1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nội y học hiện đại triệu chứng lâm sàng tiêu hóa

36 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triệu Chứng Lâm Sàng Tiêu Hóa
Tác giả TS.BS. Lê Hoàng Oanh
Trường học Trường Đại Học Hòa Bình
Chuyên ngành Y Học Cổ Truyền
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

thủng dạ dày, sau vậnđộng cơn đau quặn thận.➢ Hướng lan: Lan ra lưng, thắt lưng kiểu xuyên thấu tụy, động mạch chủ, xương bả vai phảicơn đau quặn gan, lan xuống bộ phận sinh dục ngoài cơ

Trang 1

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

TIÊU HÓA

TS.BS LÊ HOÀNG OANH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH

BỘ MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN

Trang 2

TRIỆU CHỨNG

CƠ NĂNG

TRONG BỆNH TIÊU HÓA

Trang 3

CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG THƯỜNG GẶP TRÊN LÂM SÀNG

1 Đau bụng

2 Buồn nôn và nôn

3 Ợ

4 Những rối loạn về nuốt

5 Những rối loạn về ngon miệng, thèm ăn và tiêu hóa

6 Những rối loạn về đại tiện

Bộ môn YHCT- Trường Đại học Hòa Bình

Trang 4

1 ĐAU BỤNG

Hỏi bệnh: Xác định các tính chất của đau

Vị trí đau ban đầu : Thường tương ứng với các cơ quan bên dưới VD đau thượng vị (dạ dày,

Các yếu tố làm tăng, giảm đau: Thức ăn, rượu, thuốc kháng toan, kháng viêm, nôn.

Tư thế giảm đau: Gối ngực ( giun chui ống mật), gập người ra trước (tụy).

Tìm các triệu chứng đi kèm: Nôn, buồn nôn, nấc, nôn ra máu, đi cầu phân đen, vàng da, rối

loạn đại tiện

Toàn thân: Sốt, sốc, trụy tim mạch, chán ăn, suy kiệt.

Tiền sử bản thân: Bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, rượu, thuốc lá.

Trang 5

Phân biệt đau bụng cấp và đau bụng mạn tính: phân loại nội khoa và ngoại khoa

Đau bụng cấp: Là một hiện tượng khởi phát đột ngột và thường nặng, những cơn đaubụng cấp tính thường kéo dài vài giờ cho tới vài ngày

Một số bệnh hay gặp: Viêm túi mật, viêm ruột thừa, viêm đường mật, viêm túi thừa,chửa ngoài tử cung vỡ, sỏi thận, nhồi máu mạc treo, viêm tụy cấp, tắc mật, tắc ruột, thủngtạng rỗng…

Đau bụng mạn tính: Là tình trạng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng

Một số bệnh thường gặp: Loét dạ dầy – tá tràng, hội chứng ruột kích thích, bán tắcruột, viêm phúc mạc do lao…

1 ĐAU BỤNG

Trang 6

Thủng dạ dày: Đau dữ dội vùng thường vị như dao đâm, kèm

hốt hoảng, sốc, mạch nhanh, nôn mửa, bí trung đại tiện Thành bụng cứng như gỗ, không di động theo nhịp thở Gõ mất vùng đục trước gan X quang thấy liềm hơi dưới cơ hoành.

Viêm tụy cấp chảy máu: Đau đột ngột vùng thượng vị và điểm sườn lưng Amylase trong máu và nước tiểu tăng.

Viêm ruột thừa cấp: Đau âm ỉ vùng hố chậu phải hoặc đau thượng

vị rồi lan dần xuống hố chậu Khám điểm ruột thừa Mac- Burney rất

đau, phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải Toàn thân có sốt và tăng bạch cầu, thăm trực tràng hay âm đạo thấy túi cùng phải đau.

1 ĐAU BỤNG CÓ TÍNH CHẤT CẤP CỨU NGOẠI KHOA

Trang 7

THỦNG TẠNG RỖNG (DẠ DẦY, RUỘT)

Trang 8

HÌNH ẢNH VIÊM TỤY CẤP

Trang 9

HÌNH ẢNH VIÊM RUỘT THỪA

Trang 10

Thủng ruột: Đau đột ngột dữ dội toàn bụng kèm tình trạng sốc.

Khám có phản ứng thành bụng hoặc bụng co cứng, gõ vùng đục trước gan mất Phim bụng có liềm hơi dưới cơ hoành

Tắc ruột: Đau bụng từng cơn, kèm nôn nhiều, bí trung đại tiện Bụng

chướng dần, có các quai ruột nổi Phim xquang bụng có hình ảnh các mức hơi nước.

