Trang 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN PHÙNG LINH TRINH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG Theo chƣơng trình giá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
PHÙNG LINH TRINH
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Sinh học
HÀ NỘI, 2019
Khóa luận giáo dục học
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
PHÙNG LINH TRINH
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Sinh học
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “ Chuyên đề: Công nghệ vi sinh vật
trong xử lí ô nhiễm môi trường” tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới:
Các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp, các thầy cô trong Khoa Sinh- KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã luôn tận tâm, chỉ bảo nhiệt tình cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập
Các thầy cô giáo Trường THPT Bến Tre - Phúc Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thu thập thông tin phục vụ khóa luận
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Tiến sĩ: An Biên Thùy người đã dành cho em sự quan tâm chu đáo, sự hướng dẫn nhiệt tình và những lời góp ý quý báu trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường phổ thông
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 1 năm 2019
Sinh viên
Phùng Linh Trinh
Khóa luận giáo dục học
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung trung thực và không trùng lặp với đề tài khác
Tôi cũng cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của Tiến sĩ An Biên Thùy Nếu không đúng như tôi nêu ở phần trên, tôi sẽ
hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 27 tháng 1 năm 2019
Sinh viên
Phùng Linh Trinh
Khóa luận giáo dục học
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU / SƠ ĐỒ
Kí hiệu bảng biểu Nội dung bảng biểu
Bảng 1.1 Kết quả điều tra lợi ích của việc dạy học sinh
học đem lại cho học sinh Bảng 1.2 Dự án gợi ý của giáo viên Bảng 1.3 Những khó khăn gặp phải khi GV dạy học theo
chuyên đề Bảng 1.4 Kế hoạch của giáo viên và hoc sinh Bảng 2.1 Tiêu chí chấm poster
Bảng 2.2 Tiêu chí chấm sản phẩm
Sơ đồ 2.1 Quy trình dạy học dự án trong dạy học sinh học
Sơ đồ 2.2 Các bước thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề
Sơ đồ 2.3 Các bước thiết kế tài liệu chuyên đề
Khóa luận giáo dục học
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Dự kiến những đóng góp của đề tài 4
NỘI DUNG 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 6
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt nam 6
1.2 Cơ sở lí luận của đề tài 7
1.2.1.Khái niệm dạy học chuyên đề 7
1.2.2 Vai trò của dạy học chuyên đề 8
1.2.3 Đặc trưng của dạy học chuyên đề 8
1.2.4 Ưu điểm và hạn chế của dạy học chuyên đề 8
1.2.5 Cấu trúc chuyên đề dạy học 10
1.2.6 Đánh giá chuyên đề dạy học 11
1.2.7 Phương pháp tổ chức dạy học 11
1.2.8 Phương pháp dạy học dự án 12
1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 21
1.3.1 Mục đích điều tra 21
1.3.2 Đối tượng điều tra 21
Khóa luận giáo dục học
Trang 71.3.3 Nội dung điều tra 21
1.3.4 Phương pháp điều tra 22
1.3.5 Kết quả điều tra 22
Kết luận chương 1 24
Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 25
2.1 Thiết kế tài liệu chuyên đề công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường 25
2.1.1 Nguyên tắc thiết kế tài liệu chuyên đề 25
2.1.2 Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề 26
2.1.3 Ví dụ minh họa 27
Kết luận chương 2 33
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 34
3.1 Mục đích thực nghiệm 34
3.2 Đối tượng thực nghiệm 34
3.3 Thời gian thực nghiệm sư phạm 34
3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 34
Kết luận chương 3 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Khóa luận giáo dục học
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Xuất phát từ sự chỉ đạo thay đổi phương pháp dạy học
Bước vào thế kỉ 21, thế giới đang bước vào kỷ nghuyên mới - kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, điều đó đặt ta cho ngành giáo dục và đâò tạo nước ta những thách thức và cơ hội to lớn phải hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa, với những đòi hỏi rất lớn trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng cho sự phát triển của đất nước
Để thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi nền giáo dục nước ta không chỉ mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo mà còn phải chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách phù hợp, tăng cường phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Giáo dục và đào tạo phải giữ vai trò quan trọng chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Bên cạnh đó giáo dục phải nâng cao dân trí và phát huy giá trị văn hóa dân tộc
Với yêu cầu đó thì nhà trường THPT phải đào tạo nguồn nhân lực cao, sẵn sàng chiếm lĩnh tri thức và biết thích nghi với thế giới đang ngày một thay đổi, phát triển về chương trình, sách giáo khoa, trang thiết bị…
1.2 Xuất phát từ thực trạng dạy học chuyên đề
