Trường Đại học Nguyễn Trãi là một cơ sở Giáo dục Đại học Tư thục nằmtrong hệ thống Giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý.Tuy mới thành lập trong một thời gian chư
Trang 1DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐQT : Hội đồng quản trị
KTS : Kiến trúc sư
LGBT : Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian),
đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái(Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới(Transgender)
PR : Public Relations
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG PR CỦA ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI 5
1.1 Khái niệm 5
1.1.1 PR 5
1.1.2.Trường đại học tư thục 6
1.1.3 Hoạt động PR trong trường Đại học 7
1.1.4 Hoạt động PR theo mô hình MECGRIS 8
1.2 Vai trò của các hoạt động PR trong trường Đại học 11
1.2.1 Tầm quan trọng của công tác PR trong trường Đại học 11
1.2.2 Vai trò của PR trong trường Đại học 12
1.3 Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Nguyễn Trãi 13
1.3.1 Thông tin chung về trường đại học Nguyễn Trãi 13
1.3.2 Sứ mệnh, tầm nhìn của trường Đại học Nguyễn Trãi 14
1.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của trường Đại học Nguyễn Trãi 15
1.3.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà trường 15
1.3.5 Định hướng phát triển 17
1.3.6 Phân tích môi trường 18
1.4 Công tác PR trong hoạt động của trường Đại học Nguyễn Trãi 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR CỦA ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI 22
2.1 Tổng quan tình hình hoạt động PR của Đại học Nguyễn Trãi 22
2.1.1 Hoạt động quan hệ với báo giới (Media relations - M) 22
2.1.2 Truyền thông qua sự kiện (Event organization - E) 24
Trang 32.1.3 Ngăn ngừa và xử lý khủng khoảng (Crisis Resolution- C) 34
2.1.4 Quan hệ với chính quyền (Govt Relations – G) 35
2.1.5 Kỹ năng quản lý danh tiếng (Reputation Management - R) 37
2.1.6 Kỹ năng quan hệ với nhà đầu tư (Investors Relations – I) 40
2.1.7 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Social Responsibility - S) 40
2.2 Đánh giá ưu – nhược điểm các hoạt động PR 43
2.2.1 Đánh giá ưu điểm 43
2.2.2 Đánh giá nhược điểm 44
CHƯƠNG 3 XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG PR TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI 47
3.1 Xu hướng 47
3.1.1 Xu hướng hoạt động PR trên thế giới 47
3.1.2 Xu hướng áp dụng trong trường Nguyễn Trãi 49
3.2 Giải pháp 50
3.2.1 Đẩy mạnh hoạt đông PR trọng tâm 50
3.2.2 Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực 51
3.2.3 Nâng cao tính chủ động trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư 51
3.2.4 Liên kết với các trường Đại học uy tín nước ngoài để phát triển Nguyễn Trãi trở thành Đại học Tư thục hàng đầu trong hệ thống giáo dục .51
3.2.5 Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức các hoạt động PR 52
3.2.6 Nâng cấp công cụ truyền thông 53
3.2.7 Làm rõ văn hóa Nhà trường 53
3.3 Mô hình hoạt động PR của trường đại học tư thục 54
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 60
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Nguyễn Trãi 14
Sơ đồ 3.3 Mô hình hoạt động PR của trường đại học tư thục 54
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Khảo sát các bài viết về Nguyễn Trãi trên báo chí 22Bảng 2.2 Đường link các sự kiện của Nguyễn Trãi từ 01/2014 – 05/2018 23Bảng 2.3 Tên các sự kiện trách nhiệm xã hội từ 01/2014 – 05/2018 41
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động tổ chức sự kiện 34Biểu đồ 2.2 Các kênh tiếp nhận thông tin của Nhà trường 39Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện lý do hạn chế tham gia các hoạt động vì cộng đồngcủa trường Nguyễn Trãi 42Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ người dùng hoạt động trực tuyến theo nhóm tuổi 50Biểu đồ 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động PR trong trường Đại họcNguyễn Trãi 52
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Trường Đại học Nguyễn Trãi Tòa nhà LADECO 14
Hình 1.2 Logo trường Đại học Nguyễn Trãi 17
Hình 2.1 Chương trình Be Yourself 25
Hình 2.2 Chương trình Miss and Mr PR 25
Hình 2.3 Khối Kinh tế dẫn đầu thành công 26
Hình 2.4 TS.KTS Ngô Doãn Đức – Phó Hiệu trưởng trường Đại học 27
Nguyễn Trãi phát biểu tại hội nghị 27
Hình 2.5 Lễ trao bằng là một sự kiện nội bộ lớn của trường diễn ra 27
Hình 2.6 Campus tour: Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản – Trải nghiệm đại học ứng dụng 28
Hình 2.7 Kỷ niệm 10 năm thành lập Trường 29
Hình 2.8 Trường Đại học Nguyễn Trãi chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 30
Hình 2.9 Các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày tết trung thu 31
Mùa yêu thương - Từ Nguyễn Trãi tới Thánh An 31
Hình 2.10 Giao lưu với các em nhỏ ở cô nhi viện Thánh An 32
Hình 2.11 Đại học Nguyễn Trãi tham dự Festival sinh viên kiến trúc 33
Hình 2.12 Tiết mục văn nghệ của các bạn sinh viên trong sự kiện Halloween 33
Hình 2.13 TS Nguyễn Tiến Luận – Hiệu trưởng Đại học Nguyễn Trãi diện kiến chủ tịch nước Trần Đại Quang 36
Hình 2.14 Bài báo viết về TS Nguyễn Tiến Luận – Hiệu trưởng Đại học Nguyễn Trãi trên trang điện tử doanh nhân Việt 37
Hình 2.15 Trang facebook cá nhân của TS Nguyễn Tiến Luận – Hiệu trưởng Đại học Nguyễn Trãi 38
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
“Cảm tình của công chúng là tất cả Có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thất bại, không có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thành công” Abramham Lincoln - cựu Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan
trọng và tính quyết định của công chúng đối với thành công hay thất bại của mỗichúng ta
Trên thế giới hiện nay, trường đại học (đặc biệt là các trường đại học Tưthục) đã áp dụng Quan hệ công chúng vào trong hoạt động của mình nhằm thúcđẩy hoạt động kinh doanh của mình và họ đã thu được những kết quả đáng kể
Và quan hệ công chúng (Public Relations - PR) đã bước đầu được trường đạihọc ở Việt Nam đưa vào trở thành một công cụ hữu ích để tăng hiệu quả và uytín của mình
Trường Đại học Nguyễn Trãi là một cơ sở Giáo dục Đại học Tư thục nằmtrong hệ thống Giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý.Tuy mới thành lập trong một thời gian chưa lâu nhưng đã có vị trí nhất định trênbản đồ giáo dục Việt Nam, nhờ chiến lược đào tạo đúng đắn và sự áp dụng linhhoạt hoạt động Quan hệ công chúng vào trong quá trình phát triển nhà trường
