1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tuyển tập những bài văn Phân tích thơ hiện đại lớp 9 hay đặc sắc nhất

69 19,2K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 674,5 KB

Nội dung

Nhận xét về bài thơ “ Sang thu” có ý kiến cho rằng: “ Sang thu – khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng bâng khuâng mà cũng thì thầm triết lí đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thu đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đn qua nét thơ thu VN” Qua bài thơ “ Sang thu”, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Trang 1

THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ( 1945 – 1985)

§ång chÝ

I Nhà thơ Chính Hữu

- Tên thật là Trần Đình Đắc Quê: Can Lộc - Hà Tĩnh

- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bắt đầu làm thơ năm 1947

- Thơ ông xoay quanh đề tài người lính và chiến tranh

- Thơ Chính Hữu ngắn gọn, cô đọng, hàm xúc, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh chân thực, mộc mạc như

bản chất của người dân xứ Nghệ nhưng lại mang nét hào hoa của người từng sống ở HN

II Bài thơ "Đồng chí"

1 Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1948, sau những trải nghiệm của bản thân nhà thơ trong Chiến dịch VB

Thu động 1947 “Bài thơ được khơi nguồn từ những sâu sa mới mẻ và sâu lắng trong những ngày CH trực tiếp tham gia chiến dịch VB thu đông 1947”

2 Đề tài: Người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp

3 Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tình đồng chí - phẩm chất cao đẹp của những người chiến sĩ cách mạng trong

cuộc kháng chiến chống P Đó là những người lính xuất thân từ những miền quê nghèo, vượt lên mọi giankhổ khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ Ở họ có tình yêu nước tha thiết, cháy bỏng tinh thần lạc quan, yêuđời, tình đồng chí, đồng đội kéo sơn gắn bó

4 Nội dung: Bài thơ xây dựng h/ả những anh bộ đội từ những miền quê nghèo khắp mọi miền đn đi đánh

giặc Yếu tố quyết định mọi chiến thắng của các anh là tc mới nảy sinh được tôi luyện trong thử thách và chiến đấu Đó chính là tình đ.chí thiêng liêng cao cả

5 Nghệ thuật

- Bài thơ ngắn gọn, súc tích, cô đọng

- Hình ảnh chân thực, mộc mạc Nhà thơ chú ý khai thác chất liệu hiện thực của cs chiến trường

- Ngôn ngữ bình dị giàu sắc thái biểu cảm

- Sử dụng thể thơ tự do với kết cấu bó mạ Số tiếng trong câu và số câu trong khổ không đều nhau, phù hợp với việc diễn tả tc theo mạch cảm xúc

- Sự hòa quyện giữa chất hiện thực khắc nghiệt và chất lãng mạn bay bổng

=> Đây được coi là bài thơ hay nhất, thành công nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống P Mở đầu cho khuynh hướng viết về anh bộ đội Cụ Hồ.

6 Mạch cảm xúc và bố cục:

* Mạch cảm xúc: Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ

đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được

dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20).

Sáu dòng đầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những

người lính

Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình

ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó.

Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc

sắc “Đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính.

* Câu hỏi: Tại sao bài thơ viết về tình đồng đội lại có nhan đề là " đồng chí" ?

Bài thơ viết về tình đồng đội nhưng lại được đặt tên là "Đồng chí" "Đồng chí" là những người có chung

trí hướng, lí tưởng, (đồng: cùng; chí: chí hướng) Người cùng trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí” Ở đây là những người nông dân mặc áo lính cùng chung

lí tưởng đánh giặc cứu nước Họ sống trong quân ngũ, cùng kề vai sát cánh bên nhau đánh giặc, đó là tìnhđồng đội Nhưng nghĩ sâu xa hơn về cơ sở hình thành, lí tưởng chiến đấu thì đó là tình đồng chí Tình

đồng đội thực chất cũng là tình đồng chí Nhưng nói tình đồng chí thì bao trùm hơn, đầy đủ hơn và

Trang 2

thiêng liêng hơn Tình đồng chí là kết tinh của mọi tc: tình người, tình bạn, tình tri kỉ, tình đồng đội

Đây là nét mới của người chiến sĩ CM Đặt nhan đề bài thơ là "Đồng chí", nhà thơ muốn nhấn mạnh vào

vẻ đẹp tâm hồn của người lính

III Đề Tập làm văn

* Đề bài: Phân tích khổ thứ nhất của bài thơ Đồng chí.( Cơ sở hình thành tình đồng chí)

I Mở bài

- Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

- Khái quát nội dung + nghệ thuật

- Giới thiệu, chép lại khổ thơ

VD: Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc k/c chống P, CH bắt đầu sáng tác thơ năm 1947 Ông tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở Can Lộc – Hà Tĩnh Thơ CH xoay quanh đề tài người lính và chiến tranh Thơ ông ngắn gọn, cô đọng, hàm xúc, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh chân thực, mộc mạc như bản chất người xứ

Nghệ nhưng lại mang nét hào hoa của người từng sống ở HN "Đồng chí" là tác phẩm tiêu biểu của ông

Khổ thơ đầu, nhà thơ đã lí giải sâu sắc cơ sở hình thành lên tình đồng chí

Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

………

Đồng chí!

II Thân bài

1 Khái quát: Với những lời thơ mộc mạc, giản dị, ý thơ đằm thắm, tg đã khắc họa thành công h/ả người

lính Cụ Hồ trong cuộc k/c chống P Đoạn thơ mở đầu đã để lại bao xúc động Bởi ta hiểu được cơ sở hình

thành nên tình đồng chí Họ đã gắn kết với nhau bởi rất nhiều điểm chung: chung giai cấp, nhiệm vụ, khó khăn, thiếu thốn, lí tưởng.

-> Có thế thấy, tình giai cấp chính là t/c đầu tiên gắn bó những người lính nông dân ấy lại với nhau.

- Trước khi chiến tranh xảy ra, họ vẫn là người xa lạ:

Anh với tôi đôi người xa lạ

- Họ tuy là những người xa lạ nhưng tác giả lại gọi họ là "đôi" "Đôi" cũng có nghĩa là hai nhưng đó là hai

người có mối quan hệ gần gũi, khăng khít Bởi từ trong sâu thẳm, họ gắn kết với nhau trong mối quan hệ của người cùng một dân tộc, cùng chung nỗi đau, cùng chung nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ TQ Họ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của TQ để rồi:

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

- Chiến tranh xảy ra, đất nước bị lâm nguy, tiếng gọi ấy thôi thúc các chàng trai ra trận Họ vốn là những con người nông dân quen với cái cày ,cái cuốc, con trâu, với ruộng vườn Giờ dây họ phải giã từ tất cả để

lại sau lưng: mái đình, giếng nước, gốc đa và ánh mắt đăm đắm của người thân Những con người xa lạ

ấy đã trở thành thân thiết, gắn bó vì cùng đứng trên một trận tuyến chiến đấu với kẻ thù.

* Chung nhiệm vụ

50

Trang 3

- Những con người xa lạ ấy luôn sát cánh bên nhau H/ả "súng bên súng" vừa là hình ảnh thực, vừa là

hình ảnh tượng trưng Súng là vũ khí, là phương tiện của người lính, là biểu tượng của chiến tranh Những người lính luôn có cây súng kề bên trong bất cứ hoàn cảnh nào Cây súng không chỉ là vũ khí, phương tiện mà còn là người bạn gần gũi, thân thiết với họ Đồng thời nó còn có sức gợi tả những người lính luôn có chung nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Và khi họ cùng đứng trên một trận tuyến, cùng có chung

nhiệm vụ thì họ đã trở thành đồng đội của nhau.

* Chung khó khăn, thiếu thốn

- Họ không chỉ có chung nhiệm vụ mà còn cùng nhau chịu những khó khăn, thiếu thốn của c/s đời

thường:

Đêm rét chung chăn

- Lời thơ giản dị, hình ảnh chân thực, giọng thơ trầm lắng như lời thì thầm tâm sự về những khó khăn thiếu thốn mà “tôi” và “anh” đang phải chịu H/ả thơ thật giản dị nhưng lại nói lên nhiều hơn bất kì lời nóihoa mĩ nào Họ - những con người nông dân bước vào c/chiến với trang bị vô cùng thô sơ và thiếu thốn.:

Áo anh rách vai.

Quần tôi có vài mảnh vá

Chân không giày

Vậy mà họ vẫn phải đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt và giá rét lạnh của núi rừng VB Câu thơ không chỉ nói lên cái thiếu thốn của họ mà còn diễn tả một cách xúc động tình cảm gắn bó giữa những người lính Dường như càng khó khăn thiếu thốn bao nhiêu, thì tình đồng chí, đồng đội càng gắn bó bấy nhiêu Tấm chăn ấy tuy không đủ để sưởi ấm họ về thể xác nhưng lại sưởi ấm họ về tâm hồn Có lẽ không

ở đâu trên trái đất này, tình cảm của người lính lại thân thiết, gắn bó như vậy Và chính trong những đêm đông lạnh giá, cùng đắp chung tấm chăn mỏng, họ đã sẻ chia với nhau bao tâm sự, nỗi niềm để rồi từ

sự gắn bó thân thiết ấy, họ trở thành bạn tri âm, tri kỉ của nhau.

* Chung lí tưởng:

- Mỗi người lính khi bước vào chiến trường đều mang trong mình ty nước thiết tha cháy bỏng Khó khăn thiếu thốn không làm họ lùi bước vất vả gian truân không làm họ nản lòng Điều gì đã giúp họ có được sức mạnh như vậy? Đó chính là khát vọng, là lí tưởng, là mục đích chiến đấu của họ: Đánh đuổi giặc

ngoại xâm ba tiếng "đầu bên đầu" đều sử dụng vần bằng, diễn tả thái độ nhẹ nhàng nhưng kiên quyết về ý

thức của người lính Tất cả họ đều đứng chung trong một hàng ngũ, một trận tuyến để cùng nhau chia sẻ

ngọt bùi Và từ trong những chia sẻ gắn bó ấy, tình đồng đội đã trở thành tình đồng chí thiêng liêng.

- "Đồng chí" - câu thơ chỉ có 2 tiếng kết hợp với dấu chấm than như một tiếng gọi thốt lên từ tận đáy

lòng với bao t/c trìu mến trân trọng Đó cũng chính là một phát hiện, một khẳng định về một tình cảm vô

cùng thiêng liêng Hai tiếng "Đồng chí" ngắn gọn nhưng không khô khan bởi nó là kết tinh của rất nhiều

tình cảm: tình người, tình đồng đội, tình tri kỉ Nó như gói gọn mọi cung bậc cảm xúc để phát triển thành thứ tình cảm mới vô cùng thiêng liêng

- “ Đồng chí” - câu thơ được tách thành một dòng riêng, có vị trí đặc biệt Nó như một bản lề gắn kết hai

phần bài thơ, vừa khép lại ý của bẩy câu thơ trên: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lý tưởng thì trở thànhđồng chí của nhau Đồng thời nó cũng mở ra ý tiếp theo: Đó chính là biểu hiện cụ thể và cảm động củatình đồng chí ở mười câu thơ sau

-> Câu thơ như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ Bởi đó là kết tinh của tình cảm cách mạng mới

mẻ chỉ có ở thời đại mới Câu thơ thứ 7 thực sự là một câu thơ đặc biệt

III Kết bài: Khổ thơ kết thúc nhưng lại mở ra những suy nghĩ mới trong lòng người đọc Bởi nó đã khơi

gợi lại những kỷ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương để hình thành nên tình đồng chí

mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và cảm nhận hết được Bài thơ đã ca ngợi tìnhđồng chí hết sức thiêng liêng như là một ngọn lửa vẫn cháy mãi, bập bùng, không bao giờ tắt

Trang 4

Đề bài 2: Phân tích khổ thứ hai bài thơ " Đồng chí" ( Biểu hiện cụ thể của tình đồng chí”)

I Mở bài

- Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

- Khái quát nội dung + nghệ thuật

- Giới thiệu, chép lại khổ thơ

VD: Văn học Việt Nam 1945 – 1975 đã gắn bó mật thiết với vận mệnh cũng như với sự nghiệp cách mạng, sáng tạo nhiều hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người Việt Nam trong chiến đấu, lao động, sinh hoạt Lẽ tất nhiên, ở một đất nước không rời tay súng suốt ba mươi năm, hình tượng người lính là hình tượng đẹp nhất, nổi bật nhất trong văn thơ thời ấy và là niềm tự hào lớn của dân tộc Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một trong những tác phẩm viết về hình tượng cao đẹp ấy Đặc biệt khổ 2 của bài thơ đã khiến người đọc cảm nhận được những biểu hiện cụ thể, cao đẹp của tình đồng chí

II Thân bài

1 Khái quát: Đoạn thơ chỉ vỏn vẹn có 10 câu nhưng lại có sức lay động trái tim của rất nhiều người độc

giả Bởi nó ghi lại một cách chân thực và cảm động mối tình keo sơn gắn bó giữa những người lính Họ đang cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn; cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc chiến ác liệt để đến với nhau bằng tình đoàn kết, yêu thương

2 Phân tích

* Hiểu thấu hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của nhau

- Những người lính cũng là những người bạn tri âm tri kỉ của nhau Trong cuộc chiến đấu cam go ác liệt,

họ đã cùng nhau chia sẻ ngọt bùi Những lời tâm sự về quê anh, làng tôi đã giúp họ hiểu hoàn cảnh của nhau hơn Họ đều là những người nông dân ở những miền quê nghèo khó Nghe theo tiếng gọi của TQ,

họ đã rời bỏ mái đình, cây đa, giếng nước, để lại sau lưng tất cả những gì yêu dấu và bước vào cuộc chiến Họ đã hiểu bạn như hiểu mình:

Ruộng nương………… ra lính.

- Hoàn cảnh của anh cũng giống tôi Ta gửi lại ruộng nương cho bạn thân giúp đỡ "Gian nhà không mặc

kệ gió lung lay" Hình ảnh “ gian nhà không” kết hợp với từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ giúp ta cảm

nhận được sự trống trải, khó khăn của một gia đình vắng người trụ cột Người lính cũng hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại Nhưng đứng trước cảnh xâm lăng, là một người con của Tổ quốc,

anh đã đặt lòng yêu nước lên trên tất cả, đặt nghĩa chung lên trên tình riêng Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện

thái độ lên đường thật rõ ràng, dứt khoát Nó gợi cho ta nhớ đến hình ảnh những anh Vệ quốc đoàn trong

bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi : “Người ra đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.” Nhưng người lính của Chính Hữu vẫn còn nặng lòng với quê hương nhiều lắm Từ “mặc kệ” mang

đậm chất khẩu ngữ rất ít khi xuất hiện trong thơ nhưng lại mang ý nghĩa khẳng định ý chí quyết tâm, sự dứt khoát của người lính khi họ bước vào cuộc chiến Đây không phải là sự phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự hoãn lại, đợi chờ cách mạng thành công Vì nếu vô tình thì ở nơi chiến trường, làm sao họ cảm nhận được từng cơn gió lạnh lùa vào gian nhà trống của gia đình mình Làm sao

họ cảm nhận được tình thương nhớ hồn hậu của quê hương :

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” thường được sử dụng trong ca dao để nói về quê hương làng xóm

Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép nhân hóa để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi Ở đây chủ thể trong câu thơ không phải người lính, mà chính “giếng nước gốc đa” mới là chủ thể trữ tình Đó là nơi họ sinh ra, lớn lên, dù có dứt khoát thế nào họ cũng không thể quên được Chính cái thâm tình với hậu phương ấy đã biến thành động lực để người lính chiến đấu, không chỉ vì độc lập tự do cho Tổ quốc, mà còn để giải phóng quê hương Và

ở đây, nơi chiến trường, những người lính lại tìm được những tình cảm ấm áp và hồn hậu của quê nhà

52

Trang 5

trong người bạn đồng chí của mình Họ soi vào nhau, thấu hiểu và đồng cảm về tất cả Tình đồng chí là bước đệm để nhà thơ mở ra vẻ đẹp tâm hồn của người lính : hy sinh thầm lặng vì Tổ quốc nhưng vẫn luônnhớ về quê hương, gia đình ở hậu phương.

