1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các công cụ hùng biện trong bài diễn văn tuyên bố thắng cử và bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống donald trump

56 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Công Cụ Hùng Biện Trong Bài Diễn Văn Tuyên Bố Thắng Cử Và Bài Diễn Văn Kết Thúc Nhiệm Kỳ Của Tổng Thống Donald Trump
Tác giả Hồ Hữu Yên Minh
Người hướng dẫn T.S Hồ Thị Mỹ Hậu
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Khoa Quốc Tế học
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 624,11 KB

Nội dung

Mục tiêu Đề tài này nghiên cứu các công cụ hùng biện được sử dụng trong bài diễn văn tuyên bố thắng cử và bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của cựu tổng thống Donald Trump.. Harris để xác đ

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

Chủ nhiệm đề tài: Sinh viên Hồ Hữu Yên Minh

Đơn vị: Khoa Quốc Tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại Học Huế Giảng viên hướng dẫn: T.S Hồ Thị Mỹ Hậu

Thời gian thực hiện: 12 tháng (01/2022 - 12/2022)

HUẾ, 2022

Trang 2

2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

Trang 3

3

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm đề tài: Hồ Hữu Yên Minh

Số điện thoại liên lạc: 0911307607

Email: minhhohuuyen@gmail.com

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Cơ quan, cá nhân phối hợp thực hiện:

1 Hồ Đỗ Quỳnh Như

Thời gian thực hiện: 1/2022-12/2022

1 Mục tiêu

Đề tài này nghiên cứu các công cụ hùng biện được sử dụng trong bài diễn văn tuyên bố thắng

cử và bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của cựu tổng thống Donald Trump Từ đó, nhóm tác giả phân tích công dụng của những công cụ hùng biện đó đối với 02 bài diễn văn nêu trên

Trang 4

4

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp định tính, phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu; phương pháp so sánh và đối chiếu; kết hợp cùng tổng hợp các công cụ hùng biện của nhà nghiên cứu R A Harris để xác định các công cụ hùng biện được sử dụng trong hai bài diễn văn của cựu tổng thống Trump

Các phương pháp nghiên cứu và khung lý thuyết này giúp nhóm tác giả xác định các công cụ hùng biện có mặt trong hai bài diễn văn và phân tích cụ thể giá trị của những công cụ hùng biện này đối với từng bài phát biểu Từ đó, rút ra được kết luận về công dụng của các công cụ hùng biện trong việc diễn thuyết trước công chúng nói chung

Trang 5

The research methods used include: qualitative methods, research and data analysis methods ; methods of comparison and contrast; combined with the theoretical framework of rhetorical devices of researcher R A Harris to identify the rhetorical devices used in two speeches of former President Trump

Trang 6

6

These research methods and theoretical frameworks help the authors identify the rhetorical devices in the two speeches and analyze their purposes in each speech From there, conclusions can be drawn about the use of rhetorical devices in public speaking in general

Key findings

This study is under the scope of scientific article published in the Scientific Notice of the University of Foreign Languages and International Studies, Hue University This is a university-level scientific research study that can be used as a reference in studying and researching subjects, as follow: Scientific Research in International Relations and Speaking 5 (Public Speaking)

Trang 7

Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước 1

1.7 Bài diễn văn đắc cử và bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của cựu tổng thống Donald Trump

6

Trang 8

8

3.1.3 Công cụ hùng biện được sử dụng để biểu thị tượng hình (decoration) 16

Trang 9

9

3.2.3 Công cụ hùng biện được sử dụng để biểu thị tượng hình (decoration) 25

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước

Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh đề tài diễn ngôn chính trị và các công cụ hùng biện đi kèm, từ những bài nghiên cứu chung đến những nghiên cứu về từng chính trị gia

cụ thể David, M K (2014) chọn tìm hiểu các chiến lược trong bài phát biểu của một loạt vị lãnh đạo trên thế giới để tìm ra công cụ được sử dụng phổ biến nhất, giúp những chính trị gia này thuyết phục người nghe đi theo lập trường của mình Trong khi đó, Taping và cộng sự (2017) đã tìm hiểu và phân tích công dụng của một loạt các công cụ hùng biện được bà Hillary Clinton sử dụng trong bài phát biểu khi thất cử Ngoài ra còn có Hernández-Guerra, C (2012) với bài nghiên cứu xem xét nghệ thuật diễn ngôn trong bài nói của cựu tổng thống Obama tại Ghana, trên cả phương diện văn bản được soạn trước và cách ông Obama thể hiện bằng lời nói

Ở Việt Nam, tác giả Lê Thị Phương Lan (2018) đã nghiên cứu về phép ẩn dụ trong bài phát biểu của hai vị cựu tổng thống Mỹ Barack Obama và Bill Clinton ở hai bối cảnh khác nhau: khi ở Mỹ và khi đến thăm Việt Nam Bên cạnh, thạc sĩ Nguyễn Thị Hằng Nga đã có bài nghiên cứu trường hợp dựa trên bài phát biểu của Hillary Clinton và cách bà sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả Bài báo đem đến hai góc nhìn gồm mặt nội dung (nói những điều khán giả muốn nghe) và biện pháp tu từ (phép lặp, phép tương phản, câu hỏi tu từ)

Tính cấp thiết của đề tài

Ngôn ngữ là công cụ quan trọng giúp chúng ta đạt được mục đích trong giao tiếp Edward Schiappa, một học giả về giao tiếp và hùng biện cho rằng: “Kể từ thời Hy Lạp cổ đại, lời nói của một người đã được xem là biểu hiện của suy nghĩ nội tâm và năng lực trí tuệ của người đó” Vì thế, khi sử dụng ngôn ngữ một cách có chiến lược, con người có thể biến ngôn ngữ thành một công cụ hữu hiệu trong việc bộc lộ đặc điểm tính cách của người nói

Xét đến những bài phát biểu trước công chúng, trong đó có các bài phát biểu của nguyên thủ quốc gia, chức năng nêu trên đóng vai trò quan trọng trong thể hiện khả năng ảnh hưởng của người nói đến người nghe Chính vì thế, nhóm tác giả chọn nghiên cứu 02 bài diễn văn của tổng thống Donald Trump: Bài diễn văn tuyên bố thắng cử và Bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ,

để thấy được cách vị tổng thống này vận dụng những công cụ hùng biện khi nói trước công chúng Các công cụ hùng biện không chỉ đề cập đến cách lựa chọn ngôn từ mà còn ở cách nó truyền tải thông điệp đến với người nghe Đặc biệt khi tổng thống Donald Trump luôn được biết đến với hình ảnh một chính trị gia độc đáo, với phong cách nói chuyện đã tạo dựng được thương hiệu của riêng ông Chính những điểm đặc biệt này của vị tổng thống Mỹ thứ 45 đã thu hút không ít nghiên cứu về các chiến lược sử dụng công cụ hùng biện về mặt chính trị và ngôn ngữ khi nói trước công chúng của ông

Hai bài diễn văn của tổng thống Donald Trump ở hai thời điểm 2016 và 2021 có những mục đích khác nhau và với các cách sử dụng ngôn ngữ giống và khác nhau Từ việc tìm hiểu

và so sánh các công cụ chiến lược hùng biện trong hai hoàn cảnh nêu trên, nhóm tác giả mong muốn tìm hiểu cách tổng thống Donald Trump sử dụng từng công cụ hùng biện trong các bài diễn văn của mình, từ đó rút ra được một số kết luận về phong cách hùng biện của ông

Là những sinh viên của khoa Quốc tế học, được đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, nhóm tác giả có niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ và sức mạnh chính trị của nó những phong cách nói trước công chúng và sức mạnh mà ngôn từ mang lại qua cách giao tiếp này Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, nhóm tác giả chọn đề tài

“Phân tích các công cụ hùng biện trong Bài diễn văn tuyên bố thắng cử và Bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump” để tiến hành nghiên cứu

Trang 11

Câu hỏi nghiên cứu

Với các mục tiêu nghiên cứu đó, nhóm tác giả đưa ra một câu hỏi nghiên cứu chính gồm: Các công cụ hùng biện mà tổng thống Donald Trump đã sử dụng là gì?

