1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận Dụng Một Số Phương Pháp Dạy Họ Tíh Ự Trong Giảng Dạy Môn Kỹ Thuật Số Nhằm Phát Huy Năng Lự Tự Họ, Tự Nghiên Ứu Ủa Sinh Viên Khoa Điện Trường Ao Đẳng Nghề Việt Xô Số 1.Pdf

117 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Một Số Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Trong Giảng Dạy Môn Kỹ Thuật Số Nhằm Phát Huy Năng Lực Tự Học, Tự Nghiên Cứu Của Sinh Viên Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Việt Xô Số 1
Tác giả Đinh Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn PGS.TS. Ngô Tứ Thành
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ Thuật Số
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐINH THỊ THANH TÂM VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY MÔN “KỸ THUẬT SỐ” NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CỦ[.]

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

ĐINH THỊ THANH TÂM

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY MÔN “KỸ THUẬT SỐ” NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC,

TỰ NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT XÔ SỐ 1

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGÔ TỨ THÀNH

HÀ NỘI – NĂM 2014

Trang 2

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG

PP DHTC VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN KTS

1.2.4 Quan điểm về dạy học tích cực và phương pháp dạy học tích cực 20 1.2.5 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của sinh viên 21 1.2.6 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác 22 1.2.7 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 23 1.3 Những khó khăn khi áp dụng PP DHTC 24 1.3.1 Những rào cản của việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực 24

Trang 3

1.3.4 Cơ chế 27 1.4 Điều kiện để sử dụng PP DHTC 28 1.4.1 Sử dụng PP DHTC trên nền tảng lý luận và phương pháp giảng dạy

phù hợp với bùng nổ thông tin

28

1.4.2 Muốn sử dụng PP DHTC, người dạy phải là giáo viên tích cực 28 1.4.3 Thay đổi cách kiểm tra đánh giá 30 1.5 Cơ sớ khoa học khi áp dụng PP DHTC vào dạy học môn KTS 31

1.5.2 Nội dung Môn học kỹ thuật số phù hợp cách dạy tích cực 32 1.5.3 Một số PP tích cực hóa người học có thể vận dụng vào dạy học môn

KTS

33

CHƯƠNG II VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DHTC : VÀO

GIẢNG DẠY MÔN KTS Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - XÔ

tích cực hóa người học

41

2.3.2 XD bài giảng thuyết trình kết hợp với sinh viên giải bài tập 50 2.3 3 XD bài giảng thuyết trình kết hợp với hướng dẫn SV tự học 54 12.3 4 Học ở nhà, làm bài tập trên lớp 58 2.3 5 XD bài giảng hướng dẫn SV tự nghiên cứu 61

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Viện sư phạm kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học – Trường đào tạo Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Ngô Tứ Thành người trực tiếp hướng dẫn tác giả làm luận văn này

Xin cảm ơn Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trường Cao đẳng nghề Việt

Xô số 1, quý thầy cô, bạn bè, các đồng nghiệp cùng các anh chị và các bạn trong lớp cao học Sư phạm kỹ thuật khóa 2012A đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cộng tác, động viên, chia sẻ để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Do trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đinh Thị Thanh Tâm

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những gì mà tôi viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu

và nghiên cứu của bản thân Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể

Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở trên đây

Học viên

Đinh Thị Thanh Tâm

Trang 7

Kỹ thuật sốPhương tiện dạy họcPhần mềm mô phỏngSinh viên

Thực nghiệm

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã khẳng định: “

Điều đó khẳng định muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải đổi mới cách

dạy, cách thi cử, cách đánh giá chất lượng học tập Cùng với nhiều yếu tố khác,

phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm là một " " quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có trình độ

cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhưng đổi mới, lựa

chọn cách dạy, cách thi như thế nào cho phù hợp với xu thế hiện nay là điều không

dễ Bởi nó không chỉ liên quan đến lề lối và tác phong làm việc của đội ngũ giáo

viên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện, môi trường cần thiết phục vụ cho

công cuộc đổi mới đó

Triết học Mác nói rằng “

” Plượng và chất này hoàn toàn đúng trong các hoạt động giáo dục Sự tăng về khối

lượng kiến thức ngày nay nhất thiết phải kéo theo sự thay đổi về chất tri thức của

con người C Mác viết: “

” Phương tiện dạy học là công cụ lao động của thầy và trò, nó cùng với thầy trò hợp thành một lực lượng sản xuất đặc biệt của xã hội Phương tiện dạy học như

thế nào thì tương ứng với phương pháp dạy học như thế Trong thời đại bùng nổ

thông tin và sự ra đời công nghệ thông tin, internet đã làm thay đổi triết lý giáo dục

– giáo dục dựa trên nền tảng tri thức, tương ứng với triết lý giáo dục mới là hình

thành phương pháp giáo dục mới

Trang 10

Trong thời gian gần đây, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng

; đang được tích cực hoá ở tất cả các cấp, các bậc học và được đa số giáo viên

hưởng ứng Tuy nhiên bên cạch đó không ít những giáo viên vẫn sử dụng phương

pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ

lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ Về cơ bản, phương pháp DH này

lấy hoạt động của người thầy là trung tâm Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo

dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH này là

là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò Thực hiện lối dạy này,

giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là sống, học sinh là ngưnghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo Với PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể,

là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo Giáo án dạy theo phương pháp này

được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống Do đặc điểm hàn lâm của

kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống,

tính logic cao Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền

thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến

thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng

hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế

Trong quá trình giảng dạy ở khoa Điện Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số -

1 tôi nhận thấy giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như sử

dụng phấn bảng là chủ yếu, ít quan tâm đến việc sử dụng phương tiện và đổi mới

phương pháp dạy học để qua đó tác động tích cực đến phương pháp tiếp thu kiến

thức góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và môn Kỹ thuật số nói

riêng

Môn học kỹ thuật số đòi hỏi tính chính xác và logic, và cũng phải sử dụng

nhiều hình vẽ minh hoạ Nên việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như

phấn bảng sẽ gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả Bên cạnh đó với sự trợ giúp

công nghệ thông tin ngày càng có nhiều các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và mô

phỏng Nên việc Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực iảng dạy môn g

Trang 11

Kỹ thuật số nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của nh viên khoa si

Điện – Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 là rất cần thiết để nâng cao chất

lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH HĐH đất nước.-

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Xây dựng cơ sở lý luận và sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong

giảng dạy môn Kỹ thuật số, nhằm phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của sinh

viên, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Kỹ thuật số cho sinh viên

3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

* Khách thể nghiên cứu

Sinh viên khoa Điện trường Cao Đẳng Nghề Việt Xô số 1 trong quá trình

học môn Kỹ thuật số

* Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động của sinh viên trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học tích

cực nhằm bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên hệ thực tế

* Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các yếu tố của

phương pháp dạy học có thể giúp sinh viên bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên

cứu và liên hệ thực tế trong quá trình dạy môn Kỹ thuật số cho sinh viên khoa Điện

trường Cao Đẳng Nghề Việt Xô số 1

4 GI Ả THUYẾT KHOA HỌC

Việc tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng tích cực giúp sinh viên tự tìm

hiểu kiến thức và giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tế trong dạy học môn

sẽ góp phần hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên h

thực tế của sinh viên

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Xây dựng cơ sở lý luận áp dụng phương pháp dạy học tích cực khi dạy

môn cho sinh viên Cao Đẳng Nghề chuyên ngành điện

- Phân tích đề cương, chương trình, nội dung,… những hạn chế trong việc

dạy học môn : ở Trường Cao Đẳng Nghề Việt Xô số 1 Từ phân tích

Trang 12

đó xây dựng các cơ sở căn cứ khoa học khẳng định tính tất yếu phải áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy môn :

