Đây là phương pháp quản lý chất lượng, là một công cụ trong quản lý được áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi tr
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1 3
PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG KAIZEN 3
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3
II KAIZEN LÀ GÌ 3
III ĐẶC ĐIỂM CỦA KAIZEN 4
IV 10 NGUYÊN TẮC CỦA KAIZEN 5
1 Tập trung vào khách hàng 5
2 Luôn luôn cải tiến 5
3 Xây dựng văn hóa không đổ lỗi 6
4 Thúc đẩy môi trường văn hóa mở 6
5 Khuyến khích làm việc theo nhóm 6
6 Quản lý dự án kết hợp bộ phận chức năng 7
7 Nuôi dưỡng các quy trình quan hệ đúng đắn 7
8 Rèn luyện ý thức kỉ luật, tự giác 7
9 Thông tin đến mọi nhân viên 7
10 Thúc đẩy năng suất và hiệu quả 8
V LỢI ÍCH CỦA KAIZEN 8
1 Lợi ích hữu hình 8
2 Lợi ích vô hình 8
VI CÁC CHƯƠNG TRÌNH KAIZEN 8
VII CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CẢU HOẠT ĐỘNG KAIZEN 9
VIII LĨNH VỰC VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG 9
IX CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI 9
X 7 LÝ DO SỬ DỤNG KAIZEN 9
PHẦN 2 11
ỨNG DỤNG CẢI TIẾN KAIZEN NHẬT BẢN TRONG QUẢN LÝ SẢN XUẤT TẠI CÁC DN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 11
I ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KIAZEN TẠI VIỆT NAM 11
II VÍ DỤ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM 12
1 Giới thiệu về công ty Ngô Han 12
2 Cách thức áp dụng phương pháp Kiazen của công ty Ngô Han 13
3 Kết quả đạt được 13
4 Hạn chế 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Chất lượng được định nghĩa là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu Nhưng chất lượng thế nào là đáp ứng yêu cầu, để đánh giá chất lượng chúng
ta phải triển khai các phương pháp, hệ thống quản lý chất lượng vào doanh nghiệp
Trên thế giới có rất nhiều phương pháp, hệ thống quản lý chất lượng như: Kaizen, JIT, 6δ, LEAN, ISO, HACCP…trong đó Kaizen là phương pháp được áp dụng sớm nhất tại Nhật Bản Đây là phương pháp quản lý chất lượng, là một công cụ trong quản lý được áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình
Phương pháp Kaizen – 5S được áp dụng nhiều trong các doanh nghiệp Nhật Bản và đạt được một sự thành công nhất định trong các doanh nghiệp Nhật Bản
Trang 3PHẦN 1 PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG KAIZEN
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.
Một vài năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc chất lượng sản phẩm của Nhật kém đến nỗi diễn viên hà nỗi tiếng cũa mỹ Bob Hope khai thác đề tài này trong nhiều lần biểu diển: ông chạy ra sân khấu áp nòng súng lục vào thái dương mình và bóp cò nhưng khẩu súng bị hóc “ made in Japan” , Bob Hope nói một cách châm chọc và la lớn : “ Đồ bỏ” rồi ném khẩu súng vào thùng rác Cả hội trường có dịp cười khoái trá
Trong những năm từ 1938 đến 1945, ở Mỹ hai nhà khoa học là Walter A Shewaer và
W Edwards Deming nghiên cứu, công bố và thử nhiệm TQM (Total Quality Manegement – quản lý chất lượng toàn diện) Trong khi các doanh nhiệp Mỹ chưa mấy hào hứng với quản lý chất lượng toàn diện thì giáo sư Deming vào những năm 1947,
1950, 1951, 1952, 1955 và 1956 được mời sang nhật dạy quản lý chất lượng cùng nhiều chuyên gia Mỹ khác
Năm 1948 “ liên hiệp các nhà bác học và kỹ sư Nhật” tổ chức hàng loạt các Seminar và hội thảo về vấn đề quản lý chất lượng Năm 1949 chính phủ đưa ra chương trình nâng cao chất lượng hàng hóa và kêu gọi các tổ chức doanh nghiệp tham gia tích cực để đưa nó vào
cuộc sống.
