1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát nhận thức của sinh viên năm 3 khoa tiếng anh trường đại học ngoại ngữ đại học huế về việc sử dụng thành ngữ trong môn nói

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Surveying The Awareness Of Third-Years Students Of English Language Of University Of Foreign Languages, Hue University On Idioms Used In Speaking Subject
Tác giả Hoàng Nhật Minh Ngọc
Người hướng dẫn Tiến sĩ Võ Thị Liên Hương
Trường học University of Foreign Languages, Hue University
Chuyên ngành English Language
Thể loại Report
Năm xuất bản 2020
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,46 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của để tài nước ngoài (0)
  • 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước (13)
  • 2. Tính cấp thiết của đề tài (14)
  • 3. Mục tiêu của đề tài (15)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (17)
    • 1.1 Khái niệm về thành ngữ (17)
    • 1.2. Nguồn gốc của thành ngữ trong tiếng Anh (21)
      • 1.2.1. Thành ngữ có nguồn gốc những sự kiện lịch sử (22)
      • 1.2.2. Thành ngữ có nguồn gốc từ văn học (24)
      • 1.2.3. Thành ngữ có nguồn gốc từ đời sống xã hội (25)
      • 1.2.4. Thành ngữ có nguồn gốc từ quan niệm, sự mê tín, yếu tố tâm linh (26)
    • 1.3. Phân loại thành ngữ (28)
      • 1.3.1. Thành ngữ so sánh (Similes) (28)
      • 1.3.2. Thành ngữ nhị thức (Binomials) (28)
    • 1.4. Tầm quan trọng và tính thông dụng của thành ngữ (29)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. Phương pháp thu thập số liệu (31)
    • 2.2. Khách thể nghiên cứu (31)
    • 2.3. Cách thu thập dữ liệu (0)
    • 2.4. Cách xử lí dữ liệu (0)
    • 2.5. Cách phân tích dữ liệu (0)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (34)
    • 3.1. Nhận thức chung về thành ngữ (34)
    • 3.2. Suy nghĩ về vấn đề sử dụng thành ngữ (36)
    • 3.3. Kinh nghiệm sử dụng thành ngữ (39)
    • 3.4. Khảo sát về mức độ hiểu biết về việc sử dụng thành ngữ (45)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (50)
    • 1. Kết luận (50)
    • 2. Ý nghĩa của đề tài (50)
    • 3. Hạn chế của đề tài (51)
    • 4. Đề xuất (51)
      • 4.1. Đối với khoa tiếng Anh (51)
      • 4.2. Đối với sinh viên (52)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (53)

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ THỰC HIỆN NĂM 2020 KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NĂM 3 KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Tình hình nghiên cứu trong nước

Từ lâu, việc nghiên cứu về thành ngữ được nhiều nhà ngôn ngữ học trong nước quan tâm đến trên các bình diện như giữa văn hóa và ngôn ngữ, hình thái, cấu trúc của thành ngữ Những công trình nghiên cứu của họ đã đóng góp rất to lớn trong việc khám phá những khía cạnh của thành ngữ, để lại những tư liệu quý giá cho các thế hệ mai sau

Các đề tài nghiên cứu về thành ngữ phổ biến là đối chiếu thành ngữ tiếng Việt với các thành ngữ nước ngoài Một số đề tài hướng đến chủ đề này như “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ Tiếng Việt (so sánh với Tiếng Anh), Nguyễn Thị Phượng (2009); Đối chiếu thành ngữ Nga – Việt trên bình diện giao tiếp, Nguyễn Xuân Hoà (1996); Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, Nguyễn Ngọc Vũ (2014); Hình ảnh “chó” và “mèo” trong các thành ngữ Tiếng Việt và Tiếng Nga Nguyễn Thị Hương Lan (2018)

Một số đề tài tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu từng mặt riêng rẽ thành ngữ dựa trên đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa, đặc trưng văn hóa với thành ngữ Đặc biệt, trong với việc nghiên cứu về vấn đề dịch thành ngữ trong nước cũng đã có đề tài Strategies for translating English idioms into Vietnamese: an analytical approach

(Chiến lược dịch thành ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt: một cách tiếp cận phân tích),

Khâu Hoàng Anh & Võ Thị Hồng Y (2020) đã cho thấy những điểm tương đương khi chuyển các thành ngữ tương tiếng Anh sang các phiên bản Tiếng Việt và các đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa được thể hiện trong các bản dịch như thế nào

Tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt dưới góc nhìn của quy luật vận động và phát triển (Nguyễn Đình Hiền, 2018); Khảo sát ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại, những giá trị biểu trưng (Nguyễn Thị Nguyệt Minh, 2012); Con đường tạo nghĩa của các thành ngữ liên quan đến “văn hoá ăn” và “văn hoá mặc” trong tiếng Việt (Nguyễn Hữu Đạt, 2011); Bình diện cấu trúc hình thái - ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Công Đức, 1995)

Ngoài ra một số đề tài đi sâu vào tìm hiểu những thành ngữ có trong một tác phẩm văn học Thành ngữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du (Đinh Thị Hương ,2017) Thành ngữ trong một số truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (có so sánh với thành ngữ trong một số tác phẩm văn học Anh - Mỹ) (Nguyễn Hữu Thế, 2019); Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Vũ Bằng (Võ Thị Vân, 2012); Thành ngữ tiếng Việt cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua sáng tác của một số nhà văn Nam Bộ tiêu biểu (Đỗ Thị Kim Liên, 2014); Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ so sánh trong một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiếng Việt và tiếng Anh (Hoàng Cao Thắng & Đinh Thị Bảo Hương, 2019)

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã cho thấy rằng, thành ngữ chính là một trong những khía cạnh ngôn ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bằng chứng là các công trình nghiên cứu về thành ngữ rất đa dạng và phong phú xuyên suốt chiều dài lịch sử Các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò và tầm quan trọng của thành ngữ trong giao tiếp hàng ngày, cũng như những cách tiếp cận thành ngữ, cách ghi nhớ, giảng dạy và học tập thành ngữ hiệu quả Tuy nhiên việc tìm hiểu nhận thức của một đối tượng nào đó (cụ thể là sinh viên) về thành ngữ thì vẫn chưa có đề tài nào đào sâu nghiên cứu Vì vậy, bên cạnh kế thừa những kết quả của các nghiên cứu trước, mục đích của đề tài là hướng tới việc khảo sát những hiểu biết cũng như thói quen của sinh viên chuyên ngành trong việc sử dụng thành ngữ tiếng Anh vào môn Nói tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Tính cấp thiết của đề tài

“Thành ngữ là một phần của mọi ngôn ngữ” (Boers, 2008) “Thành ngữ còn là trầm tích văn hóa, lịch sử và cũng là sự tồn tại không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày của con người Nó đóng vai trò khá quan trọng trong tiếng Anh Ngoài việc cung cấp thông tin khách quan và mô tả thế giới khách quan, các thành ngữ được sử dụng để bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân” (Jingwei & Lina, 2017, tr.458) Tiếng Anh là ngôn ngữ có có cơ sở thành ngữ rộng lớn (…) Có khoảng 4.000 thành ngữ được sử dụng trong tiếng Anh Mỹ (Corelli, đoạn 2), và nhiều trong số chúng được sử dụng với tần số cao (Vasiljevic, 2012)

