Trang 1 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ THỰC HIỆN NĂM 2020 NHẬN THỨC VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN ĐƠN NGỮ VÀ SONG NGỮ CỦA SINH VIÊN
Trang 11
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
THỰC HIỆN NĂM 2020
NHẬN THỨC VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN ĐƠN NGỮ
VÀ SONG NGỮ CỦA SINH VIÊN NĂM 2 VÀ NĂM 4 KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ,
ĐẠI HỌC HUẾ
Mã số: T2020-281-GD-NN Chủ nhiệm đề tài: Sinh viên Trần Nguyễn Khánh Ngọc Đơn vị: Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại Học Huế Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Thị Nguyên Ái
Thời gian thực hiện: 12 tháng (01/2020 - 01/2021)
HUẾ, 2020
Trang 2i
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Chủ nhiệm đề tài: Trần Nguyễn Khánh Ngọc
Số điện thoại liên lạc: 0706010575
Email: khanhngoc73ntp@gmail.com
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Cơ quan, cá nhân phối hợp thực hiện: Nguyễn Thục Nhi
Thời gian thực hiện: 12 tháng
Trang 3ii
2 Nội dung chính
Việc sử dụng từ điển một cách đúng đắn giúp người học phát triển vốn từ vựng, trau dồi những kỹ năng ngôn ngữ tiếp nhận cũng như thực hành Người học ngôn ngữ cần chọn được loại từ điển phù hợp, ý thức được những yếu tố từ điển cung cấp và sử dụng phương pháp tra cứu hợp lý
Từ những nghiên cứu trước đây, cả hai loại từ điển đơn ngữ và song ngữ đều được chứng minh đem lại những hiệu quả vượt trội với việc học tiếng Anh, tuy nhiên cũng còn tồn tại một số bất cập nhất định
Nhóm nghiên cứu thiết kế phiếu điều tra nhằm tìm hiểu cách sinh viên sử dụng, khai thác từ điển đơn ngữ và song ngữ, đồng thời thu thập ý kiến của sinh viên về ưu điểm
và nhược điểm của mỗi loại từ điển Sau đó, nhóm nghiên cứu chọn ra ngẫu nhiên 5 sinh viên trong 60 sinh viên năm 2 và 5 sinh viên trong 60 sinh viên năm 4 đã tham gia điền phiếu điều tra để tiếp tục phỏng vấn Từ đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích dựa trên nội dung đã được ghi lại để tìm ra những câu trả lời tương tự nhau và đối chiếu với dữ liệu định lượng thu được
3 Kết quả đạt được
Kết quả cho thấy nhìn chung sinh viên có thể sử dụng từ điển hiệu quả (có ý thức tham khảo các yếu tố từ điển cung cấp và vận dụng các phương pháp sử dụng từ điển) Sinh viên cũng nhận thức được những ưu và nhược điểm của từ điển đơn ngữ và song ngữ, từ đó lựa chọn được từ điển phù hợp với nhu cầu bản thân
Trang 4Host Institution: University of Foreign Languages, Hue University
Collaborator(s): Nguyen Thuc Nhi
- Specific objectives:
+ Survey on how 2nd and 4th year students of Faculty of English, University of Foreign Languages, Hue University use monolingual and bilingual dictionaries
+ Survey of the perception of 2nd and 4th year students of English Department, University of Foreign Languages, Hue University on the advantages and disadvantages of using monolingual and bilingual dictionaries
Trang 5iv
2 Main Contents
The appropriate use of dictionaries helps learners develop vocabulary, improve receptive and productive language skills It is essential for language learners to choose suitable dictionaries, to be aware of various types of dictionary information and to use appropriate dictionary consulting strategies
From previous studies, both monolingual and bilingual dictionaries have been proven
to bring outstanding benefits to English learning, but there are also certain shortcomings
The research team designed questionnaires to find out how students use and exploit monolingual and bilingual dictionaries, and collect students' opinions about the advantages and disadvantages of each type of dictionaries Then, the research team randomly selected 5 students out of 60 second-year students and 5 students out of 60 fourth-year students who participated in filling out the survey to continue the interview After that, the research team conducted analysis based on the recordings
to find the recurring themes and compare with the quantitative data obtained
3 Key findings
Results from the questionnaire and interview suggest that in general, students are able
to use the dictionaries effectively, in that they can make use of the features provided
in dictionaries and consult them tactfully They are also well aware of the benefits and drawbacks of monolingual and bilingual dictionaries Thus, students are able to choose the appropriate type of dictionary for their own learning needs
Trang 61.3.1 Thực trạng về phương thức sử dụng từ điển của người học tiếng Anh 7
1.3.4 Xu hướng lựa chọn giữa từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ 11 1.3.5 Mối quan hệ giữa trình độ tiếng Anh và phương pháp sử dụng từ điển 11 1.4 Ưu, nhược điểm của từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ 13
Trang 7vi
1.4.1.1.1 Cung cấp đầy đủ các yếu tố liên quan đến từ vựng 13 1.4.1.1.2 Nâng cao khả năng diễn giải từ (paraphrase) 14 1.4.1.1.3 Giúp người học thường xuyên tiếp xúc với tiếng Anh 14
1.4.1.2.3 Yêu cầu người học phải có trình độ tiếng Anh nhất định 15
1.4.2.2.1 Thiếu chính xác trong việc giải nghĩa từ 18
1.4.2.2.3 Giảm tốc độ phản xạ bằng tiếng Anh 18
Trang 9Bảng 2: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về tần suất sử dụng từ điển
Bảng 3: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về tần suất sử dụng từ điển
Bảng 4: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về tần suất sử dụng những
yếu tố trong từ điển của sinh viên năm 2 và năm 4 25
Bảng 5: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về tần suất sử dụng những
Bảng 6: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về tần suất sử dụng những
Bảng 7: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về phương pháp sử dụng
Bảng 8: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về phương pháp sử dụng
Bảng 9: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về phương pháp sử dụng
Trang 10ix
Bảng 10: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về nhận thức của sinh
viên năm 2 và năm 4 về ưu và nhược điểm của từ điển đơn ngữ 34
Bảng 11: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về nhận thức của sinh
viên năm 2 về ưu và nhược điểm của từ điển đơn ngữ 34
Bảng 12: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về nhận thức của sinh
viên năm 4 về ưu và nhược điểm của từ điển đơn ngữ 35
Bảng 13: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về nhận thức của sinh
viên năm 2 và năm 4 về ưu và nhược điểm của từ điển song ngữ 37
Bảng 14: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về nhận thức của sinh
viên năm 2 về ưu và nhược điểm của từ điển song ngữ 38 Bảng 15: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về nhận thức của sinh
viên năm 4 về ưu và nhược điểm của từ điển song ngữ 39
Trang 11x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SPSS: Statistical Package for Social Science
Trang 121
PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ đóng một vai trò vô cùng thiết yếu trong cuộc sống của con người Ngôn ngữ là phương tiện để con người lĩnh hội, tiếp thu kiến thức; giao tiếp, trao đổi với nhau Trong thời kỳ hội nhập, việc học ngoại ngữ ngày càng được chú ý, quan tâm nhiều hơn Ngày nay, vượt ngoài khuôn khổ một quốc gia nhất định, ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt thông tin, công cụ cho quá trình hội nhập, ngoại giao của một nước Trong số các loại ngôn ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất và thường được sử dụng trong quá trình hội nhập, giao thương quốc tế
Để đáp ứng được sự phát triển và nhu cầu hội nhập của đất nước, việc giáo dục ngoại ngữ cho thế hệ trẻ luôn được chú trọng Từ lâu, môn tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc trong hầu hết tất cả các trường học Trong các chiến lược để học tiếng Anh, việc sử dụng từ điển đóng một vai trò vô cùng quan trọng Theo Dakun (2001), từ điển cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến nguồn gốc từ, nghĩa, chính tả và cách phát âm, cũng như ngữ pháp và cách sử dụng, từ đồng nghĩa
và từ cùng gốc, cũng như sự phân biệt giữa tiếng Anh nói và viết Đối với các sinh viên chuyên ngữ - những người phải trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu vào ngôn ngữ
mà mình đang theo học, việc sử dụng từ điển một cách đúng đắn càng đóng một vai trò thiết yếu Từ thực tiễn, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, nhiều học sinh, sinh viên vẫn chưa có nhận thức về vấn đề sử dụng từ điển nói chung, và từ điển đơn ngữ và song ngữ nói riêng Các nghiên cứu trước đây trong cùng lĩnh vực đã chỉ ra được nhiều lợi ích vô cùng to lớn cũng như một số khó khăn nhất định mà hai loại từ điển này đem lại cho người học tiếng Anh Vì vậy, nhóm nghiên cứu tin rằng việc thực hiện một nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, đặc biệt trong bối cảnh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, đóng vai trò hết sức quan trọng
Tóm lại, sử dụng từ điển là một kỹ năng thiết yếu đối với quá trình học ngôn ngữ, và việc nắm được ưu và nhược điểm về từ điển đơn ngữ cũng như song ngữ là tiền để cho việc cải thiện việc học tiếng Anh Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với hy vọng rằng có thể điều tra được nhận thức về việc sử dụng từ điển đơn ngữ
Trang 132
và song ngữ của sinh viên năm thứ hai và năm thứ tư Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp
Mục tiêu đề tài và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện để nghiên cứu về việc sử dụng từ điển đơn ngữ và song ngữ của sinh viên năm thứ hai và năm thứ tư Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tập trung khảo sát thái độ của sinh viên khi sử dụng hai loại từ điển này; quan điểm của sinh viên về những ưu điểm và khó khăn khi sử dụng hai loại từ điển này, cũng như đưa ra những đề xuất bổ sung để phương pháp có thể đạt được hiệu quả cao nhất Cụ thể hơn, chúng tôi tập trung nghiên cứu để giải đáp các câu hỏi nghiên cứu sau:
1 Sinh viên sử dụng từ điển đơn ngữ và song ngữ như thế nào?
2 Nhận thức của sinh viên về ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng từ điển đơn ngữ và song ngữ là như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trong thời gian một năm Chúng tôi tập trung nghiên cứu nhận thức về việc sử dụng
từ điển đơn ngữ và song ngữ của sinh viên năm thứ hai và năm thứ tư Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nghiên cứu này được thực hiện trên
60 khách thể là sinh viên năm thứ hai và 60 khách thể là sinh viên năm thứ tư
Chúng tôi sử dụng cả 2 phương pháp định tính và định lượng để giải đáp các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra
Để khảo sát nhận thức của sinh viên đối với việc sử dụng từ điển cũng như đối với từ điển đơn ngữ và song ngữ, chúng tôi đã thiết kế phiếu điều tra và phỏng vấn dành cho các sinh viên nhóm thực nghiệm Số liệu thu được từ phiếu điều tra được phân tích bằng SPSS để đánh giá thái độ của sinh viên đối với các ưu điểm cũng như khó khăn của việc sử dụng hai loại từ điển nói trên Trong khi đó, nội dung các cuộc phỏng vấn được nhóm nghiên cứu ghi lại và phân tích để thu lại các số liệu định tính cần thiết
Trang 143
Ý nghĩa của đề tài
Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu nhận thức về việc
sử dụng từ điển đơn ngữ và song ngữ của sinh viên năm thứ hai và năm thứ tư Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Thông qua những kết quả thu được, nghiên cứu này có thể giúp các sinh viên nhận thức được những ưu điểm và bất cập nhất định của hai loại từ điển, để từ đó tìm cho mình một chiến lược sử dụng phù hợp Ngoài ra, nghiên cứu này có thể là nền tảng cho các bài nghiên cứu về sau khi đưa ra cách phát triển các ưu điểm cũng như khắc phục các khuyết điểm của từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ
Cấu trúc bài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu
Chương 1 là phần giới thiệu của bài nghiên cứu, bao gồm nội dung và mục đích chính của bài nghiên cứu Chương này bao gồm có 5 phần: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cấu trúc bài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 2 bao gồm năm phần chính như: khái niệm, tầm quan trọng của việc
sử dụng từ điển, phương pháp sử dụng từ điển, ưu điểm và nhược điểm của từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ, từ đó đưa ra kết luận của phần cơ sở lý luận Mục đích chính của chương này là đưa ra cơ sở lý luận cho đề tài dựa trên việc cung cấp những thông tin khái quát về những nghiên cứu trong cùng lĩnh vực
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 bao gồm 4 phần chính: khách thể nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, quá trình thu thập số liệu và quá trình phân tích số liệu Ở chương này, chúng tôi đưa
ra giải thích chi tiết về các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của mình Bên cạnh đó, quá trình thu thập và phân tích dữ liệu cũng được miêu tả cụ thể trong chương này
Trang 154
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4 được chia ra 2 phần chính: phương pháp sử dụng từ điển và nhận thức của người học về từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ Trong chương này, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích các số liệu thu được, từ đó đưa ra những thảo luận về kết quả
Chương 5: Kết luận
Trong chương 5, nhóm nghiên cứu trình bày vắn tắt các kết quả nổi bật giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra
Trang 165
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Sử dụng từ điển là một phần không thể thiếu trong việc hiểu và sử dụng tiếng Anh
Từ lâu, việc sử dụng từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trong việc học tiếng Anh thế nào cho hiệu quả Trong chương này, chúng tôi sẽ đưa ra cơ sở lý luận cho đề tài dựa trên việc cung cấp những thông tin khái quát về những nghiên cứu trong cùng lĩnh vực Cụ thể, nội dung chương này gồm có năm phần, bao gồm: khái niệm, tầm quan trọng của từ điển, phương pháp
sử dụng từ điển, ưu điểm và nhược điểm của từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ, từ
đó đưa ra tóm tắt của phần cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm
1.1.1 Từ điển
Khái niệm “từ điển” được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau Trong tiếng Anh,
từ điển, hay dictionary, được bắt nguồn từ từ vựng tiếng La-tinh “dictionarium”, có nghĩa là “một quyển sách danh ngôn” Theo từ điển Oxford, “từ điển” được định nghĩa là một quyển sách hoặc tài nguyên điện tử cung cấp danh sách các từ vựng của một ngôn ngữ theo thứ tự bảng chữ cái và giải thích ý nghĩa của chúng, hoặc cung cấp một từ vựng tương đương trong tiếng nước ngoài Tương tự, từ điển Cambridge cũng định nghĩa khái niệm “từ điển” như là một cuốn sách chứa danh sách các từ vựng theo thứ tự bảng chữ cái và giải thích ý nghĩa của những từ vựng đó, hoặc đưa
ra từ vựng tương đương trong một ngôn ngữ khác; hoặc là một sản phẩm điện tử cung cấp thông tin tương tự trên máy tính, điện thoại thông minh, v.v
1.1.2 Các loại từ điển
Từ điển được chia ra làm rất nhiều loại khác nhau Trong số đó, có thể kể đến hai loại
từ điển phổ biến nhất là từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ
1.1.2.1 Từ điển đơn ngữ
Khái niệm “từ điển đơn ngữ” được El-Sayed và Siddiek (2013) định nghĩa một cách đơn giản là danh sách các “từ khó”, hay theo một cách dễ hiểu hơn là danh sách các
Trang 176
từ vựng được giải nghĩa hoàn toàn bằng tiếng Anh Điều này giúp người đọc có một cái nhìn toàn diện hơn về ngôn ngữ tiếng Anh Theo Hartmann (2002), từ điển đơn ngữ là một loại công trình tham khảo, trong đó các từ vựng của một ngôn ngữ được giải nghĩa bằng chính ngôn ngữ đó
1.1.2.2 Từ điển song ngữ