- Nghiên cứu phần mềm mô phỏng trong dạy học môn Kỹ thuật số

- Xây dựng thử nghiệm một bài giảng mẫu (thiết kế mạch số ) môn Kỹ thuật

số theo phương pháp dạy học tích cực có sự trợ giúp của công nghệ thông tin giúp sinh viên tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- Biên soạn một số câu hỏi lý thuyết, câu hỏi liên quan thực tế và bài tập của

“Thiết kế mạch số” nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của sinh viên và giúp sinh viên liên kết được kiến thức đã học với những ứng dụng trong thực tế

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Nghiên cứu lý luận:

Đọc và tìm hiểu lý luận từ sách, báo, tạp chí, văn bản, nghị quyết để làm sáng tỏ quan điểm đề tài hướng dẫn sinh viên tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Kỹ thuật số

Nghiên cứu chương trình, tài liệu tham khảo, xác định nội dung các kiến thức mà sinh viên cần phải nắm vững từ những kiến thức đã học, để sinh viên có thể

tự tìm hiểu và có thể ứng dụng vào những lĩnh vực sâu rộng hơn

* Điều tra khảo sát:

Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và sinh viên trong khoa Lập phiếu điều tra khảo sát, phân tích kết quả khảo sát nhằm đánh giá sơ bộ tình hình dạy học môn Kỹ thuật số

* Thực nghiệm sư phạm:

Tiến hành giảng dạy thí điểm một lớp ngẫu nhiên theo phương án đã soạn thảo, nhằm khẳng định tính khả thi của việc lựa chọn phương pháp dạy học, các biện pháp sư phạm đã sử dụng với mục đích bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của sinh viên

So sánh, phân tích kết quả học tập và hoạt động học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Lớp không giảng dạy theo phương án đã soạn) để đánh giá thực nghiệm sư phạm, từ đó rút ra kết luận của đề tài

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

VẬN DỤNG PP DHTC VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN KTS

1.1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Trên thế giới

Quá trình dạy học gồm hai mặt quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy của giáo viên

và hoạt động học của học sinh Trong lí luận dạy học có những quan niệm khác nhau về vai trò của GV và vai trò của HS nhưng tựu chung lại có hai hướng: hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của Giáo Viên (lấy GV làm Trung Tâm- GVTT) hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của Học Sinh (lấy HS làm Trung Tâm - HSTT)

Những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học GVTT sang dạy học HSTT Đây là một xu hướng tất yếu, có lí do lịch sử

Trong lịch sử giáo dục, ở thời kì chưa hình thành tổ chức nhà trường, một

GV thường dạy cho một nhóm nhỏ HS, có thể chênh lệch nhau khá nhiều về lứa tuổi và trình độ Chẳng hạn thày đồ Nho ở nước ta thời kì phong kiến dạy trong cùng một lớp từ đứa trẻ mới bắt đầu học Tam tự kinh đến môn sinh đi thi tú tài cử nhân, trong kiểu dạy học này, ông thày bắt buộc phải coi trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò và cũng có điều kiện để thực hiện cách dạy thích hợp với mỗi HS, vai trò chủ động tích cực của người học được đề cao, tuy nhiên năng suất dạy học quá thấp

Từ khi xuất hiện tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều HS cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì GV khó có điều kiện chăm lo cho từng HS, giảng dạy cặn kẽ cho từng em Từ đó hình thành kiểu dạy học “thông báo đồng - loạt” GV quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và SGK, cố gắng làm cho mọi HS trong lớp hiểu và nhớ những lời thày giảng Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ Tình trạng này ngày nay càng phổ biến, đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy học, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối

Trang 14

với sản phẩm của giáo dục nhà trường Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS, thực hiện “dạy học phân hóa”, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân HS trong tập thể lớp Các phương pháp “dạy học tích cực”, “lấy người học làm trung tâm” đã ra đời trong bối cảnh đó Nhìn theo quan điểm lịch sử như đã phân tích ở trên thì đây là sự trả lại vị trí vốn có

từ thủa ban đầu cho người học Trong quá trình giáo dục dạy học, người học vừa -

là đối tượng vừa là chủ thể Thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo của GV, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình, không ai làm thay cho mình được Nếu có một giai đoạn nào đó trong lịch sử giáo dục người ta đã không đặt đúng vị trí phải có của người học thì nay phải đặt lại cho đúng với quy luật của quá trình giáo dục

Tư tưởng nhấn mạnh vai tích cực chủ động của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu, ở thế kỉ XVII, A.Kômenski đã viết:

Cũng từ lâu trong giáo dục đã xuất hiện các thuật ngữ “sự tự giáo dục”,

“người tự giáo dục” Ở nước ta, vấn đề phát huy tích cực chủ động của HS nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 1960 Khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” cũng đã đi vào các trường sư phạm từ thời điểm đó Tuy nhiên, thuật ngữ “dạy học lấy người học làm trung tâm” (dạy học tập trung vào người học) chỉ mới xuất hiện

và được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây Theo K.Barry và King (1993), đặt cơ sở cho HSTT là những công trình của John Dewey (Experience and education, 1938) và Carl Rogers (Freedom to learn, 1986) Các tác giả này đề cao nhu cầu, lợi ích của người học, đề xuất việc để cho người học lựa chọn nội dung học tập, được tự lực tìm tòi nghiên cứu Theo hướng đó, bên cạnh xu hướng truyền thống thiết kế chương trình giảng dạy lấy logic nội dung môn học làm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kế chương trình học tập lấy nhu cầu, lợi ích của người học làm trung tâm

Trang 15

Từ lĩnh vực dạy học, tư tưởng HSTT được mở rộng sang lĩnh vực giáo dục

nói chung Trong “thuật ngữ giáo dục người lớn” do Unesco xuất bản năm 1979

bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha đã dùng thuật ngữ “giáo dục căn cứ vào

người học”, “giáo dục tập trung vào người học” với định nghĩa là

xác địncủa người học và n

Trên sách báo có người quan niệm HSTT như một tư tưởng, một quan điểm,

một cách tiếp cận quá trình dạy học R.R.Singh (1991) cho rằng tư tưởng này đặc

biệt nhấn mạnh vai trò của người học, hoạt động học Người học được đặt ở vị trí

trung tâm của hệ giáo dục, vừa là mục đích lại vừa là chủ thể của quá trình học tập

Vì nhấn mạnh điều này, tác giả đề nghị thay thuật ngữ “quá trình dạy học lấy người

học làm trung tâm” bằng “quá trình học tập do người học điều khiển” Tác giả đã

viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quá trình học tập để cho tiềm năng của mỗi cá

nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách thức chủ yếu đối với giáo dục”

Cũng có người hiểu HSTT ở tầm phương pháp, R.C Sharma (1988) viết:

“Trong phương pháp dạy học HSTT, toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu

cầu, khả năng, lợi ích của HS Mục đích là phát triển ở HS kĩ năng và năng lực độc

lập học tập và giải quyết các vấn đề… Vai trò của GV là tạo ra những tình huống để

phát triển vấn đề, giúp HS nhận biết vấn đề, lập giả thuyết, làm sáng tỏ và thử

nghiệm các giả thuyết, rút ra kết luận”

