1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lý luận cơ bản y học cổ truyển tiền lâm sàng y học cổ truyền 1

127 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Giảng Tiền Lâm Sàng Y Học Cổ Truyền 1
Tác giả Thạc Sỹ Hoàng Châu Loan, PGS.TS Hoàng Minh Chung, THS Hà Thị Yến, THS Đỗ Việt Hương
Người hướng dẫn PGS.TS Hoàng Minh Chung
Trường học Trường Đại Học Hòa Bình
Chuyên ngành Y Học Cổ Truyền
Thể loại bài giảng
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Quyền của người bệnh và những quy định về đạo đức nghề nghiệp không cho phép sinh viên Y nói chung, Y học cổ truyền nói riêng được tiếp xúc với bệnh nhân khi chưa thành thạo chuyên môn..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÒA BÌNH KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

BÀI GIẢNG TIỀN LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN 1

ĐỐI TƯỢNG: BÁC SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN

Trang 2

KỸ NĂNG KHAI THÁC BỆNH SỬ, TIỀN SỬ VÀ

LÀM BỆNH ÁN Y HỌC CỔ TRUYỀN 31 CHƯƠNG II: CHÂM CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP

PHƯƠNG PHÁP CỨU 71 BÀI 4

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM 78 BÀI 5

PHƯƠNG PHÁP THỦY CHÂM 84 CHƯƠNG III: KỸ THUẬT XOA BÓP, BẤM HUYỆT

BÀI 1

CÁC ĐỘNG TÁC XOA BÓP BẤM HUYỆT Error! Bookmark not

Trang 3

BÀI 2

KỸ THUẬT XOA BÓP BẤM HUYỆT THEO VÙNG 103

Trang 4

Lời nói đầu

Trước nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cán bộ y tế không ngừng được nâng cao cùng với sự phát triển toàn diện, mọi mặt của nhà trường Việc dạy và học luôn được đổi mới theo hướng

tích cực, từng bước nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập và nghiên cứu

Đào tạo y khoa ngày nay có nhiều thành thạo và thách thức mới Ứng dụng khoa học và công nghệ đã đem đến rất nhiều thành công trong khám, chữa bệnh Quyền của người bệnh và những quy định về đạo đức nghề nghiệp không cho phép sinh viên Y nói chung, Y học cổ truyền nói riêng được tiếp xúc với bệnh nhân khi chưa thành thạo chuyên môn Vấn đề huấn luyện kỹ năng cho sinh viên Y học cổ truyền trước khi đi lâm sàng là vô cùng quan trọng

Xuất phát từ ý nghĩa đó chúng tôi viết cuốn Bài giảng Tiền lâm sàng Y học cổ truyền 1 nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên năm thứ 3 nghành Bác sỹ Y học cổ truyền các kiến thức

cơ bản về kỹ năng khám bệnh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt

Cuốn sách gồm 3 chương: Chương I : Kỹ năng khám bệnh Y học cổ truyền; chương II: Châm cứu và các phương pháp kết hợp châm và cứu; chương III: Kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt Trong cuốn sách này chúng tôi cố gắng chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất, phù hợp với chương trình đào tạo Bác sỹ Y học cổ truyền , là cơ sở cho sinh viên thực hành tốt sau này

Trong quá trình biên soạn còn có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để giáo trình được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng , năm 2022

Trưởng Khoa Y học cổ truyền

PGS.TS Hoàng Minh Chung

Trang 5

CHƯƠNG I

KỸ NĂNG KHÁM BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN

BÀI 1

KỸ NĂNG GIAO TIẾP THẦY THUỐC - NGƯỜI BỆNH

PGS.TS Hoàng Minh Chung

Ths Hà Thị Yến

MỤC TIÊU

1 Phân tích các kỹ năng giao tiếp cơ bản ứng dụng trong giao tiếp thầy thuốc - bệnh nhân

2 Ứng dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong một số tình huống thường gặp

3 Hình thành kỹ năng và thái độ giao tiếp hiệu quả trong quá trình tiếp xúc với người bệnh

A NỘI DUNG

Kỹ năng giao tiếp giữa thầy thuốc người bệnh là xây dựng mối quan hệ tốt thầy thuốc với bệnh nhân, là nghệ thuật mà người thầy thuốc sử dụng ngay từ buổi đầu gặp bệnh nhân

Bệnh nhân luôn ở trạng thái lo lắng, bối rối, đôi khi hoảng hốt, tuyệt vọng Chính nhờ các kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ phục vụ ân cần, thông cảm, mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân và những lời nói động viên khuyến khích của người thầy thuốc

sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng chia sẻ về các khó khăn của mình đồng thời cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào người thầy thuốc

Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân vô cùng quan trọng Nếu có kỹ năng giao tiếp tốt thì người thầy thuốc có thể khai thác được các thông tin tế nhị và nhạy cảm mà bệnh nhân ngại nói ra Nhờ đó mà chẩn đoán bệnh được chính xác

Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập đến các kỹ năng giao tiếp trong lúc tiếp xúc ban đầu với bệnh nhân nhằm làm cho bệnh nhân dễ dàng khai bệnh và cảm thấy thoải mái, được quan tâm

Trang 6

1 Chào hỏi bệnh nhân

- Mỉm cười, chào hỏi bệnh nhân với giọng nói ân cần, phong cách thân thiện

- Tự giới thiệu về mình

- Mời bệnh nhân ngồi

- Khi chào hỏi, xưng hô với bệnh nhân phù hợp với tuổi của người bệnh, thể hiện sự tôn trọng người bệnh

2 Quan sát bệnh nhân

- Luôn chăm chú quan sát bệnh nhân một cách tế nhị và kín đáo

- Quá trình quan sát xảy ra từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc buổi giao tiếp

- Quan sát bề ngoài, ánh mắt nụ cười, vẻ mặt, các hành vi cử chỉ của bệnh nhân để xưng hô phù hợp và thu được thông tin về bệnh tật của bệnh nhân

3 Tạo môi trường giao tiếp

- Tôn trọng sự riêng tư và giữ bí mật cho bệnh nhân, tạo môi trường phỏng vấn yên tĩnh, kín đáo không bị quấy rầy, nói chuyện vừa đủ nghe

- Tạo bầu không khí giao tiếp thoải mái

4 Các tư thế giao tiếp

- Phù hợp với tư thế bệnh nhân, nếu bệnh nhân ngồi thì thầy thuốc ngồi, nếu bệnh nhân đứng thì thầy thuốc đứng