Nếu coi việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho Đại học Nguyễn Trãi
là tổng thể các điểm tương tác, thì PR là một trong những công cụ chiến lượcđắc lực không thể thiếu cho việc hoàn thành sứ mệnh của Đại học Nguyễn Trãi.Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh như hiện nay, nền giáo dục có những bướcchuyển mới, các trường đã bắt đầu xây dựng các chiến lược nhằm thu hút ngườihọc, nâng cao thị phần sinh viên tốt nghiệp có việc làm và khẳng định đẳng cấpthương hiệu của trường không chỉ đối với người học mà còn đối với các giớikhác nhau trong xã hội Khi đó, PR có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng
và quảng bá thương hiệu Hoạt động PR sẽ góp phần thiết lập tình cảm và xâydựng niềm tin của công chúng đối với trường, khắc phục những định kiến, dư
Trang 7luận bất lợi cho trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ trường Đạihọc Nguyễn Trãi và tạo ra tình cảm tốt đẹp của dư luận xã hội thông qua cáchoạt động quan hệ của cộng đồng Thông qua PR, Đại học Nguyễn Trãi sẽ xâydựng bản sắc văn hoá riêng có cho đơn vị mình, để có thể gia tăng sức cạnhtranh, sánh vai cùng các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước Để Đạihọc Nguyễn Trãi là lựa chọn của các sĩ tử vào mùa thi, là nơi doanh nghiệp lựachọn nhân tài,… thì PR là công cụ đắc lực không thể thiếu của trường Đại họcNguyễn Trãi trong việc thiết lập, duy trì và bảo vệ uy tín, danh tiếng trong chiếnlược phát triển của mình.
Bằng vốn kiến thức đã được trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường vàmong muốn được tìm hiểu sâu hơn về hoạt động Quan hệ công chúng của Đại
học Nguyễn Trãi nên tôi đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình là “Hoạt động PR của trường Đại học Nguyễn Trãi” Thông qua nghiên cứu tôi xin
đưa ra một vài ý kiến đánh giá và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt độngQuan hệ công chúng của trường Đại học Nguyễn Trãi cũng như khối các trườngĐại học Tư thục tại Việt Nam
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động PR truyền thông vàthực tiễn hoạt động PR truyền thông của Trường Đại học Nguyễn Trãi, từ đó đềxuất một số biện pháp quản lý hoạt động PR truyền thông trong công tác tuyểnsinh của Trường Đại học Nguyễn Trãi, góp phần giải quyết những vấn đề còntồn tại trong công tác quản lý hoạt động truyền thông PR cho tuyển sinh của nhà
trường Vai trò, chức năng của PR, các công cụ sử dụng trong hoạt động PR và
thực trạng hoạt động PR của Đại học Nguyễn Trãi, đề tài đề xuất ra một số giảipháp nhằm đẩy mạnh hoạt động PR cho Đại học Nguyễn Trãi
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ được định nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động PR đối với sựtồn tại và phát triển của trường Đại học Nguyễn Trãi
Trang 8- Phân tích, làm rõ được thực trạng hoạt động PR của thông qua các hoạtđộng cụ thể.
- Cuối cùng cho ra được những giải pháp hợp lý, hiệu quả để vận dụng tốt
PR để góp phần thúc đẩy, phát triển thương hiệu trường
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tổng quan về P Rnói chung
- Nghiên cứu hoạt động PR trong trường Đại học tại Việt Nam
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động PR trong trườngĐại học
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận, tác giả xin đi sâu vào tìmhiểu hoạt động Quan hệ công chúng của Đại học Nguyễn Trãi giai đoạn từ tháng
1 năm 2014 đến tháng 5 năm 2018
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứuđịnh lượng
- Phương pháp quan sát mô tả, phân tích tổng hợp, kiểm chứng thực tế,
điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có trước
- Phương pháp đánh giá so sánh: So sánh để đưa ra được biện pháp hiệuquả nhất
- Phương pháp thống kê số liệu để có độ chính xác, tin cậy của thông tin
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Trang 9động PR cho phát triển thương hiệu hệ thống các trường Đại học tư thục tại ViệtNam trong tương lai.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động PRcủa trường đại học ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Nguyễn Trãi nóiriêng;
Xây dựng đưa ra xu hướng để xây dựng hoạt động PR cho vấn đề pháttriển thương hiệu của trường Đại học Nguyễn Trãi
7 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục bài khóa luận gồm có 3 chương:
- Chương 1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động PR tại trường
Đại học Nguyễn Trãi
- Chương 2 Thực trạng hoạt động PR trong trường Đại học Nguyễn Trãi
- Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuả hoạt động PR
trong trường Đại học Nguyễn Trãi
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG PR CỦA
ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI
1.1 Khái niệm
1.1.1 PR
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về PR Những người làm PR đưa ranhững cách hiểu khác nhau về nghề này Điều đó cũng dễ hiểu vì PR là một lĩnhvực hoạt động rất phong phú và những người làm PR có thể tiếp cận nó từ nhiềugóc độ khác nhau Trong phạm vi bài nghiên cứu này tác giả cố gắng đưa ranhững định nghĩa mang tính tổng quan nhất và có cơ sở học thuật nhằm có đượccái nhìn và cách hiểu toàn diện, đúng đắn về PR
PR là viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Public Relations, trong tiếng Việt tạmdịch là Quan hệ công chúng, PR chỉ mới xuất hiện trong hơn ba thập niên trở lạiđây, mặc dù thực ra, hoạt động PR đầu tiên đã xuất hiện từ trước khi người tanghĩ ra từ ngữ để gọi tên chúng
Theo Tự điển Bách khoa toàn thư Thế giới: “PR là hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức hoặc
cá nhân với một hoặc nhiều nhóm công chúng”
Theo Viện Quan hệ công chúng Anh quốc: “PR là những nỗ lực được hoạch định và thực hiện bền bỉ nhằm mục tiêu hình thành và duy trì mối quan
hệ thiện cảm và thông hiểu lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng của nó”
Theo Tuyên bố Mexico, 1978: “PR là một nghệ thuật và khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của các tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch nhằm phục vụ lợi ích cho cả tổ chức lẫn công chúng”.