* Chia sẻ những khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên, của vật chất đời thường

Và chính tâm hồn cao đẹp của tình đồng chí ấy đã giúp người lính vượt qua mọi gian lao, thách thức :

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Một loạt những từ ngữ “ớn lạnh”, “sốt run người”, “ướt mồ hôi” đã đặc tả những cơn sốt rét rừng khủng

khiếp mà rất quen thuộc với người lính thời ấy Nếu trong cuộc sống gia đình, anh được bàn tay dịu dàng của người mẹ, người vợ ân cần chăm sóc thì ở đây, bàn tay ấy được thay bằng bàn tay của đồng đội Sự chăm sóc ấy có thể vụng về, nhưng vẫn tràn đầy sự quan tâm, thấm đẫm tình đồng chí Câu thơ đang vươn dài bỗng rút ngắn lại, chuyển sang âm điệu chậm rãi của phép liệt kê, tái hiện lại cuộc sống thiếu thốn của đời lính Đi kháng chiến, anh lính nông dân mang theo cả cái nghèo vào chiến khu Quân đội ta ngày ấy thiếu thốn đủ thứ, từ quân lương, quân y đến quân phục, quân trang, quân dụng,… Thiếu cả đến cái phương tiện tối thiểu để giữ ấm bàn chân là đôi giày Nhưng khi ta đọc đoạn thơ lên, cái khổ chỉ là một yếu tố phụ, vì tình đồng chí đã tỏa hơi ấm và tiếp thêm sức mạnh cho người lính Cặp đối ứng “áo anh rách vai” – “quần tôi có vài mảnh vá” là gợi cái thiếu thốn nhưng thực chất lại mang ý nghĩa bổ sung.Tác giả miêu tả hai con người nhưng người đọc lại cảm thấy chỉ có một hình ảnh duy nhất – “đồng chí”

“Đồng chí” không còn chỉ là tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người lính mà đã trở thành một hình tượng có thực Hình tượng ấy hóa thân vào những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống của người lính :

“rách vai”, “có vài mảnh vá”, “chân không giày” Ở dây không còn sự khoa trương, tô vẽ như trong bài

thơ “Ngày về” : “Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm / Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa” Chất liệu

hiện thực trong “Đồng chí” rất thật, thật tới mức trần trụi Bài thơ lấy cảm hứng từ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 mà tác giả tham gia cùng đồng đội nên ông hiểu và cảm nhận được rất rõ cái gian khổ mà người lính phải chịu đựng

* Lạc quan, tin tưởng: Nhưng trong hoàn cảnh đó, người lính vẫn “miệng cười buốt giá” Tác giả đã rất

tài tình khi tả nụ cười mà khiến người đọc cảm nhận được cái lạnh giá tê buốt của núi rừng mùa đông Hình ảnh ấy vượt qua cái khắc nghiệt của chiến trường để đọng lại trong ta một ấn tượng thật đẹp về tinh thần lạc quan, về khí phách anh hùng, về sức chịu đựng bền bỉ, về sự hy sinh âm thầm của người chiến sĩ

Nó gợi cho ta nhớ đến cái cười âm vang cả Trường Sơn của những người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến

Duật : “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

* Đoàn kết thương yêu nhau

- Sức mạnh đoàn kết đã khiến họ vượt qua tất cả Không chỉ có tinh thần lạc quan t in tưởng mà còn có tình yêu thương đoàn kết gắn bó với nhau Đó chình là nét đẹp khiến cho những người lính trong bài thơ

"Đồng chí" sống mãi

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ đến đâu, chỉ cần một cái nắm tay là hai con người hòa

vào làm một, hòa vào thành “đồng chí” Với họ, bàn tay đã thay cho những lời nói, lời hứa, lời quyết tâm cùng nhau chiến đấu để bảo vệ tổ quốc Họ đã truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh niềm tin qua bàn tay nắm chặt Đó là bàn tay giao cảm thay lời muốn nói, bàn tay của sự đoàn kết, gắn bó keo sơn Bàn tay ấy truyền hơi ấm, cảm thông, động viên, chia sẻ, thắt chặt tình người, tình bạn Nếu như trong thơ Phạm

Trang 6

Tiến Duật, người lính “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để gần nhau hơn trên chặng đường dài thì với Chính Hữu, cái nắm tay đầy tình thương kia là biểu tượng cao đẹp, nồng ấm và thiêng liêng nhất của tình đồng chí Chiến tranh có thể tàn phá, cướp đi tất cả, nhưng không thể giết chết mối liên kết ấy Chất liệu hiện thực sinh động chỉ là cái nền để tôn lên vẻ đẹp sâu lắng và sức mạnh của tình đồng chí - tình cảm đã giúp tác giả và biết bao người lính khác sống qua những tháng ngày lửa đạn.

* Đánh giá nâng cao

III Kết bài : Đối với nghệ thuật, người nghệ sĩ phải bén rễ vào cuộc đời, hút lấy nguồn nhựa dạt dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống, đem tôi luyện trong cảm xúc của mình để kết tinh thành những viên ngọc sáng ngời để lại cho đời Nhà thơ Chính Hữu đã làm được điều đó Đến với “Đồng chí”, ta cảm nhận được hình ảnh người lính cách mạng và tình cảm gắn bó keo sơn của họ qua ngôn ngữ, hình ảnh cô đọng, chân thực và gợi cảm Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh sống động và hiện thực nhất về một quá khứ gian khổ vô cùng nhưng đầy ắp tình đồng đội, về những con người đã vượt qua tất cả để giành lấy hòa bình, độc lập ngày hôm nay

………

* Đề bài 3 : Phân tích khổ thứ ba của bài thơ " Đồng chí

I Mở bài

- Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác - Khái quát nội dung + nghệ thuật - Giới thiệu, chép lại khổ thơ

II Thân bài

1 Khái quát: Ba câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ Trong bức tranh trên, nổi bật là ba hình ảnh gắn kết với nhau : Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối phục kích giặc Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp

họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh đẹp nhất vì nó vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh tượng trưng

2 Phân tích:

Đêm nay rừng hoang sương muối

- Câu thơ vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian và tính chất của thời tiết

- Hai chữ “ Đêm nay” gợi mọt thời điểm cụ thể Đó là lúc trời đã khuya, con người và vũ trụ đi vào sự

nghỉ ngơi nhưng người lính vẫn thức

- “ Rừng hoang” gợi liên tưởng đến không gian rộng lớn mênh mông, hoang vụ, lạnh lẽo, thiếu vắng sự

sống con người

->Thiên nhiên và thời tiết như đang thử thách người lính giữa núi rừng hoang vu trong sương muối phủ dày Cái lạnh thấm sâu vào da thịt thì người lính vẫn:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

- Ba chữ “đứng cạnh bên” vang lên như một lời khẳng định sự gắn bó sẻ chia của những người lính Giữa

núi rừng hoang vu, giữa cái rét run người, người lính vẫn sát cánh bên nhau để chờ giặc tới

- Họ đón đợi giặc trong tư thế hoàn toàn chủ động Với cây súng, người lính trở thành linh hồn của đất nước, của không gian và thời gian Đêm đã khuya nhưng người lính vẫn toàn tâm toàn ý hướng lên mũi súng Trong giây phút đó, anh phát hiện một điều vô cùng kì diệu

Đầu súng đang treo

* Tầng nghĩa thực:

- Câu thơ ngắn gọn, hàm súc tối đa, được sáng tạo trên một cơ sở thực tế: Đêm càng khuya, trăng càng xuống thấp, người lính hướng mũi súng lên trời cao và họ có cảm giác như trăng treo lơ lửng trên đầu mũisúng của mình

* Tầng nghĩa tượng trưng: Câu thơ mở ra một tầng nghĩa phong phú Chính từ tình đồng chí đã trải qua bao thử thách gian nan đã tạo cho nhà thơ một cái nhìn thi vị Sự hòa quyện giữa chất hiện thực khốc liệt

54

Trang 7

với chất lãng mãn bay bổng đã khiến cho “đầu súng đang treo”– trở thành hình ảnh đẹp nhất trong thơ ca

kháng chiến chống Pháp

- Câu thơ thể hiện bản lĩnh nghệ thuật tài hoa của CH Chỉ trong một câu thơ bốn chữ, nhà thơ đã xây

dựng thành công hai hình ảnh đối lập, đó là súng và trăng

- Từ xa xưa, trăng vốn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ Nét độc đáo trong thơ Chính Hữu là

ông đặt trăng trong mối quan hệ với súng Nếu súng là biểu tượng của chiến tranh chết chóc thì trăng là hiện thân của hòa bình, của khát vọng hạnh phúc muôn đời Nếu súng là hiện thực khốc liệt thì trăng là lãng mãn bay bổng Nếu súng mang đậm chất chiến sĩ thì trăng thể hiện vẻ đẹp của người thi sĩ Nếu súng ở rất gần thì trăng lại ở rất xa……

=> Hai hình ảnh tưởng chừng hoàn toàn đối lập lại được sử dụng cùng chung một dụng ý nghệ thuật đều góp phần hoàn thiện và tôn vinh vẻ đẹp người lính

- Chiến tranh gian khổ ác liệt, vật chất thiếu thốn, thiên nhiên khắc nghiệt cũng không làm cho trái tim người lính trở nên khô cằn Mà ngược lại trái tim ấy lại trở nên đằm thắm hơn, tình người hơn, lãng mạn hơn Họ không chỉ phát hiện mà còn cảm nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên ngay trong hoàn cảnh gian khổ, ác liệt nhất Điều đó cho thấy tâm hồn của những người lính thật tinh tế, nhạy cảm

c Đánh giá: Có thể thấy đây là bức tranh không gian ba chiều Sự xuất hiện của “trăng” tạo chiều cao,

người lính “đứng bên nhau” tạo chiều ngang, ý chí tạo chiều xa Trăng vốn mang vẻ đẹp mềm mại nhưng

vĩnh hằng, kéo trăng về với súng cho thấy ý chí chiến đấu cũng theo đó mà hóa thành vĩnh hằng Sự khắc nghiệt của chiến tranh khói lửa trong một phút bỗng nhạt nhòa đi trong bởi yếu tố trữ tình Câu thơ cuối thể hiện góc nhìn tinh tế để chụp lấy cái thần của hình ảnh Vẻ đẹp người chiến sĩ được tôn vinh, đặt ngang với vóc dáng kì vĩ của trời đất, tầm vóc con người sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, tầm vóc sử thi

Ba câu thơ giúp người đọc cảm nhận đầy đủ hơn vẻ đẹp của người lính Họ không chỉ dũng cảm can trường trong khí phách mà rất đằm thắm, tinh tế trong tâm hồn, những con người đã từng được ca ngợi:

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa

3 Kết bài:

Đoạn là hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ Đây là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu Hình ảnh thơ thật độc đáo, gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc Đồng thời nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và tình nghĩa thiêngliêng của anh bộ đội Cụ Hồ Chính đêìu đó đã khiến hình ảnh các anh sống mãi với thời gian

………

Đề 4 : Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ ĐC

1.MB: Nhà thơ Chính Hữu trưởng thành từ người lính thuộc trung đoàn thủ đô, rồi nổi lên trong thơ ca

yêu nước chống Pháp với phong cách thơ bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha trầm hùng, vừa sâu lắng, hàm xúc Phần lớn các sáng tác của ông đều tập trung vào hình ảnh người lính, đặc biệt khai thác sâu tình cảm, tình đồng chí, đồng đội “Đồng chí” là bài thơ được sáng tác vào năm 1948, cũng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Chính Hữu Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng, đồng thời còn hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp củaanh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

2.TB - Phân tích: Làm rõ hệ thống luận điểm của nhân vật

* LĐ 1: Xuất thân từ những miền quê nghèo, Chung nhiệm vụ, chung khó khăn, thiếu thốn, chung lí

tưởng (súng bên súng … )=> Hình ảnh ĐC thiên liêng, cao đẹp.( Bảy câu thơ đầu)

* LĐ 2: Tình động đội keo sơn gắn bó - Hiếu thấu tâm tư tình cảm và hoàn cảnh của nhau.

- Cùng chia sẻ những khó khăn về thời tiết và những thiếu thốn của vật chất đời thường,

- Thương yêu gắn bó, khăng khít keo sơn ( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay)

* LĐ 3 Lạc quan yêu đời

Trang 8

* LĐ 4: Dũng cảm kiên cường trong khí phách, đằm thắm trong tâm hồn, hòa quyện giữa chất thi sĩ và

chiến sĩ

* Đánh giá nâng cao: Cách xây dựng nhân vật: Bút pháp hiện thực, h/ả, ngôn ngữ bình dị chọn lọc…->

Tạc vào thế kỉ XX bức tượng đài người lính Cùng với “ Nhớ”, “Tây Tiến”, “ Đồng chí” đã góp phần làm cho hình ảnh người lính sống mãi trong lòng người đọc

III Kết bài: Bài thơ đã kết thúc nhưng nó sẽ còn sống mãi chừng nào con người chưa mất đi bản năng

của chính mình: sự rung động Quả thật văn chương đã tạo ra cho mình một thế đứng riêng còn mạnh hơnlịch sử Cùng tái hiện lại một thời đau thương nhưng vĩ đại và hình tượng người chiến sĩ, nhưng văn chương đã đến với người đọc theo con đường của trái tim, gây nên những xung động thẫm mĩ trong tâm hồn con người, làm thành sự xúc cảm tận đáy tâm hồn và những ấn tượng không thể nào quên Đó là những năm đau thương chứng kiến những con người dũng cảm, kiên cường Họ không khô khan mà bầu nhiệt huyết nung nấu, tràn đầy lòng hy sinh, tình đồng đội trong sáng, thân ái Chính những điều đó làm

bài thơ “Đồng Chí ” trên những trang giấy vẫn có lúc được lật lại, vẫn nhỏ từng giọt ngân vang, tưởng

đến những con người thần kì mà bình dị với niềm tự hào kiêu hãnh , cho hôm nay và mai sau mãi nhớ về

………

Bài tham khảo: Phân tích hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp Ở truyền thuyết “Chú cuội cung trăng” hay Hằng Nga trộm thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà màu sắc dân tộc của nhân dân ta Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng,

trăng được nhà thơ Chính Hữu kết tinh thành hình ảnh “đầu súng trăng treo” rất đẹp trong bài thơ “Đồng chí” của mình.

