luật về sở hữu trí tuệ- thực trạng

và hướng phát triển trong những năm đầu thế kỷ XXI” (Đề tài cấp Bộ, Bộ

Tư pháp, 2000); ”Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực” (Đề tài Đại học Quốc gia, 2002); "Nhãn hiệu hàng hóa trong pháp luật dân sự” (PGS.TS Đinh Văn Thanh, Luật gia Đinh Thị

Hằng, Nxb Công an nhân dân, 2004); Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn

Văn Luật: ''Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ”; Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Mai Thanh: 'Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ” Vấn đề này cũng được đề cập tới

trong các hội thảo khoa học, bài báo và tạp chí chuyên ngành Tuy nhiên, các công trình trên chưa tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh

cụ thể của bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu Có thể nói, điều kiện bảo

Trang 12

hộ quyền SHCNđối với nhãn hiệu chưa từng được nghiên cứu một cách có

hệ thống dưới góc độ một đề tài riêng, độc lập

4 Nhiệm vụ:

- Khái quát chung về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu

- Phân tích các quy định cụ thể pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo

hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trên cơ sở so sánh, đối chiếu với quy định của điều ước quốc tế và một số quốc gia trên thế giới

- Phân tích thực trạng áp dụng các quy định điều kiện bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu tại Việt Nam, từ đó đề xuất kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật

- Tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về quyền SHCN đối với nhãn hiệu

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, so sánh với các quy định của các điều ước quốc tế

mà Việt Nam đã tham gia, từ đó chỉ ra những định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với các nhãn hiệu

5 Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện

Trang 13

hành Trên cơ sở đó, liên hệ với quy định của một số quốc gia trên thế giới đồng thời đối chiếu so sánh với yêu cầu thực tiễn, yêu cầu của các cam kết quốc tế

6 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: thu thập thông tin, thống kê, phân tích, so sánh cũng được triệt để sử dụng nhằm tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu

7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong khoa học chuyên ngành pháp luật dân sự, cụ thể hóa nội dung cơ bản của các điều kiện bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu

Một số kiến giải trong luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc hoàn thiện khung pháp luật và cơ chế bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu đồng thời góp phần hướng dẫn các chủ thể kinh doanh thiết kế, phát triển và đăng ký những dạng dấu hiệu có khả năng được bảo hộ

Luận cứ khoa học và thực tiễn dược trình bày có thể được sử dụng tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy, phục vụ công tác chuyên môn của cán bộ ngành, trang bị kiến thức pháp lý cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu

8 Kết luận của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp đối với nhãn hiệu và pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với

Trang 14

nhãn hiệu

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp đối với nhãn hiệu

Chương 3: Yêu cầu giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

quả pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Trang 15

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ SỞ

HỮU CÔNG NGHIỆM ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

1 1 Khái quát về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

1.1.1 Khái niện nhãn hiệu và vai trò của nhãn hiệu trong việc phân biệt hàng hóa dịch vụ

1.1.1.1.Khái niệm về nhãn hiệu:

Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) được sử dụng lần đầu tiên trong một văn bản pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền SHCN là Công ước Pari năm 1886 Tiếp đó, vào năm 1994, Hiệp ước luật nhãn hiệu được ký kết với mục tiêu đơn giản hóa và hài hòa các quy định về thủ tục và yêu cầu hành chính của hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc gia và khu vực Mặc dù không đưa ra một khái niệm cụ thể nhưng thông qua việc liệt kê các nhãn hiệu được áp dụng, Hiệp ước đó khẳng định các đặc tính bản chất của nhãn hiệu: "được cấu tạo bởi các dấu hiệu nhìn thấy được" Cũng tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 của Hiệp ước quy định "Hiệp ước này không áp dụng đối với nhãn hiệu là ảnh chụp ba chiều và nhãn hiệu vô hình, cụ thể là nhãn hiệu

âm thanh và nhãn hiệu mùi" Tuy nhiên, nhãn hiệu ba chiều sẽ được thừa nhận "với điều kiện là chỉ có những bãn ký kết chấp nhận việc đăng ký nhãn hiệu ba chiều mới bắt buộc phải áp dụng Hiệp ước này đối với các nhãn hiệu

đó

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) đó mang lại cho SHTT những đóng góp to lớn khi đưa ra khỏi niệm hoàn chỉnh về nhãn hiệu tại Khoản 1 Điều 15:

Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng

Trang 16

phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu

tố hình họa và tổ hợp các sắc màu cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu

đó phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được

Như vậy, khái niệm nhãn hiệu đó được mở rộng phạm vi và cụ thể hơn rất nhiều so với Hiệp ước Luật nhãn hiệu

Trên cơ sở điều ước quốc tế đó ký kết và đáp ứng tình hình thực tiễn của đất nước, Bộ luật Dân sự Việt Nam đó định nghĩa: "Nhãn hiệu hàng hóa

là những dấu hiệu dựng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ

sở sản xuất kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa cụ thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc" [36, Điều 785] Có thể nói, quy định này đó thể hiện tính mở bởi

việc sử dụng cụm từ "có thể là" hoàn toàn mang tính chất gợi ý, không bắt buộc

Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đó đưa

ra khái niệm cụ thể và gắn với các chuẩn mực quốc tế hơn

Nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác bao gồm từ ngữ, tên người, hình ảnh, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu

Trang 17

dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

Khi Luật SHTT (LSHTT) năm 2005 ra đời, lần đầu tiên thuật ngữ

"nhãn hiệu" được sử dụng trong các văn bản pháp luật quốc gia bởi lẽ trước đây "nhãn hiệu hàng hóa" được hiểu là bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ Điểm

