Trang 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ THỰC HIỆN NĂM 2020 NÂNG CẤP PHẦN MỀM THI TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN BẬC 1 THEO KHUNG NĂNG LỰC
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam là một khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ của giáo viên và người dùng ngoại ngữ Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ban hành ngày ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD&ĐT Việt Nam (https://vi.wikipedia.org)
Theo khung này, trình độ ngoại ngữ của người Việt được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR) Cụ thể như sau:
- Sơ cấp: có Bậc 1 tương đương A1 và Bậc 2 tương đương A2
- Trung cấp: có Bậc 3 tương đương B1 và Bậc 4 tương đương B2
- Cao cấp: có Bậc 5 tương đương C1 và Bậc 6 tương đương C2
1.1.1 Nội dung Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam
Một trong bảy nhiệm vụ quan trọng của đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" do Thủ tướng ký quyết định ban hành tháng 9/2008 là xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất gồm 6 bậc
Khung này xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết tương thích với tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành, trong đó bậc 1 là thấp nhất và bậc 6 là cao nhất
6 năm sau, đến tháng 1/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành thông tư khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam (https://vi.wikipedia.org/) Cụ thể:
- Sơ cấp - Bậc 1 (Tương đương CEFR A1): Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ
- Sơ cấp - Bậc 2 (Tương đương CEFR A2): Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm) Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu
- Trung cấp - Bậc 3 (Tương đương CEFR B1): Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình
- Trung cấp - Bậc 4 (Tương đương CEFR B2): Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ
Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau
- Cao cấp - Bậc 5 (Tương đương CEFR C1): Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết
- Cao cấp - Bậc 6 (Tương đương CEFR C2): Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp
1.1.2 Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng anh bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho việt nam (dành cho học sinh tiểu học)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1479/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) (https://thuvienphapluat.vn/)
Mục đích Thời gian Các phần thi và dạng câu hỏi Nhiệm vụ bài thi
Kiểm tra các tiểu kỹ năng Nghe hiểu khác nhau, có độ khó bậc
- Nghe hiểu từ vựng cơ bản
- Nghe hiểu và xác định các lời đáp phù hợp đối với các câu nói thông thường hàng ngày
- Nghe thông tin chung và chi tiết từ các hội thoại ngắn, bài nói chuyện ngắn, các chỉ dẫn đơn giản
Từ 18-20 phút, bao gồm khoảng 15 phút nghe và làm bài
(5 phút để chuyển kết quả sang phiếu trả lời)
Phần 1: 6 câu hỏi Nghe và ghép số của câu hỏi với hình ảnh
Phần 2: 4 câu hỏi Nghe và chọn câu đáp lại đúng nhất
Phần 3: 5 câu hỏi Nghe và chọn tranh mô tả tốt nhất thông tin trong đối thoại đã nghe
Phần 4: 5 câu hỏi Nghe và đánh dấu vào ô Đúng hoặc Sai theo nội dung đã nghe
Phần 1: Thí sinh nghe các câu đơn ở thể khẳng định, sau đó ghép số của câu hỏi với hình ảnh thích hợp
Phần 2: Thí sinh nghe các câu hỏi, đánh dấu kiểm (ü) vào câu đáp lại phù hợp nhất
Phần 3: Thí sinh nghe các đối thoại gồm 2 lượt lời nói, có nội dung đơn giản với 1 thông tin cần thông báo, sau đó đánh dấu kiểm (ü) vào tranh/hình mô tả thông tin đề cập trong hội thoại
Phần 4: Thí sinh nghe một đối thoại
(gồm 8-10 lượt lời nói), hay một bài độc thoại (khoảng 6-8 câu), với 6-7 thông tin cần thông báo, sau đó đánh dấu kiểm (ü) vào ô Đúng hay Sai)