Năm 1951, người Nhật thành lập giải thưởng Deming, giải thưởng cao nhất cho các thành tựu trong lĩnh vực chất lượng Tháng 11 được tuyên bố là tháng chất lượng
Cuối những năm 50, đến đầu những năm 60, phong trào vì chất lượng cao ở Nhật chuyển sang giai đoạn phát triển mới Lý do ngoài việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài, nhất là với các công ty Mỹ, yêu cầu người tiêu dùng Nhật Bản cũng tăng lên
Tại các doanh nghiệp Nhật Bên cạnh việc xây dựng hệ thống đề xuất ý tưởng (Kaizen Teian) nhằm khuyến khích việc đóng góp sáng kiến, nhắm tới từng nhân viên riêng lẽ,
việc thành lập các tổ, nhóm chất lượng cũng được chú trọng Tháng 6 năm 1962 có 3 nhóm được thành lập, tháng 12 có 20 nhóm Đến năm 1968 đã có 16.000 nhóm
Kết quả, chỉ trong vòng 10 năm, chất lượng hàng hóa ở Nhật Bản vươn lên top đầu thế giới, thậm chí một số mặt hàng Nhật định ra tiêu chuẩn chất lượng cho cả thế giới
Các nhà nghiên cứu mỹ cho rằng, các nhóm chất lượng Nhật Bản chính là “ chìa khóa thành công” của nền doanh nghiệp Nhật Bản
Nhóm chất lượng sinh hoạt hàng tuần và hoạt động dưới hình thức đội đặc nhiệm nhằm đáp ứng nhu cầu cải tiến của một khu vực, bộ phận nào đó trong doanh nghiệp Hoạt động trên gọi là Kaizen Event Kaizen Event áp dụng để đáp ứng yêu cầu cầu khẩn cấp của khách hàng hay để vược qua đối thủ cận tranh, tạo ấn tượng có ý nghĩa về doanh số hay lợi nhuận, không chịu đựng, kéo dài tình trạng không muốn
II KAIZEN LÀ GÌ.
KAIZEN có nghĩa là thay đổi để tốt hơn
KAIZEN là một công cụ trong quản lý được áp dụng nhắm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình Từ năm 1986, cuốn sách “Kaizen chìa khoá của sự thành công” được xuất bản thì thuật ngữ Kaizen đã được coi là khái niệm cơ bản trong quản lý
KAIZEN là cách tiếp cận mang tính triết lý và có hệ thống, được Nhật Bản phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 Trong tiếng Nhật, Kaizen được ghép từ “Kai” - ”thay đổi”
Trang 4hay “làm cho đúng” và “zen” - “tốt”, nghĩa là “cải tiến liên tục” KAIZEN là sự tích lũy các cải tiến nhỏ thành kết quả lớn, tập trung vào xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và thay đổi chuẩn để đảm bảo vấn đề được giải quyết tận gốc Do đó, KAIZEN còn hơn một quá trình cải tiến liên tục, với niềm tin rằng sức sáng tạo của con người là vô hạn Qua đó, tất cả mọi thành viên trong tổ chức từ lãnh đạo đến công nhân đều được khuyến khích đưa
ra đề xuất cải tiến dù là nhỏ xuất phát từ những công việc thường ngày
Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết
và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như công nhân Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong một thời gian dài Thực tế, các công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có sự tham gia của nhân viên Kaizen ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng công việc, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động
III ĐẶC ĐIỂM CỦA KAIZEN.
Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc
Tập trung nâng cao năng suất và thoả mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm lãng phí
Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo
Nhấn mạnh hoạt động nhóm
Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu
Kaizen được tiếp cận theo quá trình, khi các quá trình được cải tiến thì kết quả sẽ được cải tiến Khi kết quả không đạt được đó là sự sai lỗi của quá trình Người quản lý cần phải nhận biết và phục hồi các quá trình sai lỗi Định hướng theo quá trình được áp dụng khi
áp dụng các chiến lược Kaizen khác nhau như:
PDCA (Plan-Do-Check-Act): kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - hành động
SDCA (Standardize-Do-Check-Act): tiêu chuẩn - thực hiện - kiểm tra - hành động
QCD (Quality-Cost-delivery): chất lượng - giá - phân phối
JIT (Just In Time): đúng thời hạn
So sánh Kaizen và đổi mới.
Tính hiệu quả Dài hạn nhưng không gây ấn tượng Ngắn hạn nhưng gây ấn tượng
Nhịp độ Các bước nhỏ Các bước lớn
Khung thời
Thay đổi Dần dần và nhất quán Đột ngột và dễ thay đổi
Cách tiếp cận Nỗ lực tập thể Ý tưởng và nỗ lực cá nhân
Liên quan Tất cả mọi người Một vài người được lựa chọn
Cách thức Duy trì và cải tiến Đột phá và xây dựng
Bí quyết Bí quyết truyền thống Đột phá kỹ thuật
Trang 5Nội dung Kaizen Đổi mới
Yêu cầu Đầu tư chút ít Đầu tư lớn
Định hướng Con người Công nghệ
Đánh giá Quá trình và nỗ lực Kết quả đối với lợi nhuận
Bảng trên so sánh các đặc điểm chính giữa Kaizen và Đổi mới Một trong những điểm hấp dẫn của Kaizen là nó không đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp hay công nghệ mới Để thực hiện Kaizen, bạn chỉ cần các kỹ thuật thông thường, đơn giản như bẩy công cụ kiểm soát chất lượng (biểu đồ pareto, nhân quả, tổ chức, kiểm soát, phân tán, các đồ thị và phiếu kiểm tra)
Kết hợp Kaizen và đổi mới
Trong thực tế không có cái gì tồn tại vĩnh cửu Tất cả các hệ thống đều đi đến sự xuống cấp sau khi chúng được thiết lập Một trong các định luật nổi tiến nhất của Parkinson là “Một tổ chức khi đã hình thành được một cấu trúc thì cũng là lúc tổ chức đó bắt đầu xuống cấp” Nói cách khác, để cải thiện hoặc thậm chí để duy trì hiện trạng thì tất yếu phải có những nỗ lực liên tục
Khi không có sự nỗ lực cải tiến liên tục thì sự xuống cấp là không tránh khỏi Do
đó, thậm chí khi đổi mới tạo ra một chuẩn mực hoạt động mới tồn tại thì mức hoạt động mới cũng sẽ suy giảm nếu như chuẩn mực này không được bổ sung và cải tiến liên tục Do vậy, bất cứ khi nào đổi mới đạt được thì nó phải được tiếp nối với các hoạt động của Kaizen để duy trì và cải tiến nó
Trong khi đổi mới là một sự đột phá mà ảnh hưởng của nó được tạo dựng dần dần nhờ sự cạnh tranh có chủ ý và sự phá huỷ các chuẩn mực, còn Kaizen là nỗ lực với các ảnh hưởng tích luỹ đánh dấu một tiến bộ vững chắc theo thời gian Nếu các chuẩn mực chỉ tồn tại để duy trì hiện trạng, chúng sẽ không bị ảnh hưởng chừng nào mức hoạt động đó có thể chấp nhận được Kaizen, mặt khác có nghĩa là một nỗ lực thường xuyên không chỉ để duy trì mà còn nâng cấp các chuẩn mực Các nhà chiến lược Kaizen tin rằng các chuẩn mực về bản chất là dự định giống như các bậc đá với một chuẩn mực này dẫn tới chuẩn mực khác khi các nỗ lực cải tiến liên tục được thực hiện
IV 10 NGUYÊN TẮC CỦA KAIZEN.
