BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ THÁI THANH QUANG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU THUẬT MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA SẢN NHI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC[.]
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hồ sơ bệnh án của các sản phụ có chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai tại Bệnh viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc Trăng có thời gian ra viện từ 01/6/2020 đến 31/12/2020.
- Hồ sơ bệnh án điều trị của sản phụ được chỉ định phẫu thuật mổ hở để lấy thai tại Bệnh viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc Trăng có thời gian ra viện từ 01/6/2020 đến 31/12/2020.
- Hồ sơ bệnh án của sản phụ có sử dụng kháng sinh (bao gồm cả kháng sinh dự phòng và kháng sinh điều trị sau phẫu thuật) trong quá trình nằm viện.
- Hồ sơ bệnh án của sản phụ có hồ sơ không đầy đủ thông tin.
- Hồ sơ bệnh án có nguyên nhân khác xảy ra trong quá trình điều trị bắt buộc chuyển viện.
- Sản phụ dưới 18 tuổi hoặc trên 45 tuổi.
- Sản phụ có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật.
- Bệnh án không tiếp cận được trong thời gian nghiên cứu.
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian lấy mẫu nghiên cứu: 01/06/2020 đến 31/12/2020.
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc Trăng.
- Thời gian thực hiện: 6 tháng sau ngày bảo vệ đề cương.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ liệu bệnh án ra viện đạt các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
2.2.2 Cỡ mẫu và cách lấy mẫu
Cỡ mẫu: được tính dựa theo công thức: n = Ζ 1−α/2 2 p x (1 – p) d 2 n: Kích thước mẫu cần xác định Ζ1−α/2 2
: Giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Hệ số tin cậy là trị số tùy thuộc vào mức tin cậy mong muốn của ước lượng; mức tin cậy mong muốn là 95%, Z=1,96, tương ứng với α = 0,05. p: Trị số tham khảo về tỉ lệ; để đảm bảo an toàn cho mẫu n ước lượng; trong nghiên cứu này, dựa theo theo nghiên cứu của Trần Văn Hậu và cộng sự (p=0,153) [67]. d: Sai số cho phép giữa tỷ lệ từ mẫu và tỷ lệ thật của quần thể; trong nghiên cứu này, chọn mức sai số d = 0,05.
Thay các giá trị vào công thức: n = 1,96 1−0,05 2 0,153 x (1 – 0,153)
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 200 mẫu
Tiến hành thu thập hồ sơ bệnh án bệnh nhân tại bệnh viện trong 6 tuần Số ngày thu thập số liệu là 5 ngày/tuần x 6 tuần 0 ngày Mỗi ngày chọn 200/30
Cách chọn: Qua khảo sát, bệnh viện mỗi ngày có khoảng 30 (N) người bệnh đến khám, lập danh sách các bệnh nhân (BN) theo thứ tự thời gian đến khám Áp dụng công thức tính hệ số k = N/n (k: Khoảng cách chọn; N 0; n
=7) ≈5 nên khoảng cách mẫu được lấy là 5 Sau đó, chọn một số ngẫu nhiên từ
1 đến 3 đây là số thứ tự bệnh nhân đầu tiên được chọn trong danh sách đã được lập tiếp tục chọn bệnh nhân kế tiếp trong ngày bằng cách lấy số thứ tự
BN 1 + k = số thứ tự BN thứ 2 được chọn tiếp tục chọn như vậy cho đến khi đủ số BN dự kiến theo ngày và chọn trong 5 ngày/ tuần x 6 tuần cho đến khi đủ cở mẫu ước lượng cho nghiên cứu.
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Tuổi: Được chia làm 4 nhóm.
Phần mềm quản lý bệnh viện Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ Tiêu chuẩn lựa chọn
Thu thập số liệu theo phụ lục
Nhập số liệu trên file Excel 365 và phân tích trên phần mềm
Bảo hiểm y-tế: Được chia làm 2 nhóm.
Số lần sinh con: Được chia làm 3 nhóm.
Số lần mổ trước đó: Được chia làm 3 nhóm.
Tuổi thai tuần: Được chia làm 3 nhóm.
Lý do chỉ định mổ lấy thai: Được chia làm 3 nhóm.
Thời gian vỡ ối và chuyển dạ tới lúc phẫu thuật (giờ): Được chia làm 5 nhóm.
