1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhận thức của sinh viên năm thứ nhất tiếng anh về hoạt động đánh giá đồng cấp trong tiến trình viết đoạn văn tại trường đại học ngoại ngữ đại học huế

51 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Nhận Thức Của Sinh Viên Năm Thứ Nhất Tiếng Anh Về Hoạt Động Đánh Giá Đồng Cấp Trong Tiến Trình Viết Đoạn Văn Tại Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế
Tác giả Thái Tôn Phùng Diễm, Ngô Lê Hoàng Phương
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Khoa Tiếng Anh
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở
Năm xuất bản 2021
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,07 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN… (17)
    • 1.1 Khái niệm về phản hồi đánh giá và đánh giá đồng cấp (17)
      • 1.1.1 Phản hồi đánh giá (17)
      • 1.1.2 Đánh giá đồng cấp trong việc học (18)
    • 1.2 Tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh (19)
      • 1.2.1 Đoạn văn tiếng Anh (19)
      • 1.2.2 Tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh (19)
    • 1.3 Đánh giá đồng cấp đối với tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh (20)
      • 1.3.1 Tại sao tiến trình viết đoạn văn cần nhận phản hồi đồng cấp? (20)
      • 1.3.2 Đánh giá đồng cấp khi nào? (21)
      • 1.3.3 Đánh giá đồng cấp như thế nào? (21)
      • 1.3.4 Ảnh hưởng của đánh giá đồng cấp đối với tiến trình viết đoạn văn (22)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 2.1 Giới thiệu chung (24)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (24)
      • 2.2.1 Phương pháp định lượng (24)
      • 2.2.2 Phương pháp định tính (25)
    • 2.3 Khách thể nghiên cứu (26)
    • 2.4 Thu thập bài viết nháp và bài viết có điều chỉnh sau khi được ĐGĐC (26)
    • 2.4 Phân tích dữ liệu (0)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (28)
    • 3.1 Hoạt động đánh giá đồng cấp đối với tiến trình viết đoạn văn của SV (0)
      • 3.1.1 Thực trạng thực hiện hoạt động ĐGĐC đối với tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh (0)
      • 3.1.2 Giai đoạn thực hiện hoạt động ĐGĐC đối với tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh (29)
      • 3.1.3 Giáo viên nhận xét hoạt động ĐGĐC của SV (30)
    • 3.2 Hiệu quả của hoạt động ĐGĐC đối với tiến trình viết đoạn văn của SV (0)
      • 3.2.1 Hoạt động ĐGĐC giúp điều chỉnh các điểm cơ bản của đoạn văn tiếng (32)
      • 3.2.2 SV thực hiện một số hoạt động sau khi nhận lại bài viết có ĐGĐC (0)
      • 3.2.3 SV nhận xét hoạt động ĐGĐC đối với bài viết đoạn văn (0)
      • 3.2.4 Hiệu quả của hoạt động ĐGĐC đối với sản phẩm bài viết cuối cùng (36)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (38)
    • 4.1 Kết luận (38)
    • 4.2 Kiến nghị (38)
      • 4.2.1 Đối với giáo viên dạy kỹ năng Viết (38)
      • 4.2.2 Đối với sinh viên học kỹ năng Viết (39)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (41)

Nội dung

Trang 14 Là một giáo viên giảng dạy kỹ năng viết, tôi quyết định nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động ĐGĐC đối với tiến trình viết đoạn văn của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng

CƠ SỞ LÝ LUẬN…

Khái niệm về phản hồi đánh giá và đánh giá đồng cấp

Nhìn chung có thể nhận thấy rằng phản hồi để đánh giá trong lớp học được xem là một trong những công cụ cơ bản trong giáo dục nhằm giúp người học hiểu rõ được nhu cầu, nâng cao khả năng học tập; trong đó các chiến lược dùng để đánh giá trong lớp học được xem là nền tảng, phương tiện chuyển tải nội dung đến người học Việc sử dụng các kĩ thuật đánh giá sẽ góp phần kích thích năng lực sáng tạo trong học tập Thông tin phản hồi để đánh giá là động lực để người học nhận ra, khám phá và ý thức những phương pháp học tập hiệu quả nhằm mục đích giúp cho người học tiến bộ

Gipps (1995; Gipps và Stobart 1997) cho rằng phản hồi đánh giá là một khía cạnh thiết yếu trong tiến trình dạy và học, đồng thời cũng là một yếu tố trong chuỗi các chiến lược kết nối để hỗ trợ việc học Askew (2000) nhấn mạnh rằng một trong hàng loạt tiến trình giúp việc học hiệu quả chính là hoạt động đánh giá Thật vậy, đánh giá trong lớp học được xem là yếu tố cơ bản trong giáo dục giúp người học xác định được nhu cầu, nâng cao khả năng học tập

Lizzio và Wilson (2008) nhận định rằng về mặt chức năng thì đưa ra phản hồi đánh giá giúp có thể lấp khoảng trống giữa năng lực thật sự và mục đích hướng đến hiệu quả của việc học