Với xu thế phát triển của xã hội, Tiếng Anh trở thành công cụ giao tiếp không thể thiếu đối với sinh viên toàn cầu, trong quá trình sử dụng chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều cụm thành ngữ đó là một nhóm từ cố định có ý nghĩa riêng khác với nghĩa của từng từ - không chỉ mang những ý nghĩa về mặt ngữ pháp mà còn là đặc trưng văn hóa, tư duy của một dân tộc Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp thành ngữ trong sách báo, phim ảnh, âm nhạc, trong các cuộc hội thoại hàng ngày nhưng để hiểu được chúng một cách tự nhiên và trôi chảy là một thách thứ lớn đối với những người học ngoại ngữ, tuy là một khía cạnh của ngôn ngữ nhưng thành ngữ thường không được chú trọng vào việc giảng dạy như ngữ pháp, chúng ta có thể phân tích sự phức tạp trong ngôn từ của một câu, nhưng nếu như một thành ngữ được đưa ra dù cho có hiểu hết được nghĩa đen của từng từ trong thành ngữ thì chúng ta vẫn không thể hiểu được ý nghĩa ẩn dụ đằng sau thành ngữ ấy, “Piece of cake” là một miếng bánh, nhưng

“Piece of cake” (idioms) nghĩa là “Dễ ợt!” Nếu như đặt vào tình huống giao tiếp thì có bao nhiều sinh viên có thể hiểu được người ta đang nói gì Nhận thấy sự phổ biến của thành ngữ trong cách diễn đạt mỗi ngày của người bản xứ Để có thể mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp và khả năng sử dụng ngôn ngữ thì việc hiểu biết về thành ngữ đóng một vai trò khá quan trọng Nhận ra sự thú vị này, tôi quyết định chọn đề tài “Khảo sát nhận thức của sinh viên năm 3, Khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế về việc sử dụng thành ngữ trong môn nói”.

Mục tiêu của đề tài

Đề tài này nhằm xác định nhận thức của sinh viên năm 3 Khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế về việc sử dụng thành ngữ trong môn Nói nhằm biết được thực trạng của việc sử dụng thành ngữ của sinh viên, cũng như xem xét những hiệu quả của việc áp dụng thành ngữ vào môn Nói Từ đó đưa ra những phương pháp học và các cách áp dụng Thành ngữ trong môn Nói hoặc trong giao tiếp, đồng thời làm giàu vốn từ trong Tiếng Anh cho sinh viên Tóm lại, đề tài này nhằm tìm hiểu thêm về thực tế ứng dụng ngôn ngữ, từ đó có những đề xuất đối với việc tự học, tự nâng cao trình độ của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, và nếu có thể là những thay đổi trong chương trình dạy học ngoại khóa và chính khóa tại Khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Sinh viên nhận thức như thế nào về thành ngữ và việc sử dụng thành ngữ?

2 Tần suất sử dụng thành ngữ của Sinh viên như thế nào?

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm về thành ngữ

Trên phương diện về ngôn ngữ học, thành ngữ luôn là đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm, là mảnh đất màu mỡ được đào xới bởi sự phong phú về mặt nội dung điều này được thể hiện rất rõ qua sự đa dạng trong quan niệm về thành ngữ

“Thành ngữ là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ngữ nghĩa Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm” (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến (2001, tr.153) Tương tự, theo Lê Thị Nhân (như Nguyễn Văn Tú, trong sách Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, tr.181 đã trích dẫn) “Thành ngữ là từ tố cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học.” Hay “Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên” (“Phân biệt thành ngữ với tục ngữ”) Tác giả Hoàng Văn Hành trong Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, lại cho rằng: “Theo cách hiểu thông thường, thì thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng với những chức năng như từ (tr.21)” Ngoài ra, theo từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học “Thành ngữ là những cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác với tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu.” (Conu, 2008, đoạn 1)

Trong tiếng Anh, thành ngữ lại được định nghĩa: “Thành ngữ là những cụm từ cố định mà nghĩa của chúng không được trực tiếp nhận ra từ nghĩa của các từ riêng lẻ trong thành ngữ” (O’Dell & McCarthy, 2017, tr.6) Hay thành ngữ là những cách biểu đạt mà ý nghĩa của nó thường khó hiểu bằng cách nhìn vào các cụm từ riêng lẻ (Gairns

& Redman, 2013) Thành ngữ là cách diễn đạt giúp chúng ta mô tả một tình huống chính xác theo một cách khác, sáng tạo hơn Chúng chia sẻ thông tin văn hóa và lịch sử và mở rộng sự hiểu biết về ngôn ngữ của mọi người Thành ngữ xây dựng những điểm khác biệt của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ khác Và thú vị hơn nữa thành ngữ đôi khi có thể phản ánh một số truyền thống văn hóa cũng như tính cách con người (Digital Polyglot, 201, đoạn 1)

Dưới đây là một vài ví dụ về việc sử dụng thành ngữ trong tiếng Anh:

I don’t want to go that the party because it’s for the birds! Ở trong câu này, thành ngữ for the birds được sử dụng có nghĩa là chán nản

Tôi không muốn đến bữa tiệc đó bởi vì nó rất chán

Như vậy chúng ta có thể thấy nghĩa của thành ngữ for the birds nó không phụ thuộc vào từng từ ngữ của câu For the birds có nghĩa là không thú vị và vô nghĩa (uninteresting and meaningless) – Collis (2007, tr.7)

Khi nói đến Break a leg theo nghĩa đen chúng ta sẽ nghĩ đến việc gãy chân, nhưng break a leg thường được dụng trước những buổi thuyết trình hay lên sân khấu biểu diễn và ý nghĩa của thành ngữ này là Chúc may mắn! / Chúc bạn diễn tốt nhé!

A: Hey! Break your leg in your test tomorrow

(Ê! Chúc may mắn trong bài kiểm tra vào ngày mai)

Rain like cats and dogs (idioms): to rain very heavily

Rain like cats and dogs có nghĩa là mưa như trút nước, mưa rất to

− Don’t forget to take your umbrella – it’s raining like cats and dogs out there

(Đừng quên mang dù theo nhé! Ngoài trời đang mưa rất to)

The band's number one hit was just a flash in the pan [something that happens only once]

− Bản hit số một của ban nhạc chỉ xảy ra duy nhất một lần

Little Jimmy has been as quiet as a mouse [extremely quiet] all day

− Jimmy bé nhỏ đã im lặng suốt cả ngày

We arrived safe and sound

− Chúng ta đã đến nơi một cách an toàn

Mark and Alistair don't see eye to eye [don't agree with each other]

− Mark và Alistair không đồng tình với nhau

Từ các ví dụ trên, hầu hết những thành ngữ mang nghĩa khác biệt hoàn toàn so với từ ngữ trong cụm thành ngữ Chúng ta không nói “rain like cats and dogs” là mưa như nhiều chó với mèo, “break a leg” là gãy chân, “as quite as a mouse” là im lặng như những chú chuột

Qua những định nghĩa và những ví dụ đã nhắc đến, khái niệm thành ngữ trong nghiên cứu này được xác định như sau:

Thành ngữ là một cách diễn đạt ngôn từ, mà những thành tố (từ) trong cụm thành ngữ không mang ý nghĩa như chúng biểu hiện, thành ngữ thường được dùng với mục đích giao tiếp hàng ngày, những cụm thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc, mang tính biểu đạt cao.

