BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ PHẠM THỊ MINH THƯ KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU NĂM 2023 LUẬN VĂN T[.]
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
PHẠM THỊ MINH THƯ
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
PHẠM THỊ MINH THƯ
KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG
HỒ SƠ BỆNH ÁN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HÀ MINH HIỂN
Trang 4CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là: Khảo sát tương tác thuốc trong hồ sơ bệnh án củabệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau năm 2023 Do họcviên Phạm Thị Minh Thư thực hiện theo sự hướng dẫn của GVHD: PGS.TS Hà Minh
Hiển Luận văn đã được báo cáo và được hội đồng chấm luận văn thông qua ngày …/
…./2023
ỦY VIÊN (Ký tên)
UV-THƯ KÝ (Ký tên)
PHẢN BIỆN 1 (Ký tên)
PHẢN BIỆN 2 (Ký tên)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Học viên xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đạihọc Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh CàMau đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để học viên được học tập và hoàn thànhluận văn
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS Hà Minh Hiển đã trựctiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho học viên những kiến thức, kinhnghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Học viên xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các Thầy/Côgiáo Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướngmắc của học viên trong quá trình làm luận văn
Học viên xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn,tỉnh Cà Mau đã cho phép và hỗ trợ học viên, tạo điều kiện giúp học viên hoàn thànhluận văn Học viên xin cảm ơn, bạn bè đã giúp đỡ học viên trong suốt quá trình thựchiện luận văn tốt nghiệp này
Cuối cùng học viên xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia
sẻ, giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2023
Tác giả luận văn
Phạm Thị Minh Thư
Trang 6TÓM TẮTMục tiêu: Phân tích tình hình kê đơn thuốc điều trị và đánh giá các tương tác thuốc có
ý nghĩa lâm sàng trên đơn thuốc điều trị, phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đếnkhả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trên hồ sơ bệnh án của ngườibệnh tại bệnh viện đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau, năm 2023
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ
liệu, trên 384 hồ sơ bệnh án từ ngày 01/1 đến 01/10/2023 tại khoa nội và khoa ngoạitổng hợp của bệnh viện đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau
Kết quả: Nhóm thuốc tim mạch kê đơn chiếm tỷ lệ cao nhất (19,0%), tiếp theo là
paracetamol và NSAID (16,4%), nhóm vitamin và khoáng chất (16,0%)
Tỷ lệ đơn có tương tác thuốc từ ít nhất 1 cơ sở dữ liệu (CSDL) là 114/384 chiếm29,7% Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác bất lợi đồng thuận trên cả 4 CSDL là 14,0%(16/114) Cặp tương tác aluminum hydroxid + azithromycin có tần suất cao nhất
chiếm 8,3% Đơn thuốc của người bệnh nam có tương tác thuốc cao hơn người bệnh
nữ 1,6 lần (OR = 1,61, KTC 95% = 1,03-2,50) Đơn thuốc của người bệnh ở khoa nội
có tương tác thuốc cao hơn người bệnh ở khoa ngoại tổng quát 2,1 lần (OR = 2,01,KTC 95% = 1,00-4,29) Số lượng thuốc kê trong đơn thuốc không quá 5 ít có tươngtác thuốc 4,9 lần so với trên 5 (OR = 4,92, KTC 95% = 3,03-7,97) Có mối liên quangiữa trình độ bác sĩ và khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (bác sĩ đakhoa kê đơn ít tương tác hơn bác sĩ chuyên khoa 1 (OR = 2,35, KTC 95% = 1,47-3,76) Người bệnh có bệnh nội tiết, hô hấp có đơn thuốc có tương tác tác thuốc caohơn lần lượt là 1,6 và 4 lần người không có bệnh (OR = 1,58, KTC 95% = 1,00-2,49;
OR = 4,05, KTC 95% = 2,40-6,84)
Kết luận: Nhóm thuốc tim mạch kê đơn chiếm tỷ lệ cao nhất (19,0%) Tỷ lệ đơn có
tương tác thuốc từ ít nhất 1 cơ sở dữ liệu (CSDL) là 114/384 chiếm 29,7% tổng đơnthuốc trong hồ sơ bệnh án nghiên cứu Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác bất lợi đồng thuậntrên cả 4 CSDL là 14,0% trên tổng đơn thuốc có tương tác thuốc (16/114) 21 cặptương tác được đánh giá là nghiêm trọng, với tần suất cao nhất là aluminum hydroxid+ azithromycin (8,3%) Ghi nhận 16 cặp tương tác thuốc bất lợi được đồng thuận bởitất cả các CSDL (04 CSDL) sử dụng trong nghiên cứu Giới tính (nam), khoa điều trị(khoa nội), số thuốc trong một đơn thuốc (>5), trình độ bác sĩ (chuyên khoa 1), bệnh lýcủa người bệnh (Nội tiết, hô hấp) có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra tương tác thuốc
có ý nghĩa lâm sàng (p<0,05)
Trang 7Từ khoá: Tương tác thuốc, khoa nội, khoa ngoại tổng hợp-bệnh viện đa khoa Năm
căn, tỉnh Cà mau
ABSTRACTObjective: Analyze the prescription drug treatment situation and assess clinically
significant drug interactions on treatment prescriptions in the past Evaluate the impact
of various factors on the likelihood of clinically significant drug interactions based onthe treatment prescriptions, and analyze the influence of certain factors on theoccurrence of clinically significant drug interactions in patient medical records at NamCan General Hospital, Cà Mau Province, in the year 2023
Research Methodology: A cross-sectional descriptive approach will be employed,
involving non-interventional data retrieval A total of 384 medical records from boththe internal medicine and general surgery departments at Nam Can General Hospital,
Cà Mau Province, will be retrospectively reviewed The data collection period spansfrom January 1st to October 1st, 2023
Results: The cardiovascular drug class accounted for the highest prescription rate
(19.0%), followed by paracetamol and NSAIDs (16.4%), and the vitamin and mineralgroup (16.0%) The proportion of prescriptions with drug interactions from at least onedatabase was 114 out of 384, representing 29.7% The rate of prescriptions withadverse synergistic drug interactions across all four databases was 14.0% (16/114).The aluminum hydroxide + azithromycin interaction pair had the highest frequency at8.3%
Prescriptions for male patients had a 1.6 times higher likelihood of drug interactionscompared to female patients (OR = 1.61, 95% CI = 1.03-2.50) Prescriptions from theinternal medicine department had a 2.1 times higher likelihood of drug interactionsthan those from the general surgery department (OR = 2.01, 95% CI = 1.00-4.29) Thenumber of drugs prescribed in a prescription, if less than or equal to 5, had a 4.9 timeslower likelihood of drug interactions compared to those with more than 5 drugs (OR =4.92, 95% CI = 3.03-7.97)
There was a correlation between the physician's level of expertise and the likelihood ofclinically significant drug interactions (general practitioners prescribed fewerinteractions compared to specialist physicians, OR = 2.35, 95% CI = 1.47-3.76).Patients with endocrine and respiratory diseases had 1.6 and 4 times higher odds,respectively, of having prescriptions with drug interactions compared to those withoutthese conditions (OR = 1.58, 95% CI = 1.00-2.49; OR = 4.05, 95% CI = 2.40-6.84)
Trang 8Conclusion: The cardiovascular drug class had the highest prescription rate at 19.0%.
The proportion of prescriptions with drug interactions from at least one database was
114 out of 384, accounting for 29.7% of the total prescriptions in the research medicalrecords The rate of prescriptions with adverse synergistic drug interactions across allfour databases was 14.0% of the total drug-interacting prescriptions (16/114) A total
of 21 interaction pairs were identified as severe, with the highest frequency observedfor aluminum hydroxide + azithromycin at 8.3% Sixteen interaction pairs exhibitedadverse interactions unanimously acknowledged by all four databases used in thestudy
Keywords: Drug interactions, internal medicine, general surgery, Nam Can General
Hospital, Cà Mau Province.