Theo Archer (2010), phản hồi đánh giá được định nghĩa như là phương tiện thuận lợi khi mang đến những nhận xét, đề nghị giúp người học chỉnh sửa và đạt được những thông hiểu mới Đặt biệt, đẩy mạnh việc làm này nhằm nhấn mạnh tính năng động của việc học và tạo môi trường chia sẻ kinh nghiệm học tập giữa người học với người học (Carless, Salter, Yang, & Lam, 2011)

Ngày nay, các nghiên cứu về phản hồi đánh giá dường như tập trung ở các cơ sở giáo dục cao như Đại học và Cao Đẳng để nghiên cứu tầm quan trọng của nó đối với hiệu quả của việc học Tác giả cũng nhận ra và quyết định chọn đề tài liên quan đến phản hồi đánh giá để tìm hiểu xem liệu phản hồi đánh giá có được xem là phương tiện thiết yếu giúp sinh viên có thể giám sát, đánh giá, theo nguyên tắc, và bồi dưỡng năng lực để thực hành và học tập chuyên nghiệp hơn (Ferguson, 2011)

1.1.2 Đánh giá đồng cấp trong việc học

Hoạt động ĐGĐC hay diễn đạt đơn giản hơn là đánh giá hoặc phản hồi của bạn bè cùng lớp đối với một môn học Phản hồi của bạn bè cùng lớp có thể được thực hiện nhằm giúp đỡ lẫn nhau cải thiện việc học

Có khá nhiều định nghĩa về hoạt động đánh giá đồng cấp từ các nhà nghiên cứu Liu và Hansen (2002) định nghĩa ĐGĐC như là “một công cụ sử dụng người học làm nguồn thông tin và tương tác cho nhau nhằm giúp người học thể hiện vai trò và trách nhiệm trong việc nhận xét phê bình bài tập của nhau trong tiến trình học tập.” (tr.6)

Vygotsky (1978) cũng nhấn mạnh rằng việc học không nên chỉ là một hoạt động mang tính cá nhân, mà cần thiết là hoạt động nhận thức từ việc học của người này tương tác sang người kia trong ngữ cảnh xã hội Do đó, tương tác đồng cấp chính là sự cải thiện việc học vì có thể giúp người học định hình kiến thức thông qua chia sẻ và tương tác lẫn nhau

Phản hồi đồng cấp được xem là một tiến trình người học đánh giá thành quả học tập của bạn mình Theo Hattie và Timperley (2007), phản hồi từ bạn học có thể mang lại một chiến lược học tập đáng thay thế Theo đó, tác giả cho rằng phản hồi trong đánh giá đồng cấp là kết quả thể hiện năng lực Khi phản hồi đánh giá, người học có thể đóng được vai vừa là người đánh giá vừa là người được đánh giá (Chen và Warren (1999) Với tư cách là người đánh giá, người học đưa ra nhận xét cho bài làm của bạn để giúp bạn chỉnh sửa Với vai trò là người được đánh giá, người học nhận phản hồi và nhờ đó giúp bản thân cải thiện để

8 tiến bộ Nhờ thể hiện hai vai trong suốt quá trình đánh giá mà phản hồi đánh giá được xem là một chiến lược và một công cụ để chiêm nghiệm trong học tập.

Tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh

1.2.1 Đoạn văn tiếng Anh Đoạn văn là một đơn vị cơ bản trong viết tiếng Anh học thuật (Boardman & Frydenberg,

2008) Theo định nghĩa này, sinh viên mong muốn học tại Đại học và Cao đẳng cần học để viết đoạn bởi vì hầu như tất cả các thể loại viết học thuật như bài luận, bài báo cáo, và bài nghiên cứu đều dựa trên nền tảng viết đoạn văn Đoạn văn được đánh giá hiệu quả và học thuật cần theo một khuôn mẫu bố cục rõ ràng cụ thể

Theo qui tắt chung, đoạn văn ngắn hay dài đều phải bắt đầu bằng một câu chủ đề giới thiệu ý chính để thảo luận toàn bài Phần tiếp theo của đoạn gồm các câu mở rộng có nhiệm vụ ủng hộ ý chính trong câu mở đầu để giúp người đọc hiểu rõ hơn nhờ được giải thích, cung cấp ví dụ, minh chứng Câu cuối cùng của đoạn văn giúp kết thúc thảo luận bằng cách tóm tắt ý chính toàn bài Theo Farooq A Altameemy (2010), chính vì cấu trúc cơ bản và chặt chẽ của đoạn văn tiếng Anh như vậy nên người học kỹ năng viết cần có năng lực cao về ngôn ngữ và nhận thức để viết hoàn chỉnh được một đoạn văn

1.2.2 Tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh

Rõ ràng rằng bất cứ một thể loại viết nào bám sát một tiến trình cụ thể sẽ trở nên dễ dàng và dễ hiểu hơn Do đó, người viết cần bám sát tiến trình viết đoạn văn để sản phẩm cuối cùng được người đọc đánh giá tích cực về nhiều phương diện Tuy nhiên, để viết được một đoạn văn tiếng Anh hiệu quả là một tiến trình không đơn giản vì lẽ nó không chỉ thể hiện kiến thức hiểu biết về chủ đề yêu cầu viết mà còn thể hiện khả năng trình bày, cũng như thể hiện phẩm chất trí tuệ của người viết

Boardman và Frydenberg (2008) thảo luận tiến trình viết đoạn văn cần theo các bước sau:

(1) Thông hiểu bài tập yêu cầu viết đoạn; (2) Kích hoạt suy nghĩ; (3) Tập hợp ý tưởng; (4) Viết bản nháp đầu tiên; (5) Viết lại chỉnh sửa bản nháp đầu tiên; (6) Viết bản nháp tiếp theo hoặc hoàn thiện sản phẩm viết cuối cùng

Những bước đề cập trên đây trong tiến trình viết đoạn văn thể hiện người học viết cần ý thức trách nhiệm và bổn phận đối với hoạt động viết của mình Để một sản phẩm viết được đánh giá hiệu quả, nó cần đạt được các tiêu chí sau: độ tương thích chủ đề, độ chính xác về mặt ngữ pháp, độ mạch lạc trong sử dụng đại từ liên kết đa dạng, độ phong phú trong thể hiện ý tưởng và phát triển chủ đề viết Việc được cung cấp các nhận xét, phản hồi từ nhiều nguồn và dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ góp phần giúp người học đạt được điều này

Kroll (2001) xác định rằng phương pháp viết theo tiến trình là một phương pháp vòng tròn mà trong đó người viết không nên hoàn tất và giao nộp bài viết của mình khi chưa trải qua các bước viết nháp cũng như chưa nhận phản hồi bài nháp từ bạn bè hoặc thầy cô giáo Tương tự, theo Badger và White (2000), phương pháp viết tiến trình tạo cho sinh viên cơ hội nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng viết, và giúp cho họ ý thức được rằng các bước cần thực hiện trước, trong và sau khi viết góp phần hoàn thiện đoạn văn hiệu quả hơn.

Đánh giá đồng cấp đối với tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh

1.3.1.Tại sao tiến trình viết đoạn văn cần nhận phản hồi đồng cấp?

Viết bằng tiếng Anh dường như không dễ đối với người học Ngoại ngữ Do đó, tiến trình viết đoạn văn đóng một vai trò vô cùng quan trọng để sản phẩm đoạn văn cuối cùng được đánh giá hiệu quả về mặt hình thức lẫn nội dung Người viết có thể nhận phản hồi từ giáo viên dạy kỹ năng viết, hoặc từ sách vở, hoặc từ bạn trong lớp học để đọc lại và điều chỉnh bài nháp đầu tiên của mình trở nên hoàn chỉnh hơn về hình thức và nội dung của bài viết

Phản hồi được xem là chiến lược thiết yếu (Tsui & Ng, 2000) Người học cần nhiều nguồn phản hồi cho tiến trình viết đoạn văn của mình để có cơ hội chỉnh sửa và cải thiện hiệu quả sản phẩm viết cuối cùng Có rất nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của phản hồi đối với tiến trình viết đoạn văn của những người học viết sử dụng tiếng Anh là Ngoại ngữ

Phản hồi đồng cấp hay còn gọi là ĐGĐC được xem là chiến lược học tập mà qua đó người học cùng chia sẻ và nhận xét bài làm của nhau, và cùng đóng góp những kiến nghị liên quan đến điểm mạnh, điểm yếu để giúp nhau cùng tiến bộ trong bài làm tiếp theo (Ferris

& Hedgcock, 2014) Đáng chú ý, do trong quá trình viết đoạn văn tác giả cần trải qua tiến trình viết và hoàn thiện sản phẩm cuối cùng nên các bản nháp cho bài viết rất cần có những phản hồi đồng cấp

Bên cạnh đó, việc sử dụng ĐGĐC đối với tiến trình viết đoạn văn giúp hạn chế sự lo lắng và căng thẳng của người học viết Hoạt động này có thể giúp làm tăng độ tự tin đối với kỹ năng viết của người học Lý giải điều này, Mendonca và Johnson (1994) cho rằng ĐGĐC giúp hình thành khả năng sư phạm và mang lại tính tự chủ đối với người học Ngoại ngữ Tác giả giải thích rằng nhận xét đồng cấp giúp người học quyết định linh hoạt hơn mà không lo ngại liệu mình có phải bắt buộc chấp nhận đề nghị trong nhận xét của bạn mình hay không

1.3.2 Đánh giá đồng cấp khi nào?

Steele (2004) nhấn mạnh rằng tiến trình viết đoạn văn cần trải qua 8 bước Bước thứ nhất, người học suy nghĩ và tập hợp ý tưởng cho bài viết Bước thứ hai, người viết bắt đầu ghi chép ra các ý tưởng đó Bước thứ ba, người viết xây dựng ý tưởng theo sơ đồ trí tuệ Bước thứ tư, bản viết nháp đầu tiên được hình thành Sang bước thứ năm, người học trao đổi bài nháp cho nhau để đọc tác phẩm của nhau Bước tiếp theo, sau khi hoạt động ĐGĐC được thực hiện, bản nháp được trả lại cho người viết và các yêu cầu chỉnh sửa dựa vào nhận xét của bạn cần được tiến hành Bước thứ bảy, người viết tiếp tục viết bản nháp cuối cùng và bước kết thúc cũng là bước thứ tám, người học sẽ trình nộp bài viết đó cho giáo viên để nhận đánh giá

1.3.3 Đánh giá đồng cấp như thế nào?

