PHẦN I: CỞ SỞ THỰC HIỆN, VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ TƯ VẤN GIÁM SÁT 4 I. CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT: 4 II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ TƯ VẤN GIÁM SÁT: 4 PHẦN II: SƠ ĐÔ TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ TƯ VẤN GIÁM SÁT 5 I. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC: 5 II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ: 5 III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP 8 PHẦN III: QUẢN LÝ HỒ SƠ 9 I. CÁC HỒ SƠ CHUẨN BỊ THI CÔNG: 9 II. HỒ SƠ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT TẠI CÔNG TRƯỜNG: 9 PHẦN IV: NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG 15 I. TRÌNH TỰ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG: 15 II. NỘI DUNG CÁC CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG: 15 III. NỘI DUNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TÁC THI CÔNG KẾT CẤU VÀ HOÀN THIỆN 22 IV. NỘI DUNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TÁC THI CÔNG CƠ ĐIỆN 38 V. CÁC YÊU CẦU VỀ KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU 40 VI. CÁC YÊU CẦU VỀ LẬP HỒ SƠ NGHIỆM THU 45 VII. CHUẨN BỊ HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG CUỐI CÙNG CỦA CÔNG TÁC LẮP ĐẶT 45 VIII. GIÁM SÁT VIỆC HIỂU CHỈNH VẬN HÀNH THỬ HỆ THỐNG KỸ THUẬT 45 IX. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SAI SÓT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY LẮP VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ 49 X. PHỤ LỤC: 55 PHẦN V: QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG 56 I. QUI ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG. 56 II. CÁC HỒ SƠ KHỐI LƯỢNG: 56 III. MỘT SỐ QUI ĐỊNH CHUNG KHÁC: 57 PHẦN VI: GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ 59 I. GIÁM SÁT THỰC HIỆN TIẾN ĐỘ 59 II. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN LÀM CHẬM TIẾN ĐỘ CỦA TỪNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, TỪNG NHÀ THẦU VÀ TOÀN BỘ DỰ ÁN, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VÀ KHẮC PHỤC 59
CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT
1 Các quy định của Nhà nước: a Luật xây dựng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng
06 năm 2014, được thông qua tại kỳ họp Quốc hội khoá 13; b Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; c Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; d Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam Các công trình có áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài cũng được thực hiện theo đề cương này
2 Các quy định theo thỏa thuận thêm giữa Chủ đầu tư và Nhà tư vấn QLDA và TVGS: a Hợp đồng kinh tế thực hiện công tác Quản lý dự án và Tư vấn giám sát ký kết giữa Chủ đầu tư (CĐT) và Nhà tư vấn Quản lý dự án và Tư vấn giám sát [Công ty ] và các phụ lục kèm theo hợp đồng; b Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt bằng quyết định và đóng dấu “Bản vẽ thi công đã phê duyệt” theo quy định; c Hồ sơ mời thầu thi công xây lắp và Hồ sơ dự thầu thi công xây lắp của Nhà thẩu trúng thầu thi công xây dựng công trình (Nhà thầu) kèm theo Hợp đồng thi công xây dựng và các tài liệu khác liên quan đến Hợp đồng ký giữa CĐT và Nhà thầu; d Những yêu cầu riêng của CĐT quy định cho công trình.
VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ TƯ VẤN GIÁM SÁT
1 Ban QLDA và TVGS có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình như đã ký kết với CĐT bằng Hợp đồng kinh tế;
2 Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và đảm bảo chất lượng;
3 Từ chối nghiệm thu công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
4 Đề xuất với CĐT xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế nếu phát hiện ra để kịp thời sửa đổi;
5 Yêu cầu Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng thi công xây lắp ký với CĐT;
6 Bảo lưu các ý kiến của Ban QLDA và TVGS đối với công việc quản lý và giám sát do Ban QLDA và TVGS đảm nhận;
7 Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên liên quan.
SƠ ĐÔ TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ TƯ VẤN GIÁM SÁT
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PROJECT MANAGEMENT
KIỂM SOÁT HỒ SƠ PLANNING & D.C ĐIỀU PHỐI THIẾT KẾ DESIGN COORDINATOR
TƯ VẤN GIÁM SÁT XÂY DỰNG CONSTRUCTION MANAGEMENT
MEP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
- Lập kế hoạch và mục tiêu hoạt động của Dự án, tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm soát trưởng công trường của các dự án Báo cáo kết quả thực hiện lên Giám đốc quản lý của vùng theo định kỳ hay đột xuất;
- Triển khai và Quản lý Hợp Đồng các gói thầu được duyệt;
- Triển khai xây dựng Dự án theo tiến độ đã được phê duyệt và chiến lược của công ty vùng và tập đoàn;
- Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo đúng kế hoạch tổng thể “master time-line”, đạt chất lượng, ngân sách và an toàn;
- Theo dõi về chất lượng và an toàn lao động các công việc xây dựng của các dự án trong vùng;
- Kiểm tra và đề xuất phê duyệt về khối lượng yêu cầu thanh toán hàng tháng của nhà thầu, cũng như khối lượng quyết toán khi hoàn tất các hợp đồng;
- Phối hợp Giám Sát Pháp Lý dự án để bảo đảm dự án được triển khai theo đúng pháp luật;
- Phối hợp các phòng ban trong việc kiểm soát giá xây dựng;
- Công việc/báo cáo khác theo sự phân công theo ngành dọc của Giám đốc Khối Xây Dựng Dự Án liên quan đến các dự án trong khu vực đang quản lý
- Lên kế hoạch và theo dõi kế hoạch đề ra của dự án điều hành trên công trường;
- Lập qui trình kiểm tra công tác nghiệm thu chất lượng công trình;
- Kiểm tra và giám sát an toàn; PCCC; bảo vệ mội trường trong phạm vi bên trong và xung quanh công trường;
- Theo dõi hồ sơ thiết kế và kết hợp với thiết kế hiệu chỉnh phù hợp đáp ứng tiến độ cho đối tác tên công trường;
- Phối hợp với “Quản lý dự án” giải quyết nhanh các vần đề liên quan đến dự án;
- Quản lý điều phối nhân sự phù hợp nghiệp vụ, giám sát thành quả công việc của cấp dưới để xử lý kịp thời;
- Báo cáo, đề xuất với “Quản lý dự án” và phổ biến thông báo cho các thành viên trong dự án về tình hình phê duyệt thiết kế, các nội dung trao đổi liên quan vấn đề kỹ thuật của dự án;
- Cung cấp thông tin hướng dẫn cho người sử dụng và trả lời hoăc hỗ trợ giải quyết những thắc mắc của người sử dụng liên quan đến tài liệu dự án;
- Phê duyệt các bản vẽ thi công căn cứ theo thiết kế;
- Tham gia giải quyết các công việc được chấp thuận của Quản lý dự án;
- Tuân thủ nghiêm các qui định công ty và luôn hướng dẫn đồng nghiệp tuân theo qui định công ty đạt hiệu quả tốt Phải hoàn thành trách nhiệm được giao;
- Nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật thích hợp cho công việc một cách sáng tạo;
- Kiểm tra khối lượng thi công của nhà thầu
3 Công việc Kỹ sư Xây dựng:
- Liên tục theo dõi và kiểm tra công việc thi công phần Xây dựng trên công trường, phát hiện, báo cáo cho Trưởng Dự án/Kỹ sư trưởng Xây dựng và có phương án xử lý kịp thời các sai sót, bất hợp lý;
- Giám sát việc nghiệm thu công việc xây dựng ngoài hiện trường;
- Kiểm tra và đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công phần Xây dựng;
- Phối hợp và thúc đẩy các nhà thầu để công việc phần Xây dựng được thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng;
- Giải quyết các vấn đề phát sinh về mặt kỹ thuật liên quan đến công việc được giao;
- Tham gia giải quyết các công việc khác do Trưởng Dự án/Kỹ sư trưởng Xây dựng yêu cầu
- Tiếp nhận, chuyển giao, lưu trữ một cách có hệ thống toàn bộ hồ sơ của dự án trong suốt giai đoạn tổ chức thi công dự án;
- Soạn thảo và dịch (nếu cần) tất cả các công văn, chỉ thị, báo cáo hoặc văn bản khác của dự án;
- Tham dự các cuộc họp của dự án, ghi lại các nội dung trao đổi, soạn thảo các biên bản họp (nếu có yêu cầu);
- Tham gia giải quyết các công việc khác do Trưởng Dự án yêu cầu
- Chịu trách nhiệm triển khai công tác trắc đạc phục vụ thi công tại hiện trường;
- Phối hợp với nhà thầu đảm bảo triển khai công tác trắc đạc đúng với thiết kế;
- Đảm bảo tuân thủ các quy trình đo đạc hiện trường, đo vẽ bản vẽ địa hình;
- Xác nhận kết quả đo đạc và đảm bảo tính chính xác của công tác trắc đạc diễn ra trên công trường;
- Định vị và đảm bảo tính chính xác các điểm tim, mốc công trình ngoài thực địa;
- Phối hợp tư vấn trong việc đo, vẽ, tính toán độ lún và độ chuyển dịch của công trình;
- Lập phương án trắc đạc phục vụ các công tác thi công công trình khi có yêu cầu;
- Hướng dẫn nhắc nhở cán bộ, công nhân thực hiện công việc theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn;
- Tham gia công tác nghiệm thu kỹ thuật công trình với Tư vấn giám sát;
- Công việc khác do quản lý trực tiếp yêu cầu
6 Kỹ sư trưởng cơ điện:
- Phối hợp với các bên liên quan để thiết lập tiến độ xây dựng cho các nhà thầu Cơ Điện;
- Phê duyệt vật tư thiết bị sử dụng cho Cơ Điện và báo cáo cho Trưởng Dự án;
- Kiểm soát việc đặt hàng và giao hàng phần vật tư thiết bị Cơ Điện đến công trường;
- Quản lý chung việc thực hiện bản vẽ thi công, biện pháp thi công phần Cơ Điện để đảm bảo việc thi công đúng theo bản vẽ và thực tế công trường;