(Tất cả các phần ghi âm được thể hiện ở tốc độ 120 - 140 từ/phút, phát âm rõ ràng) Đọc
Kiểm tra các tiểu kỹ năng Đọc hiểu khác nhau, có độ khó bậc
- Đọc và nhận ra từ vựng cơ bản với những hỗ trợ /gợi ý trực quan
- Đọc hiểu và xác định được các ý chính trong đoạn văn ngắn, đơn giản
- Đọc và liên kết được các thông tin giữa các câu đơn giản để suy luận và hiểu được nghĩa của toàn bộ văn bản
20 phút, bao gồm cả thời gian chuyển kết quả sang phiếu trả lời
Phần 1: 5 câu hỏi ghép từ kèm hình ảnh minh họa
Phần 2: 5 câu hỏi xác định câu Đúng hay Sai
Phần 3: 5 câu hỏi sắp xếp lại các lượt nói theo đúng trật tự
Phần 4: 5 câu hỏi điền từ đúng vào ô trống
Hệ thống phần mềm tổ chức thi trên máy tính
1.2.1 Các công nghệ và quy trình chất lượng sử dụng để phát triển sản phẩm
Hệ thống xây dựng trên nền tảng Microsoft NET mới, mã nguồn đóng, tính bảo mật và ổn định cao và các nền tảng mạnh, mới, phổ biến hiện nay như:
Công cụ phát triển: Visual Studio, Visual Code
Quy trình: Theo mô hình Agile và Git trên nền tảng của Azure DevOps, với 3 môi trường Dev, Staging và Production để kiểm thử
1.2.2 Khả năng đáp ứng của hệ thống
- Công nghệ nền dùng để phát triển hệ thống mới phải là một công nghệ hiện đại, khả năng chịu tải lớn, mở rộng và tích hợp dễ dàng với độ bảo mật và tin cậy cao
- Hệ thống LMS đầy đủ, đáp ứng đầy đủ chức năng, vận hành dễ dàng cho quản trị, giảng viên
- Hệ thống xây dựng trên nền tảng Web API, khả năng tích hợp cao cho phép tích hợp hệ thống khác hoặc xây dựng front end như ứng dụng mobile dễ dàng
- Có khả năng hoạt động an toàn và ổn định 24/7 Có biện pháp khôi phục nhanh hoạt động của phần mềm nền khi có sự cố hỏng hóc phần cứng
- Hệ thống sử dụng Redis Cache giúp tăng tốc xử lý ứng dụng, đảm bảo hiệu năng hệ thống phục vụ số lượng lớn người dùng truy cập đồng thời
- Phần website dành cho học viên hỗ trợ đa thiết bị, đa trình duyệt
- Missing function level access control,
Đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ công nghệ thông tin và hỗ trợ các phương tiện kỹ thuật khác
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế có đầy đủ đội ngũ cán bộ, nhân viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, có nhiều kinh nghiệm tổ chức thi và coi thi trên máy tính
Hàng năm, Trưởng tổ chức khoảng 7 đợt thi ĐGNLNN trên máy tính với hơn 10.000 sinh viên ngoại ngữ không chuyên, 04 đợt thi HSK, HSKK, một số kỳ thi iTEP, và một số kỳ thi khác trên máy tính Vì vậy, đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề kỹ thuật có thể phát sinh trong quá trình thi
Hiện nay, Trường có 9 viên chức, nhân viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, trong đó có 03 thạc sỹ, 06 cử nhân có thể hỗ trợ tốt cho các kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ trên máy tính.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống ôn tập, thi và đánh giá trực tuyến năng lực sử dụng ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống xây dựng trên nền tảng Microsoft NET mới, mã nguồn đóng, có độ bảo mật và ổn định cao và các nền tảng mạnh, mới, phổ biến hiện nay như:
Công cụ phát triển chính của hệ thống: Visual Studio, Visual Code
Quy trình thực hiện hệ thống: Theo mô hình Agile và Git trên nền tảng của Azure DevOps, với 3 môi trường Dev, Staging và Production để kiểm thử.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể chủ yếu nghiên cứu ở trong đề tài này là sinh viên, sau khi thực hiện việc nghiên cứu hệ thống tác giả đã bổ sung thêm công cụ thi tiếng Anh bậc 1 Để kiểm thử xem công cụ này có phù hợp với hệ thống đã có hay không, chúng tôi đã cho 100 sinh viên (chủ yếu là của khoa tiếng Anh) thi thử trên hệ thống và sau khi kết thúc đã cho khảo sát về hệ thống này
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu: tìm kiếm, sưu tầm tài liệu sau đó đọc và tổng hợp các nội dung liên quan