Như định nghĩa trong I.1.1, phản hồi đánh giá được dùng để cung cấp thông tin cho người học tham khảo nhằm cải thiện điểm khuyết trong bài làm so với khả năng thật sự ban đầu của người học Phản hồi hay ĐGĐC được sử dụng với mong muốn giúp người học chia sẻ với nhau về kinh nghiệm và kiến thức được học từ thầy cô giáo và sách vở

11 Đối với tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh, người học được yêu cầu sử dụng đánh giá đồng cấp để phản hồi những yếu tố liên quan đến cấu trúc, định dạng, văn phong, ngữ pháp và độ mạch lạc để hoàn thành sản phẩm đoạn văn được hiệu quả hơn

Theo Arkalgud Ramaprasad (1983), khi đưa đánh giá cần thiết phải cung cấp thông tin dữ liệu giúp người được đánh giá thấy được năng lực thật sự của mình và thông tin giúp họ so sánh đối chiếu để tiến hành xử lý lỗ hổng trong bài làm của mình Do đó, khi ĐGĐC đối với tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh, người đánh giá cần phản hồi cho bạn học của mình về những tiêu chí cơ bản để thể hiện đoạn văn được viết trong bản nháp đầu tiên đó liệu đã ổn chưa Khi viết đoạn văn, kỹ năng viết đoạn được người học làm quen chuyên sâu khi vào học Đại học, người đánh giá đồng cấp được hướng dẫn từ giáo viên và ngữ liệu nguồn như sách vở, báo chí về cách thức ĐGĐC để người nhận đánh giá có thể xử lý hiệu quả sau khi nhận lại bản nháp có nhận xét đánh giá ĐGĐC đối với tiến trình viết đoạn văn cần được thực hiện ngay sau khi bạn học hoàn thành bản nháp đầu tiên Đoạn văn thường được xem là nền tảng của các loại viết học thuật Chính vì vậy, những điểm nên đưa vào đánh giá đoạn văn thường tập trung vào (1) viết câu chủ điểm, (2) xây dựng cấu trúc đoạn văn, (3) sử dụng ngữ pháp, (4) dùng từ liên kết, và

1.3.4 Ảnh hưởng của đánh giá đồng cấp đối với tiến trình viết đoạn văn ĐGĐC hay còn gọi là nhận xét bài làm của nhau Đánh giá thường được mong muốn cho bạn học của mình thấy được những điểm mạnh và khiếm khuyết trong bài làm để sau đó thực hiện chỉnh sửa để có sản phẩm viết cuối cùng được ‘đánh bóng’ ĐGĐC được sử dụng với những thuận lợi liên quan đến giải tỏa tâm lý của người nhận phản hồi và chia sẻ kiến thức học tập cùng nhau

Theo Krashen (1983), kỹ năng viết đối với người học Ngoại ngữ thường được xem khá gian nan Tác giả nhấn mạnh rằng sự căng thẳng tâm lý là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực học một Ngoại ngữ Do đó, so với phản hồi từ người dạy thì phản hồi đồng cấp có thuận lợi hơn Trước hết, ĐGĐC giúp người học tự chủ trong việc đọc và

12 chỉnh sửa nhận xét từ phản hồi của bạn học Điều này dường như tạo ít áp lực cho người học so với khi nhận phản hồi từ người dạy là Thầy/Cô giáo Tâm lý thoải mái thân thiện do đồng trang lứa trong một không gian lớp học giúp người đánh giá cũng như người được đánh giá cảm thấy hoạt động này có vẻ ít gò bó căng thẳng

Ngoài ra, hoạt động ĐGĐC có vẻ tạo độ tin cậy về những nhận xét và đề nghị chỉnh sửa trong bài viết của nhau là vì người học đang chia sẻ để thấy được kiến thức vừa học có đang thể hiện những điểm đúng hay chưa đúng trong bài viết (Grabe & Kaplan, 1996) Người đánh giá và được đánh giá có cơ hội chiêm nghiệm để thể hiện nhận xét và lý lẽ Kết quả là bản thân họ có được khả năng tự đánh giá năng lực của mình nhờ đọc bài của bạn và đưa ra nhận xét giúp nhau bắt kịp nhịp học của cả lớp

Cơ sở lý luận trên đây cho thấy rằng có khá nhiều nghiên cứu về phản hồi đồng cấp đối với kỹ năng viết, nhưng nghiên cứu phản hồi đồng cấp đối với tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngữ dường như vẫn còn hạn chế Ngoài ra, tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, một số nghiên cứu về kỹ năng viết chỉ liên quan đến phản hồi đồng cấp chung chung hoặc chỉ nghiên cứu những khó khăn trong viết đoạn văn của sinh viên năm thứ nhất Do đó, hi vọng bài nghiên cứu này sẽ góp phần lấp khoảng trống cho phần lý luận như đã nêu trên

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chung

Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu, thông tin khách thể và phương thức thu thập dữ liệu.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu nhận thức của SV về hoạt động đánh giá đồng cấp trong tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (mixed method) gồm: Phương pháp định lượng; Phương pháp định tính; Và bài viết đoạn văn bằng tiếng Anh của sinh viên