Từ các định nghĩa nói trên, có thể rút ra những điểm mấu chốt về PR như sau:
- PR là một chương trình hành động được hoạch định đầy đủ, duy trì liêntục và dài hạn với mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển bền vững mối quan hệgiữa một tổ chức và công chúng mục tiêu của tổ chức đó
Trang 11- Chương trình hành động PR dựa trên hệ thống truyền thông, và hệ thốngnày không chỉ chú trọng vào tuyên truyền, quảng bá đến công chúng bên ngoài
mà cả công chúng nội bộ của tổ chức
- Tất cả những nỗ lực đó nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ thiện cảm
và sự thông hiểu lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng
- Các chiến dịch PR không chỉ đem lại lợi ích cho tổ chức mà còn manglại lợi ích cho xã hội
1.1.2 Trường đại học tư thục
1.1.2.1 Giáo dục đại học
Giáo dục đại học bao gồm các hình thức giáo dục diễn ra ở các cơ sở họctập bậc sau trung học, cuối khóa học thường được trao văn bằng học thuật hoặccấp chứng chỉ Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ bao gồm các trường đạihọc và viện đại học mà còn các trường chuyên nghiệp, trường sư phạm, trườngcao đẳng, trường đại học công lập và tư thục hệ hai năm, và viện kỹ thuật Điềukiện nhập học căn bản đối với hầu hết các cơ sở giáo dục đại học là phải hoànthành giáo dục trung học, và tuổi nhập học thông thường là khoảng 18 tuổi
Giáo dục đại học bao gồm các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực tập(như trong các trường y khoa và nha khao), và phụng sự xã hội của các cơ sởgiáo dục đại học Các hình thức giáo dục đại học bao gồm: giáo dục tổng quát(general education), thường bao gồm đáng kể những yếu tố lý thuyết và trừutượng cùng với những khía cạnh ứng dụng; giáo dục chú trọng đến các ngànhkhai phóng (liberal arts education), bao gồm các ngành nhân văn, khoa học,nghệ thuật; giáo dục mang tính huấn nghệ (vocational education), kết hợp cảviệc giảng dạy lý thuyết lẫn những kỹ năng thực hành; giáo dục chuyên nghiệp(professional education), như trong các ngành kiến trúc, kinh doanh, luật, ykhoa, v.v
Ở nhiều quốc gia phát triển, có tới 50 phần trăm dân số theo học trong các
cơ sở giáo dục đại học Giáo dục đại học do đó rất quan trọng đối với kinh tếquốc gia, với tư cách là một ngành kinh tế và là nơi giáo dục và đào tạo nhân lực
Trang 12cho phần còn lại của nền kinh tế Những người theo học đại học thường kiếmđược mức lương cao hơn và ít có khả năng bị thất nghiệp hơn so với nhữngngười có học vấn thấp hơn.
1.1.2.3 Đại học tư thục
Trường đại học tư thục hay Đại học dân lập là một cơ sở giáo dục đạihọc thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, về tuyển sinh, đào tạo thì tuân theoquy chế của Bộ GD&ĐT, văn bằng có giá trị tương đương như văn bằng cônglập Là trường tư do cá nhân hoặc tổ chức trong một nước xin phép thành lập
và tự đầu tư Không giống những trường đại học công lập, đại học tư thụckhông nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước, nguồn tài chính để hoạtđộng của họ là từ học phí của sinh viên học tại trường, khách hàng và cáckhoản hiến tặng Học phí tại các trường này có xu hướng lớn hơn nhiều so vớitrường đại học công lập
1.1.3 Hoạt động PR trong trường Đại học
“Quan hệ công chúng (QHCC) - PR - không chỉ giúp chúng ta thu hút được nhiều nguồn tài trợ mà còn giúp chúng ta thu hút được nhiều sinh viên, cán bộ giỏi đến học tập và làm việc” đây là nhận xét nổi tiếng của Lee Elliot -
Đại học Alberta cách đây 8 năm trên tờ Expressnews Câu nói này đã trở thành
Trang 13một trong những mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học hiện đại.
Có thể thấy rằng, câu chuyện làm PR của các trường Đại học trên thế giới
đã xuất hiện từ rất lâu nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ Việc thực hiệncác hoạt động PR trong trường Đại học không những giúp hình ảnh của trườngđến gần hơn với xã hội, tăng uy tín và vị trí của trường trên bản đồ giáo dục màcòn góp phần tạo được niềm tin yêu của sinh viên, cán bộ nhân viên trongtrường Góp phần thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học cũng nhưphát triển trường theo chiều sâu Thực hiện quy trình thực hiện kế hoạch PR thôngqua các phương pháp: Đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, xác định nhóm côngchúng, lựa chọn phương tiện truyền thông, hoạch định ngân sách và thực hiệnđánh giá kết quả
Hiện nay trong quá trình nghiên cứu thực trạng PR trong các đề tài nghiêncứu, các tác giả thường lựa chọn cách phân tích các hoạt động theo các mô - típnhư: theo trình tự thời gian, theo cấu trúc PR nội bộ và PR bên ngoài Tuy nhiên,trong nghiên cứu này, tác giả xin đi sâu vào nghiên cứu thực trạng dựa trên môhình MECGRIS nhằm thể hiện rõ nét nhất các hoạt động PR của Đại họcNguyễn Trãi trong giai đoạn tháng 01/2014 – 05/2018
1.1.4 Hoạt động PR theo mô hình MECGRIS
“Rất nhiều người chưa biết dùng PR như thế nào cho thực sự hiệu quả, chưa nắm được cách thức sắp xếp và phối hợp với nhau trong các chương trình, chiến lược PR" Đó là chia sẻ của Phan Tất Thứ, tác giả của mô hình thực hành
PR đầu tiên tại Việt Nam – mô hình MECGRIS được phát triển từ nền tảng lýluận của PR phương Tây, gắn với kinh nghiệm kinh doanh, tư vấn truyền thông,
tổ chức sự kiện và xử lý khủng hoảng Mô hình này được phát triển với nội dung
cụ thể như sau:
1.1.4.1 Quan hệ với báo giới (Media relations - M)
Đây là hoạt động rất hữu ích khi doanh nghiệp có mô hình kinh doanh độcđáo, có sản phẩm khác biệt, hoặc tạo ra các giá trị mới cho xã hội Giới truyềnthông, với vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quy tắc đạo đức nghề nghiệp có thể
Trang 14tìm đến doanh nghiệp để lấy thông tin và truyền thông tới độc giả, đó là nhữngkhách hàng hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp Nếu biết tân dụng các mốiquan hệ hợp lý, doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu cá nhân, thương hiệusản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp với 1 chi phí thấp và hiệu quả cao Đặcbiệt, trong thời đại internet và truyền thông xã hội, chính doanh nghiệp có thểchủ động kết nối với báo giới, tạo ra các kênh truyền thông riêng, giúp kháchhàng biết đến và hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, tổ chức.
