1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp Hòa Phú

64 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Khu Công Nghiệp Hòa Phú
Tác giả Nguyễn Thị Xuân Vàng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Cửu Long
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp Hòa Phú nhằm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú qua 3 năm 2018 – 2020 từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐKD) của Ngân... Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ

GVHD : ThS Nguyễn Thị Ngọc Anh SVTH : Nguyễn Thị Xuân Vàng LỚP : Tài chính – Ngân hàng K18 MSSV : 1811043009

Vĩnh Long, năm 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ

GVHD : ThS Nguyễn Thị Ngọc Anh SVTH : Nguyễn Thị Xuân Vàng LỚP : Tài chính – Ngân hàng K18 MSSV : 1811043009

Vĩnh Long, năm 2021

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



Vĩnh Long, ngày… tháng……năm 2021

Giảng viên hướng dẫn

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP



Vĩnh Long, ngày… tháng……năm 2021

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

Trang 5

Trong quá trình thực tâ ̣p, do kiến thức cùng khả năng nghiên cứu còn ha ̣n chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhâ ̣n được sự đánh giá, góp ý từ quý thầy cô và các cô, chú, anh chi ̣ ta ̣i Ngân hàng Nông nghiê ̣p và phát triển nông thôn – Chi nhánh khu công nghiê ̣p Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long để bài khóa luận được hoàn thiê ̣n hơn

Sau cùng em kính chúc quí thầy cô và các cô chú, anh chi ̣ trong Ngân hàng Nông Nghiê ̣p và Phát triển nông thôn – chi nhánh khu công nghiê ̣p Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long lời chúc sức khỏe, ha ̣nh phúc, thành đa ̣t và hoa ̣t đô ̣ng ngày càng tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Vĩnh Long, ngày… tháng……năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Xuân Vàng

Trang 6

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG SỬ DỤNG



Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú giai đoạn 2018-2020 19

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng năm 2018 – 2020 23

Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản mục trong VHĐ năm 2018 – 2020 24

Bảng 2.4: Doanh số cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú 25

Bảng 2.5: Doanh số thu nợ tại NHNo&PTNT chi nhánh khu công nghiệp Hòa Phú 26

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ tại NHNo&PTNT chi nhánh khu công nghiệp Hòa Phú năm 2018 – 2020 27

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT chi nhánh khu công nghiệp Hòa Phú năm 2018 – 2020 28

Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú năm 2018 – 2020 29

Bảng 2.9: Tình hình thu nhập của NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú qua 3 năm 2018 – 2020 29

Bảng 2.10: Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú qua 3 năm 2018 – 2020 31

Bảng 2.11: Tình hình lợi nhuận của NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú qua 3 năm 2018 – 2020 33

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú giai đoạn 2018 – 2020 34

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH SỬ DỤNG



Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng 17

Trang 9

MỤC LỤC



Phần MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

3.2.1 Giới hạn không gian 2

3.2.2 Giới hạn thời gian 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

4.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 2

4.2 Phương pháp phân tích số liệu 3

4.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối 3

4.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối 3

5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM 4

1.1.2 Ý nghĩa 4

1.1.3 Nội dung 5

1.1.4 Nhiệm vụ 5

1.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 6

1.2.1 Thu nhập 6

1.2.2 Chi phí 6

1.2.3 Lợi nhuận 7

1.3 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠI NHTM 7

1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn 7

1.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM 9

Trang 10

1.3.3 Nghiệp vụ tín dụng 9

1.3.4 Nghiệp vụ trung gian và hoạt động kinh doanh khác 10

1.3.4.1 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế 10

1.3.4.2 Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt 10

1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 11

1.4.1 Hệ số lãi ròng (ROS) 11

1.4.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 11

1.4.3 Thu nhập lãi trên chi phí lãi 11

1.4.4 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 11

Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ 13

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ 13

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 13

2.1.2 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội 13

2.1.3 Lịch sử hình thành của NHNo & PTNT Việt Nam 14

2.1.4 Lịch sử hình thành của NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú 16

2.1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú 16

2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 17

2.1.4.3 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng 18

2.1.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHN O &PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú giai đoạn 2018 – 2020 18