Nguồn gốc của thành ngữ trong tiếng Anh

Người bản xứ sử dụng thành ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, quen thuộc đến mức đôi khi chính bản thân họ cũng không cần phải biết đến nguồn gốc của chúng Vậy thành ngữ ra đời từ khi nào? Và nguồn gốc của nó xuất phát từ đâu

Theo Đỗ Thị Thu Hương (2013, tr 1) “thành ngữ mang đầy đủ trong mình những đặc trưng văn hóa, tinh thần, phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm nếp nghĩ của một dân tộc”, cho nên chắc chắn rằng thành ngữ đã trường tồn với bề dày lịch sử lâu dài, đi cùng lịch sử của một quốc gia, gắn liền với sự phát triển ngôn ngữ của quốc gia đó Bằng chứng là có rất nhiều thành ngữ cổ với nguồn gốc từ những năm của thế kỉ XV

Bark is worse than one’s bite

→ Tiếng sủa tồi tệ hơn vết cắn

→ Nguồn gốc: Xuất hiện từ giữa những năm 1600 Ám chỉ những người có vẻ đang giận dỗi, tức tối, khó chịu nhưng thật ra họ không nguy hiểm và tâm địa họ không có gì ác độc cả

→ Trong Trận chiến Copenhagen vào năm 1801, tổng chỉ huy của lực lượng hải quân của vương quốc Anh, đô đốc hải quân Hyde Parker đã sử dụng cờ hiệu ra lệnh cho phó đô đốc Horatio Nelson ngừng tấn công một hạm đội tàu Đan Mạch Nelson giơ ống nhòm lên con mắt mù của mình và nói "Tôi thật sự không thấy hiệu lệnh" và tiếp tục tấn công Sau thành công đó, đô đốc Hyde Parker đã bị giáng chức và Nelson trở thành tổng tư lệnh hạm đội (Ngọc Nga, 2020)

→ Nước mắt cá sấu/ Buồn khổ, đau đớn giả tạo

→ Cụm từ này xuất phát từ một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu từ thời Trung Cổ mang tên The Travels of Sir John Mandeville, một tác phẩm cực kỳ nổi tiếng lúc đương thời Nhưng thực tế, phần lớn những câu chuyện trong cuốn sách này đều là hư cấu Một trong những câu chuyện phiêu lưu đến vùng đất Châu Á trong cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã miêu tả cá sấu là một loài bò sát không có lưỡi chuyên lừa gạt con người rồi để ăn thịt, và trong khi ăn thịt nó, con cá sấu chảy nước mắt.Truyền thuyết về một loài cá sấu khóc trong khi nhai con mồi trong miệng mình cùng với việc

Shakespeare đã góp phần khiến ý niệm “nước mắt cá sấu” trở nên phổ biến hơn (Lost bird, 2019)

Burning the candle at both ends

→ Mô tả tình trạng vắt kiệt sức lực, làm việc đêm ngày Nghĩa đen của câu này là "đốt nến ở cả 2 đầu”

→ Cách nói này có nguồn gốc từ thế kỷ 17, trong đó “both ends” chỉ hai đầu nến theo đúng nghĩa đen Nến sáp thời đó là đặc quyền của những người giàu, còn các gia đình nghèo dùng cây bấc để làm nến Họ lấy thân cây, ngâm trong mỡ nóng và kết quả là có một cây nến mỏng, hơi cong, được cố định bằng giá đỡ Cây nến tự chế này được đốt cả hai đầu để tạo ra nhiều ánh sáng hơn Mỗi cây mất 20 phút để cháy hết, và quãng thời gian đó trở thành một đơn vị đo lường (Helino, 2019)

→ Tôi biết rằng ai đó đang nói xấu sau lưng tôi

→ Thành ngữ này bắt nguồn từ một mê tín của người La Mã cổ đại: nếu bạn bỗng nhiên cảm thấy ngứa ran hoặc nóng rát ở tai trái có nghĩa là ai đó đang nói những điều xấu hoặc âm mưu chống lại bạn Nhưng cảm giác ở tai phải của bạn lại có nghĩa là ai đó đang khen ngợi bạn hoặc là một dấu hiệu của sự may mắn Dần dần, dấu hiệu này chỉ còn được hiểu là có ai đó đang thì thầm to nhỏ sau lưng bạn (Lost Bird, 2019)

Từ những ví dụ trên, có thể thấy thành ngữ đã tồn tại tất rất lâu đời, gắn liền với đời sống của người bản xứ, thành ngữ được hình thành dựa trên nhiều cơ sở, từ quan sát chủ đề tài xin đưa ra nhận định của mình về cơ sở hình thành nên thành ngữ:

1.2.1 Thành ngữ có nguồn gốc những sự kiện lịch sử

→ Đánh cấp ý tưởng của người khác

→ Đây là thành ngữ bắt nguồn từ sự kiện nhà soạn kịch John Dennis thế kỷ 18 đã công bố phát minh ra một thiết bị tạo nên tiếng sấm cho vở kịch sân khấu mà ông sản xuất Appius và Virginia ở London vào năm 1704 Cách này đã bị các đối thủ sản xuất cho vở Macbeth sao chép, Dennis đã phàn nàn họ đánh cắp tia chớp của ông (Ngọc Nga, 2020)

→ Chọc cười người khác hoặc làm người ta thấy mình ngớ ngẩn

→ Nguồn gốc của cụm từ lóng này đến từ các kênh đào ở Anh Trước khi thuốc nhuộm nhân tạo được phát minh, nước tiểu được lấy và sử dụng làm nguyên liệu nhuộm len để tạo nên các màu sắc như màu xanh da trời Vận chuyển nước tiểu đến các xưởng len không thuận lợi như vận chuyển nước tiểu, vì vậy khi người chèo thuyền bị ai hỏi đang chở gì thì anh ta sẽ nói dối, và nói "Tôi đang chở rượu" Bất cứ ai nghi ngờ, nếu bị hỏi nữa, thì anh ta có thể trả lời "Tôi đang đi tiểu" (Ngọc Nga, 2020)

→ Nguồn gốc từ Nam Mỹ trong suốt những năm 1600, khi cuộc đàm phán hòa bình giữa những người Thanh giáo (một nhóm người Anh theo đạo Tin Lành) và người Mỹ bản địa Sau hiệp định hòa bình, tù trưởng của các bộ tộc đã chôn vùi tất cả búa, dao, gậy tày và rìu nhỏ, những thứ có thể làm vũ khí (Ngọc Nga, 2020)

→ Xuất xứ: Suốt thời chiến, không phải lúc nào các bác sĩ cũng có sẵn thuốc gây mê cho bệnh nhân Lúc này bệnh nhân buộc phải nhai những vật liệu như dây đai da hoặc kinh khủng hơn là đạn để tạm quên đi cơn đau trong quá trình điều trị