Trang 9LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứucủa tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một côngtrình khoa học nào khác
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2023
Tác giả luận văn
Phạm Thị Minh Thư
Trang 10MỤC LỤC
Trang
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
LỜI CAM ĐOAN v
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC HÌNH xii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC 3
1.1.1 Định nghĩa 3
1.1.2 Phân loại tương tác thuốc 3
1.1.3 Yếu tố làm tăng nguy cơ tương tác thuốc bất lợi 6
1.1.4 Yếu tố thuộc về người bệnh 6
1.1.5 Yếu tố thuộc về thuốc 7
1.1.6 Yếu tố thuộc về bác sĩ kê đơn thuốc 7
1.1.7 Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng 8
1.1.8 Hậu quả của tương tác thuốc 8
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỶ LỆ ĐƠN THUỐC CÓ TƯƠNG TÁC 9
1.2.1 Tập huấn tương tác thuốc cho bác sĩ kê đơn 9
1.2.2 Dược sĩ lâm sàng hỗ trợ 9
1.2.3 Chuẩn hoá dữ liệu y tế 9
1.2.4 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc 10
1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 13
Trang 111.5.1 Nghiên cứu tương tác thuốc trên thế giới 13
1.5.2 Nghiên cứu tương tác thuốc ở Việt Nam 14
1.6 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU 16
CHƯƠNG 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 19
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 19
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 19
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 19
2.2.2 Mẫu nghiên cứu 20
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu 20
2.3 CÁC NỘI DUNG VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 21
2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ 34
2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 35
2.5.1 Công cụ thu thập 35
2.5.2 Kỹ thuật thu thập 35
2.5.3 Người thu thập 36
2.5.4 Phương pháp kiểm soát sai số 36
2.5.5 Xử lý số liệu 36
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 36
CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37
3.1.1 Đặc điểm về giới tính 37
3.1.2 Đặc điểm về nhóm tuổi 37
3.1.3 Đặc điểm về khoa khám 38
3.1.4 Đặc điểm về bệnh lý 38
3.1.5 Đặc điểm về nhóm bệnh 39
Trang 123.1.6 Đặc điểm về trình độ bác sĩ kê đơn 40
3.2 TÌNH HÌNH CÁC THUỐC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC GHI NHẬN TRONG NGHIÊN CỨU 3.2.1 Đặc điểm về số thuốc được kê trong 1 đơn thuốc 40
3.2.3 Phân bố thuốc theo nhóm vitamin và khoáng chất 42
3.2.4 Phân bố thuốc điều trị đái tháo đường 43
3.2.5 Phân bố thuốc điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá 44
3.2.6 Phân bố các thuốc chống viêm và giảm đau 46
3.2.7 Phân bố các nhóm kháng sinh và kháng nấm 46
3.2.8 Phân bố các thuốc kháng histamin H1 47
3.2.9 Phân bố các thuốc điều trị liên quan đến thần kinh 48
3.2.10 Tình hình sử dụng các thuốc corticosteroid 49
3.2.11 Tình hình sử dụng các thuốc khác 49
3.2.12 Phân bố nhóm thuốc trong mẫu nghiên 51
3.3 XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ VÀ NỘI TRÚ TẠI ĐA KHOA NĂM CĂN CÀ MAU 52
3.3.1 Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị 52
3.3.2 Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị và mô tả đặc điểm tương tác thuốc có YNLS 55
3.3.3 Phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng 58
CHƯƠNG 4BÀN LUẬN 61
4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG MẪU NGHIÊN CỨU 61
4.1.1 Các đặc điểm điều trị liên quan đến người bệnh 61
4.1.2 Tình hình sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu 63 4.2 VỀ XÁC ĐỊNH CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG XẢY
RA TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIÊN ĐA KHOA NĂM CĂN.69
Trang 134.3 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG NGHIÊN
CỨU 74
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 1 xiv
PHỤ LỤC 2 xv
PHỤ LỤC 3 x
PHỤ LỤC 4 xi
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢ
Bảng 1.1 Bảng quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ở các
cơ sở dữ liệu 10
Bảng 2.1 Quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc 19
Bảng 2.2 Các biến số trong nghiên cứu 21
Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính trong nghiên cứu (n=384) 37
Bảng 3.2 Đặc điểm nhóm tuổi trong nghiên cứu (n=384) 37
Bảng 3.3 Đặc điểm khoa khám của người bệnh trong nghiên cứu (n=384) 38
Bảng 3.4 Đặc điểm bệnh lý của người bệnh trong nghiên cứu (n=384) 38
Bảng 3.5 Phân bố nhóm bệnh trong nghiên cứu (n=384) 39
Bảng 3.6 Đặc điểm trình độ bác sĩ kê đơn trong nghiên cứu (n=384) 40
Bảng 3.7 Đặc điểm về số thuốc được kê trong 1 đơn thuốc (n=384) 40
Bảng 3.8 Phân bố thuốc điều trị tim mạch trong mẫu nghiên cứu 41
Bảng 3.9 Phân bố thuốc theo nhóm vitamin và khoáng chất 43
Bảng 3.10 Phân bố thuốc điều trị đái tháo đường trong mẫu nghiên cứu 44
Bảng 3.11 Phân bố thuốc điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá trong mẫu nghiên cứu 44
Bảng 3.12 Phân bố các thuốc chống viêm và giảm đau 46
Bảng 3.13 Phân bố các nhóm kháng sinh và kháng nấm sử dụng trong nghiên cứu46 Bảng 3.14 Phân bố các thuốc kháng histamin H1 sử dụng trong nghiên cứu 48
Bảng 3.15 Phân bố các thuốc điều trị liên quan đến thần kinh sử dụng trong nghiên cứu 48
Bảng 3.16 Tình hình sử dụng các thuốc corticosteroid sử dụng trong nghiên cứu .49 Bảng 3.17 Tình hình sử dụng các thuốc khác trong nghiên cứu 49
Bảng 3.18 Phân bố nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu theo lượt kê đơn (n=2045).51 Bảng 3.19 Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận bởi các cơ sở dữ liệu 52
Bảng 3.20 Tần suất xuất hiện các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng 55
Bảng 3.21 Đặc điểm số cặp tương tác ở đơn thuốc trong nghiên cứu 57
Trang 15Bảng 3.22 Các yếu tố liên quan đến khả năng xảy ra tương tác thuốc 58Bảng 3.23 Các nhóm bệnh lý liên quan đến tương tác thuốc 59Bảng 4.1 Tỷ lệ các nhóm thuốc trong các nghiên cứu khảo sát về tương tác thuốc 68Y
Trang 16DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 20
Trang 17DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết
tắt
ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốcBNF British National Formulary Dược thư quốc gia aAnh
thuốc trực tuyến truy cập tại địa chỉ www.drugs.com
thuốc trực tuyến truy cập tại địa chỉ www.medscape.com
MM Drug interactions -Micromedex®
Solutions
Phần mềm tra cứu tương tác thuốc trực tuyến micromedexNSAID Nonsteroidal Anti-inflammatory
Trang 18ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều trị, trường hợp đa bệnh lý, đa triệu chứng lại càng cần phải phối hợpnhiều thuốc Tuy nhiên, khi sử dụng đồng thời nhiều thuốc cho người bệnh, nguy cơtương tác thuốc có thể xảy ra Trong lâm sàng, các bác sĩ và dược sĩ luôn muốn phốihợp thuốc để tăng tác dụng điều trị, giảm các tác dụng không mong muốn Trong thực
tế điều trị, sự phối hợp thuốc là việc không tránh khỏi nhưng nhiều khi không đạt nhưmong đợi Vì vậy, khi kê đơn thuốc có từ hai thứ thuốc trở lên, người kê đơn cần hiểu
rõ mức độ tương tác có thể xảy ra, nhằm dự đoán và ngăn ngừa tác dụng phụ khi phốihợp thuốc, hiểu biết về đối kháng để giải độc thuốc và tránh phối hợp làm giảm tácdụng do đối kháng cũng như hiểu biết về hiệp lực để phối hợp nhằm làm tăng hiệu quảđiều trị nhưng không tăng độc tính [55]
Sử dụng thuốc an toàn cho người bệnh là mối quan tâm hàng đầu đối với các hệthống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới [2] Với các phương pháp điều trị ngàycàng phức tạp và số lượng người bệnh cao tuổi mắc nhiều bệnh đồng mắc ngày càngtăng, việc kiểm soát các phản ứng có hại của thuốc (ADR) đặt ra một thách thức đáng