Trang 12

3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Ở chương này, nhóm tác giả sẽ giải thích một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu,

bao gồm: Diễn ngôn (discourse), bài diễn văn của tổng thống (presidential speech), chiến lược hùng biện (rhetorical strategy) Sau đó, nhóm tác giả xem xét lại những nghiên cứu trước đây

về đề tài này để tìm ra điểm còn khuyết thiếu mà bài nghiên cứu của chúng tôi có thể bổ sung

1.1 Giới thiệu về Diễn ngôn

1.1.1 Diễn ngôn

Diễn ngôn (discourse) là một dạng văn bản được viết và nói, được thực hành thông qua các hệ

tư tưởng cụ thể và không có ngôn ngữ truyền thống (Fairclough, 1995) Diễn ngôn được xây dựng một cách hệ thống và có thể đoán trước được trong ngữ cảnh cụ thể (Richardson, 2011) Theo Foucault (1972), diễn ngôn ngoài là một phương tiện giao tiếp, còn là một hệ thống quyền lực có khả năng kiểm soát hành động và suy nghĩ của con người

Nói trước đám đông (public speaking) là một phạm trù thuộc diễn ngôn Trong cuốn sách “Best Practice Guide Public Speaking” (2014), Peter Matjašič đã đề cập rằng nói trước

đám đông thường được hiểu là nói mặt đối mặt giữa cá nhân và khán giả nhằm mục đích giao tiếp và thuyết phục người nghe

Diễn ngôn là một chủ đề nghiên cứu nghiên cứu quen thuộc của ngành ngôn ngữ học Hơn nữa, với những tác động đa chiều, đa diện của diễn ngôn đến các lĩnh vực trong đời sống như mối quan hệ của con người, bản sắc văn hoá hay chuẩn mực xã hội, diễn ngôn còn được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều lĩnh vực học thuật khác như khoa học chính trị (Wilson, J., 2015), xã hội học (García Agustín, 2015), văn hoá học (Threadgold, 2003), triết học (Hadot, P., Davidson, A I., & Wissing, 1990), v.v

1.1.2 Phân tích diễn ngôn

Theo Fairclough (1992), phân tích diễn ngôn (discourse analysis) là nghiên cứu cách mà ngôn

ngữ được sử dụng dựa trên từng bối cảnh xã hội khác nhau, từ đó làm rõ được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và quyền lực hay ý thức hệ Một khía cạnh của phân tích diễn ngôn là phân tích

diễn ngôn phê bình (critical discourse analysis) Dựa vào các khung lý thuyết như ngôn ngữ,

văn hoá, xã hội và phê bình, nó tìm hiểu sâu và nhấn mạnh những yếu tố như ngữ cảnh, mối quan hệ quyền lực và hệ tư tưởng để tìm ra những ý nghĩa ẩn trong giao tiếp của con người Nhờ đó, phân tích diễn ngôn phê bình được áp dụng trong việc nghiên cứu diễn ngôn ở nhiều lĩnh vực Ví dụ như Bhatia, A (2006) có bài phân tích diễn ngôn phê bình các buổi họp báo chính trị, hay George Mwangi và cộng sự (2018) đã phân tích diễn ngôn phê bình chiến dịch truyền thông I, Too, Am ở hai trường đại học Harvard và Oxford Theo sự phát triển của xã hội, phân tích diễn ngôn không chỉ dừng lại ở bối cảnh đời sống thật mà còn mở rộng đến nền tảng kỹ thuật số như các trang mạng xã hội Rambe, P (2012) đã có bài phân tích diễn ngôn phê phán về sự tương tác trong các bài đăng trên nền tảng Facebook

Nghiên cứu này tập trung phân tích khía cạnh ngôn ngữ của diễn ngôn chính trị

1.2 Chiến lược hùng biện

Chiến lược hùng biện (rhetorical strategy) là cách mà người nói hoặc người viết sử dụng từ

ngữ và chuyển tải thông tin một cách hiệu quả để thuyết phục và gây sức ảnh hưởng lên người nghe (Harris, R A., 1997) Một trong những thành công trong chiến lược hùng biện là biết vận

dụng các công cụ hùng biện (rhetorical device) Theo nhà nghiên cứu Harris (1997), các công

cụ này có thể được chia làm ba loại: (1) liên quan đến nhấn mạnh, liên kết, làm rõ nội dung và

trọng tâm (sự tương phản (antithesis), sự thiếu sót có chủ ý các liên từ (asyndeton), phép so

Trang 13

4

sánh (simile), ); (2) liên quan đến sắp xếp bố cục, chuyển câu/ đoạn (sử dụng quá mức có chủ

ý các liên từ hoặc mệnh đề liên tiếp (polysyndeton)); (3) liên quan đến trang trí và đa dạng (ẩn

dụ (metaphor), nhân cách hóa (personification), )

Nhóm tác giả chọn hệ thống công cụ hùng biện (Rhetorical devices) của nhà nghiên

cứu R A Harris để nghiên cứu các công cụ hùng biện được áp dụng trong từng bài diễn văn Các công cụ này được nghiên cứu qua ba nhóm chính: (1) liên quan đến nhấn mạnh, liên kết,

làm rõ nội dung và trọng tâm (“ emphasis, association, clarification, and focus”): sự tương

phản (antithesis), sự thiếu sót có chủ ý các liên từ (asyndeton), phép so sánh (simile), ; (2) liên quan đến sắp xếp bố cục, chuyển câu/ đoạn ( physical organization, transition, and disposition

or arrangement): sử dụng quá mức có chủ ý các liên từ hoặc mệnh đề liên tiếp

(polysyndeton)…; (3) liên quan đến ngôn ngữ tượng hình và biến thể ngôn ngữ (decoration and variety): ẩn dụ (metaphor), nhân cách hóa (personification), Bài diễn văn có thể sử dụng kết

hợp công cụ trong mỗi nhóm để có được những hiệu quả mong muốn Trong khi cách sắp xếp

bố cục và làm rõ nội dung giúp truyền tải thông tin, quan điểm của người nói một cách chính xác, dễ hiểu nhất; các công cụ liên kết và động tác đáp trả trước những phản ứng trái chiều lại giúp thuyết phục người nghe tin vào những lời nói đó Theo Harris, người tiếp nhận một bài viết hay một bài diễn văn luôn có cách nghĩ và góc nhìn khác với người viết/ người nói Tuy nhiên, khi sử dụng hợp lý hệ thống các công cụ hùng biện này của Harris trong bài phát biểu giúp lời nói và ý tưởng của người nói chạm được đến người nghe, khiến họ không chỉ tập trung vào bài nói mà còn bị thuyết phục bởi những tư tưởng được đưa ra

1.4 Giới thiệu về bài diễn văn của tổng thống

Để phân tích được các bài diễn văn của tổng thống (presidential speech) hay các bài diễn văn mang tính chính trị (political speech), cần hiểu khái niệm diễn văn là một phạm trù quan trọng

trong diễn ngôn Các bài diễn văn chính trị đề cập thường ở dưới dạng các bài phát biểu hoặc bài diễn văn công khai do người đứng đầu một quốc gia hoặc quan chức chính phủ, các đại diện khác của chính phủ thực hiện nhằm làm rõ lập trường, ý kiến và chính sách của chính phủ (Harris, R A., 1997) Các bài diễn diễn văn luôn được chính trị hóa để thuyết phục đất nước hay cộng đồng và để người dân quen dần với các chính sách, kế hoạch hay các hành động mang tính kinh tế- xã hội (Noermanzah, N., 2017) Nhà nghiên cứu ngôn ngữ van Dijk (1997) cho rằng việc nghiên cứu các bài diễn văn chính trị cần đồng thời nhấn mạnh mối liên hệ giữa diễn giả và sự kiện chính trị đương thời (Harris, R A., 1997) Ông cũng cho rằng sự kết hợp giữa bối cảnh và ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng trong các diễn văn chính trị Có nhiều loại

diễn văn chính trị: các diễn văn của nhà nước (state speech), diễn văn của quốc hội (parliamentary speech), diễn văn tại các lễ kỷ niệm quốc gia (speech at national celebrations), diễn văn trong các dịp biểu tình (speech on demonstration occasions) và diễn văn trong các chiến dịch (campaign speech) (Staugaitė, I., 2014) Các nghiên cứu liên quan

tập trung vào các khía cạnh sau: nói chuyện chính trị và thảo luận trực tuyến (Anastasia & Stamou, 2018; Magdalena & Diana, 2009), mối quan hệ giữa chính trị, hệ tư tưởng và chính phủ (Fairclough, 1989; Hudson, 1978; van Dijk, 1997) và một số nghiên cứu phân tích các diễn văn của cựu tổng thống Donald Trump mà nhóm tác giả sẽ đề cập ở phần sau của mục này Do

đó, có thể thấy hùng biện trong diễn văn tổng thống là một kỹ năng quan trọng, cần thiết đối với lãnh đạo chính phủ của bất kì xã hội nào

1.5 Giới thiệu về bài diễn văn tuyên bố thắng cử và bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump:

1.5.1 Bài diễn văn tuyên bố thắng cử:

Donald Trump từ một doanh nhân rẽ hướng sang con đường chính trị bằng việc tham gia vào đợt bầu cử tổng thống Hoa Kỳ Ông bắt đầu từ vị trí ứng cử viên của Đảng Cộng hoà, sau đó