Không nên xem dạy học HSTT như một phương pháp dạy học, đặt ngang tầm với

các phương pháp dạy học đã có, mà nên quan niệm nó như là một tư tưởng, một

quan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức

và đánh giá hiệu quả dạy học, như sẽ phân tích ở phần thứ hai của bài viết này

Hiện nay, trong ngành giáo dục nước ta vấn đề phát huy tích cực chủ động sáng tạo

của người học được mọi người nhất trí nhưng vấn đề HSTT chưa phải là đã được

mọi người chấp nhận và được quan niệm một cách thống nhất Có người phản đối vì

cho rằng cách dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt không thành công, có thể gây ra sự

Trang 16

hiểu lầm Có người không chấp nhận vị trí trung tâm của người học trong hoạt động dạy học vì e rằng sẽ hạ thấp vai trò của GV, tạo ra sự “đổi ngôi” trong nhà trường Cũng có người cho rằng HSTT là một lí thuyết giáo dục đã lỗi thời, thậm chí đã bị bác bỏ tại chính nơi sản sinh ra nó…

Trên thực tế, trong giai đoạn phát triển ban đầu, tư tưởng HSTT cũng đã từng

có những lệch lạc bị phê phán như quá đề cao hứng thú cá nhân HS, coi đó là động lực quan trọng nhất của quá trình học tập, hoặc quan niệm quá khích rằng nhà trường phải dạy những gì HS cần chứ không phải dạy những gì nhà trường có

Không nên vì những lệch lạc đó mà từ chối chấp nhận tư tưởng HSTT Bản thân thuật ngữ “giáo dục học” (Pedagogics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp paidos có nghĩa là trẻ em) Từ đầu, giáo dục học (sư phạm học) đã được hiểu là nghệ thuật giáo dục trẻ em Vậy thì trẻ em là đối tượng, là trung tâm của hoạt động dạy học –giáo dục có gì là trái với chức năng cơ bản của giáo dục ? Phong trào thi đua “học tốt, dạy tốt” trong ngành giáo dục nước ta đã sản sinh ra một khẩu hiệu nổi tiếng:

“Tất cả vì HS thân yêu!” Phải chăng khẩu hiệu này cũng đã xem HS là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường? Chẳng lẽ khẩu hiệu đó đã từng gây ra nhận thức sai lầm về vị trí, vai trò của GV vì đã quá đề cao HS ?

Thực hiện HSTT không những không hạ thấp vai trò của GV mà trái lại đòi hỏi GV phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp S.Rassekh (1987) viết:

Giáo dục nhà trường là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của GV Nhưng xã hội lập ra nhà trường trước hết là

Trang 17

vì lợi ích học tập của HS chứ không phải vì lợi ích hành nghề của GV Nhà trường

tồn tại là vì trẻ em, nhưng suy cho cùng cũng là vì lợi ích của xã hội

Lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội vẫn luôn luôn là một vấn đề của mục tiêu

giáo dục Trong mấy thập kỉ qua đã từng xuất hiện hai xu hướng trái ngược nhau:

hoặc quá đề cao lợi ích cá nhân người học, không nhận thức đầy đủ một chức năng

cơ bản của giáo dục nhà trường là chuẩn bị lớp người kế tục nhiệm vụ phát triển xã

hội, hoặc ngược lại, quá đề cao lợi ích xã hội chưa đặt đúng mức vấn đề phát triển

nhân cách của mỗi cá nhân Hai xu hướng cực đoan này đã được thực tiễn điều

chỉnh theo hướng tạo nên sự phối hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội

Để giúp học sinh nhanh chóng thích ứng và sớm góp phần phát triển đời

sống xã hội, người ta thấy chăm lo

Theo hướng đó đã ra đời ctập hợp tác và hình thành quan điểm “dạy học lấy xã hội làm trung tâm”

Việc phát triển các phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác không chỉ

còn có ý nghĩa ngay trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho các

em đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước sau này, cũng như chuẩn bị cho tiền

đồ của chính các em

1.1.2 Ở trong nước

Ở nước ta, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, dạy học tích cực đã bắt đầu

được đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong giáo dục học Tâm lý học,

phương pháp giảng dạy bộ môn trong các trường THPT đã đề xuất tư tưởng

“phương pháp giáo dục tích cực” Với khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá

trình tự đào tạo”

Năm 1979, tập thể cán bộ trung tâm thực nghiệm giáo dục phổ thông Giảng

Võ – Hà Nội (trung tâm công nghệ giáo dục) đã nghiên cứu đề tài cấp nhà nước với

tên gọi: Mô hình nhà trường mới theo khả năng phát triển tối ưu của trẻ em Việt

Nam hiện đại Đề tài do GS TSKH Hồ Ngọc Đại, giám đốc trung tâm làm chủ đề

tài Nhân vật trung tâm của mô hình nhà trường này là trẻ em Toàn bộ hoạt động

Trang 18

giáo dục là xuất phát từ trẻ em Bằng hoạt động của mình, theo quy trình công nghệ, mỗi trẻ em tự làm ra sản phẩm giáo dục tức là tự sinh thành ra mình với sự giúp đỡ của thầy giáo.

Công trình nghiên cức khoa học đã được hội đồng khoa học nghiệm thu và đánh giá kết quả tốt Như vậy, bằng quá trình tổ chức dạy học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm, đã được thực hiện trong nhà trường thực nghiệm

Nghị quyết IV của ban chấp hành TW khoá VII đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài: “Một phương pháp cực kỳ quý báu” đăng trên báo nhân dân ngày 18/ 11/ 1994 viết: Phương pháp dạy học mà các đồng chí nêu ra, nói gọn lại là lấy người học làm trung tâm Người ta phải đặt ra những câu hỏi, đưa ra câu chuyện có tính hấp dẫn, khêu gợi, đòi hỏi người nghe, người đọc, dẫu là người suy nghĩ kém cỏi cũng phải chịu khó suy nghĩ, tìm tòi PPDH tích cực này có khả năng phát triển được những năng lực đang ngủ yên ở mỗi con người

Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT) trong bài: “Cách mạng về

PP sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới” đăng trên tạp chí nghiên cứu giáo dục số 1/ 1995 viết: “Muốn đào tạo được con người khi bước vào đời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo Người học tích cực học bằng hành động của mình Người học tự tìm hiểu, phân tích, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề, khám phá ra cái chưa biết Nhiệm vụ của người thầy là chuẩn bị cho học sinh thật nhiều tình huống chứ không phải là nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu óc học sinh”

Nguyễn Kỳ [7] đã đưa ra những cơ sở lý luận về PP DHTC Tác giả cũng chỉ

rõ quá trình tự học là quá trình tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh dưới sự hướng dẫn, tổ chức, trọng tài của thầy Trong bài: “PP giáo dục tích cực

Trang 19

đăng trên tạp chí NCGD(nghiên cứu giáo dục) số 7/ 1993, Nguyễn Kỳ chỉ rõ: trẻ em

là chủ thể học tích cực bằng hành động của chính mình Lớp học là cộng đồng các chủ thể Thầy giáo tự nguyện bỏ vai trò chủ thể, trở thành người thiết kế, tổ chức, trọng tài, cố vấn

