1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông ở việt nam

186 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Tài Chính Cho Đào Tạo Giáo Viên Phổ Thông Ở Việt Nam
Tác giả Đặng Thu Thủy
Người hướng dẫn PGS.TS. Đặng Văn Du
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 370,98 KB

Nội dung

Đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông ở việt nam Đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông ở việt nam Đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông ở việt nam Đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông ở việt nam Đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông ở việt nam

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- -ĐẶNG THU THỦY

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO

GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- -ĐẶNG THU THỦY

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO

GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng

Mã số : 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN DU

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận án với Đề tài: “Đầu tư tài chính cho đào

tạo giáo viên phổ thông ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi Các

số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn đầy đủ theo quy định Nội dung luận án chưa được sử dụng để bảo vệ lấy bất kì học vị hoặc đề tài nào.

Tác giả

Đặng Thu Thủy

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 2

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10

7 Kết cấu của luận án 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG 12

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG 12

1.1.1 Một số khái niệm về đào tạo giáo viên phổ thông 12

1.1.2 Sự cần thiết phải đào tạo giáo viên phổ thông 16

1.1.3 Các hình thức đào tạo giáo viên phổ thông 17

1.1.4 Các nguồn lực cần có cho đào tạo giáo viên phổ thông 19

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG 20

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông 20

1.2.2 Các nguồn tài chính đầu tư cho đào tạo giáo viên phổ thông 23

1.2.3 Nội dung sử dụng nguồn đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông 28

1.3 CÁC TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG 35

1.3.1 Nhóm các tiêu chí đầu vào và hoạt động 35

Trang 5

1.3.2 Nhóm các tiêu chí đầu ra 41 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO

ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG 44 1.4.1 Các nhân tố chủ quan 44 1.4.2 Các nhân tố khách quan 47 1.5 KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO GIÁO

VIÊN PHỔ THÔNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO

VIỆT NAM 50 1.5.1 Kinh nghiệm đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông ở

một số quốc gia 50 1.5.2 Những bài học rút ra cho Việt Nam về đầu tư tài chính cho đào tạo

giáo viên phổ thông 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 57

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO

GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM 59

2.1 HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 59 2.1.1 Hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông của các cơ sở giáo dục

đại học do Trung ương quản lý 59 2.1.2 Cơ chế phân cấp quản lý đào tạo giáo viên phổ thông của các cơ

sở giáo dục đại học do Trung ương quản lý 64 2.2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2018-2022 65 2.2.1 Thực trạng số lượng giáo viên phổ thông ở Việt Nam giai đoạn

2018-2022 65 2.2.2 Thực trạng đào tạo giáo viên phổ thông ở Việt Nam giai đoạn

2018-2022 67 2.3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2022 69 2.3.1 Thực trạng các quy định pháp lý và tổ chức thực hiện đầu tư tài

chính cho đào tạo giáo viên phổ thông 69 2.3.2 Thực trạng nguồn đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông

giai đoạn 2018-2022 72

Trang 6

2.3.3 Thực trạng sử dụng nguồn đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên

phổ thông ở Việt Nam giai đoạn 2018-2022 82

2.4 ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHỦ CHỐT GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 94

2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2022 98

2.5.1 Kết quả 98

2.5.2 Hạn chế 99

2.5.3 Nguyên nhân 102

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 106

Chương 3: HOÀN THIỆN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM 107

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 107

3.1.1 Định hướng chung của ngành cho giáo dục phổ thông 107

3.1.2 Định hướng đầu tư tài chính cho cho đào tạo và bồi dưỡng giáo viên phổ thông 114

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM 115

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định, quy chế trong tổ chức thực hiện đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông 115

3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện nguồn đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông 118

3.2.3 Nhóm giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và tiết kiệm chi 128

3.2.4 Nhóm giải pháp khác 140

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 154

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 160

KẾT LUẬN 161

Trang 7

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 PHỤ LỤC 169

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Tổng quan cơ sở đào tạo giáo viên 60Bảng 2.2 Số GVPT tại thời điểm 30/9 theo năm học 65Bảng 2.3 Số sinh viên sư phạm tốt nghiệp cử nhân tại một số trường

sư phạm 68Bảng 2.4 Tổng kinh phí đầu tư cho đào tạo GVPT giai đoạn 2018-

2022 tại các trường sư phạm chủ chốt 73Bảng 2.5 Tổng kinh phí đầu tư từ NSNN cho đào tạo GVPT giai đoạn

2018-2022 tại các trường sư phạm chủ chốt 76Bảng 2.6 Kinh phí thường xuyên từ NSNN cho đào tạo GVPT giai

đoạn 2018-2022 tại các trường sư phạm chủ chốt 77Bảng 2.7 Kinh phí cấp bù cho đào tạo GVPT giai đoạn 2018-2022 tại

các trường sư phạm chủ chốt 79Bảng 2.8 Tổng kinh phí đầu tư từ học phí, lệ phí cho đào tạo GVPT

giai đoạn 2018-2022 tại trường sư phạm chủ chốt 80Bảng 2.9 Đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo GVPT tại một số trường

ĐHSP chủ chốt giai đoạn 2018 - 2022 88Bảng 2.10 Đầu tư hỗ trợ sinh viên ngành sư phạm tại một số trường

ĐHSP chủ chốt giai đoạn 2018 - 2022 91Bảng 2.11 Đánh giá định lượng về đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT

tại một số trường ĐHSP chủ chốt giai đoạn 2018 - 2022 94Bảng 2.12 Kết quả khảo sát đầu tư tài chính cho cho đào tạo GVPT 95

Trang 9

giai đoạn 2018-2022 tại một số trường sư phạm chủ chốt 81Hình 2.4 Tỷ trọng sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho đào tạo GVPT

tại 08 trường sư phạm chủ chốt giai đoạn 2018-2022 82Hình 2.5 Chi lương và phúc lợi cho giảng viên tại một số trường

ĐHSP chủ chốt giai đoạn 2018 - 2022 84Hình 2.6 Chi học liệu và giáo trình cho đào tạo GVPT tại một số

trường ĐHSP chủ chốt giai đoạn 2018 - 2022 87Hình 2.7 Đầu tư nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo GVPT

tại một số trường ĐHSP chủ chốt giai đoạn 2018 - 2022 89

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu vấn đề giáo dục đặt ra những thách thức quan trọng cầnđược khám phá cả về lý luận và thực tế Trong bối cảnh này, vai trò của giáoviên và đầu tư tài chính cho giáo viên phổ thông (GVPT) trở nên quan trọng

để đảm bảo chất lượng giáo dục

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Vấn đề then chốt, quyết định chất lượnggiáo dục là phải xây dựng đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáodục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh,không ngừng trau dồi đạo đức, tự đào tạo nâng cao tay nghề để thực sự là tấmgương sáng cho học sinh noi theo” Chất lượng giáo dục chủ yếu phụ thuộcvào đội ngũ giáo viên đam mê nghề, chủ động nâng cao kỹ năng và truyền đạtgiáo dục có tâm huyết Đầu tư tài chính cho giáo viên không chỉ là động lực

cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng hỗ trợ chất lượng giáo dục nói chung.Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Giáo dục 2019 thì đầu tư chogiáo dục được hiểu là đầu tư phát triển Luật Giáo dục 2019 đặt ra quy định

về đầu tư cho giáo dục như một hình thức phát triển Đầu tư tài chính chođào tạo giáo viên phổ thông không chỉ giúp họ tiếp cận nguồn kiến thứcmới mà còn tạo điều kiện cho môi trường học tập hiện đại Các chươngtrình đào tạo sáng tạo và linh hoạt đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và tư duycủa giáo viên

Tuy nhiên, các số liệu từ Bộ GD&ĐT cho thấy, nguồn lực tài chính đầu

tư cho giáo dục còn hạn hẹp Nguồn lực để tăng suất đầu tư khi mà nguồn chicho đào tạo giáo viên phổ thông hiện nay chủ yếu từ NSNN và từ học phí,trong khi không thể nâng mức chi NSNN, học phí hệ đại học sư phạm theoquy định của chính sách hiện hành đang được cấp bù học phí còn nhiều vấn

Trang 11

đề về sự phối kết hợp và cơ chế gây khó khăn cho quá trình đổi mới và cảitiến nhằm năng cao hiệu quả giáo dục.