- Phương pháp phân tích, đánh giá thực trạng: từ các tài liệu đã sưu tầm được, tác giả sẽ phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống và nâng cấp cho phù hợp
- Phương pháp thử nghiệm thí điểm (thực hiện trên hệ thống phần mềm): tác giả sẽ cho triển khai thử nghiệm đối với một số lớp sinh viên dưới sự hỗ trợ của các giáo viên tiếng Anh để kiểm thử hệ thống xem có phù hợp và đáp ứng được cáp nhu cầu đạt ra hay không, để từ đó cho phép đưa vào phục vụ chính thức
- Phương pháp khảo sát: sau khi thi thử trên hệ thống thực hiện việc khảo sát cho 100 sinh viên để kiểm tra sự phù hợp và đáp ứng của công cụ đối với của hệ thống đã có
2.5 Công cụ nghiên cứu: Để thực hiện các mục tiêu tổng thể của đề tài, thì các công cụ nghiên cứu là yếu tố không thể thiếu, từ các công cụ này sẽ đưa đến quyết định việc bổ sung thêm chức năng thi tiếng Anh trực tuyến bậc 1 vào hệ thống là có phù hợp và đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật hay không Một số công cụ chính được sử dụng trong đề tài nghiên cứu như sau:
- Bảng hỏi dành cho sinh viên
- Tác giả sẽ phát 100 phiếu cho sinh viên để điều tra, sau đó sẽ tập hợp, phân tích đánh giá dựa trên dữ liệu này để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tổng quan hệ thống
E-learning (Viết tắt từ cụm từ Electronic Learning) được hiểu là sự truyền tải các các nội dung học, thi thông qua mạng Internet tới người học sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng … (https://vi.wikipedia.org/)
Hệ thống E-Learning hỗ trợ:
- Tổ chức lớp học với hoạt động Học tập và Thi/ Kiểm tra
- Học tập: hỗ trợ đa định dạng nội dung học như Video Mp4, SCORM, Pdf, mp3, bài kiểm tra…
- Hỗ trợ 7 dạng câu hỏi phổ biến hiện nay như câu hỏi trắc nghiệm 1 lựa chọn; câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu hỏi Đúng/ Sai; câu hỏi điền từ vào chỗ trống; câu hỏi cha con; câu hỏi trả lời ngắn; câu hỏi ghi âm Các câu hỏi cho phép đưa vào nội dung file video, audio, hình ảnh
- Hỗ trợ hình thức thi trắc nghiệm; tự luận hoặc kết hợp cả 2
- Kết quả được tự động chấm điểm đối với các bài trắc nghiệm; hoặc phân giáo viên chấm với các bài thi tự luận
- Báo cáo thống kê kết quả thi
Các phân hệ chức năng hệ thống:
Hình 1: Phân hệ chức năng hệ thống
Cho phép quản lý tiêu đề, mô tả, nội dung footer, facebook, thông tin hỗ trợ, địa chỉ Quản lý slide trang chủ
Cho phép quản lý đơn vị, lớp học theo cấu trúc hình cây không giới hạn số cấp; Phân quyền người dùng;
Quản lý Học viên, import/ export Học viên, không giới hạn số lượng trong lớp
Học viên tham gia học tập
+Phân hệ Thi/ Kiểm tra:
Quản lý ngân hàng câu hỏi
Quản lý bộ đề thi
Quản lý và tổ chức kỳ thi
Phân chấm/ Chấm điểm bài thi
+ Phân hệ báo cáo: xem hoặc kết xuất dưới dạng excel báo cáo thống kê kết quả thi của Học viên
Quản lý danh mục tin tức, sự kiện, tài liệu tham khảo
Quản lý tin tức, sự kiện, tài liệu tham khảo
Trò chơi luyện, ghi nhớ từ vựng
3.1.2 Đối tượng tham gia hệ thống
Các đối tượng người dùng hệ thống được định nghĩa động và phân theo vai trò, chức năng nhiệm vụ trên hệ thống
Hình 2: Đối tượng tham gia hệ thống
Quản trị hệ thống: là người có quyền cao nhất có thể quản lý toàn bộ tài nguyên có trên hệ thống, cũng như các thiết lập nâng cao khác của hệ thống Ngoài ra, có thể định nghĩa ra các đối tượng người dùng với các vai trò, chức năng nhiệm vụ khác nhau như Giảng viên, Học viên
Giảng viên: Là người có quyền tạo và quản lý các lớp học, các tài nguyên của hệ thống (Tài nguyên học, tài nguyên thi, quản lý Học viên) trong phạm vi mà quản trị hệ thống phân quyền Ngoài ra, Giảng viên có thể thực hiện chấm bài hoặc phân giảng viên khác chấm
Học viên: là người tham gia vào các khóa học, luyện thi, thi – kiểm tra trong phạm vi được phép tham gia.