- Đánh giá tiến độ và khối lượng công việc thực hiện phần Cơ Điện;
- Phối hợp với nhà thầu chính giải quyết các vấn đề trên công trường phần Cơ Điện để đảm bảo dự án không bị gián đoạn;
- Giám sát việc nghiệm thu phần Cơ Điện trên công trường;
- Kiểm tra Hồ sơ hoàn công phần việc liên quan đến Cơ Điện trước khi bàn giao cho đơn vị Quản lý tòa nhà;
- Chịu trách nhiệm bàn giao phần việc liên quan đến Cơ Điện cho đơn vị Quản lý tòa nhà
- Phối hợp với các bên liên quan để thiết lập tiến độ xây dựng cho các nhà thầu Cơ Điện;
- Phê duyệt vật tư thiết bị sử dụng cho Cơ Điện và báo cáo cho Trưởng Dự án;
- Kiểm soát việc đặt hàng và giao hàng phần vật tư thiết bị Cơ Điện đến công trường;
- Quản lý chung việc thực hiện bản vẽ thi công, biện pháp thi công phần Cơ Điện để đảm bảo việc thi công đúng theo bản vẽ và thực tế công trường;
- Đánh giá tiến độ và khối lượng công việc thực hiện phần Cơ Điện;
- Phối hợp với nhà thầu chính giải quyết các vấn đề trên công trường phần Cơ Điện để đảm bảo dự án không bị gián đoạn;
- Giám sát việc nghiệm thu phần Cơ Điện trên công trường;
- Kiểm tra Hồ sơ hoàn công phần việc lien quan đến Cơ Điện trước khi bàn giao cho đơn vị Quản lý tòa nhà;
- Chịu trách nhiệm bàn giao phần việc liên quan đến Cơ Điện cho đơn vị Quản lý tòa nhà
- Liên tục theo dõi và kiểm tra công việc thi công phần Cơ trên công trường, phát hiện, báo cáo cho Trưởng Dự án/Kỹ sư trưởng Cơ Điện và có phương án xử lý kịp thời các sai sót, bất hợp lý;
- Giám sát việc nghiệm thu công việc liên quan đến phần Cơ ngoài hiện trường;
- Kiểm tra và đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công phần Cơ;
- Phối hợp và thúc đẩy các nhà thầu để công việc phần Cơ được thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng;
- Giải quyết các vấn đề phát sinh về mặt kỹ thuật liên quan đến công việc được giao;
- Tham gia giải quyết các công việc khác do Trưởng Dự án/Kỹ sư trưởng Cơ Điện yêu cầu.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP
- Trong toàn bộ quá trình giám sát, căn cứ theo quy trình phối hợp, đơn vị Tư vấn giám sát sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một hệ thống báo cáo cho Chủ đầu tư một cách chi tiết bao trùm toàn bộ các hoạt động thực hiện về chất lượng, về khối lượng, về tiến độ,… của các Nhà thầu trên toàn công trường;
- Hệ thống báo cáo phần giám sát cũng được thực hiện tương tự như các báo cáo trong quản lý dự án, có nghĩa là bao gồm có các hình thức báo cáo sau:
1) Báo cáo định kỳ (báo cáo tuần, tháng);
3) Báo cáo sai sót, không phù hợp
Tuy nhiên, hệ thống báo cáo này có thể sửa đổi tùy theo các yêu cầu của Chủ đầu tư
1 Chế độ báo cáo: a Phân kỳ báo cáo: Chế độ báo cáo của KS TVGS được thực hiện ở các giai đoạn sau đây (ngoài ra nếu có vấn đề đặc biệt cần báo cáo, CĐT phải có yêu cầu bằng văn bản):
- Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần cọc, đài cọc…
- Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần thân thô;
- Giai đoạn xây dựng hoàn thành phần hoàn thiện và cơ điện;
- Giai đoạn hoàn thành công trình đưa vào sử dụng;
- Sự cố công trình xây dựng (nếu có) b Nơi nhận báo cáo: CĐT sẽ nhận được các báo cáo theo định kỳ như đã nêu ở mục trên Đồng thời báo cáo được gửi về Công ty
2 Tổ chức các cuộc họp: a Quy định tổ chức: Tất cả các cuộc họp liên quan đến công trình đều do CĐT tổ chức, KS TVGS cùng các Nhà thầu tham dự và cho ý kiến nếu được yêu cầu và xét thấy cần thiết b Định kỳ tổ chức: Theo định kỳ hàng tháng, CĐT sẽ họp với KS TVGS và các Nhà thầu thi công xây dựng về chất lượng công trình xây dựng c Thành phần tham dự các cuộc họp: Các cuộc họp định kỳ hàng tháng Trưởng đoàn KS TVGS tham dự:
- Giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty có thể thay mặt Công ty dự các cuộc họp do CĐT yêu cầu;
- Ngoài ra theo yêu cầu của CĐT trong các trường hợp đặc biệt sẽ tổ chức riêng và được báo trước ít nhất 03 ngày bằng giấy mời Thành phần, thời gian, địa điểm cụ thể theo giấy mời d Địa điểm tổ chức: Các cuộc họp được tổ chức tại công trường là chính, CĐT có thể tổ chức tại một nơi khác được ấn định trước.
QUẢN LÝ HỒ SƠ
CÁC HỒ SƠ CHUẨN BỊ THI CÔNG
Các hồ sơ cần chuẩn bị cụ thể bao gồm:
1 Cỏc quy định kỹ thuật của cụng trỡnh về cụng tỏc xõy dựng và lắp đặt thiết bị, cỏc bản vẽ toồng mặt bằng, thiết kế xây dựng, lắp đắp thiết bị kỹ thuật, hệ thống điện nước, thông gió,… các mốc chỉ giới, lộ giới, định vị và cao độ
2 Toồng tiến độ và tiến độ xõy lắp từng hạng mục
3 Tiến độ chi tiết xây dựng và lắp đặt từng hạng mục xây dựng thiết bị
4 Các tài liệu khảo sát địa chất, thủy văn, môi trường
5 Hồ sơ thiết kế xây dựng và lắp đặp do nhà thiết kế cung cấp và được Chủ đầu tư phê duyệt
6 Các quy định Nhà nước về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
7 Các tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam và quốc tế đã được Chủ đầu tư quy định
8 Kiểm tra khả naêng của thầu chính và thầu phụ (nếu có)
9 Kiểm tra thiết bị thi công của nhà thầu:
- Sự phù hợp với biện pháp thi công;
- Biện pháp an toàn khi vận hành.
HỒ SƠ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT TẠI CÔNG TRƯỜNG
1 Hồ sơ phục vụ công tác giám sát tại công trình (Điều kiện bắt buộc phải có) a Báo cáo thẩm định thiết kế và kết hợp với thiết kế kỹ thuật để tìm hiểu và phát hiện kịp thời những sai sót trong thiết kế kỹ thuật, khuyến cáo các đơn vị liên quan trước khi thi công; b Báo cáo địa chất công trình; c Bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt; d Danh sách cán bộ tại công trình của bên A và bên B; e Hồ sơ dự thầu: xem xét tìm hiểu điều kiện sách của công trình, biện pháp thi công của nhà thầu; f Dự toán trúng thầu: theo dõi khối lượng thi công; g Tiến độ và biện pháp an toàn trong thi công: theo dõi tiến độ và an toàn lao động; h Biện pháp bảo đảm chất lượng thi công của nhà thầu
2 Hồ sơ phục vụ công tác nghiệm thu hoàn thành công trình a Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền; b Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; c Văn bản chấp nhận của cấp có thẩm quyền về:
- Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán;
- Bảng thỏa thuận thiết kế về môi trường;
- Thỏa thuận đấu nối với công trình hạ tầng (cấp điện, cấp thoát nước và giao thông);
- Thỏa thuận thiết kế về an toàn đê điều, giao thông (nếu có) d Giấy phép kinh doanh của các đơn vị tư vấn xây dựng trong nước và chứng chỉ hành nghề của cá nhân phù hợp với công việc thực hiện:
- Tư vấn xây dựng (khảo sát, thiết kế kiến trúc, kết cấu, hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, công nghệ PCCC, thông tin liên lạc;
- Giám sát thi công xây lắp;
- Kiểm định chất lượng xây dựng e Giấy phép kinh doanh của đơn vị thầu xây lắp trong nước; f Giấy phép thầu xây dựng tại Việt Nam của các nhà thầu nước ngoài (thầu tư vấn xây dựng, thầu xây lắp); g Hợp đồng thi công giữa chủ đầu tư và nhà thầu chính xây lắp; h Biên bản bàn giao mốc chuẩn quốc gia; i Hồ sơ thiết kế; j Báo cáo khảo sát địa chất công trình; k Biên bản kiểm tra nghiệm thu hoàn thành, giấy phép của cấp có thẩm quyền về:
- Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
- Chỉ giới đất xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu hệ thống PCCC/Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống phòng chống cháy;
- Biên bản đo điện trở nối đất chống sét/Biên bản đo điện trở nối đất an toàn thiết bị;
- Văn bản nghiệm thu môi trường/Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Biên bản kiểm định, giấy phép sử dụng cho các thiết bị điều hòa không khí trung tâm/hệ thống cấp trữ đông/thang máy, thiết bị nâng/lò hơi;
- Nghiệm thu đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông…);
- An toàn giao thông đường nội bộ;
- Thông tin liên lạc; antenna parapol, điện thoại
3 Giao nhận hồ sơ a Quy định nhận hồ sơ:
- Ký Phiếu giao nhận hồ sơ của Nhà thầu và lưu 1 phiếu giao nhận vào đúng nơi quy định;
- Đóng dấu "RECEIVED" vào hồ sơ và ghi ngày nhận;
- Cập nhật và lưu trữ vào file hồ sơ dự án;
+ Đối với những bản chính bản vẽ phải đóng thêm dấu “ORIGINAL”
+ Đối với những bản vẽ photo phải đóng thêm dấu “CONTROLLED COPY” và ghi ngày nhận b Quy định gửi hồ sơ:
- Đóng các dấu “SENT” vào hồ sơ và ghi ngày gửi;
- Làm 2 Phiếu giao nhận hồ sơ và gửi hồ sơ cho Nhà thầu;
- Yêu cầu Nhà thầu ký 2 Phiếu giao nhận hồ sơ và lưu 1 Phiếu giao nhận hồ sơ vào đúng nơi quy định;
+ Khi phát hành bản vẽ thiết kế thi công đã được duyệt phải đóng thêm dấu “For Construction”, có chữ ký của người quản lý;
+ Khi phát hành shopdrawing đã được duyệt phải đóng thêm dấu “shop drawing”, có chữ ký của người quản lý
4 Quy định mã số tài liệu/hồ sơ tại công trường a Quy định ghi mã số hồ sơ (Không bao gồm hồ sơ nghiệm thu) b Quy định ghi mã số hồ sơ nghiệm thu c Quy ước viết tắt tài liệu-hồ sơ
TT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH VIẾT TẮT
1 Báo cáo chất lượng Quality Report QUR
2 Báo cáo công trường Construction Report COR
3 Báo cáo khuyết tật Report For Defect RFD
4 Báo cáo khảo sát Survey Report SUR
5 Báo cáo sự không phù hợp Non Conformance Report NCR
