1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng kỹ năng soạn thảo văn bản ( combo full slides 5 chương )

196 34 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản
Trường học Trường ĐH Kinh Tế & Qtkd
Chuyên ngành Quản Lý - Luật Kt
Thể loại Bài Giảng
Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 1,03 MB
File đính kèm FILES.zip (325 KB)

Nội dung

Chương 1. Những vấn đề chung về văn bản Chương 2. Soạn thảo Văn bản tác nghiệp hành chính Chương 3. Soạn thảo Văn bản quản lý tổ chức Chương 4. Soạn thảo văn bản Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, thương mại Chương 5. Soạn thảo Hợp đồng dân sự SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 1

Bài giảng

KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD

KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KT

Trang 2

NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1 Những vấn đề chung về văn bản

Chương 2 Soạn thảo Văn bản tác nghiệp hành chính

Chương 3 Soạn thảo Văn bản quản lý tổ chức

Chương 4 Soạn thảo văn bản Hợp đồng trong hoạt

động kinh doanh, thương mại

Chương 5 Soạn thảo Hợp đồng dân sự 2

Trang 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

4 Mục đích, Yêu cầu môn học

 Giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản

nhất về cách thức soạn thảo văn bản quản lý kinh tế

 Tạo điều kiện cho sinh viên thực hành soạn thảo

một số loại văn bản nhất định

 Tạo lập thành kỹ năng soạn thảo văn bản cho mỗi

sinh viên

3

Trang 4

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.1 Khái niệm, chức năng của văn bản

Trang 5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.1.2 Chức năng của văn bản

- Chức năng thông tin

- Chức năng pháp lý

- Chức năng quản lý điều hành

- Chức năng văn hóa - xã hội và sử liệu

5

Trang 6

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.2 Phân loại văn bản

- Theo loại hình quản lý:

+ Văn bản quy phạm pháp luật+ Văn bản hành chính

- Theo đặc trưng nội dung

- Theo kỹ thuật chế tác

6

Trang 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự,

thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc

xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện

nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng

xã hội chủ nghĩa

- Hỏi: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt

Nam hiện hành?

7

Trang 8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

- Văn bản hành chính là loại VB được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị,

xã hội và thường có tỷ trọng lớn trong tổng số văn bản

được ban hành Loại VB này thường không mang tính quyền lực, không đảm bảo bằng sự cưỡng chế nhà nước, mà chỉ nhằm mục đích quản lý, giải quyết các công việc cụ thể, thông tin, phản ánh tình hình hay ghi chép công việc phát sinh…

8

Trang 9

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

So sánh Văn bản quy phạm pháp luật và Văn bản hành chính

- Giống nhau:

+ Đều là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin

+ Đều có 4 chức năng của VB

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.3 Những yêu cầu chung về soạn thảo văn bản

1 Yêu cầu về hình thức văn bản

2 Yêu cầu về nội dung văn bản

3 Yêu cầu về ngôn ngữ, văn phong

10

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.3.1 Yêu cầu về hình thức văn bản

- Phải sắp xếp, bố cục các phần VB một cách khoa học và logic

- Trình bày rõ ràng, sáng sủa, diễn đạt ý tưởng thích hợp với đối tượng thi hành.

- Có thể dùng bảng biểu hoặc đồ thị để trình bày.

Trang 12

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.3.2 Yêu cầu về nội dung văn bản

- Tính mục đích

- Tính khoa học và tính khả thi

- Tính quy phạm

12

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.3.3 Yêu cầu về ngôn ngữ, văn phong

- Thể văn phải nghiêm túc, dứt khoát.

- Câu văn ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, dễ nhớ, không nên dùng các từ ngữ hoa mỹ.

- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.

- Phải dùng ngôn ngữ Tiếng Việt, dùng từ ngữ phổ thông; chỉ dùng ngôn ngữ nước ngoài chưa được phiên âm.

- Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng.

- Sử dụng các dấu chấm câu chính xác. 13

Trang 14

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.4 Quy trình soạn thảo văn bản

- Giai đoạn chuẩn bị

- Giai đoạn soạn thảo đề cương

- Giai đoạn viết văn bản

- Giai đoạn xét duyệt và ký văn bản

14

Trang 15

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.5 Thể thức văn bản

- Quốc hiệu

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành

- Số và ký hiệu văn bản

- Địa danh, ngày, tháng, năm

- Tên loại văn bản

- Nội dung văn bản

- Chức vu, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

- Dấu cơ quan, tổ chức

- Nơi nhận

- Các thành phần khác

- \Tài liệu khác\Sơ đồ thể thức văn bản.doc

15

Trang 16

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.Quốc hiệu

• Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG

HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự

do - Hạnh phúc”.

• Dòng thứ nhất trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13,

kiểu chữ đứng, đậm;

• Dòng thứ hai trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến

14 (dòng dưới chênh dòng trên 1 cỡ chữ), kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền,

có độ dài bằng độ dài của dòng chữ

• Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.