1.1.4.2 Truyền thông qua sự kiện (Event organization)
Đây là hoạt động truyền thông theo nhóm đối tượng và có khả năng kiểmsoát Doanh nghiệp có thể chủ động đưa thông điệp hoặc lắng nghe phản hồi từ
1 nhóm công chúng cần tác động thông qua tổ chức sự kiện: khai trương, tungsản phẩm mới, khánh thành, ra mắt lãnh đạo, hội nghị đại lý, hội nghị kháchhàng… Lưu ý rằng, một sự kiện tổ chức theo phương pháp PR (quan hệ côngchúng) thường có tương tác nhiều chiều, đáng tin cậy hơn hơn so với sự kiện tổchức theo phương thức quảng cáo
1.1.4.3 Ngăn ngừa và xử lý khủng khoảng (Crisis Resolution)
Do yếu tố vô hình và nguy cơ bất ổn trong tình cảm và niềm tin của kháchhàng, doanh nghiệp có thể gặp phải các khủng hoảng truyền thông, làm ảnhhưởng nghiêm trọng đến thương hiệu Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng hệthống cảnh báo sớm về khủng hoảng đồng thời thực hành luyện tập các phương
án xử lý khi xảy ra khủng hoảng truyền thông
1.1.4.4 Quan hệ với chính quyền (Govt Relations)
Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần xây dựng tôn chỉ “thượng tôn luậtpháp”; ủng hộ, tranh thủ và vận động để có sự ủng hộ của chính quyền đối vớidoanh nghiệp Bản thân các cơ quan chính quyền cũng là đơn vị tiêu thụ sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (mua sắm công) Do đó, doanhnghiệp cần xây dựng các thông điệp phù hợp và chiến lược hợp lý (ngăn ngừacác hoạt động tiêu cực và phi pháp) để tạo dựng được hình ảnh tốt đối với cơquan công quyền
Trang 151.1.4.5 Quản lý và bảo vệ danh tiếng (Reputation management)
Đây là hoạt động phức hợp và gắn kết giữa các yếu tố tuyên truyền và tựphát (dư luận) liên quan đến cá nhân (đặc biệt là lãnh đạo), sản phẩm dịch vụ, uytín doanh nghiệp… Doanh nghiệp nên xây dựng chương trình bảo vệ danh tiếngcho lãnh đạo chủ chốt, các bộ phận và yếu tố có thể nhạy cảm với danh tiếng và
dư luận quan tâm Một chiến lược quản lý danh tiếng phù hợp sẽ phải đảm bảo
sự cân bằng giữa danh tiếng nội bộ và bên ngoài, tránh tình trạng bên ngoài nói
“tốt” bên trong lại nói “xấu” về doanh nghiệp Các chính sách, quy chế và quan
hệ nhân sự trong doanh nghiệp là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản
lý danh tiếng
1.1.4.6 Thiết lập và duy trì quan hệ với nhà đầu tư (Investors relations)
Cổ đông và nhà đầu tư là nhóm công chúng vừa ở bên trong vừa ở bênngoài doanh nghiệp Sự ảnh hưởng và tác động của nhóm công chúng này đôikhi quyết định đến sự tồn tại và chiến lược phát triển của doanh nghiệp Đã cónhiều doanh nghiệp phải trả giá đắt khi không quan tâm đúng mức đến mối quan
hệ này Đặc biệt khi doanh nghiệp có nguy cơ bị mua bán, thâu tóm, sát nhập
có ảnh hưởng vô cùng lớn đến hình ảnh, giá trị và sự tồn vong của thương hiệu
1.1.4.7 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Social Responsibility)
Đây là bộ kỹ năng và hoạt động rất đặcbiệt để duy trì tình cảm của côngchúng đối với thương hiệu Mặc dù mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp
là lợi nhuận và giá trị thị trường, nhưng công chúng luôn giả định rằng quá trình
đó có thể có sự phân bổ bất hợp lý, không công bằng về nguồn lực, về cơ hộikinh doanh giữa các thành phần khác nhau trong xã hội Để tái lập cân bằng này,doanh nghiệp cần xây dựng quan niệm về “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uốngnước nhớ nguồn”, bằng cách hoạt động trách nhiệm với xã hội Một chươngtrình trách nhiệm xã hội được xây dựng cẩn thận với thông điệp trọng tâm, khácbiệt và có giá trị lâu dài sẽ mang lại tình cảm đặc biệt của công chúng đối vớithương hiệu Ngược lại, sự lạm dụng các hoạt động xã hội để tạo danh tiếng 1 cóthể gây ra phản tác dụng đối với doanh nghiệp
Trang 16Mô hình truyền thông và quan hệ công chúng Mecgris-PR là công cụ hữuhiệu, đơn giản, thực dụng, giúp cho bất kỳ tổ chức nào tại Việt Nam đang trongquá trình xây dựng thương hiệu, chương trình truyền thông hiệu quả, ổn định vàbền vững.
