1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản - Đề Tài - Phương Pháp Soạn Quyết Định (Quy Định Gián Tiếp)

11 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Soạn Quyết Định (Quy Định Gián Tiếp)
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 103,29 KB

Nội dung

Khái niệm : Quyết định: Trong hệ thống văn bản quản lí, Quyết định là văn bản do các cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành để quy định, quyết định về chủ trương, chính sách, thể lệ,

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP SOẠN QUYẾT ĐỊNH

(QUY ĐỊNH GIÁN TIẾP)

Trang 2

1 Khái niệm :

Quyết định: Trong hệ thống văn bản quản lí, Quyết định là văn bản do các cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành để quy định, quyết định về chủ trương, chính sách, thể lệ, biện pháp thực hiện các mặt công tác, tổ chức cán bộ và các vấn đề khác thuộc chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân ra quyết định

Quyết định là văn bản có tính chất mệnh lệnh, bắt buộc đối với đối tượng quản lí

phải thi hành

2 Phân loại:

Quyết định có 2 loại

Quyết định trực tiếp

Quyết định gián tiếp

 Quyết định gián tiếp được hiểu là nội dung quy định ở một văn bản khác (trường hợp này là các Quyết định ban hành một văn bản khác như Nội quy, Quy chế, Quy định vv)

Trang 3

(1) Quốc hiệu;

(2) Tên cơ quan ban hành

(3) Số và ký hiệu:

(4) Địa danh, ngày tháng;

(5) Tên loại: Quyết định của

(6) Căn cứ ban hành;

(7) Loại hình quyết định: quyết định

(8) Nội dung quyết định: thường được viết theo văn điều khoản

(9) Điều khoản thi hành

(10) Thẩm quyền ký: thủ trưởng ký hoặc phó thủ trưởng ký thay;

(11) Con dấu của cơ quan ban hành;

(12) Nơi nhận

4 Bố cục nội dung và thể thức trình bày của văn bản quyết định

Trang 4

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (1)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)

Số: /QĐ-….(3)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc … (4)… , ngày … tháng … năm 20… QUYẾT ĐỊNH Ban hành (Phê duyệt) ……… (5) ………

Căn cứ (7) ;

Căn cứ ;

Xét đề nghị của ,

Điều 1 Ban hành (Phê duyệt) kèm theo quyết định này (5)

Điều …

Nơi nhận: QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CUẨ NGƯỜI KÝ (8)

- Như điều ; (Chữ ký, dấu) - …

- Lưu: VT, (9) A.xx(10) HỌ VÀ TÊN

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (6)

QUYẾT ĐỊNH:

Trang 5

Ghi chú:

* Mẫu này áp dụng đối với các quyết định (cá biệt) ban hành hay phê duyệt một văn bản khác như quy chế, quy định, chương trình, kế hoạch, đề án, phương án

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)

(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định (4) Địa danh

(5) Trích yếu nội dung quyết định

(6) Nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chức vụ của người đứng đầu (ví dụ: Bộ trưởng Bộ…., Cục trưởng Cục…., Giám đốc…., Viện trưởng Viện …., Chủ tịch…); nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc

về tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan, tổ chức thì ghi tên tập thể hoặc tên cơ quan, tổ chức

đó (ví dụ: Ban thường vụ…., Hội đồng…., Ủy ban nhân dân….)

(7) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (như ghi chú ở mẫu 1.2)

(8) Nội dung quyết định

(9) Nêu đầy đủ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

(10) Thẩm quyền ký là thủ trưởng cơ quan hoặc phó thủ trưởng cơ quan ký thay Nếu

là quyết định của UBND thì phải ký thay mặt (T.M.) UBND

Trang 6

6.Lưu ý về văn phong hành chính phù hợp với văn bản quyết định

• Sử dụng thời hiện tại, quá khứ và tương lai đúng với nội dung mà văn bản muốn thể hiện

• Các hành vi của chủ thể pháp luật xảy ra ở những thời điểm khác nhau

• Các quy phạm pháp luật phần lớn chỉ áp dụng đối với các hành vi xảy ra sau khi các quy phạm pháp luật ban hành có hiệu lực, trừ rất ít những quy phạm có hiệu lực hồi tố

• Khi diễn đạt một quy phạm pháp luật thì cần chú ý đến việc xác định thời điểmhành vi mà quy định mà chúng ta cần soạn thảo sẽ điều chỉnh Điều này được thực hiện một cách

chính xác nếu ta sử dụng đúng thời quá khứ, hiện tại, tương lai Không ít các văn bản

không chú ý đến vấn đề này nên dễ dẫn đến sự hiểu sai và áp dụng sai các quy định được ban hành’