Cũng theo Nguyễn Kỳ [9 t], ác giả đã thực nghiệm thành công và có hiệu quả

PP này ở trường tiểu học Lê Văn Tám (Hà Nội) Trong cuốn sách này tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa thầy và trò trong nhà trường Đó là mối quan hệ thầy – lớp – trò Tác giả Trần Bá Hoành [4], [5], [6] nêu rõ: Thế nào là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thế nào là phương pháp tích cực, thế nào là phương pháp hợp tác Tác giả chỉ rõ những đặc trưng của PPTC Nguyễn Ngọc Bảo [1] cũng đã đưa ra quan niệm học là hoạt động tích cực, tự lực và là trung tâm của quá trình dạy học và đã nêu lên các phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh

1.2 ĐẶC TRƯNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

1.2.1 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

Theo các nhà giáo dục học Việt Nam: PP DHTC là các phương pháp được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong học tập của người học dưới vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên

Về thuật ngữ PP DHTC theo quan điểm của Trần Bá Hoành[5] Thật ra đây

là thuật ngữ trong tiếng Việt dùng để chỉ: “những PPDH theo hướng phát huy tính tích, chủ động, sáng tạo của người học” Trong tiếng Anh người ta không dùng PP dạy tích cực (active teaching methods) mà chỉ dùng thuật ngữ “dạy và học tích cực” (active tearching and learning) hay “học tập tích cực” (active learning).Từ “dạy” và

“học” ở đây hàm nghĩa là các hoạt động hay các quá trình thực hiện bởi người dạy hay người học

PP DHTC là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước, chủ đạo những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học “Tích cực” trong PP DHTC được dùng với nghĩa hoạt động, chủ động, trái với nghĩa hoạt động, chủ động chứ không theo nghĩa trái với tiêu cực

Trang 20

PP DHTC hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.

Như vậy muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Rõ ràng, cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò ảnh hưởng tới cách dạy của thầy Có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, cũng có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PP DHTC nhưng thất bại, vì học sinh chưa thích ứng được, vì vẫn có thói quen học tập thụ động Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp tới cao Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa hoạt động dạy

và học thì mới thành công Vì thế mà người ta dùng thuật ngữ: “dạy học tích cực”, phân biệt với “dạy học thụ động” Thuật ngữ rút gọn PP DHTC hàm chứa phương pháp dạy và phương pháp học

1.2.2 Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực

- PP DHTC là hệ thống phương pháp, trong đó phương pháp tự học là trung tâm chỉ đạo, có tác dụng gắn bó các phương pháp khác thành một hệ thống toàn vẹn

- PP DHTC có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học Người học được đặt vào tình huống có vấn đề trong đó có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tức là trong trạng thái có nhu cầu bức thiết muốn giải quyết bằng được mâu thuẫn đó Qua việc giải quyết vấn đề, người học lĩnh hội kiến thức một cách tự giác và tích cực, trong đó có niềm vui của sự nhận thức sáng tạo

- PP DHTC có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học mà trong đó tư duy độc lập sáng tạo vừa là phương tiện vừa là mục đích của quá trình dạy học

- PP DHTC có yêu cầu cao đối với người dạy và người học

- PP DHTC giúp học sinh nắm chắc kiến thức, nhớ lâu, đảm bảo sự cá thể hoá, tập trung vào người học

Trang 21

- PP DHTC có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, nhiều dạng bài học ở những mức độ khác nhau.

1.2.3 Bản chất của PP DHTC

Bản chất của quá trình DHTC là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, quá trình truyền thụ kiến thức của thầy thành quá trình tự học của sinh viên Giáo viên tạo nên những tình huống có vấn đề sinh viên chấp nhận các tình huống

đó là cần thiết, sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu, chủ động hợp tác dưới sự tổ chức, điều khiển, cố vấn của thầy để tìm ra kiến thức mới

1.2.4 Quan điểm về dạy học tích cực và phương pháp dạy học tích cực

Bản chất của dạy học tích cực là đề cao chủ thể nhận thức, chính là phát huy tính tự giác, chủ động của người học Tích cực là một nét quan trọng của tính cách, theo Kharlanôp: “tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động,

tự giác , có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sang kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng chúng vào học tập và thực tiễn” Như vậy tích là một đức tính quý báu rất cần thiết cho mọi quá trình nhận thức, là nhân tố quan trọng tạo nên hiệu quả dạy học

Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, độc lập, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học Phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng

cơ bản là:

- Người học tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tòi, khám phá nội dung học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình, đề xuất các ý tưởng sang tạo và tự nguyện trình bày, diễn đạt các ý kiến của mình Theo lí thuyết kiến tạo, phương pháp dạy học tích cực chính là giúp cho

“người học tự xây dựng những cấu trúc trí tuệ riêng cho mình về những tài liệu học tập, lựa chọn những thông tin phù hợp, giải nghĩa thông tin dựa trên vốn kiến thức

đã có và nhu cầu hiện tại, bổ xung thêm những thông tin cần thiết để tìm ra ý nghĩa của tài liệu mới” (Shuell, 1993) , người học chính là chủ thể của quá trình nhận thức

Trang 22

- Người dạy: linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để người học tham gia vfa làm chủ hoạt động nhận thức Người dạy xây dựng được những môi trường có khả năng thúc đẩy người học tự điều khiển hoạt động học tập, cung cấp những nhiệm vụ học tập có mức độ phù hợp với từng HS, tạo điều kiện cho từng HS được phép lựa chọn, tự lập kế hoạch, tự đưa ra mục đích hoạt động, tự mình hoặc hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhận xét, đánh giá kết quả học tập của bản thân Người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn qua trình nhận thức.

- Nội dung bài dạy không đi sâu vào từng chi tiết cụ thể mà sắp xếp thành các vấn đề lien kết hoặc sắp xếp theo nguyên lí cơ chế để kích thích tư duy và tính chủ động sáng tạo trong cách giải quyết các vấn đề của người học

Trong luật giáo dục nước ta, điều 36b cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát huy tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học ở đại học chính là thực hiện luật giáo dục

1.2.5 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của sinh viên

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học đối tượng của hoạt động -

"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" được cuốn hút vào các hoạt động - học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình,

từ đó vừa nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo

Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng sinh viên biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng

Trang 23

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa -

học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu óc -

học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho học sinh

phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được

chú trọng

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện cho người học có được

họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ

được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến

, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học

ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên

1.2.6 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của sinh viên không thể

đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự

phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học

được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập

Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng

lớn Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng

yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi sinh viên

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được

hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp

thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến

mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên

một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của

người thầy giáo

Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong

Trang 24

nhóm nhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho sinh viên

1.2.7 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên được tham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh

Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế

Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn

để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học

Trang 25

Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng

vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người

các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lựchiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ

theo yêu cầu của chương trình Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có

vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công

sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên

lớp với vai trò là người

động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh Giáo viên phải có trình độ

chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn

các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên

1.3 NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PP DHTC

1.3.1 Những rào cản của việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực

phải công nhận rằng việc dạy học theo phương pháp lấy người dạy làm trung

tâm đơn giản hơn nhiều so với lấy người học làm trung tâm, đòi hỏi người dạy ít

đầu tư thời gian và trí tuệ hơn và hoạt động dạy học cũng đơn điệu hơn rất nhiều

Một giáo viên có thể đầu tư một lần duy nhất vào tài liệu giảng dạy (giáo trình,

hoặc hiện đại hơn một chút là powerpoint) là họ có thể tái sử dụng trong nhiều

năm theo mô hình định sẵn Việc dạy học trở nên đơn giản cho những năm tiếp

theo đến mức họ có thể sử dụng mô hình đọc chép hoặc thuyết giảng những cái

mà học sinh có thể đọc từ tài liệu đã soạn sẵn của giáo viên

Một lý dđổi là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi giáo viên sở hữu

nhiều kỹ năng sư phạm hơn Như chúng ta đã biết, dạy học lấy người học làm trung

tâm cho phép tương tác nhiều hơn giữa người dạy và người học và giữa những

người học với nhau, có thể gây ra những tranh cãi thú vị trong lớp học Ở đây người

dạy còn đóng vai trọng tài trong những cuộc tranh luận này Và để làm trọng tài cho

những cuộc tranh luận khoa học, người dạy cần có kỹ năng phán xét, đưa ra kết luận