Đứng trước những yêu cầu bức thiết trong thực hiện đổi mới toàn diệngiáo dục hiện nay thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi NhàNước và các cơ quan quản lý, các cơ sở giáo dục liên quan và có trách nhiệmphải đứng trước những lựa chọn đầu tư tài chính phù hợp trong công tác đàotạo và sử dụng giáo viên phù hợp, hiệu quả nhằm tránh được tình trạng nóitrên Nhận thức được tầm quan trọng to lớn đó của đội ngũ giáo viên, công tácđào tạo đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ nàyđang trở thành nhiệm vụ cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt ởcấp phổ thông - cấp học có vị trí trọng yếu, là cấp học nền móng tạo cơ sởvững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài luận án Tiến sỹ của

mình là: “Đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông ở Việt Nam”.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

* Những nghiên cứu về đầu tư tài chính

Nghiên cứu về đầu tư tài chính là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm nhiềuchủ đề và phương pháp khác nhau Đầu tư tài chính tại các đơn vị sự nghiệpcông lập là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu tài chính, tập trung vàoviệc đánh giá và phân tích về cách Chính phủ quản lý tài chính quốc gia vàảnh hưởng của chính sách này đối với đầu tư vào các dự án công

Akims và cộng sự (2023) trong nghiên cứu “ Kiến thức tài chính, nhận thức của nhà đầu tư và quyết định đầu tư: Tổng quan” dựa trên việc đánh

giá các tài liệu về mối quan hệ giữa kiến thức tài chính và quyết định đầu

tư Sử dụng phương pháp đánh giá có hệ thống, nghiên cứu tập trung vàonhìn nhận nghiêm túc các thông tin về tài chính và quyết định đầu tư Kếtquả cho thấy rằng, hiểu biết về tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc

Trang 12

đưa ra quyết định đầu tư chính xác Nhận thức của nhà đầu tư, đặc biệt là

về rủi ro và tỷ suất lợi nhuận cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Đồngthời, cải thiện nhận thức sẽ hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu

tư thông minh

Neal Mc Cluskey và Chris Edward (2009), hai nhà nghiên cứu thuộc

Viện Cato, trong bài nghiên cứu "Higher Education Subsidies - Trợ cấp cho giáo dục đại học", đã tập trung khảo sát về vấn đề trợ cấp cho giáo dục đại

học (GDĐH) Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã phân tích nhiềukhía cạnh liên quan đến trợ cấp NSNN, hay còn được gọi là đầu tư của Chínhphủ vào GDĐH, đặc biệt nhấn mạnh rằng việc thiếu quản lý có thể dẫn đếnviệc đầu tư không hiệu quả và lãng phí nguồn lực Ngoài ra, nhóm nghiên cứuquan tâm đặc biệt đến các mô hình chương trình và dự án tài trợ cho GDĐH,như trợ cấp dành cho các trường, trực tiếp cung cấp cho sinh viên và nhữnghình thức cho vay Kết quả cho thấy mỗi loại chương trình đều đòi hỏi cáchtiếp cận quản lý khác nhau từ phía Chính phủ

Baker, H.K., Nofsinger, J.R.and Puttonen, V (2020), Inflicted Pitfalls: The Dangers of Psychological Biases" đã cung cấp một cái

"Self-nhìn tổng quan về đầu tư tài chính bền vững và những thách thức và cơ hộiliên quan Đầu tư bền vững đang nhanh chóng trở thành cách thông minh đểtạo ra lợi nhuận dài hạn Với việc các nhà đầu tư truyền thống hiện đang tranhgiành các yếu tố liên quan đến các vấn đề như biến đổi khí hậu, cuốn sách nàyghi lại một bước ngoặt trong quá trình phát triển của tài chính toàn cầu Tậphợp những người thực hành hàng đầu về đầu tư bền vững trên toàn cầu, cuốnsách này trình bày chương trình nghị sự này đã phát triển như thế nào, tácđộng của nó ngày nay và những triển vọng nào đang xuất hiện trong nhữngnăm tới Đầu tư bền vững đã hoạt động tốt hơn xu hướng chủ đạo và các nhà

Trang 13

đầu tư có liên quan cần biết cách tốt nhất để định vị bản thân trước nhữngthay đổi tiềm tàng của thị trường.

* Những nghiên cứu về đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT

European Commission (2022) có đánh giá rộng rãi qua nghiên cứu

“Investing in our future: quality investment in education and training” với

một số kết luận chính như: (1) Việc đảm bảo chế độ đãi ngộ tài chính tươngxứng cũng như tạo điều kiện làm việc tốt cho giáo viên là rất quan trọng để cóđược đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động sẵn sàng đương đầu với nhữngthách thức phía trước (2) Khuyến khích tài chính tuyển dụng có hiệu quả nếuchúng được thiết kế tốt và nhắm mục tiêu chính xác, và nếu chúng bao gồmcác yêu cầu để ở lại một trường học hoặc khu vực cụ thể trong một khoảng

thời gian nhất định

Muthoni Tabitha Mwangi1i (2022) đã nghiên cứu mối tương quan giữa

đầu tư đào tạo nâng cao trình độ giáo viên với năng lực của học sinh thôngqua khảo sát 225 trường tiểu học công lập tại Nairobi - thủ đô và là thành phốlớn nhất của Kenya

The American Institutes for Research (2021) đã nghiên cứu Invest in Teachers First: A Call to Action for Teacher-Focused Investments of Federal Relief Funds Theo nghiên cứu, Khi các nhà lãnh đạo giáo dục thực hiện các

khoản đầu tư chiến lược và toàn diện để hỗ trợ và ổn định lực lượng lao độngcủa các giáo viên dục, họ cần xem xét tham gia vào chính sách và thực tiễnchủ động, có mục tiêu và có mục đích dựa trên nhu cầu và bối cảnh riêng

Sở Ngoại giao và Thương mại Australia (2015), trong báo cáo

“Investing in teachers” cho rằng nên phối hợp hỗ trợ phát triển giáo viên với

các cải cách chính sách giáo dục của Chính phủ và các cải tiến trên toàn hệthống, đồng thời tránh các khoản đầu tư riêng lẻ, không bền vững

Phillip H Ross (2019), Occupation aspirations, education investment, and cognitive outcomes: Evidence from Indian adolescents trong World

Trang 14

Development Volume 123, (2019) đã nghiên cứu về khát vọng nghề nghiệp,đầu tư giáo dục và kết quả nhận thức: Bằng chứng từ thanh thiếu niên Ấn Độ.Nghiên cứu cho thấy khát vọng nghề nghiệp của thanh thiếu niên đóng mộtvai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư vốn nhân lực của họ.

Nabil Annabi (2017), Investments in education: What are the productivity gains? đăng trên Journal of Policy Modeling Volume 39, May-

June 2017, Pages 499-518 đã nghiên cứu chính sách xung quanh giáo dục tậptrung vào việc Chính phủ có nên tăng hỗ trợ tài chính cho GDĐH hay không.Những nghiên cứu chỉ ra những kinh nghiệm phát triển giáo viên thông bằngcách định lượng tác động của chi tiêu giáo dục bổ sung bằng cách sử dụng môhình thế hệ chồng chéo tăng trưởng nội sinh áp dụng cho các quốc gia

Hoàng Thị Song Thanh (2022) trong luận án “Quản lý đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, cho rằng nguồn lực tài chính đầu tư cho đào tạo giáo viên cần

hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực, phẩm chất, thái độ, kỹ năng của giáoviên, nhằm đảm bảo cho giáo viên thực hành nghề nghiệp theo quy định của

pháp luật Chu Tuấn Anh (2021) với luận án nghiên cứu “Quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành tài chính” thông qua đánh giá thực trạng

và mục tiêu, chiến lược và định hướng phát triển các cơ sở bồi dưỡng giáoviên Tài chính đến 2030, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp có tính khả thicao đối với các trường có nghiệp vụ bồi dưỡng giáo viên ngành Tài chính.Tác giả Trần Anh Trường (2021) nghiên cứu quá trình đầu tư tài chính trongphát triển cơ sở vật chất trong ngành giáo dục, với đối tượng nghiên cứu là

các cơ sở GDĐH công lập với luận án “Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, thiết

bị trong các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam” Luận án đã tập trung

vào phân tích kinh phí đầu vào và hiệu quả đầu tư với kết quả đầu ra Theo

đó, kinh phí đầu tư được đánh giá qua từng nguồn lực vốn NSNN cấp, vốn

Trang 15

ODA, vốn tự cân đối của các đơn vị, vốn cho, biếu tặng từ các tổ chức và vốnkhác

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đỗ Thị Thu Hằng với đề tài quốc giatrọng điểm mã số QGTĐ 10.20 của cơ quan chủ trì Đại học Quốc gia Hà Nội