Quy trình vận hành hệ thống của quản trị/ giảng viên
3.2.1 Quy trình tổ chức thi
Lưu đồ quy trình Nhóm chức năng
Tạo danh mục câu hỏi
Quản lý ngân hàng câu hỏi
Tạo danh mục bộ đề
Quản lý lịch tổ chức thi
Tạo danh mục kỳ thi
Hình 3: Quy trình tổ chức thi
3.2.2 Quy trình tổ chức khóa học
Lưu đồ quy trình Nhóm chức năng
Tạo danh mục Quản lý danh mục khóa học
Hình 4: Quy trình tổ chức khóa học
Thêm chức năng thi A1 (bậc 1) cho hệ thống
Trong khuôn khổ của một đề tài cấp cơ sở tác giả chỉ giới thiệu các thao tác chính trên hệ thống sau khi đã hoàn thiện quá trình bổ sung cấp độ A1 mà không đề cập một cách chi tiết, cụ thể đến các kỹ thuật phức tạp khác
Hình 5:Giao diện hệ thống Quản lý tổ chức thi
Chức năng giúp tạo ra các kỳ thi, lịch tổ chức thi bao gồm các khâu như: Thiết lập lịch thi, Gán bộ đề vào kỳ thi, quản lý thí sinh tham gia, Chấm điểm (đối với bài tự luận), báo cáo kết quả thi
+ Tạo danh mục câu hỏi và ngân hàng câu hỏi
Danh mục câu hỏi là tạo ra nơi chứa và phân loại câu hỏi, hệ thống hỗ trợ tổ chức danh mục câu hỏi dạng hình cây và không giới hạn số cấp trên cây Người quản trị/Giảng viên chỉ có thể Thêm/ Sửa/ Xóa các danh mục thuộc phạm vi được phân quyền quản lý
Chức năng giúp quản lý ngân hàng câu hỏi trên hệ thống như tạo ra các danh mục để quản lý, phân loại câu hỏi Sau đó đẩy dữ liệu câu hỏi vào các danh mục tương ứng
Chức năng này cho phép tạo các câu hỏi riêng rẽ theo các kỹ năng để tạo thành ngân hàng câu hỏi phục vụ cho việc tạo các bộ đề
Người quản trị hệ thống cũng như giáo viên sẽ tạo các thang điểm phù hợp với các chương trình để thuận tiện cho việc thi và chấm bài sau này
+ Tạo Danh mục Bộ đề thi
Hệ thống cho phép tạo ra danh mục dạng hình cây và không giới hạn số cấp Quản trị hệ thống/giáo viên có thể tạo bất cứ danh mục bộ đề thi nào để phục vụ cho nhu cầu kiểm tra đánh giá của mình Ở đây, tác giả thực hiện việc tạo một danh mục bộ đề với tên gọi: Bộ đề thi VSTEP bậc 1
+ Tạo Bộ đề thi Để tạo các bộ đề phục vụ theo các yêu cầu khác nhau như ôn tập, thi thử, kiểm tra đánh giá thì phải thiết lập một số thông số cho phù hợp với các định dạng của từng loại đề ví dụ: Tên bộ đề, Danh mục bộ đề, Thời lượng làm bài, hình thức chấm điểm, cấu hình chấm điểm,…
+ Quản lý lịch tổ chức thi
Chức năng giúp tạo ra các kỳ thi, lịch tổ chức thi bao gồm các khâu như: Thiết lập lịch thi, Gán bộ đề vào kỳ thi, quản lý thí sinh tham gia, Chấm điểm (đối với bài tự luận), báo cáo kết quả thi Để thực hiện việc tổ chức thi, người quản trị/giáo viên phải thực hiện việc đưa vào hệ thống danh sách các học viên tham dự kỳ thi Trong đề tài này, tác giả đã tạo tài khoản cho 100 sinh viên khoa tiếng Anh đồng thời gửi tài khoản đến sinh viên để họ thực hiện việc thi trên hệ thống
Hình 6: 100 sinh viên được tạo tài khoản và thi trên hệ thống
Sau khi sinh viên đăng nhập vào hệ thống, người quản trị/giáo viên hoàn toàn quản lý được các thông tin như: thời gian bắt đầu, kết thúc của sinh viên, đã làm được bao nhiêu câu, chưa làm được bao nhiêu,…