1.2 Vai trò của các hoạt động PR trong trường Đại học
1.2.1 Tầm quan trọng của công tác PR trong trường Đại học
- Trước hết, PR giúp nâng cao các mục tiêu của các trường Đại học nhờthu hút được sự quan tâm của nhiều nhóm công chúng (2 loại: quần chúng bêntrong bao gồm lãnh đạo và viên chức các cấp trong ngành giáo dục, ban giámhiệu, giáo viên, cán bộ công nhân viên, các hội đoàn trong trường, phụ huynh vàtất nhiên là học sinh; quần chúng bên ngoài bao gồm chính quyền địa phương,các doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức từ thiện và tình nguyện, cơ quan ngôn luận
và các trường đại học Việc xây dựng ấn tượng đẹp về nhà trường và tạo dựngniềm tin trong các đối tượng công chúng và lôi kéo họ tham gia vào các hoạtđộng của nhà trường chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích to lớn về vật chất, tinhthần và chuyên môn cho nhà trường
Hơn nữa, nếu các trường tiếp thu những ý kiến đóng góp từ các nhómcông chúng chủ chốt khi thực hiện các hoạt động PR thì hoạt động PR sẽ mộtphần nào đó chịu ảnh hưởng bởi những quan điểm khách quan của công chúng.Nhờ thế, hoạt động PR của các tường Đại học sẽ hiệu quả hơn vì luôn theo sátđược mong muốn của đối tượng công chúng liên quan
- Thứ hai, PR giúp củng cố mối quan hệ với những nhóm công chúngchủ chốt – những nhóm công chúng có vai trò rất lớn trong việc thành cônghay thất bại của nhà trường Việc củng cố những mối quan hệ tích cực đó sẽgóp phần phát triển các mối liên kết cũng như các thông tin quan trọng cho nhàtrường, sớm nhận diện và triển khai các hoạt động cần thiết ( có thể là các sựkiện nóng hổi phù hợp với môi trường giáo dục …) Điều này còn giúp giảmthiếu các mối đe dọa nhờ phát hiện sớm các vấn đề hay những mâu thuẫn ti ềm
ẩn ( ví dụ nhận ra được sự bất mãn, không hài lòng của sinh viên hay cán bộgiảng viên trong trường)
Trang 171.2.2 Vai trò của PR trong trường Đại học
- Góp phần đem lại hiệu quả hoạt động của Nhà trường
Hoạt động PR là một trong những mảng mang tính chiến lược của Nhàtrường trong quá trình truyền thông và xây dựng hình ảnh, trong lòng côngchúng, nhằm giúp hình ảnh Nhà trường được biết đến nhiều hơn Khi xây dựngđược thương hiệu và uy tín của Nhà trường trong tâm trí công chúng, nhằm thuhút người học, nâng cao thị phần sinh viên tốt nghiệp có việc làm và khẳng địnhđẳng cấp thương hiệu của trường không chỉ đối với người học mà còn đối vớicác giới khác nhau trong xã hội Khi đó, PR có vai trò xây dựng và quảng báthương hiệu Hoạt động PR sẽ góp phần thiết lập tình cảm và xây dựng niềm tincủa công chúng đối với nhà trường, khắc phục những định kiến, dư luận bất lợi,xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ Nhà trường và tạo ra tình cảm tốt đẹpcủa dư luận xã hội thông qua các hoạt động quan hệ của cộng đồng Thông qua
PR, nhà trường sẽ xây dựng bản sắc văn hoá riêng có cho đơn vị mình, để có thểgia tăng sức cạnh tranh, sánh vai cùng các trường đại học danh tiếng trong vàngoài nước Để mỗi trường là lựa chọn của các sĩ tử vào mùa thi, là nơi doanhnghiệp lựa chọn nhân tài,… thì PR là công cụ đắc lực không thể thiếu của cáctrường Đại học trong việc thiết lập, duy trì và bảo vệ uy tín, danh tiếng trongchiến lược phát triển của mình
Chi phí cho hoạt động PR thấp hơn chi phí quảng cáo Khi so sánh chi phícho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí chomột thông cáo báo chí thấp hơn mà thông cáo báo chí sẽ có một lượng côngchúng rộng rãi hơn Điều này rất phù hợp với nguồn ngân sách eo hẹp của cáctrường Đại học hiện nay
- Mang thông tin của Nhà trường đến với những đối tượng công chúng xác định
Thông tin trong các trường Đại học là một kênh quan trọng, nó gây tácđộng đến nhiều đối tượng xã hội, làm hình thành, biến đổi nhu cầu, tạo thuận lợi
để các nhóm đối tượng công chúng tham gia vào quá trình hoạt động Nó giúpcho hoạt động tuyển sinh đầu vào và tốt nghiệp đầu ra của Nhà trường gặp nhiều
Trang 18thuận lợi Khi làm PR,các trường Đại học sẽ chủ động đưa thông tin của mình(về các hoạt động của nhà trường nói chung, chất lượng sinh viên nói riêng) đếncác đối tượng công chúng của mình thông qua các phương tiện truyền thông.Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi khi các nhóm đối tượng mục tiêu đượcthông tin về trường thì họ sẽ sự định vị trong tâm trí Mặt khác, khi xã hội hiệnnay có rất nhiều các trường Đại học, nhưng nếu các nhóm đối tượng công chúngkhông biết đến sự có mặt, tồn tại của ngôi trường đó trên bản đồ giáo dục thì dùchất lượng đào tạo có tốt đến mất thì cũng không thể tồn tại được trong bối cảnh
xã hội như hiện nay
- Thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, xã hội
Qua những cuộc hội thảo, các sự kiện trong khuôn khổ các hoạt động PRcủa các trường Đại học sẽ góp phần vào công tác tuyên truyền những nội dungmang tính giáo dục văn hóa, hướng sinh viên đến những lối sống lành mạnh,tích cực Không những vậy, qua mỗi sự kiện sẽ góp phần giúp sinh viên yêu vàhiểu hơn về các hoạt động của nhà trường Đây được xem là cầu nối giúp sinhviên và Nhà trường thêm gắn bó
Khi thực hiện công tác PR, các trường thường tổ chức các hoạt động lànhmạnh mang tính giáo dục, từ thiện, những hoạt động mang tính chất xã hội…Điều này mang đến cho các trường Đại học một hình ảnh đẹp trong công chúng
và mang lại lợi ích trực tiếp cho xã hội
1.3 Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Nguyễn Trãi
1.3.1 Thông tin chung về trường đại học Nguyễn Trãi
Tòa nhà LADECO 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
- Hotline: 024.3748 1830 - 024.3748 1759
- Liên hệ: daihocnguyentrai.edu.vn@gmail.com
- Ngày thành lập: 19-05-2008
Mã số thuế 0500585780 Đăng ký & quản lý bởi Cục Thuế Thành phố Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh chính: Đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học
Trang 19Hình 1.1 Trường Đại học Nguyễn Trãi Tòa nhà LADECO
266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội 1.3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Nguyễn Trãi Đại học
Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) được thành lập theo Quyết định số183/QĐ-TTg ngày 5/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ NTU hoạt động theo môhình của một trường Đại học tư thục có cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm caotrong mọi hoạt động