đã nghiên cứu đánh giá tác động của việc thực hiện các chính sách phi tậptrung hóa trong quản lý tài chính giáo dục đối với chất lượng giáo dục cấptrường ở Việt Nam Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện cácchính sách phi tập trung hóa tài chính và lí do vì sao cách thức thực hiện cácchính sách này đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở Việt Nam để từ đó rút

ra các bài học và các kết luận cho việc cải tiến quá trình hình thành và thựchiện các chính sách tài chính ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

* Nhận xét chung về các công trình tổng quan nghiên cứu và những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

- Những kết quả nghiên cứu được kế thừa để vận dụng vào nghiên cứu luận án

Tổng quan chung thì những nội dung như tài chính tại các đơn vị bồidưỡng nhân lực, đơn vị sự nghiệp công lập trong giáo dục, đào tạo giáo viêncũng như đầu tư tài chính cho giáo dục cũng đã được đề cập trong nhiều côngtrình nghiên cứu trong từng giai đoạn Về cơ bản, các công trình nghiên cứu

đã công bố đã làm rõ được lý luận về đầu tư tài chính, phân tích thực trạngquản lý đào tạo và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, thành tựu và nhữngbất cập của vận hành nguồn tài chính trong giáo dục hoặc phân tích kỹ nhữngnội hàm trong đào tạo giáo viên

Về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu đã công bố áp dụng đadạng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn như phân tích và tổnghợp lý luận, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

Trang 16

Các nghiên cứu trên đều có phạm vi không gian đa dạng với các đề tàitrong và ngoài nước về các trường đại học công lập, các trường THPT, trunghọc cơ sở trên nhiều quốc gia và các khu vực trong nước.

Về phạm vi thời gian, các nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu từ thế kỉ XXđến năm 2020 đối với các đề tài nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước

- Những khoảng trống nghiên cứu về đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông

Hiện nay, đã có nhiều công trình trong nước và quốc tế công bố về kinh

tế học giáo dục nói chung và tài chính giáo dục nói riêng, nghiên cứu về cácvấn đề có liên quan đến đề tài luận án ở các mức độ và phạm vi khác nhau.Các công trình quốc tế nghiên cứu rất nhiều về vấn đề chi phí, lợi ích, thịtrường giáo dục… nhưng việc vận dụng nó vào điều kiện của Việt Namkhông dễ dàng bởi tính đặc thù, nét đặc trưng văn hóa, chính trị, điều kiệnkinh tế và xã hội đặt ra trong điều kiện hội nhập sâu rộng đòi hỏi phải có thờigian để đầu tư nghiên cứu và chuyển đổi cho phù hợp với thực tế

Trong luận án của mình, tác giả đã tổng quan các công trình đó trong phầnđầu của luận án Để thực hiện công trình này, tác giả có kế thừa một cách cóchọn lọc những kiến thức của các công trình đã công bố Đồng thời cập nhậtnhững kiến thức mới, và tình hình thực tiễn ở nước ta Do vậy, đảm bảo đượctính riêng có của luận án

Đầu tư tài chính giáo dục phổ thông nói chung và đầu tư tài chính trongđào tạo GVPT còn khá nhiều khoảng trống nghiên cứu Trong đó, về đầu tưtài chính trong đào tạo GVPT, chưa có công trình nghiên cứu về đầu tư tàichính trong đào tạo GVPT, đánh giá thực trạng mang tính cập nhật đến 2022

và các giải pháp cho đầu tư tài chính trong đào tạo GVPT đến năm 2030.Thực tiễn cho thấy, vấn đề đào tạo GVPT mà các công trình nghiên cứu trước

đó đề xuất mới chỉ dừng lại nghiên cứu sâu về chuyên môn, về các yếu tố ảnhhưởng đến vấn đề đào tạo GVPT đứng trên góc độ nhà quản lý, cá nhân hoặc

Trang 17

mới chỉ tập trung vào những vấn đề như các yếu tố ảnh hưởng khác mà rấtngại động chạm đến vấn đề nguồn lực tài chính, phần vì phổ thông hầu hết doNSNN cấp, các nguồn khác rất ít nên để thay đổi và nghiên cứu về những vấn

đề ít thay đổi là rất khó, vấn đề các nguồn lực tài chính lại mang tính toándiện, liên quan đên hầu hết các hoạt động khác nên đòi hỏi tính tổng hợp,phân tích định lượng chi tiết, rõ ràng và hiệu quả

Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đi sâu phân tích các tiêu chí phản ánh kếtquả đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT giai đoạn 2018 - 2022 dựa trên cáctiêu chí định tính như hiệu suất học tập của GVPT, chất lượng đào tạo, tiếtkiệm chi phí, chỉ số hài lòng của sinh viên, nâng cao năng lực sinh viên, một

số tiêu chí định lượng như vốn đầu tư trên mỗi sinh viên và chi phí đào tạotrên mỗi sinh viên Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện đầu tư tàichính cho đào tạo GVPT ở Việt Nam đến năm 2030

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích chung

Luận án được thực hiện nhằm mục đích đề xuất giải pháp hoàn thiện đầu

tư tài chính cho đào tạo GVPT ở Việt Nam dựa trên thực trạng được phân tíchtrong giai đoạn 2018 - 2022

Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT

ở Việt Nam phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới trong công cuộc phát triển

sự nghiệp giáo dục của đất nước

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 18

Đầu tư tài chính và đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT như thế nào? Cácnguồn đầu tư đến từ đâu? Các nguồn đầu tư được sử dụng như thế nào?

Đo lường và đánh giá đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT căn cứ chỉ tiêu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu đầu tư tài chính đào tạoGVPT, bao gồm các nguồn tài chính và sử dụng các nguồn tài chính này đốivới đào tạo GVPT Thông qua việc tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận vềđầu tư tài chính cho đào tạo GVPT; tìm hiểu thực trạng đầu tư tài chính và đềxuất giải pháp hoàn thiện đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT tại Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án xác định nghiên cứu đầu

tư tài chính cho các trường đào tạo sư phạm do Trung ương quản lý Luận ánnghiên cứu tại các trường sư phạm cốt cán đào tạo giáo viên phổ thông ViệtNam, bao gồm Học viện Quản lý Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội,trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, trường Đại học Vinh, trường Đại học Sưphạm Huế, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, trường Đại học Sư phạm TháiNguyên, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- Về phạm vi thời gian: Luận án khai thác sử dụng và phân tích số liệu

và dữ liệu tài chính tại 08 học viện và trường đại học được giới hạn trongphạm vi thời gian từ năm 2018 đến năm 2022 Dữ liệu sơ cấp thông qua bảngkhảo sát được thực hiện vào năm 2023

Trang 19

- Về phạm vi nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư tàichính cho đào tạo GVPT tương lai tại 08 trường sư phạm cốt cán tại Việt Nam,tập trung vào cho hoạt động đào tạo cử nhân sư phạm sử dụng nguồn NSNN

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án này tập trung vào thu thập, nghiên cứu và so sánh mối quan hệđáng tin cậy giữa các số liệu về thu - chi và kết quả tài chính của các trườngđại học và Học viện đào tạo GVPT từ 2018 đến 2022 và dự toán, kế hoạchgiai đoạn 2021 - 2030 từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Phương pháp nghiên cứukết hợp nhiều phương pháp như chuyên khảo, phân tích - tổng hợp, phân tích

dữ liệu thống kê và điều tra - khảo sát

Phần lớn nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên khảo và nghiên cứutài liệu để xây dựng nền tảng lý luận vững chắc, bao gồm việc phân tích cácvăn kiện của Đảng, Nhà Nước, Bộ GD&ĐT cũng như công trình nghiên cứukhoa học và tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến đầu tư tài chính chođào tạo giáo viên Phương pháp phân tích - tổng hợp được áp dụng để so sánhmối quan hệ đáng tin cậy giữa các số liệu tài chính của các trường đào tạo sưphạm từ 2018 - 2022 và dự toán, kế hoạch giai đoạn 2023 - 2030