→ Miệng ngậm hạt thị, khi được hỏi thì không nói gì, im như tờ

→ Nguồn gốc: Trước đây, hải quân Anh từng sử dụng cây roi có tên “Cat – o’ nine – tails” để tra tấn tù nhân Hậu quả mà những chiếc roi này để lại cho nạn nhân rất nghiêm trọng tới mức họ không thể nói được trong một thời gian dài Theo một phiên bản khác nói về nguồn gốc của câu tục ngữ này thì trước đây, người Ai Cập trừng trị những kẻ nói dối bằng cách cắt lưỡi họ, rồi ném cho mèo ăn (Ngọc Ánh, 2016)

→ Cụm từ này mô tả việc gì đó bị hỏng (Bạn cũng có thể dùng "pear-shaped" để mô tả các vật có hình dáng quả lê: pear-shaped vase, pear-shaped woman )

→ Nhiều người tin rằng cách diễn đạt này bắt nguồn từ cuối thập niên 1940 ở Anh Các phi công thuộc lực lượng Không quân Hoàng gia Anh luyện tập bay ngược đầu nhưng rất khó để đạt một đường bay tròn hoàn hảo Do đó, các vòng bay không được thực hiện chính xác được gọi là "pear-shaped" (Anh Huy, 2018)

1.2.2 Thành ngữ có nguồn gốc từ văn học

→ Chịu đựng một tình huống đau đớn hoặc khó chịu được coi là không thể tránh khỏi

→ Cách diễn đạt được ghi nhận lần đầu tiên trong một quyển tiểu thuyết 1891

Phân loại thành ngữ

1.3.1 Thành ngữ so sánh (Similes)

Là những cụm từ biểu hiện sự đối chiếu các sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác bằng cách sử dụng những từ so sánh (as/like)

The baby's skin is as smooth as silk [extremely smooth]

Pilar is as bright as a button [extremely clever]

I slept really well, so I feel as fresh as a daisy this morning [extremely fresh and full of energy]

Cấu trúc của một thành ngữ so sánh đi với “as”

AS + ADJECTIVE + AS + (A/AN) NOUN HOẶC

George ran like the wind to get the message to Paula before she left [ran extremely fast]

I don't want to go in the car with Lottie She drives like a maniac! [drives fast and badly]

My new sweater fits like a glove I'm so pleased with it [fits extremely well]

Cấu trúc của một thành ngữ so sánh đi với từ “like”:

V_INF + LIKE + (ARTICLE) + NOUN 1.3.2 Thành ngữ nhị thức (Binomials)

Là một loại thành ngữ có cách diễn đạt với 2 từ được liên kết với nhau bằng một liên từ thường là “and” và thứ tự sắp xếp của các từ là cố định

Ví dụ: Home and dry ( hoàn thành việc gì đó một cách rực rỡ) Chúng ta không thể đảo Dry and Home điều này sẽ tạo nên một cụm từ không chính xác, vô nghĩa

Loại thành ngữ này được tạo nên bằng các cách sau:

• Sử dụng từ đồng nghĩa:

Sara's work is always very neat and tidy

• Sử dụng từ trái nghĩa

If you go for cheaper speakers, the sound quality may be a bit hit and miss [sometimes good, sometimes bad (informal)]

• Sử dụng hai từ giống nhau:

They finished the race neck and neck [equal]

• Sử dụng những từ có cùng nhịp điệu

Tables in the canteen take a lot of wear and tear [damage through everyday use]

• Sử dụng phép điệp âm

After the match, the players' legs were black and blue [very bruised]

• Sử dụng các liên từ

The traffic was bumper to bumper all the way to the coast [very heavy]

Little by little, Vera gained the horse's confidence [gradually]

The house must be worth a quarter of a million, give or take a few thousand

Tầm quan trọng và tính thông dụng của thành ngữ

Hầu hết ngôn ngữ nào cũng tồn tại thành ngữ, đó là một đơn vị phổ biến trong ngôn ngữ Thành ngữ là một phần của ngôn ngữ, ngôn ngữ là một phần của xã hội, cho nên thành ngữ cũng phản ánh xã hội, phản ánh đời sống của một đất nước, là giá trị tinh thần của một dân tộc, qua đó thể hiện những nét độc đáo trong văn hóa của mình Với hơn 4000 thành ngữ trong tiếng Anh (Correli, n.d, para 2), có thể nói thành ngữ được sử dụng hầu như trong mọi mặt đời sống hàng ngày của người bản xứ Thành ngữ xuất hiện trong tiêu đề báo chí, quảng cáo, bài hát, trong phim ảnh, sách báo, văn thơ, thư từ, giao tiếp, những cụm thành ngữ có mặt trong mọi khía cạnh và trên mọi phương diện, không những thế thành ngữ lại được bắt nguồn bởi những điều bình dị xung quanh cuộc sống như thành ngữ bắt nguồn từ yếu tố loài vật (smell a rat, go to the dog, fishy horse of different color, cat got your tongue), từ bộ phận cơ thể

(shoot off one’s mouth, pay through the nose, tongue-in-cheek, play it by ear, stick out one’s neck), từ hành động của con người (cough up, scratch someone’s back, go fly a kite), hay hành động của các đồ vật (Shape up or ship out, If the shoes fits, wear it, the early bird catches the worm)

Thành ngữ gắn với cuộc sống và cuộc sống tác động đến thành ngữ, linh hồn của thành ngữ chỉ đơn giản nằm trong những giản dị của đời sống mỗi ngày, thế nên trong những cuộc trò chuyện việc sử dụng thành ngữ như là điều tất yếu, ở những nước nói tiếng Anh người ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên, thường xuyên lồng ghép thành ngữ vào từng câu nói

Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp và thương mại cho dù nó đang hoạt động ở quốc gia bản địa hay quốc gia sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thì thành ngữ là một phần kiến thức quan trọng mà những người học tiếng Anh phải nắm rõ.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập số liệu

Nhằm đạt được mục tiêu, kết quả nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng (mixed research method) Việc sử dụng đồng thời hai phương pháp này nhằm hỗ trợ và bổ sung cho nhau làm cho nghiên cứu trở nên hoàn chỉnh hơn

Với phương pháp nghiên cứu định tính đề tài đã sử dụng những câu hỏi mở, nhằm biết được những kinh nghiệm cũng như thái độ và cách sinh viên sử dụng thành ngữ, thông qua việc phân tích những câu trả lời để có thể đưa ra những kết luận về hiểu biết của sinh viên với thành ngữ cũng như xem xét tính thực tế trong việc sử dụng thành ngữ của sinh viên, từ đó đưa ra những hướng đề xuất đối với việc tự học thành ngữ nhằm nâng cao kỹ năng nói của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh

Hilaire Belloc đã từng nói “Thống kê chính là chiến thắng của phương pháp định lượng” “Hilaire Belloc Quotes” Do đó từ những dữ liệu thu thập được từ bảng hỏi, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích thông kê để đưa ra những số liệu chính xác nhất từ đó dễ dàng làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.

Thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp có thể thu thập dữ liệu một cách phong phú và toàn diện hơn cũng như có thể bù đắp những khuyết điểm của từng phương pháp nghiên cứu.

Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu gồm 65 sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh đang học tập tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Đây là những sinh viên đã theo học những lớp học phần môn Nói trong học kỳ 1 năm học 2020-2021

Công cụ nghiên cứu đó là Bảng câu hỏi khảo sát gồm 5 phần

Phần 1: Hỏi về thông tin chung của cá nhân được khảo sát

Phần 2: Hỏi về nhận thức chung của sinh viên về thành ngữ (biết được hiểu biết của sinh viên về khái niệm thành ngữ, vai trò của thành ngữ)

Phần 3: Hỏi về suy nghĩ của sinh viên về vấn đề sử dụng thành ngữ (những câu hỏi ở phần này có mục tiêu tìm hiểu về nhận thức và suy nghĩ của sinh viên đối với việc sử dụng thành ngữ)

Phần 4: Hỏi về việc sử dụng thành ngữ của sinh viên (phần này hướng đến việc khảo sát việc sử dụng thành ngữ như tần suất và cách sinh viên đó sử dụng thành ngữ trong những trường hợp nào)

Phần 5: Điều tra nhận thức của sinh viên khi sử dụng thành ngữ (muốn kiểm tra khả năng sử dụng thành ngữ của sinh viên)

Phần 6: Ý kiến và suy nghĩ của sinh viên về việc sử dụng thành ngữ (đưa ra những câu hỏi mở, để người được khảo sát có thể nêu ra được suy nghĩ, ý kiến từ đó có thể thấy những mặt lợi, mặt hại và khó khăn trong việc sử dụng thành ngữ nhằm có những đề xuất tốt nhất cho việc học và sử dụng thành ngữ)

Ngoài bảng khảo sát, thì đề tài còn sử dụng Google form để xử lý và thống kê dữ liệu bảng hỏi

2.4 Cách thu thập dữ liệu Để thu thập dữ liệu đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu phi thực nghiệm: bằng cách phát bảng hỏi đã thiết kế cho 65 sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh đang học tập tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Đây là những sinh viên đã theo học những lớp học phần môn Nói 5

2.5 Cách xử lí dữ liệu

Với kết quả của bảng khảo sát thu được từ người được khảo sát, đề tài xử lí dữ liệu theo ba bước:

Bước 1: Soạn một bảng khảo sát tương tự trên Google Form và điền những thông tin mà người được khảo sát đã làm vào trang Google Form để thống kê số liệu một cách nhanh nhất

Bước 2: Từ những số liệu mà Google Form đã thống kê chủ đề tài sẽ phân tích dựa trên tỉ lệ phần trăm và biểu đồ mà Google Form đã đưa ra

Bước 3: Với những chỉ tiêu điều tra về khả năng sử dụng thành ngữ (chọn một thành ngữ trong câu và dịch ra tiếng Việt) hay những câu hỏi mở dành cho sinh viên, chủ đề tài sẽ tự xử lí và thống kê dữ liệu Dữ liệu sau khi được xử lí cũng sẽ được trình bày dưới dạng bảng

2.6 Cách phân tích dữ liệu

Tùy thuộc vào từng mục đích và phương pháp nghiên cứu mà đề tài đã sử dụng kết hợp những cách phân tích sau: Với phương pháp định tính đề tài sử dụng cách phân tích nội dung bằng cách lấy những thông tin từ những câu hỏi mở (suy nghĩ về việc sử dụng thành ngữ, những mặt lợi, hại và khó khăn khi sử dụng thành ngữ) Với phương pháp nghiên cứu là định lượng đề tài sẽ sử dụng phương pháp mô tả để miêu tả một vài thành ngữ để người được phỏng vấn có thể nhận ra sau đó tiếp tục sử dụng phương pháp thống kê suy luận, từ đó phản ánh mức độ thông dụng và độ hiểu biết về thành ngữ của người được khảo sát Sau cùng, từ những dữ liệu thu thập được đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lại toàn bộ những thông tin đã thu thập được.

Cách phân tích dữ liệu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ở chương này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên việc phân tích các số liệu đã thu thập được từ cuộc khảo sát với sự tham gia của 65 sinh viên năm 3 đã học hết học phần Nói 5 Các kết quả sẽ được trình bày theo từng mục đã đề ra ở bảng hỏi, cùng với các số liệu đã được thống kê và xử lí bằng biểu đồ

3.1 Nhận thức chung về thành ngữ Để điều tra về nhận thức của sinh viên về thành ngữ, khách thể nghiên cứu đã được hỏi những câu hỏi về lý thuyết thành ngữ, vai trò của thành ngữ, các lĩnh vực sử dụng thành ngữ Trước hết là tìm hiểu cách nhìn của họ về khái niệm thành ngữ

Biểu đồ 1: Mức độ hiểu biết của sinh viên về thành ngữ thông qua định nghĩa

Về định nghĩa thành ngữ, với ba phương án lựa chọn:

• Thành ngữ là một cách kết hợp các từ với nhau thành các cụm từ theo thói quen của người bản ngữ (khái niệm của cụm kết hợp từ)

• Thành ngữ là những câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường (khái niệm của thành ngữ)

• Thành ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích, có tính nhịp điệu (khái niệm của tục ngữ)

Thành ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích, có tính nhịp điệu

Thành ngữ là câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường

Thành ngữ là một cách kết hợp các từ với nhau thành các cụm từ theo thói quen của người bản ngữ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nhận thức chung về thành ngữ

Để điều tra về nhận thức của sinh viên về thành ngữ, khách thể nghiên cứu đã được hỏi những câu hỏi về lý thuyết thành ngữ, vai trò của thành ngữ, các lĩnh vực sử dụng thành ngữ Trước hết là tìm hiểu cách nhìn của họ về khái niệm thành ngữ

Biểu đồ 1: Mức độ hiểu biết của sinh viên về thành ngữ thông qua định nghĩa

Về định nghĩa thành ngữ, với ba phương án lựa chọn:

• Thành ngữ là một cách kết hợp các từ với nhau thành các cụm từ theo thói quen của người bản ngữ (khái niệm của cụm kết hợp từ)

• Thành ngữ là những câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường (khái niệm của thành ngữ)

• Thành ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích, có tính nhịp điệu (khái niệm của tục ngữ)

Thành ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích, có tính nhịp điệu

Thành ngữ là câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường

Thành ngữ là một cách kết hợp các từ với nhau thành các cụm từ theo thói quen của người bản ngữ

Có hơn 76,9% trả lời đúng, định nghĩa về thành ngữ, và có khoảng hơn 30% các bạn nhầm lẫn giữa các khái niệm liên quan đến cụm kết hợp từ và tục ngữ

Biểu đồ 2: Mức độ hiểu biết của sinh viên về thành ngữ thông qua vai trò của nó

Về vai trò của thành ngữ có 64,6% cho rằng thành ngữ phản ánh cuộc sống xã hội của 1 đất nước 35,4% thành ngữ phản ánh lịch sử của 1 đất nước và 84,6% thành ngữ phản ánh phong tục tập quán của 1 đất nước

Biểu đồ 3: Mức độ hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực mà thành ngữ được sử dụng

Thành ngữ phản ánh phong tục tập quán của 1 đất nước

Thành ngữ phản ánh lịch sử của 1 đất nước

Thành ngữ phản ánh cuộc sống xã hội của 1 đất nước

Cả 3 ý trên Sách Tiểu thuyết Truyện, tiểu thuyết Bài viết của học sinh Văn thơ

Truyện, tác phẩm văn học Chương trình thực tế Bài báo

Về các lĩnh vực mà thành ngữ được sử dụng, điện ảnh là lĩnh vực được sinh viên cho rằng thành ngữ xuất hiện nhiều nhất với tỉ lệ 89,2% Sau đó đến đến âm nhạc với tỉ lệ 80% Đây cũng là điều dễ hiểu bởi âm nhạc và điện ảnh là hai lĩnh vực giải trí được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất, cũng như thường xuyên tiếp xúc với chúng Bên cạnh đó, các bạn cũng bắt gặp thành ngữ ở bài báo, chương trình thực tế, truyện, tác phẩm văn học, tiểu thuyết