Trang 26

mà cả hai phía tranh luận đều nể phục Người dạy cần có kỹ năng định hướng cho

các cuộc tranh luận Bên cạnh đó phương pháp này còn đòi hỏi người dạy phải thật

sáng tạo trong việc tổ chức lớp học hay nghĩ ra hoạt động lớp học cho thích hợp với

đặc trưng của từng môn học

Rất nhiều giáo viên hiện nay mang tâm lý có trách nhiệm thuyết giảng 100%

nội dung cho sinh viên Hình ảnh giáo viên cố níu kéo thêm ít phút sau khi chuông

reo để nói cho hết chương, hết bài rất phổ biến trong trường học của chúng ta Bởi

vì giáo viên của ta chưa quen với việc đẩy trách nhiệm đọc giáo trình sang cho sinh

viên Trách nhiệm của người học là đọc để tự tìm đến tri thức Trách nhiệm của

người dạy là hướng dẫn, định hướng cho họ con đường tìm đến tri thức Cũng cần

phải nói thêm, điều này có liên quan mật thiết đến cách đánh giá giáo viên của

chúng ta Hiện nay chúng ta đánh giá giáo viên trên lượng chứ không phải chất, hay

nói cách khác, chúng ta quản lý giáo viên trên thước đo nội dung Một giáo viên

được xem là hoàn thành nghĩa vụ cơ bản nếu cô/thầy đó bảo đảm đúng tiết dạy, đủ

nội dung Chính cái áp lực này khiến giáo viên không dám bỏ thuyết giảng dù chỉ 1

trang Chúng ta cần thay đổi cách đánh giá từ lượng sang chất, chú trọng nhiều vào

phương pháp tổ chức lớp học hơn là nội dung lớp học

Phương pháp dạy học mới đòi hỏi người thầy phải:

- Hiểu sâu sắc nội dung lý thuyết

- Từng trải trong vận dụng thực tiễn hoặc ít nhất cũng từng học hỏi người

khác vận dụng như thế nào

- Phải hy sinh tâm lực và thời gian để dàn dựng bài giảng, tìm ra những câu

hỏi tinh tế, những đề tài thảo luận hấp dẫn, lôi kéo người học vào tư duy tích cực

Trong quá trình dạy học người học vừa là đối tưcủa hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học Thông qua hoạt động

học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính

mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay

cho mình được Vì vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học,

không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế

Trang 27

1.3.2 Những quan niệm sai lầm

- Quan niệm sai lầm thứ nhất là:

Nếu thầy giỏi về kiến thức chuyên môn thì thầy sẽ dạy giỏi Về sự quan

trọng của kiến thức chuyên môn thì chúng ta không ai có thể phủ nhận được Nhưng

chúng ta cũng nên hiểu rõ rằng, kiến thức chuyên môn mới chỉ là điều kiện cần để

giảng dạy giỏi chứ không phải là điều kiện đủ

: Thầy kém chuyên môn thì không thể dạy giỏi nhưng Thầy giỏi chuyên môn thì chưa chắc đã dạy giỏi

- Quan niệm sai lầm thứ hai là:

Thầy chỉ cần dạy cho sinh viên về nội dung chuyên môn càng nhiều càng tốt Ngoài ra

không cần gì nữa!

Quan niệm này trong thế giới hiện đại hết sức không đầy đủ Chúng ta biết rằng,

kiến thức của nhân loại nói chung và trong mỗi ngành khoa học nói riêng là rất nhiều,

nếu như không nói là vô cùng Quan niệm này dẫn đến việc thầy giáo bị một sức ép là

cần dạy một khối lượng nội dung lớn, trong khi số tiết học dành cho môn học không

được tăng thêm Điều này giải thích tại sao khi xây dựng chương trình, ngành nào cũng

kêu rằng số tiết dành cho môn học của mình quá ít Nhà sư phạm Lagowski cho rằng:

Nếu quan niệm dạy học là dạy kiến thức cần cho sinh viên khi ra trường thì làm sao nhà

trường có thể dạy đủ dù chỉ 50% - 60% kiến thức cần thiết cho một sinh viên làm việc

trong 35 – 38 năm

-Quan niệm sai lầm thứ ba là:

Người dạy giỏi là người có khả năng bẩm sinh Quan niệm này dẫn tới phủ nhận

việc cải tiến phương pháp dạy nói chung và khả năng cải tiến phương pháp giảng dạy

của những giáo viên dạy yếu

1.3.3 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của nhà trường không đủ để cả thầy và trò phát huy tính sáng

tạo, chủ động Nếu thầy chỉ đặt vấn đề và gợi ý cách giải quyết, còn lại trò phải tự

đọc, tự làm việc để chiếm lĩnh kiến thức thì rất nhiều trường không có thư viện đủ

lớn và đủ tài liệu để học viên vào tham khảo Mạng Internet nơi có nơi không, trình

Trang 28

độ tiếng Anh của thầy và trò hiện nay còn rất “khiêm tốn”, có vào được mạng Internet cũng chưa biết khai phá dữ liệu

Bên cạnh đó, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là các phòng học đa phương tiện, các thiết bị nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng của giáo viên ở nhiều trường học đã khiến cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để, sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền chậm

1.3.4 Cơ chế

Cơ chế hiện nay không khuyến khích việc dạy và học theo kiểu lấy người học làm trung tâm Học sinh phổ thông thì chỉ có một bộ SGK, sinh viên ĐH thì chỉ học một bộ giáo trình chuẩn cùng đề cương đã được phê duyệt, nội dung thi nằm trong đề cương, nên không ai muốn tham khảo các tài liệu khác Nếu tham khảo nhiều tài liệu, nhưng khi thi chẳng may lệch tủ, điểm thấp thì có thể mất học bổng, học bạ điểm thấp ra trường khó kiếm việc làm

Quy mô đào tạo phát triển quá nhanh khiến chúng ta phải thực hiện những cải cách về quy mô tổ chức trường, quy trình đào tạo, quy chế kiểm tra, thi cử, công nhận tốt nghiệp…

Điều đó dẫn đến những khó khăn sau:

- Các nhà quản lý bận rộn tìm cách tăng nguồn lực để cải tạo cơ sở vật chất

đã quá hạn chế và lạc hậu so với nhu cầu, nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình mới về tổ chức Nhà trường…

- Các cán bộ quản lý ở Khoa và Bộ môn bận với việc tổ chức, xây dựng chương trình, viết giáo trình, phân công giảng dạy… khi số lượng sinh viên tăng mạnh

- Các cán bộ giảng dạy đại đa số quá tải với số giờ lên lớp ở rất nhiều hệ (cao đẳng, đại học, sau đại học, chính quy, tại chức, từ xa…) của trường mình và các trường đại học dân lập, tại chức ở các địa phương

Trang 29

Để chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy hiện tại qua một phương pháp giảng dạy hoàn toàn mới, hiện nay chỉ thấy cấp trên gửi các văn bản hướng dẫn, nói suông, chưa khuyến khích giáo viên tự mình tìm hiểu về phương pháp giảng dạy mới, thực hiện phương pháp dạy học tích cực trong dạy học ở đại học chính là thực hiện luật Giáo dục.