Về phía từ điển song ngữ, Hartmann (2002) định nghĩa loại từ điển này là loại từ điển liên quan đến từ vựng của hai ngôn ngữ khác nhau được kết hợp với nhau bằng cách dịch tương đương giữa các ngôn ngữ được sử dụng Sousa (1995) cũng định nghĩa từ điển song ngữ như là loại từ điển ghi lại sự tương đương về mặt nghĩa của từ vựng trong hai ngôn ngữ Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, khái niệm từ điển song ngữ dùng để chỉ từ điển Việt-Anh hoặc Anh-Việt
1.2 Tầm quan trọng của việc sử dụng từ điển
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ điển đóng một vai trò vô cùng quan trọng và hữu ích đối với việc học ngôn ngữ Cụ thể hơn, nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc
sử dụng từ điển một cách đúng đắn giúp người học phát triển vốn từ vựng, trau dồi những kỹ năng ngôn ngữ tiếp nhận (nghe và đọc hiểu) cũng như thực hành (nói và viết)
Trước hết, từ điển mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp cho người học phát triển vốn từ vựng của bản thân (Luppescu & Day, 1993; Summers, 1988) Trên thực
tế, sử dụng từ điển cũng là một phương pháp thường được người học áp dụng để học
từ vựng (Asgari & Mustapha, 2011; Fan, 2003; Gu, 2003) Theo Schmitt (1997), từ điển đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người học xác nhận nghĩa của từ vựng mới Ngoài ra, Chen (2012) và Schmitt (1997) cũng cho rằng việc sử dụng từ điển sẽ giúp người học lưu giữ từ vựng trong trí nhớ dài hạn của họ, thay vì trí nhớ ngắn hạn Hơn nữa, Gu và Johnson (1996) cũng như Nation (2001) đồng ý rằng sử dụng từ điển một cách đúng đắn chính là một chiến lược học từ vựng thành công Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc có ý thức chủ động sử dụng từ điển giúp người học học từ vựng một cách thành công hơn
Trang 18Về phía kỹ năng thực hành, mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng người học thường thích sử dụng từ điển trong các kỹ năng tiếp nhận hơn là trong các kỹ năng thực hành (Tomaszczyk, 1979; Béjoint, 1981; Scholfield, 1982), từ điển vẫn được chứng minh đem lại rất nhiều lợi ích đối với nhóm kỹ năng này Ví dụ như, cách sử dụng từ vựng trong bài viết của người học cũng có thể được cải thiện rất nhiều nếu
sử dụng từ điển một cách đúng đắn (Harvey & Yuill, 1997) Bên cạnh đó, theo Elola, Rodríguez-García và Winfrey (2008), việc sử dụng từ điển đem lại rất nhiều lợi ích đối với kỹ năng viết Trong đó, có thể kể đến việc kiểm tra lỗi ngữ pháp, cách chia động từ, chính tả, và văn phong của bài viết
1.3 Phương thức sử dụng từ điển
1.3.1 Thực trạng về phương thức sử dụng từ điển của người học tiếng Anh
Việc sử dụng từ điển một cách đúng đắn, có chiến lược tận dụng mọi yếu tố
về từ vựng mà từ điển cung cấp, đồng thời lựa chọn đúng loại từ điển phù hợp với nhu cầu của bản thân đóng vai trò thiết yếu trong quá trình học ngôn ngữ (Gu & Johnson, 1996; Nation, 2001; Schmitt, 1997), cụ thể là trong việc học từ vựng (Luppescu & Day, 1993; Nation, 2001; Summers, 1988), phát triển kỹ năng đọc hiểu (Luppescu & Day, 1993; Knight, 1994; Nesi & Haill, 2002; Tono, 1989) và kỹ năng viết (Elola, Rodríguez-García & Winfrey, 2008; Harvey & Yuill, 1997)
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người học tiếng Anh chưa tận dụng được từ điển trong việc cải thiện khả năng ngôn ngữ, cũng như chưa biết chiến lược tra từ điển sao cho hiệu quả Kết quả nghiên cứu của Chan (2005) cho thấy trong số 106 sinh viên
Trang 198
Đại học chuyên ngành Tiếng Anh ở Hồng Kông, rất ít người sử dụng từ điển thuần thục để phục vụ nhu cầu học tập của mình Trong một khảo sát với số lượng khách thể lên tới 745 học sinh tại Hy Lạp, Chadjipapa (2018) cũng kết luận rằng nhìn chung, các em học sinh này không thể được tính là người sử dụng từ điển có chiến lược Để giải thích cho vấn đề trên, Chan (2005) cho biết người học chưa được trau dồi kỹ năng sử dụng từ điển một cách hệ thống Hơn thế, theo Chadjipapa (2018), những giáo viên ngoại ngữ ở Hy Lạp chưa tạo cơ hội cho học sinh sử dụng từ điển một cách thành thạo và hiệu quả Trong một khảo sát với 1140 sinh viên Pháp, Ý, Đức và Tây Ban Nha là người học tiếng Anh, Atkins và Knowles (1990) cũng đưa ra kết luận tương tự
Nhận thức được tầm quan trọng của từ điển và cách sử dụng từ điển chưa hiệu quả ở đại đa số người học, nhiều học giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng dẫn cách tận dụng từ điển trong quá trình học ngoại ngữ Chan (2005), Cowie (2002), Scholfield (1982) và Thornbury (2006) đã đi đến kết luận trên sau khi thực hiện những khảo sát về cách sử dụng từ điển của người học Bên cạnh đó, Lawson và Hogben (1996) và Peters (2007) cũng cho rằng người học cần sử dụng những chiến lược tra
từ điển một cách có ý thức thay vì chỉ sử dụng theo bản năng Hurman và Tall (1998)
bổ sung rằng việc hướng dẫn sử dụng từ điển nên được đưa vào giai đoạn đầu của việc học một ngôn ngữ mới Thông qua tập huấn và hướng dẫn có hệ thống, người học sẽ ý thức rõ hơn về chiến lược sử dụng từ điển, cụ thể là về những yếu tố từ điển cung cấp, phương pháp sử dụng từ điển hiệu quả và cách chọn loại từ điển phù hợp
để phục vụ cho mục đích học tập
1.3.2 Những yếu tố của từ điển
Trong từ điển có nhiều yếu tố liên quan đến từ vựng giúp người học hiểu thêm
về nhiều khía cạnh của từ vựng đó Fan (2000) đã chia các yếu tố trên thành hai nhóm: Nhóm liên quan đến nghĩa của từ bao gồm nghĩa trong ngữ cảnh, từ tương đương trong ngôn ngữ gốc và nghĩa tiếng Anh tương ứng; Nhóm liên quan đến cách dùng của từ bao gồm từ loại, cách phát âm, kết hợp ngữ, các từ cùng gốc, những chú ý về ngữ pháp khi dùng từ và tần suất từ được sử dụng Béjoint (1981) đề xuất một số yếu
Trang 209
tố khác như ví dụ của cách sử dụng từ trong ngữ cảnh, các quan hệ ngữ nghĩa của từ (như đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, v.v) và từ nguyên học Akbari (2014) và Thornbury (2006) cho rằng việc tận dụng mọi thông tin của từ vựng được cung cấp trong từ điển đóng một vai trò quan trọng trong việc học từ vựng và trong việc sử dụng từ điển để phát triển các kỹ năng khác