Suy nghĩ về vấn đề sử dụng thành ngữ

Để khảo sát về suy nghĩ của sinh viên về vấn đề sử dụng thành ngữ, 14 tiêu chí đã được nhóm thành thành ba vấn đề chính cho việc khảo sát

1 Suy nghĩ của sinh viên về vai trò của thành ngữ trong môn Nói/ giao tiếp

2 Suy nghĩ của sinh viên về việc sử dụng thành ngữ của người bản xứ

3 Suy nghĩ của sinh viên về việc sử dụng thành ngữ

Bảng 1: Tỉ lệ phản hồi của sinh viên đối với các câu phát biểu liên quan đến suy nghĩ của họ về vấn đề sử dụng thành ngữ

T ỷ l ệ ph ả n h ồ i Hoàn toàn không đồ ng ý

Phân vân Đồ ng ý R ấ t đồ ng ý

Suy nghĩ của sinh viên về vai trò của thành ngữ trong môn

Thành ngữ đóng vai trò quan trọng trong một đoạn hội thoại

Thành ngữ giúp cho lời nói thêm hay và hấp dẫn hơn

Thành ngữ giúp cho bạn có một có một lối nói tự nhiên như người bản xứ

Sử dụng thành ngữ sẽ giúp nâng cao điểm số trong môn Nói

Biết và sử dụng càng nhiều thành ngữ khiến cho bạn hiểu được những đoạn hội thoại

T ỷ l ệ ph ả n h ồ i Hoàn toàn không đồ ng ý

Không đồ ng ý Phân vân Đồ ng ý R ấ t đồ ng ý đặc biệt là khi giao tiếp với người nước ngoài

Sử dụng thành ngữ trong các cuộc trò chuyện nên khiến người bản xứ thấy được cách sử dụng tiếng Anh linh hoạt và độ cảm hiểu ngôn ngữ sâu sắc của bạn

Suy nghĩ của sinh viên về việc sử dụng thành ngữ của người bản xứ

Người bản xứ sử dụng thành ngữ trong giao tiếp rất nhiều

Mức độ sử dụng thành ngữ của người bản xứ là thường xuyên

Suy nghĩ của sinh viên về việc sử dụng thành ngữ

Là sinh viên chuyên ngành phải cần có sự hiểu biết về thành ngữ

Hiểu về thành ngữ là hiểu về văn hóa của một đất nước

Bạn có thể đoán trước nghĩa của thành ngữ thông qua một lần đọc

Khi sử dụng thành ngữ cần chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp

Lạm dụng nhiều thành ngữ trong cuộc giao tiếp gây mất tự nhiên trong lời nói cũng như

T ỷ l ệ ph ả n h ồ i Hoàn toàn không đồ ng ý

Không đồ ng ý Phân vân Đồ ng ý R ấ t đồ ng ý gây mất thiện cảm với người đối diện

Cần chú ý đến ngữ cảnh và mục đích giao tiếp để sử dụng thành ngữ cho hợp lí

Dựa trên kết quả của bảng khảo sát, có hơn 50% sinh viên đồng ý rằng việc sử dụng thành ngữ sẽ giúp cho lời nói thêm hay và hấp dẫn hơn, thành ngữ giúp cho bạn có một có một lối nói tự nhiên như người bản xứ, khi chúng ta biết và sử dụng càng nhiều thành ngữ khiến cho bạn hiểu được những đoạn hội thoại đặc biệt là khi giao tiếp với người nước ngoài điều này khiến người bản xứ thấy được cách sử dụng tiếng Anh linh hoạt và độ cảm hiểu ngôn ngữ sâu sắc của bạn Tuy nhiên việc thành ngữ có thật sự đóng vai trò quan trọng trong các cuộc hội thoại không, đa số sinh viên vẫn còn không chắc chắn Sinh viên cho rằng mức độ sử dụng thành ngữ của người bản xứ là thường xuyên và có thể người bản xứ sử dụng thành ngữ trong giao tiếp rất nhiều (gần 50% sinh viên đồng ý với điều này)

Các sinh viên cho rằng học chuyên ngành cần phải có sự hiểu biết về thành ngữ, bởi thành ngữ không chỉ giúp chúng ta hiểu được những cuộc hội thoại, giao tiếp, khiến lời nói thêm sinh động, mà còn hiểu thêm về văn hóa của một đất nước Tuy nhiên khi sử dụng thành ngữ cần phải chú ý đến ngữ cảnh và mục đích giao tiếp để sử dụng thành ngữ cho hợp lí, nếu lạm dụng nhiều thành ngữ trong cuộc giao tiếp sẽ gây mất tự nhiên trong lời nói cũng như gây mất thiện cảm với người đối diện.

Kinh nghiệm sử dụng thành ngữ

Biểu đồ 4: Mức độ sử dụng thành ngữ của sinh viên khi nói

Biểu đồ 5: Tần suất sử dụng thành ngữ của sinh viên khi nói

Biểu đồ 6: Mức độ sử dụng thành ngữ của giảng viên khi dạy nói

Biểu đồ 7: Mức độ sử dụng thành ngữ của sinh viên trong giờ học nói

Biểu đồ 8: Mức độ sử dụng thành ngữ của sinh viên khi thuyết trình

Biểu đồ 9: Mức độ sử dụng thành ngữ của sinh viên khi phản hồi giảng viên trong giờ học Nói

Biểu đồ 10: Mức độ bắt gặp thành ngữ ở sách Northstar

Biểu đồ 11: Suy nghĩ của sinh viên về việc học thành ngữ qua sách Northstar (1)

Biểu đồ 12: Suy nghĩ của sinh viên về việc học thành ngữ qua sách Northstar (2)

Biểu đồ 13: Suy nghĩ của sinh viên về việc học thành ngữ qua sách Northstar (3)

Qua các biểu đồ trên có thể thấy, sinh viên có sử dụng thành ngữ trong các giờ học Nói, tuy không thường xuyên nhưng có hơn 73,8% sinh viên được khảo sát thỉnh thoảng có sử dụng, tỉ lệ chưa bao giờ sử dụng thành ngữ là 0% Khi được hỏi về các tình huống mà các bạn sử dụng thành ngữ nhiều nhất để phục vụ cho việc học Nói của mình, sinh viên cho rằng chủ yếu các bạn sẽ sử dụng thành ngữ vào những lúc thuyết trình (41,5%) và khi kiểm tra (43,1%), hiếm khi sử dụng thành ngữ để trả lời giảng viên trong các giờ học Nói (44,6%) Tuy nhiên, trong các giờ học Nói sinh viên được tiếp xúc với việc sử dụng thành ngữ thông qua giảng viên, giảng viên thi thoảng sử dụng thành ngữ trong việc giảng dạy (73,8%), bên cạnh đó, giáo trình Northstar cũng cung cấp cho sinh viên các thành ngữ, có 61,5% sinh viên cho rằng đã bắt gặp rất nhiều thành ngữ trong Northstar và theo các bạn những thành ngữ trong sách Northstar phục vụ cho cả mục đích Nói (69,2%) và mục đích giao tiếp (84,6%)