16 Điều 4 LSHTT định nghĩa: "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức , cá nhân khác nhau” như vậy, bất kỳ dấu hiệu nào thỏa mản điều kiện phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác đều được coi là nhãn hiệu Tính mở và tính khái quát của quy định cho phép các loại dấu hiệu mới có thể được cấp văn bằng bảo hộ Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, với sự xuất hiện ngày càng phong phú của các dạng dấu hiệu Tuy nhiên, đặt trong trong bối cảnh của Việt Nam, quy định trên sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng thống nhất pháp luật

Bởi vậy, Khoản 1 Điều 72 LSHTT đó thu hẹp phạm vi bảo hộ bằng việc quy định: "Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là dấu hiệu nhãn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể

cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc" [35] Việc quy định tách rời thành hai điều luật khác nhau là không cần thiết và có khả năng gây hiểu lầm cho các chủ thể khi lựa chọn các dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu Theo tôi, có thể hợp nhất hai quy định này

trong một khái niệm chung: Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

Nhìn chung, định nghĩa về nhãn hiệu trong pháp luật SHTT Việt Nam và các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau nhất định nhưng đều

Trang 18

phản ánh được đặc điểm mang tínhh bản chất của nhãn hiệu, đó là tạo khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau

1.1.1.2 Vai trò của nhãn hiệu trong việc phân biệt hàng hóa dịch

vụ

Một cách rất tự nhiên, ngay từ thời cổ đại con người đã có ý muốn cá biệt hóa kết quả sản phẩm lao động của mình bằng cách sử dụng các dấu hiệu khác nhau: Tên gọi riêng, ký hiệu riêng, tên gọi địa lý “Nhiều bằng chứng cho thấy, từ thời cổ đại các nhà sản xuất đã sử dụng các dấu hiệu để chỉ ra nơi ở của mình (Tức nơi xuất sứ hàng hóa) Ví dụ: Khoảng thế kỷ thứ

IV trước công nguyên đã xuất hiện những dấu hiệu dùng để phân biệt các loại rượu vang của Hy lạp, mật ong Xixili” qua khoảng thời gian lâu dài, với những kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy, những nơi mà có thêm điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất sản phẩm được trở thành những vùng chuyên sản xuất sản phẩm đó, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp tên vùng, tên khu vực đó được nổi tiếng và khi nhắc đến chúng ta liên tưởng ngay đến các sản phẩm đặc trưng có chất lượng cao của vùng Vì vậy, đã hình thành nên quy luật sử dụng các dấu hiệu địa lý cho các sản phẩm uy tín xuất sứ từ vùng, khu vực nổi tiếng đó

Nhãn hiệu từ lâu đã được sử dụng để nhận biết nguồn gốc của sản phẩm Có bằng chứng về việc từ xa xưa tới 4.000 năm về trước thợ thủ công

ở Trung Quốc, Ấn độ và Ba Tư đã sử dụng chữ ký của họ hoặc biểu tượn để phân biệt sản phẩm của họ thợ gốm La Mã đã sử dụng hơn 100 nhãn hiệu khác nhau để phân biệt tác phẩm của mình, nổi tiếng nhất là nhãn hiệu Fortis mà nhiều sản phẩm giả đã bắt chước

Ban đầu, nhãn hàng hóa chỉ có một vai trò duy nhất là công cụ giúp nhà sản xuất gây ấn tượng với người tiêu dùng Cùng với sự phát triển kinh

Trang 19

tế, trình độ hiểu biết của người tiêu dùng, nhãn hàng hóa ngày nay có nhiều vai trò khác nhau

Vai trò quan trọng nhất của nhãn hàng hóa đó là cung cấp các thông tin cơ bản về hàng hóa đến người tiêu dùng, đảm bảo người tiêu dùng khai thác hiệu năng và bảo quản hàng hóa hiệu quả nhất

Nhãn hàng hóa còn là một trong những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của thương nhân này với thương nhân khác, là công cụ để thương nhân quảng cáo thương hiệu của mình, hạn chế hàng giả mạo, kém chất lượng

Nhãn hàng hóa còn được các thương nhân sản xuất hàng hóa sử dụng để quảng cáo cho thương hiệu, sản phẩm của mình Tác giả Tony Holkham đã nói rằng : Nhãn hàng hóa là cơ hội để các công ty nói chuyện với khách hàng Trong bối cảnh thị trường hàng hóa đa dạng và phong phú, nhãn hàng hóa sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bằng những hình ảnh, màu sắc bắt mắt nhất, không chỉ vậy các thương nhân còn có thể sử dụng ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa để quảng cáo cho sản phẩm của mình bằng phương pháp nhấn mạnh đặc tính, đặc thù riêng của hàng hóa

Có thể thấy nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường cụ thể:

* Vai trò của nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ đối với nền kinh tế:

Nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, theo chúng tôi thực hiện hai chức năng kinh tế vĩ

mô chủ yếu đs là (1) giúp người tiêu dùng quyết định về sự lựa chọn của họ đối với sản phẩm trên thị trường; (2) khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển, cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng mà người tiêu dùng mong muốn

