1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận hoạt động truyền thông tuyển sinh của trường trường đại học nguyễn trãi

69 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khóa luận hoạt động truyền thông tuyển sinh của trường trường đại học Nguyễn Trãi
Trường học Trường Đại học Nguyễn Trãi
Thể loại khóa luận
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 7,42 MB

Nội dung

Các trường đại học ngồi cơng lập với nhucầu phát triển của mình đã nhanh chóng áp dụng các phương thức truyền thông vàohoạt động tuyển sinh của mình như một yếu tố thiết yếu.Trường Trườn

Trang 1

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Bảng 2.1: Bảng kết quả tuyển sinh 2021

Bảng 2.2 : Phân tích kết quả tuyển sinh kênh Trung học phổ thông

Bảng 2.3 : Phân tích kết quả tuyển sinh kênh Online

Bảng 2.4 : Phân tích kết quả tuyển sinh kênh giới thiệu, đối tác

Bảng 2.5 : Bảng thống kê số lượng sinh viên nhập học theo ngành năm 2021

Hình 1.1: Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Đại Nam

Hình 1.2: Mô hình ra quyết định mua hàng của Engel – Blackwell – Kollat đưa ra năm

1968 [11, tr.145]

Hình 1.3: Các tầng hiệu quả của hoạt động quan hệ công chúng (12,tr.53)

Hình 2.1: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Nguyễn Trãi

Hình 2.2: Landing page của Đại học Nguyễn Trãi năm 2022

Hình 2.3: Website của Trường Đại học Nguyễn Trãi 2022

Hình 2.4: Bài quảng cáo tuyển sinh của Đại học Nguyễn Trãi tháng 8/2021,

Hình 2.5: Bài công bố trúng tuyển của Đại học Nguyễn Trãi tháng 9/2021

Hình 2.6: Độ phủ sóng Đồng bằng Sông Hồng và các lân cận bán kính 200km

Hình 2.7 : Bài “Trường ĐH Nguyễn Trãi ứng dụng công nghệ đào tạo Smart

University gắn với việc làm”

Hình 2.8 : Bài đăng “Sinh viên ĐH Nguyễn Trãi đạt giải bạc “Giải thưởng thiết kế quốc tế Busan 2021””

Hình 2.9 : Bài đăng “Sinh viên Trường Đại học Nguyễn Trãi đạt “Giải thưởng thiết kế quốc tế Busan 2022””

Hình 2.10: Số lượng ấn phẩm truyền thông của NTU năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.1 Mục đích nghiên cứu 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi khảo sát: 5

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Cơ sở lý luận 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận 6

6.1 Ý nghĩa lý luận 6

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 6

7 Kết cấu khóa luận 7

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH 8

1.1 Những khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 8

1.2 Vai trò và đặc điểm của truyền thông tuyển sinh 10

1.3 Một số hoạt động truyền thông tuyển sinh cơ bản 14

1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thông tuyển sinh 23

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI 27

2.1 Tổng quan về Trường Đại học Nguyễn Trãi 27

2.2 Khảo sát hoạt động truyền thông tuyển sinh tại Trường Đại học Nguyễn Trãi 29

2.3 Hiệu quả hoạt động truyền thông tuyển sinh của Đại học Nguyễn Trãi 41

Tiểu kết chương 2 48 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TUYÊN SINH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI 48

Trang 3

3.1 Tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông tuyển sinh của

trường Đại học Nguyễn Trãi 48

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông tuyển sinh 49

3.3 Đề xuất, kiến nghị đối với trường Đại học Nguyễn Trãi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông tuyển sinh 53

Tiểu kết chương 3 56

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 60

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ĐỐI VỚI SINH VIÊN 60

ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI 60

PHỤ LỤC 2: PHỎNG VẤN SÂU 63

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển mạnh mẽ và xu hướng hội nhập quốc tế của nền kinh tế quốcgia, truyền thông, đặc biệt là truyền thông tiếp thị ngày càng thâm nhập và có vai tròquan trọng với từng mặt trong xã hội Việt Nam Không chỉ trong các lĩnh vực kinhdoanh quen thuộc với truyền thông tiếp thị còn trở nên thiết yếu với những lĩnh vựcnhư giáo dục nhằm nâng cao số lượng và chất lượng tuyển sinh tại các trường học

Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 được thông qua vào kỳ họp Quốc hội XI năm

2005, lần đầu tiên Việt Nam cho phép thành lập Trường Đại học Ngoài công lập; đánhdấu bước ngoặt trong tư duy về xã hội hoá giáo dục Kể từ thời điểm đó, các trườnghọc và xã hội dần dần chấp nhận giáo dục như một lĩnh vực kinh doanh thực sự - kinhdoanh dịch vụ giáo dục đào tạo các cấp Các trường đại học ngoài công lập với nhucầu phát triển của mình đã nhanh chóng áp dụng các phương thức truyền thông vàohoạt động tuyển sinh của mình như một yếu tố thiết yếu

Trường Trường Đại học Nguyễn Trãi là một trong những đơn vị tiên phongtrong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục, phát triển mạnh mẽ hoạt động truyền thông tronglĩnh vực giáo dục Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Trường Trường Đạihọc Nguyễn Trãi đã xây dựng được một đội ngũ tuyển sinh chuyên nghiệp, có bộ phậntruyền thông phục vụ cho mục đích tuyển sinh riêng, áp dụng linh hoạt, nhạy bénnhiều hình thức truyền thông khác nhau

Vài năm gần đây, Trường Đại học Nguyễn Trãi luôn có tốc độ tăng trưởnghàng năm ở mức 25%, năm 2021 Đại học Nguyễn Trãi tuyển sinh được hơn 550 sinhviên, đặt mức chỉ tiêu đặt ra Hiện tại Trường Đại học Nguyễn Trãi đang trên đà pháttriển và tăng trưởng không ngừng

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nhất định trong công tác truyền thôngphục vụ mục tiêu tuyển sinh tại Đại học Nguyễn Trãi Sực ép tăng trưởng, mở rộngquy mô và ra đời những sản phẩm giáo dục mới cũng đòi hỏi đơn vị cần nhanh chóngđẩy mạnh công tác tuyển sinh, chiếm lịch thị trường

Ngoài ra ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo cung ứng nguồn nhân lực trongnước cũng như ngoài nước kéo theo hồ sơ tuyển sinh bị phân tán, thị trường đào tạocạnh tranh vô cùng khốc liệt Quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi, tâm lý người học

Trang 5

cũng ngày càng thực tế hơn, sản phẩm giáo d ục mới chưa đư ợc xã hội tiếp nhận cũng tạo ra nhiều rào cản cho hoạt động tuyển sinh.

Đứng trư ớc những khó khăn, thách thức đó việc triển khai chiến lư ợc tuyểnsinh, đặc biệt là khâu truyền thông là rất quan trọng Qua đó, sẽ nâng cao vị thế Trường Đại học Nguyễn Trãi, đảm bảo ch ỉ tiêu, chất lư ợng đầu vào c ủa học sinh, sinhviên

Nhằm góp phần đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động truyền thông tuyểnsinh của Trường Trường Đại học Nguyễn Trãi; cũng như đưa ra một số kiến nghị

nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả; tác giả chọn đề tài “Hoạt động truyền thông tuyển sinh của Trường Trường Đại học Nguyễn Trãi” làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Trên thế giới

Trong qua trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy có rất nhiều các tác giả nư ớcngoài đã có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về marketing giáo d ục, các hoạtđộng truyền thông ph ục vụ cho công tác tuyển sinh c ủa các trư ờng đại học ở khắpnơi trên thế giới

- Trong cuốn “Universities in a competitive global marketplace – Các trường đại họctrong th ị trường cạnh tranh toàn cầu” c ủa hai tác giả Jane Hemsley Brown và IzharOplatka xuất bản năm 2006 tại Nhà xuất bản Emerald đã khẳng đ ịnh nhu cầu giớithiệu bản thân của các trư ờng đại học, đưa ra những phạm vi nghiên cứu trong truyềnthông tiếp thị giáo d ục

- Trong cuốn “International Journal of Public Sector Management - Tạp chí quốc

tế về lĩnh vực Quản tr ị công” của nhiều tác giả xuất bản năm 2014 tại Nhà xuất bảnEmerald ch ỉ ra có khoảng cách đáng kể giữa yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của khách hàng và các thông tin về trường trên các ấn phẩm in Từ đó, các trườngnhận thức việc cần điều chỉnh để tránh thực trạng thiếu định hướng thị trường và địnhhướng hoạt động tuyển sinh lấy khách hàng làm trung tâm Nghiên cứu cũng chỉ ra xuhướng của việc truyền thông trên các phương tiện trực tuyến, các phương thức truyềnthông truyền miệng