Theo định hướng dạy học chương trình mới, GV có thể chủ động trong việc thiết kế nội dung học tập theo chuyên đề Trong chương trình sinh học mới gồm 9 chuyên đề như sau: Công nghệ tế bào và một số thành tựu, công nghệ ennzim, công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trông và nông nghiệp sạch, một số bệnh dịch ở người và cách phòng trừ, vệ sinh an toàn thực phẩm, sinh học phân tử, kiểm soát sinh học, sinh thái nhân văn
Để tổ chức dạy học theo chuyên đề, GV có thể sử dụng nhiều phương pháp và KTDH khác nhau như: Dạy học chuyên đề, dạy học tích hợp, dạy học
dự án… Trong đó, dạy học dự án tỏ ra là một PPDH hiệu quả, thích hợp với thời lượng lớn trong quá trình dạy học những nội dung kiến thức lớn
Khóa luận giáo dục học
Trang 91.3 Triển vọng của dạy học theo chuyên đề công nghệ vi sinh vật trong xử
lí ô nhiễm môi trường
Do chuyên đề công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường là một chuyên đề mới trong chương trình sinh học nên tôi quyết định lựa chọn
đề tài này để giúp cho học sinh có thể tự tìm hiểu quy trình công nghệ vi sinh vật trong xử lí một số chất thải phổ biến hiện nay ở Việt Nam, và để đáp ứng kịp thời chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học, tôi đã lựa chọn
đề tài: “Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề: Công nghệ vi sinh vật trong
xử lí ô nhiễm môi trường”
2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về chuyên đề dạy học, thiết kế chuyên
đề, tổ chức dạy học theo chuyên đề xử lí ô nhiễm môi trường bao gồm các khái niệm, quá trình hình thành, các tác nhân và vai trò của VSV
3.2 Điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức chuyên đề ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường trong trường THPT
3.3 Thiết kế chuyên đề ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
Khóa luận giáo dục học
Trang 103
3.4 Đề xuất quy trình tổ chức dạy học chuyên đề ứng dụng công nghệ
vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
3.5 Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết của đề tài
4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung chuyên đề: công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
- Qui trình thiết kế tài liệu chuyên đề, tiến trình tổ chức dạy học chuyên đề: ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
- Qui trình tổ chức dạy học chuyên đề: công nghệ vi sinh vật trong xử
lí ô nhiễm môi trường
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Chương trình sinh học mới môn Sinh học
- Nội dung xử lí ô nhiễm các môi trường đất, nước và khí thải
- Các công nghệ ứng dụng VSV trong xử lí môi trường ở địa phương
- Học sinh lớp 11A6 trường THPT Bến Tre
5 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và tổ chức được chuyên đề ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường cho học sinh THPT thì sẽ nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vi sinh vật vào công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường
Tổ chức dạy học dự án trong chuyên đề: Công nghệ vi sinh vật trong xử
lí ô nhiễm môi trường
Khóa luận giáo dục học
Trang 114
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các văn bản liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học tích hợp ô nhiễm môi trường của các địa phương
Nghiên cứu những nội dung lý thuyết liên quan đến quá trình VSV xử
lí các chất thải và ứng dụng VSV trong việc xử lí môi trường
7.2 Phương pháp điều tra
Điều tra bằng bảng hỏi tới giáo viên và học sinh
7.3 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo, xin ý kiến nhận xét, đánh giá lựa chọn nội dung hoạt động thực hành cuộc sống của các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy ở trường THPT, các chuyên gia về xử lí ô nhiễm môi trường bằng VSV học
Tham khảo ý kiến chuyên gia gồm giảng viên đại học, thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy tại trường THPT về: kết cấu nội dung chuyên đề, tiêu chí đánh giá chuyên đề, ngân hàng câu hỏi và bài tập của chuyên đề
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh THPT tại trường THPT Bến Tre
7.5 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý các số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel
8 Dự kiến những đóng góp của đề tài
8.1 Về lí luận
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thiết kế và tổ chức chuyên đề dạy học gồm: nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề, thiết kế hoạt động chuyên đề tổ chức hoạt động chuyên đề
Xây dựng quy trình dạy học theo chuyên đề, sử dụng PPDH theo dự án
tổ chức dạy học chuyên đề để phát triển năng lực nhận thức kiến thức sinh học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống
Khóa luận giáo dục học
Trang 12Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên khoa Sinh-KTNN
Khóa luận giáo dục học
Trang 136
NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Người Đức Chú trọng trải nghiệm thực tế cho rằng trói buộc những
đứa trẻ trong lớp học mà thiếu tính trải nghiệm thực tế sẽ dẫn đến những sản phẩm bị lỗi thời về mặt nội dung Thầy cô đứng lớp còn quan niệm phải mất