Trang 14

5

giành được bầu cử của Đảng và cuối cùng giành chiến thắng trở thành tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bài phát biểu chiến thắng của Donald Trump được thực hiện ngay khi có kết quả số phiếu bầu của ông đã chiến thắng đối thủ Hillary Clinton, tại khách sạn New York Hilton Midtown, Manhattan vào ngày 9 tháng 11 năm 2016 Trong bài diễn văn này, ông Trump bắt đầu bằng việc gửi lời cảm ơn, sự biết ơn đến với các nhân viên đã cùng thực hiện chiến dịch tranh cử, đến các thành viên gia đình ông và đến những người ủng hộ Trump Sau

đó, ông tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng của tính đoàn kết trong nước Mỹ và nêu lời cam kết sẽ trở thành một tổng thống của tất cả người dân Mỹ, biến nước Mỹ trở nên vĩ đại trở lại

Từ xuất thân đặc biệt, Donald Trump cũng trở thành một chính trị gia có cách nói chuyện đặc biệt, điều này được thể hiện trong phong cách diễn thuyết và cách sử dụng ngôn ngữ khác với các bài diễn văn chính trị thường thấy Hơn nữa, việc ông đắc cử trở cũng là một kết quả đầy bất ngờ sau một kỳ tranh cử gây nhiều sự chia rẽ Vì thế, ngoài các chủ đề ông thể hiện trực tiếp trong bài diễn văn, chính quyền Trump còn có mục đích chứng minh với quần chúng rằng Donald Trump là một người hội tụ đủ phẩm chất và năng lực cho vị trí này

1.5.2 Bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ:

Sau một nhiệm kỳ tại vị, năm 2020, Donald Trump tiếp tục tham gia tranh cử vị trí tổng thống thứ 46 của Hoa Kì nhưng đã thất bại trước đối thủ của mình là ông Joe Biden đến từ Đảng Dân chủ Ông Trump được dự kiến rời Nhà Trắng lúc 08 giờ sáng thứ Tư, trước khi Joe Biden nhậm chức vào buổi trưa cùng ngày Trong ngày thứ Ba, ngày 19 tháng 1 năm 2021, ngày làm việc trọn vẹn cuối cùng của ông tại Nhà Trắng, Trump đã thực hiện bài diễn văn đánh dấu sự kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình Trong bài phát biểu tạm biệt của mình, vị cựu tổng thống gửi lời cảm ơn đến cộng sự, gia đình và những người ủng hộ mình, nhắc lại các thành tựu ông

đã đạt được trong suốt nhiệm kỳ và gửi lời chúc đến chính quyền mới, tuy không hề nhắc đến tên vị tổng thống mới Ông Trump nhấn mạnh việc ông đã hoàn thành những lời cam kết của mình trong bài diễn văn chiến thắng đợt tranh cử năm 2016 Ông Trump nói: "We did what we came here to do, and so much more" (Chúng tôi đã hoàn thành những sứ mạng của mình khi ở

vị trí này, và còn nhiều hơn thế nữa) (Watson, K., 2021)

1.6 Nghiên cứu về diễn ngôn chính trị

Việc nghiên cứu các bài diễn văn của tổng thống không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học chính trị và nhà sử học mà còn thu hút được sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học Một nhóm các bài nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào tìm hiểu những biện pháp tu từ hay

phương pháp tạo thông điệp (framing) để tối đa hiệu quả định hình nhận thức của công chúng

về vấn đề được trình bày Ví dụ, Loughery & Ewald (2013) đã có bài nghiên cứu về chiến lược hùng biện của Obama và McCain ở buổi tranh biện thứ 03 trong cuộc bầu cử năm 2008 Hay Lesz, B (2011) nghiên cứu phép ẩn dụ trong các bài phát biểu của cựu tổng thống Obama và những kết quả về ý thức hệ của chúng Một chủ đề nghiên cứu phổ biến khác là tầm ảnh hưởng của những bài diễn thuyết này đối với công chúng Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được tầm ảnh hưởng của những bài phát biểu này trong việc định hướng dư luận về các vấn đề chính sách hoặc vấn đề khủng hoảng Như Oliver và cộng sự (2011) đã phân tích tác động của các bài phát biểu từ tổng thống đến suy nghĩ của công chúng về vấn đề ma tuý ở Mỹ

Trang 15

6

Về Donald Trump, nhóm tác giả nhận thấy các nghiên cứu liên quan đến diễn ngôn của

vị cựu tổng thống này có sự đa dạng trong khai thác các khía cạnh nghiên cứu và phương pháp phân tích diễn ngôn Ginting, R S P et al (2019) nghiên cứu về các kỹ thuật thuyết phục trong tranh biện được sử dụng bởi tổng thống Donald Trump Nghiên cứu tập trung khai thác diễn

văn trên 03 khía cạnh: “logos”, “ethos” và “pathos” Nghiên cứu của Zhu, L., & Wang, W (2020) được thực hiện nhằm phân tích hai bài diễn văn chính trị của tổng thống Donald Trump

và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Wang Yi trong phiên họp thứ 72 của hội đồng Liên

Hợp Quốc Tác giả áp dụng mô hình diễn ngôn 03 khía cạnh của Fairclough (Fairclough’ s Dimensional Discourse Model) làm khung phân tích để hiểu rõ hơn về tác động qua lại của

3-diễn ngôn, hệ tư tưởng và xã hội cũng như xem xét các đặc điểm ngôn ngữ của văn bản, các

khía cạnh diễn ngôn và thực tiễn xã hội Dựa trên hệ thống ngoại động từ (Transitivity system)

trong Hệ thống- Chức năng của Ngữ pháp được phát triển bởi nhà nghiên cứu Halliday

(Halliday’s Systemic- Functional Grammar), nghiên cứu của Zhao, M., & Zhang, Y (2017)

hướng tới việc phân tích hệ thống ngoại động từ trong bài diễn văn nhậm chức của tổng thống

Mỹ Donald J Trump vào năm 2017 Nghiên cứu của Rachman, A., & Yunianti, S (2017) nhằm phân tích những phát biểu của Donald Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông vào ngày 16 tháng 11 năm 2015 tại Trung tâm Hội nghị Knoxville Phương pháp nghiên cứu chính

là mô tả định tính (Descriptive qualitative), trong đó lý thuyết chuyên đề trong phương pháp Phân tích Diễn ngôn Phê bình Van Dijk (CDA's Van Dijk thematic theory) được sử dụng

Nghiên cứu về các diễn ngôn của tổng thống Trump trên mạng xã hội Twitter cũng được chú

ý Một trong số đó là nghiên cứu của Kreis, R (2017) đã áp dụng cách tiếp cận diễn ngôn- lịch

sử của phương pháp Phân tích Diễn ngôn Phê bình trong phân tích ý nghĩa và công dụng của các chiến lược diễn ngôn mà tổng thống Trump sử dụng trên Twitter Nghiên cứu của Ramos Palacios, L M (2018) phân tích diễn ngôn chính trị thông qua nghiên cứu bảy đặc điểm đại diện của ngôn ngữ được sử dụng bởi hai ứng cử viên Donald Trump và Hillary Clinton trong

các cuộc tranh luận tổng thống Hoa Kỳ năm 2016: đại từ nhân xưng (personal pronouns), danh sách ba phần (three-part lists), các cặp tương phản (contrastive pairs), ẩn dụ khái niệm (conceptual metaphors), phần bổ sung (fillers), từ tương đương (equivocations) và ngắt lời (interruptions) Cũng liên quan tới cuộc tranh luận tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, hai nhà

nghiên cứu Nguyen, Q N., & Sawalmeh, M H M (2020) đã kết hợp cả ba khung nghiên cứu của Fairclough (1993), Halliday (1971) và Goffman (1967) để phân tích các chiến lược tranh luận của tổng thống Donald Trump

1.7 Bài diễn văn đắc cử và bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của cựu tổng thống Donald Trump

Bài diễn văn tuyên bố thắng cử (victory speech) của cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ được

tân tổng thống đưa ra sau một hành trình tranh cử lâu dài và cam go Nó sẽ không chỉ tiết lộ danh tính của tổng thống mới mà còn kết luận tóm tắt của cuộc bầu cử, niềm vui về kết quả và

quan điểm chính trị mới (Liu, X., & Zhang, H., 2018) Bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ (farewell address) là bài phát biểu tổng kết lại những thành tựu và những điểm cần khắc phục của nhiệm

kỳ trước đó Truyền thống phát biểu kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ bắt đầu từ bài phát biểu của tổng thống George Washington (1976) Là hai bài nói có mục đích khác nhau: Một bài diễn văn để bắt đầu nhiệm kỳ và một bài diễn văn để kết thúc nhiệm kỳ Cộng với yếu tố những cá tính độc đáo và các phát ngôn gây nhiều tranh cãi của tổng thống Donald Trump, bài diễn văn tuyên bố thắng cử và bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Trump cần được chú trọng và nghiên cứu