- Trong đề tại nghiên cứu của Carmen Balan năm 2007 tại Học viện nghiên cứu Kinh

tế Bucharest, Rumani về “ Marketing Communication Strategies Focused on HighSchool Graduates, Case Study: The Faculty of Marketing of the Academy of

Trang 6

Economic Studies from Bucharest – Chiến lược Truyền thông marketing cho các họcsinh THPT – Nghiên cứu trường hợp khoa Marketing của học viên nghiên cứu Kinhtế”, nhận định website của trường là công cự chủ yếu để truyền tải thông điệp trênkênh online Các thông điệp được đưa ra cũng cần được thực hiện tổng hợp bằng cáccông cụ của truyền thông marketing tích hợp như quan hệ công chung, quảng cáo, vàmarketiong trực tiếp Một trong những phương thức truyền thông mới được áp dụng

và mang lại hiệu quả cao cho công tác tuyển sinh của trường, là tổ chức các sự kiệnnhư Open house cho học sinh, phụ huynh và các thầy cô tại các trường nằm trong mụctiêu tuyển sinh Sự kiện là cơ hội để trường giới thiệu về cơ sở vất chất, các hoặt độngđào tạo, cũng như cho khách hàng mục tiêu trải nghiệm thực tế về thời gian thực sự tạitrường của mình

2.2 Trong nước

Tại Việt Nam những công trình nghiên cứu về truyền thông nói chung nhưTruyền thông - Lý thuyết và k ỹ năng cơ bản của PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủbiên, PR - Lý luận & Ứng dụng của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng đã đưa ra nhữngkhái niệm, đặc điểm về truyền thông làm nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu hoạtđộng truyền thông tuyển sinh Ngoài ra có một số ít tài liệu có liên quan trực tiếp đếntruyền thông trong lĩnh vực giáo d ục

- Trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng kế hoạch marketing nhằm phát triền hìnhảnh c ủa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” thực hiện năm 2009 của TS.Nguyễn Thị Hoàng Yến - Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Công nghệBưu chính Viễn thông đã chỉ ra tư vấn tuyển sinh là một kênh truyền thông quan trọng

để khách hàng tiềm năng là học sinh phổ thông có thể lựa chọn đư ợc môi trư ờng họctập phù hợp với mình, tránh việc chọn sai chọn nhầm dẫn đến lãng phí

- Trong luận văn “Hoàn thiện các hoạt động truyền thông marketing cho côngtác tuyển sinh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” của ThS TrươngThanh Bình thực hiện năm 2013 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông saukhi nghiên cứu các công c ụ truyền thông marketing được Học viện Bưu chính Viễnthông sử dụng để tuyển sinh hệ đào tạo đại học chính quy, đã dẫn đến kiến ngh ị vềviệc sử dụng mạng xã hội Facebook như công cụ hiệu quả và tối ưu về chi phí nhất

- Trong luận văn “Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinhcủa Trường Đại học Hải Dương” của ThS Nguyễn Thị Hương thực hiện năm 2015 tại

Trang 7

Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra kiến nghị về việc chuẩn hoá lại quy trình truyềnthông cho công tác tuyển sinh của trường, đồng thời đánh giá lại thời điểm phù hợp đểthực hiện các công tác truyền thông marketing tuyển sinh, từ đó chọn các kênh phùhợp để thực thi các chiến d ịch ThS Nguyễn Thị Hương c ũng kiến nghị việc đẩymạnh hoạt động xây dựng, phát triển nội dung cho các kênh của trường như một công

cụ truyền thông chiến lược trong hoạt động tuyển sinh

- Trong luận văn Phát triển và quảng bá thương hiệu giáo d ục đại học ViệtNam trên báo điện tử hiện nay của ThS Lê Hà Phương thực hiện năm 2014 tạiTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khóa luận “Xây dựng thương hiệu củatrường đại học Quang Trung” c ủa ThS Nguyễn Thanh Huệ thực hiện năm 2012 tạiĐại học Đà Nẵng, khóa luận Hoạt Động PR Trong Công Tác Tuyển Sinh Trư ờng ĐạiHọc Sao Đỏ của ThS Nguyễn Th ị Thúy Vân thực hiện năm 2014 tại Đại học Kinh tế,Đại học quốc gia Hà Nội c ũng đã chỉ ra vai trò, ý nghĩa của hoạt động truyền thôngđối với lĩnh vực giáo d ục

Những kết quả nghiên cứu nêu trên đã giúp ích cho tác giả có cơ sở và căn cứtrên công trình nghiên cứu đó để thực hiện nghiên cứu về đề tài “Hoạt động truyềnthông tuyển sinh của trường Đại học Nguyễn Trãi”

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động truyền thông tuyển sinh của trườngĐại học Nguyễn Trãi, khoá luận đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng caochất lượng hoạt động truyền thông của trường Đại học Nguyễn Trãi

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận về truyền thông tuyển sinhcủa trường đại học Nguyễn Trãi

Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động truyền thông tuyển sinh của trường Đạihọc Nguyễn Trãi

Thứ ba, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hiệu quảhoạt động truyền thông tuyển sinh của trường Đại học Nguyễn Trãi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 8

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là Hoạt động truyền thông tuyển sinh củatrường Đại học Nguyễn Trãi

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khoá luận khảo sát hoạt động truyền thông tuyển sinh của trường Đại họcNguyễn Trãi trong thời gian từ 1/2021 – 12/2021 để chỉ ra được những ưu nhượcđiểm, thành công và hạn chế, cùng những vấn đề đặt ra đối với hoạt động truyền thôngtuyển sinh của trường Đại học Nguyễn Trãi

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được thực hiện trên nền tảng khoa học lý luận của chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về truyền thông nói chung,nghị quyết đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện của Bộ giáo dục và Đào tạo, các lýluận về truyền thông, chiến dịch truyền thông, tuyển sinh, các xu hướng phát triểntruyền thông, truyền thông mới đã được nghiên cứu và công nhận

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong đề tài là:

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tiếp cận hoạt động truyền thông tuyểnsinh dưới góc độ của liên ngành truyền thông, markeing, báo chí

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thông qua việc đọc và tìm hiểu tài liệu vềquan hệ truyền thông, báo chí, marketing từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả làm rõ lýluận về vấn đề sử dụng truyền thông trong hoạt động tuyển sinh Phương pháp nàyđược sử dụng chủ yếu trong chương 1 – chương tạo lập cơ sở lý luận và thực tiễn, làmđiểm tựa để khảo sát trong chương 2

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: áp dụng để thống kê các thông điệp, hìnhthức, hoạt động truyền thông tuyển sinh từ những thông tin thực tế, tài liệu thứ cấp,

từ đó tổng hợp thành các luận điểm phù hợp với khóa luận

- Phương pháp thống kê: Trong quá trình khảo sát, tác giả sử dụng phương phápnày kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá và xã hội học để rút ra cácthông số về tỉ lệ tiếp cận thông tin tuyển sinh qua các hoạt động truyền thông, cũngnhư thông số về mức độ quan tâm của công chúng với các hoạt động này

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Với Trường Đại học Nguyễn Trãi, tác giả thực hiện bảng hỏi bằng hình thức điền thông tin trực tuyến trên Google Form,

Trang 9

chọn các sinh viên K21, nhập học năm 2021 - 2022, đang học tập tại Trư ờng Đại học Nguyễn Trãi cơ sở tại 28a Lê Trọng Tấn, Hà Đông với nhiều chuyên ngành khác nhau.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả phỏng vấn 2 lãnh đạo ph ụ trách truyền thông c ủa đơn vị được nghiên cứu, 3 chuyên viên trực tiếp tham gia vào hoạt động tuyển sinh nhằm thu thập thông tin chuyên môn, đặc thù của đơn vị, làm rõ hoạt động truyền thông tuyển sinh c ủa đơn vị ở chư ơng II

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trước hết khóa luận là sự tổng kết, đánh giá sơ bộ hoạt động truyền thông tuyểnsinh của Trường Trường Đại học Nguyễn Trãi, khái quát những thành công và hạn chếcủa mỗi đơn vị Cũng từ đó đưa ra những điểm cần lưu ý trong hoạt động truyền thôngtuyển sinh của Trường Đại học Nguyễn Trãi

Trong khóa luận tác giả đưa ra một số vấn đề còn tồn đọng và đề xuất các biệnpháp phát triển hoạt động truyền thông trong công tác tuyển sinh, đây có thể là tài liệuhữu ích cho Trường Đại học Nguyễn Trãi tham khảo cho năm học tiếp theo

Đối với các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, khóa luận góp phần nâng cao nhậnthức tầm quan trọng của truyền thông trong hoạt động tuyển sinh, đề xuất các giảipháp phát triển truyền thông tuyển sinh sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục

có chính sách hợp lý cho đơn vị mình nói riêng, cho ngành giáo dục nói chung, đặcbiệt là trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục mạnh mẽ như hiện nay

Khóa luận cũng là tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ nhân viên, sinh viêntrong ngành truyền thông, ngành giáo dục để hướng tới áp dụng vào thực tế một cáchhiệu quả và chuyên nghiệp

Trang 10

Với bản thân tác giả, quá trình hoàn thành công trình nghiên cứu này là sự vậndụng hệ thống lý luận đã được tiếp thu trong cả khóa học, vận dụng kiến thức khi thựctập làm việc trong Trường Đại học Nguyễn Trãi và truyền thông để nghiên cứu mộtvấn đề cụ thể Đó cũng là quá trình tự hoàn thiện thêm về phương diện lý thuyết truyềnthông, tạo cơ sở cho hoạt động truyền thông của bản thân về sau.

