1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản trị kinh doanh bảo hiểm giải pháp hoàn thiện tính cạnh tranh của trung tâm đào tạo nghề giao thông vận tải quảng nam

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hoàn Thiện Tính Cạnh Tranh Của Trung Tâm Đào Tạo Nghề Giao Thông Vận Tải Quảng Nam
Tác giả Diệp Hải Bình
Người hướng dẫn TS. Tôn Thất Viên
Trường học Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội (CS II)
Chuyên ngành Bảo Hiểm
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2016
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 365,24 KB

Nội dung

Môi trường nội bộ 1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM2.1 Tổng quan về Tru

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS II)

KHOA BẢO HIỂM - -

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH

DOANH BẢO HIỂM

ĐỀ TÀI: “Giải pháp hoàn thiện tính cạnh tranh của

Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải

Quảng Nam ”

Giáo viên hướng dẫn: TS Tôn Thất Viên Sinh viên thực hiện: Diệp Hải Bình

Lớp: Đ14BH1 Ngành: Bảo hiểm

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 10 Năm 2016

Tiểu luận Quản trị

Trang 3

CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT

Tiểu luận Quản trị

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……… 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh1.1.2 Phân loại cạnh tranh

1.1.3 Các công cụ cạnh tranh cơ bản 1.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với DN

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

1.3.1 Môi trường ngành 1.3.3 Môi trường nội bộ 1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM

2.1 Tổng quan về Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam

2.1.1 Các quy định của pháp luật2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của Trung tâm2.1.4 Bộ máy tổ chức của Trung tâm

2.1.5 Một số kết quả đạt được qua các năm gần đây

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam

2.2.1 Chất lượng đào tạo2.2.2 Nguồn nhân lực 2.2.3 Doanh thu và lợi nhuận2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam

2.3.1 Điểm mạnh 2.3.2 Điểm yếu 2.3.3 Nguyên nhân của những điểm yếu Tiểu luận Quản trị

Trang 5

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM

3.1 Định hướng mục tiêu phát triển Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam

3.1.1 Định hướng phát triển đào tạo nghề lái xe của Nhà Nước3.1.2 Định hướng mục tiêu phát triển của Trung tâm

3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Trung tâm

3.2.1 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất 3.2.2 Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý 3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lưc

KẾT LUẬN

DANH MỤC THAM KHẢO

Tiểu luận Quản trị

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ trên tất cảcác lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Dạy nghề có vị trí rất quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế đất nước Những năm qua, dạy nghề đã có bước phát triển vượt bậc cả

về số lượng, chất lượng và đạt được những kết quả khá vững chắc, ngày càng khẳng địnhvai trò quan trọng trong việc tạo lực lượng lao động có ích cho quá trình phát triển củađất nước

Cạnh tranh là xu hướng của mọi nền kinh tế Nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực,các thành phần kinh tế và doanh nghiệp Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhậntrong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là mội trường vàđộng lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tănghiệu quả, mà còn là yếu tốt quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - chính trị -

xã hội

Cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo đang là một vấn đề nghiên cứu mới ở Việt Nam

cả về mặt lý luận và thực tiễn Mặc dù trên thực tế, hiện tượng cạnh tranh gay gắt tronglĩnh vực đào tạo ngày một phổ biến và mang tính tất yếu Tại các trường dạy nghề nóichung và đào tạo nghề lái xe nói riêng cũng đang nỗ lực để chuyển mình, tồn tại và pháttriển Các cơ sở đào tạo lái xe muốn tồn tại trong thị trường đào tạo phải luôn vận động,biến đổi, tạo cho mình một uy tín về chất lượng dịch vụ nhằm chiếm lĩnh những thị phầnnhất định Chính sự cạnh tranh gay gắt đã đòi hỏi họ phải có các giải pháp hiệu quả nhằmđứng vững và không ngừng phát triển

Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, thuộc Công ty cổ phần Giao thôngvận tải Quảng Nam, được thành lập theo Quyết định số 355/QĐ-HĐQT ngày 11/08/2005của Hội đồng quản trị công ty, sau khi được sự thống nhất cho phép của Sở Lao động –Thương Binh & Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

Trung tâm ra đời với định hướng đào tạo nghề lái xe cơ giới đường bộ, vận hành

Tiểu luận Quản trị

Trang 7

xe máy thi công, xe máy chuyên dung, đảm nhiệm các chức danh thuyền viên trênphương tiện đường thủy nội địa.

Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có bảy (07) cơ sở đào tại lái xe thuộc sở hữucủa Nhà nước và tư nhân Mặc dù, vẫn là Trung tâm đào tạo nghề GTVT uy tín, chấtlượng hang đầu của tỉnh nhưng trong những năm trở lại đây, Trung tâm đào tạo nghềGTVT Quảng Nam đã dần đánh mất đi những lợi thế và và thị phần của mình

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện tính cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Để giữ vững vị trí và năng lực cạnh tranh hiện tại và chuẩn bị các điều kiện, nguồnlực để đáp ứng trước bối cảnh mới về áp lực cạnh tranh, thông qua việc đánh giá thựctrạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh trong giaiđoạn vừa qua (2005-2016), đề tài đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực cạnhtranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh Nhiệm vụ nghiên cứu là:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường

- Tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT QuảngNam

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Trungtâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, giúp Trung tâm đứng vững trong tốp đầu của các

cơ sở đào tạo nghề lái xe trong toàn tỉnh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: là hoạt động đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất,chương

trình giảng dạy và những yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của Trungtâm Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài còn căn cứ vào địa bàn hoạt động,nguồn vốn đầu tư sở hữu của nhà nước và tư nhân đó là sáu cơ sở đào tạo lái xe nằmtrong tỉnh: Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề số 5, Công ty cổ

Tiểu luận Quản trị

Trang 8

phần Minh Sơn Quảng Nam, Trung tâm Giáo dục thường xuyên- Hướng nghiệp NúiThành, Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Thanh niênDân tộc – Miền núi Quảng Nam làm cơ sở để so sánh năng lực cạnh tranh với Trung tâmĐào tạo nghề GTVT Quảng Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu.

5 Kết cấu của đề tài.

Tiểu luận gồm 3 phần chính:

Chương 1 Cơ sở lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Chương 2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

Thuật ngữ “Cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu

tranh, ganh đua, giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạtđược những lợi thế, ưu thế, mục tiêu xác định Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng rấtphổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, thể thao…Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong kinh tế nói riêng, nhất là trong nền kinh tế thịtrường là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau bởi đứng trên quan điểm của cácchủ thể kinh tế khác nhau thì mục đích cạnh tranh là khác nhau

Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư

bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa

để thu được lợi nhuận siêu ngạch

Theo kinh tế chính trị học: “Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ

thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.”

Tiểu luận Quản trị

Trang 10

Theo cuốn kinh tế học của P Samueson và W.D.Nordhaus: “Cạnh tranh là sự kình

địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”.

Từ những góc nhìn khác nhau về cạnh tranh ta có rút ra một quan điểm chung nhưsau:

“Cạnh tranh là việc doanh nghiệp ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình kinh doanh là tối đa hóa lợi ích Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”.

Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều nhưngđến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất Bởi lẽ năng lực cạnhtranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển của từng quốc gia trong từng thời kỳ.Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các

DN và cần được thể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù hợp Dưới đây là một sốquan điểm về năng lực cạnh tranh đáng chú ý:

Theo Buckley (1991) cho rằng: “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả

năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp”.

Theo Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: “năng lực

cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Đó là rất nhiều các quan niệm về năng lực cạnh tranh ở những góc nhìn khác nhau.Nhưng có thể khái quát lại một cách chung nhất về năng lực cạnh tranh như sau:

“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng

có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.”

1.1.2 Phân loại cạnh tranh.

Tiểu luận Quản trị

Trang 11

Có 3 cách để phân loại cạnh tranh:

a Dựa vào chủ thể thị trường :

Cạnh tranh giữa người bán với người mua

Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “luật” mua rẻ bán đắt Người mua luôn muốnđược mua rẻ, ngược lại người bán luôn muốn được bán đắt Sự cạnh tranh được diễn ratrong quá trình mặc cả, cuối cùng giá cả được hình thành và hành động mua - bán đượcthực hiện

