1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng ngôn ngữ báo chí truyền thông ( combo full slides 7 chương )

90 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngôn Ngữ Báo Chí Truyền Thông
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 20,16 MB

Nội dung

Phần 1: Tổng quan về báo chí Phần 2: Ngôn ngữ báo chí chuẩn mực và chệch chuẩn Phần 3: Các phong cách ngôn ngữ báo chí Phần 4: Một số vấn đề về sử dụng từ vựng trên báo chí Phần 5: Ngôn ngữ tít báo Phần 6: Ngôn ngữ báo chí đa phương tiện Phần 7: Thực hành biên tập ngôn ngữ đa phương tiện

Trang 1

NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Trang 2

NỘI DUNG MÔN HỌC

Trang 3

MỤC ĐÍCH MÔN HỌC

• Cung cấp cho sinh viên những

kiến thức cơ bản về ngôn ngữ

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, H., 2010.

2 Alan Durant & Marian Lambrou, Language and media, Routledge, 2009.

3 Grazia Busa, Introducing the Language of the News: A Student's Guide,

Routledge, 2013.

4 Jason Lankow, Infographics: The Power of Visual Storytelling, John Wiley

& Sons, 2012

5.Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, “Cơ sở lý luận báo chí

truyền thông”, NXB Văn hóa Thông tin.

6 Tạ Ngọc Tấn, “Truyền thông đại chúng”, Nxb Chính trị QG.

Trang 5

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CHÍ

Trang 6

1 SỰ RA ĐỜI CỦA BÁO CHÍ

1.1 LỊCH SỬ BÁO CHÍ THẾ GIỚI

Trang 7

1.2 LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM

• 5/4/1865: Gia Định báo phát hành tại

3 tỉnh miền Đông Nam Bộ với mục đích chủ yếu là công cụ thông tin của người Pháp ở Đông Dương, chuyên đăng các công văn, nghị định, thông tư của chính quyền thực dân- là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên

• 21/6/1925: Báo Thanh Niên, cơ quan của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ra số đầu tiên, đánh dấu sự khởi nguồn một dòng báo chí hoàn toàn mới trong lịch sử báo chí Việt Nam: báo chí cách mạng. 

Trang 8

* Báo và tạp chí: 859 tờ báo, tạp chí in (gồm 199 báo (TW: 86 báo, địa phương: 113 báo); 660 tạp chí (TW: 523 tờ, địa phương: 137 tờ ).

* Báo điện tử và trang thông tin điện tử:

- 135 báo, tạp chí điện tử (gồm 112 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in; 23 báo, tạp chí điện tử

- 268 kênh PTTH trong nước; 47 kênh nước ngoài cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền.

(Báo cáo tổng kết của Bộ TTTT, năm 2016,

Nguồn: http://mic.gov.vn/Pages/TinTuc/133546/Bao-cao-Tong-ket-cong-tac-nam-2016-va-phuong-huong nhiem-vu-nam-2017.html)

2 TỔNG QUAN BÁO CHÍ VIỆT NAM

Trang 9

3 BÁO CHÍ/ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

• Luật Báo chí- số 103/2016/QH13 của Quốc hội, ngày ký 05/04/2016, có hiệu lực

từ 01/01/2017, điều 3- Chương I:

“Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”.

Trang 10

TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ?

“Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi

hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo

sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức”, Cơ sở lý luận báo chí truyền

thông.

• “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các

thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau”, Tạ Ngọc Tấn.

Trang 11

MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG MỘT CHIỀU

( One-way communication): là mô hình

không có sự phản hồi của đối tượng tiếp

nhận thông điệp Với mô hình này, Lasswell

đã chỉ ra những phần tử chủ yếu của quá

trình truyền thông

Trang 12

MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG HAI CHIỀU

(Two-way communication): là quá trình trao đổi thông tin qua lại,

luôn bao gồm phản hồi từ người nhận đến người gửi Shannon đã

bổ sung thêm hai yếu tố mới là nhiễu (noise) và phản hồi

(feedback).