7 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luậnđược chia làm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông tuyển sinh

Chương 2: Thực trạng truyền thông tuyển sinh của Trường Đại học NguyễnTrãi

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngtruyền thông tuyển sinh của Trường Đại học Nguyễn Trãi

Trang 11

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH

1.1 Những khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm truyền thông

Truyền thông là một lĩnh vực phổ biến có sự tác động và chi phối tới xã hội loàingười và có liên quan tới các cá thể trong xã hội

Trong cuốn Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản của PGS.TS NguyễnVăn Dững [5, tr15] đã đưa ra khái niệm về truyền thông: “Truyền thông là quá trìnhliên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữahai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tớiđiều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộngđồng, xã hội.”

Theo cuốn Truyền thông trực tuyến và sự phát triển của doanh nghiệp của Th.SLan Hương cho rằng “truyền thông là sự giao tiếp giữa con người và con người hayđược khái quát là quá trình truyền đạt, chia sẻ thông tin, gửi gắm thông điệp vào mụcđích giao tiếp nhất định giữa các bên tham gia Truyền thông còn được hiểu là một quátrình truyền tải thông tin, ý tưởng, quan điểm tới người nghe thông qua bất kỳ mọiphương tiện giao tiếp, một kênh giao tiếp nào.” [6, tr.9]

Trong cuốn Truyền thông đại chúng của PGS.TS Tạ Ngọc Tấn [7, tr7] đã đưa rakhái niệm về truyền thông: Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viênhay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau

Về mục đích: Truyền thông nhằm hướng đến những hiểu biết chung nhằm thayđổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trịcho công chúng

Tác giả cho rằng truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin hai chiềudiễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông Quá trình traođổi, chia sẻ ấy có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau Khi có sựchênh lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn vớinhu cầu trao đổi, chia sẻ thì hoạt động truyền thông diễn ra Quá trình này chỉ kết thúckhi có sự cân bằng trong nhận thức giữa chủ thể và đối tượng truyền thông

1.1.2 Khái niệm tuyển sinh

Trang 12

Hoạt động tuyển sinh gồm nhiều bước: cung cấp thông tin, nhận hồ sơ thí sinh,

tổ chức thi tuyển hoặc chọn lọc hồ sơ, chấm và công bố điểm thi, chọn lọc thí sinh,thông báo cho thí sinh để đi đến mục tiêu cuối cùng là những học sinh phù hợp nhậphọc tại cơ sở đào tạo

 Tuyển sinh đại học

Trong đề tài nghiên cứu “ Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quânđội” của ThS Phùng Thị Phú đã chỉ ra Tuyển sinh đại học là phát hiện, tuyển chọnngười có đủ tiêu chuẩn theo quy định được vào nhập học ở các trường đại học Tuyểnsinh là khâu tuyển chọn nguồn nhân lực sinh viên đàu vào cho quá trình đào tạo Chấtlượng đào tạo của nhà trường bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhưng trước hết phụ thuộcvào chất lượng tuyển sinh Một nhà trường đại học tuyển chọn được nhiều sinh viêngiỏi vào học thì sẽ có điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đào tạo Ngược lạimột nhà trường đại học không tuyển chọn được sing viên giỏi vào học thì sẽ rất khókhan trong việc nâng cao chất lượng đào tạo

Các nhà trường đại học có mục tiêu đào tạo khác nhau, vì vậy khâu tuyển sinhcũng có những tiêu chí và quy trình khác nhau Đối với một số trường đại học đặt tiêuchí về trình độ năng lực nhận thức lên hàng đầu thì công tác tuyển tinh chỉ tổ chức mộtvòng thi tuyển đại học và lấy điểm thi đó làm chuẩn để lựa chọn thí sinh trúng tuyển.Đối với một số ngành đào tạo lại đặt ra yêu cầu về thể lực, ngoại hình, phẩm chất, thìtuyển sinh phải tổ chức them các vòng sơ tuyển Các hoạt động tuyển sinh diễn ra gồmnhiều khâu, nhiều gia đoạn, nhiều tổ chúc, nhiều lực lượng tiến hành cùng tham gia.Điều đó đặt ra cho công tác quản lí phải tổ chức phối hợp các lực lượng tiến hành cáchoạt động tuyển sinh theo một chương trình kế hoạch thống nhất […, tr18]

1.1.3 Khái niệm truyền thông tuyển sinh

Kết hợp các định nghĩa đã nêu trên về truyền thông và tuyển sinh Tác giả đưa

ra khái niệm về truyền thông tuyển sinh như sau: truyền thông tuyển sinh là quá trìnhthông tin trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể truyền thông (cơ sở giáo dục) qua các

Trang 13

phương tiện khác nhau về dịch vụ giáo dục của các trường, các cơ sở đào tạo tới họcviên và phụ huynh nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào đơn vị mình cũng như dịch vụgiáo dục mà trường hay cơ sở đào tạo cung cấp, và chọn mua dịch vụ đó của cơ sởmình.

1.2 Vai trò và đặc điểm của truyền thông tuyển sinh

1.2.1 Vai trò của truyền thông tuyển sinh

Truyền thông đóng một vai trò không thể thiếu đối với các doanh nghiệp tronglĩnh vực kinh doanh vì nhờ hoạt động này mà công chúng biết đến doanh nghiệp đó,giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình với khách hàng và nâng cao ưu thếcạnh tranh trên thị trường

Các trường học cũng vậy, nhờ hoạt động truyền thông mà thương hiệu củatrường được nhiều người biết đến, tạo được ấn tượng tốt trong xã hội Từ đó giúp nhàtrường thu hút cán bộ giảng viên giỏi cũng như là thu hút đầu tư liên kết với cáctrường đại học trên thế giới, trong khuôn khổ tuyển sinh là thu hút được nhiều thí sinhứng tuyển và nhập học chất lượng Dựa theo các giai đoạn tuyển sinh đăng ký hồ sơ –

dự thi – nhập học thì truyền thông tuyển sinh đóng vai trò cung cấp thông tin để côngchúng biết đến thông tin tuyển sinh của trường: Thông tin bao gồm chương trình đàotạo, cơ sở vật chất, nội dung thi tuyển, thời gian thi Hằng năm có rất nhiều trườngtuyển sinh, đơn vị tuyển sinh cần đưa ra những thông tin đầy đủ, rõ ràng, thu hút đểhọc sinh đăng ký dự thi nhiều, đúng tiêu chuẩn, có chất lượng thí sinh tốt

Hình 1.1: Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Đại Nam

Trang 14

Trường Đại học Đại Nam đang làm landing page tốt cho trang tuyển sinh củatrường Trên trang có những nội dung rất hữu ích và cụ thể Ví dụ như: đề án tuyểnsinh năm 2022, thông báo tuyển sinh năm 2022,… hay câu slogan cụ thể dễ nhớ, đềcập đến vấn đề công chúng quan tâm “ Học để thay đổi ” Các mục chính trên thanhmenu: Đăng ký xét tuyển online, nộp hồ sơ xét tuyển online,… Đây là những thông tincông chúng thực sự cần và dễ thực hiện trên trang Việc cung cấp thông tin như vậy vànhiệm vụ quan trọng hàng đầu của truyền thông tuyển sinh.