kể [7] Tương tác thuốc đóng một vai trò quan trọng trong ADR, với phân tích tổnghợp 13 nghiên cứu cho thấy khoảng 1,1% số ca nhập viện và 22,2% ADR dẫn đếnnhập viện là do tương tác thuốc [12]
Tương tác thuốc-thuốc là một nguyên nhân quan trọng gây ra các ADR có thểngăn ngừa được Số lượng người bệnh mắc chứng đa bệnh và sự phức tạp ngày càngtăng của các tác nhân trị liệu đã dẫn đến việc sử dụng nhiều loại thuốc phổ biến, điềunày có thể dẫn đến số lượng tương tác thuốc tiềm năng tăng lên, đặc biệt là ở nhữngngười cao tuổi [35]
Tương tác thuốc có thể chiếm 1,0% số ca nhập viện trong dân số nói chung và 2–5,0% số ca nhập viện ở người cao tuổi Tương tác thuốc thường được đề cập như mộtnguy cơ trong điều trị, nhưng phần lớn các tương tác thuốc đều có thể dự đoán vàphòng ngừa Mặc dù vậy, đây vẫn là một thách thức đối với hệ thống chăm sóc sứckhỏe, đòi hỏi phải có biện pháp quản lý phù hợp [56] Trong thực hành lâm sàng, cónhiều cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin về tương tác thuốc, tuy nhiên giữa các cơ sở dữliệu này còn chưa có sự đồng thuận về đánh giá tương tác, gây khó khăn cho nhân viên
y tế trong việc tìm kiếm và nhận định mức độ nghiêm trọng của các tương tác [1].Mộttổng quan hệ thống về sự phiền phức do có quá nhiều cảnh báo từ các phần mềm antoàn thuốc nhấn mạnh sự can thiệp của dược sĩ làm tăng mức độ chấp nhận cảnh báocủa bác sĩ [24] Như vậy, việc phân tích và khảo khát tương tác thuốc có thể tăng
Trang 19cường hiệu quả cảnh báo tương tác thuốc và ngăn ngừa các tương tác thuốc bất lợitiềm tàng xảy ra khi kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau là cơ sở khám chữa bệnh, thực hànhlâm sàng, phòng chống dịch và quản lý các trạm y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sứckhỏe ban đầu cho nhân dân Tuy nhiên việc khảo sát tình hình kê đơn thuốc ngoại trú
và nội trú trên những người bệnh từ nhiều năm nay vẫn chưa được thực hiện
Xuất phát từ thực tiễn này, đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tương tác thuốc trong
hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau năm 2023” được thực hiện với mục tiêu cụ thể như sau:
1 Phân tích tình hình kê đơn thuốc điều trị và đánh giá các tương tác thuốc có ý nghĩalâm sàng
2 Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ýnghĩa lâm sàng
Trang 20CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
1.1.1 Định nghĩa
Tương tác thuốc là một phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai (thuốc,thực phẩm, hóa chất khác) Phản ứng đó có thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể hay hoàntoàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến các thuốc [5],[8]
Tương tác thuốc là hiện tượng một thuốc bị thay đổi tác dụng hoặc trở thành độctính trên người bệnh khi được sử dụng đồng thời với thuốc khác Tương tác thuốc cóthể được ghi nhận để xây dựng các phác đồ điều trị nhằm mục đích tăng hiệu quả điềutrị hoặc để giải độc Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng, mặt trái của tương tác thuốc
là giảm hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn hoặc độc tínhđược lưu ý nhiều hơn bởi đây là những hậu quả không định trước có thể dẫn đến thấtbại điều trị và làm tăng tỷ lệ tai biến do thuốc gây ra Chính vì vậy những hiểu biết vềcơ chế tương tác thuốc là cơ sở để bảo đảm sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn [9]
1.1.2 Phân loại tương tác thuốc
Có hai dạng tương tác gồm tương tác dược động học và tương tác dược lực học.Tương tác dược lực học thường có thể đoán trước được, dựa vào tính chất dược lý củathuốc và một tương tác xảy ra cho một thuốc có thể xảy ra cho một thuốc cùng nhómthuốc Còn tương tác dược động học khó đoán trước và một tương tác xảy ra cho mộtthuốc, không thể cho rằng sẽ xảy ra cho một thuốc khác cùng nhóm, trừ khi các đặctính dược động học đã biết tương tự nhau [9]
a) Tương tác dược động học
Là các TTT có ảnh hưởng đến các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thảitrừ thuốc dẫn đến sự thay đổi nồng độ thuốc trong huyết tương và tại các điểm tácđộng [19]
Tương tác loại này khó đoán trước vì không liên quan đến tác dụng dược lý.Tương tác theo cơ chế dược động học có thể xảy ra ở cả 4 giai đoạn trong vòng tuầnhoàn của thuốc [21]
Trang 21Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình hấp thu
Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình hấp thu có thể theo các cơ chếsau:
Do sự thay đổi pH tại dạ dày: Hầu hết các thuốc đường uống cần môi trường dạ
dày có pH trong khoảng 2,5-3 để đạt đến hiệu quả hoà tan và hấp thu tối đa Việc thayđổi pH dạ dày có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoà tan và hấp thu của một số loạithuốc Ví dụ, thuốc kháng nấm như ketoconazol và itraconazol yêu cầu môi trườngacid của dạ dày để đạt đến hiệu quả hoá tan và hấp thu tối ưu Tuy nhiên, việc sử dụngcùng lúc với các loại thuốc làm tăng pH dạ dày như ranitidin, nhôm hydroxyd,magnesi hydroxyd hoặc thuốc ức chế bơm proton như omeprazol và esomeprazol cóthể khiến cho hiệu suất hoá tan và hấp thu của thuốc kháng nấm giảm đi [4], [46]
Do thay đổi nhu động đường tiêu hóa: Thuốc kháng cholinergic (chống trầm cảm
ba vòng) có tác dụng giảm hoạt động của cơ chế nhu động ruột, tăng thời gian tiếp xúccủa thuốc tại vị trí hấp thu và tối ưu hoá mức độ hấp thu của các thuốc được sử dụngđồng thời [46]
Do tạo phức khó hấp thu giữa hai thuốc khi dùng đồng thời: Một số thuốc có thể
tạo phức chất với các cation kim loại đa hóa trị Al3+ Fe2+, Fe3+, Mg2+… như kháng sinhnhóm tetracyclin, kháng sinh nhóm quinolon hoặc levothyroxin, các phức chất nàykhông qua được niêm mạc ruột nên sự hấp thu thuốc bị cản trở [10]
Do cản trở cơ học, tạo lớp ngăn sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc ống tiêu hóa:
Các thuốc băng niêm mạc dạ dày như smecta, sucralfat, kaolin… trong điều trịcác bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng có thể tạo ra lớp ngăn tiếp xúc giữa các thuốc khác
và niêm mạc dạ dày, dẫn đến sự giảm hiệu quả hấp thu của các thuốc qua niêm mạc dạdày [46], [62]
Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình phân bố:
Tương tác thuốc xảy ra khi một thuốc đẩy thuốc khác ra khỏi protein liên kết gâytăng nồng độ thuốc tự do, dẫn đến tăng tác dụng và tăng độc tính Điều này cần đượcchú ý khi sử dụng các loại thuốc có tỉ lệ gắn với protein huyết tương cao (trên 90,0%)
và có phạm vị hẹp như: Thuốc chống đông máu kháng vitamin K, sulfamid giảmđường huyết, thuốc chống ung thư và cả methotrexat [8], [21]
Ví dụ, một loại thuốc như warfarin có tính liên kết cao với protein, nghĩa là chỉmột tỷ lệ nhỏ thuốc tự do trong máu để phát huy tác dụng điều trị của nó Nếu một loại
Trang 22thuốc gắn kết với protein cao được sử dụng kết hợp với warfarin, nó có thể thay thếwarfarin khỏi vị trí gắn kết với protein và làm tăng lượng đi vào máu [18], [45]
Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình chuyển hóa:
Quá trình chuyển hoá thuốc tại gan gồm 2 pha: pha I và pha II Trong pha I,thuốc được oxy hoá và hydroxyl hoá Trong pha II, thuốc liên hợp với các chất nộisinh như acid glucuronic, glycin, sulfat, methyl và glutathion
Khi thuốc được chuyển hoá trong pha I, nó sẽ trở nên dễ chuyển hoá hơn vì đãgắn một nguyên tử oxy Tuy nhiên, quá trình chuyển hoá chủ yếu diễn ra trong pha IIkhi thuốc liên hợp với acid glucuronic của cơ thể và trở thành chất chuyển hoá có tínhacid rõ rệt, dễ tan trong nước [9], [56]
Enzym cytochrom P450 tại gan (CYP450) là thành phần chính trong quá trìnhchuyển hoá thuốc, bao gồm CYP1A2, CYP2C9, CYP2C19, CYP2D6, CYP2E1 và đặcbiệt là CYP3A4 Nếu thuốc gây cảm ứng hoặc enzym bị ức chế, sẽ thay đổi lượngthuốc chuyển hoá qua gan và kết quả làm thay đổi sinh khả dụng và độc tính của thuốc[11]