Hiện nay, khi nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa

Trang 20

nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tầm quan trọng về kinh

tế, văn hóa của quyền sở hữu công nghiệp đã tăng lên đáng kể sự thay đổi nhận thức về quyền sở hữu công nghiệp xuất phát từ chính sự thay đổi nội tại của nền kinh tế Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự phát triển của lĩnh vực sở hữu công nghiệp trong nước chính là sự phát triển công nghiệp trên thế giới trong suốt mấy thập kỷ qua, thêm vào đó là sự gia tăng đáng kể của các hoạt động thương mại quốc tế Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tồn tại của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn toàn cầu với những dải sản phẩm

đa dạng từ sản phẩm tiêu dùng đến những sản phẩm công nghệ cao, những cái tên như Unilever cùng những nhãn hàng toàn cầu của họ như ÔM, PONDS rồi microsoft, intel, Samsung hay Genearal Electric Sự phát triển công nghệ diễn ra một cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội Sự sáng tạo này làm thay đổi tất cả các lại sản phẩm và dịch vụ mới

để khuyến khích sự sáng tạo cần phải bảo hộ SHCN, đặc biệt là bảo hộ SHCN đối với các nhãn hiệu

Đối với nước ta, vấn đề đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước cũng như trong việc đưa nền kinh tế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới chúng ta đang xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, hàng thủ công mỹ nghệ với chất lượng ngày càng cao đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Mỹ tuy nhhiên, gần tới 90% hàng Việt Nam vẫn phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian dưới dạng gia công thô hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới của nước ngoài Chúng

ta cũng đã có những bài học về việc chậm đăng ký nhãn hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến những tổn thất to lớn về kinh tế, điển hình như vụ trang chấp nhãn hiệu Petro Việt Namvà cà phê trung nguyên tại thị

Trang 21

trường Hoa Kỳ, của thuốc lá Vinataba tại thị trường châu Á, phồng tôm Sa Giang tại Pháp và Châu Âu

Hiện nay, trong nước, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những chiến lược phát triển rõ ràng trong việc khai thác các thế mạnh của mình, chúng ta thấy có sự chuyển giao khai thác nhãn hiệu nhằm phát huy tính cạnh tranh của nhãn hiệu đó như việc Tập đoàn Unilever nổi tiếng khi đầu tư ở Việt Nam đã mua lại nhãn hiệu Kem đánh rang PS với giá 7,5 triệu USD và họ cũng đã chớp cơ hội để đầu tư khai thác chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” với sản phẩm nước mắm Phú Quốc

Chính sự phát triển không ngừng của các thành tựu khoa học công nghệ đã khẳng định được vị trí then chốt của các tài sản vô hình sở hữu công nghiệp Và nó càng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt khi những sản phẩm, dịch

vụ của chúng ta đến tay người tiêu dùng quốc tế nó không chỉ góp phần phát triển kinh tế xã hội cho đất nước mà còn là sự khẳng định vị thế, thương hiệu của quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

*Vai trò của nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ đối với các doanh nghiệp:

Nói một cách khái quát nhất, nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ này có thể giúp doanh nghiệp: Khẳng định uy tín; tách biệt sản phẩm, đẩy mạnh lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra; tặng cường sự chung thủy của khách hàng; hỗ trợ thích ứng với áp lực cạnh tranh; phát huy khả năng Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ nhận thấy quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền được Nhà nước bảo hộ mà chưa nhận thấy hầu hết quyền SHCN đối với nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ là một lợi thế cạnh tranh dành cho chính họ

Trang 22

Hiện nay hình thức nhượng quyền, cho thuê tên thương mại đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, đã xuất hiện những chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Burger, rồi KFC trên thị trường cả nước nhất là tại các thành phố lớn với sức tiêu thụ lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, đặc biệt một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của thị trường và tham gia vào việc chuyển nhượng thương hiệu của mình ở

cả thị trường trong và ngoài nước như Cà phê Trung Nguyên, hiện nay trên

61 tỉnh thanh của cả nước đã có đến hơn 400 cửa hàng cà phê mang tên Trung nguyên … hay một số khác như Phở 24, thời trang Nino Macxx

*Vai trò của Nhãn hiệu dung để phân biệt sản phẩm dịch vụ đối với người tiêu dùng

Hiện nay trong xu thuế mở cửa kinh tế, sự lựa chọn của người tiêu dùng được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ những hàng hóa dịch vụ nội địa mà còn là những sản phẩm, dịch vụ của những quốc gia khác trong đó có cả của những quốc gia phát triển Chúng ta vẫn cho rằng tâm lý của người tiêu dung là sính hàng ngoại nhập, chỉ lựa chọn những sản phẩm

đã có uy tín của nước ngoài, những trên thực tế không phải hoàn toàn như vậy, chúng ta cũng đã có những nhãn hiệu có thể được xem là nhãn hiệu nổi tiếng đối với người tiêu dùng Việt Nam bởi uy tín và chất lượng đã được kiểm định qua thời gian như: Sữa Vinamilk, cà phê Trung Nguyên, sức cao cấp Minh Long Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp, vẫn có những nhãn hiệu gắn sâu trong tiềm thức người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm và uy tính của chúng vẫn còn nguyên giá trị tới bây giờ như nhãn hiệu giày vải Thượng Đình hay những sản phẩm truyền thống của các làng nghề, vùng miền, những chỉ dẫn địa lý vàng cho việc lựa chọn sản phẩm không chỉ của người tiêu dùng trong nước mà cả người tiêu dùng quốc tế