1 Tập trung vào khách hàng.
Nguyên tắc bất biến hàng đầu: Sản xuất và cung cấp dịch vụ theo định hướng thị
trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Trong Kaizen cũng tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này
Mục tiêu: chủ yếu tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, nhưng mục
tiêu cuối cùng là phục vụ khách hàng, gia tăng lợi ích sản phẩm để tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng
Người hưởng lợi cuối cùng chính là khách hàng nên bất cứ hoạt động nào không làm
tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và không ngừng nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thì đều bị loại bỏ
2 Luôn luôn cải tiến.
Nguyên tắc: hoàn thành công việc không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là hoàn
thành ở giai đoạn này trước khi chuyển sang một giai đoạn kế tiếp Nguyên tắc này đã cải
Trang 6tiến thói quen của nhân viên thường thường chuyển ngay sang một công việc mới khác ngay sau khi thành công một nhiệm vụ nào đó
Các tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm và chi phí hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong tương lai Nếu chúng ta tập trung cải tiến sản phẩm hiện tại thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, ở cả góc độ chi phí lẫn thời gian so với việc sản xuất ra một sản phẩm mới Vì vậy quá trình cải tiến sản phẩm dịch vụ cần được lập kế hoạch và thực hiện một cách liên tục rõ ràng
Trong các nhà máy tại Nhật, nhiều dòng sản phẩm mới hay những nhãn hiệu điện tử mới đã liên tục chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, với tốc độ chóng mặt và doanh số tăng lên đều đặn liên tục Vậy nhờ đâu các sản phẩm “made in Japan” lại được quyến rũ như vây? Thực chất chỉ có một số sản phẩm trong số đó là thực sự mới, còn lại là những sản phẩm trước đó được cải tiến chút ít để phù hợp với thị hiếu và túi tiền của khách hàng hôm nay
Bí quyết ở chỗ là các nhà sản xuất luôn tận dụng nhữngcơ hội mới trên thị trường, liên tục
đa dạng hoá sản phẩm, cung cấp đến người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn mới Quá trình đánh giá và cải tiến liên tục của các kỹ sư Nhật đã gặt hái được những sản phẩm và thương hiệu “đổi mới” hàng đầu thế giới như SONY, HONDA, TOYOTA…
3 Xây dựng văn hóa không đổ lỗi.
Đây là một thuật ngữ khoa học quản lý kinh doanh hiện đại đã được nhiều học giả và các nhà quản trị doanh nghiệp lớn nghiên cứu và áp dụng thành công Đi vào chi tiết thì
có rất nhiều vấn đề nghiên cứu bên trong một thuật ngữ khoa học quản lý này Trước hết cần xây dựng phương châm làm việc là “lỗi thì do tôi, thành công do tập thể”, quy trách nhiệm đúng đắn và phù hợp cho từng cá nhân và mỗi cá nhân phải chiụ trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đã được tổ chức giao; đặc biệt không nên đổ lỗi cho người khác trong phạm vi trách nhiệm cá nhân đó Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong tập thể của mình, chứ không nên “đá bóng” ra cơ quan khác
Trước công chúng, trước khách hàng, mỗi tổ chức cần xây dựng một môi trường “văn hoá không đổ lỗi”; không nên báo cáo cáo, xin lỗi công chúng, khách hàng vì nhiều lý do khác nhau vì những lý do không chính đáng như: trời mưa, trời nắng, điều kiện kỹ thuật, điều kiện của ta còn nghèo nàn Ngược lại, cần nhận trách nhiệm về chính mình Tập thể thì nên cùng nhau phát huy năng lực của mỗi thành viên để cùng nhau sửa lỗi, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ tốt nhất có thể; để mỗi ngày uy tín càng lớn hơn, sản phẩm và dịch vụ
sẽ đứng vững trên thị trường
4 Thúc đẩy môi trường văn hóa mở.
Sự cởi mở được coi là một điểm mạnh để nhân viên sửa chữa sai sót nhanh nhất Xây dựng một môi trường văn hoá mở, văn hoá không đổ lỗi, nhân viên trong công ty dám nhìn thẳng vào sai sót, chỉ ra các điểm yếu và yêu u đồng nghiệp hay lãnh đạo giúp đỡ Thật sai lầm nếu mỗi nhân viên đều coi kiến thức là của riêng mình Nhà quản lý cần xây dựng tốt hệ thống thông tin quản lý nội bộ, trong đó các kênh thông tin cần hỗ trợ đắc lực
để nhân viên chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ phận, giữa đồng nghiệp, nhân viên với lãnh đạo và ngược lại trong toàn công ty