Trang 11

HÌNH ẢNH TẮC RUỘT

Trang 13

Đợt cấp của loét dạ dày tá tràng : Đau thượng vị có tính chất chu kỳ, liên quan nhịp nhàng với bữa ăn và có tính định kỳ trong năm Chẩn đoán bằng nội soi.

Giun chui ống mật : Đau đột ngột, lăn lộn ở vùng thượng vị, hạ sườn phải, tư thế giảm đau gối ngực, điểm đau cạnh ức phải, thường tái phát

Áp-xe gan: Đau hạ sườn phải lan lên ngực và vai phải, tăng lên khi cử động mạnh hoặc thở sâu Gan to và rất đau Có hội chứng nhiễm khuẩn.

1 ĐAU BỤNG CÓ TÍNH CHẤT CẤP NỘI KHOA

Trang 14

VIÊM DẠ DẦY XUNG HUYẾT VÀ Ổ LOÉT DẠ DẦY

Trang 15

HÌNH ẢNH ÁP XE GAN

Trang 16

Sỏi mật : Cơn đau quặn gan điển hình hoặc không, có thể

có sốt, vàng da vàng mắt. Có thể có biến chứng áp-xe mật quản, thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật với biểu hiện bụng ngoại khoa.

nghiệm pháp Murphy (+)

chảy nhiều lần Toàn thân có dấu nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc

mất nước

1 ĐAU BỤNG CÓ TÍNH CHẤT CẤP NỘI KHOA

Trang 17

HÌNH ẢNH SỎI TÚI MẬT

Trang 18

Đau bụng là dấu hiệu hay gặp nhất:

Vị trí: Đau quanh rốn hoặc dọc theo khung đại tràng, không có điểm đau rõ rệt Cảm giác đau: đau quặn từng cơn nối tiếp nhau hoặc đau âm ỉ

Thời gian đau: thường kéo dài, 1- 2 h có khi kéo dài vài tháng

Có thể kèm theo trướng hơi

VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG

Trang 19

Buồn nôn và nôn có thể xẩy ra độc lập nhưng thường chúng có mối liên quanchặt chẽ với nhau và hay xẩy ra cùng một lúc

Đặc điểm của chất nôn:

Mùi: Chua gợi ý có chất tiết của ax hydrochloric, mùi thối rữa là dấu của sự pháttriển vi khuẩn từ các chất chứa bên trong dạ dầy hoặc hoại tử của k dạ dầy

Chất nôn: Mầu cà phê hoặc có máu xuất huyết tiêu hóa trên, mật thường xuấthiện khi nôn nhiều lần

Nôn kéo dài: Có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm phổi do hítphải chất nôn, mất nước dẫn đến rối loạn nước cân bằng điện giải, xuất huyết dorách niêm mạc vùng nối thực quản – dạ dầy

2 BUỒN NÔN VÀ NÔN

Trang 20

Nguyên nhân:

Thần kinh: HC Migraine, các chấn thương ở não

Tâm thần: Các chấn thương tâm lý

Chuyển hóa, nội tiết: Suy thận, RL điện giải, toan chuyển hóa, suy gan, nhượcgiáp, suy tuyến thượng thận, có thai, dị ứng thức ăn…

Tiêu hóa: Loét dạ dầy tá tràng, hẹp môn vị, viêm ruột, ngộ độc thức ăn, viêmruột thừa, tắc ruột, liệt ruột, viêm túi mật, viêm gan, xơ gan, viêm tụy cấp, viêmphúc mạc…

Các nguyên nhân khác: Các bệnh gây sốt cấp tính, suy tim sung huyết, nhồimáu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

2 BUỒN NÔN VÀ NÔN

Trang 21

Ợ là hiện tượng ứa lên miệng nước và hơi từ trong dạ dầy, thực quản

* Ợ nước:

Ợ nước trong: do nước bọt và dịch thực quản trộn lẫn ợ lên vì tâm vị co thắt

Ợ nước chua: do dịch dạ dầy trào lên, có khi gây cảm giác rát bỏng

Ợ nước đắng: do nước mật qua tá tràng, dạ dầy trào lên

* Ợ thức ăn: Từ dạ dầy lên

* Ợ hơi: Thường là hơi từ dạ dầy lên, có thể do nuốt nhiều không khí trong quá trình ăn uống, có thể do thức ăn sinh nhiều hơi Hoặc do rối loạn chức năng của dạ dầy thực quản sinh hơi.

3 Ợ

Trang 22

Nuốt đau: gặp trong viêm họng, áp xe thành họng Những tổn thương thực quản có thể gây đau nhẹ khi nuốt hoặc có cảm giác vướng ở

cổ, nặng hơn có cảm giác đau rát.