cả năm trời, thậm chí là vài năm người ta mới có thể xuất bản một quyển sách hạn hữu trong khi thế giới to lớn, vĩ đại đang vận động hàng giây Thế nên kiến thức sách vở, phần lớn đã lỗi thời trước khi được trưng bày trên kệ sách
Người Đức quan niệm học tập để có một công việc phù hợp, thế nên trong khi một số nước như Việt Nam xem những học sinh không vào được đại học sẽ không có cơ hội phát triển, thì ở Đức người ta lại kỳ vọng rằng bộ phận học sinh này sẽ tỏa sáng khi được ghép với một công việc phù hợp
Vì vậy, trong cách dạy học của người Đức rất gần gũi với dạy học dự
án trải nghiệm thực tế
Rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như: Phần Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Hunggari, Nhật Bản, Hàn Quốc, đã áp dụng rất thành công các phương pháp dạy học tích cực, trong đó dạy học chuyên đề đã được tiếp cận
từ đầu những năm 2000
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt nam
Xét trên nhiều khía cạnh, với các căn cứ khác nhau, thì hiện nay có nhiều nhân tố là động lực để thúc đẩy giảng viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực Tuy nhiên, còn nhiều nhân tố đang là rào cản đối với đội ngũ giảng viên khi vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực vào thực tiễn
Thực hiện nghị quyết 8 hội nghị XI, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã đón đầu chương trình đào tạo giáo viên, triển khai biên soạn, xuất bản và
phát hành bộ sách bồi dưỡng GV, trong đó có bộ sách Dạy học tích hợp phát
triển năng lực học sinh gồm 2 quyển: Quyển 1 – Khoa học tự nhiên (Vật lí,
Khóa luận giáo dục học
Trang 147
Hóa học, Sinh học, Địa lí, ); Quyên 2 – Khoa học xã hội (Lịch sử, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng an ninh, ) Bộ sách giúp GV có tài liệu tham khảo để chủ động, tự tin và sáng tạo trong việc lựa chọn cách thức tổ chức dạy học chuyên đề tích hợp Quyển sách này còn đưa ra khái niệm dạy học tích hợp, cấu trúc năng lực, các hình thức dạy học tích hợp, PP DH tích hợp Trong đó dạy học dự án là một phương pháp có nhiều ưu điểm
Theo tác giả Trần Thị Quyên (2016) trong bài báo “Thiết kế chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào trong dạy học Sinh học 10 theo định hướng phát triển năng lực người học” đã nhấn mạnh vai trò dạy học bằng chuyên đề: “PPDH chuyên đề giúp học sinh cảm thấy hứng thú khi học tập, giúp học sinh nâng cao khả năng tự học, tự tìm tòi và phát huy vốn hiểu biết của mình, có tư duy hệ thống, năng cao khả năng vận dụng tri thức giải quyết vấn đề của đời sống thường ngày.”
Như vậy tổng quan nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam các tác giả đã nghiên cứu tập trung:
- Vai trò của chuyên đề
- Vai trò của dạy học tích hợp
- Các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong chuyên đề,…
Trong nghiên cứu của tôi, sẽ làm rõ những luận điểm sau:
- Cấu trúc của 1 tài liệu của chuyên đề dạy học
- Ngân hàng câu hỏi – bài tập cho chuyên đề
- Tổ chức dạy học chuyên đề thông qua dạy học dự án
1.2 Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1.Khái niệm dạy học chuyên đề
Dạy học chuyên đề là một quan điểm dạy học, ở đó người học phải huy động nhiều nguồn lực kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề qua đó nâng cao năng lực người học Chuyên đề học tập không đơn thuần là sự cộng gộp cơ học nội dung các bài với nhau mà có sự liên kết và hợp nhất để tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh Ngày nay, GV nên sử dụng chuyên đề trong dạy học vì
Khóa luận giáo dục học
Trang 158
bản thân vấn đề trong cuộc sống đã là tích hợp, nếu học riêng lẻ sẽ không đáp ứng được, giúp người học phát triển những năng lực của riêng mình, giúp quá tình học tập gần gũi với thực tiễn, và thông qua chuyên đề GV có nhiều cơ hội
tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để phát triển năng lực người học cũng như tiết kiệm thời gian và không gây nhàm chán, quá tải cho người học
1.2.2 Vai trò của dạy học chuyên đề
Dạy học theo chuyên đề đem lại hiệu quả lớn trong việc dạy và học cụ thể như:
Về phía GV: Dạy học theo chuyên đề giúp GV có thể chủ động lựa chọn và xây dựng chuyên đề học tập phù hợp với điều kiện nhà trường cũng như năng lực của HS
Về phía HS: Do không bị bó buộc về mặt thời gian như dạy theo bài/ tiết, các hoạt động học tập cũng trở nên đa dạng và tích cực hơn qua đó giúp
HS phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của bản thân, khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tế
1.2.3 Đặc trưng của dạy học chuyên đề
- Tất cả các kiến thức cần truyền đạt cho HS có thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực hoặc nhiều chuyên ngành khác nhau
- Tận dụng tối đa những kinh nghiệm của HS có liên quan đến kiến thức chuyên đề học tập
- Bằng hệ thống câu hỏi định hướng giúp HS có thể nhận thức được những kiến thức trong chuyên đề Hệ thống kiến thức một cách chặt chẽ, sát thực, quá trình học tập thoải mái, luôn tạo điều kiện cho HS đạt được mục đích học tập và phát triển bản thân
- Tận dụng tối ưu phương tiện, công cụ học tập xung quanh HS
- Phù hợp với từng đối tượng HS
- Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, tính hợp tác của HS
1.2.4 Ưu điểm và hạn chế của dạy học chuyên đề
