1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm

101 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Và Tổ Chức Dạy Học Chuyên Đề Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
Tác giả Bùi Thị Thu
Người hướng dẫn TS. An Biên Thùy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Phương Pháp Dạy Học Sinh Học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 3,01 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (8)
    • 1. Lí do chọn đề tài (8)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (9)
    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (9)
    • 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu (0)
    • 5. Giả thuyết khoa học (10)
    • 6. Phạm vi nghiên cứu (10)
    • 7. Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 8. Dự kiến những đóng góp của đề tài (11)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI (12)
    • 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài (12)
      • 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới (12)
      • 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam (13)
    • 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài (14)
      • 1.2.1. Những vấn đề liên quan đến dạy học chuyên đề (14)
      • 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông mới (17)
    • 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài (18)
  • CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ SINH (23)
    • 2.1. Thiết kế chuyên đề (23)
      • 2.1.1. Thiết kế tài liệu (24)
      • 2.1.2. Thiết kế hoạt động chuyên đề (27)
    • 2.2. Tổ chức hoạt động (34)
  • CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (44)
    • 3.1. Mục đích thực nghiệm (44)
    • 3.2. Nội dung thực nghiệm (44)
    • 3.3. Địa điểm và thời gian thực nghiệm (44)
    • 3.4. Phương pháp thực nghiệm (44)
    • 3.5. Xử lý số liệu (45)
    • 3.6. Kết quả thực nghiệm (47)
    • 3.7. Kết luận (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (23)
  • PHỤ LỤC (54)

Nội dung

Trang 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== BÙI THỊ THU THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI M

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Phương pháp dạy và học theo chuyên đề đã được áp dụng ở nhiều nền giáo dục trên thế giới Tại Mỹ, dạy học theo chuyên đề đã được tiến hành và phát triển rộng trong phong trào đào tạo và giáo dục Một nghiên cứu của Yorks và Follow (1993) cho rằng học sinh học theo các chuyên đề sẽ tốt hơn là học theo chương trình giảng dạy truyền thống Những năm đầu thế kỷ XX, tại Malaysia đã tiến hành việc dạy học theo chuyên đề Theo trung tâm phát triển chương trình dạy Malaysia (2003), dạy họ theo chuyên đề là một nỗ lực để tích hợp kiến thức, kĩ năng, giá trị học tập và sáng tạo tư duy

Hiện nay, việc dạy học theo chuyên đề đã phát triển một cách mạnh mẽ, với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Australia, Anh, Nhật Bản,…đã áp dụng thành công phương pháp dạy học chuyên đề Đối với Nhật Bản, dạy học theo chuyên đề đã được đưa vào giảng dạy khá sớm Họ cho rằng đây là cách dạy và học giúp học sinh có nhiều hứng thú, tich cực tham gia hoạt động học tập hơn, giúp phát triển nhiều kĩ năng một cách nhanh chóng Ở Mỹ đã có nhiều nhà giáo dục học nghiên cứu phương pháp dạy học theo chuyên đề Tiêu biểu là một số nhà khoa học sau:

Theo Kucer (1991), ông đã nêu được những lợi ích của phương pháp tiếp cận theo chủ đề đẻ thiết kế chương trình giảng dạy là một cách tiếp cận chuyên đề trong đó khuyến khích giáo viên và học sinh sử dụng kiến thức sẵn có.[9] Theo Henderson và Landesman (1995), hướng dẫn chuyên đề có thể cung cấp một cách hiệu quả ngữ cảnh hóa giảng dạy,đồng thời lại sử dụng một phương pháp học tập rĩ ràng vừa làm định hướng để tạo điều kiện cho các cơ hội học tập rõ ràng vừa làm định hướng để tạo điều kiện cho các cơ hội học tập hợp tác và tương tác trong lớp học.[9]

Ngoài ra, tại một quôc gia có nền giáo dục phát triển chất lượng trên thế giưới như Phần Lan thì các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về

Khóa luận giáo dục học

6 phương pháp dạy học theo chuyên đề từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XIX Năm 2015, Chính phủ Phần Lan thông báo về việc cải cách chương trình giáo dục theo chuyên đề

Không những thế trong những năm gần đây, việc dạy học theo chuyên đề được mở rộng ở nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Canada, Đức,…với nhiều thay đổi trong cách tiếp cận nội dung, đổi mới nội dung nhằm đạt được nhiều hiệu quả trong việc dạy và học

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Tại các trường THPT tại Việt Nam hiện nay, phương pháp dạy học theo chuyên đề không hoàn toàn là phương pháp mới lạ đối với giáo viên và học sinh Đội ngũ giáo viên tại các trường THPT cũng đã được tập huấn về xây dựng chuyên đề dạy học phù hợp với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động học tích cực , tự lực và sáng tạo của học sinh theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo

Kế hoạch số 984/KH-BGDĐT ngày 04/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Do đó đông đảo giáo viên đã hiểu được sự cần thiết và có nhận thức đúng đắn về dạy học theo chuyên đề

Nhìn chung, việc giảng dạy theo chuyên đề đang được nhiều trường THPT lựa chọn và thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Phương pháp cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định đối với quá trình hình thành và phát triển năng lực của học sinh

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng các nghiên cứu hiện nay đã nêu được hình thức dạy học tích hợp, cấu trúc của dạy học theo chuyên đề, vai trò của dạy học theo chuyên đề Tuy nhiên, nội dung về xây dựng tài liệu chuyên đề vẫn chưa có, chưa đi sâu vào nội dung thiết kế hoạt động và tổ chức dạy học theo chuyên đề Vì vậy, nội dung của chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm chuyên đề, đặc điểm, vai trò, cấu trúc của chuyên đề, thiết kế chuyên đề dạy học (nguyên tắc, quy trình tổ chức) và cách thức tổ chức