2.1.5.1 Thu nhập 20

2.1.5.2 Chi Phí 20

2.1.5.3 Lợi nhuận 20

Trang 11

2.1.6 Những thuận lợi và khó khăn tại NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú

21

2.1.6.1 Thuận lợi 21

2.1.6.2 Khó khăn 22

2.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 23

2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY 25

2.3.1 Doanh số cho vay 25

2.3.2 Doanh số thu nợ 26

2.3.3 Dư nợ cho vay 27

2.3.4 Nợ xấu 28

2.3.5 Vòng quay vốn tín dụng 28

2.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HĐKD CỦA NGÂN HÀNG 29

2.4.1 Thu nhập 29

2.4.2 Chi phí 31

2.4.3 Lợi nhuận 32

2.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 34

2.4.4.1 Hệ số lãi ròng (ROS) 34

2.4.4.2 Hệ số sử dụng tài sản 34

2.4.4.3 Suất sinh lời của tài sản 35

2.4.4.4 Tổng chi phí trên tổng tài sản 35

2.4.4.5 Tổng chi phí trên tổng thu nhập 35

2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 35

2.5.1 Những kết quả đạt được 35

2.5.2 Những vấn đề tồn tại 36

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH KCN HÒA PHÚ 37

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 37

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH 37

3.2.1 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh 37

3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn 39

Trang 12

3.2.3 Phát triển các hoạt động dịch vụ khác 40

3.2.4 Nâng cao chất lượng phục vụ, nắm bắt nhu cầu khách hàng đẩy mạnh Marketing 40

3.2.5 Giải pháp tăng doanh thu 41

3.2.6 Giải pháp giảm chi phí 42

Phần KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 44

1 KẾT LUẬN 44

2 KIẾN NGHỊ 45

2.1 Đối với bản thân Ngân hàng 45

2.2 Đối với chính quyền địa phương 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 13

lệ Để đạt kết quả cao trong kinh doanh, các Ngân hàng phải xác định được phương hướng, mục tiêu đầu tư đối với công tác huy động vốn và cho vay, công tác sử dụng vốn cũng như cách thức thu hút khách hàng sử dụng vốn các nghiệp vụ, dịch vụ của Ngân hàng một cách hiệu quả nhất

Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để đáp ứng thị trường còn đang rất rộng mở, đầy tiềm năng là một việc làm rất cần thiết nhằm duy trì ổn định mức tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng trong ngắn hạn nói riêng

và trong dài hạn nói chung, là điều mà các nhà Quản trị Ngân hàng rất quan tâm trong bối cảnh hội nhập này Với đặc điểm nền kinh tế chủ yếu nông nghiệp như trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là chủ yếu Chính vì lẽ đó, sự hỗ trợ về vốn tín dụng là rất cần thiết để các hộ nông dân và doanh nghiệp có cơ hội duy trì và phát triển sản xuất nâng cao năng suất và sản lượng hàng hóa phục vụ cho thị trường Góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn Thực tế trong những năm qua, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh KCN Hòa Phú đã không ngừng phát triển các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực tài chính, tín dụng và phát triển nông thôn Vốn tín dụng của ngân hàng đã và đang trực tiếp góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thương mại, dịch vụ cho nền kinh tế huyện, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nông dân huyện Tạo điều kiện cho hàng chục triệu lượt hộ nông dân và các đối tượng khách hàng khác ở nông thôn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng Ngân hàng, đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn Các hộ nông dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Để thấy được thành tựu mà Ngân hàng góp phần đẩy mạnh cho sự phát triển nền kinh tế và kết quả thu được từ

Trang 14

hoạt động này thì một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế đó là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vì phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

sẽ giúp cho nhà quản trị Ngân hàng nhìn thấy rõ thực trạng kinh doanh hiện tại của Ngân hàng, từ đó phát hiện kịp thời điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình, nhận biết

và dự đoán các loại rủi ro; xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Chính vì những lý do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả

hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khu công nghiệp Hòa phú” làm khóa luận văn tốt nghiệp của mình

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú qua 3 năm 2018 – 2020 từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐKD) của Ngân hàng trong thời gian tới

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Giới hạn không gian

Đề tài được thực hiện tại NHNo & PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long

3.2.2 Giới hạn thời gian

Đề tài được nghiên cứu phân tích dựa trên số liệu có được trong giai đoạn 3 năm

từ năm 2018 - 2020

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu

Phương pháp thu thập số liêu thứ cấp: Để phục vụ cho việc thực hiện đề tài này,

em đã thu thập số liệu trực tiếp từ các báo cáo tài chính của Ngân hàng qua 3 năm

2018 – 2020, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm, các số liệu thống kê của Ngân hàng Thêm vào đó, một số thông tin được thu thập từ sách, báo chí, giáo trình chuyên ngành,…