Hình 7: Sinh viên đang tham gia thi
Hình 8: Bắt đầu làm bài thi
Hình 9: Giao diện nội dung bài thi
Hình 10: Xác nhận nộp bài
Hình 11: Thông báo điểm thi đến thí sinh
Hình 12: Thông tin kết quả kỳ thi
Khảo sát hệ thống
Sau khi quá trình thi kết thúc, tác giả cho tiến hành khảo sát đến 100 sinh viên đã tham gia thi Mục đích chính là kiểm tra sự đáp ứng của việc bổ sung thêm chức năng thi bậc 1 đối với hệ thống và sự hài lòng của sinh viên khi trải nghiệm thi trên hệ thống để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất cũng như cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống phục vụ cho công tác ôn tập, thi thử và kiểm tra đánh giá tại trường ĐHNN
Hình 13: Mẫu phiếu khảo sát
Tác giả đã thực hiện việc phát và thu 100 phiếu khảo sát đến sinh viên tại các lớp, sau khi nhận lại phiếu tác giả đã tiến hành thống kê, phân tích số liệu bằng phương pháp định tính và định lượng để có được báo cáo sau cùng
Kết quả khảo sát và phân tích:
- Số phiếu phát ra: 100 phiếu
- Số phiếu thu về: 100 phiếu
- Số phiếu hợp lệ: 98 phiếu (chiếm 98%)
Mẫu phiếu khảo sát gồm có 9 câu hỏi, chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Hệ thống phần mềm thi trực tuyến tiếng Anh bậc 1
Nhóm 2: Hệ thống mạng và máy tính
Nhóm 3: Tiện ích của việc thi trên máy tính
Với mỗi câu hỏi sẽ tương ứng có 4 sự lựa chọn: 1-Hoàn toàn khong đồng ý, 2- Không đồng ý, 3-Đồng ý, 4- Hoàn toàn đồng ý
Kết quả cụ thể: Đối với nhóm câu hỏi 1:
Số sinh viên trả lời: 98
Tổng số lượng đánh giá
Số ý kiến đánh giá (%) Hoàn toàn không đồng ý
Giao diện hệ thống đơn giản, thân thiện, dễ dàng sử dụng và thao tác, không mất thời gian để làm quen, …
Bố cục nộị dung hợp lý có thể bao quát được nội dung bài thi, phần text rõ ràng, phần hình ảnh và âm thanh chất lượng tốt
3 Có tính tương tác cao
Bảng 3: Số lượng (%) ý kiến đánh giá về nhóm câu hỏi 1
Qua số liệu khảo sát cho thấy chỉ có 4 phiếu (chiếm tỉ lệ 4,08%) hoàn toàn không đồng ý với tiêu chí 1, có 10 phiếu (10,20%) cho ý kiến Không đồng ý với tiêu chí này Tuy nhiên, có 34 phiếu (34,69%) có ý kiến Đồng ý cho tiêu chí này và 50 phiếu Hoàn toàn đồng ý, qua đây cho chúng ta thấy phần lớn sinh viên được hỏi và đồng tình với giao diện của hệ thống khi tích hợp chức năng thi bậc 1 có cấu trúc đơn giãn, dễ sử dụng và thao tác, không mất thời gian để làm quen, thân thiện với người dùng Đối với tiêu chí 2, có 5 phiếu (5,10%) Hoàn toàn không đồng ý và 12 phiếu đánh giá Không đồng ý Trong khi đó, có 50 phiếu (51,02%) Đồng ý và 31 phiếu (31,63%) đánh giá Hoàn toàn đồng ý Qua đây, chúng ta thấy số lượng sinh viên thực tế trải nghiệm thi và đánh giá phần lớn là đồng ý với bố cục nội dung, các phần test, âm thanh, hình ảnh của chức năng thi bậc 1