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sátbằng cách xây dựng và gửi phiếu khảo sát tới sinh viên và cựu sinh viên của

08 trường sư phạm chủ chốt Điều này nhằm thu thập những ý kiến đánh giátoàn diện từ cộng đồng người học về hiệu quả đầu tư tài chính trong đào tạoGVPT Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềmExcel và SPSS để tính toán các chỉ số và giá trị trung bình

Quá trình nghiên cứu sẽ diễn ra từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023, vàtất cả dữ liệu sẽ được kiểm tra lại để đảm bảo đầy đủ, chính xác và hợp lýtrước khi thực hiện phân tích thống kê

Trang 20

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Từ những phân tích trên, tác giả nhận định rằng việc thực hiện luận ánnày là cực kỳ quan trọng, không chỉ tránh được sự trùng lặp trong cả lĩnh vựckhoa học và thực tế hiện nay Dựa trên việc tổng hợp, phân tích và lựa chọnthông tin quan trọng từ các nghiên cứu trước đó, tác giả coi đó là một nềntảng kiến thức quan trọng và cam kết tiếp tục nghiên cứu các vấn đề mà cáccông trình trước đây chưa đề cập đến

Các vấn đề mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển bao gồm:

Hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận vững chắc về đầu tư tài chínhtrong đào tạo GVPT, tạo ra nền tảng cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn.Nghiên cứu chi tiết về đầu tư tài chính trong đào tạo GVPT tại các đơn

vị bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là tại 8 trường sư phạm chủ chốt Nghiên cứu

sẽ tập trung vào cấu trúc nguồn đầu tư, khai thác và sử dụng nguồn đầu tư đểhình thành cơ sở dữ liệu tin cậy

Làm rõ nội dung của đầu tư tài chính trong đào tạo GVPT, từ đó thựchiện nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường chất lượng đàotạo giáo viên để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông trongbối cảnh hiện nay

Luận án không chỉ là một công trình nghiên cứu mà còn là tài liệu thamkhảo hữu ích cho các nhà quản lý, đồng thời phục vụ cho nghiên cứu và giảngdạy trong lĩnh vực này

7 Kết cấu của luận án

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư tài chính cho đào tạo giáo

Trang 22

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG

1.1.1 Một số khái niệm về đào tạo giáo viên phổ thông

1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giáo viên phổ thông

Theo Tổng cục Thống kê, “Giáo viên phổ thông là người có trình độ, kiến thức theo quy định, làm công tác giảng dạy, giáo dục trong các trường phổ thông, theo từng bậc học phù hợp” GVPT là nhà giáo có trách nhiệm

giảng dạy và hướng dẫn học sinh tại các cấp học trong hệ thống giáo dục phổthông Đối tượng chính của GVPT là học sinh từ mầm non đến cấp 3 Giáoviên không chỉ chịu trách nhiệm về việc truyền đạt kiến thức mà còn là ngườiđóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy, phẩm chất, và giáo dụctoàn diện cho học sinh

Đặc điểm của GVPT nằm ở sự kết hợp linh hoạt giữa chuyên môn sâurộng và năng lực giảng dạy hiệu quả

Kiến thức sâu rộng: Trước hết, giáo viên phải có kiến thức sâu rộng về

các môn học mà họ giảng dạy Sự chuyên sâu không chỉ giúp họ truyền đạtkiến thức một cách hiệu quả mà còn cho phép họ giải đáp mọi thắc mắc củahọc sinh một cách chính xác và tự tin Việc nắm vững nền tảng kiến thức giúpgiáo viên xây dựng các bài giảng có tính logic và chi tiết, tăng cường khảnăng giảng dạy hiệu quả

Năng lực giảng dạy: Giáo viên cần phát triển kỹ năng giảng dạy để tạo

ra một môi trường học tập thú vị và tích cực Sự sáng tạo trong phương phápgiảng dạy giúp giáo viên làm cho nội dung học tập trở nên sinh động và ápdụng vào đời sống thực tế của học sinh Điều này không chỉ kích thích sự tò

Trang 23

mò và sự chăm sóc của học sinh mà còn giúp họ hình thành tư duy phê phán

và sáng tạo

Kỹ năng quản lý lớp học: Việc duy trì trật tự và tạo điều kiện thuận lợi

cho quá trình giảng dạy và học tập là chìa khóa để môi trường học tập tíchcực Khả năng tương tác tích cực với học sinh và phụ huynh cũng là một yếu

tố quan trọng Bằng cách tạo mối quan hệ tích cực, giáo viên có thể hiểu rõhơn về nhu cầu và đặc điểm của từng học sinh, cũng như tạo sự hỗ trợ mạnh

mẽ từ phía gia đình

Tâm huyết và trách nhiệm: Sự cam kết và nỗ lực liên tục là những yếu

tố quyết định đến sự thành công của quá trình giảng dạy Tâm huyết giúp giáoviên vượt qua những thách thức và tạo nên một tác động tích cực đối với sựphát triển của học sinh Trách nhiệm là nền tảng để giáo viên đảm bảo rằng họđang thực hiện trách nhiệm của mình một cách đầy đủ và đáng tin cậy

Vai trò của GVPT:

Truyền đạt kiến thức:

Vai trò chính của giáo viên là truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho họcsinh theo chương trình học Họ là những người chủ đạo trong quá trình học,giúp học sinh hiểu và áp dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực Bằng cách giảngdạy một cách cân nhắc và phù hợp, giáo viên tạo cơ hội cho sự hấp thụ và tiếpthu thông tin của học sinh, đồng thời khuyến khích sự tò mò và khám phá

Hướng dẫn phát triển tư duy:

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh pháttriển tư duy logic, sáng tạo và khám phá Bằng cách thách thức học sinh vớicác bài toán phức tạp, bài thực hành, và thảo luận, giáo viên khuyến khích sựphát triển toàn diện của tư duy học thuật Họ không chỉ là người hướng dẫn

mà còn là người truyền động lực và lòng yêu thương để học sinh tự tin tiến bộtrong quá trình học tập

Trang 24

Tạo môi trường học tập:

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên là tạo ra mộtmôi trường học tập tích cực, an toàn và thú vị Bằng cách kết hợp giữa cácphương pháp giảng dạy sáng tạo và sự quan tâm đến tình cảm của học sinh,giáo viên tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, cả về kiến thức và phẩmchất cá nhân

Định hình phẩm chất và nghề nghiệp:

Giáo viên có ảnh hưởng đặc biệt lớn đối với việc hình thành phẩm chất

và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Bằng cách tạo ra các mô hình và ví dụtích cực, giáo viên góp phần vào việc xây dựng những người học có phẩmchất cao, nhân văn và sẵn sàng đối mặt với thách thức của cuộc sống Họcũng có trách nhiệm giúp học sinh hiểu rõ hơn về các lựa chọn nghề nghiệp,hướng dẫn họ tìm kiếm đam mê và mục tiêu cá nhân

Hỗ trợ học sinh:

Giáo viên chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ cho học sinh có nhu cầu đặcbiệt, bao gồm cả những học sinh với khả năng học vượt trội và những họcsinh gặp khó khăn Bằng cách tận tâm lắng nghe và thiết lập kế hoạch học tậpphù hợp, giáo viên đảm bảo rằng mọi học sinh đều có cơ hội để phát triểntheo hướng tốt nhất của mình

Hợp tác với phụ huynh:

Hợp tác chặt chẽ với phụ huynh là yếu tố quyết định sự thành công củaquá trình giáo dục Giáo viên không chỉ chia sẻ thông tin về tiến trình học tậpcủa học sinh mà còn tạo cơ hội cho phụ huynh tham gia vào quá trình giáodục Điều này không chỉ xây dựng một cộng đồng giáo dục mạnh mẽ mà còntăng cường sự hỗ trợ và đồng thuận trong việc nuôi dưỡng sự phát triển củahọc sinh

Liên tục nâng cao kỹ năng và kiến thức:

Giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người liêntục nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình Tham gia vào các chương trình

Trang 25

đào tạo liên tục giúp giáo viên theo kịp với những tiến triển mới nhất tronggiáo dục Họ trở thành nguồn động viên cho học sinh, thể hiện tinh thần họchỏi và sẵn sàng chấp nhận thách thức trong quá trình phát triển nghề nghiệpcủa mình.