Trang 15

4.2 Phương pháp phân tích số liệu

4.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối

So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Kết quả so sánh tuyệt đối phản ánh tổng hợp quy mô, khối lượng của sự kiện Tác dụng của so sánh tuyệt đối là phản ánh tình hình thực hiện kế

hoạch, sự biến động về quy mô và khối lượng

Mức chênh lệch giữa năm sau và năm trước = Số năm sau – Số năm trước

4.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối

So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để

nói lên tốc độ tăng trưởng

Tỷ lệ năm sau so với năm trước = Số năm sau -Số năm trước

5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận đề tài gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân

hàng thương mại

- Chương 2: Thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo &

PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

NHNo & PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM

Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì trước hết nó liên quan đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, và mặt khác lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng là lĩnh vực “nhạy cảm” nó đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động Ngân hàng để tránh những thiệt hại cho xã hội

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ

sở đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh và còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh

Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị Ngân hàng một cách hiệu quả và phòng ngừa rủi ro

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình

Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi

họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay…với doanh nghiệp

Trang 17

1.1.3 Nội dung

Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp (và đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên ngoài khác nữa) Những thông tin này thường không

có sẳn trong các báo cáo kế toán tài chính hoặc bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp

Để có những thông tin này ta phải thông qua quá trình phân tích

Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được, và như vậy kết quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng của phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó, kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung Các kết quả hoạt động kinh doanh nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải định hướng theo mục tiêu dự đoán Quá trình định hướng hoạt động kinh doanh được định lượng cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến sự biến động của chỉ tiêu

Nhân tố là những yếu tố tác động đến chỉ tiêu tùy theo mức độ biểu hiện và mối quan hệ với chỉ tiêu mà nhân tố tác động theo chiều hướng thuận hoặc nghịch đến chỉ tiêu phân tích

Phân tích các nhân tố phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêu phân tích Chỉ tiêu và các nhân tố có thể chuyển hóa cho nhau tùy theo mục tiêu của phân tích

Phân tích tính hiệu quả của từng nghiệp vụ kinh doanh

Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh

Trang 18

Xác định phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định

1.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

1.2.1 Thu nhập

Thu nhập của Ngân hàng hay còn được gọi là lợi tức gộp được hình thành từ tiền lãi trên các khoản cho vay và đầu tư, các lệ phí và các khoản thu phí trên các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp Thu nhập của Ngân hàng bao gồm các khoản chủ yếu sau:

- Thu về hoạt động tín dụng: Thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bảo lãnh…

- Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ…

- Thu từ các hoạt động khác:

- Các khoản thu nhập bất thường còn gọi là những khoản thu nhập đặc biệt, là những khoản thu mà TCTD không dự tính trước hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên, những khoản thu nhập bất thường có thể do chủ quan của đơn vị hay do khách quan đưa tới

Một số loại chi phí sau:

- Chi phí về hoạt động huy động vốn: Trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền tiết kiệm, trả lãi tiền vay, trả lãi kỳ phiếu, trái phiếu,…

- Chi phí dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: vận chuyển, kiểm đếm, bảo vệ, đóng gói, cước phí bưu điện về mạng viễn thông,…

Trang 19

- Tiền lương, tiền công thuê ngoài, chi phí phụ cấp lương và phúc lợi

- Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí như phí giao thông các phương tiện vận tải

- Chi về các hoạt động khác:

- Chi về tài sản

- Chi cho hoạt động quản lý và công cụ

- Chi phí dự phòng, bảo toànvà bảo hiểm tiền gửi của khách hàng

- Chi kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý,…

- Chi về mua bán chứng khoán

1.2.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận được xem là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động khác như hoạt động liên doanh, liên kết, các hoạt động thuộc các dịch vụ tài chính…

1.3 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠI NHTM

1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn của NHTM, thông qua việc ngân hàng nhận ký thác và quản lý các khoản tiền từ khách hàng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay huy động vốn là NHTM tiếp nhận tiền nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM

Trang 20

Trong tổng số nguồn vốn hoạt động, vốn tiền gửi là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Tiền gửi là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại của một Ngân hàng Các tài khoản tiền gửi cũng như các phương tiện thu hút tiền gửi, các dịch vụ

mà Ngân hàng cung ứng liên quan đến tiền gửi thay đổi nhanh chóng Nguồn vốn tiền gửi gồm có:

- Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi gửi vào Ngân hàng, khách hàng được sử dụng khoản tiền gửi đó vào bất cứ thời điểm nào để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng Về mặt tiện ích của loại tiền gửi này là:

chuyển khoản; sử dụng thẻ thanh toán; sử dụng nghiệp vụ thấu chi; thu nợ và lãi vay,

ký quỹ, bảo lãnh thanh toán, xác nhận khả năng tài chính

không trả lãi, chi phí thấp, nâng cao khả năng cạnh tranh; số dư không lớn nhưng số lượng rất nhiều làm cho tổng vốn huy động qua tiền gửi thanh toán tăng đáng kể

- Tiền gửi có kỳ hạn: Là hình thức tiền gửi huy động các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng đến mà khách hàng chỉ được rút ra sau một khoản thời gian nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi Về mặt tiện ích là:

chuyển khoản

chiết khấu tại ngân hàng

- Tiền gửi tiết kiệm: Là hình thức huy động vốn chủ yếu khoản tiền để dành của

cá nhân được gửi vào Ngân hàng với mục đích sinh lời và an toàn về tài sản Có hai loại tiền gửi tiết kiệm:

được rút tiền bất cứ lúc nào khi có nhu cầu Cách tính lãi:

Lãi TGTK không kỳ hạn = Số dư x Thời hạn gửi x Lãi suất

Trang 21

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng chỉ được rút tiền sau khi kết thúc một kỳ hạn theo thỏa thuận (kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng hoặc kỳ hạn từ 12 tháng trở lên)

1.3.3 Nghiệp vụ tín dụng

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản hàng đầu của các NHTM chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của Ngân hàng Đây là nghiệp vụ trong đó NHTM thỏa thuận với khách hàng (qua HĐTD) để khách hàng sử dụng một khoản tiền nhất định, trong một thời gian nhất định, có lãi suất và phải hoàn trả

Để giảm thiểu rủi ro, khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng tuân thủ ba nguyên tắc:

- Hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi

- Sử dụng vốn đúng mục đích cam kết và có hiệu quả

- Tiền vay phải đảm bảo bằng tài sản

Với nền kinh tế thị trường có rất nhiều tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, nhưng cách phân loại phổ biến nhất là phân loại thời hạn theo tín dụng

Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, nhu cầu chỉ tiêu ngắn hạn của chính phủ và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân

- Tín dụng trung hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng và đến

60 tháng Khoản tín dụng thường được sử dụng để đầu tư đổi mới

- Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm

Căn cứ vào đối tượng tín dụng:

- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thánh vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh

Trang 22

- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng dùng hình thành tài sản cố định

1.3.4 Nghiệp vụ trung gian và hoạt động kinh doanh khác

Bên cạnh các nghiệp vụ sử dụng vốn, Ngân hàng còn tạo thu nhập cho mình thông qua việc cung cấp các dịch vụ trung gian, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và dịch vụ nhận ủy thác Thông thường gồm những nghiệp vụ sau đây

1.3.4.1 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Trong quan hệ mua bán giao dịch giữa các nước với nhau do khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, do cách xa về khoảng cách địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp mà nhất thiết thông qua các tổ chức trung gian đó là các NHTM cùng với mạng lưới hoạt động của nó có mặt khắp mọi nơi trên thế giới Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động mang tính chất tài trợ của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương Hoạt động này mang lại cho Ngân hàng một nguồn thu nhập: Lãi và phí dịch vụ hấp dẫn

Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế: Hối phiếu, chi phiếu – séc, giấy chuyển ngân, thẻ tín dụng, thư bảo đảm hay giấy bảo đảm của Ngân hàng

Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu gồm:

- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

- Phương thức thanh toán ủy thác thu

- Phương thức chuyển tiền

- Phương thức ghi sổ

1.3.4.2 Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là quan hệ thanh toán chủ yếu được thực hiện thông qua việc trích chuyển tiền từ tài khoản đơn vị này sang tài khoản đơn vị khác, hoặc bù trừ lẫn nhau giữa các đơn vị thông qua Ngân hàng

Ngân hàng cung cấp tiện ích cho khách hàng qua việc giúp thanh toán các giao dịch không dùng tiền mặt, chủ yếu qua việc phát hành thẻ Thẻ Ngân hàng là một loại công cụ thanh toán hiện đại do Ngân hàng phát hành và bán cho các đơn vị, cá nhân