Sau hơn mười năm làm thơ, Chính Hữu cho ra mắt tập “Đầu súng trăng treo” Thế mới biết tác giả

đắc ý như thế nào về hình ảnh thật đẹp, thơ mộng, rất thực nhưng không thiếu nét lãng mạn đó

Đầu súng trăng treo- đó là một hình ảnh tả thực một bức tranh tả thực và sinh động Giữa núi rừng heo hút “rừng hoang sương muối” giữa đêm thanh vắng tĩnh mịch bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng giữa bầu trời Và hình ảnh này cũng thật lạ làm sao, súng và trăng vốn tương phản với nhau, xa cách nhau vời vợi bỗng hoà quyện vào nhau thành một hình tượng gắn liền Nhà thơ không phải tả mà chỉ gợi, chỉ đưa hình ảnh nhưng ta liên tưởng nhiều điều Đêm thanh vắng người lính bên nhau chờ giặc tới, trăng chếch bóng soi sáng rừng hoang bao la rộng lớn, soi sáng tình cảm họ, soi sáng tâm hồn họ Giờ đây, người chiến sĩ như không còn vướng bận về cảnh chiến đấu sắp diễn ra, anh thả hồn theo trăng, anh say sưa ngắm ánh trăng toả ngời trên đỉnh núi, tâm hồn người nông dân “nước mặn đồng chua” hay “đất cày trên sỏi đá” cằn cỗi ngày nào bỗng chốc trở thành người nghệ sĩ đang ngắm nhìn vẻ đẹp ánh trăng vốn có

tự ngàn đời Phải là một người có tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung bình tĩnh lạc quan thì anh mới có thể nhìn một hình ảnh nên thơ như thế Chút nữa đây không biết ai sống chết, chút nữa đâycũng có thể là giây phút cuối cùng ta còn ở trên đời này nhưng ta vẫn “mặc kệ”, vẫn say sưa với ánh trăng

Ánh trăng như xua tan cái lạnh giá của đêm sương muối, trăng toả sáng làm ngời ngời lòng người, trăng như cùng tham gia, cùng chứng kiến cho tình đồng chí đồng đội thiêng liêng của những ngươì linh Trăng truyền thêm sức mạnh cho họ, tắm gội tâm hồn họ thanh cao hơn, trong sạch hơn, trăng cũng là bạn, là đồng chí của anh bộ đội Cụ Hồ

Đầu súng trăng treo- hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát Súng và tr¨ng kết hợp nhau; súng tượngtrưng cho chiến đấu- trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc Súng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường- Trăng là hình ảnh người thi sĩ Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lí tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu

56

Trang 9

cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi Ta hãy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánhtrăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó tượng trưng cho tư thế lạ quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.

Cái thần của câu thơ “Đầu súng trăng treo” nằm ở từ “treo”, ta thử thay bằng từ mọc thì thật thà quá, làm sao còn nét lãng mạn ? Và hãy thay một lần nữa bằng từ “lên” cũng không phù hợp, vì nó là hiện tượng tự nhiên: trăng tròn rồi khuyết, trăng lên trăng lặn sẽ không còn cái bất ngờ màu nhiệm nữa Chỉ có

trăng “treo” Phải, chỉ có “Đầu súng trăng treo” mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng

của một đêm trăng “đứng chờ giặc tới”, chẳng thơ mộng chút nào Ta nên hiểu bài thơ dường như được sáng tác ở thời điểm hiện tại “đêm nay” trong một không gian mà mặt đất là “rừng hoang sương muối” lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thành vầng trăng Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không gian ba chiều ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng đều tồn tại trên một mặt phẳng và trong hội hoạ nó mang tính biểu tượng cao Tố Hữu cũng có một

câu thơ kiểu này: “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” và Phạm Tiến Duật thì “Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa” hay Hoàng Hữu “Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa Ai bỏ quên ở phía chân trời…” Nhưng có lẽ cô kết nhất, hay nhất vẫn là “Đầu súng trăng treo”.

Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hữu lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm

tựa đề cho tập thơ của mình Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng Lãng mạng nhưng không thoát li, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu thế lịch sửcủa dân tộc Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam nhưng chưa có sự kết hợp kì diệu nào bằng hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu

Nếu như Elsa Trioslet – nữ văn sĩ Pháp có nói “Nhà văn là người cho máu” thì tôi hãnh diện nói với

văn sĩ rằng: Chính Hữu đã cho máu để tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc kháng chiến của chúng ta Và bạn ơi! Bạn hãy thả cùng tôi những chú chim trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca khúc Hoà Bình vì hình ảnh đầu súng trăng treo mà nhà thơ đã gởi vào đó bao nhiêu khát vọng nay đã thành hiện thưc

Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình " Đồng chí" Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể

có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc

khó quên Bài thơ " Đồng chí" với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị

dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng

Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và

hy vọng của cả dân tộc Mở đầu bài thơ"Đồng chí", Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

"Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc

áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổquốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức "Anh" và "tôi", hai người bạn mới quen, đều xuất than từ những vùng quê nghèo khó Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của

Trang 10

những người lính Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họp tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu,họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tổ quốc Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"

Họ đến với Cách mạng cũng vì lý tưởng muốn dâng hiến cho đời "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" Chung một khát vọng, chung một lý tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào Dường như tình đồng đọi cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé

ấy Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn,câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:

"Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí ! "

Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ dưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăngtình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất Nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thởcủa bài thơ cũng như mảnh mai hơn Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu

Hồi ức của những người lính, những kĩ niệm riêng tư quả là bất tận:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay"

Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao ! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa là những thứ quý giá nhất Họ sống nhờ vào đồng ruộng,họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ.Họ lơn lên trong những "gian nhà không mặc kẹ gió lung lay" Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc Nhưng họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả Đi theop con đường ấy là đi theo khát vọng, đitheo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước Bỏ lại sau lưng tất cả nhưng bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính Dẫu rằng" mặc kệ" nhưng trong lòng họ vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn,nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay đọng hồn thơ, hồn người:

"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn Nhà thơ nhân hóa"gieengs nước gốc đa" cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chòng và những đôi trai gái yêu nhau

Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần anh có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày"

Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn

58

Trang 11

của những người lớnh đó làm cho nhịp thơ Chớnh Hữu sõu lắng hơn Đất nước ta cũn nghốo, những người linha cũn thiếu thốn quõn trang, quõn dụng,phải đối mặt với sốt rột rừng,cỏi lạnh giỏ của màn đờm Chỉ đụi mảnh quần vỏ,cỏi ỏo rỏch vai, người lớnh vẫn vững lũng theo khỏng chiến, mặc dự nụ cười ấy là nụ cười giỏ buốt, lặng cõm Tỡnh đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sỏng,nú gần gũi mà chõnthực, khụng giả dối, cao xa Tỡnh cảm ấy lan tỏa trong lũng của tất cả những người lớnh Tỡnh đồng chớ:

"Là hớp nước uống chung, năm cơm bẻ nửa

Là chia nhõu một trưa nắng, một chiều mưa

Chia khắp anh em một mẩu tin nhà

Chia nhau đứng trong chiến hào chặt hẹp

Chia nhau cuộc đời, chia nhau cỏi chết" ( Nhớ- Hồng Nguyờn)

Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tỡnh cảm chõn thành đó được Chớnh Hữu cụ lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lớnh khi chiến đấu, trong hũa bỡnh cũng như khi xõy dựng Tổ quốc, một nụ cười ngạo nghễ, yờu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng

"Đờm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bờn nhau chờ giỏc tới"

Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cụ đọng tất cả nột đẹp của những người lớnh Đú cũng chớnh là vẻ đẹp ngời sỏng trong gian khổ của người lớnh Vượt lờn trờn tất cả, tỡnh đồng đội, đồng chớ như được sưởi

ấm bằng những trỏi tim người lớnh đầy nhiệt huyết Vẫn đứng canh giữ cho bầu trời Việt Nam dự đờm đó khuya, sương đó xuống, màn đờm cũng chỡm vào quờn lóng Hỡnh ảnh người lớnh bỗng trở nờn đẹp hơn, thơ mộng hơn Đứng cạnh bờn nhau sẵn sàng chiến đấu Xem vào cỏi chõn thực của cả bài thơ, cõu thơ

cuối cựng rất nờn thơ: " Đầu sỳng trăng treo"

Ánh trăng gần như gắn liền với người lớnh: " Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ"

( Ánh trăng- nguyễn Duy)

Một hỡnh ảnh nờn thơ, lóng mạn nhưng cũng đậm chất chõn thực, trữ tỡnh Một sự quyện hũa giữa khụng gian, thời gian,ỏnh trăng và người lớnh Cỏi thực đan xen vào cỏi mộng, cỏi dũng khớ chiến đấu đan xen vào tỡnh yờu làm cho biểu tượng người lớnh khụng những chõn thực mà cũn rực rỡ đến lạ kỡ Chất lớnh hũa vào chất thơ, chất trữ tỡnh hũa vào chất cỏch mạng, chất thộp hũa vào chất thi ca Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ cú lẽ chỉ nhờ vào hỡnh ảnh ỏnh trăng này Tỡnh đồng chớ cũng thế, lan tỏa trong khụng gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cỏi giỏ lạnh của màn đờm người chiến sĩ như cất cao tiếng hỏt ngợi ca tỡnh đồng chớ Thiờng liờng biết nhường nào, hỡnh ảnh những người lớnh, những anh bộ

đội cụ Hồ sỏt cạnh vai nhau " kề vai sỏt cỏnh" cựng chiến hào đấu tranh giành độc lập.

Quả thật, một bài thơ là một xỳc cảm thiờng liờng, là một tỡnh yờu rộng lớn, trong cỏi lớn lao nhất của đời người Gặp nhau trờn cựng một con đường Cỏch mạng, tỡnh đồng chớ như được thắt chặt hơn bằngmột sợi dõy yờu thương vụ hỡnh

Bài thơ " Đồng chớ" với ngụn ngữ chõn thực, hỡnh ảnh lóng mạn, nụ cười ngạo nghễ của cỏc chiến

sĩ đó lay động biết bao trỏi tim con người Tỡnh đồng chớ ấy cú lẽ sẽ sống mói với quờ hương, với Tổ quốc, với thế hệ hụm nay, ngày mai hay mói mói về sa

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I Nhà thơ Phạm Tiến Duật.

- Phạm Tiến Duật ( 1941 - 2007), quờ ở Thanh Ba -Phỳ Thọ

- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc khỏng chiến chống M và được đỏnh giỏ là một trong những gương mặt tiờu biểu của nhà thơ trẻ Việt Nam thời kỡ này

- Thơ PTD sụi nổi, trẻ trung, hồn nhiờn, húm hỉnh và sõu sắc, đặc biệt ngang tàng đậm chất lớnh

Trang 12

- Các tác phẩm của ông tập trung thể hiện hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trên các tuyếnđường Trường Sơn

II Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1 Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ được sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ được giải nhất trong cuộc

thi thơ báo văn nghệ năm 1969 - 1970, sau này bài thơ được đưa vào tập thơ " Vầng trăng, quầng lửa"

2 Đề tài : Người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

3 Chủ đề: Bài thơ ca ngợi những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến

chống Mĩ Họ là người lính có tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan yêu đời, dũng cảm, bất chấp khó khănnguy hiểm, lòng yêu nước và khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

- Bài thơ mãi như một thước phim, tái hiện một thời kì lịch sử vô cùng gian khổ hi sinh nhưng cũng rất vẻvang của dân tộc

5 Nghệ thuật :

- Cách lựa chọn đề tài mới mẻ, độc đáo : Những chiếc xe không kính

-> Khai thác vẻ đẹp và chất thơ ngay trong cuộc sống gian khổ đời thường

- Th th t do, câu d i ng n khác nhau, gieo v n ti ng cu i cùng c a dòng th ài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ ắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ ần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ ở tiếng cuối cùng của dòng thơ ếng cuối cùng của dòng thơ ối cùng của dòng thơ ủa dòng thơ

- Ngôn ngữ thơ giản dị tự nhiên như lời ăn tiếng nói hàng ngày những vẫn rất sâu sắc, hóm hỉnh

- Giọng điệu rất riêng, rất mới lạ và độc đáo : Vừa ngang tàng, bông đùa, tinh nghịch, dí dỏm vừa ung dung thanh thản, vui tươi vừa lắng sâu trách nhiệm

" Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai "

Phạm Tiến Duật đã sáng tác "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Với một giọng thơ khỏe khoắn, tự nhiên,

tinh nghịch, tươi vui mà giàu chất suy kết hợp với những hình ảnh chân thực, nhà thơ đã làm sống lại những năm tháng chiến tranh, những năm kháng chiến hào hùng của dân tộc qua hình ảnh những chiếc xekhông kính Đặc biệt, tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi những hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn Đó là những con người dũng cảm đến ngang tàng mà rất giản dị, yêu đời, lạc quan

II Thân bài :

a, Khái quát : "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" đã đạt được giải Nhất trong cuộc thi trên báo văn nghệ

năm 1969 Trong đó, chân dung những người chiến sĩ đã được khắc họa bằng những chi tiết sống thực ở chiến trường Có thể thấy PTD đã khai thác được chất thơ rất lính nhưng lại bộc lộ phẩm chất cao đẹp củanhững người lính lái xe nói riêng và những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nói chung

Trang 13

- Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong

thơ Pus-kin, con tàu trong “tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùngtên của Huy Cận

- Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực Lẽ thường, đểđảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì

xe phải có kính mới đúng Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là một thực tế diễn ra thường ngày nơi tuyến đường TS ác liệt Những chiếc xe “không kính” rồi “không đèn”, “không mui” ấy vẫn chạy băng ra

tiền tuyến

+ Hai câu thơ mở đầu có thể coi là lời giải thích cho “sự cố” có phần không bình thường ấy:

Không có kính không phải vì xe khôg có kính

Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi”

- Chỉ trong một câu thơ mà tác giả đã sử dụng 3 điệp từ "không" nhấn mạnh : "xe có kính" Những hiện tại những chiếc xe ấy lại trở thành không có kính Bởi vì " bom giật, bom rung kính vỡ mất rồi" Lời thơ tự

nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm Chất thơ

của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ Câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên, ngang tàng trong đó ngày càng gây ra sự chú ý về vẻ đẹp khác lạ của nó.