1.1.1.2 Khái niệm đào tạo giáo viên phổ thông

Đào tạo GVPT là quá trình chuẩn bị và phát triển kiến thức, kỹ năng vàthái độ cần thiết cho những người muốn trở thành giáo viên làm việc trong hệthống giáo dục phổ thông Đào tạo giáo viên nhằm mục tiêu chính là trang bịcho họ có đủ kiến thức về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để dạyhọc và tương tác với học sinh một cách hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển toàn diện của học sinh đặc biệt trong bối cảnh giáo dục phổthông Việt Nam đang chuyển mình đổi mới sâu sắc và toàn diện

Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng” [32, tr.339].

Từ điển tiếng Việt

Đội ngũ giáo viên là tập hợp những nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dụcmầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có chung nhiệm vụ, vaitrò và trách nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục được quy định tại Luậtgiáo dục, điều lệ và quy chế trường học

Theo một số nhà khoa học “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo, một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó những thích nghị với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” [31; tr 735]Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Tập 3,

NXB Từ điển Bách khoa Việt Nam

Đào tạo đội ngũ giáo viên được hiểu là hoạt động học tập nhằm nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên hướng vào việc hình

Trang 26

thành các kỹ năng cho các công việc trong tương lai, trách nhiệm cao hơn,nặng nề và phức tạp hơn.

Đào tạo liên quan đến nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ đã có củađội ngũ, phát triển quan tâm đến việc chuẩn bị cho cá nhân trách nhiệm hoặcmức cao hơn trong tổ chức Phát triển đội ngũ giáo viên phải được coi nhưmột khâu quyết định nhất vì nó tác động đến cả ba phẩm chất quan trọng củangười giáo viên đó là: Năng lực, sự tận tụy với nghề nghiệp và khả năng thích ứng

Vậy đào tạo đội ngũ GVPT là quá trình hoạt động có mục đích, có tổchức nhằm hình thành hệ thống kiến thức, năng lực sư phạm, thái độ nghềnghiệp theo những tiêu chuẩn của người giáo viên phổ thông để đáp ứng yêucầu giảng dạy và giáo dục của trường phổ thông và yêu cầu chung của ngànhgiáo dục

1.1.2 Sự cần thiết phải đào tạo giáo viên phổ thông

Chất lượng của giáo viên không chỉ ảnh hưởng đến việc truyền đạt kiếnthức mà còn đặt nền móng cho sự phát triển trí tuệ và kỹ năng của học sinh.Giáo viên chất lượng không chỉ là người hướng dẫn mà còn là người truyềncảm hứng, khích lệ sự sáng tạo và tư duy phê phán, đóng góp trực tiếp vàoviệc hình thành những công dân có định hình tư duy sâu sắc và đa chiều.Chương trình đào tạo giáo viên cần phải linh hoạt và nhanh nhạy đối vớinhững thay đổi trong nhu cầu thị trường lao động Giáo viên được đào tạokhoa học không chỉ giúp họ truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục học sinh về

kỹ năng và kiến thức cần thiết để họ có thể hiệu quả trong môi trường làmviệc ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao của xã hội hiện đại không ngừng biến đổi

Đào tạo giáo viên hiệu quả không chỉ giúp xây dựng nền tảng vững chắccho sự nghiệp giáo viên mà còn là bước đệm cho sự phát triển liên tục Họ trởthành những người thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 27

thông qua việc tham gia vào các khóa đào tạo và nghiên cứu đồng thời truyềnđạt những giá trị này cho học sinh của mình.

Giáo viên đóng vai trò lãnh đạo và được ví như vầng trán của cộng đồng,không chỉ trong việc truyền đạt kiến thức mà còn trong việc tạo ra một môitrường tích cực khuyến khích sự sáng tạo và khởi nghiệp Sự ảnh hưởng tíchcực từ giáo viên có thể lan tỏa ra cấp địa phương, tạo điều kiện cho sự pháttriển kinh tế xã hội thông qua việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng và sựsáng tạo trong cộng đồng

Giáo viên được đào tạo đúng cách không chỉ là người truyền đạt kiếnthức mà còn là người khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong quá trìnhgiảng dạy Sự sáng tạo này không chỉ làm giàu nội dung giáo dục mà còn cóthể chuyển giao sang cộng đồng và doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển vàcải thiện khả năng cạnh tranh của đất nước trên đấu trường quốc tế

Cuối cùng, giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tưduy và giá trị xã hội của thế hệ tương lai Việc đào tạo chất lượng giúp xâydựng một thế hệ có ý thức trách nhiệm xã hội, đóng góp tích cực vào việc giảiquyết các thách thức và xây dựng một cộng đồng tương lai phồn thịnh, bền vững

1.1.3 Các hình thức đào tạo giáo viên phổ thông

Các hình thức đào tạo GVPT có thể bao gồm nhiều phương pháp và cấp

độ khác nhau để chuẩn bị những điều kiện và yêu cầu cho công việc giảng dạytrong hệ thống giáo dục phổ thông Dưới đây là một số hình thức phổ biến:

Đào tạo đại học

Đào tạo giáo viên tại trường đại học là một trong những hình thức phổbiến nhất và cơ bản nhất Trong nhiều quốc gia, sinh viên tham gia cácchương trình đào tạo chuyên ngành sư phạm để đạt được bằng cấp và kiếnthức chuyên sâu Chương trình đào tạo này thường kéo dài từ 3 đến 4 năm,nơi sinh viên sẽ học lý thuyết và thực hành trong môi trường giáo dục Các

Trang 28

học phần chuyên ngành, thực tập tại các trường phổ thông, các khóa học liênquan đến phương pháp giảng dạy và quản lý lớp học đều là phần quan trọngcủa chương trình giảng dạy.

Chương trình sau đại học

Những người đã có bằng cấp đại học khác nhau có thể tham gia vào cácchương trình sau đại học hoặc thạc sĩ chuyên ngành giáo dục Đây là cách để

họ nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn Các chương trình này thườngtập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu nghiên cứu giáo dục để GVPT mởrộng sự hiểu biết và chuyên môn hóa kiến thức của mình

Chương trình quốc tế

Chương trình quốc tế cung cấp đào tạo giáo viên với góc nhìn toàn cầu

và thường hợp tác với nhiều quốc gia Những chương trình này nhấn mạnhvào đa dạng văn hóa và cung cấp cái nhìn đa chiều về hệ thống giáo dục trênthế giới Sinh viên thường được khuyến khích tham gia vào các chương trìnhtrao đổi quốc tế hoặc thực tập giảng dạy ở các quốc gia khác

Đào tạo từ xa:

Ngày càng nhiều chương trình đào tạo giáo viên tích hợp các yếu tố trựctuyến Sinh viên có thể tham gia vào các khóa học trực tuyến để nâng cao kỹnăng và kiến thức mà không cần phải có mặt thường xuyên và trực tiếp tạitrường Điều này mang lại sự linh hoạt cho những người đang làm việc hoặc

có lịch trình bận rộn

Chương trình đào tạo nghề nghiệp

Các chương trình đào tạo giáo viên nghề nghiệp thường ngắn hạn và tậptrung vào việc cung cấp những kỹ năng cần thiết để bắt đầu sự nghiệp giảngdạy Những chương trình này thường nhấn mạnh vào các khía cạnh thực tếcủa công việc giáo viên và có thể được thiết kế cho những người muốn nângcao trình độ nghề nghiệp hoặc cập nhật những vấn đề theo yêu cầu của cơquan quản lý, xã hội và của người học

Trang 29

Chương trình đào tạo liên tục

Giáo viên thường tham gia vào các chương trình đào tạo liên tục để nângcao kỹ năng và cập nhật thông tin mới nhất trong lĩnh vực giáo dục Cácchương trình này có thể bao gồm hội thảo, khóa học trực tuyến, các khóa đàotạo chuyên sâu giúp giáo viên duy trì sự chuyên nghiệp và tiếp tục phát triển

sự nghiệp của mình

Chương trình bồi dưỡng:

Bồi dưỡng trong môi trường giảng dạy là một hình thức quan trọng củađào tạo giáo viên mà tại Việt Nam Giáo viên mới thường được hướng dẫn và

hỗ trợ bởi giáo viên đã có kinh nghiệm trong quá trình thực tế giảng dạy hoặccác khoá ngắn ngày chuyên sâu Qua quá trình này, giáo viên mới có cơ hội

áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế và học hỏi từ kinh nghiệm củađồng nghiệp hoặc từ các chuyên gia, báo cáo viên có kinh nghiệm

1.1.4 Các nguồn lực cần có cho đào tạo giáo viên phổ thông

Để thực hiện đào tạo GVPT một cách hiệu quả, cần phải có một loạtnguồn lực đa dạng và tích hợp Dưới đây là những nguồn lực quan trọng cần

có để hỗ trợ quá trình đào tạo GVPT:

Người học (Sinh viên): Sinh viên đăng ký vào các chương trình đào tạogiáo viên là nguồn lực cơ bản Sự cam kết, động viên và chăm sóc của giảngviên đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo sự học tốt và tích lũy kiến thứccần thiết cho sinh viên của mình

Giảng viên và người hướng dẫn: Đội ngũ giảng viên có chất lượng vàkinh nghiệm đóng vai trò lớn trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng và thái

độ để tạo ra môi trường học tốt Người hướng dẫn là chất xúc tác vô cùngquan trọng và gần gũi để giúp sinh viên nắm bắt được nội dung và thực tế đào tạo

Chương trình đào tạo chất lượng: Một chương trình đào tạo phải đượcthiết kế một cách cân đối và phản ánh các yêu cầu của khoa học sư phạm Nó

Trang 30

cũng cần được cập nhật thường xuyên để phản ánh những thay đổi trong giáodục và xã hội.

Công cụ học tập: Bảng, sách giáo trình, máy chiếu, phần mềm giảng dạy

và các công cụ học tập hiện đại là những yếu tố quan trọng để tạo ra một môitrường học tập đa dạng và tích hợp đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số saudịch bệnh Covid 19 Bộ Giáo dục và đào tạo cũng cho phép các trường đại họcđược giảng dạy online một thời lượng nhất định phù hợp với yêu cầu thựctiễn

Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện,

và các thiết bị kỹ thuật công nghệ khác cần được trang bị đầy đủ và hiện đại

để hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập

Nguồn tài trợ và nguồn ngân sách: Việc có nguồn lực tài chính ổn định

từ nguồn tài trợ và ngân sách giúp đảm bảo hoạt động đào tạo diễn ra mộtcách bền vững và chất lượng

Cộng đồng và phụ huynh: Sự hỗ trợ và đồng lòng từ cộng đồng và phụhuynh là quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và giáodục, đào tạo

Bằng cách tích hợp những nguồn lực này, quá trình đào tạo giáo viên cóthể trở nên toàn diện và mang lại những kết quả tích cực cho sự phát triển củahọc viên và cộng đồng

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông

Đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT là quá trình cung cấp nguồn lực tàichính để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của giáo viên làm việctrong hệ thống giáo dục phổ thông Đây là một lĩnh vực quan trọng và chiếnlược, nhằm đảm bảo rằng giáo viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên

Trang 31

môn, kỹ năng giảng dạy và những phẩm chất cần thiết để đáp ứng các yêu cầungày càng cao trong môi trường giáo dục hiện đại Đầu tư này có mục tiêu tạo

ra lực lượng giáo viên có chất lượng cao, có khả năng tương tác tích cực vớihọc sinh và xã hội và đặc biệt đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diệncủa học sinh, cộng đồng, xã hội

Đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT là một khái niệm quan trọng và có ýnghĩa lớn đối với sự phát triển của hệ thống giáo dục, và có một số đặc điểmquan trọng như sau:

Là khoản đầu tư đặc biệt:

Đào tạo GVPT không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là quá trìnhphát triển những người hướng dẫn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tư duy

và nhân cách của học sinh Các giáo viên được hình thành qua quá trình đàotạo không chỉ đảm bảo chất lượng giáo dục mà còn chịu trách nhiệm địnhhình những giá trị và đạo đức cho thế hệ trẻ Do đó, đầu tư tài chính vào đàotạo giáo viên được coi là một loại đầu tư đặc biệt, với sự cam kết đặt ra nhiềuyêu cầu về chất lượng và hiệu suất

Đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT là đầu tư cho tương lai:

Đầu tư vào đào tạo giáo viên là đầu tư cho tương lai, không chỉ của cánhân mà còn của xã hội và quốc gia Những người giáo viên được đào tạo tốtkhông chỉ truyền đạt kiến thức mà còn định hình những năng lực và phẩmchất cho thế hệ tương lai Điều này giúp xây dựng một xã hội có tri thức, ýthức và có khả năng đối mặt với thách thức và cơ hội trong thế giới ngày càngbiến động

Là khoản đầu tư mang lại ngoại ứng tích cực:

Đầu tư tài chính vào đào tạo giáo viên không chỉ mang lại lợi ích ngaylập tức về chất lượng giáo dục mà còn tạo ra những ngoại ứng tích cực chocộng đồng và quốc gia Chất lượng của giáo viên có thể tạo đà cho sự pháttriển kinh tế và xã hội bằng cách tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng cao và

Trang 32

ý thức cộng đồng Điều này giúp nâng cao đời sống của cộng đồng mà còn tạođiều kiện cho sự đồng thuận và tương tác tích cực trong xã hội.

Tăng cường năng lực và hiệu quả của hệ thống giáo dục:

Đầu tư vào đào tạo giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng caochất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục Giáo viên có chất lượngcao không chỉ có khả năng truyền đạt kiến thức mà còn có tác động tích cựclên hiệu suất học tập của học sinh Sự đào tạo đúng cách giúp họ xây dựngmôi trường học tập tích cực, đồng thời tạo ra những tương tác giữa giáo viên

và học sinh tích cực, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện của học sinh

Đầu tư tài chính đòi hỏi chiến lược và quản lý hiệu quả:

Để đảm bảo hiệu quả của đầu tư tài chính vào đào tạo giáo viên, cần phải

có chiến lược đầu tư chi tiết và quản lý chặt chẽ Xây dựng các chương trìnhđào tạo hiệu quả, cung cấp nguồn lực đủ và duy trì môi trường học tập tíchcực là điều vô cùng quan trọng để đạt được lợi ích cao nhất từ khoản đầu tưnày Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm cảChính phủ, các tổ chức giáo dục và xã hội, để đảm bảo rằng nguồn lực đượcphân phối và sử dụng một cách có hiệu quả và bền vững

Như vậy, chủ thể đầu tư trong lĩnh vực đào tạo giáo viên phổ thông cóthể bao gồm: Nhà nước, các tổ chức giáo dục, doanh nghiệp và cộng đồng.Trong đó Chính phủ nắm giữ vai trò quan trọng quyết định trong việc cungcấp nguồn lực đầu tư tài chính và xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư vào đàotạo giáo viên Các tổ chức giáo dục bao gồm các trường đại học, viện nghiêncứu giáo dục, cơ sở đào tạo nghề và các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tronglĩnh vực giáo dục Doanh nghiệp và ngành công nghiệp có thể tham gia đầu tưthông qua việc hỗ trợ các chương trình học nghề, cung cấp nguồn lực tàichính và kỹ thuật, hoặc tạo ra các đối tác công - tư trong lĩnh vực đào tạo giáoviên Đầu tư từ cộng đồng địa phương có thể đóng góp vào các dự án đào tạogiáo viên, nhất là khi nó mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng đó

Trang 33

Đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông được thực hiện với mụctiêu chính của đầu tư là đảm bảo nguồn lực tài chính cho giáo viên, qua đógiúp giáo viên nhận được sự hỗ trợ và đào tạo cần thiết để nâng cao chấtlượng giáo dục Bên cạnh đó, mục tiêu đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viênphổ thông hướng tới phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên môn, xây dựngphẩm chất và giá trị đạo đức, tạo ra lực lượng giáo viên có ảnh hưởng tích cựcđáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, gia đình và kỳ vọng củacộng đồng xã hội và chính nhu cầu liên tục đổi mới, ứng biến với xã hộikhông ngừng biến động trong kỷ nguyên số.