để họ sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ,…hoặc rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hay máy rút tiền tự động Các loại thẻ Ngân hàng: Thẻ thanh toán, thẻ tín dụng

Trang 23

1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

1.4.1 Hệ số lãi ròng (ROS)

Doanh thu * 100%

LN ròng trên thu nhập (ROS) = (LN sau thuế / Tổng thu nhập)

Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của Ngân hàng Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ Ngân hàng đã

có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của Ngân hàng

Ý nghĩa: Vì ROS thể hiện lợi nhuận/thu nhập, tức là chiếm bao nhiêu %so với thu nhập Thu nhập là con số dương Vậy nên:

- Khi ROS > 0: Ngân hàng kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn

- Khi ROS âm: Ngân hàng đang bị lỗ

1.4.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tổng tài sản * 100

Đo lường khả năng sinh lời của tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong năm một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Qua đó, đánh giá chất lượng tài sản có trong Ngân hàng Chỉ tiêu ROA cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản có trong NHTM Tài sản có sinh lời càng lớn, càng có điều kiện để gia tăng các khoản thu nhập Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA, ROA càng cao thì càng tốt vì Ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn

1.4.3 Thu nhập lãi trên chi phí lãi

Thu nhập lãi thuần là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi theo CT:

Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi – chi phí lãi

Thu nhập ngoài lãi thuần là chênh lệch giữa thu nhập ngoài lãi và chi phí ngoài lãi ta có công thức:

Thu nhập ngoài lãi thuần = TN ngoài lãi – CP ngoài lãi 1.4.4 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tổng vốn chủ sở hữu * 100%

Trang 24

Chỉ số ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn chủ sở hữu Chỉ số này cho biết lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ việc đầu tư vốn của mình Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của Ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn Việc huy động quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng

Trang 25

Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Vĩnh Long là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh Vĩnh Long, được nâng lên thành đô thị loại 3 từ ngày 30/04/2009 Vĩnh Long là tỉnh nằm

ở khu vực ĐBSCL, nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền

và sông Hậu, cách TP Hồ Chí Minh 100km theo quốc lộ 1, cách TP Cần Thơ 33km

về phía bắc, phía đông giáp Bến Tre,… Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình

thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long

Ngày 31/07/2020, Thử tướng chính phủ ban hành quyết định số 1158/QĐ – TTg

về công nhận TP.Vĩnh Long là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Long Tỉnh Vĩnh

đứng hàng thứ 2 ở ĐBSCL sau TP.Cần Thơ Cũng như nhiều tỉnh ĐBSCL khác, Vĩnh

Long là một vùng đất đầy tiềm năng và hứa hẹn có cơ cấu đa dân tộc với các thành

phần dân tộc chủ yếu là Kinh, Hoa, Khơmer cùng chung sống trên địa bàn từ nhiều

năm qua đã hình thành nên một truyền thống văn hóa rất riêng mang đậm bản sắc của

các dân tộc mà không nơi nào trong cả nước có được

2.1.2 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội

Thành phố Vĩnh Long có các khu du lịch sinh thái và cảnh quan thiên nhiên trong lành mát mẻ tạo nên khu vui chơi du lịch giải trí quan trọng của thành phố Bên

cạnh đó, giáo dục và đào tạo ngày càng được chú trọng nhiều trường được thành lập,

các trung tâm luyện thi, trung tâm ngoại ngữ - tin học mở ra ngày càng nhiều

Hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu cho các tỉnh lân cận và TP.HCM Đặc biệt cảng Vĩnh Long có khả

năng trao đổi hàng hóa 200.000 tấn/năm và tàu có trọng tải 2000 – 3000 tấn vẫn có

Trang 26

các dịch vụ khác tương đối hoàn chỉnh, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư và khách

du lịch

Vĩnh Long cũng là tỉnh tập trung nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ với đủ mọi loại hình, đủ mọi lĩnh vực hoạt động đang được hưởng nhiều ưu đãi cũng như những chính sách hỗ trợ phát triển, mở rộng thêm quy mô sản xuất của tỉnh Hàng năm các doanh nghiệp này đã tạo nên một khối lượng sản phẩm dịch vụ góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho trong nước và nước ngoài, tạo một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, thực hiện chính sách phát triển kinh tế chung của cả tỉnh

2.1.3 Lịch sử hình thành của NHNo & PTNT Việt Nam

Thành lập ngày 26/03/1988, với tên gọi là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong

đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)

ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp VN Ngân hàng Nông nghiệp (NHNo) là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Thống Đốc NHNN Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ – NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (gọi tắt là Agribank) có trụ sở ở số 2 Láng Hạ, Hà Nội Agribank có logo đặc trưng cho sứ mệnh của mình là phát triển nông nghiệp với hình bông lúa vàng NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty và theo quy luật các TCTD Việt Nam; là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam Với tên gọi mới hoặc chức năng một ngân hàng thương mại, Agribank được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng

Trang 27

vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Với sự nỗ lực hết mình, Agribank đã đạt được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế

xã hội của đất nước Do đó, ngày 07/05/2003 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã

ký Quyết định số 226/QĐ/CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho NHNo&PTNT Việt Nam

Năm 2011, Agribank được bình chọn là “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ

tốt nhất”, được hiệp hội Ngân hàng trao tặng cúp “Ngân hàng xuất sắc nhất trong hoạt động thẻ” Cũng trong năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ – NHNN,

ngày 31/01/2011 Của Thống Đốc NHNN Việt Nam, Agribank chuyển đổi sang hoạt động sang mô hình công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ

Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/03/1988 – 26/03/2013) Tại lễ kỷ niệm, Agribank vinh dự được dự đoán nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng – Huận chương lao động hạng 3 về thành tích xuất sác phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dan trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Năm 2016, Agribank nhận giải thưởng Sao Khuê 2016 cho hai ứng dụng phần mềm xuất sắc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng là Agribank E-Mobile Banking và

Hệ thống phát hành và thanh toán thẻ Chip theo chuẩn EMV

Năm 2018, Agribank nhận được các giải thưởng như: Huân chương Lao động hạng Nhất; Top 50 Doanh nghiệp thành tựu theo bảng xếp hạng VNR500 (dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018, đứng thứ 7 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam); Thương hiệu quốc gia 2018; Giải “Sao khuê 2018” với Hệ thống/Phần mềm CNTT xuất sắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; “Chất lượng thanh toán xuất sắc năm 2018” do Ngân hàng J.P.Morgan trao tặng; Top 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ; Tạp chí The Banker bình chọn Agribank đứng thứ 465 trong Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới và xếp thứ 2 quốc gia năm 2018

Trang 28

2.1.4 Lịch sử hình thành của NHNo&PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú

2.1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh

KCN Hòa Phú

Theo quyết đi ̣nh số 400/PC của thủ tướng chính phủ, Ngân hàng nhà nước Viê ̣t Nam được thành lâ ̣p với 100% vốn do ngân sách cấp, là Ngân hàng Quốc gia đa năng nay là Ngân hàng Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn Viê ̣t Nam có tru ̣ sở chính đă ̣t ở Hà Nô ̣i Ở mỗi tỉnh thành đều có chi nhánh trực thuô ̣c khu vực, ban lãnh đa ̣o và điều hành trong các chi nhánh do NHNo&PTNT Viê ̣t Nam bổ nhiê ̣m chỉ đa ̣o quản lý

và thực hiện

NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long chi nhánh Cầu Đôi được thành lâ ̣p và đi vào hoa ̣t đô ̣ng ngày 11/10/1998 với đi ̣a bàn hoa ̣t đô ̣ng gồm các xã: Tân Ha ̣nh, Lô ̣c Hòa, Hòa Phú, Phú Quới và Tha ̣nh Quới Viê ̣c thành lâ ̣p NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long chi nhánh Cầu Đôi đã ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho bà con nông dân trong viê ̣c vay vốn để phu ̣c vu ̣ sản xuất, đồng thời cũng là nơi đáng tin câ ̣y của nhân dân Do nhu cầu khách quan để phát triển Kinh tế xã hô ̣i, mă ̣t khác ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho bà con nông dân NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long chi nhánh Huyê ̣n Long Hồ tách ra thành

2 chi nhánh, mô ̣t là ta ̣i 2 xã: Phú Quới và Tha ̣nh Quới và mô ̣t chi nhánh Ngân hàng

ta ̣i Cầu Đôi hoa ̣t đô ̣ng bao gồm 3 xã: Tân Ha ̣nh, Lô ̣c Hòa, Hòa Phú

Trải qua quá trình hoa ̣t động, cho đến ngày 01/10/2008 NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Đôi đổi tên thành NHNo & PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long, hoa ̣t