Xuất phát từ mong muốn tri ân đồng đội hy sinh trong cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước, nhà đầu tư đã dành nguồn kinh phí lớn để thànhlập NTU, thu hút lực lượng cán bộ tâm huyết và có kinh nghiệm trong triểnkhai đào tạo, tạo nên danh tiếng của trường Đại học Nguyễn Trãi trong hệthống giáo dục Việt Nam
1.3.2 Sứ mệnh, tầm nhìn của trường Đại học Nguyễn Trãi
Sứ mệnh
Trang 20Trường Đại học Nguyễn Trãi là trung tâm đào tạo và bồi dưỡng phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao,đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học theohướng tiệm cận và đạt chuẩn quốc tế, xây dựng và phát triển môi trường họcthuật, văn hóa trung thực, nhân văn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáodục đại học Việt Nam và hội nhập quốc tế
Tầm nhìn
Trở thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học tư thục đa ngành, chấtlượng cao, trong top các đại học hàng đầu của Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế, cónhững đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu
1.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của trường Đại học Nguyễn Trãi
Chức năng
Trường Đại học Nguyễn Trãi là trung tâm đào tạo và bồi đường phát triểnnguồn nhân lực Chất lượng cao,đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học theohướng tiệm cận và đạt chuẩn quốc tế, xây dựng và phát triển môi trường họcthuật, văn hóa trung thực, nhân văn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáodục đại học Việt Nam và hội nhập quốc tế
Nhiệm vụ
Trở thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học tư thục đa ngành, chấtlượng cao, trong tốp các đại học hàng đầu của Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế, cónhững đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu
1.3.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà trường
Trang 21Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Nguyễn Trãi
Trang 221.3.5 Định hướng phát triển
Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị đại học Nguyễn Trãi đã xâydựng thành công Chiến lược phát triển đại học Nguyễn Trãi đến năm 2020, tầmnhìn 2050 (gọi tắt là Chiến lược), nhằm xây dựng và phát triển đại học NguyễnTrãi trở thành đơn vị đào tạo bậc đại học và cao đẳng có chất lượng cao và cóthương hiệu uy tín trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà
Trường đại học Nguyễn Trãi là trung tâm đào tạo và bồi dưỡng phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học theohướng tiệm cận và đạt chuẩn quốc tế, xây dựng và phát triển môi trường họcthuật, văn hóa trung thực, nhân văn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáodục đại học Việt Nam và hội nhập quốc tế Trở thành trung tâm đào tạo đại học
và sau đại học tư thục đa ngành, chất lượng cao, trong tốp các đại học hàng đầucủa Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế, có những đóng góp quan trọng vào sự pháttriển nền kinh tế tri thức toàn cầu.Mục tiêu sau 5 năm thực hiện ước mơ chiếnlược phát triễn đại học Nguyễn Trãi sẽ có được một hệ thống quản lý hiện đại,đẳng cấp quốc tể.Trường đại học Nguyễn Trãi ghi nhận và đánh giá cao sự ủng
hộ giúp đỡ của các cấp lãnh đạo ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các bộ,ngành, các đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cá nhân đã gópphần xây dụng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường
Khẩu hiệu: “SINH VIÊN LÀ SỐ 1”
Logo của trường
Hình 1.2 Logo trường Đại học Nguyễn Trãi
Trang 231.3.6 Phân tích môi trường
1.3.6.1 Về chính trị, luật pháp:
Việt Nam đạt những thành công lớn về mặt đối ngoại, môi trường chính trị
ổn định so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, nên trở thành tâm điểm thu hút sự liên kết và đầu tư nước ngoài, tác động tích cựcđến sự phát triển chung Các trường đại học trong nước nói chung và nhữngtường đại học Tư thục nói riêng tập trung nâng cao chất lượng và uy tín
-Đại học Nguyễn Trãi đã mở rộng liên kết đầu tư với các công ty, cáctrường Đại học nước ngoài tạo cơ hội phát triển chất lượng và nâng cao uy tín
Cụ thể: Trường Đại học Nguyễn Trãi hợp tác với Đại học Samyung (HànQuốc), Đại học Kyung Dong (Hàn Quốc), Đại học Daejin, Đại học Youngsan vàCao đẳng nghề Seoul (Hàn Quốc)
1.3.6.2 Về chất lượng đào tạo:
- Xây dựng và phát triển Đội ngũ giảng viên, đặc biệt chú trọng pháttriển cán bộ giảng viên trẻ, chuyên nghiệp hóa và xây dựng Đội ngũ cán bộ,nhân viên, giảng viên toàn Trường có học vị và học hàm đáp ứng các tiêu chuẩn
và qui mô của từng ngành của một Trường Đại học tiên tiến theo chuẩn của BộGD&ĐT qui định
- Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ Xây dựng các khung chươngtrình đào tạo Đại học và Thạc sỹ theo tiêu chuẩn đạt chất lượng quốc tế, tăngcường liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các Trường Đại học trong vàngoài nước
- Xây dựng môi trường Đại học hiện đại thông qua mô hình học điện tử(E-learning) và các ứng dụng phục vụ tin học hóa giáo dục
- Đại học Nguyễn Trãi đưa ra chiến lược hợp tác với các doanh nghiệp,trường Đại học Hàn Quốc vì vậy đã cùng hợp tác với Đại học DAEJIN, quỹDIVA (Hàn Quốc) đã tổ chức lễ ra mắt Viện Hàn ngữ NTU-DAEJIN
- Đào tạo và nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên
- Đào tạo gắn liền với thực tiễn thông qua các mô hình thực hành, các
Trang 24trung tâm tư vấn trong Trường và các chương trình liên kết với các doanhnghiệp nhằm tạo ra những sinh viên khi tốt nghiệp thích ứng ngay với yêu cầucủa công việc ở trong mọi môi trường, tiếp cận được với các mục tiêu nghềnghiệp, có thể làm việc trong một thế giới mới đầy năng động và thay đổi nhanh.
- Hợp tác quốc tế trao đổi sinh viên và chương trình đào tạo, được quốc
tế công nhận bằng tốt nghiệp cử nhân để phát triển cá nhân ở các Trường Đạihọc nước ngoài
1.4 Công tác PR trong hoạt động của trường Đại học Nguyễn Trãi
Để đánh giá tầm quan trọng của PR trong hoạt động của Đại học NguyễnTrãi chúng ta có thể xem xét vai trò và chức năng của PR trong tổ chức bộ máyvận hành của trường
Hiện nay, Nhà trường có 165 giáo viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn (trong
đó giảng viên có trình độ Tiến sỹ trở lên chiếm 20%, thạc sỹ 60%) Đội ngũgiảng viên trong Trường có trình độ và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy
Ngoài ra Nhà trường còn mời các giảng viên thỉnh giảng là giảng viêngiỏi của các trường Đại học, Viện nghiên cứu về giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đào
tạo đã được đặt ra.