Những thống kê vừa nêu trên đã cho thấy, sinh viên có sử dụng thành ngữ trong các giờ học Nói, nhưng không thường xuyên, tần suất sử dụng vừa phải, lí giải cho việc này có thể do việc sử dụng thành ngữ trong các cuộc hội thoại, giao tiếp là không quá cần thiết, các bạn cho rằng sử dụng thành ngữ tuy là một việc quen thuộc nhưng lại khá mới mẻ trong giờ học Nói, bởi vì các bạn sinh viên chưa được tiếp xúc thường xuyên với thành ngữ, với các ngữ cảnh sử dụng thành ngữ phù hợp, cũng như vốn kiến thức về thành ngữ vẫn còn hạn chế Dẫu vậy, việc sử dụng một vài thành ngữ trong các bài thuyết trình, kiểm tra một cách hợp lí có thể khiến cho bài nói hấp dẫn hơn, nâng cao được điểm số đây là lí do mà chủ yếu các bạn sinh viên thường dùng thành ngữ trong các bài thuyết trình hoặc bài kiểm tra

Biểu đồ 14: Các trường hợp sinh viên đã sử dụng thành ngữ

Khi làm phiên dịch viên

Khi phát biểu ở một hội nghị, hội thảo

Khi làm bài nhóm trong môn Nói

Khi nói chuyện với bạn bè

Khi trả lời các câu hỏi của thầy cô

Khi nói chuyện với thầy cô

Khi nói chuyện với người nước ngoài

Biểu đồ 15: Các trường hợp sinh viên nghĩ rằng có thể sử dụng thành ngữ

Qua hai biểu đồ 14 và 15, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, phần đông sinh viên đã sử dụng và sẽ sử dụng thành ngữ trong ba trường hợp sau: “Khi nói chuyện với người nước ngoài”, “Khi nói chuyện với bạn bè”, “Khi thuyết trình Nói”, chiếm hơn

1/2 tổng số sinh viên tham gia khảo sát Khoảng 2/3 trên tổng số sinh viên cho rằng

“Khi nói chuyện với thầy cô”, “Khi làm bài nhóm trong môn Nói”, “Khi kiểm tra

Nói”, nên sử dụng thành ngữ Và chỉ có khoảng 1/3 trên tổng số sinh viên sử dụng thành ngữ “Khi phát biểu ở một hội nghị, hội thảo” và “Khi làm phiên dịch viên”

Sinh viên tham gia khảo sát đã đưa ra rất nhiều ý kiến về việc sử dụng thành ngữ trong những giờ học Nói, hầu hết các ý kiến của sinh viên điều hướng đến các nội dung liên quan đến những lợi ích, những lưu ý và những yêu cầu khi sử dụng thành ngữ trong giờ học Nói, theo các bạn Việc sử dụng thành ngữ trong những giờ học

Nói “rất hay cho việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ, là một việc cần thiết để giúp trình độ nói cũng như viết cải thiện thêm”, “đây là việc rất cần thiết” bởi vì thành

Khi làm phiên dịch viên Khi phát biểu ở một hội nghị, hội thảo Khi kiểm tra Nói

Khi thuyết trình NóiKhi làm bài nhóm trong môn NóiKhi nói chuyện với bạn bèKhi trả lời các câu hỏi của thầy côKhi nói chuyện với thầy côKhi nói chuyện với người nước ngoài ngữ có thể gây hứng thú cho học sinh “việc sử dụng thành ngữ sẽ giúp câu nói của bạn thêm hay và ý nghĩa”, “sử dụng thành ngữ sẽ khiến cho đoạn hội thoại hấp dẫn và học thuật hơn – giải thích được những tình huống khó xử”, “giúp cho lời nói đa dạng, thêm hay, hấp dẫn, tự nhiên như người bản xứ”, “giúp sinh viên nâng cao điểm số, đồng thời có thêm hiểu biết về văn hóa của nước mình và thế giới Đồng thời giúp tiết học đó thú vị hơn, sinh viên hiểu bài hơn” Các bạn cũng bày tỏ những mong muốn của mình “Giảng viên nên thường xuyên sử dụng thành ngữ trong lớp học, khuyến khích học sinh sử dụng thành ngữ để làm cho việc học trở nên thú vị, sinh viên có cơ hội học hỏi văn hóa hoặc từ thầy cô những thành ngữ hay và thông dụng” Bên cạnh ủng hộ việc sử dụng thành ngữ trong môn Nói, các sinh viên cũng đưa ra một vài lưu ý: “học sinh, sinh viên nên sử dụng một cách hợp lí vừa phải, giáo viên cần chia sẻ, hướng dẫn sinh viên sử dụng thành ngữ đúng nơi, đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh, nội dung bài nói Sử dụng thành ngữ trong giờ học Nói rất cần được khuyến khích, tuy nhiên còn phải dựa vào mức độ của học sinh để sử dụng các thành ngữ ở mức độ phù hợp, nên sử dụng nhưng đừng quá lạm dụng, phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp.”

Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng thành ngữ, sinh viên cũng chỉ ra một vài mặt bất lợi khi lạm dụng thành ngữ quá nhiều Thứ nhất, việc lạm dụng thành ngữ sẽ khiến đoạn hội thoại trở nên mất tự nhiên, việc lặp lại một vài thành ngữ hay sử dụng liên tiếp các thành ngữ trong một đoạn hội thoại không chỉ khiến câu nói trở nên mất tự nhiên mà còn khiến cho người nghe cảm giác nhàm chán, khó chịu, làm mất thiện cảm với người nghe Thứ hai, sử dụng thành ngữ không đúng ngữ cảnh có thể gây ra hiểu lầm, người nghe không hiểu, hoặc hiểu sai ý mà bạn muốn nói, đặc biệt thành ngữ không phù hợp với những ngữ cảnh trang trọng, mang tính học thuật Ngoài ra, lạm dụng thành ngữ quá nhiều làm cho đoạn hội thoại lan man, dài dòng, không đi vào mục đích chính, trọng tâm của cuộc giao tiếp.