5 Khuyến khích làm việc theo nhóm.
Tạo dựng nên các nhóm làm việc hiệu quả là một phần quan trọng trong cấu trúc của công ty Mỗi nhóm cần được phân quyền hạn nhất định Trưởng nhóm là người biết bao quát, nắm rõ nhiệm vụ, yêu cầu và có khả năng tập hợp, biết đánh giá và sắp xếp phù hợp năng lực các thành viên để triển khai dự án hiệu quả Từng cá nhân viên cần nỗ lực phối
Trang 7hợp để xây dựng danh tiếng cho nhóm đó đạt kết quả tốt, hiệu quả và liên tục cải tiến Kết thúc nhiệm vụ, mỗi nhóm cần đánh giá, xếp hạng thành viên, tôn trọng uy tín và cá tính của mỗi thành viên
6 Quản lý dự án kết hợp bộ phận chức năng.
Theo nguyên tắc này, các dự án được lập kế hoạch và thực hiện trên cơ sở sử dụng nguồn lực kết hơp từ các bộ phận, phòng ban trong công ty, kể cả tận dụng nguồn lực ngoài công ty Tập đoàn Boeing là một minh chứng điển hình đã kết hợp các bộ phận trong nội bộ công ty liên kết với khách hàng tiềm năng và các nhà cung cấp để cùng sản xuất thế hệ máy bay mới, Boeing 777 để sản xuất phần thân và cánh máy bay Kết quả đã đem lại lợi ích lớn cho Boeing: không chỉ có chu kỳ sản xuất và chi phí được giảm xuống đáng kể so với các thế hệ máy bay lớn trước đó như Boeing 747 mà còn kiểm soát được lãng phí về nguyên vật liệu, thời gian và nhân công; và rõ ràng là khách hàng đã hài lòng tối đa với sản phẩm của công ty
7 Nuôi dưỡng các quy trình quan hệ đúng đắn.
Người Nhật thường không thích kẻ thù hay những quan hệ đối đầu, không khuyến khích cá nhân làm việc thực dụng chỉ coi trọng một yếu tố kết quả công việc Người Nhật cũng không phù hợp với văn hoá đổ lỗi mà họ luôn duy trì văn hoá tập thể rất tốt, đảm bảo sự đồng nhất trong công ty Họ thường đầu tư nhiều cho các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, đặc biệt là các khoá đào tạo dành cho những người quản lý
và lãnh đạo, bởi lẽ đó là những người có trách nhiệm cao nhất đảm bảo cho quá trình giao tiếp trao đổi thông tin một cách tốt đẹp nhất Nhiều người phương tây khi gia nhập các công ty của Nhật đã sững sờ ngạc nhiên khi nhận thấy rằng các công ty ở đây thường dành quỹ thời gian khổng lồ để đào tạo các chương trình như vậy, nhưng kết quả còn bất ngờ hơn khi người ta phát hiện ra đó chính là một khoản đầu tư để tạo dựng niềm tin cho nhân viên luôn có lòng trung thành và cam kết làm việc lâu dài trong công ty
8 Rèn luyện ý thức kỉ luật, tự giác.
Ý thức kỷ luật tự giác đã hình thành một cách tự nhiên trong con người Nhật bản thông qua giáo dục tại nhà trường, nhà thờ và các tổ chức xã hội Người Nhật thường tự nguyện thích nghi với nghi lễ, luật lệ của xã hội để họ luôn cảm nhận được thoải mái, đồng thời khẳng định sự đầy đủ và sức mạnh bên trong của mỗi người ý thức kỷ luật như vậy còn chưa so sánh được với khả năng họ hi sinh bản thân để mong có được sự đồng nhất với đồng nghiệp và để phù hợp với cương lĩnh của công ty Họ luôn tự soi xét để kiềm chế cá tính của riêng mình, sẵn sàng đặt công ty, nhóm hay trưởng nhóm lên trên bản thân và gia đình