Một số nghiên cứu trước cũng đã khảo sát tần suất sử dụng những yếu tố của từ điển
kể trên (Béjoint, 1981; Chan, 2005; Huang & Eslami, 2013; Tomaszczyk, 1979) Trong số đó, nghĩa của từ thường là yếu tố được tra cứu nhiều nhất, tiếp đến là những lưu ý về mặt ngữ pháp Đây cũng là hai yếu tố được 122 sinh viên trong khảo sát của Béjoint (1981) đánh giá là có giá trị nhất cho việc học của họ Những yếu tố liên quan đến cách dùng của từ vựng thường thấy như từ loại, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, kết hợp
từ, những từ cùng gốc và phát âm cũng được người học sử dụng trong quá trình học ngoại ngữ, tuy tần suất ít hơn nhiều Những thông tin như từ nguyên học hay phạm
vi từ vựng được sử dụng trong tình huống giao tiếp cụ thể được rất ít người tham khảo khi tra cứu từ điển Ngoài ra, đáng chú ý là người học tiếng Anh trong bốn nghiên cứu nêu trên rất ít khi tham khảo ví dụ của cách dùng từ vựng trong ngữ cảnh,
dù yếu tố này đã được chứng minh là điều kiện thiết yếu để gia tăng vốn từ vựng (Takeuchi, 2003)
1.3.3 Phương pháp sử dụng từ điển
Trong quá trình tham khảo từ điển, người học cần ý thức và vận dụng được những chiến lược để rút ngắn quá trình tra cứu, đồng thời thu nhận được nhiều thông tin hơn từ lần tra cứu đó (Gu & Johnson, 1996; Nation, 2001; Schmitt, 1997) Đã có nhiều nghiên cứu về cách người học ngoại ngữ sử dụng từ điển, và về những phương pháp người học nên áp dụng để việc áp dụng từ điển hiệu quả hơn
Một trong những chiến lược được nhắc đến nhiều nhất là đoán nghĩa của từ vựng từ ngữ cảnh Đây được xem là bước tiên quyết mà người học nên sử dụng trước khi tra
từ điển (Nation, 2001; Scholfield, 1999) Hay nói cách khác, người học chỉ nên tra từ điển khi không thể đoán được nghĩa từ ngữ cảnh đi kèm (Thornbury, 2006) Knight (1994) cũng cho biết lạm dụng từ điển sẽ làm chậm quá trình đọc và nghe hiểu, do đó
Trang 2110
người học chỉ nên tra từ có chọn lọc Akbari (2014) kết luận rằng việc tra tất cả những
từ mới trong một bài đọc hoặc nghe là vấn đề thường gặp nhất của người học khi tra
từ điển Fraser (1999), Hulstijn, Hollander và Greidanus (1996) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược này và khẳng định rằng đoán nghĩa của từ sẽ giúp người học nhớ được từ vựng lâu hơn, đồng thời tăng khả năng học từ vựng ngẫu nhiên Một phương pháp thường thấy khác là việc chọn nét nghĩa phù hợp với ngữ cảnh trong nhiều nét nghĩa được giới thiệu trong từ điển Theo Chadjipapa (2018), Chan (2005), Taylor (1988) và Thornbury (2006), người học còn gặp khó khăn trong việc xác định nghĩa từ vựng phù hợp với ngữ cảnh nhất Cụ thể hơn, Akbari (2014) cho biết người học thường xem xét và tra từ vựng mà không xét đến ngữ cảnh, từ đó có
xu hướng chọn nghĩa đầu tiên trong từ điển Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc đọc và nghe hiểu, thậm chí khiến người học hiểu sai nghĩa của ngữ liệu; đồng thời khiến người học có suy nghĩ sai lệch rằng luôn có sự tương đương trực tiếp giữa
từ vựng trong ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích Koyama và Takeuchi (2009), Mokhtar, Rawian và Fauzee (2013) cũng xem khả năng chọn nét nghĩa phù hợp với ngữ cảnh
là một trong bốn kỹ năng sử dụng từ điển quan trọng nhất
Ngoài ra, còn có một số phương pháp sử dụng từ điển khác được nhắc tới trong những nghiên cứu về chủ đề này Thứ nhất, người học nên nghiên cứu kỹ mục hướng dẫn
sử dụng từ điển trước khi sử dụng, bao gồm thông tin về những yếu tố từ điển cung cấp, hệ thống viết tắt và cách tra từ điển hiệu quả Trong khảo sát của Chan (2005),
đa số sinh viên chuyên ngữ Hồng Kông không đọc bản phụ lục này trước khi tham cứu từ điển Điều đó dẫn đến việc họ không hiểu được những ký tự viết tắt trong quá trình sử dụng (Thornbury, 2006) Thứ hai, người học nên tham khảo nhiều từ điển khác nhau để xác định nghĩa của từ Theo Chan (2005), 42% số sinh viên chuyên ngữ tại Hồng Kông sử dụng hơn một từ điển khi không chắc chắn về nghĩa từ vựng Thornbury (2006) khẳng định rằng tra cứu nhiều từ điển khác nhau là một trong những kỹ năng thiết yếu để tránh những thông tin sai lệch, đặc biệt khi sử dụng từ điển song ngữ Thứ ba, người học nên tra những từ cùng gốc của từ vựng mình muốn tìm để hiểu thêm về nghĩa Mokhtar, Rawian và Fauzee (2013) nhận định khi từ cần
Trang 2211
tra có phụ tố, ta có thể tra gốc từ đó và suy ra nghĩa của từ Đây là một khó khăn đối với những sinh viên năm 1 tại Iran trong nghiên cứu của Akbari (2014)
1.3.4 Xu hướng lựa chọn giữa từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ
Trong các nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng sử dụng
từ điển song ngữ nhiều hơn từ điển đơn ngữ ở người học tiếng Anh Trong thực nghiệm của Bensoussan và cộng sự (1984), khi khách thể được lựa chọn từ điển để tra cứu trong quá trình làm bài đọc, gần 60% đã lựa chọn từ điển song ngữ, trong khi chỉ khoảng 20% sử dụng từ điển đơn ngữ Khảo sát của Atkins và Knowles (1990) với hơn 1100 khách thể chỉ ra rằng số người sử dụng từ điển đơn ngữ thường xuyên thấp hơn từ điển song ngữ rất nhiều, đồng thời có tới xấp xỉ 30% khách thể chưa từng tra cứu từ điển đơn ngữ Tomaszczyk (1979) và Laufer (1997) cũng đưa ra nhận định tương tự trong nghiên cứu của mình
Cụ thể hơn, khảo sát của Atkins và Knowles (1990), Bensoussan và cộng sự (1984)
và Yorio (1971) cho thấy người học tiếng Anh sử dụng từ điển song ngữ nhiều hơn