Tống số sinh viên học tại Đại học Nguyễn Trãi đến nay là hơn 8500 sinhviên đang theo học tại tất cả các ngành
Nơi đảm nhiệm thực hiện chức năng PR cho Đại học Nguyễn Trãi làphòng PR nội bộ của trường Bộ phận PR nội bộ của Nguyễn Trãi có 3 ngườibao gồm 1 lãnh đạo truyền thông cấp cao và 2 chuyên viên PR
Phòng PR trong trường Đại học Nguyễn Trãi làm nhiệm vụ đại diện chotrường nên bộ phận này nắm bắt các vấn đề và liên hệ chặt chẽ với các bộ phậnkhác trong nội bộ Bên cạnh đó, họ có chức năng truyền đạt thông tin, cố vấn vàhoạch định chiến dịch cũng như phải xây dựng mối quan hệ với nhân viên,những cán bộ trong trường
Các hoạt động của phòng PR nội bộ của Nguyễn Trãi có thể liệt kê như sau:
- Viết và phân bố các thông cáo báo chí, hình ảnh và bài điểm tin chogiới báo chí, thu thập và lưu trữ danh sách báo chí
Trang 25- Tổ chức các hội thảo, các buổi sinh hoạt cán bộ giảng viên
- Duy trì bộ phận chuyên cung cấp thông tin cho các phương tiệntruyền thông
- Sắp xếp, tổ chức và thực hiện các buổi phỏng vấn với đài phát thanh,đài truyền hình, báo chí cho ban lãnh đạo Điểm đặc biệt ở Nguyễn Trãi làtrưởng bộ phận PR- truyền thông cũng chính là giám đốc tài chính của công tynên đa phần tất cả các bài trả lời phỏng vấn báo chí, truyền hình đều do chínhgiám đốc phụ trách
- Viết và cập nhật bản tin nội bộ của công ty
- Phát triển hệ thống các kênh thông tin truyền thông trong Nhà trường Việc sử dụng phòng PR nội bộ đảm nhiệm hoạt động PR của trường dẫntới một số đặc điểm sau:
- Thu nhập được những thông tin một cách nhanh chóng, và nắm rõ tình
hình của trường
- Xử lý ngay các trường hợp khẩn cấp.
- Chúng ta có thể thấy là tuy quy mô của bộ phận PR của Đại học
Nguyễn Trãi không lớn nhưng xét với quy mô của Đại học thì nó hoàn toàn phùhợp và điều quan trọng là qua việc có bộ phận PR trong cơ cấu của Nguyễn Trãi,chúng ta thấy được ban lãnh đạo của Nguyễn Trãi đã xác định được tầm quantrọng của hoạt động này trong toàn bộ quá trình dựng xây và phát triển
Hơn nữa, qua sơ đồ bộ máy tổ chức của Đại học Nguyễn Trãi thấy rằngngười quản lý truyền thông, đối ngoại cũng là một trong những thành viên cóquyền quyết định trong công ty Điều này có nghĩa là PR đóng vai trò chiến lượctrong hoạt động của Nguyễn Trãi Công tác PR trong công ty được thực hiệnnghiêm túc và chủ động bởi nhà quản trị truyền thông cấp cao trong công ty có
vị thế lớn trong bộ máy điều hành Nhiệm vụ của người lãnh đạo truyền thôngnày là tư vấn cho những lãnh đạo quản trị cấp cao khác, và có trách nhiệm toàndiện đối với chiến lược truyền thông của tổ chức ( bao gồm chiến lược quảng bátoàn diện) Từ đó chúng ta thấy rằng thành công trong hoạt động truyền thông
Trang 26của Nguyễn Trãi không chỉ đơn thuần là đóng góp của riêng lẻ bộ phận truyềnthông mà nó còn có sự phối hợp chặt chẽ trong với các lĩnh vực chuyên môn cóliên quan.
Tóm lại, kết thúc chương một, chúng ta đã có một các nhìn tổng quát về
PR thông qua bản chất, vai trò, chức năng cũng như những hoạt động thực tiễncủa PR trong trường Nguyễn Trãi hiện nay Qua đó chúng ta sẽ đi vào tìm hiểuhoạt động này cũng như những tác dụng của nó quá trình hình thành và pháttriển trường Đại học Nguyễn Trãi
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
PR là một chương trình hành động được hoạch định đầy đủ, duy trì liêntục và dài hạn với mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển bền vững mối quan hệgiữa một tổ chức và công chúng mục tiêu của tổ chức đó Các hoạt động này dựatrên hệ thống truyền thông, và hệ thống này không chỉ chú trọng vào tuyêntruyền, quảng bá đến công chúng bên ngoài mà cả công chúng nội bộ của tổchức Tất cả những nỗ lực đó nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ thiện cảm và
sự thông hiểu lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng
Hiện nay, các trường Đại học không chỉ chú trọng chuyên môn mà cònphải hoạt động PR, truyền thông mạnh mẽ hơn trong bối cảnh các trường Đạihọc cạnh tranh gay gắt trong tuyển sinh đầu vào, tốt nghiệp đầu ra và thu hútnguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển trường
Việc đẩy mạnh ứng dụng hoạt động PR sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biếtgiữa với các nhóm công chúng , nâng cao các mục tiêu của các trường Đại học nhờthu hút được sự quan tâm của nhiều nhóm công chúng Việc xây dựng ấn tượngđẹp về nhà trường và tạo dựng niềm tin trong các đối tượng công chúng và lôi kéo
họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích
to lớn về vật chất, tinh thần và chuyên môn cho nhà trường Trong bối cảnh xã hộinhư hiện nay, Đại học Nguyễn Trãi đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyềnthông nhằm đưa hình ảnh của mình rộng rãi đến công chúng
Trang 27CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR CỦA ĐẠI HỌC
NGUYỄN TRÃI
2.1 Tổng quan tình hình hoạt động PR của Đại học Nguyễn Trãi
Làm rõ hơn về hoạt động PR của Nguyễn Trãi, tác giả sẽ đi sâu vào mỗihoạt động theo mô hình MECGRIS để thấy được hiệu quả và tác dụng mà nómang lại