Khóa luận giáo dục học

Cơ sở lí luận của đề tài

1.2.1 Những vấn đề liên quan đến dạy học chuyên đề

1.2.1.1 Khái niệm dạy học chuyên đề

Chuyên đề là một nội dung học tập/đơn vị kiến thức tương đối trọn vẹn trang bị cho HS một số kiến thức, kĩ năng, năng lực nhất định trong quá trình học tập

Dạy học chuyên đề là hình thức dạy học dựa vào việc thiết kế chuyên đề dạy học và tổ chức dạy học chuyên đề đó GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, không chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ

1.2.1.2 Vai trò của dạy học chuyên đề

Dạy học theo chuyên đề tăng cường sự tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới đa chiều, tích hợp vào nội dung kiến thức các ứng dụng kĩ thuật và thực tiễn đời sống làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn người học hơn

1.2.1.3 Cấu trúc của chuyên đề dạy học

Cấu trúc của một chuyên đề dạy học như sau:

1 Nội dung và mục tiêu của chuyên đề (1.1 Nội dung; 1.2 Mục tiêu (Kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực))

2 Tổ chức dạy học (2.1 Phương pháp dạy học; 2.2 Chuẩn bị của GV và HS; 2.3 Thời lượng chuyên đề; 2.4 Tiến trình dạy học; 2.5 Chú ý (Chú ý dành cho GV: một số nhận định, chú ý về nội dung, phương pháp dạy học, bổ sung về lí luận và thực tiễn cho GV trước quá trình dạy học theo chuyên đề, về mục tiêu, công cụ và phương pháp đánh giá HS trong quá trình học tập theo chuyên đề))

1.2.1.4 Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức dạy học theo chuyên đề ở trường THPT a Thuận lợi

Khóa luận giáo dục học

- Đối với việc áp dụng phương pháp dạy học theo chuyên đề đối với nội dung dung Vệ sinh an toàn thực phẩm có tính khả thi vì các kiến thức có tính thực tế, kế thừa được lại kiến thức về phần Vi sinh vật do đó học sinh nhận thức vấn đề rất nhanh, có khả năng hệ thống logic lại các vấn đề

- Tổ chuyên môn có sự đoàn kết cao, có sự phối hợp, bàn bạc, học hỏi kinh nghiệm giữa các thành viên, thống nhất ý kiến Các GV quan tâm đến vấn đề tích cực hóa trong dạy học, cũng như nghiên cứu các biện pháp, kĩ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học Các GV đều nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề trong môn Sinh học

- Học sinh có ý thức tốt, tích cực, độc lập trong học tập, có hứng thú cao với học tập theo chuyên đề b Khó khăn

- Do hạn chế về cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy học

- Khó khăn về sắp xếp thời gian giữa các tiết học cho hợp lí

- Học sinh còn hạn chế trong việc nghiên cứu, tìm tòi tài tài liệu phục vụ học tập

- Khả năng khai thác sử dụng thiết bị và tài liệu bổ trợ hỗ trợ trong quá trình tổ chức dạy học và tự học ở nhà của học sinh còn kém hiệu quả

1.2.1.5 Quy trình thiết kế hoạt động chuyên đề

Bước 1: Xác định vấn đề

Vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề có thể là một trong các loại sau:

-Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới

-Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức

-Vấn đề tìm kiếm, xậy dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới

Tùy từng nội dung kiến thức, điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:

Khóa luận giáo dục học

Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh

Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyêt vấn đề Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần Giáo viên và học sinh đánh giá

Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống có vấn đề Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, vấn đề Giáo viên và học sinh cùng đánh giá

Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc công đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết Học sinh giải quyết vấn đề vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc

Bước 2: Xây dựng nội dung chuyên đề

Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/ tiết trong sách giáo khoa của một môn học và các môn có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học

Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ

Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh theo chuyên đề sẽ xây dựng

Bước 4: Mô tả yêu cầu

Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học

Bước 5: Biên soạn câu hỏi và bài tập

Khóa luận giáo dục học

Cơ sở thực tiễn của đề tài

- Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế và áp dụng phương pháp dạy học theo chuyên đề dạy học

- 5 giáo viên giảng dạy ở trường THPT Tây Tiền Hải, Thái Bình

- 142 học sinh khối lớp 11 của trường THPT Tây Tiền Hải, Thái Bình

- Thực trạng học môn Sinh học ở trường phổ thông

- Thực trạng thiết kế và sử dụng chuyên đề trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT

- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng chuyên đề dạy học môn Sinh học

- Bằng phương pháp quan sát (thông qua dự giờ, thăm lớp), điều tra bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV, HS)

Khóa luận giáo dục học

- Chọn mẫu khảo sát: 5 giáo viên giảng dạy ở trường THPT Tây Tiền Hải và 142 học sinh khối lớp 11 của trường THPT Tây Tiền Hải, Thái Bình

- Thời gian khảo sát: tháng 3 năm 2019

1.3.5.1 Điều tra đánh giá thực trạng học môn Sinh học ở trường phổ thông

Thông qua câu hỏi trong phiếu điều tra (Phụ lục) kết quả hỏi ý kiến của

Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học

Quan sát mẫu vật, tranh ảnh, chiếu video 21 15%

Từ bảng trên chúng ta thấy tỉ lệ phương pháp thuyết trình được sử dụng là 19%, tỉ lệ phương pháp hỏi – đáp được sử dụng là 49%, tỉ lệ sử dụng phương pháp làm thí nghiệm chiếm 10%, tỉ lệ sử dụng phương pháp quan sát mẫu vật, tranh ảnh, chiếu video là 15%, và tỉ lệ sử dụng phương pháp khác là 7%

Biểu đồ 1.1 Tỉ lệ sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học

Thuyết trình Hỏi - đáp Làm thí nghiệm

Quan sát mẫu vật, tranh ảnh, chiếu video

Khóa luận giáo dục học

Về hứng thú của HS với việc học tập theo chuyên đề có kết quả như sau:

Bảng 1.2 Hứng thú của HS với việc học tập theo chuyên đề

Mức độ hứng thú Số lượng (HS) Tỉ lệ (%)

Nhìn vào khảo sát chúng ta thấy có 123 HS chiếm 86,62% có ý kiến rằng có hứng thú với việc dạy học theo chuyên đề, 19 HS chiếm 13,38% lại không hứng thú với việc dạy học theo chuyên đề

1.3.5.2 Điều tra giáo viên về việc thiết kế và giảng dạy theo chuyên đề

Thông qua câu hỏi trong phiếu điều tra (Phụ lục) kết quả hỏi ý kiến của

Bảng 1.3 Khảo sát ý kiến áp dụng dạy học theo chuyên đề

Nội dung Số lượng (GV)

Từ bảng trên chúng tôi thấy rằng có 05/05 GV cho rằng nên áp dụng dạy học theo chuyên đề vào môn Sinh học

Khảo sát về mức độ dạy học theo chuyên đề của GV cho kết quả như sau:

Bảng 1.4 Khảo sát về mức độ dạy học theo chuyên đề của GV

Mức độ dạy học theo chuyên đề Số lượng (GV)

Qua bảng trên, có 2 GV có mức độ dạy học theo chuyên đề là rất ít, có

3 GV có mức độ dạy học theo chuyên đề là thỉnh thoảng

Khóa luận giáo dục học

Tiến hành khảo sát về hiệu quả của dạy học theo chuyên đề cho kết quả như sau:

Bảng 1.5 Khảo sát về hiệu quả của dạy học theo chuyên đề

Hiệu quả của dạy học theo chuyên đề Số lượng (GV) Ít hiệu quả 0

Qua khảo sát chúng ta thấy có 1 GV cho rằng dạy học theo chuyên đề tương đối hiệu quả, 3 GV cho rằng có hiệu quả và 1 GV cho rằng rất hiệu quả khi dạy học theo chuyên đề

Khóa luận giáo dục học

Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử nghiên cứu của dạy học chuyên đề trên thế giới cũng như ở trong nước Chúng tôi nhận thấy rằng dạy học theo chuyên đề đã xuất hiện khá lâu về trước nhưng chưa có hướng đi mới được nghiên cứu

Chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi chú trọng tới những cơ sở về những đặc điểm của dạy học chuyên đề, quy trình thiết kế chuyên đề dạy học Sinh học Ngoài ra, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thiết kế chuyên đề dạy học ở trường THPT, thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề dạy học môn Sinh học tại trường THPT cũng là những điều cần chú trọng dựa vào nội dung và phương pháp điều tra và kết quả khảo sát

Những vấn đề này sẽ được chúng tôi vận dụng trong thiết kế chuyên đề

Vệ sinh an toàn thực phẩm ở chương 2

Khóa luận giáo dục học

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ SINH

Thiết kế chuyên đề

Thiết kế chuyên đề gồm 2 giai đoạn:

- Thiết kế hoạt động chuyên đề

Giai đoạn 1: Thiết kế tài liệu

Bước 1: Xác định mục tiêu Bước 2: Tìm kiếm thông tin

Bước 4: Viết bản thảo Bước 3: Sắp xếp và xử lí thông tin

Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia Bước 6: Hoàn thiện tài liệu

Giai đoạn 2: Thiết kế hoạt động chuyên đề

Bước 1: Xác định vấn đề Bước 2: Xây dựng nội dung

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ

Bước 5: Biên soạn câu hỏi và bài tập Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề

Khóa luận giáo dục học

2.1.1.1 Nguyên tắc thiết kế tài liệu

- Đảm bảo mục tiêu: Dựa trên chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng chúng ta thiết kế mục tiêu của tài liệu cho phù hợp

- Đảm bảo nội dung: Tài liệu có nội dung đầy đủ, chính xác

- Đảm bảo tính hệ thống: Trình bày một cách khoa học, có sự logic giữa các phần với nhau

- Đảm bảo tính thực tiễn: Tài liệu mang tính thiết thực, gần gũi với đời sống

2.1.1.2 Quy trình thiết kế tài liệu

Việc thiết kế tài liệu gồm các bước như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Mục tiêu bao gồm mục tiêu và kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực được xác định dựa trên nội dung chương trình, chuẩn kiến thức thái độ Mục tiêu cần có nhiều mức độ khác nhau và phù hợp với năng lực của từng đối tượng học sinh, bám sát yêu cầu của thực tiễn

Bước 2: Tìm kiếm thông tin, tư liệu

Thông tin tìm kiếm có thể dưới nhiều dạng khác nhau như: hình ảnh, video, bài báo,…Cần chú ý, thông tin nên tìm kiếm ở những nguồn đáng tin cậy để đảm bảo nội dung được chính xác Chúng ta nên ưu tiên những thông

Xác định mục tiêu Tìm kiếm thông tin Xử lí thông tin

Xin ý kiến chuyên gia Viết bản thảo

Khóa luận giáo dục học

18 tin có nội dung có tính thực tiễn, gắn liền với cuộc sống hằng ngày hoặc có tính mới, tính thời sự

Bước 3: Sắp xếp và xử lí thông tin Đây là bước quan trọng quyết định sự logic của tài liệu sau này Sau khi tìm kiếm, thông tin cần được xử lí, sắp xếp, chọn lọc những phần phù hợp với nội dung chuyên đề, có thể tái chế thành những dạng câu hỏi, bài tập mới hoặc là phần nội dung tham khảo

Bước 4: Viết bản thảo tài liệu

Dựa vào nguồn tư liệu đã có được ở bước 3, chúng ta tiến hành viết bản thảo Nội dung bản thảo cần đảm tính logic chặt chẽ giữa các phần

Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia

Sau khi viết xong bản thảo, để đánh giá khách quan cần có sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, có thể là các giáo viên giảng dạy cùng bộ môn hoặc những người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực liên quan đến nội dung chuyên đề, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra,…

Bước 6: Hoàn thiện tài liệu

Dựa vào ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa để hoàn thiện lại tài liệu cho phù hợp

Bước 1: Xác định mục tiêu

Chuyên đề này được xây dựng trên nền tảng tích hợp nhiều nội dung không chỉ trong lĩnh vực sinh học mà cả trong các lĩnh vực y tế, sức khỏe, xã hội Đặc biệt nội dung liên quan trực tiếp tới chủ đề sinh học động vật, trong đó sinh lí người thuộc chương trình Sinh học 11 có tỷ trọng lớn, học chuyên đề này học sinh cần huy động kiến thức đã học về vi sinh vật, sinh lí động vật, đặc biệt là sinh lí vệ sinh sinh cơ thể người để làm cơ sở cho việc giải thích các hiện tượng, sự kiện an toàn thực phẩm và các biện pháo sản xuất, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn Các biện pháp phòng và điều trị các triệu chứng di sử dụng thực phẩm không an toàn Học sinh được thực hành triển khai dự án điều tra, tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương

Khóa luận giáo dục học

Bước 2: Tìm kiếm thông tin, tư liệu

Tham khảo các nguồn như: Sách giáo khoa Sinh học lớp 11, giáo trình vệ sinh an toàn thực phẩm, mạng internet,…

Bước 3: Sắp xếp và xử lí thông tin

Nội dung chuyên đề được sắp xếp theo các muc như sau:

Chương 1 Khái quát chung về vệ sinh an toàn thực phẩm

1.1 Tìm hiểu các khái niệm liên quan

1.2 Ý nghĩa của vệ sinh an toàn thực phẩm

1.3 Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thực phẩm

1.4 Nguyên nhân của việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm

1.5 Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta

Chương 2 Ngộ độc thực phẩm

2.1 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

2.2 Một số loại ngộ độc thực phẩm thường gặp

2.3 Một số dấu hiệu khi bị ngộ độc thực phẩm

2.4 Xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm

Chương 3 Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3.1 Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3.2 Thực hành giữ vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình

Bước 4: Viết bản thảo chuyên đề

Dựa vào các tài liệu tham khảo đã tìm kiếm, chúng tôi tiến hành viết bản thảo chuyên đề theo cấu trúc như trên, trong

Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia

Sau khi viết bản thảo, chúng tôi xin ý kiến chuyên gia là giảng viên đại học và giáo viên trường phổ thông về nội dung, kết cấu của tài liệu

Bước 6: Hoàn thiện tài liệu

Bổ sung tài liệu để đảm bảo độ dài, bổ sung hình ảnh và trích dẫn

Khóa luận giáo dục học

2.1.1.4 Sản phẩm tài liệu chuyên đề

Chúng tôi đã biên soạn tài liệu gồm 26 trang, xin mời tham khảo ở phần phụ lục Dưới đây là cấu trúc nội dung tài liệu chuyên đề:

Chương 1 Khái quát chung về vệ sinh an toàn thực phẩm

1.1 Tìm hiểu các khái niệm liên quan

1.2 Ý nghĩa của vệ sinh an toàn thực phẩm

1.3 Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của một số thực phẩm

1.4 Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta

1.5 Nguyên nhân của việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Chương 2 Ngộ độc thực phẩm

2.1 Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

2.2 Một số dấu hiệu khi bị ngộ độc thực phẩm

2.3 Xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm

Chương 3 Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3.1 Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3.2 Thực hành giữ vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình

2.1.2 Thiết kế hoạt động chuyên đề

- Đảm bảo mục tiêu chuyên đề: dựa vào chương trình, chuẩn mục tiêu, kĩ năng để xác định mục tiêu cho phù hợp

- Đảm bảo nội dung chuyên đề: nội dung cần bám sát mục tiêu, đầy đủ, chính xác, có những kiến thức liên hệ với thực tiễn

- Đảm bảo đa dạng hoạt động: gồm các hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập – vận dụng, hoạt động tìm tòi – mở rộng với các hình thức đa dạng như trò chơi, làm poster,…

- Đảm bảo phù hợp với trình độ học sinh: các hoạt động huy động được kiến thức, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để giải quyết

Khóa luận giáo dục học

2.1.2.2 Quy trình thiết kế hoạt động chuyên đề

Quy trình thiết kế hoạt động chuyên đề gồm các bước như sau:

Thiết kế chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm

1 Xác định mục tiêu a Kiến thức

Chương I: Khái quát chung về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Trình bày được khái niệm thực phẩm (1)

- Nêu được khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm (2)

- Nêu được thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước (3)

- Lấy ví dụ được về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm trong thực tế (4)

- Trình bày được ý nghĩa của vệ sinh an toàn đối với sức khỏe (5)

- Trình bày được ý nghĩa của vệ sinh an toàn đối với xã hội (6)

- Nhận xét được mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước (7)

- Trình bày được những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương (8)

Thiết kế tiến trình dạy học

Xác định vấn đề Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ Xây dựng nội dung

Biên soạn câu hỏi Mô tả mức độ yêu cầu

Khóa luận giáo dục học

- Trình bày được các nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm

- Giải thích được tại sao thực phẩm ngoài lề đường dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (10)

- Phân tích được tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe (11)

- Điều tra được tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương

- Phân tích được các nguyên nhân của mất an toàn thực phẩm (13) Chương II: Ngộ độc thực phẩm

- Kể tên được một số ngộ độc thực phẩm thường gặp (14)

- Phân loại được các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm (15)

- Trình bày được dấu hiệu khi bị ngộ độc thực phẩm (16)

- Trình bày được các biện pháp xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm (17)