6 Chỉ thị công trường Site Instruction SII
Số thứ tự: Bắt đầu từ 001 và tăng dần Khu vực nghiệm thu: Theo quy ước viết tắt của quy định này Loại công tác nghiệm thu: Theo quy ước viết tắt của quy định này Loại hồ sơ nghiệm thu: Theo quy ước viết tắt của quy định này Đơn vị phát hành: Ghi ký hiệu viết tắt của Đơn vị phát hành
Mã dự án: Theo quy định viết tắt tên dự án
AAAAA-BBB-CCC-DD-FF.nnn
Lần phát hành: Bắt đầu từ 01 và tăng dần
Số thứ tự: Bắt đầu từ 001 và tăng dần Loại hồ sơ: Theo quy ước viết tắt của quy định này Đơn vị phát hành: Ghi ký hiệu viết tắt của Đơn vị phát hành
Mã dự án: Theo quy định viết tắt tên dự án
TT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH VIẾT TẮT
8 Nghiệm thu chất lượng Quality Inspection QUI
9 Nghiệm thu công việc Construction Work Inspection CWI
10 Nghiệm thu hạng mục Construction Stage Inspection CSI
11 Nghiệm thu vật liệu - vật tư Material Inspection MAI
12 Phiếu giao nhận hồ sơ Transmittal TRA
13 Thông báo phát sinh Variation Order Notice VON
14 Tiến độ công trường Construction Schedule COS
15 Tiến độ tuần Weekly Schedule WES
16 Trình duyệt Bản vẽ Shop Drawing Submission SDS
17 Trình duyệt biên pháp thi công Method Statement Submission MSS
18 Trình duyệt khác Other Submission OTS
19 Trình duyệt vật tư Material Submission MAS
20 Yêu cầu cung cấp thông tin Request For Information RFI
21 Yêu cầu nghiệm thu Request For Inspection RFIs d Quy ước viết tắt các Công tác
TT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH VIẾT TẮT
1 Báo cáo chất lượng Quality Report QUR
2 Báo cáo công trường Construction Report COR
3 Báo cáo khuyết tật Report For Defect RFD
4 Báo cáo khảo sát Survey Report SUR
5 Báo cáo sự không phù hợp Non Conformance Report NCR
6 Chỉ thị công trường Site Instruction SII
8 Nghiệm thu chất lượng Quality Inspection QUI
9 Nghiệm thu công việc Construction Work Inspection CWI
10 Nghiệm thu hạng mục Construction Stage Inspection CSI
11 Nghiệm thu vật liệu - vật tư Material Inspection MAI
12 Phiếu giao nhận hồ sơ Transmittal TRA
13 Thông báo phát sinh Variation Order Notice VON
TT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH VIẾT TẮT
14 Tiến độ công trường Construction Schedule COS
15 Tiến độ tuần Weekly Schedule WES
16 Trình duyệt Bản vẽ Shop Drawing Submission SDS
17 Trình duyệt biên pháp thi công Method Statement Submission MSS
18 Trình duyệt khác Other Submission OTS
19 Trình duyệt vật tư Material Submission MAS
20 Yêu cầu cung cấp thông tin Request For Information RFI
21 Yêu cầu nghiệm thu Request For Inspection RFIs e Quy ước viết tắt các Khu vực
TT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH VIẾT TẮT
1 Khối tháp (ghi số khối) Block B
2 Tháp (ghi số tháp) Tower T
4 Khu vực (ghi số khu) Zone Z
5 Tầng (ghi số tầng) Floor F
6 Tầng hầm (ghi số tầng hầm) Basement BA
Lưu ý: i Khi nghiệm thu theo phương:
- Phương đứng (Vertical) ghi thêm chữ V ngay sau số thứ tự
- Phương ngang (Horizontal) ghi thêm chữ H ngay sau số thứ tự
Ví dụ: SRR.NB-HBC-CSI-SB-F7.002V
Dự án Sunrise Riverside (SRR.NB);
Đơn vị phát hành: Nhà thầu Hòa Bình (HBC);
Hồ sơ nghiệm thu hạng mục: (CSI);
Hạng mục nghiệm thu: nền, móng cọc (SB);
Khu vực nghiệm thu: Tầng 7 (F7);
Nghiệm thu theo phương đứng (V) ii Khi nghiệm thu khu vực tháp kết hợp với tầng nghiệm thu: ghi thêm mã số tầng nghiệm thu ngay sau mã số tháp
Ví dụ: SRR.NB-HBC-CSI-SB-B1-F703.001
Dự án Sunrise Riverside (SRR.NB);
Đơn vị phát hành: Nhà thầu Hòa Bình (HBC);
Hồ sơ nghiệm thu hạng mục: (CSI);
Hạng mục nghiệm thu: nền, móng cọc (SB);
Khu vực nghiệm thu: Tháp 1 (B1) - Tầng 7 (F7) căn hộ số 3 (03);
NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
TRÌNH TỰ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:
1 Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
2 Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình
3 Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình
4 Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình
5 Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình
6 Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng (nếu có)
7 Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng
8 Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
9 Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng.
NỘI DUNG CÁC CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
1 Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 107 của Luật Xây dựng: a Ban QLDA và TVGS thay mặt CĐT bàn giao mặt bằng công trình cho Nhà thầu thi công b Kiểm tra, xem xét và cho ý kiến về hồ sơ do CĐT cung cấp bao gồm:
- Bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt Bản vẽ bắt buộc phải có dấu “BẢN VẼ ĐÃ PHÊ DUYỆT” của CĐT theo quy định;
- Biện pháp thi công, biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng do Nhà thầu trình lập và được CĐT phê duyệt
2 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng Bao gồm: a Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu đưa vào công trường:
- Kiểm tra nhân lực của Nhà thầu theo đúng hồ sơ trúng thầu đã phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT đồng ý bằng văn bản;
- Thiết bị thi công của Nhà thầu phải có tên trong danh sách thiết bị đưa vào công trình theo hồ sơ trúng thầu được phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT đồng ý bằng văn bản b Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu
- Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu phải được thể hiện trong hồ sơ trúng thầu, nếu trong hồ sơ trúng thầu không có hoặc thiếu thì kiến nghị CĐT yêu cầu Nhà thầu xây dựng cung cấp;
- Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu không đúng như trong hồ sơ trúng thầu thì kiến nghị CĐT yêu cầu Nhà thầu thực hiện đúng như trong hồ sơ trúng thầu, nếu Nhà thầu có thay đổi thì phải có văn bản đề nghị và được CĐT chấp thuận bằng văn bản c Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình: Các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải có các tài liệu sau: Lý lịch máy, giấy chứng nhận kiểm định an toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do cơ quan có thẩm quyền cấp d Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng công trình
- Nhà thầu phải đệ trình phương án sử dụng các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, như trong hồ sơ trúng thầu, có chứng chỉ cấp nhà nước (dấu LAS);
- Các cơ sở sản xuất vật tư vật liệu dự định cung cấp cho công trình theo cam kết của Nhà thầu trong hồ sơ trúng thầu (phải có giấy phép, có các giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp)
3 Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu cung cấp theo yêu cầu của thiết kế a Trước khi đưa vật tư vật liệu vào công trường, Nhà thầu trình danh mục vật tư vật liệu theo thiết kế đã được CĐT phê duyệt và kiểm soát Nhà thầu đưa đúng những vật tư vật liệu đó vào công trường; b Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất trước khi đưa vật tư thiết bị vào công trình, phiếu kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; c Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu cung cấp thì KS TVGS kiến nghị CĐT thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình, bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định và KS TVGS chấp nhận; d Các kết quả kiểm tra và số lượng vật tư vật liệu đưa vào công trình từng thời điểm trong ngày được ghi trong nhật ký công trình; e Theo QCVN 16:2014/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam thuộc các nhóm sản phẩm, hàng hóa sau đây:
- Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng;
- Nhóm sản phẩm kính xây dựng;
- Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa;
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ;
- Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe;
- Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát;
- Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh;
- Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa (cát, đá dăm, sỏi, sỏi dăm, );
- Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi;
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây (gạch đất sét nung, gạch không nung, );
- Chi tiết cụ thể các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc các nhóm trên được nêu trong Phần 2, QCVN 16:2014/BXD
4 Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng a Kiểm tra biện pháp thi công của Nhà thầu so với hồ sơ dự thầu đã được CĐT chấp thuận
- KS TVGS kiểm tra và xem xét tất cả các biện pháp thi công chi tiết trong hồ sơ trúng thầu Các biện pháp thi công này Nhà thầu xây dựng công trình phải có tính toán, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và cấu kiện xây dựng trong thi công và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả tính toán đó;
- Đối với các biện pháp thi công được CĐT chấp thuận là biện pháp đặc biệt thì phải có thiết kế riêng KS TVGS có trách nhiệm giám sát thi công và xác nhận khối lượng đúng theo biện pháp được duyệt b Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình Nhà thầu triển khai các công việc tại hiện trường Kết quả kiểm tra phải được ghi nhật ký công trình hoặc biên bản kiểm tra theo quy định