Phương pháp định lượng được sử dụng đầu tiên để tìm hiểu về hoạt động ĐGĐC thông qua một bản hỏi Đây được xem là bước khởi đầu để thu thập dữ liệu liên quan đến sự hiểu biết của sinh viên về khái niệm ĐGĐC cũng như những yếu tố thực hiện hoạt động này Phương pháp này thường được cho là “hiệu quả trong việc thu thập thông tin nhanh và ít tốn kém” (Bell, 1993, p.76) Nhận định này được thấy khá rõ trong bối cảnh tiến hành thu thập dữ liệu nhưng dịch Covid-19 diễn ra phức tạp và kéo dài khiến tác giả phải sử dụng Google Form để phát bản khảo sát đến 100 sinh viên năm thứ nhất từ 3 lớp tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Bản hỏi được thiết kế gồm 20 câu hỏi đóng và mở được gởi đến 100 sinh viên trong 3 lớp học viết tiếng Anh năm thứ nhất của học kỳ II, niên khóa 2020-2021 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Tất cả các câu hỏi trong bản khảo sát đều tập trung tìm hiểu thông qua việc lựa chọn câu trả lời của sinh viên về hoạt động ĐGĐC Để đảm bảo sinh viên hiểu rõ về mục đích thu thập dữ liệu cho bài nghiên cứu này, trước khi đưa câu hỏi để khảo sat, tác giả có viết phần giải thích ngắn gọn nội dung đề tài và cung cấp thêm các từ khóa xuất hiện chính trong bản khảo sát Ngoài ra, sự rõ ràng cụ thể trong thiết kế các câu hỏi của

14 bản khảo sát cũng được tác giả đặt biệt chú trọng nhằm giúp người trả lời thông hiểu và khỏi lúng túng Việc này giúp tác giả thu thập dữ liệu đầy đủ và toàn diện hơn để phân tích và đưa ra kết luận

Sau phương pháp định lượng, phương pháp định tính được xem là hiệu quả rõ rệt để sử dụng thu thập dữ liệu cho đề tài Việc khảo sát từ bản hỏi có thể gặp một số hạn chế nào đó khi tác giả muốn tìm hiểu sâu thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu Tuy nhiên, khi tiến hành phỏng vấn sinh viên, phương pháp định tính giúp người phỏng vấn và người được phỏng vấn có cơ hội ‘thảo luận, tìm hiểu, khám phá và phát triển ý tưởng về câu hỏi’ (Creswell, 1994, p.178) Phỏng vấn trực tiếp có lợi ích khi người được phỏng vấn có thêm cơ hội để thể hiện sâu quan điểm và kinh nghiệm liên quan đến nội dung trong câu hỏi phỏng vấn Từ đó, việc thu thập dữ liệu đem lại kết quả thiết thực và cụ thể hơn

Tác giả tiến hành phỏng vấn 10 sinh viên năm thứ nhất chuyên ngữ từ 3 lớp tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ Huế Tuy nhiên, trong thời gian qua do tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp và kéo dài nên việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp không thể thực hiện được Lý do không thể thực hiện phỏng vấn trực tiếp là để đảm bảo khoảng cách và giữ an toàn sức khỏe cho người phỏng vấn và người được phỏng vấn Để tiến hành thu thập giữ liệu bằng phương pháp định tính, tác giả đã mời sinh viên cùng thực hiện phỏng vấn trực tuyến qua nền tảng Zoom Mỗi sinh viên được hẹn lịch phỏng vấn tùy thời gian thuận lợi của người được phỏng vấn và phỏng vấn và mỗi lần phỏng vấn diễn ra từ 10 đến 15 phút Các lần phỏng vấn trên Zoom đều được lưu trữ thông tin bằng file hình (mp4) và file tin nhắn (txt) Sau mỗi lần phỏng vấn đều được đặt tên file theo cú pháp “tên sv.ngày tháng năm.mp4” và “tên sv.ngày tháng năm.txt” Tên sinh viên đã được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật danh tính và việc này được thông báo đến các sinh viên trước khi phỏng vấn để tạo sự an tâm thoải mái khi tham gia trả lời câu hỏi Ngoài ra, các câu hỏi trong bản phỏng vấn đều sử dụng tiếng Việt để sinh viên có thể hiểu rõ câu hỏi và dễ dàng trả lời sâu và đầy đủ ý tưởng

Khách thể nghiên cứu

Cuộc nghiên cứu với sự tham gia khảo sát gồm 100 sinh viên năm thứ nhất tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ Huế Những sinh viên này từ 3 lớp chuyên ngành tiếng Anh đang tham gia học phần Viết 2 của học kì II niên khóa 2020-2021 và Giáo viên dạy 3 lớp học phần Viết này có thực hiện ĐGĐC trong lớp của họ Trong 100 bạn được chọn điền bản khảo sát đó thì 10 bạn tham gia trả lời phỏng vấn.