Phương thức đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông bao gồmhọc bổng và tài trợ, phát triển chương trình đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất

và công nghệ, đánh giá và theo dõi hiệu suất

1.2.2 Các nguồn tài chính đầu tư cho đào tạo giáo viên phổ thông

1.2.2.1 Nguồn tài chính đầu tư từ Ngân sách Nhà Nước

NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính chochương trình đào tạo GVPT Cách tiếp cận đối với nguồn tài chính nàythường được xây dựng trên cơ sở của sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách NhàNước và các đơn vị sự nghiệp công lập Điều này không chỉ giúp đảm bảorằng chương trình nhận được đủ nguồn lực để duy trì và phát triển, mà còn làbiểu tượng của cam kết của Nhà Nước đối với sự nâng cao chất lượng giáodục toàn diện nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng

Nội dung và chính sách đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT đặt ra mộtkịch bản chi tiết về việc sử dụng nguồn lực Chính sách này không chỉ tậptrung vào việc chi trả lương cho giáo viên, mà còn đảm bảo rằng cơ sở vậtchất, thiết bị và công nghệ phục vụ cho học tập được duy trì và cải tiến liêntục Các khoản đầu tư cũng được phân bổ cho việc nâng cao chất lượng giảngdạy, phát triển các chương trình học mới, và hỗ trợ các dự án nghiên cứu giáo dục

Trang 34

Nguyên tắc phân bổ tài chính cho đào tạo GVPT được xây dựng trên cơ

sở cân nhắc tỷ lệ cần thiết giữa lương giáo viên, cơ sở vật chất và các hoạtđộng giáo dục khác Các quyết định phân bổ tài chính được đưa ra dựa trênnhu cầu thực tế của chương trình và mục tiêu dài hạn của hệ thống giáo dục.Đặc trưng cơ chế vận hành của từng nguồn tài chính cũng đóng vai tròquan trọng Ví dụ, nguồn tài chính từ NSNN có thể được quản lý theo môhình đặc biệt, có tính kế hoạch cao với quy trình giám sát chặt chẽ và báo cáochi tiết Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc sửdụng tài chính Một hệ thống quản lý thông tin và đánh giá hiệu suất có thểđược xây dựng để theo dõi và đánh giá các dự án và chương trình đào tạo giáoviên, từ đó làm cơ sở để điều chỉnh chiến lược đầu tư tài chính trong tươnglai

Tóm lại, nguồn tài chính từ NSNN không chỉ là một nguồn thuần túy đểchi trả mà còn là công cụ quan trọng để hỗ trợ phát triển và duy trì chất lượnggiáo dục, với sự cân nhắc kế hoạch chi tiết và mô hình quản lý chặt chẽ thốngnhất từ Trung ương đến địa phương

1.2.2.2 Nguồn tài chính đầu tư từ học phí và đóng góp của người học

Sinh viên chuyên ngành sư phạm đóng góp một phần quan trọng vàonguồn tài chính cho chương trình đào tạo GVPT thông qua việc nộp học phí

và đóng góp sinh viên Cách tiếp cận này tạo ra một cơ sở tài chính đa dạng

và thúc đẩy sự tương tác tích cực giữa sinh viên và quá trình giáo dục Ngoàiviệc mang lại nguồn thu nhập cho trường, đóng góp của sinh viên còn đóngvai trò quan trọng trong việc chia sẻ trách nhiệm tài chính và xây dựng tinhthần học tập tự giác đáp ứng chuẩn đầu ra ngành sư phạm

Nội dung và chính sách đầu tư tài chính cho đào tạo GVPT được hìnhthành với sự cân nhắc kỹ lưỡng Học phí và đóng góp của sinh viên không chỉđược sử dụng để chi trả lương giảng viên mà còn để nâng cao chất lượnggiảng dạy, học tập và nghiên cứu Một phần của nguồn thu nhập này có thể

Trang 35

được đầu tư vào việc nâng cấp cơ sở vật chất học tập, mua sắm thiết bị giảngdạy hiện đại và đặc biệt cập nhật, phát triển các chương trình học mới, nhằmđáp ứng nhanh chóng với những thay đổi trong lĩnh vực giáo dục nói riêng vàtrong xã hội nói chung.

Nguyên tắc phân bổ tài chính đối với học phí và đóng góp của sinh viênthường dựa trên nguyên tắc công bằng và minh bạch Các quyết định về việc

sử dụng nguồn tài chính này thường được đưa ra sau khi đã được các cơ quanquản lý Nhà Nước về giáo dục đánh giá kỹ lưỡng, đảm bảo rằng mọi khoảnchi phí đều được hợp lý hóa và hướng tới mục tiêu chung là cung cấp một trảinghiệm học tập tốt nhất cho sinh viên

Đặc trưng cơ chế vận hành của nguồn tài chính từ học phí và đóng gópsinh viên thường đi kèm với quy trình thanh toán, quy định rõ ràng về việcthu học phí và đóng góp, cũng như các cơ chế quản lý chi phí Điều này giúpđảm bảo tính công khai và minh bạch trong quản lý tài chính, tăng cườngniềm tin của sinh viên, phụ huynh và xã hội vào quá trình đào tạo Hơn nữa,việc theo dõi và đánh giá hiệu suất của các dự án và chương trình cũng có thểđược tích hợp, từ đó tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tài chính để đảm bảo rằngmỗi khoản đầu tư đều mang lại giá trị cao nhất cho quá trình đào tạo GVPT

1.2.2.3 Nguồn tài chính đầu tư từ hỗ trợ từ tổ chức quốc tế

Hỗ trợ từ tổ chức quốc tế là một phần quan trọng trong nguồn tài chínhđầu tư cho chương trình đào tạo GVPT, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển.Cách tiếp cận này thể hiện sự hợp tác toàn cầu trong việc nâng cao chất lượnggiáo dục và phát triển nguồn nhân lực giáo viên

Nội dung và chính sách đầu tư tài chính từ tổ chức quốc tế thường đượcxây dựng dựa trên mục tiêu phát triển bền vững và đáp ứng nhanh chóng vớinhững thách thức đặt ra trong lĩnh vực giáo dục Các nguồn tài trợ này có thểđược chú trọng vào việc cải thiện cơ sở vật chất giáo dục, phát triển chươngtrình học, và đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn cho giáo viên Chính sách

Trang 36

này thường có tính toàn diện, hỗ trợ không chỉ cho phần lớn về tài chính màcòn cho quá trình quản lý và đánh giá chất lượng của chương trình đào tạogiáo viên.

Nguyên tắc phân bổ tài chính từ tổ chức quốc tế thường tuân theonguyên tắc của sự công bằng và bền vững Các quyết định về việc sử dụngnguồn tài chính thường được đưa ra sau các cuộc đánh giá cụ thể về nhu cầu

và tiềm năng phát triển của hệ thống giáo dục trong từng quốc gia Quản lý tàichính từ nguồn này thường đi kèm với các cơ chế theo dõi và báo cáo chi tiết

để đảm bảo rằng mọi khoản đầu tư đều mang lại hiệu suất và giá trị cao nhất.Đặc trưng cơ chế vận hành của nguồn tài chính từ tổ chức quốc tếthường điều hành theo các tiêu chí đánh giá quốc tế và chuẩn mực chất lượng.Các dự án và chương trình được theo dõi chặt chẽ và việc đánh giá hiệu suấttrở thành một phần quan trọng để quyết định việc tiếp tục hỗ trợ và điều chỉnhchiến lược đầu tư tài chính Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và sựđồng thuận trong việc sử dụng nguồn tài chính quốc tế cho đào tạo GVPT,mang lại lợi ích toàn diện và lâu dài cho cộng đồng giáo dục

1.2.2.4 Nguồn tài chính đầu tư từ quỹ nghiên cứu và phát triển

Quỹ nghiên cứu và phát triển đóng một vai trò quan trọng trong việccung cấp nguồn tài chính đầu tư cho chương trình đào tạo GVPT Cách tiếpcận này thường được thực hiện thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các trườngđại học và tổ chức nghiên cứu, nơi mà nguồn tài chính này được xem xét vàcấp phép để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong giáo dục

Nội dung và chính sách đầu tư tài chính từ quỹ nghiên cứu và phát triểnthường được thiết lập để tập trung vào các dự án có tính sáng tạo và tiềm năngcải thiện chất lượng giáo dục Các dự án này có thể bao gồm việc phát triểnphương pháp giảng dạy mới, tạo ra các công cụ giáo dục chuyên sâu, haythậm chí nghiên cứu về hiệu quả của các chương trình đào tạo giáo viên hiện

Trang 37

tại Chính sách này đôi khi đặt mục tiêu khám phá và đưa ra giải pháp chonhững thách thức cụ thể trong hệ thống giáo dục.