2.1.1 Hoạt động quan hệ với báo giới (Media relations - M).
Quan hệ với báo giới (Media relations) Đây là hoạt động rất hữu íchtrong bối cảnh trường Đại học Nguyễn Trãi có nhiều ưu điểm mang nhiều nétđặc trưng riêng Đại học Nguyễn Trãi đã chủ động kết nối với báo giới, tạo racác kênh truyền thông riêng, giúp khách hàng biết đến và hiểu rõ hơn về trường.Điều này được thể hiện sắc nét qua các hoạt động quan hệ báo chí và cácphương tiện truyền thông Cụ thể:
Tại trường Đại học Nguyễn Trãi việc tiếp xúc, giao lưu với giới báo chí,truyền hình luôn được đặt ở các vị thế quan trọng Nhà trường cũng tạo điềukiện để giới báo chí sắp xếp các cuộc phỏng vấn, viết, quay phóng sự về nhàtrường và các sự kiện nổi bật diễn ra Các tờ báo nhà trường thường liên hệ viếtbài chủ yếu là các tờ như: Dân trí, Soha, Giaoduc.net.vn, Vnexpress, , VTCNew, kênh 14…
Bảng 2.1: Khảo sát các bài viết về Nguyễn Trãi trên báo chí
- Trường ĐH Nguyễn Trãi ứng dụng công nghệ
đào tạo Smart University gắn với việc làm
- Chính thức ra mắt NetGo – Hệ thống côngnghệ đào tạo hoàn toàn mới
- Đại học ứng dụng: Chỉ 30% thời gian trênlớp, còn lại là thực hành, thực tế
2 Soha -viện tâm thầnNghị lực vượt khó của nam sinh từng vào
Trang 28- Sinh viên học và làm ngay từ năm đầu tiên
5 Kênh14 - Lý do khiến teen Hà thành “nóng hừng hực”
cùng Halloween – The Zombies Night
Bên cạnh các hoạt động trên báo chí, các hoạt động PR của Đại họcNguyễn Trãi luôn nhận được sự quan tâm của kênh mạng xã hội
Bảng 2.2 Đường link các sự kiện của Nguyễn Trãi từ 01/2014 – 05/2018
1 Đại học Nguyễn Trãi
https://www.youtube.com/watch?v=-4 Mô hình đào tạo ứng
Trang 29nhiên, theo khảo sát thống kê, các bài viết về Đại học Nguyễn Trãi trên các tờbáo vẫn còn rất hạn chế Đây là kênh thông tin hữu hiệu trong quá trình kiếmtìm các thông tin hiện hữu của trường, nên bộ phận phụ trách PR cần chú tâmhơn trong việc xây dựng mối quan hệ với báo chí
Mật độ hình ảnh của Nguyễn Trãi xuất hiện dày đặc và liên tiếp trên cáckênh truyền thông quốc gia đủ thấy rằng sự liên kết của Đại học Nguyễn Trãivới truyền hình rất chặt chẽ Đây là yếu tố cần tiếp tục phát huy trong nhữngbước tiến tiếp theo của Đại học Nguyễn Trãi
2.1.2 Truyền thông qua sự kiện (Event organization - E).
Truyền thông qua sự kiện (Event organization) là một trong những hoạtđộng trọng tâm của Đại học Nguyễn Trãi ngay từ những ngày đầu thành lập.Các sự kiện diễn ra liên tục trong suốt một năm nhằm tạo không khí học tập chosinh viên
Trong đó, các hoạt động truyền thông qua sự kiện với 2 mảng là sự kiệnnội bộ và sự kiện bên ngoài
2.1.2.1 Hoạt động sự kiện nội bộ
Hoạt động gửi tin Nội bộ hàng tháng của Nhà trường nhằm tăng cườngtinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các cán bộ nhân viên trong trường Không nhữngthể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đến từng cán bộ, nhân viên màcòn góp phần duy trì các hoạt động trong nhà trường nhịp nhàng và đồng bộ
Một số hoạt động nội bộ nổi bật trong trường Đại học Nguyễn Trãi
Các hoạt động văn hóa, giải trí:
Be Yourself một sự kiện PR K16 kết hợp với đoàn thanh niên trường Đạihọc Nguyễn Trãi tổ chức với mong muốn giúp các bạn tự tin sống đúng với giớitính của mình và phần nào thay đổi được cách nhìn nhận của xã hội về cộngđồng LGBT
Chương trình sẽ có tiết mục kịch được dàn dựng bởi chính những thànhviên PR K16, Talkshow với nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng LGBT cùng rấtnhiều hoạt động sôi nổi khác
Trang 31Các hoạt động học thuật:
Bên cạnh các hoạt động mang tính giải trí thì các hoạt động học thuật, cáccuộc thi, nghiên cứu khoa học thường xuyên liên tục được phát huy trong nhà
trường Hoạt động“KHỐI KINH TẾ – DẪN ĐẦU THÀNH CÔNG” do khối
kinh tế Đại học Nguyễn Trãi (gồm các khoa Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinhdoanh, Quan hệ công chúng) tổ chức đã chính thức được khởi động Ngập trànhội trường A là sắc đỏ xanh quen thuộc, biểu tượng của Đại học Nguyễn Trãicùng khẩu hiệu YES !, sẵn sàng chờ đợi tiếng chuông bắt đầu Chiến Dịch, đưasinh viên NTU trở thành những sinh viên ” Lịch sự, văn minh Học chơi hếtmình Yêu trường yêu lớp”
Hình 2.3 Khối Kinh tế dẫn đầu thành công
Hội nghị khoa học
Hội nghị là dịp để nhà trường đánh giá chất lượng công tác đào tạo trongnăm học 2016-2017, đồng thời nhìn nhận những mặt còn hạn chế và đề ra cácgiải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng tổ chức và quản lý đào tạo củanhà trường
Trang 32Hình 2.4 TS.KTS Ngô Doãn Đức – Phó Hiệu trưởng trường Đại học
Nguyễn Trãi phát biểu tại hội nghị
Các hoạt động sinh viên
Lễ trao bằng tốt nghiệp được xem là một hoạt động PR nội bộ quan trọngđược tổ chức long trọng cho sinh viên khối Đại học và Cao đẳng
Hình 2.5 Lễ trao bằng là một sự kiện nội bộ lớn của trường diễn ra
hằng năm
Trang 33Chào tân sinh viên là chuỗi sự kiện để chào đón và kết nối các sinh viênmới khi các em còn lạ lẫm với môi trường mới.
Sự kiện gồm:
Campus tour là một hoạt động thường niên diễn ra liên tục của trường đạihọc Nguyễn Trãi Trái với những ngày hội tuyển sinh thông thường, đây là mộtngày hội đúng chất vui chơi trải nghiệm và đã để lại rất nhiều dấu ấn trong lòngcác bạn học sinh THPT đến tham dự Và năm nay, Campus tour Đại họcNguyễn Trãi 2018 với chủ đề “Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản – Trảinghiệm đại học ứng dụng” hứa hẹn sẽ đem lại nhiều điều bất ngờ và cực kỳ bổích cho các học sinh đến tham dự
Hình 2.6 Campus tour: Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản – Trải