Trang 13

MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG ĐA CHIỀU

(Multiway Communication): Jackobson phát triển

thêm một bước trên cơ sở mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon

=> Quá trình truyền thông, là một chu kì khép kín, được xem xét trong bối cảnh đa chiều trong một không gian cộng đồng của xã hội.Thông điệp được nguồn phát truyền đến người nhận luôn có sự phản hồi trở lại cho nguồn phát ban đầu  người nhận tin

sẽ trở thành người phát tin

Mô hình truyền thông đa chiều của Jackobson

Trang 14

ĐẠI CHÚNG/ GIAO TIẾP ĐẠI CHÚNG

• “Giao tiếp đại chúng được hiểu như là sự

truyền bá với số lượng lớn những nội dung

giống nhau cho những cá nhân và những

nhóm đông người trong xã hội, dựa vào

những kỹ thuật truyền bá tập thể, gọi là

media Media là những vật truyền, những

kênh phát đi các thông điệp tới công

chúng”- Mai Quỳnh Nam, “Về tính chât và đặc điểm

của giao tiếp đại chúng”.

Trang 15

4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM

4.1 CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN:

• Những bất cập, lệch lạc, yếu kém của việc dùng tiếng Việt trên

truyền thông: cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các nghi thức

lời nói, cách thể hiện văn bản và thông điệp truyền thông, vấn đề

phương ngữ, chính tả và chuẩn chính tả, việc xử lý tên nước

ngoài trên báo chí…

• Cách sử dụng ngôn ngữ trong đặt tít, trình bày ma-két, thiết kế

và giao diện báo điện tử…;

• Việc giữ gìn bản sắc tiếng Việt qua truyền thông trong bối cảnh

toàn cầu hóa đang thâm nhập mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực…

Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trang 16

4.2 MỘT SỐ VỤ XỬ LÝ SAI PHẠM TRONG BÁO CHÍ NĂM 2016

Trang 21

4.3 MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP

Lỗi viết tắt và viết không đúng chuẩn tiếng Việt:

“Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thuỷ văn TƯ ” , bài “Kiên quyết xử lý nếu trồng cây "nguyên bầu" là sai quy trình”- báo Hànộimới, ngày 16/6/2015)

Lỗi dùng từ sai:

- Tít 1: “Đội trẻ MU: Tương lai sáng lạng” , http:// www.vietbao.vn)

- Tít 2: “Ross Brawn tin vào tương lai sáng lạn của Mercedes GP”, http:// www.baomoi.com)

=> Cả hai tít báo trên đều dùng từ sai Ở vào vị trí của từ “sáng lạng” (ví dụ 1) hay “sáng lạn” (ví dụ 2) chính xác phải là từ xán lạn Vì chỉ có từ xán lạn mới có nghĩa còn hai từ trên đều vô nghĩa, đều không tồn tại trong từ vựng tiếng Việt.

Trang 22

Lỗi dùng thừa từ, thiếu từ, sai kết hợp từ:

Ái nữ Trần Thị Quỳnh Ngọc là con gái của doanh nhân quá cố Trần Văn Cường và Chủ tịch đương nhiệm tập đoàn Nam Cường Lê Thị Thúy Ngà”- (bài “Ảnh hiếm đám

cưới của ái nữ chủ tịch tập đoàn Nam Cường”, báo Vietnamnet)

=> “Ái nữ” đã có nghĩa người con gái yêu quý => thừa từ con gái ?