Trang 16

7

1.8 Các hệ thống công cụ hùng biện

Cho tới nay đã có một số nhà nghiên cứu đưa ra các danh sách tổng hợp các công cụ hùng biện theo nhiều cách tổ chức và giải thích rõ ràng, cụ thể Ví dụ như trang “Silva Rhetoricae" (The Forest of Rhetoric), một kho lưu trữ online của tiến sĩ Gideon O Burton Đây là cuốn từ điển các công cụ hùng biện được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái của tên Mỗi công cụ hùng biện được cung cấp khái niệm, ví dụ và các gợi ý công cụ tương tự Với hơn 430 công cụ hùng biện được liệt kê, đây là một nguồn tham khảo hữu ích giúp hiểu và sử dụng các công cụ hùng biện một cách hiệu quả Ngoài ra, cuốn "Rhetorical Devices: A Handbook and Activities for Student Writers" của các tác giả Brendan McGuigan và Douglas Grudzina tập hợp các công cụ hùng biện phổ biến, đưa ra giải thích rõ ràng, cụ thể cùng một loạt ví dụ và bài tập xác định công cụ

đó Trong khi đó, cuốn "A Handlist of Rhetorical Terms" viết bởi Richard A Lanham đưa ra một danh sách toàn diện các thuật ngữ như hình thái tu từ và các công cụ hùng biện Cuốn sách này bao gồm khái niệm, ví dụ và giải thích cách các công cụ này được sử dụng trong các bối cảnh giao tiếp

Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã lựa chọn hệ thống công cụ hùng biện của nhà nghiên cứu Harris nhằm tham khảo để xác định các công cụ xuất hiện trong hai bài diễn văn đã chọn "Harris's Handbook of Rhetorical Devices" của nhà nghiên cứu Harris trình bày một lượng lớn các công cụ hùng biện cùng định nghĩa, giải thích và ví dụ chi tiết Đầu tiên, các công cụ được xếp loại vào ba nhóm chính, cách tổ chức này giúp người dùng dễ tìm kiếm và hiểu rõ từng công cụ cùng các công cụ liên quan Thứ hai, các ví dụ trong cuốn sách này được thu thập từ đa dạng các nguồn như các bài phát biểu, các tác phẩm văn học hay các hình thức khác, mang lại cái nhìn đa chiều và thực tế về việc áp dụng các công cụ này Hơn hết, là các sinh viên sử dụng tiếng Anh là ngoại ngữ (EFL), cách sử dụng ngôn ngữ của Harris là tương đối dễ hiểu, tạo điều kiện cho nhóm nghiên cứu nắm bắt và áp dụng các kiến thức được cung cấp bởi nhà nghiên cứu này

1.9 Tầm quan trọng của nghiên cứu

Các đề tài nghiên cứu trước đây đã đưa ra những phát hiện về chiến lược ngôn ngữ cũng như các công cụ hùng biện được sử dụng bởi tổng thống Donald Trump Tuy nhiên, chưa có đề tài nào so sánh công cụ hùng biện trong hai bài diễn văn tuyên bố thắng cử và bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của vị tổng thống này Việc so sánh các công cụ hùng biện trong hai bài diễn văn này cũng giúp nhóm tác giả tìm ra được sự đa dạng trong nghệ thuật hùng biện của tổng thống Donald Trump Do đó, thông qua việc áp dụng phương pháp nghiên cứu sử dụng các công cụ hùng biện của nhà nghiên cứu Harris, đề tài của nhóm tác giả đóng góp vào kho tàng

nghiên cứu diễn ngôn chính trị nói chung và diễn ngôn của tổng thống Donald Trump nói riêng

Với các cơ sở lý luận nêu trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích các công cụ hùng biện trong Bài diễn văn tuyên bố thắng cử và Bài diễn văn kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump.”

Trang 17

8

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Dữ liệu

Bài phát biểu tuyên bố thắng cử năm 2016 và bài phát biểu kết thúc nhiệm kỳ năm 2021 của

cựu tổng thống Mỹ Donald Trump

2.2 Dữ liệu và công cụ thu thập dữ liệu:

Phương pháp nghiên cứu khảo cứu, bao gồm: thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu sơ cấp (nội dung 02 bài nói của tổng thống Donald Trump) và thứ cấp chủ yếu từ các kho lưu trữ dữ liệu online của các trung tâm nghiên cứu quốc tế, và các tài liệu học thuật như sách, ấn phẩm

và các bài báo khoa học của các tạp chí khoa học chuyên ngành về Hoa Kỳ học

Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng sẽ sử dụng một số dữ liệu thứ cấp từ một số nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề nói trước công chúng nói chung và những diễn văn của tổng

thống Donald Trump nói riêng

2.3 Phương pháp/công cụ phân tích dữ liệu

Thông qua phân tích trong từng bài diễn văn của tổng thống Donald Trump dựa trên hệ thống các công cụ hùng biện của nhà nghiên cứu Harris, nhóm tác giả hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu của nhóm tác giả Sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và so sánh kết quả nghiên cứu của hai bài diễn văn để rút ra kết luận về hiệu quả của các công cụ trong từng hoàn cảnh

Trang 18

3.1 Bài diễn văn tuyên bố thắng cử

Ở phần này, nhóm tác giả tìm kiếm dữ liệu dựa trên phân tích bài tuyên bố thắng cử của cựu tổng thống Donald Trump Bài tuyên bố kéo dài khoảng 15 phút 14 giây, gồm 1618 từ và 166 câu Nhóm tác giả tìm thấy 14 công cụ hùng biện với 75 trích dẫn được sử dụng trong bài tuyên

bố Các công cụ hùng biện bao gồm: Sử dụng trạng từ câu (A sentential adverb); phép lặp (Anaphora); đảo ngữ (Conduplicatio); phép lặp (Amplification); phép nhấn mạnh (Scesis Onomaton); phép lặp (Epizeuxis); sử dụng cấu trúc song song (paralelism); phép liên kết (Parataxis); mệnh đề phụ (Hypotaxis); lược bỏ liên từ (Asyndeton); sử dụng liên từ (Polysyndeton); chuyển ngữ (Metabasis); phép đối chiếu (Distinctio); cấu trúc ngữ pháp (Appositive)

Nhóm tác giả đi vào phân tích kết quả tìm kiếm sâu hơn bằng cách thảo luận các trích dẫn của bài tuyên bố dựa trên công cụ hùng biện được sử dụng Nhóm tác giả sử dụng tổng hợp các công cụ hùng biện của nhà nghiên cứu Harris (2013) là cơ sở chính để phân tích các công cụ hùng biện phát hiện được Nhóm tác giả phân loại các công cụ hùng biện dựa trên chức

năng của chúng trong bài tuyên bố, bao gồm 03 nhóm: để nhấn mạnh (emphasis), để liên kết (association) và để biểu thị tượng hình (decoration) Các phần sau đây sẽ trình bày từng loại

về các công cụ hùng biện được tìm thấy trong bài tuyên bố thắng cử của cựu tổng thống Donald Trump

3.1.1 Công cụ hùng biện được sử dụng để nhấn mạnh

3.1.1.1 Sử dụng trạng từ câu (A sentential adverb)

Trạng từ câu là công cụ hùng biện dùng để nhấn mạnh thông qua hình thức sử dụng trạng từ trong 1 câu

Trích dẫn 1: “I've just received a call from Secretary Clinton She congratulated us It's about us.”

(Tôi vừa nhận được một cuộc gọi từ Ngoại trưởng Clinton Bà chúc mừng chúng ta Đó là về chúng ta)

Bằng cách sử dụng trạng từ “just” (vừa mới), cựu tổng thống Trump muốn nhấn mạnh

việc nhận được sự ủng hộ của đối thủ- bà Hillary Clinton trong câu này Trạng từ được dùng ở mức độ tích cực Câu nói được phát biểu trong phần bày tỏ sự tôn trọng đối với bà Clinton Cụ thể, ông Trump muốn sử dụng trạng từ để nhấn mạnh việc bà Clinton thừa nhận kết quả cuộc bầu cử chung cuộc thông qua cuộc gọi điện chúc mừng ông ngay say khi kết quả chung cuộc

được công bố Từ “just” thể hiện mức độ thời gian- ngay lập tức- kết hợp với động từ

“congratulated” (chúc mừng) được nói ở đầu bài tuyên bố cho thấy kết quả chung cuộc đã

được công nhận và là kết quả chính thức Đây cũng là một thông điệp mà ông Trump muốn gửi đến phe chống đối- những người ủng hộ bà Clinton (đoạn sau của bài tuyên bố sẽ đề cập đến nhóm người này)

Trang 19

10

Trích dẫn 2: “Hillary has worked very long and very hard over a long period of time, and

we owe her a major debt of gratitude for her service to our country I mean that very sincerely Now it is time for America to bind the wounds of division, have to get together.”