Tương tác dược động học xảy ra trong quá trình thải trừ:
Các loại thuốc dễ bị ảnh hưởng là những loại chủ yếu bài xuất qua thận trongdạng còn hoạt tính Tác động của TTT có thể thay đổi quá trình bài xuất thuốc quathận theo các cách như: Thay đổi pH của nước tiểu hoặc tác động vào cơ chế trao đổichất trong ống thận
Để các loại thuốc đi qua tế bào ống thận, chúng phải được vận chuyển bởi chấtmang tính protein huyết tương Khi cùng sử dụng cùng một loại chất mang, các loạithuốc sẽ cạnh tranh về chất vận chuyển, loại thuốc nào chiếm được chất vận chuyển sẽbị đào thải và khiến cho thuốc khác tăng tích lũy, gia tăng tác dụng và tăng độc tính[20], [21]
b) Tương tác dược lực học
Đặc điểm của tương tác dược lực học là sự xảy ra của tương tác tại các thụ thể(receptor) của thuốc Sự tương tác có thể xảy ra giữa các thụ thể có cùng hoặc tác dụngdược lý hoặc tác dụng phụ trùng nhau hoặc tương đối Tương tác này đặc trưng, vớicác thuốc có cùng cơ chế sẽ có cùng kiểu tương tác dược lực học Tương tác nàykhông thay đổi các thông số dược động học, nhưng thay đổi khả năng đáp ứng củangười bệnh đối với thuốc [21]
Tương tác hiệp đồng: Tương tác hiệp đồng xảy ra khi sử dụng đồng thời nhiều
loại thuốc có tác dụng trên cùng một hệ sinh lý Ví dụ: Kết hợp các thuốc giảm đau
Trang 23opioid với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) sẽ tăng hiệu quả giảm đau; kếthợp các kháng sinh với thuốc ức chế bơm proton sẽ tăng hiệu quả trong điều trị viêmloét dạ dày-tá tràng [9]
Tương tác đối kháng: Tương tác đối kháng xảy ra khi dùng hai hoặc nhiều loại
thuốc có đích tác dụng trên cùng một thụ thể (receptor), hoặc các thuốc có tác dụng đốilập với nhau Kết quả của tương tác này thường giảm hoặc làm mất tác dụng củathuốc Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng loại tương tác này để giải độc thuốc Ví dụ:
Sử dụng naloxon để giải độc morphin Kết hợp nhiều loại thuốc có cùng điểm gắn trênreceptor, như kháng sinh nhóm macrolid, lincosamid, phenicol, sẽ dẫn đến tương tácđối kháng và làm giảm tác dụng kháng khuẩn Phối hợp các thuốc có tác dụng sinh lýđối lập nhau gây mất tác dụng [9], [21]
1.1.3 Yếu tố làm tăng nguy cơ tương tác thuốc bất lợi
Trong một số trường hợp, tương tác thuốc có thể dẫn đến hiệu quả lâm sàng, tuynhiên, chỉ xuất hiện trong một vài trường hợp Tại sao một số tương tác quan trọng vẫnkhông được chú ý trong nhiều năm là do sự khác biệt lớn giữa các người bệnh Giảipháp cho vấn đề này là sử dụng thuốc thay thế không gây tương tác hoặc điều chỉnhliều, thời gian sử dụng, và giám sát người bệnh về hiệu quả điều trị và tác dụng phụcủa thuốc [11]
Các yếu tố khác nhau góp phần tạo ra sự đa dạng trong đáp ứng của người bệnhvới tương tác thuốc, dẫn đến những nhận định khác nhau của người điều trị Một sốngười không tin rằng tương tác này xảy ra, còn một số người thì lo lắng về tác hại củatương tác [21]
Sự tăng trưởng của cảnh báo về tương tác thuốc càng gây khó khăn cho việc lựachọn thuốc hợp lý Do đó, cần phân biệt các tương tác được cảnh báo không chỉ ở mứcnghiêm trọng của cặp tương tác mà còn ở mức chứng cứ có rõ ràng hay không Mộttương tác nghiêm trọng được dự đoán có thể không xảy ra ở người bệnh này nhưngkhông phải không bao giờ xảy ra ở người bệnh khác [11]
1.1.4 Yếu tố thuộc về người bệnh
Người bệnh mắc nhiều bệnh cùng lúc phải dùng nhiều loại thuốc cùng một thờiđiểm Điều này dẫn đến biến đổi trong số lượng thuốc có trong cơ thể của người bệnh
và làm thay đổi tác dụng dược học của thuốc Tổn thương mạn tính do quá trình bệnh
lý cũng làm cho việc phản ứng của người bệnh với thuốc thay đổi Kết quả là tìnhtrạng tương tác thuốc tăng gấp đôi khi người bệnh đang dùng nhiều loại thuốc cùngmột lúc Những trường hợp bệnh lý mắc kèm còn tăng nguy cơ gặp tương tác thuốc,
Trang 24chẳng hạn như: bệnh tim mạch, đái tháo đường, động kinh, bệnh về tiêu hóa, bệnh gan,tăng lipid trong máu, suy chức năng tuyến giáp, bệnh nấm, bệnh tâm thần, suy giảmchức năng thận, và bệnh hô hấp [59].
Các khác biệt về dược học của thuốc trong một số đối tượng đặc biệt như trẻ sơsinh, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, và cho con bú có thể dẫn đến mức độtương tác cao hơn so với người bình thường Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi có mộtsố cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện về mặt hoạt động, người cao tuổi thường gặpnhững biến đổi sinh lý do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể nhất là gan thận,cũng có thể bị nhiều bệnh khác Phụ nữ có thai có nhiều biến đổi trong tâm sinh lý vàviệc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp cho thai nhi Nữ giới,người có chỉ số BMI cao hoặc suy dinh dưỡng là những đối tượng nhạy cảm với việctương tác thuốc [42], [61]
Người bệnh béo phì hay suy dinh dưỡng thường có sự thay đổi mức độ chuyểnhóa enzym vì thế đối tượng này nhạy cảm hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi tương tác thuốchơn Những đối tượng khác có nguy cơ cao gặp phải tương tác thuốc là những ngườibệnh nặng, người bệnh mắc bệnh tự miễn, người bệnh đã trải qua phẫu thuật ghép cơ
quan [25], [39]
1.1.5 Yếu tố thuộc về thuốc
Số lượng thuốc người bệnh sử dụng càng tăng thì người bệnh càng có khả nănggặp tương tác thuốc cao, có nhiều nguy cơ gặp phải tác dụng bất lợi do thuốc Sốtương tác thuốc tăng theo số thuốc phối hợp trong đơn thuốc, số tương tác thuốc có ýnghĩa lâm sàng tăng từ 34,0% khi người bệnh dùng 2 thuốc lên 82,0% khi dùng trên 7thuốc [63]
Những thuốc có khoảng điều trị hẹp như: Kháng sinh aminoglycosid,cyclosporin, digoxin, carbamazepin, phenobarbital, insulin, thuốc điều trị đái tháođường đường uống nhóm sulfonylure (glibenclamid, gliclazid, glimeprid…),theophyllin, heparin không phân đoạn, methotrexat, amiodaron, digoxin, thuốc hạ lipidmáu nhóm statin (atorvastatin, simvastatin…) [9]
Liều dùng là một yếu tố quan trọng gây ra tương tác thuốc Ví dụ, tác dụng tươngtác của aspirin với các thuốc khác chủ yếu xảy ra khi sử dụng aspirin với liều lượngcao Liều thấp của cimetidin có thể không gây tác dụng ức chế trên chuyển hóa củawarfarin, trong khi đó liều cao hơn có thể dẫn đến tương tác [27]
Trang 251.1.6 Yếu tố thuộc về bác sĩ kê đơn thuốc
Thói quen kê đơn của các bác sĩ góp phần làm gia tăng sự trùng lặp và số lượngcác tương tác thuốc
Tiếp cận thông tin về tương tác thuốc của các bác sĩ: Các bác sĩ kê đơn cũng nhưcác dược sĩ không thể nhớ được toàn bộ các cặp tương tác
Một số nguồn thông tin tra cứu tương tác mà các bác sĩ có thể tiếp cận trong việckiểm tra TTT như: Tờ rơi hướng dẫn sử dụng, MIMS, VIDAL, Dược thư, thông tin từdược sĩ lâm sàng hoặc sử dụng các phần mềm tra cứu TTT sẽ làm giảm thiểu cáctương tác bất lợi cho người bệnh, đặc biệt là những thuốc có khoảng điều trị hẹp [41].Nhiều bác sĩ cùng kê đơn cho một người bệnh: TTT có thể xảy ra khi nhiều bác
sĩ kê đơn cùng lúc, hoặc khi nhiều dược sĩ cấp phát thuốc do mua thuốc tại những hiệuthuốc khác nhau Đôi khi khối lượng công việc, số lượng người bệnh quá đông, cũng
có thể ảnh hưởng đến kết quả việc kê đơn thuốc có tương tác [11]
1.1.7 Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng
Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là các tương tác thuốc dẫn đến thay đổi tácdụng điều trị hoặc độc tính của thuốc so với khi sử dụng đơn độc, tới mức cần thiếtphải có các biện pháp can thiệp kịp thời như hiệu chỉnh liều hoặc theo dõi đặc biệt[21]
Hai yếu tố quyết định để xác định một tương tác có ý nghĩa lâm sàng hay không