Trang 23

như: Nước mắm Cát Hải, nước mắm Phú Quốc, bưởi Đoan Hùng, gốm Bát Tràng

Nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm dịch vụ đã thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của chúng trong việc giúp người tiêu dùng định hướng nhu cầu và lựa chọn sản phẩm mong muốn, đồng thời nó cũng chính là một trong những động lực tích cực để cạnh tranh giữa những nhà sản xuất nhằm

tạo niềm tin và kích thích sức mua của người tiêu dùng

1.1.2 Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ QSH CN đối với nhãn hiệu

1.1.2.1 Khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Hiện nay, khái niệm về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu cũng như điều kiện bảo hộ các đối tượng SHCN khác như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn thương mại chưa được quy định trong các văn bản pháp luật Trong các công trình nghiên cứu, vấn đề này thường chỉ được xem xét, bình luận dưới góc độ nội dung của từng điều luật riêng biệt

Theo Từ điển tiếng Việt, "điều kiện" là thuật ngữ dùng để chỉ những tính chất, chuẩn mực nhằm phê phán hoặc đánh giá một vấn đề cụ thể Do

vậy, có thể hiểu điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là những chuẩn mực do pháp luật quy định nhằm xem xét khả năng xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu

Pháp luật các nước khác nhau quy định điều kiện bảo hộ nhãn hiệu khác nhau Mặc dù có sự khác biệt về chi tiết nhưng về cơ bản pháp luật các

nước ghi nhận các điều kiện cơ bản sau: Một là, đối tượng đăng ký phải

thuộc các dạng dấu hiệu được bảo hộ theo quy định của pháp luật SHTT

Hai là, để thực hiện được chức năng cố hữu, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt Ba là, nhãn hiệu phải phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng

Trang 24

Điều này xuất phát từ các hậu quả mà nhãn hiệu có thể gây ra nếu có những đặc tính gây hiểu nhầm hoặc vi phạm trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu không mang tính bất biến mà có thể được bổ sung và hoàn thiện cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội

1.1.2.2 Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Với vài trò quan trọng không chỉ đối với nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng mà cả với nền kinh tế, việc bảo hộ quyền SHCN đối với các nhãn hiệu, tên thương mại; chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa to lớn thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Trước hết việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu sẽ thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo dảm độc quyền khai thác sử dụng đối tượng để chủ sở hữu thu lợi, là biện pháp hữu hệu để khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu sáng tạo và áp dụng các kỹ thuật tiến bộ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới thu hút được người tiêu dung bằng con đường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp Đồng thời, đó cũng chính là cách để buộc các nhà sản xuất, kinh doanh thực hiện cam kết về uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình đối với người tiêu dùng và đối với toàn xã hội

- Việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu còn là biện pháp khuyến khích khách đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn nếu

họ được tạo điều kiện thuận lợi và có cơ sở pháp lý vững chắc an toàn khi đầu tư vào Việt Nam dưới một tên thương mại được bảo hộ hay đưa vào Việt Nam hàng hóa, dịch vụ dưới một nhãn hiệu được công nhận đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã có hiệu lực thì việc bảo hộ các đối tượng này sẽ càng có ý nghĩa lớn lao bởi toàn bộ các nội dung của Hiệp

Trang 25

định này đều có liên quan đến hoạt động SHTT nói chung và SHCN nói riêng

- Bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu còn liên quan mật thiết đến lợi ích kinh tế của các quốc gia bởi việc bảo hộ nhãn hiệu là một trong những công việc mà Việt Nam chúng ta đang nỗ lực thực hiện, nhất là trong bối cảnh chúng ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

-Việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bởi vai trò của nhãn hiệu chính là giúp cho người tiêu dung chọn lựa sản phẩm, dịch vụ phù hợp giữa những nhóm sản phẩm, dịch vụ cùng loại Chúng là những yếu tố giúp người tiêu dung tránh bị lừa dối hoặc nhầm lẫn khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường và ngay cả các cơ quan chức năng cũng khó mà phát hiện ra

1.2 Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Như vậy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là bảo

hộ quyền sở hữu các giá trị sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp, thương

Trang 26

mại Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có thể hiểu là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập; sử dụng và bảo vệ các thành quả sáng tạo trí tuệ được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp; nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó

1.2.2 Nội dung của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu gồm các quy định sau:

* Quy định về điều kiện được bảo hộ: Đối với các nhãn hiệu được

bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẻ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

* Quy định về đăng ký nhãn hiệu:

1 Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá

do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp

2 Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu

đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó

3 Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ

Trang 27

chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó

4 Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó

5 Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ

6 Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và

5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản,

để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng

7 Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng

* Quy định về khai thác và bảo vệ nhãn hiệu:

Hình thức khai thác nhãn hiệu bao gồm:

Trang 28

Thứ nhất, sử dụng nhãn hiệu gồm các hoạt động gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, các phương tiện kinh doanh, các hoạt động lưu thông chào bán hàng hóa…

Thứ hai, hành vi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các thành viên của mình

Thứ ba, chính sách của Nhà nước trong hoạt động khai thác là các cơ

sở pháp lý thể hiện ý chí Nhà nước trong việc khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ cho các hoạt động khai thác quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng

* Quy định về hiệu lực của văn bản bảo hộ:

1 Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam

2 Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn

3 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn

4 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm

5 Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí

Trang 29

6 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm

7 Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể

từ ngày cấp

1.2.3 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở việt nam

Trước năm 1975, trong khi nhiều nước phương Tây đã xây dựng được

hệ thống bảo hộ nhãn hiệu có bề dày hàng trăm năm thì Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực để tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nắm giữ từ bí quyết, công nghệ sản xuất cho đến việc phân phối sản phẩm và không thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân Do vậy, pháp luật về nhãn hiệu không được quan tâm phát triển Trong khi đó, ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban hành Đạo luật số 13/57 ngày 01.08.1957 quy định về nhãn hiệu chế tạo và thương hiệu