đô ̣ng độc lâ ̣p với Ngân hàng Long Hồ Được sự quan tâm chỉ đa ̣o của NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long trong viê ̣c điều hành và hướng dẫn nghiê ̣p vụ, cùng với sự hỗ trợ của UBND các cấp nên kể từ khi thành lâ ̣p cho đến nay NHNo & PTNT chi nhánh KCH Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long luôn hoàn thành tốt kế hoa ̣ch đề ra dư nợ cao hơn năm trước, thế ca ̣nh tranh trên thi ̣ trường đòi hỏi Ngân hàng luôn vâ ̣n động không ngừng học hỏi, sáng ta ̣o trong công tác,… Để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, di ̣ch vụ và đời sống tiêu dùng của người dân một cách tốt nhất, an toàn và hiê ̣u quả

Trang 29

2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

Đối với bất cứ tổ chức kinh tế hay chính tri ̣ nào thì cơ cấu tổ chức là vô cùng quan tro ̣ng Bởi nó sẽ phản ánh tính hợp lý, khả năng khai thác nguồn lực của tổ chức

Mô ̣t cơ cấu tổ chức hợp lý, đúng người đúng viê ̣c, sẽ khai thác tối đa thế ma ̣nh về nguồn lực của đơn vi ̣:

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Agribank CN KCN Hòa Phú – Vĩnh Long)

 Chức năng và nhiê ̣m vu ̣ các phòng ban:

Giám đốc: Là người đứng đầu chi nhánh, đại diện pháp nhân và chịu trách

nhiệm pháp lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, phân công ủy quyền cho phó giám đốc hoặc trưởng phòng nghiệp vụ để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo quy định Đồng thời triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng

Phó giám đốc: Là người tiếp nhận xem xét các hợp đồng tín dụng của các nhân

viên tín dụng, nếu thấy cần thiết thì phó giám đốc có thể thẩm định lại và sau đó trình lại cho giám đốc quyết định

chiến lược kinh doanh của chi nhánh

vệ

CB ngân quỹ

CBTD

xã Tân hạnh

CB

kế toán

Phòng kế toán – ngân quỹ

CBTD

xã Lộc Hòa

CBTD

xã Hòa Phú

Trang 30

Phối hợp với phòng phát triển kinh doanh tiếp nhận hồ sơ tín dụng tiến hành công chứng, hoàn thiện hồ sơ, trực tiếp giải ngân, quản lý kiểm soát các khoản vay đến hạn thanh toán, đôn đốc khách hàng trả nợ, xử lý các khoản nợ xấu và tất toán hồ

sơ khi đến hạn hợp đồng

Kế toán: Chiếm vị trí trung tâm của Ngân hàng, kiểm tra chặt chẽ sự hoạt động

của nguồn vốn, chi tiêu tiền mặt Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính, báo cáo hàng quý/năm, quyết toán tài chính, quyết toán lương với Ngân hàng cấp trên Làm nghiệp vụ kế toán, thanh toán giao dịch với khách hàng, thanh toán các nghiệp vụ phát sinh, thu chi tiền mặt cho khách hàng (nội tệ, ngoại tệ,…)

Ngân quỹ: Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán, cân đối thanh toán

và điều chỉnh vốn Bên cạnh đó, đây cũng là nơi bảo quản tiền mặt, vàng, ấn chi quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng

2.1.4.3 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng

Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của các thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực trên phạm vi trong và ngoài nước

Phát hành các loại kỳ phiếu theo thời gian với lãi suất do NHNN quy định

Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế sản xuất công nông – ngư nghiệp – dịch vụ thương mại bằng việt nam đồng (VND)

Thanh toán quốc tế với các Ngân hành chi nhánh và các NHTM khác trong khu vực và quốc tế

Kinh doanh ngoại tệ, nhận chuyển tiền và thanh toán không dùng tiền mặt

Thu nhập của Ngân hàng bao gồm: thu từ hoạt động tín dụng, thu từ phí dịch vụ

và thu khác (hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh khác)

Chi phí của Ngân hàng bao gồm: chi trả lãi tiền gửi, phí dịch vụ và chi phí khác (chi phí HĐKD ngoại hối, nộp thuế, các khoản lệ phí, chi phí cho nhân viên, chi phí quản lý, công cụ, tài sản,…)

KCN Hòa Phú giai đoạn 2018 – 2020

Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi chúng ta kinh doanh Ngân hàng Kết quả đó sẽ cho thấy được Ngân hàng có hoạt động hiệu quả hay không, có đạt được mục tiêu đặt ra hay không và việc đạt được những mục