- Lấy được ví dụ về cách điểu trị một số loại ngộ độc thực phẩm (18) + Mức độ vận dụng:

- Phân tích được các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm (19)

- Phân tích được một số biện pháp phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm

Chương III: Biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

- Nêu được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (21) + Mức độ hiểu:

Khóa luận giáo dục học

- Trình bày được biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (22)

- Trình bày được một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm tại gia đình (23)

- Đề xuất được các biện pháp đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại gia đình

- Thực hành được các biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm tại nhà

+ Mức độ vận dụng cao:

- Thiết kế được các giải pháp hạn chế mất an toàn vệ sinh thực phẩm

- Kĩ năng đề xuất vấn đề

- Kĩ năng đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết

- Kĩ năng lập kế hoạch

- Kĩ năng thực hiện kế hoạch

- Kĩ năng đề xuất ý kiến c Thái độ

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học về vệ sinh an toàn thực phẩm vào cuộc sống

- Có ý thức tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm đến mọi người xung quanh d Năng lực sinh học

- Nhận biết kiến thức sinh học

- Tìm tòi và khám phá thế giới sống dưới góc nhìn sinh học

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

Khóa luận giáo dục học

Chương I: Khái quát chung về vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu 1: Dạo này trên báo xuất hiện những thông tin về việc những người buôn cá tẩm phân ure để bảo quản Tuy nhiên những người bán vẫn cho rằng nếu cho với số lượng nhỏ thì không ảnh hưởng gì

1, Tại sao những người bán hàng lại sử dụng phân ure để bảo quản cá?

Trả lời: Khi hòa tan trong nước, ure sẽ làm lạnh môi trường xung quanh, ngăn cản khả năng hoạt động của vi sinh vật thay cho nước đá -> bảo quản lâu hơn

2, Theo em, quan điểm trên của những người bán hàng đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời: Sai Vì ure là hóa chất không được dùng để bảo quản thực phẩm Quá trình phân giải sẽ tạo ra nitrit và nitrat gây ngộ độc cho người dùng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân

3, Hãy nêu cách phân biệt cá tươi với cá tẩm hóa chất

Trả lời: Quan sát các đặc điểm mắt, mang, vảy, của cá: cá tươi mắt lồi, trong suốt, giác mạc đàn hồi; mang màu đỏ hồng, không nhớt, không hôi, dính chặt với hoa khế; vảy bám chặt thân, óng ánh; thịt cá rắn chắc Ngửi mùi: cá tẩm ure có mùi khai chứ không phải mùi tanh

Câu 2: Tại sao chúng ta có thể kiểm tra thực phẩm nhiễm hàn the bằng giấy nghệ?

Trả lời: Hàn the có tính kiềm nên khi tác dụng với giấy nghệ thì làm giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ

Câu 3: Theo em, tập quán ăn uống của người Việt như ăn tiết sống động vật, thịt tái,…tiềm ẩn những nguy hiểm gì đối với sức khỏe?

Khóa luận giáo dục học

Trả lời: Các thực phẩm trên chứa rất nhiều các loại vi sinh vật, kí sinh trùng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến giun, sán nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của con người

Chương II: Ngộ độc thực phẩm

Câu 1: Đọc tài liệu tham khảo mục 2.1 để trả lời câu hỏi sau:

Dịp Tết, mọi người thường liên hoan và uống rượu bia và có nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu vậy theo em có những nguyên nhân nào gây ngộ độc rượu bia? Khi bị ngộ độc rượu bia sẽ có những biểu hiện như thế nào? Nêu một số cách giúp giải rượu bia

Trả lời: Nguyên nhân gây độc rượu bia: uống với nồng độ quá lớn, hoặc uống rượu bia giả,

Biểu hiện khi ngộ độc: bất tỉnh, co giật, nhịp thở không đều,…

Cách giải rượu bia: uống nước chanh, uống sữa,…

Câu 2: Hoa đọc được một số bài báo trên mạng có đăng về việc khi uống mật ong với bột sắn dây sẽ gây chết người Hoa thắc mắc đây có phải thông tin chính xác hay không

1.Theo em thông tin trên có đúng hay không? Tại sao?

2 Để tránh bị ngộ độc khi cần có những lưu ý gì khi kết hợp các loại thực phẩm?

Trả lời: 1 Sai Vì mật ong có thành phần chính là đường glucoza, đường fructoza và một số vitamin, nguyên tố vi lượng Còn bột sắn dây được sản xuất theo công nghệ sàng lọc thành tinh bột, sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường glucoza Cả 2 nguyên liệu này rất giàu dinh dưỡng Mật ong tính bình, sắn dây tính mát kết hợp với

Khóa luận giáo dục học

26 nhau cũng không gây ra phản ứng

2 Cần chú ý tránh chọn thực phẩm trong nhóm tương phản để bị ngộ độc

Câu 2: Phân tích những biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm

Câu 3: Tại sao khi uống rượu với mật các loài động vật dễ bị ngộ độc dẫn tới tử vong?