Sau năm 1975, văn kiện pháp lý đầu tiên khởi đầu cho sự phát triển hệ thống chính sách bảo hộ nhãn hiệu của Nhà nước Việt Nam thống nhất là Điều

lệ về NHHH ban hành kèm theo Nghị định 197/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 14.12.1982 Năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho sự chuyển mình và phát triển của lĩnh vực SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng khi Việt Nam bước sang nền kinh tế thị trường, chính thức thừa nhận hình thức

sở hữu tư nhân Một loạt các văn bản pháp luật được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu kinh tế như: Điều lệ về mua, bán quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, NHHH và bí quyết kỹ thuật ban hành kèm theo Nghị định 201 của Hội đồng bộ trưởng ngày 28.12.1988; Pháp lệnh Bảo hộ quyền SHCN (theo Lệnh công bố của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ngày 11.02.1999 quy định đầy đủ và thống nhất về bảo hộ các đối tượng SHCN);

Trang 30

Nghị định S4/HĐBT ngày 20.03.1990 sửa đổi bổ sung các điều lệ ban hành kèm theo Nghị định 197/HĐBT; Thông tư 437 ngày 19.03.1993 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn bổ sung về đăng ký NHHH Tuy nhiên, các văn bản này chỉ đề cập sơ lược tới một vài dấu hiệu không được chấp nhận là NHHH Riêng đối với dạng dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT có trước của các chủ thể khác, các văn bản trên chỉ ghi nhận trường hợp "Các dấu hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký trước tại Việt Nam hoặc đã được bảo hộ theo một Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, cho cùng một loại hàng hóa" (Điều 2, Điều lệ về NHHH ban hành kèm theo Nghị định số 197-HĐBT được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 84-HĐBT ngày 20-3-1990)

Năm 1992, Hiến pháp thứ tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận việc Nhà nước bảo hộ quyền SHCN, trong đó có NHHH Điều này đánh dấu một bước mới trong nhận thức của chúng ta về SHTT nói chung và NHHH nói riêng Trên cơ sở nguyên tắc hiến định đó, cuối năm 1995, BLDS được thông qua đã giành một phần riêng quy định về quyền SHTT và chuyển giao công nghệ Hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đã có bước phát triển về chất Để hướng dẫn áp dụng các quy định chung của BLDS, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/CP ngày 24.10.1996 quy định chi tiết về SHCN, Thông tư 3055/TT-SHTT ngày 31.12.1996 hướng dẫn thi hành các thủ tục xác lập quyền SHCN và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP, Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01.02.2001 sửa đổi bổ sung nghị định 63/CP Nhìn chung, điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu đã được quy định đầy đủ hơn so với trước nhưng trên thực tế, thẩm định viên nhãn hiệu vẫn chủ yếu dựa vào quy chế xét nghiệm riêng mang tính chất nội bộ

Qua 10 năm thi hành, vào tháng 2/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi Dựa trên quan điể m đảm bảo tính toàn diện và khoa học, Bộ luật Dân sự chỉ quy định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc về quyền SHTT, các vấn đề cụ thể sẽ do LSHTT được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8,

Trang 31

thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2006 điều chỉnh Cùng với bộ luật dân sự, LSHTT đã tạo thành một hệ thống các quy định hoàn chỉnh thống nhất về quyền SHTT trên cơ sở bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền với công chúng Lần đầu tiên các quy định về điều kiện bảo

hộ nhãn hiệu được tập hợp và quy định cụ thể, chi tiết trong một mục riêng của Chương VII Phần thứ ba LSHTT Trên cơ sở đó, các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành LSHTT đã được ban hành và từng bước đi vào thực tiễn, bao gồm: Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LSHTT về SHCN; Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Kinh nghiệm thực tiễn của Cục SHTT về thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu, trong đó có việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu đã được luật hóa

Sau một thời gian áp dụng, các quy định các quy định của LSHTT về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu đã bộc lộ một số thiếu sót nhất định Nhận thức được điều này, các nhà lập pháp đã nhanh chóng tiến hành sửa đổi, bổ sung LSHTT và được Chủ tịch nước công bố ngày 29/06/2009 Theo đó, chỉ cấp một văn bằng bảo hộ duy nhất trong trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau đồng thời quy định rõ việc đăng ký NHTT và nhãn hiệu chứng nhận đối với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam được quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bởi vậy, các quy định về điều kiện bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu đã tương đối đầy đủ, hoàn thiện hơn trước và có những bước tiến đáng kể trong quá trình tương thích, hài hòa hóa với pháp luật các nước trên thế giới cũng như các chuẩn mực quốc tế

Trang 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Như vậy quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một nội dung có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chính bản thân chủ sở hữu quyền cũng như đối với người tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có những đặc trưng khác biệt so với việc bảo hộ các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp mà việc phân biệt rõ ràng những đối tượng này là vô cùng quan trọng đối với không chỉ công tác quản lý của các cơ quan nhà nước

mà còn với chính người tiêu dùng Cụ thể hơn việc xác định đúng và đầy

đủ về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu sẽ không chỉ giúp cho hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước được thuận tiện hơn mà chính là giúp các chủ sở hữu quyền nắm được những cơ hội cũng như nguy cơ, hạn chế đối với khả năng thực thi quyền của họ trên thực tế