Thu thập bài viết nháp và bài viết có điều chỉnh sau khi được ĐGĐC

Ngoài việc phát bản khảo sát và phỏng vấn sinh viên thì nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thu thập dữ liệu từ các bài viết đoạn văn của sinh viên Việc thu thập những bài viết đoạn văn này rất có lợi để củng cố những điểm được tìm ra trong nghiên cứu

Có tất cả 100 bài viết đoạn văn của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Anh được thu thập trong học kì II của niên khóa 2020-2021 Phản hồi đồng cấp đối với tiến trình viết các bài viết đoạn văn này được nghiên cứu và phân tích kĩ Bài viết đoạn văn của sinh viên gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là 1 bài viết nháp (first draft) và được đánh giá đồng cấp; giai đoạn 2 là đoạn văn được chỉnh sửa theo những nhận xét trong phản hồi đồng cấp (revised final product) và có sự nhận xét đánh giá của giáo viên giảng dạy kỹ năng viết đoạn văn

Dữ liệu thu thập được mã hóa theo những chủ điểm ứng với các câu hỏi nghiên cứu Ví dụ dữ liệu thu thập về hoạt động ĐGĐC bao gồm nhận định, đánh giá và tiến trình thực hiện hoạt động đánh giá đồng cấp

Dữ liệu thu thập từ các bài viết đoạn văn và các cuộc phỏng vấn được xử lý theo phương pháp định tính Phân tích dữ liệu theo cách này nghĩa là những phản hồi đồng cấp trên bài viết đầu tiên và thông tin trả lời các câu hỏi phỏng vấn được báo cáo diễn đạt bằng từ Đáng lưu ý, tên sinh viên là tác giả các bài viết và người đánh giá đồng cấp trên các bài viết thu thập được bỏ đi và người được phỏng vấn cũng được dùng tên khác để đảm bảo giữ kín nhân thân Dữ liệu từ bản khảo sát được xử lý bằng phương pháp định lượng sử dụng phần

16 trăm và được trình bày bằng bảng biểu và sơ đồ hình tròn Người nghiên cứu dùng phần mềm Microsoft Excel để trình bày phương pháp định lượng khi phân tích dữ liệu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hiệu quả của hoạt động ĐGĐC đối với tiến trình viết đoạn văn của SV

về hoạt động ĐGĐC để sinh viên rút kinh nghiệm thực hiện những lần tiếp theo được hiệu quả hơn

3.2 Hiệu quả của hoạt động đánh gía đồng cấp đối với tiến trình viết đoạn văn của sinh viên

3.2.1 Hoạt động ĐGĐC giúp điều chỉnh các điểm cơ bản của đoạn văn tiếng Anh

Tiến trình viết đoạn văn tiếng Anh dường như trải qua khá nhiều bước để giúp người học cải thiện sản phẩm viết cuối cùng Đối với đoạn văn, sinh viên năm thứ nhất được yêu cầu thực hiện hoạt động ĐGĐC để giúp nhau chia sẻ kiến thức vừa được học khi xây dựng đoạn văn Để tìm hiểu tính hiệu quả khi thực hiện hoạt động ĐGĐC đối với tiến trình viết đoạn văn, nghiên cứu đã khảo sát những điểm cơ bản nào của đoạn văn tiếng Anh mà sinh viên thường nhận xét cho nhau khi thực hiện hoạt động ĐGĐC

Bảng 1 Điểm cơ bản của đoạn văn tiếng Anh được nhận xét trong hoạt động ĐGĐC

STT Điểm cơ bản của đoạn văn Tiếng Anh Số lượng sinh viên trả lời

7 Tất cả các điểm trên 62 62

- Em không hiểu về ĐGĐC

- Em chưa thực hiện ĐGĐC

Kết quả khảo sát trong bảng 1 trên đây cho thấy hầu như tất cả các điểm cơ bản để hoàn thành một đoạn văn đều được sinh viên chọn lựa để nhận xét bài viết cho nhau Đối với câu chủ điểm của đoạn văn, số lượng sinh viên chọn lựa điểm này để đưa ra nhận xét là cao nhất (29%) so với tất cả các điểm còn lại như nội dung (19%), ngữ pháp (18%), từ nối (9%), từ vựng (16%), và định dạng đoạn văn (16%) Điều này cũng phù hợp với vai trò và tầm quan trọng của câu chủ điểm trong quá trình học kĩ năng viết để mở đầu một đoạn văn

22 hiệu quả Tuy nhiên, có đến 64% sinh viên trả lời rằng họ nhận xét tất cả các điểm trên trong bài của bạn mình khi thực hiện hoạt động ĐGĐC Có nghĩa rằng hoạt động ĐGĐC giúp sinh viên có cơ hội nhớ lại những điểm quan trọng để tạo một sản phẩm viết và nhờ đó họ có thể giúp nhau đưa ra nhận xét, đề nghị và chỉnh sửa trực tiếp đối với bài viết nháp đầu tiên của bạn mình Đối với các bài viết đoạn văn thu thập được thì kết quả ĐGĐC trong bài viết cho thấy rằng có khoảng 60% bài viết được nhận xét câu chủ điểm như “viết đúng ngữ pháp”, “chủ điểm rõ ràng”, hoặc “câu thiếu động từ”, “câu viết dài, chưa rõ” Có 86% bài viết có chỉ rõ lỗi ngữ pháp như “động từ không hợp chủ ngữ”, “câu thiếu động từ” Có 16% bài viết đoạn văn được nhận xét về ý tưởng như “ý chưa rõ”, hoặc được chú thích bằng việc gạch chân câu hoặc từ đó và đặt dấu chấm hỏi