là hậu quả của tương tác gây ra và phạm vi điều trị của các thuốc tham gia phối hợp.Đối với thuốc có phạm vi điều trị hẹp như digoxin, chỉ cần một thay đổi nhỏ về liềuđiều trị có thể sẽ dẫn đến ADR, trong khi đó đối với những thuốc có phạm vi điều trịrộng, khi tăng nồng độ lên gấp đôi thậm chí gấp 3 lần có thể không có ảnh hưởngnghiêm trọng trên lâm sàng, như ceftriaxon Trong một tương tác thuốc, thuốc cóphạm vi điều trị hẹp cần sự giám sát đặc biệt hơn thuốc có phạm vi điều trị rộng vì nó
có nguy cơ cao gây ra tương tác từ mức độ vừa đến nguy hiểm Ngoài ra, cũng cầnquan tâm đến thuốc làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thuốc có nguy cơ gia tăngđộc tính khi phối hợp Và cuối cùng đáp ứng lâm sàng của người bệnh sẽ quyết địnhtương tác đó có ý nghĩa lâm sàng hay không vì trong thực tế điều trị không phải lúcnào một tương tác thuốc cũng xảy ra, hơn nữa khi xảy ra, không phải tương tác nàocũng nguy hiểm với tất cả người bệnh [6]
1.1.8 Hậu quả của tương tác thuốc
Trong một số trường hợp, tương tác thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêmtrọng như đau đầu, mất trí nhớ, giảm hoạt động của tim, rối loạn hoạt động của tế bào,
Trang 26và cản trở hoạt động của cơ thể Trong một số trường hợp rất nghiêm trọng, tương tácthuốc có thể dẫn đến tình trạng tử vong Ví dụ, một số loại thuốc có thể giảm tác dụngcủa thuốc khác bằng cách giảm mức độ hấp thụ của nó, hoặc tăng tác dụng của nóbằng cách tăng mức độ hấp thụ của nó.
Tương tác giữa các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của ngườibệnh và tăng chi phí cho việc điều trị, gây tải cho hệ thống y tế Ngoài ra, các công tydược phẩm cũng phải đối mặt với rủi ro tốn thời gian và chi phí nếu một loại thuốc bịrút khỏi thị trường do hậu quả nghiêm trọng do tương tác của thuốc [57]
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỶ LỆ ĐƠN THUỐC CÓ TƯƠNG TÁC
1.2.1 Tập huấn tương tác thuốc cho bác sĩ kê đơn
Do việc kê đơn thuốc tương tác chủ yếu phụ thuộc vào bác sĩ nên việc sử dụngcác loại thuốc tương tác trong nhiều trường hợp gần như không thể tránh khỏi Tuynhiên, có một số biện pháp mà các bác sỹ có thể áp dụng để giảm số lượng TTT xảy
ra, ví dụ [52]:
- Tránh kết hợp hoàn toàn
- Điều chỉnh liều sử dụng
- Chỉ dẫn thời gian dùng giãn cách cho người bệnh để tránh sự tương tác thuốc
- Giám sát phát hiện sớm tương tác thuốc
- Cung cấp thông tin về các yếu tố nguy cơ
Chú trọng đến việc thiết lập cảnh báo TTT trong hệ thống phần mềm của bệnhviện Sử dụng phần mềm dễ sử dụng và có tính năng, đồng thời cập nhật và nâng cấpliên tục để giữ cho nó tốt hơn [41]
1.2.2 Dược sĩ lâm sàng hỗ trợ
Dược sĩ lâm sàng hỗ trợ trong việc tư vấn sử dụng thuốc tại bệnh viện, cùng vớibác sĩ, để giảm thiểu TTT Đây là một phương pháp hiệu quả, nhưng không được ưutiên tại Việt Nam như trong các nước phát triển Hiện nay, mảng dược lâm sàng tại cácbệnh viện vẫn còn yếu, vai trò của dược sỹ chưa được đề cao và còn nhiều hạn chế.Chủ yếu, dược sỹ chỉ phân tích và báo cáo các TTT hoặc thu thập ADR trên đơn thuốccủa bác sỹ Đây là một vấn đề cần được tìm hiểu thêm
Theo nghiên cứu của Mussina, các tập huấn can thiệp đã giảm đáng kể các chỉ sốtương tác thuốc OR: 0,45 (95,0% CI, 0,25 đến 0,82) so với Trung tâm Tim mạch Khuvực Uralsk Kazakhstan [40]
Trang 271.2.3 Chuẩn hoá dữ liệu y tế
Chuẩn hóa dữ liệu y tế là phần quan trọng trong xác định TTT, hiện nay có rấtnhiều phần mềm kiểm tra TTT, có sự khác biệt giữa các phần mềm TTT, cũng nhưnhiều quy chuẩn quốc gia về thuốc nhưng trên thế giới vẫn chưa có hệ thống nào đượcthống nhất toàn diện đưa ra một quy chuẩn chung để so sánh hay làm chuẩn Vì vậycấp thiết cần phải có một hệ thống chuẩn hóa dữ liệu y tế quốc tế và quốc gia
Một nghiên cứu của Marcath và cộng sự đã nghiên cứu và so sánh hiệu quả của 9phần mềm tra TTT thông dụng trên các thuốc dùng đường uống Nghiên cứu trên 9phần mềm bao gồm 5 phần mềm miễn phí: Epocrates Free, Medscape, Drugs.com,RxList, WebMD và 4 phần mềm cần đăng ký: PEPID, Micromedex, Lexicomp, Facts
& Comparisons Kết quả cho thấy trong các phần mềm trên có độ nhạy và độ đặc hiệucao nhất là LexiComp (độ nhạy 0,96 - độ đặc hiệu 0,8); sau đó là Drugs.com (độ nhạy0,93 - độ đặc hiệu 0,73), thấp nhất là Rxlist (độ nhạy 0,65 - độ đặc hiệu 0,83) [37]
1.2.4 Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc
Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc đã được xây dựng rộng rãi trên toàncầu Chúng là công cụ hữu ích cho việc phát hiện và giải quyết tương tác thuốc của cácbác sĩ và dược sĩ
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng 4 CSDL tra cứu tương tác thuốc:
Bảng 1.1 Bảng quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng ở các cơ
Trang 28Trung bình TB
1) Dược thư Quốc gia Anh 84 Danh mục Thuốc Quốc gia Anh (BNF) là cơ sở
dữ liệu hàng đầu về thông tin sử dụng thuốc đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi,được các bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới sử dụng.Hiện nó được xuất bản bởi Nhà xuất bản Dược phẩm (thuộc sở hữu của Hiệp hội Dượcphẩm Hoàng gia) và Tập đoàn BMJ (thuộc sở hữu của BMA) Ấn bản đầu tiên đượcxuất bản vào năm 1949, và kể từ năm 1981, ấn bản mới được phát hành sáu tháng mộtlần, vào tháng 3 và tháng 9 Phiên bản hiện tại tính đến tháng 9 năm 2022 là phiên bảnthứ 86 BNF được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở Anh và quốc tế sử dụng và nó
đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ bao gồm tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng ThổNhĩ Kỳ và tiếng Ba Lan Nội dung chủ yếu bao gồm các hướng dẫn quản lý các bệnhthông thường, chi tiết về các loại thuốc khác nhau, kê đơn, theo dõi, cấp phát và thôngtin quản lý thuốc
2) Phần mềm tra cứu trực tuyến Drug Interactions Checker của Drugsite Trusttruy cập tại địa chỉ www.drugs.com Công cụ kiểm tra tương tác thuốc là một công cụtrực tuyến được cung cấp bởi Drugsite Trust Phần mềm này cho phép người dùngkiểm tra các tương tác thuốc tiềm ẩn bằng cách nhập tên các loại thuốc họ đang dùng
Nó cung cấp thông tin có giá trị về cách các loại thuốc khác nhau có thể tương tác vớinhau, bao gồm các tác dụng phụ và chống chỉ định tiềm ẩn Đây là nguồn thông tinhữu ích cho cả chuyên gia chăm sóc sức khỏe và người bệnh, giúp đảm bảo sử dụngthuốc an toàn và hiệu quả [15]
3) Phần mềm tra cứu trực tuyến Multi-Drug Interaction Checker của MedscapeLLC truy cập tại địa chỉ www.medscape.com Công cụ kiểm tra tương tác đa thuốc củaMedscape LLC là một công cụ trực tuyến Phần mềm này cho phép các chuyên giachăm sóc sức khỏe và người bệnh nhập nhiều loại thuốc và kiểm tra các tương tácthuốc có thể xảy ra Nó cung cấp thông tin chi tiết về tương tác giữa các loại thuốc,bao gồm ý nghĩa lâm sàng của những tương tác này và các khuyến nghị về cách quản
lý Công cụ này đặc biệt có giá trị đối với các bác sĩ lâm sàng và người bệnh đangquản lý các phác đồ dùng thuốc phức tạp, giúp xác định và giảm thiểu rủi ro liên quanđến tương tác thuốc [29]
4) Phần mềm tra cứu trực tuyến Micromedex Mobile App
Ứng dụng di động Micromedex là một công cụ trực tuyến được cung cấp bởiIBM Watson Health Ứng dụng này cung cấp thông tin thuốc toàn diện, bao gồm cả
Trang 29tương tác thuốc và được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sử dụng rộng rãi Nó cónội dung đáng tin cậy, dựa trên bằng chứng và được thiết kế để dễ dàng truy cập trênthiết bị di động, giúp thuận tiện cho việc tham khảo Ứng dụng này bao gồm nhiềuchức năng khác nhau như thông tin về liều lượng thuốc, tài nguyên về độc tính và trìnhkiểm tra tương tác thuốc cùng với các tính năng khác Đó là nguồn tài nguyên quý giádành cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, những người cần thông tinthuốc nhanh chóng, chính xác để đưa ra quyết định lâm sàng sáng suốt [29].