• Bảo đảm độ chính xác cao nhất về chính tả và thuật ngữ

• Cách diễn đạt một quy phạm pháp luật thì phải đảm bảo độ chính xác về chính tả và thuật ngữ Sai sót chính tả có thể xử lí được dễ dàng bởi đội ngũ biên tập,sai sót về thuật ngữ thì chỉ có các nhà soạn thảo mới khắc phục được

• Khi soạn thảo văn bản, người soạn thảo có những tư tưởng riêng của mình nên họ biết cần dùng thuật ngữ nào cho phù hợp, phản ánh đúng nội dung các quy định cần soạn thảo

Trang 7

Bố cục nội dung của quyết định cá biệt gồm hai phần:

• phần mở đầu: nêu các căn cứ ban hành quyết định;

• phần nội dung chính: trình bày nội dung các quy định của quyết định

-Căn cứ ban hành:

• Bắt đầu bằng việc nêu tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh của thủ

trưởng cơ quan, tổ chức ban hành quyết định( trình bày căn giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12-13, kiểu chữ đứng đậm.

• Tiếp theo trình bày lần lượt các căn cứ ban hành quyết định.trong phần này cần nêu các căn cứ pháp lý là các văn bản pháp luật đang còn hiệu lực( vào thời điểm ban hành) và căn cứ cơ sở thực tiễn để ban hành quyết định

7 Phương pháp cụ thể soạn quyết định

Trang 8

• Căn cứ pháp lý gồm 2 nhóm:

Căn cứ pháp lý về thẩm quyền ban hành: viện dẫn VB pháp luật quy định chức

năng,nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành VB

Căn cứ pháp lý về nội dung của VB: viện dẫn VB pháp luật quy định điều chỉnh trực tiếpđến nội dung QĐ Thường dẫn theo thứ tự từ cao tới thấp về tính chất pháp lý về loại hình VB,còn đối với VB có tính chất pháp lý ngang nhau thì xếp theo thứ tự thời gian

• Căn cứ thực tiễn:

Để ban hành một quyết định phải dựa trên cơ sở thực tiễn căn cứ thực tế nhằm khẳng định việc ban hành QĐ xuất phát từ yêu cầu thực tế và phù hợp với thực tế điều này cũng có nghĩa đảm bảo cho văn bản có tính khả thi Căn cứ này gồm:

Các thông tin phản ánh thực tế( nhu cầu, yêu cầu công tác, năng lực cán bộ…) hoặc được phản ánh trong các văn bản như: biên bản, kế hoạch, tờ trình, đơn đề nghị…

Căn cứ vào đề nghị, đề xuất của đơn vị, cá nhân có thẩm quyền tham mưu, giúp việc và phụ trách về vấn đề văn bản đề cập

Trang 9

-Nội dung quy định:

• Bắt đầu từ “ quyết định” được trình bày căn giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng đậm, sau đó có dấu hai chấm

• Tiếp theo lần lượt trình bày các quy định củaQĐ theo trật tự logic: nội dung quy định có tầm quan trọng, khái quát thì trình bày trước nội dung các quy định trong

QĐ được trình bày thành các kiểu nếu nội dung của QĐ trực tiếp có nội dung phức tạp thì có thể chia thành các khoản,điểm nằm trong các điều còn đối với QĐ gián tiếp thì nội dung của các văn bản kèm theo( quy định, quy chế…) được chia thành các chương, điều, khoản, điểm QĐ thường có từ 2-3 điều, nhiều nhất không quá 5 điều trong đó:

+Điều 1 quy định thẳng vào nội dung điều chỉnh chính của QĐ( là nội dung đó được

phản ánh trong trích yếu nội dung QĐ nhưng cần ghi chi tiết, cụ thể hơn

+Điều 2 và các điều tiếp theo quy định các hệ quả pháp lý nảy sinh liên quan đến nội

dung điều chỉnh chính của QĐ

Trang 10

Điều khoản cuối cùng: điều khoản thi hành, có các trường hợp:

+ Quy định về hiệu lực văn bản: quy định có thể hiệu lực kể từ ngày ký hay muộn hơn, trường hợp cần thiết có thể quy định hiệu lực sớm hơn so với ngày ban hành nhưng phải đảm bảo hai nguyên tắc: thứ nhất, không quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mà vào thời điểm xảy ra hành vi luật pháp không quy định trách nhiệm pháp lý Thứ hai,không quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn

+ Quy định về xử lý văn bản: bãi bỏ văn bản trước có nội dung mâu thuẫn với quyết định( nếu có)

+ Quy định về đối tượng thi hành: nêu đầy đủ các cơ quan, tổ chức, các nhan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định của VB ( các đối tượng chịu

trách nhiệm thực hiện chính, các đối tượng có trách nhiệm phối hợp thực hiện)

Trang 11

CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN

ĐÃ NGHE BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM

Ngày đăng: 04/02/2024, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w