từ điển đơn ngữ cho các mục đích cụ thể như tra cứu từ mới, đọc hiểu ngữ liệu hay tìm hiểu về cách sử dụng của từ Khảo sát trên 1076 sinh viên Hồng Kông có trình độ tiếng Anh tốt của Fan (2000) chỉ ra rằng khách thể thường tập trung vào nghĩa của từ vựng trong ngôn ngữ gốc Đây chính là một yếu tố riêng của từ điển song ngữ Qian (2004) và Wei (2007) cũng kết luận trong nghiên cứu của mình rằng người Trung Quốc học tiếng Anh ở trình độ trung cấp thích sử dụng từ điển song ngữ trong việc học hơn Giải thích cho xu hướng này, Scholfield (1982) nhận định rằng từ điển song ngữ dễ tiếp cận hơn đối với người học ngoại ngữ, một phần vì định nghĩa thường sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc một ngôn ngữ người học thành thạo, từ đó khiến họ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng
1.3.5 Mối quan hệ giữa trình độ tiếng Anh và phương pháp sử dụng từ điển
Trình độ ngôn ngữ của người học cũng góp phần ảnh hưởng đến phương pháp
sử dụng từ điển của người học: trong cách vận dụng các yếu tố của từ điển, trong chiến lược tra cứu và trong việc chọn từ điển phù hợp với nhu cầu học của mình Cụ thể, người học ngoại ngữ có trình độ cao thường vận dụng được nhiều yếu tố của từ
Trang 23độ mới bắt đầu đến dưới trung cấp có xu hướng chỉ tham khảo nghĩa của từ trong tiếng mẹ đẻ của mình thay vì vận dụng nhiều yếu tố hơn
Về phương pháp tra cứu từ điển, trình độ cao đồng nghĩa với ý thức sử dụng chiến lược cao hơn Mustafai (2015) cho biết người học ngoại ngữ tốt sẽ biết cách giới hạn
và xác định nghĩa của từ vựng theo ngữ cảnh hơn Cùng chia sẻ quan điểm này, Knight (1994) và Koyama và Takeuchi (2009) kết luận rằng người học có trình độ ngoại ngữ cao có xu hướng đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh để tiết kiệm thời gian tra từ điển trong quá trình đọc hiểu, sau đó quay lại tra cứu kỹ hơn để học từ vựng đó Họ cũng cho rằng những người học này có khả năng chọn nét nghĩa phù hợp với ngữ cảnh nhanh
và hiệu quả so với những người ở trình độ thấp hơn Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu: trình độ càng cao, sử dụng từ điển càng thành công và hiệu quả Koyama và Takeuchi (2009) kết luận rằng người học có trình độ cao đạt được mục đích tra cứu của mình trong tất cả những lần sử dụng từ điển trong khuôn khổ thực nghiệm của nghiên cứu, trong khi người học trình độ trung bình-khá chỉ thành công trong khoảng 7-80% những lần tra cứu Scholfield (1982) và Wingate (2004) cũng giải thích rằng
vì thiếu chiến lược sử dụng từ điển, người học trình độ trung bình-khá thường bỏ cuộc khi không tìm được mục từ vựng phù hợp, từ đó khiến việc tra cứu thất bại
Trang 2413
Theo Gu (1994) và Tomaszczyk (1979), trình độ của người học ngoại ngữ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc họ chọn từ điển đơn ngữ hay song ngữ Người học có trình độ trung cấp trở xuống thường chọn từ điển song ngữ, và sử dụng loại từ điển này thường xuyên hơn người học trình độ cao (Bensoussan và cộng sự, 1984) Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng từ điển song ngữ đặc biệt có hiệu quả với người học trình độ này (Hartman, 1983, 1994) Ngược lại, người học có trình độ cao hơn sử dụng từ điển đơn ngữ nhiều hơn (Battenburg, 1991; Tomaszczyk, 1979), và đây cũng
là loại từ điển phù hợp nhất cho họ (Baxter, 1980)
1.4 Ưu, nhược điểm của từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ
1.4.1 Ưu, nhược điểm của từ điển đơn ngữ
1.4.1.1 Ưu điểm của từ điển đơn ngữ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ưu điểm vượt trội của từ điển đơn ngữ trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh của người học Trong số những ưu điểm đó, có thể
kể đến ba ưu điểm nổi bật là việc từ điển đơn ngữ cung cấp đầy đủ các yếu tố liên quan đến từ vựng, cải thiện khả năng diễn giải từ (paraphrase) và tạo cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên cho người học
1.4.1.1.1 Cung cấp đầy đủ các yếu tố liên quan đến từ vựng
Thứ nhất, từ điển đơn ngữ cung cấp đầy đủ các yếu tố liên quan khi tra cứu từ vựng Cụ thể, theo Aboghunaim (2019), khi tra cứu từ điển đơn ngữ, người học sẽ được cung cấp các yếu tố như ví dụ, thành ngữ, sự kết hợp từ, những từ phái sinh từ
từ ngữ gốc, v.v Ngoài ra, từ khảo sát với các sinh viên Nhật Bản học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, Baxter (1980) cũng chỉ ra rằng từ điển đơn ngữ thường cung cấp định nghĩa từ vựng trong ngữ cảnh (được trích bởi Luppescu & Day (1993)) Trong nghiên cứu trên 100 sinh viên Iran học tiếng Anh ở Đại học Shahid Chamran
University, Hayati (2006) cũng chỉ ra rằng sinh viên có xu hướng sử dụng từ điển
đơn ngữ để tra cứu các vấn đề liên quan đến nghĩa của từ, điểm ngữ pháp, trường hợp
sử dụng, chính tả và các thông tin khác Marckwardt (1973) cũng chỉ ra rằng với từ vựng cần được tra cứu, người học được cung cấp ngữ pháp, cách sử dụng, trạng thái,
Trang 2514
phân biệt từ đồng nghĩa, ứng dụng của các phụ tố phái sinh, và sự phân biệt giữa tiếng Anh nói và viết
1.4.1.1.2 Nâng cao khả năng diễn giải từ (paraphrase)
Thứ hai, từ điển đơn ngữ đóng một vai trò thiết yếu trong việc nâng cao khả năng diễn giải từ (paraphrase) Cụ thể, Stein (1989) chỉ ra rằng từ điển đơn ngữ giúp người học tiếng Anh hiểu một từ bằng cách diễn giải nghĩa của từ đó, do vậy giúp người học phát triển kỹ năng diễn giải từ Ngoài ra, theo Baxter (1980), từ điển đơn ngữ thúc đẩy việc nhận ra định nghĩa của từ trong ngữ cảnh, từ đó nâng cao khả năng diễn giải từ của người học Bên cạnh đó, một trong những kỹ thuật diễn giải từ phổ biến nhất là sử dụng từ đồng nghĩa (Bailey, 2017) Từ nghiên cứu với các học sinh
Hồng Kông, Ng (2016) chỉ ra rằng từ điển đơn ngữ giúp người học phân biệt được
hai từ gần nghĩa, từ đó tránh được các lỗi liên quan đến sử dụng sai từ đồng nghĩa 1.4.1.1.3 Giúp người học thường xuyên tiếp xúc với tiếng Anh
Thứ ba, từ điển đơn ngữ còn giúp người học thường xuyên tiếp xúc với tiếng Anh Một trong những yếu tố giúp người học cải thiện khả năng tiếng Anh của mình
là việc thường xuyên tiếp xúc với ngôn ngữ đích (Chastain, 1988; Turnbull, 2001)