(Bà Hillary đã làm việc rất lâu và rất chăm chỉ trong một thời gian dài, và chúng ta nợ bà ấy lòng biết ơn to lớn vì đã phục vụ đất nước chúng ta Ý tôi là rất chân thành Giờ là lúc nước

Mỹ hàn gắn vết thương chia rẽ, phải xích lại gần nhau)

Cựu tổng thống Trump sử dụng trạng từ “sincerely” (một cách thành thật) được sử

dụng để nhấn mạnh mức độ chân thành trong khẳng định của mình Trạng từ được dùng ở mức

độ tích cực Câu nói được phát biểu trong phần bày tỏ sự tôn trọng đối với bà Clinton Kết hợp

với đại từ chỉ định “that”, nhóm tác giả nhận thấy có hai cách hiểu về ý nghĩa của trạng từ

“sincerely” Thứ nhất, ông Trump muốn thể hiện sự tôn trọng đối thủ và khẳng định cống hiến của bà Clinton cho Hoa Kỳ trong thời gian dài (“Hillary has worked very long and very hard over a long period of time”) và đồng thời nhấn mạnh những đóng góp của bà được thể hiện

qua các chính sách trong chiến dịch tranh cử chức vụ tổng thống Ông Trump khẳng định nước

Mỹ- thông qua việc sử dụng đại từ “we”- nợ bà một lời cảm ơn sâu sắc (“owe her a major debt

of gratitude”) Thông điệp này được nhấn mạnh bằng việc ông sử dụng trạng từ “sincerely”

Do đó, trạng từ “sincerely” theo cách hiểu thứ nhất được dùng để nhấn mạnh sự công nhận của ông Trump dành cho bà Clinton Ở cách hiểu thứ hai, đại từ chỉ định “that” đại diện cho việc hàn gắn sự chia cắt của Hoa Kỳ- “bind the wounds of division” Sau chiến dịch tranh cử

chức vụ tổng thống, nội bộ Hoa Kỳ bị chia thành nhiều phe phái, nổi bật là phe ủng hộ ông Trump và phe ủng hộ bà Clinton Qua bài tuyên bố thắng cử này, ông Trump kêu gọi nước Mỹ đoàn kết với nhau để xây dựng tương lai của chính họ, mặc dù kết quả bầu cử không phải là

kết quả mà các phe phái khác mong muốn Theo cách hiểu thứ hai, trạng từ “sincerely” nhấn

mạnh mức độ quyết tâm hàn gắn nước Mỹ của ông Trump ở mức cao nhất

Trích dẫn 3: “We will also finally take care of our great veterans who have been so loyal, and I've gotten to know so many over this 18-month journey”

(Cuối cùng chúng tôi cũng sẽ chăm sóc những cựu chiến binh vĩ đại, những người đã rất trung thành và tôi đã có cơ hội được tiếp xúc trong hành trình 18 tháng này)

Trạng từ “finally” (sau cùng, cuối cùng) được cựu tổng thống Trump sử dụng để nhấn

mạnh nhiệm vụ chăm sóc các cựu chiến binh Hoa Kỳ Trạng từ được dùng ở mức độ tích cực Câu nói này xuất hiện trong phần các dự định của tân tổng thống sẽ thực hiện đối với nước Mỹ

Nhóm tác giả nhận thấy trạng từ “finally” không được hiểu theo nghĩa đây là dự định cuối

cùng trong danh sách các dự định của tân tổng thống bởi vì sau khi nói đến dự định chăm sóc cựu chiến binh, ông Trump tiếp tục nêu ra các dự định khác như cải cách và phát triển đất nước

(“ project of national growth and renewal”), phát triển kinh tế (“great economic plan”), Do

đó, trạng từ “finally” được dùng để nhấn mạnh việc phải đến thời của ông Trump, chính phủ

mới có chính sách và sự quan tâm đến các cựu chiến binh Hay nói cách khác, ông Trump nhấn mạnh rằng ông đã tiến bộ hơn các vị tổng thống tiền nhiệm trong việc thực hiện chính sách chăm sóc đối với cựu chiến binh

Trích dẫn 4: “And now I would like to take this moment to thank some of the people who really helped me with this, what they are calling tonight a very, very historic victory.”

(Và bây giờ tôi muốn dành phần này của bài phát biểu để cảm ơn những người đã thực sự giúp

đỡ tôi trong việc này, điều mà họ gọi là tối nay là một chiến thắng rất, rất lịch sử)

Trạng từ “really” (thật sự) được cựu tổng thống Trump sử dụng để nhấn mạnh đến sự

giúp đỡ mà ông nhận được trong chiến dịch tranh cử chức vụ tổng thống Trạng từ được dùng

ở mức độ tích cực Câu nói này xuất hiện trong phần các dự định của tân tổng thống sẽ thực

Trang 20

11

hiện đối với nước Mỹ Trạng từ “really” thể hiện sự ghi nhận và biết ơn của ông Trump đối

với công sức mà những cộng sự đã bỏ ra để giúp ông hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chiến dịch

tranh cử chức vụ tổng thống và đi đến chiến thắng lịch sử này (“historic victory”)

Trích dẫn 5: “Truly great parents”

(Cha mẹ thật vĩ đại)

Trạng từ “truly” (một cách thành thật) dùng để nhấn mạnh sự tự hào và biết ơn của cựu

tổng thống Trump dành cho ba mẹ của mình Trạng từ được dùng ở mức độ tích cực Câu nói được phát biểu trong phần bày tỏ lòng biết ơn của cựu tổng thống đối với những người đã giúp mình đi đến chiến thắng lịch sử Ông đề cao tầm quan trọng của sự giáo dục mà ông nhận được

từ ba mẹ mình Đồng thời, cựu tổng thống Trump cũng thể hiện sự tự hào về ba mẹ mình thông

qua việc sử dụng tính từ “great” (tuyệt vời) kết hợp với trạng từ “truly”

Trích dẫn 6: "I also want to thank my sisters, Marianne and Elizabeth, who are here with

us tonight Where are they? They're here someplace They're very shy, actually."

(Tôi cũng muốn cảm ơn các chị của tôi, Marianne và Elizabeth, là những người có mặt ở đây với chúng tôi tối nay Họ ở đâu? Họ đang ở đây đâu đó Họ rất nhút nhát, thực sự)

Trạng từ “actually” (thực sự) dùng để nhấn mạnh tính cách của người được cựu tổng

thống Trump nhắc đến Trạng từ được dùng ở mức độ tích cực Câu nói được phát biểu trong phần bày tỏ lòng biết ơn của cựu tổng thống đối với những người đã giúp mình đi đến chiến thắng lịch sử Cụ thể, ông Trump gửi lời cảm ơn đến chị và em gái mình Tiếp đó, ông muốn

chị và em gái mình xuất hiện trước công chúng (“Where are they?”) nhưng vì tính cách ngại ngùng (“shy”) nên họ chưa xuất hiện trước công chúng Do đó, trạng từ “actually” nhấn mạnh

tính cách ngại ngùng của chị và em gái ông Trump

Trích dẫn 7: “To Melania and Don and Ivanka and Eric and Tiffany and Barron, I love you and I thank you, and especially for putting up with all of those hours.”

(Gửi tới Melania và Don và Ivanka và Eric và Tiffany và Barron, tôi yêu các bạn và tôi cảm

ơn các bạn, đặc biệt là vì đã chịu đựng tất cả những giờ đó)

Trạng từ “especially” (một cách đặc biệt) dùng để nhấn mạnh sự đồng hành cùng ông

Trump trong chiến dịch tranh cử của các cá nhân được nhắc đến Trạng từ được dùng ở mức

độ tích cực Câu nói được phát biểu trong phần bày tỏ lòng biết ơn của cựu tổng thống đối với những người đã giúp mình đi đến chiến thắng lịch sử Cụ thể, ông Trump gửi lời cảm ơn đến

vợ và các con Trạng từ “especially” nhấn mạnh sự đồng hành của gia đình ông trong giây phút chờ đợi kết quả chung cuộc của cuộc bầu cử Hoặc việc sử dụng trạng từ “especially” còn

có thể hiểu rằng ông Trump muốn nhắc tới toàn bộ quá trình tranh cử chức vụ tổng thống đầy cam go

Trích dẫn 8: “And Kellyanne and Chris and Rudy and Steve and David We have got tremendously talented people up here, he is highly respected in Washington because he

is as smart as you get.”