Nguyên tắc phân bổ tài chính từ quỹ nghiên cứu và phát triển thườngdựa trên sự đánh giá tỷ lệ chi tiêu và tiềm năng ứng dụng của các dự án đềxuất Quá trình này có thể bao gồm đánh giá độ tích cực của mỗi dự án đốivới mục tiêu nghiên cứu và cải thiện giáo dục Cách thức quản lý, sử dụngnguồn tài chính từ quỹ này thường được thiết kế sao cho linh hoạt và có khảnăng thích nghi nhanh chóng với những cơ hội và thách thức xuất hiện trongquá trình triển khai dự án

Đặc trưng cơ chế vận hành của nguồn tài chính từ quỹ nghiên cứu vàphát triển thường đi kèm với quy trình đánh giá đầy đủ và bản báo cáo chitiết Điều này giúp đảm bảo rằng mọi khoản đầu tư đều được theo dõi chặtchẽ và kết quả của các nghiên cứu và dự án có thể được chia sẻ rộng rãi để hỗtrợ sự phát triển toàn cầu trong lĩnh vực giáo dục Các dự án thường đượctheo dõi định kỳ để đánh giá hiệu quả và tiến triển, giúp tối ưu hóa việc sửdụng nguồn tài chính và đảm bảo rằng chất lượng giáo dục ngày càng đượccải thiện

1.2.2.5 Nguồn tài chính đầu tư từ hợp tác công tư

Đầu tư vào đào tạo GVPT là một phần quan trọng của việc nâng cao chấtlượng giáo dục Để có nguồn tài chính đủ để hỗ trợ các chương trình này, cần

áp dụng các chiến lược thông minh và đa chiều Một trong những phương tiệnhiệu quả là hợp tác công tư, trong đó Chính phủ hợp tác với các đối tác tưnhân như doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức quốc tế để cungcấp dịch vụ giáo dục, chia sẻ gánh nặng với Ngân sách Nhà Nước

Trước hết, việc xác định nguồn tài chính là quan trọng Chính phủ có thểkêu gọi doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận để đầu tư vào các chương trìnhđào tạo GVPT Điều này có thể thực hiện qua các chính sách khuyến khích,như thuế ưu đãi hoặc các biện pháp khác để kích thích việc đầu tư trong lĩnh

Trang 38

vực này Ngoài ra, có cơ chế khuyến khách như miễn thuế, thuế suất 0%khuyến khích các nguồn đầu tư này thông qua việc gia tăng quan hệ, thiết lậpcác đối tác quốc tế để có nguồn tài trợ đa dạng và toàn cầu.

Nội dung và chính sách đầu tư cũng cần được xây dựng một cách cânnhắc nhằm bảo rằng nguồn tài chính không chỉ giúp cải thiện cơ sở vật chấtcủa các trường đại học và trung tâm đào tạo giáo viên, mà còn đầu tư trực tiếpvào sinh viên Hỗ trợ tài chính có thể bao gồm học bổng, vốn vay với điềukiện ưu đãi và các chính sách khác nhằm giảm áp lực tài chính đối với sinhviên đang theo học

Nguyên tắc phân bổ và cách thức quản lý sử dụng nguồn tài chính cũngđóng vai trò quan trọng Cần thiết lập các nguyên tắc rõ ràng về việc phânchia nguồn tài chính để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả Quản lý thôngminh của nguồn tài chính sẽ đảm bảo rằng mọi khoản đầu tư đều được sửdụng hiệu quả nhất, đồng thời đảm bảo tính bền vững của chương trình

Đặc trưng cơ chế vận hành của từng nguồn tài chính cũng quan trọng đểđảm bảo sự minh bạch và tính minh bạch trong quá trình sử dụng Hợp táccông tư có thể yêu cầu việc thiết lập các cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả,đồng thời tạo điều kiện để đối tác tư nhân có thể đóng góp ý kiến và tham giavào quá trình quản lý nguồn tài chính

Tóm lại, hợp tác công tư không chỉ mang lại nguồn tài chính đa dạng màcòn tạo ra cơ hội cho sự sáng tạo và cải thiện liên tục trong đào tạo GVPT.Quản lý thông minh và minh bạch trong việc sử dụng nguồn tài chính là chìakhóa để đảm bảo rằng đầu tư này mang lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triểncủa ngành giáo dục

Trang 39

1.2.3 Nội dung sử dụng nguồn đầu tư tài chính cho đào tạo giáo viên phổ thông

1.2.3.1 Đầu tư lương và phúc lợi cho giảng viên sư phạm

Lương và phúc lợi cho giảng viên được phân bổ dựa trên nguyên tắc xácđịnh mức lương cơ bản, trong đó các yếu tố như trình độ học hàm, học vị,kinh nghiệm giảng dạy và chức vụ giảng viên đóng vai trò quan trọng Quátrình này nhằm đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình xác địnhmức lương Ngoài ra, chính sách phúc lợi cũng được thiết kế để bao gồm bảohiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế độ nghỉ phép nhằm bảo vệ sức khỏe vàđảm bảo an sinh xã hội cho giảng viên, đồng thời tạo điều kiện cho họ duy trìsức khỏe và cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân

Trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tổ chức xây dựng và duy trì

hệ thống theo dõi lương và phúc lợi, bao gồm cả các yếu tố như bảo hiểm vàchính sách nghỉ phép Áp dụng chính sách thưởng và khen ngợi nhằm độngviên giảng viên làm việc hiệu quả và đạt được kết quả tốt trong công việc.Việc thường xuyên đánh giá và điều chỉnh mức lương và phúc lợi cũng đượcthực hiện để đảm bảo tính công bằng và thích ứng với biến động của thịtrường lao động và nhu cầu của giảng viên

Ngoài chế độ bằng tài chính, phúc lợi còn tính đến việc chăm sóc và pháttriển, chương trình phúc lợi sức khỏe và tư vấn được cung cấp để hỗ trợ giảngviên duy trì tinh thần làm việc tốt và giảm áp lực tâm lý Bên cạnh đó việc tổchức các hoạt động đào tạo cá nhân nhằm nâng cao kỹ năng và chuyên môn,tạo điều kiện cho cơ hội thăng tiến và tăng lương cũng là công việc vô cùngcần thiết

Chính sách công bằng và thanh toán được phát triển và thực hiện để đảmbảo mọi giảng viên, không phụ thuộc vào giới tính hay xuất xứ, đều nhậnđược lợi ích công bằng và xứng đáng Các cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo

Trang 40

được xây dựng để giám sát và đánh giá tính minh bạch và công bằng củachính sách thanh toán.

1.2.3.2 Đầu tư học liệu và giáo trình

Học liệu và giáo trình đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạoGVPT, và nguồn tài chính cần được phân bổ một cách có hiệu quả để đảmbảo chất lượng giảng dạy Một phần quan trọng của Ngân sách sẽ được dànhcho việc mua sắm sách giáo trình, tài liệu và các nguồn học liệu khác Mụcđầu tư này bao gồm cả chi phí in ấn và phát triển sản phẩm số hoá nhằm đápứng đa dạng và ngày càng phức tạp của nhu cầu học tập đối với GVPT

Quản lý đầu tư vào học liệu đòi hỏi sự quản lý cẩn thận để đảm bảo rằngmọi sinh viên đều có cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên giáo trình một cáchhiệu quả Việc theo dõi sự cần thiết của các tài liệu, duy trì cập nhật để ápdụng những thông tin mới nhất và đảm bảo sự đa dạng trong nguồn tàinguyên là quan trọng Ngoài ra, việc đầu tư tích hợp sản phẩm số hoá trongquá trình giảng dạy có thể giúp tối ưu hóa sự linh hoạt và tiện ích trong việctruyền đạt kiến thức cho sinh viên Mục tiêu là đảm bảo rằng học liệu và giáotrình không chỉ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo mà còn thúc đẩy sựhiểu biết và tư duy sáng tạo của sinh viên

Ngày đăng: 01/02/2024, 03:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w