Từ nghiên cứu của mình, Hayati (2006) kết luận rằng việc sử dụng từ điển đơn ngữ giúp người học tương tác nhiều hơn với tiếng Anh, từ đó đạt được kết quả cao hơn trong bài kiểm tra về độ nhớ từ vựng Bên cạnh đó, theo Thompson (1987), việc từ điển đơn ngữ định nghĩa các từ vựng bằng tiếng Anh nâng cao tần suất tiếp xúc với ngôn ngữ đích của người học Underhill (1984) cũng chỉ ra rằng từ điển đơn ngữ khiến người học phải suy nghĩ bằng ngôn ngữ đích và tránh thói quen dịch thuật
1.4.1.2 Nhược điểm của từ điển đơn ngữ
Mặc dù từ điển đơn ngữ mang lại rất nhiều lợi ích cho người học, loại từ điển này vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định Trong số đó, ba nhược điểm lớn nhất
là việc từ điển đơn ngữ sử dụng cấu trúc ngữ pháp khó, giải thích từ vựng phức tạp
và yêu cầu người học phải có trình độ tiếng Anh nhất định
Trang 2615
1.4.1.2.1 Sử dụng cấu trúc ngữ pháp khó
Đầu tiên, từ điển đơn ngữ được cho rằng thường sử dụng cấu trúc ngữ pháp phức tạp Theo Hayati (2006), mặc dù từ vựng trong từ điển đơn ngữ không quá phức tạp, loại từ điển này thường sử dụng cấu trúc ngữ pháp khó, từ đó gây trở ngại cho người học trong việc hiểu nghĩa của từ Cùng quan điểm, Lew (2004) chỉ ra rằng từ điển đơn ngữ có nhiều hạn chế hơn các loại từ điển khác vì định nghĩa của chúng phức tạp hơn và khó hiểu hơn do cấu trúc ngữ pháp Elola, Rodríguez-García &
Winfrey (2008) cũng chỉ ra rằng ngữ pháp được sử dụng trong từ điển đơn ngữ thường
là ngữ pháp của trình độ cao, cho nên người học ở những trình độ thấp hơn có thể cảm thấy khó hiểu
1.4.1.2.2 Giải thích từ vựng phức tạp
Bên cạnh ngữ pháp, từ điển đơn ngữ cũng gây khó khăn cho người học với
việc giải thích từ vựng một cách phức tạp Thompson (1987) cũng cho rằng người
học thường khó hiểu được các định nghĩa trong các từ điển đơn ngữ Giải thích cho điều này, Yorio (1971) cho rằng từ điển đơn ngữ có thể mang đến những sự nhầm lẫn trong việc hiểu từ vựng, đặc biệt với những sự giải nghĩa dài dòng và chứa nhiều hàm
ý Từ nghiên cứu của mình, Baxter (1980) cũng kết luận rằng nhiều người học cho
rằng định nghĩa trong từ điển đơn ngữ quá khó hiểu Stein (1989) cho rằng từ điển đơn ngữ không phù hợp để giúp người học hiểu được khái niệm tương đương trong tiếng mẹ đẻ, vì loại từ điển này không cung cấp sự giải nghĩa chắc chắn Điều này dẫn đến việc sử dụng loại từ điển này đồng nghĩa với việc phải đoán nghĩa từ vựng,
từ đó khiến người học còn cảm thấy mơ hồ hơn với những điều đã biết về từ vựng đó (Hayati, 2006) Hơn nữa, từ nghiên cứu trên đối tượng người học tiếng Anh ở Hồng Kông, Chan (2011) kết luận rằng nếu sử dụng từ điển đơn ngữ, nghĩa của từ vựng mà người học suy ra có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thái độ và nhận thức của người học
1.4.1.2.3 Yêu cầu người học phải có trình độ tiếng Anh nhất định
Từ hai nhược điểm trên, không khó để nhận ra rằng để sử dụng từ điển đơn ngữ, người học phải có một trình độ tiếng Anh nhất định Trong nghiên cứu của mình,
Trang 2716
Aboghunaim (2019) kết luận rằng để biết được nghĩa của một từ vựng nhất định,
người học phải có kỹ năng tra cứu nhất định, kỹ năng thường ít khi bắt gặp ở người học tiếng Anh có trình độ không cao Ngoài ra, Rainsbury (1976) thậm chí còn cho rằng từ điển đơn ngữ viết quá cao siêu nên người học phải biết được một từ vựng có
nghĩa là gì để hiểu được định nghĩa của từ đó trong từ điển đơn ngữ
1.4.2 Ưu, nhược điểm của từ điển song ngữ
1.4.2.1 Ưu điểm của từ điển song ngữ
Cũng giống như từ điển đơn ngữ, từ điển song ngữ cũng được chứng minh mang lại những lợi ích to lớn đối với việc học tiếng Anh Trong số đó, có hai ưu điểm nổi trội thường gặp đó là việc từ điển song ngữ giúp đẩy nhanh quá trình hiểu nghĩa từ vựng và tăng tốc độ đọc hiểu của người học
1.4.2.1.1 Hiểu nhanh nghĩa của từ
Lợi ích đầu tiên có thể kể đến là việc người học có thể dễ dàng hiểu được nghĩa của từ vựng cần tra cứu khi sử dụng từ điển song ngữ Một số nghiên cứu tâm lý học
đã chỉ ra rằng các ngôn ngữ khác nhau tạo thành một hệ thống ngôn ngữ đơn nhất trong trí óc của con người; vì vậy, việc tiếp thu kiến thức ngôn ngữ của một ngôn ngữ này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức ngôn ngữ của ngôn ngữ
khác (Cook, 2001) Stein (1989) lập luận rằng từ điển song ngữ giúp cho việc hình
thành những hiểu biết chung nhất về các khái niệm Ví dụ, đối với tên của động vật, thực vật hay thuật ngữ khoa học-kỹ thuật, từ điển song ngữ cung cấp những khái niệm tương đương và chuẩn xác trong ngôn ngữ gốc, từ đó tránh gây ra sự mơ hồ trong
việc hiểu nghĩa của từ Đồng ý với quan điểm trên, Thompson (1987) cũng cho rằng
nếu được đưa ra định nghĩa bằng tiếng mẹ đẻ, người học sẽ hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ vựng được tra cứu Theo tác giả, việc hiểu một định nghĩa hoàn toàn liên quan đến việc nhận biết những tri thức vốn có, cũng như sự hiểu biết về những tri
thức đó Hayati (2006) cũng cho rằng loại từ điển này giải nghĩa từ vựng một cách
súc tích, cụ thể, từ đó khiến người học hiểu được nghĩa một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn Ngoài ra, Folse (2004) cũng như Lotto và Groot (1998) đều cho rằng việc
sử dụng từ điển song ngữ giúp người học xác nhận nghĩa của từ một cách nhanh
Trang 2817
chóng ngay khi tra cứu Hệ quả của việc này là những người học sử dụng từ điển song ngữ có khuynh hướng nhớ từ vựng lâu hơn Điều này cũng được xác nhận bởi Nation (2008) rằng việc học từ vựng sẽ thuận lợi hơn nếu từ vựng được giải nghĩa bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của người học Trên nghiên cứu đối với 92 học sinh cấp 2 học tiếng Anh,
Abbasi, Ahmad và Mohammed (2019) cũng đưa đến kết luận rằng từ điển song ngữ
được ưa chuộng bởi vì loại từ điển này sử dụng ngôn ngữ đơn giản và đưa ra các định nghĩa dễ hiểu và trực nghĩa
1.4.2.1.2 Nâng cao tốc độ đọc hiểu
Thứ hai, từ điển song ngữ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho kỹ năng đọc hiểu Đây là hệ quả của việc từ điển song ngữ giúp người học tiếng Anh hiểu được những khái niệm trong ngôn ngữ đích một cách nhanh chóng