Lỗi chính tả- (Vd: một số từ ngữ hay sai chính tả trên báo chí: vô hình chung (đúng ra

là vô hình trung), sáng lạn (xán lạn), cọ sát (cọ xát), thăm quan ( tham quan), sơ xuất (sơ suất)

Trang 23

• Dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu: Từ là đơn vị ngôn ngữ trực tiếp cấu tạo nên câu Và khi thực hiện chức năng

cấu tạo câu, các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ được hiện thực hóa trong những mối quan hệ ràng buộc với nhau

Ví dụ: “Trong ba ngày (từ 28-30/9), lượng mưa kéo dài đã gây ngập úng nhiều nơi thuộc thị xã Thuận An và TP Thủ Dầu Một, Bình Dương”- (bài “Bình

Dương: Mưa kéo dài, nhiều nơi ngập nặng”, báo Phụ nữ TP.HCM)

=> “lượng” có nghĩa nhiều hay ít, không thể kết hợp với “kéo dài” (biểu thị khoảng cách hoặc thời gian) Sự chênh nhau này dẫn đến sai logic trong việc kết hợp các từ/cụm từ trong câu

Trang 24

Lỗi trình bày sai dấu câu trong văn bản:

- Dấu câu kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu:

Ví dụ : + Hôm nay là thứ mấ y? (dấu chấm hỏi viết sát chữ y)  cách viết đúng.

+ Hôm nay là thứ mấ y ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng)  cách viết sai.

- Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN

với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng:

Ví dụ: + Đây là vế trướ c, còn đây là vế sau  cách viết đúng.

+ Đây là vế trướ c , còn đây là vế sau  cách viết sai.

- Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc:

Ví dụ: + Hắn nhìn tôi và nói “C huyện này không liên quan đến anh !”  cách viết đúng.

+ Hắn nhìn tôi và nói “ Chuyện này không liên quan đến anh ! ”  cách viết sai.

Trang 25

Language is the dress of

thought

(Ngôn ngữ là y phục của tư duy).

Samuel Johnson

Trang 26

PHẦN 2: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ CHUẨN MỰC VÀ CHỆCH CHUẨN

Trang 27

NỘI DUNG CHÍNH

Trang 28

1 NGÔN NGỮ- LÀ MỘT HỆ THỐNG TÍN HIỆU

Có những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ

ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.

Là sự kết hợp giữa cái biểu hiện (ngữ âm) và cái

được biểu hiện mà thành

Có tính võ đoán, hoàn toàn là do sự quy ước, hay

do thói quen của tập thể quy định chứ không thể

giải thích lí do.

Giá trị khu biệt của tín hiệu: (VD: Chữ A có thể

lớn hay nhỏ, đậm hay thanh, có màu sắc khác nhau,

nhưng đó vẫn chỉ là chữ A- do nó nằm trong hệ

thống tín hiệu, còn vết mực không phải là tín hiệu).

Trang 29

NGÔN NGỮ- LÀ MỘT HỆ THỐNG TÍN HIỆU ĐẶC BIỆT

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp: âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu.

Ngôn ngữ gồm các hệ thống và hệ thống con khác nhau: hệ thống âm vị gồm các âm vị, hệ thống từ vựng

gồm các từ và đơn vị tương đương với từ, hệ thống hình vị gồm các hình vị…

Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ: Có trường hợp một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện

khác nhau (từ đa nghĩa và đồng âm), hoặc có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện (các từ đồng nghĩa) Mặt khác, ngôn ngữ còn là phương tiện biểu hiện tình cảm.

Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ: ngôn ngữ có quy luật phát triển nội tại, không lệ thuộc vào ý muốn

cá nhân Nhưng con người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định

Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ: không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những

người cũng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Trang 30

ÂM TỐ TRONG BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG VIỆT

Nguyên âm: là khi phát âm không bị luồng hơi cản

lại: (a, u, i, e, o,…)

Phụ âm: là khi phát âm thì luồng hơi bị cản lại: (p, b,

t, m, n,…)