- Việc giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống, được hiểu có nghĩa như sau: Theo đúng quy trình nghiệm thu, tiến độ thi công được duyệt, KS TVGS sẽ có mặt tại hiện trường, để kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu Việc kiểm tra nghiệm thu và ghi chép nhật ký công trình diễn ra theo một quy trình nhất định, tuần tự, không thay đổi trong suốt quá trình xây dựng công trình Được gọi là thường xuyên, liên tục, có hệ thống
- CĐT yêu cầu Nhà thầu lập sổ Nhật ký thi công xây dựng công trình
NỘI DUNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TÁC THI CÔNG KẾT CẤU VÀ HOÀN THIỆN
1 Công tác khảo sát: a TGVS có trách nhiệm tổ chức giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
- Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát;
- Được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng b Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
- Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng;
- Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng;
- Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình;
- Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện;
- Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích;
- Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có);
- Kết luận và kiến nghị;
- Các phụ lục kèm theo c Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
- TVGS kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của báo cáo khảo sát so với quy định của nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu khảo sát nếu đạt yêu cầu;
Trường hợp báo cáo kết quả khảo sát xây dựng chưa đạt yêu cầu, chủ đầu tư gửi nhà thầu khảo sát ý kiến không chấp thuận nghiệm thu bằng văn bản, trong đó nêu các nội dung chưa đạt yêu cầu mà nhà thầu khảo sát phải chỉnh sửa hoặc phải thực hiện khảo sát lại;
- TGVS phê duyệt trực tiếp vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng sau khi thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo này và chịu trách nhiệm về kết quả phê duyệt của mình
2 Công tác trắc đạc: Tiêu chuẩn áp dụng: TCVD 9364:2012, TCVN 9398: 2012
- Tiếp nhận hệ tim mốc định vị, mốc cao độ chuẩn do chủ đầu tư và tư vấn thiết kế bàn giao
- Nghiệm thu (bằng ghi vào nhật ký công trình/lập biên bản) lưới định vị tim trục và các mốc trung gian do nhà thầu thực hiện trước khi thi công;
- Kiểm tra các thông số trắc đạc (cao độ, thẳng đứng, vị trí…) của lớp san lấp, các cấu kiện, từng hạng mục trong quá trình thi công;
- Kiểm tra hoàn công kích thước, vị trí, độ thẳng đứng các cấu kiện sau khi hoàn thành
- Trước khi thi công phần đào đất, Nhà thầu phải có biện pháp thi công cụ thể về các công tác: đào đất, cừ đất xung quanh công trình và giấy phép đổ đất thải trình Chủ đầu tư và TVGS trước khi thi công;
- Đào đất theo tuyến, đất, cát thừa đào lên được chuyển đến vị trí tập kết được sự đồng ý của BQLDA và TVGS;
- Nước hố móng bơm đổ ra hố ga thoát nước đã có;
- Khi đào gần đến cốt thiết kế thì kiểm tra lại đáy móng cho chính xác và sửa thành vách đất móng bằng thủ công sao cho đất không rơi vào móng trong quá trình đổ bê tông
4 Công tác gia công lắp đặt cốt thép: Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 4453-1995, TCVN 1651- 2008 và TCVN 4453- 1995
+ Kiểm tra sự phù hợp của xuất xứ, chủng loại thép đưa vào sử dụng so với thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
+ Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của từng lô thép;
+ Lập biên bản lấy mẫu tại hiện trường (mỗi loại đường kính lấy 5 thanh dài 60cm: trong đó 2 thanh để lấy thí nghiệm kéo, 2 thanh để lấy thí nghiệm uốn, 1 thanh để lưu mẫu tại công trường) Tần suất lấy mẫu thí nghiệm tùy theo từng đợt thép chở về công trường Đối chiếu kết quả thí nghiệm với yêu cầu thiết kế;
+ Kiểm tra độ sạch của thép đảm bảo không dính mỡ và các chất dơ bẩn
+ Cốt thép được vận chuyển, tập kết đến công trường theo đúng kế hoạch đã trình và được Chủ đầu tư phê duyệt, đảm bảo được yêu cầu tiến độ của Chủ đầu tư;
+ Cốt thép tại công trường trước và sau khi gia công phải được che phủ, bảo quản đảm bảo không bị han gỉ, bám bẩn
+ Nếu cốt thép bị bám bẩn, han gỉ nhà thầu phải có biện pháp làm vệ sinh, đánh gỉ trước khi tổ chức nghiệm thu
- Gia công cốt thép: Cốt thép cần được gia công, cắt nối đúng hình dạng của thiết kế và phù hợp với qui phạm
+ Cốt thép vận chuyển đến vị trí từng thanh hoặc theo từng cấu kiện rồi mới buộc lại thành khung hoặc lưới;
+ Để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cũng như khoảng cách cốt thép cần có các biện pháp cố định cốt thép bằng các miếng kê hay buộc;
+ Khi buộc cốt thép cần kiểm tra thường xuyên vị trí và khoảng cách cốt thép;
+ Thép chờ cột được lắp dựng sau khi đã lắp dựng cốt thép chính;
+ Cốt thép cần được cắt nối theo qui phạm, đúng theo bản vẽ thiết kế và phù hợp với mặt bằng thực tế;
+ Việc kê đặt cốt thép để đảm bảo chiều dày của lớp bêtông bảo vệ
- Độ sai lệch của cốt thép đã gia công:
+ Sai lệch vị trí của cốt thép phải đảm bảo theo đúng TCVN 4453-1995: o Sai lệch kích thước theo chiều dài 20 mm trên toàn bộ thanh; o Sai lệch vị trí điểm uốn 20mm; o Sai lệch góc uốn 3º; o Vị trí nối buộc, nối hàn phải tuân thủ đúng theo thiết kế đã qui định Các mối hàn phải đảm bảo đủ chiều dài, chiều cao đường hàn, vật liệu hàn theo đúng yêu cầu của thiết kế và TCVN 4453-1995
+ Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng
+ Sai lệch khoảng cách giữa các thanh chịu lực: o Cột dầm: 10mm o Bản, tường: 20mm
+ Sai lệch khoảng cách giữa các hàng cốt thép ( theo chiều cao): o Dầm: 5mm o Bản ( có độ dày < 100 ): 3mm
+ Sai lệch về khoảng cách cốt thép đai: Dầm, cột 10mm
+ Sai lệch cục bộ của chiều dày lớp bê tông bảo vệ: o Móng: 10mm o Cột, dầm, tường thang máy 5mm o Bản sàn: 3mm
+ Sai lệch vị trí cốt đai: 10mm
5 Gia công lắp đặt ván khuôn: Tiêu chuẩn áp dụng: Theo mục 4 của TCVN 4453-1995
- Kiểm tra kích thước, cao độ, hình dáng, độ phẳng, thẳng và độ sạch, độ kín khít, độ chống bám dính của ván khuôn sau khi gia công và lắp đặt, các chốt, neo, lỗ chờ, cửa sổ, cây chống, giằng, đà đỡ, con nêm
- Kiểm tra kích thước, vị trí các khoảng trống và lỗ chờ kỹ thuật
Nhà thầu phải trình Chủ đầu tư các trạm bê tông thương phẩm sẽ sử dụng, trong đó phải đầy đủ hồ sơ của trạm trộn gồm:
- Hồ sơ năng lực của trạm trộn;
- Giấy kiểm định của trạm trộn;
- Giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Phiếu thí nghiệm thiết kế thành phần cấp phối của bê tông với mỗi loại mác bê tông được sử dụng cho công trình (có đóng dấu LAS của phòng thí nghiệm);
- Chứng chỉ thí nghiệm của các thí nghiệm viên thử độ sụt bê tông và lấy mẫu tại hiện trường
- Các phiếu thí nghiệm cát, đá, xi măng;
- Các đặc tính của phụ gia;
Lưu ý: Thời gian bắt đầu ninh kết của bê tông và nhiệt độ của bê tông khi ninh kết
- Kiểm tra vật liệu sử dụng và cấp phối bêtông:
NỘI DUNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TÁC THI CÔNG CƠ ĐIỆN
Việc giám sát, quản lý chất lượng lắp đặt thiết bị công trình bao gồm việc giám sát thi công các hệ thông kỹ thuật công nghệ sau:
- Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống thông gió, điều hòa không khí
- Hệ thống camera, báo cháy, hệ thống âm thanh …
1 Nguyên tắc chung của công tác giám sát a Giám sát việc lắp đặt các hệ thống kỹ thuật và thiết bị theo đúng các bản vẽ kỹ thuật đề ra, giám sát chạy thử không tải và chạy thử có tải b Việc giám sát này sẽ đảm bảo việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật đúng với yêu cầu kỹ thuật, tránh các loại sai sót kỹ thuật xảy ra trong quá trình này Đồng thời, bằng công tác giám sát, đơn vị Tư vấn giám sát sẽ hỗ trợ đưa ra các ý kiến để Chủ đầu tư chỉ chấp nhận các thiết bị sau khi đã vận hành tốt trong toàn hệ thống đáp ứng được các thông số kỹ thuật thiết kế c Hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc giám sát quá trình chuyển giáo công nghệ của nhà cung cấp đối với từng hệ thống kỹ thuật theo đúng các quy định của hợp đồng đề ra đối với nhà thầu cung cấp thiết bị d Hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc kiểm tra xem xét các tổ hợp thiết bị thuộc hệ thống, sự liên quan giữa các hạng mục cho tới tính đồng bộ của toàn bộ hệ thống với mục đích đảm bảo các thiết bị không chỉ đạt yêu cầu cục bộ mà các thiết bị này phải đạt yêu cầu trong phạm vị tổng thể e Trong nhiệm vụ này, với tư cách và trách nhiệm luôn đứng trên quyền lợi của chủ đầu tư, đơn vị Tư vấn giám sát sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư đảm bảo các thiết bị trong phạm vi giám sát luôn đúng theo yêu cầu, quy trình quy phạm, … mà Chủ đầu tư đã ràng buộc các nhà cung cấp trong hợp đồng kinh tế
2 Nội dung: a Xem xét hồ sơ thi công lắp đặt của nhà thầu cho từng hạng mục công trình cụ thể:
- Trước khi thực hiện công tác lắp đặt hệ thông kỹ thuật, các chuyên viên của đơn vị Tư vấn giám sát, theo “Kế hoạch giám sát lắp đặt” sẽ thay mặt chủ đầu tư xem xét và phê duyệt “Quy trình lắp đặt” hay “Biện pháp thi công công tác lắp đặt”, đưa ra các ý kiến về sự phù hợp của các quy trình này đối với việc đảm bảo chất lượng của công tác lắp đặt