Ưu điểm : Dạy học theo chuyên đề là một mô hình dạy học mới thay thế cho lớp học truyền thống (bài học ngắn và cô lập, giáo viên là trung tâm
Khóa luận giáo dục học
Trang 16người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp HS làm việc
Hạn chế: Khó khăn lớn nhất, cản trở lớn nhất tồn tại ở chính các nhà giáo dục ngại thay đổi GV đã quen với lối mòn dạy theo tiến trình SGK, chưa mạnh dạn sử dụng các PPDH và KTDH tích cực thay vì cách dạy học truyền thống Bước đầu làm quen với mô hình dạy học kiểu mới rất khó khăn, từ việc thiết kế nội dung chuyên đề hợp lí khoa học đến việc thiết kế các hoạt động định hướng năng lực cho người học Vì vậy một bộ phận không nhỏ GV vẫn chọn cách an toàn là điều có thể hiểu Tại các trường học ở nông thôn, cơ
sở vật chất còn hạn chế, chưa phục vụ được cho quá trình dạy học Hơn nữa, bước đầu thay đổi phương pháp học tập HS cũng sẽ gặp phải những khó khăn,
lạ lẫm và khó bắt kịp nhanh chóng do đã hình thành thói quen học thụ động từ nhỏ Tất cả đã tạo nên 1 rào cản nhất định trong quá trình tổ chức dạy học kiểu mới Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các thầy, cô giáo đang thực hiện dạy học theo hướng tích hợp liên môn thì những khó khăn nội tại không phải là không khắc phục được
Khóa luận giáo dục học
Trang 17đề theo cấu trúc mới
Cấu trúc nội dung bài học mới theo chuyên
đề
Nội dung liên môn Nội dung Tích
hợp (Môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục địa phương, di sản
…
Định hướng các năng lực cần phát triển cho HS
Tiết thứ ( Thứ tự tiết trong PPCT)
Trang 1811
1.2.6 Đánh giá chuyên đề dạy học
Để đánh giá chuyên đề dạy học GV tiến hành xây dựng các câu hỏi và bài tập tương ứng
Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức,
kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề (Tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay)
Đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ như trong bảng mô tả (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó Giáo viên cũng có xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá mục tiêu sau mỗi hoạt động hoặc sau tiết dạy của chủ đề (dành 5-10 phút)
Sau mỗi chuyên đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút Đề kiểm tra 15 phút hoặc một tiết giáo viên phải xây dựng
ma trận đề
1.2.7 Phương pháp tổ chức dạy học
Định hướng phương pháp dạy học: => Để tổ chức dạy học chuyên đề
GV có thể sử dụng nhiều PPDH và KTDH khác nhau như: Kỹ thuật khăn trải bàn, phương pháp bàn tay nặn bột… nhưng trong đó phương pháp dạy học dự
án là ưu việt hơn cả
Bên cạnh những nội dung giáo dục cốt lõi như cấu trúc và chức năng ở các cấp độ tổ chức sống: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, tương tác với môi trường, bao quát lên có di truyền, biến dị, tiến hóa; những HS có thiên hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ còn được tự chọn một số chuyên đề Các chuyên đề nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, chú trọng các hoạt động trải nghiệm thực tế cho người học
Khóa luận giáo dục học
Trang 19Khái niệm dạy học dự án: DHDA có thể được gọi bằng nhiều cách khác nhau như dựa trên dự án, dự án học tập, làm việc dự án…Tuy vậy nội dung của các khái niệm có thể cùng hiểu như sau”
1.2.8.2 Đặc điểm của dạy học dự án
DHDA là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong đó HS tham gia vào việc giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, gắn với thực tiễn và cuối cùng phải tạo ra những sản phẩm thực tế
Dự án được phát triển từ những vấn đề mang tính thách thức, không thể giải quyết chỉ bằng kiến thức học vẹt Dự án đặt học sinh vào những vai trò tích cực như: Người giải quyết vấn đề, ra quyết định, điều tra hay người viết báo cáo
Hình thức chủ yếu trong dạy học dự án là hoạt động nhóm
Mục tiêu của dạy học dự án:
Dự án hướng tới những mục tiêu quan trọng và đặc thù: Giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng chúng vào thực tiễn, DHDA hướng tới phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao (Phân tích, tổng hợp, so sánh), năng lực giải quyết vấn đề cùng kĩ năng sống và làm việc Dự án giúp khơi dậy sự hứng thú, niềm say mê khám phá tìm tòi trong mỗi học sinh
1.2.8.3 Vai trò của dạy học dự án
Đối với giáo viên: Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức đến học sinh gắn với thực tiễn và khắc sâu được kiến thức
Đối với học sinh
Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án gắn với thực tiễn, kết quả dự
án có ý nghĩa thực tiễn xã hội DHDA tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút
Khóa luận giáo dục học
Trang 20Định hướng hứng thú: Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp với hứng thú người học, thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường năng lực hoàn thành những công việc quan trọng và mong muốn được đánh giá Cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp làm tăng hứng thú học tập của người học
Cộng tác làm việc : Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, việc học mang tính xã hội DHDA thúc đẩy sự cộng tác giữa người học với giáo viên và người học với nhau
Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
Vai trò của giáo viên: các hoạt động dự án trong lớp học đòi hỏi vai trò của giáo viên phải được thay đổi giáo viên từ bỏ cách đọc giảng truyền thống, họ không còn phụ thuộc vào giáo trình hoặc các tài liệu dạy học sẵn có Giai đoạn chuẩn bị dự án đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để lập kế hoạch thiết kế dự án, thiết kế các tài liệu hỗ trợ, chuẩn bị điều kiện cho dự án Trong suốt quá trình thực hiện dự án viên thể hiện vai trò người kiểm tra đánh giá hướng dẫn, định hướng, trợ giúp học sinh
Vai trò của học sinh: Hoạt động dự án cũng làm thay đổi vai trò của
HS HS có thể không quen thể hiện vai trò chủ động trong lớp học trong các
dự án, HS là người phát hiện và giải quyết vấn đề, được đưa ra nhiều quyết định, được cộng tác làm việc, đưa ra sáng kiến,được trình bày trước đám
Khóa luận giáo dục học
Trang 21Học sinh THPT đang học kiến thức vi sinh vật là những kiến thức vừa
đã học vừa chưa biết Vận dụng kiến thức đã học và được học vào thực tiễn đời sống một cách thuận lợi hơn
Khó khăn
Đòi hỏi nhiều thời gian, không hợp cho việc thiết kế hoạt động và lập
kế hoạch hoạt động, truyền thụ những tri thức mang tính hệ thống
Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính của DHDA chưa phù hợp với điều kiện nhiều địa phương ở nước ta
Dự án không khuyến khích thực hiện vào những phần kiến thức then chốt, cần truyền đạt kiến thức chính xác, đầy đủ cho người học mà nên thực hiện vào những nội dung có tính thực tiễn cao
1.2.8.5 Quy trình dạy học dự án trong dạy học sinh học
Khóa luận giáo dục học
Trang 22Xem xét lại dự án
Tiếp theo của dự án
Học sinh
Triển khai bài học thành dự án
Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Thiết kế dự án
Thiết kế tài liệu hỗ trợ
Chuẩn bị điều kiện thực hiện dự án
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện
Tổ chức, kiểm tra, giúp đỡ, định hướng việc thực hiện dự án
Kiểm tra, đánh giá, bình luận, khuyến khích
Trang 2316
Bước 1: Chuẩn bị dự án
Hoạt động của GV: Xác định mục tiêu, triển khai bài học thành dự án, xây dựng bộ câu hỏi định hướng, thiết kế dự án, thiết kế tài liệu hỗ trợ GV và
HS, chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án lập kế hoạch thực hiện dự án
Hoạt động của học sinh: Xác định chủ đề, xác định mục đích và những tiêu chí đánh giá, dự kiến các nguồn cần nhận được để thực hiện dự án [1]
em hãy đề ra biện pháp phân loại rác thải sao cho phù hợp nhất với việc phân hủy và tái chế
Câu hỏi khái quát: Sinh học có ý nghĩa gì đối với việc xử lí ô nhiễm môi trường?
Câu hỏi bài học: Dựa vào kiến thức sinh học hãy cho biết có mấy loại rác thải trong ô nhiễm môi trường?
Câu hỏi nội dung:
- Có mấy loại rác thải ngoài tự nhiên?
- Rác thải sinh hoạt gồm những gì?
- Rác thải nông nghiệp và công nghiệp gồm những gì?
- Chúng ta phải làm gì để xử lí ô nhiễm môi trường?
Mục tiêu của dự án:
Kiến thức: Phân loại rác thải
+ Rác thải sinh hoạt: Rác thải hữu cơ, Rác thải vô vơ
+ Rác thải nông nghiệp
+ Rác thải công nghiệp
Khóa luận giáo dục học
Trang 24- HS có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được gia
- HS có ý thức phân loại rác thải, tuyên truyền cho người thân và cộng đồng xử lí ô nhiễm môi trường
Sản phẩm: Poster thể hiện kết quả và quá trình nghiên cứu của nhóm
Trang 2518
- HS đánh giá sản phẩm của các nhóm
GV đánh giá sản phẩm và qua trình làm việc của các nhóm
Tiêu chí đánh giá poster: Trình bày nội dung đầy đủ, rõ ràng, hình ảnh bắt mắt, người trình bày poster thể hiện tốt
Bảng 2.1.Tiêu chí chấm poster:
1 Hình thức trình bày rõ ràng, bắt mắt 1
2 Nội dung poster đầy đủ kiến thức 7
3 Năng lực báo cáo: Tác phong tự tin,
Bộ câu hỏi định hướng: Trong sinh hoạt có một lượng rác thải rất lớn
mà chúng ta chưa tận dụng được chúng, có cách nào để chúng ta tận dụng lại được một phần rác thải không?
Câu hỏi khái quát: Sinh học có ý nghĩa gì đối với việc xử lí ô nhiễm môi trường?
Ý tưởng dự án: Tận dụng những gì có thể tái chế được từ rác thải sinh hoạt để tái sử dụng thành những sản phẩm có thể sử dụng được
Trang 26- HS có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được gia
HS có ý thức phân loại rác thải, tuyên truyền cho người thân và cộng đồng xử lí ô nhiễm môi trường
Sản phẩm: Các nhóm nộp lại các sản phẩm tái chế từ rác thải sinh hoạt
Bảng 2.2.Tiêu chí chấm sản phẩm
1 Sản phẩm thân thiện với môi trường 2
2 Khả năng tái sử dụng trong thực tiễn 5
3 Hình thức đẹp, người thuyết trình tốt 3
Nguồn hỗ trợ:
- SKG Sinh học 11 nâng cao
- Tài liệu về DHDA, sơ đồ tư duy, dự án tham khảo
Trang 2720
GV đánh giá sản phẩm và qua trình làm việc của các nhóm
- Sản phẩm phải có tính ứng dụng cao và thân thiện với môi trường
Dự án 3: Tìm hiểu một số ứng dụng của vi sinh vật trong xử lí rác thải, nước thải và khí thải (lĩnh vực rác thải, nước thải và khí thải)
Bộ câu hỏi định hướng: Ô nhiễm môi trường đang là một hiện tượng phổ biến ở nước ta hiện nay nhưng vẫn chưa có phương pháp xử lí triệt để
Câu hỏi khái quát : Sinh học có ý nghĩa gì đối với việc xử lí ô nhiễm môi trường?