(Và Kellyanne và Chris và Rudy và Steve và David Chúng ta có những người cực kỳ tài năng

ở đây, ông ấy rất được kính trọng ở Washington bởi vì ông ấy rất thông minh)

Trạng từ “tremendously” (vô cùng) và “highly” (cực kỳ) được cựu tổng thống Trump

dùng để nhấn mạnh tài năng của các cộng sự Trạng từ được dùng ở mức độ tích cực Câu nói được phát biểu trong phần bày tỏ lòng biết ơn của cựu tổng thống đối với những người đã giúp mình đi đến chiến thắng lịch sử Cụ thể, ông Trump gửi lời cảm ơn đến các cá nhân đã giúp đỡ

Trang 21

Trạng từ “immediately” (ngay lập tức) và “hopefully” (hy vọng là) dùng để nhấn mạnh

cam kết thực hiện nhiệm vụ của một tổng thống và kêu gọi sự tin tưởng của người dân Hoa Kỳ dành cho ông Trump Hai trạng từ được dùng ở mức độ tích cực Câu nói được phát biểu trong phần kết của bài tuyên bố Cụ thể, sau khi kết thúc phần cảm ơn những người đã đồng hành cùng ông đi đến chiến thắng lịch sử, ông Trump đi đến lời khẳng định sẽ làm việc ngay sau khi

nhậm chức Trạng từ “immediately” nhấn mạnh mức độ quyết tâm cống hiến cho người dân

Mỹ và cam kết thực hiện các chính sách mà ông theo đuổi trong quá trình tranh cử chức vụ tổng thống

Đồng thời, trạng từ “hopefully” nhấn mạnh ý chí của ông Trump nhằm khiến người dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của mình Trạng từ “hopefully” một lần nữa xuất hiện ở

câu “I look very much forward to being your president, and hopefully at the end of two years

…” cũng nằm ở vị trí cuối bài tuyên bố cho quyết tâm đóng góp cho sự phát triển của nước Mỹ

mà ông Trump muốn thể hiện Nhóm tác giả nhận thấy cả hai trạng từ xuất hiện trong cùng một câu nói và nằm ở vị trí cuối bài với mục đích để lại thông điệp đọng lại trong đầu người nghe, trong đó bao gồm phe đối lập về sự tin tưởng vào một vị tân tổng thống quyết tâm cống hiến cho người dân Hoa Kỳ

3.1.1.2 Phép lặp (Anaphora)

Anaphora là một biện pháp tu từ nhằm lặp lại chuỗi từ ngữ ở đầu của các câu lân cận kể từ câu khởi đầu để nhấn mạnh

Trích dẫn 10: “Thank you Thank you very much, everybody.”

(Cảm ơn mọi người rất nhiều)

Trích dẫn 11: “Thank you all Thank you all Lara, unbelievable job Unbelievable Vanessa, thank you Thank you very much.”

(Cảm ơn tất cả các bạn Lara, một công việc không thể tin được Không thể tin được Cảm ơn Vanessa Cảm ơn rất nhiều)

Nhóm tác giả nhận thấy trong hai trích dẫn trên, cựu tổng thống Donald Trump lặp lại

các cụm từ “Thank you” (cảm ơn), “Thank you very much” (cảm ơn rất nhiều), “unbelievable” (không thể tin được) nhằm thể hiện sự biết ơn và trân trọng tài năng và đóng góp của những

cộng sự đã cùng mình đi đến chiến thắng lịch sử Các câu nói trên được sử dụng ở phần mở đầu của bài diễn văn tuyên bố thắng cử và phần cảm ơn ở cuối bài phát biểu Nhóm tác giả

nhận thấy thông qua việc vận dụng phép lặp Anaphora, ông Trump muốn nhấn mạnh lòng biết

ơn sâu sắc và tài năng của những người đã đồng hành cùng ông trong chiến dịch tranh cử

Trích dẫn 12: "Now it is time for America to bind the wounds I say it is time for us to come together as one united people It is time I pledge to every citizen of our land"

(Giờ đã đến lúc nước Mỹ hàn gắn vết thương Tôi nói đã đến lúc chúng ta xích lại gần nhau như một dân tộc đoàn kết Đã đến lúc Tôi cam kết với mọi người dân của đất nước chúng ta)

Trang 22

13

Cựu tổng thống Donald Trump liên tục lặp lại các cụm từ “it is time” (đã đến lúc) nhằm

kêu gọi người dân Mỹ đoàn kết và hàn gắn các chia cắt trong lòng xã hội Hoa Kỳ do ảnh hưởng của cuộc bầu cử tổng thống và chiến dịch tranh cử từ nhiều đảng phái khác nhau Có thể thấy

rõ quyết tâm hàn gắn nước Mỹ của ông Trump khi ông kết hợp động từ “pledge” (cam kết) đi kèm với cụm từ “it is time”

Trích dẫn 13: "That is now what I want to do for our country Tremendous potential I've gotten to know our country so well Tremendous potential "

(Đó là những gì tôi muốn làm cho đất nước của chúng ta Tiềm năng to lớn Tôi đã biết rất rõ

về đất nước của chúng ta Tiềm năng to lớn…)

Trích dẫn 14: "We are going to fix our inner cities We're going to rebuild our infrastructure And we will put millions of our people to work as we rebuild it."

(Chúng ta sẽ sửa chữa các thành phố bên trong của mình Chúng ta sẽ xây dựng lại cơ sở hạ tầng của mình Và chúng ta sẽ đưa hàng triệu người của mình vào làm việc khi chúng ta xây dựng lại nó)

Trích dẫn 15: "We will double our growth At the same time, we wil get along with

We will be We will have great relationships."

(Chúng ta sẽ tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng của mình Đồng thời, chúng ta sẽ hòa hợp với Chúng ta sẽ như vậy Chúng ta sẽ có những mối quan hệ tuyệt vời)

Nhóm tác giả nhận thấy từ trích dẫn 13 đến trích dẫn 15, cựu tổng thống Trump sử dụng phép lặp nhằm thể hiện những định hướng mà chính quyền của ông sẽ triển khai để phát triển

nước Mỹ Điều đó được thể hiện qua việc ông liên tục sử dụng các cụm từ “tremendous potential” (tiềm năng to lớn) để chỉ rõ việc ông đã nghiên cứu các đường hướng và khả năng phát triển của đất nước dưới thời cầm quyền của mình Ngoài ra, các cụm từ “are going to” (sẽ), “will” (sẽ) đều được lặp đi lặp lại nhằm làm rõ các ý chính trong chính sách phát triển

nước Mỹ của cựu tổng thống Donald Trump

Trích dẫn 15: “We have to do a great job, and I promise you that I will not let you down

We will do a great job We will do a great job.”

(Chúng ta phải làm thật tốt, và tôi hứa với bạn rằng tôi sẽ không làm bạn thất vọng Chúng ta

sẽ làm một công việc tuyệt vời Chúng ta sẽ làm một công việc tuyệt vời)

Trích dẫn 16: “We will do a great job We will do a great job”

(Chúng ta sẽ làm một công việc tuyệt vời Chúng ta sẽ làm một công việc tuyệt vời)

Nhóm tác giả nhận thấy ở trích dẫn 15 và 16, ông Trump lặp lại các cụm từ “do a great job” (làm một công việc tuyệt vời) nhằm kêu gọi niềm tin của người dân Mỹ không chỉ đối với

bản thân ông Trump mà còn đối với chính quyền dưới thời ông Trump trong cam kết đưa nước

Mỹ đi lên

3.1.1.3 Sử dụng phép lặp từ khoá (Conduplicatio)

Conduplicatio là phép lặp lại từ khoá (keyword) từ mệnh đề, câu trước đó

Nhìn chung, nhóm tác giả nhận thấy cựu tổng thống Donald Trump lặp lại một số từ

chính xuyên suốt bài diễn văn tuyên bố thắng cử của mình Các từ bao gồm: "thank you" (cảm ơn), "thank you very much" (cảm ơn rất nhiều), "great" (tuyệt vời), "unbelievable" (không thể tin được), "very" (rất), "special" (đặc biệt), "historic" (lịch sử), "great job" (công việc tuyệt vời) Như đã phân tích ở các phép tu từ trên, các từ chính này nhằm giúp ông Trump bày tỏ

Trang 23

14

lòng biết ơn và nhấn mạnh tài năng của những cộng sự đã đồng hành cùng ông trong chiến dịch tranh cử chức vụ tổng thống và nỗ lực để đạt được chiến thắng lịch sử này Nhóm tác giả chọn

lọc và phân tích một số trích dẫn cho thấy ông Trump sử dụng phép đảo ngữ Conduplicatio để

làm rõ hơn tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong bài diễn văn tuyên bố thắng cử của cựu tổng thống Trump

Trích dẫn 17: “I mean, she fought very hard Hillary has worked very long and very hard over a long period of time.”