1.3 MỘT SỐ KHUYẾN CÁO CHUNG ĐỂ KIỂM SOÁT TƯƠNG TÁC THUỐC
Kiểm soát tương tác thuốc là vấn đề rất quan trọng mà người bệnh cần lưu ý, đặcbiệt là những người thường xuyên phải dùng nhiều loại thuốc điều trị bệnh mãn tính.Tương tác thuốc xảy ra khi một loại thuốc ảnh hưởng đến hoạt động của loại thuốckhác, làm thay đổi cách thuốc đó hoạt động trong cơ thể Điều này có thể làm tănghoặc giảm hiệu quả điều trị, gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc độc hại
Có nhiều cơ chế gây ra tương tác thuốc Ví dụ, một loại thuốc có thể ức chế hoặctăng cường hoạt động của các enzyme gan tham gia chuyển hóa thuốc Thuốc này sẽlàm thay đổi nồng độ của loại thuốc kia trong máu Ngoài ra, thuốc cũng có thể cạnhtranh nhau về vị trí gắn kết trên protein hoặc ở các receptor tế bào, gây ảnh hưởng lẫnnhau
Để kiểm soát tương tác thuốc, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Luôn cập nhật cho bác sĩ/dược sĩ đầy đủ về các loại thuốc đang dùng, kể cả thuốc
kê đơn và thuốc không kê đơn Không nên tự ý mua bất kỳ loại thuốc mới nào màchưa hỏi ý kiến bác sĩ
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, chú ý phần lưu ý về tương tác thuốc Khôngtùy tiện thay đổi liều lượng và cách dùng so với chỉ định
Tránh dùng đồng thời các nhóm thuốc có cùng cơ chế tác dụng, ví dụ như 2 loạikháng sinh, 2 loại giảm đau, 2 thuốc hạ huyết áp Nếu buộc phải dùng, cần tư vấn ýkiến bác sĩ và theo dõi sát sao
Cách giờ uống các loại thuốc ít nhất 2-4 tiếng để tránh cạnh tranh về đườngchuyển hóa, đường bài tiết Không nên uống cùng lúc nhiều viên thuốc
Đối với thuốc điều trị dài ngày như kháng sinh, corticoid, chống đông máu, hạđường huyết cần thường xuyên theo dõi, xét nghiệm máu và thăm khám định kỳ đểđiều chỉnh liều phù hợp
Người cao tuổi, suy gan, suy thận cần hạn chế số lượng thuốc dùng cùng lúc Bác
sĩ cần xem xét điều chỉnh liều thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý
Trang 30Không uống rượu khi đang dùng bất kỳ loại thuốc nào vì rượu gây tương tác vớihầu hết các loại thuốc, kể cả thuốc không kê đơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ về các loại thuốc trước khi dùng, baogồm cả tác dụng phụ và nguy cơ tương tác thuốc để chủ động phòng tránh Khi có bất
kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện khi dùng thuốc, cần ngừng thuốc và báo chobác sĩ ngay Chỉ khi người bệnh hiểu rõ về thuốc và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, vấn
đề tương tác thuốc mới được kiểm soát tốt, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả điều trị[36]
1.4 XÂY DỰNG DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Phần mềm kê đơn điện tử và sự không đồng nhất giữa các cơ sở dữ liệu trongviệc phát hiện hoặc nhận diện tương tác thuốc đã tạo ra nhu cầu cấp bách để xây dựngcác danh mục tương tác thuốc đáng chú ý Trên toàn cầu, nhiều quốc gia đã tiến hànhcông việc này Trong một nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 2005, Malone đã liệt kê 25 cặptương tác quan trọng thường xuyên xuất hiện trong điều trị ngoại trú [36] Một nghiêncứu khác vào năm 2016 của Ghulam Murtaza đã xác định danh mục 10 cặp tương tác
có tần suất cao nhất trên người bệnh tim mạch được điều trị nội trú tại một bệnh viện ởPakistan [39]
Rõ ràng, việc xây dựng một danh sách tương tác thuốc bất lợi phù hợp với môhình bệnh lý và danh mục thuốc cụ thể cho từng cơ sở y tế là cần thiết Điều này giúpcán bộ y tế tra cứu nhanh và áp dụng thông tin trong thực tế lâm sàng Nhiệm vụ nàyđòi hỏi sự chuyên môn trong lĩnh vực dược lâm sàng và cần được triển khai một cáchtoàn diện [36], [39]
1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.5.1 Nghiên cứu tương tác thuốc trên thế giới
Theo nghiên cứu của Diksis et al., tại Ethiopia, 967 trường hợp tương tác thuốc
tiềm ẩn đã được ghi nhận trong phân tích 673 đơn thuốc của 200 người bệnh nội trú
Tỷ lệ xuất hiện tương tác là 4,8% đối với mỗi người bệnh và 1,4% cho mỗi đơn thuốc.Tổng thể, 74,4% đơn thuốc có ít nhất một tương tác thuốc tiềm ẩn [14] Trong khi đó,
nghiên cứu của Bethi et al., tại Ấn Độ cho thấy 46,0% trong số các đơn thuốc được
phân tích có từ 1 đến 13 tương tác thuốc tiềm ẩn Tổng cộng có 1395 trường hợptương tác được ghi nhận, trong đó 62,0% ở mức độ trung bình, 31,1% ở mức độnghiêm trọng, 6,3% ở mức độ nhẹ và 0,2% là tương tác chống chỉ định [3]
Trang 31Một nghiên cứu quan sát đã được thực hiện tại Khoa Tim mạch, Trung tâm Bệnhviện Đại học Lâm sàng nhằm đánh giá tỷ lệ tương tác thuốc liên quan đến các phảnứng có hại của thuốc (ADR) dẫn đến nhập viện Dữ liệu được thu thập từ bệnh án Cácchuyên gia lâm sàng đã xác định các tương tác liên quan ADR bằng cách sử dụng cơ
sở dữ liệu LexiInteract và thang đo mức độ nguy cơ tương tác Kết quả cho thấy 9,7%số ca nhập viện có liên quan đến tương tác thuốc Phần lớn ADR do tương tác ảnhhưởng đến chức năng tim (41,0%), tiếp đến là chảy máu và huyết áp (17,8%) 23,2%ADR thuộc nhóm ngoài tim mạch Sau khi nhập viện, 73,0% người bệnh được điềuchỉnh điều trị dựa trên kết quả đánh giá tương tác thuốc Điểm số nguy cơ tương tácthuộc nhóm có khả năng dự đoán tốt về nguy cơ ADR [32]
Nghiên cứu của Kuo et al., (2020) tại Đài Loan được thực hiện trên hơn 17.000
người bệnh sử dụng đồng thời kháng sinh và thuốc chống đông máu Kết quả cho thấy0,7% trường hợp xảy ra tương tác, dẫn đến nguy cơ xuất huyết và rối loạn đông máu.Nghiên cứu của nhóm tác giả đề xuất các bác sĩ cần cân nhắc nguy cơ này khi kê đơn[33]