9 Thông tin đến mọi nhân viên.
Thông tin là một yếu tố đầu vào quan trong hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện đại; thông tin từ người quản lý đến nhân viên cần đảm bảo các yếu tố kịp thời, chính xác, đầy đủ, đúng đối tượng Nhân viên cần hiểu được mục tiêu, yêu cầu khi người quản lý giao nhiệm vụ, có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các công việc cụ thể phù hợp và đúng hướng đạt được mục tiêu cao nhất
Kết quả nghiên cứu từ các nhà quản lý doanh nghiệp đã khẳng định rằng không thể yêu cầu nhân viên đạt kết quả xuất sắc ngoài mong đợi nếu họ không thấu hiểu nhiệm vụ, giá trị, sản phẩm, kết quả kinh doanh, nhân sự và các kế hoạch khác của công ty Vì vậy, duy trì mọi nhân viên đều được chia sẻ thông tin chính là một phương thức để sản sẻ khó khăn thách thức của công ty cho mỗi thành viên
Trang 810 Thúc đẩy năng suất và hiệu quả.
Triết lý Kaizen thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên thông qua tổng hợp các phương pháp gồm:
- Đào tạo đa kỹ năng
- Khuyến khích và tạo ra động cơ làm việc
- Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong công việc
- Phân quyền cụ thể
- Phát huy khả năng làm việc chủ động và kỹ năng ra quyết định
- Khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn lực (dữ liệu thông tin, ngân sách, trí lực, sức lực, thời gian…)
- Tạo điều kiện cho nhân viên chủ động đưa ra ý kiến phản hồi
- Luân chuyển công việc
- Khen ngợi
Tóm lại, lãnh đạo là khả năng để chuyển đổi những người thừa hành miễn cưỡng thành những người làm việc tự nguyện Nếu bạn lãnh đạo một cách mênh lệnh, ba điều xấu sẽ xảy ra: nhân viên bị áp lực thụ động mà không có động cơ làm việc, nặng về quy trình nhẹ về thực chất, tổ chức không phát triển
V LỢI ÍCH CỦA KAIZEN.
1 Lợi ích hữu hình.
- Tích luỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn.
- Giảm các lãnh phí, tăng năng suất.
2 Lợi ích vô hình.
- Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến.
- Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết.
- Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí.
- Xây dựng nền văn hoá công ty.
VI CÁC CHƯƠNG TRÌNH KAIZEN.
5S: chương trình “5S” là một phương pháp cải tiến đơn giản, dễ hiểu đối cới mọi người, thực hiện dễ dàng và ít tốn kém “5S” là một trong những công cụ hữu dụng cho Kaizen để cải tiến quản lý sản xuất, nếu được áp dụng một cách đúng đắn 5S
có nghiacs là:
- Seiri – Sàng lọc (Sort – tiếng anh): nhằm loại bỏ tất cả mọi thứ không cần
thiết, không có giá trị ra khỏi công việc, nhà xưởng, tổ chức
- Seiton – Sắp xếp (Simply): phân loại hệ thống hóa để bất cứ thứ gì cũng có
thể “ dễ tìm, dễ thấy, dễ kiểm tra, dễ trả lại”
- Seiso – Sạch sẽ (Shine) thực chất là lau chùi, quét dọn, vệ sinh, kiểm tra
xem mọi thứ có được sắp xếp đúng nơi quy định
- Seiketsu - Săn sóc (Standardize): “Tiêu chuẩn hóa”, “Quy trình hóa”
những gì đã đạt được với ba nguyên tác nêu trên để mọi người của doanh nghiệp tuân theo một cách bài bản hệ thống
- Shitsuke – Sẵn sàng (Sustain): giáo dục duy trì và cải tiến bốn nguyên tắc
nêu trên trong bất kỳ mọi hoàn cảnh nào và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Trang 9 KSS: Hệ thống khuyến nghị Kaizen nhấn mạnh lợi ích xây dựng tinh thần và sự
tham gia tích cực của người lao động thông qua các khuyến khích về tài chính và phi tài chính
QCC: Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ tình nguyện thực hiện các hoạt động
kiểm soát chất lượng tại nơi làm việc, thực hiện công việc tự phát triển, đào tạo và Kaizen trong nơi làm việc
JIT: Đúng thời hạn là một kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho và sản xuất, là một
phần trong hệ thống sản xuất của TOYOTA Hệ thống được Taiichi Ohno thiết kế
và hoàn thiện tại công ty TOYOTA chủ yếu nhằm giảm thiểu lãng phí khi sản xuất
7 công cụ thống kê: là các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu làm căn cứ
để ra các quyết định, bao gồm: phương pháp phân tầng dữ liệu, phiếu kiểm tra, biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, biểu đồ phân bố, biểu đồ phân tán, biểu đồ kiểm soát
VII CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CẢU HOẠT ĐỘNG KAIZEN.