Với tiêu chí 3, có 7 phiếu (7,14%) đánh giá Hoàn toàn không đồng ý, 15 phiếu (15,31%), 46 phiếu đánh giá Đồng ý (46,94%) và 30 phiếu (30,61%) đánh giá Hoàn toàn đồng ý Đối với nhóm câu hỏi 2:
Số sinh viên trả lời: 98
Tổng số lượng đánh giá
Số ý kiến đánh giá (%) Hoàn toàn không đồng ý
Trong quá trình thi mạng internet luôn được đảm bảo, không bị nghẽn, bị chậm, không có độ trễ
5 Hệ thống máy tính chạy ổn định, không có sự cố 98 9
Các chức năng trên hệ thống như Lưu bài, Sửa đáp án, Di chuyển, thực hiện thuận tiện, không có sự cố
Bảng 4: Số lượng (%) ý kiến đánh giá về nhóm câu hỏi 2
Qua số liệu khảo sát cho thấy có 7 phiếu (7,14%) đánh giá Hoàn toàn không đồng ý với tiêu chí 4, trong khi đó có 15 phiếu (15,31%) đánh giá Không đồng ý Tuy vậy, có đến 46 phiếu (46,94%) đánh giá Đồng ý và 30 phiếu (30,61%) Hoàn toàn đồng ý Qua đây cho thấy một số lượng sinh viên rất lớn khi được hỏi về tiêu chí 4 đã Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý, đây cũng là một tieu chí rất cơ bản của các phần mềm thi trực tuyến hiện nay Bên cạnh đó cũng còn một số ít sinh viên cho rằng trong quá trình thi còn gặp các sự cố về đường truyền Đối với tiêu chí 5, có 9 phiếu (9,18%) chọn Hoàn toàn Không đồng ý, 11 phiếu (11,22%) chọn Không đồng ý Trong khi đó, có 43 phiếu (43,88%) chọn Đồng ý và 35 phiếu (35,57%) chọn Hoàn toàn đồng ý Như vậy, với tiêu chí này vẫn có một số lượng ít sinh viên cho rằng trong quá trình thi hệ thống máy tính chạy chưa ổn định và gặp một số sự cố
Với tiêu chí 6, có đến 80 phiếu (81,64%) chia đều cho hai đánh giá Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý Qua đây cho thấy trong quá trình thực nghiệm thi, các thao tác cơ bản trên hệ thống như Lưu, sửa, di chuyển, xem,….được thao tác rất thuận tiện Tuy nhiên, vẫn còn một sô ít ý kiến đánh giá Không hoàn toàn đồng ý (8,16%) và Không đồng ý (10,20%) với tiêu chí trên Đối với nhóm câu hỏi 3: Số sinh viên trả lời: 98
Tổng số lượng đánh giá
Số ý kiến đánh giá (%) Hoàn toàn không đồng ý
7 Các thao tác trên hệ thống thực hiện dễ dàng, thuận tiện,… 98 4
Tiết kiệm thời gian, tạo sự hứng khởi, có thể thực hiện thi ở đâu miễn là có internet,…
9 Độ an toàn cao và kết quả chính xác 98 6
Bảng 5: Số lượng (%) ý kiến đánh giá về nhóm câu hỏi 3
Qua số liệu khảo sát cho thấy với tiêu chí 7, có 4 phiếu đánh giá Không hoàn toàn đồng ý chiếm 4,08% và 10 phiếu (10,20%) đánh giá Không đồng ý Tuy nhiên, với 2 đánh giá còn lại thì số lượng sinh viên chọn là rất cao tương ứng với 55,10% và 30,61% Điều này chứng tỏ rằng các thao tác thực hiện trên hệ thống rất dễ dàng, thuận tiện Đối với tiêu chí 8, có ít sinh viên đánh giá Hoàn toàn Không đồng ý (7,14%) và Không đồng ý (5,10%) Trong khi đó, có 45 phiếu (45,92%) đánh giá Đồng ý và 41 phiếu (41,84%) đánh giá Hoàn toàn đồng ý
Với tiêu chỉ cuối cùng, khi có đến 48 phiếu (48,92%) đánh giá Đồng ý và 31 phiếu (31,62%) đánh giá Hoàn toàn đồng ý Chỉ có 6 phiếu (6,12%) đánh giá Hoàn toàn không đồng ý và 13 phiếu (13,27%) đánh giá Không đồng ý.