Cụ thể, từ kết quả của nghiên cứu trên 100 sinh viên học tiếng Anh người Iran, Hayati (2006) đã biện luận rằng từ điển song ngữ giúp đẩy nhanh quá trình đọc hiểu trong hoàn cảnh bị giới hạn về mặt thời gian Từ đó đưa đến kết luận rằng từ điển song ngữ đặc biệt phát huy hiệu quả trong những tình huống tức thời Cùng quan điểm với tác giả trên, từ nghiên cứu của mình, Knight (1994) cũng cho rằng từ điển song ngữ nên được khuyến khích sử dụng trong các hoạt động đọc hiểu Ngoài ra, từ khảo sát của mình trên đối tượng học sinh cấp ba tại Ả Rập Saudi về ảnh hưởng của từ điển song ngữ, Almaliki (2017) cũng rút ra được kết luận rằng loại từ điển này giúp cải thiện kĩ năng đọc hiểu của người học Với đối tượng có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Trung, Shen (2013) cũng chứng minh được rằng việc sử dụng từ điển song ngữ giúp cải thiện vượt
trội điểm bài đọc hiểu
1.4.2.2 Nhược điểm của từ điển song ngữ
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội đã được đề cập ở trên, việc sử dụng từ điển song ngữ vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định đối với việc học tiếng Anh Trong các nghiên cứu về việc sử dụng loại từ điển này, có ba nhược điểm nổi trội mà người học tiếng Anh có thể gặp phải, đó là việc từ điển song ngữ có thể cung cấp định nghĩa không trọn vẹn về từ vựng, khuyến khích việc dịch thuật quá mức và giảm tốc độ phản xạ bằng tiếng Anh của người học
Trang 2918
1.4.2.2.1 Thiếu chính xác trong việc giải nghĩa từ
Thứ nhất, từ điển song ngữ thường cung cấp sự giải nghĩa không hoàn chỉnh đối với từ vựng được tra cứu Cụ thể, Thompson (1987) chỉ ra rằng việc dịch trực tiếp nghĩa của từ qua ngôn ngữ mẹ đẻ của người học thường thiếu những thông tin về cú pháp sử dụng từ vựng đó Điều này thường dẫn đến việc người học có thể mắc các
lỗi sử dụng từ, từ đó gây trở ngại cho quá trình học tiếng Anh Hơn nữa,) cũng cho
rằng từ điển song ngữ thường đưa ra những định nghĩa không đầy đủ về từ vựng, cũng như thiếu đi các thành ngữ thường đi cùng từ vựng đó Ngoài ra, từ nghiên cứu trên các sinh viên học tiếng Anh của trường Đại học Kỹ thuật Trung Đông, Durmaz
và Düdükçü (2016) cũng cho thấy từ điển song ngữ không cho thấy được cách sử
dụng từ vựng một cách cụ thể trong câu
1.4.2.2.2 Khuyến khích việc dịch quá mức
Thứ hai, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng việc khuyến khích dịch từ vựng quá mức cũng là một nhược điểm lớn của việc sử dụng từ điển song ngữ Từ
nghiên cứu của mình, Aboghunaim (2019) đã chỉ ra rằng việc sử dụng từ điển song
ngữ sẽ khiến người học tin rằng có thể dịch nghĩa tuyệt đối các từ tiếng Anh sang ngôn ngữ mẹ đẻ Điều này dẫn đến việc người học tiếng Anh sẽ không phát triển được
kỹ năng diễn giải của mình Cùng quan điểm với tác giả trên, Thompson (1987) cũng
cho rằng từ điển song ngữ có thể khuyến khích người học dịch trực tiếp từ tiếng mẹ
đẻ sang ngôn ngữ đích, từ đó khiến người đọc tin rằng sự tương đương tuyệt đối thực
sự tồn tại giữa hai hệ thống ngôn ngữ, trong khi thực tế không phải như vậy Hệ quả của việc này là người học có xu hướng dịch mọi thứ qua tiếng mẹ đẻ thay vì suy nghĩ bằng ngôn ngữ đích Ngoài ra, theo Baxter (1980), từ điển song ngữ có xu hướng hướng người học theo hướng dịch tương đương một từ có thể không phù hợp trong
từng ngữ cảnh cụ thể
1.4.2.2.3 Giảm tốc độ phản xạ bằng tiếng Anh
Thứ ba, giảm tốc độ phản xạ bằng tiếng Anh cũng là một trở ngại đáng kể đối với việc người học sử dụng từ điển song ngữ Theo Baxter (1980), những người học
sử dụng từ điển song ngữ có xu hướng chỉ nắm được cách sử dụng từ vựng một cách
Trang 3019
riêng lẻ, thay vì áp dụng được từ ngữ đó vào các cuộc hội thoại ngoài đời thực Ngoài
ra, Aboghunaim (2019) cho rằng từ điển song ngữ cũng khiến người học ít suy nghĩ
bằng ngôn ngữ gốc, từ đó cản trở sự phát triển những kỹ năng ngôn ngữ, ví dụ như
kỹ năng diễn giải Stein (1989) cũng chỉ ra rằng việc sử dụng từ điển song ngữ thường xuyên có thể dẫn đến việc người học có xu hướng bối rối, lo lắng khi muốn diễn tả những từ không biết hoặc không có khái niệm tương đương trong ngôn ngữ đích, thay
vì diễn giải từ ngữ đó theo một cách khác
1.5 Tóm tắt
Những nghiên cứu trên đây đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng từ điển trong việc học tiếng Anh Cụ thể, việc sử dụng từ điển đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp người học phát triển vốn từ vựng, trau dồi những kỹ năng ngôn ngữ tiếp nhận (nghe
và đọc hiểu) cũng như thực hành (nói và viết) Từ những nghiên cứu kể trên, có thể thấy được hai loại từ điển phổ biến nhất là từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ mang lại nhiều ưu điểm nổi trội cho người học tiếng Anh Tuy nhiên, việc sử dụng hai loại
từ điển này cũng tồn tại một số bất cập nhất định
Tuy nhiên, theo những nghiên cứu tìm được, những nghiên cứu liên quan đến nhận thức về việc sử dụng từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ hầu hết được thực hiện ở thời gian khá xa Ngoài ra, có không nhiều nghiên cứu tương tự trong phạm vi Việt Nam Ở Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu
về nhận thức của sinh viên về việc sử dụng từ điển đơn ngữ và song ngữ nói chung
và của sinh viên năm thứ hai và năm thứ tư Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế nói riêng
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để tìm hiểu nhận thức về việc sử dụng từ điển đơn ngữ và song ngữ của sinh viên năm thứ hai và năm thứ tư Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế bằng cách trả lời hai câu hỏi sau:
● Sinh viên sử dụng từ điển đơn ngữ và song ngữ như thế nào?
● Nhận thức của sinh viên về ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng từ điển đơn ngữ và song ngữ là như thế nào?