- Cam kết của lãnh đạo cao nhất.
- Vai trò của cán bộ quản lý và lãnh đạo nhóm.
- Nỗ lực tham gia của mọi người.
VIII LĨNH VỰC VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG.
Kaizen là triết lý kinh tế của Nhật nổi tiếng đã được ứng dụng đặc biệt thành công cả doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các lĩnh vực Kaizen đã cung cấp một phương pháp mới đối với tất cả mọi người trong một tổ chức Đó là một triết lý và nền tảng để khuyến khích thúc đẩy các nhaanh viên trong một công ty liên tục đạt được mục tiêu cao hơn về
sự hài lòng, doanh thu và lợi nhuận Không chỉ trông lĩnh vực kinh doanh Kaizen còn được áp dụng vào đời sống xã hội đến từng hộ gia đình, từ việc phát hiện những mâu thuẩn khó khăn nhỏ các thành viên trong xã hội và gia đình có thể ngồi lại với nhau bàn bạc cách giải quyết và từ đó dần dần xóa bỏ những điểm chưa tốt và thay thế bằng những thứ tốt hơn Khi áp dụng Kaizen trong cuộc sống hàng ngày nó cũng mang lại lợi ích tưng
tự như áo dụng ở các doanh nghiệp trong nền tảng kinh tế
IX CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI.
Các bước thực hiện Kaizen tại nơi làm việc:
Các bước thực hiện Kaizen tuân thủ theo vòng PDCA Từ bước 1 đến bước 4 là P (kế hoạch), bước 5 là D (thực hiện), bước 6 là C (kiểm tra) và bước 7, 8 là A (hành động khắc phục hoặc cải tiến) Các bước thực hiện Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu Các bước thực hiện Kaizen được tiêu chuẩn hoá như sau:
- Lựa chọn chủ đề.
- Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu.
- Phân tích dữ kiện đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.
- Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.
- Thực hiện biện pháp.
- Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp.
- Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.
- Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo.
X 7 LÝ DO SỬ DỤNG KAIZEN.
- Đơn giản, dễ áp dụng.
Trang 10- Không tốn chi phí mua sắm, đầu tư công nghệ.
- Mang lại những tiến bộ liên tục, khởi động và duy trì văn hóa thay đổi hướng tới
sự bền vững
- Kaizen đi trước các vấn đề có thể xảy ra, ngăn ngừa ngay từ đầu.
- Kaizen là bộ khung chiến lược cho kiểm soát chất lượng toàn diện, mang lại lợi ích
cho toàn tổ chức và hơn thế nữa
- Kaizen giúp giảm lãng phí trong các lĩnh vực như hàng tồn kho, thời gian chờ đợi,
vận chuyển, thao tác nhân viên, kỹ năng nhân viên, sản xuất thừa, chất lượng không đạt và giảm lãng phí trong các quá trình
- Kaizen giúp cải thiện mặt bằng sản xuất, chất lượng sản phẩm, sử dụng vốn, thông
tin, năng lực sản xuất và giữ chân nhân viên