Trong phần trên đã phân tích những khó khăn khi áp dụng PP DHTC, đây chính là những sở cứ khoa học để đưa ra các điều kiện để sử dụng PP DHTC được trình bày ở phần tiếp theo

1.4.2 Muốn sử dụng PP DHTC, người dạy phải là giáo viên tích cực

Muốn đổi mới phương pháp giáo dục theo DHTC người giảng viên phải đổi mới tư duy về công việc dạy học và luôn luôn cập nhật thông tin để nâng cao kiến

Trang 30

thức, thuần thục các kỹ năng truyền thụ qua những bài giảng Bồi dưỡng những năng lực dạy học theo phương pháp mới, nhận thức đúng đắn về đổi mới dạy học để đáp ứng những yêu cầu của việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại Một giảng viên ở ĐH trong thời đại ICT là: "Phải làm chủ được môi trường ICT" Ví dụ xây dựng phòng thí nghiệm ảo, phòng thực hành ảo, giáo trình điện tử Biết khai thác phần mềm, các thông tin khác từ mạng để thiết kế bài giảng điện tử Biết quản lý khai thác mạng viễn thông Trong lĩnh vực ICT, do tiến bộ ICT quá nhanh, nếu giảng viên nào chỉ "trung thành" với giáo trình môn học sẽ không bắt kịp với công nghệ mới để đưa vào trong bài giảng thì kiến thức giảng dạy còn chậm hơn cả những truy cập của sinh viên trên mạng

Một thời gian trước đây, sách vở, tài liệu thiếu thốn, chỉ có thầy mới có, thậm chí sách cũng không đủ, do thầy tự viết lấy Cách dạy học “đọc chép” sinh ra từ đó - Trong thời đại bùng nổ thông tin, cách dạy học “đọc chép” không còn chỗ đứng - Nếu tri thức đã có trong sách vở, mạng internet… trò có thể tự đọc Thầy hướng dẫn

HS học, có giảng giải gì thêm chứ nếu đọc lại tài liệu thì chỉ mất thì giờ Nếu thầy muốn chốt lại điều gì, cũng chỉ nên nêu ý chính, trò có thể tự ghi theo cách hiểu của mình Còn thầy cứ nhẩn nha đọc, đọc luôn cả dấu chấm câu, rồi trò chép lại y nguyên, thì sẽ lợi bất cập hại Hoặc thầy chép lên bảng, hay chiếu lên màn hình, rồi trò chép lại cũng thế Làm thế, học trò sẽ thui chột về tư duy, không hình thành được

kĩ năng trình bày, diễn đạt, may ra có được một tấm bằng vô giá trị

Giáo viên phải nắm vững tính khoa học và nghệ thuật của việc DHTC để dạy cho sinh viên có được các bậc nhận thức, bậc cảm nhận hay bậc kỹ năng cao Giáo viên luôn tìm cái mới để truyền nhiệt huyết cho bài giảng Người thầy giỏi là người biết giới thiệu một vấn đề khó hiểu thành dễ hiểu và phải phát huy tính chủ động của sinh viên

Giáo viên-

Giảng viên phải tạo bầu không khí trong lớp học luôn sống động, luôn khích

lệ người học cùng tham gia thảo luận, thậm chí có thể để người học cùng tranh luận với thầy trong môi trường mà người học luôn khao khát được biết, khám phá cái

Trang 31

mới và được ứng dụng cái mới Người thầy hướng dẫn sinh viên học theo phương pháp DHTC phải như là người nghệ sĩ trên bục giảng để "truyền lửa" nhiệt tình cho sinh viên Muốn hấp dẫn sinh viên phải hấp dẫn chính mình trước Người thầy phải chủ động hướng dẫn sinh viên thảo luận sôi nổi, sao cho việc học trở nên hấp dẫn thoải mái giống như một buổi tọa đàm về nghệ thuật, lúc đó việc tiếp thu sẽ trở nên

tự nhiên nhẹ nhàng khác hẳn với cách dạy nhồi nhét kiến thức trước đây

Giảng viên đại học ngày nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ sinh viên tìm kiếm thông tin Do có sự thay đổi đó nên có ý kiến hạ thấp vai trò của người thầy và cho rằng ngày nay chương trình đào tạo là yếu tố quyết định nhất đối với chất lượng đại học Nếu quan niệm như vậy thì khi copy chương trình đào tạo của một trường ICT nổi tiếng ở nước ngoài rồi đưa vào Việt Nam mà không có thầy ICT giỏi để triển khai thì làm sao thực hiện được chương trình đó và liệu có thể nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc đại học không? Các nước tiên tiến đặt tất cả uy tín, danh tiếng của một đại học vào việc xây dựng một đội ngũ giảng dạy có chất lượng, trình độ cao Chỉ cần biết có bao nhiêu giáo sư nổi tiếng dạy ở một trường là đủ đánh giá trường đó chất lượng như thế nào, vì có nhiều thầy giỏi thì mới có chương trình đào tạo tốt Nếu không có thầy giỏi thì dẫu chương trình đào tạo hay bao nhiêu, cơ sở vật chất, phương tiện ICT, mạng internet của trường có hiện đại mấy cũng không thể có chất lượng đào tạo tốt Ngành ICT là một ngành đặc trưng cho kinh tế tri thức với tốc độ thay đổi rất nhanh, trách nhiệm của nhà trường, của người thầy là đào tạo sinh viên khi ra trường có thể thích ứng với sự thay đổi này

1.4.3 Thay đổi cách kiểm tra đánh giá

Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong qúa trình giáo dục Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một qúa trình giáo dục

Đánh giá kết quả học tập là qúa trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của

Trang 32

tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn.

Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực

Thống nhất với quan điểm đổi mới đánh giá như trên việc kiểm tra, đánh giá

sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp, cấp Các câu hỏi bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu được xác định

- Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh, bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả qúa trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm Điều này đòi hỏi giáo viên bộ môn đầu tư nhiều công sức hơn cũng như công tâm hơn Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và giám sát hoạt động này

- Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn mặt bằng về nội dung học - vấn dành cho mọi sinh viên và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho sinh viên có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn

1.5 CƠ SỞ KHOA HỌC KHI ÁP DỤNG PP DHTC VÀO DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT SỐ

1.5.1 Cơ sở khoa học chung

- Trong bối cảnh công nghệ dạy học ngày càng có nhiều ứng dụng mới và lý luận/phương pháp giảng dạy đại học, cao đẳng không ngừng phát triển Do đó các

Trang 33

môn học kỹ thuật nói chung, kỹ thuật số nói riêng không thể giữ nguyên cách dạy truyền thống.