Nghiên cứu của Zhang et al., (2019) tại Trung Quốc trên hơn 3.000 người bệnh
ung thư sử dụng đồng thời thuốc hóa trị và thuốc kháng viêm cho thấy tỷ lệ tương tác1,4%, dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như độc tính gan, thận Nghiên cứukhuyến cáo các bác sĩ cân nhắc tương tác này khi kê đơn cho người bệnh ung thư [64]
1.5.2 Nghiên cứu tương tác thuốc ở Việt Nam
Nghiên cứu của Huỳnh Mỹ Kim năm 2022, kết quả nghiên cứu: Sau khi tiếnhành phân tích tương tác thuốc trên 400 đơn thuốc điều trị, tác giả ghi nhận được 40cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận bởi tất cả các cơ sở dữ liệu
sử dụng trong nghiên cứu, danh sách 15 cặp tương tác thuốc mà tác giả ghi nhận được
có liên quan đến 20 loại thuốc, số đơn thuốc có 1 tương tác thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất78,4%, cặp tương tác thuốc xuất hiện với tần suất nhiều nhất là clopidogrel và thuốc
ức chế bơm proton 20,3% Số cặp tương tác theo cơ chế dược lực học (8 cặp tương tác,chiếm tỷ lệ 53,3%), cao hơn số cặp tương tác theo cơ chế dược động học (7 cặp tươngtác, chiếm tỷ lệ 46,7%) Các yếu tố liên quan đến các nhóm bệnh lý có 6 yếu tố có liênquan tới tương tác thuốc bất lợi đó là số lượng thuốc trong đơn thuốc với p<0,05 Cụthể là nhóm cơ xương khớp, nhóm thần kinh, nhóm tiết niệu, nhóm tiêu hoá, nhóm timmạch, nhóm nội tiết [31]
Nghiên cứu của Hồ Ánh Khoa năm 2023, Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu nàycho thấy nhóm tuổi từ 18-59 chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu (50,0%), theosau là nhóm trên 60 tuổi với 49,3%, và nhóm dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất
Trang 32(0,8%) Hầu hết người bệnh có trình độ học vấn là trung học phổ thông và đang đi làm.Số người bệnh nam chiếm 42,8%, người bệnh nữ chiếm 57,3% Đa số người bệnhtrong nghiên cứu có 2-3 bệnh Nhóm thuốc tim mạch được kê đơn nhiều nhất với tỷ lệ25,9% Sau khi tra cứu tương tác thuốc, có 64 đơn thuốc (chiếm tỷ lệ 16,0%) xuất hiệntương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng, trong đó các cặp tương tác chiếm nhiều nhất làfenofibrat-gliclazid, aspirin-perindopril, simvastatin-amlodipin, simvastatin-nifedipin
và diclofenac-metformin Tương tác dược lực học chiếm tỷ lệ cao nhất với 12 cặptương tác chiếm 92,3% Số lượng thuốc trong đơn thuốc là yếu tố có liên quan đếntương tác thuốc (p=0,003<0.05) Ngoài ra, trong các nhóm bệnh lý, có 5 nhóm bệnh cóliên quan tới tương tác thuốc bất lợi, đó là nhóm bệnh lý tim mạch, nhóm bệnh lý nộitiết và tiêu hoá, nhóm bệnh lý thần kinh, và nhóm bệnh lý cơ xương khớp [39]
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sĩ năm 2020, Kết quả nghiên cứu thu được tuổitrung bình của người bệnh trong mẫu nghiên cứu là 45,92±22,05; Nhóm người bệnh từtrên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (40,5%); tỷ lệ người bệnh nữ trong mẫu nghiên cứu íthơn so với người bệnh nam chiếm tỷ lệ là 47,5%; người bệnh có thể trạng thừa cânchiếm tỷ lệ 29,1% Số người bệnh có 2 bệnh lý mắc kèm chiếm chủ yếu (42,5%), tiếptheo là nhóm có 1 bệnh lý mắc kèm (34,3%) Trong 1.613 lượt bệnh được thu thậptrong mẫu nghiên cứu, nhóm bệnh tim mạch chiếm chủ yếu (42,4%), tiếp theo là nhómbệnh nội tiết (14,4%), nhóm bệnh tiêu hóa (12,0%) và nhóm bệnh hô hấp (10,5%) Sốthuốc trung bình trong đơn của các đối tượng nghiên cứu là 4,92±1,64 Ghi nhận được
15 cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận bởi các cơ sở dữ liệu sửdụng trong nghiên cứu Tỷ lệ đơn thuốc xuất hiện tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng
là 6,4% Số đơn có 1 tương tác thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (68,7%) và không có đơnthuốc nào có 4 tương tác thuốc được phát hiện Cặp tương tác thuốc xuất hiện với tầnsuất nhiều nhất là clopidogrel và thuốc ức chế bơm proton (1,7%), tiếp theo là tươngtác giữa kháng sinh nhóm quinolon và thuốc kháng acid (1,3%), tương tác giữafenofibrat và nhóm sulfonylurea/insulin (1,1%) Cặp tương tác chỉ xuất hiện một lầnnhư tương tác giữa kháng sinh quinolon và muối sắt (0,1%), kháng sinh quinolon vàsulcrafat và tương tác giữa kháng sinh doxycyclin và muối canxi (0,1%) Trong 15 cặptương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được phát hiện, có hai nhóm cơ chế tương tácchính của các loại thuốc đó là cơ chế thông qua dược động học và cơ chế dược lựchọc Không có mối liên quan giữa giới tính, số lượng bệnh mắc kèm theo của ngườibệnh và khả năng xảy ra tương tác thuốc (p>0,05) nhưng có mối liên quan giữa độ tuổicủa người bệnh; tỉ lệ xảy ra tương tác thuốc cao nhất tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi40-59 tuổi và nhóm từ 60 tuổi trở lên Số lượng thuốc sử dụng trong đơn thuốc và khảnăng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [53]
Trang 33Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Khoa năm 2020, Kết quả ghi nhận số thuốctrung bình trong 1 đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch Thànhphố Cần Thơ nằm trong giới hạn an toàn theo khuyến cáo của WHO (4,19) Kê đơn sửdụng kết hợp kháng sinh trong đơn thuốc là 20,4% Sử dụng kết hợp 2 kháng sinh là2,5%, sử dụng kết hợp 3 kháng sinh là 0,2% Tỷ lệ sử dụng các loại vitamin là 14,0%.