Cạnh tranh giữa người mua với người mua

Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật cung cầu Khi một loại hàng hóa, dịch

vụ nào đó trên thị trường có mức cung nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cạnh tranh trở lênkhốc liệt, giá cả của hàng hóa và dịch vụ sẽ được đẩy lên Kết quả là người bán sẽ thuđươc lợi nhuận cao, còn người mua thì mất nhiều tiền hơn Đây là cuộc cạnh tranh màngười mua tự làm hại chính mình

Cạnh tranh giữa người bán với người bán

Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất trên thị trường, nó có ý nghĩa quyết định đến

sự sống còn của bất cứ DN nào Khi nền kinh tế phát triển, số lượng người bán cũng tănglên thì cạnh tranh càng trở lên gay gắt, DN nào cũng muốn giành lấy lợi thế, chiếm lĩnhthị phần, làm hài lòng khách hàng để từ đó tăng lợi nhuận Trong cuộc chạy đua này, DNnào không có được chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ bị “đánh bật” khỏi thị trường nhưngđồng thời nó cũng giúp cho các DN có chiến lược kinh doanh phù hợp để tiếp tục pháttriển hơn nữa

b Dựa vào tính cất cạnh tranh:

Cạnh tranh hoàn hảo

Là hình thức cạnh tranh trên thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua, tuynhiên trong số không có người bán hay người mua nào đủ khả năng khống chế được thịtrường, làm ảnh hưởng đến giá cả Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem làđồng thức và người mua không phải quan tâm đến việc họ mua các đơn vị hàng hóa đócủa ai Tất cả người bán và người mua đều biết đầy đủ thông tin liên quan đến trao đổi,mua bán, không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của một người muahay một người bán Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các DN buộc phải tìm cáchgiảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủcạnh tranh

Tiểu luận Quản trị

Trang 12

Cạnh tranh không hoàn hảo

Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhấtvới nhau Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành được

ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng như: quảngcáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả…Đây là loại hình cạnh tranh phổ biếntrong giai đoạn hiện nay

Cạnh tranh độc quyền

Là cạnh tranh mà trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sảnphẩm hoặc dịch vụ nào đó được cho là “độc nhất” về một mặt nào đó nhưng chúng lại cóthể có những hàng thay thế cho nhau Sự phân biệt sản phẩm thường đi liền với nhãnhiệu do nhà sản xuất sở hữu Các công ty là những nhà độc quyền về sản phẩm, giá cảcủa sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vàoquan hệ cung cầu Việc gia nhập hay rút khỏi ngành là việc hết sức khó khăn do vốn đầu

tư lớn hoặc do độc quyền về công nghệ, bí quyết Trên thị trường loại này, cạnh tranhkhông thông qua giá cả do đó vai trò của quảng cáo, khuyến mại… là rất quan trọng

c Dựa vào phạm vi kinh tế:

Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Đây là cuộc cạnh tranh giữa các DN trong cùng một ngành, cùng sản xuất hoặctiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ Trong cuộc cạnh tranh này, để tồn tại mỗi DNcần phải nỗ lực hết mình Do đó, kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật,chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng phát triển

Cạnh tranh giữa các ngành

Là cuộc cạnh tranh giữa các DN trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu đượclợi nhuận cao nhất Trong quá trình cạnh tranh có sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư từngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao Kết quả là sau một thời gian nhấtđịnh sẽ hình thành nên một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, giảm được

sự đầu tư không hợp lý trong nền kinh tế

1.1.3 Các công cụ cạnh tranh cơ bản.

a Giá cả:

Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hóa của cơ chế thị trường, là biểuhiện bằng tiền của sản phẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thôngqua sự trao đổi giữa các sản phẩm đó trên thị trường Đây là một công cụ quan trọng để

Tiểu luận Quản trị

Trang 13

cạnh tranh Giá cả phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Các yếu tố kiểm soát được như: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí lưuthông, chi phí cho việc xúc tiến bán hàng…

- Các yếu tố không kiểm soát được như: quan hệ cung cầu trên thị trường, sựcạnh tranh, khả năng chấp nhận và tâm lý khách hàng hay sự điều tiết của Nhà nước

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân khôngngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của DN nữanhưng nếu DN biết kết hợp công cụ giá với các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất

to lớn

b Chất lượng của sản phẩm:

Chất lượng là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định vềkinh tế, kỹ thuật Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhaunhư: tính cơ lý hóa, hình dáng, màu sắc…Ngoài ra chất lượng còn thể hiện ở sự khác biệthóa của sản phẩm về mẫu mã, tính năng Để chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnhtranh của DN thì sản phẩm đó phải đảm bảo cả về thông số kĩ thuật lẫn kinh tế Nâng caochất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng năng lực cạnh tranh,thể hiện trên các góc độ:

- Chất lượng sản phẩm tăng sẽ thu hút được khách hàng, tăng được khối lượng hàng hóatiêu thụ, tăng uy tín DN giúp mở rộng thị trường từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận, đảmbảo hoàn thành mục tiêu đề ra

- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

c Hệ thống kênh phân phối:

Trước hết, để tiêu thụ sản phẩm DN cần phải lựa chọn kênh phân phối phù hợp vớiđặc điểm của sản phẩm cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của DN mình Chínhsách phân phối góp phần trong việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường, giúp cho sản phẩmsẵn sàng có mặt trên thị trường, đúng lúc đúng nơi để đi vào tiêu dùng Hơn nữa, trongmôi trường cạnh tranh gay gắt, chính sách phân phối giúp DN tạo sự khác biệt chothương hiệu và trở thành công cụ cạnh tranh

Ngày nay, hệ thống kênh phân phối đóng vai trò hết sức quan trọng, nó tác độngtới năng lực cạnh tranh của DN trên các khía cạnh sau:

- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng

Tiểu luận Quản trị

Trang 14

sản phẩm của DN

- Cải thiện vị trí, hình ảnh của DN trên thị trường

- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trongviệc chi phối thị trường

d Văn hóa doanh nghiệp:

Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế như hiệnnay các DN cần phải chú ý đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Để nâng caonăng lực cạnh tranh của DN, ngoài những giải pháp truyền thống như đổi mới công nghệ,tăng cường vốn, tập trung đào tạo nguồn nhân lực… thì cần phải xây dựng văn hóa doanhnghiệp Văn hóa doanh nghiệp trong nhiều trường hợp đã trở thành công cụ cạnh tranhquan trọng của DN

VHDN tác động tới năng lực cạnh tranh của DN ở những khía cạnh sau:

- Xây dựng được VHDN đồng nghĩa với việc DN thực hiện những nội dung cần thiếtcủa

VHDN như: gây dựng chữ Tín, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh theo một quytắc chuẩn mực chung, chú ý đến hoàn thiện sản phẩm hướng đến phục vụ ngày càng tốthơn nhu cầu của khác hàng và thân thiện với môi trường…

- Càng ngày khách hàng của DN sẽ ngày càng khó tính và có nhiều đòi hỏi cao hơn, vàtất nhiên họ cũng có nhiều lựa chọn hơn trong việc cùng đáp ứng nhu cầu của mình Lúcnày đây, thương hiệu và sản phẩm hàm chứa thông điệp văn hoá và mang bản sắc vănhoá riêng của DN sẽ được khách hàng lựa chọn nhiều hơn

- Một DN có nền tảng văn hoá bền vững đồng nghĩa với việc họ giữ được khách hàng và

có thêm nhiều cơ hội thu hút thêm những khách hàng mới Hơn nữa, DN có văn hoá gópphần khẳng định văn hoá kinh doanh của quốc gia, nâng cao uy tín, thương hiệu quốc giatrên thị trường quốc tế

1.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một là, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản, cho nên bất kỳmột DN nào khi tham gia thị trường đều phải chấp nhận bởi cạnh tranh sẽ tạo môi trườngkinh doanh khốc liệt, kết quả là loại bỏ những DN làm ăn kém hiệu quả, năng suất chấtlượng thấp và ngược lại thúc đẩy những DN có phương pháp kinh doanh hợp lý Do đó,chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh thì DN mới có cơ hội tồn tại đứng vững trên thị

Tiểu luận Quản trị

Trang 15

Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh giúp DN phát triển.

Quy luật cạnh tranh tạo động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất nhằm đáp ứng tốthơn nhu cầu của khách hàng Do đó nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy tiến trìnhphát triển của DN bởi năng lực cạnh tranh của DN tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của

DN Mặt khác, khi DN đứng vững và phát triển sẽ tạo điều kiện ngược lại để nâng caohơn nữa năng lực cạnh tranh của mình Bởi những thành tựu qua sự phát triển sẽ giúp DN

có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, có đủ khả năng về nguồn lực để tiếp cận những tiến bộkhoa học kỹ thuật, công nghệ mới, về tổ chức quản lý SXKD

Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu.