- Đồng thời với việc xem xét quy trình lắp đặt, đơn vị Tư vấn giám sát sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt các Hồ sơ máy móc phục vụ cho công tác lắp đặt Các hồ sơ này sẽ được xem xét trên nguyên tắc: Các máy móc thi công phải có chứng chỉ sử dụng hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền an toàn máy móc cấp, đảm bảo các yêu cầu lắp đặt,….Đơn vị Tư vấn giám sát sẽ thay mặt Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt “Kế hoạch kiểm soát chất lượng” áp dụng cho công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật
- Để thực hiện kiểm tra các cấu kiện lắp đặt trên công trường, đơn vị Tư vấn giám sát cũng sẽ hỗ trợ chủ đầu tư trong việc xem xét và phê duyệt các “Quy trình kiểm tra phá hủy và không phá hủy, chứng chỉ của người kiểm tra” đối với các cấu kiện nối hàn theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế
- Ngoài ra còn một số các quy trình kỹ thuật khác tùy theo từng trường hợp và điều kiện kỹ thuật cụ thể sẽ yêu cầu nhà thầu chuẩn bị và đệ trình b Kiểm tra thiết bị thi công
- Các chuyên viên của đơn vị Tư vấn giám sát, trước lúc lắp đặt từng hạng mục công trình, sẽ yêu cầu các nhà thầu lắp đặt phải xuất trình các lý lịch của thiết bị được dùng để thi công, chú ý đến đặc tính kỹ thuật của từng thiết bị, nhất là đối với cẩu lắp, thiết bị căn chỉnh, thiết bị đo lường, thiết bị vận chuyển trong phạm vi công trường Các hồ sơ thiết bị này sẽ được xem xét trên nguyên tắc: Các máy móc thi công phải có chứng chỉ sử dụng hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền về an toàn máy móc cấp, đảm bảo được tải trọng lắp, hệ số lắp và công thêm các hệ số dự phòng, các phụ tùng kèm theo phải đầy đủ …
- Công tác chuẩn bị sân bãi để tập kết thiết bị của nhà thầu cũng được kiểm tra xem xét và lưu ý với các nhà thầu c Giám sát việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật tại công trường:
- Công việc giám sát thiết bị sẽ được tiến hành thường xuyên tại hiện trường với sự kiểm tra kỹ thuật và giám sát tiến độ của các chuyên viên của đơn vị Tư vấn giám sát, nhằm đảm bảo chất lượng lắp đặt đối với từng thiết bị, từng hệ thống kỹ thuật và từng nhà thầu
- Mục tiêu: bảo đảm công tác lắp đặt phù hợp với bản vẽ thiết kế, các sữa đổi bổ sung tại hiện trường của nhà thiết kế; tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng và hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất
- Các trình tự chủ yếu của công việc giám sát lắp đặt hệ thống kỹ thuật là:
CÁC YÊU CẦU VỀ KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU
1 Hệ thống điện động lực và chiếu sáng a Các tiêu chuẩn áp dụng:
- TCVN 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – TC thiết kế
- TCVN 9206:2012 Thiết kế lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – TC thiết kế
- TCVN 7447-2010: Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà
- TCVN 5935-1995: Cáp điện lực cách điện bằng chất điện môi rắn có điện áp danh định từ 1KV - 30KV
- TCVN 6610-2007: Cáp cách điện bằng pvc có điện áp danh định đến và bằng 450/700V
- TCVN 6012-2007: Ruột dẫn của cáp cách điện
- TCVN 7994-2009: Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp
- TCVN 9385-2012: Chống sét cho các công trình xây dựng
- TCVN 4756-1989: Quy phạm nối đất và nối không thiết bị
- TCVN 7114-2008: Hệ thống chiếu sáng
- TCXD 16:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng
- TCXDVN 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - TC thiết kế
- TCVN 9207:2012 Lắp đặt đường dẫn điện trong nhà ở công trình công cộng
- TCVN 9206:2012 Lắp đặt thiết bị điện trong nhà và ở nơi công cộng
- Các quy chuẩn quốc gia về cơ điện b Các bước thi công và nghiệm thu
- Bước 1: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt ống điện, hộp nối, hộp đế âm cho công tắc, ổ cắm đặt âm sàn, cột,tường, trong khoang trần (nếu đi điện âm)
- Bước 2: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt dây điện (luồn vào ống đã đặt sẵn) trên sàn, tường, khoang trần Đo điện trở cách điện và thông mạch
- Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt máng điện, cáp điện Đo điện trở cách điện và thông mạch
- Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt thiết bị: Trạm biến áp, máy phát điện, tủ MSB, tủ quạt, tủ bơm, công tắc, ổ cắm Kiểm tra thử nghiệm thiết bị:
+ Phần trung thế: cáp ngầm, máy cắt, cầu dao, chống sét van, thiết bị đo đếm (TU,TI), máy biến áp
+ Phần hạ thế: Máy biến áp, máy phát điện – có biên bản thử nghiệm xuất xưởng, ngoài ra chạy thử tại hiện trường theo 2 chế độ không tải và toàn tải/MCCB, CB 50A – nếu không có chứng chỉ xuất xưởng, thì phải kiểm định qua trung tâm thí nghiệm điện
- Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu chạy thử không tải thiết bị và liên động không tải hệ thống
- Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu chạy thử có tải thiết bị và liên động có tải hệ thống
- Bước 7: Bàn giao hệ thống đưa vào sử dụng
2 Hệ thống diều hòa không khí và thông gió a Các tiêu chuẩn áp dụng:
- TCVN 232-1999: Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu hệ thống thông gió, điều hòa không khí
- TCVN 5687-2010: Thông gió – Điều hòa không khí – TCthiết kế
- Tiêu chuẩn DW142, SMACNA, AS1998
- QCVN 09:2013/BXD: Quy chuẩn quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả b Các bước thi công và nghiệm thu
+ Kiểm tra lắp đặt đường ống cấp nước cho ĐHKK, đường ống thoát nước ĐHKK, gen dẫn gió, gen tải gió, đường ống dẫn môi chất từ giàn nóng đến các giàn lạnh (hoặc 1 giàn lạnh) cho các máy ĐHKK
+ Vệ sinh và thử áp lực bằng nước: các đường ống cấp nước lạnh chiller, ống cấp nước giải nhiệt
+ Vệ sinh và thử kín các đường ống thoát nước bằng phương pháp đổ đầy nước
+ Thử kín các đường ống dẫn môi chất bằng Nitơ và thử chân không
+ Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt thiết bị Tuỳ theo thiết kế cụ thể để chọn trong các loại hình sau:
Hệ thống ĐHKK loại A: o Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt chiller, AHU, PAU, FCU, bơm cấp nước chiller, tủ điện điều khiển và hệ thống cấp nguồn o Thử kín bằng Nitơ và thử chân không đối với chiller trước khi nạp môi chất o Kiểm tra và nghiệm thu chay thử không tải đơn động thiết bị
Hệ thống ĐHKK loại B: o Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt chiller, AHU, PAU, FCU, bơm cấp nước chiller, tủ điện điều khiển và hệ thống cấp nguồn o Thử kín bằng Nitơ và thử chân không đối với chiller trước khi nạp môi chất o Kiểm tra và nghiệm thu chay thử không tải đơn động thiết bị
Hệ thống ĐHKK loại C: o Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt chiller, AHU, PAU, FCU, bơm cấp nước chiller, tủ điện điều khiển và hệ thống cấp nguồn o Thử kín bằng Nitơ và thử chân không đối với chiller trước khi nạp môi chất
Hệ thống ĐHKK loại D: o Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt giàn nóng, giàn lạnh và hệ thống đường ống tủ điện điều kiển và hệ thống cấp nguồn o Thử kín bằng Nitơ và thử chân không đối với chiller trứơc khi nạp môi chất
- Bước 3: Kiểm tra, nghiệm thu chạy thử không tải thiết bị và hệ thống
- Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu chạy thử có tải toàn hệ thống (Đo các thông số như dòng, áp định mức, lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, độ ồn)
- Bước 5: Bàn giao hệ thống đưa vào sử dụng
3 Hệ thống cấp thoát nước a Các tiêu chuẩn áp dụng:
- TCVN 4519 -1988: Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 4474-1987: Thoát nước bên trong – TCthiết kế
- TCVN 4513-1998: Cấp nước bên trong – TCthiết kế
- TCVN 6151-2002: Chọn ống cấp thoát nước
- TCVN 33-2006: Cấp nước – mạng lưới bên ngoài và công trình – TCthiết kế
- TCVN 7957-2008: Thoát nước – mạng lưới bên ngoài và công trình – TCthiết kế
- QCVN 14-2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- Các quy chuẩn quốc gia b Các bước thi công và nghiệm thu:
+ Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt đường ống cấp nước, ống thoát nước (thoát cầu, thoát tiểu, thoát lavabo, thoát sàn, thoát nước mưa), ống thông hơi, hồ nước ngầm, hồ nước mái, hầm phân, cống, hố ga, mương, thoát nước mặt
+ Thử kín bằng nước có áp lực để kiểm tra đường ống cấp nước: Thử nghiệm hệ thống ở 1.5 lần áp suất làm việc hoặc 10kg/cm2 (tùy theo giá trị nào lớn hơn) trong ≥ 24 giờ
+ Thử kín bằng phương pháp đổ đầy nước để kiểm tra đường ống thoát nước, giữ trong 24h, rò rỉ dưới 5% là đạt yêu cầu
+ Thử kín bằng phương pháp đổ đầy nước để kiểm tra hồ nước ngầm, hồ nước mái, hầm phân
- Bước 2: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt thiết bị
- Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, khu xử lý nước thải
- Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu chạy thử hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải
- Bước 5: Bàn giao hệ thống đưa vào sử dụng
4 Hệ thống báo cháy tự động a Các tiêu chuẩn áp dụng:
- TCVN 2622 – 1995: Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 5738 – 2001: Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 5760 – 1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