Bán âm (bán nguyên âm hay bán phụ âm): có đặc

điểm giống nguyên âm về mặt cấu tạo, và giống phụ

âm về mặt chức năng (nên còn được gọi là bán

nguyên âm hay bán phụ âm), ví

dụ /u/ (ngắn), /i/ (ngắn)…

Trang 31

BỘ MÁY PHÁT ÂM

1 Bộ phận cung cấp làn hơi: phổi, ngực, sườn, cơ hoành, cơ bụng.

2 Bộ phận phát thanh : thanh quản (với 2 dây thanh đới).

3 Bộ phận truyền tăng âm: cuống họng/yết hầu.

4 Bộ phận phát âm: môi, răng, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm.

5 Bộ phận dội âm: chủ yếu là các khoảng trống trên đầu/mặt, gọi là

xoang cộng minh (cộng hưởng) Ngoài khoang họng và khoang

miệng vừa tăng âm vừa dội âm, thì các xoang mũi, xoang vòm mặt,

xoang trán

Trang 32

THANH ĐIỆU

TRONG TIẾNG VIỆT * Tiêu chí cao độ: + Thanh điệu cao- được phát âm ở âm vực cao: thanh ngang, là sự đối lập về âm vực

thanh sắc, thanh ngã.

+ Thanh điệu thấp- được phát âm ở âm vực thấp: thanh huyền,

thanh hỏi, thanh nặng.

* Tiêu chí âm điệu: là sự khác nhau về đường nét âm điệu.

+ Thanh bằng: đường nét âm điệu bằng phẳng, đồng đều, không lên xuống (thanh huyền và thanh ngang).

+ Thanh trắc: âm điệu diễn biến phức tạp, lên/xuống, không bằng phẳng (thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng).

Trang 33

Âm tố Âm vị Hình vị Từ Câu

• Âm tố: s, i, n, h… v, i, ê, n => Hệ thống âm tố

• Âm vị: /s/, /i/, /n/, /h/… /v/, /i/, /e/, /n/ => Hệ thống âm vị

• Hình vị: “sinh”, “viên” => Hệ thống hình vị

• Từ: “sinh viên” => Hệ thông từ

• Câu: “Chúng tôi là sinh viên”…

NGÔN NGỮ- LÀ HỆ THỐNG TÍN HIỆU PHỨC TẠP,

GỒM NHIỀU HỆ THỐNG KHÁC NHAU

Trang 34

TÍNH VÕ ĐOÁN CỦA NGÔN NGỮ

Tuân Tử: “Tên vốn không có sự

Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp và tư duy

=> Ngôn ngữ tự nó không có nghĩa, mà do con người tự “trao truyền” ý nghĩa cho nó.

Trang 35

NGÔN NGỮ CÓ TÍNH CHẤT XÃ HỘI, CÓ QUY LUẬT PHÁT TRIỂN NỘI TẠI, KHÔNG LỆ THUỘC VÀO Ý MUỐN CÁ NHÂN

Trang 36

NGÔN NGỮ VỪA CÓ GIÁ TRỊ ĐỒNG ĐẠI

VỪA CÓ GIÁ TRỊ LỊCH ĐẠI

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cũng thời

mà còn là phương tiện giao tiếp

và tư duy của những người thuộc các thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau

Trang 37

XEM TVC VÀ THẢO LUẬN NHÓM

Trang 38

BÀI TẬP

Bài 1: Từ một bài thông cáo

báo chí, hãy viết một tin phát thanh có độ dài 2 phút?

Bài 2: Luyện đọc trong phòng

thu.

Trang 39

ĐÁP ÁN: MỘT SỐ LƯU Ý KHI BIÊN TẬP CHO PHÁT

THANH

Đặc điểm kênh tiếp nhận thông tin qua phát thanh:

- Công chúng chỉ sử dụng thính giác để tiếp nhận thông tin.

- Thông tin chỉ được nghe 1 lần, không đọc lại, xem lại, nghe lại được.

Tính ứng dụng của ngôn ngữ phát thanh: trên sóng phát thanh, MC trực

tiếp tại hiện trường, đọc diễn văn/báo cáo tại hội nghị, hội thảo…

=> Văn bản viết cho phát thanh phải lưu ý tới những đặc điểm của kênh tiếp nhận thông tin của công chúng để có sự biên tập phù hợp nhất

Trang 40

MỘT SỐ LƯU Ý KHI BIÊN TẬP CHO PHÁT THANH

BIÊN TẬP SỐ LIỆU:

- Biên tập số liệu thành các con số dễ nhớ (khoảng, xấp xỉ, 67% => 2/3…)

- Nên sử dụng tối đa khoảng 4 thông tin về số liệu/phút

BIÊN TẬP THÔNG TIN:

- Viết câu ngắn, có sử dụng dấu câu để phát thanh viên dễ ngắt/nghỉ, dễ đọc.