Bất kỳ một DN nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt động SXKD đều phải cónhững mục tiêu nhất định Tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau mà mục tiêu đặt racủa các DN cũng khác nhau Nếu như trong giai đoạn đầu thì mục tiêu sẽ là khai thác thịtrường, thu hút khách hàng Đến giai đoạn trưởng thành và phát triển mục tiêu của DN làtăng doanh thu và lợi nhuận Còn đến giai đoạn bão hòa thì mục tiêu chủ yếu của DN làtận thu và chuẩn bị cho những kế hoạch phát triển sản phẩm và dịch vụ khác Để đạt đượccác mục tiêu trên DN phải có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Do đó, nâng cao nănglực cạnh tranh là biện pháp duy nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra

Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh để giúp Doanh nghiệp hội nhập.

Thế kỉ 21 là thế kỉ toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụngnhững lợi thế so sánh của mình Nhưng toàn cầu hóa kinh tế cũng làm gia tăng tình trạngphụ thuộc lẫn nhau và khiến cho công cuộc cạnh tranh diễn ra trên diện rộng hơn với tínhchất chuyên môn hóa ngày càng sâu hơn Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thànhthành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Bên cạnh những thuận lợi

có được thì nước ta phải đối mặt với những khó khăn rất lớn là cạnh tranh với các DNnước ngoài trong khi đó, khả năng cạnh tranh của các DN nước ta chưa cao nên phảiđứng trước hai sự lựa chọn: hoặc chấp nhận sự cạnh tranh, mạnh dạn đổi mới công nghệ,vận hành hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ,tạo sức cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ cùng loại, chiếm lĩnh thị trường trong nước vàhướng tới xuất khẩu bền vững; hoặc bị đào thải khỏi thị trường, mà hậu quả là số laođộng thất nghiệp tăng cao - một gánh nặng cho xã hội Như vậy, nâng cao năng lực cạnhtranh là con đường duy nhất để các DN đứng vững trong xu thế mới, không bị thua ngay

Tiểu luận Quản trị

Trang 16

1.3.2 Môi trường nội bộ:

Khả năng cạnh tranh của DN là tổng hợp sức mạnh từ các nguồn lực hiện có và cóthể huy động được của DN như nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính,

cơ cấu tổ chức, kinh nghiệm…

1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.1 Chất lượng sản phẩm:

Đối với bất kì một DN nào thì chất lượng sản phẩm cũng đóng một vai trò vô cùngquan trọng Nó không chỉ là yếu tố thu hút khách hàng mà còn là yếu tố thể hiện văn hóakinh doanh

Bao gồm: Vốn chủ sở hữu và vốn vay Quy mô vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quy

mô của DN ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của một DN

1.4.4 Thị phần:

Là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh

1.4.5 Giá cả

1.4.6 Doanh thu và lợi nhuận

Tiểu luận Quản trị

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM

ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM

2.1 Tổng quan về Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam:

2.1.1 Các quy định của pháp luật:

Cơ sở đào tạo lái xe là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, cóchức năng đào tạo lái xe, có đủ các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môncủa cơ sở đào tạo lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải

Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ hệ thống phòng học chuyên môn, phòng nghiệp vụ,đội ngũ giáo viên, xe tập lái, sân tập lái và tuyến đường tập lái bảo đảm các tiêu chuẩncủa Bộ Giao thông vận tải như sau: Phải có phòng học chuyên môn, Giáo viên dạy lái xe,

Xe tập lái, Sân tập lái, Đường lái xe ô-tô Các tiêu chuẩn này phải đảm bảo theo Thông tư

58 của Bộ GTVT về Quy định đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ.(1)

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm đào tạo nghề GTVTQuảng Nam:

Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, thuộc Công ty cổ phần Giao thôngvận tải Quảng Nam, được thành lập theo Quyết định số 355/QĐ-HĐQT ngày 11/08/2005của Hội đồng quản trị công ty, sau khi được sự thống nhất cho phép của Sở Lao động –

Tiểu luận Quản trị

Ngày đăng: 30/01/2024, 10:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w