- TCVN 3890-2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng
- QCVN 06-2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
- Các quy chuẩn quốc gia: Phòng chống cháy b Các bước thi công và nghiệm thu:
- Bước 1: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt ống, dây tín hiệu, thử thông mạch
- Bước 2: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt thiết bị
- Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống
- Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu chạy thử hệ thống có tải
- Bước 5: Bàn giao hệ thống đưa vào sử dụng
5 Hệ thống chữa cháy a Các tiêu chuẩn áp dụng:
- TCVN 2622 – 1995: Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 5760 – 1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
- QCVN 06-2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
- TCVN 3890-2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng
- TCVN 7435-1: 2004 Quy định các yêu cầu đối với việc lựa chọn bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy
- TCVN 7336-2003: Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống sprinkler
- Các quy chuẩn quốc gia: Phòng chống cháy b Các bước thi công và nghiệm thu:
- Bước 1: Lắp đặt đường ống chữa cháy
+ Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt đường ống dẫn nước của hệ thống chữa cháy
+ Thử áp lực đường ống ( thử bằng nước có áp lực 1.5 lần áp suất làm việc trong ≥ 24 giờ)
- Bước 2: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt thiết bị
- Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống
- Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu chạy thử hệ thống liên động có tải
- Bước 5: Bàn giao hệ thống đưa vào sử dụng
6 Hệ thống khí đốt a Các tiêu chuẩn áp dụng:
- TCVN 7441-2004: Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành
- TCVN 6153-1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu và chế tạo
- TCVN 3255-1986: An toàn nổ, yêu cầu chung
- TCVN 2622-1995: Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình
- TCVN 4756-1989: Quy phạm nối đất và nối không thiết bị
- TCXDVN 377-2006: Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở - TCthiết kế
- TCXDVN 387-2006: Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
- Các quy chuẩn quốc gia b Các bước thi công và nghiệm thu:
- Bước 1: Lắp đặt đường ống dẫn gas Kiểm tra thử kín đường ống
- Bước 2: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt thiết bị
- Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống
- Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu chạy thử hệ thống
- Bước 5: Bàn giao hệ thống đưa vào sử dụng
7 Hệ thống thang máy a Các tiêu chuẩn áp dụng:
- TCVN 5744-1993: Thang máy – yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng
- TCVN 6395-2008: Thang máy điện – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- TCVN 6904-2001: Thang máy điện - phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- TCVN 7628-2007: Lắp đặt thang máy
- TCVN 6396-2010: Thang máy thủy lực, yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
- QCVN 02/2011/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật an toàn quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện
- Các quy chuẩn quốc gia b Các bước thi công và nghiệm thu:
- Bước 1: Lắp khung xe thang, buồn thang máy
- Bước 2: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống
- Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu chạy thử không tải hệ thống
- Bước 4: Kiểm tra & nghiệm thu chạy thử có tải hệ thống
- Bước 5: Mời đơn vị có chức năng kiểm định thang
- Bước 6: Bàn giao hệ thống đưa vào sử dụng
8 Hệ thống kỹ thuật phụ trợ: Điện thoại, âm thanh, truyền hình vệ tinh, thông báo địa chỉ, camera quan sát - bảo vệ, nạch nền và nhắn tin
Các bước thi công và nghiệm thu bao gồm:
- Bước 1: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt ống, hộp đi âm sàn, tường, trong khoang trần
+ Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt dây tín hiệu và cáp cho các hệ thống thông tin
+ Đo thông mạch hệ thống dây cáp tín hiệu
- Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt thiết bị và hệ thống
- Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu chạy thử có tải từng hệ thống KTPT nêu trên
- Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu chạy thử liên động các hệ thống
- Bước 6: Bàn giao hệ thống đưa vào sử dụng
CÁC YÊU CẦU VỀ LẬP HỒ SƠ NGHIỆM THU
- Kiểm tra và nghiệm thu mỗi hệ thống cơ điện nói trên đều phải sử dụng đầy đủ các biểu mẫu PL8, PL9, PL10, PL11, PL12 cho từng hệ thống kỹ thuật, trong đó PL11, PL12 có ký và đóng dấu Ngoài ra còn sử dụng mẫu PL13, PL14 cùng với các công việc xây dựng
- Mỗi khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng của các hệ thống như đã nêu trên, đều phải tiến hành ngay bộ hồ sơ nghiệm thu gồm: PL8, bản vẽ hoàn công chi tiết, xác nhận khối lượng chi tiết.
CHUẨN BỊ HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG CUỐI CÙNG CỦA CÔNG TÁC LẮP ĐẶT
- Công tác này sẽ được các chuyên viên của đơn vị Tư vấn giám sát thay mặt Chủ đầu tư thực hiện Nguyên tắc thực hiện là xong hạng mục công trình nào, nghiệm thu và kết thúc hồ sơ tới đó.
GIÁM SÁT VIỆC HIỂU CHỈNH VẬN HÀNH THỬ HỆ THỐNG KỸ THUẬT
Công tác thử nghiệm và chạy thử là một trong những công tác cuối dùng của qúa trình xây dựng và lắp đặt thiết bị cho dự án, công tác này sẽ chứng minh chất lượng và từng công tác cụ thể và chất lượng của cả hệ thống phù hợp với yêu cầu của thiết kế và cuối cùng sản phẩm là ra đạt chất lượng, công suất,… như mong muốn
1 Các công việc chuẩn bị:
Trước khi thực hiện công tác giám sát việc thử nghiệm, chạy thử, các chuyên viên của đơn vị Tư vấn giám sát phải nghiên cứu và tập hợp các hồ sơ cơ sở kỹ thuật sau đây:
- Các tài liệu hướng dẫn vận hành tốt đối với mỗi loại thiết bị, của cả hệ thống trong các hệ thống kỹ thuật để là cơ sở cho việc giám sát vận hành thử;
- Các văn bản quy định đặc tính kỹ thuật của thiết bị, hệ thống để nắm được các thông số kỹ thuật của thiết bị, hệ thống Từ đó xác định được các thông số kỹ thuật cần đạt được ở mỗi công đoạn thử nghiệm và vận hành thử Tiến hành đối chiếu kết quả về thông số đã ghi được trong quá trình giám sát kỹ thuật;
- Tập hợp và thiết lập một danh mục các thông số kỹ thuật quan trọng, yêu cầu có độ chính xác cao mà thiết bị, hệ thống bắt buộc phải đạt thông số tối ưu trong quá trình thử nghiệm và chạy thử;
- Đưa ra các loại biểu mẩu để theo dõi kết quả chạy thử và căn chỉnh thiết bị, hệ thống cũng như theo dõi toàn bộ qúa trình chạy thử và bàn giao nghiệm thu;
- Tập hợp các loại biên bản về xây dựng và lắp đặt thiết bị, hệ thống ở các giai đoạn trước để phục vụ cho việc căn chỉnh thiết bị, hệ thống phù hợp
2 Giám sát kết quả thử nghiệm chạy thử không tải:
2.1 Các điều kiện cần thiết cho công tác thử nghiệm các thiết bị, hệ thống:
- Kiểm tra các điều kiện thử nghiệm đối với các thiết bị, hệ thống trong hệ thống kỹ thuật: tính pháp lý cho việc thử nghiệm, kế hoạch thử nghiệm, các nguồn lực cần thiết…;
- Kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị đo đạc, thử nghiệm, tính chính xác của thiết bị, hệ thống, các thông số kỹ thuật;
- Kiểm tra các hệ số an toàn trước khi thử; trên cơ sở dung sai kỹ thuật cho phép của thiết bị, hệ thống được coi là đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy đinh;
- Tính sẵn sàng của thiết bị, hệ thống cho việc thử nghiệm như: cung cấp điện, bôi trơn, các dự phòng cần thiết
2.2 Kiểm tra hồ sơ thử nghiệm:
- Để đảm bảo công tác thử nghiệm được tiến hành tốt, đúng với các thông số và điều kiện kỹ thuật do thiết kế quy định, các chuyên viên của đơn vị Tư vấn giám sát sẽ tham gia với Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt các “hồ sơ thử nghiệm” đối với từng thiết bị, hệ thống cụ thể theo đúng yêu cầu thiết kế
- Các hồ sơ xem xét bao gồm:
+ “Quy trình thử” bao gồm có cả các công tác chuẩn bị trước khi thử theo Tiêu chuẩn quy định;
+ Các văn bản hướng dẫn thao tác vận hành, đề xuất việc đào tạo lại về quy trình vận hành nếu xét thấy cần thiết;
+ Các biên bản và biểu mẫu nghiệm thu và theo dõi trong quá trình thử;
+ “Chứng chỉ hợp lệ” về chất lượng trang thiết bị, dụng cụ đo lường sử dụng cho chạy thử; 2.3 Điều kiện đối với nhà thầu thực hiện thử nghiệm, chạy thử không tải:
- Nhà thầu phải cam kết bố trí một bộ phận kiểm tra chất lượng nội bộ, có đầy đủ năng lực để kiểm soát chất lượng công tác thử
- Chuẩn bị tốt các công tác liên quan tới thử nghiệm, chạy thử về máy móc, thiết bị, các nguyên vật liệu cần thiết,…
- Phải đạt được sự chấp thuận của cơ quan tư vấn thiết kế, giám sát, Chủ đầu tư về chất lượng các công đoạn xây, lắp trước khi tiến hành chuẩn bị thử
2.4 Các hồ sơ thử nghiệm phải được lưu trữ đầy đủ, khoa học và chính xác:
- Tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng có thể kiểm tra vào bất kỳ thởi điểm nào
- Các chuyên viên của đơn vị Tư vấn giám sát sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc hướng dẫn các nhà thầu thực hiện thử nghiệm, chạy thử thiết lập các hồ sơ này theo đúng quy định