Trang 31

tiêu đó ảnh hưởng tốt hay xấu đến Ngân hàng để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần làm cho Ngân hàng ngày càng phát triển Ngân hàng hoa ̣t đô ̣ng muốn có được hiê ̣u quả cao nhất trước hết cần có nguồn vốn vững ma ̣nh và sử du ̣ng nguồn vốn có hiê ̣u quả nhằm mang

la ̣i lợi nhuâ ̣n cho Ngân hàng Bất kỳ Ngân hàng nào hoa ̣t đô ̣ng cũng hướng đến mu ̣c tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuâ ̣n, lợi nhuâ ̣n là nhân tố quan tro ̣ng quyết đi ̣nh đến hiê ̣u quả kinh doanh của Ngân hàng, giúp Ngân hàng mở rô ̣ng quy mô hoa ̣t đô ̣ng của mình trên thi ̣ trường Với NHNo & PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú cũng vâ ̣y, mu ̣c tiêu của Ngân hàng là phải được lợi nhuâ ̣n cao và ha ̣n chế rủi ro đến mức thấp nhất Tình hình kết quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh KCN Hòa Phú trong 3 năm qua (2018-2020) được thể hiê ̣n qua bảng sau:

Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh

KCN Hòa Phú giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD tại NHNo&PTNT CN KCN Hòa Phú 2018 – 2020)

Qua bảng số liệu trên cho thấy HĐKD của Ngân hàng qua 3 năm 2018-2020 cảu Ngân hàng qua 3 năm 2018 – 2020 đều có lãi, có sự phụ thuộc vào thu nhập và chi phí Điều này thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu thu nhập, chi phí, lợi nhuận như sau:

Trang 32

2.1.5.1 Thu nhập

Qua bảng số liệu trên ta thấy thu nhập của Ngân hàng tăng đều qua các năm Thu nhập qua 3 năm 2018 – 2020 chủ yếu thu nhập từ hoạt động tín dụng, chiếm khoảng 70% thu nhập qua các năm, thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao và phần còn lại là từ thu nhập hoạt động ngoài tín dụng và thu nhập khác Cụ thể, năm

2018 thu nhập đạt được 28.273 triệu đồng, sang năm 2019 thu nhập đạt được 32.454 triệu đồng cụ thể tăng 4.181 triệu đồng tương ứng với 14,79% so với năm 2014 Đến năm 2020 thu nhập tăng 35.699 triệu đồng, cụ thể tăng 3.245 triệu đồng tương ứng với 10% so với năm 2019 Yếu tố góp phần làm thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm là do tình hình kinh tế của xã cũng như các địa bàn lân cận có bước phát triển tích cực, nhu cầu về vốn để đáp ứng quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục nên tác động lớn đến nguồn thu nhập và công tác huy động vốn của Ngân hàng Và sự quyết tâm cao của các ngành các cấp, đội ngũ cán bộ nhân viên của Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

2.1.5.2 Chi Phí

Cùng với sự trăng trưởng của thu nhập thì chi phí cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu hoạt động của Ngân hàng Cụ thể năm 2018 chi phí đạt được là 17.743 triệu đồng, sang năm 2019 chi phí đạt được là 20.961 triệu đồng tăng 3.218 triệu đồng tương đương với 18,14% so với năm 2018 Đến năm 2020 chi phí đạt được là 23.057 triệu đồng cụ thể tăng 2.096 triệu đồng tương ứng với 10% so với năm 2019 Nguyên nhận chủ yếu là do tình hình kinh tế và dịch bệnh bộc phát dẫn đến Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn Vì vậy, phải tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi vào Ngân hàng do đó đã làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng lên và tăng chi phí cho các biện pháp thu hút tiền gửi và mở rộng thị phần

2.1.5.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản chi phí Chỉ tiêu lợi nhuận là đòn bẩy kích thích quá trình HĐKD và tái sản xuất của mọi thành phần kinh

tế Nó là mục tiêu cuối cùng phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh

Tổng thu và tổng chi đều tăng qua các năm, qua bảng số liệu cho ta thấy rằng tổng thu luôn cao hơn tổng chi, điều đó ta cũng thấy được chi ngánh vẫn hiệu quả mặc dù chi phí có phần tăng Để rõ hơn ta xem phần lợi nhuận qua các năm, năm

2018 lợi nhuận đạt được là 10.530 triệu đồng sang năm 2019 lợi nhuận đạt được

Ngày đăng: 05/02/2024, 23:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w