Khi được phỏng vấn về các điểm cơ bản trong đoạn văn cần được ĐGĐC thì tất cả sinh viên đều trả lời rằng họ thường tập trung đọc và chỉ ra lỗi ngữ pháp trong bài của bạn bè mình Theo họ, lỗi ngữ pháp về viết câu hoàn chỉnh và hòa hợp chủ ngữ động từ là 2 loại lỗi thông thường hay mắc phải trong bài viết Do đó, họ thường gạch chân hoặc vòng tròn lỗi và đưa ra nhận xét cạnh đó Ngoài ra, lỗi chính tả và dấu câu cũng được chú ý chỉnh sửa cho bạn Đáng chú ý, có 6 sinh viên được hỏi trả lời rằng cấu trúc đoạn văn thường được thầy cô giáo nhấn mạnh tầm quan trong để xây dựng đoạn văn, nên họ cũng tập trung nhận xét bài cho bạn về điểm quan trọng này Cụ thể là số sinh viên này cho rằng họ đọc bài cho bạn và dò xem đoạn văn đã có đủ 3 bộ phận: câu chủ điểm, các câu phát triển ý, và câu kết luận Họ nhấn mạnh rằng bộ phận nào thiếu trong đoạn văn sẽ được ghi chú dưới bài để bạn mình nhận ra và viết lại đoạn văn đầy đủ hơn

3.2.2 Sinh viên thực hiện một số hoạt động sau khi nhận lại bài viết có ĐGĐC

Tiếp theo, nghiên cứu cũng khảo sát hoạt động nào sinh viên thường thực hiện sau khi nhận lại bài viết được ĐGĐC Kết quả sẽ được chỉ ra trong bảng 2 dưới đây

Bảng 2 Những hoạt động sinh viên thường làm sau khi nhận lại bài viết có ĐGĐC

STT Hoạt động SV thường làm khi nhận lại bài viết có ĐGĐC

Số lượng sinh viên trả lời

1 Đọc lại phần được đánh giá 29 29

2 Trao đổi ý kiến với bạn về phần được đánh giá 15 15

3 Chỉnh sửa lại theo những nhận xét đánh giá 21 21

4 Viết lại toàn đoạn văn với những phần chỉnh sửa đó 21 21

5 Tất cả các điểm trên 60 60

Kết quả khảo sát từ bảng 2 cho thấy có 29% sinh viên trả lời rằng sau khi nhận lại bài viết đoạn văn đầu tiên thì họ đọc lại những phần được bạn mình đánh giá trên bài Ngoài ra có 21% chọn chỉnh sửa ngay những nhận xét đánh giá và viết lại toàn đoạn văn có những phần vừa được chỉnh sửa Có 15% nói rằng họ nhận lại bài và trao đổi ý kiến với bạn về phần được nhận xét Đặt biệt trong kết quả khảo sát trên, có đến 60% khẳng định họ chọn thực hiện tất cả các hoạt động như đọc lại bài, trao đổi ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thành bài viết lại một lần nữa

Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn cũng cho thấy tất cả sinh viên đều khẳng định có thực hiện hoạt động nhận xét bài cho nhau Thật thú vị vì đa số sinh viên (85%) trả lời rằng họ đọc các phần được nhận xét từ bạn bè của mình và nhận ra các lỗi đã mắc phải, rồi bắt đầu viết lại đoạn văn có chỉnh sửa Tuy nhiên, sinh viên D lại chia sẻ rằng đôi khi cô không đồng ý với nhận xét, góp ý của bạn mình vì tin tưởng phần viết của mình là chính xác nên cô chỉ đọc và không viết lại bài Ngoài ra, sinh viên E nhấn mạnh rằng một số phần chỉnh sửa, nhận xét cho bài viết từ bạn bè không rõ ràng nên việc chỉnh sửa không thực hiện được Vì vậy, khi thu thập bài viết để quan sát hoạt động ĐGĐC đã cho kết quả là một số bài viết chưa được viết lại bài mới mặc dù bản nháp vẫn có phần đánh giá Điều này cho thấy hoạt động ĐGĐC đối với bài viết đầu tiên được các bạn sinh viên quan tâm tương tác khi nhận lại bài viết có nhận xét từ bạn của mình Đây cũng là cơ hội để các bạn ôn tập kiến thức và nhận ra những ưu khuyết điểm trong đoạn văn mình vừa viết xong Tuy vậy, kết quả từ khảo sát, ý kiến từ phỏng vấn và những bản nháp chưa được điều chỉnh trong các bài viết thu thập cũng cho thấy rằng hoạt động này vẫn cần có sự giúp đỡ cuối cùng từ giáo viên giảng dạy kỹ năng Viết Cụ thể là bài viết cuối cùng rất cần được giáo

24 viên đọc và góp ý thêm, cũng như chỉ ra các lỗi khác nếu có để người viết hiểu rõ để rút kinh nghiệm cho các bài viết sau này Hơn nữa, trong quá trình sinh viên nhận lại bài viết có đánh giá từ bạn bè, giáo viên cũng nên động viên họ trao đổi với nhau hoặc hỏi giáo viên giải thích những điểm chưa hiểu trong phần đánh giá của bạn