- Tư thế giao tiếp “mặt đối mặt”, tốt nhất là ngồi cạnh bàn làm việc hơn là sau bàn

Trang 7

- Thận trọng khi dùng thuật ngữ chuyên môn

- Tránh lời nói có tính phê phán về đạo đức

- Không cáu gắt, quát tháo bệnh nhân dù bất cứ lý do gì

- Ngôn ngữ luôn lịch sự, nhẹ nhàng, đúng mực

6 Đặt câu hỏi “mở - đóng” một cách có hiệu quả

- Đầu tiên người thầy thuốc nên sử dụng câu hỏi “mở” để tạo điều kiện cho bệnh nhân kể lại hết những gì gây khó chịu, những gì họ cảm thấy, đồng thời giúp họ tự nhiên hơn

- Qua đó thầy thuốc thu được nhiều thông tin hơn Nếu dùng câu hỏi “đóng” lúc đầu

sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin có ích, quan trọng Khi bệnh nhân trình bày các thông tin về mình qua câu hỏi “mở” thầy thuốc sẽ sàng lọc tìm ra những thông tin mấu chốt về bệnh tật của bệnh nhân Lúc này thầy thuốc sẽ dùng câu hỏi “đóng” để kiểm tra và khẳng định những gì mình vừa thu nhận được

- Câu hỏi “mở” là câu hỏi mà bệnh nhân có thể trả lời câu dài, trình bày được thông tin mà mình muốn nói ra

- Câu hỏi “đóng” là những câu hỏi mà bệnh nhân chỉ trả lời đúng/sai

- Đặt câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu

- Mỗi lần chỉ hỏi một câu thôi

- Tránh đặt câu hỏi dẫn dắt

7 Lắng nghe bệnh nhân:

- Trong tâm lý, người bệnh thường thích giải thích trình bày tình trạng bệnh lý và cảm thấy thỏa mãn nếu thầy thuốc biết lắng nghe

- Biểu lộ lắng nghe một cách chăm chú, cẩn thận và chủ động

- Không thể hiện sự thờ ơ, không nhìn chỗ khác

- Tránh cắt ngang lời nói của bệnh nhân hoặc bỏ đi hay ghi chép

8 Khen ngợi bệnh nhân

Trang 8

- Tìm cách khen ngợi bệnh nhân

- Khuyến khích bệnh nhân nói về mối quan tâm của họ

- Không phê phán, chê bai bệnh nhân

9 Tác phong, trang phục

- Áo Blouse, mũ trắng sạch sẽ, chỉnh tề

- Tóc gọn gang

- Tay chân sạch sẽ, móng tay cắt ngắn

- Nghiêm túc nhưng luôn thân thiện

- Tuyệt đối khi tiếp xúc không hút thuốc lá và nhai kẹo cao su

10 Thái độ thầy thuốc

- Lịch sự, tôn trọng bệnh nhân

- Ân cần quan tâm và đồng cảm với bệnh nhân

11 Giao tiếp bằng lời một cách hiệu quả

- Làm cho dễ dàng: Bằng lời nói, cử chỉ để khích lệ, động viên bệnh nhân nói tiếp

- Hướng dẫn: Giúp bệnh nhân sắp xếp các ý tưởng và trình bày thông tin theo trình

tự chia sẻ các mối bận tâm và lo lắng một cách dễ dàng hơn

BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP

THẦY THUỐC-BỆNH NHÂN

Trang 9

0 1 2 3

1 Chào hỏi bệnh nhân, tự giới thiệu

2 Bày tỏ tinh thần hợp tác

3 Kỹ năng xây dựng câu hỏi mở, đóng

4 Dùng từ đơn giản, dễ hiểu

- Tổng điểm tối đa: 36 điểm

- Tiêu chuẩn phải đạt: sinh viên phải đạt từ 18 điểm trở lên

Cách đánh giá:

- Tổng điểm tối đa: 36 điểm

- Tiêu chuẩn phải đạt: Sinh viên phải đạt từ 18 điểm trở lên

Trang 10

BÀI 2

PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN

Thạc sỹ Hoàng Châu Loan

MỤC TIÊU

1 Thực hiện được kỹ năng vọng chẩn theo đúng trình tự của bảng kiểm

2 Thực hiện được kỹ năng văn chẩn theo đúng trình tự của bảng kiểm

3 Thực hiện được kỹ năng vấn chẩn theo đúng trình tự của bảng kiểm

4 Thực hiện được kỹ năng thiết chẩn theo đúng trình tự của bảng kiểm

A NỘI DUNG

I VỌNG CHẨN

1.1 Vọng thần

Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và sự hoạt động của các tạng phủ bên trong

cơ thể biểu hiện ra ngoài Khi xem thần cần xác định:

- Còn thần: Mắt sáng, tỉnh táo là bệnh nhẹ, chính khí chưa tổn thương nhiều, công năng tạng phủ chưa suy, tiên lượng chữa bệnh tốt

- Thần yếu: Tinh thần mệt mỏi, thờ ơ lãnh đạm, nói không có sức là bệnh nặng, chính khí đã suy, chữa bệnh khó khăn và lâu dài

Có một số bệnh nhân, tình trạng bệnh rất nặng, mắc bệnh lâu ngày, cơ thể quá suy nhược, đột nhiên tinh thần tỉnh táo, muốn ăn uống, gò má đỏ là biểu hiện chính khí muốn thoát, bệnh tình nguy hiểm, Y học cổ truyền gọi là hiện tượng “giả thần” hay

“hồi quang phản chiếu”

Ngoài ra còn phải xem trạng thái tinh thần như: u uất, ít nói, cười nói huyên thuyên, chán ăn, hoang tưởng, mê sảng, hôn mê để xem bệnh ở tạng Tâm, Can, Tỳ

Trang 11

Thường xem sắc ở mặt, người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có bệnh thường

có thể biến đổi như sau:

a Sắc đỏ: Do nhiệt

Cần phân biệt mặt đỏ do thực nhiệt hay hư nhiệt:

- Thực nhiệt thì toàn mặt đỏ đều như sốt nhiễm trùng, say nắng

- Hư nhiệt gặp ở người mắc bệnh lâu ngày buổi chiều hai gò má đỏ do âm hư nội nhiệt như người bị lao phổi (do phế âm hư gây phế lao)

c Sắc trắng: Do hư, hàn, mất máu

Sắc trắng hơi phù: Thận dương hư Bệnh cấp tính đột nhiên sắc mặt trắng là dương khí sắp thoát (choáng) Đau bụng do hàn nhiều, sắc mặt cũng trắng

d Sắc đen: Do hàn, đau, thuỷ Thận hư

Dương khí hư gây chứng hàn, hàn ứ không thông sinh chứng đau; thuỷ thấp không vận hoá được; tinh hư tinh khí suy kiệt cũng gây sắc mặt đen

e Sắc xanh: Do hàn, đau, ứ huyết, kinh phong

Sắc xanh do khí huyết không thông, kinh mạch bị trở trệ mà thành Hàn gây khí huyết không thông, không thông gây đau và ứ huyết Phong hàn gây đau đầu, lý hàn gây đau bụng, đau nhiều sắc mặt trắng bệch mà xanh, môi miệng xanh tím là huyết

ứ (suy tim) Trẻ con sốt cao, sắc mặt xanh là sắp có kinh phong (co giật)

1.3 Vọng hình thái

Xem hình dáng để biết tình trạng khoẻ hay yếu của 5 tạng: Da lông khô thì phế hư:

cơ nhục gầy nhẽo thì Tỳ hư: xương yếu nhỏ, răng lung lay, chậm mọc do Thận hư:

Trang 12

chân tay run, co quắp do Can hư Người béo ăn ít, thở gấp do Tỳ hư đàm thấp, người gầy mau đói là Vị hoả

Xem tư thế cử động của bệnh nhân để biết bệnh nhân thuộc âm hay thuộc dương Thích động, nằm quay ra ngoài thuộc dương chứng; thích tĩnh nằm quay vào trong thuộc âm chứng

1.4 Vọng ngũ quan

1.4.1 Xem mũi

Đầu mũi xanh: Đau bụng; mũi hơi đen là trong ngực có đàm ẩm, sắc trắng là trong khí hư hoặc mất máu, vàng do thấp; sắc đỏ là Phế nhiệt

Cánh mũi phập phồng là do khó thở vì Phế nhiệt (viêm phổi), hen suyễn

Chảy nước mũi trong do ngoại cảm phong hàn, nước mũi đục do ngoại cảm phong nhiệt

- Phù thũng: ấn vào vết lõm còn do thuỷ thấp, ấn nổi ngay là do khí trệ

- Vàng da: Có sốt, màu tươi sáng là do dương hoàng, không có sốt màu vàng tối là

do âm hoàng

- Ban chẩn: Ban là những đám nhỏ nổi lên mặt da, chẩn là những mụn cao hơn da

Trang 13

1.4.5 Xem lưỡi

Xem lưỡi để biết được tình trạng hư thực của tạng phủ, khí huyết, tân dịch con người,

sự biến hoá nông sâu, nặng nhẹ của bệnh tật

Xem lưỡi ở hai bộ phận: chất lưỡi và rêu lưỡi Chất lưỡi là tổ chức cơ, mạch của lưỡi, rêu lưỡi là chất phủ lên bề mặt của lưỡi

Lưỡi người bình thường: chất lưỡi mềm mại, hoạt động tự nhiên, màu hơi hồng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc ít rêu, không khô, ướt vừa phải

Khi có bệnh, chất lưỡi thay đổi về màu sắc, hình dáng và cử động phản ánh tình trạng hư thực của tạng phủ, thịnh suy của khí huyết, rêu lưỡi thay đổi về màu sắc, tính chất phản ánh vị trí nông sâu, tính chất của bệnh tật và sự tiêu trưởng của chính khí và tà khí

a Xem chất lưỡi

- Về màu sắc:

+ Nhạt màu (hơi trắng): Do hàn chứng, hư chứng; dương khí suy nhược, khí huyết không đầy đủ

+ Đỏ: Thuộc nhiệt do lý thực nhiệt hoặc do hư nhiệt (âm hư hoả vượng)

+ Đỏ giáng: Do nhiệt thịnh, tà nhiệt đã vào phần dinh và huyết: ở bệnh nhân mạn tính là do âm hư hoả vượng, tân dịch bị giảm nhiều

+ Xanh tím: Bệnh do hàn nhiệt khác nhau: do nhiệt, chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô, ít tân dịch: Do hàn, ứ huyết lưỡi xanh, tím ướt nhuận, nếu ứ huyết còn các khối ban, điểm ứ huyết

Trang 14

+ Mỏng nhỏ: chất lưỡi đạm nhỏ; do Tâm Tỳ, khí huyết hư, chất lưỡi hồng giáng mỏng nhỏ: do âm hư nhiệt thịnh, tân dịch hao tổn, biểu thị của bệnh nặng

+ Đầu lưỡi phì đại thuộc Tâm hoả mạnh; 2 bên phì đại: Can Đởm hoả thịnh; giữa lưỡi phì đại là Trường Vị nhiệt thịnh

- Về cử động của lưỡi:

+ Mềm yếu không cử động tự do được: Bệnh cũ chất lưỡi đạm nhạt mà liệt là khí huyết đều hư, lưỡi đỏ giáng mà liệt là do âm hư cực độ; bệnh mới mắc, lưỡi khô hồng mà liệt là do nhiệt làm tổn thương đến phần âm

+ Cứng không chuyển động, co ra vào được: do bệnh nhiệt, nhiệt nhập Tâm bào (hôn mê); sốt cao làm tổn thương tân dịch, trúng phong

+ Lệch: Do trúng phong

+ Run: Do tâm, tỳ, khí huyết hư

+ Rụt ngắn: Là bệnh nguy hiểm, nếu chất lưỡi thấp nhuận là do hàn ngưng trệ ở cân mạch; nếu phù to mà ngắn là do đàm thấp; nếu lưỡi hồng khô mà sốt cao là tổn thương tân dịch

- Lưỡi thè ra ngoài là do Tâm Tỳ có nhiệt, hoặc bệnh bẩm sinh phát dục kém ở trẻ

Rêu vàng: Thuộc nhiệt chứng, lý chứng Vàng ít, nhiệt ít; vàng nhiều, khô, nhiệt nhiều, tân dịch bị tổn thương, rêu vàng dính là do thấp nhiệt hoặc đàm nhiệt

Rêu xám đen (đều là bệnh nặng): nếu rêu lưỡi xám đen mà khô là do nhiệt mạnh làm

Trang 15

- Tính chất của rêu lưỡi;