Thông qua truyền thông tuyển sinh, khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sảnphẩm, so sánh về chất lượng, giá cả của nhiều trường, chọn được trường phù hợp, muađược các sản phẩm thỏa mãn tối đa lợi ích của họ với chi phí hợp lý, tránh được cáctrường hợp mua phải các sản phẩm chất lượng kém, không có nhãn hiệu hàng hóa.Như vậy thông qua truyền thông tuyển sinh thì đơn vị đào tạo có thể tối đa hóa lợinhuận còn khách hàng thì có điều kiện để tối đa hóa lợi ích

1.2.2 Đặc điểm của truyền thông tuyển sinh

1.2.2.1 Truyền thông tuyển sinh mang những đặc điểm chung của truyền thông đại chúng và truyền thông tiếp thị

Truyền thông tuyển sinh sử dụng một số kênh truyền thông đại chúng nhưinternet, báo chí, quảng cáo nên nó mang một vài đặc điểm chung của truyền thôngđại chúng như [9]:

- Đối tượng tác động rộng lớn, đông đảo công chúng trong xã hội - Vấn đềtruyền thông liên quan đến nhiều người

- Tính gián tiếp: không tiếp xúc trong quá trình phổ cập và phát tán thông tin

mà sử dụng kỹ thuật làm lực lượng trung gian

- Có tính chất dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ làm theo

- Có mục đích rõ ràng nhằm mục đích nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi

- Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân (thể hiện tính tương tác qualại giữa nhiều người)

- Tính phong phú đa dạng: thể hiện nhiều hình thức khác nhau như hình ảnh,

âm thanh, chữ viết, hoặc nhiều người thể hiện thông điệp; hình thức thể loại linh hoạt,phong phú, đối tượng tiếp nhận đa dạng, đối tượng phản ánh ở nhiều lĩnh vực khácnhau; nội dung thông điệp đáp ứng nhu cầu phát tiển của con người và xã hội, hệthống tín hiệu, phương tiện, phương thức sản xuất, truyền tải thông điệp đa dạng

Trang 15

- Đặc trưng gắn liền với nguồn phát, kênh thông tin, thông tin, đặc điểm côngchúng, người truyền tin

Truyền thông và quan hệ khách hàng thường được gọi là truyền thôngmarketing Truyền thông tuyển sinh hướng tới khách hàng, tác động vào quá trình muasản phẩm giáo dục nên nó cũng là truyền thông marketing, cũng có những đặc điểmcủa truyền thông marketing [10, tr.197] Đó là việc nhận biết nhu cầu của khách hàng

và làm thế nào để doanh nghiệp thỏa mãn các nhu cầu đó mà vẫn thu được lợi nhuận.Quá trình này bám sát hành vi mua hàng của khách:

Hình 1.2: Mô hình ra quyết định mua hàng của Engel – Blackwell – Kollat đưa ra

năm 1968 [11, tr.145]

Truyền thông sẽ thực hiện các chương trình quảng cáo, chiến dịch truyền thông

và khảo sát thái độ của người làm ra sản phẩm cũng như mức độ hài lòng của kháchhàng Công tác truyền thông chịu trách nhiệm quảng bá thông tin, mối quan hệ cộngđồng, lobby và đầu tư xã hội

Bên cạnh đó, truyền thông marketing đánh giá cao vai trò của việc xây dựngthương hiệu, xác định giá trị sản phẩm, thương hiệu công ty và mức độ ảnh hưởng của

nó tới hành vi mua hàng

Đồng quan điểm về việc chú trọng đến danh tiếng và thương hiệu trong côngtác truyền thông đến khách hàng, Rosenthal “Trong khi có hàng loạt các trường họctương đồng nhau về mức giá và lĩnh vực đào tạo cạnh tranh với nhau, thương hiệu tựbản thân nó là công cụ cực kỳ quan trọng để làm truyền thông marketing cho mỗitrường.” [13] Còn theo Black, D J “Thương hiệu của trường đồng nghĩa với tính cáchcủa trường, đồng nhất với sứ mệnh và chỉ ra giá trị của trường đó” [23] Thương hiệucủa trường đến từ chất lượng đào tạo của đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất, những kếtquả học sinh đã đạt được, các hoạt động phong trào, các dịch vụ đi kèm phải trải quathời gian xây dựng và khẳng định

1.2.2.2 Truyền thông tuyển sinh mang đặc điểm của dịch vụ giáo dục

Trang 16

Sản phẩm của các dịch vụ giáo dục là những chương trình đào tạo, bao gồm cảkiến thức trong một lĩnh vực cụ thể nào đó cộng với các dịch vụ đi kèm với nó như các

kỹ năng mềm (có được từ việc hoạt động hiệu quả của các câu lạc bộ hay đội nhómcủa trường), sự tiện lợi của cơ sở vật chất, hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, tìmviệc làm Từ đó, ta có thể khái quát sản phẩm mà giáo dục đào tạo sản xuất ra là sứclao động có tri thức và kỹ năng nhất định Khách hàng của họ là học sinh những người

có nhu cầu sử dụng các dịch vụ giáo dục mà cơ sở đào tạo cung cấp và phụ huynh,những người quan tâm đến dịch vụ của chúng ta cung cấp cho con em họ

Trong lĩnh vực giáo dục, tuyển sinh là khâu đầu tiên tìm kiếm và tạo ra kháchhàng để cung cấp sản phẩm dịch vụ Tuy nhiên, theo bài viết Ngành Giáo dục - Nghệthuật vượt qua sự phản cảm [14, tr 8], ngành giáo dục có những đặc điểm riêng, đặcbiệt là giáo dục ở Việt Nam “Trong lĩnh vực giáo dục, người học vừa là khách hàng,vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình cung cấp dịch vụ Đối với hệ thống giáo dụcngoài công lập, thì người học lại còn là cổ đông vì các đơn vị ngoài công lập hoạt độngnhờ nguồn học phí thu trước từ học viên dù rằng những người này không có quyền bỏphiếu trong đại hội cổ đông Tại thị trường này, người cung cấp dịch vụ lại đồng thời

là người đánh giá chất lượng đầu ra vì ở Việt Nam chưa có một hệ thống chuẩn kiểmđịnh chất lượng giáo dục” Vì thế, dư luận xã hội chính là người cuối cùng quyết định

uy tín thương hiệu của từng đơn vị giáo dục

Bài viết cũng chỉ ra đặc thù của nền giáo dục Việt Nam nằm ở quan điểm về thịtrường giáo dục hay thương mại hoá giáo dục: “Trong một nền kinh tế mà đại bộ phậnngười dân vẫn còn chưa chấp nhận quan điểm thương mại hóa giáo dục, thì các hoạtđộng tiếp thị cần được hết sức khéo léo và tinh tế để không bị bước sang ranh giới bênkia của sự phản cảm Nhiều đơn vị thực hiện các chiến dịch marketing quá rầm rộ, từquảng cáo đến hội thảo, phát tờ rơi, khuyến mãi khiến người học cảm thấy nghi ngờ

về chất lượng Quá đà hơn, có những trường quảng cáo thông tin mập mờ, không trungthực, dễ gây nhầm lẫn cho học viên, chẳng hạn bằng cấp được các trường đại học Âu

Mỹ chấp nhận” trong khi đó bằng chỉ do trường tự cấp chưa được hệ thống đánh giáquốc tế ghi nhận.” [14, tr.10]

Với lĩnh vực giáo dục đào tạo, thương hiệu là điểm đặc biệt cần chú trọng khilàm công tác truyền thông cho tuyển sinh Nếu như tiến hành các hoạt động truyềnthông marketing quá nhiều sẽ khiến người học hoài nghi về chất lượng giáo dục thật

Trang 17

sự Hơn nữa, tại Việt Nam, quan điểm thương mại hóa giáo dục chưa được chấp nhậnthì hoạt động truyền thông cho ngành giáo dục cần có sự thận trọng và tinh tế.

Bên cạnh đó, công chúng của truyền thông tuyển sinh khá đa dạng Đó là kháchhàng tiềm năng (những học sinh trong độ tuổi tuyển sinh), phụ huynh của, học sinhsinh viên hiện đang theo học, cựu học sinh sinh viên, cán bộ, giáo viên, giảng viên,doanh nghiệp, cơ quan báo chí Tuy nhiên có sự tách biệt giữa người trả tiền “mua”dịch vụ (phụ huynh) và người sử dụng dịch vụ (học sinh sinh viên), đặc biệt là với cáccấp học từ mầm non đến phổ thông trung học cũng là nét đặc trưng của thị trường giáodục đào tạo.” Chính vì vậy trong quá trình truyền thông tuyển sinh cần có thông điệp,mức độ thông tin, ngân sách cho phù hợp

1.3 Một số hoạt động truyền thông tuyển sinh cơ bản

Có rất nhiều hoạt động truyền thông tuyển sinh khác nhau tuy nhiên tác giả chỉtập trung chủ yếu vào 3 hoạt động sẽ khảo sát, phân tích ở chương II

1.3.1 Quảng cáo

Theo Georgre E Belch và Michael A Belch “Quảng cáo được định nghĩa là tất

cả các loại truyền thông không mang tính cá nhân (nonpersonal communication) vàmất tiền để truyền tải thông tin về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ, hoặc ý tưởng được xácđịnh bởi một nhà tài trợ” [25, tr.12]

Theo ba tác giả Kerin, Hartley, và Rudelius, quảng cáo được chia làm 2 loạihình: Quảng cáo sản phẩm (product advertisement): tập trung vào bán hàng hoá hoặcdịch vụ Quảng cáo hình ảnh (institutional advertisement): quảng cáo tập trung xâydựng hình ảnh thương hiệu thay vì bán một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể [16, tr 486]