Trang 31có thể tìm hiểu mối tương quan giữa trình độ ngôn ngữ và nhận thức về việc sử dụng
từ điển
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, khách thể được đánh số thứ tự thay vì
sử dụng tên thật để đảm bảo tính riêng tư
2.2 Công cụ nghiên cứu
2.2.1 Phiếu khảo sát
Trong nghiên cứu này, phiếu khảo sát được sử dụng làm phương pháp định lượng dựa trên nhiều lợi ích mà công cụ này mang lại Theo O'Leary (2014), sử dụng phiếu khảo sát giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận một lượng lớn người trả lời, so sánh dữ liệu cũng như duy trì tính ẩn danh của người tham gia
Để đảm bảo tính hợp lệ của dữ liệu, phiếu khảo sát được dịch sang tiếng Việt để loại trừ khả năng hiểu nhầm do rào cản ngôn ngữ gây ra Các câu hỏi của phiếu khảo sát được đăng tải trên Google Forms để người tham gia có thể trả lời một cách thuận tiện hơn, vì lý do thời gian thu thập số liệu diễn ra trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Phiếu khảo sát (xem Phụ lục 1) được xây dựng dựa trên những thông tin đã được tổng hợp tại chương Cơ sở Lý luận với mục đích trả lời hai câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra Phiếu khảo sát gồm có hai phần chính
Phần 1: Lý lịch của người tham gia
Phần này gồm những câu hỏi để thu thập thông tin cơ bản của người tham gia
Trang 3221
Phần 2: Nội dung chính
Phần này được thiết kế để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và bao gồm 4 mục:
● Tần suất sử dụng từ điển (gồm 2 câu hỏi)
● Những yếu tố trong từ điển (gồm 12 câu hỏi)
● Phương pháp sử dụng từ điển (gồm 5 câu hỏi)
● Ưu và nhược điểm của từ điển đơn ngữ và song ngữ (gồm 12 câu hỏi)
Các câu hỏi liên quan đến 4 mục này được sắp xếp ngẫu nhiên trong toàn bộ phiếu khảo sát nhằm hạn chế trường hợp lựa chọn ngẫu nhiên
2.2.2 Phỏng vấn cá nhân
Phỏng vấn bán cấu trúc được chọn làm phương pháp định tính trong nghiên cứu này dựa trên những lợi ích nổi bật phương pháp này mang lại (Cohen & Crabtree, 2006) Đầu tiên, phương pháp này cho phép người nghiên cứu thu thập dữ liệu định tính một cách xác thực, đồng thời có thể so sánh các dữ liệu này với nhau Hơn nữa, người nghiên cứu có thể chuẩn bị trước kỹ càng các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn Cuối cùng, những người tham gia cũng có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình thông qua phương pháp này
Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế theo dạng bán cấu trúc Với dạng cấu trúc này, thay vì chỉ bám sát hoàn toàn các câu hỏi phỏng vấn đã được đưa ra, những người tham gia cũng có thể bày tỏ quan điểm riêng của họ Trong quá trình phỏng vấn, khi người tham gia đề cập đến một ý tưởng có giá trị, nhóm nghiên cứu có thể hỏi thêm câu hỏi để phát triển ý tưởng đó trên cơ sở vẫn bám sát các câu hỏi cơ bản (Phụ lục 2) đã được đặt ra Nội dung của các cuộc phỏng vấn đào sâu vào cách sử dụng từ điển và nhận thức về hai loại từ điển đơn ngữ và từ điển song ngữ của người tham gia, dựa trên những câu trả lời của họ trong phiếu khảo sát
Nhóm nghiên cứu và người tham gia đều sử dụng tiếng Việt trong quá trình phỏng vấn để giảm thiểu khả năng hiểu nhầm do rào cản ngôn ngữ gây ra Các cuộc phỏng vấn được diễn ra trên nền tảng Google Meet để quá trình phỏng vấn diễn ra thuận lợi hơn trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Trang 3322
2.3 Quá trình thu thập số liệu
60 sinh viên năm 2 và 60 sinh viên năm 4 đang theo học hệ chính quy chuyên ngành Ngôn ngữ Tiếng Anh và Sư phạm Tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế được lựa chọn ngẫu nhiên để tham gia phỏng vấn Mỗi khách thể được cung cấp 1 phiếu khảo sát Các sinh viên được yêu cầu hoàn thành phiếu khảo sát trong khoảng 10 phút
Tiếp đó, sau khi hoàn thành phiếu khảo sát, nhóm nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 5 sinh viên trong tổng số 60 sinh viên năm 2 và 5 sinh viên trong tổng số 60 sinh viên năm 4 để tiến hành phỏng vấn Nhóm nghiên cứu quyết định phỏng vấn tối
đa 5 người tham gia trong mỗi nhóm sinh viên vì nhiều câu trả lời được đưa ra bởi những người tham gia thứ tư và thứ năm có xu hướng khá quen thuộc với ba người tham gia đầu tiên Điều này có thể coi là dữ liệu phỏng vấn gần như đã đạt đến điểm bão hòa Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 10 phút Bài phỏng vấn được ghi âm lại để sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu Để giữ tính riêng tư, các sinh viên này được gọi theo quy ước từ sinh viên 1 đến sinh viên 10 Sinh viên 1-5 là sinh viên năm 2, còn Sinh viên 6-10 là sinh viên năm 4
2.4 Quá trình phân tích dữ liệu
2.4.1 Số liệu định lượng
Nhóm nghiên cứu thu được phản hồi từ 60 sinh viên năm 2 và 60 sinh viên năm 4 thông qua các phiếu khảo sát được điền Trong quá trình xử lý, các phiếu khảo sát đều cho thấy tính hợp lệ, không có yếu tố lựa chọn ngẫu nhiên Kết quả của phiếu khảo sát được phân tích với phép kiểm chứng độ tin cậy và phép thống kê mô tả của SPSS (Statistical Package for Social Science) bản 23.0 Kết quả được biểu thị bằng bảng và biểu đồ phù hợp
2.4.2 Số liệu định tính
Nội dung bản ghi âm của các cuộc phỏng vấn được viết lại nhằm phân tích thái độ và đề xuất của khách thể đối với vấn đề nghiên cứu Từ đó, nội dung đã được ghi lại được phân tích bằng cách tìm ra những chủ điểm giống nhau và để đối chiếu với dữ liệu định lượng thu được
Trang 3423
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương này phân tích và thảo luận những dữ liệu thu được từ phiếu khảo sát và phần phỏng vấn Phần đầu tiên trình bày độ tin cậy của phiếu khảo sát Phần tiếp theo nghiên cứu cách sinh viên năm 2 và năm 4 Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế sử dụng từ điển Phần cuối cùng phân tích nhận thức của hai nhóm sinh viên nói trên về ưu và nhược điểm của từ điển đơn ngữ và song ngữ
3.1 Độ tin cậy của phiếu khảo sát
Bảng 1: Phép kiểm chứng Độ tin cậy Cronbach's Alpha theo từng nhóm phát biểu
Như có thể thấy, giá trị Alpha thu được của năm nhóm phát biểu đều lớn hơn 0.7 Theo Taber (2018), hệ số này cho thấy thang đo lường tốt, đạt yêu cầu về độ tin cậy
3.2 Cách sử dụng từ điển của sinh viên
3.2.1 Tần suất sử dụng các loại từ điển
Bảng 2: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về tần suất sử dụng từ điển của sinh viên
năm 2 và năm 4
Trang 3524
Kết quả của phép thống kê mô tả cho thấy giá trị trung bình của tần suất sử dụng từ điển của sinh viên năm 2 và năm 4 đều khá cao so với mức trung bình của thang đo Likert (3) Có thể nói, cả sinh viên năm 2 và năm 4 sử dụng từ điển khá thường xuyên, trong đó sinh viên năm 4 sử dụng nhiều hơn sinh viên năm 2 Độ lệch chuẩn khá cao (SD=1 và SD=0.87), cho thấy ý kiến của sinh viên có độ biến thiên rộng
Bảng 3: Thống kê mô tả nhóm phát biểu về tần suất sử dụng từ điển đơn ngữ và
song ngữ của sinh viên năm 2 và năm 4
Từ Bảng 3, ta có thể nhận thấy cả sinh viên năm 2 và năm 4 đều có xu hướng sử dụng
từ điển song ngữ nhiều hơn Đối với năm 2, giá trị trung bình của phép đo Likert đạt M=3.52 đối với từ điển song ngữ và M=3.45 với từ điển đơn ngữ; đối với năm 4, giá trị trung bình lần lượt là M=3.82 và M=3.75 Đây cũng chính là kết luận Atkins và Knowles (1990), Bensoussan (1981), Laufer (1997), Tomaszczyk (1979) và Yorio (1971) đã đưa ra trong khảo sát của mình về việc sử dụng hai loại từ điển nói trên của người học tiếng Anh
Đồng thời, khi xét trên từng loại từ điển, sinh viên năm 4 sử dụng thường xuyên hơn sinh viên năm 2 (thể hiện trong giá trị trung bình M) Đặc biệt, trong số sinh viên năm
4, không bạn nào phản hồi rằng mình không bao giờ sử dụng từ điển song ngữ Thêm vào đó, trong cuộc phỏng vấn, năm sinh viên năm 4 đều khẳng định mình sử dụng từ điển “hằng ngày”, “thường xuyên”, thậm chí khẳng định từ điển là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập, trau dồi bản thân, thậm chí trong cuộc sống và việc làm thêm của mình Trong khi đó, đến ba trong năm sinh viên năm 2 phản hồi rằng