Hình ảnh “bom giật, bom rung” vừa giúp ta hình dung được một vùng đất từng được mệnh danh là “túi bom” của địch vừa giúp ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những

chiếc xe vận tải không có kính

- Những chiếc xe như vậy vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có một hồn thơ nhạy cảm vớinét ngang tàng, tinh nghịch thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thơ thành

hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ

b2 Hình ảnh những chiến sĩ lái xe:

Trên những chiếc xe không kính ấy, người lính vẫn vững tay lái bình tĩnh, tự tin vượt qua mưa bombão đạn với mục tiêu " Tât" Hình ảnh những chiếc xe không kính đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩlái xe ở Trường Sơn.Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lái xe bộc lộnhững phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bấtchấp khó khăn, gian khổ Đây chính là dụng ý nghệ thuật của PTD Ông muốn mượn h/ả những chiếc xe

đó để làm nổi bật chân dung người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường TS

* L

Đ 1: Ung dung, tự tin :

Trên những chiếc xe ấy, người chiến sĩ vẫn bình tĩnh với tay lái của mình điều khiển xe đến địa điểm đã định Hình ảnh các anh trên buồng lái thạt ung dung, tự tin làm sao :

Ung dung buồng lái ta ngồi

=>Từ láy “ung dung” đặt lên đầu câu diễn tả thế ung dung, lạc quan của người lính – một thái độ bình

tĩnh, thanh thản, không hề mảy may lo lắng Trên những chiếc xe ấy người lính:

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đẳng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

- Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanhnên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm: nào là “:gió vào xoa mắt đắng”, nào là “conđường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa- rơi rụng, vađập, quăng ném vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái,hay ngồi trong buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu chữ mới sinh động và cụ thể, đầy ấntượng, gợi cảm giác chân thực đến thế

Trang 14

- Kết cấu thơ 6 chữ với nhịp 2/2/2 đều đặn, điệp từ “nhìn”, “thấy”, được đặt ở ba đầu câu thơ liên tiếp

diễn tả thái độ tập trung cao độ của người lính, một tinh thần trách nhiệm nhưng của một tâm hồn lãngmạn, bình thản, chủ động chiêm ngưỡng và tận hưởng từng vẻ đẹp của thiên nhiên qua ô cửa kính vỡ.Trên chiếc xe ấy, người lính nhìn thấy mặt đất bao la, bầu trời cao rộng và con đường phía trước Hai từ

“nhìn thẳng” mang nhiều ý nghĩa

+ Nhìn thẳng vào con đường phía trước

+ Nhìn thẳng vào nguy hiểm, chết chóc, gian khổ, khó khăn

- Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim -> Đó là khi xe lướt trên đường => người lính thấy con đường như chạy ngược trở lại Hình ảnh “Con đường chạy thẳng vào tim” là một khái quát đặc sắc của

con đường của trái tim người lính lựa chọn Con đường chiến đấu và bảo vệ tổ quốc Đường Trường Sơn,con đường giải phóng miền Nam, chính là con đường của trái tim Những câu thơ trên hé lộ diện mạo tinhthần thầm kín của người chiến sĩ

- “ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim” là khi xe trong đêm, lên dốc và cua gấp

Do không có kính, không đèn, không mui, những người lính có thể tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên Họ

có được cảm giác mạnh khi ngồi điều khiển những chiếc xe không kính Tuy vậy, họ vẫn ung dung, tự tin lái xe ra tiền tuyến

Như vậy, hai khổ thơ mở đầu tả thực những khó khăn gian khổ mà những người chiến sĩ lái xe T.Sơn

đã trải qua Trong khó khăn, các anh vẫn ung dung, hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm,quyết tâm chuyển hàng ra tiền tuyến Không có kính chắn gió, bảo hiểm, đoàn xe vẫn lăn bánh bìnhthường Giọng thơ rất trôi chảy, nhẹ nhàng gợi hình ảnh những chiếc xe nhẹ nhàng lăn bánh ra trận Hìnhảnh của người lính mang một vẻ đẹp kiên cường

* L

Đ 2: Bản lĩnh vững vàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tinh thần lạc quan yêu đời.

- Xe không có kính nên người lính được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên

Không có kính ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối người ngoài trời

- Nếu như hai khổ trên là những cảm giác về những khó khăn thử thách dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đếnđây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió,bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời) Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt,những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ

- Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn “mưatuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ đội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bậntâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềmlạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo” Những tiếng “ừ thì” vang lên như một tháchthức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi Dường như gian khổ hiểm nguy củachiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sứcmình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai

+ Sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy:”Chưacần rửa khô mau thôi” Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của nhữngbánh xe lăn Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợicảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 - 20 hoà trongnhững hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ý thơ rộn rã, sôiđộng như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thìlại càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng Ta nghe như họ đương cười đùa, tếutáo với nhau vậy Có lẽ với những năm tháng sống trên tuyến đường Trường Sơn, là một người lính thựcthụ đã giúp Phạm tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca - một hiện thực bộn bề, một hiện thực thôtháp, trần trụi, không hề trau chuốt, giọt rũa Đấy phải chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm TiếnDuật Và những câu thơ gần gũi với lời nói hàng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang tàng của

62

Trang 15

những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung Đó cũng là một nét rất ấn tượng của người lính lái xeTrường Sơn Cái cười sảng khoái vô tư, khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười hồnnhiên ấy rất hiếm khi gặp trong thơ ca chống Pháp, nụ cười ngạo nghễ của những con người luôn luônchiến thắng và tràn đầy niềm tin.

* L

Đ 3: Tình ĐC, ĐĐ keo sơn gắn bó

- Họ - những người lính còn biết biến những khó khăn, thiếu thốn của vật chất thành cái thuận lợi

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

-> Đó là cách bắt tay độc đáo, có 1 không 2 Chỉ một cái bắt tay cũng ấm lòng, đủ động viên nhau, cảm thông với nhau Cái bắt tay truyền cho nhau cả tâm hồn, tình cảm Tình cảm ấy thắm thiết như ruột thịt, như anh em trong gia đình Họ đã bỏ qua nghĩ lễ xã giao thông thường nhất để đến với nhau = tình yêu thương của những người đồng đội, của tình đồng chí

- Những người lính lái xe trên khắp mọi miền đất nước đã coi nhau là người thân trong gia đình Họ đã lái

“những chiếc xe từ trong bom rơi” để về đây họp thành tiểu đội Họ đến với nhau cũng thật chân thành: Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

- GĐ- hai tiếng thật thiêng liêng – nhưng những người lính đã có cách định nghĩa về gia đình thật lạ,thật tếu hóm và tình cảm thật sâu nặng, thiêng liêng giúp con người xích lại gần nhau trong những cáichung: chung bát, chung đĩa, nắm cơm, bếp lửa, chung hoàn cảnh, chung con đường với vô vàn tháchthức nguy hiểm phía trước

- Người lính quan niệm về gia đình thật đơn giản Chỉ cần ăn với nhau 1 bữa cơm là đã trở thành 1 gia đình Gia đình ấy bắt nguồn từ tình đồng đội, đồng chí khăng khít

Khi hành quân các anh động viên, chào hỏi nhau trong cảnh ngộ độc đáo, những sinh hoạt, nghỉ ngơithật ngắn ngủi, cái ăn, giấc ngủ thật giản dị, gian khổ nhưng tâm hồn người lính thật vui tươi, lạc quan, có

cái gì xao xuyến: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” “Chông chênh” gì thì chông chênh nhưng ý

chí chiến đấu, khí phách, nghị lực vẫn vững vàng, kiên định, vượt lên tất cả Chính mình đồng đội đã tiếpcho họ sức mạnh để tâm hồn họ phơi phới lạc quan Phải chăng chính tình cảm ấy đã nâng lên câu hát

nâng bước chân người lính tiếp tục vượt qua những lần “bom giật bom rung” để rồi “lại đi, lại đi trời xanh thêm” Điệp ngữ “lại đi” khẳng định đoàn xe không ngừng tiến tới Hình ảnh “trời xanh thêm” gợi

lên tâm hồn chan chứa lạc quan, đầy hy vọng, yêu đời của người lính

* L

Đ 3: Lòng yêu nước, khát vọng giải phóng miền Nam ruột thịt

- Bài thơ khép lại bằng bốn câu thể hiện “ý chí… Tổ quốc” Đó chính là động lực mạnh mẽ và sâu xatạo nên sức mạnh phí thường của người lính để vượt lên tất cả, bất chấp mọi nguy nan, mọi sự huỷ diệt,tàn phá

- Khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đối lập, bất ngờ, sâu sắc, đối lập giữa 2 phương diện vật chất và tinhthần, giữa vẻ bên ngoài và bên trong của chiếc xe Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đãkhông có kính, bị bom Mỹ làm cho biến dạng đến trần bụi:

“Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước”

- Với biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” được nhắc lại 3 lần nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi

của những chiếc xe, còn cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường

- Nhưng điều kỳ lạ là không có gì có thể cản trở được sự chuyển động kỳ diệu của những chiếc xe trơ

trụi ấy vẫn băng ra chiến trường Tác giả lý giải bất ngờ và lý thú: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

Mọi thứ của xe có thể không còn nguyên vẹn, chỉ cần vẹn nguyên trái tim người lính - trái tim vì miền

Nam - thì xe vẫn chạy, “tất cả cho tiền tuyến” Đó không chỉ là sự ngoan cường, dũng cảm vượt lên mọi

gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước

- Đối lập với tất cả những cái “ không có ” ở trên là một cái “có” Đó là trái tim – sức mạnh của ngườilính Sức mạnh con người đã chiến thắng bom đạn kẻ thù

Trang 16

- Trái tim ấy thay thế cho tất cả những thiếu thốn “không kính, không đèn, không mui”, hợp nhất với

người chiến sĩ lái xe thành một cơ thể sống không gì tàn phá, ngăn trở được Xe chạy bằng tim, bằngxương máu của người chiến sĩ Những chiếc xe càng thêm độc đáo vì đó là những chiếc xe trái tim cầmlái

- Trái tim yêu thương, trái tim can trường của người chiến sĩ lái xe Đó là hình ảnh hoán dụ gợi biết

bao ý nghĩa Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam.Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng

kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này Nhà văn đã

tô đậm những cái “không” để làm nổi bật cái “có” để làm nổi bật chân lí của thời đại: bom đạn, chiến

tranh có thể làm méo mó những chiếc xe, huỷ hoại những giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gẫy đượcnhững giá trị tinh thần cao đẹp….để rồi một nước nhỏ như Việt Nam đã chiến thắng một cường quốc lớn.Hình ảnh “ trái tim” trở thành nhãn tự bài thơ, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lạicảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc

- Trái tim người lính toả sáng rực rỡ mãi đến muôn thế hệ mai sau khiến ta không quên một thế hệthanh niên thời kỳ chống Mỹ oanh liệt của dân tộc

c Đánh giá nâng cao: Cùng với “ Khoảng trời hố bom”, “ Bài ca lái xe đêm”, “ Bài thơ về tiểu đội xe

không kính” giúp ta hiểu hơn về một thế hệ trẻ Việt nam anh dũng, kiên cường Chính họ là những con người đã góp phần làm nên chiến thắng

3 Kết bài: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm

Tiến Duật Với chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vính vẻ đẹp phẩm giá con người, hoà nhập với cảm hứng lãng mạn cách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt Nam trong ba mươi năm chống xâm lược 1945 - 1975

………

Đề bài 3 : Hình ảnh người lính trong BTTĐXKK và Đồng Chí

1 MB: - Hình ảnh người lính (2 cuộc chống Pháp và Mĩ)

- Vị trí của họ trong lòng độc giả…

- Họ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ Có nhiều nhà văn thành công

khi viết về người lính Một trong số đó phải kể đến Đồng Chí của CH và BTVTĐXKK của PTD.

2 TB: Đồng Chí và BTTĐXKK là 2 tác phẩm của 2 thế hệ thi nhân nối tiếp nhau trong cuộc chiến tranh

của dân tộc Đặc biệt tác giả của 2 bài thơ đều là những người lính từng trực tiếp tham gia chiến đấu

- Đồng Chí được sáng tác năm 1948 giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ còn bài thơ về tiểu đội

xe không kính ra đời sau đó 20 năm(18 năm) giữa thời kì ác liệt nhất kháng chiến chống Mĩ

- Tuy ra đời 2 thời địa điểm khác nhau nhưng 2 nhà thơ đều viết chung 1 đề tài: hình tượng anh bộ đội Cụ

Hồ Đó cũng chính là hình tượng tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975

a Nét chung của hình tượng người lính trong bài thơ

64

Trang 17

- Cũng chính từ lòng yêu quê hương đất nước mà người lính trong kháng chiến chống Mĩ đã có mặt ở tuyến đường Trường Sơn ác liệt, nơi mưa bom bão đạn để rồi lòng yêu nước nở hoa, khiến cho họ có đủ sức mạnh để làm nên điều kì diệu: biến những chiếc xe tồi tàn cũ nát, trơ trụi trở nên hữu ích, đã khiến nóchạy băng băng trên đường ra trận, góp phần tiếp tế sức người, sức của cho MN ruột thịt -> Góp phần lớn vào thắng lợi của dân tộc Dường như xe không phải chạy bằng động cơ, máy móc mà chạy bằng trái tim người lính Trái tim là hình ảnh hoán dụ sâu sắc, là biểu tượng đẹp, giàu ý nghĩa cho lòng yêu nước nồng nàn, khát vọng giải phóng miền Nam ruột thịt.

* Bản lĩnh vững vàng, bất chấp mọi khó khăn gian khổ.

- Người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ = chính bản lĩnh, nguồn lực của mình Họ đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết ; căn bệnh sốt rét quái ác nơi chiến trường

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

- Họ phải khắc phục cả những thiếu thốn, trang thiết bị đời thường nhất

Áo anh rách vai, ……

Không giày.

- Họ điều khiển những chiếc xe tồi tàn đến trơ trụi : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước Dù khó khăn nguy hiểm, dù thiên tai, dù phải đối diện với chết chóc hi sinh, những người lính vẫn giữ được bản lĩnh vững vàng Khó khăn chỉ là cơ hội để họ khẳng định bản lĩnh và ý chí của mình Trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất họ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

Đầu súng trăng treo ( Phân tích khái quát)

+ Họ vẫn nghĩ rằng: Lại đi, lại đi trời xanh thêm

-> Nếu không có một bản lĩnh can trường, lòng tự tin thì người lính không thể nhìn cuộc chiến với cái nhìn nên thơ như vậy

* Tinh thần lạc quan yêu đời

+ Đặc điểm chung của 2 người lính của 2 cuộc kháng chiến là tinh thần luôn lạc quan yêu đời

+ Giữa giá rét núi rừng Việt Bắc, người lính vẫn nở nụ cười dù đó là nụ cười gượng gạo vì giá rét,

hành động ‘ phì phèo châm điếu thuốc” tiếng cười “ha ha” giữa nơi mưa bom bão đạn là biểu hiện

cao nhất cho sự yêu đời, lòng lạc quan, cho bản lĩnh vững vàng của người lính

* Tình yêu thương đồng chí, đồng đội keo sơn

- Với người lính chống Pháp thì: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ( phân tích khái quát)

- Với người lính trong cuộc k/c chống Mĩ: Những chiếc xe từ trong bom rơi.