2.5 Giám sát thử nghiệm chạy thử không tải:
- Đối với các công tác thử nghiệm các thiết bị công nghệ riêng lẻ để đánh giá chất lượng các thiết bị này sau khi lắp và trước khi vận hành, chạy thử, các chuyên viên của đơn vị Tư vấn giám sát sẽ trong việc giám sát chứng kiến, ghi nhận kết quả và chứng nhận công tác thử nghiệm phù hợp, đạt các thông số kỹ thuật quy định trong thiết kế Công tác giám sát sẽ tập trung vào các yếu tố sau:
+ Giám sát công tác chuẩn bị thử nghiệm:
+ Giám sát kiểm tra trực tiếp trong suốt quá trình và thử nghiệm thiết bị;
+ Kiểm tra quá trình chạy thử đơn động không tải, độ rung, tiếng ồn, tốc độ, vòng quay, điều kiện làm việc đối với các thiết bị chinh;
+ Theo dõi và kiểm tra việc căn chỉnh thiết bị, phân tích và xác định các rủi ro, sự cố có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tiếp theo;
+ Kiểm tra các điều kiện an toàn về điện, cháy nổ;
+ Kiểm tra các điều kiện về bảo hộ lao động;
3 Giám sát hiệu chỉnh chạy thử có tải:
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SAI SÓT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY LẮP VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ
1 Quy trình quản lý chất lượng phòng ngừa sai sót
1.1 Phòng ngừa các sai sót do chủ quan
- Để tránh tình trạng mắc sai sót của tư vấn giám sát do chủ quan, sẽ bố trí các cán bộ làm việc theo ca để đảm bảo sức khỏe và sáng suốt làm việc của cán bộ
- Hàng ngày, đoàn tư vấn giám sát sẽ họp nội bộ vào cuối ngày để giao ban, kiểm điểm các vấn đề còn tồn tại, khiếm khuyết, rút kinh nghiệm chung
- Để tránh các sai sót do chủ quan, mỗi cán bộ tư vấn giám sát của trước khi làm việc tại công trường đều phải hiểu kỹ về nhiệm vụ của mình, các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công việc mà mình đảm nhiệm và nắm vững các biện pháp kỹ thuật chi tiết phòng ngừa sai sót như nêu tại phần B
1.2 Phòng ngừa các sai sót do khách quan
Các sai sót do lý do khách quan phải được tổng hợp hàng ngày và báo cáo Tư vấn giám sát trưởng Các sai sót này phải được phân tích cụ thể kèm phương hướng khắc phục để đề xuất cho Chủ đầu tư đảm bảo ngăn ngừa được sai sót tương tự trong các công việc tiếp theo và ngăn chặn ảnh hưởng của sai sót tới các công việc khác
2 Các biện pháp kỹ thuật chi tiết phòng ngừa sai sót
2.1 Thi công kết cấu bê tông cốt thép: a Công tác cốp pha: Để tránh sai sót trong công tác cốp pha chúng tôi đưa ra một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Trước khi bên nhà thầu tiến hành lắp dựng cốp-pha, chúng tôi sẽ yêu cầu nhà thầu trình biện pháp lắp dựng cốp-pha với chủng loại vật liệu sử dụng, phải đề cập biện pháp dẫn toạ độ và cao độ của kết cấu, cần có thuyết minh tính toán kiểm tra độ bền, độ ổn định của đà giáo, cốp-pha Trong biện pháp cần vạch chi tiết trình tự dựng lắp cũng như trình tự tháo dỡ
- Với những cốp-pha sử dụng cho móng, cần kiểm tra các trường hợp tải trọng tác động khác nhau: khi chưa đổ bê tông, khi đổ bê tông
- Cần kiểm tra phương pháp dẫn trục toạ độ và cao độ để xác định các đường tâm, đường trục của các kết cấu Cần kiểm tra, đối chiếu bản vẽ hoàn công của kết cấu, rồi ướm đường tâm và trục cũng như cao độ của kết cấu, so sánh với thiết kế để biết các sai lệch thực tế so với thiết kế và nghiên cứu ý kiến đề xuất của nhà thầu và quyết định biện pháp xử lý
- Nếu sai lệch nằm trong dung sai được phép, cần có giải pháp điều chỉnh kích thước cho phù hợp với kết cấu sắp làm Nếu sai lệch quá dung sai được phép, phải yêu cầu bên tư vấn thiết kế cho giải pháp xử lý, điều chỉnh
- Những đường tim, đường trục và cao độ được vạch trên những chỗ tương ứng ở các bộ phận thích hợp của côp-pha để tiện theo dõi và kiểm tra khi lắp dựng toàn bộ hệ thống kết cấu cốp- pha và đà giáo
- Kinh nghiệm cho thấy, người công nhân thi công thường để một số chỗ chưa cố định ngay, chưa ghim đinh chắc chắn, chưa nêm, chốt chắc chắn vì lý do chờ phối hợp đồng bộ các khâu của việc lắp dựng côp-pha Cần kiểm tra thông qua việc lắc mạnh cây chống để phát hiện những chố công nhân chưa cố định đúng mức độ cần thiết để yêu cầu hoàn chỉnh việc cố định cho thật chắc chắn Khi cán bộ kỹ thuật của nhà thầu kiểm tra công tác do công nhân thực hiện, cần có người công nhân đầy đủ dụng cụ như búa đinh, đinh, cưa, tràng, đục, kìm, clê mang theo, nếu cần gia cố, sửa chữa thì tiến hành ngay khi phát hiện khiếm khuyết b Công tác cốt thép: Để tránh sai sót trong công tác cốt thép chúng tôi đưa ra một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Kiểm tra vật liệu làm cốt thép: Cần nắm vững nguồn gốc cốt thép, nơi chế tạo, nhà bán hàng, tiêu chuẩn được dựa vào để sản xuất thông qua catalogue bán hàng Trước khi sử dụng chúng tôi sẽ yêu cầu nhà thầu đưa các mẫu thép vào các phòng thí nghiệm có tư cách hành nghề thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu như cường độ chịu kéo, uốn, khối lượng
- Với những công trình quan trọng, khi cần thiết cần xác định thành phần của thép để suy ra các tính năng cơ học của thép Khi đó, chúng tôi sẽ yêu cầu người cung cấp thép để sử dụng trong công trình phải cho biết hàm lượng các thành phần sau đây chứa trong thép: hàm lượng cácbon, mănggan, phốtpho, silic, sunfur, titan, vanadium Biết được hàm lượng dựa vào tiêu chí của hợp kim để biết tính chất cơ lý của thép
- Cần kiểm tra để thấy thép chỉ được cắt uốn theo phương pháp cơ học, rất hạn chế dùng nhiệt để uốn và cắt thép Nhiệt độ sẽ làm biến đổi tính chất của thép
- Ở công tác hàn nối thép cũng vậy: Hàn làm tăng nhiệt độ thanh thép lên quá lớn, làm thay đổi tính chất cơ lý của thép nên bên thiết kế phải quyết định chỗ nào được hàn, không nên lạm dụng công tác hàn Hàn chỉ được tiến hành với vật liệu thép mà quá trình tăng nhiệt không hay ít làm ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu hàn
- Khi có chừa lỗ xuyên qua kết cấu bê tông như sàn, dầm, cột hoặc khi kết cấu uốn, gấp khúc hay thay đổi hướng cần bố trí những thanh thép cấu tạo chống ứng suất cục bộ Điều này phải được thể hiện qua bản vẽ của bên thiết kế lập Nếu vì lý do gì mà bên thiết kế chưa thể hiện, kỹ sư của nhà thầu cần lập thành bản vẽ bổ sung và thông qua kỹ sư tư vấn giám sát để trình Chủ đầu tư duyệt cho thi công Đây là điều hết sức quan trọng nhưng bên thiết kế ít kinh nghiệm thường không chú ý Muốn công trình không xuất hiện những vết nứt nhỏ ở các góc lỗ trống mà thường xuất hiện ứng suất cục bộ phức tạp, cần bố trí đầy đủ những thanh thép cấu tạo loại này Cần có sự chú ý thoả đáng khi kiểm tra đến những thép đai ở những đoạn của kết cấu dầm và cột cần thép đai dày do phải chịu lực tập trung, lực cắt lớn, cần treo kết cấu khác
- Cần chú ý đến các cốt đai ở vùng kết cấu chịu xoắn Phải uốn móc đúng qui định cho đai chịu xoắn
PHỤ LỤC
1 Các biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu áp dụng
- Danh mục các biểu mẫu hồ nghiệm thu (Lập danh sách đính kèm)
- Các biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu (Lập danh sách đính kèm)
2 Danh mục các tiêu chuẩn, hướng dẫn tham khảo về chất lượng (Lập danh sách đính kèm)
QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG
QUI ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG
1 Cơ sở và căn cứ xác nhận khối lượng a Hồ sơ pháp lý:
- Quyết định tổng phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu
- Hợp đồng thi công xây lắp giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công
- Dự toán trúng thầu được duyệt
- Điều kiện khác đính kèm (Các yêu cầu riêng về chủng loại vật tư sử dụng trong công trình)
- Các văn bản xác nhận thay đổi thiết kế và chủng loại vật tư (Trường hợp có thay đổi thiết kế)
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
- Báo cáo chất lượng hoàn thành đợt hoặc bàn giao đưa vào sử dụng b Hồ sơ kỹ thuật
- Các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp và các bảng biểu chi tiết đính kèm
- Hồ sơ thí nghiệm vật liệu và cấu kiện hoàn thành
- Phiếu chấp thuận mẫu vật liệu và thành phần xây dựng (Xây dựng; Điện nước)
- Kỹ sư TVGS sẽ kiểm tra bảng phân tích khối lượng do nhà thầu thi công lập theo hướng dẫn của đơn vị TVGS Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, TVGS trình Chủ đầu tư phê duyệt khối lượng thanh, quyết toán TVGS chỉ xác nhận khối lượng thanh, quyết toán sau khi có sự phê duyệt của Chủ đầu tư bằng văn bản cho Bảng phân tích khối lượng trên Tư vấn giám sát chỉ xác nhận khối lượng khi:
+ Có đầy đủ căn cứ
+ Khối lượng thực tế đã hoàn thành
+ Đạt yêu cầu về chất lượng, phù hợp với điều kiện sách và qui trình qui phạm hiện hành + Đúng theo thiết kế được duyệt và sửa đổi (có văn bản chấp thuận của thiết kế và chủ đầu tư)
- Là khối lượng thành phẩm (không phải là khối lượng vật tư, bán thành phẩm không kể hao hụt)
- Khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế lớn phải có quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán điều chỉnh của cấp có thẩm quyền
- Giám sát viên trực tiếp phụ trách công tác giám sát phải thực hiện công tác cập nhật khối lượng thực hiện trên công trường (theo mẫu qui định) để làm cơ sở xác nhận khối lượng đợt, hoàn thành.