(Ý tôi là, bà ấy đã chiến đấu rất vất vả Hillary đã làm việc rất lâu và rất chăm chỉ trong một thời gian dài)

Ông Trump lặp lại từ “hard” (chăm chỉ, cật lực) nhằm bày tỏ sự tôn trọng đối với đối

thủ của ông- bà Hillary Clinton Đồng thời, ông cũng công nhận công sức mà bà đã dành ra góp phần xây dựng nước Mỹ Thêm vào đó, việc lặp từ “hard” khi nhắc về đối thủ của mình còn giúp ông Trump khéo léo khẳng định năng lực và vị thế của mình trên chính trường

Trích dẫn 18: “ to bind the wounds of division, have to get together I say it is time for

us to come together as one united people your help so that we can work together and unify our great country.”

( để hàn gắn vết thương của sự chia rẽ, phải đoàn kết với nhau Tôi nói đã đến lúc chúng

ta phải đoàn kết với nhau như một dân tộc thống nhất sự giúp đỡ của bạn để chúng ta có thể cùng nhau làm việc và thống nhất đất nước vĩ đại của chúng ta)

Từ “together” (cùng nhau) được lặp lại 3 lần nhằm thể hiện sự quyết tâm kêu gọi nước

Mỹ hàn gắn sau chia cắt do cuộc bầu cử tổng thống

Trích dẫn 19: “We're going to rebuild our infrastructure we will put millions of our people to work as we rebuild it.”

(Chúng ta sẽ xây dựng lại cơ sở hạ tầng của mình chúng ta sẽ đưa hàng triệu người vào làm việc khi chúng ta xây dựng lại nó)

Trích dẫn 20: “We have a great economic plan We will double our growth and have the strongest economy anywhere in the world.”

(Chúng ta có một kế hoạch kinh tế tuyệt vời Chúng ta sẽ tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng và

có nền kinh tế mạnh nhất ở bất cứ đâu trên thế giới)

Trích dẫn 21: “We must reclaim our country's destiny and dream big and bold and daring We're going to dream of things for our country.”

(Chúng ta phải đòi lại vận mệnh của đất nước mình và mơ những giấc mơ lớn, táo bạo Chúng

ta sẽ mơ những điều cho đất nước của chúng ta)

Trích dẫn 22: “ looking at the untapped potential in projects Tremendous potential Tremendous potential Every single American will have the opportunity to realize his or her fullest potential.”

( xem xét tiềm năng chưa được khai thác trong các dự án Tiềm năng to lớn Tiềm năng to lớn Mỗi người Mỹ sẽ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình)

Ở các trích dẫn từ 18 đến 22, phép đảo ngữ Conduplicatio được sử dụng để nhấn mạnh

quyết tâm phát triển nước Mỹ của cựu tổng thống Donald Trump Thông qua việc lặp lại các

từ “rebuild” (xây dựng), “economic” (kinh tế, tính từ), “economy” (kinh tế, danh từ) ông

Trang 24

15

Trump muốn người nghe biết rõ định hướng phát triển nước Mỹ của chính quyền mình sẽ đặc

biệt tập trung vào phát triển kinh tế Ngoài ra, thông qua việc kết hợp với động từ “dream” (ước mơ) và “potential” (tiềm năng) để khơi dậy và củng cố niềm tin của người dân Mỹ về

khả năng một chính quyền mới có thể đưa nước Mỹ phát triển trở lại

Trích dẫn 23: “ thank my parents Great people my brother Robert, my great friend they should be on this stage, but that's okay They're great Great brothers, sisters, great, unbelievable parents What a great group Where is Jeff? A great man Another great man.”

( cảm ơn bố mẹ tôi Những người tuyệt vời anh trai Robert của tôi, người bạn tuyệt vời của tôi họ nên có mặt trên sân khấu này, nhưng điều đó không sao cả Họ thật tuyệt Những người anh, người chị tuyệt vời, những bậc cha mẹ tuyệt vời, không thể tin được Thật là một tập thể tuyệt vời Jeff đâu rồi? Một con người vĩ đại Một người đàn ông tuyệt vời khác)

Trong trích dẫn này, nhóm tác giả nhận thấy ông Trump lặp lại từ “great” (tuyệt vời)

rất nhiều lần Điều này chứng tỏ ông rất trân trọng và đề cao tài năng và công sức mà những cộng sự của mình đã bỏ ra trong chiến dịch tranh cử chức vụ tổng thống Đồng thời, một lần

nữa, sự biết ơn của cựu tổng thống Trump càng được nhấn mạnh qua phép lặp tính từ “great”

ở trích dẫn trên

3.1.1.4 Phép lặp (Amplification)

Amplification là phép lặp lại một từ hoặc cụm từ để bổ sung thêm ý nghĩa cho từ đó, nhằm

nhấn mạnh những gì có thể bị bỏ qua trong khi nói Nói cách khác, Amplification cho phép

người nói thu hút sự chú ý, nhấn mạnh và mở rộng một từ hoặc ý tưởng để đảm bảo người nghe nhận ra tầm quan trọng hoặc tính trung tâm của từ đó trong cuộc thảo luận

Trích dẫn 24: “I congratulated her and her family on a very, very hard-fought campaign

I mean, she fought very hard Hillary has worked very long and very hard over a long period of time.”

(Tôi chúc mừng bà ấy và gia đình bà ấy về một chiến dịch rất, rất gian khổ Ý tôi là, bà ấy đã chiến đấu rất vất vả Hillary đã làm việc rất lâu và rất chăm chỉ trong một thời gian dài)

Trong phần gửi lời cảm ơn đến đối thủ- bà Hillary Clinton ở đầu bài phát biểu, cựu tổng

thống Donald Trump đã sử dụng phép lặp Amplification nhằm nêu bật lên những đóng góp của

bà Clinton trong thời gian phụng sự đất nước Ông đã lặp lại các cụm “hard-fought” (cạnh tranh cam go, tính từ), “fought very hard” (cạnh tranh cam go, động từ), “worked very long and very hard” (làm việc rất lâu và rất chăm chỉ) khiến người nghe chú ý và kêu gọi sự công

nhận cho những đóng góp của bà Clinton đối với nước Mỹ Thông qua đó, nhóm tác giả cho rằng đây cũng là một cách để ông Trump thể hiện sự công nhận và tôn trọng dành cho đối thủ trong cuộc tranh cử chức vụ tổng thống vừa qua

Trích dẫn 25: “ for putting up with all of those hours This was tough This was tough This political stuff is nasty, and it is tough.”

( vì đã chịu đựng tất cả những giờ đó Điều này thật khó khăn Điều này thật khó khăn Vấn

đề chính trị này là khó chịu, và nó là khó khăn)

Trang 25

mà những cộng sự của ông vẫn luôn đồng hành và hỗ trợ ông để đạt được chiến thắng như hôm nay

( để hàn gắn vết thương chia rẽ, phải xích lại gần nhau Tôi nói rằng đã đến lúc chúng ta phải đoàn kết với nhau như một dân tộc thống nhất để chúng ta có thể làm việc cùng nhau

và thống nhất đất nước vĩ đại của chúng ta)

Có thể nhận ra trong trích dẫn 26, cựu tổng thống Donald Trump đã sử dụng phép nhấn

mạnh Scesis Onomaton để nêu bật lời kêu gọi đoàn kết sau những bất động do cuộc tranh cử chức vụ tổng thống để lại Ông sử dụng các cụm từ “have to get together”, “come together”,

“united” để mang nghĩa “đoàn kết” nhằm bổ trợ cho thông điệp mà mình muốn truyền tải

Trích dẫn 27: “We are going to fix our inner cities and rebuild our highways, bridges, tunnels, airports, schools, hospitals We're going to rebuild our infrastructure, …”

(Chúng ta sẽ sửa chữa các thành phố bên trong và xây dựng lại đường cao tốc, cầu, đường hầm, sân bay, trường học, bệnh viện Chúng ta sẽ xây dựng lại cơ sở hạ tầng của mình,…)

Trong phần nêu lên những dự định mà chính quyền của tổng thống mới sẽ thực hiện để

phát triển đất nước, ông Trump lặp lại các cụm từ “fix our inner cities and rebuild” (sửa chữa nội thành và xây dựng lại), “rebuild our infrastructure” (xây dựng cơ sở hạ tầng của chúng tôi) nhằm khơi dậy sự chú ý của người dân một tương lai tốt hơn của nước Mỹ với sự dẫn dắt

của một vị tổng thống mới

3.1.1.6 Phép lặp (Epizeuxis)

Epizeuxis là phép tu từ nhằm lặp lại một từ để nhấn mạnh

Trích dẫn 28: “ what they are calling tonight a very, very historic victory”