Nuốt khó: lúc đầu nuốt khó những chất nhão về sau cả chất lỏng, nguyên nhân là hẹp thực quản như ung thư, sẹo bỏng hẹp tâm vị, U trung thất chèn ép thực quản

Trớ: thức ăn xuống chỗ hẹp không xuống được gây cảm giác khó nuốt đồng thời ngược trở lại lên miệng gọi là trớ Trớ có thể ngay sau bữa ăn hoặc muộn gặp trong giãn thực quản hay túi phồng thực quản

Ngẹn đặc, sặc lỏng: do liệt màn hầu lưỡi gà nên thức ăn có thể đi nhầm đường lên mũi và đường hô hấp.

3 NHỮNG RỐI LOẠN VỀ NUỐT

Trang 23

Không muốn ăn: gặp trong các bệnh tiêu hóa như viêm gan, rối loạn tiêu hóa Gặp trong các bệnh toàn thân, ảnh hưởng tâm lý vui buồn quá mức, giận hờn

Đầy bụng khó tiêu: cảm giác đầy bụng, đầy hơi khó tiêu, nặng bụng

Rối loạn về đại tiện:

✓ Ỉa chẩy

✓ Táo bón và kiết lỵ

✓ Ỉa máu tươi và ỉa phân đen

5 NHỮNG RỐI LOẠN VỀ ĂN, SỰ TIÊU HÓA VÀ ĐẠI TIỆN

Trang 24

Phân biệt với ho ra máu:

➢ Ho ra máu là sau cơn ho thì khạc ra máu, máu mầu đỏ tươi có bọt, máu ra kéodài và ít dần nên được gọi là đuôi khái huyết

➢ Chẩy máu cam nuốt xuống dạ dầy khi nôn ra thức ăn có mầu đen nhưng khikhám mũi sẽ thấy tổn thương niêm mạc mũi, có mạch máu tổn thương

➢ Sau ăn tiết canh nôn ra có máu nhưng khám toàn trạng tốt, da niêm mạc vẫnhồng hào

Iả ra phân đen cần phân biệt:

➢ Sau uống thuốc Bismuth, than hoạt phân có mầu đen nhưng không thối khẳn, cótiền sử uống thuốc

➢ Phân đen do mật nhiều, phân mầu xanh không thối

➢ Phân đen do táo bón lâu ngày, phân cứng sẫm mầu

PHÂN BIỆT HO RA MÁU VÀ ĐI NGOÀI PHÂN ĐEN

Trang 25

TRIỆU CHỨNG

THỰC THỂ

TRONG BỆNH TIÊU HÓA

Trang 26

Mục tiêu:

▪ Phát hiện cơn đau bụng cấp cứu ngoại khoa để xử trí cấp cứu kịp thời

▪ Phân loại chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân của cơn đau bụng cấp và mạn tính để

có hướng sử trí

Thăm khám bệnh nhân đau bụng:

Hỏi bệnh: Đã trình bầy phần triệu chứng cơ năng

Khám bệnh: - Tìm điểm đau theo phân khu ổ bụng

- Khám toàn thân

- Thăm trực tràng âm đạo

1 ĐAU BỤNG

Trang 27

2 PHÁT HIỆN GAN TO

Bình thường: Gan nằm dưới cơ hoành phải, nấp sau xương sườn

➢ Bờ trên tương ứng với khoảng liên sườn thứ năm (trên đường giữa xương đòn kéoxuống)

➢ Bờ dưới thường không sờ thấy, hoặc chỉ sờ thấy một phần thuỳ trái ở vùng thượng vị

➢ Ở người lớn, chiều cao của gan trung bình tính theo đường giữa xương đòn kéo xuống

là 10 - 11cm

Gan to:

▪ Cả hai chiều Bờ trên của gan vượt quá liên sườn V và bờ dưới ló ra khỏi bờ sườn

▪ Gan chỉ to một chiều như:

 Bờ trên vẫn ở vị trí cũ nhưng bờ dưới xuống thấp

 Bờ dưới không vượt khỏi bờ sườn nhưng bờ trên vượt qua liên sườn V

❑ Như vậy muốn xác định gan to cần phải xác định giới hạn của bờ trên và bờ dưới

Trang 28

2 PHÁT HIỆN GAN TOCách phát hiện gan to

Cách xác định bờ trên gan

➢ Gõ để tìm vùng đục của gan và xác định bờ trên của gan

➢ Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, hai chân co

➢ Tư thế thầy thuốc ngồi bên phải gõ từ trên xuống dưới, phía trước ngực và vùng nách

Cách xác định bờ dưới gan

➢ Kết hợp sờ và gõ, nhưng chủ yếu là sờ, còn gõ thì ít giá trị hơn

➢ Khi sờ cần phải thật nhẹ nhàng, áp cả lòng bàn tay vào thành bụng, cần chú ý sờtheo nhịp thở của người bệnh Nếu thành bụng cứng, hoặc người bệnh buồn (tăngcảm giác da bụng) có thể chườm lạnh cho mềm rồi sau đó khám

Trang 29

2 PHÁT HIỆN GAN TO

Một số nghiệm pháp đặc biệt khi khám gan

Nghiệm pháp rung gan: Người bệnh nằm ngửa, bàn tay trái thầy thuốc đặt lên trên vùng gan, tay phải chặt nhẹ vào tay trái, nghiệm pháp (+) khi người bệnh đau, có khi rất đau.