Phân nhóm bệnh nhân trước phẫu thuật theo mức độ nhiễm khuẩn: Được chia làm 3 nhóm.
+ Bệnh nhân không có nhiễm khuẩn
+ Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn
Thời gian phẫu thuật trong nghiên cứu (phút): Được chia làm 5 nhóm.
Nhiệt độ sản phụ trước và sau phẫu thuật: Được chia làm 4 nhóm.
Thời gian điều trị sau phẫu thuật (ngày): Được chia làm 4 nhóm.
Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật: Được chia làm 3 nhóm.
Tình trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: Được chia làm 4 nhóm.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Tình trạng bệnh nhân ra viện: Được chia làm 2 nhóm.
Các yếu tố nguy cơ nhiễm khẩn vết mổ: Được chia làm 7 nhóm.
+ Ối vỡ sớm (tuổi thai tuần 1 giờ
2.3.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị phẫu thuật lấy thai
Lựa chọn nhóm kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu: Được chia làm
Danh mục các loại kháng sinh được sử dụng trong nghiên cứu: Được chia làm 6 nhóm.
Tỷ lệ sử dụng phác đồ kháng sinh trong mẫu nghiên cứu: Được chia 3 nhóm chính. Đơn trị liệu: Amoxicilin Đa trị liệu (2 thuốc)
+ Amocixilin+cefuroxim Đa trị liệu (3 thuốc)
Thời gian sử dụng kháng sinh: Được chia làm 3 nhóm.
Thời điểm bắt đầu sử dụng kháng sinh: Được chia làm 7 nhóm.
Thời gian sử dụng kháng sinh và phác đồ kháng sinh: Được chia làm 6 nhóm.
Khảo sát một số bệnh lý ảnh hưởng sau khi sử dụng kháng sinh: Được chia làm 5 nhóm.
+ Đau, sưng, nề tại chỗ tiêm
+ Ảnh hưởng vận động, cho bú
Tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh
+ Thời điểm bắt đầu dùng
2.3.3 Các tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá a Đánh giá bệnh nhân nhiễm khuẩn trước phẫu thuật.
Bệnh nhân được xem là có nhiễm khuẩn trước phẫu thuật khi:
- Được bác sỹ chẩn đoán nhiễm khuẩn trước phẫu thuật trong bệnh án.
- Có ít nhất một biểu hiện liên quan đến nhiễm khuẩn trước phẫu thuật Các biểu hiện liên quan đến nhiễm khuẩn trước phẫu thuật: Tăng bạch cầu (số lượng bạch cầu ≥ 10000/mm 3 ), có bạch cầu trong nước tiểu, có áp xe hoặc chảy dịch, thân nhiệt ≥ 38,5 o C
- Bệnh nhân có hội chứng đáp ứng viêm toàn thân khi có ít nhất hai trong số các biểu hiện sau
+ Nhịp thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg
+ Bạch cầu/máu > 12000/ mm 3 hoặc < 4000/ mm 3 hoặc > 10% bạch cầu non [70]. b Đánh giá nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
Bệnh nhân có nhiễm khuẩn sau phẫu thuật khi:
- Có các biểu hiện NKVM nông hoặc NKVM sâu, nhiễm khuẩn cơ quan/khoang theo tiêu chuẩn chẩn đoán NKVM của CDC [71].
- Được chẩn đoán nhiễm khuẩn xa c Đánh giá tính phù hợp của kháng sinh kiểu dự phòng (nếu có sử dụng)
Các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh kiểu dự phòng dựa trên khuyến cáo sử dụng KSDP của ASHP (2013), bao gồm: Chỉ định dùng
KSDP, lựa chọn loại, liều dùng, đường dùng, thời gian dùng [24] Riêng tiêu chí thời điểm đưa thuốc, nhóm nghiên cứu áp dụng theo hướng dẫn dự phòng NKVM của WHO (2016) [26].
Mổ lấy thai được phân loại là phẫu thuật sạch nhiễm nên việc chỉ định kháng sinh được đánh giá là phù hợp khi bệnh nhân có sử dụng kháng sinh kiểu dự phòng.
Liều dùng và đường dùng của kháng sinh kiểu dự phòng được đánh giá là phù hợp khi liều dùng và đường dùng thực tế được áp dụng theo khuyến cáo của ASHP (2013).