Đã về đây họp thành tiểu đội

Bếp Hoàng…đấy”

=> Tình yêu thương đồng đôi cũng là yêu nước nồng nàn là cội nguồn tạo nên sức mạnh giúp cho người lính có bản lĩnh vững vàng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, đi đến đích cuối cùng

b Điểm riêng :

- Đồng chí: Khắc họa hình tượng người lính Họ là người nông dân chưa biết chữ Cách mạng chính là sự

giải thoát cho số phận đau khổ tối tăm của họ.Họ bước vào cuộc chiến gay go, thiếu thốn, không phải từ

sự lãng mạn bay bổng mà chính cuộc chiến biến họ trở nên lãng mạn, oai hùng

- Bài thơ tiểu đội xe…:Người lính trong TDXKK đều là những thanh niên sinh viên tri thức, có học vấn

vì họ đã được học tập 20 năm dưới XHCN Họ bước vào cuộc chiến với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai” Người lính đi vào cuộc chiến đấu với ý thức giác ngộ về lý

tưởng độ lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội Họ ý thức sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ mình Họ sốngtrẻ trung, yêu đời, lạc quan, tự tin Hình ảnh của họ được thể hiện trong một thời điểm quyết liệt và khẩntrương hơn Đó là một thế hệ anh hùng, hiên ngang, mạnh mẽ

- Họ đều có những khó khăn thiếu thốn nhưng người lính trong kháng chiến chống Pháp thiếu thốn hơn, gánh nặng hậu phương trên vai họ trĩu nặng hơn

Trang 18

-> Có lẽ vì thế người lính trong bài Đồng Chí, dù yêu thương sâu sắc, thương nhau chân tình thì tình đồngđội của họ luôn lặng thầm, không ồn ào khoa trương

- Còn người lính trong bài BTVTĐXKK bước vào cuộc chiến với tâm trạng nhẹ nhàng thanh thản, hồn nhiên đến ngang tàng, tình cảm của họ sôi nổi, trẻ trung

* Đánh giá nâng cao:

- Tạc vào thế kỉ XX bức tường đài sông về hình ảnh bộ đội Cụ Hồ

- Tuy viết về những người lính nhưng chính là viết về đồng đội của mình nên vô cùng chân thực và sống động

- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sốngngười lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứngnổi bật ở mỗi bài Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của ngườilính, còn PTD thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khókhăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe

- 2 bài thơ với 2 phong cách khác nhau => góp phần tô đậm và hoàn thiện hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ

………

III Một số câu hỏi nhỏ: ( 1, 5 – 2 điểm)

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một nhan đề lạ bởi độ dài, bởi sự tương phản rất đặc biệt

+ Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó : nó đã làm nổi bật hình ảnh thơ chủ đạo của toàn tác phẩm : những chiếc xe không kính

+ Đưa những chiếc xe không kính vào trong văn học là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn

bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ của nhà thơ

+ Hai chữ “Bài thơ” ở đầu nhan đề cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả : viết

về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tác giả muốn nói về chất thơ củahiện thực ấy

+ Đọc bài thơ , ta càng thấy rõ hơn nét đặc sắc của nhan đề: những chiếc xe không kính chỉ là bức phông nền để tôn lên chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm trẻ trung, vượt lên thiếu thốn gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh để sống lạc quan, để chiến đấu dũng cảm vì lý tưởng của dân tộc : giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Câu 2: Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ qua hình ảnh người lính trong bài thơ.

So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này với bài Đồng chí:

- Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ là thế hệ sống rất đẹp, rất anh hùng Họ ý thức sâu sắc về sứmệnh lịch sử của mình, trong gian khổ, hy sinh vẫn phơi phới lạc quan Như lời nhà thơ Tố Hữu, họ là thế

hệ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai” hay “Đi chiến trường như trảy hội mùa xuân” hay “Mưa bom bão đạn lòng thanh thản” Chính vì vậy, mãi mãi các thế hệ người Việt

vẫn tự hào, khâm phục và biết ơn họ

- Những người lính trong “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cho thấy hình ảnh người

lính trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ có những nét chung: lòng yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng

66

Trang 19

hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc: thái độ bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sống lạc quan,

có tình đồng chí đồng đội thắm thiết

Câu 3 a Phân tích giá trị biểu cảm của từ “chông chênh” trong câu thơ: “Võng mắc chông chênh đường

xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.

- Song từ “chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính Bom đạn của kẻ thù tưởng

như có thể dùng sức mạnh để huỷ diệt sự sống con người nhưng không! Hình ảnh những chiếc võng mắc

“chông chênh” trên tuyến đường TS khói lửa ấy đã chứng minh điều ngược lại: sự sống không chỉ tồn tại

mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng

- Bầu trời xanh là hình ảnh trượng trưng cho hoà bình, cho cuộc sống tươi đẹp Với hình ảnh này, tathấy được niềm lạc quan, niềm tin bất diệt của người lính vào chiến thắng Phải chăng đó là sức mạnh lớnlao để đoàn xe lăn bánh tới đích

Câu 4: Cảm nhận của em về chi tiết "tiếng cười" trong hai câu thơ:

- Miệng cười buốt giá

( Chính Hữu)

- Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

( Phạm Tiến Duật)

Về kĩ năng: Cần viết thành một bài văn ngắn, trình bày cảm nhận về nét chung và riêng ở hai câu thơ

Về nội dung: Cảm nhận được điểm chung:

- Cùng miêu tả nụ cười của người chiến sĩ

- Đều biểu hiện niểm lạc quan vượt mọi khó khăn, nguy hiểm

- Tiếng cười giúp người lính thêm niềm tin sức mạnh, ý chí nghị lực để tiếp tục chiến đấu

=> Nét đẹp phẩm chất của người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến

Cảm nhận nét riêng ở từng câu thơ:

- Trong câu thơ của Chính hữu: Tiếng cười được cất lên trong hoàn cảnh vô cùng khó khắn thiếu thốn nụ

cười “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, nụ cười của người chiến sĩ đã

sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí, đồng đội gắn bó

- Trong câu thơ của Phạm tiến duật: Tiếng cười được cất lên giữa nơi mưa bom, bão đạn khi cuộc khángchiến chống Mĩ vô cùng khó khăn gian khổ, vô cùng cam go khốc liệt Tiếng cười “ha ha” là cười to,cười sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả để vui đùa => gợi tính cách trẻ trung, tinh nghịch, ngangtàng của người lính lái xe Trường Sơn

- Hai tiếng cười được bộc lộ trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâmhồn của người lính Việt Nam Đó là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, của niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Từ đó có thể cảm nhận phong cách thơ của từng nhà thơ: Chính Hữu: hình ảnh thơ chân thực, giản dị,giàu sức biểu cảm; Phạm Tiến Duật: giọng thơ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn

Câu 5: Cảm nhận của em về hai câu thơ:

- Thương nhau tay nắm láy bàn tay

Trang 20

( Chớnh Hữu)

- Bắt tay qua cửa kớnh vỡ rồi

( Phạm Tiến Duật)

Gợi ý

* Giống: Đều là cỏi nắm tay của người lớnh trong hoàn cảnh chiến tranh ỏc liệt.

- Đều thể hiện tỡnh yờu thương đồng đội

- Đều tạo nờn sức mạnh cho người lớnh

* Khỏc:

+ tay nắm lấy bàn tay: sự cảm thụng chia sẻ, là lời động viờn õm thầm, là tỡnh đồng chớ đồng đội thiờng

liờng sưởi ấm, nõng đỡ những người lớnh vượt cựng vượt qua những gian lao thử thỏch của cuộc chiến (0,5đ)

+ bắt tay qua cửa kớnh vỡ rồi: là sự gặp gỡ, cỏi bắt tay thay lời chào hồ hởi, trong khụng khớ khẩn trương

của chiến trường ỏc liệt, tiếp thờm cho nhau sức mạnh và những hứa hẹn lập cụng Đú cũng là sự sụi nổi, ngang tàng, tinh nghịch của những anh lớnh trẻ

………

\

Đoàn thuyền đánh cá

I Nhà thơ Huy Cận.

- Huy Cận ( 1919 - 2005) tờn đầy đủ là Cự Huy Cận, quờ ở Ân Phỳ - Vụ Quang - Hà Tĩnh

- Là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới và là một trong những nhà thơ tiờu biểu cho nền thơ ca

hiện đại Việt Nam

- Trước cỏch mạng: Thơ Huy Cận mang một nỗi buồn man mỏc về một cỏi tụi nhỏ bộ, cụ đơn, lạc lừng.

- Sau cỏch mạng, thơ Huy Cận dào dạt niềm vui, ấm ỏp tỡnh đời, thể hiện niềm tin vào con người và

cuộc đời mới

II Bài thơ " Đoàn thuyền đỏnh cỏ".

1 Hoàn cảnh sỏng tỏc:

- Bài thơ được viết vào năm 1958, khi đất nước đó kết thỳc thắng lợi cuộc khỏng chiến chống thực dõn Phỏp, miền Bắc được hoàn toàn giải phúng và đi vào xõy dựng cuộc sống mới Khụng khớ hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trựm trong đời sống xó hội và ở khắp nơi dấy lờn phong trào phỏt triển sản xuất xõy dựng đất nước Chuyến thõm nhập thực tế ở vựng mở Quảng Ninh vào nửa cuối năm 1958 đó giỳp nhà thơ Huy Cận thấy rừ và sống trong khụng khớ lao động ấy của nhõn dõn ta, gúp phần quan trọng mở

ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận

68

Trang 21

- Bài thơ đánh dấu sự hồi sinh, sự xanh tươi trở lại của hồn thơ Huy Cận.

2 Thể loại: Thơm 7 chữ (Thất ngôn trường thiên.)

3 Đề tài: Con người lao động mới xã hội chủ nghĩa.

4 Nội dung: Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên tráng lệ và hình ảnh con người lao động mới Giữa

thiên nhiên và con người có mối quan hệ hài hòa, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ

- Kết cấu đầu cuối tương ứng

6 Chủ đề: Bài thơ ca ngợi hình ảnh con người lao động mới Đó là những con người cần cù say mê, lao

động miệt mài, cống hiến hết sức mình cho đất nước

III Đề Tập làm văn.

* Đề 1: Phân tích khổ thứ nhất của bài thơ ( Bức tranh thiên nhiên và cảnh biển Hạ Long khi

hoàng hôn vừa buông xuống)

1 Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

- Khái quát NT + ND -> Giới thiệu đoạn trích: Bài thơ như một khúc ca ca ngợi cuộc sống mới, con người mới Khúc ca ấy vang lên rộn rã ngay từ những khổ thơ đầu: ( Chép lại khổ thơ)

2 Thân bài:

a Khái quát: Đây là đoạn mở đầu bài thơ Chỉ trong 4 câu thơ ngắn gọn mà bức trạm kì vĩ đã hiện ra

Bức tranh không chỉ đẹp mà còn ấm áp tình người và nồng nàn hơi thở của c/s Mở đầu bức tranh là cảnh biển Hạ Long tráng lệ kì vĩ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa.

-Bức tranh thiên nhiên Hạ Long được vẽ lên vào thời điểm chiều tà Nhà thơ đã so sánh hình ảnh mặt trời với " hòn lửa" khiến cho bức tranh vẽ vào thời điểm hoàng hôn nhưng không hề tối, ảm đạm mà ngược lạicòn mang màu sắc rực rỡ, tráng lệ và thật ấm áp Mặt trời như khối lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống biển sâu, đem hơi ấm và ánh sáng xuống lòng đại dương xanh thẳm khiến đại dương trở nên rực rỡ và lung linh sắc màu Nhà thơ không chỉ miêu tả cảnh mặt trời trên biển mà còn cả trong lòng biển tạo nên bức tranh thiên nhiên tráng lệ, kì vĩ

- Hai từ " xuống biển" đã góp phần nhân hóa mặt trời đồng thời diễn tả tư thế chủ động của vật thể vĩ đại

này Dường như biển cả chính là ngôi nhà, là nơi nghỉ ngơi của mặt trời sau một ngày làm việc vất vả Khi mặt trời vừa khuất sau làn nước xanh thẳm cũng là lúc:

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Với nghệ thuật nhân hóa, Huy Cận đã gợi ra sự liên tưởng vũ trụ bao la như là ngôi nhà khổng lồ, trong

đó màn đêm là cánh cửa còn những đợt sóng lan dài chính là những chiếc then cài và khi cửa đã đóng,then đã cài là vũ trụ đã đi vào sự nghỉ ngơi Qua biện pháp so sánh và nhân hoá đặc sắc Huy Cận đã miêu

tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật đẹp, kỳ vĩ, tráng lệ như thần thoại đồng thời gợi sự gần gũi như ngôi nhà thân quen Lúc đó biển trở nên hiền hòa, gần gũi.

Phác hoạ được một bức tranh phong cảnh kì diệu như thế hẳn nhà thơ phải có cặp mắt thần và trái timnhậy cảm

- Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạngthái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm trong gió khơi

Trang 22

-> Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.

+ Nhịp thơ nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát

+ Ba chữ "lại ra khơi" vang lên một cách hào hứng, phấn khởi Nó như tiếng reo vui của người dân chài

được làm công việc mà họ yêu thích Ra khơi khi hoàng hôn xuống không phải hành động diễn ra đầu

tiên mà nó được lặp đi lặp lại nhiều lần Phó từ "lại" diễn tả sự lặp lại, tiếp diễn Ra khơi vào thời điểm này

đã trở thành chu kì, nhịp điệu lao động của những ngư dân Nó đã tạo ra sự đối lập giữa thiên nhiên và con người Thiên nhiên đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì người dân bắt đầu lao động Ra khơi khi vũ trụ

đã yên tĩnh nhưng không khí của đoàn thuyền không hề tẻ nhạt mà vô cung rộn ràng, hào hứng, phấn khởi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Câu thơ là một ẩn dụ đặc sắc, biến cái ảo thành cái thực Câu hát tượng trưng cho khí thế phơi phới,mạnh mẽ của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh người lao động trên biển Câu hát khỏe khoắn vang lênhòa vào gió Câu hát đã đánh thức cả không gian, khiến cho thiên nhiên đất trời cũng hòa cùng lời hát.Cánh buồm căng tròn không phải vì no gió mà bởi vì câu hát Câu hát như có sức mạnh cụ thể tác độngtrực tiếp vào cánh buồm đẩy con thuyền đi nhanh hơn Câu hát đã bộc lộ niềm tin, niềm lạc quan, yêu đờicủa con người lần đầu tiên giã từ kiếp nô lệ, lầm than để trở thành những công dân của một nước độc lập,

tự do Họ đã thực sự trở thàng những con người làm chủ cuộc sống, biển trời và công việc của mình

* Đánh giá nâng cao

- Đoạn thơ để lại ấn tượng bởi hình ảnh mang tính chất kì vĩ, tráng lệ Nó đã tạo nên vẻ đẹp rực rỡ của biển Hạ Long khi màn đêm buông xuống Bức tranh đẹp hơn bởi có sự xuất hiện của con người Những con người cần cù, chịu khó Cảnh đẹp, người đẹp, không khí hào hứng, khẩn trương Tất cả đã làm nên chất thơ rộn ràng của “ Đoàn thuyền đánh cá”