16

Trang 17

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

• Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ

quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

• Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Văn phòng Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn Kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 không ghi

Trang 18

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

• Tên của CQ, t/c ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc

được viết tắt theo quy định

• Tên CQ, t/c chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa,

kiểu chữ đứng Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cùng cỡ chữ với Quốc hiệu Phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ

• Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

SỞ TƯ PHÁP

18

Trang 19

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

3 Số, ký hiệu của văn bản

• Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ

quan, t/c Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu

từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

• Ký hiệu của VB có tên loại bao gồm chữ viết tắt tên loại VB

theo quy định và chữ viết tắt tên cơ quan, t/c hoặc chức danh

NN (Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ) ban hành VB Ví

dụ: Số: …/CT-TTg

• Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ

chức hoặc chức danh nhà nước ban hành CV và chữ viết tắt tên đơn vị (vụ, phòng, ban, bộ phận) soạn thảo hoặc chủ trì

soạn thảo CV đó (nếu có) Ví dụ: Số: …/UBND-VP

19

Trang 20

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

3 Số, ký hiệu của văn bản

• Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ

in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước; giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-) không cách chữ.

• Ví dụ:

Số: 15/QĐ-HĐND

Trang 21

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

4 Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản

• Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị

hành chính nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.

• Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức Trung

ương là tên của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi

cơ quan, tổ chức đóng trụ sở Ví dụ: Văn bản của Bộ Công

Thương (có trụ sở tại thành phố Hà Nội): Hà Nội,

• Địa danh ghi trên VB của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, TP

trực thuộc TƯ là tên của TP trực thuộc TƯ, tên tỉnh Ví dụ:

Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (Hà Nội,), của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (Thái Nguyên,) 21

Trang 22

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

4 Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản

• Địa danh ghi trên VB của các cơ quan, t/c cấp huyện là tên

của huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh, ví dụ: VB của UBND huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) và của các phòng, ban thuộc huyện: Sóc Sơn,

• Địa danh ghi trên VB của HĐND, UBND và của các t/c cấp

xã là tên của xã, phường, thị trấn đó, ví dụ: VB của UBND

xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An): Kim Liên,

• Địa danh ghi trên VB của các cơ quan, t/c và đơn vị vũ trang

nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

22

Trang 23

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

4 Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản

• Ngày, tháng, năm ban hành VB là ngày, tháng, năm VB được ban hành.

• Ngày, tháng, năm ban hành VB phải được viết đầy đủ; các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước

Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2009

• Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy; địa danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu.

23

Trang 24

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

5 Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản

• Tên loại VB là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ

chức ban hành Khi ban hành VB đều phải ghi tên loại, trừ

công văn.

• Trích yếu nội dung của VB là một câu ngắn gọn hoặc một

cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của VB.

24

Trang 25

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

5 Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản

• Tên loại VB được đặt canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung VB được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại VB, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ.

• Trích yếu nội dung công văn trình bày sau chữ “V/v” bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; được đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và

Trang 26

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

26

Trang 27

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

6 Nội dung văn bản

• Nội dung văn bản là phần chủ yếu của bất cứ một văn bản

nào Tùy theo vấn đề, mục đích, hình thức văn bản khác nhau mà người soạn thảo văn bản lựa chọn các kết cấu nội dung, hình thức, văn phong cho phù hợp nhằm bảo đảm cho văn bản có hiệu lực và hiệu quả.

• Tùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn

cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định.

27

Trang 28

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

6 Nội dung văn bản

• Nghị quyết (cá biệt): theo điều, khoản, điểm hoặc theo

khoản, điểm;

• Quyết định (cá biệt): theo điều, khoản, điểm; các quy chế

(quy định) ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;

• Chỉ thị (cá biệt): theo khoản, điểm;

• Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục,

khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm.

• Đối với các hình thức VB được bố cục theo phần, chương,

mục, điều thì phần, chương, mục, điều phải có tiêu đề.

28

Trang 29

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

6 Nội dung văn bản

• Phần nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường,

kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14 (phần lời văn trong một

văn bản phải dùng cùng một cỡ chữ);

• Khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab);

• Khoảng cách giữa các đoạn văn đặt tối thiểu là 6pt; khoảng

cách giữa các dòng hay cách dòng chọn tối thiểu từ cách

dòng đơn hoặc từ 15pt trở lên; khoảng cách tối đa giữa các

Trang 30

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

6 Nội dung văn bản

• Phần nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; Khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab);

• Khoảng cách giữa các đoạn văn đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng chọn tối thiểu từ cách dòng đơn hoặc từ 15pt trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng (1,5 lines).

• Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy”.