Thời gian dùng kháng sinh kiểu dự phòng được đánh giá là phù hợp khi kháng sinh được ngừng trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật [24]
Thời điểm dùng liều đầu của kháng sinh kiểu dự phòng được đánh giá là phù hợp khi liều này được dùng trước phẫu thuật trong vòng 120 phút trước khi rạch da [26]
Tất cả bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều được đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh kiểu dự phòng dựa trên bộ tiêu chí đã xây dựng ở trên Nhóm nghiên cứu tiến hành xác định tỷ lệ phù hợp của từng tiêu chí riêng và tỷ lệ tuân thủ chung. Đánh giá tính phù hợp của từng tiêu chí: Tỷ lệ bệnh nhân thỏa mãn tiêu chí trên tổng số bệnh nhân sử dụng KSDP Riêng tiêu chí thời gian dùng KSDP không đánh giá trên bệnh nhân có biểu hiện của nhiễm khuẩn sau phẫu thuật như sưng, nóng đỏ, đau …và/hoặc nhiễm khuẩn trước phẫu thuật. Đánh giá tính phù hợp chung: Thực hiện lần lượt qua các bước được mô tả.
Bước 1: Xác định số bệnh nhân được sử dụng kháng sinh kiểu dự phòng trong mẫu nghiên cứu Trong số bệnh nhân sử dụng kháng sinh kiểu dự phòng xác định số lượng (tỷ lệ %) bệnh nhân được chỉ định KSDP phù hợp.
Bước 2: Các bệnh nhân được chỉ định KSDP phù hợp đưa vào đánh giá tiêu chí thời điểm dùng thuốc phù hợp.
Bước 3: Các bệnh nhân có thời điểm dùng thuốc phù hợp được đánh giá về tiêu chí lựa chọn thuốc phù hợp.
Bước 4: Các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chí lựa chọn phù hợp tiếp tục được đánh giá liều dùng, đường dùng phù hợp.
Bước 5: Bệnh nhân được dùng thuốc với liều dùng và đường dùng phù hợp xác định sau bước 4 được đánh giá tiêu chí thời gian dùng phù hợp.
Số bệnh nhân còn lại sau khi đánh giá ở bước 5 là số bệnh nhân sử dụngKSDP phù hợp chung.
Hình 2.2 Quy trình đánh giá tính phù hợp chung của kháng sinh kiểu dự phòng
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU, KIỂM SOÁT SAI SỐ VÀ HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin về bệnh nhân và thông tin về sử dụng kháng sinh được thu thập từ bệnh án của bệnh nhân đạt tiêu chuẩn và điền vào phiếu thu thập thông tin bệnh nhân (Phụ lục 1).
Số liệu được nhập vào phần mềm Microsoft Excel 365 để tiến hành loại trừ các người bệnh không phù hợp với tiêu chí lựa chọn và loại trừ, các phân tích thống kê mô tả bao gồm số lượng, phần trăm, trung bình, trung vị, khoảng tứ phân vị của các dữ liệu được tính toán bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0. Mẫu được đại diện bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn nếu mẫu tuân theo phân bố chuẩn, đại diện bằng trung vị (nhỏ nhất – lớn nhất) nếu mẫu không tuân theo phân bố chuẩn, hoặc tỉ lệ %.
Số liệu được trình bày theo hình thức mô tả, qua các sơ đồ, bảng biểu.
Sử dụng các phần mềm và các hàm liên quan để lọc số liệu theo chỉ tiêu nghiên cứu, tính số lượng, giá trị, tỷ lệ, so sánh…
Số bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng (%)
Số bệnh nhân có thời điểm đưa kháng sinh phù hợp
Số bệnh nhân được lựa chọn loại kháng sinh phù hợp (%)
Số bệnh nhân có liều dùng kháng sinh phù hợp (%)
Số bệnh nhân có đường dùng kháng sinh phù hợp
Số bệnh nhân có thời gian dùng kháng sinh phù hợp (%) Số bệnh nhân được bổ sung liều phù hợp (%)
Số bệnh nhân sử dụng KSDP phù hợp chung (%)
2.4.2 Phương pháp kiểm soát sai số
Chọn mẫu đúng theo tiêu chuẩn, quản lý tốt các thông tin thu thập từ bệnh án, sắp xếp có hệ thống, đúng quy trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu khách quan và phù hợp.