Ý tưởng dự án
Mục tiêu của dự án
- Kiến thức : Vận dụng được kiến thức vi sinh vật để ứng dụng vào thực tiễn, kể ra được một số ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường tại địa phương
HS có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được gia
HS có ý thức phân loại rác thải, tuyên truyền cho người thân và cộng đồng xử lí ô nhiễm môi trường
Sản phẩm : Sử dụng men vi sinh emuniv để ủ rác
- SKG Sinh học 11 nâng cao
Tài liệu về DHDA, sơ đồ tư duy, dự án tham khảo
Các trang web:
+ http://www.google.com
Khóa luận giáo dục học
Trang 28Học sinh cần xem xét lại dự án và thực hiện phần tiếp theo của dự án
Từ những dự án trên, học sinh đã vận dụng kiến thức sinh học chuyên
đề công vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường rất hiệu quả
1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1 Mục đích điều tra
Mục đích của việc điều tra thực tiễn là đánh giá nhận thức của giáo viên, học sinh và thực trạng dạy học sinh học theo hướng tích cực, cũng như tình trạng DHDA ở trường phổ thông, đặc biệt là công nghệ vi sinh vật trong
xử lí ô nhiễm môi trường
1.3.2 Đối tượng điều tra
Học sinh và giáo viên trường THPT Hàn Thuyên và THPT Bến Tre
1.3.3 Nội dung điều tra
- Nhận thức của học sinh về ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí
ô nhiễm môi trường
- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác xử lí môi trường nhờ ứng dụng của vi sinh vật
- Thực trạng xử lí môi trường ở địa phương
Khóa luận giáo dục học
Trang 2922
- Thực trạng dạy học sinh học theo chuyên đề ở trường phổ thông
1.3.4 Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra thực tiễn được sử dụng là phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra (Mẫu phiếu ở phụ lục 1 và phụ luc 2) Khảo sát được thực hiện trên đối tượng học sinh và giáo viên sinh học của một số trường THPT với số lượng phân bố như sau:
+ Giáo viên: 15 phiếu
Khá đúng
Không đúng lắm
Không đúng
Làm tốt các bài kiểm tra môn sinh học,
đạt kết quả học tập tốt (điểm cao)
Kiến thức để thi đỗ tốt nghiệp THPT/
Thi đại học đạt điểm cao
Kiến thức để vận dụng vào cuộc sống,
công việc
Kỹ năng, phương pháp làm việc để vận
dụng vào cuộc sống, công việc
Khóa luận giáo dục học
Trang 3023
Tần suất tiếp cận với phương pháp, hình thức dạy học dưới đây trong
môn sinh học
Chưa bao giờ
Rất hiếm
Thỉnh thoảng
Thường xuyên Làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận
Giáo viên giao các nhiệm vụ mở,
nhiệm vụ gắn với thực tiễn
Học sinh tự đánh giá lực học của bản
thân và của các bạn trong lớp (Kết
quả do em đánh giá được GV tính
vào điểm số môn học)
Như vậy, thông qua kết quả điều qua trên của GV và HS cho thấy: Phần lớn các em đều yêu thích học môn Sinh học Trong giờ học các em thường xuyên được tổ chức các hoạt động như: trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết 1 vấn đề nào đó dựa trên kiến thức đã biết hoặc kiến thức thực tế của các em; làm thí nghiệm hoặc thực hành, điều tra và trải nghiệm thực tế Hiện tại, việc nghe GV giảng bài và ghi chép đã không còn sử dụng nhiều và những hoạt động đó phần lớn HS đều không thích Vì vậy trong nghiên cứu chúng tôi tiếp tục làm rõ các vấn đề đó đồng thời đây cũng là kênh thực tiễn khẳng định lựa chọn nghiên cứu là hoàn toàn đúng đắn
Khóa luận giáo dục học
Trang 3124
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi trình bày về cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học tích cực, dạy học chuyên đề theo hướng phát triển dự án và cơ sở lí luận của dạy học gắn với việc sử dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, cũng như thực tiễn dạy học sinh học theo hướng tích cực ở trường phổ thông
Trong phần nghiên cứu, chúng tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau: 1) Thiết kế chuyên đề
2) Thiết kế dự án
3) Tổ chức dạy học dự án
Cơ sở lí luận tập trung vào 2 nội dung:
Dạy học chuyên đề: Khái niệm, đặc trưng, ưu việt
Chuyên đề công nghệ sinh học trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Thông qua điều tra cho thấy:Việc dạy học sinh học ở phổ thông bằng chuyên đề theo dự án còn hạn chế, do vậy, trong phần nghiên cứu tôi sẽ trình bày rõ hơn tại chương 2 Khóa luận giáo dục học
Trang 3225
Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ
VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Để thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề, giáo viên cần xây dựng tài liệu cho chuyên đề dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo, sau đó sơ chế lại để trở thành tài liệu của mình sau đó xin ý kiến nhận xét của chuyên gia để hoàn thiện tài liệu, sau đó thiết kế chuyên đề, cuối cùng, quy trình này được sơ đồ hóa như sau:
Sơ đồ 2.2 Các bước thiết kế và tổ chức dạy học sinh học
2.1 Thiết kế tài liệu chuyên đề công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
Đặc điểm khi chúng ta dạy học theo chuyên đề, mạch nội dung sẽ được kết cấu lại hoàn toàn khác so với chương trình SGK hiện hành Vậy nên, bước đầu tiên cần phải làm chính là biên soạn tài liệu dùng cho dạy và học chuyên
đề đó
2.1.1 Nguyên tắc thiết kế tài liệu chuyên đề
Khi thiết kế tài liệu cho chuyên đề dạy học cần phải đảm bảo tuân thủ
các nguyên tắc:
Bám sát yêu cầu cần đạt của chuyên đề: yêu cầu cần đạt được cụ thể hóa trong chương trình Sinh học mới năm 2018);
Thiết kế tài liệu chuyên
đề
Thiết kế hoạt động chuyên
đề
Tổ chức hoạt động chuyên
đề
Khóa luận giáo dục học
Trang 3326
Nội dung chính xác, đầy đủ: nội dung đảm bảo tính chính xác, tính sư phạm và tính hệ thống; sử dụng thuật ngữ Sinh học;
Hình thức trình bày khoa học, logic
2.1.2 Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề
Căn cứ vào chương trình và SGK hiện hành, dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức - kĩ năng - thái độ - năng lực theo thông tư mới, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp Trong bước này, GV cần xác định tên (tên phải khái quát được nội dung của cả chủ đề và gắn liền với thực tiễn), mạch nội dung chuyên đề (liệt kê những nội dung chính, xác định mối quan
hệ giữa các đơn vị kiến thức và chỉ rõ nội dung được tích hợp), xác định thời lượng (dạy học trong bao nhiêu tiết học, đã bao gồm dạy học cả trên lớp và ngoài giờ lên lớp)
Để thiết kế được tài liệu chuyên đề đảm bảo về mặt chất lượng, GV cần bám sát vào quy tắc xây dựng chuyên đề Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề được hệ thống hóa theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.2: Các bước thiết kế tài liệu chuyên đề
Bước 1: Mục tiêu cần đạt của chuyên đề được cụ thể trong chương trình Sinh học mới Tập trung hình thành năng lực nhận thức kiến thức Sinh học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tìm tòi và khám phá dưới góc độ
Xác định yêu cầu cần đạt của chuyên đề Tìm kiếm thông tin liên quan nội dung chuyên đề
Sắp xếp và xử lí thông tin Viết bản thảo chuyên đề Xin ý kiến chuyên gia Hoàn thiện tài liệu
Trang 34và nội dung phong phú
Bước 3: Khi xác định được những nội dung cần đưa vào chuyên đề xong, GV cần xử lí thông tin theo mục đích của riêng mình và sắp xếp chúng sao cho hợp lí và logic (từng chương, từng mục), nội dung chuyên đề đáp ứng yêu cầu cần đạt
Bước 4: Viết bản thảo tài liệu chuyên đề dựa trên khung nội dung và ý tưởng sắp xếp Ngôn ngữ viết tài liệu đơn giản, trong sáng Bản thảo tài liệu theo kết cấu: trang bìa, mục lục, chương, các mục
Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực về nội dung bản thảo: sau khi hoàn thiện bản sơ thảo nội dung tài liệu chuyên đề cần được đánh giá thông qua chuyên gia Nội dung đánh giá gồm các tiêu chí: nội dung đúng, đủ,
có yếu tố thực tế và trích dẫn đầy đủ, mức độ bám sát mục tiêu, sự phù hợp trong hình thức trình bày, sự phù hợp về kết cấu tài liệu, đáp ứng đủ yêu cầu
2.1.3 Ví dụ minh họa
Chủ đề 1 Xử lí rác thải
1.1 Vai trò của vi sinh vật trong xử lí rác thải
Khóa luận giáo dục học
Trang 352.1 Vai trò của vi sinh vật trong quá trình làm sạch nước
2.2 Phân loại nước thải và các khu hệ vi sinh vật trong nước thải 2.3 Các phương pháp xử lí nước thải
2.4 Kết quả: một số mô hình xử lí nước thải điển hình
Chủ đề 3 : Xử lí khí thải
3.1 Vai trò của vi sinh vật trong xử lí nước thải
3.2 Nguồn gốc hình thành và các loại khí thải phổ biến
3.3 Các phương pháp xử lí khí thải
3.4 Kết quả: Một số mô hình xử lí khí thải điển hình
2.2 Thiết kế hoạt động chuyên đề công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
Trong phạm vi KLTN, chúng tôi chọn PP dạy học dự án
2.2.1 Nguyên tắc thiết kế dự án dạy học chuyên đề
- Bám sát mục tiêu chuyên đề
- Bám sát nội dung chuyên đề
- Vừa sức với học sinh
- Có sản phẩm hoạt động
2.2.2 Quy trình thiết kế dự án dạy học chuyên đề
Khóa luận giáo dục học
Trang 3629
2.3.1.2.Kĩ năng :
Rèn luyện được các kĩ năng sau:
- Kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng khoa học : quan sát, phân loại, định nghĩa
- Kỹ năng sinh học: vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn
Các bước trong dạy học dự án
Để dạy học theo dự án, cần thực hiện các bước sau đây:
huống Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học dự án
Tổ chức dạy học và dự giờ Phân tích rút kinh nghiệm và dự giờ
Khóa luận giáo dục học
Trang 3730