Đối với các trường học công lập thường không sử dụng quảng cáo, hoặc hoạtđộng với quy mô nhỏ vì ngân sách có hạn, nhưng đối với các trường ngoài công lập,hoạt động quảng cáo diễn ra khá phổ biến Đây là hình thức mất chi phí để công chúngbiết đến dịch vụ giáo dục, thông tin tuyển sinh của trường

1.3.1.1 Quảng cáo online

Quảng cáo trực tuyến (E-marketing) là một trong những thể loại quảng cáo mới

mẻ trong thời đại hiện nay, trong môi trường toàn cầu hóa, và công nghệ đang pháttriển một cách nhanh chóng, thì sự phủ sóng của internet trên toàn thế giới sẽ là điềutất yếu sẽ xảy ra Một hình thức quảng cáo mới mẻ nhưng chi phí lại tốn ít hơn quảngcáo cổ điển và mang lại hiệu quả cao

Trang 18

Theo Lê Quang: “Internet marketing hay online marketing là hoạt động cho sảnphẩm và dịch vụ thông qua Internet Sự xuất hiện của Internet đã đem lại nhiều lợi íchnhư chi phí thấp để truyền tải thông tin đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thôngđiệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh,phim, trò chơi Với bản chất tương tác của E-marketing, đối tượng nhận thông điệp

có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp Đây làlợi thế lớn của E-marketing so với các loại hình khác” [18]

Trong lĩnh vực giáo dục hoạt động quảng cáo trực tuyến bao gồm trả tiền chocác lượt tìm kiếm từ khóa về trường trên hộp tìm kiếm, đặt banner tuyển sinh trên cáctrang web có nhiều người truy cập, gửi email, đăng thông tin trong các diễn đàn trựctuyến, tối ưu hóa từ khóa dịch vụ và nội dung website của đơn vị, sử dụng mạng xã hộiFacebook, Youtube để đăng tải các nội dung giới thiệu về trường và tương tác vớicông chúng

1.3.1.2 Quảng cáo offline

Theo tác giả Thu Hương liệt kê các phương tiện quảng cáo offline bên cạnh cácphương tiện quảng cáo trực tuyến, bao gồm:

- Quảng cáo trên báo, poster, danh thiếp

- Quảng cáo trên bảng điện, bán hàng trực tiếp

- Bảng quảng cáo, điện thoại trực tiếp

- Thư chào hàng, tờ bướm

- Bưu thiếp, người phát ngôn, thông cáo báo chí, fax

- Sách giới thiệu, trên quà tặng, truyền miệng

Những chi phí cho hoạt động quảng cáo trực tiếp khá cao, kết quả lại khó đođếm, hoạt động quảng cáo khó theo dõi và điều chỉnh liên tục Chính vì thế các đơn

vị giáo dục ít sử dụng cách thức này Các trường thường sử dụng cách quảng cáo qua

tờ rơi, sách giới thiệu, bảng quảng cáo ngoài trời, điện thoại trực tiếp, treo bannertuyển sinh tại khu vực đông dân cư

1.3.2 Quan hệ công chúng

Theo tác giả Đinh Thị Thúy Hằng, PR-Lý luận & Ứng dụng, 2010, tr.44: “PR làquá trình truyền thông nhiều chiều được xây dựng, duy trì và phát triển nhằm tạo racác mối quan hệ tốt đẹp” Cũng theo nội dung được chia sẻ và phân tích trong cuốnsách, các nhiệm vụ của PR bao gồm:

Trang 19

- Truyền thông: đề xuất, trao đổi ý tưởng, ý kiến hoặc thông điệp qua cácphương tiện khác nhau như hình ảnh, văn bản hoặc đối thoại trực tiếp.

- Công bố trên báo chí: các thông điệp đã được lập kế hoạch với mục đích rõràng, đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng một cách có lựa chọn nhằmnâng cao lợi ích cho tổ chức

- Quảng bá: các hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra và kích thích sự quan tâmvào một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức hoặc một vấn đề nào đó

- Tạo thông tin trên báo chí: tạo ra các câu chuyện tin phản ánh về phong cáchsống, những thể loại thông tin “mềm”, thường liên quan đến các thông tin giải trí

- Tham gia cùng với marketing: PR cùng chung mục đích với các hoạt độngtiếp thị hoặc quảng cáo để phục vụ lợi ích của tổ chức

- Quản lý các vấn đề: nhận dạng, theo dõi và tiến hành các chính sách liên quantới công chúng vì lợi ích của tổ chức

Theo Dan Latimore và các cộng sự (2009), tr 4: “PR là một chức năng lãnh đạo và quản trị nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu, xác định triết lý hoạt động,

và điều phối các thay đổi một cách có tổ chức Hoạt động PR giúp truyền thông đến tất cả các công chúng phù hợp ở bên trong và bên ngoài tổ chức để phát triển mối quan hệ tích cực và tạo ra sự thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và kỳ vọng của xã hội.” Theo đó, Dan Lattimore và các cộng sự đồng thời chỉ ra các hoạt động của PR

có thể bao gồm bất kỳ mảng nào trong danh sách sau đây:

- Nghiên cứu

- Tư vấn

- Quan hệ chính phủ

- Quan hệ nhà đầu tư

- Gây quỹ (fund raising)

- Các hoạt động đa văn hoá (multicultural affairs)

- Quản trị khủng hoảng

- Quan hệ báo chí

- Các hoạt động công chúng (public affairs)

- Quan hệ cộng đồng (community relations)

- Quan hệ tuyển dụng (Employee relations)

- Truyền thông đại chúng (publicity)

Trang 20

- Truyền thông marketing (marketing communication)

- Khuyến mãi

Với hoạt động truyền thông tuyển sinh, quan hệ công chúng được coi là mộtcông cụ góp phần quan trọng trong xây dựng hình ảnh và danh tiếng của đơn vị thôngqua các hoạt động hướng đến cộng đồng, xã hội và tổ chức Thông qua những hoạtđộng này, hình ảnh và uy tín của công ty sẽ được nâng cao dựa trên việc xây dựngđược môi trường làm việc tích cực và tạo được sự lan truyền tốt qua hình thức truyềnmiệng Ngoài ra, qua việc tổ chức tốt các hoạt động quan hệ công chúng, sự quan tâm

và hứng thú của các đối tượng mục tiêu đối với đơn vị cũng là một hiệu quả lớn đốivới hoạt động truyền thông tuyển sinh

1.3.2.1 Quan hệ báo chí

Theo tác giả Đinh Thị Thúy Hằng, báo chí là tên gọi chung của các thể loạithông tin đại chúng và có các chức năng theo dõi, giám sát, truyền tải các giá trị đốivới xã hội Ngoài ra, báo chí còn có chức năng tư tưởng, hướng dẫn và hình thành dưluận xã hội tích cực, giúp cho việc hình thành quan điểm, lập trường, thái độ chính trị -

Các nhà báo thường lựa chọn những thông tin thật sự mang tính thời sự và đó làyêu cầu của nhà báo đối với các chuyên gia PR Khi đó, các chuyên gia PR phải theodõi trong danh sách của mình những thông tin nào đã lạc hậu đối với công chúng, chọnlọc những thông tin cập nhật và gửi chúng cho một nhà báo thích hợp nhất

Đối với các hoạt động truyền thông tuyển sinh, các nhà PR cần xây dựng mốiquan hệ tốt đẹp và bền vững đối với các nhà báo, chủ động cung cấp thông tin về sựkiện, học đường, xu thế đào tạo, sinh viên, giảng viên xuất sắc một cách chính xác vàchân thực cho nhà báo để đảm bảo hiệu quả truyền thông tốt nhất cho hoạt động củamình

1.3.2.2 PR nội bộ

Trang 21

Theo chuyên gia Lê Trần Bảo Phương: “PR nội bộ được hiểu là công tác quảntrị nhằm tạo dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó và bền vững giữa các thành viêntrong nội bộ Doanh nghiệp PR nội bộ quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tốtgiữa các phòng ban trong Doanh nghiệp, các công ty con trong tập đoàn, quan hệ giữacấp lãnh đạo quản lý với nhân viên để toàn Doanh nghiệp đều có chung một hướngnhìn, một ý chí phát triển Doanh nghiệp” [19]

Theo tác giả Đinh Thị Thúy Hằng “PR nội bộ là chức năng quản lý nhằm tạo ra

và gây dựng mối quan hệ có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan với côngchúng nội bộ để đi tới thành công chung của tổ chức, cơ quan đó” [10, tr246]

PR nội bộ cần áp dụng một số công cụ để xây dựng và phát triển những mốiquan hệ tốt đẹp trong nội bộ tổ chức, công ty, cụ thể như sau:

- Các phương tiện in ấn

- Các phương tiện giao tiếp: truyền miệng, tổ chức họp, các phát biểu miệng

- Xây dựng văn hóa công ty

Với hoạt động truyền thông tuyển sinh, bên cạnh việc chú trọng những hoạtđộng truyền thông ra bên ngoài, truyền thông nội bộ hướng tới đối tượng học sinhđang học tập tại trường, cựu học sinh, phụ huynh, cán bộ giáo viên giảng viên là mộtnội dung quan trọng góp phần xây dựng tổ chức thành một chỉnh thể đoàn kết, thốngnhất, củng cố uy tín, thương hiệu đơn vị, tạo những câu chuyện lan tỏa tin cậy

Đặc biệt đối với sản phẩm giáo dục, khách hàng khó có thể trải nghiệm dịch vụngay như những sản phẩm hữu hình khác, do vậy họ thường tìm hiểu thông tin vềtrường thông qua những học sinh, phụ huynh của chính trường đó Tiếng nói của đốitượng này có độ tin cậy cao, sự truyền miệng còn có tác dụng hơn các hoạt động quảngcáo do vậy hoạt động truyền thông nội bộ càng phải chú trọng hơn nữa

1.3.2.3 Quan hệ cộng đồng

Theo Fraser P Seitel, một chuyên gia về PR người Mỹ, quan hệ cộng đồng làmột qui trình nhằm tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng, thông quanhững phẩm chất tích cực được trình bày theo một phong cách thích hợp, dựa trên quátrình truyền thông cùng thoả mãn hai chiều

Để xây dựng quan hệ với cộng đồng, cần phải xác định vị trí của mình trongcộng đồng và lập kế hoạch hoạt động với cộng đồng đó Việc lên chương trình côngtác PR cộng đồng cần gắn với chiến lược chung của tổ chức, công ty

Trang 22

Tác giả cũng đã chỉ ra những vai trò và nhiệm vụ của PR cộng đồng, bao gồm:

- Giúp đỡ tài chính

- Giúp đỡ các trang thiết bị

- Nhân viên, cán bộ tham gia thực hiện các đề án của chương trình quan hệcông chúng cộng đồng

- Các chương trình bồi dưỡng

- Các đề án

- Sử dụng các tài nguyên của tổ chức, công ty

- Các trung tâm tham quan

- Ngày hội mở cửa

- Bảo vệ môi trường xung quanh

- Các cuộc thảo luận cộng đồng

- Quan hệ với các phương tiện truyền thông đại chúng

- Công tác tài trợ

Các hoạt động hướng về cộng đồng góp phần giải quyết các vấn đề lớn của xãhội, cung cấp kiến thức bổ ích về các lĩnh vực, giải pháp giải quyết các vấn đề khókhăn (môi trường, thiên tai, bệnh tật, ), sẽ là một trong những phần hỗ trợ đắc lựccho hoạt động truyền thông tuyển sinh của đơn vị khi tạo dựng được danh tiếng, niềmtin và sự yêu mến của công chúng

1.3.2.4 Vận động hành lang

Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng “Vận động hành lang (lobby) là sự gây ảnhhưởng, áp lực tới một số người hoặc một nhóm người của một tổ chức hữu quan (liênquan) đến việc thông qua một quyết định cần thiết của chính phủ” [10, tr.231]

Tác giả Nguyễn Vĩnh Hằng miêu tả đây là nỗ lực tiếp cận, thiết lập quan hệ vớicác nhà hoạch định chính sách của một người hay một nhóm người, nhằm gây ảnhhưởng lên một chính sách hoặc quyết định nhất định của chính phủ, bảo vệ và tối đahóa lợi ích của nhóm người đó

Tại Mỹ, lobby được coi là một hướng của công tác xã hội Các hiệp hội lớn, đạidiện cho các lĩnh vực riêng lẻ như lĩnh vực thương mại, lĩnh vực nghề nghiệp và cácquyền lợi khác tiến hành lobby Với tư cách là một loại hoạt động PR, mục tiêu củalobby là gây ảnh hưởng tới các quyết định của chính phủ

Trang 23

Lobby và PR đều là hoạt động giao tiếp nhằm tạo ảnh hưởng và thay đổi nhữngnhận thức, quan niệm hoặc chỉ đơn giản là thái độ Điểm khác biệt là mục tiêu lobbynhằm để thay đổi chính sách hoặc ảnh hưởng đến việc thay đổi quyết định Điều nàyđồng nghĩa với việc người ta có thể sử dụng PR như một công cụ để phục vụ mục tiêucủa lobby.

Trong hoạt động truyền thông tuyển sinh, lobby là một trong những công cụquan trọng nhằm xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan chính quyền cóliên quan và ảnh hưởng tới hoạt động của nhà trường Bên cạnh việc quan tâm tới mốiquan hệ với chính quyền địa phương, đơn vị cũng cần chú ý tới các mối quan hệ vớicác cơ quan cấp cao hơn trong lĩnh vực giáo dục

1.3.3 Tổ chức sự kiện

Theo PGS.TS Phạm Duy Khuê “Sự kiện là sự việc xảy ra ở bất cứ lĩnh vực nào,vào thời điểm nào trong đời sống thường nhật (đời sống tự nhiên, xã hội và tư duy conngười), và nó có thể đem lại lợi ích to lớn và có tác dụng tích cực nhất định, hay nó cóthể gây ra những hậu quả nguy hiểm, thiệt hại cho con người kể cả người và của Sựkiện là tên gọi chung của mọi sự việc diễn ra trong đời sống dẫu nhân tạo hay thiên tạokhi chúng có tác động chi phối (tốt hay xấu) đến bất cứ khía cạnh nào của đời sốngcon người.” [20, tr.35]

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Thanh, tổ chức sự kiện là một thuật ngữ tương đốimới mẻ ở Việt Nam, vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này [21,tr120] Sự kiện bao hàm các lĩnh vực khá rộng như:

+ Bussiness event: Các sự kiện liên quan đến kinh doanh

+ Corporate events: Các sự kiện liên quan đến doanh nghiệp, ví dụ: lễ kỷ niệmngày thành lập công ty, hội nghị khách hàng

+ Fundraising events: Sự kiện nhằm mục đích gây quỹ

+ Exhibitions: Triển lãm

+ Trade fairs: Hội chợ thương mại

+ Entertainment events: Sự kiện mang tính chất giải trí

+ Concerts/live performances: Hoà nhạc, biểu diễn trực tiếp

+ Festive events: Lễ hội, liên hoan

+ Government events: Sự kiện của các cơ quan nhà nước

+ Meetings: Họp hành, gặp giao lưu

Trang 24

+ Seminars: Hội thảo chuyên đề.

+ Workshops: Bán hàng

+ Conferences: Hội thảo

+ Conventions: Hội nghị

+ Social and cultural events: Sự kiện về văn hoá, xã hội

+ Sporting events: Sự kiện trong lĩnh vực thể thao

+ Marketing events: Sự kiện liên quan tới marketing

+ Promotional events: Sự kiện kết hợp khuyến mãi, xúc tiến thương mại

+ Brand and product launches: Sự kiện liên quan đến thương hiệu, sản phẩm Như vậy sự kiện cần được hiểu:

- Bao gồm tất cả các hoạt động như đã đề cập ở trên

- Không giới hạn về phạm vi không gian, thời gian cũng như lĩnh vực hoạtđộng

- Nó có nghĩa tương đương với ý nghĩa của từ sự kiện (event) trong nghề tổchức sự kiện (event management) của tiếng Anh

Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra khái niệm về tổ chức sự kiện như sau: “Tổchức sự kiện là một quá trình bao gồm một số hoặc toàn bộ các công việc: nghiên cứucác yếu tố ảnh hưởng; lập chương trình, kế hoạch; chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổchức tiến hành diễn biến của sự kiện trong một thời gian và không gian cụ thể đểtruyền đạt những thông điệp nhất định đến những người tham gia sự kiện và xã hội;nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau của các chủ thể tham gia vào sự kiện”

1.3.3.1 Tham quan

Tham quan có nghĩa là “xem tận mắt để hiểu biết thêm kinh nghiệm”

Đối với hoạt động truyền thông tuyển sinh thì hoạt động tham quan tức là tạocác cơ hội cho đối tượng công chúng mục tiêu được đến địa điểm trong kế hoạch đểkhám phá, trải nghiệm và tìm hiểu các thông tin về địa điểm đó nhằm đạt được nhữngmục tiêu mà nhà truyền thông đề ra

Các đơn vị giáo dục có thể tổ chức các hoạt động tham quan nhằm mục đíchgiới thiệu về cơ sở vật chất: học tập, ăn ở, vui chơi, giải trí, của nhà trường đối vớiđối tượng công chúng mục tiêu là các bậc phụ huynh, học sinh THPT, sinh viên, kháchmời, góp phần xây dựng nhận thức ban đầu của nhóm đối tượng này về nhà trường

Trang 25

với cơ sở vật chất, điều kiện học tập, vui chơi đủ tiêu chuẩn cùng môi trường học tậplành mạnh.