Liệt kê và định nghĩa rõ ràng cụ thể từng biến số Định nghĩa rõ ràng đối tượng nghiên cứu dựa vào tiêu chí loại ra
Loại bỏ những hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin
Khi thu thập thông tin, làm thử nghiệm trước khi tiến hành chính thức. Người thu thập số liệu phải nắm vững nội dung cần thu thập, các sai số trong quá trình thu thập, thu thập số liệu cẩn thận, chính xác, tránh sai lệnh nhằm lẫn Sai số thông tin: Xảy ra trong quá trình khảo sát bệnh án, ghi chép thông tin Một số biện pháp khắc phục như sau:
Chuẩn bị kỹ các nội dung trước khi thu thập thông tin.
Các phiếu thu thập thông tin được kiểm tra lại ngay sau khi hoàn thành Khi thu thập số liệu phải nắm vững các nội dung cần thu thập, các sai số tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình thu thập thông tin, cần thận trọng, tỉ mỉ,thu thập thông tin chính xác, trung thực.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Bảng thu thập số liệu, đơn thuốc của đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc Trăng có thời gian ra viện từ 01/6/2020 đến 31/12/2020.
Chọn lọc hồ sơ đơn thuốc của bệnh nhân phù hợp với tiêu chí chọn mẫu.
Số liệu được lưu trữ và xử lý bằng phần mềm Excel 365, và SPSS 26.0. Xác định giá trị trung bình±độ lệch chuẩn (SD) nếu dữ liệu tuân theo phân bố chuẩn Trong trường hợp dữ liệu không tuân theo phân bố chuẩn, xác định giá trị trung vị.
Các biến danh mục, định tính được trình bày bằng tỉ lệ (%).
Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Ban lãnh đạo Bệnh viện Chuyên Khoa Sản - Nhi Tỉnh Sóc Trăng
Thông tin của đối tượng nghiên cứu được hoàn toàn bảo mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu Bộ dữ liệu được lưu trong tủ khóa, máy tính sử dụng trong nghiên cứu đều được cài mật khẩu Dữ liệu phân tích được mã hóa, không bao gồm thông tin nhận diện bệnh nhân.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU THUẬT MỔ LẤY THAI
3.2.1 Lựa chọn nhóm kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu
Nhóm kháng sinh sử dụng của mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.13.
Bảng 3.13 Nhóm kháng sinh sử dụng
Tên kháng sinh Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.13 ghi nhận hầu hết các bệnh nhân đều có sử dụng nhóm beta-lactam với 99%, nhóm aminosid có 74% và chỉ có 1 bệnh nhân sử dụng nhóm imidazol chiếm 0,5%.
3.2.2 Danh mục các loại kháng sinh được sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 3.14 Đặc điểm các loại kháng sinh sử dụng
Nhóm Tên kháng sinh Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Phân nhóm cephalosporin thế hệ 2
Phân nhóm cephalosporin thế hệ 3
Kết quả Bảng 3.14 ghi nhận amoxicilin được sử dụng nhiều nhất với 98%, tiếp đó là kháng sinh gentamicin với 48%, amikacin 26%, các kháng sinh cefuroxim, cefotaxim và metronidazol được sử dụng rất ít có tỷ lệ lần lượt là 1,5%, 1% và 0,5%.
3.2.3 Tỷ lệ sử dụng phác đồ kháng sinh trong mẫu nghiên cứu
Các phác đồ kháng sinh áp dụng của mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.15.
Bảng 3.15 Các phác đồ kháng sinh áp dụng trong mẫu nghiên cứu
Phác đồ Tần số (n) Tỷ lệ
Amoxicilin 53 26,5 Đa trị liệu (2 thuốc) 72,0
Amocixilin+cefuroxim 1 0,5 Đa trị liệu (3 thuốc) 1,5
Kết quả Bảng 3.15 ghi nhận các phác đồ kháng sinh trong nghiên cứu gồm có đơn trị liệu, đa trị liệu 2 thuốc và đa trị liệu phối hợp 3 thuốc Có 26,5% số bệnh nhân sử dụng phác đồ kháng sinh đơn trị liệu là amoxicilin Đa trị liệu 2 thuốc có 72% trên tổng số bệnh nhân, trong đó 47% là dùng amoxicilin+gentamicin; 24,5% dùng amoxicilin+amikacin; 0,5% dùng amocixilin+cefuroxim Đa trị liệu 3 thuốc chiếm 1,5% trong đó có amoxicilin+amikacin+metronidazol chiếm tỷ lệ trong nghiên cứu là 0,5% và gentamicin+cefuroxim+cefotaxim là 1%.