3 Kết bài: Khẳng định giá trị của bài thơ và đoạn thơ Nêu ấn tượng sâu sắc nhất của em.

a Khái quát: Đây là khổ thơ thứ 2 của bài thơ Bằng những hình ảnh đẹp, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh

người lao động giữa biển khơi Họ ra biển mang theo câu hát Câu hát theo họ cả quá trình lao động Họ hát để ca ngợi sự giàu có của biển cả, ca ngợi cuộc sống mới

b Phân tích

Hát rằng cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển Đông như đàn thoi Câu thơ mang tính khái quát cao Hai từ "cá bạc" vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa tượng trưng Cá bạc là tên một loài cá có nhiều ở biển Đông Từ "bạc" còn chỉ màu sắc trên vảy cá Màu sáng

của vảy cá được phản chiếu qua ánh đèn, qua ánh trăng tạo nên một màu sáng lấp lánh như ánh bạc Câu thơ gợi lên sự liên tưởng tới sự giàu có, phong phú của biển Hạ Long Có lẽ ý thơ đó được khơi nguồn từ

thành ngữ "Rừng vàng biển bạc" Thành ngữ đó đã diễn tả chính xác sự giàu có của biển HL Đó là kho

tài nguyên vô tận với rất nhiều, rất nhiều loại cá Chúng đã “dệt” nên màu trắng bạc từ lòng biển bao la đến mặt biển xanh thẳm Đó là kho của cải vô tận mà con người đang khám phá để làm giàu cho đất nước

Nếu như câu trên có mang tính khái quát cao thì câu thơ dưới miêu tả trực tiếp loài cá thu Đó là loài cá có nhiều và mang giá trụ kinh tế cao Lời thơ gợi sự liên tưởng thú vị: những chú cá thu đang bơi lội trông rất giống như những con thoi, cả đoàn cá thu là một đoàn thoi Lời thơ giúp ta hình dung ra đượchình dáng thon dài, chắc khỏe của những con cá thu Chúng đang chuyển động trong mọi tư thế và tạo nên mọt thế giới lung linh, sống động

70

Trang 23

Đêm ngày dệt biển muôn luống sáng Những chú cá thu ấy đang ra sức dệt lên tấm thảm khổng lồ Đó là tấm thảm kì diệu với “muôn luồng sáng” Cả một không gian mênh mông bao la rộng lớn dù ngày hay đêm cũng đều sáng bừng lên

bởi sự chiếu sáng của tấm thảm kì diệu đó Nhưng tấm thảm đó không ở trạng thái tĩnh mà chúng luôn luôn chuyển động Vì vậy, trong mỗi khoảnh khắc nó lại biến đổi và mang vẻ đẹp kì lạ riêng Đó không phải là tấm thảm bình thường mà là tấm thảm được dệt lên từ sự sống của biển cả Phải thật tinh tế và yêubiển vô cùng nhà thơ mới có sự cảm nhận đó Từ việc cảm nhận vẻ đẹp và giàu có của biển, người dân chào cất lên tiếng gọi tha thiết, trìu mến

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi

Câu thơ gợi hình ảnh liên tưởng thú vị Thực chất công việc của người đánh cá rất vất vả, khó nhọc Người ngư dân phải sử dụng đến trang thiết bị hiện đại Nhưng trong bài thơ này không phải những

ngư dân đang đánh bắt cá mà họ đang hát để gọi cá vào lưới Tiếng hát của họ chính là động lực kì diệu

khiến cho công việc đánh bắt cá trở nên nhẹ nhàng và thi vị vô cùng

Có thể thấy hình ảnh trong thơ Huy Cận độc đáo, sáng tạo đến bất ngờ Cá đi trên biển là "dệt biển" Cá vào lưới là "dệt lưới" Những tấm lưới được dệt lên bởi những chú cá là thành quả vô cùng to lớn

mà người ngư dân gặt hái được sau một đêm lao động vất vả Vất vả là vậy nhưng họ vẫn hào hứng, phấn khởi, vẫn lạc quan, yêu đời Câu hát của họ vẫn vang lên ca ngợi vẻ đẹp và sự giàu có của biển khơi Biểnkhơi đã gắn liền với cuộc đời của họ Họ đã thực sự trở thành người làm chủ để khám phá kho tài nguyên

vô tận làm giàu cho đất nước

c Đánh giá nâng cao: Đoạn thơ với những hình ảnh chân thưc, kết hợp với các hình ảnh khoa trương đã

giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp giàu có của biển HL, cảm nhận được vẻ đẹp của những ngư dân trên biển Đoạn thơ giúp ta thêm tin, thêm yêu vào con người, cuộc đời và cuộc sống hôm nay

3 Kết bài : Khẳng định giá trị của bài thơ, đoạn thơ Liên hệ bản thân

1 Mở bài: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác Giới thiệu, khái quát giá trị của đoạn thơ ( viết lại đoạn

thơ)

2 Thân bài

a Khái quát: Đây là khổ thơ thứ 3 của bài thơ Sau khi giới thiệu đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong

khung cảnh tráng lệ, kì vĩ, nhà thơ đã đặc tả cảnh đánh cá người khơi Khổ thơ là một nét vẽ tài hoa về biển trời, sông nước, một khung cảnh biển đêm đẹp sống động, khoáng đạt, rực rỡ sắc màu Trong đó, conngười hiện lên trong tư thế chủ động dạt dào niềm tin, niềm lạc quan yêu đời Đến khổ thơ này, bút pháp lãng mạn của Huy Cận đã phát huy hết sinh lực để vẽ lên một khung cảnh kì vĩ, phóng khoáng mà con người là tâm điểm của bức tranh ấy

b Phân tích

- Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp

Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng

Hai tiếng “thuyền ta" vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào Xa rồi những ngày áp bức, bóc lột

làm thân nô lệ, làm kiếp ngựa trâu, bị coi như thứ tài sản, bị bóc lột đến kiệt quệ sức lao động Ta có làm

mà không được hưởng Còn giờ đây, ta thực sự trở thành một công dân của đất nước Ta được làm chủ đất nước, biển trời và làm chủ công việc của mình Âm hưởng của câu thơ giống với âm hưởng trong thơ của Nguyễn Đình Thi:

Trang 24

Trời xanh đây là của chúng ta Núi rằng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ lặng phù sa

Trong không không khí hào hứng phân khởi, say mê người ngư dân đưa con thuyền vào cuộc chinh phục mới Bút pháp lãng mạn khoa trương đã biến con thuyền không phải chạy bằng động cơ máy móc mà bằng sức mạnh của tự nhiên Con thuyền ấy có gió làm bánh lái, trăng làm buồm Trong phút chốc, tầm vóc con thuyền trở lên lớn lao, kì vĩ sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ Hình ảnh con thuyền hay chính là con người lao động với tầm vóc cũng rất lớn lao Con thuyền ấy không phải đi trên mặt biển

mà như "lướt" giữa không gian rộng với trời xanh bát ngát Động từ "lướt" diễn tả đoàn thuyền không chỉ

chạy nhanh mà còn rất nhẹ nhàng Vẻ đẹp của con thuyền chính là vẻ đẹp của người lao động Đoàn thuyền chạy nhanh diễn tả khí thế phơi phới của những con người lần đầu tiên làm chủ cuộc đời Họ không chỉ có sức mạnh mà tâm hồn họ còn vô cùng vui tươi phấn khởi Hình ảnh con thuyền mang kích thước khổng lồ đang hòa nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh tượng kì vĩ Dường như đây không phải

là đoàn thuyền trong cuộc đánh bắt cá mà đang trong cuộc du ngoại giữa chốn bồng lai tiên cảnh

Nếu hai câu thơ trên miêu tả bằng bút pháp tả thực thì hai câu dưới miêu tả bằng bút pháp hiện thực Cảnh lao động trở về t/c quyết liệt của nó:

Ra đầu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Những người ngư dân với tâm hồn phơi phới đang làm chủ phương tiện của mình Họ lái những con thuyền ra khơi đâu còn quẩn quanh đánh bắt ven bờ Đâu còn những ngày chỉ có những trang thiết bị thô sơ thiếu thốn.Giờ đây họ đã có trong tay những tranh thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ.Với những

phương tiện ấy,họ tự tin tìm đến những nơi xa để "dò bụng biển" Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ đã biến lòng biển bao la trở thành "bụng biển" Nơi ấy chất chứa bao điều kì lạ, bí hiểm đòi hỏi sự khám phá của

con người Nơi ấy cũng chứa đựng tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho công việc làm giàu đất nước Bằng một động từ mạnh được sử dụng liên tiếp nhà thơ đã giúp người đọc hình dung cảnh đánh bắt cá Những ngư dân giờ bước vào cuộc chiến mới Ở đó, ngư trường là chiến trường, ngư cụ là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ Tất cả trong tư thế hoàn toàn chủ động để dàn đan thế trận tấn công vào cuộc chinh phục thiên nhiên Và kết quả cuối cùng là:

Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi

*Đánh giá nâng cao: Khổ thơ ngắn gọn nhưng đã vẽ lên bức tranh khoáng đạt, rực rỡ sắc màu của

biển Hạ Long Hình ảnh thơ thật lãng mạn, bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ, phơiphới Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùngthiên nhiên

1 Khái quát : Đoạn thơ là một khúc hát hào hứng, phấn khởi, say mê của người dân lao động Họ hát để

ca ngợi biển cả, ca ngợi cuộc sống mới

2 Phân tích

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

72

Trang 25

Chỉ trong một cđu thơ, Huy Cận đê liệt kí tín của ba loăi câ Thănh ngữ dđn gian thường có cđu

"Chim, thu, nhụ, đĩ" Với thănh ngữ đó, cha ông muốn nói đến sự giău có của biển Hạ Long Huy Cận đê

vận dụng sâng tạo thănh ngữ dđn gian để biến thănh cđu thơ mềm mại vă uyển chuyển Với lời thơ năy, nhă thơ muốn khẳng định sự giău có của biển Hạ Long Đó lă một vùng biển phong phú với muôn loại câ

Nếu cđu thơ trín Huy Cận liệt kí tín của nhiều loăi câ thì cđu thơ dưới tâc giả miíu tả cụ thí loăi câ

song Nghệ thuật miíu tả kết hợp với thủ phâp so sânh giúp người đọc hình dung hình ảnh những chú câ song với mău sắc rực rỡ Trín mình câ có mău hồng điểm xuyết mău đen Mău hồng ấy khiến cho những chú câ như ngọn đuốc Từ những chấm mău đen, mău hồng trín thđn câ, nhă thơ đê tạo nín một hình ảnh tuyệt đẹp.Hình ảnh ấy vừa mang nghĩa tả thực, vừa giău sắc thâi biểu cảm Trong phút chốc, những chú

câ song đê biến thănh những ngọn đuốc sống luôn luôn di chuyển căng lăm cho biển lung linh huyền ảo

Câi đuôi em quẫy trăng văng chóe Đím thở sao lùa nước Hạ Long

Hình ảnh trong thơ Huy Cận thường độc đâo, sâng tạo đến bất ngờ Cđu thơ năy cũng lă một minh

chứng cho điều đó Huy Cận đê gọi những chú câ ấy lă em - tiếng gọi vô cùng thđn thương trìu mến khiến

cho cả đăn câ trở nín gần gũi với con người hơn Dường như Huy Cận không phải đang ở trín đất liền mẵng đang ở giữa mặt biển bao la Chỉ có như vậy mới có sự cảm nhận tinh tế đến từng sự chuyển động của loăi câ Nhă thơ đê có câch miíu tả chuyển động của loăi câ vừa sinh động vừa thú vị Đuôi câ quẫy trong nước biển khiến ânh trăng tan ra nín ta có cảm giâc đuôi câ quẫy trong ânh trăng Khung cảnh trở nín vô cùng lung linh, huyền ảo.Ânh trăng dât văng trín mặt biển bao la Mặt biển luôn sao động đối với đuôi câ quẫy.Biết như vậy nhă thơ vừa miíu tả được vẻ đẹp giău có của biển khơi, vừa diễn tả được sức sống dồi dăo, đm thầm điềm tăng trong lòng biển Nếu như khi hoăng hôn biển rực rỡ trâng lệ thì giờ đđy biển trở nín huyền ảo lung linh Người đọc có cảm giâc buđng khuđng khi đọc tiếp những lời thơ của ông.Cđu thơ cuối tâc giả sử dụng nghệ thuật nhđn hóa để diễn tả thănh công nhịp sống của thiín nhiín vũ trụ Khi vũ trụ đi văo sự nghỉ ngơi thì những ngọn gió, những ngọn sóng trở thănh nhịp thở của đím Giờ đđy

vũ trụ đang sống với nhịp thở ím đềm Lời thơ còn gợi sự liín tưởng thú vụ: Muôn ngăn vì sao lung linh trín trời cao phản chiếu xuống mặt biển nhưng mặt biển không tĩnh mă luôn luôn chuyển động Qua dòngchảy của biển, ta thấy như sao đang lùa nước Lời thơ còn gợi ra một câch kiểu khâc Trín dòng chảy ấy

có một thế giới sống động Nhịp sống ở đó đang tiếp diễn, đang sinh sôi Trong nhịp thở ím đềm của biểnđím, con người đang hăng say lăm việc Chứng kiến cảnh lao động ấy nín trăng vă sao ở trín trời cao câch mặt biển hăng nghìn dặm cũng să xuống giúp người dđn lùa câ văo lưới Thiín nhiín cũng như hòa nhập cùng với nhịp điệu lao động của con người, nđng đỡ con người, giúp người lao động lùa câ vaofd lưới

* Đânh giâ nđng cao: - Vẻ đẹp của biển đím

- Con người lao động Bức tranh có sự hoă nhịp kỳ diệu giữa thiín nhiín văcon người lao động

Đề băi 5: Phđn tích khổ 5 của băi thơ.

I Mở băi

II Thđn băi

1 Khâi quât: Khổ thơ lă một khúc hât ca ngợi công việc lao động nhẹ nhăng, thú vị Ca ngợi biển nhđn

hậu, đn tình

2 Phđn tích

Ta hât băi ca gọi câ văo

Gõ thuyền đê có nhịp trăng cao

Một lần nữa, tiếng hât của người dđn lao động lại vang lín trín khắp vung biển bao la Tiếng hât theo họ khi đoăn thuyền ra khơi, tiếng hât ca ngợi sự giău có của biển cả Giờ đđy tiếng hât lại vang lín

để " gọi câ văo lưới" Tiếng hât đê biến một công việc khó khăn, nguy hiểm thănh nhẹ nhăng, thi vị

Trang 26

Dường như đoàn thuyền không cần đến kĩ thuật hiện đại mà họ chỉ cần cất cao tiếng hát Tiếng hát đồng thời thể hiện niềm tin, niềm yêu, niềm lạc quan phơi phới của con người lao động:

Rũ bùn đứng dậy sóng lòa… ( Chế Lan Viên )

Họ đã giã từ kiếp nô lệ lầm than để trở thành công dân của một nước độc lập, tự do Một cuộc sống mới đang mở ra trước mắt họ Họ làm việc với tinh thần miệt mài, say mê, với niềm lạc quan phơi phới Bởi vì họ đã trở thành người chủ đích thực của biển trời

Câu thơ thứ hai là một liên tưởng, sáng tạo đặc sắc Đoàn thuyền ra khơi khi màn đem buông xuống, khi vầng trăng lên cao, ánh trăng tỏa sáng Muôn ngàn vì sao lấp lánh trên trời cao cũng là lúc người dân chài bắt đầu vào công việc đánh bắt Điều kì diệu đã xảy ra: ánh trăng ở trên trời cao cách mặt biển hàng nghìn dặm chứng kiến không khí lao động của con người nên cũng sà xuống góp sức Tiếng gõ thuyền vang lên khắp mặt biển Tiếng gõ ấy của trăng? Sóng vỗ vào mạn thuyền khiến nhà thơ liên tưởng trăng đang gõ mạn thuyền Câu thơ hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc: thiên nhiên vũ trụ như hòa đồng với nhịp sống, nhịp lao động của con người, nâng đỡ con người, giúp con người gọi cá vào lưới

Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Nghệ thuật nhân hóa, so sánh làm cho câu thơ thêm giàu sắc thái biểu cảm Biển như người mẹ nhân hậu, ân tình, bao dung Biển đã cung cấp cho ta biết bao tài nguyên, khoáng sản Nếu rừng là vàng thì biển là bạc Không chỉ có giá trị tiềm năm về kinh tế, biển còn giúp cho môi trường sinh thái chúng ta trở nên trong lành Lòng biển bao la sâu thẳm như lòng mẹ nhân từ Biển cho ta rất nhiều như bà mẹ nhânhậu, bao dung, đã nuôi lớn biết bao thế hệ trong âm thầm, trong lặng lẽ So sánh biển với mẹ, Huy Cận đãthay lời cho những ngư dân nói lên niềm tự hào và lòng biết ơn chân thành với biển quê hương Vì vậy, giọng thơ chợt trở nên ấm áp, chan chứa tình người Đối với người dân chài, biển đã gắn bó với họ Họ đãđược đắm mình trong hơi thở nồng nàn của biển cả từ khi mới lọt lòng Đến khi lớn khôn họ lại như những chú cá nhỏ tung tăng giữa biển cả mênh mông Khi buồn, khi vui họ đều có biển sẻ chia Nước biển mặn mòi giúp họ rửa đi bao khó nhọc, ưu phiền, cay đắng Hai câu thơ cuối vừa bộc lộ niềm tự hào, vừa là lời cảm tạ chân thành của con người với biển

c Đánh giá nâng cao

III Kết bài

………

Đề bài 6: Phân tích khổ 6 bài thơ.