Dày và mỏng: rêu lưỡi mỏng là bệnh nhẹ hay thấp còn ở biểu, bệnh ngoại cảm Rêu lưỡi dày là tà đã vào trong, hoặc có tích trệ ở bên trong Rêu lưỡi từ mỏng chuyển sang dày là bệnh từ nhẹ chuyển sang nặng, từ ngoài vào trong

Khô và ướt:

+ Ướt biểu hiện tân dịch chưa bị tổn thương nếu rêu lưỡi ướt trơn là do thuỷ thấp ứ lại bên trong

+ Khô biểu hiện tân dịch đã hao tổn; Thực nhiệt gây sốt cao mất tân dịch; hư nhiệt

do âm hư tân dịch giảm Ngoài ra nếu thấp tà tụ lại bên trong, khí không sinh tân dịch cũng gây ra lưỡi khô

Dính và hôi: Do trường vị có nhiệt hoặc thực tích ứ lại ở Tỳ Vị gây ra

Tóm lại, trong phương pháp nhìn, Đông y rất chú trọng đến xem lưỡi Trong công tác khám bệnh cho trẻ em, phương pháp nhìn giữ vai trò chủ yếu

1.5 Vọng bộ phận bị bệnh

Khi vọng bộ phận bị bệnh cần mô tả nơi bị bệnh xem có bất thường gì không Ví dụ: thay đổi về màu sắc da hay không, có sưng nề hay không, có vết sẹo mổ cũ hay không, …

II VĂN CHẨN

2.1 Nghe âm thanh

a Tiếng nói: Tiếng nói nhỏ, thều thào không ra hơi: hư chứng; nói sảng: thực chứng:

Mê sảng nói nhiều là thực nhiệt; nói ngọng do phong đàm, trúng phong, nói một mình là tâm thần hư

b Tiếng thở: Thở to là thực chứng hay gặp ở các bệnh cấp tính; thở nhỏ, ngắn, gấp,

nông là hư chứng

c Tiếng ho: Ho có đờm là thấu, ho không đờm là khái, ho khan là bệnh nội thương:

Phế âm hư Bệnh cấp mà khản tiếng do Phế thực nhiệt, ho lâu ngày mà khản tiếng là Phế âm hư Ho, hắt hơi, sổ mũi là do cảm mạo phong hàn; ho từng cơn, nôn mửa là

ho gà

Trang 16

d Nấc: Nấc liên tục, tiếng to, có sức là do thực nhiệt, nấc yếu đứt quãng do hư hàn

Nấc là do vị khí nghịch lên do ăn uống, cảm mạo phong hàn tự nhiên sẽ khỏi; nhưng

ở người bệnh lâu ngày vị khí yếu, thấy hiện tượng nấc cần chú ý đến bện tình có thể trở thành nguy kịch

2.2 Ngửi mùi vị

Mùi của người bệnh ở mũi, miệng, đờm, phân nước tiểu có thể giúp người thày thuốc phân biệt tình trạng hư, thực, hàn, nhiệt của bệnh:

- Phân tanh, hôi, loãng do Tỳ hư

- Nước tiểu khai đục do thấp nhiệt

- Đại tiện phân chua, thối do tích nhiệt, thực tích

- Bệnh mới mắc mà sợ lạnh là do ngoại cảm phong hàn

- Bệnh lâu ngày, sợ lạnh kèm theo tay chân lạnh là chứng dương hư, lý hàn: sợ lạnh

ở lưng là thận dương hư, sợ lạnh ở tay chân là Tỳ dương hư (Tỳ Vị hư hàn)

b Phát sốt:

- Phát sốt có quy luật hoặc sốt ngày càng cao gọi là triều nhiệt, trong ngực phiền nhiệt kèm thêm nóng lòng bàn tay bàn chân gọi là ngũ tâm phiền nhiệt; cảm giác

Trang 17

- Sốt cao, miệng khát, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, biểu hiện chứng lý, thực nhiệt; Sốt bệnh cũ, triều nhiệt, lòng bàn tay bàn chân nóng, nhức trong xương, gò má đỏ như huyết hư, âm hư sinh nội nhiệt

- Bệnh mới mắc, sợ lạnh vừa sốt là do ngoại cảm: sợ lạnh nhiều, sốt ít là biểu hàn; sốt nhiều là sợ lạnh ít là biểu nhiệt

- Lúc sốt lúc rét là hàn nhiệt vãng lai: Rét nóng không có quy luật là chứng bán biểu bán lý thuộc chứng thiếu dương; rét nóng có quy luật thời gian là do sốt rét

3.2 Mồ hôi:

a Có mồ hôi và không có mồ hôi:

- Sợ lạnh, phát sốt có mồ hôi là chứng biểu hư, không có mồ hôi là biểu thực

- Sốt cao ra mồ hôi nhiều, mạch hồng đại là lý nhiệt

b Thời gian ra mồ hôi:

- Bình thường hay ra mồ hôi, lúc hoạt động mồ hôi càng ra nhiều là chứng tự ra mồ hôi (tự hãn) do khí hư và dương khí gây ra

- Ngủ ra mồ hôi, lúc tỉnh không ra gọi là chứng ra mồ hôi trộm (đạo hãn) do âm hư, hay khí âm đều hư gây ra

c Tính chất số lượng mồ hôi:

- Mồ hôi vàng là thấp nhiệt, mồ hôi dính như dầu là tuyệt hãn (bệnh nặng) Ra hay không có mồ hôi nữa người là trúng phong Toàn thân ra mồ hôi ra nhiều không rứt, chân tay lạnh, người lạnh là dương khí muốn tuyệt gọi là chứng thoát dương (choáng truỵ mạch)

3.3 Đầu, mình, ngực, bụng, các khớp

a Vị trí:

- Đau đầu: đau đầu vùng chẩm lan xuống gáy vai: bệnh thuộc kinh Tháidương; đau nửa bên đầu: bệnh thuộc kinh thiếu dương; đau đầu vùng đỉnh thuộc kinh quyết âm Đau vùng trán xuống lông mi: bệnh thuộc kinh Dương minh

Trang 18

- Đau ngực: Sốt, ho suyễn, khạc ra đờm, ho ra máu thuộc Phế nhiệt, đau ngực đã lâu

do tái phát là do khí, huyết, đàm ẩm gây bế tắc Ngực sườn đầy tức mà đau là chứng thiếu dương bệnh hoặc Can khí uất kết