Pháp luật quốc tế nhìn chung đã thiết lập những cơ sở mang tính nguyên tắc nền tảng cho việc xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tuy vậy vẫn dành cho các quốc gia có không gian chủ động tìm kiếm và thực hiện những biện pháp bảo hộ phù hợp với bối cảnh quốc gia

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ

HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

2.1 Các quy định hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

2.1.1 Những dấu hiệu có khả năng được bảo hộ:

Theo nguyên tắc chung, bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau đều có thể được dùng làm nhãn hiệu Pháp luật các quốc gia trên thế giới quy định khác nhau

về các dấu hiệu có khả năng được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tùy thuộc vào điều kiện nội tại của đất nước Ở Việt Nam, những dạng dấu hiệu có khả năng được bảo hộ là nhãn hiệu bao gồm chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc

- Dấu hiệu là chữ cái, chữ số:

Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam ghi nhận việc bảo hộ quyền SHCN đối với dạng dấu hiệu là chữ cái Nếu như trước khi LSHTT có hiệu lực, các dấu hiệu là chữ cái không có khả năng phát âm như một từ được bảo hộ khi

và chỉ khi được thể hiện dưới dạng hình họa có tính chất sáng tạo thì hiện nay, bất cứ một tập hợp nào có từ ba chữ cái trở lên đều được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu Ví dụ: A.S.P; WPS; KNCT

Chữ số, chữ cái thuộc ngôn ngữ không thông dụng hay tập hợp từ dưới ba chữ cái không phát âm như một từ sẽ bị từ chối Bản thân các dấu hiệu này hoặc sự kết hợp giữa chúng sẽ không tạo thành nhãn hiệu do khả năng khó nhận biết hoặc ghi nhớ Tuy vậy, dấu hiệu bao gồm một hoặc hai chữ cái thuộc ngôn ngữ Latinh không có khả năng phát âm như một từ và

Trang 34

dấu hiệu đơn thuần là chữ số vẫn có khả năng được bảo hộ nếu được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc trong một tổng thể độc đáo

- Dấu hiệu từ ngữ:

Từ ngữ là dạng dấu hiệu phổ biến nhất, được các cá nhân, tổ chức lựa chọn nhiều nhất khi xây dựng nhãn hiệu bởi tính chất dễ nhớ, thuận lợi cho quảng cáo, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng Theo Từ điển Tiếng Việt, từ ngữ "bao gồm tập hợp các chữ cái có thể ghép lại thành

từ và ngữ hoàn chỉnh và nói lên một ý nghĩa nhất định" Tuy nhiên, từ ngữ dưới góc độ nhãn hiệu không nhất thiết phải bó hẹp trong khái niệm của Từ điển Tiếng Việt mà có thể là một chuỗi các chữ cái có thể phát âm được, đạt được khả năng phân biệt và có nghĩa hoặc không có nghĩa Dấu hiệu là từ ngữ được dùng làm nhãn hiệu có thể bao gồm tên cá nhân, tên công ty, tên địa lý, các khẩu hiệu

- Dấu hiệu hình vẽ:

Hình vẽ là tập hợp các đường nét, mảng màu theo những nguyên tắc hội họa nhất định trên mặt phẳng, phản ánh hình dạng một vật thể nào đó trong tự nhiên hoặc trong tưởng tượng Nó bao gồm hình họa, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình họa hai chiều của hàng hóa hoặc bao bì

Một hình vẽ được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu phải được trình bày đặc biệt, tạo ra ấn tượng và khả năng nhận biết cho người tiêu dùng Pháp luật nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam không chấp nhận việc đăng ký các hình, hình học đơn giản hoặc quá rắc rối, phức tạp vì chúng không có khả năng tự phân biệt

- Dấu hiệu hình ảnh, hình ba chiều:

Dấu hiệu hình ảnh có khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua thị giác và có thể là ảnh chụp hình người, vật, cảnh tượng thông qua khí cụ quang học hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong

Trang 35

trí nhớ Dấu hiệu hình ảnh bao gồm dấu hiệu hai chiều và ba chiều Trong

đó, nhãn hiệu ba chiều là dấu hiệu được thể hiện dưới hình thức hình khối đã đăng ký và được bảo hộ trong thực tế, chiếm đa số là dấu hiệu hình dáng hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm Ví dụ như hình dáng chai Coca-Cola, hình ngôi sao ba cánh nổi nằm trong vòng tròn của Mercedes Tuy nhiên, chỉ tới khi LSHTT năm 2005 được ban hành, quyền SHCN đối với dạng dấu hiệu này mới được luật hóa

- Dấu hiệu kết hợp giữa các yếu tố chữ và hình được thể hiện dưới một hoặc nhiều màu sắc

Sự kết hợp của hai hay nhiều dấu hiệu hình và dấu hiệu chữ thường tạo thành một tổng thể ấn tượng, dễ nhận biết và đáp ứng được điều kiện về khả năng phân biệt Loại dấu hiệu này được sử dụng phổ biến ở Việt Nam cũng như thế giới và được coi là dạng dấu hiệu phát huy được hiệu quả nhất trong việc tạo khả năng nhận biết cho người tiêu dùng

2.1.2 Điều kiện về khả năng phân biệt của dấu hiệu:

Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản nhất của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh khác nhau Do vậy, hệ quả tất yếu là dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa phải

có khả năng phân biệt

Nhìn chung, khả năng phân biệt của nhãn hiệu là một vấn đề phức tạp, nhất là trong việc pháp điển hóa bằng pháp luật Việc xem xét, đánh giá liệu một nhãn hiệu có khả năng phân biệt hay không phụ thuộc vào sự nhận biết của người tiêu dùng hoặc ít nhất là những người mà dấu hiệu hướng tới

Sự phân biệt phải đặt cơ sở trên quá trình nhận biết: từ chỗ chỉ nghe qua/ thấy qua về nhãn hiệu như qua truyền miệng đến chú ý vào một thông điệp

quảng cáo hoặc sự hiện diện của nhãn hiệu trên quầy siêu thị bên cạnh hàng

loạt nhãn hiệu cạnh tranh, rồi bị thuyết phục bởi người bán hàng về các ưu

Trang 36

điểm của sản phẩm mang nhãn hiệu cùng sự thỏa đáng của giá cả, tới mức ra

quyết định chọn mua và cuối dùng là sử dụng/ tiêu dùng sản phẩm mang

nhãn

Để xác định khả năng phân biệt, chuẩn nhận thức có xu hướng được chấp nhận là mức độ nhận thức của người tiêu dùng trung bình Ngay từ cái nhìn đầu tiên, người tiêu dùng không nhận ra sự khác biệt giữa các nhãn hiệu, ngược lại họ chỉ có thể nhận ra khi dành thời gian xem xét nhãn hiệu

và sản phẩm mang nhãn hiệu một cách cẩn trọng Do vậy, ấn tượng đầu tiên của người tiêu dùng sẽ có tính quyết định Điều này đặc biệt đúng đối với các sản phẩm tiêu dùng phổ biến được chào bán trong các cửa hàng bách hóa

Hơn nữa, người tiêu dùng không có cơ hội trực tiếp so sánh tất cả các nhãn hiệu Thông thường, họ chỉ đối mặt với nhãn hiệu bị xâm phạm quyền trong cửa hiệu mà không nhìn thấy sản phẩm mang nhãn hiệu đã từng biết, từng gặp Và đương nhiên, họ sẽ nhầm lẫn giữa các sản phẩm được chào bán dưới nhãn hiệu xâm phạm quyền và sản phẩm mà họ thực sự muốn mua Người mua trung bình chỉ có trí nhớ trung bình và trong trường hợp người

đó nghi ngờ nhãn hiệu đang gặp có phải là nhãn hiệu đã biết hay không là

đủ cơ sở để đưa ra kết luận

Mức độ quan tâm, chú ý của người tiêu dùng có thể khác nhau phụ thuộc vào chủng loại hàng hóa hoặc dịch vụ Thực tế được tính đến là người tiêu dùng trung bình sẽ chỉ nhớ lại một cách không đầy đủ về nhãn hiệu có trước Đối với những hàng hóa/dịch vụ thông dụng nhưng không sử dụng thường xuyên, ấn tượng của người tiêu dùng về nhãn hiệu thường không rõ ràng Do vậy, có khả năng xảy ra việc người tiêu dùng chọn lựa một nhãn hiệu khác trong khi lầm tưởng rằng đó chính là sản phẩm mà mình đã từng

sử dụng và có chất lượng, uy tín, phù hợp với nhu cầu của bản thân Ví dụ

Trang 37

như khi mua bánh đậu xanh, người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn trong việc lựa chọn nhãn hiệu "Nguyên Hương" và "Hương Nguyên"

Hoàn cảnh sử dụng nhãn hiệu (thời gian sử dụng lâu năm hoặc có cường độ và phạm vi rộng khắp) phải được xét tới khi cơ quan đăng ký có ý kiến cho rằng dấu hiệu thiếu tính độc đáo cần thiết Một hiện tượng nghịch

lý trong luật nhãn hiệu đó là việc mất tính phân biệt khi một nhãn hiệu trở nên gắn bó với loại sản phẩm sử dụng nó đến mức trở thành một sự mô tả chung về sản phẩm Điển hình như Vaseline, Frigidaire, Cellophane, Escalator, Gramophone và Linoleum đã trở thành các thuật ngữ chung vì đó

là sản phẩm duy nhất trong nhóm và chủ sở hữu các nhãn hiệu đó đã không

nỗ lực để ngăn cản chúng trở thành các từ chung Ví dụ: khi một tờ báo hoặc tạp chí sử dụng một nhãn hiệu theo cách chung chung thì chủ sở hữu nhãn hiệu cần yêu cầu phải đăng thông báo đính chính lại cách sử dụng đó Ví dụ,

mô tả trong một quảng cáo về dao cạo râu điện là "dao cạo râu điện ROLLS ROYCE" cần được chủ sở hữu nhãn hiệu ROLLS ROYCE đính chính lại rằng nhãn hiệu này là tài sản của Hãng ôtô Rolls Royce và nó chỉ được sử dụng trên xe ôtô do hãng sản xuất Trong lịch sử, đã có nhiều nhãn hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm đến mức trở thành tên gọi của loại hàng hóa mang nhãn hiệu đó Trước đây, trong thời kỳ Pháp thuộc, có một loại thuốc đánh răng mang nhãn hiệu Gib, được người tiêu dùng quen dùng nên đã trở thành tên của thuốc đánh răng Giầy vải do hãng Bata sản xuất nổi tiếng một thời nên hồi đó Bata trở thành tên gọi của loại giầy vải không có cổ, đế cao

su La Rousse là một nhà làm từ điển nổi tiếng của Pháp, khi nói đến tra từ điển người ta thường nói "Tra xem giải nghĩa như thế nào" mặc dầu từ điển họ tra không phải là từ điển La Rousse Ngoài ra, trong thời gian gần đây, ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, người tiêu dùng bắt đầu có xu hướng