Trả lời: Vì trong tiết động vật có chứa rất nhiều chất độc và vi sinh vật gây hại

Chương III: Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Tổ chức hoạt động

- Đảm bảo giải quyết được mục tiêu của bài học

- Đảm bảo tính đa dạng, thực tiễn của hoạt động

- Đảm bảo tính cực, chủ động của học sinh trong hoạt động

Khóa luận giáo dục học

2.2.2 Quy trình tổ chức dạy học

Quá trình tổ chức dạy học theo chuyên đề thông qua các hoạt động sau:

Hoạt động nhằm tạo tinh thần học tập trước bài học vừa tạo mâu thuẫn nhận thức cho HS Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh, nêu được mâu thuẫn nhận thức và đặt ra được câu hỏi chính của bài học

- Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động này giúp người học tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện các năng lực của HS Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng, tiếp nối với câu hỏi chính của bài để học sinh giải quyết vấn đề chính của bài học giúp HS hoàn thành được mục tiêu bài học

- Hoạt động luyện tập – vận dụng:

Hoạt động này yêu cầu người học sử dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV có thể xá nhận mức độ nắm vững kiến thức của HS Hệ thống bài tập, câu hỏi được sắp xếp theo một hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn Mỗi câu hỏi, bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kĩ năng cụ thể

- Hoạt động tìm tòi – mở rộng:

Hoạt động khuyến khích HS tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi thêm các kiến thức liên quan đến chủ đề để mở rộng kiến thức GV hướng dẫn để học sinh xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm

Nội dung Hoạt động của GV - HS

- GV tổ chức trò chơi: Hiểu ý đồng đội (10 phút)

Gồm có 4 đội, mỗi đội gồm có 3 thành viên, 1 thành viên trong đội không được dùng lời nói mà phải diễn tả bằng

Khóa luận giáo dục học

29 hình vẽ (không có chữ liên quan đến từ khóa) cho các thành viên khác trong đội đoán từ khóa trong thời gian 2 phút Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng và được 1 phần quà

(Các từ khóa: thịt, rau, thực phẩm, an toàn, đau bụng, an toàn, vệ sinh, ngộ độc,…)

- GV: yêu cầu HS đoán tên chủ đề ngày hôm nay

- GV nêu chủ đề: Vệ sinh an toàn thực phẩm

Mâu thuẫn nhận thức: Liệu mọi thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đã đảm bảo an toàn? Khi ăn những thực phẩm không an toàn có những hậu quả gì? Chúng ta đã biết các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa?

Hoạt động hình thành kiến thức

Chương I: Khái quát chung về vệ sinh an toàn thực phẩm

1.Vệ sinh an toàn thực phẩm

1.2 Ý nghĩa của vệ sinh an toàn thực phẩm

- GV: Phân biệt thực phẩm với những thứ khác chúng ta dựa trên những đặc điểm nào?

- GV: Vậy theo em thế nào là thực phẩm?

- GV cho HS về hình ảnh mất vệ sinh thực phẩm trong cuộc sống ->Phân tích

- Từ đó HS rút được ra khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm

- GV cho HS 2 đĩa: đĩa 1 là giò lụa bình thường, đĩa 2 là giò lụa có chứa hàn the

- GV: Theo em, bằng mắt thường chúng ta có thể phân biệt được đĩa nào là giò lụa chứa hàn the hay không?

- HS: Rất khó để phân biệt bằng mắt thường

Khóa luận giáo dục học

- GV: Khi ăn thực phẩm có chứa hàn the có thể có những hậu quả gì?

- HS: Hàn the không bị thải loại hoàn toàn mà nó có khả năng tích tụ lên đến 15% lượng tiếp nhận vào cơ thể Điều này về lâu dài sẽ gây ngộ độc mãn tính, dần dần làm suy thận, suy gan dẫn đến tình trạng da xanh xao, biếng ăn, cơ thể suy nhược Thậm chí còn làm teo tinh hoàn, vô sinh hoặc các tai biến hệ tiêu hóa đối với ai sử dụng nhiều

Khi vào trong cơ thể, hàn the tác dụng với acid trong dịch vị dạ dày giải phóng ra acid boric Hoạt chất này có tác dụng ức chế thực bào, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nó có đặc tính gắn kết với thực phẩm làm cho thực phẩm khó được tiêu hóa hơn bình thường rất nhiều Trẻ em dùng hàn the lâu ngày dẫn đến sự phát triển chậm trong tuổi trưởng thành Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm độc hàn the thì dư lượng hàn the có thể được thải trừ qua rau thai và sữa, gây nhiễm độc tới thai nhi và trẻ nhỏ

-GV: Vậy theo em, việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể đem lại những hậu quả gì?

- GV nhận xét và chốt lại kiến thức

2.Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm

- GV cho HS quan sát biểu đồ, bảng số liệu về tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm

- GV cho HS nhận xét

- Từ đó, GV rút ra kết luận: Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng báo động đặc biệt là tình trạng mất vệ sinh thực phẩm và ngộ độc có xu hướng gia tăng

- GV phân chia lớp thành 4 nhóm để điều tra thực trạng tại các địa điểm (làm trước 1 tuần):

Khóa luận giáo dục học

+Trên đường phố +Tại khu phố

Yêu cầu: mỗi nhóm sẽ chụp ảnh, quay phim về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại mỗi địa điểm sau đó mỗi nhóm sẽ làm một bài trình chiếu sử dụng những tư liệu đã thu được

- Sau đó, GV cho từng nhóm lên thuyết trình

3 Nguyên nhân của mất vệ sinh an toàn thực phẩm

? Dựa vào phần thuyết trình của các nhóm, theo em có những nguyên nhân nào gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

- GV nhận xét, chốt kiến thức

Chương II: Ngộ độc thực phẩm

Hoạt động: “Bác sĩ tại nhà”

-GV cho HS nghiên cứu tài liệu trong thời gian 5 phút Sau đó chia lớp thành 4 đội, các đội sẽ bốc thăm để xác định đội làm bệnh nhân, bác sĩ Đội bệnh nhân sẽ bốc thăm 1 loại ngộ độc và phải miêu tả cho bác sĩ Đội bác sĩ sẽ phải đoán và tìm ra cách xử lí đúng Đội nào có cách xử lí đúng sẽ giành được phần thưởng

Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

*Hoạt động: Thiết kế poster tuyên truyền

GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-7 người để thiết kế poster tuyên truyền “Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” trong thời gian 30 phút

- Tiêu chí đánh giá poster: Tổng điểm: 100 điểm +Hình thức: đẹp, sáng tạo: 20 điểm

Khóa luận giáo dục học

+Nội dung: đúng, đủ: 40 điểm +Thuyết trình: hay, hấp dẫn: 30 điểm +Poster không quá 50 chữ: 10 điểm

- Mỗi nhóm cử một thành viên lên báo cáo

- Sau đó, GV và các nhóm khác sẽ nhận xét và chấm điểm

*Hoạt động: Thực hành bảo quản thực phẩm

- GV: Thực phẩm khi không sử dụng hết chúng ta cần có biện pháp bảo quản hợp lí để vừa không làm mất chất dinh dưỡng vừa không bị biến chất, đảm bảo an toàn Theo các em chúng ta có những cách nào để bảo quản thực phẩm?