- Vùng thượng vị: Trướng đầy mà đau: đau dạ dày (vị quản thống)

- Đau vùng tiểu phúc (tương đương với buồng trứng) Can khí uất kết, kinh mạch không thông, hay gặp ở các bệnh phụ khoa: thống kinh

- Đau lưng: Lưng là phủ của thận, thường thận hư gây đau lưng, còn có thể do phong hàn, hàn thấp hoặc ứ huyết gây đau lưng cấp

b Tính chất:

Đau di chuyển, tê dại và ngứa là do phong: nặng nề, di dịch khó khăn là do thấp: đau nhức mà sợ lạnh, trời lạnh đau tăng thuộc chứng hàn; sốt, sưng nóng, đỏ đau thuộc nhiệt: đau trướng hoặc đau liên miên là do khí trệ; đau giữ dội một nơi là do huyết

c Mức độ và thời gian đau;

Bệnh mới mắc, trướng mãn nhiều, đau không dứt, cự án thuộc chứng thực; bệnh cũ trướng mãn không nhiều, lúc đau lúc không, trời lạnh thì đau, thiện án thường thuộc chứng hư

3.4 Ăn uống và khẩu vị

a Miệng khát và uống nước;

- Miệng khát uống nước nhiều, thích uống nước lạnh: thực nhiệt; miệng khát mà không thích uống thuộc chứng thấp, hư hàn; nôn mửa ỉa chảy, khát nước là tân dịch

bị tổn thương

- Miệng không khát, không thích uống là do hàn

b Thèm ăn và ăn:

- Bệnh mới không thèm ăn là do thức ăn tích trệ, ngoại cảm kiêm thấp khí trệ ở Tỳ

Vị Bệnh cũ ăn kém là do Tỳ Vị hư nhược, Thận dương hư

Trang 19

- Khi có bệnh mà ăn được, là vị khí chưa hao, tiên lượng tốt; bệnh nặng ăn nhiều lên

là vị khí hồi phục dần, triển vọng chữa bệnh tốt

c Khẩu vị:

Miệng đắng thuộc nhiệt, thường do nhiệt ở Can, Đởm: miệng vị chua, hôi là Trường

Vị tích nhiệt: miệng hôi là do vị hoả đốt bên trong; miệng nhạt do đàm trọc, hư chứng; miệng ngọt do thấp nhiệt ở Tỳ; miệng mặn là do Thận hư

- Đại tiện lỏng: phân đặc mùi thối: lý nhiệt tích trệ Phân loãng ít thối do Tỳ Vị hư hàn ỉa lỏng như nước tiểu, tiểu tiện ít là do thuỷ thấp tràn xuống dưới ỉa chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tả) là Thận dương hư hơacj Tỳ Thận dương hư

- Đại tiện trước rắn sau loãng là Tỳ Vị hư nhược

- Đại tiện ra máu mũi, mót rặn là bệnh lỵ do thấp nhiệt ở Đại trường

b Tiểu tiện

Hỏi về mầu sắc số lượng và số lần đi tiểu

- Tiểu tiện ít, màu vàng nóng thuộc thực nhiệt; tiểu tiện ít sau khi ra mồ hôi, ỉa chảy, nôn mửa là do tân dịch bị tổn thương; thuỷ thấp đình lại thì nước tiểu ít

- Tiểu tiện nhiều, trong dài là thuộc hư hàn, còn gặp ở chứng tiêu khát (đái tháo đường)

Trang 20

- Đi tiểu tiện luôn, mót đái, đái rắt, đau là do thấp nhiệt ở bàng quang; người già đi tiểu luôn, mót đái do Thận khí hư

- Đái không tự chủ, đái dầm là do Thận khí hư Trẻ em đái dầm do sự phát dục chưa đầy đủ hay thói xấu tạo thành

3.7 Kinh nguyệt, khí hư (đới hạ)

Phụ khoa về Y học cổ truyền nghiên cứu kỹ sinh lý, bệnh lý, về 4 vấn đề: kinh nguyệt, khí hư, có thai, sau khi đẻ (sẽ học ở chương bệnh phụ khoa) Để phục vụ cho nhu cầu chẩn đoán chung đối với một người bệnh nữ, phần này chỉ nên sơ lược vấn

đề kinh nguyệt và khí hư

a Kinh nguyệt

Hỏi về chu kỳ, lượng kinh, thời gian hành kinh, màu sắc, tính chất

- Bình thường chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 ngày: thời gian kéo dài 3 – 4 ngày có khi 5 – 6 ngày; lượng kinh bình thường, màu kinh đỏ, không có cục

- Kinh nguyệt trước kỳ, màu kinh: đỏ tươi, số lượng nhiều thường do huyết nhiệt; sắc nhạt, lượng ít, đau bụng sau khi hành kinh do huyết không đầy đủ

- Kinh nguyệt sau kỳ, màu kinh: sắc thẫm có cục, đau bụng trước khi hành kinh, thuộc hàn, ứ huyết, sắc nhạt, kinh ít do huyết hư

- Rong kinh, rong huyết: sắc tím đen, thành khối bụng đau thuộc nhiệt; nhạt màu có cục, đau bụng do Can Thận hư, hoặc Tỳ hư

b Khí hư (đới hạ)

Hỏi về màu sắc, mùi

- Khí hư trắng, lượng nhiều do Tỳ, Thận hư hàn

- Khí hư nhiều, màu vàng, dính, hôi là do thấp nhiệt

IV.THIẾT CHẨN

1 Xem mạch

Trang 21

- Nơi xem mạch: Tại động mạch quay ở tay, động mạch đùi, động mạch chày sau, động mạch mu chân, động mạch thái dương, nhưng phổ biến hơn cả là động mạch quay vị trí ở thốn khẩu

- Ở thốn khẩu nơi động mạch quay đi qua, nơi xem mạch được chia làm 3 bộ: thốn, quan, xích Bộ quan tương ứng với mỏm châm xương trụ kéo ngang, bộ thốn ở dưới

và bộ xích ở trên bộ quan(khi để xuôi tay theo thân)

Tay phải thuộc khí, tay trái thuộc huyết và sơ đồ vị trí các tạng phủ tương ứng với các bộ như sau:

Phế - đại trường

Tỳ - vị Thận dương - tam tiêu

*Cách xem mạch:

- Người bệnh để ngửa bàn tay, thầy thuốc dùng 3 ngón tay trỏ, giữa, nhẫn đặt vào mạch: ngón giữa bộ quan, ngón trỏ bộ thốn, ngón nhẫn bộ xích; tuỳ theo người cao thấp, nhỏ hay lớn mà các ngón tay đặt thưa ra hay khít lại Tay phải của thày thuốc thì xem tay trái của bệnh nhân và ngược lại tay trái của thày thuốc thì xem tay phải của bệnh nhân

- Người bệnh nên nghỉ ngơi 15 phút trước khi xem mạch, nằm hay ngồi thoải mái; chẩn mạch vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì là tốt nhất Thầy thuốc phải bình tĩnh, nhẹ nhàng tập trung tư tưởng, chú ý cảm giác đầu các ngón tay

- Có 3 mức độ ấn tay: ấn nhẹ đã thấy mạch đập (thượng án) là mạch phù; ấn vừa phải (trung án) và ấn sâu sát xương thấy mạch đập (hạ án) là mạch trầm

- Xem mạch có hai loại: Xem chung cả 3 bộ (tổng khán) để nhận định tình trạng chung; cách này đường dùng thông thường nhất; xem từng bộ vị (vi khán, đơn khán)

để đánh giá tình hình từng tạng phủ Thường phối hợp cả hai cách xem: tổng khán trước rồi đơn khán sau

*Các hiện tượng về mạch:

Trang 22

- Mạch bình thường:

Mạch bình thường là mạch có đập cả 3 bộ, không phù, không trầm, người lớn 70 -

80 lần đập trong một phút, hoà hoãn có lực, đi lại điều hoà

Người xưa nói mạch bình thường là mạch có vị khí, có thần và có gốc “Vị khí là gốc của con người” nên mạch có vị khí thì hoà hoãn, điều hoà còn vị khí là mạch thuận không còn vị khí thì mạch nghịch, dùng để đánh giá tiên lượng của bệnh; mạch

có thần là mạch có lực; Thận khí là gốc của con người biểu hiện ở hai mặch xích, mạch bình thường là mạch xích có lực đó là gốc của mạch, khi có bệnh mạch quan thốn mất mà mạch xích còn thì bệnh tình chưa nguy hiểm

Xem mạch bình thường có quan hệ mật thiết với thời tiết, khí hậu, tuổi tác, giới, thể chất và tình trạng tinh thần con người: trẻ em thường mạch đập 120 - 140 lần/ 1phút;

6 tuổi mạch 90 - 110 lần/ 1 phút; thanh niên, người khoẻ mạnh đi có lực, người già, người yếu mạch đập yếu; mạch của phụ nữ (tuổi người lớn) yếu hơn mạch nam giới; người cao lớn thì mạch dài hơn, người thấp thì mạch ngắn, người gầy thì mạch hơi phù, người béo thì mạch hơi trầm Thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến mạch: mùa xuân mạch hơi huyền, mùa hạ mạch hơi hồng, mùa thu mạch hơi phù, mùa đông mạch hơi trầm

- Mạch khi có bệnh:

Khi có bệnh, mạch có thể thay đổi về vị trí nông sâu, về tốc độ nhanh chậm, về cường độ có lực hay không có lực, có quy luật hay không theo quy luật Có những loại mạch kết hợp cả mấy loại trên gọi là kiêm mạch

*Có nhiều sách ghi 28 loại mạch Tài liệu này chỉ nêu 19 loại mạch hay gặp trên lâm sàng:

Theo vị trí nông sâu của mạch:

1 Mạch phù

Sờ nhẹ tay thấy mạch ngay, đè xuống hơi giảm mà không rỗng

Chủ bệnh: bệnh ở biểu

Trang 23

phù vô lực: hư chứng thường do âm hư

(nên hư dương phù ra ngoài)

2 Mạch trầm

Ấn mạnh tay mới thấy mạch đập

Chủ bệnh: bệnh thuộc lý: trầm hữu lực là lý thực; trầm vô lực là lý hư

Theo cường độ của mạch:

Trang 24

Phụ nữ có thai mạch cũng hoạt

8 Mạch sáp

Mạch đi khó khăn, không lưu lợi, sáp, sít

Chủ bệnh: tinh hao, thiếu máu, khí trệ, huyết ứ (không nhu nhuận cân mạch)

9 Mạch hồng

Mạch đi cuồn cuộn như sóng, đến mạch đi nhẹ

Chủ bệnh: nhiệt thịnh Mạch hồng còn có thể thấy trong trường hợp do nhiệt làm mất nước gây ẩm hư và hư dương vượt ra ngoài

10 Mạch đại (đại là to)

Chủ bệnh:

- Mạch đại có lực tà khí thịnh

- Mạch đại không có lực là hoả hốc mà gây âm hư, nên hư dương bốc ra ngoài Cần phân biệt một loại mạch đại nữa thuộc các mạch không có quy luật

Trang 25

Mạch rất nhỏ, rất yếu, khó bắt, có lúc không thấy, khó đếm mạch

Chủ bệnh: âm, dương, khí huyết đều hư; chứng thoát dương (truỵ mạch, choáng)

Theo biên độ của mạch:

13 Mạch nhu

Mạch đi phù, nhỏ mềm

Chủ bệnh: thuộc chứng hư (khí, huyết, âm, thận, hư, tinh kém, tuỷ kiệt)

14 Mạch huyền

Trang 26

Mạch đi ngay thẳng mà dài, căng như sợi dây đàn, dây cung

Chủ bệnh: các bệnh thuộc can đởm, sốt rét, các chứng đau, đàm ẩm

Mạch huyền sác: thực nhiệt; huyền trì; hàn chứng

Huyền hoạt: đàm ẩm; huyền khẩn: đau do ứ huyết

15 Mạch khẩn:

Mạch đi khẩn trương có lực giống như dây thừng vặn xoắn

Chủ bệnh: chứng hàn, đau đớn, ứ đọng đồ ăn

16 Mạch khâu:

Mạch phù, nhưng rỗng bên trong như dọc hành

Chủ bệnh: mất máu, mất nước (thương âm)

Các mạch không theo quy luật:

17 Mạch xúc:

Mạch nhanh cấp, có lúc dừng lại không có quy luật

Chủ bệnh: mạch xúc hữu lực: dương thịnh; thực nhiệt; khí huyết, đàm ẩm, thức ăn trở trệ

Mạch tế xúc vô lực: là chứng hư thoát

18 Mạch kết:

Mạch đến chậm có lúc dừng lại không có quy luật

Chủ bệnh: âm thịnh; khí kết Hằn đảm, ứ huyết khí uất không điều hoà thấy mạch kết