30

Trang 31

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

7 Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

• Chữ ký thể hiện giá trị pháp lý trong văn bản và người chịu

trách nhiệm về nội dung công việc nói trong văn bản Người ký văn bản phải đúng thẩm quyền được giao

• Các hình thức ký: Thay mặt, Ký thay, Thừa lệnh, Thừa uỷ

quyền, Quyền

• Các chữ viết tắt quyền hạn như: “TM.”, “KT.”, “TL.”,

“TUQ.” hoặc quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm

31

Trang 32

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

7 Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

• TM (Thay mặt): Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước tên tập thể lãnh đạo

hoặc cơ quan, tổ chức.Ví dụ: TM CHÍNH PHỦ

• Trường hợp người đứng đầu ký vào những văn bản theo thẩm quyền ký thì ghi chức vụ của người đứng đầu Ví dụ:

GIÁM ĐỐC

• KT (ký thay thủ trưởng): Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức (áp dụng cho cấp phó khi được cấp trưởng ủy quyền giải quyết công việc hay lĩnh vực nào đó) thì phải ghi chữ “KT.” (ký thay) vào chức vụ của người đứng đầu.

32

Trang 33

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

7 Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

• Q (Thủ trưởng): Trường hợp người đứng đầu mới chỉ giữ

quyền đứng đầu cơ quan, tổ chức

• TUQ (Thủ trưởng): Là thừa ủy quyền của thủ trưởng, áp

dụng trong trường hợp đặc biệt, khi người đứng đầu cơ quan,

tổ chức ủy quyền cho cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa ủy quyền một số văn bản mà theo pháp luật, thủ trưởng

cơ quan phải ký

• TL (Thủ trưởng): Là thừa lệnh thủ trưởng, áp dụng trong

trường hợp thủ trưởng ủy nhiệm cho cấp dưới (dưới một cấp)

Trang 34

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

7 Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

• Chức vụ của người ký: Là chức danh lãnh đạo chính thức

của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức.

• Họ và tên người ký bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên

của người ký văn bản Họ và tên người ký được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

• Đối với văn bản QPPL và VBHC, trước họ tên của người

ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác, trừ văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học có thể ghi thêm học hàm, học vị. 34

Trang 35

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

35

Trang 36

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

8 Dấu của cơ quan, tổ chức

• Dấu cơ quan là dấu hiệu thể hiện tính pháp lý của cơ quan, tổ chức ra văn bản Thủ trưởng là người chịu trách nhiệm quản

lý và sử dụng con dấu, mỗi cơ quan chỉ có một con dấu Dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ đã có chữ ký của người có thẩm quyền ký

• Dấu phải đóng ngay ngắn, rõ ràng, trùm lên khoảng 1/3 - 1/4 chữ ký về phía bên trái Không được đóng dấu khống chỉ (văn bản chưa có nội dung và chữ ký của người có thẩm

Trang 37

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

8 Dấu của cơ quan, tổ chức

• Dấu chỉ mức độ “mật”, “khẩn” Đây là dấu hiệu chỉ

phạm vi phổ biến và yêu cẩu chuyển văn bản nhanh hay

bình thường Có 3 mức độ chỉ mật: “mật”, “tối mật”,

“tuyệt mật”; và 3 mức độ chỉ khẩn: “khẩn”, “thượng

khẩn”, “hỏa tốc”

• Dấu chỉ mức độ mật, khẩn được đóng ở dưới số và ký

hiệu của văn bản.

37

Trang 38

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

9 Nơi nhận

• Nơi nhận là tên cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi

hành hoặc giải quyết sự việc trong nội dung của văn bản hoặc có liên quan

• Vị trí trình bày: Nơi nhận được viết ở cuối văn bản, phía

trái ngang với chức vụ của người ký văn bản.

• Đối với công văn, phải ghi nơi nhận ở trên đầu công văn,

dưới chỗ ghi ngày, tháng Đồng thời ghi thêm vào góc dưới phía trái của công văn những nhóm cần thiết: để báo cáo,

để phối hợp, lưu văn phòng.

38

Trang 39

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN

10 Các thành phần khác

- Địa chỉ, số điện thoại, email, website… có thể được trình bày

ở dòng cuối cùng của văn bản hoặc ở ngoài bì đựng văn bản khi chuyển phát văn bản.

- Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành như “lưu hành nội bộ”,

“xem xong trả lại”, “dự thảo”, “dự thảo lần ” có thể đánh máy hoặc dùng con dấu khắc sẵn để đóng lên văn bản.

- Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành được ghi đối với những văn bản cần được quản lý chặt chẽ về số lượng bản phát hành.

- Trường hợp văn bản có phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải có chỉ dẫn về phụ lục đó

39

Trang 40

Chương 2 SOẠN THẢO VĂN BẢN TÁC NGHIỆP HÀNH CHÍNH

2.1 Những vấn đề chung về văn bản tác nghiệp hành chính

2.1.1 Khái niệm và vai trò của VB tác nghiệp hành chính

- Văn bản tác nghiệp hành chính là văn bản được sử dụng

trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị,

xã hội nhằm chuyển giao các thông tin theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang nhằm phục vụ các hoạt động tổ chức, quản

lý, các quan hệ giao dịch, trao đổi, phối kết hợp công tác.

40

Ngày đăng: 29/01/2024, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w