- HS: Bảo quản lạnh, ướp muối, phơi khô,…

- GV: Ngoài những phương trên thì hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một phương pháp bảo quản rau củ đó là muối chua Và chúng ta sẽ thực hành muối dưa cải

- GV: Các em hãy nêu quy trình muối dưa cải

- GV: Tóm tắt bằng sơ đồ

- Sau đó GV cho HS thực hành muối dưa cải trên lớp

Hoạt động luyện tập – vận dụng

- HS làm sơ đồ tư duy chủ đề vệ sinh an toàn thực phẩm

- Hoạt động: Trò chơi “Nhanh như chớp”

GV chia lớp thành 2 đội GV đặt câu hỏi cho 1 thành viên trong đội, thành viên trả lời câu hỏi của GV, sau đó sẽ chỉ định bất thành viên trong đội bạn trả lời câu hỏi, cứ tiếp tục cho đến khi trong thời gian 5s nếu 1 đội trả lời sai hoặc không trả lời được đội bạn sẽ giành được 1 điểm Kết thúc 3 lượt chơi đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng

1 Thực phẩm nào sau đây tiềm ẩn nguy cơ lớn nhiễm giun

Khóa luận giáo dục học

2 Sai lầm khi chế biến măng tươi có thể gây chết người ?

B Ngâm với nước vôi trong

3 Cho trẻ nhấp một chút rượu bia cũng không sao

4 Sai lầm khi chế biến măng khô là

A Rửa thật kĩ bằng nước

B Đun lại nhiều lần C.Ngâm bằng nước gạo qua đêm

5 Ăn ít nhất bao nhiêu măng khô liên tục có thể gây chết người

6 Nguy cơ khi trẻ ăn đồ tái sống như bò, dê tái chanh, gỏi cá, nem chua ?

A Buồn nôn, nôn mửa, sốt, tiêu chảy

B Đầy bụng, co giật, liệt cơ

C Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Khóa luận giáo dục học

7 Các căn bệnh nguy hiểm có thể mắc khi ăn tiết canh?

A Tiêu chảy kéo dai, nhiễm trùng máu, viêm gan

B Đau dạ dày, viêm loét dạ dày

C Ngộ độc, nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn cấp tính liên cầu lợn

8 Những thực phẩm nào không nên bảo quản trong tủ lạnh?

9 Bộ phận dễ nhiễm kí sinh trùng, vi khuẩn và virus của gà không nên ăn:

C Nội tạng 10.Vì sao không nên ăn cổ gà?

A Nhiều chất béo, cholesterol, đôc tố

11 Đâu là lý do không nên ăn phao câu gà?

A Chứa quá nhiều vi khuẩn axit lactic

B Quá béo, quá bẩn và không có tác dụng

C Có vi khuẩn gây bệnh thương hàn, viêm dạ dày, ruột

12 Bộ phận nào của gà bổ dưỡng nhất?

Khóa luận giáo dục học

13 Ăn chân gà bị run tay?

14 Khi nào chân gà thành chất độc?

A Chân gà được luộc chin

B Chân gà ngâm cùng sả, ớt

Hoạt động tìm tòi – mở rộng

HS làm KIT thử nhanh hàn the tại nhà theo hướng dẫn sau:

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Mục đích thực nghiệm

Để chứng minh những giả thuyết của đề tài Trên cơ sở đánh giá chất lượng dạy – học theo PPDH chuyên đề qua 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao Khẳng định tính thực tiễn, khoa học của đề tài nghiên cứu.

Nội dung thực nghiệm

- Tổ chức hoạt động chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm

- Đánh giá phát triển năng lực cá biệt của học sinh

- Đánh giá kết quả học tập

Địa điểm và thời gian thực nghiệm

Địa điểm thực nghiệm: Lớp 11A2 trường THPT Tây Tiền Hải

Thời gian thực nghiệm: Tháng 3 năm 2019

Phương pháp thực nghiệm

3.4.1 Chọn đối tƣợng tham gia

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Tây Tiền Hải, chúng tôi chọn một lớp thuộc khối 11 sau đó tiến hành dạy học theo chuyên đề sau đó tiến hành kiểm tra nhiều lần để thu được đánh giá

3.4.2 Phương pháp bố trí thực nghiệm

Thu thập dữ liệu thực nghiệm bằng phương pháp: quan sát, phỏng vấn, trắc nghiệm khách quan Đánh giá, kết quả thực nghiệm thông qua trao đổi với GV, HS trong quá trình học tập và phỏng vấn sau khi học sinh tham gia học tập theo chuyên đề chúng tôi cần đánh giá được:

+ Thái độ của HS khi tham gia học tập theo chuyên đề

+ Mức độ hiểu biết của HS về vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Vấn đề khó khăn của GV khi tổ chức dạy học theo chuyên đề

Khóa luận giáo dục học

Xử lý số liệu

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi chủ yếu sử dụng các biện pháp như sau:

- Lập phiếu ghi chéo nhận xét khi dự giờ dạy của GV, ghi chép tiến trình giờ học và quan sát biểu hiện thái độ của HS trong giờ học

- Căn cứ vào khả năng vận dụng của HS khi trả lời câu hỏi của GV hay làm bài tập để xác định mức độ nhận thức của HS: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao

- Phiếu điều tra, phiếu kiểm tra: là cơ sở đánh giá khả năng hiểu biết và vận dụng dạy học chuyên đề của GV và HS

- Phân tích các thông tin thu được và đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra

3.5.2 Phân tích kết quả định tính

Phân tích, đánh giá những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS trong quá trình dạy học ở lớp thực nghiệm thông qua các tiêu chí:

- Không khí lớp học: thái độ của HS

- Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động dạy học

Phân tích chất lượng bài kiểm tra qua các tiêu chí:

- Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm

- Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

- Cách xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm

- Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

3.5.3 Phân tích kết quả định lƣợng

Chúng tôi dựa vào tiêu chí nêu trên làm cơ sở để xây dựng biểu điểm bài kiểm tra nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả của tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo tính khách quan, chính xác

Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra, chấm điểm và xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học:

- Lập bảng phân phối, bảng tần suất

Khóa luận giáo dục học

- Xử lí số liệu thu được dưới dạng bảng thống kê và biểu đồ

- Tính các đại lượng thống kê: Trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên

Trị số trung bình cộng ( ̅) là tham số đặc trưng cho sự tập trung của dãy số Trung bình cộng (arithmetic mean) của một dãy số là số tổng cộng các đo lường chia cho N (tổng số) các quan sát Trị số trung bình cho biết chất lượng của dãy số thống kê Trung bình cộng là số đo khuynh hướng định tâm một cách vững chãi nhất từ mẫu này đến mẫu khác Trung bình cộng có thể đại diện một cách khá đầy đủ và chặt chẽ cho một tập hợp nếu tập hợp đó có độ đồng nhất cao Tuy nhiên, trung bình cộng không biểu thị được đặc điểm phân tán của dãy số liệu tập hợp

Phương sai: Trong một dãy số thống kê, khi xác định được giá trị trung bình ( ̅) chúng ta sẽ xác định được khoảng cách giữa một điểm bất kì với trung bình của dãy số ( - ̅ đó là độ lệch Độ lệch cũng chứa đựng thông tin về sự biến thiên của các điểm số, do đó nếu tính trung bình của các độ lệch này ta sẽ có tham số khá tốt về sự biến thiên Tuy nhiên, độ lệch cũng có thể là số dương hoặc số âm hơn nữa tổng độ lệch sẽ bằng không

Phương sai của một tập hợp thống kê là tỷ số giữa tổng bình phương biến sai của trị số cá thể quanh trung bình cộng với tổng bậc tự do của tập hợp Phương sai được tính theo công thức sau:

Nếu n< 30 thì dùng công thức:

∑ ̅ Độ lệch tiêu chuẩn: Độ lệch tiêu chuẩn là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số Độ lệch tiêu chuẩn của một tập hợp đo lường là căn bậc hai của phương sai, được xác định theo công thức sau:

Khóa luận giáo dục học

Kết quả thực nghiệm

3.6.1.1 Phân tích các hoạt động và thái độ của HS trong quá trình dạy học

Thông qua việc dự giờ thăm lớp, chúng tôi nhận thấy rằng HS ở lớp thực nghiệm có thái độ ngày càng tốt hơn Hầu hết HS đều có thái độ tích cực và hứng thú, các nhiệm vụ GV đưa ra HS thực hiện một cách chủ động

Thông qua giảng dạy chúng tôi thấy dạy học theo chuyên đề đã phát triển khả năng làm việc nhóm của HS, tăng cường mối quan hệ giữa GV và

HS, có ý nghĩa khi phát triển các năng lực cần thiết cho HS

3.6.1.2 Phân tích chất lượng bài kiểm tra của học sinh

Bảng 3.1 Mức độ hiểu bài sau khi học thực thực nghiệm

Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 Kiểm tra lần 3

Từ bảng 3.1 chúng ta thấy được rằng tỉ lệ đạt bài khá giỏi của lớp thực nghiệm từ lần 2 cao hơn so với lần kiểm tra đầu tiên

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá, phân tích kết quả kiểm tra để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan bằng cách:

- Lập bảng thống kê số liệu thu được

- Xác định các đại lượng thống kê đặc trưng như: Trung bình, phương sai

- So sánh giá trị trung bình để đánh giá khả năng hiểu bài của học sinh

Khóa luận giáo dục học

Bảng 3.2 Bảng thống kê các điểm số ( của bài kiểm tra

Số học sinh đạt điểm

Biểu đồ 3.1 Kết quả điểm kiểm tra đối chứng

Khóa luận giáo dục học

Bảng 3.3 Bảng tần suất (f i %): Số HS đạt điểm x i của bài kiểm tra

Bảng 3.4 Bảng tần số hội tụ biến (số % HS đạt điểm x i trở lên)

Số lần kiểm tra xi

Số % học sinh đạt điểm

Từ đó ta tính được một số chỉ tiêu thống kê đặc trưng: giá trị trung bình cộng, phương sai và độ lệch tiêu chuẩn của điểm kiểm tra lớp thực nghiệm qua các lần thu được kết quả như sau:

Số % học sinh đạt điểm

Khóa luận giáo dục học

Bảng 3.5 Bảng so sánh tham số đặc trưng giữa các lần kiểm tra của lớp nghiệm

Qua kết quả chúng ta có thể có một số kết luận là số HS đạt điểm trên trung bình của lớp thực nghiệm ở lần kiểm tra thứ hai (86,96%) và lần kiểm tra thứ 3 (89,13%) cao hơn so với lần kiểm tra đầu tiên (71,74%) Ngoài ra, ta thấy giá trị trung bình tăng qua các lần kiểm tra: kiểm tra lần 1 (5.43), lần 2 (6.15), lần 3 (6.41) Kết quả thí nghiệm sẽ chính xác hơn nếu số lượng điều tra lớn.

Ngày đăng: 30/01/2024, 09:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w