I Mở bài

II Thân bài

1 Khái quát: Đoạn thơ là một khúc ca ca ngợi hình ảnh con người lao động với kết quả rực rỡ, ca ngợi vẻ

đẹp tươi sáng cảu bình minh trên biển HL

2 Phân tích

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Sau một đêm lao động vất vả, người ngư dân chuẩn bị kéo lưới để ra khơi Đó là thời điểm “sao mờ” , trời sáng, mặt trời đang lên Đó là dấu hiệu báo một ngày mới bắt đầu Con người đang giành giật với thời gian, chạy đua với thời gian để làm việc và cống hiến Mỗi khoảnh khắc thời gian là có ích TG trôi càng nhanh, con người lao động càng hăng say Họ đang khẩn trương để kéo lưới kịp trời sáng Một cuộc chạy đua âm thầm đang diễn ra giữa con người và thiên nhiên Con người thì nhỏ bé và lao động miệt mài suốt đêm Thiên nhiên thì lớn lao, kì vĩ, trong suốt tg đó được nghỉ ngơi Vậy mà con người dámchạy đua cùng thiên nhiên.Câu thơ đã tạo nên bức tượng đài sừng sững người lao động giữa vùng biển HL:

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Một lần nữa, tiếng "ta" lại vang lên kiêu hãnh, tự hào Không chỉ có: Trời xanh đây là của chúng ta

mà còn làm chủ được thành quả lao động mà ta có được Chính vì thế mà người lao động đang gắng sức

74

Trang 27

kéo từng chùm cá nặng Hai chữ "xoăn tay" giàu chất tạo hình khiến cho người đọc hình dung tư thế của

những người lao động Đó là tư thế chắc khỏe, cường tráng, tư thế của những người đã khẳng định được

vị thế của mình trên biển khơi, vị thế của người làm chủ, người chiến thắng Bóng dáng họ sừng sững

giữa biển khơi với bắp tay nổi cuộn, dưới bàn tay ấy là tấm lưới triều nặng Hình ảnh "chùm cá nặng"

gợi liên tưởng thú vị: cá rất nhiều, che cả mắt lưới Đó chính là thành quả lao động mà người ngư dân thu được sau một đêm vất vả

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lời thơ miêu tả cụ thể màu sắc của thân cá Màu trắng trên thân cá, màu vàng của đuôi phản chiếuánh nắng lấp lánh như bạc, như vàng Sắc màu ấy đã khiến cho cả không gian bừng sáng lên khi sao mờ trăng khuất Sự pha trộn màu sắc: trắng - vàng trong câu thơ thật hài hòa sinh động Đồng thời hai từ vàng, bạc còn gợi liên tưởng tới sự giàu có của biển Đặc biệt hình ảnh: Đuôi vàng lóe rạng đông là một

sự so sánh ngầm "Lóe" là một động từ mạnh diễn tả cường độ phát sáng cao từ những đuôi cá Dường

như bình minh của một ngày mới không phải từ mặt trời mà từ sắc vàng đuôi cá Chính những chú cá đã kéo mặt trời từ trên cao xuống dưới khoang thuyền để ánh sáng lóe lên từ khoang thuyền đánh thức thiên nhiên và vũ trụ

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng

Khi người lao động vừa thu được chùm cá nặng thì cũng là thời điếm kết thúc một ngày lao động

“Lưới xếp buồm lên” là hai hình ảnh đối lập “Lưới xếp” là kết thúc của ngày lao động “Buồm lên” là

đón chào một ngày mới Động từ " lên" diễn tả đoàn thuyền ấy cánh buồm vươn lên như một loài cây đang

vươn mình đón ánh sáng Cánh buồm giờ đây không phải vô tri vô giác mà trở nên sống động có hồn Ấn chứa đằng sau cánh buồm ấy là sức sống tiềm tàng mãnh liệt đang trỗi dậy Cánh buồm đang vươn lên để

đón nắng hồng Nắng hồng là nắng bình minh của một ngày mới, một ngày trong trẻo, tươi sáng Nắng hồng còn là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc Đó là nắng của một ngày mới, một cuộc đời mới mà cách mạng đem

lại cho chúng ta

c Đánh giá nâng cao:

………

* Đề bài 7 : Phân tích khổ 7 của bài thơ

I Mở bài

II Thân bài

1 Khái quát : Đây là khúc vĩ thanh của đoàn thuyền đánh cá.Khúc hát này ca ngợi người lao động với

sức mạnh bền bỉ, dẻo dai, ca ngợi cảnh bình minh rực rỡ buổi sáng

2.Phân tích

Câu hát căng buồm với gió khơi

Câu hát là hình ảnh xuyên suốt trong bài thơ và lặp lại bốn lần.Câu hát theo họ ra khơi, câu hát gọi

cá vào lưới, câu hát ca ngợi sự giàu có của biển cả và giờ đây câu hát lại theo họ trở về Câu hát là hình ảnh ẩn dụ thể hiện niềm vui, niềm lạc quan của những người lao động.Họ ra khơi mang theo câu hát, không khí hào hứng, phấn khởi, say mê Và khi trở về, cũng với câu hát ấy kết cấu đầu cuối tương ứng với sự lặp lại câu thơ ở khổ thơ thứ nhất đã góp phần diễn tả điều đó Câu hát đã biến một công việc lao động vất vả thành nhẹ nhàng thú vị Cùng với câu hát là hình ảnh:

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Bằng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã tạo ra cuộc chạy đua giữa đoàn thuyền và mặt trời Cái đích của cuộc chạy đua đó là bình minh Chỉ trong một câu thơ, Huy Cận đã tạo ra hai hình ảnh đối lập Nếu mặt trời là thiên tạo, là vật thể lớn lao, kì vĩ vô hạn, vĩnh hằng thì đoàn thuyền là nhân tạo, nhỏ bé, hữu hạn Mặt trời được trải qua một giấc ngủ dài, nghỉ ngơi thư giãn Thì trong khoảng thời gian đó, đoàn thuyền phải làm việc vất vả Đoàn thuyền là h/ả hoán dụ cho con người Chấp nhận cuộc chạy đua với mặt trời điều đó chứng tỏ sức mạnh của con người vẫn dồi dào, khí thế vẫn mạnh mẽ Cuộc đua diễn ra thật quyết liệt Chạy đua với mặt trời là chạy đua giành giật với thời gian và cuối cùng, con người đã thắng Khi thuyền vừa cập bến :

Trang 28

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Bằng sự quan sát tinh tế, bằng sự liên tưởng phong phú, Huy Cận đã sáng tạo nên hình ảnh mặt trời đội biển Ta thường bắt gặp hình ảnh mặt trời nhô, mặt trời mọc, nhưng với Huy Cận là mặt trời đội

biển Động từ "đội" đã diễn tả sức mạnh tiềm tàng của mặt trời Sau một đêm nghỉ ngơi dưới lòng biển

sâu thẳm, mặt trời lại đội biển nhô lên đem đến cho vũ trụ một "màu mới" "Màu mới" đó chính là màu của bình minh tươi sáng, rực rỡ Màu của ngày theo chu kì vận động của thiên nhiên Hình ảnh "màu mới" còn ẩn dụ giàu sức liên tưởng, Đó là màu của cuộc đời mới, một cuộc đời hạnh phúc với tương lai tốt đẹp

Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi

Niềm vui của những con người lao động chính là cái hồn của bình minh trên biển Câu thơ giúp người đọc liên tưởng đến khoang thuyền đầy ắp cá Đó là thành quả to lớn mà người lao động thu được sau một đêm lao động vất vả , miệt mài Hàng triệu hàng triệu mắt cá phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh tạonên màu sắc lung linh, huy hoàng Đó còn là ánh sáng lấp lánh niềm vui trong mắt người lao động

c Đánh giá nâng cao

Đoạn phảng phất không khí thần thoại, anh hùng ca – một bản anh hùng ca lao động Đó là niềm vuichiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa cá, niềm vinh quang của người lao động rất bình dị, nhỏ bé

Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ của những con người lao động

- Huy Cận khắc hoạ đậm nét đẹp khoẻ khoắn của người dân chài (qua câu hát…) và vẻ đẹp giàu có củabiển khơi qua kết cấu đầu đuôi tương ứng

mạng , th của dòng thơ.a ông luôn trài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n đần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.y niềm vui vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ niềm tin vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.o cuộc sối cùng của dòng thơ.ng Bài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i th "

Đoàn thuyền đánh cá " được ông sáng tác trong một chuyếng cuối cùng của dòng thơ.n đi th c tếng cuối cùng của dòng thơ khi miền Bắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.c

đã hoài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n toài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n được giải phóng vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ đất nước đang tiếng cuối cùng của dòng thơ.n hài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.nh công cuộc xây d ng xây

d ng xã hội chủa dòng thơ nghĩa Bài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i th th hiện s hài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i hòa giữa thiên nhiên vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ con người laođộng , bộc lộ niềm vui , niềm t hài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.o cuả tác giả đối cùng của dòng thơ.i với thiên nhiên đất nước Trong

đó , với trí tưở tiếng cuối cùng của dòng thơ.ng tượng dồi dài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.o, phong phú của dòng thơ.a mình, Huy Cận đã khắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.c họa lên vẻ đẹp vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ sức mạnh của dòng thơ.a con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ

II Thân bài

1 Khái quát: Đoàn thuyền đánh cá, mang âm hưởng của 1 khúc tráng ca Nó khác hẳn với âm hưởng bài

thơ trước CM tháng 8 Thành công của bài thơ là tác giả đã dựng lên bức tượng đài sừng sững về con người lao động mới trên vùng biển HL Đó là những con người hăng say, chăm chỉ, cần cù lao động Đó cũng là những con người lao động đoàn kết, dũng cảm chinh phục thiên nhiên bằng sức mạnh trí tuệ, tinh thần lạc quan, yêu đời

2 Phân tích

* Họ là những con người hăng say, miệt mài lao động

- Ra khơi: Ra khơi khi màn đêm vừa buông xuống

- Trong suốt một đêm dòng: Lao động miệt mài, khẩn trương

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng-> Kết quả thu được là: chùm cá nặng

* Tầm vóc lớn lao sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ, tư thế chủ động, tự tin:

76

Trang 29

Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng

…Dàn đan thế trận lướt vây giăng

* Đoàn kết, dũng cảm chinh phục thiên nhiên:

Sao mờ kéo lưới kịp trời sángĐoàn thuyền chạy đua cùng mặt trờiMặt trời đội biển nhô màu mới

* Lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống mới: Hành trang mà người lao động mang theo là câu hát.

- Hát khi ra khơi

- Hát để gọi cá vào

- Hát để ca ngợi biển

- Hát khi đoàn thuyền trở về

-> Không còn cái "tôi" nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng mà là cái "ta" tập thể vang lên kiêu hãnh

c ĐGNC

- Khẳng định vẻ đẹp của người lao động trên biển

- Cái nhìn tin yêu và hồn thơ phơi phới của HC

- Sự quan sát, liên tưởng tinh tế

III Kết bài : Kếng cuối cùng của dòng thơ.t luận

“Đoàn thuyền đánh cá” lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ một bài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i th ca ngợi cuộc sối cùng của dòng thơ.ng mới, con người mới Bài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i

th trài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n ngập niềm vui ph i phới, niềm say sưa hài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.o hứng vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ những ước m baybổng của dòng thơ.a con người muối cùng của dòng thơ.n chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của dòng thơ.amình Đây cũng lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ bài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i ca ca ngợi vẻ đẹp lộng lẫy, hùng vĩ vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ nên th của dòng thơ.a thiênnhiên đất nước qua cái nhìn vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ tâm trạng hứng khở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i của dòng thơ.a nhài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ th Bài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i th vừa cổkính vừa mới mẻ trong hình ảnh, ngôn ngữ Âm điệu tạo nên âm hưở tiếng cuối cùng của dòng thơ.ng vừa khỏekhoắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n sôi nổi lại ph i phới bay bổng Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của dòng thơ.a bài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i th đcho đếng cuối cùng của dòng thơ.n bây giờ đọc lại ta vẫn thấy hay trong khi một sối cùng của dòng thơ bài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i th khác cùng viếng cuối cùng của dòng thơ.t về

đề tài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i nài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.y đã r i vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.o quên lãng

* Đề 9: Thiên nhiên trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

* Biển HL khi hoàng hôn vừa buông xuống: đẹp, tráng lệ, kì vĩ.

Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửa

* Biển Hạ Long khi đêm xuống:

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

* Biển HL khi bình minh lên : đẹp, rực rỡ, tươi sáng

Trang 30

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồngMặt trời đội biển nhô màu mới

III Kết bài: Tóm lại, bài thơ có hai nguồn cảm hứng chính viết về thiên nhiên và con người lao động

Thiên nhiên hiện lên trong bài thơ vừa tươi đẹp, rực rỡ sắc màu, vừa hòa với cuộc sống lao động của con người Con người lao động hiện lên với sự say mê, náo nức, niềm vui, niềm phấn khởi khi được lao động làm giàu cho quê hương Qua đó người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, niềm rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu cuộc sống, yêu con người của hồn thơ Huy Cận sau cách mạng

* Một số gợi ý:

Câu 1: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao

động Em hãy chọn và phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1,3,4,7 Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?