Khảo sát về mức độ hiểu biết về việc sử dụng thành ngữ

Trong bảng câu hỏi có 8 câu được đưa ra để khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên về thành ngữ, yêu cầu của các bạn sinh viên là đọc, gạch chân dưới thành ngữ và giải thích bằng tiếng Việt Dưới đây là các bảng tổng hợp kết quả của các sinh viên tham gia khảo sát:

1 People are never satisfied with what they have New one in, old one out Bảng 2: Mức độ đáp ứng yêu cầu đưa ra của sinh viên cho ví dụ 1

Tìm được Không tìm được Tổng Giải nghĩa những từ tìm được

Gi ả i nghĩa đượ c Không gi ải nghĩa đượ c

→ Thành ngữ có trong ví dụ: New one in, old one out: Có mới nới cũ

→ Ở ví dụ này chỉ có một bạn không thể tìm ra được thành ngữ có trong câu, đa số các bạn điều đã tìm ra và giải nghĩa đúng thành ngữ này Ngoài ra có đến 5 câu trả lời giải thích ý nghĩa câu thành ngữ này có nghĩa là “Đứng núi này trông núi nọ”

2 It's always diamond cut diamond when those two schemers get together

Bảng 3: Mức độ đáp ứng yêu cầu đưa ra của sinh viên cho ví dụ 2

Tìm được Không tìm được Tổng Giải nghĩa những từ tìm được

Tổng Giải nghĩa được Không giải nghĩa được

→ Thành ngữ có trong ví dụ: diamond cut diamond: Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

→ Ở ví dụ này, có 8 bạn không thể tìm ra thành ngữ, tuy tìm được thành ngữ có trong câu nhưng chỉ có 37 bạn có thể hiểu được đúng ý nghĩa của câu thành ngữ, có ba cách giải thích phổ biến cho ví dụ này được các bạn sinh viên đưa ra “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, “lấy độc trị độc” , “kẻ cắp gặp bà già”

3 Anna: I’ve been studying for my exams and I never get to go out with my friends Sarah: Don’t worry No pain no gain!

Bảng 4: Mức độ đáp ứng yêu cầu đưa ra của sinh viên cho ví dụ 3 Tìm được Không tìm được Tổng Giải nghĩa những từ tìm được Tổng

Giải nghĩa được Không giải nghĩa được

→ Thành ngữ có trong ví dụ: No pain no gain : Không đau đớn không thành công

→ Có 64/65 bạn đã tìm được thành ngữ có trong ví dụ này, tuy nhiên chỉ có 47 bạn giải nghĩa chính xác hoàn toàn, ở ví dụ này các bạn đã đưa ra nhiều cách dịch khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo về mặt ý nghĩa “không vấp ngã, không thành công, “có công mài sắt có ngày nên kim”, “thất bại là mẹ thành công”, “gạo đem vào giã bao đau đớn, gạo giã xong rồi trắng tựa bông”, không có sự đau đớn/ khó khăn nào mà ko được hưởng thành quả cả”, “không có cố gắng thì không gặt hái được thành quả như mong muốn”, “có chí thì nên”, “không có cố gắng thì không có thành quả”, “không nỗ lực thì không có thành công”, “không có áp lực không có kim cương”, “muốn bắt được cọp, phải vào hang cọp”

4 I lost £500 in a card game last night, but that's life - easy come, easy go

Bảng 5: Mức độ đáp ứng yêu cầu đưa ra của sinh viên cho ví dụ 4

Tìm được Không tìm được Tổng Giải nghĩa những từ tìm được

Tổng Giải nghĩa được Không giải nghĩa được

→ Thành ngữ có trong ví dụ: Thành ngữ: easy come, easy go: dễ đến dễ đi

→ Cũng như ví dụ trước có 64/65 bạn đã tìm được thành ngữ có trong ví dụ này, và có 47 bạn giải nghĩa chính xác hoàn toàn Ngoài “dễ đến, dễ đi” là cách giải thích phổ biến nhất thì “của thiên trả địa” cũng là một cách giải thích được nhiều bạn lựa chọn

5 A: "My only interest is in making money."

B: "Like father, like son, I see."

Bảng 6: Mức độ đáp ứng yêu cầu đưa ra của sinh viên cho ví dụ 5

Tìm được Không tìm được Tổng Giải nghĩa những từ tìm được

Tổng Giải nghĩa được Không giải nghĩa được

→ Thành ngữ có trong ví dụ: Like father like son: Cha nào con nấy

→ Với ví dụ này chí có 2 bạn là không tìm được thành ngữ, và 12 bạn không thể giải nghĩa được thành ngữ Hầu hết các bạn điều giải thích câu thành ngữ với ý nghĩa

“cha nào con nấy”, số còn lại là “hổ phụ sinh hổ tử”

6 Hi Mom, I just wanted to let you know that I arrived in Paris safe and sound

Bảng 7: Mức độ đáp ứng yêu cầu đưa ra của sinh viên cho ví dụ 6

Tìm được Không tìm được Tổng Giải nghĩa những từ tìm được

Tổng Giải nghĩa được Không giải nghĩa được

→ Thành ngữ có trong ví dụ: Thành ngữ safe and sound: an toàn và ổn

→ Có 60 sinh viên tìm được thành ngữ trong câu và 49 sinh viên giải thích đúng ý nghĩa của thành ngữ “an toàn”, “bình an vô sự”, rất nhiều bạn cho rằng thành ngữ này còn có nghĩa là “thượng lộ bình an”

7 George ran like the wind to get the message to Paula before she left Bảng 8: Mức độ đáp ứng yêu cầu đưa ra của sinh viên cho ví dụ 7

Tìm được Không tìm được Tổng Giải nghĩa những từ tìm được

Tổng Giải nghĩa được Không giải nghĩa được

→ Thành ngữ có trong ví dụ: Thành ngữ like the wind: nhanh như gió

→ Chỉ có 56 bạn tìm được thành ngữ này trong câu Và 47 bạn giải thích được ý nghĩa của thành ngữ Trong quá trình xác định thành ngữ, một số bạn cho rằng thành ngữ có trong câu là “ran like the wind” con số này chiếm gần 1 nửa các bạn sinh viên giải nghĩa đúng tuy nhiên đáp án đúng nhất sẽ là “like the wind”, nghĩa là rất nhanh, nhanh như chớp, nhanh như gió

8 Jessica shed crocodile tears over the expulsion of her rival, Jacob

Bảng 9: Mức độ đáp ứng yêu cầu đưa ra của sinh viên cho ví dụ 8

Tìm được Không tìm được Tổng Giải nghĩa những từ tìm được

Tổng Giải nghĩa được Không giải nghĩa được

→ Thành ngữ có trong ví dụ: Thành ngữ crocodile tears: nước mắt cá sấu

→ Ở ví dụ cuối cùng, chỉ có 51 bạn tìm ra thành ngữ và 46 bạn giải nghĩa được thành ngữ, tuy có thể các bạn đã nghe rất nhiều về thành ngữ nước mắt cá sấu nhưng theo suy đoán bởi vì nó xuất hiện dưới dạng như một cụm danh từ, nên các bạn không nghĩ đó là một thành ngữ Và hầu hết các bạn giải nghĩa được ý nghĩa của thành ngữ này là “ nước mắt cá sấu”, “giả tạo”

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, các giảng viên và quý thầy cô ở phòng nghiên cứu khoa học đã hướng dẫn rất nhiệt tình, tạo nhiều điều kiện để có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất Bên cạnh đó, các bạn sinh viên tham gia khảo sát với tinh thần tự nguyện, trả lời đầy đủ các câu hỏi khảo sát một cách chân thật

Dịch Covid kéo dài, cùng với bão lụt liên tục đã khiến cho đề tài phải trì hoãn và tạm dừng nhiều lần Bên cạnh đó, vì là lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu khoa học, chủ nhiệm đề tài đã gặp nhiều khó khăn trong suốt quá trình thực hiện, phải đọc và tìm kiếm rất nhiều tài liệu, vì trình độ ngôn ngữ vẫn còn hạn chế nên mất rất nhiều thời gian để dịch và hiểu các tài liệu tham khảo.

Ngày đăng: 06/02/2024, 06:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w