3.2.3 Sinh viên nhận xét hoạt động ĐGĐC đối với bài viết đoạn văn

Tiếp đến, nghiên cứu tìm hiểu nhận xét của sinh viên về tính hiệu quả của hoạt động ĐGĐC đối với tiến trình viết đoạn văn Dưới đây là kết quả thu thập từ khảo sát về ý kiến đánh giá của sinh viên đối với hoạt động này

Biểu đồ 4 Nhận xét của sinh viên về hoạt động ĐGĐC đối với bài viết đoạn văn

Biểu đồ 4 cho thấy 53% sinh viên có ý kiến kiến rằng hoạt động ĐGĐC có hiệu quả đối với tiến trình viết đoạn văn của họ Trong số 100 sinh viên tham gia khảo sát có đến 41% nhấn mạnh rằng hoạt động này rất có hiệu quả Chỉ có 6% lựa chọn hoạt động này mang lại ít hiệu quả và hoàn toàn không có sinh viên nào nhận xét hoạt động này không hiệu quả chút nào đối với bài viết đoạn văn Đối với dữ liệu thu thập từ phỏng vấn cho thấy rằng 100% sinh viên cho rằng hoạt động ĐGĐC giúp họ có cơ hội chiêm nghiệm kiến thức vừa học trong quá trình tham gia đánh giá bài cho bạn mình, đồng thời cũng giúp nhận ra lỗi sai trong bài viết Ngoài ra, những sinh viên này còn khẳng định rằng không khí trong quá trình tham gia ĐGĐC rất thoải mái vì họ có thể trao đổi bằng lời với bạn khi thấy bài có những nhận xét chưa rõ hoặc thậm chí có thể tranh cãi cho đến lúc cả hai hiểu rõ vấn đề trong bài Tuy nhiên, 1 sinh viên lại

25 chia sẻ rằng cậu ta vẫn mong nhận phản hồi từ giáo viên hơn là từ bạn bè mình vì theo cậu những nhận xét góp ý từ giáo viên vẫn an tâm hơn nhiều so với bạn bè

Như vậy, yêu cầu sinh viên thực hiện hoạt động ĐGĐC trong tiến trình viết đoạn văn quả thật đã giúp họ có cơ hội suy nghĩ lại bài viết của mình để chỉnh sửa giúp sản phẩm sau cải thiện hơn sản phẩm đầu tiên Thế nhưng kết quả trên cũng cho thấy bài viết cuối cùng cũng rất cần giáo viên dành thời gian nhìn lại một lần nữa để có thể phát hiện cách đánh giá cũng như kết quả chỉnh sửa lại bài viết có chuẩn kiến thức hay không

3.2.4 Hiệu quả của hoạt động ĐGĐC đối với sản phẩm bài viết cuối cùng

Cuối cùng, nghiên cứu tập trung tìm hiểu sinh viên nhận thấy có những hiệu quả cụ thể nào từ hoạt động ĐGĐC đối với sản phẩm viết đoạn văn cuối cùng của họ Kết quả thu được trong bảng 3 sau đây

Bảng 3 Hiệu quả của hoạt động ĐGĐC đối với sản phẩm bài viết cuối cùng

STT Hiệu quả đối với bài viết cuối cùng Số lượng sinh viên trả lời

1 Giúp cải thiện câu chủ điểm 16 16

2 Giúp cải thiện các lỗi ngữ pháp 17 17

3 Giúp cải thiện viết đúng định dạng đoạn văn 13 13

4 Giúp cải thiện sử dụng đúng từ nối để câu và đoạn văn mạch lạc 8 8

5 Giúp cải thiện sử dụng đúng hình thức từ vựng và đúng chính tả 8 8

6 Giúp cải thiện xây dựng vững cấu trúc 3 phần của đoạn văn 15 15

7 Giúp cải thiện điểm số 6 6

8 Tất cả các hiệu quả trên 75 75

Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động ĐGĐC giúp sinh viên cải thiện gần như tất cả các điểm cơ bản trên để hoàn thành một sản phẩm viết cuối cùng Đối với câu chủ điểm, bộ phận đầu tiên mở đầu một đoạn văn thường bị mắc lỗi về ngữ pháp, chủ đề và ý kiến Nhờ hoạt động ĐGĐC mà 29% sinh viên cho rằng câu chủ đề trong đoạn văn của họ tránh được các lỗi trên Tiếp đến, lỗi ngữ pháp trong đoạn văn vẫn được nhận định cải thiện rõ (17%) Ngoài ra, hoạt động ĐGĐC cũng giúp đoạn văn sau bản nháp đầu tiên được chỉnh sửa về

26 cấu trúc (15%), định dạng đoạn văn (13%) từ nối và chính tả (8%) Tiếp đến, sinh viên cũng khẳng định nhờ bài viết được bạn mình nhận xét và đánh giá để được chỉnh sửa trong bài viết tiếp theo đã giúp họ cải thiện điểm số (6%) Thật thú vị khi có 75% sinh viên khẳng định nhờ được ĐGĐC mà bài viết sau đó của họ được cải thiện về tất cả các điểm cơ bản trên

Ngày đăng: 06/02/2024, 06:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w