Gợi ý:

Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động được

vẽ bằng bút pháp vừa tả thực, vừa ẩn dụ, tượng trưng với cảm hứng lãng mạn

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi mặt trời lặn (khổ 1- cảnh biển về đêm)

+ Cảnh vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

Chi tiết “mặt trời xuống biển” có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc, vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyềnđánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng tây nam thường chỉ thấy cảnh mặt trờimọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển Thực ra, hình ảnh mặt trời xuống biển làđược nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây quamột khoảng biển thì vẫn có thể thấy như mặt trời xuống biển Từ những quan sát thực, sức tưởng tượng

và liên tưởng của nhà thơ đã bồi đắp và tạo nên một hệ thống hình ảnh vừa gần gũi vừa mới mẻ: vũ trụnhư một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa như mọi ngôi nhà thân thuộc của mỗi người

+ Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, giókhơi và câu hát của người đánh cá “câu hát căng buồm cùng gió khơi” Câu hát là niềm vui, sự phấn chấncủa người lao động như đã có một sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng buồm cho conthuyền lướt nhanh ra khơi, bắt đầu công việc đánh cá không ít khó khăn vất vả Đó là khí thế hăm hở vàđầy hào hứng của những con người yêu nghề, yêu biển

- Trong phần thứ hai của bài thơ nổi bật là những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy, kế tiếp nhau về thiênnhiên vùng biển và tư thế của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ

+ Cảm hứng lãng mạn khiến nhà thơ phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềmvui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

+ H/a con thuyền được miêu tả rất lãng mạn Có thực đấy nhưng lại lẫn vào trong ảo Với sự tưởng tượngbay bổng, thuyền có người cầm lái là gió, cánh buồm là trăng Thuyền và người hoà nhập vào thiên nhiên,lâng lâng trong cái thơ mộng của gió, trăng, trời, biển Hình ảnh con người hiện lên là hình ảnh con ngườilớn ngang tầm vũ trụ và chan hoà với khung cảnh trời nước bao la tuyệt đẹp Công việc đánh cá do đóbỗng nhiên trở nên rất thơ mộng

+ Nhưng đây không phải là cuộc du ngoạn bằng thuyền Đây là một cuộc chiến đấu thực sự để giành lấy

từ bàn tay thiên nhiên những của cải, tài nguyên bằng tất cả sức lực, trí tuệ của con người: “Dàn đan thếtrận lưới vây giăng”

78

Trang 31

- Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

- Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

- Cứ như thế, bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng của nhà thơ như dẫn ta đi lạc lối vào một cõi huyền ảocủa biển trời Đó là hình ảnh đẹp lộng lẫy của các loài cá trên biển

- Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

- Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

- Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông

- Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

+ Những đoàn cá thu dày đặc lướt đi trong biển Những đàn cá lướt trong sóng nước tạo nên những luồngsáng trắng loang loáng như dệt biển Cá vào lưới dày đặc mà tưởng như cá dệt lưới vậy

+ Cá song đêm xuống thường nổi lên mặt biển hàng đàn cho đến lúc rạng đông Cá song thường có màusắc rất sặc sỡ Trên nền da sẫm có nhiều đốm vằn đỏ hồng như lửa, như những ngọn đuốc đỏ rực sáng lêngiữa đêm trăng sao, vẻ đẹp hư ảo, lạ kì

+ Tôn lên vẻ đẹp rực rỡ, kì diệu của biển cả là sắc màu của những đuôi cá, vây cá, mắt cá với những màusắc rực rỡ Trong đêm sao lung linh, những con cá tươi rói quăng mạnh những chiếc đuôi vẫy nước làmánh trăng lấp lánh “vàng choé” sáng lên giữa biển đêm Rồi cái nhịp thở của vũ trụ về đêm: nhịp thuỷtriều lên xuống và những con sóng dập dờn, bầu trời đêm chi chít sao chiếu xuống mặt biển, nhà thơ cảmnhận như là “sao lùa nước Hạ Long”

+ Khi những mẻ lưới nặng trĩu được những bắp tay cuồn cuộn săn chắc kéo lên khỏi mặt nước Nhữngcon cá nhảy nhót trong lưới, vảy, đuôi phản chiếu ánh sáng những sắc màu rực rỡ cùng với ánh hồng rực

rỡ, tinh khiết của bình minh khiến cho bức tranh có những gam màu tươi sáng, lộng lẫy đến kì lạ: “vảybạc nắng hồng”

=> Những hình ảnh này có vẻ đẹp của tranh sơn màu lung lính, huyền ảo, được sáng tạo bằng liên tưởng,tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực Trí tưởng tượng của nhà thơ quả là kì diệu, bút pháp lãngmạn của nhà thơ quả là bay bổng , điều đó đã chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cáiđẹp vốn có trong tự nhiên

Câu 2 : Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con

người trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

Gợi ý:

Thiên nhiên vùng biển trong bài thơ có một vẻ đẹp riêng Bầu trời giống như ngôi nhà vũ trụ khiđêm xuống cũng cài then, sập cửa để chuẩn bị nghỉ ngơi Có trăng, có gió, biển lặng, những bầy cá dệtbiển như muôn luồng sáng Mặt trời lên làm cho biển thêm màu sắc mới Những thuyền đầy ắp cá nốinhau thành muôn dặm khơi mắt cá huy hoàng Con người làm chủ nên vui vẻ ca hát suốt từ khi ra khơi,trong quá trình buông lưới và trở về Con người hoà hợp với thiên nhiên Gió lái thuyền, trăng như dátvàng trên những cánh buồm Người đánh cá thì hát bài ca gọi cá vào… Không khí lao động thật khoẻkhoắn Từng chùm cá nặng được kéo lên trong tiếng hát của những con người chạy đua cùng mặt trời Vẻđẹp của thành quả lao động cũng chính là vẻ đẹp của những người lao động mới, làm ăn tập thể, làm chủthiên nhiên, làm chủ đời mình

Câu 3: Bài thơ có bao nhiêu từ hát, cả bài cũng là một khúc ca, đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp

đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

Trang 32

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có âm hưởng vừa khoẻ khoắn, sôi nổi, vừa phơi phới, bay bổng Âm

hưởng ấy được tạo thành bởi:

- Lời thơ dõng dạc, âm điệu thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần, khiếnbài thơ như một khúc ca – khúc ca của tình yêu lao động

- Thể thơ 7 chữ, nhịp 4/3 là chủ yếu nên rất khoẻ khoắn

- Vần liền xen cách, vần trắc xen bằng Vần trắc tạo nên sức mạnh, sức dội, còn vần bằng tạo nên sựvang xa bay bổng cho lời thơ

- Hình ảnh thơ lặp lại theo kết cấu đầu cuối tương ứng

Các yếu tố trên đã tạo cho bài thơ âm hưởng, giọng điệu đầy sức sống, thể hiện niềm lạc quan, vuitươi, phấn khởi của người dân chài khi lao động và hồn thơ phơi phới, lòng yêu cuộc sống của tác giả

Huy Cận trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội => Khúc tráng ca của người lao động

Câu hỏi 4: Trong câu thơ “vây bạc đuôi vàng loé rạng đông”, từ “đông” có nghĩa là gì? Hãy tìm ít nhất 2 nghĩa của từ “đông” và cho ví dụ Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tíchGợi ý:

- Từ “đông” có nghĩa là phía đông, biển đông

- Hai nghĩa khác nhau của từ “đông”

- Là động từ chỉ trạng thái: đông đúc, nhiều

- Là động từ chỉ trạng thái: đông cứng

- Là từ chỉ phương hướng: hướng đông, phía đông

VD: Đằng đông, từng đoàn thuyền đánh cá nối đuôi nhau về bờ

- Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: chỉ số lượng cá thu được nhiều đến mức làm đầy ắp, trắngxoá mạn thuyền khi ánh nắng chiếu vào thân cá - thành quả lao động Cảm giác ánh sáng một ngày mới từđoàn thuyền cá đó thể hiện ánh sáng sự bội thu sau một đêm lao động vất vả

………

Đề bài: (5,0 điểm):

Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

(Sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 12, 13 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2010)

Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ

điều mới mẻ mà nhà thơ muốn đem góp vào đời sống.

2 Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có các ý cơ bản sau:

1 Giải thích : Ý kiến được trích dẫn trong bài tiểu luận của Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 - thời kì đầu

của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Những năm ấy, ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật

mới đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân (0.25 điểm) Bởi

vậy:

+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn từ thực tại: -> Chức năng phản

ánh hiện thực của tác phẩm văn học… -> Nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ thường đượcNguyễn Đình Thi gắn với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản

xuất (0.5 điểm)

+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: Qua

hiện thực được phản ánh, tác giả thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình về cuộc sống…-> Tác phẩmnghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn “chụpảnh” nguyên xi thực tại ấy Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắnnhủ của riêng mình Nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời

mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó (0.5 điểm)

80

Trang 33

-> Đây cũng là đặc trưng của tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, lay động tâm hồn, là Tiếng nói

của văn nghệ (0.25 điểm)

2 Chứng minh: Qua văn bản Đoàn thuyền thuyền đánh cá của Huy Cận có thể thấy rõ điều đó:

Ý 1: “Đoàn thuyền đánh cá” phản ánh thực tại đời sống : (1.5 điểm)

- Năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc đượcgiải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ QuảngNinh Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng

về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới (0.75 điểm)

- Hiện thực được phản ánh trong bài thơ là khung cảnh lao động trên biển cả, là khúc ca lạc quan, yêu đời,

là khí thế lao động hăng say của người lao động (HS phân tích những dẫn chứng tiêu biểu trong bài thơ để

thấy được cảnh sinh hoạt lao động một buổi ra khơi đánh cá của những người lao động trên biển ) (0.75 điểm)

Ý 2: “Đoàn thuyền đánh cá” thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà thơ về cuộc sống: (2 điểm)

- Đó là cảm hứng mới về thiên nhiên, đất nước, cái nhìn mới mẻ đối với công việc lao động và người lao

động trong công cuộc xây dựng đất nước.( 0.25 điểm)

- Những cảm hứng mới đó đã tạo nên chất lãng mạn và những liên tưởng độc đáo, sáng tạo của nhà thơ:

Những liên tưởng cảnh mặt trời lặn, hình ảnh con thuyền trở kỳ vĩ, khổng lồ ( bánh lái là gió, cánh buồm

là trăng tư thế: dò bụng biển, dàn đan thế trận ), vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ huyền ảo của các loài cá, đặc

biệt là niềm vui của người lao động qua tiếng hát gọi cá , cảnh đoàn thuyền trở về lúc rạng đông chạyđua cùng mặt trời -> Những hình ảnh thơ giàu vẻ đẹp lãng mạn, được sáng tạo với bút pháp khoáng đạt,

phóng đại, khoa trương ( 1.25 điểm)

- Từ công việc bình thường của một buổi đánh cá đêm trên biển Huy Cận đã nói lên một điều mới mẻ:

Cuộc sống mới tạo nên những tầm vóc mới cho con người lao động, thiên nhiên đất nước đẹp, giàu quacái nhìn của nghệ sĩ cách mạng -> Âm hưởng của bài thơ như một khúc tráng ca khoẻ khoắn, sau sưa, bay

bổng, ca ngợi con người trong lao động với tinh thần làm chủ ( 0.5 điểm)

………

2.Hình ảnh con người lao động trong s hài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i hòa với thiên nhiên vũ trụ

- Bài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i th lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ s kếng cuối cùng của dòng thơ.t hợp hai nguồn cảm hứng: về lao động vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ về thiên nhiên vũ trụ Khác với th Huy Cận trước Cách mạng, ở tiếng cuối cùng của dòng thơ đây thiên nhiên vũ trụ không đối cùng của dòng thơ.i lập với con người, không lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.m cho con người trở tiếng cuối cùng của dòng thơ lên nhỏ bé cô đ n, mài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ cài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.ng nâng cao, lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.m nổi bật vẻ đẹp vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ sức mạnh của dòng thơ.a con người trong s hài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i hòa với khung cảnh thiên nhiên

+ Hình ảnh con người lao động vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ công việc của dòng thơ.a họ, ở tiếng cuối cùng của dòng thơ đây lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ đoài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n thuyền đánh cá, được đặt vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.o không gian rộng lớn của dòng thơ.a bi n trời, trăng sao, đ lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.m tăng thêm kích thước, tần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.m vóc vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ vị thếng cuối cùng của dòng thơ của dòng thơ.a con người Nhài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ th đã sử dụng thủa dòng thơ pháp phóng đại cùng với những liên tưở tiếng cuối cùng của dòng thơ.ng mạnh bạo, bất ngờ đ sáng tạo hình ảnh về người lao động

Trang 34

-Câu hát căng buồm cùng gió khơi

-Thuyền ta lái gió với buồn trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

-Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

+ S hài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i hòa giữa con người lao động vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ thiên nhiên, vũ trụ còn th hiện ở tiếng cuối cùng của dòng thơ s nhịpnhài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.ng giữa điệu vận hài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.nh của dòng thơ.a thiên nhiên, vũ trụ vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ trình t của dòng thơ.a công việc lao độngcủa dòng thơ.a đoài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n thuyền đánh cá Khi mặt trời xuối cùng của dòng thơ.ng bi n, vũ trụ vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.o đêm cũng lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ lúc khở tiếng cuối cùng của dòng thơ.iđần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.u một chuyếng cuối cùng của dòng thơ.n ra kh i của dòng thơ.a đoài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n thuyền đánh cá, vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ đây lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ công việc diễn ra

thường xuyên, đều đặn như một nhịp sối cùng của dòng thơ.ng đã quen thuộc: “ Đoàn thuyền đánh cá lại

ra khơi”

Con thuyền ra kh i có gió lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.m lái, trăng lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.m buồm, gõ thuyền đuổi cá vài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.o lưới cũngtheo nhịp trăng, sao Đếng cuối cùng của dòng thơ.n lúc sao mờ, tức lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ đêm sắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.p tài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n thì cũng lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ lúc kéo lưới kịptrời sáng Bình minh lên, mặt trời đội bi n, cũng lài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ lúc đoài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n thuyền trở tiếng cuối cùng của dòng thơ về, tuy nặng

khoang cá đần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.y mài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ vẫn lướt đi ph i phới chạy đua cùng mặt trời

- Hình ảnh người lao động trong bài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.i th được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, thhiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sối cùng của dòng thơ.ng mới Cảm hứng lãng mạn ấy cũng thấmđẫm trong những hình ảnh về thiên nhiên vũ trụ, tạo nên vẻ đẹp tráng lệ, phóng

khoáng mài ngắn khác nhau, gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ vẫn gần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.n gũi với con người

………

BÕp löa

I Nhà thơ Bằng Việt

- Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng Sinh năm 1941 tại Huế Quê gốc: Thạch Thất, Hà Tây

- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ khángchiến chống Mỹ

- Thơ Bằng Việt có cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình, trầm lắng giàu suy tư triết lí.

- Hiện nay ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội

II Bài thơ « Bếp lửa »:

1 Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài

- Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang

2 Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật, chủ đề.

* Nội dung: qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại

những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng vàbiết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình quê hương đất nước

* Nghệ thuật:

- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa độc đáo vừa mang nghĩa tả thực, tượng trưng Bếp lửa là điểm tựa khơi

gợi kỷ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

82

Ngày đăng: 26/06/2014, 07:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w