Giáo viên phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn người học đề xuất, xác định tên đề tài Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp với các em, trong đó có sự liên hệ nội dung học tập với hoàn cảnh thực tiễn đời sống xã hội Giáo viên cũng có thể giới thiệu một số hướng
đề tài để người học lựa chọn
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
Giáo viên hướng dẫn người học xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian
dự kiến, vật liệu, kinh phí…
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và
kĩ năng của bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy bậc cao cần đạt được
- Việc xây dựng đề cương cho một dự án là công việc hết sức quan trọng vì nó mang tính định hướng hành động cho cả quá trình thực hiện, thu thập kết quả và đánh giá dự án
Bước 3: Thực hiện dự án
Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên
Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra Khi thực hiện
dự án, các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động qua lại với nhau; kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án
Học viên thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc Như vậy, các kiến thức mà người học tích lũy được thử nghiệm qua thực tiễn
Thực hiện dự án điều tra theo sự hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động của giáo viên:
- Sau khi thống nhất với ý tưởng dự án của học sinh, cung cấp cho HS tiêu chí đánh giá trong dự án
- Tạo điều kiện cho sự trao đổi thường xuyên cởi mở giữa HS với HS
và với GV, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động nhóm
Khóa luận giáo dục học
Trang 3831
- Theo dõi sổ theo dõi sự án, định hướng, giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện dự án
- Giúp học sinh chuẩn bị điều kiện vật chất cho việc thực hiện dự án
- Hướng dẫn, giúp đỡ học sinh chuẩn bị bài trình diễn
* Hoạt động của học sinh
Làm việc nhóm để thống nhất ý tưởng dự án (theo dự án gợi ý của giáo viên hoặc HS tự đề xuất ý tưởng dự án)
Đề xuất giải pháp:
- Làm việc nhóm để đưa ra nhiệm vụ cần thực hiện
- Phân công công việc cho cá nhân
Thực hiện giải pháp:
- Làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ đã phân công
- Thường xuyên làm việc nhóm để tổng hợp kết quả từ các thành viên
- Hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng tiêu chí đánh giá đã được giáo viên cung cấp
Bước 4: Thu thập kết quả
- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng dạng ấn phẩm (bản tin, báo, áp phích, thu hoạch, báo cáo…) và có thể được trình bày trên Power Point, hoặc thiết kế thành trang Web…
- Tất cả học viên cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án (theo nhóm hoặc cá nhân)
- Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm người học, giới thiệu trước lớp, trong trường hay ngoài xã hội
Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
- Giáo viên và người học đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án dựa trên những sản phẩm thu được, tính khúc chiết và hợp lý trong cách thức trình bày của các em
Khóa luận giáo dục học
Trang 3932
- Giáo viên hướng dẫn người học rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo
- Kết quả dự án có thể được đánh giá từ bên ngoài
2.3.2.3 Ví dụ minh họa : Dự án gợi ý của giáo viên
18-2-2019 - Phát phiếu điều tra - Điền phiều điều tra 1-3-2019 - Chuẩn bị cơ sở vật chất, giới thiệu
với HS về dự án, chia nhóm HS, cung cấp sổ theo dõi dự án
- Đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí,
- Thảo luận, tìm ý tưởng cho dự án
- Lập sơ đồ tư duy 15-3-2019 - Kiểm tra việc lập danh sách và
bầu nhóm trưởng thư kí
- Kiểm tra đưa ra các câu hỏi nội dung, góp ý cho ý tưởng dự án của
HS
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng
- Phân công công việc cho từng thành viên
- Cung cấp dự án tham khảo Xây dựng tiêu chí đánh giá và có chỉnh sửa phù hợp với năng lực của
HS
- Thảo luận nhóm các câu hỏi nội dung
- Phân công công việc, thực hiện các yêu cầu được giao
Bảng 1.2 Dự án gợi ý của giáo viên và học sinh
Khóa luận giáo dục học
Trang 4033
Kết luận chương 2
Trong chương này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nội dung kiến thức Sinh học lớp 11 nâng cao Từ đó chúng tôi lựa chọn phần kiến thức phù hợp để tiến hành tổ chức DHDA với nội dung chuyên đề “Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường” Trên đây là 3 dự án có thể thực hiện ở chương này
Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu tình hình dạy học ở trường phổ thông trong chương 1 Tuy nhiên để khẳng định tính khả thi
và hiệu quả của tiến trình đã soạn thảo, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm
Nội dung thực nghiệm sư phạm được trình bày ở chương 3
Khóa luận giáo dục học