( cái mà họ gọi tối nay là một chiến thắng rất, rất lịch sử)

Trong trích dẫn 28, cựu tổng thống Donald Trump lặp lại từ “very” (rất) liên tiếp đặc

biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa của chiến thắng lịch sử của chiến dịch tranh cử chức vụ tổng thống

Trích dẫn 29: “We will have great relationships We expect to have great, great relationships”

(Chúng ta sẽ có những mối quan hệ tuyệt vời Chúng ta mong đợi có những mối quan hệ tuyệt vời, tuyệt vời)

Trang 26

17

Có thể nhận thấy từ trích dẫn 29, cựu tổng thống Trump lặp lại từ “great” (tuyệt vời) ngay lập tức để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với những cộng sự đã đồng hành cùng ông

trong cuộc tranh cử

3.1.2 Công cụ hùng biện được sử dụng để liên kết

3.1.2.1 Sử dụng cấu trúc song song (Parallelism)

Cấu trúc song song là những phần tương tự trong một câu phải có cùng một cấu trúc Cấu trúc song song giúp cho bài viết trở nên mượt mà, dễ đọc và tránh được sự hiểu lầm

Trích dẫn 30: “She congratulated us It's about us On our victory, and I congratulated her and her family on a very, very hard-fought campaign.”

(Bà chúc mừng chúng ta Đó là về chúng ta Về chiến thắng của chúng ta, tôi chúc mừng bà ấy

và gia đình cô ấy về một chiến dịch rất, rất gian khổ)

Các câu nói được ông Trump phát biểu trong phần mở đầu của bài tuyên bố Cấu trúc động từ + tân ngữ được lặp lại ở ba câu liên tiếp nhau nhằm khiến cho cách diễn đạt sự tôn trọng đối với đối thủ- bà Clinton- trở nên mượt mà hơn Ngoài ra, việc lặp lại một cấu trúc ba lần liên tiếp nhau nhằm khẳng định sự công nhận của đối thủ đối với ông Trump nói riêng và kết quả của cuộc bầu cử nói chung

Trích dẫn 31: “We will seek common ground, not hostility; partnership, not conflict.”

(Chúng ta sẽ tìm kiếm điểm chung, không thù địch; hợp tác, không xung đột)

Câu nói được ông Trump phát biểu trong phần các dự định của tân tổng thống sẽ thực hiện đối với nước Mỹ Cấu trúc tân ngữ 1 + not + tân ngữ 2 được lặp lại ở hai câu liên tiếp nhau vừa khiến cho quyết tâm hàn gắn sự chia rẽ của nước Mỹ trở nên sâu sắc, vừa khiến cách diễn đạt của ông Trump trở nên dễ hiểu hơn Nhóm tác giả nhận thông qua câu nói này, thấy

ông Trump kêu gọi các phe phái đối lập tìm kiếm điểm chung (“common ground”) và đi đến hợp tác (“partnership”), tránh đi hiềm khích (“hostility”) và xung đột (“conflict”) Thông qua

việc sử dụng cấu trúc song song, ông Trump kêu gọi các phe phái tiếp tục theo đuổi các sứ mệnh và mục tiêu đã được đề ra trong chiến dịch tranh cử chức vụ tổng thống

Trích dẫn 32: “Working together, we will begin the urgent task of rebuilding our nation and renewing the American dream.”

(Làm việc cùng nhau, chúng ta sẽ bắt đầu nhiệm vụ cấp bách là xây dựng lại đất nước và đổi mới giấc mơ Mỹ)

Câu nói được ông Trump phát biểu trong phần các dự định của tân tổng thống sẽ thực hiện đối với nước Mỹ Cấu trúc lặp lại danh động từ góp phần giúp các dự định của ông Trump được liệt kê rõ ràng, tạo cảm giác chắc chắn

Trang 27

18

đến những điều quan trọng có liên quan với nhau để tạo nên hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp tôn trọng đối thủ (trích dẫn 33), sự đóng góp và tài năng của những cộng sự đồng hành cùng mình mình (từ trích dẫn 34 đến 40) và nhấn mạnh vào cam kết phụng sự cho đất nước trong nhiệm kỳ tới (trích dẫn 41 và 42)

Trích dẫn 33: “Hillary has worked very long and very hard over a long period of time, and we owe her a major debt of gratitude for her service to our country”

(Hillary đã làm việc rất lâu và rất chăm chỉ trong một thời gian dài, và chúng ta nợ bà ấy một món nợ lớn về lòng biết ơn vì sự phục vụ của cô ấy cho đất nước của chúng ta)

Trích dẫn 34: “We will also finally take care of our great veterans who have been so loyal, and I've gotten to know so many over this 18-month journey”

(Cuối cùng chúng ta cũng sẽ chăm sóc những cựu chiến binh vĩ đại, những người đã rất trung thành và tôi đã có cơ hội tiếp xúc trong hành trình 18 tháng này)

Trích dẫn 35: “You've all given me such incredible support, and I will tell you that we have a large group of people”

(Tất cả các bạn đã dành cho tôi sự ủng hộ đáng kinh ngạc như vậy, và tôi sẽ nói với các bạn rằng chúng ta có một cộng đồng lớn)

Trích dẫn 36: “We have got tremendously talented people up here, and I want to tell you it's been very, very special”

(Ở đây chúng ta có những người vô cùng tài năng, và tôi muốn nói với bạn rằng nó rất, rất đặc biệt)

Trích dẫn 37: “I pledge to every citizen of our land that I will be President for all of Americans, and this is so important to me”

(Tôi cam kết với mọi công dân của đất nước chúng ta rằng tôi sẽ là Tổng thống của tất cả người Mỹ, và điều này rất quan trọng đối với tôi)

Trích dẫn 38: “when I want to go and wave to a big group of people and they rip me down and put me back down in the seat, but they are fantastic people so I want to thank the Secret Service”

(khi tôi muốn đi và vẫy tay với một nhóm lớn và họ kéo tôi lại và đặt tôi trở lại chỗ ngồi, nhưng

họ là những người tuyệt vời nên tôi muốn cảm ơn Cơ quan Mật vụ)

Trích dẫn 39: “Mike Huckabee is here someplace, and he is fantastic”

(Mike Huckabee đang ở một nơi nào đó, và ông ấy thật tuyệt vời)

Trích dẫn 40: “Our partnership with the RNC was so important to the success and what we've done, so I also have to say, I've gotten to know some incredible people”

(Sự hợp tác của chúng ta với RNC rất quan trọng đối với sự thành công và những gì chúng ta

đã làm, vì vậy tôi cũng phải nói rằng, tôi đã quen biết những người tuyệt vời)

Trang 28

giả cho rằng mệnh đề phụ được sử dụng để làm đòn bẩy, giúp nổi bật thông điệp công bằng mà chính quyền ông Trump đang xây dựng Thông qua đó, ông muốn người dân hiểu rằng đất nước Mỹ dưới thời của ông sẽ bảo đảm công bằng Ông Trump đang xây dựng niềm tin của người dân vào một chính quyền mới

Trích dẫn 44: “I got to know him as a competitor because he was one of the folks that was negotiating to go against those Democrats, Dr Ben Carson.”

(Tôi biết ông ấy với tư cách là một đối thủ cạnh tranh vì ông ấy là một trong những người đang đàm phán để chống lại những đảng viên Đảng Dân chủ đó, Tiến sĩ Ben Carson)

Trích dẫn 45: “Our partnership with the RNC was so important to the success and what we've done, so I also have to say, I've gotten to know some incredible people.”

(Sự hợp tác của chúng ta với RNC rất quan trọng đối với sự thành công và những gì chúng ta

đã làm, vì vậy tôi cũng phải nói rằng, tôi đã quen được những người tuyệt vời)

Trích dẫn 46: “When I want to go and wave to a big group of people and they rip me down and put me back down in the seat, but they are fantastic people so I want to thank the Secret Service.”

(Khi tôi muốn đi và vẫy tay chào một nhóm lớn và họ kéo tôi lại và đặt tôi trở lại chỗ ngồi, nhưng họ là những người tuyệt vời nên tôi muốn cảm ơn Cơ quan Mật vụ)

Cựu tổng thống Donald Trump sử dụng liên từ khác nhau để bắt đầu mệnh đề phụ trong

trích dẫn 44, 45 và 46 để thực hiện các chức năng khác nhau của phép tu từ Hypotaxis Cụ thể, ông sử dụng liên từ “because” (bởi vì) để bắt đầu mệnh đề phụ trong trích dẫn 44 để giải thích

Ngày đăng: 06/02/2024, 06:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w