Hoạt động hội thảo trong truyền thông tuyển sinh được tổ chức với các nộidung xoay quanh chủ đề giáo dục, các vấn đề tâm sinh lý của đối tượng học sinh sinhviên, các vấn đề xã hội phù hợp lứa tuổi nhằm nhu hút sự quan tâm, cung cấp thông tin

bổ ích về giáo dục, cơ hội việc làm, kiến thức chuyên môn về các vấn đề quan trọngtrong nghiên cứu đối với giảng viên, sinh viên, phụ huynh học sinh, học sinhTHPT,

1.3.3.3 Ngày hội tuyển sinh

Ngày hội tuyển sinh hay còn gọi là ngày hội tư vấn hướng nghiệp, ngày hội mở(open day) có thể có quy mô lớn với nhiều trường tham dự hoặc quy mô nhỏ do mộtđơn vị đào tạo tổ chức

Ngày hội tuyển sinh cũng là một hình thức sự kiện giáo dục có sự kết hợp củayếu tố giải trí và yếu tố giáo dục Bên cạnh sự xuất hiện của các yếu tố giải trí nhưtrình diễn nghệ thuật, tham gia trò chơi là những hoạt động giới thiệu trực tiếp, phát tàiliệu giới thiệu, trải nghiệm học thử

Ngày hội tuyển sinh chính là cơ hội để nhà trường cung cấp thông tin giới thiệu

về nhà trường, các ngành học, chương trình đào tạo, các ưu đãi dành cho các nhóm đốitượng công chúng mục tiêu: học sinh THPT, phụ huynh học sinh, giảng viên, Đâycũng là dịp để nhà trường thể hiện sự uy tín và chất lượng của đơn vị đối với báo giới,đơn vị đối tác và các nhóm công chúng mục tiêu

1.3.3.4 Cuộc thi

Trang 26

Với hoạt động truyền thông tuyển sinh, cuộc thi là một phần không thể thiếu.Tham gia cuộc thi chính là cơ hội để các ứng viên thể hiện bản thân đáp ứng đủ cáctiêu chuẩn của ban tổ chức và cũng là phương thức để nhà truyền thông gián tiếp yêucầu người tham dự tìm hiểu về những nội dung truyền thông mà mình mong muốn.

Cuộc thi là hình thức thường được sử dụng trong hoạt động truyền thông tuyểnsinh trong từng giai đoạn của chiến dịch truyền thông Tùy vào từng giai đoạn và điểmmốc trong truyền thông mà nhà trường sẽ tổ chức các cuộc thi khác nhau Thôngthường các đơn vị giáo dục sẽ tổ chức các cuộc thi để thí sinh thể hiện năng khiếu, tàinăng, mong muốn học tập tại trường để giành phần quà là học bổng của trường

Ngoài ra, tổ chức các cuộc thi cũng là phương thức để gia tăng hiệu quả truyềnthông của đơn vị bằng cách lan truyền hình ảnh qua sự tương tác của người tham dự

1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thông tuyển sinh

1.4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác truyền thông tuyển sinh

 Yếu tố bên trong

- Nguồn nhân lực: Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả cáchoạt động trong tổ chức đều chịu sự tác động của yếu tố con người Đối với mộttrường học với chức năng đào tạo con người thì yếu tố về nguồn nhân lực càng trở nênquan trọng Những người làm công tác truyền thông tuyển sinh trước hết phải nắmvững kỹ năng PR đồng thời cũng phải hiểu những đặc thù của sản phẩm giáo dục

- Ngân sách chi cho công tác truyền thông tuyển sinh: Là số tiền nhà trườngdùng để chi cho các hoạt động liên quan đến công tác tuyển sinh Điều này sẽ quyếtđịnh đến việc sử dụng các công cụ và các chương trình nhằm thu hút sự chú ý của cácnhóm công chúng để đạt được mục tiêu của công tác tuyển sinh

- Chính sách phát triển truyền thông, tuyển sinh của đơn vị: Những định hướng,chính sách tuyển sinh, phát triển truyền thông hàng năm của mỗi đơn vị là yếu tố quantrọng chi phối đến các hoạt động truyền thông tuyển sinh

 Yếu tố bên ngoài

- Dân số: Quy mô và cơ cấu dân số có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt độngtuyển sinh của các trường đại học Bởi vì quy mô dân số sẽ quyết định số người có nhucầu và nguyện vọng tham gia học tập Và cơ cấu dân số cũng phản ánh số người trong

độ tuổi là đối tượng của hoạt động truyền thông tuyển sinh của các trường học

Trang 27

- Chính trị - luật pháp: Sự ổn định về chính trị, thể chế chính trị cũng ảnh hưởngđến hoạt động tuyển sinh của các trường đại học Hoạt động tuyển sinh của các trườngđược định hướng bởi quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và được quy định bởi luậtgiáo dục Tuy nhiên những năm gần đây Bộ GD&ĐT có nhiều thay đổi về hình thứcthi, môn thi, cách tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đòi hỏi các đơn vị phảithay đổi theo.

- Kinh tế: Đại học Nguyễn Trãi có học phí cao hơn so với mức trung bình củacác trường công lập, do đó tình hình kinh tế vĩ mô nói chung cũng như mức thu nhập,mức sống của nhóm khách hàng tiềm năng có vai trò quan trọng trong việc đưa rathông điệp truyền thông

- Địa lý: Vị trí địa lý là yếu tố tạo thuận lợi cho người học về mọi mặt Nếu nhàtrường có vị trí địa lý gần hoặc ở các thành phố lớn đông dân cư, kinh tế và khoa học

kỹ thuật phát triển cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nguồn tuyển sinh

- Văn hóa, xã hội: Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực

và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụthể Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâuđài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tốkhác

- Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽtới các hoạt động kinh doanh như: Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lốisống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống, những quan tâm và ưutiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội;

- Đối thủ cạnh tranh: là áp lực chủ yếu từ phía các trường đại học trong khu vực

và trong cả nước có đào tạo cùng những chuyên ngành mà nhà trường đào tạo Ngoài

ra công tác tuyển sinh cũng ảnh hưởng bởi các trường đại học ở nước ngoài

1.4.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động truyền thông tuyển sinh

Theo PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng, hiệu quả của chiến dịch quan hệ côngchúng được đánh giá trên ba phương diện: hiệu quả về mặt thông tin, hiệu quả về thayđổi thái độ công chúng và hiệu quả của thay đổi trong hành vi của công chúng Cáctầng hiệu quả được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao như trong hình sau:

Trang 28

Hình 1.3: Các tầng hiệu quả của hoạt động quan hệ công chúng (12,tr.53)

Đánh giá chiến dịch Quan hệ công chúng là quá trình tìm hiểu kết quả thực tếđạt được sau khi tổ chức triển khai chiến dịch và so sánh đối chiếu kết quả này với cácmục tiêu đã đề ra, trong đó tầng mục tiêu 1 là cấp độ đơn giản nhất và mục tiêu 6 làcấp độ khó đạt được nhất

Đối với công tác tuyển sinh, khâu đánh giá sau chiến dịch là vô cùng quan trọng

để biết được tỉ lệ phần trăm thành công của chiến dịch Tương ứng với hình 1.2, đểđánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông tuyển sinh, người ta quan tâm đến cácvấn đề:

- Thông điệp truyền thông có chính xác, dễ hiểu, đa dạng, hấp dẫn hay không?

- Độ phủ thông điệp như thế nào? Tiếp cận được bao nhiêu đối tượng, có đúngđối tượng mục tiêu học sinh, phụ huynh tiềm năng hay không?

- Công chúng có giải mã được thông điệp hay không? Những đối tượng họcsinh, sinh viên, phụ huynh, cán bộ phản hồi thế nào về thông điệp của trường?

- Sau khi tiếp nhận thông điệp công chúng có thay đổi thế nào về thái độ vớiđơn vị tuyển sinh trước đó? Hiểu rõ hơn, yêu thích hơn?

- Ở mức độ cao nhất công chúng mục tiêu sẽ thay đổi, củng cố hành vi như tìmkiếm về trường, đăng ký dự thi và quyết định nhập học chính thức

Trang 29

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã cung cấp hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về truyền thông tuyển sinh bao gồm những khái niệm có liên quan, vai trò, đặc điểm, một số hoạt động truyền thông tuyển sinh cơ bản, tiêu chí đánh giá chất lượng truyền thông tuyển sinh Những lý luận này dựa trên những kiến thức về truyền thông, truyền thông marketing, những đặc thù riêng biệt của lĩnh vực giáo dục đào tạo Trong đó cần chú ý giáo dục là dịch vụ khá đặc biệt, không phải sản phẩm hữu hình dễ dàng tiếp xúc mà liên quan đến con người Do đó hoạt động truyền thông tuyển sinh phải khéo léo, tinh tế, thận trọng khi tiếp xúc với mỗi nhóm đối tượng, nếu đơn giản quá thì kém hiệu quả, nhàm chán nhưng nếu quá đà sẽ gây ra phản cảm Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn này, tác giả có nền tảng kiến thức phục vụ nghiên cứu và xây dựng nội dung chương 2 và chương 3.