3.2.4 Tỷ lệ thời gian sử dụng kháng sinh
Thời gian sử dụng kháng sinh của mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.16.
Bảng 3.16 Thời gian sử dụng kháng sinh
Thời gian sử dụng kháng sinh Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.16 ghi nhận cho thấy đa số bệnh nhân có thời gian sử dụng kháng sinh dưới 7 ngày với tỷ lệ là 69%; từ 7 đến 10 ngày chiếm 30,5% và chỉ có 0,5% bệnh nhân sử dụng kháng sinh trên 10 ngày.
3.2.5 Liều dùng sử dụng kháng sinh
Khảo sát liều dùng sử dụng kháng của sản phụ được trình bày trong Bảng 3.17
Bảng 3.17 Khảo sát liều dùng sử dụng kháng sinh
Kháng sinh Liều dùng Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.17 ghi nhận amoxicilin liều 1000 mg được sử dụng nhiều nhất với 81,5%; tiếp đó là gentamicin 80 mg/2ml với 48%; amikacin 500 mg/2ml 26%; amoxicilin 500 mg 16,5%; các kháng sinh cefuroxim 500 mg, cefotaxim 1000 mg và metronidazol 250 mg được sử dụng rất ít có tỷ lệ lần lượt là 1,5%, 1% và 0,5%.
3.2.6 Thời điểm đưa kháng sinh liều đầu
Thời điểm bắt đầu sử dụng kháng sinh của mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.18.
Bảng 3.18 Thời điểm bắt đầu sử dụng kháng sinh
Thời gian (giờ) Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Kết quả Bảng 3.18 ghi nhận thời điểm đưa kháng sinh liều đầu chủ yếu là sau phẫu thuật từ 0 đến 1 giờ chiếm 93%; sau phẫu thuật 1 đến 2 giờ là 5,5%; có 3 trường hợp đưa kháng sinh liều đầu trước phẫu thuật từ 2 đến 0 giờ chiếm 1,5%.
3.2.7 Thời gian sử dụng kháng sinh và phác đồ kháng sinh
Thời gian sử dụng kháng sinh và phác đồ kháng sinh của mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.19.
Bảng 3.19 Tỷ lệ thời gian sử dụng kháng sinh và phác đồ kháng sinh
Phác đồ Thời gian sử dụng kháng sinh
Dưới 7 ngày 7 đến 10 ngày Trên 10 ngày
Kết quả Bảng 3.19 ghi nhận thời gian sử dụng kháng sinh dưới 7 ngày dựa trên 6 phác đồ lần lượt là amoxicilin+gentamicin chiếm 50,7%; amoxicilin chiếm 26,8%; amoxicilin+amikacin chiếm 21,7%; amoxicilin+amikacin+metronidazol chiếm 0,7% Trong nghiên cứu này không ghi nhận các trường hợp sử dụng phác đồ amocixilin+cefuroxim và gentamicin+cefuroxim+cefotaxim.
Thời gian sử dụng kháng sinh 7 đến 10 ngày dựa trên 6 phác đồ lần lượt là amoxicilin+gentamicin chiếm 39,3%; amoxicilin+amikacin chiếm 31,1%; amoxicilin chiếm 24,6%; gentamicin+cefuroxim+cefotaxim chiếm 3,3%; amocixilin+cefuroxim chiếm 1,6% Trong nghiên cứu này không ghi nhận các trường hợp sử dụng phác đồ amoxicilin+amikacin+metronidazol.
Thời gian sử dụng kháng sinh trên 10 ngày dựa trên 6 phác đồ lần lượt là amoxicilin chiếm 100%, tất cả các phác đồ còn lại đều không ghi nhận trường hợp nào có sử dụng.
3.2.8 Khảo sát một số triệu chứng sau khi sử dụng kháng sinh
Khảo sát một số triệu chứng xuất hiện sau khi sử dụng kháng sinh của mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.20.