- Khối lượng tri thức ngày càng tăng, thời gian học không thay đổi, do đó phải chuyển từ cách dạy cung cấp kiến thức sang cách dạy giúp người học tự khám phá

Các hướng nghiên cứu cụ thể phải nhằm :

1 Đổi mới nhằm nâng cao khả năng độc lập suy nghĩ, học tích cực, sáng tạo, chủ động phát huy nội lực của người học, tự học của HS

2 Nâng cao năng lực xử lý tình huống của HS, rèn luyện năng lực thực hành nghề theo yêu cầu

3 Khai thác, tận dụng phương tiện dạy học hiện đại (CNTT) nhằm trực quan hóa nội dung, tạo nên sự tham gia tích cực của SV trong việc chiếm lĩnh tri thức

4 Biện pháp

+ Nâng cao nhận thức người dạy và người học Vị trí vai trò môn KTS

+ Hướng dẫn SV biết xây dựng kế hoạch tự học một cách có hiệu quả

1.5.2 Nội dung Môn học kỹ thuật số phù hợp cách dạy tích cực

+ KTS là môn học cơ sở cho các môn chuyên ngành : điện, điện tử, điều khiển tự động Là môn học hấp dẫn, tuy là môn học cơ sở nhưng nội dung môn học gần gũi với các phương tiện thiết bị của cuộc sống hiện đại mà bất cứ ai cũng thường xuyên sử dụng, như đồng hồ số, điều khiển thang máy, truyền hình số Đây là vẻ hấp dẫn bên ngoài của môn học, tuy là vẻ bên ngoài của môn học nhưng

nó là yếu tố thuận lợi để GV khai thác làm cho HS hứng thú khi học

Trang 34

+ Thiết bị thực hành KTS gọn nhẹ, phần lớn đảm bảo tính mỹ thuật, kỹ thuật

và dễ sử dụng Ngoài ra có rất nhiều phần mềm mô phỏng ảo rất hữu ích và tiện dụng Các bài thực hành nhằm kiểm chứng lý thuyết đã học, bước đầu giúp cho SV làm quen với các kỹ năng nghề điện tử, đây cũng là cơ hội để GV thiết kế các bài dạy kết hợp lý thuyết và thực hành giúp HS kiểm chứng để nắm chắc kiến thức hơn, nhờ đó hứng thú học tập của học sinh được nâng lên Trước đây việc dạy môn KTS thường tách lý thuyết và thực hành riêng biệt, nghĩa là sau khi học lý thuyết một thời gian HS mới được thực hành kiểm chứng Như vậy thời gian học lý thuyết

và thực hành về các nội dung này khá dài, kiến thức HS nắm chưa vững nên rất dễ quên Khi CNTT phát triển có thể kết hợp dạy lý thuyết và thực hành ngay trong một tiết học sẽ khắc phục nhược điểm trên

+ Nội dung KTS bao gồm cả phần lý thuyết toán logic, đại số boole nó chiếm một vị trí quan trọng và là cơ sở, nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của người học

+ KTS bao gồm cả lý thuyết và bài tập Tính ứng dụng thực tế cao, kiểu loại bài tập phong phú, đây là cơ sở giúp GV có thể triển khai sử dụng phương pháp dạy học mới : dạy học tương tác, dạy học theo dự án, chú trọng phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS Có điều kiện khuyến khích người học biết áp dụng tư duy sáng tạo, các kỹ năng giải quyết vấn đề và nội dung kiến thức đối với các kết quả, sản phẩm và các vấn đề liên quan đến thế giới thực Qua giải quyết vấn đề, người học thu được kiến thức mới, kỹ năng mới

+ KTS là môn cơ bản nhưng có nhiều ứng dụng ngay Có nhiều ví dụ có nội dung thực tế, ứng dụng thực tế , có nhiều ví dụ bài toán nhằm kích thích tính học tập cao của HS Bài tập KTS phong phú, có nhiều lời giải độc đáo

1.5.3 Một số phương pháp tích cực hóa người học có thể vận dụng vào dạy học môn KTS

Kết quả học tập tốt hay không tốt tuỳ thuộc vào tình huống dạy học do người dạy thiết kế và sự hướng dẫn của người dạy tốt hay không Trong quá trình tự kiến tạo tri thức rất cần đến sự giúp đỡ của người dạy Việc tổ chức dạy học môn KTS để sinh

Trang 35

viên học tập trong hoạt động theo phương án : xuất phát từ mối quan hệ giữa tri thức đã

có của người học và các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới Tuỳ thuộc vào cách tổ chức lựa chọn các tri thức tương thích

Muốn phát huy cách học tích cực, thì người dạy phải thể hiện khả năng tích cực trong cách tổ chức dạy học của mình Có thể thay đổi trình tự diễn đạt các kiến thức trong tiết học nhưng bảo đảm đủ nội dung và nêu rõ trọng tâm

Đa dạng hóa các hình thức học tập (cá nhân, cặp, nhóm, tổ ) sử dụng phù hợp và hiệu quả các phương pháp dạy học như đàm thoại, trực quan, thảo luận để phát huy tính tích cực và sự sáng tạo của người học, phát huy sự tương tác giữa thầy

và trò Mục đích đa dạng hóa sao cho để tạo HS suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn

GV có điều kiện thực hiện tương tác với người học để tạo lập môi trường tâm lý phù hợp, hình thành ở người học lòng say mê học tập, động cơ thúc đẩy từ bên trong, óc tò mò khoa học GV tạo niềm say mê hứng thú cho HS, khuyến khích

Sử dụng ICT (Information and Communication Technologies: công nghệ thông tin và truyền thông) tăng cường tương tác trên lớp : dùng máy chiếu đưa ra - các tình huống để SV thảo luận Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm, GV trình chiếu một câu, một đoạn nào đó trong giáo trình có nội dung liên quan bài giảng để tạo ra tình huống tương tác

Việc đề xuất và thực hiện một PP DHTC phải căn cứ vào những cơ sở khoa học phù hợp với thực tiễn dạy học các trường kỹ thuật nói chung và trường CĐN Việt Xô số 1 nói riêng Vận dụng cơ sở lý luận và đặc điểm tình hình của CĐN Việt

Trang 36

Xụ số 1, tỏc giả đó phõn tớch chương trỡnh mụn Kỹ thuật số và phõn loại thành 5 phương phỏp tớch cực Tuy theo nội dung cụ thể của từng chương, từng tiết học mà

sử dụng cỏc phương phỏp cho thớch hợp:

+ PMMP cú khả năng kớch thớch người học Thụng qua con đường mụ phỏng tỡm ra kiến thức mới bằng con đường nhận thức lý thuyết Thụng qua mụ phỏng người học tự rỳt ra những mối quan hệ, tự lĩnh hội kiến thức, khụng bị bắt buộc phải chấp nhận

+ PMMP mang tớnh chất động, cho phộp diễn tả liờn tục bản chất hiện tượng một cỏch trực quan sinh động Điều này giỳp người học nhận thức nhanh hơn, nhớ lõu hơn

+ Sử dụng PMMP trong giảng dạy sẽ giỳp người học thu nhận được tri thức bằng con đường nhận thức lý thuyết Quỏ trỡnh dạy học là quỏ trỡnh tương tỏc giữa người dạy và người học, dựa trờn những tri thức mà người học cần phải chiếm lĩnh

+ Ph-ơng pháp dạy học sử dụng PPMP cho phép chúng ta xác lập đ-ợc ph-ơng pháp học tập hiệu quả nhất cho ng-ời học và cũng dễ dàng lý giải các câu châm ngôn:

- Nếu tôi chỉ nghe thì tôi sẽ quên ngay,

- Nh-ng nếu tôi nhìn thì tôi sẽ nhớ,

- Còn nếu tôi thực hành thì tôi sẽ hiểu

“Nếu tôi chỉ nghe”, tức l¯ nghe gi°ng theo phơng pháp truyền thống, thầy

đọc trò ghi, học sinh rất dễ quên

“Nếu tôi nhìn”, tức l¯ nhìn trên m¯n hình xem các mô hình chuyên động nh thật quá trình vận hành của thiết bị sẽ giúp học sinh nhớ bài giảng lý thuyết Câu n¯y cũng giống nghĩa với câu châm ngôn “trăm nghe không bºng một thấy”