Trang 38

gọi các sản phẩm xe máy là xe Honda Đây là vấn đề doanh nghiệp cần lưu tâm trong quá trình bảo vệ nhãn hiệu

Ngoài ra, trường hợp dấu hiệu NYLON của Imperial Chemical Industries, Plc được sử dụng cho các sản phẩm sợi nhân tạo Thời kỳ đầu ICI gọi sản phẩm này là NYLON trong khi đó lại sử dụng nhãn hiệu TERYLENE cho các sản phẩm này Hậu quả là dấu hiệu NYLON đã dần trở thành tên gọi sản phẩm sợi nhân tạo Như vậy, có hai nguyên nhân khiến nhãn hiệu trở thành tên gọi chung, đó là: việc sử dụng không đúng cách của chủ sở hữu, gây ra sự biến đổi nhãn hiệu thành tên gọi chung và việc sử dụng không đúng của các bên thứ ba với sự dung túng của chủ sở hữu

2.1.2.1 Khả năng tự phân biệt của dấu hiệu

Dấu hiệu được coi là có khả năng tự phân biệt hay khả năng phân biệt

tự thân nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ

Pháp luật Việt Nam không trực tiếp quy định các trường hợp có khả năng tự phân biệt mà chỉ liệt kê các dấu hiệu loại trừ:

Một là, hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các

ngôn ngữ không thông dụng Trong đó, các dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình bị coi là không có khả năng phân biệt nếu:

- Dấu hiệu chỉ đơn thuần là ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được) như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ Ả-rập, chữ Slavơ, chữ Phạn, chữ Trung Quốc, chữ Nhật, chữ Triều Tiên, chữ Thái, , trừ khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng biệt hoặc được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác

Trang 39

- Dấu hiệu là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu

đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác

Đây là quy định mới của pháp luật SHTT hiện hành bởi lẽ trước khi LSHTT năm 2005 có hiệu lực, tất cả các chữ không có khả năng phát âm như một từ (bao gồm trường hợp có từ ba chữ cái trở lên) đều bị từ chối bảo

hộ (Nghị định 63 CP) Như vậy, phát sinh môt mâu thuẫn giữa đơn nộp trước và sau ngày LSHTT có hiêu lực Đó là trường hợp đăng ký dạng dấu hiệu này trước ngày 01/07/2006 kèm theo các thành phần mang tính phân biệt khác thi nhãn hiệu sẽ được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng phần chữ không có khả năng phát âm như một từ Xung đột xảy ra khi sau ngày 01/07/2006, môt chủ thể khác đăng ký phần chữ trùng với phần chữ không bảo hộ riêng nêu trên Vấn đề này sẽ được giải quyết như sau: Tuy rằng có thể được bảo hộ theo quy định của pháp luật hiên hành nhưng để tránh xung đột quyền, dấu hiệu này vẫn bị từ chối

- Dấu hiệu là tập hợp quá nhiều chữ cái, từ ngữ khiến cho không thể ghi nhớ được như một văn bản, một đoạn văn bản, một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng chéo làm người tiêu dùng không thể nhận biết được các đặc điểm của hình

Hai là, dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông

thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến

Về nguyên tắc, không ai có thể độc chiếm môt thuật ngữ mang tính

mô tả hoặc môt tên gọi chung, thông thường của hàng hóa dịch vụ chỉ bằng

Trang 40

việc thực hiện môt thủ tục hành chính Ví dụ: việc đăng ký "INOX" cho thép không gỉ, "Gạo" cho sản phẩm gạo, "Hải sản" cho cá, tôm, cua, ghẹ,

"Cosmetic" cho các sản phẩm làm đẹp như son, phấn, kem trắng da

Khi xem xét một thuật ngữ có tính thông dụng trong thương mại hay không, thẩm định viên sẽ dùng các danh bạ và từ điển để xác định Riêng với các dấu hiệu là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng có ý nghĩa và nghĩa của

từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt sẽ không được bảo hộ

Ba là, dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý, phương

pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ Dấu hiệu đó có thể là một từ hoặc một tập hợp từ, hình vẽ, hình ảnh

Những sản phẩm, dịch vụ trong cùng ngành nghề đều có thể có những phương thức sản xuất, thành phần, công dụng và các đặc tính tương tự nhau Bởi vậy, khi một chủ thể sử dụng dấu hiệu này cho hàng hóa, dịch vụ của mình sẽ không thể hiện tính phân biệt so với sản phẩm, dịch vụ của các nhà kinh doanh khác

Riêng đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, chúng ta cần lưu ý rằng: dấu hiệu này vẫn có thể được bảo hộ nếu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng NHTT hoặc nhãn hiệu chứng nhận Khoản 3 và Khoản 4 Điều 87 LSHTT sửa đổi đã quy định:

Bốn là, dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ

thể kinh doanh Ví dụ: "Công ty trách nhiệm hữu hạn", "tư vấn đầu tư" Tất

cả các chủ thể kinh doanh đều có quyền sử dụng các thuật ngữ chung này

Nhìn chung, pháp luật các nước cũng quy định các yếu tố được coi là không có khả năng tự phân biệt tương tự như Việt Nam Ngoài ra, một số

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w