Bảng 3.20 Khảo sát một số triệu chứng xuất hiện sau khi sử dụng kháng sinh
Triệu chứng Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nôn 0 0,0 Đau dạ dày 0 0,0 Đau, sưng, nề tại chỗ tiêm 0 0,0 Ảnh hưởng vận động, cho bú 0 0,0
Kết quả Bảng 3.20 cho thấy tất cả các bệnh nhân sau khi sử dụng kháng sinh không có dấu hiệu nổi mẩn, ngứa, nôn, đau dạ dày, đau, sưng, nề tại chỗ tiêm hay trường hợp nào ảnh hưởng đến vận động, cho bú.
3.2.9 Tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh kiểu dự phòng theo từng tiêu chí
Tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật theo từng tiêu chí được trình bày trong Bảng 3.21.
Bảng 3.21 Tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật theo từng tiêu chí
Tiêu chí xét phù hợp Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Chỉ định kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật 200 100
Thời điểm bắt đầu dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật
Liều kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật
200 100 Đường dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật
Thời gian dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật
Qua Bảng 3.21 ghi nhận 100% phù hợp về các tiêu chí như chỉ định kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật phù hợp, đường dùng và liều sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật Thời điểm bắt đầu dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật chỉ có 1,5% phù hợp.
Không có bệnh nhân nào được chỉ định phù hợp với thời gian dùng kháng sinh dự phòng.
VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
Về độ tuổi của bệnh nhân, kết quả ghi nhận trên 200 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cao nhất bệnh nhân từ độ tuổi 21-29 chiếm 48%, độ tuổi từ 30-39 tuổi chiếm 38,5%, độ tuổi từ 18-20 tuổi chiếm 10% và độ tuổi từ 40-45 tuổi chiếm 3,5% Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của độ tuổi là 28,57±5,94, với tuổi lớn nhất được ghi nhận là 44 và tuổi nhỏ nhất là 18 So sánh với các nghiên cứu tương tự tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sản phụ từ độ tuổi 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất theo tác Lê Thị Minh Hồng (2019) [74], trong khi một số nghiên cứu khác Lê Thị Kim Anh (2018) lại cho thấy tỷ lệ sản phụ cao nhất ở độ tuổi từ 30-39 tuổi [75]. một nghiên cứu khác của tác giả Dudley và công sự được thực hiện tại Mỹ về phẫu thuật lấy thai năm 2018, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân từ 20-29 tuổi là 48%, 30-39 tuổi là 37%, 40-49 tuổi là 15% Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy rằng đa số bệnh nhân được lấy thai bằng phẫu thuật mổ là những người trẻ tuổi Nên phân tích thêm các lý do như có thể là do tự lựa chọn thời điểm sinh của thai phụ/người thân hay do bất thường trong sinh lý của người mẹ/thai nhi để từ đó sẽ có những biện pháp tư vấn (vì mọi cuộc phẫu thuật đều có những nguy cơ nhất định) hoặc chăm sóc sức khỏe cho thai phụ phù hợp.
Kết quả ghi nhận có 97% bệnh nhân có bảo hiểm y tế và 3% không có bảo hiểm y tế Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Hải (2018) thực hiện tại Việt Nam về tình trạng bảo hiểm y tế cho bệnh nhân phẫu thuật lấy thai được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2018, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có bảo hiểm y tế là 100%, tỷ lệ bệnh nhân không có bảo hiểm y tế là 0% [72] Kết quả này tương đối tương đồng với kết quả phân tích mẫu nghiên cứu của tác giả và thể hiện sự nhận thức cao của các thai phụ trong tham gia Bảo hiểm y tế vì sẽ được hỗ trợ rất nhiều về chi phí khi sinh nở hoặc khi khám thai định kỳ, phục hồi chức năng hay chữa bệnh mà phải vào bệnh viện [73]. Đặc điểm về số lần sinh con và số lần mổ trước đó
Hầu hết các bệnh nhân sinh con lần 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 62,5%, sinh con lần đầu là 31,5%, sinh con lần 3 là 6,0% Số lần bệnh nhân đã từng mổ một lần chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,5%, chưa mổ lần nào chiếm 31,5% và chỉ có 3% đã từng mổ 2 lần Kết quả này gần tương đồng với một nghiên cứu tại Malaysia của tác giả Chua và