“Nếu tôi thực h¯nh”, tức l¯ cho phép sinh viên đợc “thực h¯nh” ngay trên các thiết bị °o” nh thật sẽ giúp sinh viên hiểu sâu sắc b°n chất vấn đề Điều n¯y ý

kiến cho rằng trí nhớ là quá trình tái hiện tích hợp của các giác quan

Trang 37

Do đặc thù trên, nên môn KTS được thực hiện trên các mạch số cụ thể, có nhiều phần mềm mô phỏng sẵn (hoặc có thể xây dựng) có điều kiện triển khai các PPDH mới ử dụng PM này trong giảng dạy giúp người học thu nhận được tri S

thức bằng con đường nhận thức lý thuyết

Bài tập nhận thức chính là các câu hỏi, các vấn đề nêu ra nhằm kích thích hoạt động tiếp nhận thông tin, xử lý và lưu trữ thông tin, cao hơn là các hoạt động tìm tòi khám phá kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của SV Các bài tập nhận thức

có hai dạng: nhỏ và lớn

Bài tập nhỏ có thể thực hiện ngay trong tiến trình dạy học của giáo viên trên lớp, đó là các vấn đề, các câu hỏi yêu cầu tiếp nhận và xử lý những thông tin đơn giản đã có sẵn, rèn luyện những kỹ năng thông dụng và đơn giản Các bài tập nhỏ thướng được thực hiện ở ngay tại lớp, các bài tập lớn thường được SV thực hiện ở ngoài lớp hoặc ở nhà với thời gian dài, ngắn tùy thuộc vào nội dung

Tự học, tự nghiên cứu là hình thức hoạt động của cá nhân người học nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng của môn học Hoạt động tự học, tự nghiên cứu do chính SV tiến hành ở trên lớp, ngoài lớp hoặc ở nhà Tự học có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, nhưng có tính độc lập cao, nó được coi là chìa khóa vàng của giáo dục trong thời đại tri thức nhân loại tăng lên như vũ bão ngày nay

Tự học thực chất là hoạt động độc lập của SV với các nguồn tri thức có sẵn như các tài liệu, giáo trình, các bản đồ, biểu đồ… dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên, SV tìm tòi, khám phá hoặc chọn lọc, bổ sung, hệ thống hóa các kiến thức cần nắm, rèn luyện một số kỹ năng nghề nghiệp cần thiết Tự học cá nhân thường được tiến hành trong các trường hợp: nội dung bài học tương đối đơn giản, nội dung

đã được trình bày khá rõ ràng trong giáo trình, các kĩ năng nghề nghiệp đã được giáo viên hướng dẫn

4

Theo mô hình giáo dục truyền thống : học sinh đến lớp nghe giảng, về nhà làm bài tập và tất cả học viên trong một lớp phải tuân theo lịch học chung Tùy theo

Trang 38

đặc điểm của nội dung môn học cụ thể, có thể sử dụng phương pháp DHTC theo

hướng: các em học sinh tự học qua các bài giảng điện tử và làm bài tập ở nhà theo

chỉ định của giáo viên, còn thời gian đến lớp giáo viên hướng dẫn thảo luận, giải bài

tập khó và giáo viên kiểm tra trình độ tiếp thu của người học để hướng dẫn nội dung

học tiếp Tức là hình thức tổ chức hoạt động dạy học thay đổi :

Phương thức này vẫn duy trì phương pháp dạy học truyền thống, thầy trò

giáp mặt nhau, nhưng nội dung kiến thức được tăng lên gấp nhiều lần Học sinh giỏi

có thể tự học theo tiến độ riêng với giới hạn cho phép tùy theo khả năng tiếp thu của

từng người, tức là đã từng bước thực hiện cá nhân hóa người học

5 X

Tự nghiên cứu cũng là những hoạt động độc lập của sinh viên, nhưng với các

nguồn tri thức có thể có sẵn, cũng có thể phải tìm kiếm hoặc phải điều tra, khảo sát

ngoài thực tế phổ thông Tự nghiên cứu, SV phải hoạt động nhiều hơn, sủ dụng

nhiều thao tác tư duy để tìm tòi, khám phá tri thức mới, học tập những kĩ năng mới

và sự hướng dẫn của giáo viên kĩ lưỡng hơn: hướng dẫn tìm nguồn tài liệu, hướng

dẫn điều tra, khảo sát thực tế ở các trường phổ thông, hướng dẫn cách thức khai

thác các nguồn tri thức, hướng dẫn cách xử lí và cách hệ thống thông tin…Việc tự

nghiên cứu thường được tiến hành ở ngoài lớp hoặc ở nhà, với thời gian dài hơn và

nội dung khó khăn hơn

1.6 Kết luận chương 1

Trong chương này tác giả đã trình bày một cách hệ thống về lịch sử phát triển

của khoa học lý luận dạy học trong và ngoài nước Trên cơ sở đó tập trung nghiên

cứu lý luận dạy học tích cực trong bối cảnh toàn cầu hóa và ảnh hưởng của ICT đã

tác động đến lý luận dạy học tích cực Đồng thời tác giả cũng đã nói rõ được cơ sở

khoa học khi áp dụng PPDHTC vào dạy học môn Kỹ thuật số như: iệc vận dụng V

một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy KTS và thực hiện một số PP DHTC

như Xây dựng bài giảng thuyết trình TKMS kết hợp phần mềm mô phỏng nhằm

Trang 39

tích cực hóa người học, Xây dựng bài giảng thuyết trình kết hợp với sinh viên giải bài tập tại lớp; Xây dựng bài giảng thuyết trình kết hợp với hướng dẫn SV tự học; Học ở lớp, làm bài tập ở nhà chuyển thành học ở nhà, làm bài tập trên lớp; Xây dựng bài giảng hướng dẫn SV tự nghiên cứu

Trang 40

CHƯƠNG II VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DHTC VÀO GIẢNG : DẠY MÔN KTS Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - XÔ SỐ 1 2.1 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

2.1.1 Mục dích, yêu cầu

Mục đích: Trang bị cho sinh viên các kiến thức về phương pháp phân tích và

tổng hợp mạch điều khiển số, giúp sinh viên có khả năng thực hiện được các mạch điều khiển số theo yêu cầu cho trước và phân tích được các mạch số có sẵn trên thực tế Trang bị cho sinh viên các kiến thức về nguyên lý cấu tạo, đặc tính điện và phạm vi ứng dụng các vi mạch tương tự thông dụng

2.2.1 Phương pháp dạy học truyền thống

Phương pháp dạy học truyền thống mà điển hình là PPDH thuyết trình là PPDH phổ biến nhất và quen thuộc nhất đối với hầu hết giảng viên trường Cao đẳng nghề Việt – Xô nói chung, giảng viên dạy môn kỹ thuật số nói riêng

PPDH thuyết trình được coi như một phương pháp dạy học kinh điển từ xưa cho tới nay và được ví bằng hình ảnh “rót nước vào bình”: giảng viên là người “rót” những kiến thức cần thiết vào “chiếc bình” chính là các học sinh, sinh viên, về cơ bản PPDH này có nhiều ưu điểm nhưng đây là phương pháp tối ưu giúp giảng viên

có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn Giảng viên hoàn toàn chủ động trong giờ giảng của mình, không gặp khó khăn trở

Ngày đăng: 03/02/2024, 02:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w