Có tổng 1265 đơn thuốc tương tác trong 3000 đơn thuốc ngoại trú được khảo sátchiếm 42,1% Trong đó bao gồm 41,9% đơn tương tác thuốc ở bảo hiểm y tế và 42,5%
ở dịch vụ Tỷ lệ tương tác thuốc ở phòng khám bảo hiểm y tế cao hơn tỷ lệ tương tácthuốc ở phòng khám dịch vụ Phân tích tỷ lệ phần mềm tương tác thuốc có mối liênquan đến trình độ người kê đơn, chế độ khám bệnh là bảo hiểm y tế hay dịch vụ và sốlượng bệnh chẩn đoán Cụ thể ở phòng khám bảo hiểm y tế tương tác thuốc được tra từ
2 CSDL chiếm tỷ lệ 10,9% (2 CSDL) và 16,4% (3 CSDL) cao hơn phòng khám dịch
vụ 7,5 (2 CSDL) và 5,6% (3 CSDL) Đối với trình độ chuyên môn ở người kê đơn làchuyên khoa 2 cho tỷ lệ tương tác thuốc tra được từ 2 CSDL là 15,5%, tỷ lệ này chiếmcao nhất trong bảng so sánh, chuyên môn là THS.BS có tỷ lệ tương tác thuốc tra từ 3CSDL là 27,5% Với số lượng bệnh được chẩn đoán được so sánh ở bảng 3.3 cho kếtluận số lượng bệnh càng nhiều tỷ lệ tra tương tác thuốc từ 2 CSDL trở lên thì tỷ lệcàng cao, cụ thể với 1 bệnh được chẩn đoán chỉ có 4,0% tỷ lệ 2 CSDL tra tương tácthuốc và 3,2% tỷ lệ 3 CSDL tra tương tác thuốc, nhưng đến đơn có trên 6 thuốc đượcchẩn đoán tỷ lệ này tăng cao từ 4,0% ở 2 CSDL tra tương tác thuốc tăng đến 17,4% và3,2% ở 3 CSDL tra tương tác thuốc tăng đến 38,4% [30]
1.6 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN ĐA KHOA NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU
Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, ban đầu là Trung tâm Y tế Ngọc Hiển, đã chứngkiến nhiều thay đổi kể từ năm 2004 Khi huyện Năm Căn được tách ra, trung tâm y tế
đã được đổi tên thành Trung tâm Y tế huyện Năm Căn và sau đó nâng cấp thành Bệnhviện Đa khoa huyện Năm Căn vào năm 2006 Đến đầu năm 2007, bệnh viện lại đổi tênthành Bệnh viện Đa khoa Khu vực Năm Căn, đánh dấu một bước phát triển quantrọng
Nằm ở vị trí chiến lược tại số 306 đường Nguyễn Tất Thành, thị trấn Năm Căn,bệnh viện này không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn hỗ trợ cả khu vực lâncận Với vị trí thuận lợi, ngay giao lộ đường Nguyễn Tất Thành và đường 19 Tháng 5,bệnh viện trở thành điểm đến quen thuộc cho những ai cần chăm sóc y tế chất lượng.Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Năm Căn có 18 khoa phòng với đội ngũ 200 cán bộquản lý và nhân viên y tế, bao gồm 40 bác sĩ chuyên môn cao Bệnh viện quy hoạch có
Trang 34220 giường nhưng thực tế luôn duy trì hoạt động với công suất 320 giường bệnh, chothấy mức độ nhu cầu cao và sự tin tưởng từ cộng đồng.
Đặc biệt, bệnh viện không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị y tếhiện đại, đồng thời chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu Sự hợp tácvới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong công tác đào tạo và chuyển giao kỹthuật cho phép bệnh viện thực hiện nhiều kỹ thuật cao cấp ngay tại địa phương, giúpgiảm bớt gánh nặng cho người bệnh về chi phí, thời gian và công sức
Bên cạnh việc ứng dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến, Bệnh viện Đa khoa NămCăn còn chú trọng vào chăm sóc toàn diện cho người bệnh Các bác sĩ không chỉ tưvấn về chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp cho từng trường hợp cụ thể mà cònquan tâm đến việc kiểm soát bệnh tình hiệu quả, hạn chế biến chứng và nâng cao chấtlượng sống cho bệnh nhân
Phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm” của bệnh viện không chỉ là khẩuhiệu mà còn được thể hiện qua mọi hoạt động và dịch vụ Bệnh viện Đa khoa NămCăn ngày càng khẳng định vị thế là một cơ sở y tế uy tín, đáng tin cậy cho người dântỉnh Cà Mau và khu vực lân cận
Trang 35CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các đơn thuốc của người bệnh có trong hồ sơ bệnh ánđược thu thập trong thời gian từ 01/01/2023 đến 01/10/2023 tại Bệnh viện Đa khoaNăm Căn, tỉnh Cà Mau
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 01/01/2023 đến 01/10/2023
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn
Đơn thuốc có trong hồ sơ bệnh án nội trú khoa nội và khoa ngoại tổng hợp tạiBệnh viện Đa khoa Năm Căn, tỉnh Cà Mau
Đơn phải ghi đầy đủ các mục, không tẩy xóa, ghi đúng theo quy định của Bộ Y
Tế khi ra viện và thuốc trong đơn thuốc được đưa vào danh mục tra cứu tương tácbằng CSDL phải là những thuốc đơn thành phần, có tên hoạt chất (generic) rõ ràng
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
Đơn thuốc được kê trong hồ sơ bệnh án: Đơn thuốc có ít hơn 2 thuốc, đơn thuốc
có thuốc hóa dược và cả thuốc y học cổ truyền, đơn thuốc không đầy đủ thông tin
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Dựa vào thời gian và điều kiện nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu theo phươngpháp mô tả cắt ngang dựa trên hồi cứu đơn thuốc
Bảng 2.1 Quy ước mức độ đánh giá tương tác thuốc
Mức độ Căn cứ đánh giá
Nhẹ Xuất hiện ở cả 2 CSDL ở mức nhỏ
Trung bình Xuất hiện trong cả 2 CSDL ở mức trung bình, hoặc 1nhỏ+1TBNghiêm trọng Tương tác chỉ xuất hiện trong 1 hoặc cả 2 CSDL với mức
cảnh báo cao nhất (nghiêm trọng)
Trang 362.2.2 Mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ:
n=Ζ 1−α /22 p(1−p)
d2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu
α: Mức ý nghĩa thống kê
α: Độ tin cậy
Z: Hệ số tin cậy là trị số tùy thuộc vào mức tin cậy mong muốn của ước lượng; mức tin cậy mong muốn là 95,0%, Z=1,96
P: Trị số mong muốn của tỉ lệ Theo nghiên cứu của Freinstein J et al., 2015 [17].
Kết quả tỷ lệ này cho thấy 49,0% người bệnh gặp ít nhất 1 tương tác thuốc, từ đó chọnp=0,49
d: Độ sai số cho phép trong nghiên cứu (dự kiến 5,0%, vậy d=0,05)
mẫu là n=384 mẫu
Mô tả cụ thể quá trình thu thập: Thu thập mẫu theo cỡ mẫu được tính từ hồ sơ
bệnh án có ngày nhập viện trong khoảng từ 01/01/2023 đến 01/10/2023 Loại trừnhững đơn thuốc có trong hồ sơ bệnh án dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩnloại trừ Sau đó, tiến hành thu thập số liệu từ các đơn thuốc đã chọn vào phiếu thu thậpsố liệu
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu
Quần thể nghiên cứu Phần mềm quản lý bệnh viện
Chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn và mục tiêu nghiên cứu
Không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
Tổng hợp kết quả, và viết hoàn
thành luận văn Nhập và xử lý số liệu
384
Trang 37Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
2.3 CÁC NỘI DUNG VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU
Bảng 2.2 Các biến số trong nghiên cứu
STT BIẾN TÊN
SỐ
ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ
PHÂN LOẠI BIẾN
PHƯƠN
G PHÁP THU THẬP
1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Tuổi Tính theo năm sinh (năm dương lịch)
của người bệnh đến thời điểm nghiên cứu Có 3 giá trị, tương ứng với 3 nhóm tuổi
+ 18-39+ 40-59+ ≥60 tuổi
Định tính thứ tự Thu thập
thông tindựa vào đơn thuốc có trong hồ sơ bệnh
án khoa nội và khoa ngoại
2 Giới tính Là đặc điểm ghi nhận về giới tính của
người bệnh, có 2 giá trị Tương ứng với
2 nhóm giới tính
+ Nam+ Nữ
Định tính danh nghĩa
Thu thậpthông tindựa vào đơn thuốc có trong hồ sơ bệnh
án khoa nội và khoa ngoại
Định tính danh nghĩa Thu thậpthông tin
dựa vào đơn thuốc có trong hồ sơ bệnh
án khoa nội và khoa ngoại
Trang 38án khoa nội và khoa ngoại.
Trang 39STT BIẾN SỐ TÊN ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ PHÂN LOẠI BIẾN
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
+ Nội tiết+ Thần kinh+ Tiết niệu-sinh dục+ Tiêu hoá
+ Tim mạch
Định tính danh nghĩa Thu thập
thông tin dựa vào đơn thuốc có trong hồ sơ bệnh án khoa nội và khoa ngoại
Định tính danh nghĩa Thu thập
thông tin dựa vào đơn thuốc có trong hồ sơ bệnh án khoa nội và khoa ngoại
2 TÌNH HÌNH CÁC THUỐC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC GHI NHẬN TRONG NGHIÊN CỨU
Định tính danh nghĩa Thu thập
thông tin dựa vào đơn thuốc có trong hồ sơ bệnh án khoa nội và khoa ngoại
Định tính danh nghĩa Thu thập
thông tin dựa vào đơn thuốc có trong hồ sơ bệnh án khoa nội và khoa ngoại
Trang 40STT BIẾN SỐ TÊN ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ PHÂN LOẠI BIẾN
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
- Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin(có 2 giá trị)
+ Captopril+ Lisinopril
- Thuốc giảm cholesterol (Statins) (có 1 giá trị)
- Thuốc điều trị mỡ máu (có 2 giá trị)
STT TÊN ĐỊNH NGHĨA PHÂN LOẠI BIẾN PHƯƠNG
PHÁP