Trang 30

Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG

ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI

2.1 Tổng quan về Trường Đại học Nguyễn Trãi

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trường ĐH Nguyễn Trãi được thành lập ngày 05/02/2008 theo nghị quyết số183/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ và chịu sự quản lí của nhà nước về giáo dụccủa bộ giáo dục và đào tạo

Sau 14 năm triển khai chương trình đào đại học ứng dụng, với mô hình tổ chứccủa một trường đại học tư thục, có cơ chế tự chủ, tự chịu tách nhiệm trong mọi hoạtđộng Nhà trường đang định hướng trở thành một trong những trường đại học đầu tiêntại Việt Nam và khu vực, thông qua việc hợp tác đào tạo, kế thừa kinh nghiệm của cáctrường đại học lớn và áp dụng thành công các mô hình, chương trình đào tạo theochuẩn tiên tiến trên thế giới, sớm hoàn thành mục tiêu trở thành trường đại học đẳngcấp quốc tế

Đến nay, trường đại học Nguyễn Trãi đã tuyển sinh được 14 khóa với quy môđào tạo ngày càng tăng Với các ngành đào tạo bám sát nhu cầu của thị trường như:Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh du lịch, Quan hệ công chúng, Kế toán, Tàichính ngân hàng, Ngôn ngữ Nhật,Quốc tế học, Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa,Kiến trúc

Xuất phát từ mong muốn tri ân đồng đội hy sinh trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước, chủ tịch hội đồng quản trị đã dành nguồn kinh phí lớn để thành lậptrường đại học Nguyễn Trãi, việc này đã thu hút được lực lượng cán bộ tâm huyết và

có kinh nghiệm trong triển khai đào tạo Từ đó tạo nên danh tiếng của trường Đại họcNguyễn Trãi trong hệ thống giáo dục Việt Nam Chủ tịch và các thành viên hội đồngquản trị trường đại học Nguyễn Trãi đã xây dựng thành công chiến lược phát triển đếnnăm 2023, xây dựng và phát triển trường đại học Nguyễn Trãi trở thành đơn vị đào tạobậc đại học chất lượng cao và có thương hiệu uy tín trong hệ thống giáo dục đại họcnước nhà

2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

2.1.2.1 Chức năng

Trang 31

Đứng trước bài toán thất nghiệp sau khi ra trường, NTU thực hiện đào tạo theo

mô hình đại học ứng dụng Quy trình đại học ứng dụng được tiến hành theo 6 bước:thay đổi tư duy; khái quát chung về công việc; vị trí làm việc; thăm quan thực tế doanhnghiệp, định hướng nghề nghiệp sơ bộ; tổ chức đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng

Theo mô hình này, sinh viên được việc giảm bớt thời gian học lý thuyết hànlâm, tăng cơ hội thực hành, trải nghiệm thực tế đúng ngành, chuyên ngành học giúpsinh viên theo học mô hình đại học ứng dụng có cơ hội nghề nghiệp rộng mở ngay khicòn ngồi trên ghế nhà trường

Với chức năng của một trường đại học ứng dụng Trường sẽ là nơi đào tạo vàcung ứng nguồn nhân sự chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước,đặc biệt là cho Nhật Bản, Hàn Quốc

2.1.2.2 Lĩnh vủa một tđộ.1

Đại học Nguyễn Trãi là một cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục tại Việt Nam

2.1.3 Tổ chức sản xuất – kinh doanh

Trang 32

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Nguyễn Trãi

2.2 Khát p thị đại học thông minh quốc tế, đây sẽ là nơi hỗ trợ

Trường Đại học Nguyễn Trãi có bộ phận thực hiện chức năng PR riêng với têngọi là Ban Tuyển sinh và Truyền thông với quy mô 5 nhân viên (1 trưởng ban, 1 phóban, 3 nhân viên)

Nhiệm vụ của phòng là phát triển hình ảnh thương hiệu của Trường Đại họcNguyễn Trãi nói chung đến các nhóm công chúng bên ngoài và truyền thông nội bộbên trong tổ chức Hoạt động của đơn vị này trực tiếp phục vụ mục đích tuyển sinh củaTrường Đại học Nguyễn Trãi, đồng thời tham gia vào quá trình truyền thông phục vụmục đích tuyển sinh

Đến nay, trường đại học Nguyễn Trãi đã tuyển sinh được khóa với quy mô đàotạo ngày càng tăng Với các ngành đào tạo bám sát nhu cầu của thị trường như: Quản

Trang 33

ngân hàng, Ngôn ngữ Nhật,Quốc tế học, Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa, Kiếntrúc

Xuất phát từ mong muốn tri ân đồng đội hy sinh trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước, chủ tịch hội đồng quản trị đã dành nguồn kinh phí lớn để thành lậptrường đại học Nguyễn Trãi, việc này đã thu hút được lực lượng cán bộ tâm huyết và

có kinh nghiệm trong triển khai đào tạo Từ đó tạo nên danh tiếng của trường Đại họcNguyễn Trãi trong hệ thống giáo dục Việt Nam Chủ tịch và các thành viên hội đồngquản trị trường đại học Nguyễn Trãi đã xây dựng thành công chiến lược phát triển đếnnăm 2023, xây dựng và phát triển trường đại học Nguyễn Trãi trở thành đơn vị đào tạobậc đại học chất lượng cao và có thương hiệu uy tín trong hệ thống giáo dục đại họcnước nhà

Học phí của Đại học Nguyễn Trãi khoảng 10 triệu/ 1 học kỳ chuyên ngành (4tháng) Học phí này chưa bao gồm học kỳ tiếng Anh (Những sinh viên đạt tiêu chuẩntiếng Anh sẽ không phải học học kỳ này mà sẽ học chuyên ngành luôn) Một năm sẽ

có 3 học kỳ, trung bình tổng học phí cho toàn bộ khóa học khoảng 80-97 triệu đồng

Với mức học phí như vậy đối tượng tuyển sinh của Đại học Nguyễn Trãi là họcsinh tốt nghiệp cấp III, từ 18 đến 24 tuổi Với Đại học Nguyễn Trãi Hà Nội, thị trườngchủ lực là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên và các tỉnh miền Bắc khác

Tuy rằng nhiều gia đình vẫn tồn tại bố mẹ chọn trường thay con cái, bắt con họctrường mà mình muốn, tuy nhiên xét đa số đối tượng này đã biết độc lập suy nghĩ, cóchính kiến, là nhân tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định chọn trường Họ làngười thụ hưởng sản phẩm giáo dục nhưng đồng thời cũng là người quyết định muahàng dù không trực tiếp là người trả tiền dịch vụ Do đó đây là đối tượng truyền thôngchính của hoạt động tuyển sinh bên cạnh các nhóm đối tượng phụ huynh học sinh, thầy

cô, dư luận xã hội

Trang 34

Bảng 2.1: Bảng kết quả tuyển sinh 2021

Từ khi thành lập Đại học Nguyễn Trãi tuyển sinh khá tốt, liên tục tăng trưởngđặc biệt năm 2021 tuyển sinh được 543 sinh viên dù giai đoạn đó tình hình dịch Covid

19 còn rất căng thẳng và không tiếp cận trực nhiều với học sinh các trường THPT

Ban truyền thông có 4 nhân viên PR làm việc dưới sự quản lý trực tiếp củaTrưởng ban Tuyển sinh và Truyền thông, chịu trách nhiệm truyền thông về Đại họcNguyễn Trãi nói chung, cả nội bộ và truyền thông ra bên ngoài Cụ thể hai nhân sự này

sẽ làm nhiệm vụ truyền thông về các sự kiện của trường Đại học Nguyễn Trãi, sảnxuất tài liệu giới thiệu chung về trường (Video, catalogue, ), giới thiệu các ngànhnghề đào tạo của trường, thực hiện các bài viết về nhân vật sinh viên, giảng viên, phụtrách website, facebook, youtube của trường Để trợ giúp 4 nhân sự này có thêm 2cộng tác viên viết bài và quay dựng video là những sinh viên trong trường

Ban truyền thông sẽ hỗ trợ công tác tuyển sinh của Trường Đại học NguyễnTrãi, tuy nhiên tuyển sinh Hà Nội có lợi thế hơn hẳn bởi hai bộ phận này đặt tại HàNội dễ dàng bám sát các hoạt động và kịp thời hỗ trợ Phòng Tuyển sinh chủ yếu làmcác hoạt động truyền thông trực tiếp, marketing, tư vấn

Trong phạm vi khóa luận, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động quảng cáo (quảngcáo online, offline), hoạt động quan hệ công chúng (quan hệ báo chí, PR nội bộ), tổchức sự kiện (tham quan, hội thảo)

Ngày đăng: 02/02/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w