CÁC HỒ SƠ KHỐI LƯỢNG
1 Khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế: a Khối lượng phát sinh tăng: Với khối lượng phát sinh tăng phải có thiết kế bản vẽ thi công bổ sung đã phê duyệt bởi CĐT KS TVGS xác nhận khối lượng phát sinh tăng trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công bổ sung được phê duyệt b Khối lượng phát sinh giảm: Cũng tương tự như khối lượng phát sinh tăng, khối lượng phát sinh giảm được xác nhận sau khi được thiết kế đồng ý và CĐT phê duyệt
2 Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ thiết kế a Các sửa đổi do thiết kế: Các sửa đổi do thiết kế đối với công trình làm thay đổi khối lượng tính toán ban đầu được tính toán xác nhận theo nguyên tắc của phần khối lượng phát sinh tăng giảm nêu ở mục 5.2 b Các sửa đổi do yêu cầu của CĐT về chủng loại vật tư, vật liệu, đều phải thông qua và được phép của thiết kế mới có hiệu lực thi hành Nguyên tắc tính toán xác nhận khối lượng này cũng như phần đã nêu ở mục 5.2
3 Khối lượng thi công khác a Khối lượng thi công lán trại, văn phòng công trường: Đối với các công trình CĐT yêu cầu Nhà thầu thi công lập dự toán chi phí lán trại tạm và nhà ở và điều hành thi công trên công trường, sau khi có thiết kế các công trình trên do Nhà thầu lập, CĐT sẽ phải phê duyệt thiết kế và dự toán này, KS TVGS chỉ xác nhận khối lượng thi công sau khi có phê duyệt bởi CĐT b Khối lượng của các biện pháp thi công đặc biệt: Biện pháp thi công đặc biệt là biện pháp khác với các biện pháp thông thường đã được tính đến trong định mức xây dựng cơ bản, do vậy để được coi là biện pháp thi công đặc biệt Nhà thầu cần có thỏa thuận trước với CĐT trước khi lập biện pháp này, nếu được đồng ý Nhà thầu thiết kế và lập dự toán cho biện pháp đó và trình để CĐT phê duyệt trước khi yêu cầu KS TVGS xác nhận khối lượng KS TVGS chỉ xác nhận khối lượng khi có văn bản chính thức phê duyệt của CĐT c Các khối lượng thuộc trực tiếp phí khác và phục vụ thi công trên công trường KS TVGS không xác nhận khối lượng.
MỘT SỐ QUI ĐỊNH CHUNG KHÁC
1 Đối với hợp đồng thanh toán theo thực tế
- Toàn bộ khối lượng thanh toán phải được chiết tính đầy đủ (không có khối lượng thiếu sót, trùng lặp)
- Tổng khối lượng thanh toán không được vượt khối lượng thanh toán được duyệt Khối lượng vượt dự toán chỉ xác nhận để làm khối lượng trình duyệt phát sinh
2 Đối với hợp đồng thanh toán xây lắp thanh toán khoán gọn
- Khối lượng thuộc thiết kế được duyệt không cần phải chiết tính (phải có xác nhận của chủ đầu tư bằng văn bản) Khối lượng phát sinh ngoài thiết kế phải chiết tính đầy đủ
- Tổng khối lượng thanh toán không được vượt khối lượng trong dự toán trúng thầu Khối lượng vượt dự toán do thay đổi thiết kế chỉ xác nhận để làm khối lượng trình duyệt phát sinh
- Đối với hợp đồng xây lắp thanh toán khoán gọn trừ khối lượng thừa Khối lượng thanh toán sẽ căn cứ trên cơ sở thống nhất bởi các bên chủ đầu tư Tư vấn giám sát và nhà thầu
3 Tiến độ xác nhận khối lượng
- Tiến độ xác nhận khối lượng phụ thuộc nhiều vào hồ sơ khối lượng do nhà thầu lập (độ chính xác của số liệu, không trùng lắp khối lượng, sự phù hợp với thực tế)
- Tư vấn giám sát sẽ thực hiện công tác kiểm tra khối lượng thông qua các phiếu giao nhận hồ sơ Những khối lượng có nhiều sai sót như: không chiết tính đầy đủ, không phù hợp với thực tế, khối lượng chưa hoàn chỉnh… Tư vấn giám sát sẽ giao trả lại cho nhà thầu và yêu cầu chỉnh sửa ngay khi sau khi nhận Lý do giao trả hồ sơ sẽ được ghi nhận trong phiếu giao nhận hồ sơ
- Tiến độ xác nhận khối lượng được tính từ khi Tư vấn giám sát chính thức ký nhận khối lượng để kiểm.
GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ
GIÁM SÁT THỰC HIỆN TIẾN ĐỘ
- KS TVGS theo dõi tiến độ thi công xây dựng công trình căn cứ tiến độ thi công chi tiết do Nhà thầu lập và đã được CĐT phê duyệt Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì kiến nghị CĐT báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án
- KS TVGS thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo với CĐT về tiến độ thi công xây dựng công trình Trong bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến chậm tiến độ thi công, KS TVGS cũng phải báo cáo với CĐT để CĐT giải quyết và có quyết định cụ thể, (điều chỉnh tiến độ nếu CĐT thấy cần thiết)
- Công việc giám sát được thực hiện theo các nội dung cơ bản sau:
+ Về nguồn nhân lực: Nhà thầu phải cam kết đưa ra một đội ngũ kỹ sư, công nhân, kỹ sư kiểm tra chất lượng và nhất là người điều hành công tác thi công có đủ số lượng và năng lực chuyên môn cao và đầy đủ kinh nghiệm tham gia xây lắp các cấu kiện có khối lượng và độ chính xác yêu cầu tương tự hoặc cao hơn thông qua các hồ sơ nhân sự có xác nhận của nhà thầu
+ Về thiết bị: Nhà thầu phải huy động một cách đầy đủ các thiết bị xây lắp Các thiết bị phải có đầy đủ chứng chỉ lưu hành hợp lệ và chất lượng tốt quan trọng là phải có thông số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thi công và điều kiện thi công Nhà thầu phải chứng minh, cam kết rằng các thiết bị phải sẵn sàng trong mọi thời điểm để thực hiện công tác xây lắp
+ Về vật tư, vật liệu xây dựng o Nhà thầu phải cam kết cung cấp vật tư vật liệu xây dựng đầy đủ đúng số lượng, chủng loại với chất lượng cao nhất tới chân công trình theo lịch giao hàng o Khi tất cả các nguồn lực chuẩn bị để đáp ứng được tiến độ của Nhà thầu đã được phê duyệt, các chuyên viên của Đơn vị Tư vấn giám sát sẽ căn cứ trên các bản tiến độ này để giám sát việc thực hiện trên công trình thông qua hai phương thức kiểm soát chính + Kiểm soát hệ thống theo dõi tiến độ của nhà thầu theo các kiểu mẩu đã được phê duyệt + Tự theo dõi trên các hình thức đồ thị tiến độ căn cứ trên khối lượng thực tế.