Nghiệm pháp ấn kẽ sườn: Thầy thuốc dùng ngón tay ấn vào các kẽ sườn vùng trước gan Nếu đau là nghiệm pháp dương tính.

Phãn hồi gan tĩnh mạch cổ: Đặt tay lên vùng gan BN, nói Bn hít sâu rồi thở ra hết sức, ấn tay vào vùng gan khi thở ra, quan sát vùng cổ BN trong 10 giây NP(+) nếu TM cổ nổi mà trước đó không nổi trong suôt quá trình thực hiện nghiệm pháp hoặc điểm cao nhất của chỗ nổi cao 2 cm

Trang 30

➢ Apse gan

➢ Xơ gan

➢ K gan di căn và K gan nguyên phát

➢ Tắc nghẽn đường mật ở trong gan

➢ Các rối loạn chuyển hóa bao gồm chất đạm và chất béo: gan nhiễm mỡ

➢ Tắc mạch gan

➢ U mạch máu trong gan

➢ Bệnh lý liên quan đến tim mạch như hở van ba lá, suy tim sung huyết

2 NGUYÊN NHÂN GAN TO

Trang 31

3 HỘI CHỨNG VÀNG DAMục tiêu:

▪ Phát hiện được triệu chứng vàng da

▪ Nêu được nguyên nhân vàng da để có biện pháp xử trí và phòng bệnh

Khái niệm:

❖ Vàng da là tinh trạng tăng nhiều Bilirubin ở trong máu

❖ Chẩn đoán vàng da không khó nhưng cần chẩn đoán nguyên nhân là rất quan trọng để có hướng xử trí

Trang 32

3 NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG VÀNG DA

PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN THEO VỊ TRÍ

Vàng da trước gan: Do hồng cầu vỡ nhiều, giải phóng nhiều huyết sắc tố

Vàng da tại gan: Do tổn thương tế bào gan

máu, nhiễm độc hóa chất (thủy ngân, clorophoc) thuốc (Aldomet, aminazin,rifamicin )

Vàng da sau gan: Do cản trở cơ giới trong hoặc sau gan làm cho mật khôngxuống được ống tiêu hóa, ứ lại trong gan và thấm vào máu

xơ cứng cơ oddi, K đầu tụy, hạch cuống gan do K từ nơi khác di chuyển đến

Trang 35

4 CỔ CHƯỚNG

Cổ chướng dịch thấm (Phản ứng Rivalta âm tính).

Tất cả những nguyên nhân gây phù, ứ nước ở các tổ chức đều có thể gây nên cổ chướng, vì nước qua thành mạch và qua khoảng gian bào vào

ổ bụng.

Đặc tính chung của loại này là cổ chướng toàn thể, ngoài ổ bụng, các màng khác cũng có thể có nước (màng phổi), đồng thời có phù toàn thân nước cổ chướng trắng trong hoặc màu vàng nhạt

Nguyên nhân: Xơ gan, suy thất phải làm máu ứ ở ngoài biên,

nước thoát ra ngoài gây phù và cổ chướng, bệnh thận như viêm cầu thận, thận nhiễm mỡ phù nhiều nước thấm vào ổ bụng Suy dinh dưỡng Lượng

protein trong máu giảm, gây phù toàn thân và cổ chướng.

Trang 36

4 CỔ CHƯỚNG

Cổ chướng dịch tiết (Phản ứng Rivalta dương tính).

Tất cả những nguyên nhân gây kích thích màng bụng tiết dịch đều sinh

ra cổ chướng loại này Nước cổ chướng có thể vàng chanh, đỏ máu hoặc đục mủ.

Nguyên nhân: Lao màng bụng đặc điểm nước mầu vàng chanh

hoặc đỏ máu, trong có rất nhiều tân cầu Ung thư: gan, dạ dày, hạch,

mạc treo…có thể kích thích màng bụng gây cổ chướng Nước ở đây vàng

chanh hay đỏ máu, trong nước có thể tìm thấy tế bào ung thư và khi chọc

tháo thì nước tái phát nhanh chóng Viêm màng bụng do vi khuẩn sinh

mủ: Vi khuẩn có thể gây viêm màng bụng và tạo nên cổ chướng

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:19