- Thay đổi các câu có cấu trúc bị động thành các câu có cấu trúc chủ động cho thuận tai người Việt

Nam.

- Với các thành phần bổ sung trong câu (trạng ngữ, bổ ngữ…) => đảo trật tự hoặc lược bỏ nếu không cần thiết.

- Chuyển các câu trích dẫn trực tiếp thành câu gián tiếp Chủ thể của câu trích dẫn có thể được lược bỏ

nếu không ảnh hưởng đến thông tin, hoặc do nhân vật không nổi tiếng.

- Đảm bảo tốc độ đọc trung bình từ 4- 5 tiếng/giây.

Trang 41

2 NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

• “Viết cho ai?” => Báo chí phải thỏa mãn nhu cầu đa dạng của công chúng => Ngôn ngữ báo chí truyền thông đại chúng là thứ ngôn ngữ văn hóa chuẩn mực.

• Tính chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí truyền thông đại chúng cho phép sự sáng tạo của nhà báo => Hiện tượng “chệch chuẩn”

Trang 42

NGÔN NGỮ BÁO CHÍ-

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

• Là giao tiếp gián tiếp, thực hiện bằng

các phương tiện kĩ thuật

• Là giao tiếp của các nhóm xã hội lớn

(giao tiếp bằng số đông)

• Là giao tiếp trực tiếp

• Là giao tiếp dựa chủ yếu trên từng

cá thể, có thể là giao tiếp giữa hai người với nhau.

• Vừa có tính tổ chức, vừa có tính tự

phát

Trang 43

• Không có mối liên hệ giữa các nhà truyền

thông và công chúng; Nếu có, thì hoặc là

rất chậm, hoặc là không phổ biến

• Yêu cầu tuân theo các chuẩn mực chung

• Tính tập thể của nhà truyền thông thể hiện

rõ nét

• Thông tin mang đến cho công chúng có thể

phân phối rải rác và ngẫu nhiên

• Có tính định kì, mặc dù đặc điểm này đang

bị phá vỡ bởi các phương tiện TT điện tử

• Mối liên hệ ngược giữa những người tham gia truyền thông là rất trực tiếp

• Giao tiếp liên cá nhân có thể phóng khoáng hơn

• Tính cá thể của nhà truyền thông thể hiện rõ nét

• Thông tin mang đến cho người tiếp nhận là công chúng xác định

• Phần lớn là ngẫu nhiên, không có tính định kì

Trang 44

2.1 CHUẨN MỰC BÁO CHÍ

• Các phương diện xem xét chuẩn mực báo chí:

- Chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội; được xã hội chấp nhận và sử dụng  ĐÚNG

- Chuẩn phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử  THÍCH HỢP

Trang 45

Một hiện tượng ngôn ngữ được coi là đúng phải thỏa mãn được đòi hỏi của cấu

trúc nội tại của ngôn ngữ, được mọi thành viên trong cùng một cộng đồng hiểu đúng như nhau

Tuy nhiên, ngoài cái đúng, chuẩn mực ngôn ngữ còn cần phải thích hợp bởi vì

thông tin đúng nhưng không thích hợp thì hiệu quả thông tin kém

=> Cái Đúng và cái Thích hợp có mối quan hệ hữu cơ để giúp giao tiếp bằng ngôn ngữ đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 46

BÀI TẬP

đối tác đề nghị sắp đặt một cuộc hẹn gặp để giải quyết việc thương thảo một hợp đồng?

Ngày đăng: 04/02/2024, 08:32