19 Mạch đợi:

Mạch nửa chừng dừng lại có quy luật nhất định

Chủ bệnh: khí huyết suy nhược, phong đau đớn

Trang 27

Biểu hàn đau khớp do phong Chứng biểu hàn có ra mồ hôi Biểu nhiệt, phong nhiệt Phong đàm, biểu chứng kèm thêm đàm thấp

Lý hàn

Lý hàn, đau Hàn gây đau ở kinh mạch can Hàn gây đau, hàn ứ trệ ở kinh mạch can

Lý nhiệt Can nhiệt, can hỏ Đàm ẩm, thực tích Can uất, khí trệ, chứng đau Nhiệt thịnh ở khí phận Đàm nhiệt, đàm hoả

Trang 28

Tế sáp Nhu hoãn

ứ huyết

Lý hư, khí huyết hư, âm hư

Âm hư, huyết hư sinh nội nhiệt Can thận, âm hư, âm hư can uất

Huyết hư kèm ứ huyết Bệnh ở tỳ vị, bệnh mãn tính

- Nóng ở ngoài da, ấn sâu vào giảm: biểu nhiệt

- Ở ngoài da nóng vừa, càng ấn càng thấy nóng: Lý nhiệt

- Lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt dop hư nhiệt (âm hư hoả vượng)

- Khô, nhuận:

+ Da nhuận trơn: tân dịch chưa bị tổn thương

+ Da khô táo: tan dịch giảm, ứ huyết

- Phù: ấm mạnh vết lõm còn là thuỷ thũng, vết lõm nổi đầy ngay là khí thũng Mụn, nhọt: sưng, không nóng: âm thư (áp se lạnh)

sưng, nóng, đỏ, đau: dương thư (áp xe nóng)

b Sờ tay chân: chủ yếu xem về hàn nhiệt

Trang 29

- Lòng bàn tay bàn chân nóng: nội nhiệt

- Tay chân đều nóng nhiều là nhiệt thịnh

- Nóng ở mu bàn tay là do biểu nhiệt (nhiệt thịnh ngoại cảnh)

c Xem bụng (phúc chẩn):

Tuỳ vị trí để xem tạng phủ có bệnh cần trú trọng đến cơn đau, ứ trệ của khí huyết,

hư thực của bệnh tình

- Thiện án (thích xoa bóp) thuộc hư: cự án (không thích xoa bóp); thuộc thực

- Bụng có khối, rắn, đau, không di chuyển thường là khối giun, ứ huyết lúc có lúc tan, ấn vào không thấy hình thể, không ở một nơi nhất định thường do khí trệ

nhân viên y tế, người bệnh

- Chào hỏi và mục đích thăm khám

Trang 30

- Cử động của chất lưỡi (khi thè,

uốn cong lưỡi, sang trái, phải)

- Màu sắc, tính chất màu của chất

- Tổng điểm tối đa: 33 điểm

- Tiêu chuẩn phải đạt: Sinh viên phải đạt từ 17 điểm trở lên

Trang 31

B.2 - BẢNG KIỂM KĨ NĂNG VĂN CHẨN

Trang 32

- Tiêu chuẩn phải đạt: Sinh viên phải đạt từ 6 điểm trở lên

13 Vấn kinh nguyệt, thai sản, chửa đẻ (nữ),

sinh hoạt tình dục (nam)

14 Thể hiện kỹ năng giao tiếp

Trang 33

15 Giúp bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái

- Tổng điểm tối đa: 48 điểm

- Tiêu chuẩn phải đạt: Sinh viên phải đạt từ 24 điểm trở lên

B.4 - BẢNG KIỂM KĨ NĂNG THIẾT CHẨN

Trang 34

1 = có làm nhưng không đạt

2 = làm được nhưng chưa thuần thục

3 = làm thuần thục

Cách đánh giá:

- Tổng điểm tối đa: 24 điểm

- Tiêu chuẩn phải đạt: Sinh viên phải đạt từ 12 điểm trở lên

Trang 35

1 Biết được tầm quan trọng của việc khai thác bệnh sử

2 Thực hiện được phần hỏi bệnh, khám bệnh và làm bệnh án theo mẫu bệnh án Y học cổ truyền

A NỘI DUNG

I ĐẠI CƯƠNG:

Giao tiếp với người bệnh là kỹ năng quan trọng khởi đầu cho quá trình tạo mối quan

hệ chuyên môn với người bệnh, bắt đầu chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.Một bác

sĩ giỏi không chỉ có kiến thức tốt, kỹ năng giỏi mà còn phải có khả năng giao tiếp hiệu qủa với người bệnh

Hỏi bệnh sử thực chất là quá trình giao tiếp để người bệnh cung cấp thông tin cho bác sỹ Vậy, nếu quá trình giao tiếp tốt thì chất lượng thông tin cung cấp từ người bệnh sẽ đầy đủ và đạt yêu cầu chuyên môn

II QUY TRÌNH KHAI THÁC BỆNH SỬ VÀ TIỀN SỬ

1 Chào và hỏi tên người bệnh giải thích mục đích của cuộc giao tiếp, giới thiệu, làm quen với người bệnh

- Bác sỹ chủ động chào người bệnh, mời người bệnh ngồi xuống ghế Bác sỹ tự giới thiệu tên mình, hỏi tên người bệnh

- Bác sỹ giải thích lý do cần hỏi bệnh sử và đề nghị người bệnh đồng ý cung cấp thông tin

- Sau đó bác sỹ cần sử dụng tên riêng của người bệnh trong suốt quá trình giao tiếp Khi sử dụng tên riêng, bác sỹ sẽ tạo được cảm giác thân thiện và quan tâm đến người bệnh, tạo mối quan hệ tốt với người bệnh

Trang 36

2 Thông báo với người bệnh khi cần ghi chép thông tin vào bệnh án

- Quy định về đạo đức nghề nghiệp yêu cầu nhân viên y tế phải có được sự đồng ý của người bệnh khi ghi chép lại bất kỳ thông tin các nhân và thông tin y khoa nào của họ Do đó bác sỹ phải giải thích về việc cần ghi chép thông tin của người bệnh vào bệnh án và đề nghị người bệnh đồng ý

3 Nhìn và quan sát toàn bộ gương mặt và thể trạng của người bệnh

- Ánh mắt bác sỹ nhìn thẳng vào mắt người bệnh một cách ân cần, chu đáo, lịch sự

- Trong khi đặt câu hỏi và nghe người bệnh trả lời, bác sỹ nên quan sát thái độ và ngôn ngữ không lời của người bệnh Khi quan sát bác sỹ sẽ phát hiện được những biểu hiện của người bệnh qua ngôn ngữ không lời, mà đôi khi người bệnh không muốn nói ra

4 Sử dụng câu hỏi mở

- Các câu hỏi mở được dùng để hỏi về thời gian, diễn biến của bệnh, triệu chứng chính, mức độ nặng nhẹ và các vấn đề liên quan Các câu hỏi mở thường bắt đầu bằng cụm từ: Anh/chị/bác hãy kể lại…và/hoặc kết thúc bằng như thế nào?

- Lý do đến khám: Bác hãy kể về lý do khiến bác phải đi khám bệnh

- Biểu hiện của bệnh: Bác hãy kể về lúc bắt đầu bị bệnh là khi nào và biểu hiện bệnh như thế nào

- Vấn đề nổi bật (triệu chứng chính): bác vừa mới nói bác bị đau ngực trái, bác hãy

kể chi tiết về triệu chứng đau này

- Thời gian: Thời gian diễn biến của bệnh như thế nào?

- Vị trí: Bác hãy kể lại những vị trí đau trên cơ thể

Trang 37

Bác sỹ cần sử dụng ngôn ngữ có lời và không lời để khuyến khích người bệnh tiếp tục câu chuyện của mình, hoặc dừng mạch nói chuyện của người bệnh lại khi cảm thấy đã đủ thông tin

6 Sử dụng câu hỏi đóng

Sau khi đã thu nhận đủ thông tin và người bệnh đã có thời gian trình bày về vấn đề sức khỏe mà họ cần bác sỹ giúp đỡ, bác sỹ cần sử dụng câu hỏi đóng để khẳng định lại thông tin và chuyển sang vấn đề khác Câu hỏi đóng thường được bắt đầu bằng:

Có phải anh/chị/bác… và kết thúc bằng … đúng không?

7.Sử dụng cặp câu hỏi đối chứng

Nhiều người bệnh có thể do vô tình hoặc cố ý cung cấp thông tin không chính xác Với những bác sỹ có kinh nghiệm sẽ dễ dàng phát hiện những mâu thuẫn trong lời

kể của bệnh nhân Lúc này bác sỹ nên sử dụng cặp câu hỏi đối chứng để kiểm tra lại thông tin khi thấy có sự thiếu logic trong câu chuyện của người bệnh

8 Tóm tắt thông tin quá trình bệnh lý của người bệnh

Thông tin trong quá trình hỏi bện sử được thầy thuốc tóm tắt lại để người bệnh hiểu đồng thời cũng kiểm tra lại toàn bộ thông tin trong lời kể của người bệnh

9 Cảm ơn người bệnh và chào tạm biệt

III KỸ NĂNG LÀM BỆNH ÁN Y HỌC CỔ TRUYỀN

3.1 Phần hành chính: Họ, tên, tuổi…

3.2 Lý do vào viện

Là biểu hiện khó chịu nhất làm bệnh nhân phải đi khám bệnh (thường không quá 3 triệu chứng, các triệu chứng được viết cách nhau bằng dấu phẩy hoặc gạch nối, không ghi dấu cộng giữa các triệu chứng)

3.3 Bệnh sử

Mô tả quá trình diễn biễn bệnh từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến thời điểm hiện tại (khi làm bệnh án):

Trang 38

- Nêu diễn biến tuần tự các triệu chứng và ảnh hưởng qua lại của các triệu chứng với nhau, mô tả theo thứ tự thời gian

- Biểu hiện bệnh lý đầu tiên là gì? các triệu chứng kế tiếp như thế nào?

Với mỗi triệu chứng cần mô tả các đặc điểm: hoàn cảnh xuất hiện, thời điểm xuất hiện, mức độ, tính chất và diễn biến từ khi xuất hiện cho đến hiện tại Bệnh nhân

đã được khám ở đâu, chẩn đoán như thế nào, điều trị gì, trong thời gian bao lâu? Kết quả điều trị như thế nào, triệu chứng nào còn, triệu chứng nào mất đi?

- Tiền sử thai sản (với phụ nữ)

- Các yếu tố nguy cơ: rượu bia, thuốc lá,

- Tiền sử gia đình, người thân: gia đình có ai mắc bệnh giống BN, hoặc có những bệnh đặc biệt có tính chất gia đình, di truyền (nếu có thì mô tả quan hệ với BN thế nào, tính chất biểu hiện ra sao ); xung quanh hàng xóm, đồng nghiệp hoặc những người thường xuyên tiếp xúc có ai mắc bệnh như bệnh nhân không?

Trang 39

2 Bệnh diễn biến bao lâu rồi

3 Vào viện vì lý do gì

4 Qua hỏi bệnh, khám lâm sàng thấy có các chứng hậu và chứng trạng sau( mô tả các triệu chứng thăm khám phát hiện được) Chú ý nên sắp xếp thành chứng hậu và chứng trạng Ví dụ: Hội chứng Tỳ Vị hư hàn, hội chứng Can Thận âm hư…

3.10.2 Điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc:

- Châm cứu: Châm /tả/ bình bổ bình tả, công thức huyệt

- Xoa bóp bấm huyệt:

- Thủy châm…

3.10.3.Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt

Trang 40

1 Chào người bệnh, bác sỹ tự giới thiệu tên

và hỏi tên người bệnh

2 Giải thích mục đích cuộc nói chuyện Đề

nghị người bệnh đồng ý cung cấp thông tin

3 Thông báo về việc ghi thông tin vào bệnh

án và đề nghị người bệnh đồng ý

4 Sử dụng câu hỏi mở

5 Lắng nghe và khuyến khích người bệnh

nói bằng cả ngôn ngữ có lời và không lời

6 Sử dụng câu hỏi đóng để khẳng định lại

thông tin

7 Sử dụng cặp câu hỏi đối chứng

8 Tóm tắt thông tin quá trình bệnh lý của

người bệnh

9 Cảm ơn người bệnh, chào tạm biệt

10

Thái độ, tác phong trong quá trình giao

tiếp (có quan tâm, chú ý lắng nghe, giọng

nói truyền cảm)

Ghi chú: 0 = không thực hiện

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w